Mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bắc quang

Tài liệu Mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bắc quang: ... Ebook Mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bắc quang

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bắc quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môc lôc lêi nãi ®Çu CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA NHTM Hoạt động cơ bản của NHTM ................................................................... Khái niệm NHTM………………………………………………………...... 1.1.2. Hoạt động cơ bản của NHTM........................................................................ 1.2. Tín dụng đối với hộ sản xuất của NHTM..............................................….. 1.2.1. Khái niệm và phân loại tín dụng của NHTM................................................. 1.2.2. Tín dụng đối với hộ sản xuất của NHTM...................................................... 1.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của hộ sản xuất…………………………………. 1.2.2.2. Tín dụng đối với hộ sản xuất của NHTM................................................... a. Hình thức tín dụng đối với hộ sản xuất của NHTM............................................. b. Quy trình tín dụng đối với hộ sản xuất cuả NHTM............................................. 1.2.2.3. Mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất của NHTM...................................... 1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới tín dụng đối với hộ sản xuất của NHTM...................... 1.3.1. Nhân tố chủ quan…………………………………………………………... 1.3.2. Nhân tố khách quan………………………………………………………… CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT HUYỆN BẮC QUANG 2.1.Tổng quan về về NHNo&PTNT Bắc Quang……………………………….. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Bắc Quang………... 2.1.2. Cơ cấu tổ chức ( chức năng, nhiệm vụ, nhân sự của các phòng ban chức năng, ban Giam đốc ) NHNo&PTNT Bắc quang………………………………… 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong trong 3 năm từ 2005 - 2007 của NHNo&PTNT Bắc quang ………………………………………………….. 2.1.3.1. Công tác huy động vốn…………………………………………………... 2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn…………………………………………………… 2.1.3.3. Các hoạt động dịch vụ khác của Ngân hàng................................... 2.1.3.4. Công tác tài chính - Kế toán Ngân quỹ....................................................... 2.2. Thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Bắc Quang. 2.2.1. Tình hình hộ sản xuất tại huyện Bắc Quang……………………………….. 2.2.2. Thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Bắc Quang……………………………………………………………………………... 2.2.2.1.Quy trình tín dụng đối với hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Bắc Quang……………………………………………………………………………... 2.2.2.2. Thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Bắc Quang……………………………………………………………………………... 2.3. Đánh giá thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Bắc Quang. 2.3.1. Kết quả đạt được…………………………………………………………….. 2.3.2. Hạn chế nguyên nhân……………………………………………………….. 2.3.2.1. Hạn chế……………………………………………………………………. 2.3.2.2. Nguyên nhân………………………………………………………………. * Nguyên nhân chủ quan ( Thuộc NHNo&PTNT huyện Bắc Quang ) * Nguyên nhân khách quan ( Ngoài NHNo&PTNT huyện Bắc Quang ) CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA NHNO&PTNT HUYỆN BẮC QUANG 3.1. Định hướng tín dụng đối với hộ sản xuất của NHNo&PTNT Bắc Quang 3.1.1.Đinh hướng phát triển hộ sản xuất tại huyện Bắc Quang………………… 3.1.2.Định hướng tín dụng đối với hộ sản xuất của NHNo&PTNT Bắc Quang. 3.2. Giải pháp mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Bắc Quang 3.2.1. Giải pháp về quy trình nghiệp vụ................................................................... * Cải tiến thủ tục tín dụng........................................................................................ * Xác định mức cho vay và thời hạn cho vay hợp lý.............................................. * Xác định mức lãi suât cho vay linh hoạt………………………………………... * Mở rộng cho vay theo hạn mức…………………………………………………. * Mở rộng tín dụng gián tiếp……………………………………………………… 3.2.2. Giải pháp về tổ chức mạng lưới, xây dựng cơ sở hạ tầng………………...... 3.2.3. Giải pháp về nhân sự……………………………………………………….. 3.2.4. Giải pháp về chỉ đạo điều hành……………………………………………... 3.3. Kiến nghị. 3.3.1.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…………………………………….. 3.4.2. Đối với uỷ ban nhân dân huyện Bắc Quang…………………………………… 3.3..2. Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam……………… Lêi nãi ®Çu 1. Sự cần thiết của đề tài. Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu vì vậy nghành nông nghiệp giữ một vi trí quan trọng trong qúa trình xây dựng đất nước. Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn được Đảng ta rất quan tâm, Từ chỉ thị 100/CP-TW Ban bí thư Trung ương Đảng tháng 1/1981, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, Nghị quyết 06/NQ- TW ngày 10/11/1998 về một số vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, gần đây trong nghị quyết đại hội XIII của Đảng đã khẳng định nông nghiệp, nông thôn và nông dân là vấn đề chiến lược có ý nghĩa to lớn. Hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung và NHNo&PTNT nói riêng là một trong những ngành có vốn lớn nhất để giúp cho nền kinh tế nói chung và cho nông nghiệp - nông thôn nói riêng phát triển, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi khu vực nông thôn. Định hướng đầu tư vốn của Ngân hàng No&PTNT là tiếp cận khách hàng, đưa vốn đến người sản xuất. Vị trí của hộ sản xuất trong việc phát triển kinh tế hàng hoá trong nông nghiệp là vô cùng quan trọng, nó là nguồn lực dồi dào cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đồng thời nó cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành công nghiệp, tạo công văn việc làm, tận dụng mọi nguồn lực lao động trong nông thôn, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội nhất là trong khu vực nông thôn hiện nay. Hệ thống NHNo & PTNT nhận thấy rõ sự cần thiết phải chuyển hướng nhanh đối tượng tín dụng từ khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và hộ sản xuất. Đây là sự chuyển hướng phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Mặt khác đi vào thị trường tín dụng nông thôn và phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của NHNo & PTNT.Thị trường tín dụng nông thôn là mảnh đất còn chứa ẩn nhiều tiềm năng mà Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phải vươn tới để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là xoá đói - giảm nghèo. Song hiện nay quan hệ tín dụng giữa NHNo & PTNT đối với kinh tế hộ sản xuất còn hạn hẹp do nhiều vướng mắc và trở ngại. Vì vậy, việc nghiên mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất nhằm tìm ra nguyên nhân và cách tháo gỡ là vô cùng cần thiết. Ở một số xã thuần nông hoạt động của NHNo&PTNT huyện Bắc Quang đã góp phần đáng kể trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị của địa phương. Từ năm 1993 đến nay 90% vốn của NHNo&PTNT huyện đầu tư cho các hộ gia đình phát triển sản xuất chăn nuôi, ngành nghề, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống của người dân. Xuất phát từ tình hình thực tế hoạt động của Ngân hàng NoPTNT huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang đề tài “ Mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Bắc Quang” mang tính chất cần thiết và ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhằm mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nông dân góp phần thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tín dụng hộ sản xuất và thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất, qua đó thấy được tầm quan trọng tìm biện pháp mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất. Phân tích đánh giá giải pháp mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng No&PTNT huyện Bắc Quang. Từ đó thấy được những mặt tồn tại để có những đề xuất một số kiến nghị để thực hiện. 3. Đối tượng, phạm vị nghiên cứu. Với tính chất phức tạp của vấn đề nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề thực tiễn cụ thể tròng hoạt động mở rộng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng No&PTNT huyện Bắc Quang trong 3 năm từ 2005-2007. 4. Phương pháp nghiên cứu. Sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh, đánh giá. Kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của Ngân hàng No&PTNT huyện Bắc Quang . 5. Kết cấu chuyên đề. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương. Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng đối với hộ sản xuất của NHTM. Chương II: Thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng No&PTNT huyện Bắc Quang. Chương III: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng No&PTNT huyện Bắc Quang. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA NHTM 1.1. Hoạt động cơ bản của NHTM. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử của nền sản xuất hàng hoá, nghề ngân hàng được hình thành từ rất sớm,hình thức sơ khai của ngân hàng thương mại xuất hiện từ thời kỳ tiền tư bản và cùng với thời gian các hình thức này ngày càng được hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. NHTM ra đời trên cơ sở kinh doanh tiền tệ của những người thợ kim hoàn, ban đầu với uy tín và sự giàu có của mình, họ nhận giữ tiền hộ và thu phí, giấy xác nhận mà những người gửi tiền yêu cầu họ viết có thể lưu hành được trên thị trường, đồng thời thực hiện nghiệp vụ thanh toán hộ cho người gửi tiền. Nghiệp vụ cho vay nảy sinh khi họ nhận thấy rất nhiều người có nhu cầu về vốn để kinh doanh, do đó họ sử dụng chính số tiền này để cho vay lấy lãi. Lợi nhuận cao đã kích thích những người thợ kim hoàn thay vì việc thu phí giữ hộ tiền bằng việc trả lãi nhằm thu hút thêm nhiều tiền gửi. Quá trình phát triển kinh tế, hàng hoá được tạo ra nhiều làm nảy sinh quan hệ trao đổi hàng hoá giữa các vùng khác nhau nhưng lại bị cản trở bởi sự không đồng nhất giữa các đồng tiền, những người thợ kim hoàn, hay những người làm nghề kinh doanh tiền tệ mà C.Mác đã gọi là “Nhà tư bản thương nghiệp tiền tệ”, nắm bắt cơ hội này họ kiêm luôn cả việc đổi tiền, giữ hộ và thanh toán hộ. Khi tồn tại nghiệp vụ nhận tiền gửi, cho vay và thanh toán hộ khi đó ngân hàng thương mại đã ra đời. 1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế.Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. ở Việt Nam năm 1990 pháp lệnh ngân hàng nhà nước ra đời chính thức phân chia hệ thống ngân hàng thành hai cấp là NHTW và NHTM. Từ đó khái niệm ngân hàng thương mại hoạt động đa năng trên nhiều lĩnh vực đã ra đời. Theo luật các tổ chức tín dụng được Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12- 12-1997 thì “Tổ chức tín dụng là một tổ chức hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cho vay cung ứng các dịch vụ thanh toán chi trả hộ...”. Ngân hàng là một loại hình tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Do đó có thể nói “Ngân hàng Thương mại là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi, cho vay, thực hiện các dịch vụ chi trả hộ, cung ứng các phương tiện thanh toán cùng các hoạt động kinh doanh khác ”. Mục tiêu của ngân hàng là tối đa hoá lợi nhuận với đối tượng kinh doanh là tiền tệ. 1.1.2. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại : Hoạt động tạo lập vốn: Để bắt đầu hoạt động ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định. Tuỳ theo tính chất mỗi ngân hàng mà nguồn gốc hình thành vốn ban đầu khác nhau gồm: - Vốn pháp định: Vốn pháp định là vốn ban đầu theo luật định khi đi vào hoạt động của ngân hàng. Nó được gia tăng trong quá trình hoạt động, bằng cách trích từ lợi nhuận kinh doanh, hoặc bằng cách tăng mức đóng góp của các chủ sở hữu nếu là ngân hàng cổ phần. Ngoài vốn pháp định, ngân hàng còn có các quỹ dự trữ ngân hàng, như quỹ dự phòng tổn thất, quỹ bảo toàn vốn, quỹ khấu hao tài sản cố định, quỹ phúc lợi,quỹ khen thưởng… Hoạt động khai thác và sử dụng vốn: Hoạt động chính của ngân hàng thương mại là huy động vốn để sử dụng vốn một cách thật hiệu quả sao cho có thể bù đắp những chi phí mà ngân hàng bỏ ra đồng thời tạo ra được lợi nhuận. - Huy động vốn: Đây là hoạt động tạo nguồn vốn cho Ngân hàng thương mại. Nó đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng tới quy mô hoạt động ngân hàng. Hoạt động huy động vốn được thể hiện dưới các hình thức như nhận tiền gửi, huy động trái phiếu và vay mượn từ NHTW hoặc từ các ngân hàng thương mại khác. - Nhận tiền gửi: Là nguồn vốn kinh doanh quan trọng nhất của mọi ngân hàng thương mại, hoạt động này cũng thể hiện một đặc trưng cơ bản của NHTM so với các tổ chức tài chính khác. - Trái phiếu cũng là một hình thức huy động vốn của ngân hàng. Có thể huy động trái phiếu ngắn hạn hoặc dài hạn với tên gọi khác nhau như tín phiếu ngân hàng, kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng. - Vay mượn từ NHTW hoặc từ các ngân hàng thương mại khác cũng là một cách huy động vốn của Ngân hàng thương mại trong các trường hợp cần thiết. Để duy trì khả năng thanh toán nhanh của Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu rút tiền và thanh toán thường xuyên của khách hàng, Ngân hàng thương mại phải thường xuyên duy trì một khoản tiền theo tỷ lệ nhất định (Là khoản dự trữ bắt buộc do NHTW quy định dựa trên tỷ lệ % vốn huy động) bao gồm các khoản tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHTW, tiền gửi ở ngân hàng khác. Hoạt động cơ bản trong sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại là hoạt động tín dụng (Cho vay), đầu tư và Bảo lãnh. 1.2. Tín dụng đối với hộ sản xuất của NHTM. 1.2.1. Khái niệm và phân loại tín dụng của NHTM. * Khái niệm về tín dụng của NHTM. Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết trả với một lượng giá trị lớn hơn theo thời hạn đã thoả thuận. TDNH là mối quan hệ giữa một bên là Ngân hàng với một bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó Ngân hàng đóng vai trò là người đi huy động để cho vay. Giá (lãi suất) của khoản vay do Ngân hàng ấn định cho khách hàng vay là mức lợi tức mà khách hàng phải trả trong suất thời gian tồn tại của khoàn vay. Chủ thể tham gia trong quan hệ TDNH là Ngân hàng, Nhà nước, Doanh nghiệp và hộ dân cư. Đối tượng được sử dụng cho vay ở đây là tiền, nó không chịu sự giới hạn theo hàng hoá, vận động đa phương đa chiều. Đây là điểm khác biệt giữa TDNH với các loại hình tín dụng khác. TDNH đối với hộ sản xuất là tín dụng mà một bên chủ thể tín dụng là Ngân hàng, một bên là các hộ sản xuất. * Phân loại tín dụng của NHTM. Có thể phân chia hoạt động tín dụng theo nhiều tiêu thức khác nhau, cụ thể: - Nếu phân chia theo thời gian: + Tín dụng ngắn hạn: Là những khoản tín dụng có thời hạn cho vay dưới 12 tháng. Là loại cho vay mà ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận và ít chịu rủi ro hơn so với cho vay trung và dài hạn. + Tín dụng trung và dài hạn: Là loại cho vay được thực hiện đối với những chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội. - Nếu phân chia theo ngành kinh tế + Cho vay ngành nông nghiệp + Cho vay công nghiệp và thương mại + Cho vay xây dựng cơ bản - Nếu phân chia theo đối tượng : + Cho vay bổ xung vốn lưu động + Cho vay đầu tư vốn cố định. - Hoạt động đầu tư bao gồm: + Ngân hàng đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn, chủ yếu là chứng khoán ngắn hạn của chính phủ. Hoạt động này vừa là hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cho ngân hàng vừa góp phần điều hoà lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế + Ngân hàng còn được phép mua cổ phiếu và trái phiếu của các doanh nghiệp, qua đây những ngân hàng lớn tham gia vào việc thành lập và quản lý các doanh nghiệp. - Bảo lãnh ngân hàng: Là hình thức ngân hàng dựa vào uy tín của mình để bảo lãnh thanh toán cho khách hàng. Hợp đồng bảo lãnh cam kết bằng văn bản với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng trong trường hợp không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết và khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. Tóm lại: Hoạt động của một ngân hàng thương mại rất phong phú và đa dạng. Cùng với thời gian, những hoạt động này càng ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Song trong các hoạt động của NHTM thì hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động cơ bản nhất, quan trọng nhất, là hoạt động sinh lời chủ yếu, quyết định kết quả kinh doanh của ngân hàng. 1.2.2. Tín dụng đối với hộ sản xuất của NHTM 1.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của hộ sản xuất. * Khái niệm về hộ sản xuất. Theo nghị định 14/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ thì Hộ sản xuất bao gồm: Các hộ nông dân, hộ tư nhân, cá thể, công ty cổ phần, các tổ chức hợp tác. Các Doanh nghiệp, các thành viên HTX, tập đoàn sản xuất của các DNNN hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành Nông – Lâm – Ngư – Diêm nghiệp, tiểu thu công nghiệp ở nông thôn. Như vậy hộ sản xuất theo nghị định14/CP bao gồm nhiều loại hình sở hữu, trong đó có các cả sở hữu Nhà nước. Để có thái độ đối xử thích hợp trong hoạt động tín dụng đối với các laọi hình sử hữu để đảm bảo phù hợp với cơ chế quản lý tín dụng do NHNNN ban hành. NHNo&PTNT Việt Nam đã có quy định số 499/NĐNT ngày 02/09/1993 giải thích khái niệm về hợp tác xã như sau: Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động kinh doanh, là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình . Có hai loại hộ vay vốn: Hộ loại 1 : Bao gồm hộ chuyên sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có tính chất tự sản, tự tiêu, hộ cá thể tư nhân làm kinh tế gia đình theo nghị định 29 ngày 29/03/1993. hộ là những thành viên nhận khoán của các tổ chức kinh tế hợp tác các DNNN. Hộ loại 2 : Là hộ sản xuất kinh doanh theo luật định bao gồm : Hộ tư nhân, hộ làm nhóm sản xuất kinh doanh, tổ chức theo nghị định 66/HĐBT ngày 02/03/1992 hợp tác xã tổ chức theo điều lệ HTX, do Nhà nước quy định, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, tổ chức theo luật doanh nghiệp tư nhân ngày 21/12/1990. Các loại hộ nói trên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh daonh, dịch vụ trong các ngành, Nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, thị trấn, thị xã đềo được vay vốn tại các chi nhánh NHNo&PTNT trong cả nước. * Đặc điểm của hộ sản xuất. - Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng. - Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất của các hộ sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hoá. - Các hộ sản xuất ngoài hoạt động nông nghiệp và công chức còn tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp(sản xuất hàng hoá, dịch vụ, tiểu thu công nghiệp) với các mức độ khác nhau. - Về nhân lực: Hộ sản xuất chủ yếu sử dụng nguồn nhân lực tự có. Đây là nguồn nhân lực ở quy mô gia đình được huy động để tăng gia sản xuất. Một số hộ sản xuất hàng hoá có thuê thêm lao động vào lúc thời vụ hoạc thuê lao động thường xuyên nếu hộ đó có quy mô sản xuất lớn. - Về quy mô sản xuất: Hộ sản xuất sản phẩm, dịch vụ với quy mô nhỏ, quy mô ở mức gia đình và trang trại là chủ yếu. Do điều kiện về nguồn vốn và khả năng quản lý, sức cạnh tranh trên thị trường nên hộ sản xuất thường khó mở rộng được quy mô. Tuy nhiên trong thời gian tới chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều hộ sản xuất với quy mô lớn hơn. - Về ngành nghề: Hộ sản xuất hoạt động sanr xuất kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực, với nhiều ngành nghề rất đa dạng và phong phú bao gômg sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thậm chí có nhiều hộ còn tham gia hoạt động sản xuất cả trong lĩnh vực công nghiệp như công nghiệp may mặc, xây dựng cơ bản. Về khả năng quan lý: Khả năng quản lý của hộ sản xuất nhìn chung còn rất nhiều hạn chế. Khả năng quản lý và tổ chức sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm được tích luỹ trong cuộc sống. Người chủ gia đình thống nhất quản lý mọi yếu tố từ nguyên vật liệu, sản xuất tới tiêu dùng và tiêu thụ. - Về nguồn vốn sản xuất: nguồn vốn sản xuất của hộ sản xuất chủ yếu là tự có với quy mô nhỏ. Đây là nguồn vốn do tiết kiệm tích luỹ được hoặc là do vay mượn của người quen, bạn bè. Có rất ít hộ sản xuất tiếp cận được với nguồn vốn Ngân hàng vì thiếu các điều kiên trong đảm bảo tiền vay của Ngân hàng. Nhận xét: Từ những nội dung đã nêu trên cho thấy kinh tế hộ sản xuất rất phong phú, đa dạng, đối tượng cho vay mang tính tổng hợp bao gồm nhiều lĩnh vực, mức độ và hiệu quả sử dụng vốn cũng khác nhau. Chính vì vậy nội dung thẩm định vốn cho vay đối với hộ nông dân đóng vai trò hết sức quan trọng và là khâu quyết định đến sự an toàn vốn cũng như sự phát triển bền vững của Ngân hàng. 1.2.2.2. Tín dụng đối với hộ sản xuất của NHTM a. Hình thức tín dụng đối với hộ sản xuất của NHTM * Cho vay trực tiếp từng lần Đây là hình thức cho vay phổ biến của NH đối với các khách hàng không có nhu cầu vay vốn thường xuyên. Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và giải trình cho NH phương án sản xuất kinh doanh. NH sẽ tiến hành thẩm định phân tích khách hàng xem có đủ điều kiện và an toàn để cho vay hay không. Nếu NH xét thấy đủ điều kiện ký kết hợp đồng cho vay, xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân, mức lãi suất và các điều kiện ràng buộc khác cần thiết. Theo từng kỳ hạn nợ trong hợp đồng, NH sẽ tiến hành thu gốc và lãi. Quá trình khách hàng sử dụng vốn vay, NH sẽ kiểm soát mục đích sử dụng tiền vay và hiệu quả dự án. Nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng NH sẽ huỷ hợp đồng, thu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. * Cho vay gián tiếp Cho vay gián tiếp là hình thức Ngân hàng cho khách hàng vay thông qua các tổ chức trung gian. Đó là các tổ, đội, hội, nhóm như nhóm sản xuất, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ..Các tổ chức này thường liên kết các thành viên theo một mục đích riêng, song chủ yếu là để hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ quyền lợi cho mỗi thành viên. Vì vậy, việc phát triển kinh tế, làm giàu, xoá đói giảm nghèo luôn được các trung gian rất quan tâm. Trong phương thức cho vay này Ngân hàng có thể chuyển một vài khâu của hoạt động cho vay sang các tổ chức trung gian như thu nợ, phát tiền vay…Tổ chức trung gian cũng có thể đứng ra tín chấp cho các thành viên vay, hoặc các thành viên trong nhóm bảo lãnh cho một thành viên vay. Điều này rất thuận tiện khi người vay không có hoặc không đủ tài sản thế chấp. Tuy nhiên để các tổ chức trung gian hoạt động có hiệu quả thì các tổ chức trung gian cũng bị mất chi phí, vì vậy Ngân hàng phải trích một phần thu nhập cho các tổ chức trung gian. Ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua các người bán lẻ các sản phẩm đầu vào của quá trình sản xuất. Việc cho vay theo cách này hạn chế người vay sử dụng tiền sai mục đích. Cho vay gián tiếp thường áp dụng đối với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán, cách xa Ngân hàng. Trong trường hợp như vậy cho vay thông qua trung gian có thể tiết kiệm chi phí cho vay (phân tích, giám sát, thu nợ…) Cho vay thông qua trung gian nhằm giảm bớt rủi ro, chi phí của Ngân hàng, tuy nhiên nó cũng bộc lộ những khuyết điểm. Nhiều trung gian đã lợi dụng vị thế của mình và nếu ngân hàng không kiểm soát tốt sẽ tăng lãi suất cho vay để cho vay ngược lại, hoặc giữ lấy số tiền của các thành viên khác cho riêng mình. Các nhà bán lẻ có thể lợi dụng để bán hàng kém chất lượng hoặc bán với giá đắt cho người vay vốn. b. Quy trình tín dụng đối với hộ sản xuất cuả NHTM * Xác định thị trường và các thị trường mục tiêu Đề xuất tín dụng - Nhu cầu khách hàng ( tiếp nhận yêu cầu khách hàng ) - Thẩm định ( Mục đích vay ) - Thương lượng ( Kỳ hạn, thanh toán, các điều khoản, bảo đảm tiền vay ) - Phê duyệt ( Cán bộ quản trị rủi ro, Giám đốc/ Tổng giám đốc. Thủ tục hồ sơ và giải ngân - Thủ tục hồ sở ( Dự thảo hợp đồng, xem xét hồ sơ, kiểm tra tài sản bảo đảm ) - Giả ngân ( Thủ tục hồ sơ hoàn tất, chuyển tiền ) Quản lý danh mục - Quản lý tín dụng ( Số liệu, các điều khoản, bảo đảm tiền vay, thanh toán, đánh giá tín dụng ) 1.2.2.3. Mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất của NHTM. * Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất Trong mấy năm trở lại đây cơ cấu luôn thay đổi theo chiều hướng tích cực. Năm 2007 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá. Nhiều chính sách mới về phát triển nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước đưa vào thực hiện, đã tạo cho hoạt động tín dụng hộ sản xuất có môi trường thông thoáng như mở rộng đầu tư kinh tế trang trại, cho hộ gia đình vay vốn cho nên doanh số cho vay đã thực hiện năm 2007 cao hơn hẳn các năm trước BiÓu 1 Doanh sè cho vay hé s¶n xuÊt §¬n vÞ: TriÖu ®ång Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số hộ vay Doanh số cho vay Số hộ vay Doanh số cho vay Số hộ vay Doanh số cho vay Tæng sè 15262 274.694 17553 315.955 15197 273.860 1- Chia theo lo¹i vay 1.1- Cho vay ng¾n h¹n 10516 157.742 12273 184.108 9348 142.105 1.2- Cho vay trung dài h¹n 4.744 116.952 5280 131.847 5849 131.755 2- Chia theo ngµnh kinh tÕ 2.1- Ngµnh n«ng nghiÖp 9072 151.081 10531 173.573 8.492 165.485 2.2- TiÓu thñ c«ng nghiÖp 549 27.470 619 30.960 650 31.450 2.3- Th­¬ng m¹i dÞch vô 2578 68.674 2932 78.650 1534 35..352 2.4- Cho vay tiªu dïng 3061 27.469 3471 32.772 4521 41.573 3- Theo h×nh thøc kh¸c 3.1- Cho vay trùc tiÕp 12787 192.286 12288 221.196 8.402 158..985 3.2- Cho vay qua tæ 2473 82.408 5265 94.786 6795 114.875 4- Theo h×nh thøc b¶o ®¶m 4.1- Cho vay kh«ng cã b¶o ®¶m 6104 54.938 6320 63.191 6132 65.679 4.2- Cho vay cã thÕ chÊp cÇm cè 9156 206.020 11233 252.764 8065 208.181 (Nguån: B¸o c¸o tÝn dông n¨m 2005, 2006, 2007) Nhận xét: Qua số liệu phân tích ở biểu trên cho ta thấy doanh số cho vay hộ sản xuất ngày càng khả quan có xu hướng tăng phát triển ở một số ngành nghề như tiểu thủ công nghiệp, cho vay tiêu dùng đối với cơ quan ban ngành trong huyện.Ngân hàng Bắc quang đã triển khai mô hình cho vay qua tổ theo Nghị quyết liên tịch số 2.308/NQLT – 1999 của Trung ương hội nông dân Việt Nam, đồng thời thực hiện quyết định số 67/1999/QĐ – TTg: Các hộ nông dân có đất nông nghiệp được vay vốn từ 10 triệu đồng trở xuống không phải thế chấp tài sản. Điều đó đã tháo gỡ ách tắc trong việc cho vay hộ sản xuất, tạo điều kiện tốt cho Ngân hàng mở rộng tín dụng cả về mức cho vay và diện hộ vay. Qua số liệu phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế ta thấy đã thể hiện rõ hướng đầu tư chủ lực của ngân hàng No & PTNT huyện Bắc quang tín dụng hộ sản xuất là hướng đầu tư chủ lực của Ngân hàng. Tập chung chủ yếu cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cả về diện hộ và qui mô vốn. Ngân hàng No Bắc quang đầu tư cho ngành nông nghiệp chủ yếu để phát triển trồng trọt (cam, quýt), chăn nuôi (trâu bò hàng hoá), sản xuất quả, hoa mầu... Ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại được chú trọng đầu tư theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn, song còn chiếm tỷ trọng thấp. Một lĩnh vực mới đầu tư từ năm 2000 đến nay là cho vay tiêu dùng (đời sống) đây là một hướng đi đúng. Đối tượng vay vốn đời sống chủ yếu là các hộ, cán bộ công nhân viên chức có thu nhập ổn định. Qua số liệu trên ta còn thấy cho vay theo hình thức vay vốn ở ngân hàng No & PTNT Bắc quang ngày càng phát triển tăng (vay thông qua tổ) vừa tạo thuận lợi cho các hộ sản xuất vay vốn, vừa giảm bớt khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng. Thực hiện Nghị quyết 67/ 1999/ QĐ - TTg các hộ sản xuất có đất nông nghiệp được vay vốn dưới 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản. Đây là một chính sách lớn đối với nông nghiệp nông thôn và nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân vay vốn phát triển kinh tế. Năm 2005 doanh số cho vay thuộc đối tượng này là: 54.938 triệu đồng, bình quân một hộ vay là 9 triệu đồng. Năm 2007 doanh số cho vay không có đảm bảo là 65.679 triệu đồng bình quân một hộ vay là 10 triệu đồng tăng 1 triệu đồng so với năm 2005. * Dư nợ hộ sản xuất. Dư nợ cho vay là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của các NHTM. Nó được tính bằng số dư nợ kì trước cộng với doanh số cho vay trong kỳ trừ đi doanh số thu nợ trong kì và thường được tính cho thời điểm là cuối tháng, cuối quí hoặc cuối năm. Dư nợ cho vay khác với doanh số cho vay và doanh số thu nợ ở chỗ nó là một chỉ tiêu mang tính thời điểm, còn doanh số cho vay và doanh số thu nợ là chỉ tiêu mang tính thời kỳ. Dư nợ phản ánh số vốn mà Ngân hàng đã cho vay mà vẫn chưa thu được nợ. Dư nợ cũng dự báo một cách khá chính xác số tiền lãi mà Ngân hàng sẽ thu được trong tương lai, do vậy nó phản ánh khá chính xác hoạt động của Ngân hàng, cho thấy qui mô của Ngân hàng hiện đang nằm trong khách hàng. Do xác định được rõ khách hàng chính là các hộ sản xuất, NHNo&PTNT Bắc Quang luôn phấn đấu tăng dư nợ cho hộ sản xuất. Trong 3 năm 2005-2007 dư nợ cho vay hộ sản xuất tăng đáng kể, đặc biệt năm 2007 dư nợ cho vay là 254.395 triệu đồng trong đó dư nợ cho vay hộ sản xuất là 165.485 triệu đồng chiếm 65 % tổng dư nợ Bảng 2 Dư nợ, số hộ, mức cho vay hộ sản xuất. Đơn vị:Triệu đồng Chỉ tiêu ChØ tiªu 2005 2006 2007 1. Dư nợ 151.081 173.573 165.485 2. Số hộ 15262 17553 15197 3.Mức vay của một món 5,5 7,5 9 Nguồn : Các báo cáo tổng kết công tác tín dụng và hoạt động kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007. Từ khi thực hiện Chỉ thị 202/ CP và Nghị định 14/ CP, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bắc quang luôn hướng vào thị trường nông nghiệp và nông thôn. Dư nợ hộ sản xuất qua 3 năm tăng đều đặn. Cuối năm 2005 dư nợ hộ sản xuất là: 151.081 triệu đồng, cuối năm 2007 dư nợ là: 165.485 triệu đồng, tăng 14.404 triệu đồng. Dư nợ bình quân 1 hộ sản xuất đến năm 2005 mới đạt 5,5 triệu đồng. Dư nợ bình quân 1 hộ sản xuất trung bình trong 3 năm từ 2005-2007 mới đạt được khoảng hơn 7,3 triệu, tiền trung bình vay của hộ sản xuất còn thấp, điều đó chứng tỏ các hộ sản xuất còn nhỏ, kỹ thuật lạc hậu, song đánh giá cả một giai đoạn thì nó luôn có xu hướng tăng điều đó chứng tỏ quy mô sản xuất được cải thiện, đó là biểu hiện của việc sản xuất có hiệu quả. Có được các kết quả này là do chính sách tín dụng linh hoạt và sát thực tế. Ngân hàng đã sử dụng hiệu quả nhiều chính sách, chương trình mà ngành cũng như ngân hàng đặt ra. Dư nợ tăng nhanh cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đang mở rộng và phát triển mạnh mẽ. 1.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tín dụng đối với hộ sản xuất 1.3.1. Nhân tố chủ quan. * Mục tiêu và chính sách TDNH: Khi quyết định mở rộng tín dụng đối với khách hàng mới và cũ NH phải căn cứ vào mục tiêu, chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn nhất định, căn cứ vào chính sách tín dụng mà NH đang áp dụng. Chiến lược này được xây dựng ._.phù hợp với từng giai đoạn phát triển của NKT, căn cứ vào định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước. Các mục tiêu và chính sách của NH có thể ảnh hưởng đến việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với kinh tế hộ bao gồm: - Hạn chế tập trung vốn vào một đối tượng khách hàng để đa dạng hoá rủi ro. Đây là chiến lược không bỏ trứng vào một giỏ. - Mục tiêu phục vụ tốt nhất lợi ích kinh tế- chính trị- xã hội của địa phương - NH sẽ tập trung vào đối tượng khách hàng tiềm năng hay khách hàng truyền thống. Nói cách khác NH cần mở rộng thị trường bằng cách mở rộng khách hàng mới hay đi vào chiều sâu để tăng sức cạnh tranh với các đối thủ khác. Mục tiêu, chiến lược, chiến lược kinh doanh và chính sách tín dụng sẽ cho biết NH có tham gia và mở rộng tín dụng với đối tượng khách hàng này không. Chỉ khi mục tiêu và chính sách tín dụng đã được xác định các NH mới có thể tiến hành các hoạt động cho vay và mở rộng tín dụng. * Khả năng về vốn: NH không thể mở rộng tín dụng đối với mỗi nhóm đối tượng nào đó được nêu như bản thân NH không có khả năng về vốn.Tức là NH không thể tăng cho vay nếu như nguồn vốn của NH không tăng. Hơn nữa với một nguồn vốn hạn hẹp, NH không muốn đầu tư toàn bộ tài sản của mình vào một nhóm đối tượng khách hàng bởi vì như vậy NH sẽ không theo đuổi được mục tiêu đa dạng hoá khách hàng, giảm thiểu rủi ro. Một NH có tiềm lực tài chính hùng mạnh, hoạt động trên nhiều lĩnh vực thì khả năng tồn tại và phát triển và phát triển sẽ bền vững hơn rủi ro ít hơn, phân tán hơn. * Đội ngũ cán bộ tín dụng: Đây là người trực tiếp giao dịch với khách hàng, là bộ mặt của NH và là người có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định có cho vay hay không. Một đội ngũ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm sẽ đảm bảo cho sự thành công của các món vay, đảm bảo khả năng thu hồi vốn và sinh lợi của nguồn vốn NH. Ngoài ra phong cách và thái độ phục vụ của nhân viên NH là công cụ marketing tốt nhất để mở rộng thị trường cho vay của NH. * Cơ sở vật chất mạng lưới: Một NH có hệ thống cơ sở vật chất mạng lưới rộng khắp đến mọi nơi mọi địa bàn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, tăng cho vay vì như vậy sẽ giảm bớt chi phí của khoản vay đối với khách hàng, đó là các chi phí liên quan đến khoản vay như chi phí đi lại, thời gian. Song hành với nó thì chi phí quản lý khoản vay đối với NH cũng như được giảm bớt, tăng hiệu quả sử dụng vốn cho cả khách hàng NH. 1.3.2. Nhân tố khách quan. * Chính sách của Đảng và Nhà nước: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nói chung và kinh tế hộ sản xuất nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất. Đây là cơ sở, là chiếc xương sống để NH có thể mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vốn cho hộ sản xuất bởi vì nó tạo ra những cơ chế đặc biệt ưu đãi đối với các NH cũng như các khách hàng trong quan hệ tín dụng. Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng NH nhằm phát triển nông nghiệp và nông thôn: Văn bản số 320/CV-NHNN 14 ngày 16/4/1999 của Thống đốc NHNN về hướng dẫn cho vay đối với các hộ theo tinh thần quyết định của Chính phủ đã tạo ra một cơ chế cực kỳ thuận lợi để các NH có thể mở rộng tín dụng khu vực này. * Môi trường kinh tế xã hội địa phương: Môi trường kinh tế địa phương nới địa bàn của NH hoạt động có ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng đối với kinh tế hộ nói riêng ở địa phương. Môi trường kinh tế này bao gồm diện tích, dân số, vị trí địa lý, tốc độ tăng trưởng GDP, Các tiêu chí này cho biết NH có thể mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng được hay không. Khi kinh tế địa phương phát triển tốt, các doanh nghiệp và cá nhân sẽ có nhu cầu vốn lớn hơn để mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng gia sản xuất và đó là yếu tố thuận lợi để các NH tăng cường cho vay. * Các quy định và chính sách tín dụng của NHTW Đó là các quy định về mức dự trữ bắt buộc, các quy định về đảm bảo tiền vay, quy chế cho vay đối với một khách hàng, Những chính sách tín dụng này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiến đến việc mở rộng tín dụng của NH. Mặc dù các chính sách và quy định của NHTW là cần thiết vì nó nhằm bảo vệ NH giảm bớt rủi ro song nó phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của NKT.TDNH còn góp phần gìn giữ những tinh hoa văn hoá của dân tộc trong các làng nghề truyền thống. Đó là những tinh hoa văn hoá của ông cha ta trong cuộc sống thẩm mỹ được kết tinh trong những sản phẩm truyền thống. Do thiếu vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm mà nhiều làng nghề truyền thông đang dần bị mai một. Do đó TDNH sẽ giúp các làng nghề truyền thống được phục hồi và phát triển, góp phần to lớn vào việc gìn giữ và phát huy tinh hoa * Nhóm nhân tố từ các hộ gia đình. Nhu cầu về vốn Đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc mở rộng TDNH đối với kinh tế hộ. NH sẽ không mở rộng tín dụng được nếu khách hàng không có nhu cầu. Đó là các nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc nhu cầu để sản xuất một mặt hàng mới. Chỉ khi nào khách hàng có nhu cầu vốn thực sự thì NH mới có thể cho vay được. Khả năng trả nợ: Mục tiêu của NH trước hết là đảm bảo an toàn về vốn sau đó là khả năng sinh lợi và chiến lược thị trường lâu dài. NH không thể mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng nếu như khách hàng không thể có khả năng trả nợ. Khả năng trả nợ của khách hàng được dựa trên tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng là chủ yếu. Tuy nhiên tình hình sản xuất kinh doanh tốt, tài chính lành mạnh chưa đủ đảm bảo cho NH có thể thu hồi các khoản nợ mà khách hàng phải có phương án trả nợ và chứng minh được khả năng trả nợ. Khả năng trả nợ là một trong những điều kiện quyết định để NH cho vay mà khách hàng phải đáp ứng. Đảm bảo tiền vay: Các khoản vay của NH thông thường phải có các tài sản đảm bảo, thế chấp. Đây là điều gần như bắt buộc đối với các khách hàng không phải là khách hàng truyền thống của NH. Giá trị tài sản thế chấp đối khi quyết định độ lớn của khoản vay. Xét một cách toàn diện thì NH không bao giờ mong muốn xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ bởi vì NH chỉ có thể tồn tại và phát triển khi khách hàng tồn tại và phát triển. Việc buộc khách hàng phải có tài sản thế chấp chỉ là bước đường cùng nhằm tránh những thất thoát về vốn của NH. Biện pháp đảm bảo tiến vay cũng bao gồm sự đảm bảo bằng tín chấp của các tổ chức đoàn thể bảo lãnh vay vốn. Hiện nay các hộ gia đình khi vay các món vay nhỏ hơn 10 triệu nếu là sản xuất thuần nông, các món vay nhỏ hơn 20 triệu nếu làm trang trại, các món vay nhỏ hơn 50 triệu nếu nuôi trồng thuỷ sản thì không cần tài sản thế chấp mà chỉ cam kết trả nợ và nộp chứng nhận quyền sử dụng đất. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT BẮC QUANG 2.1. Tổng quan về về NHNo&PTNT Bắc Quang 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Bắc Quang * Giới thiệu chung: Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bắc Quang là đơn vị trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Hà Giang, hoạt động theo luật tổ chức tín dụng và điều lệ của NHNo&PTNT Việt Nam. Hoạt động kinh doanh chủ yếu: - Nhận tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân, huy động tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với dân cư và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. - Làm dịch vụ các dự án tín dụng quốc tế. - Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước. - Kinh doanh ngoại tệ. Trụ sở đặt tại: tổ 1 khu phố số 3 thị trấn Việt quang huyện Bắc quang tỉnh Hà Giang. * Lịch sử ra đời: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bắc Quang được thành lập năm 1991, là một chi nhánh trực thuộc của NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang hoạt động theo Luật của tổ chức tín dụng và Điều lệ NHNo&PTNT Việt Nam. Từ năm thành lập đến nay, Ngân hàng No&PTNT huyện Bắc quang phát triển qua 3 giai đoạn. Giai đoạn từ năm 1991 -> 1995. Ngân hàng có tên là Ngân hàng Nông nghiệp huyện Bắc Quang. Ngân hàng Nông nghiệp huyện Bắc Quang mới có một trụ sở chính tại chung tâm huyện Bắc Quang. Cuối năm 1995 Ngân hàng mới chỉ có 13 nhân viên và cơ sở vật chất, trang thiết bị đang còn rất nghèo nàn, lạc hậu.Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là hoạt động cho vay đối với các hộ nghèo, các hộ gia đình chính sách với nguồn tài trọ uỷ thác của Chính phủ. Giai đoạn từ năm 1996 ->2001. Cuối năm 1996, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thì Ngân hàng Nông nghiệp huyện Bắc Quang cũng được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bắc Quang. Ngoài trụ sở chính đặt tại trung tâm huyện, Ngân hàng No&PTNT được sự đồng ý của Ngân hàng No&PTNT tỉnh Hà Giang, đã thành lập thêm 2 chi nhánh cấp III: chi nhánh Vĩnh Tuy đặt tại trung tâm xã Vĩnh Tuy Thành lập (6/1997), và chi nhánh Kim ngọc đặt tại trung tâm xã Kim ngọc (8/1999).Hoạt động kinh doanh đã được mở rộng với nhiều hình thức cho vay và nhiều hình thức huy động vốn. Cuối năm 2001, Ngân hàng đã có 37 nhân viên cùng cơ sở vật chất bắt đầu khang trang hơn. Giai đoạn từ năm 2001 đến nay: Ngân hàng hoạt động kinh doanh đa dạng hơn, mở rộng hơn chính vì vậy Ngân hàng huyện Bắc Quang đã xin thành lập thêm 2 chi nhánh nữa, chi nhánh Chi nhánh Tân Quang đặt tại trung tâm xã Tân Quang thành lập (8/1999). và chi nhánh Gia Tự đặt tại trung tâm xã Đồng Yên thành lập (6/2005). Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bắc Quang có 1 trụ sở chính đóng tại trung tâm huyện và 4 phòng giao dịch trực thuộc (phòng giao dịch Vĩnh Tuy phòng giao dịch Kim Ngọc phòng giao dịch Tân Quang và phòng giao dịch Gia Tự). Tổng số cán bộ công nhân viên chức và người lao động của NHNo&PTNT huyện Bắc Quang là 64 cán bô. Trong đó 52 cán bộ trong biên chế và 12 cán bộ hợp đồng bằng miệng. Trong tổng số 64 cán bộ có : - 30 cán bộ Nam, chiếm 46,89%, - 34 cán bộ Nữ, chiếm 53,11%. - 28 cán bộ có trình độ Đại học, cao đẳng chiếm 43,75% - 36 cán bộ có trình độ trung cấp, chiếm 56,25% ( có 10 cán bộ đang theo học Đại học Tại chức ) * Môi trường hoạt động kinh doanh . Bắc Quang là một huyện miền núi nằm ở phí Nam của tỉnh Hà Giang.Huyện nằm trên trục quốc lộ 2 là tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh Hà Giang, vừa là cửa ngõ phía Nam của tỉnh trong việc giao lưu kinh tế văn hoá với các tỉnh bạn vừa là một điểm trên trục trung chuyển lớn giữa các vùng kinh tế Tây Nam của Trung quốc với các tỉnh Miền Bắc. Vị trí đó vừa là một lợi thế vừa là một thử thách lớn đối với huyện Bắc Quang trong xu hướng hoà nhập nền kinh tế của huyện nói riêng và của Tỉnh Hà Giang nói chung đối với nền kinh tế của khu vực. Tổng số diện tích tự nhiên của huyện là: 164.270 ha Trong đó: Đất nông nghiệp là : 21.714 ha Đất lâm nghiệp là : 115.240 ha Đất chuyên dùng là : 2.250 ha Đất khai hoá là : 25.066 ha Tổng dân số trong huyện là : 138.579 người. Với tổng số hộ là : 28.371 hộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là : 1,77% có 20 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn huyện Trong đó: Dân tộc tày chiếm : 48,75% Dân tộc Kinh chiếm : 21,5% Dân tộc Dao chiếm : 13,6% Dân tộc Mông chiếm 4,8% Tổng số dân trong độ tuổi lao động là : 65.132 lao động Trong đó: Lao động Nông thôn là : 59.716 lao động Lao động Thành thị là : 5.416 lao động Huyện Bắc quang có 23 xã thị trấn trong đó có 5 xã được hưởng chính sách 135 của chính phủ. Trong huyện 4 doanh nghiệp Trung ương, 2 doanh nghiệp của tỉnh và 15 doanh nghiệp tư nhân hoạt động đóng trụ sở trên địa bàn huyện. Với điều kiện tự nhiên, với tiềm năng đất đai, lao động dồi dào Bắc quang có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội và được tỉnh xác định là vùng kinh tế trọng điểm phát triển mọi mặt của tỉnh Hà giang. Những kết quả đạt được của huyện Bắc quang trong năm 2007. Tổng giá trị sản phẩm đạt : 670 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt : 21,5%. Công nghiệp – xây dựng đạt : 190 tỷ đồng. Thương mại dịch vụ đạt : 212 tỷ đồng. Nông – lâm nghiệp đạt : 268 tỷ đồng. Giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 6,35 triệu đồng/năm. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức ( chức năng, nhiệm vụ, nhân sự của các phòng ban chức năng, ban Giam đốc ) NHNo&PTNT Bắc quang . * Sơ đồ bộ máy tổ chức: Giám Đốc Phó Giám Đốc P. Kế toán - Ngân quỹ Chi Nhánh Tân Quang Chi Nhánh kim Ngọc Chi nhánh Tân Quang Chi nhánh Vĩnh Tuy P. Hành chính P.Kinh doanh Phó Giám Đốc Chú thích : : Chỉ đạo trực tiếp : Phối hợp thục hiện nghiệp vụ * Sự phân công, phân cấp trong tổ chức Điều hành hoạt đông của ngân hàng là Giám đốc, giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc ( Phó giám đốc phụ trách Kế toán – Ngân quỹ và phó giám đốc phụ trách Kinh doanh) Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Bắc Quang có chức năng tham mưu, giúp ban Giám đốc trong quản lý và điều hành công việc của ngân hàng. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ do giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang quyết định theo đề nghị của giám đốc NHNo&PTNT Huyện Bắc Quang. * Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng - Phòng Kinh doanh Tổng hợp, phận tích hoạt động kinh doanh quý, năm, dự thảo báo cáo sơ kết cho ban giám đốc, tổng hợp báo cáo chuyên đề theo từng giai đoạn. Nghiên cứu, xây dựng, hoạch định chiến lược, kế hoạch tín dụng Ngắn hạn, trung dài hạn trong hoạt động kinh doanh. Thẩm định các dự án thuộc quyền phán quyết của Chi nhánh và đề xuất về hạn mức tín dụng, giới hạn cho vay đối với từng khách hàng. Phân tích kinh tế theo ngành, theo danh mục kế hoạch, lựu chọn khách hàng cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao nhằm phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro triệt để. - Phòng Kế toán – Ngân quỹ. Lưu giữ và bảo mật tất cả các loại hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn và các loại giấy tờ có giá trị, quản lý tiền lương và chế độ bảo hiểm xã hội cho cán bộ, công nhân viển trong Chi nhánh. Cán bộ làm ngân qui :Với tổng số 2 cán bộ công nhân viên, trực tiếp thực hiện nghiệp ngân quỹ : Thu , chi tiền mặt , kiểm đếm, chọn loc tiền, bảo quản tiền đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng cũng như của Chi nhánh. - Phòng hành chính: Thực hiện công tác hành chính ( quản lý con dấu, văn thư, in ấn, lưu trữ hồ sơ, bảo mật…) Tham mưu cho ban Giám đốc về tổ chức sắp xếp, bố trí nhân sự theo từng phòng ban cho phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn của từng cán bộ với yêu cầu tính chất công việc. Tổ chức quản lý lao động, ngày công, giờ công lao động, thực hiện đúng nội quy cơ quan, lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động. Đồng thời áp dụng luật lao động về chách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động. - Các chi nhánh Cấp III trực thuộc. Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn của các thành phần kinh tế trong xã mình và các xã lân cận Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng tiền VNĐ đối với mọi tầng lớp dân cư. Giám sát quản lý nguồn vốn của Ngân hàng khi cho các tổ chức và cá nhân trong xã vay. 2.1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm từ 2005 – 2007 của NHNo&PTNT Bắc quang 2.1.3.1. Công tác huy động vốn Trong những năm qua công tác huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp huyện Bắc Quang đã có sự tăng trưởng ổn định, do Ngân hàng đã đa dạng hoá các hình thức huy động, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm như: Tiết kiệm trả lãi trước, trả lãi sau, tiết kiệm bậc thang, kỳ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm dự thưởng theo nhiều hình thức, nhiều mức lãi suất với nhiều kỳ hạn khác nhau, mở nhiều tiền gửi tài khoản cá nhân. Ngân hàng nông nghiệp huyện Bắc Quang luôn bám sát chủ trương chính sách phát triển kinh tế của địa phương, của nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể, chủ động triển khai hình thức huy động vốn đến từng khu vực dân cư có các nguồn vốn để gửi tiền vào ngân hàng được thuận tiện, an toàn và nhanh chóng. Hiện nay chi nhánh đã và đang thực hiện chi trả lãi tiền gửi tiết kiệm trước hạn nhằm khuyến khích người gửi tiền. Bảng 1 : Nguồn vốn huy động trong những năm gần đây Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng 60.278 87.195 99.202 Theo loại tiền huy động VNĐ 60.278 87.195 99.202 Theo nguån gèc TiÒn göi TCKT 37.885 42.408 38.000 TiÒn göi d©n c­ 22.393 43.913 60.974 Vay TC kh¸c 25 874 228 ( Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 ) Nhận xét: Qua số liệu trên cho ta thấy nguồn vốn trên địa bàn huyện tăng mạnh chủ yếu là tiền gửi dân cư. Tổng nguồn vốn đến 31/12/2007 là: 99.202 triệu đông tăng 38.924 triệu đồng so với năm 2005 tốc độ tăng là: 64,574%. Trong đó tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Năm 2005 tiền gửi dân cư chiếm 37,149%/ tổng nguồn vốn. Năm 2006 tiền gửi dân cư chiếm 50,361%/ tổng nguồn vốn. Năm 2007 tiền gửi dân cư chiếm 61,464%/ tổng nguồn vốn. Ngân hàng đã đa dạng hoá hình thức gửi tiền như( tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm rút gốc linh hoạt ) tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi chủ động trong kế hoạch rút vốn tạo tâm lý thoải mái cho người gửi. 2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn. Trong những năm qua hoạt động đầu tư tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp huyện Bắc Quang đã có nhiều đổi mới. Bên cạnh việc thực hiện cơ chế cho vay mới của Ngân hàng nhà nước theo quyết định 1627/NHNN. Chi nhánh đã hoàn chỉnh chương trình quản lý tín dụng trên máy vi tính. Với chính sách cởi mở về cơ chế cho vay của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam chi nhánh đã chủ động bám sát các định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương để quyết định đầu tư vốn . Nên công tác tín dụng đã tiếp cận và đầu tư có hiệu quả vào các dự án , các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế địa phương, hiện nay Ngân hàng chú trọng đầu tư cho vay tiêu dùng trong nhân dân,đặc biệt là cán bộ công nhân viên nhà nước trong địa phương. Với phương châm “vui lòng khách đến ,vừa lòng khách đi” phong cách giao dịch của cán bộ ngân hàng nông nghiệp huyên Bắc Quang mỗi ngày một văn minh, lịch sự hơn nên đã thu hút khách hàng đến giao dịch tiền gửi, tiền vay ngày một nhiều. Kết quả là nguồn vốn huy động và dư nợ đều tăng trưởng qua các năm , thể hiện ở một số năm gần đây như sau: Bảng 2: Tổng hợp kết quả hoạt động tín dụng năm Đơn vị :Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1- Cho vay ngắn hạn Dư nợ đầu năm 100.685 80.439 80.787 Doanh số cho vay 157.742 184.108 142.105 Doanh số thu nợ 177.988 185.645 122.259 Dư nợ cuối năm 80.439 43,74 78.902 36,76 100.634 39,56 2-Cho vay trung dài hạn Dư nợ đầu năm 77.794 103.459 133.746 Doanh số cho vay 116.952 131.847 131.755 Doanh số thu nợ 91.287 99.613 111.739 Dư nợ cuối năm 103.459 56,26 135.693 63,24 153.761 60,44 3-Tổng số (1+2) Dư nợ đầu năm 178.479 183.898 214.533 Doanh số cho vay 274.694 315.955 273.860 Doanh số thu nợ 269.275 285.258 233.998 D­ nî cuèi n¨m 183.898 100 214.595 100 254.395 100 ( Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 ) Kết quả đầu tư tín dụng năm 2005 - 2007 Trong ba năm 2005 - 2007 bằng nguồn vốn huy động tại địa phương và vốn vay ngân hàng cấp trên. Ngân hàng No & PTNT huyện Bắc quang đã cho vay: 692.123 triệu đồng, doanh số thu nợ là: 654.505 triệu đồng. Dư nợ cuối năm 2006 tăng là: 36.116 triệu đồng, so với năm 2004, việc tăng trưởng dư nợ này trước hết là do việc thực hiện một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ nông nghiệp, nông thôn (quyết định số 67/ 1999/ NĐ/ TTg của Thủ tướng Chính phủ). Do việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư tập trung mở rộng trồng cây ăn quả như cam, quýt, chè, chăn nuôi trâu bò hàng hoá, kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp tạo thế chuyển dịch cơ cấu nông thôn. Bảng 3: Dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị : Triệu đồng ChØ tiªu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1- Doanh nghiệp Nhà nước 3.037 1,65 2.850 1,32 300 0,11 2- Doanh nghiệp ngoài QD 16.563 8,99 16.144 7,52 37.398 14,7 3- Hộ sản xuất kinh doanh 164.325 89,36 195.601 91,16 216.697 85,2 - Ngắn hạn 34.796 39.134 63.258 - Trung dai hạn 129.529 156.467 153.439 Tæng céng 183.898 100 214.595 100 254.395 100 (Nguån: B¸o c¸o tÝn dông n¨m 2005, 2006, 2007) Trong nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp được cổ phần hoá song nhiều doanh nghiệp Nhà nước không đủ sức cạnh tranh đã phải giải thể. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện chủ yếu đầu tư trong lĩnh vực XDCB nên có một phần vốn ngân sách còn nợ chưa thanh toán. Khi các doanh nghiệp này chuyển đổi sang mô hình mới bước đầu sản xuất kinh doanh chưa có hiệu quả, chưa đủ độ tin cậy trong quan hệ tín dụng với ngân hàng nên dư nợ của 2 thành phần này có chiều hướng thu hẹp, co lại. Hộ sản xuất đã được đặt vào đúng vị trí của mình tự chủ trong SXKD. Ngân hàng No & PTNT huyện Bắc quang đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất kinh doanh vay vốn, đưa việc đầu tư vào kinh tế hộ vào chiến lước hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng, đảm bảo đầu tư tín dụng an toàn hiệu quả bền vững. Hiện tại ở ngân hàng No & PTNT huyện Bắc quang chỉ còn 3 doanh nghiệp nhà nước, 5 doanh nghiệp tư nhân quan hệ tín dụng với ngân hàng còn lại hơn 90% số vốn ngân hàng No & PTNT Bắc quang đầu tư cho hộ sản xuất. Đây là nhân tố quan trọng nó quyết định sự tồn tại của ngân hàng No & PTNT huyện Bắc quang. 2.1.3.3. Các hoạt động dịch vụ khác của Ngân hàng Ngoài hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu chủ yếu cho NHNo & PTNT huyện Bắc quang. Ngân hàng còn có nguồn thu từ hoạt động dịch vụ khác như dịch vụ chuyển tiền qua ngân hàng. Từ khi ngân hàng thực hiện chuyển tiền điện tử dịch vụ này thực hiện chuyển tiền một cách nhanh chóng, an toàn, chính xác đã thu hút hầu hết các khách hàng chuyển tiền qua bưu điện trước đây. Ngân hàng đã đứng ra bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán ứng trước cho nhiều doanh nghiệp với nhiều công trình xây dựng lớn, cơ sở hạ tầng có vốn đầu tư của nhà nước nên độ an toàn cao, hoạt động này cũng mang lại một khoản thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng nông nghiệp Bắc quang đã nhanh chóng tiếp cận với nhiều hộ dân có con em đi lao động ở nước ngoài vận động họ mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng để chuyển tiền ở nước ngoài về. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng ngày càng đa dạng. Ngân hàng No & PTNT huyện Bắc quang nói riêng cũng như ngân hàng No & PTNT Hà giang nói chung còn chưa đáp ứng được do cơ sở vạt chất còn quá nghèo, trình độ công nghệ chưa phát triển nên phần nào đã hạn chế các hoạt động dịch vụ khác của Ngân hàng. 2.1.3.4. Công tác tài chính - Kế toán Ngân quỹ * Công tác Tài chính Năm 2007 NHNo&PTNT đã tăng cường chỉ đạo sát sao các cấp Ngân hàng thực hiện tốt công tác khoán tài chính đến đơn vị, nhóm và người lao động, có chính sách đơn giá tiền lương phù hợp, áp dụng cơ chế lãi xuất huy động vốn và cho vay uyển chuyển, kịp thời phù hợp với thực tế, nhằm tăng năng lực tài chính toàn tỉnh. Mặt khác đẩy mạnh thu lãi mặt bằng, lãi đọng, thu nợ , tăng thu dịch vụ cụ thể: Bảng 4 Kết quả tài chính Đơn vi: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng thu nhập 24.276 39.377 42.786 Tổng chi phí 20.339 34.505 36.884 Lợi nhuận 3.937 4.872 5.902 Nguồn :bảng cấn đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh 2005,2006, 2007 Qua bảng ta thấy kết quả tài chính ngày càng tăng lên với xu hướng tăng thu nhập , giảm chi phí, tăng lợi nhuận, đã góp phần nâng cao mức thu nhập , cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên. +Tổng thu nhập năm 2007 đạt 42.786 triệu đồng tăng 18.510 triệu đồng so với năm 2005 tốc độ tăng là 76,248% +Tổng chi phí năm 2007 đạt 36.884 triệu đồng tăng 16.545 triệu đồng so với năm 2005 độ tăng là 81,346% so với năm 2005. +Lợi nhuận năm 2007 đạt 5.902 triệu đồng ,tăn 1.965 triệu đồng so với năm 2005 với tốc độ giảm là 49,911% * Công tác Kế toán và Ngân quỹ - Ngiệp vụ thanh toán. Thực hiện hạch toán đầy đủ chính xác các nghiệp vụ phát sinh, chấp hành tôt chế độ hoạch toán kế toán, thu chi tài chính, quản lý tốt quỹ an toàn chi trả đảm bảo khả năng thanh toán, thực hiện thanh toán chuyển tiền điện tử chính xác, an toàn, từ đó thu hút được nhiều doanh nghiệp và cá nhân mở tài khoản, tăng tiền gửi và tăng thu dịch vụ Năm 2007 tại NHNo&PTNT Bắc Quang không xảy ra một vụ việc nhầm lẫn trong thanh toán đáng tiếc nào. Việc nhận, luân chuyển thanh toán được tổ chức thực hiện đúng quy trình khá nề nếp số liệu đảm bảo khá chính xác hạch toán kịp thời an toàn tài sản có được kết quả trên trước hết là sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ kế toán trong toàn chi nhánh đã nêu cao tinh thần trách nhiệm , ngày đêm tận tuỵ với công việc, phục vụ chu đáo, đáp ứng tốt mọi yêu cầu thanh toán của khách hàng. Mặt khác ngân hàng cơ sở thường xuyên tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, tuyên truyền công tác kế toán giúp cho khách hàng hiểu được các thể thức thanh toán, tạo sự gắn bó giữa khách hàng và Ngân hàng. - Nghiệp vụ ngân quỹ Với khối lượng thu chi tiền mặt ngày càng tăng và hàng ngày phải vận chuyển khối lượng tiền mặt lớn, nhưng trong những năm qua công tác tiền tệ kho quỹ vẫn luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối và giữ được chữ tín đối với khách hàng trong việc nộp và lĩnh tiền mặt. Công tác thu chi tiền mặt tại Ngân hàng No&PTNT huyện Bắc Quang đã được thực hiện nghiêm túc , đúng quy trình nghiệp vụ, đảm bảo an toàn kho quỹ, quản lý tốt quy định về quản lý tiền mặt và các tài sản khác nhau của Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam quy định. 2.2. Thực trạng tín dụng hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Bắc Quang 2.2.1.Tình hình hộ sản xuất tại huyện Bắc Quang - Lực lượng lao động của huyện Bắc Quang tương đối dồi dào, chủ yếu là lao động trẻ, vừa kế thừa truyền thống khéo tay, cần cù, vừa được đào tạo cơ bản, sẽ là nguồn tiềm năng to lớn để huyện Bắc Quang phát triển đi lên. Các tiềm năng và lợi thế trên đang thực sự là nền tảng kinh tế- xã hội Hà giang phát triển nhanh cùng cả nước. - Theo số liệu thống kê, trên địa bàn huyện Bắc Quang, có 65.132 hộ trong đó có 59.716 hộ sản xuất nông nghiệp. Hàng năm sản xuất có tích luỹ khá. Số hộ nghèo chiếm 10%. Toàn huyện có 700 hộ làm kinh tế trang trại, chủ yếu là mô hình vườn trại và trang trại gia đình, quy mô vừa và nhỏ, diện tích đất sử dụng bình quân 1 ha một trang trại Bắc Quang là huyện luôn coi trọng phát triển nghề truyền thống. Với 90% số dân sống ở nông thôn, 80% lao động làm nông nghiệp, nhưng nơi có sự phát triển của công nghiệp thì ruộng ít người đông từ xưa đã duy trì phương thức sản xuất hai nghề đan xen: nông nghiệp và thủ công truyền thống. Bên cạnh nghề nông còn nhiều nghành nghề thủ công nghiệp tạo nên sự đa dạng về sản phẩm nhiều sản phẩm . Nhìn chung, tiềm năng phát triển kinh tế của huyện tương đối lớn, nhu cầu vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ còn nhiều. Tuy nhiên khả năng hấp thụ vốn còn hạn chế do quy mô sản xuất chưa phù hợp với năng lực quản lý. Do vậy để có thu nhập ổn định, có sức cạnh tranh trên thị trường đặc biệt khi nền kinh tế nước ta gia nhập vào WTO thì phương thức sản xuất kinh doanh cần phải được nâng cao theo đó nhu cầu vốn cũng tăng theo. 2.2.2. Thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Bắc Quang. 2.2.2.1. Quy trình tín dụng đối với hộ sản xuất khi vay vốn tại NHNo&PTNT Bắc Quang Quy trình tín dụng áp dụng đối với hộ sản xuất khi vay vốn tại NHNo&PTNT Bắc Quang trải qua các bước cơ bản sau đây: Bước 1: Khách hàng nộp hồ sơ vay xin vay vốn theo quy định của Ngân hàng (Đơn xin vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh). Bước 2: Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định và tái thẩm định dự án sản xuất kinh doanh. Nếu dự án khả thi, tiếp xuống bước 3. Bước 3: Giám đốc Ngân hàng, trưởng phòng tín dụng… tuỳ theo phân cấp phán quyết sẽ ra quyết định cho vay hoặc lập báo cáo trình lên cấp trên xem xét và ra quyết định cho vay. Bước 4: Hoàn tất thủ tục hồ sơ, tiến hành kí hợp đồng tín dụng và chuyển hồ sơ tín dụng sang bộ phận kế toán và ngân quỹ. Bước 5: Bộ phận kế toán và ngân quỹ kiểm tra lại các thông tin trong hợp đồng, thực hiện bút toán cần thiết, sau đó tiến hành giải ngân. Bước 6: Giám sát khoản vay, tiến hành thu lãi, thu nợ gốc và thanh lý hợp đồng tín dụng. 2.2.2.2. Thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Bắc Quang. Trong những năm qua NHNo&PTNT huyện Bắc Quang đã cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng chục nghìn tỷ đồng và là Ngân hàng dẫn đầu trong việc cung cấp tín dụng cho các hộ sản xuất trên địa bàn huyện Bắc Quang. Đây là dấu hiệu cho thấy sự phát triển kinh tế của Bắc Quang nói chung, của các hộ sản xuất trên địa bàn huyện Bắc Quang nói riêng. Với phương châm đi sâu, đi sát đến địa bàn, NHNo&PTNT Bắc Quang không ngừng mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình đến từng cơ sở, địa bàn nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của bà con nông dân. Năm 2007 NHNo&PTNT Bắc Quang đã tiến hành cho vay và có quan hệ tín dụng với tổng số 18.576 hộ trên tổng số khoảng 26.519 hộ trên địa bàn Bắc Quang. Tuy nhiên trong hiện tại hoạt động tín dụng phát triển hộ sản xuất ở NHNo&PTNT Bắc Quang vẫn chủ yếu là hình thức cho vay từng lần. Các loại hình tín dụng khác như cho thuê tài chính, tín dụng theo hạn mức vẫn chưa được triển khai hoặc với quy mô rất hạn hẹp. Do đó, bằng việc xem xét thực trạng hoạt động cho vay theo đối tượng khách hàng là hộ sản xuất với các chỉ tiêu như dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ quá hạn chúng ta sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh về thực trạng hoạt động tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Bắc Quang trong những năm gần đây. 2.3. Đánh giá thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Bắc Quang. 2.3.1. Kết quả đạt được. Kết quả nổi bật là dư nợ cho vay hộ sản xuất ngày càng tăng và duy trì ở mức cao. Dư nợ hộ sản xuất hàng năm hơn 165.485 triệu đồng, hàng trăm ngàn hộ có đủ vốn sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm góp phần thực hiện quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, thực hiện chính sách “xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới”. Khối lượng vốn tín dụng khá lớn, thực hiện đầu tư có trọng điểm đã góp phần quan trọng vào việc thực hiệ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7586.doc
Tài liệu liên quan