Mối quan hệ biện chứng giữa xã hội và tự nhiên. Vận dụng phân tích vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở nước ta

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, người ta nói nhiều đến phát triển bền vững, đó là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai. Chính bởi vậy, mục tiêu phát triển chung của xã hội loài người mà hiện nay nhiều nước đang hướng tới là đạt được sự phồn thịnh về kinh tế, tiến bộ về xã hội và sự trong sạch về môi trường sinh thái. Các mục tiêu đó gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành nền tảng cho sự phát triển bền vững của

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Mối quan hệ biện chứng giữa xã hội và tự nhiên. Vận dụng phân tích vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã hội. Sự phát triển lâu bền được hiểu đó là sự phát triển không chỉ vì thế hệ hiện tại mà còn vì các thế hệ mai sau. Vấn đề này mới được đặt ra trong những năm gần đây nhưng được coi là vấn đề hết sức cấp thiết xuất phát từ chính những gì loài người coi là thành tựu to lớn của sự phát triển xã hội như sự tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cùng với quá trình công nghiệp hóa ồ ạt ở các nước phát triển v.v… đã và đang có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên - ngôi nhà sinh tồn của xã hội loài người. Đó là sự suy giảm về trữ lượng và chất lượng của các tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa cơ bản đối với cuộc sống của con người, tình trạng ô nhiễm môi trường sống của con người với tốc độ ngày càng nhanh, phạm vi ngày càng lớn, hiện tượng khí hậu nóng lên toàn cầu do ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính gây ra hàng loạt những cuộc khủng hoảng sinh thái cục bộ đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và đe dọa diễn ra một cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu. Thực trạng này đang buộc loài người phải suy nghĩ, cân nhắc để thay đổi chiến lươc phát triển của mình. Rõ ràng là, để phát triển kinh tế nhất thiết phải tiến hành công nghiệp hoá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỷ lệ với tốc độ phát triển của công nghiệp hóa, của khoa học và công nghệ. Song, cũng tồn tại một thực tế là cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa lại là sự suy thoái của môi trường tự nhiên. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để dung hoà tự nhiên và xã hội, để có thể phát triển kinh tế mà vẫn đảm bảo được các yếu tố môi trường. Xuất phát từ thực tiễn trên cũng như nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố môi trường trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam, em đã lựa chọn đề tài: “Mối quan hệ biện chứng giữa xã hội và tự nhiên. Vận dụng phân tích vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở nước ta”. NỘI DUNG I. Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội 1.1. Tự nhiên Theo nghĩa rộng, tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan, con người và xã hội loài người là một bộ phận đặc thù của tự nhiên. Nguồn gốc của con người là từ tự nhiên, bộ óc người là sản phẩm cao nhất của vật chất, con người sống trong tự nhiên như một sinh vật. Chính tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người. Tuy nhiên, con người chỉ trở thành con người đích thực khi nó được sống trong môi trường xã hội, trong mối quan hệ qua lại giữa người với người. Con người mang trong mình bản tính tự nhiên và bản chất xã hội. Vì vậy có thể nói con người là hiện thân của sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên. 1.2. Xã hội Xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất. Hình thái vận động này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng. ”Xã hội không phải gồm các cá nhân mà xã hội biểu hiện tổng số những mối mối liên hệ và những quan hệ của những cá nhân đối với nhau” (C.Mac). Xã hội là một bộ phận đặc biệt của tự nhiên đồng thời với quá trình của tự nhiên, xã hội cũng có một quá trình phát triển lịch sử của mình, thể hiện bằng vận động và phát triển không ngừng của cơ cấu xã hội. Ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, có một dạng cơ cấu xã hội cơ bản, đặc thù được coi như nấc thang của sự phát triển xã hội. Sự vận động phát triển của xã hội phải tuân theo những quy luật nội tại vốn có của nó. 1.3. Sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên 1.3.1. Vai trò của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội trong hệ thống tự nhiên và xã hội Hệ thống tự nhiên – xã hội là một chỉnh thể trong đó những yếu tố tự nhiên và những yếu tố xã hội tác động qua lại lẫn nhau, quy định sự tồn tại và phát triển của nhau. Tự nhiên vừa là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vừa là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội. Là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vì xã hội được hình thành trong quá trình tiến hóa của thế giới vật chất. Là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội vì chỉ có tự nhiên mới cung cấp được những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của con người và cũng chỉ có tự nhiên mới cung cấp được những điều kiện cần thiết nhất cho các hoạt động sản xuất xã hội. Theo Mac, con người không thể sáng tạo được nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài. Đó là vật liệu trong đó lao động của con người được thực hiện, trong đó lao động của con người tác động từ đó và nhờ đó lao động của con người sản xuất ra sản phẩm. Với tư cách là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội, tự nhiên có thể tác động thuận lợi hoăc gây khó khăn cho sản xuất xã hội; có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của chính bản thân xã hội. Xã hội gắn bó với tự nhiên thông qua quá trình hoạt động thực tiễn của con người, trước hết là quá trình lao động sản xuất. Lao động là đặc trưng cơ bản đầu tiên phân biệt hoạt động của người với động vật. Song lao động cũng là yếu tố đầu tiên, cơ bản nhất tạo nên sư thông nhất hữu cơ giữa xã hội và tự nhiên bởi ”lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”. Sự trao đổi chất giữa con người và tự nhiên thể hiện trước hết ở chỗ: tự nhiên cung cấp cho con người tất cả các nguồn vật chất vốn có của sinh quyển để con người sống và tiến hành lao động sản xuất; nhưng cũng chính quá trình sử dụng các nguồn vật chất của sinh quyển để sống và lao động sản xuất, con người đã làm biến đổi tự nhiên mạnh mẽ nhất, nhanh chóng nhất so với tất cả các thành phần khác của chu trình sinh học. Trong quá trình trao đổi chất này, nếu con người không kiểm tra, điều tiết việc sử dụng, khai thác, bảo quản các nguồn vật chất của tự nhiên thì khủng hoảng sinh thái sẽ xảy ra, sự cân bằng của hệ thống tự nhiên – xã hội bị phá vỡ, sự sống của con người và xã hội loài người bị đe dọa. Chính vì vậy, trong sự tác động qua lại giữa tự nhiên và xã hội, yếu tố xã hội ngày càng giữ vai trò quan trọng. Để giữ được môi trường tồn tại và phát triển của mình, con người phải nắm chắc các quy luật tự nhiên, kiểm tra, điều tiết hợp lý việc bảo quản, khai thác, sử dụng và tái tạo các vật chất của tự nhiên để đảm bảo sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội. 1.3.2. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên Có nhiều yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên, trong đó quan trọng nhất là trình độ phát triển của xã hội và việc nhận thức, vận dụng quy luật tự nhiên, quy luật xã hội vào hoạt động của con người. Sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên là sự tác động được thực hiện thông qua mối quan hệ qua lại và quy định lẫn nhau giữa xã hội và tự nhiên trong quá trình hoạt động sống, hoạt động sản xuất của con người. Phương thức sản xuất trước hết là lực lượng sản xuất là yếu tố cơ bản quyết định trình độ phát triển của xã hội trong đó lực lượng sản xuất là biểu hiện của quan hệ giữa con người với tự nhiên. Do vậy giữa trình độ phát triển của xã hội và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên luôn có sự phụ thuộc lẫn nhau. Lực lượng sản xuất càng phát triển nghĩa là trình độ của xã hội càng phát triển thì mối quan hệ giữa con người với tự nhiên càng trở nên gần gũi. Sự thống nhất giữa con người và tự nhiên đươc thực hiện chủ yếu thông qua quá trình sản xuất xã hội song cũng chính bằng sản xuất con người đã tách mình ra khỏi tự nhiên, đối lập với tự nhiên. Để duy trì sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên con người cần phải biết điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa mình với tự nhiên. Sự điều khiển đó “không phải là bắt tự nhiên phải phục tùng con người một cách vô điều kiện như một kẻ xâm lược đi thống trị một dân tộc khác” mà là phải biết nắm vững những quy luật của tự nhiên, phải biết vận dụng những quy luật đó vào trong hoạt động thực tiễn của mình và quan trọng hơn là vào quá trình sản xuất xã hội. II. Bảo vệ môi trường trước những yêu cầu mới của thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam 2.1. Thực trạng vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam: a. Một vài nét khái quát về môi trường sinh thái Việt Nam Về mặt tự nhiên, Việt Nam năm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song, do vị trí địa lí kéo dài 16 vĩ độ và kiến tạo địa chất với địa hình phức tạp, ba phần tư diện đất đai là đồi núi, Việt Nam có môi trường tự nhiên phân hóa mạnh mẽ, tạo thành nhiều vùng sinh thái: vùng đồng bằng, vùng đồi núi, vùng trung du, vùng duyên hải,… Trong các vùng sinh thái đó, dân cư tập trung chủ yếu vào vùng đồng bằng và trung du. Cho đến nay, người lao động nông nghiệp vẫn chiếm khoảng 80% dân số cả nước, diện tích đất nông nghiệp chiếm 21%, trong đó đất trồng lúa chiếm 2/3 diện tích. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, lắm mưa, nhiêu nắng, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng đồng thời cũng tạo ra thói quen ỷ lại vào thiên nhiên, không biết quý trọng tự nhiên. Phần nào đó sự ưu đãi của thiên nhiên đối với sản xuất nông nghiệp đã đem đến cho người nông dân một nếp suy nghĩ thiển cận và một nếp làm ăn tự do tùy tiện, chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt... đốt nương làm rẫy, chặt cây lấy gỗ, củi, bẻ măng, bắt cá... tùy theo nhu cầu của mình. Khi khoa học kỹ thuật còn chưa can thiệp thì sự khai thác đó vẫn nằm trong giới hạn phục hồi của tự nhiên. Song, một khi đã đưa kỹ thuật vào khai thác thiên nhiên, phục vụ cuộc sống thì vấn đề không còn đơn giản như vậy nữa. Kỹ thuật hiện đại cộng với nếp nghĩ, nếp làm của người nông dân là tai họa lớn cho môi trường sinh thái. Từ ngày đổi mới, cả nước bước vào nền kinh tế thị trường, cơ chế thị trường đã có tác động đến mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Môi trường sinh thái là một trong những lĩnh vực đang chịu sức ép nặng nề nhất trước sự tấn công của kinh tế thị trường. Nếu như trước đây, môi trường sinh thái chỉ mới gánh chịu hậu quả của việc áp dụng kĩ thuật trên cái nền của sản xuất nhỏ, thì nay còn chịu thêm sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường. Những quan niệm trong truyền thống văn hóa dân tộc về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên có nhiều điều rất đáng quý nhưng cũng còn có những điều rất hạn chế do lối sống nông nghiệp mang lại. Sự không phù hợp giữa quan niệm cũ được xây dựng trên nền tảng của sản xuất nông nghiệp với lối sống hiện đại đang là nguyên nhân gây ra hiện trạng môi trường sống suy thoái như hiện nay ở nước ta, cũng như những khó khăn rất lớn trong việc khắc phục chúng. b. Thực trạng môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay Vấn đề môi trường sinh thái là vấn đề thuộc lĩnh vực quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa con người xã hội và tự nhiên. Trong quá trình tác động qua lại có tính chất sinh thái giữa xã hội và tự nhiên, các mâu thuẫn giữa chúng không ngừng xuất hiện và không ngừng được giải quyết, bởi lẽ mâu thuẫn vốn là bản chất của mọi sự vận động, mọi sự tác động qua lại. Đặc điểm quan trọng nhất của các mâu thuẫn đó là mối quan hệ tác động qua lại sâu sắc, tính quy định lẫn nhau của chúng với các quá trình kinh tế - chính trị - xã hội. Bởi vậy, khi xem xét vấn đề môi trường sinh thái của một đất nước nào đó không thể chỉ chú ý đến các điều kiện thiên nhiên, mà còn phải đặc biệt quan tâm đến chế độ chính trị, đến điều kiện kinh tế - xã hội và cả truyền thống văn hóa. Đối với nước ta, khi xem xét hiện trạng và đặc điểm của môi trường sinh thái cần phải xuất phát từ việc phân tích những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình tác động qua lại giữa con người và tự nhiên trong điều kiện của môt nước còn chậm phat triển nhưng lại đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố hiện đại như kĩ thuật, công nghệ, cơ chế kinh tế thị trường và cả những yếu tố truyền thống văn hóa dân tộc như quan niệm của con người về tự nhiên. Chính các quan niệm đó là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên các mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên trong các quá trình khai thác và sử dụng thiên nhiên trong điều kiện hiện nay ở nước ta. Ở đây, những mâu thuẫn trong nền kinh tế, trong đời sống xã hội đã trực tiếp quy định những mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên và ngược lại, những mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội và chính trị. Hiện trạng môi trường sinh thái của Việt Nam vô cùng phức tạp và đa dạng. Sự phức tạp và đa dạng này bị quy định bởi tính phức tạp và đa dạng của trình độ phát triển của xã hội nước ta hiện nay. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, ở Việt Nam đang đồng thời tồn tại các nền văn minh trước nông nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp và thậm chí đã có những yếu tố của văn minh hậu công nghiệp. Xét về hình thái kinh tế - xã hội, chúng ta đã có một kiến trúc thượng tầng và một ý thức xã hội khá phát triển, nhưng cơ sở hạ tầng và tồn tại xã hội đang còn ở trình độ thấp; có một chế độ chính trị ở mức tiên tiến, nhưng điều kiện kinh tế xã hội còn kém phát triển. Tất cả những điều đó được phản ánh một cách rõ nét thông qua hiện trạng của môi trường sinh thái và qui định đặc điểm của nó. Bên cạnh đó, Việt Nam là một thành viên của ngôi nhà trái đất, vì vậy, tuy có những nét đặc thủ riêng nhưng vấn đề môi trường sinh thái nước ta không nằm ngoài những vấn môi trường sinh thái của trái đất. Hiện trạng môi trường sinh thái ở Việt Nam có cả những vấn đề về sự khan hiếm và cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên lẫn những vấn đề ô nhiễm môi trường sống. Ngoài ra, sự ô nhiễm môi trường xã hội cũng được coi là một trong những vấn đề sinh thái – xã hội cấp thiết. Về mặt biểu hiện thì tình hình môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay về cơ bản không có gì khác biệt so với tình hình môi trường sinh thái ở các nước phát triển về mặt công nghiệp, mà sự khác biệt chính là nguyên nhân đưa đến những hiện tượng đó . Nếu như ở các nước phát triển, hậu họa sinh thái là do sự phát triển của kĩ thuật, công nghệ, do sự phát triển tự phát của nền văn minh công nghiệp, thì ở Việt Nam hậu họa sinh thái lại do sự kết hợp giữa phát triển và lạc hậu với những ảnh hưởng còn nặng nề của nếp nghĩ, nếp làm của người sản xuất nhỏ và lối sống công nghiệp còn chưa hoàn thiện. Có thể nói, hiện trạng môi trường sống ở Việt Nam là biểu hiện sự hội tụ đan xen của những vấn đề môi trường sinh thái điển hình của thời đại: vấn đề môi trường sinh thái của những giai đoạn trước nền văn minh nông nghiệp, của nền văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp. Trong mỗi một vấn đề môi trường sinh thái đều mang những đặc trưng này. Nước ta có nhiều ưu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện địa lí tự nhiên, đặc biệt là có thế mạnh về nguồn tài nguyên có thể tái tạo (rừng, đất đai, động - thực vật) và một số nguồn tài nguyên không thể tái tạo như một số loại tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ, than đá, bôxit, đất hiếm, vật liệu xây dựng...). Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, mặt trời chiếu sáng quanh năm... là nguồn cung cấp năng lượng vô tận cho sự sống của con người và mọi sinh vật. Ngoài ra, tài nguyên phong cảnh đang mở ra triển vọng to lớn cho ngành du lịch, dịch vụ, nghỉ ngơi, giải trí. Đối với một nước đang phát triển như nước ta, nơi mà tiềm năng khoa học, kĩ thuật và công nghệ còn quá nhỏ bé và yếu kém so với các nước công nghiệp phát triển, thì nguồn tài nguyên thiên nhiên cho đến nay vẫn còn là một nguồn lực, một tiêm năng quan trọng cho phát triển kinh tế. Song trong mấy chục năm qua với nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, một mặt chúng ta chưa biết khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm dẫn đến sự nghèo nàn và cạn kiệt nguồn tài nguyên đó, mặt khác còn ra gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Việt Nam là một nước nông nghiệp, hơn nữa sự phát triển của xã hội ta hiên nay vẫn chưa vượt ra khỏi trình độ của một nền văn minh nông nghiệp, do đó các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, đất đai, các nguồn nước có một giá trị đặc biệt quan trọng đối với sự sống của con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội. Rừng không chỉ là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, mà còn là kho tư liệu sống vô giá. Nhờ có cây xanh, trước hết là rừng, con người có bầu không khí trong lành để tồn tại mà không có gì có thể thay thế được. Ngày nay rừng Việt Nam đã và đang bị tàn phá nặng nề. Trong quá trình phát triển, độ che phủ của rừng nước ta đã giảm sút đến mức báo động. Chất lượng của rừng ở các vùng còn rừng đã bị hạ thấp quá mức. Trên thực tế chỉ còn khoảng 10% là rừng nguyên thủy. Ở nhiều tỉnh miền núi, độ che phủ của rừng tự nhiên, nhất là rừng già còn lại rất thấp. Ví dụ, ở Lai Châu chỉ còn 7,88%; Sơn La là 11,95% và Lào Cai là 5,38%. Ở Sơn Tây trung bình mỗi năm diện tích rừng tự nhiên mất 10.000 ha. Những tổn thất về rừng là không thể bù đắp được và đang gây ra nhiều tổn thất lớn về kinh tế, về công ăn việc làm cũng như những thiệt hại về người và của do hậu quả của thiên tai như lũ quét, bão lụt, hạn hán đang diễn ra với mật độ ngày càng nhiều, mức độ tàn phá ngày càng ghê gớm. Việc bảo vệ môi trường và sử sụng bền vững tài nguyên nước còn nhiều bất cập. Các nguồn nước đang bị suy thoái và nhiều nơi bị ô nhiễm trầm trọng. Nguy cơ nguồn nước bị cạn kiệt đang đe dọa thiếu nước cho phát triển kinh tế và đời sống ở một số vùng. Nguồn nước mặt ngày càng bị ô nhiễm do lượng lớn chất thải công nghiệp và sinh hoạt gây nên. Nguồn nước ngầm ở một số đô thị có biểu hiện chớm bị ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Các chất thải sinh hoạt như phân, nước bẩn, rác hầu hết đều tập trung vào các nguồn nước. Các chất này tiêu thụ ôxy trong quá trình phân hủy, làm cho các nguồn nước thiếu ôxy, dẫn đến giết chết các sinh vật sống trong nước. Sức ép dân số và tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh ở các vùng ven biển gây ra nhiều hậu quả xấu đối với tài nguyên ven biển và trong lòng biển. Các thành phố, khu công nghiệp vùng ven biển đổ một lượng nước thải không qua xử lí và một phần chất thải rắn vào sông, biển gây nên ô nhiễm môi trường nước. Các trung tâm du lịch nằm ven vùng biển hàng năm cũng xả ra một khối lượng lớn nước thải và rác thải ra biển. Hậu quả là các hệ sinh thái biển và ven biển bị suy thoái ngiêm trọng. Đa dạng sinh họa bị đe dọa, diện tích rất lớn rừng ngập mặn bị triệt phá để nuôi tôm, các bãi san hô bị khai thác đến mức hủy diệt, đưa nước ta vào danh sách những vùng có mức độ đe dọa cao nhất thế giới. Nhiều nhóm động vật quý hiếm như thú biển, đồi mồi, chim biển, các thảm thực vật biển bị thu hẹp dần. Chất lượng môi trường sống trong các hệ sinh thái bị suy giảm, bị thay đổi theo chiều hướng xấu; đa dạng loài và nguồn gen đặc hữu bị tổn thất, hoặc suy thoái, có nơi dến mức nghiêm trọng. Môi trường ở nhiều đô thị nước ta đang bị ô nhiễm do chất thải rắn chưa được xử lý theo đúng quy định. Trong khi đó khí thải, tiếng ồn bụi từ các phương tiện giao thông nội thị va mạng lưới sản xuất quy mô vừa và nhỏ cùng với kết cấu hạ tầng yếu kém càng làm cho điều kiện vệ sinh môi trường ở nhiều đô thị đang thực sự lâm vào tình trạng báo động. Hệ thống cấp thoát nước lạc hậu, xuống cấp, không đáp ứng đủ yêu cầu ngày càng tăng. Mức độ ô nhiễm về bụi và các khí thải độc hại nhiều nơi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, nhất là một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 3 lần . Môi trường nông thôn đang bị ô nhiễm do các điều kiện vệ sinh và kết cấu hạ tầng yếu kém. Việc sử dụng không hợp lý các loại hóa chất nông nghiệp cũng đã và đang làm cho môi trường nông thôn bị ô nhiễm và suy thoái. Việc phát triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề và cơ sở chế biến ở một số vùng do công nghệ sản xuất lạc hậu, qui mô sản xuất nhỏ, phân tán xen kẽ trong khu dân cư và hầu như không có thiết bị thu gom và xử lý chất thải, đã gây ô nhiễm môi trường nhiêm trọng. Hiện nay, ở nước ta có khoảng 1.450 làng nghề truyền thống, trong đó có hai phần ba tập trung ở đồng bằng sông Hồng. Nhiều làng nghề khai thác đang trên đường phục hồi. Kết quả điều tra mới đây cho biết, điều kiện và môi trường lao động tại các làng nghề là đáng lo ngại. Có 60 đến 90% số người lao động tiếp xúc với bụi hóa chất, độ nóng không có thiết bị phòng hộ. Tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề ngày càng tăng. Các chất rắn, lỏng, khí trong quá trình sản xuất không được xử lý, thu gom, thải bừa bãi ra môi trường xung quanh và trong các khu dân cư đã làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Sẽ là không đầy đủ và toàn diện nếu như trong bức tranh môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay không kể đến mảng ô nhiễm môi trường xã hội. Ở nhiễm môi trường xã hội đó là sự lan tràn các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, rượu chè, v.v… mà hậu quả không chỉ làm băng hoại thuần phong mĩ tục, đạo đức và mối quan hệ giữa con người với con người, mà hơn thế nữa còn tác động tiêu cực lên những cấu trúc sinh học của con người như gây ra bệnh tật, sự biến đổi gen theo chiều hướng xấu ở các thế hệ tiếp theo, làm mất khả năng sống, lao động và mất cơ hội phát triển của họ. Chính vì vậy mà thoạt nhìn, ta có cảm giác như ô nhiễm môi trường xã hội chỉ thuần túy là vấn đề xã hội hay vấn đề kinh tế xã hội, nhưng nếu suy xét xa hơn, suy đến cùng thì ô nhiễm môi trường xã hội có liên quan rất chặt chẽ đến vấn đề sinh thái hay cũng có thể coi đó chính là một vấn đề sinh thái – xã hội. Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường xã hội do nhiêu nguyên nhân. Truớc hết phải kể đến hậu quả của chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hóa học. Hàng triệu người dân Việt Nam đã nhiễm chất độc hóa học này, nguy hiểm nhất là chất điôxin – chất độc màu da cam do dế quốc Mỹ rải xuống miền nam Việt Nam từ năm 1961-1972 đã có tác động vô cùng nguy hiểm đến con người và môi trường Việt Nam, mà dị hại của nó vẫn còn cho đến ngày nay. Nhiều chiến sỹ, đồng bào nhiễm chất độc hóa học, đã tàn tật suốt đời, không có khả năng sinh con hoặc sinh ra những đứa con dị dạng, tàn tật. Một nguồn quan trọng gây ra sự ô nhiễm môi trường xã hội nữa là sự du nhập lôi sống buông thả theo kiểu sống hiện đại phương Tây thông qua sách báo, phim ảnh không lành mạnh. Bên cạnh đó phải kể đến sự phát triển dân số quá nhanh so với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 dân số cả nước mới chỉ có 24-25 triệu người thì nay dân số đã lên trên 80 triệu người. Điều này gây sức ép hết sức nặng nề cho nền kinh tế và gây ra những khó khăn lớn cho việc giải quyết các vấn đề xã hội cấp thiết như công ăn việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe v.v… Sự gia tăng dân số nhanh không chỉ liên quan chặt chẽ đến vấn đề kinh tế - xã hội mà thực chất nó còn là vấn đề sinh thái – xã hội gay cấn. Trong các vấn đề môi trường sinh thái cấp thiết hiện nay ở nước ta như mất rừng, giảm lượng đất đai canh tác, ô nhiễm môi trường tự nhiên, ô nhiễm môi trường xã hội... đều có nguyên nhân từ sự tăng dân số quá nhanh so với sự phát triển còn chậm chạp của các điều kiện kinh tế - xã hội trong một thời gian khá dài . 2.2. Công ngiệp hóa - hiện đại hóa đi đôi với bảo vệ môi trường, thực hiện phát triển bền vững 2.2.1 . Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một sự chuyển đổi căn bản thông qua công cuộc " Đổi mới", bắt đầu giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Việt Nam phát triển lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn Tư bản chủ nghĩa nên công nghiệp hóa - hiện đại hóa là sự lựa chọn duy nhất của nước ta để có thể phát triển kinh tế, tạo ra được cơ sở vật chất kỹ thuật cho Chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, nếu công nghiệp hóa thiếu tính toán cân nhắc có thể nhanh chóng dẫn đến sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên, nhiễm bẩn nước, không khí, tích tụ các chất thải nguy hiểm, sự cố công nghiệp, ùn tắc giao thông… gây thiệt hại đến sức khỏe con người. Lẽ đó sự đòi hỏi chính đáng là phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa với ít tác động tiêu cực nhất. Ngày nay, sự kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của sự phát triển lâu bền. Bởi lẽ, một mặt, nếu không chủ động và tự giác đặt ra mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái một cách thích hợp thì sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa khó tránh được những hậu quả tiêu cực tồi tệ nhất thậm chí có thể dẫn đến phá hoại tất cả những thành quả đã đạt được; mặt khác, nếu không tăng trưởng kinh tế nhanh, dựa trên cơ sở công nghiệp hóa thì không những chúng ta ngày càng tụt hậu xa so với các nước, mà còn không có điều kiện và phương tiện để bảo vệ môi trường, không ngừng nâng cao chất lượng môi trường sống, do đó việc bảo vệ môi trường cũng không thể thành công . Trong giai đoạn tăng tốc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, vấn đề nổi cộm hàng đầu là giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường, mà thực chất là giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Thử lấy trường hợp sau làm ví dụ: thành phố Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, ví trí lý tưởng cho phát triển du lịch. Liệu chúng ta nên phát triển công nghiệp dịch vụ gì ở đây. Bên cạnh ngành du lịch được ưu tiên hàng đầu còn một loạt các thế mạnh khác cần phát huy như cảng nước sâu đảm bảo khối lượng vận chuyển lớn, khai thác than, nguồn tài nguyên truyền thống của cả nước, các nhà máy nhiệt điện v.v... mà những hoạt động này đều có khả năng gây ô nhiễm, có thể đánh mất vịnh Hạ Long. Phải chăng là ngoài ngành du lịch cần phát triển các ngành công nghiệp sạch, các ngành dựa vào tri thức. Việc phát triển các ngành này là cần thiết nhưng cần có các giải pháp phòng ngừa, đảm bảo không gây ô nhiễm biển. Lời giải tối ưu phải trên cơ sở phân tích kinh tế dài hạn, trong đó có phân tích kinh tế về môi trường, coi môi trường là yếu tố cơ bản của sản xuất và của chất lượng cuộc sống. Rõ ràng là, Việt Nam đang đứng ở một bước ngoặt quan trọng trong công nghiệp hóa của mình và đang phải đối đầu với sự lựa chọn một chiến lược tăng trưởng và phòng chống ô nhiễm hữu hiệu. Trong điều kiện kinh tế đất nước đang tăng trưởng nhanh, Việt Nam đang đứng trước một thử thách là làm sao đạt được sự cân bằng giữa công nghiệp hóa và bảo vệ môi trường trong khi thực hiện chiến lược phát triển bền vững. 2.2.2 . Phương hướng và Giải pháp cho công tác bảo vệ môi trường ở nước ta * Trước hết, bảo vệ môi trường phải được coi là một mục tiêu cơ bản trong chiến lược phát triển. Môi trường là điều kiện sống của con người và là một yếu tố của sản xuất. Trong các chiến lược, các kế hoạch phải có các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được về chất luợng môi trường. * Hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, khẩn trư ơng ban hành các chính sách về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản dưới luật, bảo đảm nâng cao hiệu lực của luật. Ban hành các chính sách về thuế, tín dụng nhằm khuyến khích áp dụng các công nghệ sạch. Thể chế hóa các vấn đề phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phải quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi công dân, mọi tổ chức, nhất là các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường. * Chủ động phòng chống ô nhiễm và sự cố môi trường, khắc phục suy thoái môi trường. Tổ chức phân loại các cơ sở gây ô nhiễm để có kế hoạch xử lý, di dời hoặc đình chỉ hoạt đ ộng. Áp dụng công nghệ sạch, ít phế thải, tiêu hao ít nguyên liệu, năng lượng. Tăng cường quản lí nhà nước về môi trường theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, cần rất chú trọng vào phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ thiên nhiên. Ngay từ trong chiến lược phát triển phải rõ các yêu cầu, các giải pháp bảo vệ môi trường. Trong các quy hoạch phát triển sản xuất, phát triển vùng, các dự án đầu tư, khi lựa chọn qui mô, địa điểm, công nghệ v.v...phải phân tích kỹ tác động môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái * Tăng cường nghiên cứu phân tích kinh tế về môi trường, từ đó đi tới các chính sách tài chính và công cụ quản lí về môi trường. Một vấn đề đặt ra là môi trường được tính trong GDP như thế nào, trên cơ sở đó qui định mức chi ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường, mức chi cho bảo vệ môi trường trong các dự án, trong các doanh nghiệp, xác định mức đền bù do gây ra ô nhiễm theo nguyên tắc người gây ra ô nhiễm phải trả tiền. Nếu không phân tích kĩ về kinh tế môi trường thì rất dễ chấp nhận cách sản xuất ồ ạt gây hại cho tài nguyên và môi trường, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng . * Điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng các ngành thân thiện với môi trường, sử dụng các công nghệ mới, công nghệ sạch, thực hiện “sản xuất sạch” là nội dung và yêu cầu cơ bản của công cuộc công nghiệp hóa dựa vào tri thức, đó là hướng đi công nghiệp hóa – sinh thái. Chú ý rằng xu thế hiện nay là các nước phát triển đang chuyển các ngành sản xuất không thân thiện môi trường cho các nước đang phát triển để các nước đang phát triển dẫm lại con đường công nghiệp hóa mà các nước phát triển đã đi qua. Cần biết tận dụng thời cơ kinh tế tri thức để chưyển hướng sang các ngành dựa nhiều hơn vào tri thức, tiêu hao ít năng lượng, ít phế thải, giá trị gia tăng cao. Sẽ có rất nhiều khó khăn trong sự lựa chọn này, nhưng không phải khó khăn về vốn đầu tư, mà là khó khăn về tư duy, nhận thức, về vổn tri thức và hệ thống quản lý. Cách thức đầu tư và cơ cấu kinh tế như thời gian qua tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng chất lượng và hiệu quả rất thấp, môi trường bị suy thoái nhiều so với tốc độ công nghiệp hóa. Cần phát triển mạnh công nghệ môi trường để trở thành một ngành mũi nhọn. Làm tốt công tác quản lí và xử lí chất thải, trên cơ sử thống nhất với nhau về quan điểm, nhận thức. Phát triển các doanh nghiệp môi trường . * Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên. Áp dụng các biện pháp kinh tế và pháp luật để đưa nhanh tỷ lệ che phủ rừng, thực hiện nghiêm chỉnh lệnh đóng cửa rừng tự nhiên, mở rộng diện tích các khu bảo tồn động thực vật hoang dã. Chấm dứt tình trạng khai thác bừa bãi, lãng phí tài nguyên, hủy hoại rừng, suy thoái đất và ô nhiễm môi trường. * T ăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường, khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho bảo vệ môi trường của Việt Nam. * Kiên quyết xử lí các trường hợp vi phạm luật môi trường. Khắc phục tình trạng đình chỉ sản xuất các cơ sở gây ô nhiễm quá quy định nhưng rồi không thi hành. Xử lí những người có trách nhiệm trong việc không thực hiện các quy hoạch đã duyệt, trong đó có giải pháp bảo vệ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35920.doc
Tài liệu liên quan