Tài liệu Môi trường tương quan giữa các chỉ số phát triển con người, phát triển kinh tế và phát triển giáo dục ở đồng bằng sông Cửu Long: ... Ebook Môi trường tương quan giữa các chỉ số phát triển con người, phát triển kinh tế và phát triển giáo dục ở đồng bằng sông Cửu Long
114 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Môi trường tương quan giữa các chỉ số phát triển con người, phát triển kinh tế và phát triển giáo dục ở đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Mai Phương
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ
PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI, PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành: Địa lý học (trừ Địa lý tự nhiên)
Mã số: 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐẶNG VĂN PHAN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học công nghệ - sau đại học,
Ban Chủ nhiệm khoa Địa lí và Quý Thầy cô giảng dạy các chuyên đề trong
suốt niên khoá 2006-2009 vừa qua.
Tác giả gửi lời biết ơn cảm động đến với PGS.TS. Đặng Quốc Bảo đã gửi
tặng những tài liệu hết sức quý báu.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc đến Thầy hướng dẫn trực tiếp
PGS.TS. Đặng Văn Phan đã luôn theo sát và tận tình hướng dẫn tác giả trong
suốt quá trình nghiên cứu luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và các đồng nghiệp Trung tâm Nghiên
cứu kinh tế miền Nam – Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và đầu tư
đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả hoàn thành luận văn.
Cũng không quên gửi lời cảm ơn đến các cơ quan, ban ngành đã cung cấp,
hỗ trợ về mặt tư liệu, số liệu; đặc biệt là Trung tâm Thông tin và dự báo KT-
XH Quốc gia tại Tp.HCM thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến với gia đình, các bạn học K17
cũng như bạn bè xa gần khác đã dành những lời động viên khích lệ, những
cảm thông, sẻ chia trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009
Tác giả
Nguyễn Thị Mai Phương
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCHTƯ: Ban Chấp hành Trung ương
CD (Compact Disc): Đĩa CD
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
ĐBSH: Đồng bằng Sông Hồng
HDI (Human Development Index): Chỉ số phát triển con người
HDR (Human Development Report): Báo cáo phát triển con người
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm trong nước
GDP/người: Tổng sản phẩm trong nước bình quân trên đầu người
MDG (Millennium Development Goals): Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ
PPP (Purchasing Power Parity): Sức mua tương đương
UNDP (United Nations Development Programme): Chương trình Phát triển Liên
hiệp quốc
WB (World Bank): Ngân hàng Thế giới
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, lợi thế phát triển của thế giới không chỉ là điều kiện tự
nhiên hay nguồn lực tài chính, thay vào đó là con người và trí tuệ con người. Thực tiễn
cho thấy, từ phương diện đầu tư cho phát triển thì việc đầu tư vào yếu tố con người,
không ngừng nâng cao vốn con người được coi là đầu tư có hiệu quả nhất. Kinh
nghiệm một số quốc gia phát triển khẳng định chiến lược ưu tiên đầu tư có định hướng
cho con người thông qua việc đẩy mạnh chi tiêu một số lĩnh vực xã hội: giáo dục, y tế,
an sinh xã hội và xoá đói giảm nghèo… đã làm nên những bước tiến thần kỳ trong tăng
trưởng kinh tế và đổi mới xã hội.
Năm 1990, Báo cáo phát triển con người UNDP đã đưa ra một phương pháp, một
cách tiếp cận theo những tiêu chí mới trong việc đánh giá sự phát triển con người thông
qua chỉ số HDI. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước ta, phát triển con
người một cách toàn diện luôn là mục tiêu xuyên suốt trong mọi chính sách của Đảng
và Nhà nước. Đại hội Đảng lần thứ IX, tháng 4 năm 2001, đã xác định một trong
những mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 là:
“Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta”. [I, tr.160]. Điều đặc
biệt là lần đầu tiên chỉ số phát triển con người HDI đã cùng những chỉ tiêu tăng GDP
trở thành mục tiêu chiến lược của cả đất nước, cả dân tộc.
Để thực hiện được mục tiêu đó, xem xét, phân tích mối tương quan giữa hai chỉ
số HDI và GDP là rất cần thiết cho việc xác định ưu tiên và tiến độ thực hiện thích hợp.
Ngoài ra, giáo dục là một trong những nhân tố quan trọng trong việc hình thành
chỉ số phát triển con người. Chỉ số phát triển giáo dục phản ánh trạng thái phát triển
giáo dục trong mối quan hệ với các khía cạnh của phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên
cứu mối tương quan giữa chỉ số giáo dục và chỉ số phát triển con người, cũng như giữa
chỉ số phát triển giáo dục và chỉ số phát triển kinh tế nhằm phản ánh giáo dục là mục
tiêu của quá trình phát triển.
Giáo dục ở Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn nằm ở vị trí thấp nhất trong bản đồ
giáo dục cả nước. Chỉ số phát triển con người HDI của các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu
2
Long chủ yếu ở nhóm trung bình. Tăng trưởng GDP luôn cao hơn mức trung bình cả
nước. Và như vậy, tìm hiểu mối tương quan giữa chỉ số phát triển con người, chỉ số
phát triển kinh tế và chỉ số phát triển giáo dục để tìm hiểu có sự nghịch lý hay không.
Từ đó đưa ra những kiến nghị, định hướng phát triển kinh tế - xã hội một cách hợp lý
nhất trong giai đoạn tới nhằm làm cho người dân đồng bằng được hưởng thụ cuộc sống
hạnh phúc và bền vững hơn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Tìm hiểu, củng cố những lí luận về quan niệm phát triển con người và vai trò
của chỉ số phát triển con người HDI cũng như các chỉ tiêu thành phần của chỉ số HDI.
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển chỉ số phát triển con người ở vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long.
Tìm hiểu, phân tích mối tương quan giữa các chỉ số phát triển con người, phát
triển kinh tế và phát triển giáo dục.
Đề xuất một số định hướng cơ bản nhằm nâng cao chỉ số phát triển con người
cũng như để đạt được mối tương thích cao hơn trong giai đoạn tới.
2.2. Nhiệm vụ
Cung cấp được các kiến thức nền tảng về chỉ số HDI; tạo ra được sự thống nhất
về cơ sở phương pháp luận cho việc tính chỉ số HDI áp dụng ở Việt Nam nói chung và
vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng.
Tính toán, đánh giá và so sánh hiện trạng phát triển các chỉ số ở vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long với các vùng khác và cả nước.
Đánh giá mối tương quan qua lại giữa các chỉ số phát triển con người, phát triển
kinh tế và phát triển giáo dục với các vấn đề đặt ra:
+ Mức độ tương thích của các chỉ số này;
+ Ý nghĩa của mỗi chỉ số vào đóng góp tăng lên của HDI;
+ Sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau theo chiều thuận hay nghịch;
+ Những nhận xét, quan điểm, kiến nghị nào được đưa ra…
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là những chỉ số phát triển con người
HDI; chỉ số tăng trưởng kinh tế mà đại diện là chỉ tiêu GDP, GDP/người và chỉ số phát
triển giáo dục… trên phạm vi 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đề tài nghiên cứu với nguồn dữ liệu cơ bản là năm 1999 và 2004, dựa trên Báo
cáo phát triển con người Việt Nam 2001 và 2006 điều tra đến từng tỉnh thành phố của
cả nước. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng nguồn số liệu từ Niên giám thống kê hàng
năm của các tỉnh, thành phố Đồng bằng Sông Cửu Long.
Dựa trên số liệu gộp với các quan sát là 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng Sông Cửu
Long trong giai đoạn 1999-2004, đề tài áp dụng hàm Forecast để mở rộng nghiên cứu
mối tương quan giữa các chỉ số đến năm 2007.
4. Hệ thống quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Hệ thống quan điểm
- Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: Đây là quan điểm cơ bản, truyền thống và được
xem là đặc trưng của Địa lý học. Đó là khi xem xét các sự vật hiện tượng địa lý phải
đặt chúng trong mối quan hệ về không gian. Quan điểm này luôn chiếm được sự đồng
thuận cao bởi trong thực tế các sự vật và hiện tượng địa lý luôn luôn có sự phân hóa về
mặt không gian, làm cho chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác. Trong quá
trình nghiên cứu đề tài, tác giả luôn đặt các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long trong mối quan hệ không gian của vùng và của vùng với các vùng khác trong cả
nước để so sánh và đánh giá.
- Quan điểm hệ thống: Con người và sự phát triển con người, cũng như các quá
trình vận động, phát triển kinh tế - xã hội không phải là một quá trình đơn lẻ, độc lập
mà còn gắn kết với các quá trình vận động tự nhiên, xã hội khác. Chúng là bộ phận cấu
thành của hệ thống kinh tế - xã hội hoàn chỉnh, luôn luôn vận động và phát triển không
ngừng, do đó, phải xem xét trên quan điểm hệ thống.
- Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Các sự vật hiện tượng trong quá trình vận động
và phát triển của mình không chỉ biến đổi về mặt không gian mà còn có sự thay đổi
theo thời gian. Đặc biệt là vấn đề con người luôn có sự đa dạng và biến đổi phức tạp.
Sự phát triển con người từ quan niệm, nhận thức, bản chất, thái độ đối xử... với vấn đề
4
này trong quá khứ luôn có sự ảnh hưởng nhất định đến quá trình đánh giá trong hiện tại
và tương lai. Do đó, việc nghiên cứu đề tài luôn được xem xét trong mối liên hệ quá
khứ - hiện tại – tương lai để làm rõ hơn bản chất của vấn đề theo thời gian, đảm bảo
được tính logic, khoa học và chính xác.
- Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững: Quá trình phát triển của con người
luôn chịu ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Đồng thời con người cũng có những tác
động làm biến đổi môi trường xung quanh. Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của
con người trong quá trình phát triển của mình cần phải quán triệt quan điểm sinh thái
và phát triển bền vững khi nghiên cứu vấn đề. Phát triển con người phải đi đôi với phát
triển kinh tế, công bằng xã hội và phát triển môi trường bền vững, mục đích cuối cùng
là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Đây là một phương pháp rất quan trọng
trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở sưu tầm nhiều nguồn tài liệu
khác nhau, chúng ta tiến hành chọn lọc và xử lý nguồn thông tin, số liệu đáng tin cậy
nhất phục vụ hiệu quả cho đề tài.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: dựa trên việc phân tích nguồn tài liệu đã
có cũng như những nhận định quan sát từ thực tế, chúng ta mới có cái nhìn toàn
diện về vấn đề nghiên cứu. Từ đó, rút ra được những nội dung tổng hợp nhất, đầy
đủ nhất đáp ứng được những nhiệm vụ và mục tiêu mà vấn đề đặt ra.
- Phương pháp bản đồ - biểu đồ: Đây là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa
lí. Sử dụng phương pháp này giúp cho các vấn đề nghiên cứu được cụ thể, trực quan và
toàn diện hơn. Các bản đồ trong đề tài được thành lập bằng phần mềm Mapinfo 7.5,
dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập và xử lý. Ngoài ra, đề tài còn thể hiện các mối
quan hệ địa lí thông qua hệ thống bảng số liệu và biểu đồ.
- Phương pháp khảo sát: là phương pháp cần thiết để tăng thêm độ tin cậy của các
nguồn tài liệu thu thập và tính khách quan cho đề tài.
- Phương pháp lượng hoá: làm tăng tính định lượng trong khi lập luận nghiên cứu
các sự vật, hiện tượng địa lý, sẽ làm giảm đi sự suy đoán định tính.
5
- Phương pháp dự báo: Đề tài sử dụng phương pháp dự báo dựa trên cơ sở tính
toán từ các số liệu đã thu thập được và sự phát triển có tính quy luật của các sự vật,
hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Phương pháp chuyên gia: trong quá trình thực hiện đề tài, để đảm bảo tính
khoa học và đưa ra được những dự báo chính xác, hợp lí... cần phải tham khảo ý kiến
của các chuyên gia, những nhà nghiên cứu về con người, nguồn nhân lực, về kinh tế
học giáo dục...
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu này thực sự có ý nghĩa và mang tính thực tiễn, tính nhân văn cao, vì
các lý do sau:
- Giải thích một cách khoa học mức đóng góp của tăng trưởng kinh tế vào việc
tăng lên của chỉ số HDI; cũng như biểu đạt phần đóng góp của nhân tố giáo dục vào
chỉ số HDI. Sự đóng góp là hợp lý hay không;
- Nhận định được tiềm năng của giáo dục có thể tác động vào sự gia tăng của
thu nhập kinh tế;
- Tạo một cơ sở lý luận khoa học vững chắc để giải quyết các vấn đề này. Có
những biện pháp thúc đẩy, tăng cường nhằm nâng cao chỉ số HDI trong tương lai,
làm cho cuộc sống mọi người dân tốt đẹp hơn.
- Có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp, các ngành chỉ đạo thực hiện các
nhiệm vụ kinh tế - xã hội; trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy…
6. Cấu trúc của luận văn
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Mối tương quan giữa các chỉ số phát triển con người, phát triển kinh tế
và phát triển giáo dục ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Chương 3: Một số định hướng cơ bản nhằm nâng cao chỉ số phát triển con người
ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Kết luận
6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. QUAN NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN
Từ bản chất sinh học của mình, con người khi được sinh ra đã luôn khiếp sợ
cái đói. Khi đã chế ngự được phần nào cái đói, con người lại luôn bị ám ảnh bởi cái
nghèo. Có thể nói nghèo đói luôn là kẻ thù rình rập con người suốt lịch sử phát triển
của mình cho đến hôm nay. Và đến tận năm 2015, người ta tính rằng dù có giảm
được một nửa số người trên thế giới sống dưới mức 1 USD/ngày thì vẫn còn khoảng
900 triệu người ở các nước đang phát triển còn phải sống trong cảnh vô cùng nghèo
khó 1. Chính vì lẽ đó mà từ hàng ngàn năm nay, con người và cả xã hội luôn lấy sự
giàu có làm mục tiêu phấn đấu.
1.1.1. Quan niệm phát triển kinh tế
Trong chiến lược phát triển của mình, các chính phủ đã từng lấy việc mở rộng
năng lực sản xuất của cải vật chất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng
đầu. Tăng trưởng kinh tế không chỉ được xem là chìa khóa của sự phát triển mà còn
bị đánh đồng với tiến bộ xã hội. Nhằm lượng hóa sự phát triển này, các khái niệm
tổng sản phẩm quốc gia (GNP – Gross National Product) hoặc tổng sản phẩm
trong nước (GDP – Gross Domestic Product) trên đầu người đã ra đời vào những
năm 60 của thế kỷ 20. Trong bất cứ kế hoạch phát triển quốc gia nào, chỉ số
GDP/người cũng được tính toán kỹ càng nhất và được đưa lên hàng đầu. Trên
trường quốc tế, chỉ số trên đã sớm trở thành tiêu chí duy nhất để phân loại các quốc
gia, xếp quốc gia này vào nhóm nước đã phát triển hay xếp quốc gia kia vào nhóm
nước đang phát triển. Bất bình đẳng xã hội, sự nghèo khó cùng cực của một bộ
phận dân cư, sự xuống cấp của môi trường tự nhiên và xã hội… tất cả đều được
chấp nhận như là cái giá phải trả cho sự phát triển, nói cho chính xác hơn là trả cho
sự tăng trưởng. Tuy nhiên thực tế cho thấy tại nhiều quốc gia, GDP/người tăng
nhưng thất nghiệp và nghèo đói cùng cực cũng tăng theo hoặc không giảm; khoa
1 Báo cáo phát triển con người 2001 – Đổi mới vì sự phát triển con người. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2001, trang 28.
7
học kỹ thuật phát triển giúp con người bay lên cung trăng nhưng tỷ lệ người mù
chữ, người không có nước sạch, người không được hưởng các dịch vụ y tế tối thiểu
cũng tăng; vệ tinh truyền hình biến thế giới thành “ngôi làng” nhưng phần lớn cư
dân lại đói thông tin và bị tước mất cơ hội để phát triển;… Truớc những nghịch lý
trên, quan niệm rằng cứ tăng thu nhập đầu người là có thể đem lại sự phồn vinh cho
quốc gia đã sụp đổ. Hơn nữa, một quốc gia có GDP/người cao chưa hẳn là xây dựng
được một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh – một ước mơ từ ngàn năm của loài
người. Người ta nhận ra rằng thật là nông cạn và phiến diện khi đo trình độ phát
triển của một xã hội mà chỉ dùng tiêu chí là GDP/người, tỷ lệ tăng GDP hàng năm
hay các chỉ tiêu về của cải tiện nghi vật chất.
Đến những năm 70, người ta chuyển sang quan niệm tăng trưởng phải có phát
triển, hiểu là tăng trưởng nguồn thu nhập kinh tế phải kéo theo những biến đổi tích
cực trong đời sống xã hội và đời sống con người, cả vật chất lẫn tinh thần. Vấn đề
tăng trưởng kinh tế được gắn với vấn đề phát triển văn hóa – xã hội, phát triển con
người. Từ đó, phát triển bền vững dần trở thành tư tưởng trung tâm trong nhận thức
về phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển bền vững không chỉ là phát triển kinh tế, tăng
nguồn vốn, đó còn là bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên của trái đất mà thế hệ
chúng ta đang “vay” của thế hệ sau, đó còn là bảo vệ sự đồng thuận của cộng đồng
trong việc định hướng và chia sẽ những giá trị xã hội, bảo vệ sự ổn định xã hội.
Việc nhân loại chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng sang mô hình phát triển bền
vững đòi hỏi trước hết phải có những nhận thức mới, sâu sắc hơn về phát triển và
sau đó hình thành những công cụ đo đạc mới, sử dụng tiêu chí mới, khắc phục được
tính phiến diện của tiêu chí tăng trưởng GDP/người.
Nhà kinh tế Theodor Schoultz (giải thưởng Nobel kinh tế 1979), người đã đưa
ra khái niệm vốn con người (Human Capital), quan niệm rằng nền kinh tế của mỗi
nước tồn tại và phát triển vừa nhờ vốn vật chất – tư bản vật chất – như tài nguyên,
đất đai, vừa nhờ vốn con người. Môn phái của Schoultz cho rằng sự đầu tư vào giáo
dục sẽ tạo ra vốn con người và loại tư bản này cũng giá trị chẳng kém tư bản vật
chất. Nhờ giáo dục mà con người thành chủ sở hữu của hai nhân tố: lao động sống
8
(chủ yếu là năng lực thể chất) và tư bản người (vốn con người) là năng lực trí tuệ
của mỗi cá nhân. Mỗi nhân tố này tạo ra phần nhất định trong thu nhập cá nhân.
Trong hai nhân tố này thì năng lực trí tuệ là quan trọng nhất. Người ta đã cố gắng
đưa ra một hàm số biểu thị sự tăng trưởng kinh tế như sau:
Q = F (K, L, H, A)
trong đó: K là vốn vật chất (Capital)
L là lực lượng lao động (Labour Force)
H là vốn con người (Human Capital)
A là nhân tố tổng hợp gồm thông tin, tri thức, vốn xã hội (mức độ
đoàn kết xã hội, tinh thần sẵn sàng hành động – những yếu tố tạo ra
sức mạnh tổng hợp trong quan hệ giữa nhà nước với công dân) và
vốn tổ chức (được đặc trưng bằng các luật lệ, quy chế hoạt động).
Đến thập kỷ 80 ra đời khái niệm nguồn lực con người (Human Resource).
Nguồn lực con người được quan niệm là tổng thể tiềm năng lao động của một đất
nước, một cộng đồng, gồm cả dân số trong và ngoài “độ tuổi lao động”. Nguồn
nhân lực cần được quản lý, chăm sóc và phát triển từ tuổi ấu thơ, tuổi vị thành niên,
tuổi lao động và cả sau tuổi lao động. Phát triển nguồn nhân lực không chỉ là phát
triển thể lực (sức người) và trí lực (vốn người) mà là sự phát triển toàn diện thể lực,
trí lực, tâm lực, thái độ sống và lao động, hiệu quả lao động. Muốn phát triển nguồn
lực con người mạnh mẽ, cần chú ý 5 yếu tố:
- Giáo dục và đào tạo
- Sức khỏe và dinh dưỡng
- Môi trường
- Việc làm
- Tự do chính trị và kinh tế
Trong 5 yếu tố này thì giáo dục và đào tạo là quan trọng nhất.
1.1.2. Quan niệm phát triển con người
Năm 1990, lần đầu tiên một cách hiểu mới về phát triển được công bố trong
báo cáo của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Báo cáo phát triển
9
con người (Human Development Report-HDR). Báo cáo đã được mở đầu bằng
đoạn sau: “Của cải đích thực của một quốc gia là con người của quốc gia đó. Và
mục đích của phát triển là để tạo ra môi trường thuận lợi cho phép con người được
hưởng cuộc sống lâu dài, mạnh khỏe và sáng tạo. Chân lý đơn giản này rất hay bị
người ta quên mất trong lúc theo đuổi của cải vật chất và tài chính” 2. Lời mở đầu
này đã chính thức tuyên chiến với quan niệm lạc hậu về phát triển đã ngự trị suốt
một thời gian dài và đưa con người từ vị trí là một nhân tố sản xuất góp phần làm
tăng trưởng kinh tế, là một động lực kinh tế hướng đến vị trí con người là trung tâm
- vừa là động lực vừa là mục tiêu đích thực của phát triển.
1.1.2.1. Triết lý con người là trung tâm của UNDP
Theo UNDP, mục tiêu của phát triển không chỉ là phát triển kinh tế hoặc xã
hội mà chính là phát triển con người. Lịch sử đã ghi nhận những trường hợp có phát
triển trong kinh tế nhưng không có phát triển xã hội hoặc tưởng rằng có phát triển
xã hội nhưng con người lại bị gạt ra bên lề của sự phát triển đó.
Quan niệm phát triển con người có 5 đặc trưng cơ bản:
- Một là đặt con người ở trung tâm sự phát triển;
- Hai là con người không chỉ là phương diện mà là mục tiêu của phát triển;
- Ba là nâng cao vị thế của người dân từ chỗ chỉ là đối tượng hưởng thụ
một cách thụ động thành quả của sự phát triển trở thành thành viên tham
gia tích cực, chủ động vào các hoạt động có ý nghĩa quyết định đến cuộc
sống của mình;
- Bốn là tạo lập sự bình đẳng về cơ hội cho mọi người dân, không phân
biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch đồng thời tạo lập sự công
bằng giữa các thế hệ và tính bền vững về môi trường;
- Năm là quan điểm phát triển con người mang tính toàn diện vì một quá
trình mở rộng cơ hội lựa chọn của mọi người dân về tất cả các mặt của
cuộc sống từ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và môi trường.
2 UNDP. HDR 1990.
10
Tại sao mở rộng cơ hội lựa chọn lại chính là phát triển con người?
Nhà kinh tế học E. Wayne Nafziger giải thích như sau: “Cái phân biệt giữa
người và động vật là ở sự kiểm soát lớn hơn của con người đối với môi trường của họ
và quyền tự do lựa chọn lớn hơn của họ, chứ không phải ở chỗ họ hạnh phúc hơn.
Việc kiểm soát môi trường của con người, trên lý thuyết, là một mục tiêu quan trọng
giống như hạnh phúc” 3. Cần lưu ý là vì không có một quan niệm đồng nhất về hạnh
phúc và không thể có mối quan tâm giống nhau trong những con người khác nhau
nên việc mở rộng cơ hội lựa chọn cho con người chính là tạo điều kiện để con người
vươn tới cuộc sống có ý nghĩa nhất, thú vị nhất theo nhận thức của chính mình. Tính
nhân văn của vấn đề mở rộng cơ hội lựa chọn chính là ở điểm này.
Thế nào là mở rộng cơ hội lựa chọn của mọi người?
Phát triển con người là quá trình mở rộng cơ hội lựa chọn được tạo ra bởi việc
mở mang các năng lực và các hoạt động của con người. Năng lực được UNDP
quan niệm là khả năng đạt đến các mục tiêu được lựa chọn và thực hiện các chức
năng có liên quan một cách đầy đủ, hiệu quả và lâu dài. Các năng lực cần được mở
rộng bao gồm các năng lực sinh thể (trước hết là sức khỏe) và các năng lực tinh thần
(trước hết là tri thức). Sau đó là năng lực tham gia, năng lực tổ chức thực hiện và
năng lực hưởng thụ kết quả. Nhận thức như vậy giúp chúng ta thấy tầm quan trọng
của chăm sóc sức khỏe và giáo dục ở gia đình và cộng đồng đối với việc mở mang,
bồi dưỡng năng lực con người.
Các hoạt động cần được mở rộng bao gồm các hoạt động lao động và nghỉ
ngơi. Như vậy mở rộng các hoạt động sẽ làm cho con người có khả năng sử dụng
tốt hơn năng lực sinh thể và tinh thần của mình cả trong công việc lẫn nghỉ ngơi
(C.Mác đã từng ví von rằng thời gian rỗi rãi chính là không gian để phát triển nhân
cách). Con người phải được sống trong môi trường tự nhiên và xã hội mà ở đó khả
năng sáng tạo, được sống khỏe mạnh, thọ lâu, được học hành, quyền tự do chính trị
và quyền tự do cá nhân không ngừng tăng lên.
3 Kinh tế học của các nước phát triển. E.Wayne Nafzinger. Nxb Thống kê. Hà Nội, 1998, trang 65.
11
Quan niệm phát triển đầy tính nhân văn về con người không chủ trương sự
phát triển mang tính bình quân, ai cũng như ai mà hướng tới việc tạo ra sự bình
đẳng về cơ hội cho tất cả mọi người, phân bố năng lực công bằng hơn trong các
cộng đồng dân cư. Chính vì vậy, nhà quản lý xã hội cần quan tâm sâu hơn, có biện
pháp tích cực hơn đối với các nhóm người “yếu thế” và dễ bị tổn thương trong dân
cư. Đó là những người khuyết tật, người nghèo, người dân tộc ít người, cư dân vùng
sâu, vùng xa, phụ nữ… Việc đảm bảo yêu cầu được ăn, mặc, ở, trị bệnh, được cung
cấp thông tin cho các nhóm người nói trên chính là nhằm bảo đảm việc phát triển
các năng lực cơ bản cho họ, rút ngắn dần sự bất bình đẳng trong việc lựa chọn cơ
hội phát triển, phân bổ năng lực công bằng hơn trong các nhóm dân cư khác nhau.
Có thể tóm lược quan niệm của UNDP về phát triển con người như sau:
Phát triển con người là sự phát triển của con người, do con người thực
hiện và vì con người.
Phát triển con người vừa nâng cao năng lực lựa chọn của con người
vừa mở rộng cơ hội lựa chọn của con người.
Phát triển con người gắn liền với quá trình dân chủ hóa xã hội, với sự
phát triển bền vững của cộng đồng, tổ chức cho mọi công dân tích cực,
chủ động tham gia vào các quá trình xã hội, làm cho vốn xã hội, vốn tổ
chức mà mình là thành viên không ngừng phát triển.
Phát triển con người nhằm đáp ứng không ngừng các nhu cầu của con
người từ ăn, mặc, ở đến các nhu cầu được giao lưu, được tự khẳng định,
được tiến bộ, được sáng tạo.
Phát triển con người cần phải được đo đạc, được lượng hóa thông qua
những chỉ số, từ các chỉ số cơ bản về thu nhập, giáo dục, tuổi thọ đến
các chỉ số khác của đời sống văn hóa, của sự an toàn của môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội,
UNDP đã cố gắng chọn một thước đo cũng “đơn giản” như GDP nhưng khắc
phục được thiếu sót của thước đo ấy. Thước đo mới phải tính đến các khía cạnh xã
hội của đời sống con người. Ba yếu tố quan trọng sau đây đã được UNDP lấy làm
12
tiêu chí đo đạc để tham gia vào công thức tính chỉ số phát triển con người HDI. Ba
tiêu chí đó là:
- Sức khỏe
- Học vấn
- Mức sống
Năm 1990 trở thành thời điểm đánh dấu sự ra đời của một thước đo mới –
HDI. GDP đã mất địa vị độc tôn là thước đo duy nhất trình độ phát triển của quốc
gia để trở thành một tiêu chí thành phần của HDI. Cách đo đạc thành tựu trung bình
của quốc gia bằng HDI là một bước ngoặt lớn trong cách đánh giá sự phát triển
nhưng sớm được sự đồng tình rộng rãi trên thế giới. Điều đó được thể hiện qua các
con số sau đây: Năm 1999, 120 nước đã công bố Báo cáo phát triển con người. Ở
Ấn Độ, có bang còn tự đo đạc HDI. Nhiều chính phủ đã lấy HDI làm căn cứ để đề
xuất chính sách và chiến lược phát triển quốc gia.
Tuy nhiên cần lưu ý một điều là các chuyên gia UNDP vẫn khuyên các nước
trong quá trình tự tính HDI nên bổ sung hoặc thay thế các thành phần cơ bản trong
công thức tính bằng những thành phần khác phù hợp hơn với tình hình thực tế của
từng quốc gia.
Triết lý con người là trung tâm của UNDP còn được tiếp tục phát triển lên tầm
cao hơn trong Tuyên bố Thiên niên kỷ ra đời tháng 9 năm 2000 tại Hội nghị thượng
đỉnh của Liên Hiệp Quốc ở New York. Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
(Millennium Development Goals – viết tắt là MDG) được 189 nguyên thủy quốc
gia (trong đó có Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức
Lương) thông qua tại hội nghị này là một kế hoạch mang tính toàn cầu được các
chính phủ cam kết thực hiện bằng nhiều hoạt động rộng lớn trong đó có hoạt động
phát triển con người. MDG xác định một hệ thống tổng hợp 8 mục tiêu ưu tiên của
các chính phủ trên lĩnh vực kinh tế - xã hội với một hệ thống các nhiệm vụ được
lượng hóa trong 18 chỉ tiêu với 48 chỉ số giám sát sự tiến bộ trong từng giai đoạn.
13
Triết lý của MDG gắn kết chặt với triết lý con người là trung tâm. Đó là nâng
cao các giá trị tự do, bình đẳng, đoàn kết, khoan dung, tôn trọng môi trường. Đó là
nâng cao quyền con người, mở rọng sự lựa chọn, phát triển kinh tế và xã hội gắn liền
với công bằng, hợp tác toàn cầu để cùng phát triển.
1.1.2.2. Quan điểm vì con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng
sản Việt Nam
Triết lý phát triển con người của UNDP nhanh chóng tìm được sự cộng hưởng
ở Việt Nam là nhờ bắt gặp truyền thống “thương người như thể thương thân” của
người Việt Nam, lý tưởng giải phóng con người của Đảng Cộng sản Việt Nam cùng
di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại.
Trong Di chúc viết năm 1969, Hồ Chí Minh mở đầu một cách hết sức tự nhiên
bằng câu “Đầu tiên là công việc về con người”. Vốn là một người “chỉ có một sự ham
muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”
nên Chủ tịch Việt Nam đã thể hiện tư tưởng chăm lo cho con người xuyên suốt trong
mọi hoạt động ở bất kỳ hoàn cảnh nào, thời kỳ nào của cách mạng Việt Nam.
Tháng 9 năm 1945, tại phiên họp đầu tiên của Ủy ban nghiên cứu kế hoạch
kiến quốc, Người đã nhắc nhở: “Chúng ta đã hy sinh phấn đấu để giành độc lập…
chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập
cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân đã được
ăn mặc no đủ” và chỉ đạo phải thực hiện ngay 4 mục đích”: Làm cho dân có ăn;
Làm cho dân có mặc; Làm cho dân có chỗ ở; Làm cho dân có học hành.
Có thể nói triết lý của UNDP những năm 90 về con người là sự thừa kế những
tư tưởng của các nhà nhân văn lớn của thế giới, trong đó có Hồ Chí Minh. Vào năm
1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định rằng chính sách nội chính của Chính
phủ “chỉ có 3 điều mà thôi:
a. Tăng gia sản xuất để làm cho dân ai cũng đủ mặc, đủ ăn;
b. Mở mang giáo dục để cho ai nấy cũng biết đọc, biết viết;
c. Thực hành dân chủ để làm cho dân ai cũng được hưởng quyền dân chủ tự
do” và tiếp sau đó nói rõ “chính sách ngoại giao của Chính phủ thì chỉ có
14
một điều là thân thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để giữ gìn
hòa bình”.
Người có nhắc nhở cán bộ phải “động viên toàn thể nhân dân hăng hái thi
hành chính sách đã định”. Những tư tưởng nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
chăm lo cho dân có cái ăn, được học hành, được hưởng quyền dân chủ, về hợp tác
cùng phát triển với các nước sau đó nửa thế kỷ lại đã được diễn đạt dưới hình thức
khác và phong phú hóa thêm trong Báo cáo MDG lần thứ nhất của khu vực châu Á
– Thái Bình Dương.
Quan điểm vì con người được thể hiện xuyên suốt trong các văn kiện của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1991, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ
trong Báo cáo Chính trị trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII: “Mục tiêu của
chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức
mạnh của nhân tố con người và vì con người. Kết hợp hài hòa giữa sự phát triển
kinh tế với sự phát triển xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của
nhân dân. Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã
hội, thực hiện tốt các chính sách xã hội là động lực phát triển kinh tế. Quan điểm vì
con người này đã được Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ghi rõ trong điều 2: “Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Nhà
nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân…”.
Hội nghị lần thứ tư BCHTƯ Đảng khóa VII đã đúc kết quan điểm nhân văn vì
con người của Đảng như sau: “tất cả là do con người, tất cả vì hạnh phúc con người,
chúng ta coi con người là nhân tố quyết định, là động lực to lớn, là chủ thể sáng tạo
mọi nguồn của cải vật chất và tinh thần của xã hội; đồng thời, coi hạnh phúc con
người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chúng ta”
Quan điểm phát triển con người còn được tiếp tục thể hiện sâu hơn khi Hội
nghị lần thứ năm BCHTƯ khóa VIII xác định rằng “… ._.không quan tâm giải quyết
tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể
có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững”.
15
1.1.3. Quan niệm phát triển giáo dục
Giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu, là nền tảng cơ bản để phát triển bền
vững cho một quốc gia, dân tộc. Vì giáo dục chính là trụ cột của một quốc gia để tạo
dựng, giữ gìn và phát triển hệ giá trị xã hội.
Ngoài chức năng bao trùm trên, giáo dục còn mang một nhiệm vụ không kém
phần quan trọng, đó là đảm bảo sự tồn tại và phát triển hay cụ thể hơn là hiện thực
hóa quyền bình đẳng về cơ hội vào đời và tạo dựng cuộc sống của mỗi cá nhân trong
xã hội. Bởi, để đạt được điều đó thì họ phải có cơ hội, ai cũng như ai, tiếp thu những
giá trị, tri thức và kỹ năng mà nền giáo dục đã đưa lại cho họ.
Phát triển giáo dục không chỉ dừng lại phục vụ cho những cái hiện tại cần, phản
ánh những cái hiện tại đang diễn ra mà cao hơn, thiêng liêng hơn là giáo dục phải xây
dựng một nhận thức về hình ảnh của xã hội ngày mai, tạo ra một khả năng tư duy về
phương thức nhanh chóng đi tới xã hội đó.
Giáo dục đi trước thời đại không phải là giáo dục xa rời thực tế. Thực tế mà
giáo dục phải gắn chặt là thực tế động, là thực tế tiến hóa. Giáo dục mà gắn với thực
tế thấp, tức là những mặt thực tế đã bộc lộ những dấu hiệu lạc hậu thì giáo dục không
thể có tác động thúc đẩy, nếu không nói là tác động kìm hãm.
Và giáo dục không chỉ là một phúc lợi. Dĩ nhiên giáo dục có mang lại một cuộc
sống tinh thần phong phú cho đông đảo quần chúng. Song tính năng của giáo dục
không chỉ có thế mà chủ yếu là làm nền tảng, làm động lực cho sự phát triển kinh tế –
xã hội. Có thể nói không có một thành tựu nào mà không bắt nguồn từ kết quả của
giáo dục. Ngày trước khi nền kinh tế nước ta còn thấp kém, tiêu biểu là hình ảnh con
trâu đi trước cái cày đi sau và một vài nghề thủ công thô sơ thì người lao động mù
chữ hay chỉ mới thoát nạn mù chữ cũng vẫn có thể điều hành sản xuất được. Nhưng
ngày nay, khi chúng ta đang ra sức công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì không
có giáo dục, nền kinh tế mới không thể tồn tại và phát triển được. Theo logic đó, ta có
thể khẳng định ngược lại: giáo dục không phục vụ, không thúc đẩy được kinh tế thì
giáo dục cũng sẽ bị đào thải. Đó là một yêu cầu khách quan, là tín hiệu của thời đại,
đó không phải là ý muốn chủ quan của bên nào hay của các nhà quản lý xã hội.
16
1.2. CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
Để đo lường kết quả và đánh giá thành tựu phát triển con người, Báo cáo phát
triển con người năm 1990 và các Báo cáo tiếp theo của UNDP đã đưa ra một loạt
chỉ số. Chỉ số tổng hợp nhất được đưa ra từ năm 1990 (và được hiệu chỉnh lại năm
1999) là Chỉ số phát triển con người (Human development index – HDI).
Chỉ số phát triển con người là chỉ số tổng hợp phản ánh sự phát triển của con
người trên các phương diện thu nhập (thể hiện qua tổng sản phẩm trong nước bình
quân đầu người), tri thức (thể hiện qua chỉ số học vấn) và sức khoẻ (thể hiện qua
tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh). Chỉ số này được phát triển bởi một kinh tế gia
người Pakistan là Mahbub ul Haq vào năm 1990.
Chỉ số HDI đo thành tựu trung bình của một quốc gia theo ba tiêu chí sau:
1. Sức khỏe: Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, được đo bằng Tuổi thọ trung
bình (đơn vị tính: năm)
2. Học vấn: được đo bằng Tỷ lệ người lớn biết chữ (đơn vị tính: %) và Tỷ lệ
nhập học các cấp giáo dục tiểu học, trung học, đại học (đơn vị tính: %). Từ
năm 1995 trở về trước chỉ tiêu này chưa được sử dụng, thay vào đó là chỉ
tiêu Số năm học trung bình).
3. Mức sống: được đo bằng GDP thực tế bình quân đầu người (đơn vị tính:
PPP/USD).
Hình 1.1: Sơ đồ mô tả tổng quát cách xây dựng chỉ số phát triển con người
17
Chỉ số HDI là một thước đo tương đối tổng hợp, vượt ra khỏi khía cạnh kinh
tế thuần tuý về sự phát triển, bổ sung cho thước đo GDP, dẫu quan trọng, nhưng còn
phiến diện và sai lệch. Có thể nói, với HDI, việc đánh giá về thành tựu phát triển
chân thực hơn tính mục tiêu của nó. Theo thời gian, HDI không chỉ phản ánh trạng
thái và những tiến bộ về phát triển con người, mà còn là một căn cứ để xác định và
lựa chọn các mục tiêu và chính sách phát triển.
HDI là một chỉ số còn tương đối đơn giản, không bao quát hết tính phong phú,
nhiều mặt của sự phát triển con người. Nó chỉ phản ánh gián tiếp, do đó chưa đầy
đủ và còn bỏ qua một số khía cạnh có liên quan đến chất lượng cuộc sống của con
người như chính trị, văn hoá, môi trường hay mức độ tham gia của người dân. HDI
của một quốc gia chỉ là một chỉ số trung bình, do đó, cũng như GDP, nó có thể che
lấp các quá trình phân phối, tình trạng bất bình đẳng, hay sự khác biệt về phát triển
con người giữa các vùng và các nhóm dân cư. Nó có thể không làm nổi bật được
những thách thức cần được ưu tiên giải quyết của một quốc gia trong tiến trình phát
triển. Các khía cạnh chất lượng của các yếu tố cấu thành HDI cũng khó có thể phản
ánh đầy đủ: trình độ giáo dục thật ra không chỉ thể hiện bằng tỷ lệ biết chữ hay số
năm đi học mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như chất lượng giáo dục, khả năng
và cơ hội lựa chọn của người học, đặc biệt với giáo dục bậc cao. Nhận xét này cũng
có thể áp dụng cho các yếu tố khác của HDI.
Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ số phát triển con người HDI vẫn là một chỉ số tốt
nhất được dùng để đánh giá sự phát triển con người. Chỉ số này dù chỉ được biểu
diễn bởi một con số nhưng nó phản ánh tổng hợp thành tựu kinh tế - xã hội cả về số
lượng và chất lượng, là một thước đo mang tính nhân văn có ý nghĩa thời đại để
quản lý phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng.
1.2.1. Tính các chỉ số thành phần của chỉ số HDI
Quy tắc chung để tính các chỉ số thành phần là sử dụng các giá trị tối thiểu và
tối đa (còn gọi là các giới hạn mục đích hay các giá trị trên) cho từng chỉ số và áp
dụng công thức sau:
Giá trị thực – giá trị tối thiểu
Giá trị tối đa – giá trị tối thiểu
Chỉ số thành phần =
18
Các giá trị tối đa và tối thiểu (giá trị biên) được đặt ra với từng chỉ tiêu thành
phần. Các giá trị tối đa phản ánh các mục tiêu phát triển và các giá trị tối thiểu là
những cận dưới của sự phát triển.
Bảng 1.1: Các giá trị biên để tính chỉ số HDI
Chỉ tiêu Giá trị tối đa Giá trị tối thiểu
Tuổi thọ trung bình (năm) 85 25
Tỷ lệ người lớn biết chữ (%) 100 0
Tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục (%) 100 0
GDP thực tế bình quân đầu người (PPP USD) 40.000 100
1.2.1.1. Chỉ số tuổi thọ trung bình
Tuổi thọ trung bình của dân số là số năm trung bình mà một đứa trẻ khi sinh ra
có thể sống được nếu như trong cuộc đời của mình, đứa trẻ đó có mức độ chết
(nguy cơ chết) theo độ tuổi như mức độ chết theo tuổi (tỷ suất chết đặc trưng theo
tuổi) của thời kỳ lập bảng sống.
Bảng sống là một biểu thống kê bao gồm những chỉ tiêu mô tả một cách hoàn
thiện nhất mức độ chết của dân số. Nhờ bảng sống ta có thể mô tả “trật tự chết” của
một tập hợp dân số trong cuộc đời kể từ khi sinh ra.
Tuổi thọ trung bình của dân số là một trong những chỉ tiêu cơ bản của bảng
sống, được tính bằng cách lấy tổng số năm mà toàn bộ thế hệ sống được (tổng số
năm người sống T0) chia cho tổng số sinh ban đầu của thế hệ đó (I0).
Chỉ số tuổi thọ bình quân đo thành tựu tương đối về tuổi thọ bình quân tính từ
lúc sinh của một quốc gia hay địa phương. Công thức tính chỉ số tuổi thọ bình quân
như sau:
Chỉ số tuổi thọ trung bình =
1.2.1.2. Chỉ số giáo dục
Chỉ số phát triển giáo dục (kí hiệu E1) của một cộng đồng phản ánh trạng thái
phát triển giáo dục cộng đồng trong mối quan hệ với các khía cạnh của phát triển
kinh tế - xã hội.
Tuổi thọ bình quân thực tế - 25
85 - 25
19
Kinh tế học giáo dục xuất phát từ quan điểm “Giáo dục vừa là mục tiêu vừa là
động lực cho sự phát triển” nên coi chỉ số E1 vừa biểu thị tình trạng phúc lợi giáo
dục – một phúc lợi quan trọng mà cư dân cộng đồng được thụ hưởng vừa biểu thị
tiềm năng của giáo dục có thể tác động vào sự gia tăng của thu nhập kinh tế.
Theo cách đo hiện nay mà Chương trình của Liên hiệp quốc UNDP đề xuất và
được nhiều nước chấp nhận thì E1 của một cộng đồng được đo bằng tổng số của tỷ
lệ người lớn biết chữ (%) với quyền số 2/3 và tỷ lệ nhóm dân từ 6-23 tuổi (%) đi
học đúng độ tuổi ở các bậc tiểu học, trung học và đại học (bao gồm cả cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp đã tốt nghiệp phổ thông) với quyền số 1/3.
Chỉ số giáo dục = 2/3 chỉ số người lớn biết chữ + 1/3 chỉ số nhập học tổng hợp
Hay E1 = (a x 2/3) + (b x 1/3)
với a: tỷ lệ người lớn biết chữ được hiểu là tỷ lệ % người từ 15 đến 55 tuổi
được công nhận thoát nạn mù chữ. Nhằm có dữ liệu để phân tích tình trạng biết chữ
của người lớn, người ta cố gắng không những chỉ xác định tỷ lệ trên theo từng địa
phương (tỉnh thành, quận huyện thị, vùng thành thị, vùng nông thôn) mà còn theo
giới tính, theo dân tộc, theo từng độ tuổi (15-19, 20-24, 25-29,…), theo tôn giáo,
theo nhóm nghề… Cơ sở dữ liệu tốt nhất để đưa vào phân tích là số liệu Tổng điều
tra dân số được tiến hành 10 năm 1 lần vào ngày 1 tháng 4 năm cuối cùng mỗi thập
kỷ. Trong các năm còn lại, số liệu của điều tra mẫu suy rộng sẽ đảm bảo độ chính
xác cao hơn số liệu báo cáo về người mù chữ của các phường, xã.
b: tỷ lệ đi học của nhóm dân từ 6-23 tuổi. Trong điều kiện thực tế của
Việt Nam, do những khó khăn trong vấn đề điều tra trong phạm vi từng địa phương
nên tỷ lệ nhập học các cấp chỉ tính tỷ lệ % đi học của 3 cấp tiểu học, trung học cơ
sở, trung học phổ thông trong dân cư từ 6 đến 17 tuổi, không tính tỷ lệ học đại học.
Do cách tính này nên tỷ lệ nhập học các cấp của Việt Nam tính được khá cao.
Trong đó:
Tỷ lệ người lớn biết chữ thực tế - 0
100 - 0
Chỉ số người lớn biết chữ =
20
Với cách tính này thì E1 có Max = 1 và Min = 0
Phân loại chỉ số phát triển giáo dục thành 3 mức sau:
E1 ≥ 0,75: mức cao
0,5< E1 < 0,75: mức trung bình
E1 < 0,5: mức thấp
1.2.1.3. Chỉ số thu nhập hay chỉ số GDP
Tổng sản phẩm trong nước - GDP là giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
được tạo ra của nền kinh tế trong khoảng thời gian một năm. Thuật ngữ “hàng hóa
và dịch vụ cuối cùng” được hiểu theo nghĩa không tính giá trị hàng hóa và dịch vụ
sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
Khi so sánh các số liệu thống kê kinh tế giữa các nước, các số liệu trước hết
phải được chuyển về cùng một đơn vị tiền tệ. Để so sánh mức độ GDP thực tế tính
trên đầu người giữa các nước trước hết GDP thực tế của các nước phải được tính
theo tỷ giá trao đổi theo sức mua tương đương (Purchasing Power Parity – PPP).
Phương pháp chuyển đổi GDP thực tế của các nước theo tỷ giá PPP loại trừ được sự
khác biệt về mức giá giữa các nước. Qua đó cho phép so sánh các giá trị thực tế về
thu nhập giữa các nước.
Cách tính GDP bình quân đầu người theo USD sức mua tương đương:
ERPCPIN
GDP
GDP
rp
p
us p
trong đó:
GDPusp : Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh p theo USD sức mua
tương đương.
GDPp : Tổng sản phẩm trong tỉnh của tỉnh p theo VNĐ.
Np : Tổng dân số của tỉnh p (người).
ERP : Tỷ giá giữa VNĐ và USD tính theo sức mua tương đương.
Tỷ lệ nhập học tổng hợp thực tế - 0
100 - 0
Chỉ số nhập học tổng hợp =
21
CPIr : Chỉ số giá tiêu dùng của vùng r.
Chỉ số thu nhập hay chỉ số GDP được tính bằng chỉ tiêu GDP thực tế bình
quân đầu người theo sức mua tương đương. Trong chỉ số HDI, thu nhập đóng vai
trò là đại diện cho mọi thước đo khác về sự phát triển con người chưa được phản
ánh trong các thước đo về tuổi thọ hay kiến thức. GDP bình quân đầu người đạt đến
một mức độ nhất định là có thể thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người. Vượt lên
trên giới hạn đó, thì tác dụng của thu nhập không tăng lên theo tỷ lệ thuận mà sẽ hạn
chế dần. Do đó, thu nhập sẽ được điều chỉnh vì để đạt được một mức độ đáng kể về
sự phát triển con người không nhất thiết cần tới một khoản thu nhập vô hạn. Do đó
từ năm 1999 khi tính chỉ số thu nhập sẽ dùng hàm logarit để điều chỉnh (từ 1990
đến 1998 sử dụng công thức chiết khấu khác).
Chỉ số thu nhập đầu người =
(GDP tính theo phương pháp sức mua tương đương qui ra dollar Mỹ)
1.2.2. Tính chỉ số HDI
Khi tính được các chỉ số thành phần thì việc tính chỉ số HDI sẽ rất đơn giản.
Đó là giá trị trung bình chung của cả 3 chỉ số thành phần trên. Chỉ số HDI là số
trung bình cộng của các số sau: chỉ số tuổi thọ trung bình, chỉ số giáo dục và chỉ số
GDP thực tế bình quân đầu người.
HDI = 1/3 (chỉ số tuổi thọ trung bình + chỉ số giáo dục + chỉ số GDP thực tế
bình quân đầu người)
Lưu ý: Các chỉ số tuổi thọ, giáo dục, GDP và HDI đều nhận giá trị từ 0 đến 1.
Giá trị của các chỉ số này càng gần tới 1 có nghĩa là trình độ phát triển và xếp hạng
càng cao (với 1 là thứ hạng cao nhất), ngược lại, các chỉ số càng gần 0 có nghĩa là
trình độ phát triển và xếp hạng càng thấp.
log (GDP/ng) – log (100)
log (40000) – log (100)
22
Hình 1.2: Sơ đồ cấu trúc của chỉ số HDI
1.3. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ
Chúng ta có thể phân tích mối tương quan giữa các chỉ số dưới nhiều góc độ
khác nhau như: so sánh xếp hạng của các chỉ số; xem xét chênh lệch giá trị của các
chỉ số và so sánh với giá trị trung bình của tổng thể; tính hệ số giữa các chỉ số hay
phân tích hồi quy các chỉ số dưới dạng phương trình…
1.3.1. Chỉ số phát triển kinh tế GDP và chỉ số phát triển con người HDI
Hệ số giữa chỉ số phát triển kinh tế GDP và chỉ số phát triển con người HDI
(
H
K ) phản ánh sự đóng góp của chỉ tiêu tăng trưởng – phát triển kinh tế vào phát
triển con người.
- Nếu một quốc gia hay địa phương nào có 75,0
H
K
thì được xem là có đạt
mức tương thích trung bình về phát triển kinh tế - phát triển con người; phần đóng
góp của kinh tế vào phát triển con người đạt mức trung bình.
- Nếu 75,0
H
K
thì tương thích này là thấp, kinh tế đóng góp, tác động còn ít
vào phát triển con người.
HDI
GDP bình
quân đầu
người PPP
USD
Tuổi thọ
trung bình
(năm)
Tỷ lệ đi học các cấp
(%, với quyền số 1/3)
Tỷ lệ biết
chữ của người dân
từ 15 tuổi trở lên
(% với quyền số 2/3)
Giáo
dục
Mức
sống
Sức
khoẻ
23
1.3.2. Chỉ số phát triển giáo dục E1 và chỉ số phát triển con người HDI
Tương quan giữa chỉ số phát triển giáo dục E1 và chỉ số phát triển con người
HDI biểu thị qua hệ số (
H
E1 ). Giá trị của hệ số này biểu đạt phần đóng góp của nhân
tố giáo dục vào chỉ số phát triển con người của cộng đồng.
- Nếu ở một cộng đồng có chỉ số phát triển giáo dục 75,0E1 và
05,195,0 1
H
E
thì chứng tỏ giáo dục có sự đóng góp khá hợp lý vào thành quả HDI
của cộng đồng.
- Nếu 95,01
H
E thì cộng đồng cần lưu ý cải thiện trạng thái phát triển giáo dục
để cư dân được nâng cao mức thụ hưởng giáo dục trong tương quan với các nhân tố
tham gia vào chỉ số phát triển con người.
Trên thế giới hiện nay một số nước dù có chỉ số HDI ở mức tương đối cao (H
≥ 0,8) nhưng chỉ số 75,01 E nên 95,01 H
E
.
- Nếu 8,0H và 05,11
H
E thì có hiện tượng nhân tố giáo dục đã lấn phần
đóng góp của nhân tố kinh tế và nhân tố tuổi thọ vào HDI.
1.3.3. Chỉ số phát triển kinh tế GDP và chỉ số phát triển giáo dục E1
Hệ số giữa chỉ số phát triển kinh tế GDP và chỉ số phát triển giáo dục E1 (
1E
K ):
phản ánh tình trạng tương thích của giáo dục so với phát triển kinh tế của cộng đồng.
Trạng thái phát triển giáo dục của một cộng đồng có tính bền vững khi chỉ số
phát triển giáo dục E1 ở mức 0,75 trở lên, đồng thời chỉ số E1và chỉ số GDP luôn
luôn phải xấp xỉ với nhau. Khi đó giáo dục và kinh tế khớp nhịp nhau trong động
thái phát triển; phát triển giáo dục không vượt quá xa hoặc không tụt hậu lại sau so
với phát triển kinh tế. Điều đó có nghĩa
1E
K
dao động xung quanh mức “1”.
24
Kinh tế học giáo dục phân thành các chỉ báo sau:
- Khi 75,01 E và 1,19,0
1
E
K
thì động thái phát triển kinh tế và giáo dục có
tính tương thích cao, sự phát triển giáo dục bền vững.
- Khi 75,01 E và 9,075,0
1
E
K thì động thái phát triển kinh tế và giáo dục
có tính tương thích trung bình, sự phát triển của giáo dục có xu thế đi vào bền vững.
- Khi 75,01 E và 75,05,0
1
E
K
thì động thái phát triển kinh tế và giáo dục
có tính tương thích thấp, sự phát triển giáo dục tuy có giá trị cao song chưa thật bền
vững.
- Khi 75,01 E mà 5,045,0
1
E
K hoặc 75,07,0 1 E mà 5,0
1
E
K thì động
thái phát triển kinh tế và giáo dục xuất hiện dấu hiệu bước vào sự tương thích thấp.
- Khi 75,01 E hoặc 45,0
1
E
K thì phát triển kinh tế và giáo dục chưa có dấu
hiệu tương thích: giáo dục phát triển còn chậm, kinh tế và giáo dục có độ lệch lớn.
1.4. KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CHỈ SỐ HDI
1.4.1. Braxin: Kinh nghiệm về việc sử dụng bản đồ phát triển con người trong
xác định nguồn lực tài chính và ngân sách trong các kế hoạch phát triển
Khi Báo cáo phát triển con người 1996 mới đang trong quá trình hoàn thiện,
các chuyên gia đã thử nghiệm sử dụng dữ liệu của Báo cáo phát triển con người để
xây dựng Atlas phát triển con người. Năm 1997, loại Atlas thứ nhất với tên gọi:
Điều kiện sống ở bang Minas Gerais, được xuất bản, bao gồm một loạt các bản đồ
với các chỉ báo về trình độ phát triển con người cho các thành phố trong bang Minas
Gerais – bang lớn nhất ở Braxin (thời điểm đó có 721 thành phố với xấp xỉ 50 triệu
dân). Một năm sau, theo quy trình thử nghiệm vừa nêu, năm 1998, loạt Atlas thứ hai
được xuất bản, bao gồm tất cả các chỉ báo về phát triển con người của 4.491 thành
phố, 558 khu vực, 27 bang và 5 vùng lớn ở trên toàn lãnh thổ Braxin.
25
Các Atlas diễn giải này đều thể hiện trên đó 38 chỉ số của 5 lĩnh vực xã hội cơ
bản: 1) giáo dục (tỷ lệ biết chữ và đi học); 2) y tế (triển vọng sống); 3) nhà ở (nguồn
nước và hệ thống thoát nước); 4) thu nhập (bất bình đẳng và dân cư sống ở mức
nghèo khổ) và 5) tỷ lệ trẻ em tử vong. Các chỉ số xã hội cơ bản này đều được thể
hiện rõ ràng, dễ hiểu và dễ điều chỉnh khi cần cập nhật và phát triển.
Hiệu quả Atlas phát triển con người của Braxin còn thể hiện ở việc phổ biến
linh hoạt, được sao chép bằng các bản điện tử trên các đĩa CD, phát hành rộng rãi
trong cộng đồng. Việc quảng cáo rộng rãi trên báo chí đã gây nên nhiều tranh luận
sôi nổi về những phát hiện của Atlas phát triển con người. Đây đã từng là chủ đề
“nóng” của hơn 50 tờ báo trên khắp lãnh thổ Braxin. Sự theo dõi hàng năm về HDI
cho thấy rõ mối quan tâm về những dữ liệu như vậy đang diễn ra giữa các tờ báo
lớn và các chương trình phát sóng truyền hình.
Nhờ cung cấp những dữ liệu có khả năng diễn giải cao, chỉ số lại đơn giản nên
Atlas phát triển con người của Braxin đã thu hút được sự quan tâm lớn của chính
phủ và của rộng rãi cộng đồng. Trước hết, chính quyền liên bang đang sử dụng
Atlas để làm chỉ tiêu phấn đấu trong chi tiêu xã hội theo chương trình “Alvorada
Program” (được Bộ Trợ giúp xã hội quản lý). Chương trình này được phát triển khi
nhận được những phản ứng và chỉ trích của cộng đồng rằng chính phủ đã quá tập
trung vào phát triển kinh tế mà không quan tâm đúng mức đến các vấn đề xã hội.
Giống như Chương trình 135 ở Việt Nam, chương trình này ủng hộ trước tiên
những đề xướng làm giảm đói nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống ở những
thành phố nghèo nhất ở Braxin.
Ngoài ra, chính phủ liên bang đã dùng HDI như một nguyên tắc chỉ đạo cho
việc chi tiêu phát triển xã hội trong ngân sách quốc gia năm 2001 (ước tính khoảng
15,2 tỷ USD). Bản đồ HDI dùng để chọn ra những thành phố nghèo nhất để trang bị
máy tính và cổng internet miễn phí, để ưu tiên chăm sóc sức khoẻ miễn phí, phân
phối bữa ăn sáng miễn phí. Ở cấp bang, Atlas phát triển con người được dùng để
giúp định hướng lại chính sách phát triển của bang. Như ở Minas Gerais, chính
quyền lập ra luật làm thay đổi tiêu chí phân bổ thu nhập thuế dịch vụ và thuế giá trị
26
gia tăng giữa các thành phố trong bang. Trên cơ sở thu thuế sẽ nổ lực đầu tư vào y
tế, giáo dục, vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo tồn thiên nhiên và các vấn đề xã hội
khác, đặc biệt có lợi cho những thành phố nghèo nhất bang. Ngoài ra, theo Luật
Trách nhiệm xã hội, bang Minas Gerais và Sao Paulo đã yêu cầu sử dụng Chỉ số
Trách nhiệm xã hội kết hợp với HDI để giúp xác định nhu cầu phát triển và đầu tư
tài chính của bang.
Một đặc điểm nữa là không giống như hầu hết các quốc gia khác, kết quả lập
Atlas phát triển con người của Braxin đã được nhiều tổ chức tư nhân sử dụng. Hãng
bảo hiểm lớn nhất đất nước Atlantica Boavista căn cứ HDI để tính toán số tiền đóng
bảo hiểm sinh mạng. Hãng sản xuất ô tô General Motors đã dùng bản đồ về thứ tự
HDI lựa chọn vị trí đặt nhà máy tại Rio Grande do Sul, một bang có HDI cao nhất
cùng với trình độ nguồn nhân lực cao…
1.4.2. Trung Quốc: đưa mục tiêu phát triển con người vào hoạch định chính sách
xây dựng “Xã hội chủ nghĩa hài hoà” và “phát triển theo tầm nhìn khoa học”
Về bản chất, xã hội hài hoà rất gần với phát triển con người của UNDP, được
Đảng Cộng sản Trung Quốc định nghĩa với những đặc điểm nổi bật là: trên cơ sở
dân chủ, coi con người là yếu tố quan trọng hàng đầu, tuân thủ những nguyên tắc
của nền văn minh nhân loại và tôn trọng các quy luật tự nhiên. Xã hội hài hoà là xã
hội trong đó người dân hoàn toàn có thể phát huy năng lực và sáng tạo của mình để
cạnh tranh lành mạnh cùng phát triển, mọi người đều được hưởng và chia sẻ của cải
xã hội mà công cuộc cải cách và phát triển mang lại, đồng thời thúc đẩy phát triển
mối quan hệ gần gũi gắn bó giữa người dân và chính phủ. Xây dựng xã hội hài hoà
là một giải pháp để khắc phục những vấn đề bất cân bằng trong phát triển: phân bổ
nguồn lực không đồng đều, bất bình đẳng trong thu nhập, nạn tham nhũng và những
thiếu hụt trong hệ thống pháp luật, đồng thời để các hoạt động xã hội đều phải mang
lại lợi ích cho sinh kế, đời sống tinh thần và sự phát triển của người dân. Trong xã
hội hài hoà, môi trường chính trị luôn được giữ ổn định, tạo điều kiện xây dựng một
nền kinh tế phồn vinh, người dân được sống trong hoà bình và làm việc trong điều
kiện thuận lợi, phúc lợi xã hội không ngừng được cải thiện.
27
Khía cạnh quan trọng nhất của quan điểm phát triển theo tầm nhìn khoa học
chính là phát triển coi con người là yếu tố quan trọng hàng đầu, và yêu cầu cơ bản
của phát triển theo tầm nhìn khoa học chính là phát triển toàn diện, cân bằng và bền
vững. Ba chiều cạnh này có mối quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau và hợp thành
một tổng thể hữu cơ với đặc trưng cơ bản chính là nhằm đạt kết quả phát triển kinh
tế - xã hội nhanh và vững chắc.
Quan điểm phát triển theo tầm nhìn khoa học tại Đại hội đại biểu Đảng Cộng
sản Trung Quốc lần thứ XVI (năm 2004) và lấy dân làm gốc, phát triển một cách
toàn diện, hài hoà và bền vững. Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm
Đào cũng nêu rõ: Trung Quốc sẽ kiên trì lấy quan điểm phát triển theo tầm nhìn
khoa học để thống lĩnh toàn cục phát triển kinh tế - xã hội, nắm lấy thời cơ chiến
lược quan trọng trong 20 năm đầu của thế kỷ XXI để xây dựng một xã hội khá giả ở
mức độ cao hơn cho nhân dân Trung Quốc. Đây là ý nghĩa chỉ đạo của quan điểm
phát triển theo tầm nhìn khoa học. Quan điểm này được đưa ra trên cơ sở kế thừa
những tư tưởng quan trọng về phát triển của tập thể ba thế hệ lãnh đạo của Trung
Quốc. Ý nghĩa đầu tiên của quan điểm phát triển theo tầm nhìn khoa học là “phát
triển hạt nhân là lấy dân làm gốc”, yêu cầu cơ bản là toàn diện, hài hòa và bền vững.
Phương pháp cơ bản là phải chú ý đến “quy hoạch thống nhất”. Những trình bày
mới của Hồ Cẩm Đào về phát triển theo tầm nhìn khoa học đã thể hiện một cách tập
trung xu thế mới của sự phát triển chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của Trung
Quốc, nắm bắt một cách chính xác yêu cầu mới và phát triển kinh tế - xã hội của
Trung Quốc khi bước vào thế kỷ mới.
Cách đo đạc phát triển con người của Trung Quốc
Ngay từ những năm 1990, các nhà lãnh đạo và các nhà nghiên cứu Trung
Quốc đã nhận thấy sự hạn chế của cách thức đo lường truyền thống. Chẳng hạn,
phương pháp đánh giá sự phát triển thông qua GDP bình quân đầu người chỉ đơn
thuần cho thấy sự tăng trưởng về vật chất mà không phản ánh được các khía cạnh
của văn hoá, xã hội và tinh thần. Dựa trên nguyên tắc cơ bản mà Đảng Cộng sản
Trung Quốc đưa ra tại Đại hội lần thứ XVI và nhằm khắc phục hạn chế của cách
28
thức đo lường trước đó, tháng 12 năm 2005, tại Hội thảo quốc tế “Xã hội khá giả và
chất lượng sống của Trung Quốc vào thế kỷ XXI”, các nhà khoa học Trung Quốc đã
công bố một hệ thống tiêu chí đánh giá, đo lường phát triển. Hệ thống này gồm 42
tiêu chí phản ánh một cách toàn diện và đồng bộ các mặt của đời sống xã hội từ tầm
vĩ mô đến vi mô, từ cá nhân đến quốc gia, từ kinh tế đến văn hoá (xem phụ lục 4).
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng thận trọng cho rằng ở các cộng đồng khac
nhau có thể vận dụng linh hoạt hệ đo lường này thông qua việc nhấn mạnh hơn hay
mở rộng biên độ các chỉ số tuỳ thuộc đặc điểm của mỗi giai đoạn, mỗi vùng miền,
cũng như các yếu tố văn hoá truyền thống. Dựa trên hệ thống này mà các cộng
đồng, các tỉnh, thành phố sẽ biết cách tự đánh giá cũng như so sánh với các cộng
đồng khác. Mặc dù vẫn còn những tranh luận, nhưng các chuyên gia quốc tế đều
thống nhất rằng đây là một hệ thống đánh giá khá toàn diện hơn các hệ thống khác,
Hệ thống đo lường này được chia làm năm nhóm: phát triển kinh tế, điều kiện sống
cơ bản, cơ cấu xã hội, môi trường bền vững và chất lượng sống. Trong 42 tiêu chí
này vẫn có những tiêu chí truyền thống như GDP, cũng có những tiêu chí đã xuất
hiện trong các hệ thống đo lường của các quốc gia, tổ chức khác.
Như vậy, nhìn vào hệ thống đo lường này, chúng ta nhận thấy Trung Quốc đang
cố gắng tìm ra con đường đi riêng cho mình, không còn đề cao quá mức tăng trưởng
kinh tế và tiêu dùng mà kết hợp hài hoà với các khía cạnh khác của phát triển.
29
Hình 2.1:
Chương 2: MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN
CON NGƯỜI, PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1. TỔNG QUAN VÙNG ĐBSCL
Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nằm ở phía Nam của cả nước. Phía Bắc và
Tây Bắc giáp nước Campuchia, giáp Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh (vùng Đông
Nam Bộ). Phía Tây và Tây Nam giáp vịnh Thái Lan. Phía Đông và Đông Nam giáp
biển Đông.
Vùng ĐBSCL có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi trong giao lưu trong nước và
quốc tế. Đối với trong nước, điểm nhấn nổi bật là Vùng nằm liền kề với Vùng Kinh
tế trọng điểm phía Nam – là vùng kinh tế động lực lớn nhất của cả nước. Đối với
quốc tế, Vùng nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải, hàng không quốc
tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như với châu Úc và các quần đảo khác
trong Thái Bình Dương, vị trí này hết sức quan trọng cho giao lưu quốc tế.
ĐBSCL nằm trong lưu vực sông Mekong dài 4.200 km, chảy qua 6 nước là
Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, có diện tích lưu
vực 795.000 km2, trong đó vùng Châu thổ 49.367 km2. ĐBSCL là phần cuối cùng
30
của Châu thổ sông Mekong, bao gồm 13 tỉnh thành là Long An, Tiền Giang, Đồng
Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên
Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Tổng diện tích tự nhiên khoảng
3,96 triệu ha, chiếm 79% diện tích toàn Châu thổ và bằng 5% diện tích toàn lưu vực
sông Mekong, chiếm 12,3% diện tích tự nhiên của cả nước và có khoảng 17,5 triệu
người, chiếm 20,6% dân số của cả nước.
ĐBSCL có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Với tiềm năng nông nghiệp to lớn, trong những năm qua, ĐBSCL luôn đóng góp
50% tổng sản lượng lương thực, quyết định thực hiện thành công chiến lược an ninh
lương thực Quốc gia và chiếm chủ đạo trong xuất khẩu gạo, trung bình mỗi năm từ
3,5-4,5 triệu tấn. Giá trị sản xuất thủy sản chiếm hơn 66,0% của cả nước; chiếm hơn
71,4% diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản; 53,6% sản lượng và khoảng 60% về
giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước. ĐBSCL cũng là vùng sản xuất cây ăn trái tập
trung lớn nhất cả nước với 3/4 về diện tích và 80% về sản lượng.
Trong thời gian qua, bằng nhiều chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà
nước, kinh tế của vùng ĐBSCL ngày càng khởi sắc, quy mô kinh tế ngày càng lớn,
đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Tổng sản phẩm của vùng ĐBSCL
đến năm 2005 chiếm 15,2% GDP của cả nước, đứng sau vùng Đông Nam Bộ và
vùng Đồng bằng Sông Hồng (39,3% và 22,8%).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng ĐBSCL giai đoạn sau luôn cao hơn giai
đoạn trước và hơn mức trung bình của cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình
quân đạt 7,9%/năm giai đoạn 1996-2000 (cả nước 6,9%/năm) và đạt 10,4%/năm
giai đoạn 2001-2005 (cả nước 7,5%/năm).
Cơ cấu kinh tế của vùng ĐBSCL có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Tỷ
trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang có xu hướng gia tăng. Cơ cấu kinh tế
theo ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp
và tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp. Đến năm 2005, tỷ trọng của các ngành
phi nông nghiệp chiếm khoảng 53,0% trong tổng sản phẩm vùng ĐBSCL.
31
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân các tỉnh ĐBSCL
Đơn vị: %
Thời kì 1996-2000 Thời kì 2001-2005
GDP KVI KVII KVIII GDP KVI KVII KVIII
Cả nước 6,9 4,3 10,6 5,8 7,5 4,0 11,0 6,1
ĐBSCL 7,9 5,1 12,7 11,3 10,4 7,0 15,8 12,7
Long An 7,6 5,6 14,1 7,3 9,4 6,0 17,0 8,6
Đồng Tháp 6,9 3,7 14,9 14,4 9,9 7,4 17,7 12,1
An Giang 6,9 2,0 11,4 11,6 8,9 5,2 11,8 11,2
Tiền Giang 8,1 4,6 10,2 14,6 9,0 5,1 16,7 11,3
Vĩnh Long 6,6 4,0 10,6 10,2 8,6 5,6 14,6 10,4
Bến Tre 8,3 8,7 8,9 6,6 9,0 5,7 14,1 14,7
Kiên Giang 8,0 6,3 11,7 9,0 11,1 7,8 15,5 13,9
Cần Thơ 8,5 1,7 16,4 11,6 13,5 8,1 17,3 13,6
Hậu Giang - - - - 10,1 5,6 15,9 13,4
Trà Vinh 7,2 5,6 7,8 13,4 10,6 8,2 18,0 14,8
Sóc Trăng 9,3 7,7 15,6 10,._.ãi, cấp đất hoặc cho thuê dài hạn để thành lập thêm trường đại
học và cao đẳng (hiện nay số trường đại học và cao đẳng của vùng ĐBSCL chỉ mới
gần bằng 1/3 số trường đại học và cao đẳng ở vùng Đồng bằng Sông Hồng). Mặt
96
khác để có một đội ngũ nhà quản lý và giảng viên cho các trường dân lập, tư thục
cần kêu gọi, động viên, khuyến khích những Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú,
những Giáo sư, Phó giáo sư… đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn tâm huyết với nghề
nghiệp đứng ra thành lập trường.
Cho phép các trường đại học công ngay cả đại học dân lập mở thêm hệ đại học
“Ghi danh” (đại học mở) để tăng thêm nguồn nhân lực có trình độ đại học cho các
ngành kinh tế chưa đòi hỏi nguồn nhân lực cao. Mặt khác, cũng nên đổi mới quan
niệm: “Học không chỉ để tìm cơ hội có việc làm, mà còn làm tốt hơn công việc đang
làm (ngay cả làm ruộng, buôn bán, lao công...) vừa tạo việc làm cho chính mình và cho
cả cộng đồng”. Đây cũng là một yếu tố góp phần nâng cao nếp sống văn hóa văn minh
xã hội.
Đẩy nhanh hệ thống các trường dạy nghề, kể cả các trường dạy nghề chất
lượng cao. Như đã phân tích những lợi thế trên, thì đây chính là thế mạnh của
ĐBSCL. Nó không chỉ tạo nguồn lao động cung cấp ở địa phương mà còn cung cấp
cho các địa phương khác, làm giảm nhẹ số lao động thất nghiệp và xuất khẩu lao
động ra nước ngoài.
3.2.2.5. Phát triển thị trường lao động
Thiết lập mối liên hệ giữa việc cung cấp nhân lực được đào tạo với nhu cầu sử
dụng nhân lực thông qua việc phát triển thị trường lao động và thị trường sản phẩm
khoa học, công nghệ. Sự phát triển của thị trường này sẽ cung cấp các chỉ báo cần thiết
cho việc chuyển đổi hệ thống đào tạo, từ yêu cầu cải cách nội dung và nâng cấp chất
lượng chương trình đào tạo cho đến số lượng và cơ cấu các cơ sở đào tạo.
Thành lập các trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực trong
vùng. Các trung tâm này thực hiện nhiệm vụ xác định nhu cầu của doanh nghiệp và tìm
nguồn cung ứng nhân lực cho doanh nghiệp. Đó cũng là điều kiện để hình thành chợ
đào tạo về nhân lực trình độ cao. Trong giai đoạn từ 2010-2015, trung tâm này nên trực
thuộc phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI), trung
tâm này sẽ làm cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo trung vùng.
97
Hình thành trung tâm nghiên cứu và dự báo nhu cầu nguồn nhân lực ĐBSCL.
Trung tâm này sẽ thực hiện các nghiên cứu và dự báo nhu cầu nhân lực trong Vùng.
Trên cơ sở đó các cơ sở đào tạo sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo, chuẩn bị năng lực đào
tạo phù hợp với dự báo nhu cầu nhân lực trong từng giai đoạn.
Nhất thiết phải liên kết giữa các Viện - Trường - Doanh nghiệp để hình thành
mạng lưới đào tạo nhân lực. Đối với các Viện, Trường, Trung tâm đào tạo, cần phải
phối hợp chặt chẽ với các nhà tuyển dụng để tự đánh giá các chương trình đang được
đào tạo, điều chỉnh nội dung môn học đồng thời cập nhật nội dung mới đưa vào
chương trình giảng dạy. Ngược lại, các nhà tuyển dụng cần xác định trách nhiệm tham
gia trong một số khâu của quá trình đào tạo, đặt yêu cầu đối với các cơ sở đào tạo về
nội dung kiến thức, kỹ năng để đáp ứng được nhu cầu của cơ sở mình.
3.2.3. Thực hiện đồng bộ phát triển y tế với an sinh xã hội
Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội sẽ giúp cải thiện kỹ năng và sức khỏe cho
nguồn nhân lực, từ đó, tăng tính cạnh tranh của cả nền kinh tế. Đồng thời, an sinh xã
hội giúp cộng đồng có thể chia sẻ và quản lý được rủi ro kinh tế. Quan trọng hơn, một
hệ thống an sinh xã hội tốt có thể giúp người dân tự thoát nghèo và không bị tái nghèo.
Đòi hỏi cấp thiết trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe chưa phải là việc phát
triển các dịch vụ cao cấp, mà là những nỗ lực mở rộng diện cung cấp và nâng cao chất
lượng các dịch vụ cơ bản. Tính ưu tiên của sự lựa chọn này xuất phát từ quan điểm
phát triển vì tất cả mọi người và cũng là nhằm giảm thiểu mức độ bất bình đẳng giữa
các nhóm dân cư có thu nhập khác biệt thuộc các vùng và các tầng lớp khác nhau. Các
mục tiêu cụ thể phản ánh sự ưu tiên đó là: mở rộng cơ hội để mọi người dân tiếp cận dễ
dàng đến y tế dự phòng; bảo đảm mọi người dân được chữa các bệnh thông thường;
giảm nhanh tỷ lệ trẻ em và phụ nữ có thai bị suy dinh dưỡng; thực hiện tốt chương trình
dân số - kế hoạch hoá gia đình.
Định hướng ưu tiên với các mục tiêu trên đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống y tế và
chăm sóc sức khoẻ cũng như chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình, tập trung
khắc phục các nguyên nhân cản trở người dân, nhất là người nghèo và nhân dân ở
98
những vùng sâu, vùng xa, tiếp cận đến các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ cơ bản.
Một số giải pháp cần được thực hiện là:
- Tăng mức chi ngân sách cho lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khoẻ, trong đó
cần ưu tiên hơn cho: những vùng tương đối bị cô lập; các dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ ban đầu, các biện pháp phòng bệnh, nhất là một số bệnh dịch sốt xuất huyết,
lao, bướu cổ... ; củng cố và nâng cấp mạng lưới y tế thôn xã; các chương trình cung
cấp nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh, an toàn thực phẩm;
- Cho phép khu vực tư nhân tham gia rộng rãi hơn vào lĩnh vực y tế, để giảm
bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong khi vẫn đảm bảo cho người dân tiếp
cân được các dịch vụ y tế, qua việc thu phí điều trị cơ bản. Mở rộng phạm vi bảo
hiểm y tế, nhất là đối với khu vực ngoài nhà nước và người nghèo, và nâng cao
chất lượng hoạt động bảo hiểm y tế bằng các quy chế rõ ràng và một cơ chế giám
sát có hiệu quả. Ngoài ra cuối năm 2002, Chính phủ đã quyết định thành lập Quỹ
dự phòng y tế cho người nghèo (HCFP), hơn 11 triệu người đã nhận được lợi ích
từ HCFP nhưng mức độ áp dụng của những chương trình như vậy còn khác biệt rất
lớn theo khu vực;
- Tăng cường năng lực bộ máy y tế và chăm sóc sức khoẻ thông qua việc mở
rộng hoạt động đào tạo y tá và cán bộ bảo vệ sức khoẻ cho các vùng nông thôn,
miền núi. Cùng với hệ thống thông tin đại chúng, cán bộ y tế ở địa phương cũng là
nhân tố quan trọng trong mạng lưới thông tin tuyên truyền về việc chữa bệnh và
chăm sóc sức khoẻ;
- Với mục tiêu đạt tốc độ tăng dân số giai đoạn 2006-2010 khoảng 1,06%/năm,
giai đoạn 2011-2020 khoảng 1%/năm; và quy mô dân số của vùng là 18,2 triệu
người năm 2010 và 20 triệu người năm 2020. ĐBSCL cần tiếp tục đẩy mạnh
chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình thông qua việc mở rộng thông tin,
tuyên truyền và giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân về dân số, giới
tính và phát triển, và việc cung cấp đầy đủ các biện pháp và phương tiện phòng
tránh thai cho mọi người;
99
- Gắn vấn đề dân số với các chương trình và chiến lược phát triển kinh tế xã
hội. Xu hướng đô thị hoá và sự di chuyển dân cư, xu hướng giảm dần tỷ lệ trẻ em,
tăng dần tỷ lệ người già, xu hướng thay đổi cấu trúc gia đình,… phải được coi là
những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạch định các chính sách và chiến
lược phát triển kinh tế xã hội và phát triển con người.
3.3. CẢI THIỆN MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ
Bên cạnh việc tăng đồng thời giá trị các chỉ số phát triển con người thì việc cải
thiện mối tương quan giữa các chỉ số thành phần cũng là một yếu tố không thể thiếu
nhằm làm cho sự nghiệp phát triển con người ở vùng ĐBSCL mang tính bền vững hơn.
Chỉ số phát triển kinh tế và chỉ số phát triển con người: để đạt mức tương thích
trung bình của thế giới 0,75 các tỉnh thành ĐBSCL cần nâng cao giá trị chỉ số kinh tế.
Hiện nay, hệ số K/H cũng đạt xấp xỉ mức trung bình này, giá trị chỉ số HDI vẫn phải
được cải thiện tăng lên, do đó về nguyên tắc tử số GDP phải tăng nhanh hơn mẫu số
HDI, có như vậy thì hệ số K/H mới được tăng lên phù hợp.
Chỉ số phát triển giáo dục và chỉ số phát triển con người: do hiện nay chỉ số phát
triển giáo dục E1 các tỉnh thành ĐBSCL đều 75,0 cho nên để đạt mức tương thích
hợp lý 0,95 ≤ E1/H ≤ 1,05 thì mẫu số HDI phải tăng nhanh hơn tử số E1. Như vậy, hệ
số E1/H sẽ được kéo giảm xuống so với hiện nay và tiến đến mức dưới 1,05.
Chỉ số phát triển kinh tế và chỉ số phát triển giáo dục: để hệ số giữa chỉ số phát
triển kinh tế và chỉ số phát triển giáo dục tiến gần đến mức “1”, ngoài việc cải thiện giá
trị hai chỉ số này, thì giá trị chỉ số GDP cần phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chỉ số
E1, do giá trị chỉ số GDP còn thấp, khoảng cách còn khá lớn so với chỉ số E1.
100
KẾT LUẬN
Chỉ số phát triển con người là một chỉ tiêu tổng hợp của ba chỉ số cấu thành.
Trong đó, chỉ số thu nhập phản ánh tình trạng phát triển kinh tế; chỉ số giáo dục
phản ánh tình trạng phát triển giáo dục thông qua tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ
nhập học các cấp; và chỉ số tuổi thọ phản ánh chất lượng cuộc sống của con người.
Chỉ số phát triển con người dù chỉ được biểu thị bằng một con số nhưng nó
phản ánh tổng hợp thành tựu kinh tế - xã hội cả về số lượng và chất lượng. Trong
những năm qua, chỉ số HDI vùng ĐBSCL có tăng nhưng các chỉ số thành phần vận
động không đều. Tuy chiếm tỷ trọng thấp nhất nhưng chỉ số kinh tế đã góp phần lớn
nhất làm tăng chỉ số HDI. Giá trị chỉ số kinh tế còn thấp 0,52 nhưng nhờ tuổi thọ bình
quân đạt 72,1 năm và tỷ lệ người lớn biết đọc đạt tới 89,8% nên chỉ số phát triển con
người đạt khá cao 0,702 (> 0,7).
Phát triển kinh tế sẽ tạo điều kiện tăng thu nhập cho người dân và tăng đầu tư
cho giáo dục là hai giải pháp cơ bản làm thay đổi đáng kể chỉ số HDI. Giáo dục ở
ĐBSCL đã được cải thiện trong thời gian qua nhưng đang có dấu hiệu xuống dốc
so với các vùng khác. Giá trị chỉ số giáo dục tăng lên đạt 0,8 nhưng chỉ đứng trên
vùng Tây Bắc trong bản đồ giáo dục cả nước. Chỉ số giáo dục chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong ba chỉ số thành phần, nhưng vẫn không phản ánh được bản chất của nền
giáo dục còn nhiều yếu kém. Do đó, chỉ số giáo dục đã góp phần làm thay đổi vị
trí thứ hạng chỉ số HDI (tụt 1 hạng) của vùng ĐBSCL trong khi quy mô nền kinh
tế vẫn giữ hạng 3 cả nước.
Nhận định ngược lại vai trò của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế và vấn đề
cải thiện chỉ số tuổi thọ. Khi con người được giáo dục, nghĩa là có kiến thức, sẽ phục
vụ cho tăng trưởng kinh tế; và có kiến thức mới có thể sử dụng hữu hiệu thành quả của
tăng trưởng để đầu tư cải thiện sức khoẻ và giáo dục. Và như vậy, trong tình hình hiện
nay của vùng ĐBSCL, giáo dục chính là yếu tố quyết định nhằm cải thiện chỉ số phát
triển con người khi tăng trưởng kinh tế vẫn còn khá vững chắc.
Điều đáng lưu ý là để tăng được chỉ số phát triển con người, thì cả ba chỉ số
đều phải có sự tiến bộ, mà ta biết rằng, để tuổi thọ bình quân tăng lên đôi chút thì
101
đòi hỏi tất cả mọi mặt của đời sống xã hội đều phải tốt lên, từ y tế, chăm sóc sức
khoẻ, đến thu nhập, chế độ ăn uống, thể dục thể thao… Có thể nói, những chỉ tiêu
về phát triển con người HDI của UNDP buộc chúng ta phải nhìn nhận vấn đề một
cách tổng quát và thực tế hơn.
Điều cuối cùng là mặc dù đã phản ánh được nhiều khía cạnh của phát triển con
người, nhưng bản thân chỉ số HDI chưa phải là thước đo hoàn hảo. Do đó, chúng ta
cần tiếp tục nghiên cứu lý luận về HDI, mở rộng tiêu chí mới như một số quốc gia
đề xuất như: văn hóa, lành mạnh xã hội, môi trường sinh thái… Mới đây, trong
“Nghiên cứu chỉ số phát triển con người của Việt Nam”, tác giả Đặng Quốc Bảo
cũng đã đề xuất đưa thêm chỉ số an toàn xã hội, nhằm phản ánh khả năng phòng
ngừa tệ nạn nghiện ma tuý của cộng đồng khi tính toán chỉ số HDI… Bởi lẽ, tệ nạn
này nguy hiểm ở chỗ không chỉ tác động tiêu cực đến bản thân người nghiện mà
còn tác hại đến mọi thành viên trong gia đình đó và tác hại đến cả cộng đồng.
Bên cạnh đó, chất lượng số liệu thống kê còn chưa cao và lại thường được
chỉnh sửa về giá trị và phương pháp tính; điều này là một hạn chế nữa cho các phân
tích, đánh giá. Chẳng hạn, số liệu tỷ lệ đi học có lẽ không thực sự phản ánh đúng
thực tế, vì ở nhiều tỉnh, tỷ lệ này phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm điều tra. Một
vấn đề nữa là thống kê di cư lao động, vốn có độ tin cậy không cao. Hơn nữa, các
phân tích chủ yếu dựa trên các số liệu thống kê mô tả, những tương quan giản đơn,
cũng như chưa đưa ra được những lập luận vững chắc hơn để minh chứng. Chính vì
vậy, chuyên đề chưa thể đưa ra các kết luận dứt khoát về các mối quan hệ tương tác
trong chuyển biến tình hình phát triển con người ở ĐBSCL giai đoạn 1999-2004,
cũng như cho đến năm 2007.
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo (chủ biên) (2008), Nghiên cứu chỉ số phát triển con người
(HDI) của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bảo trợ xã hội – Báo cáo phát triển Việt Nam 2008 (6-7 tháng 12 năm 2007),
(Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị tư vấn Các nhà Tài trợ cho
Việt Nam), Hà Nội.
3. Ban Chỉ đạo quốc gia thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa
đói giảm nghèo (CPRGS) – Tổ Công tác liên ngành CPRGS, Việt Nam tăng
trưởng và giảm nghèo - Báo cáo thường niên 2004-2005 (tháng 11 năm
2005), Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và đào tạo (18/12/2008), Dự thảo Chiến lược phát triển giáo
dục Việt Nam 2009 – 2020.
5. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (tháng 10 năm 2005), Chỉ số phát
triển con người HDI Thành phố Hồ Chí Minh 1999-2004.
6. Hướng đến tầm cao mới – Báo cáo phát triển Việt Nam 2007 (14-15 tháng
12 năm 2006), (Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị tư vấn Các
nhà Tài trợ cho Việt Nam ), Hà Nội.
7. Kỷ yếu hội thảo của các tác giả Đặng Quốc Bảo, Trương Thị Thúy Hằng.
8. Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 20/01/2003 của Bộ Chính trị về phương hướng,
nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng
ĐBSCL thời kỳ 2001 – 2010.
9. Đặng Văn Phan, Nguyễn Kim Hồng (2008), Địa lý Kinh tế xã hội Việt Nam
thời kì hội nhập, Nxb Giáo dục.
10. Hồ Sĩ Quý, Một số vấn đề phương pháp luận nghiên cứu và phát triển văn
hóa, con người và nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế (về kết quả nghiên cứu của đề tài KH-CN cấp
nhà nước KX.05.01) (2007), Tạp chí thông tin Khoa học xã hội.
11. Quyết định 173/2001/QĐ-TTg ngày 06/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về
phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2001 – 2005.
103
12. Quyết định 492/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL.
13. Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ
về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long
đến năm 2010.
14. Quyết định số 26/2008/QĐ-TTg ngày 05/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội
đối với các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đến năm 2010.
15. Tổng cục thống kê, Dự án VIE/97/P14, Nxb Thống kê, Hà Nội 2001.
16. Tổng cục Thống kê, Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2006.
17. Tổng cục Thống kê, Kết quả điều tra biến động dân số 1-4-2006.
18. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2001), Báo cáo phát triển
con người VN 2001 – Đối mới và sự nghiệp phát triển con người (Sách tham
khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (1999), Phát triển con
người từ quan niệm đến chiến lược và hành động (Sách tham khảo), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Ngô Doãn Vịnh (chủ biên) (2005), Bàn về phát triển kinh tế, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
21. Viện Chiến lược phát triển (tháng 11/2006), Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2020, Hà Nội.
22. Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và đầu tư (08/2001), Cơ sở khoa học
phục vụ xây dựng đề án phát triển đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2010 đáp
ứng yêu cầu phát triển KT-XH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Hà Nội.
23. Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Chương trình phát triển của Liên hiệp
quốc (2006), Phát triển con người Việt Nam 1999-2004 – Những thay đổi và
xu hướng chủ yếu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. (Viện Nghiên cứu con người - Viện Khoa học xã hội
Việt Nam)
104
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Việt Nam và Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
1. Xoá bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói
Mặc dù tỷ lệ nghèo trên thế giới đã giảm xuống kể từ năm 1990 đến nay, song
1,2 tỷ người vẫn sống ở mức dưới 1 USD mỗi ngày. Việt Nam đã đạt được mục tiêu
giảm một nửa tỷ lệ nghèo với việc giảm tỷ lệ người dân sống dưới chuẩn nghèo
xuống còn 35% trong năm 2000. Việt Nam cam kết giảm tỷ lệ nghèo thêm 40% cho
đến năm 2010. Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất ấn tượng, song
thách thức hiện giờ là làm sao thu hẹp khoảng cách đang gia tăng và tiếp cận được
các nhóm dân cư nghèo nhất ở từng vùng của Việt Nam.
2. Đạt phổ cập giáo dục tiểu học
Trên toàn thế giới hiện có 113 triệu trẻ em không đi học, nhưng có thể đạt
được mục tiêu này. Ví dụ, Việt Nam có nhiều khả năng hoàn thành mục tiêu phổ
cập giáo dục tiểu học cho đến năm 2015 vì tỷ lệ trẻ em đi học tiểu học đúng tuổi
trong năm 1999 đã đạt mức rất cao là 95%. Tuy nhiên, những thách thức lớn hiện
nay là nâng cao chất lượng giáo dục, mở rộng giáo dục cơ sở theo mục tiêu quốc tế
về phổ cập giáo dục tiểu học và giảm bớt mức độ chênh lệch về khả năng và phạm
vi tiếp cận với giáo dục tiểu học.
3. Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế, năng lực cho phụ nữ
Hai phần ba số người mù chữ trên thế giới là phụ nữ. Việt Nam đã khẳng định
cam kết thực hiện MDG này bằng cách đặt ra mục tiêu xoá bỏ khoảng cách về giới
trong giáo dục ở cấp tiểu học và trung học cơ sở vào năm 2005 và tình trạng mù chữ
ở phụ nữ dưới độ tuổi 40 cho đến năm 2010. Tuy nhiên, 70% số học sinh bỏ học ở
cấp tiểu học là trẻ em gái, nguyên nhân chính là do các em phải tham gia các hoạt
động kinh tế của gia đình, và vẫn tồn tại chênh lệch giữa các vùng miền.
4. Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em
Trên toàn thế giới có 11 triệu trẻ nhỏ tử vong mỗi năm, như vậy đã giảm so
với con số 15 triệu năm 1980. Việt Nam đã thành công trong việc giảm tỷ lệ tử
105
vong của trẻ em dưới 5 tuổi từ khoảng 58/1000 ca sinh sống trong năm 1990 xuống
còn khoảng 48/1000, nhưng để hoàn thành trọn vẹn mục tiêu giảm 2/3 tỷ lệ này cho
đến năm 2015, đòi hỏi phải có sự nỗ lực và hỗ trợ nhiều hơn nữa.
5. Tăng cường sức khoẻ bà mẹ
Ở các quốc gia đang phát triển, nguy cơ tử vong của bà mẹ khi sinh con là
1/48. Tuy nhiên, hầu như tất cả các quốc gia hiện nay đều có chương trình làm mẹ
an toàn và có triển vọng đạt được tiến bộ trong lĩnh vực này. Việt Nam đã giảm tỷ
lệ tử vong ở sản phụ từ 200/100.000 ca sinh sống trong năm 1990 xuống còn
100/100.000 và đặt ra mục tiêu tiếp tục giảm xuống còn 70 cho đến năm 2010,
trong đó sẽ quan tâm đặc biệt tới những vùng khó khăn.
6. Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác
HIV/AIDS đe doạ huỷ hoại những thành quả phát triển đạt được của cả một
thế hệ ở nhiều quốc gia. Kinh nghiệm ở các nước như Braxin, Sênêgan và Thái Lan
cho thấy chúng ta có thể ngăn chặn HIV ngay từ đầu. Việt Nam đã đặt ra mục tiêu
giảm tốc độ gia tăng sự lây lan của HIV/AIDS trong năm 2005 và giảm một nửa tốc
độ gia tăng cho đến năm 2010. Thách thức đặt ra là phải hành động khẩn cấp ngay
từ bây giờ theo phương thức tiếp cận đa ngành để chống lại đại dịch này. Sự quan
tâm chỉ đạo liên tục là hết sức cần thiết để ngăn chặn nguy cơ xảy ra một đại dịch.
7. Đảm bảo bền vững về môi trường
Trên thế giới có hơn một tỷ người vẫn không được tiếp cận với nước sạch,
nhưng trong thập niên 90 đã có gần một tỷ người được tiếp cận với nước sạch và
các điều kiện vệ sinh. Việt Nam đã tăng tỷ lệ người dân được tiếp cận với nước sạch
từ 48% trong năm 1990 lên tới 56% trong năm 2000 và đặt mục tiêu tiếp tục nâng
con số này lên 85% ở khu vực nông thôn vào năm 2010.
8. Xây dựng quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển
Xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững rõ ràng có liên quan tới thương
mại, giảm xoá nợ và viện trợ. Cần đưa ra các điều khoản thương mại bình đẳng cho
các quốc gia đang phát triển để tạo cơ hội việc làm và thu nhập. Về mục tiêu này,
Việt Nam đang đối mặt với một số thách thức khá lớn trong việc đẩy nhanh tiến
106
trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu theo kế hoạch đề ra. Để đảm bảo
công bằng xã hội và tính bền vững của quá trình phát triển quốc gia đòi hỏi phải có
những nỗ lực rất lớn.
Phụ lục 2: Mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo đến 2010 của ĐBSCL
- Mầm non: huy động 10-20% trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ...
- Giáo dục phổ thông: tỉ lệ huy động học sinh trong độ tuổi tiểu học đến trường
đạt 99%. Toàn vùng đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi...
- Giáo dục trung học: đạt chuẩn phổ cập THCS. Nâng tỉ lệ học sinh THCS đi
học trong độ tuổi đạt 87-90%, học sinh THPT lên 50%.
- Giáo dục dân tộc: mở rộng đối tượng tuyển sinh con em các dân tộc vào các
trường nội trú và trường dự bị đại học...
- Giáo dục đại học, THCN và dạy nghề: bảo đảm tăng qui mô đào tạo THCN
hằng năm trên 20%, chiếm khoảng 5% dân số trong độ tuổi 16-20. Nâng tỉ lệ bình
quân sinh viên (cao đẳng và đại học)/1 vạn dân lên khoảng 120. Phấn đấu đạt 20%
lao động qua đào tạo nghề...
- Giáo dục thường xuyên: 13 tỉnh thành phố đều có trung tâm giáo dục thường
xuyên cấp huyện...
Thành lập Trường ĐH Kiên Giang, ĐH Bạc Liêu, phát triển và nâng cấp trình
độ đào tạo đại học cho Trường cao đẳng Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long. Thành lập
các trường cao đẳng cộng đồng: Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang, Long An, Bạc
Liêu, An Giang và Cần Thơ.
Phụ lục 3: Giải pháp nâng cao chất lượng dân số giai đoạn 2011 – 2015
Đầu tiên là giải pháp về chính sách và tổ chức quản lý. Đó là các chính sách
duy trì mức sinh hợp lý để có cơ cấu dân số đảm bảo sự phát triển kinh tế – xã hội
nhanh và bền vững; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng và mở rộng
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe gia đình và phúc lợi xã hội; kiểm soát tỉ lệ giới tính
107
khi sinh; hỗ trợ cá nhân, gia đình có các vấn đề về bệnh di truyền; nâng cao phúc lợi
xã hội; đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản cho người di cư.
Giải pháp tiếp theo được đưa ra là nhóm các hoạt động truyền thông giáo dục,
chuyển đổi hành vi để tạo sự cam kết ủng hộ của các cấp ủy đảng, chính quyền, các
tổ chức xã hội về chương trình nâng cao chất lượng dân số; tăng cường tuyên truyền
tư vấn, hỗ trợ nâng cao sức khỏe thể chất, trí tuệ và tinh thần cho các nhóm đối
tượng đặc biệt; triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ và vận động để tăng sự
chấp nhận sàng lọc sơ sinh tại cộng đồng; đào tạo, cung cấp thiết bị cho các trung
tâm tư vấn, dịch vụ dân số cấp tỉnh, thành phố.
Nâng cao tầm vóc, thể lực người Việt Nam và trình độ dân trí cũng là hai
nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng dân số trong thời điểm hiện tại. Đây là giải
pháp yêu cầu có sự phối hợp tích cực của hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ bà mẹ,
trẻ em, vị thành niên, người cao tuổi và sự tham gia của ngành giáo dục.
3 giải pháp tiếp theo: Xây dựng và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần; Tăng
cường các dịch vụ xã hội chủ yếu có ảnh hưởng tới chất lượng dân số; đẩy mạnh
công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng phục vụ nâng cao chất lượng dân số.
Phụ lục 4: Hệ thống các tiêu chí đo lường xã hội khá giả ở Trung Quốc
Nhóm đo lường Các chỉ số
Phát triển kinh
tế
1. GDP bình quân đầu người
2. Tỷ lệ người nghèo trên tổng dân số
3. Thu nhập sau thuế của hộ gia đình nông thôn
4. Thu nhập sau thuế của hộ gia đình đô thị
5. Khoảng cách thu nhập giữa đô thị và nông thôn
Điều kiện sống
cơ bản
6. Tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học ở các vùng nghèo khó
7. Tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi ở các vùng nghèo khó
8. Tỷ lệ tử vong của các bà mẹ ở các vùng nghèo khó
9. Số lượng và mức độ lây nhiễm HIV
10. Tỷ lệ những người mắc bệnh lao
11. Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch
12. Tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận với các công trình vệ sinh
108
13. Tỷ lệ các làng được kết nối với đường giao thông chính
Cơ cấu xã hội
14. Tỷ lệ tầng lớp trung lưu có thu nhập trung bình
15. Tỷ lệ dân số sống ở thành thị
16. Tỷ lệ dân cư làm việc trong khu vực dịch vụ
17. Tỷ lệ dân cư trong những nhóm phi nông nghiệp
18. Tỷ lệ dân cư được hưởng điều kiện an ninh ở mức tối thiểu ở đô thị
19. Tỷ lệ dân cư được hưởng điều kiện an ninh ở mức tối thiểu ở nông thôn
20. Mức độ chi phí cho giáo dục trong tổng ngân sách quốc gia/tỉnh/thành
21. Tỷ lệ cân bằng giới trong trẻ sơ sinh
22. Tỷ lệ giữa học sinh nam và học sinh nữ trong việc hoàn tất giáo dục cơ sở
23. Tỷ trọng lao động nữ so với nam ở thành phố
24. Tỷ trong lao động nữ làm việc trong hệ thống công quyền ở thành thị
Môi trường bền
vững
25. Mức độ chi phí cho việc kiểm soát môi trường trong GDP
26. Tỷ lệ che phủ rừng
27. Mảng xanh công cộng ở đô thị tính trên đầu người
28. Mức độ và cách thức sử dụng nguồn nước tự nhiên
29. Tỷ lệ rác thải trong sản xuất công nghiệp
Chất lượng sống
30. Tuổi thọ trung bình
31. Mức dinh dưỡng tính bình quân đầu người ở nông thôn (Protein)
32. Khoảng không gian ở tính theo bình quân đầu người dân thành thị
33. Số lượng người tốt nghiệp các trương TH chuyên nghiệp tính trên
100.000 dân
34. Số lượng bác sĩ tính trên 10.000 dân
35. Số lượng giường bệnh trong các bệnh viện tính trên 10.000 dân
36. Số lượng luật sư trên 10.000 dân
37. Tỷ lệ tội phạm
38. Tỷ lệ thất nghiệp
39. Tỷ lệ các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO) trong tổng số các tổ chức
phi chính phủ (quốc tế và địa phương)
40. Mức độ chi phí và tiêu dùng sách đọc tính theo bình quân đầu người mỗi
năm
41. Số lượng máy tính trong 100 gia đình ở thành phố
42. Mức độ chi phí cho du lịch tính bình quân đầu người
109
Phụ lục 5: Chỉ số phát triển con người Trung Quốc thời kì 1995-2007
Báo cáo
phát
triển con
người
năm
Tuổi thọ
GDP
(tính theo USD PPP) Giáo dục HDI
Năm Chỉ số GDP/người Chỉ số
15 tuổi
trở lên
biết chữ
(%)
Tỷ lệ
người
đi học
(%)
Chỉ số Chỉ số
Xếp
hạng
1995 68,5 0,73 1950 0,35 79,3 55 0,71 0,594 111/174
1996 68,6 0,73 2330 0,38 80,0 57 0,72 0609 108/174
1997 68,9 0,73 2604 0,41 80,9 58 0,73 0,626 108/175
1998 69,2 0,74 2935 0,46 81,5 64 0,76 0,650 106/174
1999 69,8 0,75 3130 0,46 82,9 69 0,78 0,701 98/174
2000 70,1 0,75 3105 0,57 82,8 72 0,79 0,706 99/174
2001 70,2 0,75 3617 0,60 83,5 73 0,80 0,718 87/162
2002 70,5 0,76 3916 0,61 84,1 73 0,80 0,726 96/173
2003 70,6 0,76 4020 0,62 85,8 64 0,79 0,721 104/175
2004 70,9 0,76 4580 0,64 90,9 68 0,83 0,745 94/177
2005 71,6 0,78 5003 0,65 90,9 69 0,84 0,755 85/177
2006 71,9 0,78 5896 0,68 90,9 70 0,84 0,768 81/177
2007 72,5 0,792 6757 0,703 90,9 69,1 0,837 0,777 81/177
104 39' 54''o
9
22'
43"
10
16'
40''
o
o
104 39' 54''o oo105 34' 40''
106 29' 25''105 34' 40'' oo
106 29' 25''
9
22'
43"
10
16'
40''
o
o
Bar Chart of nen_TayNamBo
0,84
HDI_2004
GDP_Index_04
GD_Index_04
Age_Index_04
Chó dÉn
0,83
ChØ sè HDI
ChØ sè GDP
ChØ sè gi¸o dôc
ChØ sè tuæi thä
h×nh 2.3: b¶n ®å thÓ hiÖn chØ sè HDI c¸c tØnh, thµnh phè vïng ®ång b»ng s«ng cöu long
0,695
0,45
0,80
0,83
0,721
0,50
0,84
0,82
0,686
0,46
0,79
0,81
0,715
0,51
0,83
0,80
0,684
0,45
0,79
0,81
0,713
0,51
0,83
0,81
0,680
0,46
0,77
0,81
0,718
0,55
0,82
0,79
0,678
0,47
0,78
0,78
0,716
0,54
0,81
0,80
0,671
0,46
0,76
0,79
0,720
0,58
0,79
0,79
0,668
0,44
0,75
0,81
0,701
0,50
0,83
0,77
0,656
0,45
0,75
0,77
0,686
0,51
0,78
0,78
0,655
0,45
0,77
0,74
0,680
0,50
0,78
0,76
0,654
0,46
0,75
0,75
0,686
0,52
0,77
0,77
0,649
0,43
0,75
0,77
0,698
0,55
0,78
0,76
0,648
0,41
0,78
0,76
0,682
0,46
0,79
0,79
0,685
0,49
0,80
0,77
1999 2004
1999 2004
1999 2004
1999 2004
1999 2004
1999 2004
1999 2004
1999 2004
1999 2004
1999 2004
1999 20041999 2004
cµ mau
b¹c liªu
kiªn giang
an giang ®ång th¸p
tp. cÇn th¬
tiÒn giang
bÕn tre
long an
trµ vinh
vÜnh long
2004
hËu giang
tp.
hå chÝ minh
®ång nai
b×nh d¬ngt©y ninhc a m p u c h i a
biÓn ®«ng
0.
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.669
0.45
0.77 0.79
HDI_99
GDP_Index_99
GD_Index_99
Age_Index_99
ChØ sè HDI vµ chØ sè c¸c thµnh phÇn vïng ®bscl
0.
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.702
0.52
0.8 0.79
HDI_2004
GDP_Index_04
GD_Index_04
Age_Index_04
ChØ sè hdi vµ chØ sè c¸c thµnh phÇn vïng ®bscl
n¨m 1999
n¨m 2004
41
104 39' 54''o
9
22'
43"
10
16'
40''
o
o
104 39' 54''o oo105 34' 40''
106 29' 25''105 34' 40'' oo
106 29' 25''
9
22'
43"
10
16'
40''
o
o
H×nh 2.4: b¶n ®å thÓ hiÖn tû träng ®ãng gãp cña c¸c chØ sè thµnh phÇn vµo chØ sè HDI c¸c tØnh, thµnh phè vïng ®ång b»ng s«ng cöu long
Pie Chart of nen_TayNamBo
110
55
11
GDP_Index_04_%
GD_Index_04_%
Age_Index_04_%
Chó dÉn biÓu ®å
(§VT:%)
110
55
11
Tû träng ®ãng gãp chØ sè GDP
Tû träng ®ãng gãp chØ sè gi¸o dôc
Tû träng ®ãng gãp chØ sè tuæi thä
kiªn giang
22,5 37,7
39,7
25,5 38,1
36,7
22,1 38,5
39,5
26,3 37,2
36,3
1999
22,9 37,7
39,2
24,5 38,2
37,3
23,8 38,9
37,5
23,1 38,3
38,3
25,1 37,7
37,2
22,9 37,8
39,2
26,9 36,6
36,6
23,4 38,2
38,2
25,3 37,4
37,4
21,1 40,1
39,1
22,5 38,6
38,6
21,6 38,4
39,8
23,1 38,8
37,9
22,9 38,1
39,1
24,8
37,9
37,4
22,0 37,4
40,4
23,8 39,5
36,6
21,9 38,5
39,5
23,8 38,8
37,9
22,4 38,4
39,4
23,8 38,7
37,3
2004
1999 2004
1999 2004
1999 2004
1999 2004 1999 2004
1999 2004
1999 2004
1999 2004
1999 2004
1999 20041999 2004
2004
an giang
®ång th¸p
tp. cÇn th¬
hËu giang
cµ mau
b¹c liªu
sãc tr¨ng
trµ vinh
vÜnh long bÕn tre
tiÒn giang
long an
tp.
hå chÝ minh
®ång nai
b×nh d¬ngt©y ninh
c a m p u c h i a
biÓn ®«ng
22.4
38.4
39.4
GDP_Index_99_%
GD_Index_99_%
Age_Index_99_%
Tû träng ®ãng gãp c¸c chØ sè thµnh phÇn vµo chØ sè hdi vïng ®bscl
(§VT:%)
24.7
38.
37.5
GDP_Index_04_%
GD_Index_04_%
Age_Index_04_%
tû träng ®ãng gãp c¸c chØ sè thµnh phÇn vµo chØ sè HDI vïng ®bscl
(®vt:%)
n¨m 1999
n¨m 2004
44
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5381.pdf