lời nói đầu
Điện năng là một loại sản phẩm có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vị trí quan trọng đó thể hiện ở chỗ: điện năng là năng lượng đầu vào của hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, điện năng là năng lượng được sử dụng nhiều nhất so với các dạng năng lượng khác trong lĩnh vực sản xuất, là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu trong quá trình sản xuất để thực hiện nhiều phương pháp công nghệ khác nhau trong quá trình chế tạo sản phẩm và các hoạt động dịch vụ khác.
Điệ
75 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nhằm giảm tổn thất điện năng trong quản lý truyền tải và phân phối điện năng của Công ty Điện lực Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n năng còn là sản phẩm tư liệu tiêu dùng vô cùng quan trọng trong lĩnh vực sinh hoạt của con người. Chính vì thế là sự phát triển của sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, sự gia tăng về dân số và mức sống của nhân dân tăng lên là nhân tố tác động mạnh mẽ, làm tăng nhu cầu sử dụng điện trên thị trường hàng hoá. Xét về sự tăng trưởng của sản xuất điện năng trong nền kinh tế quốc dân cho ta thấy: ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, trong giai đoạn đầu của nền công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì thấy tốc độ tăng trưởng của ngành điện đều có mức tăng nhanh hơn so với các ngành kinh tế khác.
ở nước ta sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng để xây dựng phát triển kinh tế đất nước, Đảng và nhà nước ta đã tập trung vào việc khôi phục và phát triển ngành điện, đề ra phương châm phát triển cho ngành điện là: ”Điện phải đi trước một bước” để làm tiền đề cho công nghiệp và nông nghiệp phát triển. Do tính chất đặc biệt của sản phẩm điện năng, nên quá trình sản xuất lưu thông phân phối và tiêu thụ dều diễn ra đồng thời, từ quá trình sản xuất đến hộ tiêu dùng được truyền tải và phân phối trên hệ thống khép kín bằng các đường dây-trạm biến áp có tính chất đồng bộ cao. Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng đã sinh ra sự tổn thất rất lớn. Đó là bộ phận cấu thành chi phí lưu thông của sản phẩm ngành điện. Tỉ lệ tổn thất điện năng trong truyền tải phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: Sản lượng truyền tải, trình trạng kỹ thuật và công nghệ của các thiết bị truyền tải, phân phối và trình độ quản lý.
Việc giảm tổn thất điện năng là một trong những mục tiêu quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong ngành điện nói chung và công ty điện lực Hà nội nói riêng. ở nước ta đặc biệt là các thành phố lớn do có sự tác động mạnh mẽ của nhiều nhân tố trên nên tỷ lệ tổn thất trong quá trình truyền tải rất lớn. ở nước ta hiện nay cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong sản xuất và tiêu thụ điiện năng cũng đang được triển khai với những bước đi thích hợp, nhằm lập lại nề nếp chính quy trong vận hành, sửa chữa, bảo quản, sử dụng các thiết bị, đường dây và trạm, đảm bảo cung cấp điện liên tục, an toàn và kinh tế. Đồng thời chống hiện tượng tiêu cực trong phân phối và sử dụng điện đã và đang đặt ra hàng loạt các vấn đề mới cần giải quyết triệt để và cấp bách trong khâu quản lý thanh tra giám sát điện năng nhằm sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng trong truyền tải và phân phối điện. Do đặc điểm của ngành điện nước ta, nên cần phải chống độc quyền ngành, điều đó cần dược thể hiện qua các khía cạnh như: Chống tiêu cực trong việc xây dựng mạng lưới điện để đi tới treo công tơ ở các hộ tiêu dùng, đưa ra chính sách giá điện hợp lý. Mặt khác cần đặc biệt quan tâm tới việc chống tổn thất điện năng phát sinh từ nguồn qua mạng lưới tới hộ tiêu dùng. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, những nhiệm vụ chính của công ty điện lực Hà nội là phải giảm tổn thất điện năng trong phạm vi lưới điện công ty quản lý.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên và qua thời gian khảo sát thực tập, em thấy ngành điện nước ta nói chung và công ty điện lực Hà nội nói riêng, việc giảm tổn thất điện năng là yêu cầu cấp bách,đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của các ngành các cấp. Vì vậy trong thời gian thực tập tại công ty điện lực Hà nội em đã chọn đề tài:
“ Một số biện pháp chủ yếu nhằm giảm tổn thất điện năng trong quản lý truyền tải và phân phối điện năngcủa công ty điện lực Hà nội ”
Nội dung đề tài ngoài lời mở bài và kết luận ra, nội dung báo cáo thực tập được trình bày trong ba phần chủ yếu sau:
Phần thứ nhất: Tính tất yếu khách quan của việc giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối từ nguồn phát đến các hộ tiêu dùng.
Phần thứ hai: Phân tích tình hình quản lý quá trình truyền tải -phân phối điện năng và thực trạng tình hình tổn thất điện năng của công ty điện lực Hà nội trong thời gian qua.
Phần thứ ba: Một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng ở công ty điện lực Hà nội.
phần I
Tính tất yếu khách quan của việc giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phôí điện năng từ nguồn phát đến hộ tiêu dùng
I. Quá trình sản xuất kinh doanh điện năng và hiệu quả kinh doanh của ngành điện
Điện năng là loại năng lượng quý được sử dụng rộng rãi. Đó là loại sản phẩm không có hình thái vật chất cụ thể mà đó là sự vận động của các điện tử trong hệ thống điện.
Dòng điện sinh ra do sự chuyển động của các tua bin máy phát trong các nhà máy phát điện trên nghuyên tắc: tua bin quay được nhờ một lực cơ năng tác động. Để tạo ra nguồn cơ năng này cho các nhà máy điện hiện nay trên thế giới thường sử dụng các dạng năng lượng như sau: đập nước làm nguồn động lực cho các nhà máy điện sử dụng sức nước (nhà máy thuỷ điện) và hệ thống hơi nước (lò hơi) cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng . Ngoài ra còn một số nhà máy phát điện dùng nguồn nhiên liệu khác như: sức gió, mặt trời, địa nhiệt.
Đối với một số nơi có nền khoa học kỹ thuật hiện đại đã sử dụng các phản ứng hạt nhân,nhiệt hạch hoặc lấy từ năng lượng mặt trời để làm nguồn năng lượng đót nóng các lò hơi tạo áp lực bằng hơi nước làm quay các tua bin phát điện.
ở Việt nam ta có ba dạng chính đó là: thuỷ điện (dùng các đập nước làm nguồn động lực quay tua bin). Các nhà máy nhiệt điện chủ yếu dùng nguồn năng lượng lấy từ than đá-một nguồn nhiên liệu có sẵn trong thiên nhiên, để đốt nóng các lò hơi tạo áp lực quay tua bin. Một loaị nhà máy phát điện nữa tồn tại ở nước ta hiện nay sử dụng nguồn năng lượng bằng dầu và khí đốt để đốt nóng các lò hơi, tua bin đó là các nhà máy phát điện tua bin khí hay dầu.
Sự vận động của dòng điện chính là quá trình chuyển động và va đập của các điện tích dược phóng lên lưới từ các máy phát điện trong các nhà máy điện. Dòng điện này được trạm biến áp nâng lên 220kv để bảo đảm trong quá trình vận tải điện năng đi xa đạt hiệu quả cao. Trong mỗi khu vực có các trạm biến áp trung gian hạ điện áp xuống còn 110kv và các trạm biến áp 35kv-10kv-6kv sau đó được đưa sang các trạm phân phối hạ thế xuống còn 0,4kv để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng
Dưới đây là sơ đồ nguyên lý vận hành lưới điện:
500 Kv
220 Kv
110 Kv
35 Kv
6 - 10Kv
0,4 Kv
6 - 10Kv
0,4 Kv
Từ việc trình bày sơ bộ quá trình vận hành cũng như việc mô tả trên sơ đồ nguyên lý trên cho chúng ta thấy tính đặc thù riêng của điện năng, vì thế trong quá trình truyền tảin phân phối điện năng có những đặc diểm cơ bản sau:
1. Đặc điểm của điện năng .
Điện năng tồn tại được nhờ sự chuyển dịch của các điện tích khi có sự chênh lệch về điện thế trên dâyđẫn.giá trị sử dụng cụ thể của nó được thể hiện và nhận biết thấy khi nó được biến đổi thành dạng năng lượng khác vào những mục đích cụ thể
Ví dụ: từ điện năng biến đổi thành quang năng, thành cơ năng, hoặc biến đổi thành nhiệt năng...
Điện năng là sản phẩm hàng hoá đặc biệt không giống các loại hàng hoá khác. Điện năng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân vì nó thúc đẩy khoa học kỹ thuật trong các ngành sản xuất kinh donh và phục vụ đời sống phát triển kinh tế,văn hoá xã hội trong phạm vi cả nước.
Do tính đặc thù của sản xuất điện năng là sản xuất phải gắn liền với quá trình tiêu dùng, không thể dự trữ được. Nên quá trình sản xuất và tiêu thụ phải diễn ra đồng thời trong một khoảnh khắc thời gian,mọi phần tử trong dây truyền (sản xuất-truyền tải-phânphối -tiêu thụ) đều liên quan chặt chẽ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau,nếu thiếu một trong bốn phần tử trên thì mọi hoạt động kinh doanh của ngành điện sẽ bị ách tắc. Chính vì vậy ngành điện cần phải quan tâm,đánh giá đúng khả năng phát triển của phụ tải. Đồng thời phải xây dựng kế hoạch phát triển nguồn điện và lưới phù hợp với yêu cầu của phụ tải.
Điện năng do các nhà máy sản xuất ra được tải theo đường dây trên không hay đường dây cáp của mạng lưới điện với những chiều dài khác nhau, qua những trạm biến áp trung gian,các trạm biến áp các hộ tiêu thụ. Như vậy từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ điện năng phải qua các khâu trung chuyển trên mạng lưới điện áp khác nhau. Trong quá trình chuyển tải như vậy, một phần điện năng mất mát ở dọc đường dây và ở cả trong biến áp.
Người ta tính rằng, cứ truyền tải 1triệu kwh điện thì mất mát cả trên đường dây và cả trên máy biến áp là 120000kwh điện (chiếm 12%). Tỉ lệ tổn thất này phụ thuộc rất lớn vào chất lượng dây dẫn và máy biến áp.
Do đặc điểm lưới điện nước ta rộng,địa hình phức tạp, nguồn phát điện lại ở rất xa các nơi tiêu thụ nên việc truyền tải và phân phối gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, việc quy định lưới điện ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của phụ tải trong giai đoạn hiện nay
Từ việc xem xét, phân tích các đặc điểm trên cho ta thấy tổn thất điện năng xảy ra trên mọi khâu, ở mọi chỗ và trong nhiều tình huống khác nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ: ngay trên mạng lưới điện từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng,khi sự bố trí các khâu này không phù hợp không cân đối. Từ đặc điểm này đã đặt ra cho các nhà quản lý thấy rõ từng khâu từng thời điểm để điều chỉnh phân phối phụ tải sao cho hợp lý theo từng thời điểm, từng khu vực cho phù hợp nhằm tận dụng hết khả năng nguồn năng quý giá này trong điều kiện định tính định lượng rất khó khăn. Hiểu được đầy đủ tính chất này của điện năng sẽ ghóp phần vào việc làm giảm tổn thất điện năng,thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành điện.
1.1 Qúa trình sản xuất -phân phói-tiêu thụ diễn ra một cách khép kínvà đồng thời với khoảnh khắc thời gian ngắn.
Do quá trình sản xuất đến tiêu thụ điện năng được diễn ra trong khoảnh khắc thời gian rất ngắn và thực hiện trên hệ thống truyền tải và phân phối khép kín đòi hỏi phải có tính đồng bộ cao và độ chính xác rất lớn
Việc đóng cắt điện đều được thao tác bằng các thiết bị tự động và các hệ thống rơle bảo vệ sẵn sàng tự động ngắt mạch khi có sự cốđể bảo vệ an toàn cho các thiết bị và lưới điện
Từ đặc điểm này đòi hỏi quá trình sản xuất và truyền tải điện năng phải được tự động hoá caovà cũng từ đặc điểm này cho ta được rõ: Điện năng được vận hành trên lưới điện bằng đường dây chuyên dụng. Qúa trình truyển tải và phân phối là quá trình lưu thông phân phối. Điện năng được truyển tải từ máy phát điện đến các khu vực (mạng điện khu vực) và đưa về các khu tiêu thụ (mạng điện địa phương) dưói các hệ thống dây cáp khác nhau .Qua xem xét đặc điểm này cho ta thấy: Do quá trình vận hành của điện năng diễn ra đồng thời trên hệ thống truyền tải khép kín có tính đồng bộ cao: Từ đường dây đến các trạm biến áp và các phụ tải,chỉ một trong các khâu này trục trặc thì ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống bởi vì điện năng là loại sản phẩm không tồn khovà cất trữ được nên sản xuất phải tiêu thụ ngay.Về phương thức dẫn điện và cách thức dẫn điện khác nhau cũng là nhân tố ảnh hưởng tới mức tổn thất điện năng theo tính chất lý học của chúng (dây dẫn đồng dẫn điện tốt hơn dây nhôm). Mặt khác tiết diện dây dẫn và đọ dài dây dẫn cũng ảnh hưởng tới mức tổn thất điện năng
Qua đây người quản lý mới thấy rỏ rằng sẽ giảm tổn thất điện năng khi có sự đồng bộ cao trong toàn bộ hệ thống điện và lựa chọn chất liệu dây dẫn, phương thức truyền tải...cho phù hợp. Tuy nhiên phải cân đối tình hình thực tế của từng khu vực để vận dụng sao cho việc sử dụng điện năng cóhiệu quả phù hợp với nguồn vốn huy động được.
1.2 Tổn thất điện năng trên tất cả các khâu :Sản xuất - phân phối - tiêu dùng (tiêu thụ).
Trong quá trình sản xuất, truyền tải,phân phối và tiêu thụ điện năng đều phát sinh một lượng tổn thất mang tính yếu tố kỹ thuật. Mức độ tổn thất này cao hay thấp còn phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất và truyền tải điện năng.
Tại khâu phát điện: các nhà máy phát điện cần sản xuất ra điện năng cần phải tiêu dùng một lượng điện nhất định. Lượng điện tự dùng trong sản xuất naỳ tăng hay giảm tuỳ thuộc vào lượng điện phát ra. Công suất nhà máy phát điện tăng hay giảm thì công suất tiêu thụ tăng hay giảm theo.có hiểu rõ đặc điểm này một cách đầy đủ thì công tác lập kế hoạch mới xác định đúng đắn sản lượng điện và sản lượng hàng hoá.
Lượng điện tổn thất hàng năm có tính tất yếu kỹ thuật không chỉ xảy ra ở khâu phát điện mà xảy ra ở các khâu truyền tải và phân phối điện năng, trên hệ thống lưới dẫn điện, trong các trạm biến thế và trong các đồng hồ đo đếm điện năng.
Đặc điểm này giúp cho nhà quản lý, người vận hành và các nhà thi công xây dựng phát triển lưới điện cần cố gắng hạn chế tới mức thấp nhất mức tổn thất kỹ thuật bằng cách hiện đại hoá và đồng bộ hoá hệ thống lưới điện trong những điều kiện cho phép.
Trong sản xuất và truyền tải điện năng luôn có mức tổn thất kỹ thuật không thể tránh được, có điều tỷ lệ cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ công nghệ và thực trạng kinh tế của từng nước.
1.3. Điện năng là sản phẩm hàng hoá có công dụng kinh tế rộng rãi đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Điện năng là sản phẩm hàng hoá có công dụng kinh tế và được sử dụng rộng rãi trong từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh,sinh hoạt xã hội trong nền kinh tế quốc dân. Từ đặc điểm này cho ta thấy rằng hệ thống điện gắn với tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, dân sinh, văn hoá tinh thần.....
Có thể nói rằng mọi người mọi nghề mọi nhà và mọi lĩnh vực đều là những hộ tiêu dùng của sản phẩm ngành điện và tất cả đều là đối tượng phục vụ của ngành điện, hơn nữa do tính chất đặc thù của nó nên việc quản lý lưới diện phải quản lý theo khu vực không phụ thuộc theo địa chí hành chính một cách hoàn toàn.
Qua trình bày trên cho ta thấy rằng sự đa dạng và phức tạp của đối tượng sử dụng điện năng làm cho khâu truyền tải và phân phối điện năng cũng phức tạp thêm và từ đó dẫn đến việc tổn thất điện năng cũng tăng theo.đây là lượng tổn thất phi kỹ thuật phát sinh trong quá tình quản lý. Tỷ lệ tổn thất trên khâu này muốn giẩm được còn phụ thuộc vào tính đồng đều của dân trí trong khu vực có được cao hay không, vì thế ngành điện lực ngoài nhiệm vụ quản lý ra cần kết với các ngành, chức năng, các địa phương,thường xuyên tuyên truỳên, giáo dục ý thức trong các hộ tiêu dùng điện về sử dụng một cách có hiệu quả ghóp phần giảm bớt tổn thất cho ngành điện.
Việc giảm tổn thất điện năng không những nêu cao hiệu quả kinh tế của ngầnh điện mà còn tác động cho các ngành khác tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất giảm giá thành sản phẩm dẫn đến hạ giá bán, tăng thêm hiệu quả trong nền kinh tế quốc dân.
2. Hiệu quả kinh doanh của ngành điện.
Với đặc điểm riêng biệt của điện năng do vậy mà việc kinh doanh điện năng của ngành điện có những khác biệt cơ bản vời các hình thức kinh doanh các loại hàng hoá thông thường. ngành điện kinh doanh gồm hai phần chủ yếu đó là phát và tải.
Phần phát: gồm các nhà máy sản xuất điện năng:thuỷ điện nhiệt điện và các nhà máy diezen, tuabin khí....
Các nhà máy được nối với nhau làm việc song song với nhau trong một mạng điện chung và cung cấp năng lượng cho các hộ tiêu dùng điện
Phần tải: là các mạng điện để sử dụngđiện từ các nhà máy phát ra tới các hộ tiêu thụ,mạng lưới điện nước ta còn manh mún chưa thực sự đồng bộ nên vấn đề làm giảm hiệu quả truyền tải còn rất lớn.
Ngoài hai yếu tố trên hiệu quả kinh doanh của ngành điện còn được thể hiện ở các chỉ tiêu:
Một đồng vốn cố định sản xuất được bao nhiêu kwh điện
Giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyển tải và phân phối
Giảm chi sản xuất và chi phí đại tu sửa chữa các thiết bị
Giảm giá thành truyển tải và tăng lãi cho ngành, vừa giảm giá bán cho hộ tiêu dùng.
Hiệu quả của ngành điện sẽ được tăng lên nếu đảm bảo các điều kiện sau:
Chất lượng điện năng cao nhất, đảm bảo cung cấp điện đầy đủ và liên tục tới các phụ tải tránh bị gián đoạn.
Phát huy công suất định mức của thiết bị.
Giảm lượng điện tự dùng, sử dụng hợp lý và tiết kiệm năng lượng.
Nâng cao tuổi thọ của thiết bị
Trong khi khai thác các thiết bị cần đầu tư cho sửa chữa,bảo quản và cần nghiên cứu ra các thiết bị thay thế có hiệu quả kế tiếp.
Việc đầu tư lưới điện truyền tải và phân phối cần phải đồng bộ với việc cải tạo và nâng cấp đối với một số lưới điện đã xuống cấp, để hạn chế tới mức tối thiểu có thể xảy ra.
II. tổn thất điện năng trong quá trình truyển tải và phân phối, những nhân tố ảnh hưởng tới tổn thất điện năng
1- Các khái niệm cơ bản về tổn thất điện năng trong quá trình truyển tải và phân phối điện
Tổn thất điện năng được hiểu là lượng điện năng bị tiêu hao thất thoát, mất đi trong quá trình truyển tải điện năng từ nguồn phát tới các hộ tiêu dùng.
Q ==Qsl - Qhth
Lượng điện tổn thất đó tính bằng công thức sau:
Trong đó :
Q là lượng điện bị tổn thất trong quá trình truyển tải tính từ nguồn phát tới nơi tiêu dùng điện của toàn hệ thống
Qsl: là sản lượng điện đầu nguồn tính bằng đơn vị kwh.
Qhth: là sản lượng điện hàng hoá thực hiện bán cho các hộ tiêu thụ điện. Mức tổn thất điện năng tính bằng đơn vị hiện vật kwh được nhân với giá của 1kwh đối với từng đối tượng khách hàng là mức tổn thất giá trị hàng hoá tiêu thụ mà người kinh doanh truyển tải điện năng không thu được.
Tổn thất điện năng như trình bày ở trên là lựơng tổn thất trong tất cả các khâu từ sản xuất (phát điện), truyền tải, phân phối điện (quá trình lưu thông) cho đến khâu tiêu thụ, song do phạm vi nghiên cứu những tổn thất phát sinh trong quá trình truyền tải và phân phối mà không đề cập tới tổn thất phát sinh trong các nhà máy điện và tại khâu tiêu thụ tại các hộ tiêu dùng.thực tại ở công ty điện lực Hà nội, khi xem xét vấn đề này thì tổn thất trong quá trình tuyền tải và phân phốiđiện được tách ra một cách riêng rẽ và có những cách tính cụ thể với từng loại tổn thất.
- Tổn thất phân phối: là lượng điện năng tổn thất trong quá trình phân phối điện
Công thức tính tổn thất như sau:
DAppht = SDApp(s) (kWh)
DAppht% = DAppht/Anht * 100%
Trong đó:
DAppht : Tổn thất phân phối hệ thống
SDApp(s) : Tổng tổn thất phân phối ở các sở
DAht : Điện nhận của toàn hệ thống
DAppht% : Tỷ lệ tổn thất phân phối của hệ thống.
- Tổn thất truyền tải: là lượng điện năng tổn thất trong quá trình truyền tải điện năng.
Công thức tính tổn thất như sau:
DAttht = DAht - DAppht (kWh)
DAtt%ht = DAttht/Anht * 100%
Trong đó:
DAttht : Tổn thất truyền tải của hệ thống
DAtt%ht : Tỷ lệ tổn thất truyền tải của hệ thống.
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng:
2.1. Nhân tố mang tính tất yếu kỹ thuật phát sinh ra tổn thất điện:
Tổn thất tất yếu kỹ thuật cao hay thấp phụ thuộc vào kỹ thuật, công nghệ của hệ thống truyền tải phân phối điện.
Thực tế trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh hiện nay có thể có những ngành, những cơ sở, bộ phận sản xuất, kinh doanh nếu có trình độ và điều kiện quản lý tốt thì có thể tránh được tình trạng hao phí thất thoát, nhưng đối với điện năng thì không thể tránh khỏi, đó là vấn đề tổn thất tất yếu kỹ thuật. Nhưng vấn đề là ở chỗ lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: công nghệ sản xuất ra điện năng có hiện đại hay không? nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất như thế nào? có đồng bộ không? thiết bị sử dụng cho truyền tải và phân phối điện có hiện đại không? .v.v.
Đó là yếu tố mà bất kỳ ở khâu nào cũng có thể gây ra tổn thất.
Một yếu tố nữa không thể tránh khỏi: đó là điện năng được truyền tải trên hệ thống dây dẫn chuyên dùng hay nói cách khác là những dây dẫn bằng kim loại (kim loại màu có tính dẫn điện cao) song thực tế tổn thất trên đường dây không phải là nhỏ. Vì quá trình truyền tải điện năng đi xa nên dây dẫn phát nhiệt do kim loại có điện trở do vậy điện năng biến thành nhiệt năng làm nóng dây dẫn và nóng vùng không khí môi trường xung quanh. Ngoài ra tổn thất điện năng còn phụ thuộc vào chất liệu dây dẫn hay tiết diện dây to hay nhỏ.v.v.
Từ những yếu tố nêu trên ta thấy rằng: mức tổn thất tất yếu kỹ thuật cao hay thấp còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của mỗi quốc gia trong việc đầu tư cho ngành điện. Từ đó căn cứ vào tình hình thực tế của nước mình, ngành mình và địa phương mình mà đề ra những định mức tổn thất cho phù hợp trên cơ sở hệ thống điện hiện có để thực hiện.
Qua xem xét cụ thể như trên cho ta thấy việc đánh giá định mức tổn thất bao giờ cũng lớn hơn tổn thất tất yếu kỹ thuật.
Ngoài ra, quá trình gây nên tổn thất tất yếu kỹ thuật còn xảy ra ở các trạm biến áp, thậm chí ở ngay cả bộ phận đo đếm điện năng cũng có sự sai số kỹ thuật nhất định cho phép (± 0,5%).
Theo tài liệu tham khảo cho thấy, ngay cả ở những nước phát triển có trình độ khoa học kỹ thuật cao như Mỹ, các nước công nghiệp phát triển hay các nước trong khối NICs (Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan, Hồng Kông) thì tỷ lệ tổn thất cũng là 6%. Các nước trong khối ASEAN tỷ lệ tổn thất là 14%. Đối với các nước chậm phát triển tỷ lệ tổn thất thậm chí còn tới 25 -:- 30%.
Thực tế trên cho ta thấy: việc đầu tư hợp lý và việc lựa chọn kỹ thuật công nghệ cho phù hợp có thể giúp cho việc giảm tổn thất điện năng một cách đáng kể.
Ngoài tổn thất tất yếu kỹ thuật còn có các loại tổn thất không có tính tất yếu kỹ thuật (còn gọi là tổn thất phi kỹ thuật) là tổn thất do trình độ quản lý sản xuất, tính nhịp nhàng trong quá trình tổ chức sản xuất, .v.v. và cả các nguyên nhân khác như thiên tai, địch hoạ.v.v.
2.2. Trình độ quản lý mạng lưới phân phối điện của Công ty điện lực Hà Nội cũng là một nhân tố tác động đến mức tổn thất điện năng:
Ngành điện nói chung và Công ty điện lực Hà Nội nói riêng là một đơn vị sản xuất kinh doanh theo khu vực, vừa mang tính chất kỹ thuật vừa mang tính chất xã hội.
Nó mang tính kỹ thuật cao vì đây là hình thức lao động phức tạp. Đối với việc quản lý vận hành lưới điện muốn an toàn không xảy ra sự cố như: chập, cháy, tai nạn cho công nhân lao động thì phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, đồng bộ và hết sức chính xác trên cả dây chuyền sản xuất.
Đối với cán bộ kỹ thuật làm công tác quản lý và vận hành đều được đào tạo chính quy và có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ tối thiểu. Không thể sử dụng lao động giản đơn vào một trong ba khâu cơ bản của ngành điện.
Con số này đối với các điện lực trong ngành điện không phải là cao:
Ví dụ: Toàn ngành điện (năm 1994)
- Tổng số CBCNV là: 55.139 người, cán bộ: 11.300 người, trong đó cán bộ chuyên môn nghiệp vụ là: 4.451 người, công nhân: 38.020 người.
- Công ty điện lực Hà nội:
- Tổng số CBCNV là: 3230 người, cán bộ: 1315 người, trong đó cán bộ chuyên môn nghiệp vụ là: 539 người, công nhân: 1915 người.
Cho đến nay, việc quản lý lưới điện của Công ty vẫn chưa được thực hiện thật tốt, cụ thể: lưới điện phân phối chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu phụ tải, chất lượng lưới điện chưa thực tốt. Việc quản lý theo các cụm còn hạn chế, đặc biệt là các mạng điện ở vùng nông thôn ngoại thành, công tác quản lý công tơ còn bộc lộ nhiều yếu kém, thay thế công tơ mất, hỏng, cháy chưa kịp thời, phát triển công tơ còn chưa đảm bảo chất lượng, việc quản lý công tơ tổng cung cấp cho cụm dân cư còn tuỳ tiện gây nên thất thu tiền điện, mặt khác trình độ quản lý kinh doanh điện của công nhân viên kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu, còn thiếu kinh nghiệm quản lý.
Ngoài các khâu trên ra, tổn thất điện năng còn xảy ra ở khâu tổ chức. Việc tổ chức quản lý ngành điện hiện nay nói chung và Công ty điện lực Hà Nội nói riêng vẫn còn nhiều thiếu sót, nhất là khâu quản lý giám sát điện năng còn lỏng lẻo và chưa khắc phục được những thiếu sót còn tồn tại từ nhiều năm nay. Bên cạnh đó, trình độ kỹ thuật của cán bộ, kỹ sư và tay nghề của công nhân viên chưa thực sự cao, việc tuyển chọn công nhân nhiều khi chưa đáp ứng được với tình hình sản xuất kinh doanh. Ngành điện là một trong những ngành kỹ thuật đòi hỏi cán bộ quản lý phải có trình độ hiểu biết về kỹ thuật và đội ngũ công nhân có tay nghề cao.
Tổn thất do không cân bằng phụ tải trong các vùng dân cư không đồng đều, do đó dẫn đến việc phân bố các phụ tải cho các trạm cũng không đồng đều. Nguyên nhân là có những trạm quá tải hoặc quá non tải, điều này cũng gây ra hiện tượng làm tổn thất điện năng.
Nhìn chung, việc tổ chức quản lý lưới điện của Công ty còn chưa chặt chẽ, chưa có tính khoa học cao nên tổn thất còn cao. Năm 1997, mức tổn thất là 15,26%; năm 1998: 12,5%, do vậy điều đặt ra là Công ty vẫn cần phải củng cố lại tổ chức trong công tác quản lý lưới điện.
Tóm lại, các nhân tố trên tác động đồng thời và tổng hợp đến mức độ tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối điện. Trong công tác quản lý phải phân tích đầy đủ các nhân tố chịu tác động và xu thế tác động của hệ thống các nhân tố đó để tạo ra những cơ sở xây dựng các giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng trong nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh của ngành điện nói chung và của Công ty điện lực Hà Nội nói riêng.
III. ý nghĩa của việc giảm tổn thát điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng:
1. Một số yêu cầu trong công tác quản lý truyền tải và phân phối điện năng:
Việc quản lý trong quá trình truyền tải và phân phối điện cần đạt được những yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính liên tục của việc cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ cũng như các đơn vị sản xuất kinh doanh khác với yêu cầu đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, thời gian đáp ứng phù hợp nhu cầu cho các ca kíp trong sản xuất.
- Đảm bảo tính an toàn cho sản xuất và tiêu thụ cho các thiết bị tiêu thụ điện.
Vì việc cung cấp điện được thực hiện tren một hệ thống khép kín và thống nhất có tính đồng bộ cao từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, nên chỉ cần một khâu nào đó, một mắt xích trong dây chuyền bị sự cố là lập tức ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.
Ví dụ: Bị sự cố đường dây dẫn đến rơle bảo vệ các trạm phát huy tác dụng và toàn bộ lưới điện khu vực thuộc trạm sẽ bị mất điện.... Cho nên việc đảm bảo an toàn cho hệ thống lưới điện là một vấn đề hết sức quan trong được đặt ra cho các nhà quản lý.
- Đảm bảo công tác quản lý trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng.
Tập trung chú trọng khâu quản lý. Nếu khâu này tốt sẽ giảm được chi phí đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh góp phần hạ giá thành của 1kWh điện. Đây là một trong những yêu cầu then chốt của ngành điện, bởi vì khi đảm bảo tốt yêu cầu này sẽ dẫn đến giảm được giá bán điện tạo điều kiện cho giảm chi phí đầu vào của các ngành sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của các ngành khác trong nền kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập và giảm chi phí cho các hộ tiêu dùng sinh hoạt, tạo điều kiện thúc đẩy nền sản xuất phát triển và nâng cao đời sống nhân dân.
2. ý nghĩa của viẹc giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối điện:
Việc giảm tổn thất điện năng có ý nghĩa cực kỳ to lớn và sâu sắc với toàn bộ nền kinh tế nói chung và riêng ngành điện lực đó là vấn đề sống còn của ngành điện trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình đối với công cuộc công nghiệp hoá - điện đại hoá đất nước.
Đứng trên quan điểm về hiệu quả quản lý kinh doanh thì ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng được thể hiện ở các mặt sau:
2.1. Giảm tổn thất điện năng sẽ làm tăng sản lượng điện hàng hoá làm tiết kiệm vốn cố định.
Giảm tổn thất điện năng sẽ tạo điều kiện cho việc tăng sản lượng điện hàng hoá trong khi đó không phải tăng lực lượng lao động sản xuất của ngành điện, tạo điều kiện tiết kiệm được vốn cố định, rút ngắn thời gian khấu hao trong quá trình sản xuất và truyền tải điện năng. Theo thống kê thực tế cho thấy: khoảng 65 -:- 70% tổn thất là ở mạng điện từ 0,4 -:- 10kV, và khối lượng kim loại màu dùng cho mạng điện này nhiều hơn so với mạng 35 hay 110KV tới 3 lần. Điều đó chứng tỏ rằng ngoài việc giảm được tổn thất điện năng ta còn giảm được khối lượng kim loại màu đáng kể.
Nhìn chung việc thực hiện các biện pháp giảm tổn thất của các Công ty điện lực còn chưa đạt được kết quả cao. Nhìn rộng ra tình hình tổn thất đó ở các Công ty điện lực ta thấy:
Năm
1997
1998
Điện tổn thất:
Toàn ngành
18,08%
16,01%
Công ty điện lực 1
11,63%
11,17%
Công ty điện lực 2
10,12%
9,9%
Công ty điện lực 3
10,55%
9,33
Công ty điện lực Hà nội
15,26%
12,07%
Công ty điện lực TP. HCM
16,32%
13,68%
Tổn thất truyền tải
5%
5%
Mấy năm gần đây, ngành điện nói chung và các công ty điện lực nói riêng đã sử dụng nhiều biện pháp để giảm tổn thất điện năng, kết quả đạt được đã có phần giảm đáng kể.
Ví dụ: như bảng trên, năm 1997 Công ty điện lực Hà Nội có mức tổn thất là 15,26%, sang năm 1998 giảm xuống còn 12,5%.
Qua trình bày ở trên cho ta thấy tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc giảm tổn thất điện năngđối với việc tồn tại và phát triển của ngành điện. Nếu giảm được tổn thất, tức là đã giảm được một khoản chi phí lớn trong việc khấu hao tài sản cố định đúng thời gian và nhanh chóng rút ngắn thời gian khấu hao tài sản cố định.
2.2. Giảm tổn thất điện năng sẽ tác động mạnh mẽ trong việc giảm chi phí đầu vào dẫn đến giảm giá bán.
Khi giá bán của nguồn năng lượng điện được giảm, tức là sức mua hay nói một cách khác là khả năng tiêu thụ của các hộ dùng điện sẽ tăng lên, vì khi giá điện giảm có nghĩa là giảm các chi phí đầu vào của người tiêu thụ, còn đối với đối tượng là người sử dụng điện để sản xuất thì góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp, tăng thêm thu nhập thực tế.
2.3. Giảm tổn thất điện năng là một phương hướng quan trọng.
Giảm tổn thất điện năng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành điện nói riêng và của tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân nói chung.
Tóm lại, việc giảm tổn thất điện năng có vai trò hết sức quan trọng và cực kỳ to lớn đối với các hộ tiêu dùng điện, ngành điện và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Là động lực thúc đẩy các nguồn lực trong xã hội phát triển, nâng cao hiệu quả một cách toàn diện trong nền kinh tế hàng hoá ở nước ta.
Phần II
Phân tích quá trình truyền tải - phân phối điện năng và tình hình thực hiện tổn thất điện năng của công ty điện lực Hà Nội trong thời gian qua
I. Thực trạng và tình hình quản lý mạng lưới truyền tải và phân phối điện năng của công ty điện lực hà nội
1. Quá trình hình thành và phát triển, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty Điện lực Hà Nội
1.1. Quá trình hình thành
Ngày 1/1/1995, Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập đánh dấu một bước ngoặt mới trong quá trình đổi mơí và hoàn thiện tổ chức quản lý ngành Điện lực Việt Nam. Tổng công ._.ty Điện lực Việt Nam quản lý tất cả các nguồn điện, hệ thống truyền tải điện và bán lại cho các công ty điện I, II, III phân phối ở cấp 110KV. Các công ty điện lực ở 3 miền chịu trách nhiệm phát điện trung, hạ thế để bán cho khách hàng, đồng thời phát triển quản lý các nguồn điện nhỏ ở khu vực mình quản lý. Các cơ sở điện lực của các tỉnh, thành phố có nhiệm vụ chuyên quản lý, sản xuất kinh doanh và cung ứng điện để phát triển xã hội trên vùng lãnh thổ.
Công ty điện lực thành phố Hà Nội trước đây là Sở điện lực Hà Nội, là một đơn vị thành viên trực thuộc công ty điện lực 1, trong dây chuyền sản xuất truyền tải phân phối sử dụng điện đồng thời xảy ra.
Công ty điện lực Hà Nội, từ năm 1995 được tổ chức một công ty điện lực trực thuộc trực tiếp Tổng công ty điện lực Việt Nam. Điện lực Hà Nội cung cấp điện trực thuộc trực tiếp thủ đô Hà Nội. Đây là một khu vực mật độ dân cư cao, thành phần phụ tải đa dạng bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, phi công nghiệp và ánh sáng sinh hoạt. Số lượng khách hàng đến đến năm 1998 là 307699 khách hàng. Sản lượng điện thương phẩm phát triển như sau :
Năm
Sản lượng ( triệu KW )
1975
210
1980
345
1985
638
1990
949
1995
1100
1997
1694
1998
1918
1999
2045
Dự báo phụ tải hàng năm tăng 9%. Nguồn phát điện chính từ các nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Thác Bà, Phả Lại. Tất cả nằm ngoài khu vực Hà Nội. Hiện nay Hà Nội được cấp điện từ 14 trạm 110KV. Mạng lưới trung thế hiện tại là 35; 6; 10; 0; 0,4 KV.
1.2 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty điện lực Hà Nội
Công ty điện lực Hà Nội được Tổng công ty điện lực Việt Nam giao cho các nhiệm vụ chủ yếu sau :
- Quản lý vận hành an toàn các trạm biến áp, các thiết bị truyền tải cao trung và hạ thế đảm bảo cấp đủ điện, đủ điện và chất lượng cao, thực hiện tốt các kế hoạch 5 năm của Tổng công ty giao cho.
- Xây dựng phương án quy hoạch và phát triển lưới điện cao, trung, hạ thế cho các thời kỳ kế hoạch 5 năm và lâu dài, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của phụ tải.
- Thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng từ trung đến đại tu các thiết bị trên lưới điện nhằm ngày càng hoàn thiện lưới điện Hà Nội.
- Tổ chức thực hiện hệ thống kinh doanh truyền tải và phân phối điện năng trên toàn lưới điện Hà Nội. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thu nộp tiền điện và đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Chức năng của các phòng ban, xưởng đội và các điện lực :
* Văn phòng công ty : giúp cho giám đốc toàn bộ khâu tổng hợp, văn thư, lưu trữ, tuyên truyền, quản trị hành chính, điều hành xe, tạp vụ, in ấn tài liệu, y tế khám chữa bệnh cho công nhân viên chức và lo bữa ăn giữa ca cho khối phòng ban.
* Phòng kế hoạch : Là phòng nghiệp vụ giúp giám đốc quản lý toàn bộ kế hoạch hoạt động của công ty từ sản xuất kinh doanh đến xây dựng lưới điện.
* Phòng tổ chức lao động tiền lương : giúp giám đốc về lĩnh vực tổ chức sản xuất, quản lý cán bộ, nhân lực, tổ chức thực hiện các chế độ chính sách về lao động tiền lương, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và đời sống của công nhân viên chức toàn công ty.
* Phòng kế toán tài chính : có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về quản lý kinh tế tài chính. Thu nhập số liệu và phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổ chức công tác hạch toán kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với mô hình hoạt động của công ty.
* Phòng kỹ thuật và an toàn : giám sát kỹ thuật và đôn đốc các đơn vị sản xuất, vận hành kỹ thuật trong toàn công ty thực hiện đúng các quy trình, quy tắc các tiêu chuẩn kỹ thuật và sản xuất kinh doanh, tham gia bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật và công nhân.
* Trung tân điều độ thông tin : giúp phó giám đốc kỹ thuật chỉ huy điều hành lưới điện Hà Nội.
* Phòng KCS : làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng công tơ trước khi mang ra lưới.
* Phòng kinh doanh bán điện : đây là phòng chức năng quan trọng của công ty giúp phó giám đốc quản lý toàn bộ công tác kinh doanh bán điện của công ty, từ khâu đầu hồ sơ đến khâu cuối bán điện đến từng hộ và thu tiền bán điện theo đúng pháp luật quy định của nhà nước và của Tổng công ty điện lực Việt Nam.
* Phòng máy tính : phụ trách toàn bộ mạng máy tính của toàn công ty từ khâu vào sổ, ra hoá đơn tiền điện đến tính tổn thất của công ty.
* Phòng xây dựng cơ bản : có nhiệm vụ giúp phó giám đốc xây dựng cơ bản lập kế hoạch quá trình thực hiện dự án cho tới lúc nghiệm thu bàn giao công trình xây dựng cơ bản.
* Phòng dự án : chuyên lập chương trình duyệt các dự án đầu tư, việc xây dựng lưới điện tổ chức việc ký kết hợp đồng với các tổ chức tư vấn, cung ứng vật tư thiết bị thi công xây lắp công trình.
* Phòng kinh tế đối ngoại : giúp việc giám đốc quản lý điều hành các hoạt động kinh tế đối ngoại, hợp tác với nước ngoài và các hoạt động xuất nhập vật tư thiết bị theo sự phân cấp của Tổng công ty điện lực Việt Nam.
Ngoài 14 phòng ban nghiệp vụ tham mưu giúp cho giám đốc công ty điện lực Hà Nội còn có các đơn vị sau đây là trực tiếp sản xuất kinh doanh và khối phụ trợ.
11 điện lực khu vực : có 6 điện lực nội thành :
- Điện lực Hoàn Kiếm.
- Điện lực Hai Bà Trưng.
- Điện lực Ba Đình.
- Điện lực Tây Hồ.
- Điện lực Đống Đa.
- Điện lực Thanh Xuân.
Năm điện lực ngoại thành là :
- Điện lực Từ Liêm
- Điện lực Thanh Trì
- Điện lực Gia Lâm
- Điện lực Đông Anh
Điện lực Sóc Sơn.
2. Mô hình tổ chức quản lý trong thời gian qua của công ty điện lực Hà Nội
Mô hình tổ chức quản lý trong thời gian qua của công ty điện lực Hà Nội.
Giám đốc
Phó GĐ đầu tư xây dựng
Phó GĐ
kinh doanh
Phó Giám đốc
kỹ thuật
Phòng quản lý đầu tư
Phòng quản lý điện nông thôn
Phòng kinh doanh bán điện
Phòng quản lý dự án
Phòng bảo vệ quân sự
Phòng kinh tế ĐN và kinh doanh XNK
Phòng kiểm toán nội bộ
Văn phòng
Phòng thanh tra
Phòng tổ chức lao động
Phòng tài chính kế toán
Phòng kế hoạch
Phòng vật tư
Phòng kỹ thuật
Phòng bảo hộ lao động
Trung tâm máy tính
-Xưởng 110 KV
-TT điều độ thông tin
-Xưởng công tơ
-KCS
-Đội thí nghiệm
Trung tâm thiết kế điện
Xí nghiệp xây lắp điện
11 điện lực các quận, huyện
3. Thực trạng của công ty và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty điện lực Hà Nội trong thời gian qua
3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
* Về vốn của công ty
- Ngày 9/4/1995 Tổng công ty điện lực Việt Nam đã có quyết định chính thức giao vốn kinh doanh cho công ty điện lực thành phố Hà Nội như sau :
Tổng vốn kinh doanh : 162.155 triệu đồng
Trong đó : - Vốn ngân sách : 150.776 triệu đồng
- Vốn doanh nghiệp tự bổ sung : 11.379 triệu đồng
Chia ra : - Vốn cố định : 157.171 triệu đồng
- Vốn lưu động : 4.984 triệu đồng
* Về máy móc thiết bị :
Hiện nay công ty quản lý ( số liệu đến năm 1998 )
- Đường dây nối 35 KV : 445,23Km
- Đường dây nối 6 á 10 KV : 1.052,89Km
- Đường dây 0,4 KV : 1.842,93Km
- Đường cáp ngầm trong thành phố : 546,4Km
- Trạm biến áp phân phối : 3442 trạm
- Trạm trung gian 35 KV : 3 trạm
- Trạm 110 KV : 14 trạm
- Trạm phát điện điegen phục vụ Lăng Bác và Phủ Chủ Tịch có công suất 2900 KV là 2 trạm.
- Công tơ đo đếm điện khách hàng : 307.699 cái
- 125 xe ô tô các loại, 4 kho lớn, 11 kho nhỏ và 15 trụ sở làm việc.
* Về nguyên vật liệu :
Công ty điện lực thành phố Hà Nội phải quản lý một khối lượng lớn lưới điện với nhiều cấp điện áp khác nhau từ 0,4KV đến 110KV bằng nhiều nguồn của hệ thống cung cấp qua các trạm trung gian đến từng khách hàng. Việc cung ứng điện của công ty có quan hệ tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của xã hội như : kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh, quốc phòng và đời sống của nhân dân thủ đô Hà Nội. Việc cung ứng điện liên tục và chất lượng cao với tần số điện áp ổn định là yêu cầu cao nhất của công ty. Vì vậy, với hàng trăm chủng loại vật tư về điện như các loại cáp điện, công tơ đo điện, attômát, cầu chì, sứ... Công ty luôn luôn phải dự trữ với số lượng lớn hàng hoá trong các kho để có thể xử lý sự cố, thay thế được ngay khi các sự cố về điện xảy ra. Chính vì vậy, nhiều trang thiết bị mới được đầu tư vào lưới điện, thay thế các vật tư cũ nát không an toàn, cấp điện ổn định hơn từ chỗ cấp điện theo lịch ngày trong tuần đến chỗ cấp điện 24/24h liên tục cả năm. Sản lượng điện thương phẩm tăng dần, tỷ lệ tổn thất giảm, doanh thu cũng tăng lên và nộp nghĩa vụ với ngân sách nhà nước cũng tăng lên đáng kể.
3.2 Về nguồn nhân lực và năng lực quản lý
Là một doanh nghiệp có đặc thù đặc biệt, mang tính kỹ thuật cao, cùng với sự phát triển của lưới điện Hà Nội số lao động của công ty cũng tăng dần theo tỷ lệ nhất định để đáp ứng kịp thời việc quản lý lưới điện được tốt hơn.
* Số lượng công nhân và cán bộ quản lý :
Tổng số lao động đến năm 1999 là : 3230
Trong đó : - Trực tiếp : 2301
- Gián tiếp : 929
* Trình độ đại học và cao đẳng : 539
+ Trung học : 776
+ Công nhân : 1915
Nguồn nhân lực của công ty điện bổ sung phù hợp với sự phát triển của lưới điện. Trong 40 năm trở lại đây, nguồn nhân lực được tuyển chọn, đào tạo chú trọng cao về chất lượng, 100% học sinh tuyển chọn vào đều có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học qua 2 năm học nghề tại trường công nhân điện của ngành. Sau khi học nghề xong đều phải qua sát hạch quy trình kỹ thuật an toàn nếu đạt mới được tiếp nhận vào công ty.
* Nguồn nhân lực được chia làm 4 khối :
- Khối sản xuất điện
- Khối đại tu sửa chữa
- Khối xây lắp điện
- Khối khảo sát và thiết kế
Trong đó khối sản xuất điện chiếm đa số trong đội ngũ công nhân viên chức.
Biểu tổng hợp báo cáo thực hiện lao động có mặt năm 1999 toàn công ty ( khối hạch toán độc lập )
Đơn vị quản lý
Tổng số lao động có năm 1999
Trong đó
SX điện
Đại tu SC
Xây lắp
KS và TK
Tổng số toàn CT
3230
157
30
1
Cơ quan của CT
307
2
Điện lực Hoàn Kiếm
336
309
27
3
Điện lực Đống Đa
400
370
30
4
Điện lực HBT
454
414
40
5
Điện lực Ba Đình
399
371
28
6
Điện lực Thanh Xuân
159
144
15
7
Điện lực Tây Hồ
118
110
8
8
Điện lực Gia Lâm
117
107
10
9
Điện lực Đông Anh
74
69
5
10
Điện lực Từ Liêm
114
104
10
11
Điện lực Thanh Trì
92
12
Khối xưởng đội
417
397
20
13
XN xây lắp điện
157
157
14
Xưởng thiết kế
30
30
3.3 Công tác quản lý và những biện pháp đã thực hiện nhằm giảm tổn thất điện năng
Công tác quản lý của công ty Điện lực Hà Nội trong thời gian qua và những hiệu pháp mà công ty đã thực hiện làm giảm tổn thất điện năng
Giảm tổn thất điện năng là một vấn đề hết sức quan trọng đối với ngành điện nhằm giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối. Thời gian qua công ty Điện lực Hà Nội đã tập trung vào công tác trọng tâm trong nhiệm vụ chống tổn thất điện năng, ngoài các biện pháp mang tính tất yếu kỹ thuật ra thì công tác quản lý vận hành là một công tác trọng tâm hiện nay. Công ty Điện lực Hà Nội muốn thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh truyền tải và phân phối điện năng, thì cần phải có những biện pháp hữu hiệu kịp thời trước tình trạng tổn thất khẩn cấp hiện nay. Thực tế thời gian qua, công ty đã thực hiện các biện pháp về quản lý mạng lươí phân phối điện.
- Cải tạo và nâng cấp mạng lưới hạ thể nhằm giảm tổn thất điện năng
Trong thời gian qua công ty đã cố gắng thực hiện việc cải tạo lưới điện, nhằm giảm tỷ lệ tổn thất song song với việc cải tạo lưới điện hạ thế, công ty đã tập trung chỉ đạo việc đảo pha kịp thời.
Do tình hình sản xuất kinh doanh dịch vụ của một số cơ sở, đồng thời việc phát sinh thường xuyên trong các hộ dùng điện, dẫn đến lượng điện này sử dụng trên mỗi pha là không đềunhau. Công ty đã giao trách nhiệm đối với những công nhân quản lý vận hành phải thường xuyên theo dõi các thiết bị đo dùng điện để kiểm tra và cần đảo pha kịp thời theo từng khu vực, từng điểm để hoà mạng lưới điện, nhằm nâng cao chất lượng điện và góp phần rất lớn vào việc giảm tổn thất điện năng. Đây là một yêu cầu rất thiết thực và cấp bách đối với ngành điện hiện nay nhằm cấp điện tốt, chất lượng đảm bảo an toàn trong vận hành và ít xảy ra sự cố trong quá trình sử dụng.Thực tế cho thấy hầu hết các trạm phân phối điện đều ở xa cho nên việc cải thiện đến từng khu vực sử dụng điện thường phải tải bằng những dây kim loại trần. Các trục đường dây này lại đi qua hầu hết các khu tập thể, các khu dân cư bố trí không theo quy định, nên ngoài việc tổn thất theo yếu tố tự nhiên ( mưa, nắng..) tổn thất do dây quá cũ, qúa nhỏ... thì một lượng tổn thất đángkể đó là việc lợi dụng các đường dây truyền tải qua khu vực mình, các hộ này đã tự ý câu móc lấy điện gây lên tổn thất không nhỏ
Trước tình hình đó công ty điện lực đã đưa ra nhiều biện pháp tối ưu để hạn chế tình trạng thất thoát điện trên. Công ty đã triển khai sửa chữa lớn 32 công trình, trong đó có 307 công trình hoàn thành với giá trị là 35.888 triệu đồng, bằng 102,5% so với kế hoạch. Hoàn thành thi công 4 công trình 27 TBA, 27 khu hạ thế thuộc quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng đang thi công 3 công trình và triển khai đấu thầu 15 công trình khác. Các điện lực đã triển khai 1.261 phương án nhỏ với tổng giá trị lên tới 5.436 triệu đồng.
- Tiến hành lắp đặt công tơ cho khách hàng và hoàn thiện công tác quản lý việc đo đếm đồng hồ
Quản lý công tơ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong kinh doanh bán điện. Năm 1999 công ty thay định kỳ 33.441 công tơ, 1 pha và 1559 công tơ 3 pha, thay 4675 công tơ mất, chết, cháy ( trong đó có 380 công tơ 3 pha ). Trong công tác phúc tra ghi chỉ số công tơ, công ty đã tổ chức phúc tra 52809 công tơ, trong quá trình phúc tra chỉ số công tơ các điện lực đã phát hiện 157 công tơ mất chì niêm phong, 5 trường hợp sai số công tơ, 1 trường hợp không có số công tơ. Những trường hợp vi phạm này đều được khắc phục kịp thời, góp phần vào việc hạn chế các tiêu cực trong quá trình sử dụng điện, chấn chỉnh một bước trong công tác ghi chỉ số công tơ.
- áp dụng hình thức trả lương trong công tác thu tiền điện gắn liền với doanh thu bán điện
Tiền điện bán được và mức tổn hao của các chi nhánh điện là những tiêu chuẩn và là định mức để xét quỹ tiền lương của các chi nhánh, các điện lực đồng thời thống nhất việc làm hoá đơn và chương trình quản lý bằng máy vi tính, đôn đốc các tiềm lực thực hiện nghiêm quy trình thu nộp tiền điện, thưởng phạt phân minh, kết hợp hài hoà giữa các bộ phận trong việc xử lý các hành vi vi phạm sử dụng điện năng, nhờ có những chỉ tiêu làm đòn bẩy đồng thời tạo điều kiện bằng phương tiện cho các sở, chi nhánh hoạt động, nên thực tế cho thấy kết quả thu nộp tiền điện so với kế hoạch đáng khích lệ, đồng thời với các biện pháp mà công ty đã thực hiện thì việc chi nơ tiền điện của công ty cũng đạt được kết quả rất cao. Với chương trình mà công ty đã đưa ra, kết quả đạt được cũng đáng khích lệ.
Bảng : Kết quả đạt được sau khi thực hiện các biện pháp giảm tổn thất điện năng qua các năm ( 1997 - 1999 )
TT
Chỉ tiêu
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
1
Điện thương phẩm ( KWh )
1.693.749.625
1.918.192.357
2.044.840.033
3
Tỷ lệ tổn thất (% )
15,26
12,5
11,07
4
Doanh thu tiền điện ( tỷ đ)
1.237,247
1,484.050.617.990
1.664.225.257.266
5
Giá bán điện bình quân (đ)
730
773,67
784,52
6
Dư nợ cuối kỳ (tỷ đ) & USD
58,1 tỷđồng
85.661.795.667
và 8.2179,365USD
75.584.123.937
và 84.836,065
7
Tính ra số ngày nợi ( ngày )
21
17,5
Mặc dù có nhiều công tác và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh như : doanh thu tiền điện tăng, dư nợ cuối kỳ giảm và mức tổn thất điện năng giảm. Tuy nhiên, thực tế mức tổn thất điện năng của công ty qua các năm vẫn còn cao, nhưng đó vẫn là thành công lớn trong việc giảm tổn thất điện năng của công ty.
Năm 1999, tổng công ty giao cho công ty Điện lực Hà Nội chỉ tiêu tổn thất là 12,8 trong khi đó công ty thực hiện mức tổn thất là 11,07% vượt mức kế hoạch được giao là 0,73%.
Sau khi thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng, với các hiệu pháp trên và nỗ lực của toàn công ty, kết quả giảm tổn thất của các điện lực đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ
* 8 Điện lực có tỷ lệ tổn thất nhỏ hơn 10%
* 1 Điện lực có tỷ lệ tổng thất nhỏ hơn 11%
* 2 Điện lực có tỷ lệ tổn thất nhỏ hơn 13%
Bảng : Mức độ tổn thất điện năng của các điện lực năm 1999
STT
Đơn vị
Tổn thất
1
Hoàn Kiếm
12,64%
2
Hai Bà Trưng
5,78%
3
Ba Đình
9,02%
4
Đống Đa
12,22%
5
Tây Hồ
10,19%
6
Thanh Xuân
8,29%
7
Từ Liêm
5,22%
8
Thanh Trì
4,36%
9
Gia Lâm
4,42%
10
Đông Anh
8,14%
11
Sóc Sơn
7,65%
12
Phòng kinh doanh
Tổng cộng
11,07%
3.4 Một số tồn tại trong công tác quản lý
Với mức tổn thất như đã trình bày trên công ty Điện lực Hà Nội đã hoàn thành được định mức do tổng công ty giao, nhưng tỷ lệ này vẫn còn cao so với định mức cho phép của ngành và với nền kinh tế quốc dân. Thực tế tổn thất này một phần không nhỏ là do công tác quản lý. Những tồn tại trong công tác quản lý sau đây cần phải được khắc phục và tiếp tục nâng cao hơn nữa,nhằm giảm mức tổn thất đến mức tối thiểu.
3.4.1 Đội ngũ làm công tác kinh doanh :
Tuy đã được tăng cường về cả số lượng và chất lượng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý quá trình truyền tải và phân phối điện năng. Việc theo dõi công tơ mới phát triển, việc thực hiện các quy trình lập hoá đơn điều kiện, quản lý điều kiện tư gia, hoá đơn tồn còn nhiều sơ hở và thiếu sót, chưa có những biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm khắc các tình trạng vi phạm việc sử dụng điện, hành lang an toàn điện, các cán bộ làm công tác kinh doanh tuy có kinh nghiệm lâu năm song chưa được đào tạo lại nghiệp vụ cho đáp ứng được nhu cầu đổi mới của nền kinh tế thị trường hiện nay.
3.4.2 Công tác quản lý công tơ tuy có nhiều chuyển biến song vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém
Việc quản lý công tơ chưa chặt chẽ vì vậy tỷ lệ công tơ chết, cháy, hư hỏng vẫn còn cao, việc thay thế còn chậm. Các khâu trong lắp đặt công tơ chưa đồng bộ hoặc không thống nhất về giá cả dẫn đến việc khách hàng phải chờ đợi. Việc lắp đặt và kiểm tra không được tiến hành thường xuyên, liên tục và đến nơi đến chốn, nhiều nơi hộ gia đình có điện sử dụng nhưng chi nhánh chưa lấy được hợp đồng đã gây nên tình trạng thất thoát điện khá lớn.
3.4.3 Công tác quản lý hệ thống truyền tải, cân đảo pha và điều hoà biểu đồ phụ tải chưa thực được tốt
Hiện nay, tình trạng các phụ tải phân pha chưa đều còn nhiều, hầu hết xảy ra trên các lưới điện dẫn tới chất lượng điện giảm sút, khả năng tận dụng nguồn điện có hiệu quả còn kém, việc cân đảo pha còn yếu, biểu đồ phụ tải hệ thống điện có chênh lệch lớn giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm dẫn đến tổn thất còn cao.
3.4.4 Chính sách giá điện chưa hợp lý :
Hiện nay chính sách giá điện của chúng ta chưa thật hợp lý : Giá vẫn còn cao, khung giá được áp dụng không thống nhất, nhiều nơi, nhiều chỗ giá điện qúa cao dẫn đến tình trạng các hộ gia đình, các đơn vị sản xuất kinh doanh hạn chế mức tiêu thụ điện xuống, hay tình trạng nợ đọng tiền hàng năm còn cao, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của ngành điện và các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Do vậy, cần sớm phải có chính sách giá cả hợp lý hơn nữa khuyến khích việc tiêu thụ điện vừa tăng thêm doanh thu cho ngành điện.
Để khắc phục và hạn chế các tồn tại trên nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ và biện pháp đã đề ra thì việc củng cố, kiện toàn lại bộ máy tổ chức cho phù hợp là một việc cần thiết và cấp bách để giảm mức tổn thất điện hiện nay. Công ty cần :
- Củng cố lại đội ngũ cán bộ công nhân viên, đảm bảo đủ tư cách phẩm chất của người công nhân , thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng thêm nhằm nâng cao trình độ cho họ cả về chuyên môn, cả về nghiệp vụ quản lý.
- Thống nhất lại mô hình tổ chức quản lý cho phù hợp từ công ty đến các điện lựcvà chi nhánh.
3.5 Tình hình sản xuất kinh doanh
Trong nhiều năm trước đây, khi còn là thời kỳ bao cấp Sở điện lực Hà Nội ( trước kia ) chủ yếu được nhà nước bao cấp vốn do ngân sách cấp, thua lỗ đều được nhà nước chịu, cộng với lưới điện từ năm 1954 trở lại đây ít được sửa chữa đại tu vì thiếu vốn, thiếu nguyên liệu nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, bản thân mỗi doanh nghiệp đều tự cố gắng vươn lên và khẳng định lại mình. Trong đó có công ty điện lực thành phố Hà Nội, với nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh bán điện, công ty đã áp dụng mọi phương thức công nghệ mới, đầu tư mới nhiều trang thiết bị và nâng cao tay nghề của công nhân viên nên việc kinh doanh điện bước đầu đạt được một số thành tích đáng khích lệ. Việc cung cấp điện ổn định hơn từ chỗ cấp điện theo lịch ngày trong tuần đến chỗ cấp điện 24/24h liên tục cả năm. Sản lượng điện thương phẩm tăng dần, tỷ lệ tổn thất điện năng giảm, doanh thu cũng tăng lên và nộp nghĩa vụ với ngân sách nhà nước cũng tăng lên đáng kể, đời sống của công nhân viên chức trong công ty được dần dần cải thiện.
Biểu 2 : Kết quả kinh doanh của CT điện lực Hà Nội 2 năm1998-1999
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Điện mua đầu nguồn (KWh)
2.193.268.658KWh
2.299.306.158 KWh
Điện thương phẩm (KWh)
1.918.192.357 KWh
2.044.840.033 KWh
Tỷ lệ tổn thất (%)
12,5%
11,07%
Doanh thu bán điện (triệu đồng)
1.489.456,811
1.604.225.257,266
Giá bán điện bình quân ( đồng )
772,98
784,52
Giá trị các c/trình SCL (triệu đồng)
34.627
35.112
G/trị các c/trình XDCB(triệuđồng)
69.104
254.370
Tiền mua điện của TCT (triệuđồng)
1.104091
1.219.249
Nộp ngân sách (triệu đồng)
176.736
273.119
Thu nhập CBCNV (đ/ng/tháng)
1.550.000
1.767.000
Dự nợ tiền điện (triệu đồng)
85.661.795.607
75.584.123,937
và 82.179,305 USD
và 84.836,065 USD
Kết cấu điện thương phẩm năm 1998
Công nghiệp 21%
Ngoại tệ 10%
ánh sáng
61%
Giao thông vận tải 1%
Động lực phi CN 6%
Nông nghiệp 1%
Kết cấu điện thương phẩm năm 1999
Công nghiệp 21,01%
Ngoại tệ 10 ,07%
ánh sáng
61,98%
Động lực phi CN 5,7%
Nông nghiệp 1,15%
Giao thông vận tải 1,09%
II. Phân tích thực trạng tình hình tổn thât điện năng của công ty điện lực hà nội trong thời gian qua
Tổn thất điện năng trong truyền tải và phân phối điện năng là một tất yếu, tuy nhiên tỷ lệ tổn thất có thể hạ thấp nếu chúng ta thực hiện tốt quá trình quản lý và chuẩn bị hệ thống đường dẫn... ở nước ta hiện nay, điều kiện vật chất còn khó khăn, do đó việc đầu tư cho ngành điện chưa cao, nên tổn thất điện năng trong truyền tải và phân phối còn đang ở mức độ cao so với các nước trên thế giới.
Ví dụ : ở Liên Xô ( cũ ) giảm được 1% điện năng tổn thất sẽ tiết kiệm được 220 Mw điện năng, ở Việt Nam ta ( trên lưới điện Miền Bắc ) giảm được 1% điện năng tổn thất sẽ tiết kiệm được 40.000 Mw tương ứng với 3 tỷ VNĐ. Việc giảm được 1% điện năng tổn thất trong truyền tải và phân phối có giá trị kinh tế rất lớn. Ngoài ra nó còn tiết kiệm được một số điện năng đáng kể cung cấp thêm những hộ tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho các ngành trong nền kinh tế quốc dân.
1. Chỉ tiêu đánh giá mức tổn thất điện năng ở Công ty Điện Lực Hà Nội trong thời gian qua.
Xuất phát từ đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm về quá trình công nghệ sản xuất và truyền tải điện năng như đã trình bày ở phần trên, căn cứ vào tình hình cụ thể của mình công ty điện lực đã sử dụng hai loại chỉ tiêu : Hiện vật và giá trị để phản ánh mức độ tổn thất điện năng.
1.1 Chỉ tiêu tổn thất điện năng hữu hiệu dưới hình thái hiện vật :
Để phản ánh mức độ tổn thất điện năng công ty đã dùng phương pháp tính sau :
Điện năng tổn thất : DAht = Anht - Atph (KWh )
Trong đó : Anht : Điện năng tổn thất toàn hệ thống
DA%ht : Tỷ lệ tổn thất điện năng toàn hệ thống
Anht :Là sản lượng điện nhận của toàn hệ thống
Atpht : Sản lượng điện thương phẩm mà công ty đã cung cấp và thu tiền về.
Tỷ lệ tổn thất điện năng được chia thành các loại hao hụt sau :
+ Tỷ lệ tổn thất điện năng theo định mức ngành : Do nước ta có nền kinh tế kém phát triển đồng thời khả năng và vốn của ngành còn nhiều hạn chế, nên mức hao hụt sẽ lớn do công nghệ sản xuất lạc hậu, lưới điện vận hành chắp vá, nên tỷ lệ tổn thất định mức của ngành cho phép từ 20% - 30% tuỳ theo từng địa phương khu vực và tính phức tạp của phụ tải.
+ Tỷ lệ tổn thất theo kế hoạch của Tổng công ty giao : Chỉ tiêu này tổng công ty thường căn cứ vào những năm trước về tình hình và khả năng sử dụng căn cứ vào sự phát triển gia tăng của dân số, về sự phát triển của ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân qua đó dự báo phụ tải đề ra kế hoạch thực hiện thực hiện cho từ 1 đến 10 năm tiếp theo.
+ Tỷ lệ tổn thất điện năng thực tế phát sinh trong quá trình vận hành. Do đặc điểm của điện năng là sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó không có khả năng tích trữ nên quá trình diễn biến trong khâu sử dụng, vận hành các nhân tố gây nên tổn thất phát sinh thực tế là đương nhiên, là không thể tránh khỏi. Có điều là ta hạn chế được ở khâu nào, lúc nào và hạn chế được bao nhiêu với điều kiện cho phép.
Trong từng thời kỳ căn cứ vào trình độ kỹ thuật của thiết bị truyền tải, công nghệ truyền tải và tuỳ mạng lưới của từng điện áp khác nhau ngành điện xây dựng tỷ lệ tổn hao điện năng có tính tất yếu kỹ thuật.
Trên cơ sở phân tích thực trạng của lưới điện, trình độ quản lý và đặc điểm các nơi tiêu thụ điện. Tổng công ty điện lực giao chỉ tiêu tổn thất điện năng cho kỳ kế hoạch. Đây là một trong các chỉ tiêu có tính pháp lệnh đòi hỏi công ty phải phấn đấu thực hiện.
Ví dụ : Căn cứ vào tình hình thực hiện của năm 1998 mà Tổng công ty giao chỉ tiêu kế hoạch hoặc tỷ lệ tổn thất cho năm 1999.
Năm 1999, tỷ lệ tổn thất là 11,07% giảm 0,93% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 1998. Để đảm bảo kế hoạch toàn công ty Điện lực Hà Nội đưa ra các giải pháp và kế hoạch buộc các điện lực phải thực hiện nhằm đảm bảo cao cho cả ngành .
1.2 Chỉ tiêu tổn thất điện năng biểu hiện dưới hình thức giá trị
Chỉ tiêu này được xác định trên cơ sở lượng điện năng bị tổn thất trên hệ thống lưới điện của cơ sở quản lý và được tính theo công thức sau :
Trong đó :
Anht : Điện nhận của toàn hệ thống
Atpht : Điện năng thương phẩm của toàn hệ thống
G : Là đơn giá bán sản phẩm điện ( là đơn giá bán bình quân )
Ahtt : Tỷ lệ tổn thất điện năng ( dưới hình thức giá trị )
Tỷ lệ tổn thất điện năng tính bằng chỉ tiêu giá trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Sản lượng điện đầu nguồn mà công ty nhận có trách nhiệm truyền tải phân phối và bán điện cho các hộ tiêu dùng. Sản lượng điện thương phẩm mà công ty bán và được thu tiền của khách hàng – mức giá bán điện. Giá cả là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ tổn thất được tính bằng giá trị của công ty. Trong thời gian qua sự biến động giá cả là khá lớn.
Các loại giá điện qua các năm và mức biến động giá qua các năm :
Năm
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1998
1999
So sánh
96/95
97/96
98/97
99/98
Giá bán điện Bquân VNĐ
572đ
662,6đ
730đ
72,98đ
784,52đ
tăng
15,83%
tăng
10,17%
tăng
5,88%
tăng
1,49%
Qua xem xét ta thấy, mức giá bán điện trong những năm qua không ngừng tăng lên, nhưng thực tế mức giá đó cũng chưa đủ để bù đắp cho phí đầu vào của ngành điện. Vì vậy ngành điện vẫn là một trong những ngành đòi hỏi phải có sự hỗ trợ khá lớn từ nguồn ngân sách nhà nước. Trong những năm qua do ngân sách Nhà nước không đảm bảo được mức độ bù lỗ nên ngành điện đã phải sử dụng quỹ khấu hao để bù đắp cho những chi phí thường xuyên vì thế nguồn vốn cho việc đảm bảo tái sản xuất mở rộng TSCĐ gặp phải khó khăn.
Trong những năm qua mặc dù công ty Điện lực Hà Nội đã có những mức giá điện ưu tiên cho các khu vực sản xuất và mức giá điện ưu tiên cho các hộ tiêu dùng vào giờ những giờ thấp điểm. Chẳng hạn như năm 1998 giá cho cơ sở thuỷ nông hạ 20%, năm 1999 hạ 25%, song mức điện vẫn cao làm cho chi phí điện năng trong một đơn vị sản phẩm ở các cơ sở sản xuất vẫn còn quá cao. Khả năng tiêu thụ giảm dần đã gây không ít khó khăn cho việc thu tiền điện từ các hộ đang lâm vào cảnh thua lỗ, mặt khác hộ dùng điện tư gia cũng khó thanh toán trong khi mức lương còn chưa đáp ứng các khoản chi trả... Do đó công ty còn phải chịu mức dư nợ khá lớn hàng năm.
Mặt khác chúng ta thấy được việc tăng giá điện tác động đến mức tổn thất ở cả hai phía :
+ Tăng giá điện dẫn đến tăng số tiền do tổn thất gây ra và lượng điện không tiêu thụ hết
+ Tăng giá điện dẫn đến thất thu trong các cơ sở làm ăn thua lỗ và không có khả năng thanh toán.
Trước tình hình đó, nhìn nhận rõ vấn đề công ty đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm mức dư nợ của toàn công ty : Công ty có những quyết định thưởng phạt rõ ràng đối với các điện lực nhằm động viên khuyến khích các điện lực tiếp tục thu tiền giảm dư nợ.
Ví dụ : Trong công tác thu tiền điện tư gia được chỉ đạo tập trung và thực hiện đồng bộ với các biện pháp, kịp thời thay đổi định mức lượng tiền phát cho thu ngân viên, các hình thức kiểm tra thu ngân viên cũng như chế độ tiền lương, thưởng.... đã tạo thành sức mạnh tổng hợp làm động lực thúc đẩy thu ngân viên hoàn thành nhiệm vụ. Hầu hết các thu ngân viên đều thu đạt 100% phát sinh tiền điện trong tháng
Kết quả thực hiện chương trình dư nợ của các điện lực năm 1999
STT
Đơn vị
Số dư tiền điện
1
Hoàn Kiếm
6.144.794.815 VNĐ và 1209,830 USD
2
Hai Bà Trưng
25.404.438.985 VNĐ và 1044,860 USD
3
Ba Đình
6.052.600.970 VNĐ và 70.266,916 USD
4
Đống Đa
8.398.426.046 VNĐ và 10.649,260 USD
5
Tây Hồ
1.624.785.195 VNĐ
6
Thanh Xuân
3.441.319.706 VNĐ
7
Từ Liêm
6.411.203.958 VNĐ và 9.879 USD
8
Thanh Trì
4.011.911.450 VNĐ
9
Gia Lâm
7.993.398.120 và 1.655,320 USD
10
Đông Anh
3.675.191.557 VNĐ
11
Sóc Sơn
2.426.053.117 VNĐ
12
Phòng kinh doanh
18 VNĐ
Tổng cộng
75.584.123.937 và 84.836,065 USD
Qua việc phân tích xem xét trên chúng ta thấy rằng : Mức tổn thất điện năng của công ty có quan hệ thuận với giá bán điện bình quân mà công ty bán điện, nó có ảnh hưởng rất lớn đối với việc thu tiền điện và cả kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
2. Thực trạng tình hình tổn thất điện năng của Công ty Điện lực Hà Nội trong thời gian qua
2.1 Thực trạng tình hình tổn thất chung của ngành điện
Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng từ các nguồn đến với tiêu thụ điện phát sinh chi phí lưu thông. Một trong những yếu tố có tính chất đặc thù trong chi phí lưu thông hàng hoá là mức hao hụt điện năng trong qúa trình truyền tải phân phối. Mức tổn thất này có những tổn thất mang tính tất yếu kỹ thuật do trình độ kỹ thuật và công nghệ truyền tải mỗi nước quyết định, nó còn phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế và việc đầu tư cho ngành điện lực ở mỗi nước khác nhau.
Bên cạnh những t._.ệ tổn thất là 4,82%. Qua thực tế cho thấy : trong nhiều biện pháp mà MFA đã làm thì việc cải tạo lưới điện đã được quan tâm thoả đáng.
ở nước ta để thực hiện tốt chương trình giảm tổn thất điện năng việc cải tạo lưới điện cần tập chung vào những vấn đề :
-Khi thiết kế các trạm biến áp cho khách hàng phải tính theo dòng điện sử dụng thực tế, trong thời gian đầu có tăng thêm sau đó căn cứ vào đó để chọn dung lượng máy biến áp thích hợp, tránh tình trạng lắp đặt bừa bãi, non tải trọng hoặc quá tải trọng máy biến áp gây lên tổn thất điện năng.
- Các đường trục của lưới hạ áp nên phải bọc bằng nhựa PVC để chống các hiện tượng câu móc điện. Việc cải tạo này phải được quản lý và đồng bộ đi đôi với nó là việc đại tu các đường dây trung hạ áp, thay dây dẫn, sứ đối với các mạng lưới điện quá cũ và dây dẫn có tiết diện quá nhỏ dẫn đến việc tăng tổn thất điện năng.
4. Điều hoà biểu đồ phụ tải, nâng cao chất lượng cung cấp điện và giảm tổn thất
Trong hệ thống điện nếu một biểu đồ phụ tải xấu có nghĩa là chênh lệch giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm quá lớn gây lên quá tải và non tải hệ thống làm ảnh hưởng tới những thiết bị và gây sự cố. Đặc biệt là hệ thống vận hành không chất lượng và không có hiệu quả kinh tế.
Biểu đồ xấu do sản xuất đình trệ tập trung nhất và giờ cao điểm, do chính sách giá điện chưa thúc đẩy việc điều hoà phụ tải.
* Điều hoà phụ tải cần có những biện pháp cụ thể
+ Điều hoà bằng biện pháp kinh tế, biện pháp này là dùng quy luật giá trị để điều hoà hay nói cách khác là xây dựng và áp dụng nhiều loại giá điện, việc dùng loại giá vào các thời điểm khác nhau sẽ góp phần vào việc điều hoà phụ tải giảm tổn thất
Thực hiện giá điện theo dung lượng mặt hàng của khách hàng. Giá điện theo mức công suất lớn hay bé và từng loại giá điện theo mức điện áp
+ Điều hoà bằng biện pháp hành chính : Đó là dùng luật điện để buộc các hộ tiêu dùng điện và lợi ích chung phải sử dụng hợp lý và các cơ sở phải chấp hành sử dụng điện và những ngày quy định
Ví dụ : Các cơ sở sản xuất 1 – 2 ca cần tránh giờ cao điểm sáng tối. Đối với sản xuất 3 ca thì phải giảm sản xuất vào giờ cao điểm và nâng sản xuất vào giờ thấp điểm
Trong chương trình giảm tổn thất điện năng. Công ty cần đưa ra các mục tiêu, trọng tâm trọng điểm, công việc thường xuyên và công việc kế hoạch để giảm tổn thất.
Trước thực trạng tổn thất điên năng năm 1998 công ty đã đề ra những công việc kế hoạch nhằm giảm tổn thất về mặt kỹ thuật như :
- Thực hiện lắp đặt mới 50 MVAL tụ ( kế hoạch năm 1998 ) vào quý 3 năm 1999.
- Thực hiện thay các sứ và mối lối các đường dây 35Kv bằng ống lồi. Các trục 35Kv quan trọng và tất cả các đường dây đại tu trong kế hoạch năm 1999 đều thay mối lối bằng ống lối dự kiến thực hiện 20% số mối lối và hiện có.
Ví du : Quý 1 năm 1999 thực hiện 493 mối lối ép ở điện lực Hoàn Kiếm (32), Đống Đa ( 150 ); Gia Lâm (270)... trên tổng số lèo ép là 10796 bằng 4%
Hoàn thành có chất lượng khối lượng SCL lưới điện hạ thế, hạ thế thiết bị điện theo kế hoạch.
Công ty đã sửa chữa 11 bộ điều áp của các máy biến thế 110Kv với số vốn là 1.500 triệu đồng, thay thế 2 bộ điều áp dưới tải bằng hệ thống điều áp tự động của hãng MR.
5. Đồng bộ hóa hệ thống đo đếm trên toàn hệ thống điện
Theo tài liệu tham khảo của công ty Điện lực thủ đô Thái Lan MRA cho ta thấy rõ tổn thất kinh doanh của MRA năm 1989 là 2,8% đến năm 1990 đã giảm xuống còn 0,12%, có được hiệu quả trên, ngoài những nguyên nhân như cải tạo hệ thống lưới điện, sử dụng vi tính để quản lý...song điều rất quan trọng đó là MRA đã đồng bộ hoá toàn bộ hệ thống đo đếm. Công ty đã sử dụng đồng bộ toàn bộ đo đếm của Nhật và Mỹ có độ chính xác cao (với tải 1% thì dòng định mức vẫn đảm bảo sai số + -1%) các điện kế có tuổi thọ dài, đặc biệt là điện kế của Mỹ có ưu việt là một đầu trục quay đĩa điện kế treo lơ lửng trong hệ thống từ, đã giảm 50% ma sát trên gối đỡ trục quay. Toàn bộ công tơ điện được đưa ra hồi nhà có hộp bảo vệ.
Thực tế ở công ty Điện lực Hà Nội do điều kiện huy động vốn còn hạn chế nên ngay một lúc không thể thay đổi hết được, nên cần thiết là phải loại ngay những công tơ kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn vận hành ra khỏi hệ thống điện như một số điện kế kém tin cậy của Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam...
Tiến tới điều kiện cho phép thì thay thế công tơ Liên Xô ( cũ ) ( loại đang sử dụng phổ biến ở nước ta ) bằng công tơ Nhật, Pháp có tuổi thọ cao và độ chính xác cao, điềukiện chưa triển khai được toàn bộ thì làm dứt điểm theo từng khu vực, địa bàn.
Ngoài ra, để tránh tình trạng mất cắp công tơ hiện nay đang là một vấn đề nghiêm trọng, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước nên xem xét và chấp nhận cho ngành điện độc quyền quản lý và kinh doanh công tơ, để tránh tiêu thụ cho những kẻ cắp
6. Thay đổi mô hình kinh doanh bán điện cho phù hợp nhằm chống tổn thất
Hay nói một cách khác là lựa chọn phương thức bán điện hợp lý. Trong thực tế phương thức bán điện ảnh hưởng đến hiệu quả trong công tác kinh doanh bán điện. Một phương thức hợp lý sẽ tạo điềukiện giảm tổn thất điện năng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay chúng ta đang tồn tại 2 mô hình bán điện
a. Mô hình bán điện cuối nguồn :
Đây là mô hình quản lý kinh doanh điện hiện nay cấp chi nhánh, nó tồn tại suốt thời kỳ bao cấp, trong giai đoạn hiện nay, chuyển sang hạch toán kinh doanh nó đã không phù hợp nữa, cụ thể : Theo mô hình này người quản lý khu vực không quan tâm đến sản lượng điện năng khu vực tiêu thụ. Việc tính toán dựa trên các chỉ tiêu số công tơ đo đếm, họ chỉ việc lấy sản lượng được giao trừ đi chỉ số công tơ để tính tổn thất.
Phương thức này còn quá đơn giản, công tác quản lý không khoa học. Vì vậy nó không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Do đó mỗi đơn vị phải tự hạch toán kinh doanh cho nên vấn đề trả lương, thưởng phải căn cứ vào hiệu quả của công việc. Có cơ sở đánh giá các đơn vị trong ngành điện, dựa vào ít nhất 2 tiêu chuẩn cơ bản :
- Sản lượng bán ra :
Tổn thất điện năng trong quản lý kinh doanh
Từ đó sự cần thiết phải có một phương thức bán điện hợp lý
b. Mô hình bán điện đầu nguồn
Bán điện đầu nguồn là phương thức bán điện mà người quản lý khu vực được giao sản lượng ngay tại đầu nguồn của đơn vị có hai cách bán điện đầu nguồn
- Bán điện nguồn phía hạ thế
- Bán điện nguồn phía cao thế
Trong đó phương pháp bán điện phía cao thế là phương pháp tối ưu được các nước tiên tiến áp dụng các biện pháp trên nếu đưa vào thực hiện một cách đồng bộ và triệt để thì nhất định tỷ lệ tổn thất điện năng của công ty Điện lực Hà Nội nhất định sẽ giảm một cách đáng kể.
7. Biện pháp về chính sách giá điện
Thực tế các nước tiên tiến trên thế giới cũng như tình hình nước ta hiện nay : Giá điện cũng là mối quan tâm của tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội, thực tế cho thấy một chính sách giá điện ổn đinh, giá cả ổn định và hợp lý còn góp phần đáng kể vào chương trình giảm tổn thất điện năng của ngành điện. Trong thời gian qua giá điện có nhiều biến động nên đã gây ra không ít khó khăn cho cả phía tiêu thụ cũng như bên cung ứng. Đặc biệt trong thời gian qua giá điện năng là 784,52 đ/Kwh cho phục vụ sinh hoạt. Thực tế là tỷ lệ tổn thất cũng có xu hướng tưng lên và khả năng dùng điện cũng giảm dần xuống. Như chúng ta đã biết trong các nguyên tắc cơ bản để định giá là phải xuất phát từ giá thành. Theo quan điểm của người sản xuất nếu bán giá thấp hơn giá thành sản xuất thì không thể nào tồn tại và phát triển được. Các doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi giá bán cao hơn giá thành sản xuất đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội do đó giá bán phải đáp ứng được các yêu cầu sau :
+ Phải bù đắp được các khoản chi phí và nghĩa vụ nộp các khoản cho nhà nước
+ Phải đáp ứng được tái đầu tư phát triển phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất và xã hôị. ở đây tồn tại một quy luật : Nếu trong một giai đoạn nào đó nhu cầu càng cao thì giá bán cũng phải tăng tương đương, nếu giá cả bán chỉ đáp ứng nhu cầu thứ nhất thì ngành điện không thể phát triển được mà chỉ duy trì với quy mô hiện có.
Đứng trên quan điểm người tiêu dùng : Nếu giá cả càng thấp thì khả năng tiêu thụ càng cao và ngược lại giá càng cao thì người tiêu dùng lại càng tiết kiệm và tìm qua dạng năng lượng khác để sử dụng.
Hai mối quan hệ trên gặp nhau sẽ xác định mối quan hệ giữa cung và cầu, mối quan hệ này sẽ điều chỉnh cung cầu một cách hợp lý đối với toàn xã hội, không gây nên những khủng hoảng lớn toàn xã hội và tạo khả năng tận thu cho ngành.
Qua biểu đồ này chúng ta rõ mối quan hệ giữa khả năng tiêu thụ và giá thành
Giá thành
Khả năng tiêu thụ
Thực tế, nền kinh tế nước ta chưa phải là một nước có tiềm lực to lớn, đời sống cán bộ công nhân viên và nhân dân lao động còn khó khăn, hơn nữa giá điện của ta còn thấp hơn các nhưng phát triển nhưng đồng lương của người lao động còn quá thấp, giữa mức lương thực tế và lương danh nghĩa còn cách xa nhau quá lớn. Vì thế việc tăng giá điện đối với việc sinh hoạt đã gây không ít khó khăn cho đời sống nhân dân và do giá điện cao nên khả năng tiêu thụ giảm xuống, các cơ sở sản xuất không cõng nổi giá điện vào giá thành sản phẩm nên càng đình trệ sản xuất. Hơn nữa giá điện cao nên tệ nạn ăn cắp điện càng trầm trọng hơn. Thực tế cho thấy tăng giá điện là đúng để đảm bảo cho ngành điện hoạt động và phát triển, song thực tế cho thấy qúa trình thực hiện chưa đồng bộ nên chưa có hiệu quả.
Cụ thể :
- Chính sách về lương chưa đáp ứng với những nhu cầu chi trả của công nhân viên chức, trong đó tiền điện là một vấn đề đáng quan tâm
- Do việc cải tạo chưa đồng bộ nên đã tạo điềukiện động cơ cho những người có ý đồ ăn cắp điện.
- Do sản xuất chưa phát triển nên không thể cáng đáng nổi giá điện và giá thành sản phẩm nên khả năng tiêu thụ giảm xuống dẫn đến tình trạng thừa điện
Theo tôi về vấn đề giá điện cần quan tâm đến vấn đề sau :
Trước hết là trong điều kiện hiện nay để tận dụng hết khả năng thu tiền điện trong dân và tạo điều kiện cho các ngành sản xuất phát triển được, ngành điện nên áp dụng những biểu áp dụng cho nhiều đối tượng để tận thu lượng điện đã sản xuất ra.
Căn cứ vào các quyết định của Ban vật giá Chính phủ số 87/1999-BVGCP ngày 23/9/1999 về giá bán điện như sau :
Đối tượng giá
Mức giá ( đ.Kwh )
Đã có VAT
Chưa có VAT
I.Giá bán điện cho sản xuất
1.Giá bán điện ở cấp điện áp 110 Kv trở lên
+ Giờ bình thường
770
700
+ Giờ thấp điểm
374
340
+ Giờ cao điểm
1364
1240
2. Giá bán điện ở cấp điện áp từ 22 Kv đến dưới 110 Kv
+ Giờ bình thường
803
730
+ Giờ thấp điểm
396
360
+ Giờ cao điểm
1419
1290
3. Giá bán điện ở cấp điện áp từ 6Kv đến dưới 22 Kv
+ Giờ bình thường
847
770
+ Giờ thấp điểm
429
390
+ Giờ cao điểm
1474
1340
4. Giá bán điện ở cấp điện áp ở dưới 6Kv
+ Giờ bình thường
880
800
+ Giờ thấp điểm
451
420
+ Giờ cao điểm
1529
1390
II. giá bán điện cho sinh hoạt
+ Cho 100kwh đầu tiên
500
454,54
+ Cho 50kwh điiện tiếp theo
704
640
+ cho 50 kwh điện tiếp theo
957
870
+ cho 100 kwh điện tiếp theo
1166
1060
+ Từ kwh thứ 301 trở lên
1397
1270
Thực tế cho thấy, từ khi thực hiện giá mới này đã đụng chạm tới các mối quan hệ xã hội, tổn thất cũng tăng lên và một thực tế nữa là khả năng thừa điện ở các tỉnh phía Bắc đặc biệt là thành phố
Trong điều kiện này nên chăng sử dụng một mức giá hợp lý với khả năng chi trả của bên tiêu thụ ( tất nhiên có sự bù lỗ của ngân sách ) để tận dụng nguồn thu có hiệu quả.
- Để tạo điều kiện hạ giá thành cần có những chính sách, quy định cũng như bắt buộc khách hàng sử dụng vào giờ thấp điểm ,tính giá lũy tiến với các cơ sở sử dụng điện vào giờ cao điểm.
Cần sử dụng chính sách định giá năng lượng như một công cụ vạn năng cho mọi đối tượng tiêu thụ.
Tóm lại việc tăng giá năng lượng nói chung và giá bán điện nói riêng không chỉ riêng ngành điện quyết định mà nhà nước xem xét cân đối để định giá.
8. Biện pháp giáo dục
Qua nghiên cứu ta thấy công ty quản lý một địa bàn lớn một hệ thống lưới điện khá phức tạp do đó không tránh khỏi khiếm khuyết trong quản lý quá trình truyền tải và phân phối điện năng, để đảm bảo cho hệ thống liên tục là rất khó và tốn kém, mặt khác trình độ dân trí còn thấp kém, hiểu biết về điện còn chưa cao. Hiện tượng ăn cắp điện, thiết bị điện và sử dụng bừa bãi còn phổ biến, làm thiệt hại không nhỏ đến chất lượng cung cấp của công ty. Thực tế cho thấy trong khách hàng sử dụng điện hiện nay, hiện tượng ăn cắp còn nhiều và chưa tự giác trong việc bảo vệ tài sản chung của Nhà nước và xã hội, tình trạng vi phạm hợp đồng sử dụng điện còn khá lớn trước những hành vi xâm phạm tài sản của Nhà nước, các đối tượng trên đã gây ra không ít những khó khăn cho ngành và công ty Điện lực Hà Nội trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh điện năng phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Để giảm được mức tổn thất xuống mức thấp nhất, theo tôi công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân là cần thiết nhằm nâng cao ý thức trong nhân dân, nâng cao trình độ dân trí và nếp sống văn minh của các hộ tiêu dùng điện kết hợp chặt chẽ giữa gíao dục trong nhà trường và tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân nhân, nhằm đảm bảo an toàn cho cả người và thiết bị tránh bị các thiệt hại có thể xảy ra. Nếu công tác này được tốt thì chắc chắn tổn thất của ngành điện sẽ giảm đáng kể khi “ Toàn dân tham gia bảo vệ hệ thống lưới điện ”
III. Một số kiến nghị ở tầm quản lý vĩ mô nhằm tạo điều kiện thực hiện những giải pháp giảm tổn thất điện năng của các ngành, các cấp chủ quản cấp trên.
Để công tác chống tổn thất điện năng có hiệu quả cao đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc bảo đảm là nguồn động lực chủ yếu cho các ngành công nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển, nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của xã hội.
Trước hết chúng ta thấy rằng thực tế hiện nay điện là một trong những loại hàng hoá rất ít ỏi được mang tính bao cấp, ngành điện chưa hoạt động được theo quy luật thị trường và hạch toán kinh doanh với đầy đủ ý nghĩa của nó mặc dầu đã có sự hỗ trợ rất lớn từ phía nhà nước trong đầu tư phát triển và sản xuất.
Theo tôi, trong giai đoạn này ngành điện nói chung và công ty Điện lực Hà Nội nói riêng cần có sự tác động điều tiết của nhà nước nhằm tạo đà cho sự phát triển của ngành điện, do vậy cần tập trung vào những vấn đề sau đây :
1. Nhà nước cần có những chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho việc hợp tác - đầu tư và phát triển trong ngành điện
- Trong điều kiện hiện nay khi mà ngành điện lực không chỉ còn vẻn vẹn vài nhà máy mang tính tự cung tự cấp nữa mà nó được vươn dài ra xuyên quốc gia và có vị trí trong mối quan hệ quốc tế. Một số công ty lớn như Nhật, Pháp đã tham gia đầu tư xây dựng đường dây tải điện siêu cao áp 500 Kv tổ chức hội điện lực Thuỵ Điển đã trực tiếp tham gia công tác trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển ngành điện lực Hà Nội và công ty Điện lực Hà Nội.
Các chính sách mà nhà nước cần quan tâm như :
- Chính sách về đầu tư : Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho phép công ty thu hút vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau trong nền kinh tế, có chính sách ưu đãi với các nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn đầu tư và sự hỗ trợ của các nước tiên tiến, cần hoàn thiện luật đầu tư nước ngoài để việc hợp tác và đầu tư được dễ dàng hơn. Cụ thể như việc chia tỷ lệ lợi nhuận, ưu tiên về thuế....
- Chính sách về thuế : Thuế có tác động đến giá thành điện, giá thành đó lại tác động đến giá thành các sản phẩm khác trong nền kinh tế, có ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của những sản phẩm này trên thị trường, có những yếu tố là đầu vào phục vụ cho ngành điện tạo nên sự tác động qua lại của nền kinh tế . Theo tôi ngành tài chính cần xây dựng một hệ thống thuế hoàn chỉnh với nhiều sắc thuế khác nhau, diện thu khác nhau. Đặc biệt cần chú trọng tới việc đánh thuế những yếu tố là đầu vào thiết yếu của ngành điện, có như vậy ngành điện mới có khả năng giảm giá thành và khuyến khích các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.
- Chính sách công nghệ : Công nghệ là “ công cụ để giải quyết vấn đề” do đó phát triển công nghệ ứng dụng nó vào sản xuất, thích ứng và từng bước hoàn thiện là những điều kiện tiên quyết cơ bản có ý nghĩa then chốt cho việc đạt được hiệu suất cao nhất của nguồn vật chất và nguồn lực khác. Trong giai đoạn hiện nay với sự bùng nổ của khoa học công nghệ và sự chuyển giao giữa các quốc gia với nhau, nếu chúng ta không có những chính sách công nghệ hợp lý thì vấn đề tụt hậu là không tránh khỏi, mặt khác chính sách này không chặt chẽ dẫn đến chúng ta sẽ phải nhập máy móc, thiết bị cũ chất lượng thấp. Mà ngành điện thì đòi hỏi các thiết bị đồng bộ và chính xác cao do vậy cần phải có những hiểu biết sâu sắc về vấn đề này.
2.Tạo điều kiện cấp vốn, vật tư thiết bị cho công ty thực hiện các biện pháp đã đề xuất trên
Thực tế đã trình bày ở trên do không cân đối nổi giữa đầu vào và đầu ra nên giá điện hiện nay vẫn là giá bao cấp, được bù từ ngân sách nhà nước một phần và quỹ khấu hao cơ bản. Vì lẽ đó công ty Điện lực Hà Nội không đủvốn để tự trang trải các chi phí cho việc cải tạo,sửa chữa các chi phí cho việc cải tạo, sửa chữa, thay thế phát triển hệ thống lưới điện. Cho nên, việc cấp vốn cần có những chương trình cấp vốn ngắn hạn phục vụ cho kế hoạch cải tạo và hoàn thiện lưới điện hiện tại và có chương trình đầu tư vốn dài hạn phục vụ cho kế hoạch phát triển lưới điện với quy mô rộng và công nghệ hiện đại tiên tiến.
3. Có chính sách giá điện hợp lý
Cần sử dụng chính sách giá cả như một công cụ vạn năng cho mọi đối tượng tiêu thu. Mặc dù giá cả có vai trò là công cụ để quản lý, điều tiết cung cầu song mức độ không phải là vô hạn đối với mọi đối tượng.
Ví dụ : Như một số tỉnh phía nam nếu giá điện có tăng lên gấp đôi thì với tình hình đòi hỏi hiện nay vẫn không thể ngay một lúc đáp ứng được.
Như vậy giá cả năng lượng chỉ tác động tới mức cung cấp năng lượng trong khoảng thời gian dài tuỳ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế, nguồn dự trữ quốc gia quyết định đầu tư, cho nên một biểu giá hợp lý sẽ tạo điều kiện thu hồi vốn và khả năng kinh doanh sẽ đạt hiệu quả cao.
Ngành điện chưa hoạt động theo quy luật của thị trường và hạch toán kinh doanh đủ cả đầu vào và đầu ra. Đối với toàn xã hội : Điện là cơ sở hạ tầng bao giờ cũng có hai chức năng cơ bản : sản xuất kinh doanh và phục vụ, chính vì yếu tố này mà ở các nước phát triển nhà nước luôn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào giá cả.
Các chính sách tài chính đối với ngành điện là những biện pháp điều tiết vĩ mô có tác dụng hữu hiệu nhất.
Một vấn đề nữa là để đảm bảo giá bán điện có thể phù hợp với khả năng chi trả của người tiêu dùng thì nhà nước cần có những chính sách ưu tiên nhất định (nhằm giảm các chi phí tạo điều kiện giảm giá thành ) đó là :
- Ưu tiên và miễn giảm thuế
- Cho nhập từng mặt hàng chiến lược cho ngành
- Uư tiên trong việc vay vốn ngân hàng về cả số lượng cũng như tỷ lệ lãi suất
4. Trung ương và cơ quan chủ quản cần tạo điều kiện cho ngành điện phân chia việc tiêu dùng điện cho các cơ sở sản xuất lớn
Để cân bằng biểu đồ phụ tải, hạn chế các chênh lệch giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm chống tổn thất điện năng. Ngành rất cần có sự can thiệp của cấp trên và phân công, bố trí thời gian hợp lý cho từng cơ sở sản xuất. Thậm chí, có những cơ sở sản xuất buộc phải hoạt động về đem để tận dụng giờ thấp điểm và cho ngành điện chủ động bố trí những ngành nghỉ luân phiên nhau của các cơ sở địa phương để giảm bớt khả năng tiêu thụ giờ cao điểm đối với những cơ sở sản xuất sử dụng điện về đêm sẽ có những chính sách ưu tiên về giá....
Thực hiện được điểm này có nghĩa là sẽ giảm bớt được chi phí cho các nhà máy phát bù vào giờ cao điểm, tạo điều kiện cho việc giá thành 1 Kwh điện.
5. Kiến nghị cho ngành độc quyền quản lý công tơ
Trước tình trạng công tơ bị mất cắp, đồng thời việc đồng hồ đo đếm điện kém phẩm chất vẫn lọt vào lưới điện do công ty quản lý. Để ngăn chặn tình trạng trên cũng là để đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng của đồng hồ đo đếm nhà nước nên xem xét và cho phép ngành điện được độc quyền quản lý công tơ đo đếm điện trên thị trường. Để giải quyết vấn đề này thì trước hết cần tập trung thu mua toàn bộ công tơ đang lưu hành trên thị trường để thống nhất quản lý.
6. Công tác chống lấy cắp điện
Các cơ quan pháp luật, chính quyền nhà nước cần có những chính sách thích hợp để ngăn chặn tệ nạn lấy cắp điện như : Luật sử dụng điện, các điều khoản kèm theo yêu cầu xử lý nghiêm khắc các trường hợp điển hình để làm gương giáo dục cần tuyên truyền trong nhân dân, tăng cường tuyên truyền giáo dục thường xuyên bằng mọi phương tiện, biện pháp nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận nên án các hành vi vi phạm, có chính sách thưởng phạt cụ thể cho người có công, kẻ có tội trong việc thi hành các quy định này.
Song song với công việc trên thì việc chủ động của ngành điện là cần có một đội ngũ mạnh về số lượng giỏi về nghiệp vụ,vững vàng trong công tác đấu tranh và phẩm chất tư cách đạo đức tốt để thực hiện nghiệp vụ. Cấp trên cần trang bị thêm về phương tiện, thiết bị, trang bị cho lực lượng kiểm tra riêng nhằm mang lại hiệu quả rõ hơn, to lớn hơn về nhiệm vụ chống tổn thất điện năng góp phần vào việc thực hiện chương trình giảm tổn thất trong toàn ngành.
Về phần công ty nói riêng, để giảm tổn thất điện năng cần tập trung vào một số vấn đề sau :
- Tăng cường củng cố công tác kinh doanh bán điện đạt trình độ tinh xảo và một bước hiện đại hoá hơn thông qua các giải pháp kỹ thuật và vi tính
- Tăng cường đại tu cải tạo lưới điện đã cũ nát, kiên quyết không để tình trạng cắt điện do quá tải đường dây hay máy biến áp, nâng cao tính ổn định của hệ thống.
- Tăng cường kiểm tra công tác kinh doanh, giảm tổn thất, đáp ứng những đề nghị, những giải pháp cần thiết của các điện lực nếu thấy cần thiết và có hiệu quả.
- Nghiên cứu đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu tổn thất để tính lương thưởng theo quý
7. Hướng tới cổ phần hoá ngành điện nói chung và công ty Điện lực Hà Nội nói riêng
Vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một nội dung lớn của chính phủ trong đổi mới cơ cấu kinh tế hiện nay. Đối với các doanh nghiệp nhà nước nói chung và công ty Điện lực Hà Nội nói riêng việc cổ phần hoá sẽ phát huy được các mặt tích cực như sau :
Thực hiện cổ phần hoá sẽ có thêm vốn để đầu tư phát triển doanh nghiệp, xác lập và nâng cao quyền làm chủ thực sự của doanh nghiệp và người lao động, gắn bó người lao động với chất lượng, hiệu quả lao động, thực hiện quản lý dân chủ ( đại hội cổ đông , Hồi đồng quản trị, ban kiểm soát... ) cùng với quy định trách nhiệm quyền hạn vật chất rõ ràng cho người quản lý và người lao động. Đó là một trong những giải pháp quan trọng để huy động sức dân và tạo điều kiện cho người lao động tăng thu nhập chính đáng, khắc phục tình trạng thụ động, ỷ lại. Cổ phần hoá sẽ góp phần chống tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm trong hoạt động của doanh nghiệp, tạo nên phương thức quản lý sáng tạo, nhanh nhạy và hiệu quả trong cơ chế thị trường.
Với kế hoạch lâu dài của Điện lực Hà Nội là : giảm tổn thất điện năng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tạo thế và lực để đứng vững trên thị trường hiện nay thì việc cổ phần hoá là sự đòi hỏi cấp thiết. Như vậy để từng bước cổ phần hoá thành công doanh nghiệp mình công ty Điện lực Hà Nội cần có các việc làm cụ thể như sau :
1.Giám đốc công ty Điện lực Hà Nội cần xem xét một cách nghiêm túc tình hìnhổ phần hoá của công ty mình, rút kinh nghiệm về sự chỉ đạo và cách làm trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề ra kế hoạch cụ thể trong thời gian quan. Phải tập trung nghiên cứu, tổ chức hội đồng đánh giá tài sản, nợ nần, xem xét biện pháp sử dụng lao động, tài sản , tiền vốn, thị trường hiện hành để phân loại và tiến hành vận động, giải thích và có phương án cho các đơn vị dự kiến lựa chọn cổ phần hoá.
2. Thực hiện thí điểm tại một số điện lực ở các quận, huyện
3. Ban chỉ đạo cổ phần hoá của công ty cần cử người chuyên trách để nghiên cứu, đôn đốc, theo dõi và học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị khác để triển khai trong công ty mình
4. Mời công ty kiểm toán để đánh giá lại tài sản, xây dựng điều lệ tổ chức hoạt động của công ty cổ phần.
Kết luận
Giảm tổn thất điện năng trên mạng lưới truyền tải và phân phối điện năng trong hệ thống kinh doanh điện năng của ngành điện nói chung và của công ty Điện lực Hà Nội nói riêng là một vấn đề có vị trí đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành điện, là một trong những điều kiện quan trọng để các điện lực đứng vững và phát triển trong nền kinh tế hàng hoá vận hành trong cơ chế thị trường.
Song đây là một nội dung nghiên cứu có phạm vi rộng và phức tạp. Thời gian thực tập còn hạn hẹp và còn hạn chế về kiến thức, lý luận, đặc biệt là những hiểu biết của bản thân về thực tiễn quản lý của công ty Điện lực Hà Nội cho nên nội dung chuyên đề chỉ nghiên cứu phân tích những nét chủ yếu về thực trạng quản lý lưới điện và tổn thất điện năng trên lưới điện đó.
Những vấn đề trên em trình bày còn rất hạn chế, thiếu toàn diện và những biện pháp đề ra còn mang tính định hướng chung, chưa đưa ra được những biện pháp cụ thể. Do vậy em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các cán bộ công nhân viên ngành điện nói chung và công ty Điện lực Hà Nội nói riêng đồng thời em chân thành mong muốn nhận được những ý kiến nhận xét và đóng góp của các thầy cô giáo, của các bạn sinh viên để tạo điều kiện cho em tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng bài luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Phạm Ngọc Côn đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn các phòng ban, các cô chú trong công ty Điện lực Hà Nội đã tạo điều kiện cho em thuận lợi trong quá trình thực tập vừa qua.
Tài liệu tham khảo
1. Văn kiện Đại hội Đàng VII
2. Văn kiện Đại hội Đảng VIII
3. Tạp chí Công nghiệp ( Bộ Công nghiệp ) tháng 1.2.4 /1996
4. Tạp chí Công nghiệp ( Bộ Công nghiệp ) tháng 4. 12/1997
5. Tạp chí Công nghiệp ( Bộ Công nghiệp ) tháng 3,8 /1998
6. Tạp chí Công nghiệp ( Bộ Công nghiệp ) tháng 5,8/1999
7. Giáo trình “ Kinh tế Công nghiệp” Đại học Kinh tế Quốc dân. Nxb Giáo dục, năm 1992
8. Giáo trình “ Chính sách trong quản lý kinh tế xã hội ”. Đại học Kinh tế Quốc dân và Nxb Khoa học Kỹ thuật – 1999
9. Giáo trình “ Quản lý kinh tế” Đại học Kinh tế Quốc dân và Nxb Khoa học Kỹ thuật – 1998
10. Những quy định về giá bán điện của Uỷ ban Vật giá Nhà nước – 1999
11. Điều lệ công ty Điện lực Hà Nội
12. Điều lệ cung ứng và sử dụng điện – Bộ Công nghiệp
13. Quy trình kinh doanh – Bộ công nghiệp áp dụng cho công ty Điện lực Hà Nội
14. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chương trình giảm thất thoát điện năng và dư nợ tiền điện – 1999
15. Báo cáo tổng kết và phương hướng qua các năm của công ty Điện lực Hà Nội các năm 1996 – 1999
16. Kinh nghiệm giảm tổn thất điện năng có hiệu quả của ngành Điện lực Thái Lan
17. 40 Năm phát triển và trưởng thành của Điện lực Việt Nam – 1995 và một số tài liệu tham khảo.
18. Chính sách về cổ phần hoá ngành điện của Chính phủ năm 1998.
Mục lục
Lời nói đầu
1
Phần I : Tính tất yếu khách quan của việc giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng từ nguồn phát điện đến các hộ tiêu dùng
3
I. Qúa trình sản xuất kinh doanh điện năng và hiệu quả kinh doanh của ngành điện
3
1. Đặc điểm của điện năng
4
2. Hiệu quả kinh doanh của ngành điện
8
II. Tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối, những nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng
9
1. Các khái niệm cơ bản về tổn thất điện năng
9
2. Một số nhân tố chủ yếu tác động đến mức tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối điện
10
III. ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng
13
1. Một số yêu cầu đối với công tác quản lý truyền tải và phân phối điện năng
13
2. ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối
14
Phần II : Phân tích quá trình truyền tải phân phối điện năng và tình hình tổn thất điện năng của Công ty Điện lực Hà Nội trong thời gian qua
17
I Thực trạng và tình hình quản lý mạng lưới truyền tải và phân phối điện năng của công ty Điện lực Hà Nội
17
1. Quá trình hình thành và phát triển – nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty Điện lực Hà Nội
17
2.Mô hình tổ chức quản lý
3.Thực trạng của công ty và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Điện lực Hà Nội trong những năm qua
20
23
II. Phân tích thực trạng tình hình tổn thất điện năng của công ty Điện lực Hà Nội trong thời gian qua
32
1. Chỉ tiêu đánh giá mức tổn thất điện năng và mức tổn thất điện năng của công ty trong thời gian qua
32
2.Thực trạng tình hình tổn thất điện năng của công ty Điện lực Hà Nội trong thời gian qua
36
Phần III : một số giải pháp quản lý chủ yếu nhằm giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng ở công ty Điện lực Hà Nội
49
I. kế hoạch sxkd , phương hướng giảm tổn thất điện năng của công ty trong 5 năm 2001 - 2005 và những yêu cầu đạt được trong công tác quản lý
49
1. mục tiêu và phương hướng thực hiện
49
2. kế hoạch sản xuất kinh doanh
50
3.kế hoạch sửa chữa lớn
50
4. kế hoạch đào tạo cán bộ công nhân viên
51
5.phương hướng giảm tổn thất điện năng của công ty trong thời gian qua
51
6.những yêu cầu đạt được trong công tác quản lý
52
II. Một số giải pháp quan trọng nhằm giảm tổn thất điện năng trên hệ thống truyền tải và phân phối điện năng
56
III. Một số kiến nghị ở tầm quản lý vĩ mô nhằm tạo điều kiện thực hiện những giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng của ngành, các cấp chủ quản cấp trên.
65
Kết luận
71
Phòng
quản lý đầu tư
Phòng
quản lý dự án
Phòng
bảo vệ quân sự
11. Điện lực các Quận, Huyện
Trung tâm máy tính
Xí nghiệp xây lắp điện
Trung tâm máy tính
Trung tâm thiết kế điện
- Xưởng 110 KV
- TT điền độ Thông tin
- Xưởng công tơ
- KCS
- Đội thí nghiệm
Phó GĐ
Kinh doanh
Phó GĐ
ĐTXD
Giám đốc
Phòng
quản lý điện nông thôn
Phòng
kinh doanh bán điện
Phòng
kinh tế ĐN và kinh doanh XNK
Phòng
kiểm toán nội bộ
Văn phòng
Phòng
thanh tra
Phòng
Tổ chức lao động
Phòng
tài chính kế toán
Phòng
kế
hoạch
Phòng
vật
tư
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
bảo hộ
lao động
Phó
giám đốc kỹ thuật
2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị của công ty điện lực thành phố Hà Nội
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29059.doc