Lời mở đầu
Bảo hiểm xã hội là một chính sách trong hệ thống An sinh xã hội, nó là sự cần thiết khách quan của bất kỳ quốc gia nào. Đối với Việt Nam Chính sách bảo hiểm xã hội đã được Đảng ta hoạch định từ lâu, nhưng việc triển khai còn muộn. Khi bước vào xây dựng nền kinh tế thị trường hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực nhiều vấn đề nảy sinh và cần sự hoạch định chính sách. Trong những vấn đề đó là chính sách xã hội, cụ thể là Bảo hiểm xã hội. Qua hơn 30 năm thực hiện chính sách Bảo hiểm
28 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số bất cập trong công tác thu Bảo hiểm xã hội - Nguyên nhân & giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã hội, chúng ta đã đạt được một số thành tựu song cũng không thể tránh được những tồn tại. Chúng ta phải biết nhìn thẳng vào những tồn tại mà khắc phục, không được né tránh hay giải quyết một cách qua loa, đại khái. Làm sao cho chính sách Bảo hiểm xã hội thể hiện là công cụ bảo vệ hữu hiệu nhất đối vói người lao động. Đồng thời cũng thể hiện tính ưu việt của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Một xã hội của dân do dân và vì dân.
Từ khi tách Quỹ Bảo hiểm xã hội ra khỏi Ngân sách nhà nước, tiến hành thu phần đóng góp của nguời lao động và người sử dụng lao động. Công tác thu trở lên vô cùng quan trọng. Để thực hiện tốt các chế độ trong Bảo hiểm xã hội thì Công tác thu phải thực hiện tốt hay có thu tốt thì chi mới đủ. Vì vậy em chọn đề tài : “Một số bất cập trong Công tác thu bảo hiểm xã hội – nguyên nhân và giải pháp” cho đề án môn học của mình. Mục đích của đề tài này là cho ta một cái nhìn tổng quát hơn về một số bất cập trong Công tác thu Bảo hiểm xã hội, với những nguyên nhân và giải pháp đưa ra nhằm làm cho Công tác thu trở lên hoàn thiện hơn. Mặc dù em chỉ đưa ra một khía cạnh trong Chính sách Bảo hiểm xã hội nhưng qua đó mà có thể thấy được những bất cập trong Chính sách Bảo hiểm xã hội. Với mong muốn chính sách cao đẹp này của nhà nước ngày càng được hoàn thiện, quyền lợi của người lao động ngày càng được đảm bảo. Em xin chân thành cảm ơn cô Th.s Phạm Thị Định đã giúp em hoàn thành đề án này. Do lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên không thể tránh được những khiếm khuyết kính mong Cô sửa và bổ xung cho đề tài được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn Cô.
Nội dung
Chương I .Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội và công tác thu Bảo hiểm xã hội
I.Bảo hiểm xã hội ( BHXH )
1.BHXH là một chính sách của nhà nước.
BHXH hiện nay hầu hết được áp dụng ở tất cả các nước trên thế giới. Song không phải ai cũng hiểu được BHXH là gì và thấy được sự cần thiết khách quan của BHXH trong đời sống.
Trước hết, ta cần phải biết BHXH là một chính sách xã hội của nhà nước, là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống An sinh xã hội . Mà An sinh xã hội thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tương thân tương ái của cộng đồng, thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp.
Vậy An sinh xã hội là gì ? mà đặc biệt BHXH là gì?
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), An sinh xã hội là sự bảo vệ đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cụ nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội, do bị ngừng hoặc giảm thu nhập gây ra bởi các rủi ro như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tuổi già, chết, đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con.
Còn BHXH được coi là xương sống của hệ thống An sinh xã hội. Nó là sự bảo đảm thay thế, bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải những rủi ro làm giảm, mất thu nhập do giảm, hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm vì các nguyên nhân như ốm đau, tai nạn, già yếu...
Việc thực hiện BHXH dựa trên nguyên tắc cùng chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia. Người tham gia gồm có người lao động, người sử dụng lao động, và có sự hỗ trợ của nhà nước. An sinh xã hội cũng như BHXH là sự cần thiết khách quan đối với bất kỳ xã hội nào. Nhưng tuỳ vào điều kiện kinh tế xã hội của mỗi nước mà có hệ thống an sinh xã hội và thực hiện các chế độ BHXH là khác nhau. Song nếu thực hiện được tốt các chế độ trong An sinh xã hội, đặc biệt là thực hiện tốt các chế độ BHXH chính là điều kiện, động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội và công bằng xã hội. Vì BHXH là chính sách lớn của nhà nước nên nó được các nước rất quan tâm và thường có hẳn một bộ luật riêng cho nó quy định rõ đối tượng tham gia, mức đóng và trách nhiệm của các bên tham gia. Dù bất kỳ đất nước nào với chế độ chính trị như thế nào đi chăng nữa thì BHXH vẫn luôn thể hiên sự cần thiết khách quan của nó trong đời sống. Nhiều nước BHXH được áp dụng một cách rộng rãi trong xã hội, song cũng có nước việc áp dụng BHXH còn rất hạn chế ví dụ như Việt Nam. Vậy vấn đề đặt ra là phải làm gì để BHXH đi vào cuộc sống của bất kỳ người dân nào. Nhưng vấn đề này không phải là dễ song cũng không phải là không có biện pháp, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố song nhìn chung yếu tố quan trọng nhất vẫn là quan niệm của nhà nước về vấn đề tuyên truyền BHXH. Nếu chú trọng hơn việc này thì chắc chắn sẽ thu được kết quả tốt hơn hiện tại.
Ta sẽ thấy rõ hơn tầm quan trọng của BHXH khi biết được nhiệm vụ, vai trò và bản chất của nó.
2.Chức năng, vai trò, bản chất, nhiệm vụ của BHXH
2.1. Chức năng- vai trò của BHXH.
a.Chức năng.
BHXH không những có chức năng phân phối và giám đốc mà do nó có tính đặc thù nên BHXH còn có tính kinh tế – xã hội cao. Nhưng nhìn chung BHXH có một số chức năng sau:
Thứ nhất: BHXH thay thế, bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hay mất việc làm do các nguyên nhân như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, chết.v.v.. Bất kỳ ai sinh ra cũng phải lớn lên, già đi rồi chết. Muốn tồn tại thì con người phải lao động nhưng lao động chỉ thực hiện khi còn có khả năng lao động, vậy còn lúc ốm đau hay về già thì sao. Người lao động tham gia BHXH sẽ có thể an tâm sản xuất và không phải lo lắng về thu nhập khi bất ngờ gặp rủi ro.
Thứ hai: BHXH tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Tạo sự công bằng trong xã hội.
Ta đã biết đối tượng tham gia BHXH là người lao động , người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ một phần của nhà nước. BHXH sẽ tiến hành phân phối lại giữa người giàu và người nghèo, người khoẻ mạnh và người ốm yếu phải nghỉ việc....Từ đó tạo sự công bằng trong xã hội.
Thứ ba: góp phần kích thích người lao động hăng say sản xuất.
Khi mạnh khoẻ người lao động được trả lương cho công việc của mình, khi rủi ro xảy ra người lao động được trợ cấp .Từ đó mà họ thấy được sự quan tâm của mọi người đối với họ đặc biệt là người sử dụng lao động.Và họ sẽ hăng say lao động hơn, kích thích sự sáng tạo là một trong những động lực làm tăng năng suất lao động.
Thứ tư: BHXH gắn lợi ích của người lao động với lợi ích của người sử dụng lao động và nhà nước.
Từ trước đến nay, người lao động và người sử dụng lao động luôn có mối quan hệ mâu thuẫn nội tại ở bên trong. Khi tham gia BHXH người lao động hăng say sản suất, tăng năng suất lao dộng và đây chính là lợi ích của người sử dụng lao động, nhà nước đã điều hoà mâu thuẫn nội tạng đó, bảo đảm cho xã hội được đảm bảo, và thu thuế từ người sử dụng lao động dễ dàng hơn.
Nhà nước không những thu được lợi ích kinh tế mà còn thu được lợi ích xã hội.
b.Vai trò.
Thứ nhất: Vai trò BHXH đối với người lao động, người sử dụng lao động .
Từ những chức năng của BHXH đã nêu ở trên ta thấy việc người lao động tham gia BHXH là thực sự cần thiết. Nó là điều kiện đảm bảo và bảo vệ nguời lao động trước những rủi ro bất ngờ có thể xáy ra, giúp họ có thể ổn định cuộc sống, yên tâm sản suất, tạo cho họ niềm tin vào tương lai và mọi người xung quanh. Nói chung BHXH và nguời lao động không thể tách rời và chỉ có BHXH là công cụ bảo vệ hữu hiệu nhất. Từ đó mà những người sử dụng lao động có thể tăng năng suất và tăng lợi nhuận.
Thứ hai: Vai trò của BHXH đối với nhà nước và nền kinh tế – xã hội.
BHXH đã chứng minh sự cần thiết của mình bằng những gì mang đến cho người lao động và người sử dụng lao đông và đặc biệt hơn nó đảm bảo sự ổn định trong từng tế bào của xã hội, làm cho xã hội ngày càng phát triển. Không những thế nó còn có vai trò trong việc phát triển nền kinh tế. Việc tham gia BHXH đã huy động một quỹ tài chính tương đối lớn, nguồn tài chính này sẽ được sử dụng để thực hiện các chế độ trong BHXH. Khi Quỹ BHXH nhàn rỗi nó sẽ được đầu tư vào nền kinh tế. BHXH là một biện pháp huy động vốn hữu hiệu cho nền kinh tế.
2.2.Bản chất của BHXH.
Thực chất BHXH là sự đền bù hậu quả của những rủi ro xã hội. Sự đền bù này được thực hiện thông qua quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập chung hình thành do sự đóng góp cuả các bên tham gia nhằm đảm bảo an toàn xã hội Như vậy bản chất của BHXH được thể hiện ở những nội dung sau:
Thứ nhất: BHXH là nhu cầu khách quan.
Qua nhiệm vụ và vai trò của BHXH ở trên, ta cũng đã thấy được BHXH quan trọng như thế nào đối với cuộc sống. Nó không những là nhu cầu khách quan của người lao động mà nó còn là nhu cầu khách quan của xã hội.
Thứ hai: BHXH có tính ngẫu nhiên phát sinh không đồng đều theo thời gian và không gian.
Các rủi ro là ngẫu nhiên trong cuộc sống theo thời gian và không gian nên cũng có thể nói việc chi trả các chế độ BHXH cũng là ngẫu nhiên ( trừ trường hợp tuổi già), vì vậy có thể coi BHXH là ngẫu nhiên
Thứ ba: BHXH vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội, đồng thời còn có tính dịch vụ.
Tính kinh tế, xã hội của BHXH đã được nêu ở trên. Ngoài ra BHXH còn mang tính dịch vụ ở chỗ. BHXH không phải là hoạt động sản xuất, muốn được hưởng các chế độ BHXH thì người lao động phải đóng phí và tất nhiên phải làm việc trong doanh nghiệp có đăng ký tham gia BHXH. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì tính dịch vụ và xã hội hoá của BHXH ngày càng cao.
2.3.Nhiệm vụ của BHXH.
Mỗi nước thực hiện các chế độ BHXH là khác nhau, nhưng nhìn chung BHXH có những nhiệm vụ sau:
Chỉ đạo và thực hiện công tác thu BHXH, quản lý quỹ, thực hiện các biện pháp nhằm tăng trưởng quỹ BHXH
Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, tổ chức công tác thống kê, hạch toán, kế toán việc thu, chi BHXH.
Thực hiện lưu giữ hồ sơ.
Có những kiến nghị, giải pháp về việc sửu đổi bổ xung về mức đóng, mức hưởng và các quy định khác của BHXH.
Xây dựng bộ phận thông, tin tuyên truyền, giải thích BHXH đối với các đối tượng tham gia.
Thường xuyên kiểm tra, kiện toàn tổ chức bộ máy, việc thu chi, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên.
Có những biện pháp nhằm tăng số lượng lao động và số doanh nghiệp tham gia BHXH.
II. Quỹ BHXH.
1.Nguồn hình thành.
Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập nằm ngoài Ngân sách nhà nước. Nó được hình thành từ các nguồn sau:
Thứ nhất là do sự đóng góp của người sử dụng lao động ( thường căn cứ vào tổng quỹ lương).
Thứ hai là do sự đóng góp của người lao động ( thường căn cứ vào lương tháng).
Thứ ba là do sự đóng góp và hỗ trợ thêm của nhà nước.
Thứ tư là các nguồn khác ( lãi đầu tư , các tổ chức từ thiện ...)
Tuỳ vào điều kiện kinh tế – xã hội và tập quán của mỗi nước mà có những mức đóng góp là khác nhau.
Ví dụ:
Việt Nam. người sử dụng lao động đóng 15% so với tổng quỹ lương. Người lao động đóng 5% lương tháng. Nhà nước đóng cho các cán bộ công nhân viên chức trong cơ quan nhà nước và hỗ trợ ( bù thiếu, đảm bảo thực hiện một số chế độ ...).
Cộng hoà liên bang Đức. Người sử dụng lao dộng đóng 16,3% đến 22,6% so với tổng quỹ lương. Người lao động đóng14,8% đến 18,8% lương tháng. Nhà nước tiến hành bù thiếu.
Malaxia. Người sử dụng lao động đóng 12,75% so với tổng quỹ lương. Người lao động đóng 9,5% lương tháng. Nhà nước chi toàn bộ chế độ ốm đau, thai sản.
Việt Nam, hàng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH theo quy định và trích từ tiền lương của người lao động nộp cho cơ quan BHXH. Tiền lương tháng của người lao động làm căn cứ để đóng BHXH gồm lương gạch bậc, chức vụ, hợp đồng, và các khoản phụ cấp khu vực, đắt đỏ, chức vụ, thâm niên, hệ số chênh lệch bảo lưu ( nếu có ). Ngoài ra hàng tháng bộ tài chính trích từ ngân sách nhà nước số tiền chuyển vào quỹ BHXH đủ chi cho các chế độ hưu trí, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất, bảo hiểm y tế, của những người lao động thuộc khu vực nhà nước.
Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của nhà nước, hạch toán độc lập và được nhà nước bảo hộ. Việc quản lý Quỹ BHXH, có sự phân cấp việc thu đóng do bộ phận thu của mỗi cấp đảm nhiệm và chịu trách nhiệm toàn diện sau đó sẽ được tập trung quản lý thống nhất theo chế độ quản lý tài chính của nhà nước.
2. Mục đích sử dụng quỹ.
Theo công ước 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ của Tổ chức lao động quốc tế ( ILO) thì quỹ BHXH dùng để trợ cấp cho 9 chế độ.
Chăm sóc y tế.
Trợ cấp ốm đau.
Trợ cấp thất nghiệp.
Trợ cấp tuổi già.
Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Trợ cấp gia đình.
Trợ cấp sinh đẻ.
Trợ cấp khi tàn phế.
Trợ cấp cho người còn sống ( trợ cấp mất người nuôi dưỡng).
Tuỳ vào điều kiện của mỗi nước mà có thể tham gia những điều kiện gì, nhưng ít nhất phải có một trong năm chế độ là: 3,4,5,8,9.
Việt Nam thực hiện năm chế độ đó là :
Trợ cấp ốm đau.
Trợ cấp thai sản.
Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trợ cấp hưu, mất sức lao động.
Trợ cấp tử tuất.
Để xét hưởng BHXH còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có: Thời gian đóng BHXH, khả năng thanh toán của quỹ, mức sống của dân cư, lương của người lao động, lương tối thiểu theo quy định của nhà nước...Tuy nhiên mức hưởng không cao hơn so với tiền lương của nguời lao động khi họ đang làm việc.
Ngoài ra quỹ BHXH còn dùng để chi trả cho chi phí quản lý hành chính, Phần nhàn rỗi dùng để đầu tư vào nền kinh tế nhằm sinh lời đảm bảo và tăng trưởng quỹ. Việt Nam, quỹ BHXH được giao cho cơ quan BHXH Việt Nam quản lý thu chi được thực hiện thông qua việc cấp phát sổ BHXH. Việc đầu tư tăng trưởng Quỹ BHXH phải giải quyết tốt một số vấn đề sau:
Thứ nhất, phải xác định rõ nguồn đầu tư.
Thứ hai, quy định rõ từng danh mục đầu tư và hạn mức đầu tư cho từng danh mục phải đảm bảo anh toàn và đảm bảo tăng trưởng Quỹ.
Thứ ba, không hạn chế ở danh mục đầu tư có thể mở rộng ra thêm các danh mục đầu tư trong nền kinh tế có nghĩa là đa dạng hoá danh mục đầu tư.
Thứ tư, phải phân tích dự án đầu tư một cách kỹ lưỡng và chắc chắn và thành lập một bộ phận chuyên chịu trác nhiệm về hoạt động đầu tư tăng tưởng Quỹ.
II. vai trò của công tác thu BHXH.
BHXH là chính sách lớn của nhà nước, việc chi trả các chế độ trong BHXH dựa trên nguyên tắc chia sẻ rủi ro của những người tham gia và nguyên tắc có đóng mới có hưởng. Việc thu BHXH là cần thiết khách quan. Nhìn chung về nguyên tắc thì công tác thu BHXH có một số vai trò sau:
1. Thu BHXH của những người tham gia để tạo ra một quỹ tài chính tập chung để chi trả cho các chế độ trong BHXH, chi phí quản lý hành chính, và các chi phí khác có liên quan. Vậy thu BHXH là điều kiện để thực hiện chính sách BHXH. Có thu tốt thì việc chi trả mới đạt hiệu quả. Từ đó kéo theo những lợi ích của BHXH mang lại đối với nền kinh tế-xã hội.
2. Từ việc xác định dự toán thu, mức thu, biện pháp thu phù hợp, phạm vi các đối tượng tham gia làm sao để đảm bảo thu đủ chi và quỹ BHXH ngày càng được mở. Để thực hiện công việc này BHXH phải dựa vào các số liệu như số doanh nghiệp, số lao động, mức tăng trưởng kinh tế, tiền lương tối thiểu, mức sống của dân cư...Đặc biệt ở Việt Nam, Công tác thu được triển khai đã dần dần xoá bỏ sự ỷ lại, giảm gánh nặng cho Ngân sách nhà nước.
3. Cung cấp số liệu thống kê cho các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên từ đó có căn cứ khoa học để phân tích sự biến động, Cơ cấu của các đối tượng tham gia BHXH và có những chính sách hợp lý như mức đóng, mức hưởng, công tác quản lý, kiểm tra, kiện toàn bộ máy...
BHXH là chính sách xã hội của nhà nước, Công tác thu đảm bảo cho BHXH được thực thi vì vậy Công tác thu là nền cho BHXH phát triển và trưởng thành.Thu BHXH là cần thiết khách quan cũng như chính sách BHXH vậy.
Chương II . thực trạng công tác thu BHXH ở việt nam
I.Giới thiệu chung về BHXH ở việt nam.
Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến các chế độ trong an sinh xã hội đặc biệt là chính sách BHXH và luôn tạo điều kiện để BHXH phát triển. Sự phát triển của BHXH có thể chia làm hai giai đoạn.
1.Giai đoạn trước năm 1995.
Ngay sau khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công. Đảng đã có một số sắc lệnh về BHXH cho cán bộ công chức viên chức nhà nước. Song vì điều kiện đất nước ta còn đang chiến tranh cho nên không có điều kiện thực hiện. Mãi ngày 27 tháng 12 năm 1961 Chính Phủ mới có nghị định số 218/CP ban hành kèm theo điều lệ BHXH tạm thời áp dụng cho cán bộ công nhân viên chức nhà nước, với các chế độ như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao dộng, hưu trí và tử tuất.
Trong hơn 30 năm ( 1961- 1993) thực hiện BHXH theo điều lệ tạm thời, Chính Phủ đã sửa đổi bổ xung rất nhiều lần. Song chính sách BHXH vẫn mang nặng tính bao cấp, đối tượng tham gia BHXH chỉ là cán bộ nhà nước không được mở rộng đến người lao dộng trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chưa xây dựng quỹ BHXH, mọi thu chi BHXH phụ thuộc vào Ngân sách nhà nước, cơ chế quản lý phân tán chưa tập chung thống nhất, điều này thể hiện ở việc BHXH được quản lý bởi hai cơ quan đó là Tổng công đoàn Việt Nam (hiện nay gọi là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam) quản lý quỹ BHXH ngắn hạn, Bộ lao động thương binh xã hội quản lý quỹ dài hạn. Tất cả các khoản chi đều lấy từ Ngân sách nhà nước, mà đối tượng được hưởng ngày càng tăng lên do đó đã tạo gánh nặng cho Ngân sách nhà nước.
2. Giai đoạn từ 1995 đến nay.
Năm 1995 với sự ra đời của bộ luật lao động đánh dấu một bước phát triển mới về các vấn dề lao động. Các quy định về BHXH như đối tượng tham gia, mức đóng, trách nhiệm đóng của người lao động và người sử dụng lao động, các chế độ BHXH, quỹ BHXH... được quy định khá rõ.
Ngày 26 tháng 1 năm 1995 Chính Phủ ban hành điều lệ BHXH bắt buộc kèm theo nghị định 12/CP áp dụnh cho công nhân viên chức nhà nước và các doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên và điều lệ BHXH kèm theo nghị định 45/CP áp dụng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp...
Theo nghị định 19/CP ngày 19 tháng 2 năm 1995 của Chính Phủ, thì BHXH sẽ được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính Phủ, sự quản lý nhà nước của Bộ lao động thương binh và xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, và sự giám sát của Tổ chức công đoàn. Theo đó việc thực hiện BHXH theo nghị định mới tạo lên những nét thay đổi mới trong BHXH Việt Nam đó là đối tượng BHXH được mở rộng đến người lao động làm công ăn lương trong các doanh nghiệp quốc doanh có sử dụng 10 lao động trở lên, quỹ BHXH tập chung đã được hình thành, với nguyên tắc có đóng mới có hưởng đã xoá bỏ tư tưởng ỷ lại vào Ngân sách nhà nước. Với chính sách BHXH thống nhất đã tạo được sự công bằng giữa những người lao động làm việc ở các thành phần kinh tế. Vì việc dựa vào lương để xác định mức đóng BHXH chỉ có thể áp dụng đối với những người lao động làm công ăn lương. Việt Nam tỉ lệ lao động tự do rất nhiều, lương không thể xác định theo tháng vì vậy để thực hiện chính sách BHXH đối với tất cả những người lao động là rất khó.
Điều đáng ghi nhận là năm 1996 BHXH tiến hành cấp phát sổ BHXH cho người lao động. Nhằm quản lý chặt chẽ các đối tượng tham gia, tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo sự công bằng cho người lao động, sổ BHXH còn là cơ sơ để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH.
Năm 2003, khi triển khai thực hiện Nghị định số 01/2003/NĐ-CP Ngày 9 tháng 1 năm 2003 của Chính Phủ, áp dụng đối với các doanh nghiệp có từ một lao động trở lên đã mở rộng được đối tượng tham gia song vì các doanh nghiệp từ mười lao động trở xuống ít có tổ chức đoàn thể do bận sản xuất kinh doanh khó có thể tập hợp lại để phổ biến Nghị định mới. Trong thời gian sắp tới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ : Khẩn trương mở rộng hệ thống BHXH và An sinh xã hội . Sớm xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội đối với người lao động thất nghiệp... Việt Nam đang có chủ chương tiến tới BHXH tự nguyện. Do vậy nhiệm vụ của Cơ quan BHXH trong thời gian tới rất nặng lề.
II. Thực trạng công tác thu ở việt nam.
Bàn về công tác thu BHXH ở Việt Nam ta cần phải nói đến những tồn tại và thuận lợi của công tác thu BHXH một vài năm qua. Từ đó nhìn một các tổng quan ta mới thấy được những gì BHXH đã, đang làm được và tương lai cần phải làm gì tất nhiên chỉ trên một khía cạnh đó là công tác thu BHXH mà thôi.
Ngay sau khi Bộ luật lao động có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 về điều lệ BHXH đối với người lao động trong các thành phần kinh tế. BHXH lúc này đã có những bước chuyển biến rõ rệt. Bằng sự nỗ lực cố gắng của lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công chức viên chức BHXH đã đạt được những kết quả quan trọng, trong đó đặc biệt là công tác thu BHXH. Do đối tượng tham gia BHXH từng bước được mở rộng cho nên số thu BHXH tăng nhanh qua từng năm. Năm 2002 số thu BHXH gấp ba lần số thu năm 1996. Năm 2003 đã thu được 11.470 tỷ đồng bằng 101,4 % kế hoạch đề ra, số lao động tham gia tăng 9,1 % so với năm 2002. Sáu tháng đầu năm 2004 toàn ngành đã thu được 4.600 tỷ đồng tăng so với cùng kỳ năm trước là 4,2 % bằng 183 tỷ đồng. Dự tính đến năm 2022 Quỹ BHXH ngày càng tăng trưởng và tích luỹ lớn. Số người tham gia ngày càng tăng lên như vậy thì dự tính Quỹ BHXH sẽ có số dư khoảng 200.000 tỷ vào năm 2022. Sau khi thực hiện cơ chế mới Công tác thu BHXH rõ ràng đã được tổ chức tốt và có hiệu quả hơn. Nhiều doanh nghiệp đã nâng cao được ý thức nộp BHXH.
Đã từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ bản đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của BHXH cũng như công tác thu. Việc quản lý Quỹ BHXH tập chung thống nhất phù hợp với đường lối đổi mới của của Đảng và Nhà Nước phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta.
Thuận lợi như vậy nhưng bất cập cũng không phải là không có.
Theo dự toán Ngân sách năm 2003 BHXH các tỉnh , thành phố và các khối lực lượng vũ trang với tổng thu là 11.345 tỷ đồng. Sau ba quý triển khai thực hiện toàn quốc mới đạt 60 % kế hoạch thấp hơn năm 2002 gần 5 %. Theo báo cáo tổng hợp của BHXH các tỉnh và thành phố đến ngày 31 tháng 7 năm 2003 toàn ngành thu được 5.002.309 triệu đồng đạt 45,4 % kế hoạch năm giảm 6,4% so với cùng kỳ năm 2002. Trong đó có 57 tỉnh và thành phố tỷ lệ thu BHXH giảm so với cùng kỳ năm 2002. Có 8 đơn vị giảm từ 10 đến 20 %. Nhiều nơi có ý kiến cho rằng dự toán thu là khá cao, và việc thực hiện nghiêm chỉnh ngay từ đầu của các cán bộ vào đầu năm không được tốt đến khi cuối năm mới chạy theo kế hoạch, phải chăng như vậy đã muộn.
Đặc biệt vấn đề trốn nợ đọng BHXH ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn rất phổ biến. Theo thống kê năm 2003 cả nước có khoảng 50.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với số lao động khoảng 1,5 vạn lao động. Tuy nhiên hiện nay chỉ có hơn 7000 doanh nghiệp tham gia BHXH chiếm khoảng 15 %. Chưa có nơi nào thu được 100 % trừ khu vực cán bộ công chức nhà nước, còn các doanh nghiệp tỷ lệ đóng BHXH cao nhất cũng chỉ đạt 80 đến 90 %. Tính đến cuối năm 2002 số tiền nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lên tới 33 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp vẫn trích lương của người lao động song lại không nộp lên cơ quan BHXH nhằm chiếm dụng số tiền đó. Hiện nay vẫn chưa có biện pháp để phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm nói trên. Công tác tuyên truyền về BHXH trong doanh nghiệp chưa được thực hiện, hầu như phần lớn người lao động và chủ sử dụng lao động không có hiểu biết gì về BHXH cho nên vẫn còn trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH.
Một số địa phương việc quản lý còn mang nặng tính hình thức, giải quyết công việc không triệt để. Lãnh đạo tỉnh chưa thực sự quan tâm đến công tác thu BHXH . Cán bộ BHXH tiếp cận đến các doanh nghiệp chưa kịp thời và thiếu đồng bộ...
Việc hướng dẫn thực hiện các văn bản mới về BHXH còn muộn. Các doanh nghiệp dưới mười lao động khó có thể tập hợp lại để phổ biến Nghị định số 01/2003 NĐ-CP và hầu như không có Tổ chức công đoàn. Cho nên để có thể tiến hành thu BHXH trong các đơn vị này là khó thực hiện.
Công tác kiểm tra thanh tra việc thực hiện BHXH của các cấp, các cơ quan chưa thường xuyên đó là một trong những kẻ hở cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trốn, nợ BHXH.
Trên đây chỉ là một số ưu nhược điểm trong công tác thu BHXH. Để thấy rõ hơn vấn đề này ta sẽ đi phân tích từng bất cập và xem xét nguyên nhân do đâu, từ đó mà có giải pháp để khắc phục để công tác thu ngày càng trở lên hoàn thiện hơn.
III. những bất cập và nguyên nhân của công tác thu BHXH.
1. Những bất cập.
1.1. Vấn đề trốn , nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Việc trốn đóng BHXH còn diễn ra ở các doanh nghiệp, nhưng theo số liệu thống kê ở trên ta thấy vấn đề trốn, nợ đọng BHXH ở khu vực các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh diễn ra rất phổ biến. Vậy trốn và nợ đọng BHXH của các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là do đâu?
Có hàng ngàn lý do để biện hộ cho vấn đề này. ở phía các Doanh nghiệp thì nói rằng do làm ăn không có lợi nhuận, bất ổn định, sản phẩm không bán được hay do bận làm ăn nên chưa có thời gian để tham gia BHXH..v.v..Còn ở phía cơ quan chức năng thì lại cho rằng không thể quản lý được vấn đề này. Thực chất thực trạng chấp hành Pháp luật lao động ở khu vực này còn yếu kém, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế. Vì vậy tuy BHXH là bắt buộc được luật quy định nhưng trên thực tế việc đốc thu BHXH chủ yếu vẫn là vận động thuyết phục.Vậy thì ai sẽ là người bất lợi nhất?. Đó chính là người lao động, thực sự quyền lợi của người lao động đã được đảm bảo?
Với số Doanh nghiệp ngày càng tăng thu hút một lượng lao động khá đông đảo. Song việc tham gia BHXH của các Doanh nghiệp thì cần phải nói đến. Như Phú Thọ, năm 2003 có khoảng 400 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh được cấp giấy phép hoạt động với số lao động là 11.673 người ( tính đến 12 năm 2001). Tuy nhiên, năm 1998 mới có 12 đơn vị với 2.494 lao động tham gia BHXH, số thu BHXH là 3,188 tỷ đồng. Năm 2002, có 58 đơn vị với 7.113 lao độnh, thu đạt 9,450 tỷ đồng. Theo báo cáo tổng hợp của BHXH các tỉnh và thành phố năm 2003, thì kiểm tra 39 doanh nghiệp ở Hà Nội phát hiện nợ 10.9 tỷ đồng, ở Phú Yên có 7 doanh nghiệp nợ 3,8 tỷ đồng, 10 doanh nghiệp ở Lâm Đồng nợ 3,5 tỷ đồng...Kiểm tra ở Hà Nội phát hiện 4.108 lao động chưa tham gia BHXH, Hải Phòng 3.172 lao động, Đà Nẵng có 2.155 lao động, Yên Bái có 1.530 lao động. Tại Hà Nội , năm 2002 kiểm tra 222 doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì có tới 112 doanh nghiệp chỉ đóng BHXH cho gần một nửa lao động thực tế. Có nhiều doanh nghiệp đã thu 6 % lương của người lao động nhưng không nộp cho cơ quan BHXH, điển hình cho việc né tránh đóng BHXH và chiếm dụng BHXH của người lao động là Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Hộ (Thành phố Hồ Chí Minh ), nếu tính sơ bộ từ năm 1997 đến nay ( ngày 5 tháng 12 năm 2003) số tiền chủ sử dụng lao động chiếm dụng của người lao động là 22 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp tư nhân khi làm đề án khả thi để thành lập và tuyển dụng lao động, thì có đưa ra những khả năng tài chính và sự quan tâm đến các chính sách của người lao động. Song khi đi vào hoạt động thì họ lại tìm cách lách luật, thậm chí nhiều lao động ký hợp đồng bằng miệng. Phần lớn lao động không hiểu BHXH là gì và coi như việc đóng BHXH như một loại thuế nên họ cũng không mấy mặn mà lắm trong việc đấu tranh tìm hiểu xem doanh nghiệp có nộp BHXH cho họ hay không. Nhưng cũng có nhiều lao động hiểu họ bị thiệt nhưng cũng không dám đấu tranh tất cả chỉ vì miếng cơm manh áo. Nếu giả sử họ có đứng lên đấu tranh thì có muôn vàn lý do để người sử dụng lao động đuổi việc họ. Họ chỉ là số rất ít và tất nhiên phần thiệt luôn thuộc về họ đơn giản vì “Trứng không thể chọi với Đá”. Một câu hỏi đặt ra là: Vậy tổ chức công đoàn đâu?. Tổ chức công đoàn ở đây cũng chỉ là những người làm công ăn lương và chắc gì họ đã hiểu BHXH là gì và thực sự họ đã phục vụ cho lợi ích của người lao động hay chưa, hay họ cũng chỉ là những người lao động bình thường như những người lao động khác.Thậm chí nhiều doanh nghiệp dưới 10 lao động không có Tổ chức công đoàn.
Trong cơ chế thị trường này, phần lớn các chủ sử dụng lao động chỉ quan tâm đến lợi nhuận, ít chăm lo đến lợi ích của người lao động. Khi chưa có Nghị định 01/2003/NĐ-CP, một số doanh nghiệp lách luật bằng cách chỉ sử dụng dưới 10 lao động hoặc hợp đồng lao động chỉ có thời hạn dưới 3 tháng. Còn đối với doanh nghiệp lớn thì thường không khai báo đúng số lao động sử dụng. Một phần cũng do việc làm không ổn định, nhiều doanh nghiệp lao động chỉ là lao động phổ thông, dễ mất việc làm do chuyển đổi loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp làm ăn có lãi song vẫn chưa tham gia đóng BHXH cho người lao động. Nguyên nhân là chưa có một chế tài xử phạt đủ mạnh đối với các doanh nghiệp vi phạm. Hay sự quản lý chưa chặt chẽ của cơ quan chức năng, không có sự phối kết hợp giữa các ngành các cấp và địa phương. Ví dụ tại Công ty TNHH Kwang Nam (Thành Phố Hồ Chí Minh ), cuối năm 2003 phát hiện nợ BHXH tới 4,8 tỷ đồng. Tại sao một doanh nghiệp hoạt động cả chục năm trời vi phạm Luật lao động như vậy mà mãi đến cuối năm 2003 mới phát hiện ra. Việc kiểm tra thanh tra thường xuyên với các doanh nghiệp là rất cần thiết. Song nếu kiểm tra tốt mà công ty vẫn sai phạm chấp nhận nộp phạt rồi lại tái phạm thì sao?.Phải chăng mức phạt chưa đủ cao, hay việc thực hiện các biện pháp răn đe còn chưa đủ mạnh điều này chỉ có cơ quan có thẩm quyền mới có thể trả lời một cách chính xác và hợp lý nhất.
1.2.Việc hoạch định, thực hiện chính sách của cơ quan chức năng.
Việc tăng chỉ tiêu thu BHXH năm 2003 cao hơn 60 % so với năm 2002 là mức tăng khá cao. Với Nghị định 01/2003/NĐ-CP đối tượng BHXH đã tăng lên một cách đáng kể. Song Nghị định mới ban hành việc hướng dẫn thực hiện còn chậm. Việc triển khai Nghị định cho khu vực phía Nam được tổ chức vào tháng 7 năm 2003, do vậy thực tế chỉ có năm tháng thực hiện. Còn các đơn vị có sử dụng dưới mười lao động khó có thể tập hợp lại để phổ biến Luật lao động và Nghị định số 01/2003/NĐ-CP. Số lượng cán bộ không đủ để có thể thực hiện nhiệm vụ mới cộng với cán bộ BHXH chưa tích cực, chủ động trong công việc, việc thực hiện chỉ mang tính hình thức. Nhiều tỉnh cho rằng mức dự toán thu là quá cao, triển khai thực hiện dự toán còn trông chờ, thiếu sự phấn đấu xa rời thực tế. Hàng năm mặc dù BHXH Việt Nam đã dự báo, tính toán giao dự toán thu sát với tỉnh đó. Nhưng cuối năm vẫn đề nghị điều chỉnh kế hoạch để rồi vượt số giao ban đầu. Như vậy người vạch định chính sách đã thực sự xuất phát từ thực tế hay chưa?
Mở rộng đối tượng tham gia là rất cần thiết, không những tăng thu cho Quỹ BHXH mà còn đảm bảo sự công bằng đối với người lao động. Nhưng vấn đề trốn nợ đọng trong các doanh nghiệp lớn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- D0142.doc