Mối quan hệ giữa vật chất & ý thức vận dụng vào hoạt động thực tiễn trong sự nghiệp xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Đề tài: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vận dụng vào hoạt động thực tiễn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay Mở đầu Như chúng ta đã biết kể từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới sụp đổ. Trật tự thế giới đã không còn ở thế cân bằng nữa, tình hình ngày càng căng thẳng và phức tạp. Nguyên nhân một phần là do sự phá hoại của các thế lực thù địch. Nhưng quyết định hơn cả là do đường lối xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội chưa đúng đắn, chưa vận dụng

doc16 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4244 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Mối quan hệ giữa vật chất & ý thức vận dụng vào hoạt động thực tiễn trong sự nghiệp xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phù hợp với quy luật khách quan. ở Việt Nam, kể từ khi giành được độc lập hoàn toàn, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng đất nước theo đường lối xã hội chủ nghĩa. Thế nhưng do chưa nhận thức đúng điều kiện khách quan, nên chúng ta đã mắc phải một số sai lầm nghiêm trọng trong việc đề ra đường lối phát triển. Dẫn đến làm cho nền kinh tế không những không phát triển mà còn bị tụt hậu so với các nước khác. Trước tình hình như vậy, việc nhận thức đúng nguyên lý về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức có vai trò rất quan trọng trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thì chúng ta phải phát triển kinh tế, đổi mới kinh tế. Nhưng bên cạnh đó phải đổi mới cả chính trị, vì giữa kinh tế và chính trị có mối quan hệ ràng buộc nhau. Chính vì vậy, tìm hiểu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức sẽ giúp chúng ta vận dụng nó vào thực tiễn một cách chính xác hơn. Đặc biệt là trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 1. Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 1.1. Vật chất 1.1.1. Định nghĩa vật chất: Vật chất là một phạm trù triết học rất rộng lớn và rất khó định nghĩa. Những nhà triết học duy vật trước đây đã có rất nhiều định nghĩa về vật chất trên những góc độ khác nhau. Nhưng xét đến cùng thì chưa có một định nghĩa nào thật sự chính xác về vật chất. Sau này khi Lê Nin đưa ra định nghĩa về vật chất, thì phạm trù vật chất mới được hiểu một cách chính xác nhất. Dựa trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc những đặc tính của vật chất Lê Nin đã khẳng định: "Vật chất là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác. Theo như định nghĩa của Lê Nin, "Vật chất là một phạm trù triết học" có nghĩa là vật chất đã được ông xem xét ở những phần chung nhất, khái quát nhất và căn bản nhất. "Vật chất là thực tại khách quan" tức là tất cả những gì tồn tại bên ngoài và độc lập với suy nghĩ của con người. Ngoài ra "Vật chất còn tồn tại không lệ thuộc cảm giác và đem lại cho con người trong cảm giác". Qua điều này Lê Nin đã khẳng định vật chất là cái có trước, ý nghĩa là cái có sau. Trên lập trường của chủ nghĩa duy vật ông đã giải pháp được mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học. Và "Vật chất được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại". Điều này có nghĩa là con người có khả năng nhận thức thế giới vật chất. Như vậy ông đã giải đáp được mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường khả tri. 1.1.2. Các đặc điểm của vật chất Thứ nhất là: Vật chất tồn tại bằng vận động, đây chính là thuộc tính cố hữu của vật chất và là cách thức biểu hiện sự tồn tại của vật chất. Theo Engghen thì: "Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất - tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, một thuộc tính cố hữu của vật chất - thì bao gồm mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ. Kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy". Như vậy chỉ có thông qua vận động và bằng cách vận động, vật chất mới biểu hiện sự tồn tại của mình. Không thể có vận động bên ngoài vật chất và vận động của vật chất là tự thân vận động. Vận động bao gồm năm hình thức chính đó là: Vận động cơ học (sự di chuyển vị trí trong không gian); Vận động vật lý (quá trình nhiệt, điện, từ, vận động của các phân tử, nguyên tử…); Vận động hóa học (quá trình hóa hợp và phân giải các chất…); Vận động sinh học (các quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường…); và vận động xã hội (sự biến đổi, thay đổi lẫn nhau của các hình thức xã hội…). Mặc dù vật chất luôn luôn vận động không ngừng, nhưng ẩn bên trong nó còn có cả sự đứng im tương đối. Chính nhờ sự đứng im mà thế giới vật chất mới phản hóa thành các sự vật hiện tượng phong phú và đa dạng Sự đứng im tương đối, nó biểu hiện một trạng thái vận động thăng bằng. Thứ hai là: Không gian và thời gian là những hình thức vận động của vật chất. Không gian là khái niệm chỉ bối cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội trong đó một đối tượng vật chất nào đó tồn tại. Còn thời gian là khái niệm dùng để chỉ thuộc tính diễn ra nhanh, chậm, kế tiếp nhau theo trật tự nhất định của các quá trình vật chất. Thứ ba là: Tính thống nhất vật chất của thế giới Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, là vô cùng, vô tận. Mà ẩn trong nó là các quá trình vật chất đang biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau là nguyên nhân và kết quả của nhau. 1.2. ý thức 1.2.1. Định nghĩa ý thức ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ não người thông qua lao động và ngôn ngữ. 1.2.2. Nguồn gốc của ý thức ý thức xuất phát từ hai nguồn gốc chính đó là: Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Xét về nguồn gốc tự nhiên: ý thức bao giờ cũng là sản phẩm của dạng vật chất sống đó là bộ não người. Nó không xảy ra đâu khác ngoài hoạt động sinh lý, thần kinh của bộ não. Có thể nói bộ não người chính nơi sinh ra, nơi diễn ra các hoạt động ý thức. Và sự ra đời của ý thức là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của các hình thức phản ánh, nó là hình thức phản ánh cao nhất. Xét về nguồn gốc xã hội: Sự ra đời của ý thức gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của bộ não người và chịu sự ảnh hưởng, chi phối của lao động, của các quá trình giao tiếp và các quan hệ mang tính chất xã hội. 1.2.3. Kết cấu của ý thức: Như ta đã biết ý thức là một hiện tượng tâm lý, xã hội có kết cấu phức tạp. Nó bao gồm tự ý thức, tri thức - tình cảm và ý chí. Trong đó tri thức là cái quan trọng nhất, là phương thức tồn tại của ý thức. Bởi vì như ta đã biết tri thức đó là kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết… mà sự phát triển của ý thức có quan hệ chặt chẽ với quá trình con người nhận thức và cải tạo tự nhiên. Nếu như kiến thức, kinh nghiệm và tầm hiểu biết của con người ngày một nhiều hơn, tức là tri thức ngày một được tích luỹ, phát triển, thì con người sẽ ngày càng tìm hiểu sâu hơn về bản chất của sự vật, hiện tượng và ngày càng đạt được nhiều thành tựu trong quá trình chinh phục tự nhiên. Việc nhấn mạnh tri thức là yếu tố quan trọng nhất trong việc hình thành và phát triển ý thức, nó đồng nghĩa với việc chống lại những tư tưởng, những quan điểm mang tính "đơn giản hóa" một cách thái quá, chỉ coi ý thức đơn thuần là tình cảm, là niềm tin, ý chí. Nhưng quan điểm trên là biểu hiện của căn bệnh chủ quan, duy ý chí. Cố nhiên chúng ta không thể phủ nhận vai trò cũng không kém phầm quan trọng của các yếu tố tình cảm, niềm tin, ý chí… Trong đó tự ý thức cũng là một nhân tố khá quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển ý thức. Tự ý thức là sự tự nhận thức về bản thân mình và con người. Khi phản ánh thế giới khách quan, con người tự nhận thức về bản thân, phân biệt và đối lập mình với thế giới khách quan. Điều này cho thấy con người đã khẳng định mình là một thực thể hoạt động độc lập, có cảm giác, có tư duy và có địa vị, vị trí trong xã hội tức là con người đang tự ý thức. Ngoài ra còn một nhân tố không thể không nhắc đến, đó là Vô thức. Đây là một hiện tượng tâm lý, xảy ra bên ngoài phạm vi ý thức. Điển hình của trạng thái vô thức là hiện tượng khoái cảm, nó thể hiện thông qua: tình yêu quê hương, đất nước - Tình mẫu tử và tình yêu nam nữ. 1.2.4. Bản chất của ý thức. Do ý thức bao giờ cũng chỉ là sự phản ánh thế giới khách quan, nên nó luôn mang tính thứ hai (tức là luôn bị quyết định). Và nội dung của ý thức luôn bị thế giới khách quan quy định. Điều này thể hiện ở chỗ: khi các hiện tượng của thế giới khách quan truyền vào trong não bộ của con người thì ngay lập tức chúng được bộ não của con người xử lý và chuyển thành ý thức. Một điều không thể phủ định là: khi phản ánh thế giới khách quan, ý thức không phải là bản sao thụ động, đơn giản, máy móc. Mà đó là sự phản ánh sáng tạo, có mục đích và hướng dẫn con người cải tạo thế giới khách quan. Ngoài ra ý thức còn mang tính lịch sử - xã hội. Và những điều kiện xã hội là yếu tố quy định nội dung của ý thức. Hơn thế nữa sự vận động của xã hội là không ngừng nên ý thức cũng luôn thay đổi. ở những giai đoạn lịch sử - xã hội khác nhau thì ý thức của con người sẽ không giống nhau. 1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Trong quá trình nghiên cứu ở trên, chúng ta đã nhận định vật chất tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức. Nên khi ta muốn nhận thức thế giới khách quan, phải xuất phát từ các điều kiện thực tiễn. Và tồn trọng thực hiện theo các điều kiện thực tế. Điều này cho thấy vật chất luôn quyết định ý thức. Thế nhưng nếu chỉ khẳng định vật chất là cái quyết định, chi phối ý thức không thôi, thì chúng ta đã mắc phải quan điểm sia lầm của chủ nghĩa duy vật siêu hình. Vật chất và ý thức là hai phạm trù độc lập nhưng chúng lại có mối tác động tương hỗ. Tức là: Vật chất luôn luôn quyết định ý thức và ý thức lại là sự phản ánh vật chất. Xét mối quan hệ: Vật chất quyết định ý thức ta thấy Vật chất quyết định sự hình thành ý thức trong đó bộ não người là một khí quan vật chất rất đặc biệt trong việc hình thành ý thức. Ngoài ra vật chất còn quyết định nội dung phản ánh của ý thức và quyết định đến sự biến đổi ý thức. Vì như chúng ta đã biết ý thức bao giờ cũng chỉ là sự phản ánh thế giới vật chất. Thế giới vật chất như thế nào thì ý thức phản ánh như thế ấy. Thực tế cho thấy rằng chủ trương, đường lối, chính sách, các mục đích, phương hướng và các biện pháp đều phải xuất phát từ thế giới khách quan. Như vậy vật chất còn đóng vai trò là điều kiện để hiện thức hóa ý thức. Từ những nhận định trên ta thấy mọi hoạt động của con người trong thực tiễn đều phải xuất phát từ những điều kiện khách quan, không được chủ quan duy ý chí. Xét mối quan hệ ý thức tác động lại vật chất ta thấy ý thức có thể làm cho vật chất phát triển khi nó mang tính khoa học và ngược lại nó cũng có thể làm kìm hãm sự phát triển của vật chất nếu nó phi khoa học. Thế nhưng xét đến cùng thì sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ là sự tác động gián tiếp, qua hoạt động của con người. Chính vì thế yêu cầu con người trước khi hành động phải xác định được mục đích, phương hướng và phương pháp hành động. Ngoài ra còn phải phát huy tính năng động chủ quan, chống chủ quan duy ý chí. Nghĩa là phát huy vai trò sáng tạo, tích cực, tinh thần tự nguyện, tự giác trong hoạt động, lao động và học tập. Nói tóm lại, trong mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức thì vật chất bao giờ cũng đóng vai trò quyết định ý thức và ý thức luôn luôn tác động lại vật chất một cách tích cực, năng động, thông qua hoạt động của con người. Chính vì thế khi ta nâng cao được vai trò của ý thức với vật chất, đồng nghĩa với việc ta nâng cao tầmhiểu biết về thế giới khách quan và biết vận dụng linh hoạt kiến thức của mình vào thực tiễn. 2.Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay 2.1. Vai trò của việc vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào hoạt động thực tiễn, trong sự nghiệp xã hội chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Trong phần trước, khi trình bày mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, chúng ta đã khẳng định vật chất là thực tại khách quan, là tất cả những gì tồn tại không phụ thuộc vào ý thức của con người. Tức là chúng tồn tại độc lập, không bị ý muốn chủ quan của con người chi phối. Nhưng nếu chỉ tồn tại độc lập thì thôi thì chưa đủ. Vật chất còn quyết định đến sự hình thành và phát triển của ý thức, ngược lại ý thức cũng phản ánh thế giới vật chất vào bộ não của con người. Chính vì thế khi nhận thức thế giới khách quan phải xuất phát từ những điều kiện thực tế và khi hoạt động, chúng ta phải tôn trọng các quy luật khách quan. Trong hoạt động thực tiễn, phạm trù vật chất đại diện cho phương tiện, công cụ mà con người sử dụng để tác động vào thế giới quan biến đổi nó theo ý muốn chủ quan của mình. Qua đây chúng ta có thể thấy vật chất nó quan trọng như thế nào đến mục đích hoạt động của con người. Vậy điều kiện đặt ra đó là khi muốn đặt ra một phương hướng hoạt động chúng ta phải đặt nó vào trong những điều kiện vật chất, những điều kiện khách quan cho phép. Việc nhận thức và vận dụng không đúng điều kiện khách quan sẽ dẫn chúng ta đến những sai lầm nghiêm trọng trong thực tiễn. Vậy việc nhận thức đúng các điều kiện khách quan sẽ giúp chúng ta có phương hướng hành động đúng đắn, phù hợp với thực tiễn và hạn chế được những sai lầm đáng tiếc xảy ra. Nhưng đáng tiếc rằng trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, chúng ta đã phạm phải một số sai lầm nghiêm trọng mà có thể coi chúng là những "căn bệnh". Để thấy rõ vai trò quan trọng của việc vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vào trong thực tiễn chúng ta phân tích một số "căn bệnh" mà nước Việt Nam đã mắc phải thị trường quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục. Thứ nhất là bệnh chủ quan duy ý chí Thực tế của căn bệnh này là do trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn, chúng ta đã tuyệt đối hóa nhân tố chru quan, mà không chú ý đến thực tiễn khách quan, coi thường sự vận động và phát triển của các quy luật khách quan. Cụ thể là, trong quá trình hoạch định đường lối chính sách cách mạng và vận dụng chúng theo ý muốn chủ quan, theo ý thức tự phát nên đã làm ảnh hưởng đến tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Lê Nin đã nhận định rằng: "Đối với một chính đảng vô sản không sai lầm nào nguy hiểm hơn là định ra các sách lược của mình theo ý muoón chủ quan". Định ra một sách lược trên cơ sở đó có nghĩa là làm cho sách lược đó bị thất bại". [V.I. Lênin - Toàn tập - Nxb Tiến Bộ, Matxcơva - 1981]. Có lẽ vì không hiểu rõ được vấn đề này, nên trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã chủ quan trong việc đánh giá những khả năng hiện có. Chính vì thế đã sai lầm trong việc đánh giá về tốc độ cải tạo và phát triển kinh tế. Dẫn đến việc đề ra mục tiêu quá cao trong xây dựng và phát triển sản xuất. Sai lầm này cho thấy chúng ta đã vi phạm nguyên tắc khách quan của sự xem xét, hoàn toàn trái với việc vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Thứ hai là bệnh giáo điều: Bệnh giáo điều này thể hiện ở chỗ, tư duy chủ quan đã vận dụng vào thực tế một cách máy móc, dập khuôn, thiếu sáng tạo một mô hình nào đó, dẫn đến mang lại hiệu quả xấu trong thực tiễn. Thực chất bệnh giáo điều là sự tuyệt đối hóa tri thức lý luận, tri thức khoa học, đặt chúng trong sự tuyệt đối hóa. Và "sùng bái" những tri thức đó, vận dụng một cách tuyệt đối những tri thức đó vào thực tiễn khách quan. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chủ tịch Hồ Chí MInh đã căn dặn: "Không chú trong đến đặc điểm của dân tộc mình, khi học tập kinh nghiệm của các nước anh em, là sai lầm nghiêm trọng, là vi phạm chủ nghĩa giáo điều". Thế nhưng, chúng ta vẫn mắc phải sai lầm, đó là nhận thức giáo điều mô hình xã hội chủ nghĩa của Liên Xô, coi đó là kiểu mẫu duy nhất, vận dụng vào Việt Nam một cách máy móc dập khuôn, mà không tính đến đặc điểm của Việt Nam. Đã thế, khi phát hiện ra sai lầm, chúng ta đã chậm khắc phục, sửa chữa, nên đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đất nước. Nói tóm lại, việc mắc phải những sai lầm trên đã là nghiêm trọng nhưng việc sửa chữa, khắc phục sai lầm còn khó khăn hơn rất nhiều. Rất may là khi phát hiện ra sai lầm, Đảng và Nhà nước ta đã nhanh chóng khắc phục cho phù hợp với quy luật khách quan và yêu cầu thực tiễn. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ, đó chính là bài học sâu sắc nhất cho Đảng và Nhà nước ta. Việc vận dụng thực tiễn làm điểm dựa cho sự nhận thức thế giới khách quan và trong hoạt động thực tiễn phải tôn trọng, hành động theo các quy luật khách quan, sẽ giúp chúng ta tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc. Những "căn bệnh" do sự nhận thức không đúng về lý luận mối quan hệ giữa vật chất và ý thức hết sức nguy hiểm. Nó đã làm cho nền kinh tế Việt Nam tụt hậu rất nhiều so với thế giới. Qua các phân tích trên, chúng ta thấy vật chất luôn luôn chi phối và quyết định ý thức. Nhưng ý thức cũng tác động trở lại vật chất một cách rất tích cực. Bản thân ý thức không thể làm thay đổi được hiện thực song nó có vai trò hết sức to lớn, thể hiện như sau: Thứ nhất, ý thức phản ánh đúng hiện thực. Nó làm cho hoạt động thực tiễn của con người cũng theo quy luật hiện thực. Do đó sẽ làm thúc đẩy sự phát triển của hiện thực khách quan. Lê Nin đã khẳng định: "Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng". Những tư tưởng khoa học và lý luận cách mạng, có vai trò to lớn, thúc đẩy sự phát triển và tồn tại của dân tộc, vì chúng trang bị cho con người những tri thức đúng đắn về quy luật khách quan. Trên cơ sở đó con người vận dụng và hành động cho phù hợp. Thứ hai, ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan, sẽ làm cho hoạt động thực tiễn không đúng quy luật, sẽ làm cản trở và kìm hãm hiện thực khách quan. Do đó việc nâng cao vai trò của ý thức đối với vật chất đồng nghĩa với việc nâng cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan và vận dụng chúng trong hoạt động thực tiễn của con người. Trong quá trình xác định đường lối cách mạng và chỉ đạo thực tiễn việc xác định mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, luôn là tiêu chí hàng đầu mà Đảng ta đề ra. Đảng cộng sản Việt Nam luôn xuất phát từ điều kiện thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, không ngừng đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn cách mạng của nước ta. Đây chính là biểu hiện của việc coi vật chất (các quy luật khách quan) có vai trò quyết định ý thức (sự nhận thức). Nhưng bên cạnh đó Đảng ta cũng không quên nhấn mạnh vai trò to lớn của tư tưởng, lý luận khoa học trong thực hiện cách mạng, luôn luôn xác định "lấy chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động". Tiếp tục sự nghiệp đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa [Báo nhân dân ngày 25/6/1991]. Chính vì luôn luôn nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê NIn và vậnd ụng một cách đúng đắn, sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, nên Đảng Cộng sản Việt nam đã đem lại một nguồn sinh khí mới cho đất nước. Đưa đất nước tiến lên từng ngày, từng giờ. Như vậy, nguyên tắc triết học Mác - Lê Nin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức luôn nhắc nhở chúng ta phải xem xét các sự vật từ thực tế khách quan. Tránh chủ quan duy ý chí. Đồng thời phát huy tính năng động chủ quan để cải tạo khách quan. 2.2. Cách thức vậngười dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào tiến trình xã hội chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sau khi giải phóng đất nước, toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam bắt tay vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nhưng đất nước Việt Nam bị chiến tranh tàn phá nặng nền, đặc biệt là miền Bắc, cơ sở vật chất kĩ thuật yếu kém, năng suất lao động thấp, chưa đảm bảo đời sống. Còn miền Nam thì kinh tế đảo lộn, suy sụp toàn bộ… Đứng trước tình hình đó, Đại hội Đảng lần thứ IV đã đặt ra những chỉ tiêu, dự kiến quá cao, cụ thể là: kế hoạch năm 1976 - 1980 đặt mục tiêu quá cao về xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất. Năm 1975, Đảng đề ra mục tiêu phấn đấu đạt 21 triệu tấn lương thực, 1 triệu tấn cá biển, 1 triệu hecta khai hoang, 1 triệu 200 hecta rừng mới trồng, 10 triệu tấn than sạch… Trước những dự kiến sai lầm, kết hợp với cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nước ta nói chung và đời sống nhân dân nói riêng. Đến năm 1980, nhiều chỉ tiêu kinh tế chỉ đạt 50% - 60% mức đề ra, sự gia tăng kinh tế chập chạp, tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân 1,5%, công nghiệp tăng 2,6%, nông nghiệp giảm 0,75%. Đến Đại hội Đảng lần V chúng ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân giải quyết một cách đầy đủ. Qua đây chúng ta có thể thấy rõ tác động tiêu cực của các chủ trương, chính sách quản lý (ý thức) đối với nền kinh tế (vật chất). Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng và nói rõ sự thật, Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định những thành tựu đã đạt được, nêu rõ những yếu kém, những khó khăn chưa vượt qua. Đại hội không đánh giá thấp hay coi thường những khó khăn, mà cẩn thận phân tích những nguyên nhân chủ quan, tìm ra những sai lầm, khuyết điểm. Để nhằm tìm ra hướng giải quyết, Đảng cộng sản cho rằng: do bảo thủ, nhận thức giáo điều mô hình về Chủ nghĩa xã hội của Liên Xô, lạc hậu trong cách nhận thức và duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp và áp dụng kinh nghiệm của các nước anh em một cách máy móc. Để đưa cách mạng nước ta tiến lên, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, từ tư duy đến tổ chức bộ máy nhà nước. Đại hội Đảng đã chỉ ra rằng: Đổi mới tư duy, lý luận về Chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu Xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn mà tìm ra con đường ngắn nhất, mà đạt hiệu quả cao nhất. Chúng ta vẫn tiếp tục xây dựng Chủ nghĩa xã hội, nhưng theo suy nghĩ và nhận thức mới, trong những điều kiện và hoàn cảnh mới, vận dụng những kinh nghiệm đã đúc kết trong quá trình xã hội chủ nghĩa xã hội trước đây để đổi mới tư duy lý luận. Có lẽ chính vì thế mà các định hướng được Đảng đề ra hết sức hợp lý và phù hợp với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cụ thể là, Đảng đề ra các định hướng và xác định những chủ trương đổi mới, đặc biệt là về kinh tế, đã chủ trương thực hiện ba chương trình kinh tế: lương thực - thực phẩm - hàng hoá tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Khuyến khích phát triển nền kinh tế đa thành phần, thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tiểu tư sản, kinh tế tư bản tư nhân đã đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Mặc dù gần đây tình hình quốc tế hết sức phức tạp, đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế và chính trị của nước ta. Thế nhưng, với sự nỗ lực khắc phục khó khăn kiên trì, tìm tòi, khai thác các con đường đổi mới. Đại hội toàn quốc lần VII đã đánh giá tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam hơn 4 năm thực hiện đường lối đổi mới có rất nhiều tiến bộ, đạt được nhiều thành tựu bước đầu rất quan trọng. Nhờ tình hình kinh tế ngày càng có bước phát triển nên tình hình chính trị của đất nước cũng dần ổn định. Và tình hình chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện cho đất nước ta phát triển kinh tế. Đánh dấu bằng sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường. Có thể nói rằng nhờ có đường lối đổi mới, mà sản xuất mới phát triển. Đời sống nhân dân nói chung được cải thiện. Do đó đã góp phần làm ổn định đất nước cả về kinh tế lẫn chính trị. Đồng thời phát huy dân chủ trong xã hội. Đứng trước những thành tựu to lớn đó, Đảng ta không hề chủ quan. Đại hội Đảng lần VII đã chỉ ra những tồn tại, cần sớm giải quyết. Đặc biệt là về kinh tế. Đó là: lạm phát còn ở mức cao, nhiều cơ sở sản xuất đình đốn, kéo dài, lao động thiếu việc làm tăng lên… Đồng thời tự phê bình về việc chậm xác định rõ yêu cầu về nội dung, đổi mới, còn nhiều lúng túng và sơ hở trong quản lý. Có thể nói Đảng cộng sản Việt Nam ngày càng vận dụng đúng đắn phương pháp luận duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, vào quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, cần phải có cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa xã hội, phải có cơ sở vật chất phát triển. Đất nước ta đang dần đạt được các yêu cầu trên, điều này là nhờ vào đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước cộng với sự đồng lòng, nhất trí của nhân dân. Kết luận Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, có thể nói là sự nghiệp hết sức khó khăn. Vì trên thế giới hệ thống xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ. Cùng với sự biến đổi hết sức phức tạp của tình hình thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của nước ta. Chính vì thế, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải kiên trì, giữ vững lòng tin, quyết tâm khắc phục khó khăn. Đồng thời tỉnh táo, nhạy bén với những tình hình mới. Việc vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào tình hình nước ta là hết sức cần thiết vì nó giúp chúng ta định hướng được cách thức thực hiện và phát triển nền kinh tế quốc dân. Để chúng ta có nền kinh tế phát triển làm điểm tựa đưa đất nước đi lên Chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản quang vinh, chúng ta có quyền hy vọng về một nước Việt Nam giàu, mạnh, công bằng, dân chủ. Và mỗi con người Việt Nam có nghĩa vụ góp sức mình vào quá trình xây dựng đất nước. Hà Nội, Tháng 12 năm 2003 Sinh viên: Trịnh Nam Hải Lớp Quản trị kinh doanh thương mại 44A Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình triết học Mác - Lê Nin - Tập I (Nxb Giáo dục) 2. Tạp chí kinh tế và phát triển - 1993 3. Tạp chí Triết học 8/1999 4. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế 4/1993 5. Tạp chí Cộng sản 1/1994 6. Tạp chí cộng sản 8/1998 7. Văn kiện Đại hội Đảng VI Mục lục Lời nói đầu 1 1. Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 2 1.1. Vật chất 2 1.1.1. Định nghĩa vật chất 2 1.1.2. Các đặc điểm của vật chất 2 1.2. ý thức 3 1.2.1. Định nghĩa ý thức 3 1.2.2. Nguồn gốc ý thức 4 1.2.3. Kết cấu ý thức 4 1.2.4. Bản chất của ý thức 5 1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức 5 2. Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta 7 2.1. Vai trò của việc vận dụng mối quan hệ vật chất và ý thức vào hoạt động thực tiễn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay 7 2.2. Cách thức vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào tiến trình xây dựng CNXH ở Việt Nam 10 Kết luận 14 Danh mục tài liệu tham khảo 15 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0182.doc
Tài liệu liên quan