MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA QUAN HỆ SẢN XUẤT VÀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRèNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
giới thiệu đề tài
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất,chúng tồn tại khách quan không tách rời nhau mà tác động biện chứng lẫn nhau hình thành quy luật xã hội phổ biến của toàn lịch sử loài người. Khi nhân loại đã đi một chặng đường nhất định trên con đường tiến hoá của mình thì cái quyết định sự phát triển của lịch sử là vấn đề mà các nh
17 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Mối quan hệ biện chứng giữa Quan hệ sản xuất & Lực lượng sản xuất trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à triết học phải nghiên cứu.
Khác với các nhà triết học khác,Mác đã không đi tìm nguyên nhân của lịch sử phát triển từ các hiện tượng tinh thần mà tìm trong điều kiện sinh hoạt vật chất xã hội:Con người ta trước hết ăn,mặc, ở,đi lại và vài thứ khác nữa sau mới có thể làm khoa học nghệ thuật, tôn giáo, chính trị.
Đó là sự kế thừa và phát huy tư tưởng của chủ nghĩa duy vật cổ truyền,coi điều kiện vật chất của con người là tiền đề của những hoạt động tinh thần.Để thoả mãn nhu cầu đầu tiên cơ bản của con người,Mác thấy con người phải chế tạo ra công cụ lao động,cái mà sau này Mác gọi bằng những khái niệm rộng hơn,chính xác hơn:Tư liệu lao động,tư liệu sản xuất,lực lượng sản xuất.Nhưng sản xuất không thể là hành động của con người riêng lẽ tác động vào tự nhiên mà “Muốn sản xuất được người ta phải có mối hệ và quan hệ nhất định với nhau và chỉ có trong phạm vi những mối liên hệ xã hội và chỉ có sự của họ vào tự nhiên tức sự sản xuất”. Mối liên hệ và quan hệ đó là khái niệm quan hệ sản xuất.Như vậy con người tồn tại và phát triển được là do có sự tồn tại và phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của con người.
Tới giai đoạn phát triển nào đó,các lực lượng sản xuất vật chất xã hội sẽ mâu thuẩn với những quan hệ sản xuất hiện có. Như vậy Mác đẫ phát hiện ra quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.Đó là quy luật cơ bản chi phối toàn bộ quá trình lịch sử loài người,nó quyết định sự thay thế các phương thức sản xuất xã hội.
b.nội dung chính
I. Khái niệm về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
1. Lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa người với tự nhiên.Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của loài người Đó là kết quả của năng lực thực tiễn con người trong quá trình tác động vào tự nhiên,tạo ra của cải vật chất, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của loài người
1.1 Lực lượng sản xuất bao gồm
Tư liệu sản xuất do xã hội tạo ra, trước hết là công cụ lao động
Người lao động với những kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động biết sử dụng tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất
Tư liệu sản xuất bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong tư liệu lao động có công cụ lao động và tư liệu sản xuất khác cần thiết cho việc vận chuyển, bảo quản sản phẩm.
Đối tượng lao động không phải là toàn bộ giới tự nhiên mà chỉ có bộ phận nào của giới tự nhiên được đưa vào sản xuất, được con người sử dụng. Con người không chỉ tìm trong giới tự nhiên những đối tượng lao động có sẵn, mà còn sáng tạo ra bản thân đối tượng lao động
Tư liệu lao động là vật thể hay phức tạp vật thể mà con người đặt ra giữa mình với đối tượng lao động, chúng dẫn truyền tích cực sự tác động của con người và đối tượng lao động.
Trong tư liệu lao động, công cụ lao động là hệ thống xương cốt và bắp thịt của sản xuất. Trong quá trình sản xuất, công cụ lao động luôn luôn được cải tiến. Nó là yếu tố đông nhất và cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất. Cùng với cải tiến và hoàn thiện công cụ lao động thì kinh nghiệm sản xuất của loài người cũng được phong phú và phát triển thêm, những ngành sản xuất mới xuất hiện, sự phân công lao động phát triển. Trình độ phát triển của tư liệu lao động mà chủ yếu là công cụ lao động, là thước đo trình độ trinh phục tự nhiên của loài người, là cơ sở xác định trình độ phát triển của sản xuất, là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế. Đối với mỗi thế hệ mới, những tư liệu lao động do thế hệ trước để lại trở thành điểm xuất phát của sự phát triển tương lai. Vì vậy những tư liệu đó là sự kế tục của lịch sử
Tư liệu lao động chỉ trở thành lực lượng tích cực cải biến đối tượng lao động khi chúng kết hợp vơí lao động sống. Chính con người với trí tuệ và kinh nghiệm của mình đã chế tạo ra tư liệu lao động và sử dụng nó để thực hiện sản xuất. Tư liệu lao động dù có ý nghĩa đến đâu, nhưng nếu tách khỏi người lao động thì cũng không thể phát huy được tác dụng, không thể trở thành lực lượng sản xuất của xã hội. Lê Nin viết:”lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động “.
1.2 Về vai trò quan trọng của lực lượng sản xuất
Mác đã viết:”Những quan hệ xã hội dều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình “.”Cái cối xay quay bằng tay dưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại đưa lại xã hội có nhà tư bản chủ nghĩa”.
Năng xuất lao động xã hhội là thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đồng thời nó là nhân tố quan trọng nhất cho sự thắng lợi của một trật tự xã hội mới.
Ngày nay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại dãn tới kinh tế tri thức đã tạo ra bước nhảy vọt căn bản trong lực lượng sản xuất của nhân loại và trong quan niệm về lực lượng sản xuất xã hội khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nó trở thành điểm xuất phát cho những biến đổi to lớn trong kỹ thuật sản xuất, tạo ra những ngành sản xuất mới, kết hợp với khoa học kỹ thuật thành một thể thống nhất,đưa dến những phương pháp, công nghệ mới đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, phát hiện và đề ra hàng loạt những phương pháp, khai thác các nguồn năng lượng mới, chế tạo những vật liệu mới đã có tác dụng mà trước kia loài người chưa biết tới, tạo ra sự thay đổi lớn trong chức năng của người sản xuất. Tri thức khoa học trở thành yếu tố chủ yếu trong hoạt động người sản xuất, tri thức khoa học được vật chất hoá, được kết tinh vào mọi nhân tố của lực lượng sản xuất, từ đối tượng lao động, tư liệu lao động đến kỹ thuật công nghệ
Cấu trúc của lực lượng sản xuất lao động xã hội cũng thay đổi. Nười lao động trong lực lượng sản xuất không chỉ bao gồm lao động chân tay mà bao gồm cả kỹ thuật viên, kỹ sư và những cán bộ khoa học phục vụ trực tiếp quá trình sản xuất
2. Quan hệ sản xuất
Mối quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất được gọi là quan hệ sản xuất.
Cũng như lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực đời sống vật chất của xã hội.Tính vật chất của quan hệ sản xuất được biểu hiện ở chỗ chúng tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người
Mỗi loại quan hệ sản xuất tiêu biểu cho bản chất kinh tế của một phương thức sản xuất xã hội nhất định
Quan hệ sản xuất bao gồm những mặt cơ bản sau:
- Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
- Quan hệ về tổ chức quản lý
- Quan hệ phân phối sản phẩm lao động
Ba mặt nói trên có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết địng đối với tất cả những quan hệ khác
Bản chất của bất kỳ quan hệ sản xuất nào cũng đều phụ thuộc vào những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội thuộc về ai. Có hai hình thức sở hữu về cơ bản về tư liệu sản xuất, sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội
Trong sự tác động lẫn nhau của các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất, quan hệ quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối có vai trò quan trọng. Những quan hệ này có thể góp phần củng cố quan hệ sản xuất, cũng có thể làm biến dạng quan hệ sở hữu
II. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau mà tác động biện chứng lẫn nhau, hình thành quy luật xã hội phổ biến của toàn bộ lịch sử loài người đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Quy luật này vạch rõ sự phụ thuộc khách quan của quan hệ sản xuất vào sự phát triển của lực lượng sản xuất, đồng thời quan hệ sản xuất cũng tác động trở lại lực lượng sản xuất.
1.Trình độ của lực lượng sản xuất
Trình độ của lực lượng sản xuất là trình độ phát triển của công cụ lao động, của kỹ thuật, trình độ kinh nghiệm, kỹ năng lao động của người lao động, quy mô sản xuất, trình độ phân công lao động xã hội.
Trình độ lực lượng sản xuất càng cao thì chuyên môn hoá và phân công lao động càng sâu. Trình độ phân công lao động và chuyên môn hoá là thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
2.Sự hình thành, biến đổi,phát triển của quan hệ sản xuất được quyết định bởi trình độ của lực lượng sản xuất
Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở trình độ phát triển của công cụ lao động, của kỹ thuật,trình độ kinh nghiệm, kỹ năng lao động của người lao động, quy mô sản xuất, trình độ phân công lao động xã hội. Trình độ lực lượng sản xuất càng cao thì phân công lao động xã hội càng tỷ mỷ
Trình độ phát triển của phân công lao động xã hội thể hiện rõ ràng nhất định của lực lượng sản xuất
Trong quá trình sản xuất, để lao động bớt nặng nhọc và đạt hiệu quả cao hơn, con người luôn luôn tìm cách cải tiến, hoàn thiện công cụ lao động và chế tạo ra công cụ lao động mới tinh xảo hơn. Cùng với sự biến đổi và phát triển của công cụ lao động thì kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động, kỹ năng sản xuất, kiến thức khoa học của con người cũng tiến bộ. Lực lượng sản xuất trở thành yếu tố hoạt động nhất, cách mạng nhất.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất cũng hình thành và biến đổi cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp đó là động lực làm cho lực lượng sản xuất phát triẻn mạnh mẽ.Nhưng lực lượng sản xuất thường phát triển nhanh còn quan hệ sản xuất có xu hướng tương đối ổn định. Khi lực lượng sản xuất đã phát triển lên một trình độ mới,quan hệ sản xuất cũ không còn phù hợp với nó nữa trở thành trướng ngại đối với sự phát triển của nó sẽ nảy sinh mâu thuẫn gay gắt giữa hai mặt của phương thức sản xuất. Sự phát triển khách quan đó tất yếu dẫn đến việc xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay thế bằng một kiểu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ mới của lực lượng sản xuất, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
Việc xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay thế bằng một kiểu quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là sự diệt vong của một phương thức sản xuất lỗi thời và sự ra đời của một phương thức sản xuất mới. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất lỗi thời là cơ sở khách quan của các cuộc đấu tranh giai cấp, đồng thời cũng là tiền đề tất yếu của các cuộc cách mạng xã hội .
III. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội tạo địa bàn cho lực lượng sản xuất phát triển. Khi quan hệ sản xuất trở nên lỗi thời không còn phù hợp vào trình độ của lực lượng sản xuất, bộc lộ mâu thuẫn gay gắt với lực lướng sản xuất thì trở thành: “ xiềng xích trói buộc, kìm hãm sự phát triẻn của lực lượng sản xuất”. Song tác dụng kìm hãm đó chỉ là tạm thời theo tính tất yếu khách quan , cuối cùng nó sẽ bị thay thế bằng kiểu quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ mới của lực lương sản xuất.
Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật chung nhất của sự phát triển xã hội.Sự tác động của quy luật này đã đưa xã hội loài người trải qua các phương thức sản xuất kế tiếp nhau từ thấp đến cao, công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến tư bản chủ nghĩa và phương thức cộng sản tương lai.
Nhưng không phải bát cứ nước nào cũng nhất thiết phải tuần tự trải qua tất cả các phương thức sản xuất mà loài người đã biết đến.
Thực tế lịch sử cho thấy có nhiều nước bỏ qua một hoặc hai phương thức sản xuất để tiến lên phương thức sản xuất cao hơn.
IV. Hoạt động của qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong lịch sử.
Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là qui luật chung nhất của sự phát triển xã hội .Sự tác động của quy luật này đã đưa xã hội loài người trải qua các phương thức sản xuất: Công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa.
Thời kỳ đầu trong lịch sử là xã hội cộng sản nguyên thuỷ với lực lượng sản xuất thấp kém, quan hệ sản xuất cộng đồng nguyên thuỷ, đời sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào săn bắn hái lượm. Trong quá trình sinh sống, họ đã không ngừng cải tiến và thay đỏi công cụ, đến sau một thời kỳ lực lượng sản xuất phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa hình thành,mở ra kỷ nguyên mới định hướng chọ vận động phát triển của xã hội văn minh.
V. quy luật Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất với công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh phát triển sản xuất, cải tạo và xây dựng Quan hệ sản xuất, nhất thiết phải gắn liền với việc nhận thức và vận dụng quy luật Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất.
1.Nhìn lại những sai lầm về quy luật Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất trước Đại hội VI.
Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất thì Lực lượng sản xuất phát triển thuận lợi, đồng thời kéo theo Quan hệ sản xuất cũng phát triển. Con người có vai trò trong việc tác động đối với Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất, nhưng con người không thể tự sáng tạo, định hướng bất cứ hình thức nào của Quan hệ sản xuất mà mình muốn vì rằng cái tất yếu phát triển của Quan hệ sản xuất luôn luôn bị quy định bởi trạng thái của Lực lượng sản xuất.
Do nhận thức chưa đúng đắn về mối quan hệ biện chứng giữa Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất trong công cuộc cải tạo Quan hệ sản xuất cũ và xây dựng Quan hệ sản xuất mới chúng ta đã ra sức vận động gần như cưỡng bức nông dân đi vào hợp tác xã, mở rộng phát triển quy mô nông trường quốc doanh, các nhà máy xí nghiệp lớn mà không tính đến trình độ Lực lượng sản xuất đang còn thời kì quá thấp kém chúng ta đã tạo ra những quy mô lớn và ngộ nhận là đã có “Quan hệ sản xuất XHCN” và còn nói rằng:mỗi bước cải tạo Quan hệ sản xuất cũ, xây dựng Quan hệ sản xuất mới đều thúc đẩy sự ra đời và lớn mạnh của Lực lượng sản xuất mới, Quan hệ sản xuất XHCN có khả năng “vượt trước” “mở đường” cho sự phát triển của Lực lượng sản xuất. Thực tế nhiều năn qua đã chứng minh quan điểm đó là sai lầm. Sai lầm chủ yếu không phù hợp với tính chất và trình độ ở chỗ chúng ta duy trì Quan hệ sản xuất lạc hậu so với sự phát triển của Lực lượng sản xuất như người ta thường nói mà chủ yếu có những mặt của Quan hệ sản xuất bị thúc đảy lên quá cao, quá xa một cách giả tạo làm cho nó tách rời với trình độ thấp kém của Lực lượng sản xuất.Bởi vậy,nhận định trong đại hội lần thứ VI là có căn cứ đẵ làm phong phú thêm lý luận biện chứng giữa Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất “Lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp Quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi Quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất”.
Để chứng minh cho “quan niệm sản xuất đi trước” hoặc nói theo cách thời bấy giờ là giải quyết mâu thuẫn giữa Quan hệ sản xuất tiên tiến với Lực lượng sản xuất lạc hậu chúng ta đã ra sức xây dựng Lực lượng sản xuất một cách khẩn trương bằng cách đưa ra khá nhiều máy móc vào các cơ sở sản xuất nông nghiệp mới hình thành còn non yếu, què quặt nhằm xây dựng mô hình lâu dài công-nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện mà không tính đến khả năng quản lý trình độ, tổ chức sử dụng của nông dân.
Thực trạng kinh tế ở nước ta với nền nông nghiệp lạc hậu thì tính tất yếu phù hợp với tính chất và trình độải cải tạo xã hội chủ nghĩa phát triển công nghiệp quốc doanh, công nghiệp nặng chỉ nên coi như mục đích lâu dài phù hợp với tính chất và trình độải tiến tới chứ không coi như một tất yếu trực tiép phù hợp với tính chất và trình độải cải tạo ngay. Song chúng ta đã bất chấp thực tế khách quan mà chỉ vin vào vai trò tích cực của nhân tố chính trị tưởng rằng nhà nước chuyên chính vô sản, bằng những đường lối chính sách và những hoạt động tích cực có thể tìm cách giải quyết tốt nhất trong sản xuất và đời sống xã hội có khả năng chủ động tạo ra Quan hệ sản xuất mới mở đường cho Lực lượng sản xuất phát triển. Nhưng thực tế chúng ta đã không thể rút ngắn được “những cơn đau của thời sinh đẻ” nỗi đau đó cứ kéo dài, dẫu sao cũng “không thể nhảy qua các giai đoạn phát triển tự nhiên hay dùng sắ lệnh để xoá bỏ những giai đoạn đó”.
Quan điểm về Quan hệ sản xuất đi trước là không đúng và nói đến quan hệ sản xuất XHCN là nhấn mạnh việc xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và cơ chế thực hiện chế độ đó là phiến diện Ngay cả việc xoá bỏ chế độ tư hữu, thiết lập công hữu về tư liẹu sản xuất không phải chỉ thời gian ngắn là xong. Nhưng dẫu có làm được thì cũng không phải là mục tiêu trước mắt của nước ta mà chế độ công hữu này chưa thể phù hợp với Lực lượng sản xuất hiện có. Hơn nữa những thành phần kinh tế khác có khả năng góp phần làm cho nền sản xuất phát triển. Một trong sai lầm cơ bản mà chúng ta vấp phải là xoá bỏ quá sớm Quan hệ sản xuất TBCN, khi nền kinh tế XHCN của chúng ta chưa còn đủ sức thay thế. Điều đó ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của Lực lượng sản xuất và đã làm mất một khả năng tạo ra sản phẩm dồi dào cho xã hội. Cũng vậy, chúng ta xoá sạch tiểu thương khi hệ thốnh thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán của ta chưa làm nổi vai trò “người nội trợ cho xã hội” gây ra nhiều khó khăn ách tắc cho lưu thông hàng hoá và không đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho nhân dân.
2> Đường lối phát triển Quan hệ sản xuất và Lực lượng sản xuất theo định hướng XHCN.
Qua quá trình lãnh đạo xây dựng đất nước đi lên CNXH, Đảng ta đã rút ra những kinh nghiệm bổ ích và xác định rằng: một trong những nguyên nhân làm cho sản xuất chậm phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn là “không nắm vững Quan hệ sản xuất phù hợp với tích chất và trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất”. Từ đó đảng rút ra cốt lõi để đẩy mạnh việc vận dụng quy luật bằng cách nêu vấn đề gắn liền với cách mạng Quan hệ sản xuất với cách mạng khoa học- kỹ thuật, chú trọng việc tổ chức lại nền sản xuất xã hội để xác định những hình thức và bước đi thích hợp.
Đảng nhận thức rằng: sự phù hợp giữa Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất không bao giờ tuyệt đối, không có mâu thuẫn, không thay đổi, sự phù hợp của Quan hệ sản xuất với Lực lượng sản xuất không bao giờ là sự phù hợp chung mà bao giờ cũng tồn tại dưới những hình thức cụ thể, thích ứng với với những đặc điểm nhất định với trình độ nào đó của Lực lượng sản xuất. Trong cải tạo của nền Quan hệ sản xuất cũ và xây dựng Quan hệ sản xuất mới, Đại hội VI đã nhấn mạnh là phải giải quyết đồng bộ ba mặt, xây dựng chế độ sở hữu, chế độ quản lý và chế độ phân phối, không chỉ nhấn mạnh việc xây dựng chế độ sở hữu mà bỏ qua việc xây dựng hai chế độ kia. Không nên quá đề cao chế độ công hữu, coi đó là cái duy nhất để xây dựng Quan hệ sản xuất mới. Thực tế chỉ rõ, nếu chế độ quản lý và phân phối không được xác lập theo những nguyên tắc của CNXH và trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất nhằm củng cố chế độ cônh hữu về tư liệu sản xuất mà còn cản trở Lực lượng sản xuất phát triển.
Đối với chế độ quản lý, chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất có những quy định gì?. Trước tiên, nó qui định tính chất mục tiêu, phương pháp của quản lý, đó là quyền làm chủ của nhân dân lao động đối với việc tổ chức, quản lý nền kinh tế. Làm sao cho mọi người lao động trong xã hội cùng là chủ tư liệu sản xuất, có quyền bình đẳng, hợp tác trong lao động sản xuất và trong lợi ích kinh tế. Thứ hai là, cơ chế quản ký kinh tế dựa trên chế độ công hữu là phải có tính kế hoạch, tính tập trung thống nhất. Văn kiện Đại hội VI cũng đã khẳng định điều này: tính kế hoạch là đặc trưng số một của cơ chế quản lý kinh tế ngay từ buổi đầu của thời kỳ quá độ.
Trong công cuộc đổi mới đất nước phải tuân thủ quy luật về sự phù hợp giữa Quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất hiện có, để xác định bước đi và những hình thức thích hợp. Quy luật đó luôn được coi là tư tưởng chỉ đạo công cuộc cải tạo Quan hệ sản xuất cũ, xây dựng Quan hệ sản xuất mới trên những điều kiện phát triển của Lực lượng sản xuất. Đại hội VI chỉ rõ “đảm bảo sự phù hợp giữa Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất, luôn luôn kết hợp chặt chẽ tạo Quan hệ sản xuất với tổ chức và phát triển sản xuất”, không nên nóng vội duy ý chí trong việc xác định trật tự bước đi, cũng như việc lựa chọn các hình thức kinh tế, cần phải tạo nền sản xuất nhỏ, cá thể để đưa nền sản xuất từng bước tiến lên sản xuất lớn. Trên cơ sở sản xuất nhỏ xây dựng những hình thức của Quan hệ sản xuất phù hợp, từng bước và đồng bộ. Rà soát lại quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa trong thời gian qua, Đảng ta đã đưa ra kết luận: “Theo quy luật về sự phù hợp giữa Quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất, quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa phải có bước đi và hình thức thích hợp” “phải coi trọng những hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp lên cao, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, trong mỗi bước đi của quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa, phải đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật tạo ra Lực lượng sản xuất mới trên cơ sở đó tiếp tục đưa Quan hệ sản xuất lên hình thức và quy mô thích hợp để thúc đẩy Lực lượng sản xuất phát triển”.
Tóm lại, việc xây dựng và hoàn thiện Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải đảm bảo sự thích ứng đồng bộ giữa ba yếu tố của Quan hệ sản xuất, cũng như mối liên hệ biện chứng giữa Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất.
3> Phát triển Lực lượng sản xuất và xây dựng Quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nền văn minh nhân loại suy cho cùng là do sự phát triển đúng hướng của Lực lượng sản xuất quyết định. Do vậy trong quá trình xây dựng CNXH, việc phát triển Lực lượng sản xuất, xây dựng Quan hệ sản xuất mới là nhiệm vụ cần thiết khách quan.
a> Thực trạng nguồn lực của Lực lượng sản xuất ở nước ta.
Chúng ta tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện nền kinh tế còn mang nặng tính nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp còn chiếm tỉ trọng nhỏ, tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người thua quá xa so với các nước trong khu vực.
Theo số liệu thống kê của Việt Nam lao động hoạt động chiếm gần 45% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 75%, công nghiệp chiếm 11%, còn lại là ở trong các hoạt động dịch vụ khác.
Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000 đã đưa ra các thông tin dự báo về nguồn lực lao động: “bước vào thập kỷ 90 nước ta có 66 triệu dân, với 33 triệu người trong độ tuổi lao động. Đến năm 2000 có khoảng 80 triệu dân với hơn 40 triệu lao động. Tình hình giáo dục cũng có những biểu hiện đáng ngại, học sinh bỏ học hàng năm có xu hướng tăng lên, chất lượng giáo dục không đảm bảo. Nếu như giáo dục đại học một số nước Đông Nam á đạt tỉ lệ 60-80 sinh viên/10000 dân thì nước ta tỷ lệ đó chỉ có 22 sinh viên/10000 dân.
b>Một số giải pháp phát triển Lực lượng sản xuất.
Nước ta một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH trong điều kiện tiền vốn ít, khả năng khoa học còn hạn chế và còn nhiều yếu tố khác quy định thì chưa thể đổi mới ngay Lực lượng sản xuất cũ bằng một Lực lượng sản xuất tiên tiến. Do đó những yếu tố Lực lượng sản xuất truyền thống vẫn phải được duy trì và khai thác. Trong hoàn cảnh hiện nay Lực lượng sản xuất bổ sung quan trọng là Lực lượng sản xuất chuyển tiếp, cần phải sàng lọc trong Lực lượng sản xuất truyền thống những yếu tố nào có giá trị để bổ sung cho việc xây dựng Lực lượng sản xuất hiện đại cần phải kết hợp các yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại, đảm bảo tính phủ định có kế thừa, tiế thu có chọn lọc cho phép tạo nên một sự phát triển ổn định, bình thường của lực lượng sản xuất, tránh được sự “gãy gục” trong tiến trình phát triển đó.
Những tiến bộ to lớn của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật ngày nay cho phép nước ta có thể tranh thủ vận dụng trực tiếp những thành tựu Khoa học-kỹ thuật, nhập khẩu tư liệu sản xuất hiện đại, chuyển giao công nghệ qua liên kết kinh tế và hợp tác kinh tế với nước ngoài. Từ đó chúng ta có thể tạo nên sự kết hợp những tiến bộ về Lực lượng sản xuất do đó tiếp thu có chọn lọc từ bên ngoài với những cơ sở vật chất và Lực lượng sản xuất vốn có trong nước, để đẩy nhanh và rút ngắn thời hạn phát triển lịch sử tự nhiên của Lực lượng sản xuất, vươn lên kịp trình độ của thế giới.
Con người tham gia vào quá trình sản xuất vừa với tư cách là sức lao động, vừa với tư cách là con người có ý thức chủ thể của những quan hệ kinh tế. Trình độ văn hoá, trình độ kỹ thuật chuyên môn, ý thức và thái độ của người lao động đói với sản xuất và sản phẩm là những yếu tố quan trọng để sử dụng và khai thác kỹ thuật và tư liệu sản xuất vốn có, để sáng tạo trong quá trình sản xuất. Angghen đã nhấn mạnh “muốn nâng cao sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đến mức độ cao, mà chỉ có phương tiện cơ giới và hoá học phù hợp thì vẫn chưa đủ. Còn cần phải phát triển một cách tương xứng năng lực của con người, sử dụng những phương tiện đó nữa” nghĩa là phải có sự phối hợp phát triển hài hoà các nhân tố khách quan của Lực lượng sản xuất hiện đại.
Để tạo điều kiện cho con người chủ động,nhận thức và giải quyết những mâu thuẫn giữa Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất, điều chỉnh và hoàn thiện Quan hệ sản xuất để thông qua đó phát triển Lực lượng sản xuất, đồng thời muốn tạo ra những động lực tích cực kích thích năng lực sáng tạo của người lao động thì đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý phù hợp cơ chế quản lý theo nguyên tắc hạch toán kinh tế. Muốn giải phóng và phát huy triệt để nhân tố con người trong sản xuất, trước hết phải có chiến lược về con người nhằm tạo ra những biến đổi tích cực về cơ cấu và chất lượng công nhân. Việc cải cách giáo dục, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ thuật và năng lực quản lý, việc ban hành và thực hiện các chính sách xã hội, xây dựng môi trường xã hội có bầu không khí dân chủ phù hợp với yêu cầu của cuộc sống hiện đại và hướng tiến lên của xã hội, là những phương tiện đa dạng tronbg thống nhất để đi đến chỗ phát triển Lực lượng sản xuất.
4> Xây dựng Quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất luôn là yêu cầu đặt ra đối với mọi chế độ xã hội. Đối với nước ta đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười đã khẳng định: “Nếu công nghiệp hoá - hiện đại hoá tạo nên Lực lượng sản xuất cần thiết cho chế độ mới thì việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chính là để xây dựng hệ thống Quan hệ sản xuất phù hợp”
Đại hội VI của Đảng đã chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là đúng. Bởi vì, nó biểu hiện sự lựa chọn những hình thức, bước đi, giải pháp thích hợp với trạng thái kinh tế hiện nay.
Đường lối đó xuất phát từ trình độ và tính chất của Lực lượng sản xuất nước ta hiện nay vừa thấp, vừa không đồng đều nên không thể nóng vội nhất loạt xây dựng Quan hệ sản xuất một thành phần, dựa trên cơ sở chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất như trước Đại hội VI. Làm như vậy là đẩy Quan hệ sản xuất đi quá xa so với trình độ Lực lượng sản xuất..
Thực tiễn mấy năm qua cho thấy, chính sách kinh tế nhiều thành phần đã góp phần giải phóng và phát triển Lực lượng sản xuất, đưa đến những thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, Đại hội VIII khẳng định: “Tiếp tục thực hiện nhất quán lâu dài chính sách này, khuyến khích mọi doanh nghiệp và cá nhân trong nước khai thác tiềm năng, ra sức đầu tư phát triển...trong khi thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, một mặt cần phải thoát ra khỏi sự trói buộc của tư duy cũ, những nhận thức không đúng trước đây đối với các thành phần kinh tế, không thấy hết vai trò tác động tích cực của các thành phần kinh tế cá thể, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước trong quá trình xây dựng CNXH, từ đó không chủ động tháo gỡ những vướng mắc hoặc thiếu sự quản lý, hướng dẫn các thành phần kinh tế này phát triển đúng hướng.
Kết luận
Quy luật Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Đây là quy luật phổ biến của mọi hình thái kinh tế xã hội, vạch ra tính chất phụ thuộc khách quan của Quan hệ sản xuất vào sự phát triển của Lực lượng sản xuất. Đến lượt mình Quan hệ sản xuất tác động trở lại đối với Lực lượng sản xuất.
Xu hướng của sản xuất vật chất là không ngừng biến đổi, phát triển, sự biến đổi phát triển đó bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi phát triển của lực lượng sản xuất. Trước hết là công cụ lao động, công cụ lao động phát triển dẫn đến mâu thuẫn gay gắt với Quan hệ sản xuất hiện có, đòi hỏi khách quan phải xoá bỏ Quan hệ sản xuất cũ thay bằng Quan hệ sản xuất mới.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử thay đổi các phương thức sản xuất, sự thay đổi đó bắt đầu từ sự thay đổi của Lực lượng sản xuất. Xã hội loài người trải qua 5 phương thức sản xuất (Cộng sản nguyên thuỷ, Chiếm hữu nô lệ, Xã hội phong kiến, Tư bản chủ nghĩa, Xã hội chủ nghĩa). Lực lượng sản xuất là nội dung, là quá trình sản xuất; Quan hệ sản xuất là hình thức của quá trình sản xuất, hình thức bao giờ cũng ổn định hơn. Song sự ổn định đó cũng chỉ là tạm thời và sớm hay muộn cũng phải thay đổi cho phù hợp. Quan hệ sản xuất ra đời từ Lực lượng sản xuất, nhưng khi ra đời nó có vai trò tác động trở lại tích cực hoặc tiêu cực. Nếu Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của Lực lượng sản xuất, nó thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh, ngược lại nó kìm hãm sự phát triển của Lực lượng sản xuất. Khi ra đời Quan hệ sản xuất quy định mục đích, khuynh hướng phát triển của sản xuất, quy định hệ thống quản lý sản xuất và quản lý xã hội, quy định phương thức phân phối ít hay nhiều mà người lao động được hưởng.
Việc tìm ra những điều chỉnh thích ứng của chủ nghĩa tư bản về quy luật Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của Lực lượng sản xuất thúc đẩy, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Chủ nghĩa tư bản điều chỉnh tất cả các yếu tố trong Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, điều chỉnh các lĩnh vực, các khía cạch khác nhau của Quan hệ sản xuất đã tác động, ảnh hưởng chi phối lẫn nhau, tổng hợp lại tạo ra sự thích ứng, phù hợp.
Sự điều chỉnh trong Quan hệ sở hữu dưới dạng cổ phiếu dần dần thay thế cho chiếm hữu cá thể và chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Những ngư._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T0470.doc