Một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Điện tử Hà Nội (Hanel)

Mở Đầu Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm là hoạt động quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Thông qua hoạt động này doanh nghiệp thực hiện và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, qua đó đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Kết quả của việc tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động khác của doanh nghiệp và ngược lại. Tiêu thụ sản phẩm không chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp khả năng thu hồi vốn, thực hiện lợi nhuận để tiếp tục sản xuất

doc45 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Điện tử Hà Nội (Hanel), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh doanh mà nó còn góp phần mở rộng thị trường, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Trong thực tế hiện nay, công tác tiêu thụ sản phẩm vẫn chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Trong khi đó thị trường luôn biến đổi không ngừng cùng với cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp cùng ngành. Trong cơ chế thị trường thì việc đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm để đạt được mức tăng trưởng trong nhiều năm là một vấn đề vô cùng khó khăn mà không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Đứng trước mối quan tâm đó về công tác tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp, tôi đã chọn đề tài :"Một số biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty điện tử Hà Nội - Hanel" để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình. Với tư cách là sinh viên thực tập tại công ty, tôi viết luận văn này với mục đích nhằm phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty, đánh giá những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại, để từ đó tìm ra những phương hướng và biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty . Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được chia làm ba phần chính : Phần I: Khái quát về Công ty Điện Tử Hanel Phần II: Phân tích thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty điện tử Hanel. Phần III: Phương hướng và những biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty điện tử Hanel . Vì thời gian và trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế , do vậy luận văn này khó tránh khỏi những sai sót nên rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo và các bạn để tôi có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình. Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Từ Quang Phương, giảng viên khoa Quản Lý Doanh Nghiệp cùng các cô chú cán bộ trong công ty điện tử Hanel đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Phần I Khái quát về Công ty Điện Tử Hà Nội 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Điện Tử Hà Nội Công ty Điện tử Hanel là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, có trụ sở chính tại số 02 – chùa Bộc - Đống Đa - Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế của Công ty là: Hanel Electronics construction – viết tắt là Hanel. Công ty điện tử Hanel đã được ra đời theo quyết định thành lập số 8733/QĐ - TCCQ ngày 17/12/1984 của UBND thành phố Hà Nội, để thực hiện dự án đã được phê duyệt với chức năng nhiệm vụ ban đầu là: - Sản xuất các chủng loại thiết bị điện tử chuyên dụng và dân dụng theo kế hoạch. - Sản xuất các chủng loại phụ tùng và các chủng loại linh kiện điện tử theo kế hoạch của thành phố và của Nhà nước. - Thực hiện các dịch vụ điện tử chuyên dụng và dân dụng thuộc thành phố Hà Nội. Sau khi thành lập, Công ty thực sự là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập từ cuối 1985 và bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ đầu năm 1986. Các giai đoạn phát triển của Công ty có thể chia thành 2 giai đoạn chính như sau: * Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 1990: Năm 1986, Công ty đã thành lập nên bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh với một xí nghiệp sản xuất, 8 phòng ban chức năng, 3 trung tâm nghiên cứu khoa học. Trong năm 1986, Công ty đã lắp ráp được 7144 chiếc tivi đen trắng và một số sản phẩm thông tin khác, tổng giá trị sản lượng đạt 61,448 tỷ đồng, doanh thu của Công ty đạt 76,830 tỷ đồng, nộp ngân sách 6,373 tỷ đồng, lương bình quân của công nhân đạt 489.000đ/công nhân. Từ năm 1986 đến năm 1990, Hanel thực hiện lắp ráp các mặt hàng điện tử dân dụng dưới dạng SKD – dạng lắp ráp đơn giản nhất, đây là bước công nghệ cuối cùng trong quá trình sản xuất, công nhân chỉ việc ghép nối các mảng lớn, các phần chính đã có sẵn của sản phẩm lại với nhau. Sản lượng tiêu thụ trung bình thời kỳ này là 5917 chiếc/năm và doanh thu đạt 58 tỷ/năm. Hiện nay, tổ chế thử đã phát triển thành phòng nghiên cứu và quản lý kỹ thuật. Với những định hướng và chính sách phát triển hợp lý, Công ty Điện tử Hanel đã dần lớn mạnh đồng thời tạo được niềm tin với thành ủy cũng như UBND thành phố và thành phố đã giao cho Công ty sát nhập, quản lý một số đơn vị thành viên bao gồm: - Xí nghiệp điện tử dân dụng. - Xí nghiệp vật liệu điện tử. - Xí nghiệp cơ khí điện tử. * Giai đoạn từ 1990 đến nay ở thời kỳ này, Công ty Điện tử Hanel đã xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, kỹ thuật và công nhân có đủ nhiệt tình với tay nghề cao, có kinh nghiệm. Hệ thống thiết bị máy móc, nhà xưởng qua nhiều năm tích lũy đã được trang bị và cải tiến đáng kể. Mối quan hệ hợp tác kinh tế kỹ thuật với nước ngoài được thiết lập và đang trên đà phát triển tốt. Từ năm 1991 trở lại đây, Hanel bắt đầu lắp ráp các sản phẩm điện tử dân dụng dưới dạng CKD – tự lắp ráp các linh kiện với nhau, trải qua nhiều khâu: hàn, gắn, căn chỉnh … để cho sản phẩm cuối cùng nên đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Đồng thời Công ty đã từng bước thực hiện nhiều biện pháp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Giai đoạn từ 1994 – 1999 có thể nói là thời kỳ phát triển thịnh vượng của Hanel. Sản phẩm tivi mang thương hiệu Hanel lần đầu tiên ra đời đã nhanh chóng khẳng định vị trí trên thị trường. Năm 1994, sản lượng tivi đạt ở mức kỷ lục là 114.700 chiếc, doanh thu đạt 141 tỷ đồng, lương công nhân bình quân đạt 1.160.000đ/tháng. Chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty cũng có nhiều thuận lợi để phát triển song cũng gặp phải những khó khăn như đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ quản lý chưa được trang bị tốt kiến thức và kinh nghiệm hoạt động trong cơ chế thị trường. Mô hình tổ chức trong cơ chế bao cấp trước đây không còn phù hợp, tư duy cũ còn tồn tại và in đậm trong đội ngũ cán bộ. Sự cạnh tranh của hàng điện tử ngoại nhập cũng là một thách thức lớn đối với Công ty. Hiện nay, Công ty đang trên đà phát triển, sản phẩm của Hanel không những đứng vững ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra các nước khác. Từ khi thành lập đến nay, Hanel không ngừng lớn mạnh, phát triển và đã trở thành một trong những Công ty đầu tiên ở Việt Nam thí điểm thành công cổ phần hóa các đơn vị trực thuộc. Ngoài ra Hanel còn thực hiện liên doanh liên kết với Công ty, tập đoàn nước ngoài như tập đoàn Daewoo, Orion… để sản xuất và đổi mới công nghệ của mình. Tổng số vốn của Công ty đã lên tới 278,334 tỷ VNĐ, thực hiện liên doanh với 9 liên doanh, có 12 Công ty thành viên, 19 đơn vị trực thuộc, với 9 trung tâm nghiên cứu… Kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây tăng cao, đời sống cán bộ công nhân viên từng bước được nâng cao, làm mọi người yên tâm gắn bó công tác, làm việc. Trong điều kiện hiện nay để thích ứng với cơ chế thị trường, Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Điện tử Hanel tích cực học tập và rèn luyện, từng bước đổi mới nhằm đưa Công ty Điện tử Hà Nội lên một tầm cao mới. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Lĩnh vực hoạt động * Sản xuất kinh doanh và dịch vụ - Hàng điện tử điện dân dụng - Các sản phẩm công nghệ thông tin (Phần cứng, phần mềm) - Các sản phẩm cơ khí điện tử và tự động hoá công nghiệp - Các sản phẩm xốp – nhựa * Xây dựng, phát triển, kinh doanh và quản lý công trình hạ tầng khu công nghiệp * Kinh doanh Nhà, Khách sạn và Văn phòng *Hệ thống các Trung tâm thương mại và Dịch vụ * Dịch vụ vận tải đường bộ, đường không và đường biển 3. Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất và chức năng của các phòng ban. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu và hoạt động theo cơ chế một cấp quản lý. Theo cơ chế tổ chức này, Ban Giám đốc gồm Giám đốc và Phó giám đốc phụ trách sản xuất, Phó giám đốc phụ trách kinh doanh. Ngoài ban giám đốc trong bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gồm có: 1 xí nghiệp sản xuất, 8 phòng ban chức năng, 3 trung tâm nghiên cứu khoa học, 6 Công ty liên doanh hạch toán độc lập. - Xí nghiệp điện tử Thành Công: là cơ sở sản xuất chính của Công ty. Xí nghiệp này gồm có 2 phân xưởng là: phân xưởng CKD, phân xưởng SKD. - Các phòng ban chức năng: phòng Tổ chức hành chính, phòng Tài chính kế toán, phòng Quản lý chất lượng sản phẩm, phòng Kế hoạch và đầu tư, phòng Vật tư, phòng Xuất nhập khẩu, phòng Kinh doanh, phòng Quản lý kỹ thuật. - 6 Công ty liên doanh: Công ty đèn hình Orion – Hanel, Công ty TNHH Điện tử Daewoo – Hanel, Công ty TNHH thương mại DAEHA, Công ty Sin – Hanel, Công ty CP Hanel Plastic, Công ty Điện tử Hà Nội. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Điện tử Hanel có thể được tóm tắt qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Điện tử Hanel Phòng quản lý và nghiên cứu kỹ thuật Phân xưởng lắp ráp (CKD) Phòng quản lý chất lượng sản phẩm và bảo hành Phòng vật tư Văn phòng Phòng kế toán tài vụ Phòng kinh doanh thị trường Phòng kế hoạch và đầu tư Phòng xuất nhập khẩu Phó Giám đốc kỹ thuật sản xuất Phó Giám đốc kinh doanh Giám đốc Phân xưởng lắp ráp (SKD) - Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất Công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp trước UBND thành phố Hà Nội về kết quả hoạt động của công ty, chịu sự quản lý của nhà nước, của cơ quan thành phố Hà Nội theo luật định. Giám đốc công ty có nhiệm vụ điều hành hệ thống tổ chức của Công ty nhằm đảm bảo hệ thống chất lượng của Công ty luôn được duy trì và hoạt động có hiệu quả, xác lập, phê duyệt chính sách chất lượng và các mục tiêu chất lượng, bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về chất lượng, phân công trách nhiệm cho cán bộ thuộc quyền. Giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. - Phó giám đốc phụ trách sản xuất: là người trực tiếp điều hành cơ sở sản xuất chính của Công ty. Xí nghiệp sản xuất này đặt tại khu công nghiệp Sài Đồng B – Gia Lâm - Hà Nội. - Phó giám phụ trách kinh doanh: có nhiệm vụ theo dõi các hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty và lập các chiến lược kinh doanh. - Phòng quản lý và nghiên cứu kỹ thuật: có trách nhiệm quản lý kỹ thuật sản xuất, nắm toàn bộ chất lượng nguyên liệu để đề xuất hướng sử dụng nguyên liệu và sản xuất. Xây dựng và hoàn chỉnh các quy trình sản xuất, hướng dẫn cho công nhân thực hiện, quản lý máy móc thiết bị, lập kế hoạch sửa chữa, lập kế hoạch về nhu cầu thiết bị điện nước. Xây dựng hướng dẫn quy trình vận hành các thiết bị máy móc, quản lý kỹ thuật an toàn sản xuất và vệ sinh công nghiệp. Và đây cũng là trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, cải tiến các sản phẩm đang sản xuất cho phù hợp với nhu cầu luôn đổi mới của thị trường. - Phòng quản lý chất lượng sản phẩm và bảo hành: quản lý chất lượng nguyên liệu phục vụ sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm do Công ty sản xuất, theo tính chất đã quy định, đánh giá sản phẩm mới, xử lý những sản phẩm không phù hợp, nghiên cứu và đề xuất những biện pháp nhằm quản lý chất lượng sản phẩm tốt hơn, thực hiện tổ chức điều hành mạng lưới bảo hành Công ty. - Phòng cung ứng vật tư: cung ứng vật tư sản xuất kinh doanh, thực hiện hợp đồng cung ứng vật tư sau khi được giám đốc Công ty phê duyệt, thực hiện kiểm kê lưu giữ và giao nhận vật tư tại kho và từ các nguồn đi đến, quản lý phương tiện phục vụ cho công tác kho và quản lý các loại kho. - Phòng kinh doanh và thị trường: giới thiệu chào bán sản phẩm của Công ty, khảo sát và nắm thông tin thị trường nhằm phục vụ cho công tác tiêu thụ, nghiên cứu và phát triển kịp thời thông báo cho các bộ phận liên quan và báo cáo cho lãnh đạo Công ty. Xác định các phương án tiêu thụ và thu tiền hàng, thực hiện các thủ tục bán hàng và hoạch định chính sách giá, thực hiện đàm phán để mua vật tư linh kiện phục vụ sản xuất và nghiên cứu của Công ty, thực hiện triển khai các hoạt động quảng cáo khuyến mãi, lập báo cáo theo quy định và đúng hạn. Bên cạnh đó, phòng cũng có nhiệm vụ cung cấp thông tin về các đối thủ cạnh tranh. - Phòng xuất nhập khẩu: phòng có nhiệm vụ thực hiện những hoạt động có liên quan tới việc xuất nhập khẩu vật tư hàng hoá, thực hiện các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tiến hành các hoạt động có liên quan, lập báo cáo theo quy định… - Phòng kế hoạch và đầu tư: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn cho Công ty. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm… theo dõi thực hiện kế hoạch, lập kế hoạch và thực hiện dự án đầu tư trong nước và nước ngoài, quản lý theo dõi dự án. Để lập được các kế hoạch, phòng phải dựa trên cơ sở thu thập các thông tin, số liệu đã được tổng hợp từ các phòng ban khác, đặc biệt là thông tin từ phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu. - Phòng tổ chức hành chính (văn phòng): giúp Giám đốc trong việc thực hiện tuyển chọn, phân bổ đào tạo và quản lý nhân sự, lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động đào tạo cán bộ, xây dựng và thực hiện các biện pháp khuyến khích cán bộ công nhân viên, thực hiện công tác văn thư lưu trữ. - Phòng kế toán - tài vụ: giúp giám đốc điều tra kiểm soát kinh tế tài chính trong Công ty, đề xuất các quy chế quản lý nội bộ có liên quan trình Giám đốc ký ban hành, lập thu chi tài chính, kế hoạch tín dụng, quản lý các loại vốn theo dõi công nợ… phối hợp các phòng ban trong việc tính giá, kiểm kê tài sản theo định kỳ, lập báo cáo tài chính quản lý thu chi và thanh toán… Nhìn chung, cơ cấu bộ máy của Công ty được sắp xếp khá chăt chẽ, đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, đảm bảo được tiến độ sản xuất kinh doanh cả về số lượng và chất lượng. 4. Các nguồn lực của công ty 4.1. Vốn Biểu 1: Cơ cấu vốn của công ty qua 3 năm 2003 - 2005 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh tăng giảm 2004/2003 So sánh tăng giảm 2005/2004 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Tổng vốn 257.839 265.347 278.334 7.508 2,91 12.987 4,89 Chia theo sở hữu Vốn chủ sở hữu 189.735 73,59 196.886 74,20 210.269 75,55 7.151 3,77 13.383 6,80 Vốn vay 68.104 26,41 68.461 25,80 68.065 24,45 357 0,52 -396 -0,58 Chia theo tính chất Vốn Cố định 204.841 79,45 216.384 81,55 218.044 78,34 11.543 5,64 1.660 0,77 Vốn lưu động 52.998 20,55 48.963 18,45 60.290 21,66 -4.035 -7,61 11.327 23,13 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Là một doanh nghiệp nhà nước nguồn vốn chủ yếu của công ty là vốn ngân sách. Nguồn vốn này liên tục được bổ xung từ lợi nhuận hàng năm của công ty. Bởi vậy từ năm 2003 đến năm 2005 Tổng vốn của công ty liên tục tăng lên. Bên cạnh đó công ty đã huy động vốn từ nhiều nguồn khác như vay tín dụng thương mại, vay của công nhân viêc chức, thu hút vốn ODA ... Qua bản cơ cấu về nguồn vốn ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng khá ổn định tuy nhiên vốn vay của Công ty trong năm 2005 có giảm nhẹ. Tỷ trọng giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay giao động trong khoảng 70% - 74% đối với vốn chủ sở hữu và 26% đến 30% đối với vốn vay, điều này cho thấy Công ty điện tử Hanel hoàn toàn có khả năng tự chủ về tài chính và khả năng thanh toán (ngắn hạn, nhanh, tức thời). Tuy nhiên Công ty nên lập kế hoạch để thu hút thêm vốn đầu tư để phát triển Công ty. Xét về tính chất vốn ta thấy vốn cố định tăng đều và chiếm tỷ trọng rất lớn trong nguồn vốn của công ty. Điều này cũng là hợp lý bởi Công ty điện tử Hanel hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp điện tử đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều vào công nghệ, máy móc và nhà xưởng. Trong tương lai Công ty cần chú trọng hơn vào việc nâng cao nguồn vốn lưu động nhằm mục đích cân đối nguồn vốn và tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty. 4.2. Nhân lực Lao động là một yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng lao động là điều kiện cơ bản quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Qua đội ngũ lao động ta có thể đánh giá tình hình tổ chức, sắp xếp lao động trong doanh nghiệp. Hiện nay công ty điện tử Hanel đã có một đội ngũ lao động mạnh cả về chất lượng và số lượng. Sau đây là bảng số liệu tình hình lao động qua các năm 2003 – 2005 của Công ty điện tử Hanel: Qua bảng cơ cấu nhân lực qua các năm ta thấy Công ty điện tử Hanel có đội ngũ lao động khá ổn định ít có sự biến động lớn về số lượng lao động. Bên cạnh đó Công ty còn có một đội ngũ lao động trẻ có trình độ và năng lực được sự bổ trợ của lớp người lớn tuổi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Cơ cấu lao động phân theo tính chất còn có điểm chưa hợp lý đó là tỷ lệ lao động gián tiếp khá lớn chiếm khoảng 27% trong tổng số lao động trong công ty. Tuy nhiên có thể lý giải được điều này vì theo tính chất công việc Công ty điện tử Hanel không chỉ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện tử mà còn tham gia vào rất nhiều hoạt động quản lý và dịch vụ khác nên đòi hỏi lượng lao động gián tiếp khá lớn. Nhưng về lâu dài công ty phải tìm biện pháp giảm tỷ lệ lao động gián tiếp để nâng cao hiệu quả quản lý cho Công ty. Cơ cấu lao động theo giới tính khá độ ổn định, tỷ trọng lao động nam lớn hơn so với lao động nữ, phần lớn số lao động nam làm việc tại các khu sản xuất còn lao động nữ chiếm số đông trong khối văn phòng. Theo biểu 2 ta thấy số lao động có trình độ đại học và trên đại học của Công ty ngày càng tăng chiếm khoảng 38% trong tổng số lao động, điều này cho thấy chất lượng lao động của Công ty khá cao. Bên cạnh đội ngũ lao động có trình độ đại học là đội ngũ lao động sản xuất phổ thông có tay nghề khá và trình độ chuyên môn cao, đây chính là lực lượng chủ yếu tạo ra của cải vật chất và là nguồn lực tạo đà phát triển cho công ty. 4.3. Cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị. Về mặt bằng sản xuất công ty điện tử Hanel có tổng diện tích mặt bằng là 6700 m2, diện tích xây dựng là 1100 m2 bao gồm : phần chính là một khu nhà ba tầng hình chữ U dành cho các phòng ban, hai kho A (kho vật tư ) và B (kho thành phẩm) ở hai bên và hai phân xưởng lắp ráp CKD và SKD. Phần còn lại là các bãi để xe dành cho cán bộ công nhân viên, phòng bảo vệ và khuôn viên. Hai phân xưởng lắp ráp CKD và SKD của công ty lắp đặt hai dây truyền công nghệ lắp ráp chính với công suất 300.000 sản phẩm/năm với chức năng riêng được bố trí ở hai phòng riêng biệt có kích thước trật hẹp khoảng 360 m2 , cửa ra vào của phòng nằm ngay giữa lối đi gây khó khăn trong việc vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm. Trong các phân xưởng CKD và SKD được phân nhỏ thành các tổ đảm nhiệm các chức năng và nhiệm vụ khác nhau theo trình tự từ phân xưởng CKD sang phân xưởng SKD để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Do vậy, máy móc thiết bị chủ yếu là phục vụ cho dây chuyền và vận chuyển đến các kho. Cụ thể : Nhìn vào danh mục trên ta dễ nhận thấy dây chuyền công nghệ cũng như máy móc, trang thiết bị của công ty có chất lượng trung bình, đa dạng và không đồng bộ do nhập từ nhiều nước khác nhau. Phần lớn máy móc thiết bị đã qua sử dụng và lạc hậu so với trình độ công nghệ hiện tại của thế giới gây khó khăn trong việc giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nên gián tiếp ảnh hưởng xấu đến khả năng tiêu thụ của công ty. Song với sự cố gắng nổ lực ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty vẫn vượt qua khó khăn về thiết bị, công nghệ để duy trì được khả năng liên tục đưa ra nhiều sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường. 5. Kết quả sản xất và kinh doanh của Công ty Biểu 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2003-2005 STT Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh tăng giảm 2004/2003 So sánh tăng giảm 2005/2004 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % 1 Giá trị tổng sản luợng theo giá cố định Triệu đồng 219.099 225.600 237.500 6.501 2,97 11.900 5,27 2 Doanh thu tiêu thụ theo giá hiện hành Triệu đồng 214.833 221.568 234.998 6.735 3,13 13.430 6,06 3 Tổng số lao động Người 428 431 433 3 0,70 2 0,46 4 Tổng vốn kinh doanh bình quân Triệu đồng 257.839 265.347 278.334 7.508 2,91 12.987 4,89 4a. Vốn cố định bình quân 204.841 216.384 218.044 11.543 5,64 1.660 0,77 4b. Vốn lưu động bình quân 52.998 55.963 60.290 2.965 5,59 4.327 7,73 5 Lợi nhuận Triệu đồng 22.680 25.348 29.845 2.668 11,76 4.497 17,74 6 Nộp ngân sách Triệu đồng 12.376 13.001 14.770 625 5,05 1.769 13,61 7 Thu nhập BQ 1 lao động (V) 1000 đ/tháng 1.050 1.327 1.785 277 26,38 458 34,51 8 Năng suất lao động BQ (W=1/3) Triệu đồng 511,91 523,43 548,50 11,52 2,25 25,06 4,79 9 Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu tiêu thụ (5/2) % 10,56 11,44 12,70 0,88 8,37 1,26 11,01 10 Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn KD (5/4) % 8,80 9,55 10,72 0,76 8,60 1,17 12,25 11 Số vòng quay vốn lưu động (2/4b) Vòng 4,05 3,96 3,90 -0,09 -2,33 -0,06 -1,55 Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Từ bảng số liệu trên cho ta thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2003-2005 có những bước tiến bộ đáng kể. Sản lượng sản xuất liên tục tăng, năm sau tăng hơn so với năm trước, đến năm 2005 giá trị tổng sản lượng của Công ty đạt mức 237,5 tỷ đồng. Điều này thể hiện sự năng động, nỗ lực, khả năng quản lý cũng như khả năng chiếm lĩnh thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển tốt hơn. Cùng với sự tăng trưởng trong sản lượng sản xuất, trong những năm qua doanh thu của công ty cũng không ngừng tăng lên năm 2005 tăng 6,06% so với năm 2004. Đây là năm tạo ra sự đột phá trong tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Mức tăng của tổng doanh thu tiêu thụ và mức tăng của tổng sản lượng đều tăng trên 5%. Điều đó chứng tỏ chiến lược mở rộng thị trường của Công ty đã gặt hái được nhiều thành công và sản phẩm của Công ty đã tạo được uy tín, chất lượng ngày càng cao, thương hiệu Hanel không những đứng vững trên thị trường trong nước mà còn vươn ra chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Cùng với việc mở rộng thị trường tăng doanh thu, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty cũng ngày càng được nâng cao, cải thiện đời sống của người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần. Điều đó giúp phần khuyến khích người lao động hăng say làm việc. Năm 2003-2005 thu nhập bình quân tăng lên 1.785.000 đ/người tăng 34,51% so với năm 2004. Mức lương trên nếu so với mặt bằng chung thì không phải là cao nhưng đó là một sự cố gắng rất lớn của Công ty trong việc đảm bảo đời sống của người lao động nhằm tái sản xuất sức lao động. Trong điều kiện hiện nay, hoạt động kinh doanh còn nhiều khó khăn do Công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh, thị phần Công ty còn nhỏ, song Công ty luôn thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Giá trị nộp ngân sách cũng tăng nhanh theo tốc độ phát triển của Công ty. Năm 2003 Công ty nộp vào ngân sách Nhà nước 12,376 tỷ đồng, đến năm 2005 số tiền nộp vào ngân sách của Công ty là 14,77 tỷ đồng tăng 13,61% so với năm 2004. Chỉ số tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu tiêu thụ và tỷ suất lợi nhuận/ vốn kinh doanh từ năm 2003 – 2005 có xu hướng tăng đều và luôn lớn hơn lãi suất gửi ngân hàng. Đây là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng hiệu quả hơn, Công ty đã hoàn thành tốt chiến lược kinh doanh của mình. Cuối cùng là chỉ tiêu về số vòng quay của vốn lưu động ta thấy số vòng quay vốn lưu động giảm dần qua các năm 2003 – 2005. Nhưng có thể nói với chỉ số trung bình trên 3 vòng trong một năm cũng đã đem lại rất nhiều doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. Song điều mà Ban giám đốc Công ty cần lưu ý đó là phải tìm biện pháp ổn định và tăng tốc độ luân chuyển vốn để đạt được mức doanh thu và lợi nhuận cao hơn. Tóm lại, so với năm 2003 và 2004 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2005 tốt hơn rất nhiều, các chỉ tiêu kinh tế đều tăng cho thấy Công ty đang ngày càng phát triển và đứng vững trên thị trường. Trong kế hoạch năm 2006 Công ty đã có nhiều biện pháp khắc phục những hạn chế và phát huy tối đa những tiềm năng vốn có để đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn năm 2005. Phần II Phân tích thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty điện tử Hanel I. thực trạng công tác tiêu thụ sản phảm ở công ty điện tử Hanel 1. Phân tích tình hình tiêu thụ theo chủng loại mặt hàng Sản phẩm của công ty được tiêu thụ trên thị trường có thể được chia thành 2 nhóm lớn như sau : Sản phẩm mang thương hiệu Hanel, chẳng hạn như VCD, DVD Hanel, tivi Hanel DTC20S1, Hanel HFC2910 ... Sản phẩm không mang thương hiệu Hanel, như tivi Daewoo , tivi NEC, Darling ... Tuy nhiên , chỉ có những sản phẩm mang thương hiệu Hanel mới thực sự là sản phẩm của công ty, đại diện cho công ty trên thị trường, hơn nữa lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng tiêu thụ. Do đó, để thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty theo chủng loại sản phẩm, luận văn này sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng tiêu thụ những sản phẩm mang thương hiệu Hanel . * Tình hình tiêu thụ theo nhóm sản phẩm của công ty như sau : Biểu 5: Tiêu thụ theo nhóm sản phẩm Chủng loại ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Sản phẩm thương hiệu Hanel Chiếc 68.445 83,03 77.088 85,09 Sản phẩm khác Chiếc 13.994 16,97 13.506 14,91 Tổng tiêu thụ Chiếc 82.439 100 90.594 100 (Nguồn: Phòng kinh doanh thị trường) Nhìn vào bảng trên ta thấy khối lượng sản phẩm tiêu thụ mang thương hiệu Hanel chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng tiêu thụ. Năm 2004, tiêu thụ được 68.445 chiếc các loại, chiếm 83,03%. Và sang năm 2005, lượng sản phẩm mang nhãn hiệu của công ty tiêu thụ được đã tăng lên 77.088 chiếc, chiếm tỷ trọng 85,09%, cao hơn so với năm trước 8.643 chiếc, tương ứng tăng 12,63%. Điều này có thể giải thích được, bởi vì chỉ trong vòng 3 năm từ 2003 đến 2005, công ty đã đưa gần 40 loại sản phẩm mới mang nhãn hiệu của công ty đem bán trên thị trường. Năm 2003, sản phẩm mang thương hiệu Hanel chỉ có 3 loại : Hanel HTC14, Hanel HTC 2060A và Hanel HTC 2160A , với số lượng bán ra hạn chế. Và cho đến nay, sản phẩm của công ty đã có trên 40 loại đủ các kích cỡ, đặc biệt trong năm 2005 đưa ra hơn 20 loại mẫu mã mới, riêng tivi có 14 loại mới và 6 loại đầu đĩa VCD, DVD. Trong đó việc sản xuất thành công và tiêu thụ sản phẩm tivi màu màn hình phẳng từ 21” đến 29” thể hiện sự cố gắng lớn của công ty trong việc đa dạng hóa sản phẩm nhằm thúc đẩy tiêu thụ . * Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ theo chủng loại mặt hàng của công ty trong những năm qua được thể hiện ở bảng sau : Biêủ 6: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ theo chủng loại mặt hàng Mặt hàng ĐVT 2003 2004 2005 SX TT % SX TT % SX TT % Tivi 15” Chiếc 35.500 34.915 98,35 37.000 37.515 101,39 29.000 26.079 89,92 Tivi 17” Chiếc 22.600 21.590 95,53 23.000 22.509 97,86 14.500 15.113 104,23 Tivi 20” Chiếc 9.100 9.509 104,49 11.200 10.484 93,61 10.400 10.946 105,25 Tivi 21” Chiếc 12.000 12.104 100,87 13.100 11.931 91,08 14.700 14.390 97,89 Tivi 29” Chiếc - - - - - - 5.200 3.930 75,58 Đầu VCD, DVD Chiếc - - - - - - 30.000 20.136 67,12 (Nguồn: Phòng kinh doanh thị trường) Bảng số liệu trên cho biết tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng của công ty vài năm qua khá khả quan, song tỷ trọng của từng mặt hàng trong từng năm không đều . Điều này thể hiện sự mất cân đối giữa các khâu sản xuất, dự trữ và tiêu thụ cũng như việc nghiên cứu nắm bắt nhu cầu thị trường chưa được tốt . Bên cạnh đó, để thấy được chiến lược tiêu thụ mặt hàng của công ty chúng ta cần xem xét nó trong mối quan hệ về tỷ trọng qua các năm. Bảng số liệu sau sẽ phản ánh điều đó : Biểu 7: Tỉ trọng tiêu thụ theo chủng loại mặt hàng Loại sản phẩm Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 SL(chiếc) Tỷ trọng (%) SL(chiếc) Tỷ trọng (%) SL(chiếc) Tỷ trọng (%) Tivi 15” 34.915 44,70 37.515 45,51 26.079 28,79 Tivi 17” 21.590 27,64 22.509 27,30 15.113 16,68 Tivi 20” 9.509 12,17 10.484 12,72 10.946 12,08 Tivi 21” 12.104 15,49 11.931 14,47 14.390 15,88 Tivi 29” - - - - 3.930 4,34 Đầu VCD, DVD - - - - 20.136 22,23 Tổng 78.118 100 82.439 100 90.594 100 ( Nguồn : Phòng kinh doanh thị trường) Thực tế cho thấy, trong những năm qua cơ cấu chủng loại mặt hàng đã thay đổi đáng kể. Tivi vốn là sản phẩm tiêu thụ chính trong tổng số, do mặt hàng này được sử dụng rộng rãi, tiêu thụ mạnh ở các tỉnh thành phố, thị xã ... Ta thấy rằng, tỷ trọng tivi 15” và 17” đã giảm dần, năm 2003 tivi 15” chiếm 44,70%, thì năm 2005 tỷ trọng đã giảm xuống còn 28,79%, tương ứng giảm 11.436 chiếc; về mặt hàng tivi 17” cũng vậy, từ 27,3% năm 2004 giảm xuống 16,68% vào năm 2005 (tương ứng giảm 7.396 chiếc) nhưng chúng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số . Trong khi đó, chủng loại tivi 20”, 21” và đầu đĩa các loại chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng lượng tiêu thụ và có xu hướng tăng lên. Chẳng hạn, lượng tivi 21” tiêu thụ trong năm 2005 đã tăng hơn năm 2004 là 2.459 chiếc, tương ứng tăng 20,61% và chiếm 15,88% tổng lượng tiêu thụ. Việc thay đổi cơ cấu mặt hàng trên không phải là do nhu cầu về loại sản phẩm đó giảm xuống, vì phần lớn sản phẩm của công ty vẫn ở giai đoạn đầu của chu kỳ sống. Nguyên nhân chính là do những thay đổi mang tính chất chủ quan của công ty trong chiến lược tiêu thụ, đặc biệt là chính sách giá . Trong những năm trước, mặt hàng tivi 15” và 17” vốn là những mặt hàng tiêu thụ chính của công ty, khối lượng vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Song mức giá bán các loại sản phẩm này thấp, thông thường công ty bán với giá hoà vốn hoặc lãi trên đơn vị thấp không đáng kể. Nguồn thu lớn nhất từ chủng loại mặt hàng này là công ty được hưởng trợ giá của Nhà nước do phần lớn sản phẩm tivi 15” và 17” được đem đi tiêu thụ ở các khu vực thị trấn, thị xã hoặc vùng sâu vùng xa theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao. Hơn nữa chi phí lưu thông đơn vị sản phẩm các sản phẩm này khá cao nên lợi nhuận, doanh thu không cao lắm. Chỉ có nhóm mặt hàng tivi 20” và 21” là nhóm tivi bán có lãi cao và có thể bù đắp chi phí quản lý, chi phí bán hàng. Hơn nữa, do thu nhập của người dân có phần tăng lên qua các năm, nhu cầu cho việc thay đổi loại sản phẩm cao cấp hơn là điều dễ hiểu. Xu hướng trong những năm tiếp theo, các loại tivi 20”, 21”, 29” và đầu đĩa các loại sẽ được tiêu thụ nhiều hơn. 2. Phân tích tình hình tiêu thụ theo các hình thức Xuất phát từ đặc điểm sản phẩm của công ty là những sản phẩm có tính kỹ thuật cao, giá trị trên một đơn vị sản phẩm lớn, quy mô._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29411.doc
Tài liệu liên quan