Mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và việc giải quyết các vấn đề xã hội ở vùng nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay

mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế kỷ XX là thế kỷ phát triển với một tốc độ vô cùng lớn. Nhân loại đã từng chứng kiến những thành tựu thần kỳ trong sự PTKT; đồng thời, cũng đã chứng kiến sự "bùng nổ" của những vấn đề xã hội. Lịch sử đã ghi nhận những thành tựu đó, đã cảnh báo nhiều quốc gia, kể cả những quốc gia phát triển, lẫn những quốc gia kém phát triển trong việc xác lập mô hình phát triển. Một trong những bài học nổi bật là bài học về giải quyết mối quan hệ giữa PTKT và phát triển

doc195 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và việc giải quyết các vấn đề xã hội ở vùng nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã hội. Kết hợp PTKT với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là một nội dung cơ bản trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó một mặt là kết quả của việc quán triệt đường lối nhất quán của Đảng: giải phóng dân tộc phải kết hợp chặt chẽ với giải phóng xã hội và giải phóng con người. Mặt khác, là kết quả của những bài học kinh nghiệm rút ra từ nhiều nước phát triển và đang phát triển. Việc thực hiện đường lối đó đã đem lại những thành tựu to lớn, kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện và đồng thời giải quyết được nhiều VĐXH bức xúc, xác lập và củng cố từng bước sự ổn định chính trị - xã hội, tạo ra những tiền đề để đưa đất nước chuyển sang một thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, bên cạnh những tác động tích cực, thì những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và của sự TTKT đối với các VĐXH cũng đặt ra gay gắt. Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, việc tìm kiếm mô hình và lựa chọn phương án phát triển đang là vấn đề đặt ra cho quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN. Đảng ta đã khẳng định: "TTKT phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và trong suốt quá trình phát triển" [28, 113], "kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc nhằm tạo được chuyển biến rõ về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội" [28, 33]. Trong điều kiện hơn 76% dân cư sống ở nông thôn, sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, nhưng đồng thời cũng rất khó khăn, phức tạp. Nhiều vấn đề bức bách đang đặt ra cần phải giải quyết để phát triển toàn diện nông thôn cả về kinh tế và xã hội. Đặc biệt, đối với các tỉnh BTB là một trong ba khu vực còn nhiều khó khăn nhất trong cả nước, có những nét đặc thù riêng về kinh tế, văn hóa, xã hội và con người. Điều đó đòi hỏi trong quá trình cả nước giải quyết mối quan hệ giữa PTKT với giải quyết các VĐXH, các tỉnh BTB phải có sự tìm tòi, sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh có tính đặc thù của vùng. Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn đề tài: "Mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và việc giải quyết các vấn đề xã hội ở vùng nông thôn các tỉnh Bắc Trung Bộ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay" làm đề tài luận án chính là nhằm góp phần đáp ứng đòi hỏi đó. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Về vấn đề quan hệ giữa PTKT và phát triển xã hội, giữa TTKT và công bằng xã hội, đã từng thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo, quản lý, của giới lý luận trong và ngoài nước. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về những VĐXH trong nền kinh tế thị trường, từ các góc độ và các lĩnh vực khác nhau. Nhiều tác giả đã đề cập đến mặt trái của cơ chế thị trường trong quá trình phát triển xã hội, sự cần thiết phải giải quyết các VĐXH để đảm bảo sự phát triển bền vững. Chẳng hạn:"Kinh tế thị trường và những VĐXH" (Viện Thông tin Khoa học xã hội, xuất bản năm 1997); "CNXH cũng có thể áp dụng kinh tế thị trường" của tập thể các nhà khoa học Trung Quốc (Nxb CTQG, H, 1996); "Những vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường" (Viện Thông tin Khoa học xã hội, H, 1996)... Một số công trình đã đi vào phân tích nội dung của CSXH, sự cần thiết phải đổi mới CSXH, đã xác định được một số vấn đề cơ bản trong mối quan hệ giữa đổi mới CSKT và đổi mới CSXH. Một số công trình khác đã nghiên cứu thực tiễn TTKT và công bằng xã hội ở các nước châu á và bước đầu đã rút ra những kinh nghiệm. Với những công trình tiêu biểu: Đề tài KX-07-13 "Về một số động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay" do GS Lê Hữu Tầng chủ nhiệm; Đề tài KX-04 "CSXH, một số vấn đề lý luận và thực tiễn", PGS.PTS Bùi Đình Thanh chủ nhiệm; PGS.PTS Hoàng Chí Bảo (chủ biên) "Một số vấn đề về CSXH ở nước ta hiện nay" (Nxb CTQG, H, 1993); GS Phạm Xuân Nam "Đổi mới CSXH luận cứ và giải pháp" (Nxb CTQG, H, 1997); PGS.PTS Đỗ Nguyên Phương "Về sự phân tầng xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay" (Chương trình KX 07-05, H, 1994); GS.TS Nguyễn Duy Quý (chủ biên) "Những vấn đề lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam" (Nxb CTQG, H, 1998); PGS.PTS Nguyễn Trọng Chuẩn "Mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới CSKT và đổi mới CSXH" (Tạp chí triết học tháng 6-1996); PGS.PTS Nguyễn Đức Bách, Lê Văn Yên, Nhị Lê "Một số vấn đề về định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" (Nxb Lao động, H, 1998); PTS Lê Bộ Lĩnh (chủ biên) "TTKT và công bằng xã hội ở một số nước châu á và Việt Nam" (Nxb CTQG, H, 1998); PGS.PTS Lê Văn Sang, PTS Kim Ngọc "TTKT và công bằng xã hội ở Nhật Bản giai đoạn thần kỳ và Việt Nam thời kỳ đổi mới" (Nxb CTQG, H, 1999)... Gần đây nhất, luận án tiến sĩ "Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển các quan hệ xã hội lành mạnh ở nước ta hiện nay" của tác giả Nguyễn Thị Thanh đã trình bày mối quan hệ giữa TTKT và phát triển các quan hệ xã hội lành mạnh và bước đầu đã nêu ra một số phương hướng cơ bản để tăng cường sự kết hợp đó ở nước ta. Trên lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, ở nước ngoài cũng như ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu tùy theo đặc trưng của từng ngành khoa học. Vấn đề được nhiều công trình tập trung nghiên cứu: Vai trò của nông nghiệp, nông thôn; CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, thực hiện CSXH ở nông thôn; xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm... Và đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực nhằm giải quyết những vấn đề đang đặt ra ở nông thôn. Đáng chú ý là các công trình "40 năm kinh nghiệm Đài Loan" (Nxb Đà Nẵng, 1994); Công ty ADUKI "Vấn đề nghèo ở Việt Nam" (Nxb CTQG, H, 1996); GS Nguyễn Điền "CNH nông nghiệp, nông thôn các nước châu á và Việt Nam" (Nxb CTQG, Hà Nội, 1997); PGS. Bùi Đình Thanh, PGS Nguyễn Hữu Dũng, PTS Phan Đỗ Nhật Tân "CSXH nông thôn Việt Nam" (Nxb CTQG, H, 1996); GS Phan Đại Doãn "Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay - Một số vấn đề và giải pháp" (Nxb CTQG, H, 1996); PGS. PTS Nguyễn Đức Bách "Những lợi ích kinh tế - xã hội tác động đến lòng tin của nông dân và con đường xã hội chủ nghĩa" (Tạp chí nghiên cứu lý luận số 2-1992). Điển hình nhất là chương trình khoa học cấp nhà nước KX-08 "Phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn", gồm 12 đề tài nhánh đã tập trung nghiên cứu một cách toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề đang đặt ra ở nông thôn và xây dựng nông thôn Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với khu vực BTB, cũng đã có một số công trình, một số cuộc hội thảo về phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của các tỉnh như: "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng BTB" (Viện quy hoạch đô thị nông thôn, Bộ Xây dựng, H, 1996); PGS.TS Lê Đình Thắng, PTS Nguyễn Thanh Hiền "Xóa đói giảm nghèo ở vùng khu IV cũ" (Nxb Nông nghiệp, H, 1995); PGS.PTS Nguyễn Sinh Cúc "Phân hóa giàu nghèo ở các tỉnh miền Trung" (Tạp chí Cộng sản, số 22-1996); Chương trình khoa học: "Con người Nghệ An trước yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH" (Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, Vinh, 1998)... Tuy vậy, dưới góc độ chính trị - xã hội vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống vấn đề quan hệ giữa PTKT và giải quyết các VĐXH. Đặc biệt, nghiên cứu mối quan hệ đó ở một vùng nông thôn có tính đặc thù như BTB thì còn bỏ ngỏ. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này với lòng mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nông thôn BTB theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Mục đích Luận án góp phần làm rõ về mặt lý luận mối quan hệ giữa sự PTKT và việc giải quyết các VĐXH. Trên cơ sở đó và trên cơ sở thực tiễn BTB được khảo sát, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp giữa PTKT và giải quyết các VĐXH ở vùng nông thôn BTB trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh". 3.2. Nhiệm vụ Luận án tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu sau: - Làm rõ tính biện chứng giữa PTKT và giải quyết các VĐXH trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. - Phân tích thực trạng, xu hướng vận động của mối quan hệ giữa PTKT và giải quyết các VĐXH trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn BTB. - Kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp đúng đắn giữa PTKT và giải quyết các VĐXH ở nông thôn các tỉnh BTB hiện nay. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa PTKT và giải quyết các VĐXH và tìm ra những giải pháp chủ yếu để thực hiện mối quan hệ này trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn các tỉnh BTB, gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn - Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế - xã hội, về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. - Luận án được nghiên cứu trên cơ sở khảo sát thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội vùng nông thôn BTB và có kế thừa một số kết quả thu được của các công trình khác có liên quan, nhất là những thực tiễn về kinh tế, chính trị, xã hội và những tác động qua lại giữa các vấn đề đó. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận triết học Mác - Lênin, có chú ý đến những đặc thù về mặt phương pháp của chủ nghĩa xã hội khoa học trong quá trình tiếp cận, khảo sát, đánh giá, đặc biệt là khai thác những khía cạnh chính trị - xã hội của đề tài. Trong đó phương pháp kết hợp lôgic với lịch sử, điều tra xã hội học; so sánh, phân tích, tổng hợp là những phương pháp chủ đạo được áp dụng trong luận án. 5. Đóng góp về khoa học của luận án - Dưới góc độ chính trị - xã hội, luận án lý giải rõ hơn mối quan hệ giữa PTKT và giải quyết các VĐXH. Trên cơ sở đó, tìm ra giới hạn hợp lý để giải quyết mối quan hệ đó trong quá trình CNH, HĐH, nông nghiệp, nông thôn nước ta. - Từ thực trạng kinh tế, xã hội, căn cứ vào tiềm năng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng BTB, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp giữa PTKT và giải quyết các VĐXH, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vùng BTB theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 6. ý nghĩa thực tiễn của luận án - ở một mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo trong việc hoạch định, thực thi, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn các tỉnh vùng BTB và các vùng nông thôn khác, đặc biệt trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. - Luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu một số chuyên đề của chủ nghĩa xã hội khoa học như: thời kỳ quá độ; liên minh công-nông-trí thức; vấn đề nhân tố con người... 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án gồm 3 chương với 7 tiết và danh mục các tài liệu tham khảo. Chương 1 Biện chứng giữa phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nông thôn nước ta 1.1. biện chứng giữa phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội 1.1.1. Phát triển kinh tế - yếu tố quyết định để giải quyết các vấn đề xã hội Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế Tăng trưởng kinh tế (TTKT): Khái niệm tăng trưởng (growth) nói chung được dùng để chỉ sự lớn lên, tăng thêm, mở rộng về quy mô của một hiện tượng hay một "hệ thống" nào đó. Trong tiếng Việt, đôi khi người ta còn dùng khái niệm "tăng", "sự gia tăng" để chỉ sự tăng trưởng. Sự gia tăng về kinh tế, trên thực tế người ta thường hay thay bằng thuật ngữ tăng trưởng kinh tế. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy khái niệm TTKT có nhiều cách tiếp cận khác nhau. TTKT là "sự gia tăng sản lượng thực tế của một nền kinh tế theo thời gian" [81, 74]; là "sự thay đổi về lượng các kích thước vật chất của sản xuất và kinh doanh" [56, 29]; là "sự tăng lên của sản lượng hàng hóa và dịch vụ trong một nước do sự tăng lên của thu nhập quốc dân và sản phẩm bình quân đầu người" [7, 174]; là "mức tăng quy mô và tốc độ sản phẩm" [70, 200]. Từ những quan điểm khác nhau về TTKT có thể rút ra điểm chung: TTKT là khái niệm diễn tả động thái của nền kinh tế, chỉ rõ sự biến đổi ngày càng lớn lên về lượng của nền kinh tế. Như vậy, có thể coi "TTKT" là "sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế tạo ra" [86, 8]. Để biểu thị sự TTKT, người ta thường dùng mức tăng thêm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Mức tăng đó thường được tính trên toàn bộ nền kinh tế hay tính theo bình quân đầu người trong một năm. Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại, để đáp ứng sự phát triển nhanh của nền kinh tế, người ta có thể rút ngắn việc so sánh kết quả kinh tế lại nửa năm, một quý, một tháng, thậm chí hàng ngày, tùy theo lĩnh vực quản lý kinh tế. Sự TTKT được so sánh theo các thời điểm liên tục trong một giai đoạn nhất định, sẽ cho ta khái niệm tốc độ TTKT. Đó là sự tăng thêm sản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Các lý thuyết về TTKT, cho đến nay đa số cho rằng, các yếu tố chắc chắn giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng: số lượng và chất lượng nguồn nhân lực; số lượng và chất lượng nguồn tài nguyên; mức độ tích lũy vốn và sự đổi mới công nghệ. Ngoài những yếu tố đó, đối với các nước đang phát triển, TTKT có được thuận lợi và nhanh chóng hay không còn phụ thuộc vào các điều kiện: sự ổn định về chính trị, xã hội; xây dựng được hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện; cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội tốt (giao thông, thông tin, giáo dục, y tế...); đặc điểm văn hóa - xã hội (truyền thống văn hóa, xã hội, tính cách...); cũng như vị trí địa lý của quốc gia... Phát triển kinh tế (PTKT) Theo GS Phạm Xuân Nam: "Tăng trưởng là sự thay đổi về lượng các kích thước vật chất của sản xuất, kinh doanh. Còn phát triển là sự thay đổi về chất của nền kinh tế tạo cơ sở cho một trạng thái xã hội tiến bộ, công bằng và văn minh hơn" [56, 29]. Quan điểm này coi TTKT là sự thay đổi về lượng, còn PTKT là sự biến đổi về chất của nền kinh tế, tạo cơ sở thúc đẩy sự tiến bộ về mọi mặt của xã hội. GS Ewayne Nafziger cho rằng: "PTKT nói đến sự TTKT kèm theo những thay đổi về phân phối sản lượng, về cơ cấu kinh tế. Những thay đổi này có thể bao gồm việc nâng cao mức của cải vật chất của một nửa dân cư nghèo hơn; một sự giảm sút về tỷ phần của nông nghiệp trong GNP và sự gia tăng tương ứng tỷ phần trong GNP của công nghiệp, tài chính, xây dựng và quản lý nhà nước, một sự gia tăng về giáo dục và kỹ năng của lực lượng lao động, và những tiến bộ kỹ thuật đáng kể được tạo ra trong nền kinh tế" [30, 28]. Quan điểm này coi PTKT là TTKT kèm theo sự thay đổi về phân phối và cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Tập thể các nhà khoa học thuộc trường Đại học kinh tế quốc dân trong cuốn "Kinh tế phát triển" do PGS. PTS Vũ Thị Ngọc Phùng chủ biên đưa ra định nghĩa: "PTKT có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội" [86, 9]. Như vậy, PTKT là một phạm trù kinh tế - xã hội rộng lớn. Việc đưa ra được một định nghĩa chính xác đang còn có sự khác nhau trong quan niệm của nhiều tác giả. Chúng tôi cho rằng, định nghĩa của các nhà khoa học trường Đại học kinh tế quốc dân đã phản ánh được nội dung cơ bản của khái niệm "PTKT": - Trước hết, PTKT bao gồm cả sự thay đổi về khối lượng của cải vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tiến bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội. - Thứ hai: Tăng thêm quy mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội là hai mặt có mối quan hệ vừa phụ thuộc vừa độc lập tương đối của lượng và chất. - Thứ ba: Sự phát triển là một quy luật tiến hóa, song nó chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó nhân tố nội tại nền kinh tế có ý nghĩa quyết định. - Thứ tư, PTKT phản ánh sự vận động của nền kinh tế từ trạng thái thấp lên trạng thái cao hơn cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, khái niệm PTKT được đặt trong mối quan hệ với phát triển xã hội, bảo vệ môi trường, hợp thành nội dung của "Phát triển bền vững". Đó là: "Sự phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ con người hiện nay và không ảnh hưởng bất lợi đối với các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn những nhu cầu của họ" [1, 3]. Trong đó PTKT vừa quyết định quá trình phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, vừa bị chi phối bởi quá trình đó. Qua sự phân tích trên cho thấy, TTKT và PTKT là hai khái niệm vừa có tính độc lập, vừa có mối liên hệ với nhau. Khái niệm PTKT rộng hơn khái niệm TTKT. PTKT bao hàm cả TTKT, và cả sự đổi mới về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng trong công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân; tăng dân số thành thị, giảm dân số nông thôn; đổi mới cơ cấu tiêu dùng; trình độ văn hóa, giáo dục, y tế được cải thiện,... Như vậy, PTKT trong nó đã bao hàm cả những mặt xã hội, và cả sự đổi mới về cơ cấu kinh tế theo hướng các thành phần kinh tế. Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, chính là khẳng định vấn đề đó trong nội dung của PTKT. Đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là: mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật; nền kinh tế ấy lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo; lấy việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh làm mục tiêu. Qua nội dung đó cho thấy, PTKT theo định hướng XHCN ở nước ta liên quan tới cả kiến trúc thượng tầng lẫn cơ sở hạ tầng, liên quan tới cả quan hệ sản xuất lẫn lực lượng sản xuất. Điều này khẳng định, không thể có sự PTKT thuần túy tách khỏi việc giải quyết các VĐXH. Sự PTKT theo nghĩa đó, không chỉ vì mục đích kinh tế, mà hơn thế nữa phải vì mục đích xã hội. TTKT chủ yếu đặc trưng biến đổi về lượng, trong khi PTKT chủ yếu đặc trưng biến đổi về chất của nền kinh tế, TTKT là điều kiện, tiền đề cho phát triển. Bởi vì, nền kinh tế có tăng trưởng thì mới có khả năng tăng ngân sách nhà nước, tăng thu nhập cho dân cư. Nhờ có TTKT, nhà nước mới có thể tăng đầu tư cho giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng, có điều kiện để giải quyết các VĐXH. TTKT là điều kiện cần để làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội và tác động trực tiếp đến sự hình thành cơ cấu kinh tế. TTKT là điều kiện, tiền đề cho phát triển, nhưng bản thân nó chỉ là một đại lượng không hoàn hảo của sự tiến bộ. TTKT có thể thúc đẩy phát triển xã hội nhưng tự nó không dẫn đến tiến bộ xã hội. Bởi vì, khi nói tới tiến bộ xã hội, có nghĩa là đề cập đến mặt chất lượng của phát triển xã hội, mà điều này lại lệ thuộc vào chế độ xã hội, vào quan niệm giá trị và hệ thống giá trị. Một nền kinh tế có tăng trưởng, nhưng nếu lấy lợi nhuận làm mục tiêu duy nhất, mà xem nhẹ yếu tố xã hội, thì không thể xem đó là sự tăng trưởng mang tính tích cực, tiến bộ. Về mặt lý thuyết, có thể cho rằng có sự phát triển nhưng không có tăng trưởng trong trường hợp GNP đầu người không tăng, nhưng thực hiện công bằng xã hội tốt hơn, giảm bớt những lãng phí để đem lại những nhu cầu có ích cho nhân dân. Tuy nhiên, trên thực tế, "khó dẫn ra được những ví dụ về sự phát triển như vậy và thường thì tăng trưởng và phát triển đi đôi với nhau" [32, 8]. Như vậy, nếu xét từ góc độ triết học thì TTKT và PTKT là hai khái niệm có điểm giống nhau, nhưng không hoàn toàn đồng nhất. Điểm giống nhau là cả hai đều nói lên sự chuyển dịch năng động, vượt khỏi trạng thái trì trệ, dẫm chân tại chỗ. Điểm khác nhau là một bên nói lên sự chuyển dịch về số lượng, còn một bên nói lên tính định hướng, chất lượng của sự chuyển dịch đó. Phát triển xã hội Trong quan điểm duy vật biện chứng, "phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn" [35, 227]. Chủ nghĩa Mác nghiên cứu vấn đề phát triển một cách khoa học và toàn diện trên cơ sở kế thừa hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng của Hê-ghen. Phát triển trong chủ nghĩa Mác được hiểu là một trường hợp đặc biệt của sự vận động, là thuộc tính phổ biến của vật chất, là nguyên lý phổ biến và là nguyên tắc nhận thức có vai trò to lớn trong việc giải thích lịch sử, tự nhiên, xã hội và nhận thức của con người. Dưới góc độ triết học mà xem xét, thì trong lĩnh vực xã hội, "sự phát triển biểu hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội để tiến tới mức độ ngày càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người" [35, 227]. Sự phát triển trong đời sống xã hội không diễn ra một cách giản đơn, thẳng tắp, mà đó là kết quả sự tác động biện chứng, phức tạp của nhiều quá trình khác nhau, trong đó hoạt động có mục đích của quần chúng nhân dân dựa trên việc nhận thức các quy luật khách quan của lịch sử có vai trò quan trọng nhất. Phát triển trong quan niệm hiện đại, được xem xét trên tất cả các yếu tố từ chính trị, kinh tế, tâm lý đến xã hội, văn hóa, sinh thái, mà trong đó văn hóa ngày càng trở thành động lực và hệ điều chỉnh cho phát triển. Francois Partant đã chỉ ra năm nhân tố cấu thành sự phát triển: kinh tế, kỹ thuật, xã hội, chính trị, văn hóa. Còn Walter. W.Rostow chỉ ra bốn nhân tố cấu thành sự phát triển: kinh tế; không gian xã hội chính trị; không gian nông thôn, đô thị; văn hóa, năng suất luận [6, 25-26]. Do đó không thể quy sự phát triển xã hội chỉ xẩy ra với một trục là trục kinh tế, khoa học - công nghệ và coi nhẹ các trục khác, mà phát triển xã hội phải là phát triển toàn diện, là làm tăng tính chỉnh thể của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, phát triển được hiểu "là tạo điều kiện cho con người bất kỳ ở đâu cũng có cuộc sống đầy đủ, lành mạnh và lâu dài" [18, 3]. Nói cách khác, phát triển "là tăng cường khả năng làm thỏa mãn các nhu cầu của con người và cải thiện mức sống của con người" [18, 224]. Như vậy, phát triển xã hội là sự vận động tiến lên của xã hội từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện một cách toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nhằm hướng tới các giá trị nhân văn. Ông Perez De Cuelzar, nguyên Tổng thư ký Liên hợp quốc, trong tuyên bố tại lễ phát động thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa tổ chức tại Pa-ri tháng 1 năm 1983 đã nêu lên một quan điểm được xem như một định nghĩa mới về phát triển, được nhiều người thừa nhận: Phát triển có nghĩa là thay đổi, nhưng sự thay đổi không phải sẽ tạo nên sự cách biệt mà nó sẽ tạo ra những đặc tính, đặc trưng của xã hội và cá nhân, đầu tiên và trước hết là sự thay đổi phải đem lại cuộc sống phồn vinh, có chất lượng được mỗi cộng đồng chấp nhận. Tháng 7 năm 1994, ông Tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor đã tuyên bố tám nội dung cơ bản của phạm trù "phát triển xã hội" [50, 3-4]. - Tạo lập năng lực nội sinh thông qua việc khai thác mọi nguồn lực; cải cách sâu rộng nội dung giáo dục và đào tạo ở mọi cấp; và tuyên truyền, truyền bá tri thức tới mọi miền của quốc gia cũng như giữa các quốc gia với nhau. - Khắc phục có hiệu quả tình trạng nghèo khổ và bảo đảm cho mọi tầng lớp dân cư tham gia vào quá trình phát triển xã hội; tôn trọng quyền con người, xây dựng thái độ khoan dung, phi bạo lực và dân chủ thông qua nền giáo dục ngay từ cấp học mầm non, thông qua sự hỗ trợ của các tổ chức công dân cũng như của các phương tiện thông tin đại chúng. - Đặt các nhân tố văn hóa vào cấu trúc và chiến lược phát triển cân bằng; chú trọng đúng mức các điều kiện lịch sử, xã hội và văn hóa của từng quốc gia - Đó là những điều kiện chủ yếu đảm bảo cho một sự phát triển xã hội bền vững. - Thúc đẩy một cách nhìn mới đối với lao động và việc làm phù hợp với quan niệm hiện đại về cuộc sống tích cực. Cuộc sống tích cực không chỉ bao hàm hoạt động sản xuất, mà còn cả những hoạt động công dân, hoạt động giải trí, hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học... - Cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn thông qua hoạt động giáo dục, đào tạo, tăng thu nhập, tăng cường sản xuất, du lịch văn hóa, du lịch môi trường, trợ giúp vật chất, cải thiện điều kiện kết cấu hạ tầng, tăng cường thông tin... - Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy sự tham gia của đông đảo dân cư vào việc sử dụng hợp lý và cân bằng các nguồn tài nguyên phục vụ mục tiêu phát triển xã hội bền vững. - Khai thác tốt khoa học và công nghệ như nhân tố tích cực đối với mục tiêu phát triển xã hội. - Sử dụng tốt các hệ thống và các thành tựu thông tin hiện đại phục vụ mục tiêu phát triển xã hội. Nội dung phát triển xã hội đó đã được hội nghị thượng đỉnh quốc tế về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhaghen (Đan Mạch) tháng 3 năm 1995 chấp nhận. Chính vì vậy, UNDP đã đưa ra chỉ số mới cho sự phát triển - HDI (tuổi thọ + tỷ lệ người đi học + thu nhập thực tế GDP) để thay thế cho chỉ số GNP trên một đầu người là bước tiến mới trong quá trình nhận thức về sự phát triển. Như vậy, theo sự đánh giá của Liên hợp quốc, một quốc gia được coi là phát triển, bên cạnh sự TTKT, còn phải đạt những chỉ số chung về mặt xã hội. Trong những chỉ số chung đó, chỉ số phát triển con người được đặt vào vị trí trung tâm, quan trọng bậc nhất. Vì vậy, trong thời đại ngày nay, phát triển của con người, do con người và vì con người là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia. Bài toán của sự phát triển xã hội hiện đại là làm thế nào để giải quyết thành công các mâu thuẫn biện chứng giữa TTKT và công bằng xã hội; dân chủ và kỷ cương... ở đây "giải pháp lâu dài là PTKT nhanh, công bằng xã hội hơn và sự tham gia của con người nhiều hơn" [89, 3]. Vai trò quyết định của kinh tế đối với phát triển xã hội và giải quyết các VĐXH Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử xem xét xã hội với tính cách là một hệ thống bao gồm trong đó bốn lĩnh vực cơ bản: lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực xã hội, lĩnh vực chính trị, lĩnh vực văn hóa tinh thần của đời sống xã hội, và đã xác định vai trò, vị trí của các yếu tố, chỉ ra các chiều tác động qua lại giữa chúng, trên cơ sở đó làm cho cả hệ thống xã hội vận động, biến đổi và phát triển. Trong đó, "Chúng tôi coi những điều kiện kinh tế là cái cuối cùng quyết định sự phát triển lịch sử... Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,... là dựa vào sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả những sự phát triển đó đều tác động lẫn nhau và cũng tác động đến cơ sở kinh tế. Hoàn toàn không phải điều kiện kinh tế là nguyên nhân duy nhất chủ động, còn mọi thứ khác chỉ có tác dụng thụ động. Trái lại, có sự tác động qua lại trên cơ sở tính tất yếu kinh tế, là một tính tất yếu, xét đến cùng, bao giờ cũng tự vạch ra con đường đi của nó" [49, 788]. Sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình tất yếu, khách quan tuân theo những quy luật nội tại của nó, xu hướng chung của quá trình phát triển đó được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Xã hội tồn tại và phát triển được trước hết là nhờ sản xuất vật chất. Dù được xem xét trong toàn bộ lịch sử của sự hình thành và phát triển xã hội loài người nói chung, hay được xem xét trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể của các xã hội hiện thực nói riêng, thì sản xuất vật chất vẫn luôn luôn đóng vai trò là cơ sở, là nền tảng của sự tồn tại và phát triển xã hội. Ph. Ăngghen đã viết: "Chúng ta tự làm nên lịch sử của chúng ta, nhưng trước hết là với những tiền đề và trong những điều kiện nhất định. Trong số những tiền đề và điều kiện ấy thì chính những điều kiện kinh tế giữ vai trò quyết định cuối cùng" [49, 727]. Và xét đến cùng, chính "Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội và tinh thần nói chung". Quan điểm duy vật lịch sử luôn luôn nhấn mạnh vai trò hàng đầu của trình độ phát triển lực lượng sản xuất và năng suất lao động đối với sự vận động và phát triển của xã hội. C.Mác đã đứng ở tầm cao của sự phát triển lịch sử để đánh giá tầm quan trọng của việc phát triển lực lượng sản xuất. Trước hết, ông cho rằng, lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất, cách mạng nhất trong lịch sử. Sự phát triển của lực lượng sản xuất chẳng những là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, mà là tiêu chuẩn để phân biệt các thời đại trong lịch sử nhân loại. "Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào" [47, 269]. Hai là, ông cho rằng, nguyên nhân căn bản nhất khiến quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ bị thay thế bằng quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa là do quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở thành xiềng xích kìm hãm sự phát triển hơn nữa của lực lượng sản xuất. Nói một cách khác, chỉ khi nào quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không còn tiếp tục dung nạp lực lượng sản xuất đồ sộ nữa thì cái "vỏ ngoài" ấy của CNTB mới bị phá tung. Ba là, C.Mác cho rằng, CNXH phải được xây dựng trên cơ sở lực lượng sản xuất phát triển cao, tạo tiền đề cho một xã hội "của cải tuôn ra dào dạt", "làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu". Khi khẳng định tiến trình phát triển lịch sử của xã hội loài người là sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội, C.Mác cho rằng ý nghĩa lịch sử, mục tiêu cao cả của sự phát triển và tiến bộ xã hội là phát triển con người toàn diện, nâng cao năng lực, phẩm giá con người, loại trừ ra khỏi cuộc sống con người mọi sự "tha hóa", để con người được sống với cuộc sống đích thực con người, đưa "con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do", làm cho "Con người, cuối cùng làm chủ tồn tại xã hội của chính mình, thì cũng do đó mà làm chủ tự nhiên, làm chủ cả bản thân mình, trở thành người tự do" [45, 333]. Theo C.Mác, đó cũng chính là quá trình mà nhân loại tự tạo ra những điều kiện, những khả năng do chính mình đem lại sự phát triển toàn diện, tự do và hài hòa cho mỗi cá nhân con người trong cộng đồng xã hội. Bởi vậy, mục tiêu cao cả nhất mà mỗi chế độ xã hội tương lai cần đạt tới, là tạo ra "những cá nhân được phát triển toàn diện", những con người "có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát triển toàn diện của mình". Những c._.on người toàn diện đó chỉ có thể được tạo ra với một tiềm năng cơ bản là "những lực lượng sản xuất hiện đại đã phát triển". Chỉ khi xã hội loài người đã đạt đến một trình độ phát triển cao về lực lượng sản xuất thì khi đó "...sự phát triển độc đáo và tự do của các cá nhân" mới "không còn là lời nói suông, sự phát triển ấy chính là do mối liên hệ giữa những cá nhân quyết định, mối liên hệ được biểu hiện một phần trong những tiền đề kinh tế, một phần trong sự cố kết tất yếu của sự phát triển tự do của tất cả mọi người, và cuối cùng trong tính chất phổ biến của hoạt động của các cá nhân trên cơ sở lực lượng sản xuất hiện có" [43, 644]. Như vậy, phát triển con người là trung tâm, là động lực của phát triển và tiến bộ xã hội. Song để phát triển con người lại phải thực hiện tốt chiến lược PTKT, đồng thời giải quyết tối ưu mối quan hệ giữa PTKT và giải quyết các VĐXH. Qua đó, có thể nói rằng, một khi đã không thừa nhận tính khách quan, phổ biến của sự phát triển xã hội là nằm trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà lại muốn đi tìm ở các lĩnh vực riêng biệt của đời sống xã hội, thì không thể tránh khỏi rơi vào quan điểm chủ quan, phiến diện, thậm chí duy tâm. Và, do đó sẽ không thấy được động lực thực sự của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, khi khẳng định sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định tính khách quan, phổ biến của phát triển xã hội, cần nhớ rằng chỉ xét đến cùng và xét trên phạm vi lịch sử toàn thế giới thì lực lượng sản xuất mới không những là cội nguồn, là nguyên nhân quyết định sự phát triển của xã hội loài người, mà nó còn tạo thành cơ sở cho sự thống nhất, cũng như cho mối liên hệ của lịch sử toàn thế giới. Ngày nay, do sự tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại, loài người đang đứng trước những nguy cơ: chiến tranh hạt nhân, sự phá hủy môi sinh, nạn cạn kiệt tài nguyên..., một số học giả phương Tây đã nói đến "sự tận cùng của lịch sử", "sự cáo chung của nhân loại"... Một trong những quan niệm bi quan về sự phát triển xã hội là quan niệm của một số nhà nghiên cứu lý luận trong nhóm "Câu lạc bộ Rô-ma". Họ cho rằng, mọi sự phát triển của sản xuất đều dẫn đến khủng hoảng, do đó, cần phải đưa sự phát triển của lực lượng sản xuất xuống mức thấp nhất bằng con số "không", rằng chỉ cần tái sản xuất giản đơn ra con người và của cải là có thể giúp cho nhân loại thoát khỏi thảm họa của "ngày tận thế". Ngược lại, một số học giả khác như R.Arôn, G.Can, đặc biệt là nhà xã hội học người Mỹ Rôxtâu lại đưa ra quan điểm về quyết định luận kỹ thuật, coi kỹ thuật là yếu tố quyết định sự phát triển xã hội và lấy sự tiến bộ kỹ thuật làm tiêu chuẩn hàng đầu của tiến bộ xã hội. Quan điểm này được phổ biến rộng rãi ở nhiều nước Tây Âu vào những năm 50, 60 với học thuyết về xã hội "hậu công nghiệp". Xuất phát từ quan điểm này, cùng với việc lợi dụng quan điểm của C.Mác về vai trò quyết định của lực lượng sản xuất, Brêdinxki còn đưa ra một quan điểm mang tính cực đoan hơn - quan điểm về sự thay thế cách mạng xã hội bằng cách mạng khoa học kỹ thuật. Alvin Toffler đưa ra quan điểm: sự phát triển dựa vào sự tiến triển của các nền văn minh. Sự phát triển theo cách nhìn này chia làm ba làn sóng chính: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp. Phương pháp phân tích sự phát triển xã hội của Alvin Toffler cũng là một "lát cắt" để xem xét xã hội, chủ yếu dưới góc độ khoa học kỹ thuật. Tuy vậy, "lát cắt" xã hội theo kiểu ba làn sóng, chủ yếu về khoa học kỹ thuật vẫn là phiến diện, vì nó không đề cập tổng thể các quan hệ kinh tế chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, nhất là bỏ qua các hình thái kinh tế - xã hội, trong đó có các quan hệ lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất, giai cấp và đấu tranh giai cấp... Ngay sau Cách mạng Tháng Mười thành công, ý thức rất rõ vai trò cơ sở vật chất - kỹ thuật đối với sự việc xây dựng xã hội mới, V.I. Lênin đã sớm nhận thức được chức năng nền tảng của đại công nghiệp cơ khí đối với CNXH. Người nhấn mạnh rằng: "Cơ sở vật chất duy nhất của CNXH chỉ có thể là nền đại công nghiệp... Một nền đại công nghiệp ở vào trình độ kỹ thuật hiện đại" [40, 11]. V.I. Lênin đã chỉ rõ vai trò lớn lao của kinh tế, của việc tăng năng suất lao động, coi đó là cái chủ yếu nhất, cơ bản nhất cho sự thắng lợi của chế độ xã hội mới, Người viết "Xét đến cùng, thì năng suất lao động là cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất cho thắng lợi của chế độ xã hội mới" [38, 25]. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, CNXH là gì? Người đặt câu hỏi và trả lời: "Là mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do" [52, 396] là: "không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động" [53, 271]. "Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, CNXH trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc" [53, 17]. Tóm lại, "CNXH là làm sao cho dân giàu, nước mạnh" [52, 226]. Hồ Chí Minh cho rằng: "...tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì" [51, 152]. Người đòi hỏi, "Chúng ta phải làm sao thực hiện ngay, 1- Làm cho dân có ăn. 2- Làm cho dân có mặc. 3- Làm cho dân có chỗ ở" [51, 152]. Vì vậy, Người đặc biệt chăm lo PTKT. Người chủ trương vận động bà con nông dân đi vào làm ăn tập thể, chú trọng xây dựng và PTKT quốc doanh, giải phóng mọi lực lượng sản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc lợi dân. "Bác chỉ nói một điểm rất giản đơn "có thực mới vực được đạo" đó là duy vật, đó là gốc của chủ nghĩa Mác - Lênin" [52, 420]. Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang có sự chuyển biến to lớn. Điều đó thể hiện vai trò ngày càng tăng của kinh tế đối với đời sống con người, ở mục tiêu PTKT của mọi quốc gia và ở trong tỷ trọng ngày càng lớn của yếu tố kinh tế trong quan hệ quốc tế. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tạo ra một lượng giá trị chưa từng có, một sự thay đổi mà người ta thường nói đến dưới những tên gọi "thời kỳ hậu công nghiệp"; "làn sóng văn minh thứ ba"... Trong hoàn cảnh đó, trên bình diện quốc gia, sự PTKT đã trở thành mục tiêu chiến lược số một của mọi quốc gia và hợp tác đã trở thành một phương thức thực hiện sự phát triển đó. Việt Nam là một nước nghèo, về thu nhập vào loại thấp nhất thế giới, lại phải trải qua nhiều năm chiến tranh tàn phá, chịu đựng những hậu quả rất nặng nề. PTKT từ lâu đã trở thành vấn đề cấp bách đối với nước ta, nhưng do những hoàn cảnh và điều kiện lịch sử nhất định, PTKT chưa được giải quyết đầy đủ, bị rơi vào hàng thứ yếu. Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội từ cuối thập kỷ 70 đầu 80 biểu hiện trước hết ở tình trạng suy thoái kinh tế, sản xuất trì trệ, lạm phát phi mã, đời sống của nhân dân gặp khó khăn, thiếu thốn. Công cuộc đổi mới bắt đầu từ năm 1986. Trong quá trình đổi mới, Đảng ta đã xác định: "Phải tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của nhân dân về đời sống, việc làm và các nhu cầu xã hội khác, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, coi đó là điều kiện quan trọng để tiến hành thuận lợi đổi mới trong lĩnh vực chính trị" [24, 57]. Sau gần 15 năm thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế tăng trưởng nhanh, GDP bình quân hàng năm thời kỳ 1991-1998 đạt trên 8%. Trên lĩnh vực nông nghiệp, lương thực từ chỗ không đủ ăn, đến nay mỗi năm xuất khẩu từ 2 đến trên 4 triệu tấn gạo, đời sống của đa số dân cư được tăng lên đáng kể. Thành tựu PTKT đã tạo ra cơ sở vật chất cho quá trình thực hiện CSXH, giải quyết nhiều VĐXH bức xúc, bước đầu đáp ứng được những yêu cầu cơ bản, lâu dài của đời sống xã hội, văn hóa, tinh thần của nhân dân. Hàng ngàn tỷ đồng được huy động vào việc giải quyết những VĐXH cấp bách như: giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, đền ơn đáp nghĩa... Có thể nói, nền kinh tế - xã hội nước ta đã có những biến đổi tích cực, đã ở vào quỹ đạo của sự phát triển như hiện nay, đó là kết quả của đổi mới tư duy kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và đổi mới các CSKT, kể cả kinh tế đối ngoại, tạo ra một nền kinh tế mở, hội nhập, đồng thời là kết quả nhận thức mới về biện chứng giữa kinh tế với chính trị và xã hội, giữa CSKT với CSXH trong phát triển. Nhưng nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực vẫn là thách thức to lớn và gay gắt đối với đất nước. Hơn thế, trong xu thế chung của thời đại, PTKT đã trở thành mục tiêu chiến lược số một của mọi quốc gia, trước sự tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Vì vậy, trong quá trình đổi mới, phải thấy rằng, mục đích của đổi mới là phát triển, đặc biệt chú ý PTKT; lấy phát triển liên tục, nhanh, hiện đại, bền vững của nền kinh tế làm cơ sở, chỗ dựa cho đổi mới các lĩnh vực khác. Vấn đề cơ bản nhất trong tiến trình kinh tế Việt Nam hiện nay là PTKT phải là thực chất và là nội dung cơ bản, là cái trục xuyên suốt tiến trình quá độ lên CNXH. Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh vừa là mục tiêu, vừa là nội dung của sự phát triển theo định hướng XHCN ở nước ta. Để có dân giàu, nước mạnh trước hết phải phát triển sản xuất, phát huy mọi khả năng và tiềm năng của các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế làm cho kinh tế phát triển nhanh. Muốn giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội, và muốn động viên được tính tích cực của mọi tầng lớp nhân dân, phải có cơ sở vật chất là PTKT. Muốn tăng cường sức mạnh quốc phòng để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; muốn xóa đói giảm nghèo, giải quyết các TNXH, phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao dân trí..., tất cả đều không thể không dựa vào sức mạnh của kinh tế. Vì thế nhiệm vụ PTKT với tốc độ cao và ổn định phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Một nước còn ở tình trạng nghèo nàn và lạc hậu như nước ta, trước hết cần ưu tiên cho PTKT. Tuy nhiên không phải là sự "ưu tiên" bằng mọi giá, mà điều quan trọng là ở chỗ: PTKT không thể không gắn với một chế độ chính trị mang tính cách mạng, tiến bộ xã hội và tính nhân văn sâu sắc. PTKT không thể tách rời tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, CNH phải đi đôi với HĐH. Mục tiêu tối cao của sự nghiệp CNH, HĐH là phải hướng tới việc nâng cao chất lượng sống cho mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội. Mục tiêu đó chỉ có thể thực hiện được khi có sự kết hợp hài hòa giữa PTKT nhanh với việc cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo công bằng và bình đẳng xã hội, đồng thời giải quyết tốt các VĐXH, nâng cao chất lượng môi trường sống. Hiện nay, nhiều nước có mức PTKT cao đang phải đối phó với hàng loạt VĐXH gay gắt: phân hóa giàu nghèo, bất công xã hội, thất nghiệp, sự băng hoại về đạo đức, nhân phẩm... Thực tiễn đó đã đem lại cho chúng ta bài học quý báu về sự thống nhất biện chứng giữa nhân tố kinh tế và nhân tố xã hội trong quá trình phát triển. Nhìn một cách tổng thể, một quá trình phát triển phải bao gồm đầy đủ ba mục đích: Thứ nhất, các giá trị vật chất được đưa lên ưu tiên hàng đầu và trong giá trị vật chất, giá trị kinh tế được xem là quan trọng nhất. Thứ hai, bao gồm các giá trị xã hội, chính trị, văn hóa và những chế định có liên quan. Thứ ba, liên quan đến giá trị nội tại của con người, làm cho con người trở nên người hơn, nhân bản hơn. Ba mục đích này không thể tách rời nhau, PTKT, phát triển xã hội sẽ trở nên vô nghĩa, nếu không đi liền với việc phát triển con người. PTKT không phải là toàn bộ mục đích của sự phát triển. Hơn nữa, xét cho cùng, nó cũng chỉ là phương tiện để đạt tới mục đích nhân văn cao cả, nhưng nó là cái cơ bản trên đó một xã hội phát triển được tạo dựng. Nó là trung tâm, là cái trục xuyên suốt bước chuyển cách mạng từ trạng thái chậm phát triển sang trạng thái phát triển và khi đã đạt tới trình độ chín muồi, thì PTKT làm thay đổi toàn bộ cấu trúc và bộ mặt xã hội. ở đây kinh tế không phải là cái quyết định duy nhất, nhưng là cái cơ bản, cái quyết định tối hậu cho một trật tự phát triển. 1.1.2. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội là mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế Vấn đề xã hội và chính sách xã hội Vấn đề xã hội (VĐXH): Theo C.Mác, nghĩa rộng của khái niệm xã hội là: "Xã hội - cho dù nó có hình thức gì đi nữa - là cái gì? Là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người" [48, 657]. Trên thực tế, cũng có khái niệm "xã hội" theo nghĩa hẹp hơn, ngang cấp với khái niệm "chính trị", "kinh tế", "văn hóa". Đó là khái niệm "xã hội" phản ánh những quan hệ, những hoạt động, những mặt cụ thể hơn của xã hội đã, đang và sẽ nẩy sinh một cách khách quan tương đối độc lập cùng với các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, nó chứa đựng và phản ánh những VĐXH của con người, là đối tượng nghiên cứu trực tiếp của CSXH và thực hiện CSXH của quản lý nhà nước. Chúng tôi xem xét VĐXH theo hướng này. Tuy nhiên, không thể tách biệt một cách rành rọt VĐXH với các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa... Ví dụ: vấn đề việc làm, nghèo đói, công bằng..., nó đã bao hàm cả VĐXH, kinh tế, chính trị, văn hóa. Những vấn đề đó luôn có liên quan chặt chẽ với kinh tế, chính trị và văn hóa. Đồng thời, nếu theo nghĩa rộng thì mọi vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa..., đều mang tính xã hội (vì đều là những vấn đề của các quan hệ giữa người với người). Từ khi loài người bắt đầu sinh sống thành cộng đồng, thì đồng thời nảy sinh những quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng và tất yếu cũng từ đó nẩy sinh những VĐXH dù là dưới dạng thô sơ nhất. Theo các nhà nghiên cứu phương Tây "vấn đề xã hội" lần đầu tiên được đặt ra vào những năm 30 của thế kỷ 19, như là một khó khăn căn bản, nan giải của một xã hội, trong đó sự bền vững bị đe dọa và xã hội lâm vào nguy cơ bị tan rã do những điều kiện sinh sống của những tác nhân, đồng thời là những nạn nhân của cuộc cách mạng công nghiệp. Đó là sự bần cùng hóa những người lao động, gây nên những căng thẳng xã hội, hậu quả của quá trình CNH dã man. Sau này, khái niệm "vấn đề xã hội" thường được nghiên cứu theo nghĩa hẹp, tương đối độc lập với các vấn đề kinh tế, chính trị. Đối với các nhà nghiên cứu xã hội học: "Có VĐXH khi những thành viên của một cộng đồng (lớn hay nhỏ) nhận thấy những dấu hiệu hoặc điều kiện có ảnh hưởng tác động hoặc đe dọa đến chất lượng cuộc sống của họ (chất lượng cuộc sống ở đây hiểu theo nghĩa rộng), và đòi hỏi phải có những biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn hoặc giải quyết tình trạng đó theo hướng có lợi cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng (lớn hoặc nhỏ)" [72, 18-19]. Từ sự phân tích trên, chúng tôi cho rằng, xét trên bình diện chung nhất có "vấn đề xã hội" khi: - Vấn đề đó có liên quan đến lợi ích của một cộng đồng người (lớn hay nhỏ). - Vấn đề đó phản ánh một khuynh hướng cản trở sự phát triển của một cộng đồng. - Vấn đề đó tồn tại, đặt ra một cách khách quan trong các mối quan hệ giữa những con người. - Vấn đề đó đòi hỏi phải được ngăn chặn, giải quyết, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của cộng đồng. Mỗi xã hội, mỗi thời đại đều phải giải quyết những VĐXH do các xã hội và thời đại trước để lại, đồng thời phải đối phó với những VĐXH mới nảy sinh trong hiện tại cũng như tương lai. Có những VĐXH nảy sinh và ảnh hưởng trực tiếp trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng có những VĐXH có ảnh hưởng lâu dài, trong nhiều thời kỳ. Trong các VĐXH có loại mang tính toàn cầu như: sự bùng nổ dân số, HIV, đói nghèo..., có loại VĐXH "gay cấn" hay những "điểm nóng". Về thực chất, những VĐXH "gay cấn" hay những "điểm nóng" thường là những VĐXH bức xúc, có quy mô và cường độ đạt tới hoặc vượt qua điểm "tới hạn", gây ra những phản ứng hoặc hiệu ứng tiêu cực trong xã hội, mà nếu không được giải quyết kịp thời sẽ gây nguy hiểm hoặc nguy hại cho xã hội, gây mất an toàn và ổn định xã hội. ở mỗi nước, trong những giai đoạn phát triển đều có những VĐXH cần thiết phải giải quyết. ở nước ta, khi bước vào quá trình xây dựng CNXH, có hàng loạt VĐXH đặt ra, mà vấn đề nào cũng cấp bách. Đại hội VII của Đảng đã vạch ra ba loại VĐXH ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH: "Trước hết, đó là loại vấn đề do lịch sử và do hậu quả chiến tranh để lại như việc chăm sóc, đền ơn, trả nghĩa đối với những người có công với nước, với cách mạng; việc cứu trợ những nạn nhân chiến tranh, những trẻ mồ côi; những bệnh tật và TNXH... Thứ hai, đó là loại vấn đề nảy sinh từ nền kinh tế xã hội lạc hậu, kém phát triển như thất nghiệp, mức sống thấp, tỷ lệ phát triển dân số cao, nạn mê tín dị đoan.. Thứ ba, đó là loại vấn đề mới phát sinh như những VĐXH liên quan đến việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, chuyển sang cơ chế thị trường, giải quyết vấn đề ruộng đất ở nông thôn, chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội, việc phân bố lại dân cư, xây dựng các vùng kinh tế mới, việc giảm biên chế các cơ quan và giảm quân số..." [24, 143]. Đại hội VIII của Đảng đã xác định, trong những năm trước mắt, phải giải quyết tốt một số VĐXH: tạo việc làm, thực hiện xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo hiểm xã hội và các hoạt động từ thiện, đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, đẩy lùi các TNXH... [28, 114-118]. Chính sách xã hội: Để giải quyết các VĐXH, một trong những biện pháp cơ bản là đề ra các CSXH. Tuy nhiên cũng có thể xử lý, điều chỉnh và giải quyết các VĐXH bằng sức mạnh của dư luận, phong tục, tập quán, truyền thống... ở nước ta, thuật ngữ "chính sách xã hội" lần đầu tiên được sử dụng một cách phổ biến trong văn kiện Đại hội lần thứ VI của Đảng. Cho đến nay xung quanh khái niệm CSXH đã được bàn đến ở nhiều cuộc hội thảo. ở đây, chúng tôi chỉ đơn cử một vài ví dụ trong số rất nhiều khái niệm về CSXH mà các nhà nghiên cứu đưa ra: - Khái niệm "CSXH" của PGS. PTS Đặng Cảnh Khanh: "CSXH là một bộ phận cấu thành trong chính sách chung của một chính Đảng hay một Chính quyền nhà nước nhất định trong việc quản lý và điều hòa các mối quan hệ xã hội và cá nhân. Nó bao gồm việc giải quyết những vấn đề về quyền lợi xã hội giữa các giai cấp và từng lớp xã hội phù hợp với bản chất giai cấp của Nhà nước và chính Đảng nói trên" [72, 71-72]. Quan điểm này đã nhấn mạnh tới chủ thể đề ra CSXH và nội dung của CSXH. - Khái niệm "CSXH" của GS Phạm Như Cương: "Chúng ta hiểu rằng CSXH trước hết là một khoa học, CSXH phải là thành tựu của sự nghiên cứu của khoa học xã hội, trả lời được những câu hỏi của cuộc sống ở dạng hoạt động thực tiễn đặc thù này, CSXH cần phải được xem xét như một lĩnh vực khoa học đặc thù. Bám chắc vào sự vận động của thực tiễn, khoa học nghiên cứu về CSXH cần phải mạnh dạn trả lời những câu hỏi đang đặt ra từ thực trạng kinh tế - xã hội nước ta hiện nay" [17, 39-40]. Quan điểm này nhấn mạnh đến mặt khoa học của CSXH và cho rằng CSXH là sự hòa quyện của khoa học và thực tiễn. - Khái niệm "CSXH" của PGS Bùi Đình Thanh: "CSXH là cụ thể hóa và thể chế hóa bằng pháp luật những đường lối, chủ trương, những biện pháp để giải quyết các VĐXH dựa trên những tư tưởng, quan điểm của những chủ thể lãnh đạo, phù hợp với bản chất chế độ xã hội - chính trị, phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và của từng nhóm xã hội nói riêng nhằm mục đích cao nhất là thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần của nhân dân" [72, 23]. Cùng với nhóm quan điểm này, Từ điển bách khoa Việt Nam viết "CSXH - Một bộ phận cấu thành chính sách chung của một chính Đảng hay chính quyền nhà nước trong việc giải quyết và quản lý các VĐXH. CSXH bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người, điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp và quan hệ xã hội. Một trong những đặc điểm cơ bản của CSXH là sự thống nhất biện chứng của nó với chính sách kinh tế... CSXH phải đạt mục đích đem lại đời sống tốt đẹp cho con người, mang lại sự công bằng, dân chủ cho mỗi con người" [34, 478]. Chúng tôi đồng tình với quan điểm về CSXH của PGS Bùi Đình Thanh, quan điểm này đề cập đến đầy đủ các yếu tố cơ bản hợp thành CSXH như: - Chủ thể đặt ra CSXH, tổ chức chính trị lãnh đạo (ở nước ta là Đảng cộng sản) và Nhà nước, với sự tham gia của các tổ chức hoạt động xã hội. Do vậy, CSXH của mỗi chế độ xã hội phản ánh quan điểm, chủ trương, phương hướng và biện pháp của giai cấp cầm quyền trong việc giải quyết các VĐXH. - Nội dung của CSXH, bao quát nhiều lĩnh vực hoạt động rộng lớn của xã hội, "bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc..." [22, 86]. - Đối tượng của CSXH, là các tầng lớp nhân dân trong xã hội như: công nhân, nông dân, trí thức, sinh viên, thanh niên, phụ nữ, các dân tộc, cán bộ về hưu, thương binh... - Mục đích CSXH, phụ thuộc vào bản chất chế độ xã hội - chính trị của từng nước. Đối với nước ta, mục đích CSXH là nhằm giải quyết tốt các VĐXH, đem lại đời sống tốt đẹp cho con người, mang lại công bằng, dân chủ cho mỗi con người; đặc biệt là những nhu cầu vật chất và tinh thần có liên quan trực tiếp, thiết thân đến đời sống hàng ngày của mỗi con người và mỗi cộng đồng người. Giải quyết tốt các VĐXH là mục tiêu, động lực của sự PTKT theo định hướng XHCN Đứng trên góc độ kinh tế học phát triển, những điều kiện bảo đảm cho tăng trưởng và PTKT là: Điều kiện thứ nhất: Sự ổn định chính trị, xã hội được coi là điều kiện tiên quyết. Tăng trưởng và PTKT đòi hỏi phải có một thể chế chính trị - xã hội ổn định. Sự ổn định đó được xác lập trước hết bằng đường lối phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, thể hiện được ý chí phấn đấu cho mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh", phù hợp với quy luật khách quan; có khả năng thu hút mọi lực lượng đầu tư, khai thác được mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước. Điều kiện thứ hai: Đầu tư phát triển khoa học - công nghệ và có khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới. Ngày nay khoa học và công nghệ không chỉ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, mà còn là điều kiện của sự tăng trưởng và PTKT. Do đó, muốn có tăng trưởng và PTKT nhất thiết phải đầu tư cho giáo dục đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ. Điều kiện thứ ba: Tăng trưởng kinh tế phải trở thành mục tiêu phấn đấu của mọi người, phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ của toàn dân tộc. Điều kiện thứ tư: Trình độ văn hóa của nhân dân và chất lượng đội ngũ lao động ngày càng nâng cao. Xét trên cả hai phương diện kinh tế và xã hội, con người là động lực chủ yếu của quá trình sản xuất, là trung tâm trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, trình độ văn hóa của dân cư và chất lượng đội ngũ lao động là điều kiện quan trọng bảo đảm nền kinh tế có tăng trưởng và phát triển bền vững. Từ sự phân tích trên, dưới góc độ chính trị - xã hội, vai trò của việc giải quyết các VĐXH với tư cách là động lực là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội thể hiện ở những khía cạnh sau đây: Một là, giải quyết tốt các VĐXH - một nội dung cơ bản nhất của việc thực hiện định hướng XHCN, góp phần cho nước ta ổn định và phát triển bền vững. Thực tế lịch sử đã chỉ rõ, phát triển kinh tế - xã hội không thể bắt đầu từ trạng thái khủng hoảng, hỗn loạn. Như một quy luật, các quốc gia sau khi kết thúc chiến tranh, khôi phục sản xuất, củng cố trật tự kỷ cương trong nước, thiết lập và phát triển quan hệ ngoại giao với các nước khác. Tất cả những công việc cần thiết ấy nhằm mục đích tạo ra sự ổn định xã hội, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật để triển khai công cuộc phát triển. Trên thực tế, một xã hội được đánh giá là ổn định khi các mặt, các lĩnh vực của nó vận động theo một định hướng nhất định, có kỷ cương trên cơ sở pháp luật, chuẩn mực đạo đức và các quy phạm xã hội khác mà giai cấp lãnh đạo xã hội đó ban hành hoặc thừa nhận, xã hội đó đảm bảo những điều cần thiết cho đời sống của mọi người, đảm bảo sự vận động bình thường các mối quan hệ giữa người với người trong cộng đồng xã hội. Trong thời đại ngày nay, ổn định chính trị, tư tưởng không thể tách rời các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa. Việc gắn ổn định tư tưởng, chính trị với giải quyết tốt các VĐXH về thực chất mới có thể gọi là ổn định chính trị - xã hội. ở nước ta, ổn định chính trị - xã hội được đặc biệt coi trọng, bảo vệ và gìn giữ trong suốt thời kỳ qua và đã phát huy được tính tích cực của nó, trở thành nhân tố quan trọng nhất, mang tính quyết định cho sự thành công của gần 15 năm đổi mới theo định hướng XHCN. Nội dung và đặc trưng cơ bản nhất của sự ổn định chính trị - xã hội là ổn định về bản chất chế độ xã hội thể hiện qua hệ tư tưởng, lập trường chính trị gắn với quá trình đổi mới hệ thống chính trị một cách đúng đắn. ở nước ta, nội dung đó được biểu hiện: Thứ nhất, giai cấp công nhân, thông qua đội tiên phong - Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn xã hội; Thứ hai, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng; Thứ ba, chỉ có sự ổn định chính trị - xã hội khi tiến hành tốt đổi mới hệ thống chính trị và dân chủ hóa đời sống xã hội. Với ý nghĩa đó, ổn định chính trị - xã hội để phát triển bền vững là nội dung căn bản, bao trùm của sự phát triển theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Trong suốt mấy chục năm qua, việc từng bước đưa ra và thực thi nhiều CSXH đúng đắn, đã giải quyết được nhiều VĐXH bức xúc, cấp bách, góp phần to lớn vào việc duy trì và củng cố sự ổn định về chính trị - xã hội, động viên được sức người sức của, phát huy được chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cách mạng của cả dân tộc Việt Nam - yếu tố quyết định để chúng ta hoàn thành công cuộc giải phóng đất nước, thống nhất Tổ quốc và đi lên CNXH. Trong quá trình đổi mới, Đảng ta xác định mục tiêu của ổn định trong phát triển: "Mục tiêu ổn định tình hình, giải phóng lực lượng sản xuất không chỉ là phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật mới mà còn là giải quyết các VĐXH, từ công ăn việc làm đến đời sống vật chất và văn hóa, bồi dưỡng sức dân, xây dựng các quan hệ xã hội tốt đẹp, lối sống lành mạnh, thực hiện công bằng xã hội, với ý thức người lao động là lực lượng sản xuất lớn nhất, là chủ thể của xã hội" [22, 15]. Trong gần 15 năm qua, công cuộc đổi mới kinh tế đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo ra những tiền đề để đưa đất nước chuyển sang một thời kỳ phát triển mới. Những kết quả hoạt động kinh tế đã, đang và sẽ đụng chạm đến lợi ích xã hội thiết thực của tất cả những người lao động như việc làm, thu nhập, các loại hình sở hữu tư liệu sản xuất: cổ phần, ruộng đất, lao động làm thuê..., vai trò điều tiết, liên kết xã hội đang tăng lên do cơ cấu xã hội đang trong quá trình phân hóa, đa dạng theo hướng ngày càng phức tạp hơn, và hiện thời đã có cả những xu hướng vận động lệch pha, rối loạn, trì trệ, khủng hoảng, nó như là sự biểu hiện khách quan của quá trình chuyển đổi của nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường. Trong quá trình thực hiện cơ chế thị trường đã và đang diễn ra sự chuyển đổi định hướng giá trị, bên cạnh những mặt, những khuynh hướng tiến bộ, đồng thời nó cũng làm nảy sinh những hiện tượng, những mặt tiêu cực: thói vụ lợi, tâm lý thực dụng, các giá trị văn hóa, tinh thần, các truyền thống đạo đức có nguy cơ bị xem nhẹ, bị tầm thường hóa... Đất nước ta vừa trải qua cuộc chiến tranh lâu dài, hậu quả để lại hết sức nặng nề: gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng, người già cô đơn... Từ thực tiễn đó, giải quyết tốt các VĐXH tạo ra sự công bằng và ổn định đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Việc ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội cho phép chúng ta có thể khẳng định rằng, hiện nay chúng ta đã từng bước thiết lập được sự ổn định để bước vào thời kỳ phát triển mới - đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên cũng cần tỉnh táo để thấy rằng sự ổn định mà chúng ta đạt được chưa hoàn toàn vững chắc, điều này thể hiện rõ trên lĩnh vực xã hội. Với cách nhìn khách quan, Đảng ta đã vạch ra bốn nguy cơ dẫn đến mất ổn định, đe dọa sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước hiện nay: Nguy cơ tụt hậu, nguy cơ chệch hướng, nguy cơ "diễn biến hòa bình", nguy cơ tham nhũng và các TNXH khác. Trong giai đoạn CNH, HĐH, để khắc phục bốn nguy cơ này, vấn đề ổn định luôn luôn được đặt ra, nó nằm trong từng bước đi, từng chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, không phải chỉ là điều kiện mà còn là nội dung cần đạt được. Bởi vậy, trong bản thân các chủ trương, chính sách kinh tế phải tính toán một cách chu đáo đến các VĐXH. Bài học rút ra từ thực tiễn sự nghiệp đổi mới ở nước ta, không có sự ổn định chính trị - xã hội, không thể có sự TTKT đều đặn, liên tục và ở mức tương đối cao như 9-10 năm vừa qua, và bài học đó sẽ trở nên sâu sắc gấp bội khi liên hệ với thực tế phản diện diễn ra ở một số nước trên thế giới. Hai là, giải quyết tốt các VĐXH chính là trực tiếp phát huy nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng: Sự phát triển của lịch sử loài người tuân theo những quy luật khách quan, đó là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Vai trò nhân tố chủ quan là ở chỗ, con người nhận thức được các quy luật khách quan và bằng hành động thực tiễn biến những khả năng khách quan đó thành hiện thực, theo những quy luật vốn có của nó. Vai trò quyết định của nhân tố con người đã được các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin luận giải trên một cơ sở khoa học và thực tiễn sâu sắc. Theo đó, con người không chỉ là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên và xã hội, mà còn là chủ thể tích cực của sự cải biến tự nhiên và xã hội, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn đạt chân lý trên sát hợp với mọi tình huống, hoàn cảnh. Lúc giải quyết những nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, Người thường nhắc đến châm ngôn: "dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". Khi bắt tay vào xây dựng CNXH, Người nói: "Muốn xây dựng CNXH phải có con người XHCN". Khi suy ngẫm về sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, Người nhắc lại chân lý mà các nhà hiền triết đã tổng kết: "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người". Vai trò quan trọng mang tính quyết định của con người đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề đã được khẳng định. Những công trình nghiên cứu gần đây đều đi đến kết luận rằng, con người là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định cho mọi quá trình kinh tế - xã hội._.xã hội trong làng xã cổ truyền đang đứng trước những thách thức lớn, một bộ phận khá đông, nhất là thanh niên từ chỗ lấy con người xã hội tập thể làm mẫu mực chuyển sang chỗ quá nặng nề về con người cá nhân. Các giá trị truyền thống quý báu như: đoàn kết, nhân ái, lối sống cộng đồng đang đối mặt với cơ chế thị trường. Để làm lành mạnh hóa đời sống tinh thần, góp phần phòng và chống các TNXH ở nông thôn, ngoài việc giáo dục ý thức pháp luật để điều chỉnh hành vi của mỗi người dân, biện pháp cơ bản có tác dụng lâu dài là phải tăng cường vai trò tự quản của thôn xóm, làng bản. Để tăng cường tính hiệu lực tự quản của thôn xóm, làng bản về chính sách cần phải giải quyết hai vấn đề: Một là: Phải hình thành quy chế nhà nước cho hoạt động của cấp thôn xóm, làng bản theo hướng mở rộng sự tự quản của người dân, nó không chỉ cho phép tạo ra mặt bằng xã hội, mà còn bảo đảm tính năng động của xã hội công dân, góp phần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và giải quyết các VĐXH, đặc biệt là các TNXH. Với bộ máy trưởng thôn xóm, làng bản, căn bệnh kém hiệu lực của chính quyền xã sẽ dần dần được khắc phục, tính dân chủ trực tiếp thông qua cấp thôn xóm ngày càng có hiệu lực. ở nhiều nơi, vì biết dựa vào hệ thống thôn xóm, làng bản công tác quản lý hành chính, tuyên truyền, giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước và pháp luật được thực hiện tốt hơn, đã huy động nông dân đóng góp thuế, làm nghĩa vụ cho nhà nước, đảm bảo an ninh trật tự, ngăn chặn TNXH, động viên xây dựng cơ sở hạ tầng được tốt hơn. Hai là: Chỉ đạo thống nhất và có định hướng rõ ràng cho việc soạn thảo hương ước trên tinh thần đổi mới. Hương ước, quy chế nhân dân tự quản là những hình thức thuộc cơ chế thực hiện tự quản dân chủ ở thôn xóm, làng bản. Hương ước ở các làng xã Việt Nam có nhiều nét khác nhau. Hầu hết các hương ước chú trọng quy định về cư xử giữa người với người trong làng như: không đánh, cãi nhau, giúp đỡ lẫn nhau, giữ gìn quan hệ nam nữ trong khuôn phép..., chú trọng việc cứu tế, việc lập và quản lý quỹ nghĩa thương, việc giữ gìn an ninh thôn xóm, ngăn chặn việc trộm cắp, khuyến khích học hành... Tuy nhiên, trong hương ước cổ có nhiều điều không còn phù hợp với ngày nay như: tâm lý cục bộ địa phương, coi "phép vua thua lệ làng"; những hủ tục ma chay, cưới xin, khao vọng, tế lễ... Với những đặc điểm đó mà "các quan hệ và thiết chế làng xã ở nước ta đã có tác dụng to lớn đến quá trình lịch sử dân tộc. Nó đã từng là yếu tố tạo nên sức mạnh dân tộc, nhưng đồng thời cũng chính nó là tác nhân làm chậm bước tiến của dân tộc" [31, 24]. "Gạn đục, khơi trong", vốn là bài học lớn của cha ông chúng ta trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Thành công to lớn ở nhiều vùng nông thôn là đã biết rút ra những gì tốt đẹp trong việc thực hiện hương ước xưa, duy trì và phát huy thuần phong mỹ tục, tình làng nghĩa xóm để xây dựng và thực hiện quy chế "làng xã văn hóa", "gia đình văn hóa"... Trong phương hướng tiếp tục phát triển hình thức thực hiện dân chủ ở nông thôn, Đảng ta đã xác định: "khuyến khích xây dựng và thực hiện các hương ước, các quy chế về nếp sống văn minh ở các xã" [26, 65]. Để những hương ước có vai trò tích cực trong việc thực hiện dân chủ ở nông thôn, nội dung của hương ước một mặt phải kế thừa được, giữ được truyền thống, thuần phong, mỹ tục vốn có ở làng quê Việt Nam, mặt khác nội dung của hương ước phải chứa đựng định hướng lãnh đạo chính trị của Đảng, những mục tiêu quản lý của nhà nước và nội dung của hương ước không được mâu thuẫn với luật pháp hiện hành mà phải là sự cụ thể hóa nó để chuyền tải những quy phạm pháp luật vào cuộc sống, tạo nên niềm tự hào về truyền thống địa phương. Và "khi các vấn đề của đô thị như ô nhiễm môi trường, TNXH đang kéo về nông thôn, thì hương ước cần phải mở rộng đến các vấn đề thời đại" [76, 4]. Việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở xã là giải pháp cơ bản nhằm chống tham nhũng, tiêu cực, đẩy lùi các TNXH, làm trong sạch bộ máy, vừa là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài nhằm khơi dậy tiềm năng trong xã hội để PTKT, văn hóa, quản lý xã hội, xây dựng nông thôn mới theo định hướng XHCN. Kết luận chương 3 Những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm kết hợp giữa PTKT và giải quyết các VĐXH ở nông thôn BTB có quan hệ biện chứng, tác động, hỗ trợ và chi phối lẫn nhau, nó tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo định hướng XHCN. Tuy nhiên, thực tiễn kinh tế - xã hội luôn luôn biến động và thay đổi, do đó mọi giải pháp thực sự có hiệu quả thiết thực khi chúng thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Các giải pháp nhằm kết hợp giữa PTKT và giải quyết các VĐXH ở nông thôn BTB cũng cần phải được vận dụng và phát triển theo hướng đó. Trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đối với một vùng nghèo và chậm phát triển như nông thôn BTB, giải pháp cơ bản và quan trọng nhất là đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, khai thác lợi thế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng nguồn thu cho ngân sách, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển giáo dục. Đồng thời triển khai, cụ thể hóa quy chế thực hiện dân chủ ở xã nhằm xây dựng một xã hội nông thôn văn minh, tạo ra sự ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đi đến thắng lợi. kết luận PTKT và giải quyết các VĐXH là một trong những mối quan hệ cơ bản của quá trình phát triển xã hội. Thực chất quan điểm phát triển hiện đại là TTKT đi liền với công bằng và tiến bộ xã hội. Vì thế những mô hình giải quyết mối quan hệ giữa PTKT và phát triển xã hội thường là đối tượng lựa chọn cho định hướng chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Phân tích mối quan hệ giữa PTKT và giải quyết các VĐXH trong quá trình đổi mới ở nông thôn BTB có thể thấy: 1. Trong mối quan hệ giữa PTKT và giải quyết các VĐXH, PTKT là điều kiện, là tiền đề để giải quyết các VĐXH. Chỉ có thể TTKT cao và liên tục mới nâng cao được cơ sở vật chất để giải quyết các VĐXH. Giải quyết VĐXH bao giờ cũng chịu sự chi phối, ràng buộc của những điều kiện và hoàn cảnh kinh tế, khả năng và thực trạng của nền kinh tế luôn đặt ra những giới hạn không thể vượt quá đối với việc thực thi các CSXH. Ngược lại, giải quyết tốt các VĐXH sẽ tạo nên không chỉ sự ổn định chính trị xã hội, sự phát triển lành mạnh các quan hệ xã hội, mà còn phát huy nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Xác định mối quan hệ đó, trong quá trình đổi mới, Đảng ta khẳng định: "PTKT là tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi để giải quyết các VĐXH... Đồng thời giải quyết tốt các VĐXH sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, mở ra triển vọng phát triển lực lượng sản xuất nhanh hơn và với chất lượng cao hơn" [25, 26]. 2. Kết hợp đúng đắn giữa PTKT và giải quyết các VĐXH là giải pháp tốt nhất cho chiến lược phát triển. Sự kết hợp đó dựa trên nguyên tắc cơ bản là, một CSKT phải tìm được động lực xã hội và góp phần bảo đảm ổn định xã hội, một CSXH phải góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và phù hợp với điều kiện kinh tế cho phép. Mọi quan điểm về xây dựng và PTKT thuần túy, thoát ly hoặc không chú ý đến hậu quả xã hội, đều rơi vào quan điểm của chủ nghĩa duy vật kinh tế tầm thường, chủ nghĩa thực dụng. Ngược lại mọi quan điểm, giải pháp cho các VĐXH nếu thoát ly khả năng kinh tế, tách khỏi các giải pháp kinh tế sẽ không có cơ sở hiện thực hóa. Xuất phát từ đường lối cách mạng nhất quán: giải phóng dân tộc kết hợp chặt chẽ với giải phóng xã hội và giải phóng con người, Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định một trong những tư tưởng cơ bản chỉ đạo chương trình Phát triển kinh tế-xã hội "kết hợp hài hòa TTKT và phát triển xã hội, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, nhằm tạo được chuyển biến rõ về tiến bộ và công bằng xã hội" [28, 169]. Vì thế, "chúng ta xác định quan điểm và giải pháp theo mô hình TTKT với một tốc độ nhất định để giải quyết các VĐXH. Đồng thời, TTKT phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển kinh tế-xã hội đất nước" [68, 298]. Thực tiễn những năm đổi mới vừa qua cả những thành tựu và hạn chế ngày càng khẳng định sự đúng đắn của đường lối đó. 3. Với hơn 70% lực lượng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp và trên 76% dân cư sinh sống ở nông thôn, trước đây, hiện nay và trong một tương lai còn xa, ở nước ta nông nghiệp và nông thôn vẫn giữ vai trò quan trọng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ "phải nhận thức sâu sắc hơn nữa vị trí quan trọng của nông nghiệp, nông thôn là nơi đang chiếm đại bộ phận dân cư, lao động xã hội và đất đai, có điều kiện để phát triển, là nguồn nội lực to lớn và đang là lợi thế của đất nước ta" [63, 2]. Kinh tế nước ta sau những năm đổi mới đang có những chuyển biến tích cực, tốc độ TTKT đạt khá cao trong nhiều năm liên tục, song ở khu vực nông thôn phần lớn dân cư vẫn đang trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, có nguy cơ tụt hậu so với các vùng đô thị, khu công nghiệp tập trung. Sự PTKT thị trường bên cạnh những mặt được về kinh tế - xã hội, thì nhiều VĐXH cũng nổi lên gay gắt: thất nghiệp, thiếu việc làm, phân hóa giàu nghèo, TNXH... Điều đó cho thấy mâu thuẫn gay gắt trong mối quan hệ giữa TTKT và giải quyết các các VĐXH ở nông thôn nước ta trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Trong mâu thuẫn đó, những cái được về mặt kinh tế tác động vào khu vực thành thị mạnh hơn nông thôn, còn hậu quả về mặt xã hội thì nông thôn lại gánh chịu nặng nề hơn. 4. BTB với sự phong phú, đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, lợi thế về địa lý, truyền thống văn hóa và con người, sau gần 15 năm đổi mới, kinh tế - xã hội BTB bước đầu có nhiều khởi sắc, TTKT với tốc độ nhanh; xã hội ổn định; đời sống của nhân dân được cải thiện, hộ giàu, hộ khá ngày càng tăng, hộ nghèo, diện nghèo giảm dần; nhiều VĐXH bức xúc được giải quyết ; quá trình kết hợp giữa PTKT và giải quyết các VĐXH đã được thể hiện trên nhiều lĩnh vực và bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ. Mặc dù có nhiều tiến bộ, song về cơ bản, BTB vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp, trình độ PTKT, điểm xuất phát còn thấp, khu vực nông thôn lại càng thấp hơn; cơ sở hạ tầng yếu kém; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Trong khi đó lại phải giải quyết nhiều VĐXH vừa cơ bản, vừa cấp bách có tính quyết định định hướng XHCN trong quá trình phát triển: dân số, việc làm, nghèo đói, y tế, giáo dục, TNXH, hậu quả của chiến tranh lâu dài... Mâu thuẫn giữa nhu cầu đòi hỏi phải giải quyết các VĐXH với khả năng đáp ứng của nền kinh tế chậm phát triển trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hết sức gay gắt. Nghèo và chậm phát triển đang là thách đố nghiệt ngã đối với nông thôn BTB. 5. Kết hợp giữa PTKT và giải quyết các VĐXH trong chiến lược phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Đối với một vùng nghèo và chậm phát triển như nông thôn BTB, giải pháp cơ bản và quan trọng nhất trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển nền kinh tế thuần nông, tự cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa trên cơ sở khai thác hợp lý tiềm năng và thế mạnh về đất đai, biển, rừng, đường giao thông, cảng biển và các cơ sở vật chất hiện có. Đó là điều kiện cơ bản, lâu dài để xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống dân cư. Trước mắt cần tận dụng sự đa dạng về chủng loại đất đai để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới đa canh gắn với thị trường trong và ngoài nước; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến nông, lâm, hải sản; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với quá trình đô thị hóa nông thôn; khuyến khích làm giàu chính đáng gắn với việc xóa đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội. Đồng thời triển khai, cụ thể hóa quy chế thực hiện dân chủ ở xã nhằm xây dựng một xã hội nông thôn văn minh, tạo ra sự ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH. Danh mục tài liệu tham khảo Lê Quý An, Những quan điểm chủ yếu về môi trường và phát triển tại Hội nghị RIO - 92, Tạp chí Thông tin môi trường, số 3-1993. Kim Ban, Buôn bán ma túy ở Nghệ An, Báo Người lao động, Số ra ngày 20-11-1999. Nguyễn Tiến Ban, 18/19 huyện, thị xã ở Nghệ An đã phát hiện ra người hiễm HIV, Báo Nghệ An, số ra ngày 31-12-1999. Lê Hồng Bảng, Sử dụng vốn giải quyết việc làm ở Nghệ An, Báo Công an nhân dân, số ra ngày 20-11-1998. Quốc Bảo, Nghệ An có 10.850 người tham gia bảo hiểm xã hội, Báo Nhân Dân, số ra ngày 7-9-1999. Richard Bergeron, Phản phát triển cái giá của chủ nghĩa tự do, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trung tâm bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin, Tìm hiểu một số thuật ngữ, khái niệm trong các bộ môn lý luận Mác - Lênin, Nxb Tư tưởng văn hóa, Hà Nội, 1992. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội, Kết quả điều tra cơ bản lao động và một số vấn đề xã hội vùng Bắc Trung Bộ năm 1995, Hà Nội, 1996. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thuật ngữ lao động - thương binh và xã hội, Tập I, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 1999. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trung tâm thông tin thống kê lao động và xã hội, Thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam 1998, Nxb Thống kê, 1999. Cả nước có 129.032 con nghiện, Báo Công an nhân dân, số ra ngày 1-10-1999. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 1997, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1998. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 1998, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999. Công ty ADUKI, Vấn đề nghèo ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. PGS.PTS Nguyễn Sinh Cúc, Phân hóa giàu nghèo ở các tỉnh miền Trung, Tạp chí Cộng sản, số 22-1996. PGS.PTS Nguyễn Sinh Cúc, Cơ cấu dân số Việt Nam, những chuyển biến tích cực, Tạp chí nông thôn mới, số 37, 8-1999. GS. Phạm Như Cương (chủ biên), Góp phần nghiên cứu chính sách xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988. Cứu lấy trái đất, chiến lược cho cuộc sống bền vững, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1996. PTS. Nguyễn Hữu Dũng, PTS. Trần Hiếu Trung, Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. PTS. Nguyễn Mậu Dũng, Trần Văn Thạch, Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Hướng Hóa, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 5-1999. Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương tại Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1977. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987. Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Hà Nội, 1992. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Hà Nội, 1993. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Hà Nội, 1994. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. Để sớm có chính sách bảo hiểm xã hội phù hợp với nông dân, Tạp chí Lao động và xã hội, tháng 3-1999. E. Wayne Nafziger, Kinh tế học của các nước đang phát triển, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1998. TS Vũ Minh Giang, Thiết chế làng xã cổ truyền và quá trình dân chủ hóa hiện nay ở nước ta, Tạp chí Thông tin lý luận, số 9-1992. M.Gillis, H.Pekins, Kinh tế học của sự phát triển, Tập I, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội, 1990. Vũ Hiền, Thế giới ngày nay ai kiểm soát, Tạp chí Cộng sản, số 3-1994. Hội đồng quốc gia biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển bách khoa Việt Nam, tập I, Hà Nội, 1995. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Khám phá đường dây buôn bán ma túy đặc biệt nghiêm trọng, Tổ PV.CT-XH, Báo Nhân Dân, số ra ngày 19-11-1999. Nguyễn Khánh, Phát biểu ý kiến tại Hội nghị cấp cao về phát triển xã hội, Báo Nhân Dân, số ra ngày 13-3-1995. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978. C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1995. C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1995. C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1995. C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1995. C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 22, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1995. C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1995. C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 27, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 1996. C.Mác và Ph. Ăngghen, Tuyển tập (gồm 6 tập), tập VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984. Federico Mayor, Cái gì đã xảy ra với phát triển? Người đưa tin UNESCO, số 9-1994. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. Muốn tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững cần quan tâm làm tốt công tác xã hội, Tạp chí Lao động và xã hội, số 1-1998. GS. Phạm Xuân Nam, Văn hóa vì phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. GS Phạm Xuân Nam (chủ biên), Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Trần Thanh Nghĩa, Công ty sản xuất, xuất khẩu Nghệ An, thất thoát, thua lỗ, ai chịu trách nhiệm, Báo Công an nhân dân, ngày 21-11-1999. Thế Nghĩa, Ngăn chặn từ cội rễ tệ nạn ma túy, Báo Nhân Dân, số ra ngày 20-4-1991. Hồ Huấn Nghiêm, Tác động của thu nhập, sức mua và tổ chức thị trường nông thôn, Báo Nhân Dân, số ra ngày 2-3-2000. Nguyên nhân của nghèo khổ, cách tiếp cận "entitlement" và trường hợp Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 254, tháng 7-1999. Phát triển mô hình nhóm bạn giúp bạn, Báo Lao động và xã hội, số ra ngày 30-11-1999. Lê Khả Phiêu, Phát huy cao nhất nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp đổi mới và CNH, HĐN, Báo Nhân Dân, số ra ngày 19-10-1998. PGS.PTS Lê Du Phong, Hộ nông dân không có đất và thiếu đất ở Đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng và kiến nghị, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 243, 8-1998. PTS. Trương Văn Phúc, Một số vấn đề về thực trạng và xu hướng biến động lực lượng lao động ở Việt Nam 1996 - 1998, Tạp chí Thông tin thị trường lao động. Thu Phương, Nhìn lại một năm xét xử tội phạm ma túy, Tạp chí Dân chủ pháp luật, số 1-1999. Cao Duy Quát, Lý Thành (chủ biên), Bốn mươi năm kinh nghiệm Đài Loan, Hà Nội, 1992. GS.TS Nguyễn Duy Quý (chủ biên), Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ, Hà Nội, 1996. Lê Văn Sang, Mai Ngọc Cường, Các lý thuyết kinh tế học phương Tây hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994. Văn Thạch, Chống tham nhũng, cuộc chiến không vô vọng, Báo Nông thôn ngày nay, ngày 15-1-1997. PGS. Bùi Đình Thanh (chủ biên), Chính sách xã hội, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội, 1993. PGS.PTS Lê Đình Thắng, Vấn đề quan hệ ruộng đất trong nông nghiệp thực trạng và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 237, 2-1998. PGS.PTS Lê Đình Thắng, PTS. Nguyễn Thanh Hiền, Xóa đói giảm nghèo ở vùng khu IV cũ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1995. PTS. Bùi Tất Thắng, Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 6-1999. PGS.TS. Ngô Đức Thịnh, ý kiến, Báo Nông thôn ngày nay, Nguyệt san tháng 8-1999. Thanh Thủy, Kết quả điều tra đóng góp ở Nghệ An, Thông tin Cựu chiến binh, số 56, 3-1998. MinhThư, Kỳ Sơn (Nghệ An) 60% cán bộ chi cục thuế nghiện ma túy, Báo Nông nghiệp Việt Nam, số ra ngày 14-3-1999. PTS. Mạc Văn Tiến, Nhu cầu và khả năng tham gia bảo hiểm xã hội của nông dân, Tạp chí Lao động và xã hội, số 3-1999. Tổng cục Thống kê; Vụ Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản, Số liệu thống kê nông - lâm nghiệp - thủy sản Việt Nam 1990 - 1998 và dự báo năm 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999. Trung tâm kinh tế châu á - Thái Bình Dương (VAPEC), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Nhật Bản giai đoạn "thần kỳ" và ở Việt Nam thời kỳ "đổi mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn - Viện Thông tin khoa học - xã hội, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa những bài học thành công của Đông á, Hà Nội, 1995. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn - Viện Kinh tế thế giới, Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước châu á và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Trung tâm Xã hội học - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Một số vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay (dành cho cán bộ lãnh đạo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Trung tâm Thông tin tư liệu - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm tư vấn đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn VACVINA, Việt Nam sau 10 năm đổi mới (lưu hành nội bộ), Thông tin chuyên đề, số 8-1996. Trường Đại học kinh tế quốc dân, Kinh tế phát triển (những vấn đề lý luận), Nxb Giáo dục, 1995. Vũ Anh Tuấn, Báo cáo tình hình xóa đói giảm nghèo 1992 - 1995 và phương hướng nhiệm vụ 1996 - 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 4-1997. Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ, Trung tâm hỗ trợ khoa học và công nghệ phát triển nông thôn, Phát triển kinh tế - xã hội vùng gò đồi Bắc Trung Bộ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Tiếng Anh [89]. Human development report, 1993, UNDP, New York (P3). phụ lục Phụ lục 1 Nông nghiệp Việt Nam 1991 - 1999 Đ.vị tính 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 - Tổng sản lượng lương thực Triệu tấn 21,98 24,21 25,5 26,19 27,15 29,0 30,62 31,84 34,25 Trong đó sản lượng lúa Triệu tấn 19,62 21,59 22,83 23,52 24,96 26,30 27,6 29,1 31,4 - Lương thực bình quân đầu người Kg 324,9 348,9 359,0 360,9 372,5 386,0 398,0 408,0 440 - Tổng đàn lợn Triệu con 12,19 13,89 14,87 15,58 16,30 16,87 17,0 18,0 18,2 - Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP % 39,5 33,0 28,8 29,4 29,04 28,5 25,7 24,8 25,4 - Gạo xuất khẩu Triệu tấn 1,032 1,95 1,75 1,95 2,1 3,0 3,6 3,8 4,5 - Sản lượng thủy sản Triệu tấn 0,97 1,01 1,1 1,46 1,58 1,6 1,65 1,75 1,88 Nguồn: PTS. Nguyễn Sinh Cúc (Nông - lâm - thủy sản trụ vững trước thiên tai. Thời báo kinh tế Việt Nam, kinh tế 98 - 99. Việt Nam và thế giới. Phụ lục 2 Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở nông thôn Đơn vị tính: % 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Cả nước 2,4 1,5 3,1 4,2 4,1 2,7 - Vùng núi trung du ph ía Bắc 0,8 0,8 5,1 1,8 3,6 2,2 - Đồng bằng sông Hồng 0,8 2,8 5,1 0,3 4,3 2,6 - Bắc Trung Bộ - 2,4 3,7 -0,8 0 4,3 0,3 - Duyên hải Miền Trung 8,5 - 3,7 -2,8 8,4 4,5 1,2 - Tây Nguyên 2,0 7,5 3,8 -2,1 0,7 3,3 - Đông Nam Bộ 3,4 -3,0 5,5 6,3 2,2 2,6 - Đồng bằng sông Cửu Long 3,7 2,4 3,3 6,1 4,8 3,8 Nguồn: Trung tâm tư vấn đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn VACVINA - nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn CNH, HĐN. Nxb CTQG, H, 1997, tr. 54. Phụ lục 3 Dự báo dân số, lao động Việt Nam 2000 2005 2010 Dân số Lao động Dân số Lao động Dân số Lao động Cả nước 79.643.550 45.085.486 86.373.909 50.688.214 93.066.957 56.628.579 - Vùng núi phía Bắc 8.958.115 4.784.917 9.894.909 5.573.875 10.857.375 6.313.322 - Trung du Bắc Bộ 5.01.656 2.982.068 5.474.499 3.366.397 5.856.443 3.773.688 - Đồng bằng Bắc Bộ 15.175.811 9.042.447 15.981.096 9.979.031 16.713.534 10.938.174 - Bắc Trung Bộ 10.918.072 5.910.605 11.893.613 6.783.508 12.866.258 7.731.332 - Duyên hải Nam Trung Bộ 8.443.677 4.591.308 9.158.651 5.118.148 9.866.084 5.665.927 - Tây Nguyên 3.416.749 1.710.472 3.805.844 2.003.471 4.210.759 2.331.308 - Đông Nam Bộ 9.739.754 5.846.943 10.657.793 6.465.997 11.583.084 7.112.086 - Đồng bằng sông Cửu Long 17.900.820 10.216.626 19.507.505 11.457.785 21.113.421 12.762.202 Nguồn: GS. Phạm Xuân Nam; đổi mới chính sách xã hội luận cứ và giải pháp - Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997. tr. 79. Phụ lục 4 Bình quân ruộng đất trên nhân khẩu, hộ nông dân ở các vùng sinh thái Quy mô đất nông nghiệp bình quân Một hộ nông nghiệp (m2/hộ) Một khẩu nông nghiệp (m2/khẩu) 1978 1994 1978 1994 Cả nước 10.130 4.143 1.963 869 - Miền núi, trung du Bắc bộ 11.400 4.004 1.923 788 - Đồng bằng sông Hồng 4.530 2.129 1.021 520 - Bắc Trung Bộ 6.945 2.591 1.455 550 - Duyên hải Nam Trung Bộ 7.604 3.912 1.538 662 - Tây Nguyên 17.350 6.378 3.102 1.232 - Đông Nam Bộ 1.629 4.934 3.077 3.763 - Đồng bằng sông Cửu Long 17.641 7.361 2.929 1.439 Nguồn: Trung tâm tư vấn đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn VACVINA - nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn CNH, HĐH - Nxb CTQG, H, 1997. tr. 31. Phụ lục 5 Một số chỉ tiêu về kết cấu hạ tầng ở nông thôn của các vùng kinh tế Đơn vị tính: % Vùng Tỷ lệ số xã có điện Tỷ lệ số xã có đường ôtô Tỷ lệ số xã có chợ Tỷ lệ số xã có trạm biến thế Tỷ lệ hộ nông thôn dùng điện Cả nước 60,4 87,9 54,2 49,3 53,2 - Miền núi, trung du Bắc bộ 36,7 82,4 37,1 26,6 50,4 - Đồng bằng sông Hồng 98,2 99,4 61,8 96,5 89,5 - Bắc Trung Bộ 61,0 93,2 57,2 57,9 55,0 - Duyên hải Nam Trung Bộ 57,8 92,3 64,7 47,7 46,1 - Tây Nguyên 29,5 96,1 33,0 12,5 19,8 - Đông Nam Bộ 72,5 97,5 75,1 55,5 45,1 - Đồng bằng sông Cửu Long 67,3 68,0 70,7 31,9 25,0 Nguồn: PTS. Lê Đình Thắng - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - những vấn đề lý luận và thực tiễn - Nxb nông nghiệp, H, 1998. Phụ lục 6 Đơn vị hành chính Bắc Trung Bộ Đơn vị hành chính Thành phố trực thuộc địa phương Thị xã Huyện Phường Thị trấn Xã Cả vùng 3 8 70 83 78 1.625 Thanh Hóa 1 2 24 18 30 578 Nghệ An 1 1 17 18 16 429 Hà Tĩnh 2 8 10 12 240 Quảng Bình 1 6 8 5 135 Quảng Trị 2 7 9 8 119 Thừa Thiên-Huế 1 8 20 7 124 Nguồn: Tổng cục thống kê - Niên giám thống kê 1998 - Nxb Thống kê, H, 1999.tr.7. Phụ lục 7 Dân số Bắc Trung Bộ đến 1/4/1999 Đơn vị tính: Người Đơn vị hành chính Tổng số nhân khẩu Chia theo giờ tính Chia theo khu vực Nam Nữ Thành thị Nông thôn Cả vùng 10.007.215 4.914.411 5.092.804 1.231.728 8.775.487 Thanh Hóa 3.467.609 1.694.498 1.773.111 318.380 3.149.229 Nghệ An 2.858.265 1.407.319 1.450.946 291.691 2.566.547 Hà Tĩnh 1.269.013 622.633 646.380 112.773 1.156.240 Quảng Bình 793.863 392.448 401.415 85.955 707.908 Quảng Trị 573.331 282.086 291.245 134.687 438.644 Thừa Thiên -Huế 1.045.134 515.427 529.707 288.244 756.892 Nguồn: Tổng cục Thống kê - Vụ tổng hợp và Thông tin ISID, tư liệu thống kê kinh tế - xã hội 61 tỉnh và thành phố, Nxb Thống kê 1999 Phụ lục 9 Phân bố đất các loại ở Bắc Trung Bộ - năm 1998 Đơn vị tính: 1.000 ha Đơn vị hành chính Đất tự nhiên Đất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất lúa Đất trồng cây lâu năm Đất lâm nghiệp Diện tích So với cả nước (%) Cả vùng 5.117,419 15,80 681,0 515,3 393,1 45,0 2.071,3 Thanh Hóa 1.116,434 3,37 236,7 189,3 142,6 9,4 393,9 Nghệ An 1.636,021 4,95 178,7 126,4 94,4 14,8 663,7 Hà Tĩnh 605,395 1,82 95,9 76,9 66,2 1,6 207,9 Quảng Bình 798,308 2,41 58,0 44,7 34,3 4,8 472,1 Quảng Trị 459,200 1,39 57,0 37,8 25,6 11,6 145,9 Thừa Thiên-Huế 500,917 1,51 53,8 40,2 30,0 2,8 187,8 Nguồn: Tổng cục thống kê - Vụ nông - lâm nghiệp - thủy sản - Số liệu thống kê nông - lâm nghiệp - thủy sản Việt Nam 1990 - 1998 và dự báo năm 2.000, Nxb Thống kê, H, 1999. tr. 28-36. Phụ lục 10 Sản lượng lương thực quy thóc thời kỳ 1995 - 1998 vùng BTB Đơn vị tính: nghìn tấn Đơn vị hành chính 1995 1996 1997 1998 Cả vùng 2.505,5 2.474,5 2.918,9 2.743,5 Thanh Hóa 1.004,2 893,9 1.148,8 1.152,0 Nghệ An 666,7 664,9 793,4 754,1 Hà Tĩnh 354,1 363,7 402,9 347,6 Quảng Bình 145,2 175,9 181,0 143,2 Quảng Trị 141,0 163,6 176,5 136,8 Thừa Thiên - Huế 194,3 212,5 216,4 209,8 Nguồn: Tổng cục Thống kê - niên giám thống kê năm 1997-1998, tr.47. Phụ lục 11 Diện tích đất trống, đồi núi trọc Bắc Trung Bộ Đơn vị tính: 1.000 ha Đơn vị hành chính Diện tích Mặt nước Núi đồi trơ đá Cồn, bãi cát biển Đất hoang đồng bằng Đất hoang đồi núi Diện tích % so với tổng diện tích Cả vùng 2.117 41 30 268 61 27 1.731 Thanh Hóa 405 36,7 4 67 5 329 Nghệ An 792 48,3 5 73 3 17 694 Hà Tĩnh 173 28,6 4 58 7 1 103 Quảng Bình 282 35,3 4 49 21 208 Quảng Trị 264 57,5 7 21 10 4 222 Thừa Thiên - Huế 201 40,1 6 20 175 Nguồn: Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ - Trung tâm hỗ trợ khoa học và công nghệ phát triển nông thôn - phát triển kinh tế - xã hội vùng gò đồi Bắc Trung Bộ, Nxb CTQG, H, 1999. tr. 37. Phụ lục 12 Thương binh, liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng ở Bắc Trung Bộ (đến hết năm 1998) Đơn vị tính: người Đơn vị hành chính Liệt sĩ Thương binh Bệnh binh Anh hùng Bà mẹ anh hùng Cán bộ lão thành Người có công Ghi chú Cả vùng 174.398 89.803 38.616 210 4.208 1.346 15.410 Thanh Hóa 55.935 29.663 13.917 69 1.403 497 302 Nghệ An 44.636 22.979 10.949 30 785 298 183 Hà Tĩnh 28.668 17.068 5.988 19 415 166 653 Quảng Bình 12.688 4.891 4.345 22 220 196 15 Quảng Trị 15.928 8.430 1.970 22 767 124 5.782 Thừa Thiên-Huế 16.543 6.772 1.447 48 618 65 9.065 Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLA2724.DOC
Tài liệu liên quan