Lê Văn Quỳnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 55 - 59
55
MỘT PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ ĐỘ ÊM DỊU CỦA XE LU RUNG
Lê Văn Quỳnh*, Nguyễn Khắc Tuân
Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Dao động là một những nguyên nhân chính gây ra bệnh nghề nghiệp cho người điều khiển xe lu
rung. Bài báo này trình bày một phương pháp thí nghiệm xác định dao động của ghế ngồi người lái
xe lu rung bánh đơn trong một số điều kiện hoạt động. Kết quả đo được phân tích
5 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một phương pháp thí nghiệm đánh giá độ êm dịu của xe lu rung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, đánh giá theo
tiêu chuẩn ISO 2631-1 (1997-E). Kết quả đánh giá cho thấy độ êm dịu của xe chưa thỏa mãn được
tiêu chuẩn ISO, đồng thời nó cũng không đảm bảo được thời gian yêu cầu làm việc 4 giờ của
người điều khiển khi xe hoạt động. Ngoài ra kết quả này có thể căn cứ về mặt thực nghiệm cho
thiết kế tối ưu hệ thống đệm cách dao động cabin xe lu rung.
Từ khóa: Xe lu rung, thí nghiệm, độ êm dịu, tiêu chuẩn quốc tế, đánh giá.
GIỚI THIỆU*
Độ êm dịu là một thông số rất quan trọng khi
thiết kế xe lu. Ngày nay, độ êm dịu của xe
thường được xác định và đánh giá bằng
phương pháp mô phỏng số và thí nghiệm. Sử
dụng phương pháp thí nghiệm đã được các
nhà nghiên cứu trên thế giới tiến hành nghiên
cứu từ rất sớm, GS. Wu Guoliang và các cộng
sự (1987) đã tiến hành đo và đánh giá độ êm
dịu hoạt động xe lu rung CA25 thông qua tiêu
chuẩn đánh giá quốc tế [9] và đến sau đó một
số tác giả như Zeng Xianke và cộng sự (1990
)[10]; Beck L và cộng sự (2003) [2]; Ario
Kordetansi và cộng sự (2010) [1]; Hou Jingnu
và cộng sự (2011) [5], các công bố này đều
tiến hành đo và kết quả đo được phân tích
đánh giá theo tiêu chuẩn ISO2631-1 (1997-E)
[4]. Tuy nhiên, công trình này chưa chỉ rõ
được thời gian gây mệt mỏi - giảm hiệu suất
làm việc của người điều khiển mà chỉ đánh
giá độ êm dịu thông qua gia tốc dao động
bình phương trung bình, điều đó sẽ không
đánh hết ảnh hưởng của điều kiện hoạt động
đến hiệu suất làm việc của người điều khiển.
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xây
dựng phương pháp thí nghiệm nhằm xác định
mức độ dao động của ghế ngồi và thời gian
gây mệt mỏi giảm năng suất lao động của
người lái khi điều khiển xe lu rung bánh lu
đơn trong một số điều kiện hoạt động. Các kết
quả đo được so sánh với tiêu chuẩn ISO2631-
1(1997-E).
*
Tel: 0943141653; Email: lequynhdl@yahoo.com
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DAO ĐỘNG
Để đánh giá ảnh hưởng của dao động đến cơ
thể người, hiệp hội tiêu chuẩn quốc tế đã đưa
ra tiêu chuẩn ISO 2631-1 (1997). Theo tiêu
chuẩn này tần số dao động kích thích từ
nguồn phát kích thích đến các vị trí khảo sát
nằm trong khoảng từ 0.5 đến 80Hz.
Cả hai thông số là gia tốc bình phương trung
bình (aw) và thời gian mệt mỏi - giảm hiệu
suất làm việc (TFD0) trong tiêu chuẩn ISO
2631-1(1997) được chọn làm chỉ tiêu đánh
giá kết quả đo dao động ghế ngồi người điều
khiển xe lu rung khi xe hoạt động ở các điều
kiện khác nhau.
Gia tốc bình phương trung bình
Theo tiêu chuẩn ISO 2631-1(1997) thì gia tốc
bình phương trung bình được xác định theo
công thức dưới đây:
2
1
0
2 )(1
= ∫
T
WW dttaT
a (1)
Trong đó: aw là gia tốc dao động bình phương
trung bình; aw(t) là gia tốc dao động theo thời
gian(m/s2) và T là thời gian khảo sát(s).
Tổng gia tốc dao động bình phương trung
bình theo 3 phương X, Y, Z được xác định
theo công thức dưới đây:
( ) ( )[ ] 2/122 4.14.1 wzwywxv aaaa ++= (2)
Lê Văn Quỳnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 55 - 59
56
Trong đó awx; awy và awz lần lượt là gia tốc
bình phương trung bình theo các phương X,
Y và Z.
Dựa vào bảng 1 chúng ta có đánh giá chủ
quan về độ êm dịu của người điều khiển.
Bảng 1. Bảng đánh giá chủ quan độ êm dịu ô tô
theo ISO 2631-1
aw(m/s2) Cấp êm dịu
< 0.315 Thoải mái
0.315÷0.63 Một chút khó chịu
0.5 ÷ 1.0 Khó chịu
0.8 ÷ 1.6 Không thoải mái
1.25 ÷ 2.5 Rất khó chịu
> 2 Cực kỳ khó chịu
Thời gian mệt mỏi- giảm hiệu suất làm việc
Khi người điều khiển làm việc một thời gian
dài trong môi trường dao động dễ cảm thấy
không thỏa mái, mệt mỏi, thâm chí mắc một
số bệnh nghề nghiệp do dao động và tiếng ồn
gây ra. Chính vì vậy, tiêu chuẩn ISO 2631-
1(1997) đưa ra thông số đánh giá là thời gian
mệt mỏi- giảm hiệu suất lao động của người
điều khiển và nó được xác định theo công
thức dưới đây:
( )
( )
( )
( )
=
=
=
=
2
0
2
1
2
0
2
2
2
0
2
2
2
0
2
10
/4
/4
/4
/4
wzFDz
wyFDy
wxFDx
vFD
aTaT
aTaT
aTaT
aTaT
(3)
Trong đó: TFD0; TFDx; TFDy; TFDz và av; awx;
awy; awz; thời gian mệt mỏi – giảm hiệu suất
lao động và gia tốc dao động bình phương
trung bình của ghế ngồi người điều khiển theo
tổng cộng các phương và phương X, Y, Z; các
hệ số a1=2.8m/s2; a2=2m/s2 và T0=0.167 giờ
theo tiêu chuẩn quy định.
ĐO DAO ĐỘNG CỦA XE LU RUNG
Xe thí nghiệm: xe lu rung bánh đơn, thông số
kỹ thuật và đặc điểm kết cấu được tham khảo
tài liệu [7].
Thiết bị và bố trí: Thiết bị đo sử dụng hệ
thống đo động lực học LMS và phân tích của
Bỉ và cảm biến đo dao động ICP ba phương
(đặt phương cảm biến X, Y, Z trùng với
phương dọc, phương ngang và phương đứng
của ghế ngồi người điều khiển) và các thiết bị
được bố trí như hình vẽ 1.
(a) Xe thí nghiệm
(b)Cảm biến ICP (c) Bộ xử lý và hiện kết
quả đo
Hình 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Điều kiện thí nghiệm:
+ Vận tốc thí nghiệm: v = 3km/h và làm việc
trên mặt nền đàn hồi.
+ Tần số kích thích dao động thấp và cao của
bánh lu là f = 28 Hz và f = 35Hz.
Điều kiện làm việc:
+ Điều kiện 1: xe đứng yên nén và bánh lu
được kích thích dao động ở tần số thấp;
+ Điều kiện 2: xe chuyển động nén và bánh lu
được kích thích dao động ở tần số thấp;
Điều kiện 1 và 2 nguồn kích thích dao động
truyền lên người lái chủ yếu từ bánh lu và
động cơ đốt trong.
+ Điều kiện 3: xe đứng yên nén và bánh lu
được kích thích dao động ở tần số cao;
+ Điều kiện 4: xe chuyển động nén và bánh lu
được kích thích dao động ở tần số cao.
Điều kiện 3 và 4 nguồn kích thích dao động
truyền lên người lái không chỉ từ bánh lu và
động cơ đốt trong và còn từ mặt nền biến dạng.
Lê Văn Quỳnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 55 - 59
57
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
Các số liệu đo được ở bốn điều kiện làm việc
khác nhau của xe được xử lý bằng phần mềm
Matlab 7.0. Dưới đây là kết quả đo gia tốc
dao động theo 3 phương X, Y và Z của ghế
ngồi người điều khiển theo thời gian khi xe
hoạt động điều kiện 2 .
2 4 6 8 10-1
-0.5
0
0.5
1
Time/s
a x
/(m
/s2
)
(a) Phương X
2 4 6 8 10-1
0
1
Time/s
a y
/(m
/s2
)
(b) Phương Y
2 4 6 8 10-4
-2
0
2
4
Time/s
a z
/(m
/s2
)
(a) Phương Z
Hình 2. Gia tốc theo thời gian của ghế ngồi
theo 3 phương X, Y, Z.
Để đánh giá ảnh hưởng của dao động đến độ
êm dịu, sức khỏe và hiệu quả người điều
khiển dưới các điều kiện làm việc khác nhau,
các tác giả đã tiến hành phân tích kết quả đo
theo hai thống số aw và TFD dưới đây:
Ảnh hưởng điều kiện làm việc đến độ êm
dịu người điều khiển:
Căn cứ vào kết quả đo trong 4 điều kiện hoạt
động khác nhau, các gia tốc dao động bình
phương bình của ghế ngồi theo 3 phương
X,Y, Z được xác định theo công thức (1) và
tổng gia tốc dao động bình phương trung bình
theo 3 phương được xác định theo công thức
(2). Dưới đây là kết quả dạng bảng và đồ thị.
Bảng 2. Các gia tốc awx, awy, awz và av khi xe hoạt
động trong 4 điều kiện khác nhau
Đ/K awx
(m/s2)
awy
(m/s2)
awz
(m/s2)
av
(m/s2)
1 0.5675 0.5062 0.9740 1.2357
2 0.6772 0.5754 1.2490 1.5329
3 0.4954 0.3939 0.7992 1.0195
4 0.6439 0.5542 1.1120 1.3994
0
0.5
1
1.5
2
a w
/(m
/s2
)
Dieu kien 1
Dieu kien 2
a
v
0.5675
0.6772
0.5062
0.5754
0.9740
1.2357
1.5329
1.2490
a
wz
a
wyawx
Hình 3. So sánh gia tốc dao động bình phương
trung bình của ghế ngồi ở điều kiện 1 và 2
0
0.5
1
1.5
2
a w
/(m
/s2
)
Dieu kien 3
Dieu kien 4
0.4954
0.6439
0.3939
0.5542
0.7992
1.1120
1.0195
1.3994
a
wz
a
v
a
wyawx
Hình 4. So sánh gia tốc dao động bình phương
trung bình của ghế ngồi ở điều kiện 3 và 4
0
1
2
0
a w
/(m
/s2
)
Dieu kien 1
Dieu kien 3
0.7992
1.2357
1.0195
0.3939
a
v
a
wz
a
wy
a
wx
0.5062
0.9740
0.4954
0.5675
Hình 5. So sánh gia tốc dao động bình phương
trung bình của ghế ngồi ở điều kiện 1 và 3
0
0.5
1
1.5
2
Dieu kien 2
Dieu kien 4
a
v
a
wz
a
wy
a
wx
0.6439
0.6439 0.5754
0.5542
1.2490
1.1120
1.5329
1.3994
Hình 6. So sánh gia tốc dao động bình phương
trung bình của ghế ngồi ở điều kiện 2 và 4
Lê Văn Quỳnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 55 - 59
58
Từ kết quả bảng 2 và các hình 3, 4, 5, 6 chúng
ta thấy rằng:
1) Khi bánh lu rung được kích thích dao động
tần số thấp, các giá trị awx, awy, awz và av đều
lớn hơn khi bánh lu rung được kích thích dao
động ở tần số, đặc biệt là phương Z, điều đó
dẫn tới độ êm dịu người điều khiển của xe
giảm xuống. Nguyên nhân là do khi xe làm
việc chế độ này xuất hiện các tần số kích
thích dao động thấp sinh ra từ nguồn kích
thích động cơ đốt trong, bánh lu rung và mặt
nền biến dạng mà hệ thống đệm cách dao
động của xe không phát huy hiệu quả dập tắt
dao động dẫn tới các giá trị gia tốc dao động
của ghế người điều khiển tăng lên.
(2) Khi xe hoạt động điều kiện 2 và 4, các giá
trị awx, awy, awz và av đều lớn khi xe hoạt động
điều kiện 1 và 3, đặc biệt là phương Z, điều
đó dẫn độ êm dịu người điều khiển giảm
xuống. Nguyên nhân là do khi xe chuyển
động bánh xe tiếp xúc mặt nền đường biến
dạng sinh ra các tần số kích thích dao động
thấp truyền lên xe.
(3) Đối chiếu với bảng 1 theo quan điểm chủ
quan đánh giá thì không điều kiện làm việc
nào của xe thỏa mãn điều kiện về êm dịu của
người điều khiển theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
2631-1.
Ảnh hưởng điều kiện làm việc đến sức
khỏe và hiệu suất lao động của người
điều khiển
Theo công thức (3) và kết quả 2 ta tính toán
được thời gian mệt mỏi – giảm hiệu suất làm
việc người điều khiển ở các điều kiện làm
việc khác nhau và kết quả được thể hiện trong
bảng 3.
Từ kết quả bảng 3 chúng ta thấy rằng:
(1) Khi các giá trị gia tốc dao động bình
phương trung bình tăng lên, thì thời gian mệt
mỏi- giảm hiệu suất lao động của người điều
khiển giảm xuống.
(2) Khi xe hoạt động ở các điều kiện 1, 2 và
4, giá trị TFD0 = (2.23÷3.43) giờ thời gian này
nhỏ hơn 4 giờ theo yêu cầu của 1 ca làm việc
[8], hay nói cách khác là người điều khiển
cảm thấy mệt mỏi sau 4 giờ làm việc. Nguyên
nhân là do độ êm dịu hoạt động xe không đảm
bảo yêu cầu. Vì vậy để nâng cao độ êm dịu,
sức khỏe và hiệu suất lao động của người điều
khiển, bước tiếp theo chúng ta nên phải tiến
hành cải tiến thiết kế hệ thống đệm cách dao
động của xe.
Bảng 3. Các giá trị TFDx, TFDy, TFDz và TFD0 ở các
điều kiện làm việc khác nhau
Đ/K TFDx/h TFDy/h TFDz/h TFD0/h
1 8.29 10.43 5.52 3.43
2 75.83 8.07 3.36 2.23
3 10.89 17.22 8.19 5.04
4 6.44 8.69 4.23 2.67
KẾT LUẬN
Thông qua thí nghiệm và phân tích kết quả đo
dao động của xe lu rung ở các chế độ làm việc
khác nhau chúng ta có thể rút ra được một kết
luận sau:
(1) Khi xe hoạt động ở điều kiện 1 và 2, các
giá trị gia tốc dao động bình phương trung
bình giảm xuống dẫn đến độ êm dịu người
điều khiển giảm. Nguyên nhân là do các chế
độ làm việc này các nguồn kích thích mặt
nền, bánh lu rung, động cơ đốt trong sinh ra
các tần số dao động kích thích thấp truyền lên
ghế ngồi người điều khiển mà hệ thống cách
dao động không phát huy có hiệu quả dập tắt.
(2) Khi xe hoạt động ở điều kiện 1, 2 và 4, giá
trị TFD0 = (2.23÷3.43) giờ thời gian này nhỏ
hơn thời gian yêu cầu làm việc 4 giờ.
Bước nghiên cứu tiếp theo, các tác giả tiến
hành tối ưu thiết kế và chế tạo hệ thống đệm
cách dao động cabin và ghế ngồi người điều
khiển nhằm nâng cao độ êm dịu, sức khỏe và
hiệu suất lao động của người điều khiển.
Lê Văn Quỳnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 55 - 59
59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ario Kordestani, Subhash Rakheja, Pierre
Marcotte, et al(2010). Analysis of Ride Vibration
Environment of Soil Compactors[J]. AE Int. J.
Commer. Veh., Vol.3(1), pp. 259-272.
[2]. Beck L., Bloswick D. and Sesek, R.(2003).
Health Effects of Vibrating Equipment - A
Comparative Analysis of a Caterpillar CS-433B
Vibratory Compactor, the 2nd Annual Regional
National Occupational Research Agenda (NORA)
Young, New investigators symposium. Salt Lake.
[3]. Le Van Quynh, Jianrun Zhang, Guowang Jiao,
et al(2011). Vibration Analysis and Optimal
Design for Cab’s Isolation System of Vibratory
Roller. Advanced Materials Research, Vol.199-
200,pp. 936-940.
[4]. ISO 2631-1 (1997). Mechanical vibration and
shock-Evanluation of human exposure to whole-
body vibration, Part I: General requirements, The
International Organization for Standardization.
[5]. 侯劲汝(2011).
双钢钢振动动路机减振性能的研究.
西安:长安大学.
[6]. Le Van Quynh (2013),
振动动路机驾驾室振动研究与控制,南京:东
南大学.
[7]. Le Van Quynh, 张建润,刘晓波,等(2013).
振动动路机用于不同土壤地面的平顺性评价[J].
农农工程学报, 29(9): 39-47
[8]. 余志生(2002). 汽车理论.
北京:中国计量出版社.
[9]. 吴国梁,程序,张思(1987).
振动动路机乘坐舒适性的试试研究[J].建筑机械
, 1(12), pp. 25-30.
[10]. 曾献科 张仲甫(1990).
振动动路机乘坐舒适性试试研究.
四川工农学院学报, 9(1), pp. 217-22
SUMMARY
AN EXPERIMENTAL METHOD FOR EVALUATING RIDE COMFORT
VIBRATORY ROLLER
Le Van Quynh*, Nguyen Khac Tuan
College of Technology – TNU
Vibration is a major cause of occupational diseases for vibrator driver. This paper presents an
experimental method of determining the seat’s driver vibration of the single drum vibratory roller
under the different operating conditions. The experimental results are analyzed and evaluated
according to the ISO 2631: 1997 (E) standard. The evaluation results have shown that the vehicle
ride comfort is not satisfied the international standard, at the same time, it is also less than keep
drivers work efficiency time 4=FDT hours of operation requirements when it operates. In
addition, the study results can provide an experimental basis for the optimal design for cab’s
isolation system of vibratory roller.
Key words: Vibratory roller, experiment, ride comfort, ISO 2631, evaluation.
Ngày nhận bài: 13/3/2014; Ngày phản biện: 15/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/3/2014
Phản biện khoa học: PGS.TS. Lưu Văn Tuấn – Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
*
Tel: 0943141653; Email: lequynhdl@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_phuong_phap_thi_nghiem_danh_gia_do_em_diu_cua_xe_lu_rung.pdf