Mở rộng và nâng cao hiệu tín dụng tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Tài liệu Mở rộng và nâng cao hiệu tín dụng tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu: ... Ebook Mở rộng và nâng cao hiệu tín dụng tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

pdf76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Mở rộng và nâng cao hiệu tín dụng tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỤC LỤC LỜI MỞI ĐẦU CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNV&N ...........................................................................1 1.1 Tín dụng và tín dụng ngân hàng........................................................................1 1.1.1 Khái niệm tín dụng...........................................................................................1 1.1.2 Bản chất và chức năng của tín dụng.................................................................1 1.1.2.1 Bản chất của tín dụng .................................................................................1 1.1.2.2 Chức năng của tín dụng ..............................................................................1 1.1.3 Vai trò của tín dụng..........................................................................................2 1.1.4 Tín dụng ngân hàng..........................................................................................2 1.1.4.1 Khái niệm ....................................................................................................2 1.1.4.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng ..............................................................4 1.1.4.3 Phân loại tín dụng ngân hàng.....................................................................4 1.1.4.4 Hiệu quả của tín dụng ngân hàng ...............................................................5 1.2 Doanh nghiệp vừa và nhỏ ...................................................................................6 1.2.1 Khái niệm về DNV&N.....................................................................................6 1.2.2 Đặc điểm của DNV&N ....................................................................................7 1.2.3 Vai trò của DNV&N đối với nền kinh tế .........................................................7 1.2.3.1 Góp phần quan trọng tạo công ăn việc làm, tạo ra thu nhập đảm bảo đời sống cho người lao động. ............................................................................................8 1.2.3.2 Có khả năng tận dụng các nguồn lực xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao khối lượng và chất lượng hàng hoá dịch vụ................................8 2 1.2.3.3 Góp phần to lớn trong việc phát triển những nhà kinh doanh, những nhà quản trị và đội ngũ công nhân lành nghề. ..................................................................9 1.2.3.4 Góp phần duy trì sự tự do cạnh tranh, ngăn chặn độc quyền.....................9 1.2.3.5 Làm cơ sở vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn..............................................9 1.2.3.6 Góp phần quan trọng vào quá trình tích luỹ kinh tế, tập trung sản xuất và là cơ sở kinh tế ban đầu để phát triển thành doanh nghiệp lớn......................................9 1.2.3.7 Góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu. .................................................10 1.3 Sự cần thiết mở rộng và nâng cao hiệu quả của tín dụng ngân hàng ..........10 1.3.1 Vai trò của TDNH đối với sự phát triển của DNV&N ..................................10 1.3.2 Tính tất yếu của việc phát triển hoạt động TDNH đối với DNV&N.............12 1.3.3 Đặc điểm của hoạt động TDNH đối với DNV&N.........................................12 1.4 Một số bài học kinh nghiệm .............................................................................13 1.4.1 Kinh nghiệm của các nước về TDNH đối với DNV&N................................13 1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về TDNH đối với DNV&N..................14 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ DNV&N TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU ......................................................................16 2.1 Thực trạng DNV&N trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ...........................................16 2.1.1 Giới thiệu về các DNV&N trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu .................................16 2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn ..........................................................................................18 2.1.3. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh. .................................................................20 2.2 Tình hình hoạt động tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu...22 2.2.1 Hoạt động huy động vốn tại các NHTM ở tỉnh Bạc Liêu..............................22 2.2.2 Hoạt động tín dụng tài trợ DNV&N tại các NHTM ở tỉnh Bạc Liêu. ...........28 2.2.2.1 Qui mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với DNV&N..........................28 3 2.2.2.2 Tình hình nợ quá hạn đối với cho vay DNV&N........................................34 2.2.3 Đánh giá chung về các DNV&N có quan hệ tín dụng với các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. .....................................................................................................37 2.3 Đánh giá những kết đạt được và những khó khăn trong việc tài trợ DNV&N của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu...........................................................39 2.3.1 Đánh giá những kết quả đạt được .................................................................39 2.3.2 Đánh giá những khó khăn, tồn tại ..................................................................40 2.3.2.1 Những khó khăn, tồn tại về phía các doanh nghiệp..................................40 2.3.2.2 Những khó khăn, tồn tại từ phía các NHTM .............................................42 2.3.2.3 Những khó khăn, tồn tại từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước .............45 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TÀI TRỢ DNV&N TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU .......................46 3.1 Phương hướng phát triển kinh tế tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010 ..................46 3.2 Các giải pháp giúp các DNV&N tiếp cận nguồn vốn tín dụng hiệu quả ....48 3.2.1 Nâng cao khả năng lập phương án sản xuất kinh doanh................................48 3.2.2 Nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng............................49 3.3 Các giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của các NHTM ......50 3.3.1 Các giải pháp nhằm mở rộng tín dụng tài trợ DNV&N ................................50 3.2.1.1 Đẩy mạnh công tác huy động vốn .............................................................50 3.2.1.2 Đẩy mạnh công tác tiếp thị và thực hiện tốt chính sách khách hàng .......52 3.2.1.3 Đơn giản hoá thủ tục cho vay, nâng cao chất lượng phục vụ đối với DNV&N .....................................................................................................................53 ....................................................................................................................................... 3.2.1.4 Đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng và áp dụng các hình thức cho vay 4 phù hợp......................................................................................................................54 3.2.1.5 Phát triển tín dụng thuê mua.....................................................................55 3.2.1.6 Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng ...............56 3.2.1.7 Tiêu chuẩn hoá và nâng cao năng lực nghiệp vụ đội ngũ nhân viên tín dụng .....................................................................................................................56 3.2.1.8 Mở rộng các hình thức đảm bảo tín dụng.................................................57 3.2.1.9 Nghiên cứu triển khai áp dụng nghiệp vụ bao thanh toán........................58 3.3.2 Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ..................................................58 3.2.2.1 Tăng cường khả năng thu thập và xử lý thông tin DNV&N .....................58 3.2.2.2 Thẩm định năng lực điều hành của chủ doanh nghiệp .............................59 3.2.2.3 Tăng cường công tác phân tích tín dụng và thẩm định tín dụng ..............60 3.2.2.4 Kiểm tra và giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay ........................66 3.2.2.5 Áp dụng các biện pháp đảm bảo tiền vay, tăng cường xử lý và thu hồi nợ quá hạn.................................................................................................................66 3.4 Một số giải pháp hỗ trợ khác ...........................................................................67 3.4.1 Hỗ trợ công tác huy động vốn của các cơ quan Nhà nước ............................67 3.4.2 Xúc tiến thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng DNV&N......................................67 3.4.3 Tăng cường công tác xử lý tài sản giao dịch bảo đảm của các cơ quan chức năng có liên quan. ................................................................................... 68 5 LỜI MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung cơ bản của công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt nam khởi xướng và lãnh đạo. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Từ đó tạo điều kiện cho hàng loạt các doanh nghiệp ra đời và phát triển. Do ra đời trong hoàn cảnh nền kinh tế thị trường nước ta còn ở giai đoạn sơ khai nên các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn và hạn chế về nhiều mặt như khả năng tài chính hạn hẹp; máy móc, thiết bị lạc hậu; trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, kỹ thuật còn yếu kém và hầu hết là các doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ. Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc tiếp cận các nguồn tài chính đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn. Xác định tầm quan trọng của DNV&N trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước nói chung và đóng góp của DNV&N cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc của các DNV&N, đặc biệt là khả năng tiếp cận các nguồn tài chính hiện có mà trong đó nguồn vốn tài trợ từ các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu là một kênh hết sức quan trọng, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu” để nghiên cứu làm luận văn Thạc sỹ kinh tế. 6 2- Mục đích nghiên cứu: Phản ánh thực trạng tín dụng tài trợ các DNV&N, phân tích những khó khăn, vướng mắc trong việc cấp tín dụng cho các DNV&N của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, từ đó mạnh dạn đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ DNV&N, đồng thời giúp các DNV&N cải thiện tình hình tài chính, đáp ứng được yêu cầu của các NHTM để có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các NHTM dễ dàng hơn. 3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến tín dụng ngân hàng, DNV&N về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Phạm vi nghiên cứu là hoạt động tín dụng tài trợ các DNV&N tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. 4- Phương pháp nghiên cứu Nội dung của luận văn được nghiên cứu theo phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, diễn dịch. 5- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Nêu lên mối quan hệ tất yếu giữa tín dụng ngân hàng với sự phát triển các DNV&N. Tìm hiểu, rút kinh nghiệm trong việc cấp tín dụng tài trợ các DNV&N của các NHTM ở các nơi khác, nghiên cứu vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể ở tỉnh Bạc Liêu. Từ đó đưa ra những giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ DNV&N của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới. 7 CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNGTÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNV&N 1.1 Tín dụng và TDNH 1.1.1 Khái niệm tín dụng Từ “tín dụng” xuất phát từ gốc La tinh có nghĩa là lòng tin, sự tín nhiệm. Người chủ sở hữu khi cho vay luôn luôn tin tưởng rằng người đi vay sẽ hoàn trả đầy đủ khi đến hạn. Tín dụng là một phạm trù kinh tế khách quan tồn tại qua nhiều hình thái KTXH khác nhau và phát triển mạnh mẽ vào thời kỳ đại công nghiệp của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả trong một thời gian nhất định. Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng là sự vận động, điều tiết vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. 1.1.2 Bản chất và chức năng của tín dụng 1.1.2.1 Bản chất của tín dụng Tín dụng là một quan hệ vay mượn lẫn nhau dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Quan hệ tín dụng tồn tại và vận động ở bất kỳ phương thức sản xuất nào, đối tượng vay mượn là hàng hoá hay tiền tệ thì tín dụng cũng mang 3 đặc điểm cơ bản: - Chỉ thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu vốn tín dụng. - Có thời hạn tín dụng xác định do người vay và người đi vay thoả thuận. - Người chủ sở hữu tín dụng nhận được khoản thu nhập dưới hình thức lợi tức. 1.1.2.2 Chức năng của tín dụng Trong nền kinh tế hàng hoá, tín dụng thực hiện hai chức năng cơ bản sau: 8 - Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở có hoàn trả. Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai mặt thống nhất của hoạt động tín dụng. Thông qua chức năng này, tín dụng đã trực tiếp tham gia điều tiết các nguồn vốn tạm thời dư thừa từ các cá nhân, các tổ chức kinh tế để bổ sung kịp thời cho những doanh nghiệp, Nhà nước hay cá nhân đang thiếu vốn. - Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế Thông qua quá trình tập trung và phân phối lại vốn, tín dụng góp phần phản ánh được mức độ phát triển kinh tế về các mặt như: nhu cầu vốn trong từng thời kỳ, khối lượng tiền tệ nhàn rỗi trong xã hội. Đặc biệt trong hoạt động cho vay, ngân hàng luôn thực hiện quá trình kiểm tra tình hình tài chính, tình hình sử dụng vốn của đơn vị để góp phần đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng. Thông qua việc tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt, kiểm tra tình hình tài chính, tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, ngân hàng tăng cường khả năng kiểm soát quá trình hình thành và sử dụng vốn của các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế. 1.1.3 Vai trò của tín dụng Trên cơ sở phát huy các chức năng vốn có của nó, tín dụng thể hiện vai trò tích cực trong nền kinh tế như sau: - Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá. - Góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả và hạn chế lạm phát. - Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội. 1.1.4 Tín dụng ngân hàng 1.1.4.1 Khái niệm 9 Trong nền kinh tế thị trường, căn cứ vào chủ thể tham gia thì tín dụng tồn tại dưới 4 hình thức chủ yếu là: - Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất kinh doanh được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá với các công cụ đặc trưng là thương phiếu. Đối tượng của tín dụng thương mại không phải là tiền tệ mà là hàng hoá. Đây là hình thức tín dụng phát triển rộng rãi, sự vận động của nó gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất và trao đổi hàng hoá. - TDNH: là quan hệ tín dụng mà trong đó bên cho vay là các TCTD và bên đi vay là các chủ thể trong nền kinh tế xã hội. Công cụ của TDNH trong lĩnh vực huy động vốn là kỳ phiếu, sổ tiết kiệm…, trong lĩnh vực tín dụng là hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ … Tác dụng của TDNH có những ưu thế so với tín dụng thương mại: + Tín dụng thương mại chỉ bó hẹp giữa nhà sản xuất kinh doanh có mối liên hệ với nhau về cung ứng hàng hoá dịch vụ. Trong khi đó, TDNH có thể mở rộng cho mọi đối tượng trong mọi xã hội. + Tín dụng thương mại thường bị giới hạn về số lượng và qui mô hoạt động thì trái lại TDNH không bị giới hạn về qui mô, nghĩa là TDNH có thể cung ứng một số lượng vốn rất lớn cho nền kinh tế. + Hoạt động của TDNH còn có tác động và ảnh hưởng lớn đối với tình hình lưu thông tiền tệ của quốc gia. Nhờ hoạt động TDNH mà vốn tiền tệ của xã hội được huy động và sử dụng tối đa cho nhu cầu phát triển kinh tế, đẩy mạnh chu chuyển vốn, tập trung qua hệ thống ngân hàng. - Tín dụng Nhà nước: là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các tổ chức và cá nhân trong xã hội, được thực hiện dưới hình thức Nhà nước phát hành công trái để huy động vốn cho ngân sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. 10 - Tín dụng quốc tế: là quan hệ tín dụng giữa các chính phủ hoặc giữa các tổ chức tiền tệ của các nước được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm hỗ trợ vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của một nước. 1.1.4.2 Đặc điểm của TDNH Tín dụng ngân hàng có 4 đặc điểm: - TDNH được thực hiện cho vay và thu nợ chủ yếu dưới hình thức tiền tệ, nguồn vốn mà các ngân hàng sử dụng cho vay hình thành từ những khoản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong xã hội. - Trong quan hệ TDNH, người cho vay là các ngân hàng, người đi vay là các tổ chức và cá nhân. - TDNH là hình thức tín dụng gián tiếp. - TDNH vừa mang tính chất sản xuất kinh doanh gắn với hoạt động của các doanh nghiệp, vừa là tín dụng tiêu dùng, vì vậy quá trình phát triển của TDNH không hoàn toàn phù hợp với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. 1.1.4.3 Phân loại TDNH Có nhiều cách tiếp cận để phân loại hoạt động TDNH. - Căn cứ vào loại hình nghiệp vụ: cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng, bao thanh toán. - Căn cứ vào thời hạn tín dụng: tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn. - Căn cứ vào tài sản đảm bảo: tín dụng có đảm bảo bằng tài sản, tín dụng không có đảm bảo bằng tài sản. - Căn cứ phương thức cho vay – thu nợ có: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng. 11 - Căn cứ mục đích sử dụng tiền vay gồm có tín dụng sản xuất kinh doanh, tín dụng tiêu dùng … 1.1.4.4 Hiệu quả của TDNH - Hiệu quả tài chính: hiệu quả tài chính của TDNH được đánh giá qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau: + Tốc độ tăng trưởng dư nợ: là chỉ số đánh giá mức độ tăng trưởng dư nợ của các NHTM, đồng thời phản ảnh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Chỉ số này được tính như sau: + Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động: là chỉ số xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ, đồng thời thể hiện khả năng huy động vốn của các NHTM. Chỉ số này được tính như sau: + Tỷ lệ nợ quá hạn: là chỉ số đo lường chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Nếu chỉ số này thấp thể hiện chất lượng tín dụng cao, rủi ro tín dụng thấp và ngược lại. Chỉ số này được tính như sau: Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% Tổng dư nợ Tổng dư nợ Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động = x 100% Vốn huy động Tổng dư nợ năm (i+1) Tốc độ tăng trưởng dư nợ = x 100% Tổng dư nợ năm i - Hiệu quả kinh tế - xã hội + Giá trị sản phẩm hàng hoá gia tăng: bao gồm giá trị gia tăng trực tiếp và giá trị gia tăng gián tiếp. 12 Giá trị gia tăng trực tiếp do các dự án có vốn tín dụng tăng thêm. Giá trị gia tăng gián tiếp thu được từ những hoạt động kinh tế khác do phản ứng dây chuyền từ những dự án có vốn tín dụng sinh ra. + Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. + Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách, thúc đẩy kinh tế phát triển … + Góp phần phát triển địa phương: tăng thu nhập bình quân đầu người … 1.2 Doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.2.1 Khái niệm về DNV&N Cho đến nay các quốc gia trên thế giới vẫn chưa có một khái niệm chung về loại hình DNV&N mà tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia, từng đặc điểm của nền kinh tế mà đưa ra những qui định về DNV&N. Thông thường các quốc gia căn cứ vào qui mô về vốn của doanh nghiệp, số lao động thường xuyên tại doanh nghiệp, tổng doanh thu, tổng tài sản… của doanh nghiệp. Ví dụ ở philipines việc phân loại doanh nghiệp dựa vào qui mô về vốn hoặc theo số nhân công của doanh nghiệp; ở Đài loan việc phân loại doanh nghiệp dựa vào 4 tiêu thức là tổng giá trị tài sản hiện có, số lao động sử dụng thường xuyên, vốn đã góp và doanh số hàng năm … Ở Việt Nam, căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tế của đất nước cùng với yêu cầu bức thiết trong vấn đề hỗ trợ phát triển đối với các doanh nghiệp, ngày 23/11/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về việc “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Tại điều 3 của nghị định này định nghĩa: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Cũng tại Nghị định này, đối tượng DNV&N được cụ thể hoá, bao gồm: các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật DNNN; các Hợp tác xã thành lập và hoạt 13 động theo Luật Hợp tác xã; các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh. Những qui định trên chỉ mang tính tương đối, phụ thuộc vào đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế ở từng thời kỳ nhất định và theo những mục tiêu riêng. 1.2.2 Đặc điểm của DNV&N DNV&N có những ưu điểm so với các doanh nghiệp lớn như: dễ dàng khởi sự; hoạt động hiệu quả với chi phí cố định thấp; qui mô không lớn nên dễ quản lý; có tính năng động, nhạy bén, dễ phát huy bản chất hợp tác; đa dạng về lĩnh vực hoạt động, có mặt ở khắp các vùng lãnh thổ … Tuy nhiên, các DNV&N có những khó khăn nhất định như năng lực tài chính kém, sức cạnh tranh yếu và khó có khả năng tiếp cận với công nghệ cao, hiện đại. 1.2.3 Vai trò của DNV&N đối với nền kinh tế Các DNV&N luôn thể hiện và chứng minh được vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế ở những quốc gia phát triển cũng như ở những quốc gia đang phát triển. Vai trò của DNV&N được thể hiện khác nhau ở mỗi quốc gia, nhưng nhìn chung DNV&N thường có những vai trò chủ yếu sau: 1.2.3.1 Góp phần quan trọng tạo công ăn việc làm, tạo ra thu nhập đảm bảo đời sống cho người lao động Về vấn đề giải quyết việc làm, DNV&N có vị trí đặc biệt quan trọng. Lịch sử phát triển của các nước cho thấy nền kinh tế sau chiến tranh hoặc khủng hoảng, các doanh nghiệp lớn thường giảm lao động. Trong khi đó, khu vực DNV&N lại phát triển và thêm nhiều việc làm. Trong những năm vừa qua, các số liệu thống kê của quốc gia cho thấy ở nước ta các doanh nghiệp lớn, thường là DNNN phải giảm lao động do quá trình đổi mới, sắp xếp lại DNNN. Trong khi đó, nhờ đặc tính linh hoạt, dễ thích ứng với những thay đổi của thị trường nên các DNV&N vẫn tiếp tục phát triển, hàng loạt DNV&N ra đời đã sử dụng thêm nhiều lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. 14 Ngoài khả năng trực tiếp tạo ra việc làm cho lao động trong DNV&N, việc phát triển DNV&N còn có tác động gián tiếp tạo ra những lao động ngoài doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như hoạt động cung ứng đầu vào, tiếp nhận đầu ra, các hoạt động phụ trợ phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp … Lý do thành công trong việc giải quyết việc làm của DNV&N là: thứ nhất, số lượng doanh nghiệp nhiều, ở hầu hết các quốc gia, DNV&N thường chiếm trên 90% tổng số doanh nghiệp; thứ hai, các DNV&N phân bố rộng rãi từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, giải quyết nhu cầu việc làm ở các địa phương góp phần cân đối lao động; thứ ba, do dễ khởi sự nên các DNV&N có thể giải quyết nhanh chóng số lao động dôi dư tạm thời của nền kinh tế. 1.2.3.2 Có khả năng tận dụng các nguồn lực xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao khối lượng và chất lượng hàng hoá dịch vụ - Về vốn: đối với các nước đang phát triển và kém phát triển thì việc tận dụng mọi nguồn vốn trong xã hội là rất cần thiết. Các DNV&N tận dụng được nguồn vốn do các cá nhân có vốn tự đầu tư hoặc góp vốn cùng nhau kinh doanh ở bất cứ nơi đâu, bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào với qui mô tuỳ ý. - Về lao động: do nhu cầu đa dạng nên các DNV&N có thể sử dụng lao động ở mọi trình độ, từ lao động có trình độ cao đến lao động có trình độ thấp hay cả những lao động chưa qua đào tạo, thuộc mọi lĩnh vực, ở khắp các địa phương. - Về mặt kỹ thuật: DNV&N dễ dàng lựa chon kỹ thuật phù hợp với khả năng về vốn và trình độ lao động. Những kỹ thuật được ứng dụng trong các DNV&N rất đa dạng, phong phú từ thủ công đến cơ khí hoá, tự động hoá; từ truyền thống đến tiên tiến, hiện đại. - Về nguyên vật liệu: các DNV&N có thể vươn tới được những vùng nguyên liệu dù nhỏ hay xa đến mấy, nhất là những nơi mà các doanh nghiệp lớn không thể bao phủ hết được. Do đó DNV&N đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển công nghiệp rộng khắp về mặt địa lý. 15 1.2.3.3 Góp phần to lớn trong việc phát triển những nhà kinh doanh, những nhà quản trị và đội ngũ công nhân lành nghề. Có thể coi các DNV&N là nơi ươm mầm những tài năng quản trị và phát triển năng lực lao động của người lao động. Khi các DNV&N phát triển sẽ là nơi sản sinh ra những nhà doanh nghiệp và những là quản lý tài năng, kinh nghiệm và kiến thức kinh doanh của họ là một nguồn vốn quí cho nền kinh tế. Đồng thời các DNV&N cũng đào tạo được một đội ngũ công nhân đi từ thủ công sang hiện đại có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu nhân lực cho nền kinh tế. 1.2.3.4 Góp phần duy trì sự tự do cạnh tranh, ngăn chặn độc quyền Với số lượng ít và qui mô lớn của các doanh nghiệp lớn, dễ dẫn đến tình trạng độc quyền. Sự năng động, nhạy bén và số lượng nhiều của các DNV&N cho phép phá vỡ thế độc quyền, tái lập môi trường tự do cạnh tranh cho nền kinh tế. Ngoài ra, các DNV&N không ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước, với tính tự chủ cao độ, họ sẵn sàng chấp nhận tự do cạnh tranh và tìm cách khai thác mọi cơ hội để phát triển. 1.2.3.5 Làm cơ sở vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp lớn hoạt động thường cần có sự hỗ trợ của các vệ tinh là các DNV&N, có thể với tư cách là người cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, cung cấp dịch vụ, hoặc là người trung gian tiêu thụ sản phẩm đầu ra, hay cũng có thể với tư cách là người gia công một vài công đoạn sản phẩm của doanh nghiệp lớn. Vì vậy sự tồn tại và phát triển của các DNV&N rất cần thiết để bổ sung cho hoạt động của các doanh nghiệp lớn. 1.2.3.6 Góp phần quan trọng vào quá trình tích luỹ kinh tế, tập trung sản xuất và là cơ sở kinh tế ban đầu để phát triển thành doanh nghiệp lớn. Do lợi nhuận biên tế của vốn đầu tư của các DNV&N thường là số dương nên các DNV&N có xu hướng giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư mở rộng sản xuất. Chính vì vậy, 16 quá trình phát triển DNV&N cũng là quá trình tích tụ vốn, tìm kiếm mở rộng thị trường, hoặc liên kết, hợp tác kinh doanh… Ngoài ra, do chi phí đầu tư thấp, việc khởi sự bằng mô hình DNV&N tạo khả năng thử nghiệm các sản phẩm mới và tạo tiền đề để phát triển thành doanh nghiệp lớn. 1.2.3.7 Góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Với đặc tính năng động và nhạy bén, cho phép các DNV&N tham gia sản xuất các sản phẩm xuất khẩu hoặc những sản phẩm có khả năng thay thế hàng nhập khẩu. Chất lượng sản phẩm có thể không cao, nhưng chắc chắn là giá cả sẽ thấp so với hàng nhập khẩu. Đặc biệt, việc phát triển DNV&N tạo khả năng thúc đẩy tiềm năng của các ngành nghề truyền thống ở các địa phương của mỗi nước, nhất là các ngành thủ công mỹ nghệ, đây là những ngành có tỷ trọng xuất khẩu cao ở các nước. Những vai trò vừa nêu trên của DNV&N đã cho thấy sự cần thiết phải phát triển loại hình doanh nghiệp này. 1.3 Sự cần thiết mở rộng và nâng cao hiệu quả của TDNH 1.3.1 Vai trò của TDNH đối với sự phát triển của DNV&N Có nhiều kênh cung ứng vốn cho DNV&N nhưng kênh TDNH vẫn là kênh quan trọng bậc nhất ngay sau việc tự tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu có giới hạn của doanh nghiệp. Nguyên nhân là do các nguồn vốn khác có những hạn chế riêng nhất định: - Vốn tự tích luỹ bằng lợi nhuận: nguồn vốn này có giới hạn, thường nhỏ và manh mún, đồng thời phải là quá trình lâu dài vì vậy sẽ không theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế, làm cho doanh nghiệp trở nên thiếu sức cạnh tranh. Nhưng dù sao đây cũng là nguồn vốn được các DNV&N ưu tiên sử dụng để tài trợ trước hết rồi mới đến các nguồn vốn khác. 17 - Vốn từ vay mượn bạn bè, người thân: thường là rất khó khăn và hạn chế, rất ít doanh nghiệp có thể phát triển mạnh bằng nguồn vốn này. - Được cấp tín dụng thương mại: cũng chỉ có giới hạn trong khả năng nguồn vốn của nhà cung cấp, phụ thuộc vào chính sách bán chịu của nhà cung cấp và có thời hạn tín dụng ngắn. Bên cạnh đó, nó lại buộc các DNV&N phải chịu sự lệ thuộc cả về qui mô và khả năng lựa chọn đối với người cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, bao hàm các yếu tố như chủng loại, chất lượng, giá cả … của nguyên vật liệu. - Vay từ những cá nhân hay tổ chức cho vay không chính thức: lãi suất thường rất cao, bất hợp lý và có khả năng gây ra những vấn đề phức tạp trong quan hệ. Trong khi đó, nếu được vay bằng nguồn vốn TDNH thì các DNV&N sẽ được hưởng lợi rất nhiều do nguồn vốn TDNH có những ưu điểm nhất định như: gần như không hạn chế về khả năng cung ứng tín dụng, thời hạn tín dụng dài, lãi suất thấp và hợp lý hơn các nguồn vốn khác, được hưởng sự tư vấn từ phía ngân hàng. Vì vậy, TDNH có vai trò rất quan trọng đối với các DNV&N được thể hiện qua: - Đảm bảo cung ứng đủ vốn lưu động cho phép doanh nghiệp duy trì sự ổn định và phát triển có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. - Đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn để các doanh nghiệp đầu tư thêm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp … - Bằng việc cung ứng nguồn vốn với lãi suất thấp, hợp lý, TDNH góp phần mang lại lợi nhuận cao hơn cho chủ doanh nghiệp. Từ đó đẩy nhanh tốc độ tích luỹ vốn cho doanh nghiệp. - Do giới hạn về khả năng quản lý của các chủ DNV&N nên trong quá trình cung ứng tín dụng, ngân hàng còn có thể tư vấn cho các DNV&N các vấn đề có liên quan đến tình hình tài chính cũng như cung cấp thêm cho doanh nghiệp những thông tin 18 quan trọng về thị trường… giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả phương án, dự án sản xuất, kinh doanh. 1.3.2 Tính tất yếu của việc phát triển hoạt động TDNH đối với DNV&N Việc phát triển TDNH đối với các DNV&N mở ra tiềm lực tăng trưởng tín dụng nhanh chóng và bền vững cho hoạt động của hệ thống NHTM. Trước hết, về nguồn vốn huy động của các TCTD tăng lên nh._.ờ lượng tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán ngày càng nhiều. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động của các DNV&N góp phần làm gia tăng khối lượng và tốc độ chu chuyển hàng hoá trong nền kinh tế, nhờ đó làm gia tăng khối lượng giao dịch thanh toán, đặc biệt là thanh toán qua ngân hàng. Đồng thời phát triển DNV&N tạo nền tảng cho sự gia tăng thu nhập của dân cư, từ đó tăng lượng tiền gửi tiết kiệm dân cư và cả của chính các DNV&N này. Kế đến, về hoạt động cho vay, trong xu hướng và định hướng chung của cả nước là đang giảm dần tỷ trọng cho vay đối với các DNNN do loại hình doanh nghiệp này có những hạn chế nhất định và đang trong quá trình sắp xếp lại. Chính khu vực DNV&N sẽ là một thị trường tiềm năng để các TCTD mở rộng tín dụng và đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình. 1.3.3 Đặc điểm của hoạt động TDNH đối với DNV&N Do những đặc thù riêng của loại hình DNV&N nên việc cho vay đối với các doanh nghiệp này cũng có những đặc điểm riêng, không giống với cho vay doanh nghiệp lớn: - Do hoạt động của các DNV&N diễn ra trên qui mô không lớn lắm nên dễ nắm bắt và bao quát được, vì vậy công tác thẩm định đòi hỏi ít thời gian và ít kỹ năng hơn so với thẩm định doanh nghiệp lớn; qui trình và thủ tục cho vay cũng đơn giản hơn. - Nhân viên tín dụng thường ít gặp trở ngại trong việc tiếp xúc với doanh nghiệp, trong việc yêu cầu được kiểm tra sổ sách, chứng từ của doanh nghiệp. Tuy nhiên khó 19 khăn trong việc thẩm định cho vay đối với DNV&N chính là ở chổ khả năng cung cấp các số liệu kế toán tài chính, khả năng lập dự toán và phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không lập được bảng lưu chuyển tiền tệ , hoặc các báo cáo tài chính thường không trung thực và không được kiểm toán. Đặc biệt, tại hầu hết các doanh nghiệp DNV&N việc hạch toán kế toán không theo chuẩn mực chung, mà chỉ mở sổ theo dõi sơ sài, và không lập báo cáo tài chính. - Rủi ro trong cho vay đối với DNV&N được đánh giá là cao hơn nhiều so với cho vay các doanh nghiệp lớn. Vì những lý do: thứ nhất, các DNV&N dễ khởi sự và cũng dễ kết thúc; thứ hai, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường không cao nên dễ bị thua lỗ; thứ ba, thông tin về các DNV&N trên thị trường rất hạn chế, không phổ biến như thông tin về các doanh nghiệp lớn … - Lãi suất cho vay thường cao để phần nào bù đắp rủi ro cao. Đối với các doanh nghiệp lớn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, uy tín thì giữa các ngân hàng thường có sự cạnh tranh gay gắt để thu hút khách hàng; mà công cụ cạnh tranh phổ biến và dễ thực hiện nhất chính là lãi suất, do vậy lãi suất cho vay áp dụng đối với các doanh nghiệp lớn này thường thấp. Trong khi đó, rất ít khi các ngân hàng sử dụng công cụ lãi suất để cạnh tranh trong cho vay các DNV&N, mà công cụ chủ yếu trong trường hợp này thường là: đơn giản hoá thủ tục cho vay, tăng số tiền cho vay, giảm tỷ lệ cho vay đảm bảo bằng tài sản … 1.4 Một số bài học kinh nghiệm 1.4.1 Kinh nghiệm của các nước về TDNH đối với DNV&N Ngân hàng Tái thiết Đức cấp tín dụng ưu đãi cho các DNV&N thuộc lãnh vực công nghiệp và thương mại với các điều kiện doanh số dưới 1 tỷ DM/năm được vay tối đa 10 triệu DM trong thời hạn 10 năm với lãi suất thấp và trong 2 năm đầu không phải trả lãi. Tại Nhật bản, chính phủ thành lập và điều hành 3 TCTD chuyên cấp tín dụng cho các DNV&N. 20 Ở Hàn quốc, Chính phủ thành lập Ngân hàng công nghiệp vừa và nhỏ chuyên đảm nhận việc cấp tín dụng cho các DNV&N và các doanh nghiệp mới thành lập. Chính phủ buộc các doanh nghiệp lớn phải thanh toán bằng tiền mặt cho DNV&N trong trường hợp ký hợp đồng sản xuất hay mua sản phẩm của DNV&N. Các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của các DNV&N sẽ được vay vốn 50%. Chính phủ buộc các Ngân hàng thương mại dành 35% toàn bộ vốn huy động được để cho vay các DNV&N. Hỗ trợ tín dụng thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng, tạo điều kiện cho các DNV&N vay vốn với lãi suất ưu đãi. Quỹ bảo đảm cho các khoản nợ của các công ty khi có vấn đề. Các ngân hàng ở Trung quốc cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp. Nếu được các ngân hàng xếp loại ở mức cao, việc cho vay không nhất thiết phải có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải có quan hệ truyền thống với ngân hàng, minh bạch tình tình tài chính, cùng ngân hàng đưa ra các giải pháp tháo gỡ những khó khăn khi lưu chuyển tiền tệ không theo đúng kế hoạch. Ngoài ra, ở hầu hết các nước đều có thành lập các trung tâm tư vấn DNV&N để tư vấn cho doanh nghiệp trong việc huy động nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. 1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về TDNH đối với DNV&N Từ thực tiễn hoạt động TDNH đối với DNV&N các nước, chúng ta thấy rằng Chính phủ không trực tiếp cung cấp nguồn vốn cho các DNV&N mà chỉ hỗ trợ bằng những cơ chế chính sách như thành lập các ngân hàng chuyên cho vay các DNV&N, qui định tỷ lệ cho vay DNV&N trên số dư huy động của các ngân hàng, thành lập Quỹ bão lãnh tín dụng DNV&N, trung tâm tư vấn DNV&N. Với những kinh nghiệm như trên, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc tài trợ vốn cho các DNV&N ở Việt Nam như sau: - Nhà nước chỉ giữ vai trò hỗ trợ trong việc cấp TDNH cho các DNV&N bằng cơ chế chính sách. - Thành lập các ngân hàng chuyên cho vay các DNV&N. 21 - Thành lập và vận hành Quỹ bảo lãnh tín dụng DNV&N để bảo lãnh cho các DNV&N vay vốn của các NHTM. Thành lập ngân hàng chuyên cho vay DNV&N, các trung tâm tư vấn DNV&N. - Các NHTM chủ động phân loại khách hàng để cho vay tín chấp đối với những doanh nghiệp được xếp loại cao. Kết luận chương I: Đối với các nền kinh tế đang phát triển, các DNV&N đóng vai trò rất quan trọng, nó đóng góp phần lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Tầm quan trọng của các DNV&N còn được thể hiện ở khả năng tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm bất bình đẳng về thu nhập, tạo ra một môi trường cạnh tranh. Để các DNV&N đủ mạnh về số lượng, qui mô, năng lực hoạt động đủ sức cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi các DNV&N phải có đủ nguồn vốn đầu tư thích hợp. 22 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ DNV&N TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU 2.1 Thực trạng DNV&N trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 2.1.1 Giới thiệu về các DNV&N trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu * Số lượng doanh nghiệp. DNV&N cả nước nói chung, DNV&N của tỉnh Bạc Liêu nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm qua, số lượng các DNV&N đã tăng nhanh chóng, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, tăng thu ngân sách, tạo nhiều việc làm, ... Bảng 1.1 Tổng hợp số lượng DNV&N đăng ký kinh doanh tại tỉnh Bạc Liêu Số lượng DNV&N Loại hình DN Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 TỔNG SỐ 15.499 17.805 20.825 25.208 28.271 1. Khu vực DNNN 20 22 22 17 10 + DNNN Trung ương 4 4 4 3 2 + DNNN Địa phương 16 18 18 14 8 2. Khu vực DN ngoài NN 15.477 17.781 20.801 25.189 28.255 + Hộ kinh doanh cá thể 15.216 17.453 20.316 24.615 27.624 + DN Tư nhân 239 298 440 506 551 + Công ty TNHH 18 25 37 49 52 + Công ty cổ phần 4 5 8 19 28 3. Khu vực có vốn ĐTNN 2 2 2 2 6 + 100 % vốn nước ngoài 1 1 1 1 3 + DN liên doanh với nước ngoài 1 1 1 1 3 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bạc Liêu Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Bạc Liêu thì từ năm 2001 đến năm 2005 đã có 08 DNNN được cổ phần hoá; 04 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn đăng ký hơn 15 triệu đô la Mỹ; 370 doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước và 23 12.408 hộ đăng ký kinh doanh và hoạt động với tổng số vốn là 614 tỷ đồng, nâng tổng số DNV&N khu vực ngoài quốc doanh lên đến 28.255, tăng 12.778 DNV&N. Hầu hết các doanh nghiệp đăng ký và hoạt động sản xuất kinh doanh là doanh nghiệp thuộc loại DNV&N theo tiêu chí của Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về việc “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Toàn bộ các doanh nghiệp đăng ký mới năm 2005 là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và thuộc loại DNV&N. * Cơ cấu ngành nghề. Bảng 1.2 Cơ cấu ngành nghề của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Số lượng DNV&N Chia theo ngành SXKD chính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 TỔNG SỐ 263 330 487 576 647 Nông nghiệp và Lâm nghiệp 5 7 9 10 12 Thuỷ sản 41 52 73 86 92 Công nghiệp khai thác mỏ 4 4 5 5 5 Công nghiệp chế biến 43 61 95 117 127 Sản xuất & phân phối điện, khí đốt và nước 1 1 1 1 1 Xây dựng 14 16 23 31 37 Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng gia đình 135 164 247 286 320 Khách sạn và nhà hàng. 4 4 5 8 18 Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc. 6 9 13 14 16 Tài chính, tín dụng. 4 5 7 9 10 Hoạt động khoa học và công nghệ. 1 1 1 1 1 Các hoạt động kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn 1 2 4 4 4 Giáo dục và đào tạo. 1 1 1 1 1 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội. 1 1 1 1 1 Hoạt động văn hoá và thể thao. 1 1 1 1 1 Hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng 1 1 1 1 1 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bạc Liêu Trong các ngành kinh tế tính đến 31/12/2005, có 170 doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp và xây dựng, chiếm 26,28% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, tăng 108 doanh nghiệp so với năm 2001; có 354 doanh nghiệp đang hoạt động trong các ngành thương nghiệp, khách sạn nhà hàng, vận tải và 24 thông tin liên lạc, chiếm 54,71% trong tổng số doanh nghiệp trên địa bàn, tăng 205 doanh nghiệp so với năm 2001. Hầu hết các hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong các ngành thương nghiệp, khách sạn nhà hàng và vận tải. Tính đến 31/12/2005 có đến 27.624 hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong tất cả các lĩnh vực, tăng 12.408 hộ so với năm 2001. Trong đó, hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong các ngành thương nghiệp, khách sạn nhà hàng và vận tải lên đến 26.384 hộ. Như vậy, nếu tính cả hộ kinh doanh cá thể đến 31/12/2005 có đến 26.738 DNV&N hoạt động trong các ngành thương nghiệp, khách sạn nhà hàng, vận tải và thông tin liên lạc, chiếm 94,58% trong tổng số DNV&N trên địa bàn. Có thể thấy các DNV&N nhỏ hoạt động trong các ngành thương nghiệp, khách sạn nhà hàng, vận tải chiếm ưu thế so với các ngành khác do đây là ngành có vòng quay vốn nhanh, lợi nhuận cao, không cần số vốn đầu tư lớn, sử dụng ít lao động. 2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn Biểu đồ 2.1. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam tiêu biểu 67% 5% 3% 7% 4% 9% 5% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Tiet kiem ca nhan Tiet kiem cua gia dinh va ban be Cac to chuc dau tu Vay cua gia dinh va ban be Nguoi cho vay tien khong chinh thuc Ngan hang Nguon khac Nguồn: Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright “Tăng trưởng của khu vực tư nhân ở VN”, tháng 01/2005, (Bùi Văn, Nguyễn Ngọc Bích, Lâm Quỳnh Anh, Eli Mazur biên soạn) Theo tài liệu trên thì vốn hoạt động của các DNV&N chủ yếu dựa vào khoản tiết kiệm cá nhân, chiếm đến 67% trong tổng nguồn vốn. Các nguồn vốn khác chiếm tỷ lệ 25 rất thấp, trong đó nguồn vốn vay từ các NHTM chỉ chiếm khoảng 9% trong tổng nguồn vốn. Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê năm 2001 – 2003 thì vốn của doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam rất thấp, bình quân chỉ 1,51 tỷ đồng trên 01 doanh nghiệp. Hầu hết các DNV&N khi có nhu cầu vốn để thành lập và phát triển, họ thường chỉ huy động vốn từ các khoản tiết kiện cá nhân, từ bạn bè, người thân, thậm chí cả vốn vay nặng lãi bên ngoài, còn việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng là rất khó khăn do nhiều nguyên nhân như không có tài sản thế chấp, thông tin chênh lệch do kết quả thực hiện kế toán và kiểm toán kém… Bảng 1.3 Vốn của các DNV&N trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ĐVT: tỷ đồng Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Loại doanh nghiệp Nguồn vốn Vốn CSH Nguồn vốn Vốn CSH Nguồn vốn Vốn CSH Nguồn vốn Vốn CSH Nguồn vốn Vốn CSH TỔNG SỐ 1.4261.125 1.6551.260 2.045 1.600 2.2011.646 2.3971.653 1. Khu vực DNNN 661 416 693 393 726 456 588 440 362 162 + DN NN Trung ương 27 8 37 10 49 13 43 12 45 20 + DN NN Địa phương 634 408 656 383 677 443 545 428 317 142 2. Khu vực DN ngoài NN 719 677 871 804 1.190 1.042 1.4701.102 1.7521.291 + Hộ kinh doanh cá thể 415 401 446 426 485 447 539 484 581 494 + DN Tư nhân 169 163 261 245 384 355 398 358 424 362 + Công ty TNHH 61 51 77 62 196 146 249 163 294 162 + Công ty cổ phần 74 62 87 70 124 94 284 97 453 272 3. KV có vốn ĐT nước ngoài 46 33 91 64 129 102 142 104 284 200 + 100 % vốn nước ngoài 23 17 48 35 69 52 73 54 137 98 + DN LD với nước ngoài 23 16 42 30 60 50 70 50 146 102 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bạc Liêu Đối với các DNV&N trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu thì vốn của kinh doanh của họ cũng rất thấp, bình quân chỉ 92 triệu đồng trên một DNV&N năm 2001 giảm xuống còn 85 triệu đồng trên một DNV&N năm 2005. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp 26 khu vực ngoài Nhà nước không kể các hộ kinh doanh cá thể, bình quân 1,33 tỷ đồng năm 2001 tăng lên 2,23 tỷ đồng năm 2005. Hầu hết các DNV&N khi có nhu cầu phát triển, nhất là đối với khu vực tư nhân, họ thường chỉ huy động vốn tự có của bản thân của chủ doanh nghiệp, từ bạn bè, người thân hoặc từ tín dụng thương mại, còn việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng từ các NHTM là rất khó khăn. Chỉ có một số ít các DNNN là huy động vốn từ nguồn ngân sách cấp và gần đây, khi cổ phần hoá, họ huy động nguồn vốn từ việc bán cổ phần, việc tiếp cận nguồn vốn của các NHTM cũng gặp rất nhiều khó khăn. Theo số liệu trên cho thấy vốn tự tài trợ của các DNV&N là rất lớn chiếm đến 78,89% trong tổng nguồn vốn năm 2001 và có xu hướng giảm dần còn 69,48% năm 2005. Đặc biệt là khu vực ngoài Nhà nước với nguồn vốn tự tài trợ trên tổng nguồn vốn đến 94,16% năm 2001 giảm dần xuống còn 73,69% năm 2005. Trong đó, đáng kể nhất là nguồn vốn chủ sở hữu của hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân chiếm đến 96,57% trong tổng nguồn vốn thuộc khu vực này trong năm năm 2001 và cũng có xu hướng giảm dần nhưng vẫn còn rất cao ở mức 85,17% năm 2005. Nhìn chung nguồn vốn của các DNV&N trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ngày càng tăng cùng với sự tăng mạnh về số lượng doanh nghiệp qua các năm. Tuy nhiên vốn bình quân của một doanh nghiệp ngày càng giảm và vốn chủ sở hữu của các DNV&N cũng có xu hướng giảm dần qua các năm. Đặc biệt đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh xu hướng này càng thể hiện rõ nét hơn do trong thời gian gần đây do các DNNN đang trong tiến trình sắp xếp lại và bộc lộ những yếu kém nhất định nên các NHTM chuyển hướng đầu tư tín dụng sang khu vực kinh tế ngoài Nhà nước làm cho các doanh nghiệp thuộc khu vực này tăng các khoản nợ phải trả. 2.1.3. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cùng với phát triển nhanh về số lượng doanh nghiệp, tăng trưởng về sản xuất, thì hiệu quả kinh tế của DNV&N bước đầu có những tiến bộ quan trọng, hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp được nâng lên. 27 Bảng 1.4 Tình hình lãi, lỗ của các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại tỉnh Bạc Liêu ÐVT 2001 2002 2003 2004 2005 1. Tổng số doanh nghiệp 1.1. Số doanh nghiệp SXKD có lãi DN 232 315 472 546 628 1.2. Tổng mức lãi Tr đồng 204.254 283.655 344.897 429.037 393.443 1.3. Lãi bình quân 1 doanh nghiệp Tr đồng 880 900 731 786 627 2. Khu vực DNNN 2.1. Số doanh nghiệp SXKD có lãi DN 15 17 22 21 10 2.2. Tổng mức lãi Tr đồng 142.324 194.366 214.693 273.368 67.415 2.3. Lãi bình quân 1 doanh nghiệp Tr đồng 9.488 11.433 9.759 13.018 6.742 3. Khu vực ngoài Nhà nước 3.1. Số doanh nghiệp SXKD có lãi DN 215 296 448 523 612 3.2. Tổng mức lãi Tr đồng 61.245 88.565 129.311 154.916 322.765 3.3. Lãi bình quân 1 doanh nghiệp Tr đồng 285 299 289 296 527 4. Khu vực có vốn ĐTNN 4.1. Số doanh nghiệp SXKD có lãi DN 2 2 2 2 6 4.2. Tổng mức lãi Tr đồng 685 724 893 753 3.263 4.3. Lãi bình quân 1 doanh nghiệp Tr đồng 343 362 447 377 544 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bạc Liêu Tổng số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi năm 2001 là 232 doanh nghiệp, chiếm 88,21% trong tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, đến năm 2005 số doanh nghiệp có lãi tăng lên đáng kể với 628 doanh nghiệp, chiếm 97,06% trong tổng số doanh nghiệp trong toàn tỉnh. Tổng mức lãi tạo ra năm 2001 là 204.254 triệu đồng, đến năm 2005 đạt 450.443 triệu đồng, mức lãi bình quân của một doanh nghiệp năm 2005 đạt 696 triệu đồng. Hầu hết các hộ kinh doanh cá thể hoạt động kinh doanh đều có lãi. Chỉ tính riêng năm 2005, tổng số lãi của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu là 536.104 triệu đồng. Các DNV&N cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước ở địa phương dưới hình thức các khoản thuế, lệ phí. Chỉ tính riêng các khoản thuế nộp cho ngân sách Nhà nước của các DNV&N năm 2005 lên đến 425.609 triệu đồng. Ngoài ra, cùng với sự phát triển mạnh mẽ các DNV&N, việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động ngày càng tăng, đến năm 2005 đã giải quyết được 82.877 28 lao động. Mức thu nhập bình quân của lao động ở các doanh nghiệp đạt 950.000 đồng/người/tháng. Qua kết quả trên, chúng ta thấy được vai trò của DNV&N trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ngày càng tăng và tiềm năng phát triển của khu vực này là rất lớn, góp phần tích cực vào việc huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Sự phát triển DNV&N đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thêm việc làm, xoá đói, giảm nghèo, huy động ngày càng nhiều nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, đóng góp ngày càng tăng vào ngân sách Nhà nước, thúc đẩy phân công lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy cạnh tranh, phát triển kinh tế thị trường. Cụ thể từ năm 2001 đến năm 2005 các DNV&N đã huy động được 953 tỷ đồng vốn đầu tư cho các đơn vị sản xuất kinh doanh của mình và đã tạo ra 46.458 việc làm. Doanh thu của các DNV&N tạo ra khoảng 5.529 tỷ đồng và nộp ngân sách 1.509 tỷ đồng và góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 2.2 Tình hình hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 2.2.1 Hoạt động huy động vốn của các NHTM ở tỉnh Bạc Liêu. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Từ năm 2001 tỉnh Bạc Liêu thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến năm 2005 đã tạo được sự chuyển biến rõ nét được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ trọng các ngành kinh tế hàng năm giai đoạn 2001 – 2005. Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ trọng các ngành kinh tế ĐVT: triệu đồng Năm\Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 GDP (giá so sánh) 2.797.350 3.318.122 3.958.587 4.535.434 5.075.515 Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 114,0 118,6 119,3 114,6 111,9 Trong đó: - Nông lâm như nghiệp 1.622.852 1.854.335 2.124.367 2.441.954 2.732.979 - Công nghiệp và xây dựng 573.322 844.341 1.026.275 1.119.035 1.221.448 - Thương mại và dịch vụ 601.176 619.446 807.945 974.445 1.121.088 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bạc Liêu 29 Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm từ 2001 – 2005 được duy trì ở mức cao, bình quân hàng năm 16,06%. Trong đó nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 13,92% năm, công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 20,81% năm, dịch vụ tăng bình quân 16,86% năm. Cơ cấu GDP chuyển dịch dần theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm từ mức 58,01% trong GDP năm 2001 giảm xuống còn 53,85% năm 2005. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng trong GDP. Nếu năm 2001 tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP là 20,5% thì đến năm 2005 tỷ lệ này là 24,07%. Tương tự tỷ trọng khu vực dịch vụ cũng tăng từ 21,49% năm 2001 lên 22,09% năm 2005. Tình hình huy động vốn của các NHTM Cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm qua, các TCTD mà đặc biệt là các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã tích cực áp dụng nhiều biện pháp và công cụ cần thiết để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh để đáp ứng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế. Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn của các TCTD trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ĐVT: Triệu đồng Năm\Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 - Bằng VND 601.040 660.574 727.865 811.570 1.062.856 - Bằng ngoại tệ(quy VND) 5.615 6.792 13.462 23.623 38.513 Tổng vốn huy động 606.655 667.366 741.327 835.193 1.101.369 Nguồn: NHNNVN - Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu Đến cuối năm 2005, có 10 chi nhánh ngân hàng cấp một, bao gồm 09 NHTM và 01 NHCSXH với 38 điểm giao dịch, 05 Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn rộng khắp các khu vực thành thị và những nơi đông dân cư, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận nguồn vốn và dịch vụ ngân hàng. Trong thời gian qua, các TCTD đã có rất nhiều cố gắng để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Đến cuối năm 2001, nguồn vốn huy động tại chỗ của các TCTD chỉ đạt 606.655 triệu đồng, thì đến cuối năm 2005 nguồn vốn huy động tại chỗ của các TCTD đã được 1.101.369 triệu 30 đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 16,31%. Trong đó vốn huy động bằng đồng Việt Nam chiếm tỷ lệ rất cao đến 96,50% trong tổng nguồn vốn huy động năm 2005. Biểu đồ 2.2 Tăng trưởng vốn huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 2001 2002 2003 2004 2005 Khoâng kyø haïn Coù kyø haïn Bảng 2.3 Thị phần huy động vốn của các TCTD ĐVT: Triệu đồng Năm\TCTD 2001 2002 2003 2004 2005 NHNN&PTNT chi nhánh Bạc Liêu 256.713 261.392 269.455 273.698 291.380 NHCT chi nhánh Bạc Liêu 158.721 162.369 165.884 176.729 198.766 NHĐT&PT chi nhánh Bạc Liêu 95.123 96.518 98.481 103.863 112.787 NHPTN chi nhánh Bạc Liêu 56.812 59.334 65.104 69.505 139.129 NHNT CN Bạc Liêu 15.613 19.407 22.865 28.833 NHTMCP Đông Á chi nhánh Bạc Liêu 37.821 46.521 69.316 85.972 159.437 NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Bạc Liêu 17.942 33.587 40.416 63.028 NHTMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu 6.514 22.192 39.562 NHTMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu 14.769 24.751 NHCSXH chi nhánh Bạc Liêu 4.463 4.937 8.345 10.082 05 Quỹ tín dụng nhân dân 1.465 3.214 8.642 16.839 33.614 Tổng vốn huy động 606.655 667.366 741.327 835.193 1.101.369 Nguồn: NHNNVN - Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu 31 Các NHTM hoạt động trên địa bàn chiếm thị phần rất lớn về vốn huy động, đây là các TCTD phục vụ nhu cầu vốn cho DNV&N. Trong các NHTM quốc doanh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chiếm thị phần vốn huy động cao nhất với số vốn huy động 291.380 triệu đồng, chiếm 26,46% trong tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn năm 2005. Các NHTMCP cũng huy động được một tỷ lệ đáng kể mặc dù mới đi vào hoạt động trong những năm gần đây. Trong đó đáng kể nhất là NHTMCP Đông Á với số vốn huy động nhiều nhất đạt 159.437 triệu đồng năm 2005, chiếm 14,48% trong tổng nguồn vốn huy động của các TCTD năm 2005, tốc độ tăng trưởng vốn huy động bình quân hàng năm giai đoạn 2001 – 2005 là 43,29%. Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động của các TCTD ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tiền gửi tổ chức kinh tế 112.806 127.098 154.508 186.604 259.262 Không kỳ hạn 111.411 125.515 152.845 185.191 257.725 Có kỳ hạn 1.395 1.583 1.663 1.413 1.537 Tiền gửi tiết kiệm 478.854 522.773 562.276 618.179 796.731 Không kỳ hạn 14.994 17.495 24.543 30.410 45.377 Có kỳ hạn 463.860 505.278 537.733 587.769 751.354 Kỳ phiếu, Trái phiếu 14.994 17.495 24.543 30.410 45.376 Tổng cộng 606.654 667.366 741.327 835.193 1.101.369 Nguồn: NHNNVN - Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu Mặc dù trong thời gian gần đây các NHTM gặp nhiều khó khăn trong hoạt động huy động vốn do giá cả tiêu dùng tăng cao và sự cạnh tranh thu hút nguồn vốn từ các kênh huy động khác như các công ty Bảo hiểm, Bưu điện … nhưng các TCTD trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã có những biện pháp huy động phù hợp nên vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân đạt 16,31% năm giai đoạn 2001 - 2005. Trong đó nguồn tiền gửi tiết kiệm cá nhân đạt khá cao chiếm 78,93% trong tổng vốn huy động năm 2001 và giảm xuống còn 72,34% năm 2005; trong khi đó tỷ lệ nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong tổng nguồn vốn huy động tăng từ 18,59% năm 2001 lên 23,54% năm 2005; đồng thời nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế mà chủ yếu là tiền gửi thanh toán chiếm tỷ lệ khá cao chiếm 98,76% trong tổng nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong năm 2001 và có xu hướng tăng lên đạt 99,41% năm 32 2005. Điều đó cho thấy chất lượng các dịch vụ thanh toán của các NHTM ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng cao của các tổ chức kinh tế. Trong tổng nguồn vốn huy động của các NHTM thì nguồn vốn có kỳ hạn đạt khá cao ở mức 798.267 triệu đồng vào năm 2005, chiếm tỷ lệ 72,48% so với tổng nguồn vốn huy động và tăng 318.018 triệu đồng so với năm 2001. Điều đó chứng tỏ được nguồn vốn huy động của các NHTM là khá ổn định. Biểu đồ 2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động của các TCTD năm 2005 28% 72% Không kỳ hạn Có kỳ hạn Đạt được kết quả huy động như trên là do một số nguyên nhân chủ yếu như sau: - Mạng lưới các chi nhánh và điểm giao dịch của các ngân hàng rộng khắp tạo thuận lợi cho người dân dễ dàng tiếp xúc giao dịch với ngân hàng. - Do sự nổ lực của các NHTM trong công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm mới thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng làm cho người dân hiểu biết nhiều hơn về hệ thống ngân hàng, cũng cố niềm tin, tạo sự yên tâm của công chúng khi gởi tiền và giao dịch với ngân hàng. - Sự cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn thể hiện ngày càng rõ nét nhất là từ khi có sự tham gia của các NHTMCP. Mỗi ngân hàng đều cố gắng tạo ra những lợi thế riêng nhằm hấp dẫn, thu hút khách hàng mạnh mẽ hơn, thông qua các biện pháp như áp dụng các mức lãi suất linh hoạt, đa dạng hoá sản phẩm huy động, nâng cao tính tiện ích 33 của sản phẩm .... điều này làm cho công chúng hướng về ngân hàng nhiều hơn, tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn phù hợp với đặc điểm về thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm của họ. Không chỉ các chi nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước với uy tín và thế mạnh vốn có, các chi nhánh NHTMCP cũng đang ngày càng cũng cố vị thế của mình. - Các ngân hàng đã nổ lực cố gắng đa dạng hoá sản phẩm huy động và nâng cao tính tiện ích các sản phẩm huy động. Ngoài các hình thức huy động vốn truyền thống như tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, một số ngân hàng đã đưa ra những sản phẩm tiết kiệm mới như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tích luỹ; tăng cường công tác khuyến mãi như dự thưởng, tặng quà... rong hai năm trở lại đâyNgoài ra, t , một số NHTM trên địa bàn đã đưa vào sử dụng dịch vụ thẻ. Các máy ATM được bố trí tại các địa điểm thuận tiện, tạo tính hấp dẫn và đã bước đầu thu hút được một số tổ chức và cá nhân sử dụng thẻ góp phần tăng trưởng nguồn tiền gửi không kỳ hạn. Tuy nhiên công tác huy động vốn của các NHTM địa bàn còn gặp không ít khó khăn và hạn chế nhất định như sau: - Trong những năm gần đây tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do không những cạnh tranh thu hút nguồn vốn giữa các NHTM mà còn cạnh tranh với các dịch vụ huy động của tổ chức khác như Bưu điện, Bảo hiểm … - Các NHTM trên địa bàn vẫn chưa có chiến lược huy động vốn cho riêng mình. Các ngân hàng phần nhiều chú trọng đến khách hàng vay vốn và khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính, nhưng chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng khách hàng tiền gửi, nhất là khách hàng cá nhân. Các sản phẩm huy động của ngân hàng vẫn chưa thật sự đa dạng, tính tiện ích vẫn chưa cao. Những khó khăn và hạn chế nêu trên làm cho các NHTM khó huy động được hết tiềm lực tiết kiệm của các nhân và tổ chức dẫn đến không thể cân đối giữa nguồn vốn huy động tại chỗ và dư nợ cho vay, do đó các NHTM luôn cố gắng tranh thủ các nguồn 34 2.2.2 Hoạt động tín dụng tài trợ DNV&N tại các NHTM ở tỉnh Bạc Liêu. 2.2.2.1 Qui mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với DNV&N Qui mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM Cùng với việc đẩy mạnh huy động vốn, các NHTM trên địa bàn chú trọng đến hoạt động cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của các thành phần trong nền kinh tế. Bảng 2.5 Tình hình dư nợ tín dụng tại các TCTD ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1. Theo hình thái giá trị 1.285.017 1.734.219 2.393.216 3.266.543 3.617.584 - Bằng VND 1.264.449 1.711.650 2.369.652 3.247.483 3.606.661 -Bằng ngoại tệ (quy VND) 20.568 22.569 23.564 19.060 10.923 2. Theo thời hạn nợ 1.285.017 1.734.219 2.393.216 3.266.543 3.617.584 - Ngắn hạn 862.366 1.128.352 1.550.361 2.114.819 2.377.471 - Trung dài hạn 422.651 605.867 842.855 1.151.724 1.240.113 Nguồn: NHNNVN - Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu Dư nợ tín dụng mà chủ yếu là từ hoạt động cho vay tăng trưởng liên tục qua từng năm từ 1.285.017 triệu đồng năm 2001 lên đến 3.617.584 triệu đồng năm 2005, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân 29,53% năm giai đoạn 2001 - 2005. Trong đó năm 2002 tăng 34,96% so với năm 2001, năm 2003 tăng 38,00% so với năm 2002, năm 2004 tăng 36,49% so với năm 2003, năm 2005 tăng 10,75% so với năm 2004. Mức tăng trưởng dư nợ của các TCTD trên địa bàn trong những năm từ 2001 đến 2004 rất cao, bình quân 36,48% năm. Tuy nhiên, mức tăng trưởng dư nợ của năm 2005 so với năm 2004 rất thấp chỉ có 10,75% là do các nguyên nhân sau: thứ nhất, mức tăng trưởng GDP năm 2005 của tỉnh Bạc Liêu là thấp nhất trong các năm từ 2001 đến 2005, chỉ 11,9%; thứ hai, do quá trình chuyển đổi các DNNN thành các công ty cổ phần nên dư nợ đối với thành phần kinh tế này giảm đáng kể; thứ ba, một số NHTM tăng trưởng dư nợ rất nhanh trong lĩnh vực bất động sản ở những năm trước, nay giảm dư nợ do thị trường bất động sản trầm lắng. 35 Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ và có xu hướng giảm dần. Nguồn vốn để cho vay ngắn hạn của các TCTD chủ yếu là từ vốn huy động ngắn hạn nhằm đá._.úng tiến độ. Do vậy, tuỳ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như khả năng giám sát, kiểm tra và thu hồi nợ vay, có thể áp dụng một trong các phương pháp phổ biến sau: - Cho vay từng lần - Cho vay theo hạn mức tín dụng - Cho vay theo dự án đầu tư - Cho vay thông qua việc phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. - Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu Bên cạnh đó cần đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng thông qua: - Cho vay căn cứ vào các khoản phải thu của những đối tác có uy tín trên cơ sở có sự hợp tác của bên mua bằng cam kết thanh toán cho bên bán là doanh nghiệp đi vay bằng hình thức chuyển qua ngân hàng cho vay. - Cho vay các đơn vị xây lắp căn cứ vào biên bản nghiệm thu và cam kết thanh toán của chủ đầu tư trong một thời hạn nhất định. 61 - Cho vay khi bên mua hoặc chủ đầu tư phát hành thư bảo lãnh thanh toán tại ngân hàng cho vay. Để đi đến một quyết định cho vay hợp lý cần phải xem xét các yếu tố cơ bản như: uy tín và khả năng trả nợ của doanh nghiệp, vốn tự có tham gia vào kinh doanh và hình thức bảo đảm tín dụng. Ngoài ra cần phải căn cứ vào chiến lược kinh doanh của ngân hàng và tiềm năng phát triển từng ngành nghề trong từng giai đoạn. 3.2.1.5 Phát triển tín dụng thuê mua Các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ rất nhiều nguồn khác nhau, như kêu gọi góp vốn, phát hành cổ phiếu, vay ngân hàng thương mại, vay của người lao động trong doanh nghiệp, v.v. thì hình thức thuê tài chính cũng có thể được coi như một kênh huy động nguồn vốn trung - dài hạn với những nét đặc thù mà doanh nghiệp cần xem xét. Nhiều DNV&N không có khả năng đầu tư máy móc, thiết bị mới. Trong khi các NHTM không đủ vốn đầu tư trung - dài hạn thì giải pháp phát triển tín dụng thuê mua được xem là giải pháp hữu hiệu để giúp các DNV&N có đủ nguồn vốn trung - dài hạn để mua sắm tài sản cố định. Hiện nay, các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện loại hình đầu tư này thông qua việc làm đại lý cho các công ty cho thuê tài chính như Công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam, Công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động này chưa được triển khai có hiệu quả, hầu hết các DNV&N thậm chí ngay cả các Ngân hàng chưa xem trọng nguồn tài trợ này, bởi vì đối với Ngân hàng việc làm đại lý cho thuê tài chính mang lại nguồn thu nhập không đáng kể, còn đối với DNV&N thì họ không có thông tin hoặc không biết về hoạt động này. Trong thời gian tới, các NHTM nên mở rộng dịch vụ cho thuê tài chính vì đây là nguồn vốn trung - dài hạn mà các Ngân hàng có thể huy động được từ các công ty cho thuê tài chính để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn cho các DNV&N. 62 Thuê tài chính được xem như là doanh nghiệp mua một thiết bị bằng một khoản vay được bảo đảm và tài sản đem ra làm bảo đảm chính là tài sản được cho thuê. Hơn nữa, các Ngân hàng cũng nên nhận thức rằng nếu các DNV&N tiếp cận được nguồn vốn này sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết được bức xúc nhu cầu vốn trung - dài hạn để đổi mới máy móc thiết bị vì thế hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Đồng thời khi doanh nghiệp phát triển sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các ngân hàng trong việc sử dụng các dịch vụ khác. Mặt khác, các DNV&N cũng cần chủ động tìm hiểu dịch vụ cho thuê tài chính của các NHTM để từ đó lập phương án kinh doanh có tính khả thi và hiệu quả cao nhằm thuyết phục các NHTM cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính cũng như cung cấp các khoản vay. Để phát triển hình thức tài trợ dưới hình thức cho thuê tài chính, các NHTM cần triển khai tốt các công việc như sau: Thứ nhất, các NHTM kết hợp với các công ty cho thuê tài chính thông tin rộng rãi về hình thức thuê tài chính và các đặc điểm, điều kiện sử dụng hình thức này nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp những hiểu biết đầy đủ hơn về lợi ích của thuê tài chính; Thứ hai, các NHTM kết hợp với các công ty cho thuê tài chính giới thiệu quy trình cho thuê tài chính nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đi thuê; Thứ ba, các doanh nghiệp cần chú ý tận dụng hình thức thuê tài chính như là một kênh huy động vốn cho các nhu cầu vốn trung – dài hạn đầu tư cho tài sản cố định, nhất là khi gặp khó khăn về bảo đảm tiền vay như hiện nay. 3.2.1.6 Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng Cần đẩy mạnh việc mở rộng các hình thức huy động vốn bằng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đẩy mạnh cấp tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay và phí dịch vụ. Đơn giản hoá thủ tục cho vay chiết khấu bộ chứng từ thay vì thực hiện các bước tuần tự như cho vay thông thường. Chú trọng đầu tư máy móc, thiết bị cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, nâng cao năng lực sản xuất. 3.2.1.7 Tiêu chuẩn hoá và nâng cao năng lực nghiệp vụ đội ngũ nhân viên tín dụng 63 Căn cứ vào chiến lược tăng trưởng qui mô tín dụng, có thể xem việc tuyển dụng, đào tạo và tiêu chuẩn hoá đội ngũ nhân viên tín dụng là một trong những công tác được ưu tiên hàng đầu. Xét về lâu dài, không thể giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân viên tín dụng bằng việc tuyển dụng đại trà. Bộ máy kinh doanh của các NHTM cần phải được hoàn thiện theo hướng tinh gọn, hiệu quả, kết hợp được kinh nghiệm và năng lực của nhân viên cũ và mới. Yêu cầu đối với một nhân viên tín dụng có thể dựa trên một số tiêu chuẩn sau: - Có đạo đức nghề nghiệp và có tinh thần trách nhiệm đối với công việc - Hiểu biết đầy đủ về các mặt hoạt động của ngân hàng và có chiều sâu về nghiệp vụ chuyên môn. - Có sự hiểu biết tổng quát về cơ chế thị trường, môi trường kinh tế xã hội, địa bàn cho vay cũng như thực trạng và xu thế phát triển của ngành nghề cho vay. - Biết cách tập hợp và xử lý thông tin, có kỹ năng phân tích tài chính, phân tích tính khả thi của phương án kinh doanh và thẩm định các dự án đầu tư. - Có kỹ năng giao tiếp, nghệ thuật thương lượng … Hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Vì vậy nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ là cần thiết. Do đó các NHTM cần phải: - Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức chuyên môn và các kỹ năng hỗ trợ cho nhân viên tín dụng theo những tiêu chuẩn đã đặt ra. - Quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi vật chất cũng như tinh thần của nhân viên tín dụng. Có chế độ đãi ngộ, thưởng phạt cụ thể đảm bảo tương xứng với trách nhiệm và quyền lợi của họ. Nên tăng cường áp dụng hình thức thưởng theo mức dư nợ đi với chất lượng tín dụng nhằm đẩy mạnh hiệu quả làm việc của mỗi nhân viên. 3.2.1.8 Mở rộng các hình thức đảm bảo tín dụng 64 Hầu hết dư nợ đối với DNV&N hiện nay của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu được cho vay dưới hình thức có bảo đảm bằng tài sản. Tuy nhiên, các NHTM thường chỉ áp dụng biện pháp thế chấp tài sản của khách hàng vay. Do vậy, các NHTM cần mở rộng các biện pháp đảm bảo tiền vay như cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay để tăng trưởng dư nợ. Ngoài ra, các NHTM cần áp dụng hình thức cho vay không có đảm bảo bằng tài sản đối với những khách hàng có uy tín, sử dụng vốn vay có hiệu quả và có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. 3.2.1.9 Nghiên cứu triển khai áp dụng nghiệp vụ bao thanh toán Các NHTM cần nghiên cứu triển khai áp dụng nghiệp vụ bao thanh toán. Bao thanh toán được đánh giá là một trong những nghiệp vụ mới đầy tiềm năng của các NHTM, là một kênh hỗ trợ vốn đắc lực đối với các tổ chức kinh tế. Bản chất của nghiệp vụ bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua hàng cam kết trong hợp đồng mua bán hàng hoá. 3.3.2 Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng: 3.2.2.1 Tăng cường khả năng thu thập và xử lý thông tin DNV&N Bản chất của tín dụng là sinh lời nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó vấn đề tiếp cận để thu thập và xử lý thông tin được xem là rất quan trọng. Để nâng cao được chất lượng thẩm định cần phải có những thông tin chính xác và khách quan. Do đó các NHTM cần phải tăng cường thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: - Nguồn cung cấp thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro và trung tâm thông tin tín dụng để biết được quan hệ vay vốn của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại. - Thông tin thu thập từ nội bộ doanh nghiệp sẽ là cơ sở để đưa ra đánh giá đầy đủ hơn về doanh nghiệp. Để có được nguồn thông tin thật sự khách quan và không mang 65 tính đối phó từ các doanh nghiệp, đòi hỏi nhân viên tín dụng phải có được kỹ năng giao tiếp khéo léo và nhạy bén. - Nguồn thông tin cũng có thể lấy từ các đối tượng có quan hệ với doanh nghiệp như các đối tác hoặc các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp... - Việc trao đổi với các nhân viên có kinh nghiệm hoặc đã từng thẩm định và cho vay những khách hàng hoạt động trong lĩnh vực tương tự cũng được xem là phương pháp thu thập thông tin khá hữu hiệu và giúp tiết kiệm được thời gian. Bên cạnh đó không ngừng cải tiến công nghệ, đổi mới và nâng cao chất lượng các phần mềm ứng dụng nhằm phục vụ tốt hơn cho việc thu thập và xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin. Tăng cường hiệu quả hệ thống quản lý thông tin qua mạng nội bộ của các ngân hàng và đi đến hoà mạng toàn hệ thống ngân hàng trong cả nước nhằm đảm bảo việc truy cập và sử dụng thông tin nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Các NHTM nên xây dựng chương trình chấm điểm khách hàng DNV&N để xử lý thông tin có căn cứ khoa học và đạt hiệu quả cao. 3.2.2.2 Thẩm định năng lực điều hành của chủ doanh nghiệp Hiện nay hầu hết các NHTM trên địa bàn khi cho vay DNV&N thường không thẩm định năng lực điều hành của chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, giám đốc doanh nghiệp thường là người có tỷ lệ góp vốn cao nhất. Họ là người có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Vì vậy, trong quá trình thẩm định, cần tìm hiểu kỹ về người chịu trách nhiệm điều hành cao nhất trong doanh nghiệp. Cụ thể cần quan tâm đến một số tiêu chí sau: - Trình độ học vấn và các chương trình đào tạo chuyên môn mà chủ doanh nghiệp đã từng tham gia. 66 - Năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp, thể hiện qua khả năng tận dụng kích thích tinh thần làm việc và phát huy thế mạnh của mỗi nhân viên, khả năng đưa ra quyết định đúng lúc và hoạch định chiến lược phát triển trong dài hạn. - Năng lực kinh doanh của người chủ doanh nghiệp như: sự nhạy bén và khả năng thích nghi với những biến động của môi trường kinh doanh, kinh nghiệm cũng như sự am hiểu về lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động. - Đạo đức nghề nghiệp của chủ doanh nghiệp thể hiện qua quan điểm kinh doanh, uy tín tạo ra trong quá trình kinh doanh và vay vốn ngân hàng trong quá khứ. 3.2.2.3 Tăng cường công tác phân tích tín dụng và thẩm định tín dụng Một trong những giải pháp then chốt để nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ DNV&N là tăng cường công tác phân tích tín dụng và thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp khi cho vay. Thẩm định dự án đầu tư Thông thường các dự án đầu tư được các doanh nghiệp thuê các chuyên gia thực hiện nên hầu như các chỉ tiêu quyết định đầu tư được tính toán cẩn thận và hợp lý để ngân hàng chấp nhận cho vay. Do đó, khi thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp cần quan tâm đến các thông số kỹ thuật để đưa vào tính toán các chỉ tiêu, còn kỹ thuật tính toán các chỉ tiêu như thời gian hoàn vốn, NPV hay IRR có thể được tính dễ dàng và nhanh chóng bằng Excel. Phân tích tín dụng Phân tích tín dụng bao gồm phân tích phương án sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và phân tích thái độ khách hàng trong việc trả nợ vay. • Khi phân tích phương án sản xuất kinh doanh, cần chú ý một số điểm sau: Đối tượng vay: các đối tượng cho vay vốn lưu động phổ biến mà các NHTM đang áp dụng bao gồm: giá trị vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị để thực hiện các dự án, 67 phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, kể cả các loại thuế cần phải nộp như thuế nhập khẩu, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt; chi phí nhân công, nhiên liệu, năng lượng phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, các đối tượng khác mà pháp luật không cấm. Yếu tố đầu vào: đối với phương án kinh doanh thương mại thì xem các yếu tố đầu vào được thể hiện qua các hợp đồng, báo giá, biên bản xét thầu...; đối với phương án sản xuất hoặc thi công xây dựng thì xem xét uy tín của nhà cung cấp, số lượng, chất lượng của nguyên vật liệu; đối với các doanh nghiệp sản xuất gia công thì xem xét định mức hao phí nguyên vật liệu, phương thức thanh toán và thời hạn giao hàng. Yếu tố đầu ra: khả năng tiêu thụ hàng hoá của phương án sản xuất kinh doanh trên thị trường. Trường hợp phương án sử dụng vốn đã có hợp đồng đầu ra sẽ đảm bảo tính khả thi cho việc thực hiện phương án sản xuất kinh doanh hơn. Những trường hợp chưa có hợp đồng đầu ra cụ thể cho phương án, doanh nghiệp nên tính đến các yếu tố như: tình hình tiêu thụ hàng hoá đó trên thị trường trong quá khứ, tình hình tồn kho, phương thức bán hàng và khả năng bán hàng để đánh giá khả năng tiêu thụ. Nếu là phương án sản xuất hoặc thi công xây dựng thì phải xem xét khả năng sản xuất hoặc thi công bao gồm các yếu tố như công suất, năng lực sản xuất, thi công của doanh nghiệp, kế hoạch và tiến độ sản xuất, thi công, phương thức bán hàng tiêu thụ sản phẩm. Nguồn trả nợ: nguồn trả nợ chính của doanh nghiệp đối với phương án sản xuất kinh doanh cụ thể là từ doanh thu bán hàng, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở những phân tích về sản phẩm, hàng hoá; khả năng tiêu thụ; thời gian thu hồi vốn của phương án, doanh nghiệp xác định nguồn trả nợ và thời hạn trả nợ phù hợp. Nếu tính toán nguồn trả và thời hạn trả nợ không chính xác hoặc thời hạn quá ngắn doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn do chưa kịp thu hồi vốn, hoặc nếu thời gian cho vay quá dài thì khách hàng có thể sẽ quay vòng vốn nhưng chưa đến kỳ hạn trả nợ doanh nghiệp sẽ sử dụng vào mục đích khác dẫn đến không trả được nợ khi đến hạn. Hiệu quả kinh tế: phân tích, đánh giá đầu vào, đầu ra và hiệu quả kinh tế của phương án sản xuất, kinh doanh so sánh với năng lực của doanh nghiệp, tính khả thi của phương án vay vốn. 68 • Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp khi cho vay vốn Việc đánh giá khách hàng theo góc độ định tính là nhằm hiểu ý muốn hoàn trả của người vay. Còn mục đích của việc phân tích tài chính của khách hàng là xem xét khả năng của khách hàng về nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn chiếm dụng và vốn vay, hàng hoá tồn kho, cơ cấu tài sản lưu động và cố định đến thời điểm hiện tại là phân tích định lượng, từ đó có kết luận về thực trạng khách hàng có khả năng hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng không. Tình hình tài chính phải được xem xét một cách tỷ mỉ và có hệ thống ít nhất trong hai năm liên tục để rút ra kết luận tình hình tài chính có lành mạnh hay không. Khi phân tích tình hình tài chính của khách hàng thường xét đến các chỉ tiêu sau: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán: đây là chỉ số rất quan trọng đối với Ngân hàng khi xem xét cho khách hàng vay vốn, nó cho ta biết khả năng trả nợ của khách hàng đối với các khoản nợ đến hạn. Để đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng, các hệ số sau đây thương được sử dụng như: khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, vốn lưu động ròng … Chỉ tiêu vốn lưu động ròng là số vốn lưu động mà doanh nghiệp thường xuyên có, đây là nguồn bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp để thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Nếu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp âm chứng tỏ doanh nghiệp đã dùng vốn ngắn hạn vào đầu tư TSCĐ, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của khách hàng. Khi áp dụng các chỉ tiêu đánh giá như trên ta cần xem xét cụ thể từng khoản mục trong bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp và loại bỏ các khoản hàng chậm luân chuyển, các khoản phải thu, tạm ứng khó có khả năng thu hồi, chỉ tính các khoản có khả năng thu hồi được trong ngắn hạn. Doanh thu: cần phân tích tổng doanh thu về mức độ tăng trưởng và tỷ trọng doanh thu của mỗi loại mặt hàng như: doanh thu trong nội địa, doanh thu với nước ngoài như hàng xuất khẩu, nhập khẩu, doanh thu uỷ thác. Qua phân tích doanh thu kết 69 hợp với những phân tích trong phần thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh để rút ra kết luận về những thành công, hạn chế của doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, cần phân tích tổng doanh thu của từng quý, từng tháng để xác định được những thời điểm hoạt động mạnh của công ty và so sánh với hoạt động của cùng kỳ năm trước, điều này rất quan trọng đặc biệt là đối với những doanh nghiệp hoạt động sản xuất theo mùa vụ. Hiệu quả: để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể sử dụng một số chỉ tiêu như: - Hiệu suất sử dụng tài sản. Hệ số này cho ta biết mỗi đơn vị tài sản trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu. Nếu tỷ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp khai thác tốt lượng tài sản đang quản lý và ngược lại. - Lợi nhuận: là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh hiệu quả hoạt động quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, nhân viên tín dụng phải tìm ra đâu là nguyên nhân gây lỗ, các biện pháp hạn chế và khắc phục lỗ trong thời gian tiếp theo. Trên cơ sở lợi nhuận ta tính ra được tỷ suất lợi nhuận và so sánh các thời kỳ với nhau để đánh giá. - Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu. Các chỉ số này cho biết hiệu quả của việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, khả năng sinh lời của vốn và việc cắt giảm bớt chi phí để tăng lợi nhuận vì có nhiều doanh nghiệp mặc dù tổng doanh thu tăng nhanh nhưng lợi nhuận tăng rất thấp hoặc không tăng, khi đó cần tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân của hiện tượng trên. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, báo cáo kết quả kinh doanh thường phản ánh thấp hơn thực tế hoạt động để tránh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, nên khi tìm hiểu nhân viên tín dụng có thể yêu cẩu khách hàng cung cấp báo cáo thực để có cơ sở tham khảo để phân tích chính xác. 70 Mức độ độc lập về tài chính: mức độ độc lập về tài chính cho chúng ta thấy khả năng tài chính của doanh nghiệp khi không có nguồn tài trợ từ bên ngoài. Nếu mức độ độc lập tài chính cao thì doanh nghiệp ít phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài và mức độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chỉ hoạt động bằng vốn tự có thì sẽ bị hạn chế rất nhiều đến khả năng mở rộng kinh doanh và lợi nhuận. Để đánh giá mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp ta thường căn cứ vào tỷ suất tự tài trợ. Tỷ suất tự tài trợ cho ta biết tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Tỷ suất tự tài trợ càng cao thì mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Phân tích sự biến động về tài sản và nguồn vốn: trong quá trình hoạt động, tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ liên tục biến động cả về quy mô và cơ cấu. Thông thường, khi tổng tài sản tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng sản xuất kinh doanh và kết quả là doanh thu, lợi nhuận cũng tăng theo. Trường hợp tổng tài sản tăng nhưng doanh thu không tăng phải tìm hiểu nguyên nhân có thể do tài sản cố định mới đưa vào hoạt động hoặc doanh thu không tăng nhưng lợi nhuận tăng có thể do quản lý về tài chính tốt hơn, giảm chi phí... Những trường hợp tổng tài sản tăng mà doanh thu, lợi nhuận không tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đang bị giảm sút và phải tìm hiểu nguyên nhân và xu hướng thay đổi kèm theo các giải pháp. Phân tích cơ cấu tài sản cho ta thấy mỗi loại tài sản chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng tài sản, mức độ biến động của mỗi loại tài sản trong kỳ để đánh giá chất lượng tài sản có của doanh nghiệp. Các khoản nợ ngân hàng: qua việc xem xét các khoản nợ của doanh nghiệp với các Ngân hàng khác phần nào thể hiện được uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng, đồng thời đây là cơ sở để cân đối khả năng trả nợ khi tính toán thời hạn vay. Khi xem xét các khoản nợ này đặc biệt quan tâm đến các khoản nợ khó đòi, nợ quá hạn và phải tìm hiểu, giải trình rõ nguyên nhân và cách khắc phục. 71 Các khoản phải thu, phải trả: các khoản phải thu sẽ cho chúng ta thấy được số vốn doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng. Các khoản phải thu phụ thuộc vào địa điểm kinh doanh và phương thức bán hàng của doanh nghiệp. Điều quan trọng khi xem xét các khoản phải thu là phải đánh giá khả năng thu hồi, đánh giá về mức độ uy tín của bạn hàng và đặc biệt chú ý đến các khoản nợ đọng kéo dài và các khoản dự phòng không thu được. Nợ phải trả là nguồn vốn chiếm dụng của các đối tác. Xét về mặt lợi ích thì doanh nghiệp không phải trả lãi cho nguồn vốn này nhưng nếu các khoản phải trả quá lớn thì có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp có các khoản nợ dây dưa kéo dài thì cần xem xét lại uy tín. Cân đối các khoản phải thu với các khoản phải trả cho ta thấy doanh nghiệp là đối tượng bị chiếm dụng vốn hay là người đi chiếm dụng. Đây cũng là cơ sở để tính nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Tồn kho: cần xem xét tình hình biến động xuất - nhập và tồn kho cả nguyên liệu và hàng hoá của doanh nghiệp. Các số liệu này phản ánh chi tiết và chính xác tình hình kinh doanh của khách hàng, nó cho ta thấy mặt hàng nào nhập nhiều, mặt hàng nào nhập ít, mặt hàng nào dễ bán, mặt hàng nào khó bán, lượng tồn kho là bao nhiêu và đặc biệt cần tìm hiểu trong số hàng tồn kho có bao nhiêu hàng ế chậm luân chuyển, bao nhiêu hàng kém chất lượng. Chu kỳ kinh doanh: việc xác định chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp giúp cho việc xác định được thời hạn cho vay trung bình cho các khoản vay ngắn hạn. Thông qua chỉ tiêu chu kỳ kinh doanh sẽ đánh giá được mức độ vòng quay vốn, thời gian dự trữ trung bình, khả năng và thời gian thu hồi được các khoản phải thu. Nếu chu kỳ kinh doanh càng gần chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn tốt, ít để tồn kho. Tuỳ theo đặc điểm của mỗi doanh nghiệp ngân hàng sẽ chú trọng phân tích yếu tố này hay yếu tố khác. Ngoài các chỉ tiêu trên có thể phân tích bổ sung các chỉ tiêu khác 72 để có thể đánh giá một cách chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như dự báo xu hướng biến động. Ngoài ra, cần chú trọng việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Qua đó ngân hàng có thể đánh giá được các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Đồng thời dùng để xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai; dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả. 3.2.2.4 Kiểm tra và giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay Các NHTM thường chú trọng vào công tác thẩm định trước khi cho vay nhưng thường ít chú ý đến công tác kiểm tra và giám sát tình hình sử dụng vốn sau khi cho vay. Do đó các NHTM cần chú trọng việc kiểm tra và giám sát chặt chẽ các khoản vay để hướng dẫn đôn đốc người vay sử dụng tiền vay đúng mục đích, có hiệu quả, trả gốc và lãi đúng hạn, đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời nếu người vay không sử dụng tiền vay như đã cam kết. 3.2.2.5 Áp dụng các biện pháp đảm bảo tiền vay, tăng cường xử lý và thu hồi nợ quá hạn. Việc áp dụng cho vay dưới hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với những khách hàng có uy tín, tình hình tài chính tốt, có khả năng trả nợ đúng hạn là cần thiết để mở rộng tín dụng. Tuy nhiên, các NHTM cần áp dụng hình thức cho có bảo đảm bằng tài sản bằng nhiều biện pháp đảm bảo tiền vay nhằm hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra khi khách hàng không trả được nợ. Đồng thời, việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản cũng góp phần ngăn ngừa tâm lý ỷ lại của khách hàng sau khi cấp tín dụng. 73 Các NHTM và các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng phải tìm mọi biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế nợ quá hạn phát sinh. Khi nợ quá hạn phát sinh thì phải tìm mọi biện pháp để xử lý và thu hồi nợ quá hạn như xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, bán cho công ty mua bán nợ… 3.4 Một số giải pháp hỗ trợ khác 3.4.1 Hỗ trợ công tác huy động vốn của các cơ quan Nhà nước Chi nhánh NHNN tỉnh cần tăng cường sự chỉ đạo tích cực, hỗ trợ mạnh mẽ cho các ngân hàng trên địa bàn trong công tác huy động vốn như liên kết với các phương tiện truyền thông của tỉnh xây dựng các chương trình giới thiệu dưới nhiều hình thức khác nhau, những đổi mới của hệ thống ngân hàng giúp công chúng hiểu biết rõ hơn, củng cố lòng tin và giao dịch với ngân hàng... Chính quyền tỉnh cần có những chính sách hỗ trợ cần thiết cho hệ thống ngân hàng trên địa bàn, định hướng quảng bá thông tin ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lý nghiêm khắc những trường hợp lừa đảo qua ngân hàng… 3.4.2 Xúc tiến thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng DNV&N Các nghiên cứu khác nhau về Quỹ bảo lãnh tín dụng DNV&N ở Việt Nam cho thấy rằng Quỹ bảo lãnh tín dụng sẽ giúp các DNV&N giảm bớt những khó khăn về thế chấp khi vay vốn ngân hàng. Thực tế, Qui chế thành lập, tổ chức và hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được ban hành từ 20/12/2001 theo Quyết định số 193 của Thủ tướng Chính phủ. Cuối năm 2002 UBND tỉnh Bạc Liêu đã có văn bản chỉ đạo các ngành có liên quan xúc tiến thành lập, tổ chức và hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng Bạc Liêu. Tuy nhiên, việc thực hiện còn gặp nhất nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn, vướng mắc lớn nhất trong việc thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng ở Bạc Liêu là việc góp vốn để thành lập quỹ. Các doanh nghiệp không muốn góp vốn vì thực tế vốn của các doanh nghiệp rất hạn chế. Còn ngân sách địa phương thì rất hạn hẹp, nên việc góp vốn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, các NHTM trên địa bàn tỉnh không mặn mà với việc góp vốn thành lập quỹ bảo lãnh tín 74 dụng vì thiếu vốn và việc góp vốn thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho chính khách hàng vay của tổ chức tín dụng là không có ý nghĩa thực tiễn và lo ngại về tính bền vững của tổ chức này. Hơn nữa, các NHTM vẫn chưa có văn bản hướng dẫn các chi nhánh về việc góp vốn thành lập Quỹ. Vì vậy cho đến nay, Quỹ bảo lãnh tín dụng Bạc Liêu vẫn chưa được thành lập và hoạt động. Do đó, cần có sự phối hợp giữa Chính quyền địa phương với ngành ngân hàng để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đẩy nhanh việc thành lập và hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng DNV&N tỉnh Bạc Liêu nhằm bảo lãnh các doanh nghiệp khi vay vốn của các NHTM trong điều kiện không đủ tài sản thế chấp. 3.4.3 Tăng cường công tác xử lý tài sản giao dịch bảo đảm của các cơ quan chức năng có liên quan. Các cơ quan chức năng có liên quan đến công tác xử lý tài sản đảm bảo tiền vay cần có biện pháp tháo gỡ những vướng mắc trong công tác xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, giúp các NHTM có thể thu hồi nợ quá hạn nhanh chóng và hiệu quả. 75 KẾT LUẬN Thực tiễn cho thấy rằng DNV&N đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách nhằm phát triển DNV&N. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện đã gặp không ít khó khăn, nhất là khó khăn trong việc huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh đã và đang kiềm hãm sự phát triển của các DNV&N. Qua việc phân tích thực trạng tín dụng, những khó khăn tồn tại và nguyên nhân của những khó khăn đó trong việc tài trợ DNV&N của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, luận văn đã đưa ra được những giải pháp có khả năng ứng dụng trong thực tiễn. Việc thực hiện các giải pháp không nhất thiết phải theo một trình tự nhất định nhưng phải được thực hiện đồng bộ từ các DNV&N, các NHTM và cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan thì mới có thể mở rộng và nâng cao được hiệu quả tín dụng tài trợ DNV&N của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, đồng thời giúp các DNV&N có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các NHTM hiệu quả hơn. Từ những phân tích trong luận văn, tôi hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề TDNH đối với DNV&N, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh Bạc Liêu theo những mục tiêu đã đề ra. Xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Hoàng Ngân và Quí Thầy Cô Trường Đại Học Kinh Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kiến thức cho em trong quá trình học tập cũng như trong thời gian viết luận văn. Tuy nhiên, do hn ch v trình  và kinh nghim công tác ca bn thân, lun vn khó tránh khi nhng hn ch và thiu sót, rt mong nhn c s óng góp góp  kin quí báo ca Thy cô và ng nghip. 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- PGS. TS. Nguyễn văn Dờn (2003), Tiền tệ - ngân hàng, Nxb Thống kê. 2- Hồ Diệu (2001), Tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê 3- TS. Nguyễn Minh Kiều (2005), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh. 4- Một số tài liệu của Chương trình phát triển kinh tế tư nhân (MPDF). 5- Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2002, 2003, 2004, 2005, Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội. 6- Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ 7- Qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010, UBND tỉnh Bạc Liêu. 8- Các trang web: Bộ Tài chính (www.mof.gov.vn) Tạp chí phát triển kinh tế - Đại học Kinh tế TPHCM ( Tổng cục Thống kê (www.gso.gov.vn) Chương trình giảng dạy kinh tế FULBRIGHT ( Tạp chí Ngân hàng - Học viện ngân hàng Ngân hàng Nhà nước ( Hỗ trợ DNV&N của VCCI và GTZ ( ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA1043.pdf
Tài liệu liên quan