Mối quan hệ giữa dân số - Tài nguyên - môi trường

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ ~~~~~~*~~~~~~ BÀI TIỂU LUẬN BỘ MÔN: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI Đề tài: MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ - TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn : NGÔ THANH MAI Nhóm thực hiện : NHÓM 3 Lớp : QUẢN LÝ KINH TẾ 50A HÀ NỘI - 2008 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Con người tồn tại và phát triển trong điều kiện ngoại cảnh, bao trùm lên nó chính là môi trường. Môi trường là nơi cung cấp cơ sở vật chất cho con người, và tác động lên mọi mặt của đời s

doc27 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 8125 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Mối quan hệ giữa dân số - Tài nguyên - môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống. Tài nguyên là một bộ phận quan trọng của môi trường. Khi số lượng con người trên thế giới ngày càng tăng nghĩa là khi dân số phát triển mạnh, nhưng điều kiện ngoại cảnh bị giới hạn trong chừng mực nhất định, thì sự xuống cấp của tài nguyên và môi trường sẽ ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự phát triển và tồn tại của con người. Dân số, tài nguyên và môi trường là những vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau, liên quan đến mỗi người, mỗi quốc gia và các cộng đồng. Trong phạm vi bài tiểu luận này, chúng tôi sẽ khái quát những nét chung nhất về mối tương quan dân số - tài nguyên - môi trường, dựa trên ý kiến của các chuyên gia, các tổ chức, các giảng viên chuyên môn và một số phân tích mang tính chất cá nhân khác. Nhóm 2 A. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA DÂN SỐ, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG I. Sự gia tăng dân số Dân số (Populatin) là đại lượng tuyệt đối con người trong một đơn vị hành chính hay một quốc gia, một châu lục hoặc cả hành tinh chúng ta tại một thời điểm nhất định. Trong lịch sử loài người số dân tăng lên không ngừng, tuy nhịp độ có khác nhau. Chỉ ở một vài thời điểm tương đối ngắn như chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, thì nhịp độ gia tăng dân số thế giới bị suy giảm (bệnh dịch hạch xảy ra ở Châu Âu vào thế kỷ XIV đã làm chết 15 triệu người, khoảng 1/3 số dân của châu lục, nạn đói vào thế kỷ XIX ở Ấn Độ giết chết 25 triệu người, dịch cúm ở Châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất làm chết 20 triệu người và số người chết trong 2 cuộc chiến tranh thế giới là 66 triệu người). Sự gia tăng không mong đợi của loài người tạo nên một nhân tố hàng đầu của sự huỷ hoại sinh quyển. Dù rằng sự đông dân đã xảy ra từ nhiều thế kỷ ở vài vùng như Châu Á, nhưng sự tăng trưởng gia tốc của dân số trên thế giới vốn đã quá đông đúc tạo nên một sự kiện cơ yếu, đặc sắc của con người, gọi là sự bùng nổ dân số ở thế kỷ 20. Việc quan trọng hơn không chỉ là số lượng vốn đã quá lớn, mà còn là dân số tăng với tốc độ luỹ tiến (vitesse exponentielle). Không một chuyên gia nào có thể dự kiến chính xác khi nào thì dân số ổn định. Do đó Dorst (1965) xem sự bùng nổ dân số ở thế kỷ 20 là một hiện tượng có quy mô sánh với thảm hoạ địa chất đã đảo lộn hành tinh. Năm 2007, dân số thế giới là 6,7 tỷ người. Khoảng 40 năm nữa, dân số có thể tăng lên 9 tỷ người nếu không có những biện pháp ngăn chặn đà gia tăng này. Sự bùng nổ dân số gây áp lực lên tài nguyên và môi trường. II. Vấn đề cạn kiệt tài nguyên Tài nguyên là những thứ mà chúng ta lấy từ môi trường để phục vụ cho nhu cầu của con người. Vài loại tài nguyên được sử dụng trực tiếp như: không khí sạch, nước sạch từ sông hồ, đất tốt và cây cỏ. Đa số khác như: dầu mỏ, sắt thép, than đá, nước ngầm thì phải qua chế biến xử lý trước khi dùng. Tài nguyên có thể được xếp thành các loại: tài nguyên vô tận, tài nguyên tái tạo được và tài nguyên không thể tái tạo được. Tài nguyên vô tận (Perpetual resourse), như năng lượng mặt trười được xem là không cạn kiệt ở mức độ thời gian đời người. Tài nguyên có thể tái tạo được (renewable resourse) như: gỗ, cá thú rừng... có thể phục hồi trở loại nếu được khai thác với quy mô hợp lý. Còn tài nguyên không thể tái tạo (nonrenewable resource) như: Than đá, dầu mỏ, kim loại... với số lượng có hạn khi được sử dụng sẽ không phục hồi trở lại. Vì dân số thế giới tiếp tục gia tăng, nhiều nguồn tài nguyên cần thiết cho sẹ sống còn của con người và hàng triệu sinh vật khác sẽ ít đi. Các nước đang phát triển thì sử dụng quá đáng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo được, trong khi các nước phát triển thì tiêu xài quá mức các nguồn tài nguyên không thể tái tạo được. Các tài nguyên tái tạo bị khai thác quá mức sẽ không thể phục hồi được, còn các tài nguyên không thể tái tạo sẽ bị đe doạ cạn kiệt trong thời gian khác nhau tuỳ theo trữ lượng của chúng và tốc độ khai thác của con người. Như dầu mỏ chẳng hạn, là máu của xã hội công nghiệp hiện đại, có thể hết sạch trên trái đất. Ngoài ra còn có khoảng 18 loại khoáng sản quan trọng về mặt kinh tế sẽ cạn kiệt trong vài thập niên tới. Bên cạnh đó, sự khai thác đất trồng quá đáng và không đúng cách cũng làm cho đất bị xói mòn và biến thành sa mạc. Sự tàn phá rừng, nhất là rừng nhiệt đới với tốc độ trên 11 triệu ha hằng năm như hiện nay chẳng những gây sự huỷ diệt nơi ở của các động vật mà còn gây nên sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Ước lượng mỗi ngày có hàng trăm loài sinh vật bị tuyệt chủng. III. Vấn đề ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường hiện nay là sự thay đổi không mong muốn của các tính chất của nước, không khí, đất hay thực phẩm... gây tiêu cực cho sự sống, sức khoẻ và sinh hoạt của người cũng như các sinh vật khác. Môi trường đất, nước, không bị ô nhiễm bởi các loại chất thải do hoạt động của con người. Rác thải, nước thải và các khí thải từ các khu dân cư, nhà máy công sở, trường học, bệnh viện hàng ngày làm cho môi trường ngày càng xấu đi. Trong các loại chất thải, có nhiều chất rất độc, khó hay không bị phân huỷ sinh học. Mưa acid, mỏng màn ozon, thay đổi khí hậu toàn cầu là hậu quả đáng ngại của sự phát triển của xã hội loài người. Cùng với ô nhiễm nước, đất và không khí chúng kìm hãm và đe doạ sự phát triển của con người. IV. Mối tương quan giữa dân số - tài nguyên - môi trường Sự đông dân bao gồm sự quá nhiều người và sự quá nhiều tiêu thụ. Sự quá nhiều người xảy ra ở những nơi mà số người nhiều hơn thức ăn, nước uống và các tài nguyên khác. Việc này thường xảy ra ở các nước đang phát triển, làm suy thoái các tài nguyên tái tạo và là nguyên nhân của sự nghèo đói. Sự quá nhiều tiêu thụ xảy ra ở các nước công nghiệp, khi một số ít người sử dụng một lượng lớn tài nguyên. Đây là nguyên nhân chính làm cạn kiệt nguồn tài nguyên không thể phục hồi và làm ô nhiễm môi trường. Mối tương quan giữa dân số, tài nguyên và môi trường có thể thấy rõ qua mô hình sau: Dân số Môi trường Tài nguyên (5) ô nhiễm (6) Cạn kiệt Tóm tắt các ảnh hưởng: 1. Dân số lên tài nguyên Số lượng dân xác định nhu cầu tài nguyên, cách sử dụng, số lượng dùng. Các nhân tố dân số (trình độ xã hội, kinh tế của một nước) có ảnh hưởng lên việc sử dụng tài nguyên. Các nước công nghiệp có nhu cầu về tài nguyên phức tạp và có khuynh hướng sử dụng nhiều từ nguyên không thể tái tạo. Các nước đang phát triển sử dụng nhiều tài nguyên tái tạo được. Sự phân bố dân cư cũng ảnh hưởng lên quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên. 2. Tài nguyên lên dân số Tác động dương: Khám phá và sử dụng tài nguyên mới (dầu, than) làm tăng dân số, cũng như sự phát triển xã hội, kinh tế, công nghệ. Tài nguyên cho phép con người di chuyển đến các nơi ở mới cũng như việc lấy và sử dụng tài nguyên trước đây không được dùng. Thêm vào đó sự phát triển tài nguyên tạo nên nhiều nơi ở trong các môi trường khó khăn. Tác động âm: Cạn kiệt tài nguyên làm giảm sự phát triển xã hội, kinh tế, công nghệ. Suy thoái tài nguyên (đất, rừng, không khí...) có thể tiêu diệt quần thể. 3. Môi trường lên dân số Ô nhiễm môi trường có thể làm giảm dân số cũng như giảm sự phát triển xã hội, kinh tế và công nghệ. Ô nhiễm làm gia tăng tử vong và bệnh tật nên ảnh hưởng xấu lên kinh tế và xã hội. Ô nhiễm có thể làm thay đổi thái độ của con người từ đó làm thay đổi luật lệ, cách thức khai thác và sử dụng tài nguyên. 4. Dân số lên môi trường Dân số gây ra ô nhiễm qua việc khai thác và sử dụng tài nguyên. Ô nhiễm có thể xảy ra từ việc sử dụng một tài nguyên như là nơi chứa rác thải sinh hoạt và công nghiệp. Ngoài ra khai thác tài nguyên (than đá, dầu và khí) gây ra sự suy thoái môi trường. Khối lượng tài nguyên và cách thức khai thác, sử dụng chúng xác định khối lượng ô nhiễm. 5. Môi trường lên tài nguyên Ô nhiễm một môi trường có thể gây thiệt hại lên môi trường khác. Các luật mới nhằm làm giảm ô nhiễm có thể thay đổi sự cung cầu, khai thác và sử dụng tài nguyên. 6. Tài nguyên lên môi trường Khối lượng, cách thức khai thác và sử dụng tài nguyên có thể ảnh hưởng lên môi trường. Càng khai thác và sử dụng nhiều tài nguyên thì càng gây nhiều ô nhiễm. Mô hình dân số - tài nguyên - Môi trường cho thấy con người sử dụng tài nguyên và gây ô nhiễm. Cả 3 thành phần này có tác động tương hỗ như phân tích ở trên. Chúng ta thấy sự đông dân khiến người ta sử dụng nhiều tài nguyên hơn và làm suy thoái môi trường nhiều hơn. Chừng nào chúng ta chưa thay đổi cách sống, chưa ngừng huỷ hoại môi sinh và các sinh vật khác thì sự sống sót và sự phát triển của chúng ta còn bị nhiều nguy cơ. B. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ LÊN CÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số lên tài nguyên đất Đất đai là nhân tố môi trường hết sức quan trọng, có vai trò và ý nghĩa lớn đối với cuộc sống của con người. Đất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, là nơi cư trú của sinh vật trên trái đất, cung cấp lương thực cho con người và động vật để bảo toàn sự sống. Đất còn cung cấp rất nhiều các tài nguyên khác phục vụ nhu cầu của con người như khoáng sản, than, gỗ... Tài nguyên đất bị suy giảm do áp lực tăng dân số, do quá trình đô thị hoá (giảm diện tích trồng trọt để xây dựng), làm đường cao tốc và xây dựng các khu công nghiệp. Đất còn bị xói mòn do chặt phá rừng bừa bãi, chua hoá và phèn hoá do các hoạt động nông nghiệp của con người... 1. Hiện trạng tài nguyên đất a. Tài nguyên đất trên thế giới Tổng diện tích đất tự nhiên trên thế giới là 148 triệu km2 (29% bề mặt trái đất), trong đó đất tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chiếm 12% (đất phù sa, đất nâu, đất đen), đất xấu chiếm 40,5% (đất hoang mạc, đất núi, đất tài nguyên), còn lại là đất chưa sử dụng và không sử dụng được. Toàn bộ đất đai có thể khai thác dễ dàng cho nhiều mục đích khác nhau của con người hầu như đã được sử dụng hết và chiếm hơn 50% diện tích đất tự nhiên. Cơ cấu sử dụng đất (1973 - 1988) Loại đất % 1973-1988 Đất nông nghiệp 11 Tăng 4% Đất đồng cỏ, chăn thả 24 Giảm 0,3% Đất rừng và rừng 31 Giảm 3,5% Đất khác 34 Tăng 2,3% Trong đất có chứa 0,6% lượng nước trên hành tinh, là môi trường sống của rất nhiều sinh vật, chứa các chất hữu cơ và vô vàn các chất khoáng khác. Tỷ lệ sử dụng đất cao nhất - Châu Âu 31%, ít nhất - Châu Úc 1,2%. Diện tích đất thế giới phân bố không đồng đều cả về số lượng và chất lượng. Phân bố ở các vùng như sau: vùng quá lạnh: 20%; vùng quá khô: 20%; vùng quá dốc: 20%; vùng có tầng đất mỏng: 10%; vùng trồng trọt được: 10%; vùng làm đồng cỏ: 20%. Đất trồng trọt được chiếm tỷ lệ thấp, trong đó đất trồng trọt tốt, cho năng suất cao chỉ chiếm 14%, trung bình 28% và thấp là 58% (FAO). b. Tài nguyên đất ở Việt Nam Diện tích đất tự nhiên của Việt Nam khoảng 33 triệu ha, xếp thứ 57/200 nước. Với dân số gần 86 triệu người nên bình quân đất mỗi người vào loại thấp (khoảng 0,41 ha), xếp thứ 159/200. Với địa hình đồi núi chiếm đa số nên đất vùng đồi núi, đất dốc chiếm 22 triệu ha (67% diện tích), đất tốt có 2,4 triệu ha chiếm 7,2% (bazan), đất phù sa có 3 triệu ha chiếm 8,7%. Đất nông nghiệp nước ta khoảng 7,36 triệu ha, trong đó 5,9 triệu ha là đất trồng cây ngắn ngày như lúa, hoa màu, lương thực phẩm. Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới gió mùa nên mưa nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao, quá trình khoáng hoá xảy ra mạnh mẽ, dễ bị rửa trôi, xói mòn, đất dễ bị thoái hoá và rất khó phục hồi lại trạng thái ban đầu. Hiện trạng sử dụng đất (tại thời điểm 01/01/2007) Việt Nam Nghìn ha Tổng diện tích Trong đó: Đất đã giao và cho thuê CẢ NƯỚC 33121.2 23763.8 Đất nông nghiệp 24696 21262.7 Đất sản xuất nông nghiệp 9436.2 9319.4 Đất trồng cây hàng năm 6348.2 6254.2 Đất trồng lúa 4130.9 4107.4 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 53.4 27.2 Đất trồng cây hàng năm khác 2163.8 2119.6 Đất trồng cây lâu năm 3088 3065.1 Đất lâm nghiệp 14514.2 11210 Rừng sản xuất 5675.5 4735. Rừng phòng hội 6766.3 4648.8 Rừng đặc dụng 2075.5 1825.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản 715.1 704.3 Đất làm muối 14.1 13.2 Đất nông nghiệp khác 16.5 15.8 Đất phi nông nghiệp 3309.1 1390.5 Đất ở 611.9 606 Đất ở đô thị 108.5 105.3 Đất ở nông thôn 503.4 500.7 Đất chuyên dùng 1433.5 509.4 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 23.8 23 Đất quốc phòng, an ninh 286.1 198.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 170.3 155.1 Đất có mục đích công cộng 953.3 133.1 Đất tôn giáo, tín ngượng 12.9 12.7 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 97.2 81.8 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1150.3 177.9 Đất phi nông nghiệp khác 3.4 2.8 Đất chưa sử dụng 5116 1110.5 Đất bằng chưa sử dụng 340.3 24.9 Đất đồi núi chưa sử dụng 4396 1068.8 Núi đá không có rừng cây 379.7 16.8 2. Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số lên tài nguyên đất. Dân số tăng, diện tích đất canh tác bình quân trên một đầu người giảm xuóng. Nhu cầu sử dụng đất không đúng kỹ thuật và quá trình phát triển kinh tế, xã hội của con người khiến cho chất lượng đất suy giảm, tài nguyên đất bị suy thoái. - Thoái hoá đất do chặt phá rừng bừa bãi và đốt rẫy: làm tăng xói mòn, mật độ ẩm của đất, không giữ được nước ngầm, tăng lũ lụt. Ở Việt Nam, lượng đất xói mòn khoảng 100-200 tấn/ha/năm, trong đó có 6 tấn mùn và đang gia tăng nhanh chóng (Lê Văn Khoa etal, 2000). Làm giảm năng suất cây trồng, ở Mộc Châu - Sơn La, khi mới khai hoang (1959) 25 tạ/ha, (1960) 18 tạ, đến năm 1962 không thể canh tác được nữa. - Thoái hoá đất do chính sách, quản lý, quy hoạch đất đai kém: Việc quy hoạch sử dụng đất không tốt, trông cây không thích hợp, (VD: trồng cây bạch đàn ở nơi đất tốt), du canh du cư, dựng các đập thuỷ điện là tăng bồi tụ ở thượng lưu nhưng lại làm xói mòn đất đồng bằng, chăn thả quá mức, biện pháp canh tác lạc hậu. - Ô nhiễm đất do sử dụng phân vô cơ: Thực trạng sử dụng phân vô cơ ở nước ta hiện nay chưa đủ cơ sở để khẳng định việc sử dụng phân vô cơ đã gây ra ô nhiễm cho môi trường đất ở nhiều nơi, nhiều vùng (đặc biệt là vùng đất bạc màu), việc sử dụng phân vô cơ còn làm tăng độ phì nhiêu cho đất, giúp tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, ở một số nơi sản xuất thâm canh cao, đã có hiện tượng phú dữong một số chất không có lợi cho cây trồng, đất bị chai hoá, độ phì nhiêu kém và không cân bằng dinh dưỡng. - Ô nhiễm đất do sử dụng phân hữu cơ: Ngoài tác dụng tích cực làm phân bón cải tạo đất, phân hữu cơ cũng là một trong những nguồn quan trọng gây ô nhiễm môi trường đất, nước và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Kết quả nghiên cứu ở một số diện tích đất trồng rau cho thấy môi trường đất đều có biểu hiện ô nhiễm do sử dụng phân hữu cơ. - Ô nhiễm đất do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học: Các nghiên cứu về lượng thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng ở Việt Nam cho thấy lượng thuốc BVTV đang được sử dụng hiện còn thấp. Tuy nhiên nhiều nơi, việc sử dụng chúng còn chưa đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng và chủng loại nên đã gây ô nhiễm cho môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng. - Ô nhiễm do chất thải công nghiệp và đô thị: ở Việt Nam, tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra khá nhanh chóng, đồng thời với nó là sự gia tăng ngày một nhiều lượng chất thải từ các đô thị và hoạt động sản xuất công nghiệp. Các chất thải, đặc biệt là các kiem loại nặng có thể tích tụ trong môi trường nước nhiều năm. - Ô nhiễm chất thải từ các làng nghề: hiện cả nước có 1.450 làng nghề, ô nhiễm môi trường đất tại các làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo làng nghề và loại hình sản phẩm. - Ô nhiễm đất do phóng xạ: Hiện nay ở Việt Nam các nguồn có khả năng gây ô nhiễm đất do phóng xạ ở Việt Nam chủ yếu là từ việc khai thác, chế biến sa khoáng. Ngoài những tác động đến môi trường đất về mặt phóng xạ, việc khai thác, chế biến chúng còn gây ra những vấn đề bất cập khác cho môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng: ảnh hưởng đến rừng phòng hộ, vấn đề hoàn thổ đất, tác động đến đất canh tác nông nghiệp. Khoảng 50% diện tích đất của Việt Nam được đánh giá là có chất lượng xấu do các tác động của con người. 21% diện tích đất của Việt Nam bị sa mạc hoá, 70% bị xói mòn. Tài nguyên đất đang bị suy thoái và con người chính là thủ phạm chính. II. Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số lên tài nguyên rừng Rừng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì sự sống trên trái đất. Rừng là nơi cư trú 70% các loài động thực vật trên thế giới, bảo vệ và làm giàu cho đất, ảnh hưởng đến khí hậu địa phương và khu vực nhờ sự bay hơi, chi phối các dòng chảy nước mặt và nước ngầm. - Rừng là nơi tập trung phần lớn số lượng các cây xanh nên nó còn bổ sung khí cho bầu khí quyển và điều hoà khí hậu toàn cầu nhờ quá trình quang hợp của cây xanh. - Rừng có vai trò giữ đất, hạn chế xói mòn, điều hoà nhiệt độ và độ ẩm, giữa nước, hạn chế nước chảy bề mặt. Đặc biệt, rừng là nơi cung cấp nhiều sản phẩm quý phục vụ nhu cầu của con người như gỗ, cây thuốc, và các loại chim thú rừng. Đồng thời cũng tạo việc làm cho con người. 1. Hiện trạng tài nguyên rừng a. Hiện trạng tài nguyên rừng thế giới + Phân loại: Rừng có 3 loại chính - Rừng nhiệt đới ẩm: >1 tỷ ha. Đây là hệ sinh thái phong phú nhất về sinh khối và số lượng loài. Chiếm 7% diện tích đất tự nhiên, cung cấp 15% lượng gỗ và đã xác định được khoảng 50 loài trên thế giới. Đầy cũng là nơi sinh sống của hơn 140 triệu người, trong đó 2/3 rừng nằm ở khu vực Mỹ la tinh, phần còn lại ở Châu Phi và Châu Á. -Rừng nhiệt đới khô: khoảng 1,5 tỷ ha, trong đó 3/4 nằm ở Châu Phi. Rừng không phong phú về loài và sinh thái như rừng nhiệt đới ẩm, nhưng cũng có giá trị quan trọng trong việc bảo vệ đất. Giá trị kinh tế chủ yếu là chăn nuôi và chất đốt cho dân cư. - Rừng ôn đới: khoảng 1,6 tỷ ha, 3/4 thuộc các nước công nghiệp phát triển. Tính đa dạng sinh học kém hơn hẳn 2 loại rừng trên nhưng là nguồn cung cấp gỗ chủ yếu và là nơi danh lam thắng cảnh rất tốt. + Phân bố rừng: Diện tích và thể loại rừng phân bố không đồng đều trên Thế giới. Khoảng 29% (3.837 triệu ha) diện tích lục địa được che phủ bởi rừng, trong đó 33% diện tích là rừng thông và 67% là rừng rậm miền xích đạo và nhiệt đới. Sự phân chia rừng ở các khu vực Khu vực Diện tích (%) Châu Âu 136 3,5 Nga 743 19,4 Bắc Mỹ 656 17,1 Mỹ Latinh 890 23,2 Châu Phi 801 20,9 Châu Á 525 13,7 Châu Đại Dương 86 2,2 Rừng hiện nay trên thế giới: Rừng trên Thế giới ngày càng bị tàn phá với tốc độ chóng mặt mặc dù có những biện pháp bảo vệ và cấm phá rừng. Theo nghiên cứu năm 1980, khoảng 15,2 triệu ha rừng nhiệt đới bị phá mỗi năm và có xu hướng ngày càng tăng. Theo FAO - Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hiệp Quốc, diện tích rừng tiếp tục bị giảm nhanh, đặc biệt là các nước đang phát triển. Từ 1985 - 1995, rừng bị mất khoảng 200 triệu ha. Mặc dù việc trồng rừng và tái phát triển, mở rộng diện tích rừng ở các nước đang phát triển nhưng cũng chỉ bù đắp được khoảng 20 triệu ha. Như vậy, mỗi năm các nước này mất khoảng 12 triệu ha rừng. Ở các nước phát triển việc phá rừng ít nhưng sự suy thoái rừng đang ở mức rất báo động. b. Hiện trạng tài nguyên rừng Việt Nam Rừng nước ta ngày càng suy giảm về chất lượng và số lượng, tỷ lệ che phủ thực vật đang ở dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái. Đặc biệt nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, khí hậu nhiệt độ ẩm gió mùa nên rừng càng có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái, nhất là vùng đồi núi và đầu nguồn. Rừng ngập mặn có diện tích khoảng 800.000ha, có tác dụng cung cấp gỗ và than, giữ và cải tạo đất, là nơi cư trú và sinh sản của các loài thuỷ sinh. Rừng lâm nghiệp chiếm 30% diện tích tự nhiên, trong đó 4% là rừng trồng. Tỷ lệ này dưới tiêu chuẩn là 33%. Tỷ lệ che phủ ở Tây Bắc còn 13,5%, Đông Bắc 16,8%, Sơn La 9,8% và Cao Bằng 11,2%. Động vật sống trong rừng có khoảng 1.000 loài chim, 300 loài thú, hơn 300 loài bò sát, ếch nhái..., phân bố rộng khắp trên các sinh cảnh. Có 28 loài động vật nhiệt đới thuộc loại quý hiếm như voi, tê giác, bò tót, bò xám, hổ báo, hươu sao, hươu xạ, nai cà tông, vược, voọc cá đầu xám, cò quắm cá xanh, sếu đầu đỏ, rắn, trăn, rùa biển... Theo nghiên cứu năm 1993, rừng nước ta còn khoảng 8,631 triệu ha, trong đó có 5,169 triệu ha rừng sản xuất kinh doanh; 2,8 triệu ha rừng phòng hộ và 0,663 triệu ha là rừng đặc rụng. Rừng nước ta phân bố cũng không đều giữa các vùng trong cả nước, chủ yếu tập trung ở khu vực Tây Nguyên. 2. Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số lên tài nguyên rừng. + Một số nguyên nhân chính của việc phá rừng Trong thời kỳ đầu của các nước công nghiệp, việc phá rừng chủ yếu để lấy đất làm nông nghiệp và lấy gỗ làm củi, nhưng hiện nay nạn phá rừng hầu như không còn và diện tích rừng ôn đới đang tăng. Rừng nhiệt đới bị phá chủ yếu để lấy củi và các loài động thực vật quý hiếm, tăng diện tích trồng trọt. Các động cơ phá rừng hiện nay còn rất mạnh, nguyên nhân chủ yếu như sau: - Tăng lợi nhuận và tiêu thụ - Sự gia tăng dân số và nhu cầu về miền đất mới. - Chính sách kinh tế không hợp lí - Nạn tham nhũng và mua bán bất hợp pháp - Nạn nghèo đói và tình trạng không có ruộng đất, nhu cầu sinh kế của của người dân. + Các khu rừng nguyên sinh hiện còn chủ yếu ở các nước đang phát triển nhưng bị đe doạ nghiêm trọng. Rừng nhiệt đới tiếp tục bị biến mất với tốc độ không ngờ, mặc dù đã được cảnh báo. Thập niên 1980, mỗi năm có khoảng 15,2 triệu ha bị chặt phá. Khoảng 1985 - 1995, thế giới đã mất 200 triệu ha rừng. Từ 1943 - 1997, diện tích rừng bị suy giảm từ 43 xuống 28%. Tốc độ phá rừng hiện nay khoảng 180.000 - 200.000 ha/năm trong đó: + Phá rừng làm nông nghiệp + 20-25% bị cháy + Còn lại do khai thác gỗ củi 1965-1988, 1 triệu ha rừng bị cháy, 1992 - 1993 có 300 vụ cháy. 2002 cháy lớn rừng U Minh Thượng và U Minh Hạ. Trước khi nền nông nghiệp bắt đầu phát triển thì bề mặt hành tinh chúng ta được che phủ bởi 35% diện tích rừng, nhưng hiện nay chỉ còn 25% trong đó 12% là rừng tự nhiên. Theo ước tính hàng năm mất khoảng 60.000km2 rừng nhiệt đới. Khai thác gỗ là mối đe doạ lớn nhất, tác động tới 50% loài có nguy cơ tuyệt chủng, tiếp đến là hoạt động canh tác -30% và hoạt động du canh -20%. Theo thông tin của Tổ chức chim Quốc tế thì một số loài chim chỉ sống tại các vùng sinh thái nhất định nên nếu những khu rừng nơi chúng sống bị chặt phá, khai thác hay đốt cháy thì các loài chim sẽ bị tổn thương và mấtn nơi cư trú. III. Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số lên tài nguyên nước Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với con người và sinh vật. Ở đâu có nước thì ở đó có sự sống. Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống sinh vật. Cơ thể sinh vật chứa 60-90% nước. Nước là nguyên liệu để thực hiện quá trình quang hợp, là phương tiện vận chuyển các chất dinh dưỡng và các chất cặn bã trong cơ thể sinh vật, là phương tiện trao đổi năng lượng, điều hoà nhiệt, là phương tiện phát trán giống nòi. 1. Hiện trạng tài nguyên nước a. Hiện trạng tài nguyên nước thế giới 97,4% lượng nước trên trái đất là nước mặn (khoáng 1.350tr km3) 1.98% là băng tuyết ở 2 cực (~27,5 tr km3) 0,62% nước lục địa: + Nước ngầm 0,59% + Hồ 0,007% + Âm đất 0,005% + Khí quyển 0,001% + Sông 0,0001% + Sinh vật 0,0001% ~30% nước lục địa là chúng ta có thể khai thác được Chu trình tuần hoàn Trái đất nhận khoảng 108.000km3 nước mưa 2/3 trong số đó là do bốc hơi 1/3 là hình thành các dòng chảy mặt và cung cấp cho các bề nước ngầm Lượng mưa phân bổ không đều trên thế giới, cơ bản theo quy luật sau: + Giảm dần từ xích đạo đến cự + Giảm khi đi sâu vào lục địa + Tăng theo độ cao + Biến đổi mang tính liên tục Tổng nhu cầu sử dụng: 3.500km3/năm, tăng 35 lần trong 300 năm gần đây. + Trong thế kỷ này, Mỹ tăng 400%, Châu Âu tăng 100%, các nước đang phát triển 2-3% + Con người cần 1-2 lít/ngày. 2/3 dân số toàn cầu tiêu thụ <50lít/người/ngày; Châu Á, Phi, Mỹ La Tinh tiêu thụ 20-30lít/người/ngày. 4% DS toàn cầu tiêu thụ <300/lít/ng/ngày. Nước phân bổ không đều, 40% dân số thế giới thường bị hạn hán. Tưới tiêu (30%): đang sử dụng khoảng 2.500 - 3.500 km3/năm để tưới tiêu cho 1,5tỷ ha. + Ở Mỹ chiếm 41% lượng nước tiêu thụ, Trung Quốc 87% + 30% được lấy từ nước ngầm, 70% nước mặt. Công nghiệp (10-20%): chiếm khoảng 1/4 tổng lượng nước tiêu thụ, 1/4 lượng nước trong nông nghiệp, các nước công nghiệp sử dụng nhiều hơn các nước đang phát triển: VD: Ở Mỹ khoảng 49%, Trung Quốc ~6%. Dân sinh (7%): thấp 30lít, người ngày; cao 300-400 lít. Các mục đích sử dụng khác: thuỷ điện (50%), nuôi trồng thuỷ sản... b. Hiện trạng tài nguyên nước Việt Nam Lượng mưa TB: 2000mm, phân bố không đều, 70-75% trong 3-4 tháng mùa lũ, 20-30% tháng cao điểm, 3 tháng nhỏ nhất 5-8%. Tổng lượng nước cấp do mưa: 640 tỷ m3/năm, tạo ra một lượng dòng chảy khoảng 320tỷ m3/năm Lượng nước nhận từ các sông suối chảy từ nước ngoài khoảng 290 tỷ m3/năm Có 2360 con sông có chiều dài trên 10km ở Việt Nam, mật độ sông suối 0,6km/km2. Khoảng 60% lượng chảy của con sông là từ nước ngoài vào trong đó sông Mêkông chiếm 90%. Do vậy vấn đề hợp tác trong lưu vực sông là cực kỳ cần thiết (UB sông Mê-Kông). Sông Hồng và Sông Cửu Long có lượng phù sa rất lớn, Sông Hồng mỗi năm cấp ~100tr tấn. Tiêu thụ nước Việt Nam: Nông nghiệp 91%, công nghiệp 5%, sinh hoạt 4% (1990s). Dự đoán 2030, CN 16%, NN 75%, SH 9%. 2. Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số lên tài nguyên nước Nước là một tài nguyên tái tạo. Hiện nay nó đang đứng trước các nguy cơ to lớn, đặc biệt là việc khai thác và sử dụng vượt khả năng phục hồi của nó. Nước đã là một số nguyên nhân của một số cuộc xung đột chính trị (xung đột Trung Đông). Do nhu cầu sử dụng nước gia tăng nhanh chóng cùng với việc khai thác không hợp lý đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nước, điển hình: khủng hoảng biển hồ Aran. Nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm và cạn kiệt. Việt Nam hàng năm xả thải vào MT nước khoảng 290000 tấn chất thải độc hại vào các thuỷ vực hình thành nên các con sông chết: + Sông Tô Lịch Hà Nội, Lưu vực sông Nhuệ... + Lưu vực sông Đồng Nai, kênh rạch ở Sóc Trăng. + Chỉ khoảng 40% dân ở Việt Nam được cung cấp nước sạch, 90% bệnh tật liên quan tới nước. + Các hồ trong khu đô thị thì bị phú dưỡng. Tài nguyên nước đang phải hứng chịu nhiều tác động tiêu cực gây biến đổi chất lượng tại nguyên nước. Nước ngầm đang bị khai thác tới mức cạn kiệt làm giảm mực nước ngầm và bị ô nhiễm trầm trọng dẫ đến: + Xâm nhập mặn ở ĐB Sông Cửu Long. + Gây xụt giảm đất ở phía Nam Hà Nội (vài mm/năm). Làm mất khả năng tụ làm sạch của nước ngầm. Ô nhiễm nước mặt, nước ngầm từ các hoạt động công nghiệp: từ phân bón (ví dụ ô nhiễm NO3 ở Châu Âu), ô nhiễm thuốc trừ sâu, diệt cỏ... Biến đổi khí hậu đã làm cho tài nguyên nước trở nên nóng bỏng, khắc nghiệt hơn. Tăng tần suất, tính khốc liệt của lũ, lụt, ngập úng, hạn hán, mưa bão. Ô nhiễm không khí dẫn đến mưa axit... Sử dụng nước cho sinh hoạt được xem xét ở hai khu vực là thành thị và nông thôn. Nước ta có khoảng hơn 600 đô thị các loại và gần 100 khu công nghiệp tập trung với dân số khoảng 19 triệu 900 nghìn người, chiếm 25% dân số cả nước (năm 2002). tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch còn thấp chỉ mới đạt khoảng dưới 70%, năm 1998, tổng lưu lượng cấp nước của 190 nhà máy là 2,6 triệu m3 ngày, trong đó nước ngầm khoảng 30%. Định hướng cấp nước của Bộ Xây dựng dự kiến đến năm 2010 là 8,8 triệu m3 ngày, đến năm 2020 là 15,94 triệu m3 ngày. Hiện nay tiêu chuẩn định lược nước cấp cho dân số đô thị còn thấp (từ 40-50 lít /người /ngày), lượng nước máy bị thất thoát còn lớn (60-70%) do hệ thống hạ tầng cấp nước xây dựng từ lâu, chắp vá, xuống cấp nghiêm trọng và quản lý kém. Ở khu vực nông thôn, nơi có khoảng 75% dân số cả nước sinh sống. Trong số đó mới chỉ có 42% dân số được sử dụng nước sạch cho sinh hoạt, số còn lại phải sử dụng nguồn nước từ hồ, ao, sông, suối..., không đảm bảo vệ sinh. Nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm Asen (thạch tín) là một trong những nguyên nhân khiến cho Việt Nam trở thành nước có tỷ lệ người bị ung thư vào loại cao nhất trên thế giới. C - CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN I/ Mối quan hệ hữu cơ giữa gia tăng dân số và ô nhiễm môi trường được thể hiện qua sơ đồ sau ¤.N N¦íC ¤.N §ÊT ¤.N KK ¤.N Kh¸c II/ Các câu hỏi thảo luận Câu 1) Suy thoái đất đai là gì? Nguyên nhân suy thoái đất đai? Suy thoái đất đai là hiện tượng suy giảm về cả chất lượng và số lượng đất, làm giảm năng suất và sản lượng thực. - Nguyên nhân suy thoái đất đai * Do áp lực của tăng dân số nên nhu cầu lương thực thực phẩm con người phải sản xuất ra nhiều lương thực, thực phẩm hơn→ Sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu → ô nhiễm đất. - Con người sử dụng đất không hợp lý → giảm chất dinh dưỡng có ích → suy giảm chất lượng đât. * Dân số tăng → nhu cầu hàng hoá tiêu dùng tăng → đất nông nghiệp đất canh tác bị thu hồi làm nhà máy làm xí nghiệp - Nhu cầu nhà ở tăng → suy giảm số lượng đất canh tác, đất nông nghiệp Do đó đất nông nghiệp bị giảm về cả số lượng và chất lượng → hiện tượng suy thoái đất. Câu 2) Giải pháp góp phần làm giảm ô nhiễm nguồn nước ở các khu công nghiệp : Giáo dục nâng cao ý thức của người dân và các nhà máy, xí nghiệp trong việc bảo vệ nguồn nước. Đưa ra các tiêu chuẩn về chất lượng nước thải, kiểm tra giám sát những nhà máy xí nghiệp thực hiện thật chặt chẽ. Có những hình phạt thực sự răn đe đối với những cơ sở vi phạm (phạt tiền, rút giấy phép...) Câu 3) Nêu những nguồn tài nguyên mới: - Năng lượng mặt trời: được sử dụng để sưởi ấm, tạo ra nhiệt năng (bình nước nóng...), có thể sử dụng để chạy các phương tiện giao thông, tạo ra điện. - Năng lượng gió: Sử dụng để tạo ra điện (Hà Lan, Thuỵ Điển...). - Năng lượng hạt nhân: Sử dụng để tạo ra điện - Ngoài ra còn được sản xuất từ tinh bột pha vào xăng làm giảm lượng xăng dầu tiêu thụ. Câu 4) Ảnh hưởng của gia tăng dân số tới độ che phủ của rừng: - Dân số tăng → nhu cầu lương thực tăng → nhu cầu mở rộng đất nông nghiệp tăng → chuyển đổi diện tích đất rừng thành đất nông nghiệp → giảm diện tích che phủ của rừng - Nhu cầu tiêu dùng tăng → rừng tiếp tục bị chặt phá để khai thác gỗ, nguyên vật liệu, củi... Do đó làm giảm diện tích che phủ của rừng Câu 5) Gia tăng dân số có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng nguồn nước: - Dân số tăng làm giảm bình quân nước sạch / đấu người. - Gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng nhu cầu nước sạch cho ăn uống, trong khi đó lượng nước thải cho sinh hoạt phần lớn chưa qua xử lý được xả trực tiếp ra môi trường → gây ô nhiễm nguồn nước. - Gia tăng lượng nước dùng cho sản xuất → tăng lượng nước thải, nếu._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25063.doc
Tài liệu liên quan