Lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế phát triển chung của đất nước và quá trình hội nhập với thế giới, ngành ngân hàng đóng góp một vai trò hết sức to lớn. Để đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế, ngân hàng đã từng bước củng cố, cải tiến và phát triển trong toàn bộ hệ thống.
Thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng là một dịch vụ phong phú, đa dạng và liên tục phát triển, đáp ứng được một phần lớn yêu cầu của nền kinh tế thị trường linh hoạt và năng động. Thanh toán khôn
87 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng công nghệ thông tin tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm - Tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dùng tiền mặt giúp việc tập trung và phân phối vốn được nhanh chóng, an toàn và hiệu quả, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hệ thống ngân hàng đã tích cực ứng dụng CNTT vào hoạt động thanh toán để cung câp cho khách hàng nhiều tiện ích ngày càng đa dạng và phong phú với hàm lượng công nghệ cao hơn, tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng. Việc phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng không chỉ tạo tiền đề, nền tảng cho việc phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn giúp Nhà nước quản lý vĩ mô một cách có hiệu quả, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Vì vậy, mở rộng TTKDTMN qua hệ thống ngân hàng trong điều kiện cơ sở hạ tầng CNTT ngày càng phát triển mạnh mẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với ngành ngân hàng nói chung và NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên nói riêng. Chính vì vậy, đề tài: “Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng công nghệ thông tin tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên” được chọn, đi sâu nghiên cứu và viết khoá luận, sẽ cho một cái nhìn tổng quan về thực trạng của việc thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng công nghệ thông tin ở NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên. Để từ đó phân tích nguyên nhân cũng như đề ra giải pháp mở rộng dịch vụ này.
2- Mục đích nghiên cứu đề tài:
- Một là, hệ thống hoá và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về thanh toán không dùng tiền mặt, các phương tiện TTKDTM và tổ chức hệ thống thanh toán dựa trên nền tảng CNTT.
- Hai là, phân tích đánh giá thực trạng các phương tiện TTKDTM, ứng dụng CNTT, tổ chức công tác hệ thông thanh toán trên địa bàn huyện Văn Lâm những năm gân đây, đồng thời viết ra những mặt hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Ba là, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm từng bước khắc phục khó khăn để mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT tại NHNo&PTNT huyện Văn lâm - tỉnh Hưng Yên.
Đối tượng nghiên cứu: Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT.
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT tại NHNo&PTNT huyện Văn lâm - tỉnh Hưng Yên.
3- Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện khoá luận, em đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp duy vật biện chứng, đặt các vấn đề trong mối liên hệ với nhau.
Các phương pháp này được sử dụng đan xen và kết hợp trong toàn bộ nội dung của khóa luận.
4. Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên.
- Chương 3: Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên.
Đề tài hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của TS. Tô Ngọc Hưng cùng các cán bộ tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên trong suốt thời gian em việc. Em xin chân thành cảm ơn!
Chương 1
Những vấn đề cơ bản về thanh toán
không dùng tiền mặt
1.1. Thanh toán và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt
1.1.1. Thanh toán và thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán là một khâu quan trọng trong quá trình chu chuyển vốn. Thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn sẽ làm tăng vòng quay của vốn, giảm lượng tiền trong lưu thông, tiết kiệm chi phí cho xã hội. Phương tiện được sử dụng chủ yếu trong thanh toán đó là tiền tệ. "Tiền tệ là hàng hoá đặc biệt dùng làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá, nó là sự thể hiện chung của giá trị, biểu hiện tính chất xã hội của lao động và sản phẩm lao động" . Tiền tệ được chấp nhận chung trong thanh toán cho hàng hoá, dịch vụ hoặc hoàn trả cho các món nợ; nó là sản phẩm tất yếu của quá trình phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá, được kết tinh, hình thành một cách tự nhiên trong trao đổi.
Theo C.Mác, tiền tệ có 5 chức năng, đó là: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ và tiền tệ thế giới. Các nhà kinh tế học hiện đại thì cho rằng tiền tệ có 3 chức năng: phương tiện thanh toán, đơn vị tính toán và tích luỹ giá trị.
Như vậy, mặc dù nghiên cứu tiền tệ ở các thời kỳ khác nhau, song cả hai quan điểm đều khẳng định tiền tệ thực hiện chức năng làm phương tiện thanh toán. "Thực hiện chức năng thanh toán, tiền không chỉ được sử dụng để thanh toán các khoản nợ về mua chịu hàng hoá, mà chúng còn được sử dụng để thanh toán các khoản vượt ra bên ngoài phạm vi trao đổi hàng hoá như: nộp thuế, trả lương, các khoản đóng góp và chi dịch vụ".
Khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, có thể sử dụng tiền đủ giá trị (vàng) hoặc các loại dấu hiệu giá trị để chi trả cho các bên liên quan thông qua hệ thống ngân hàng bằng phương pháp ghi sổ. Tiền tệ dùng trong thanh toán gồm tiền giấy, tiền kim loại, các giấy tờ có giá như tiền…
Trong lưu thông, tiền tệ vận động không ngừng, gồm hai bộ phận: lưu thông tiền mặt và lưu thông KDTM, hai bộ phận này có quan hệ chặt chẽ với nhau, thường xuyên chuyển hoá cho nhau từ tiền mặt thành viên ghi sổ và ngược lại, vì vậy, trong thanh toán cũng được tổ chức thành thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán KDTM.
Thanh toán bằng tiền mặt là quá trình tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, được các tổ chức và cá nhân sử dụng chi trả hàng ngày về hàng hoá, dịch vụ cho những giao dịch có giá trị nhỏ. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế đó và tính tiện ích của các phương tiện thanh toán, đồng thời phụ thuộc trình độ dân trí của mỗi quốc gia. Đối với các nước phát triển, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng phương tiện thanh toán, trong khi đó ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, tỷ lệ này thường chiếm từ 30% đến 40%.
Thanh toán không dùng tiền mặt là quá trình thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt mà thực hiện bằng cách trích tiền trên tài khoản của người trả chuyển sang tài khoản của người thụ hưởng thông qua vai trò trung gian thanh toán là ngân hàng. Kinh tế càng phát triển, khối lượng hàng hoá và dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú, quan hệ trao đổi được mở rộng, thanh toán bằng tiền mặt càng bộc lộ rõ những hạn chế của nó, đó là: tính an toàn không cao, dễ bị lợi dụng để tham ô, tăng chi phí xã hội, giảm vòng quay của vốn, làm cho sản xuất kinh doanh bị chậm lại, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế. Thanh toán KDTM khắc phục được những nhược điểm của thanh toán bằng tiền mặt, có tác động qua lại với các nghiệp vụ khác trong hoạt động ngân hàng, khai thác nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư thông qua số dư trên các tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức và cá nhân, làm rõ tăng hệ số tạo tiền của NHTM…
Vì vậy, mở rộng thanh toán KDTM là tất yếu, đó cũng là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế hiện đại, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
1.1.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế
Sự ra đời của các phương tiện thanh toán KDTM và cách thức tổ chức hoạt động thanh toán trong ngân hàng đã khắc phục được những hạn chế của thanh toán bằng tiền mặt, thể hiện qua các điểm sau:
- Thanh toán KDTM góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, tạo điều kiện cho tái sản xuất mở rộng, tiết kiệm chi phí trong việc in ấn, bảo quản, vận chuyển, tiêu huỷ, kiểm soát được sự vận chuyển vốn một cách minh bạch, đặc biệt là ngăn chặn nạn tiền giả, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Giúp ngân hàng huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư đầu tư cho nền kinh tế thông qua việc mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Muốn thực hiện thanh toán KDTM, trước hết, các tổ chức và cá nhân phải mở tài khoản tại ngân hàng và gửi vào đó một khoản tiền nhất định đủ đảm bảo cho việc thanh toán hàng ngày. Tuy mỗi tài khoản chỉ cần có số dư nhỏ, nhưng với số lượng tài khoản rất nhiều thì ngân hàng sẽ có số vốn lớn tạm thời nhàn rỗi có thể cho vay. Đây là nguồn vốn với chi phí tương đối rẻ được các ngân hàng quan tâm khai thác; đồng thời thông qua các giao dịch trên tài khoản, ngân hàng có thể kiểm soát tình hình tài chính của khách hàng.
- Thanh toán KDTM tạo điều kiện cho NHNN thực hiện tốt chức năng quản lý vĩ mô, điều tiết lượng tiền trong lưu thông, kiểm soát lạm phát, thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia.
Với những ưu điểm vượt trội, thanh toán KDTM đã trở thành một hình thức không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, đem lại lợi ích cho xã hội. Mặt khác, trước xu thế toàn cầu hoá và sự bùng nổ của CNTT, thanh toán KDTM không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia, mà nó đã vươn ra toàn cầu, vì vậy các phương tiện thanh toán thường xuyên được cải tiến và hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
1.2. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt
Các phương tiện thanh toán KDTM trong nền kinh tế không phải mang tính ngẫu nhiên, nó được hình thành và phát triển từng bước trên cơ sở phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Trong lịch sử phát triển, phương tiện thanh toán KDTM được sử dụng rất đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện của mỗi nước, mỗi vùng. Các phương tiện thanh toán KDTM được sử dụng phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay là séc, UNC hoặc lệnh chi, UNT hoặc nhờ thu, thẻ thanh toán, TTD và các phương tiện thanh toán khác như hối phiếu, lệnh phiếu…
1.2.1. Séc
Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu quy định, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định trả cho người có tên ghi trên séc hoặc người cầm séc. Séc là một trong những phương tiện thanh toán KDTM ra đời rất sớm, được sử dụng rộng rãi cho các giao dịch thanh toán trong nước và quốc tế. Điều kiện phát hành, tiếp nhận và thanh toán séc phải tuân thủ theo luật hoặc quy định của mỗi quốc gia phù hợp với thông lệ quốc tế và tuỳ theo từng loại séc.
Năm 1931 một số nước Châu Âu đã ký một bản công ước chung về séc tại Hội nghị Quốc tế Giơ - ne - vơ, đến nay vẫn được coi là đạo luật chính điều chỉnh các quan hệ liên quan đến phát hành và sử dụng séc. Theo đó, các bên liên quan đến séc gồm:
- Người phát hành séc để trả tiền, gọi là người phát hành.
- Người thực hiện trả tiền trên tờ séc là ngân hàng nơi người phát hành séc mở tài khoản giao dịch.
- Người nhận tiền là người có tên trên séc hoặc người cầm séc.
Đặc điểm của séc là tính thời hạn. Tính thời hạn của séc được thể hiện ở chỗ: nó chỉ có giá trị thanh toán trong thời hạn có hiệu lực. Thời hạn này được quy định tuỳ thuộc vào mỗi nước và cho từng loại séc riêng biệt. Séc có nhiều loại, được phân chia theo tiêu thức khác nhau.
- Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng, có các loại séc:
+ Séc ký danh, được ghi rõ tên người thụ hưởng trên tờ séc;
+ Séc vô danh, không ghi rõ tên người thụ hưởng trến tờ séc, bất kỳ ai cầm tờ séc cũng có thể nhận đủ số tiền ghi trên tờ séc tại ngân hàng.
+ Séc theo lệnh, ghi rõ trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng, séc này được chuyển nhượng theo thủ tục ký hậu.
- Căn cứ vào hình thức thanh toán, có các loại séc:
+ Séc tiền mặt, chỉ để dùng nhận tiền mặt tại ngân hàng.
+ Séc chuyển khoản, dùng để chuyển khoản bằng cách trích tiền trên tài khoản của người phải trả chuyển sang tài khoản của người được hưởng.
+ Séc xác nhận, được ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán.
ở Việt Nam, séc được sử dụng làm phương tiện thanh toán từ lâu, qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện, gần đây nhất, ngày 10/12/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 159/2003/NĐ-CP về cung ứng và sử dụng séc, tại điều 4 đưa ra khái niệm: "Séc là phương tiện thanh toán do người ký phát lập dưới hình thức chứng từ theo mẫu in sẵn, lệnh cho người thực hiện thanh toán trả không điều kiện một số tiền nhất định cho người thụ hưởng".
Séc được ký phát để ra lệnh trả tiền cho một người xác định bằng cách ghi tên người đó lên tờ séc, gọi là séc ký danh; hoặc séc cũng có thể dùng trả tiền cho người bất kỳ, gọi là séc vô danh. Khi séc không ghi tên người thụ hưởng thì người cầm séc cũng chính là người được hưởng số tiền ghi trên séc.
Séc được dùng để lĩnh tiền mặt hoặc chuyển khoản. Việc quyết định cho lĩnh tiền mặt hay không thuộc thẩm quyền của người ký phát, hoặc người chuyển nhượng. Khi tờ séc không ghi cụm từ "Trả vào tài khoản" thì người thụ hướng có thể được trả bằng tiền mặt. Nếu người ký phát hoặc người chuyển nhượng không cho phép người thụ hưởng lĩnh bằng tiền mặt thì phải ghi cụm từ "Trả vào tài khoản" lên tờ séc.
Séc có thể chuyển nhượng từ người này sang người khác. Một tờ séc có ghi tên người thụ hưởng thì người đó được phép chuyển nhượng tờ séc bằng cách ghi tên người được hưởng, ngày, tháng chuyển nhượng và họ tên, địa chỉ của mình vào mặt sau tờ séc (gọi là ký hậu). Đối với séc vô danh, người thụ hưởng có thể chuyển nhượng bằng cách giao tờ séc đó cho người khác mà không cần ký hậu. Khi tờ séc được chuyển nhượng thì toàn bộ các quyền, nghĩa vụ liên quan đến tờ séc cũng được chuyển theo.
Để đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ séc khi xuất trình, người ký phát có thể lựa chọn một trong hai hình thức, đó là: bảo chi séc hoặc bảo lãnh séc. Bảo chi séc là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trích tiền từ tài khoản của người ký phát lưu ký vào một tài khoản riêng, hoặc phong toả số dư tài khoản thanh toán của người ký phát với số tiền đúng bằng số tiền ghi trên séc. Bảo lãnh séc là một hình thức đảm bảo khả năng chi trả đối với một phần hoặc toàn bộ số tiền ghi trên tờ séc bằng việc bảo lãnh của bên thứ ba, nhưng không phải là người thực hiện thanh toán. Séc được bảo chi hoặc bảo lãnh có độ an toàn cao hơn, luôn đảm bảo khả năng thanh toán.
1.2.2. Uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi
Uỷ nhiệm chi là lệnh của chủ tài khoản, uỷ nhiệm cho ngân hàng trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình trả cho người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng. UNC ra đời đã khá lâu, được sử dụng phổ biến trong quan hệ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ giữa người mua và người bán có mở tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
ở nước ta, theo Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 của Thống đốc NHNN đã đưa ra khái niệm "UNC hoặc lệnh chi là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập lệnh thanh toán theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định, gửi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mình mở tài khoản yêu cầu tổ chức đó trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng".
Uỷ nhiệm chi được áp dụng trong thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hoặc chuyển tiền của người sử dụng dịch vụ thanh toán trong cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Điều kiện, thủ tục thanh toán, thời hạn thực hiện lệnh chi hoặc UNC do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thoả thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán phù hợp với quy định của NHNN.
Thanh toán bằng UNC có ưu điểm: an toàn, hiệu quả, thủ tục đơn giản, đặc biệt là khi có sự hỗ trợ của CNTT; không gây phiền hà cho người trả tiền, chỉ sau một thời gian ngắn bên bán hàng sẽ nhận được tiền mà không phải đến ngân hàng làm thủ tục. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là việc trả tiền cho người thụ hưởng là do thiện chí của người mua, nếu người mua thiếu trách nhiệm, không sòng phẳng thì người bán sẽ bị người mua chiếm dụng vốn.
1.2.3. Uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu
Uỷ nhiệm thu là chứng từ thanh toán do người bán lập theo mẫu quy định trên cơ sở hoá đơn giao hàng hoặc dịch vụ để đòi tiền hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung ứng cho người mua thông qua ngân hàng nơi mình mở tài khoản, yêu cầu ngân hàng thu hộ số tiền được ghi trên UNT.
Trong thanh toán quốc tế, UNT đáp ứng được thoả thuận và những điều khoản mà người mua (người nhập khẩu) và người bán (người xuất khẩu) đã cam kết. Khi thanh toán thường sử dụng 2 loại UNT, được gọi là nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
Nhờ thu phiếu trơn, chỉ được người bán lập và gửi tới ngân hàng sau khi đã giao hàng xong cho người mua, còn các chứng từ liên quan đến hàng hoá, dịch vụ được gửi thẳng tới người mua. Trong trường hợp này người bán hoàn toàn không có khả năng kiểm soát hàng hoá đã giao và không được bảo lãnh thanh toán, như vậy rủi ro trong thanh toán rất cao, sẽ rơi vào người bán nếu người mua không thanh toán hoặc thanh toán chậm trễ.
Nhờ thu kèm chứng từ, do người bán lập ra và gửi tới ngân hàng cùng với bộ chứng từ về hàng hoá gồm hợp đồng, hoá đơn… nhờ ngân hàng thu hộ, với điều kiện người mua phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá để người mua nhận hàng.
Theo Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN "UNT hoặc nhờ thu: là phương tiện thanh toán mà người thụ hưởng lập lệnh thanh toán theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định, gửi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán uỷ thác thu hộ mình một số tiền nhất định.
Uỷ nhiệm thu được áp dụng trong giao dịch thanh toán giữa những người sử dụng dịch vụ thanh toán có mở tài khoản trong nội bộ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trên cơ sở có thoả thuận hoặc hợp đồng về các điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng.
Điều kiện, thủ tục thanh toán, thời hạn thực hiện nhờ thu hoặc UNT do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thoả thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán phù hợp với quy định của NHNN.
1.2.4. Thẻ ngân hàng
Thẻ ngân hàng, do ngân hàng phát hành, bán cho khách hàng sử dụng. Thẻ dùng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động; thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ stại các ngân hàng đại lý; hoặc trả các khoản nợ. Hiện nay trên thế giới có nhiều loại thẻ với nhiều chức năng, đó là: thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ,thẻ tín dụng, thẻ du lịch…
- Thẻ thanh toán, được phát hành trên cơ sở số dư tiền gửi của chủ thẻ. Mỗi lần sử dụng thẻ trả tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc các khoản khác thì ngân hàng phát hành tự động trích số tiền tương ứng trên tài khoản của chủ thẻ, chuyển vào tài khoản của người bán. Loại thẻ này có ưu điểm thanh toán tức thời, nhưng đòi hỏi chủ thẻ phải có tiền gửi tại ngân hàng.
- Thẻ ghi nợ, có tính chất tương tự như thẻ tín dụng, do các cửa hàng phát hành, và chỉ được sử dụng mua hàng trong phạm vi hệ thống cửa hàng đó. Những của hàng phát hành thẻ ghi nợ là nhằm thực hiện chiến lược marketing. Khách hàng mua hàng bằng thẻ do cửa hàng phát hành sẽ được giảm giá, nhưng bù lại là lãi suất của khoản nợ thường cao hơn so với thẻ tín dụng.
- Thẻ tín dụng, dùng để chi trả hoặc rút tiền mặt tại ngân hàng phát hành thẻ. Ngân hàng phát hành thẻ thoả thuận với chủ thẻ và cấp một hạn mức tín dụng nhất định, chủ thẻ chỉ được phép sử dụng trong hạn mức tín dụng đó. Khi có nhu cầu thanh toán, chủ thẻ đến cơ sở chấp nhận thẻ thực hiện lệnh thanh toán, lúc đó chủ thẻ mới chính thức nhận nợ với ngân hàng. Đến thời hạn thoả thuận, chủ thẻ phải có nghĩa vụ trả đầy đủ khoản gốc và lãi cho ngân hàng phát hành thẻ. Như vậy, việc sử dụng thẻ tín dụng chính là hình thức vay tiền ngân hàng theo hạn mức đã thoả thuận để thanh toán.
- Thẻ du lịch tương tự như thẻ tín dụng nhưng thời gian thanh toán ngắn hơn, chủ yếu phục vụ cho các doanh nhân đi công tác hoặc khách du lịch.
Thẻ được sử dụng phổ biến tại các nước phát triển, trình độ dân trí và thu nhập cao, có mạng lưới ngân hàng rộng khắp, được trang bị hệ thống máy ATM với sự hỗ trợ của các thiết bị CNTT hiện đại. ở nước ta, thẻ là một phương tiện thanh toán còn mới chưa được nhiều người biết đến, đang được các ngân hàng triển khai thực hiện.
1.2.5. Thư tín dụng
Thư tín dụng là bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của người mua hàng (người xin mở TTD) cam kết trả tiền cho người bán hàng một số tiền trong một thời gian nhất định, với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong bức thư đó. TTD thực chất là một phương thức thanh toán chứ không hẳn là một phương tiệnt hanh toán KDTM được sử dụng chủ yếu trong thanh toán quốc tế.
Khi áp dụng phương thức này, các bên tham gia đều dựa vào "Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ" (Unifrom customs and practice for documentary credit) do Phòng Thương mại Quốc tế tại Pari ban hành, mang số hiệu ấn phẩm UCP 500.
Thanh toán bằng TTD, điều kiện ràng buộc giữa các bên tham gia rất chặt chẽ và rõ ràng, nó đảm bảo đầy đủ quyền và nghĩa vụ của cả người mua lẫn người bán, nên đáp ứng được yêu cầu giao dịch thương mại trong nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy TTD được sử dụng phổ biến trong giao dịch thương mại quốc tế.
Xuất phát từ tính đa dạng của thương mại quốc tế nên TTD có nhiều loại như: TTD có thể huỷ ngang, không thể huỷ ngang, không huỷ ngang được phép thương lượng, không huỷ ngang có xác nhận, TTD tuần hoàn, TTD dự phòng, TTD chuyển nhượng…
Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN quy định: TTD là một văn bản cam kết có điều kiện được ngân hàng mở theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở TTD) để: trả tiền hoặc uỷ quyền cho ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh của người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện của TTD; hoặc chấp nhận sẽ trả tiền hoặc uỷ quyền cho ngân hàng khác trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng vào một thời điểm nhất định trong tương lai khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện thanh toán TTD".
NHNN đã ban hành văn bản hướng dẫn quy trình, thủ tục thanh toán bằng TTD, nhưng hình thức thanh toán này ít được khách hàng chấp nhận, vì thủ tục phức tạp hơn so với các phương tiện thanh toán khác.
Sự lựa chọn sử dụng các phương tiện thanh toán của khách hàng tại mỗi nước phụ thuộc vào môi trường kinh tế, điều kiện xã hội, trình độ dân trí, thu nhập của dân cư, khoa học công nghệ, quy mố của các ngân hàng trong nền kinh tế; quy trình và thủ tục thanh toán cho các phương tiện và việc tổ chức hệ thống thanh toán của hệ thống ngân hàng.
Như vậy, từ việc ra đời của tiền ghi sổ,s sự phát triển của hệ thống thanh toán qua ngân hàng, các phương tiện thanh toán KDTM ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy vậy, từ các phương tiện thanh toán KDTM ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy vậy, từ các phương tiện thanh toán truyền thống đến các dạng thanh toán điện tử phi chứng từ đều được thiết lập trên cơ sở đảm bảo quyền lới của cả người mua lẫn người bán, đồng thời phụ thuộc vào năng lực cung cấp dịch vụ của hệ thống ngân hàng và đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán.
1.3. Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng
1.3.1. Hệ thống thanh toán qua ngân hàng
Các phương tiện thanh toán có đi vào cuộc sống và được sử dụng phổ biến hay không, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có một yếu tố cực kỳ quan trọng, đó và việc tổ chức hệ thống thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, gồm NHTW, NHTM và các tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán.
Hệ thống thanh toán qua ngân hàng là tập hợp tất cả những yếu tố để hình thành lên mạng lưới thanh toán, bao gồm: Cơ chế, quy chế, quy trình kỹ thuật dùng điều chỉnh các đối tượng, hành vi và các mối quan hệ có liên quan nhằm thực hiện các giao dịch thanh toán; cơ sở vật chất máy móc thiết bị, phương tiện truyền thông…
1.3.2. Các hệ thống thanh toán trong ngân hàng
Quan hệ thanh toán giữa khách hàng mở tài khoản tại các ngân hàng khác nhau dẫn đến ngân hàng phải tiến hành thanh toán với nhau tạo thành hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng. Trên thế giới, hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng rất đa dạng về loại hình, chức năng và cơ chế vận hành qua nhiều giai đoạn phát triển với cách thức tổ chức, mức độ ứng dụng CNTT và tự động hoá khác nhau.
Ngày nay, để phù hợp với mô hình tổ chức và hoạt động của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, hệ thống thanh toán nội địa mỗi nước được chia làm nhiều phân hệ khác nhau, đó là: hệ thống thanh toán nội bộ của từng ngân hàng; hệ thống TTBT giữa các ngân hàng và hệ thống thanh toán LNH. Trong thanh toán quốc tế có mạng SWIFT.
- Hệ thống thanh toán nội bộ của ngân hàng thương mại
Hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM hoặc các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thuộc sở hữu riêng của họ. Hệ thống này được thiết kế, xây dựng phụ thuộc vào khả năng tài chính, quy mô hoạt động và điều kiện của từng ngân hàng, vì vậy nó rất đa dạng về phương pháp tổ chức, cách thức quản lý và mức độ ứng dụng CNTT.
Hệ thống thanh toán nội bộ đóng vai trò quan trọng đối với quá trình luân chuyển vốn của NHTM vào nền kinh tế; trực tiếp thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân; đồng thời là cơ sở để các ngân hàng thực hiện tập trung vốn, mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh. Hệ thống thanh toán nối bộ của mỗi NHTM phụ thuộc vào mô hình quản lý tài khoản khách hàng, được áp dụng một trong hai phương pháp là: quản lý tài khoản tập trung được phân tán, trong đó mô hình quản lý tài khoản tập trung được áp dụng ở các NHTM có hệ thống CNTT hiện đại, đồng bộ.
- Hệ thống thanh toán bù trừ
Hệ thống TTBT giữa các ngân hàng rất đa dạng, được tổ chức theo phạm vi nhất định (tỉnh, thành phố, khu vực…), hoặc cho từng phương tiện thanh toán (séc, thẻ…). Hệ thống này có thể do NHTW, Hiệp hội ngân hàng hoặc Hiệp hội TTBT tổ chức, quản lý và vận hành.
Các NHTM, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tham gia và hệ thống TTBT gọi là thành viên, phải có đầy đủ đièu kiện do NHTW hoặc do Hiệp hội TTBT quy định. Hệ thống TTBT thực hiện các khoản thanh toán trong phạm vi theo khu vực, tỉnh, thành phố (nếu được tổ chức theo khu vực, tỉnh, thành phố) và cho tất cả các phương tiện thanh toán, hoặc chỉ cho một phương tiện thanh toán nhất định như séc, hoặc thẻ… với mục đích phân luồng để đảm bảo thanh toán nhanh, an toàn và hiệu quả. Có hai phương thức TTBT: bù trừ trực tiếp (quyết toán tổng tức thời) và bù trừ ròng, trong đó bù trừ ròng được áp dụng phổ biến hơn.
Phương thức bù trừ ròng cho phép cho phép các ngân hàng chuyển, nhận các khoản thanh toán với nhau và chỉ thực hiện quyết toán tại thời điểm nhất định. Thực hiện TTBT ròng có thể xảy ra một số rủi ro đó là: khi hệ thống mạng gặp sự cố, tạm ngừng hoạt động sẽ dẫn đến ách tắc trong thanh toán, hoặc khi một ngân hàng thành viên bất kỳ không đủ khả năng thanh toán, hoặc khi một ngân hàng thành viên bất kỳ không đủ khả năng thanh toán, làm cho những thành viên liên quan cũng lâm vào tình trạng tương tự.
Để ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra, người ta sử dụng một số biện pháp như: Giới hạn và kiểm soát chặt chẽ hạn mức nợ ròng của từng ngân hàng thành viên; áp dụng biện pháp chia sẻ rủi ro bằng cách lập thoả thuận về chia sẻ rủi ro giữa các thành viên tham gia; yêu cầu ký quỹ, thế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi cần thiết…
- Hệ thống thanh toán Liên ngân hàng
Hệ thống thanh toán LNH là hệ thống thanh toán quốc gia do NHTW sở hữu, trực tiếp tổ chức quản lý và vận hành. Các đối tác tham gia vào hệ thống thanh toán LNH là các NHTM, tổ chức tài chính và những doanh nghiệp lớn có đầy đủ các điều kiện do NHTW quy định. Hệ thống thanh toán LNH đóng vai trò chủ đạo trong công tác thanh toán qua ngân hàng của mỗi quốc gia, nó đảm nhiệm việc điều hoà vốn giữa các NHTM; tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế… đảm bảo cho quá trình chu chuyển vốn trong nền kinh tế thông suốt, giúp NHTM sử dụng vốn hiệu quả; đồng thời NHTW kiểm soát được sự vận động của các luồng vốn, điều hành và thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt.
Đặc điểm của hệ thống thanh toán LNH là các NHTM, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải mở tài khoản tại NHTW, trực tiếp thanh toán vốn cho nhau theo từng lệnh thông qua tài khoản này. Phương thức thanh toán phổ biến được các nước áp dụng là thanh toán tổng tức thời.
Thanh toán tổng tức thời là quá trình xử lý và quyết toán được diễn ra liên tục theo thời gian thực tế phát sinh của các lệnh thanh toán. Với cách xử lý và quyết toán này nó cho phép các ngân hàng có thể sử dụng ngay khoản tiền vừa nhận được. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của thanh toán tổng tức thời là các ngân hàng phải duy trì tại NHTW một lượng vốn nhất định để đảm bảo khả năng thanh toán mà theo thông lệ thì NHTW không trả lãi hoặc trả rất thấp cho số dư của khoản vốn này.
- Hệ thống thanh toán quốc tế (SWIFT)
SWIFT là mạng thanh toán quốc tế, do Hiệp hội tài chính viễn thông LNH toàn cầu sở hữu. SWIFT được thành lập năm 1973, trụ sở tại Bỉ, hoạt động chính thức từ năm 1977. Đây là một tổ chức được hợp tác và sở hữu bởi hơn 2.800 ngân hàng và tổ chức tài chính trên toàn thế giới. SWIFT hoạt động như một mạng lưới để truyền, nhận và xử lý các lệnh giao dịch giữa thành viên ở gần 140 quốc gia. SWIFT đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, đảm bảo cho quá trình luân chuyển vốn quốc tế thông suốt, giúp các nước mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia.
1.4. Công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng
1.4.1. Cơ sở lý luận và quan điểm chỉ đạo
Công nghệ thông tin gồm hai thành phần cốt lõi là tin học và viễn thông. Trong nền kinh tế tri thức, việc sử dụng những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao trong công tác chuyên môn là điều không thể thiếu. Đây là những tư liệu lao động chủ yếu, giúp con người chinh phục tự nhiên, tạo ra của cải vật chất của xã hội. Khi nghiên cứu về tư liệu lao động C.Mác cho rằng: "Những thời đại kinh tế khác nhau không phải là chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào". Các nhà kinh tế học hiện đại thì khẳng định "Trong toàn bộ các tư liệu lao động, công cụ và máy móc đóng vai trò quan trọng nhất. Trình độ phát triển của chúng là thước đo trình độ phát triển của sản xuất xã hội".
Công nghệ thông tin là sản phẩm của khoa học kỹ thuật, của trí tuệ con người, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đối với nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật và công nghệ để đi tắt đón đầu, tạo lên sự tăng trưởng và phát triển bền vững càng có ý nghĩa qua._.n trọng. Vai trò của khoa học kỹ thuật được khẳng định "Ngày nay khoa học cũng đã trở thành một bộ phận của lực lượng sản xuất. Sự phát triển lực lượng sản xuất của xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất và là chỉ tiêu chung nhất để đánh giá trình độ của con người".
Trong lĩnh vực thanh toán qua ngân hàng, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: "ứng dụng phổ biến CNTT, mở rộng nhanh các hình thức thanh toán KDTM và thanh toán qua ngân hàng".
Hệ thống ngân hàng đã xác định ứng dụng và phát triển CNTT là một trong những nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển và đổi mới hoạt động ngân hàng, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với ngân hàng các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. CNTT trong hoạt động ngân hàng gồm hai thành phần, đó là công nghệ thông tin và công nghệ viễn thông.
1.4.2. Công nghệ tin học
- Phần "cứng" là tập hợp hệ thống các thiết bị: máy chủ, máy cá nhân (máy PC), mạng và các thiết bị ngoại vi.
Máy chủ, được các hãng sản xuất thiết kế riêng, có cấu hình và tính năng vượt trội: dung lượng lớn, tốc độ cao, bộ nhớ nhiều, xử lý nhanh…được dùng làm các máy "cái", có thể cài đặt đa hệ điều hành, nhiều loại cơ sở dữ liệu với những chương trình ứng dụng khác nhau phục vụ cho hoạt động của một cơ quan, đơn vị, một chi nhánh hoặc một ngân hàng. Máy tính cá nhân, có dung lượng, tốc độ và bộ nhớ nhỏ hơn máy chủ, sử dụng đơn lẻ hoặc liên kết để hỗ trợ nhau cùng thực hiện một số công việc.
Mạng là một hệ thống gồm nhiều máy tính được kết nối với nhau thông qua thiết bị mạng, cho phép các trạm làm việc trên mạng có thể trao đổi dữ liệu và sử dụng chung tài nguyên, tích hợp những ứng dụng quan trọng. Có nhiều loại mạng khác nhau, tuỳ theo cách phân loại. Hiện nay người ta thường phân theo khoảng cách địa lý, gồm: mạng cục bộ, mạng đô thị, mạng diện rộng và mạng toàn cầu.
Mạng cục bộ (Local Area Networks - mạng LAN) có phạm vi hẹp, trong một toà nhà, một cơ quan, một doanh nghiệp hoặc một trường học. Mạng đô thị (Metropolitan Area Networks - mạng MAN) phạm vi rộng hơn, trong một đô thị có bán kính từ 100 km trở lại. Mạng diện rộng (Wide Area Networks - mạng WAN) được tổ chức trong phạm vi một quốc gia. Mạng toàn cầu (Global Area Networks - mạng GAN) trải rộng trên toàn thế giới.
Đối với mạng LAN, việc liên kết các máy tính với nhau được sử dụng một trong ba cấu trúc: hình SAO (Star), đường trục (Bus) hoặc mạch vòng (Ring). Mạng hình sao, các máy PC được nối với thiết bị trung tâm và máy chủ bằng các đường riêng rẽ, độc lập, giống hình ngôi sao, đây là cấu trúc được sử dụng phổ biến hiện nay. Mạng BUS có cấu trúc khác mạng SAO, các máy tính được kết nối với nhau thông qua một đường trục và giới hạn bởi thiết bị đầu cuối. Mạng RING, các máy tính đựơc liên kết bằng một đường trục kiểu vòng tròn khép kín thông qua bộ chuyển tiếp (Repeater).
Thiết bị ngoại vi gồm: máy in, thiết bị lưu trữ, máy quýet, máy đọc, đèn chiếu…dùng hỗ trợ các ứng dụng, khai thác tối đa công suất, tính năng tác dụng, nâng cao hiệu quả hệ thống máy tính.
- Phần "mềm" là những chương trình do người lập trình thiết kế thông qua ngôn ngữ của máy tính. Có nhiều loại phần mềm: phần mềm hệ thống, phần mềm tiện ích, phần mềm ứng dụng…phần mềm hệ thống được thiết kế, cài đặt trong máy, đảm bảo cho máy tính sẵn sàng hoạt động, gọi là hệ điều hành. Phần mềm tiện ích có tác dụng hỗ trợ, tạo các giao diện giữa người sử dụng với máy tính hoặc thực hiện thao tác nhanh, nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị. Phần mềm ứng dụng được xây dựng cho từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau, sử dụng vào những công việc cụ thể.
Hiện nay với sự phát triển rất đa dạng các loại ngôn ngữ máy tính, nên việc lựa chọn ngôn ngữ để thiết kế chương trình ứng dụng tuỳ thuộc vào các lĩnh vực khác nhau, sao cho phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu…
1.4.3. Công nghệ viễn thông
Viễn thông có thể được định nghĩa như việc truyền thông tin theo phương tiện điện tử từ nơi này đến nơi khác với sự hỗ trợ của máy tính và các thiết bị truyền thông. Chúng ta đang sống, làm việc trong cuộc cách mạng viễn thông gồm ba thành phần: những thay đổi nhanh chóng về công nghệ truyền thông; về quyền sở hữu, kiểm soát dịch vụ viễn thông; và cách sử dụng viễn thông trong các tổ chức. Người quản lý cần có sự am hiểu về công nghệ viễn thông, sử dụng linh hoạt và khai thác tốt những tiện tích thì sẽ đem lại hiệu quả cao cho cơ quan, đơn vị mình.
Viễn thông đã mở ra một tầm nhìn kiến trúc thông tin mới, một hình thái công nghệ đặc biệt quan trọng trong tổ chức và quản lý để đạt mục tiêu chọn lựa. Kiến trúc thông tin của một tổ chức gồm phần cứng, phần mềm, mối nối viễn thông và các tệp dữ liệu được tổ chức dựa trên các hệ thống viễn thông. Hệ thống viễn thông có nhiệm vụ thiết lập giao diện giữa nơi gửi với nơi nhận; chọn đường truyền, đảm bảo thông tin được gửi tới đích an toàn, chính xác.
Dữ liệu thông tin được gửi, nhận dưới dạng tín hiệu điện từ qua các kênh truyền thông từ thiết bị này sang thiết bị khác trong hệ thống mạng. Có nhiều loại môi trường truyền dẫn khác nhau: dây xoắn, cáp đồng trục, sợi quang và truyền dẫn không dây. Máy tính có thể truyền dữ liệu được mã hoá qua địa chỉ điện tử từ nơi gửi máy chủ trung tâm và được chuyển tiếp đến người nhận.
Để có thể kết nối, truyền, nhận thông tin và dữ liệu giữa các máy tính, cần phải có các phần mềm viễn thông được cài đặt trong máy chủ và các bộ xử lý trên mạng. Phần mềm viễn thông có chức năng kiểm soát việc suy cập vào mạng, giám sát quá trình truyền thông đồng thời phát hiện và sửa lỗi.
Với sự phát triển của CNTT, máy tính không ngừng được cải tiến trên tất cả các phương diện: mẫu mã hấp dẫn, kích thước gọn nhẹ, tốc độ xử lý nhanh, dung lượng lớn, màn hình tinh thể lỏng, giao diện thân thiện với người sử dụng…có thể cài đặt, vận hành đồng thời nhiều chương trình ứng dụng, kết nối Internet bằng công nghệ không dây.
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán không dùng tiền mặt
1.5.1. Môi trường kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, thu nhập bình quân đầu người, chỉ số giá cả, tỷ lệ lạm phát, mức độ tiền tệ hoá của các khoản thu nhập và sự công khai minh bạch trong hoạt động kinh tế - xã hội…là những yếu tố cơ bản tác động đến thanh toán KDTM.
Khi kinh tế kém phát triển, GDP tăng chậm, thu nhập của dân cư thấp…thì nhu cầu trao đổi hàng hoá ít, độ tin cậy lẫn nhau chưa cao, các hoạt động kinh tế ngầm và gian lận thương mại còn nhiều thì các giao dịch thường đòi hỏi thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Mặt khác, khi tiền tệ không ổn định, người ta có xu hướng quay về hình thức hàng đổi hàng, hoặc sử dụng các phương tiện có tính ổn định cao như vàng hoặc ngoại tệ mạnh để thanh toán. Trong điều kiện như vậy thanh toán KDTM khó có cơ hội phát triển.
Ngược lại, nền kinh tế phát triển mạnh, thu nhập tăng, tiền tệ ổn định, mọi hoạt động kinh tế xã hội được công khai, minh bạch thì nhu cầu trao đổi và thanh toán sẽ tăng cả về khối lượng và giá trị, do đó thanh toán cần đáp ứng yêu cầu: nhanh chóng, chính xác và an toàn với chi phí thấp. Lúc này thanh toán bằng tiền mặt sẽ bộc lộ những mặt hạn chế, thanh toán KDTM có cơ hội phát triển, chiếm ưu thế, không ngừng được hoàn thiện.
1.5.2. Trình độ dân trí, tập quán và thói quen của người dân
Nhu cầu thanh toán KDTM chịu ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố tâm lý, tập quán, thói quen và trình độ dân trí. Trình độ dân trí thấp, người dân không am hiểu hoặc hiểu rất ít về thanh toán KDTM, khi đó thanh toán bằng tiền mặt là cách đơn giản và tiện lợi, còn thanh toán KDTM là điều xa vời đối với họ. Khi trình độ dân trí và thu nhập được nâng lên, nhu cầu mở rộng quan hệ và trao đổi sẽ tăng theo, người dân có điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, lúc đó việc sử dụng các phương tiện thanh toán KDTM đối với họ là tất yếu và mọi việc sẽ trở lên đơn giản. Mặt khác, khi người dân muốn thanh toán một khoản nào đó, nếu thủ tục quá phức tạp, chờ đợi lâu mất nhiều thời gian hoặc phải đi xa, sẽ nẩy sinh tâm lý lo ngại.
Sở dĩ tại những nước phát triển, thanh toán KDTM là chủ yếu, còn thanh toán bằng tiền mặt chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ là do trình độ dân trí cao, hệ thống pháp luật đầy đủ và được thực hiện nghiêm, mạng lưới ngân hàng có mặt khắp nơi, các dịch vụ thanh toán phát triển mạnh mẽ, giá rẻ, độ an toàn cao, rất thuận tiện, còn ở nước ta thì ngược lại.
1.5.3. Sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ thanh toán
Yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ là nền tảng cơ sở vật chất để phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng. Trong những năm gần đây với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, nhất là CNTT đã có những tác động rất mạnh tới hoạt động thanh toán của ngân hàng, tạo ra một bước tiến nhẩy vọt về chất, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân, xoá bỏ mặc cảm về một hệ thống thanh toán qua ngân hàng trong thời kỳ bao cấp, tạo ra một cách nhìn mới cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ thanh toán.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, mức độ tin cậy học hoá các nghiệp vụ và khả năng xử lý tự động cao đã cho phép các ngân hàng có thể phát triển các dịch vụ thanh toán mới để khách hàng lựa chọn, đồng thời rút ngắn được thời gian thanh toán, tăng nhanh vòng quay của vốn.
1.5.4. Tổ chức mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán
Mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán là nhân tố quan trọng, có tác động lớn đến mở rộng thanh toán KDTM qua ngân hàng. Các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có mạng lưới giao dịch rộng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đến giao dịch, thanht toán, từ đó mở rộng phạm vi thanh toán KDTM qua ngân hàng. Tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới thanh toán bằng phương pháp truyền thống là thành lập các chi nhánh, các điểm giao dịch sẽ gặp rất nhiều khó khăn do phải tăng chi phí để đầu tư vào cơ sở vật chất và nguồn nhân lực.
Ngày nay, nhờ việc ứng dụng CNTT hiện đại trong hoạt động thanh toán mà các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có thể mở rộng mạng lưới bằng việc nói mạng trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng, để cung ứng dịch vụ thanh toán cho họ. Đó cũng là mục tiêu được các ngân hàng đặt ra, nhằm thiết lập kênh phân phối trực tuyến; khách hàng có thể giao dịch qua mạng vào bất kỳ địa điểm nào, thời gian nào.
1.5.5. Cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động thanh toán
Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể tham gia thanh toán KDTM qua ngân hàng cần được bảo vệ quyền lợi bằng hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ. Nếu hệ thống pháp luật quy định về hoạt động thanh toán chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ thì các chủ thể sẽ không yên tâm khi tham gia vào hoạt động thanh toán, xét cả từ khía cạnh người tổ chức hệ thống thanh toán là những ngân hàng, đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán và cả người sử dụng dịch vụ là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Vì vậy, để phát triển tốt hệ thống thanh toán qua ngân hàng cần có hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế và minh bạch cho hoạt động thanh toán.
1.6. Kinh nghiệm một số nước và bài học đối với Việt Nam
1.6.1. Kinh nghiệm một số nước
Tại những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, việc ứng dụng CNTT vào hoạt động thanh toán rất được coi trọng, có tác động mạnh mẽ, thúc đẩy sử dụng các phương tiện thanh toán KDTM, giảm tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế.
- Tại Hàn Quốc, thanh toán bằng tiền mặt chiếm tỷ lệ khoảng 20% trong tổng phương tiện thanh toán, thanh toán KDTM chiếm 80%. Có được kết quả trên là do Hàn Quốc hoạch định được chiến lược tổng thể, dài hạn, đã xây dựng và tổ chức quản lý, vận hành được hệ thống thanh toán và các phương tiện thanh toán dựa trên nền tảng cơ sở pháp lý đồng bộ gồm Luật hối phiếu, Luật kinh doanh thẻ tín dụng, Luật séc cùng một số luật chuyên biệt điều chỉnh về lĩnh vực thanh toán.
Hàn Quốc đã xây dựng Trung tâm TTBT tại Seoul, là trung tâm đầu tiên, do cơ quan TTBT viễn thông tài chính Hàn Quốc (KFTC) trực tiếp vận hành, đến năm 1995 có 50 trung tâm trên toàn quốc. Tham gia vào hệ thống này là NHTW và những ngân hàng lớn cùng một số tổ chức phi tài chính. Tại các Trung tâm TTBT, séc, hối phiếu…được TTBT cho nhau bằng các nghiệp vụ với sự hỗ trợ đắc lực của mạng máy tính. [18].
Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động ngân hàng, nhất là trong lĩnh vực thanh toán được NHTW rất quan tâm, thành lập Vụ CNTT, có các phòng chuyên môn để quản lý, vận hành, bảo trì máy tính và hệ thống thông tin. Hiện nay, tại trung tâm chính có 2 máy tính Mainframe (loại IBM 9672- R16, HDS PILOT - 34) cùng 46 máy chủ Server với hệ điều hành UNIX và Windows 2000, hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle; ngoài ra có khoảng 2.400 máy tính cá nhân được sử dụng như các thiết bị đầu cuối. [3].
- ở cộng hoà liên bang Đức, Luật séc được xây dựng trên cơ sở Công ước Thế giới số 57 ngày 28/7/1933. Séc là một trong những phương tiện thanh toán KDTM được khách hàng sử dụng khá phổ biến so với các phương tiện khác, bởi nó có những ưu điểm và lợi thế riêng. Hiệp hội ngân hàng là tổ chức phi Chính phủ, được phép ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ ngân hàng, trong đó có quy trình thanh toán bằng séc giữa các chi nhánh NHTM khác hệ thống và khác địa phương .
NHTW hoặc Hiệp hội ngân hàng có nhiệm vụ tổ chức các Trung tâm xử lý và thanh toán séc. Mỗi trung tâm được tổ chức thành hai bộ phận, một bộ phận xử lý séc trong hệ thống, một bộ phận xử lý séc ngoài hệ thống và khác địa phương. Quy trình tiếp nhận, xử lý và luân chuyển séc rất khoa học, chặt chẽ, thực hiện trên mạng máy tính thông qua việc truyền, nhận các bản chụp tờ séc giữa các ngân hàng liên quan được bảo mật cao. Hiện nay Hiệp hội ngân hàng đã tổ chức thanh toán séc bằng điện tử, rất nhanh chóng, chính xác.
Trong lĩnh vực phát triển và sử dụng tài khoản cá nhân, Cộng hoà Liên bang Đức đã đồng loạt chuyển toàn bộ công việc trả lương của các doanh nghiệp, cơ quan vào tài khoản cá nhân trong một ngày, và do ngành ngân hàng đảm nhiệm. Đây là biện pháp hành chính, mang tính bắt buộc đối với mọi người dân phải thực hiện nhiệm vụ chung của đất nước.
- Tại Thái Lan, thẻ được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây (có khoảng trên 10 triệu chủ thể). Việc sử dụng thẻ được phát triển mạnh là do các NHTM đã trang bị một hệ thống với gần 10.000 máy ATM tại các trung tâm kinh tế trên phạm vi cả nước, được liên kết với nhau thông qua trung tâm chuyển mạch ATM quốc gia (gọi là National ATM Pool). Nhờ sự liên kết đó, khi chủ thể tới rút tiền hoặc thanh toán tại máy ATM của bất cứ ngân hàng nào đã tham gia vào trung tâm chuyển mạch quốc gia đều được xử lý nhanh chóng, thuận tiện.
Quản lý và vận hành Trung tâm chuyển mạch ATM quốc gia là do công ty Processing Center Co. Ltd đảm nhiệm. Công ty này được liên doanh giữa 2 ngân hàng lớn nhất của Thái Lan là Bangkok Bank và Thai Famers Bank với một công ty thương mại - Sâh Union. Cùng với việc vận hành Trung tâm chuyển mạch ATM quốc gia, Processing Center Co. Ltd còn thực hiện việc quyết toán và đối chiếu các giao dịch ATM cho tất cả các ngân hàng thành viên của mình, đồng thời cung cấp các dịch vụ khác như: chuyển tiền cá nhân trực tuyến, dịch vụ thông tin tín dụng, in ấn và chuyển giao sao kê thẻ…Để có được các dịch vụ cung cấp cho khách hàng với chất lượng cao, Processing Center Co. Ltd phải thường xuyên duy trì 120 kênh Leased line tốc độ cao để xử lý các giao dịch trực tiếp Online.
NHTW Thái Lan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hệ thống thanh toán và các phương tiện thanh toán nói chung, hệ thống ATM nói riêng.
1.6.2. Bài học đối với Việt Nam
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong quá trình sử dụng và phát triển các phương tiện thanh toán KDTM cũng như việc tổ chức hệ thống thanh toán trên các góc độ khác nhau, có thể rút ra bài học cho việc mở rộng thanh toán KDTM đối với nước ta, đó là:
Thứ nhất, cần xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, các cơ chế chính sách về thanh toán một cách đồng bộ, nhất quán, phù hợp với thông lệ quốc tế, tình hình phát triển kinh tế xã hội và CNTT. NHTW đóng vai trò quyết định trong việc ban hành cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi, thông thoáng cho quá trình sử dụng, phát triển các phương tiện thanh toán và hệ thống thanh toán; là người trực tiếp quản lý việc đầu tư xây dựng hệ thống thanh toán thống nhất giữa các ngân hàng; tổ chức, quản lý kiểm tra giám sát hoạt động của hệ thống thanh toán LNH.
Thứ hai, xây dựng hệ thống thanh toán hiện đại dựa trên nền tảng CNTT. Chúng ta phải tận dụng cơ hội và thế mạnh của nước đi sau, thừa hưởng những thành tựu của khoa học công nghệ, vì vậy cần tranh thủ huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống thanh toán hiện đại gồm trung tâm xử lý quốc gia và các trung tâm xử lý khu vực, trang bị máy móc hiện đại và đồng bộ được quản lý, vận hành bởi đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trình độ cao, có thể xử lý mọi tình huống, đảm bảo cho hệ thống thanh toán hoạt động thông suốt, không bị ách tắc.
Thứ ba, cải tiến thủ tục, quy trình thanh toán của phương tiện truyền thống, phát triển phương tiện thanh toán hiện đại. Khi CNTT được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng, quy trình tiếp nhận và xử lý chứng từ trong thanh toán và hạch toán kế toán cần được điều chỉnh cho phù hợp, thuận tiện khi thực hiện giao dịch một cửa. Tích cực đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, lắp đặt hệ thống máy ATM trên toàn quốc, kết nối qua Trung tâm chuyển mạch tài chính quốc gia, đảm bảo thẻ của các NHTM đều sử dụng được ở tất cả các máy ATM. Tích cực tuyên truyền lợi ích của thẻ tới mọi tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận, để thẻ được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống.
Kết luận chương 1
Thanh toán KDTM là quá trình thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt, thay vào đó là các phương tiện thanh toán như séc, UNC, UNT, thẻ…thanh toán KDTM chịu tác động của nhiều nhân tố: luật pháp, cơ chế chính sách, môi trường kinh tế, trình độ dân trí, khoa học và công nghệ, tổ chức mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán…trong đó yếu tố khoa học và công nghệ có ảnh hưởng rất lớn tới việc mở rộng thanh toán KDTM. Đối với nước ta, trong giai đoạn hiện nay, cần tận dụng lợi thế của một nước đi sau, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm hay của các nước đã thực hiện thành công việc tổ chức thanh toán KDTM trong nền kinh tế, triệt để ứng dụng CNTT vào hoạt động thanh toán, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chương 2
Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT huyện văn lâm- tỉnh Hưng Yên
2.1- Khái quát về NHNo&PTNT huyện Văn Lâm
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT huyện Văn Lâm- tỉnh Hưng Yên
Sau hơn hai năm tái lập tỉnh Hưng Yên ngày 01/09/1999 Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Lâm được tách ra từ NHNo&PTNT huyện Mỹ Văn làm 3 ngân hàng: Ngân hàng No&PTNT huyện Văn Lâm, Ngân hàng No&PTNT huyện Mỹ Hào, Ngân hàng No&PTNT huyện Yên mỹ. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Lâm nằm trên một huyện ven đô, cách Hà nội 20 km với chiều dài trên 10 km quốc lộ 5 và trên 10 km đường sắt chạy qua. Đây là tiềm năng to lớn của huyện nên rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá, mở rộng khu vực công nghiệp, thu hút vốn đầu tư,phát triển kinh tế xã hội. Thế mạnh này đã và đang được phát huy tích cực. Với 11 xã và thị trấn có diện tích đất tự nhiên là 7.442 ha ,trong đó diện tích đất nông nghiệp 4.128 ha và dân số theo thống kê mới nhất là 22.650 hộ. Văn Lâm là huyện được tái lập từ tháng 9 năm 1999, trong 8 năm qua kinh tế xã hội của huyện Văn Lâm luôn dành được những thắng lợi to lớn.Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt xấp xỉ 25% tăng hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của toàn tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi cho NHNo &PTNT huyện Văn Lâm trong việc thu hút mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân để phát triển phương thức thanh toán thẻ .
Mục tiêu ban đầu của Ban lãnh đạo ngân hàng NHNo &PTNT huyện Văn Lâm là đáp ứng nhu cầu cho các thành phần kinh tế trong huyện, coi trọng việc huy động vốn đặc biệt là nguồn vốn từ dân cư. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, NHNo &PTNT huyện Văn Lâm đã không ngừng lớn mạnh, không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, HSX, các công ty… còn phục vụ rất đắc lực theo nhu cầu dịch vụ ngày một cao của khách hàng, đóng góp một phần quan trọng trong sự thành công của các khách hàng. Coi trọng ứng dụng tin học vào hoạt động Ngân hàng. Ngân hàng No&PTNT huyện Văn Lâm tập trung đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Từng bước đổi mới tư duy và hành động, áp dụng công nghệ tiên tiến, xây dựng chi nhánh NHNo&PTNt theo hướng phát triển an toàn, bền vững, từng bước hiện đại hoá để tiến tới hội nhập, góp phần xây dựng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam trở thành Ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu. Đối với nhân viên NHNo&PTNT huyện Văn Lâm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên, đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người lao động. NHNo&PTNT huyện Văn Lâm đã hợp tác chặt chẽ với các NHTM và các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh như: góp vốn đồng tài trợ, uỷ thác đầu tư, ứng dụng công nghệ mới nhằm cung cấp dịch vụ tiện ích nhất cho khách hàng.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Văn Lâm
Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT huyện Văn Lâm là mô hình lãnh đạo theo kiểu trực tuyến từ trưởng, phó phòng đến nhân viên, đều chịu sự lãnh đạo trực tiếp của phó giám đốc phụ trách khối và chịu sự lãnh đạo chung của Giám đốc.
Tổng số cán bộ công nhân viên trong NHNo&PTNT huyện Văn Lâm là 50 người (trong đó 46 người là nhân viên chính thức và 4 nhân viên hợp đồng).
Các phòng ban được bố trí như sau :
-Ban lãnh đạo gồm 3 người :
Giám đốc : Giám sát, điều hành chúng mọi hoạt động cơ quan.
Một Phó giám đốc: Trực tiếp điều hành phòng kế toán ngân quỹ.
Một Phó giám đốc: Trực tiếp điều hành phòng kinh doanh .
-Phòng kế toán- Ngân quỹ
Với chức năng quản lý thực hiện công tác tài chính, kế toán trong ngân hàng, trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu, thực hiện các dịch vụ ngân hàng : Mở và quản lý tài khoản của khách hàng, chuyển tiền...
-Phòng kinh doanh
Nghiên cứu, xây dựng chiến lược –kế hoạch tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng, thực hiện nghiệp vụ thẩm định, phê duyệt cho vay, đôn đốc khách hàng trả nợ, lãi...
-Phòng hành chính nhân sự
Theo dõi diễn biến lương của CBCNV chi nhánh, đề xuất nâng lương và đề bạt cán bộ với Ban lãnh đạo, theo dõi và quản lý tài sản cơ quan.
Ngoài ra còn mở thêm Phòng giao dịch Chỉ đạo để cung cấp dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng nhiều nơi.
Sơ đồ 1 : Mô hình tổ chức của chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Văn lâm
phó giám đốc
kế toán - ngân quỹ
phó giám đốc
kinh doanh
Nhân viên
( Các cán bộ kế toán- Ngân quỹ)
Nhân viên
( Các cán bộ tín dụng )
Trưởng phòng kế toán
Phó phòng kế toán
Trưởng phòng kinh doanh
Phó phòng kinh doanh
giám đốc
2.2. Tình hình hoạt động của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên
2.2.1.Huy động vốn
- Tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2007:
Bảng 01: Tình hình thực hiện chỉ tiêu năm 2007
TT
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiện
So sánh %
1
Nguồn vốn:
-Tỷ VNĐ
-Nghìn USD
752,2
562,8
12,026.7
825,3
713
7,523.9
110
2
Dư nợ:
-Tỷ VNĐ
-Nghìn USD
264,5
210
3,460
334,3
221.7
7,130
126
3
Trung,dài hạn:
-Tỷ VNĐ
-Nghìn USD
104,6
83,1
1,363.5
112,8
90,3
1,422.2
108
4
Nợ quá hạn
<2%
0,73%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm từ năm 2005 đến năm 2007 )
Tổng nguồn vốn đạt 825,3 tỷ VND, đạt 111% kế hoạch năm 2007, tăng 23% so với năm 2006, trong đó:
+ Cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền:
Nội tệ : 713 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 86% tổng nguồn vốn, tăng 23% so với năm 2006.
Ngoại tệ quy đổi theo VND: 112,3 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 14% tổng nguồn vốn, tăng 25% so với năm 2006.
+Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn:
Nguồn vốn không kỳ hạn: 379,7 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 46% tổng nguồn vốn, tăng 3% so với năm 2006.
Nguồn vốn có kỳ hạn < 12 tháng: 219,5 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 27% tổng nguồn vốn, tăng 80% so với năm 2006.
Nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 226,1 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 27% tổng nguồn vốn, tăng 26% so với năm 2006.
+Phân loại theo nguồn vốn:
Tiền gửi dân cư: 99,3 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 12% tổng nguồn vốn, giảm 11% so với năm 2006.
Tiền gửi Tổ chức Kinh tế, Tổ chức Xã hội: 422,7 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 51% tổng nguồn vốn, tăng 45% so với năm 2006.
Vốn uỷ thác đầu tư: 125 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 15% tổng nguồn vốn, tăng 9% so với năm 2006.
Tiền gửi, vay khác: 178,3 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 22% tổng nguồn vốn, tăng 16% so năm 2006.
Như vậy NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên đã thực hiện tốt các chỉ tiêu về nguồn vốn đề ra, để đạt được kết quả trên toàn Chi nhánh đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về chủ động tăng trưởng nguồn vốn huy động, bám sát chiến lược huy động vốn để xác định rõ mục tiêu phấn đấu và đề ra giải pháp thực hiện có hiệu quả. Cũng phải kể đến việc mở rộng thị trường, thị phần đã được coi trọng, đặc biệt là mở thêm màng lưới (hiện có 2 điểm giao dịch) để huy động vốn trực tiếp từ dân cư.
2.2.2. Hoạt động cho vay
Để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên đã triển khai, quán triệt và hướng dẫn kịp thời các văn bản mới như các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước, các Văn bản của NHNo & PTNT Việt Nam. Chi nhánh đã chú trọng mở rộng mạng lưới kinh doanh. Từ đó đã đem lại cho Chi nhánh một số kết quả nhất định.
Bảng 02: Thực trạng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm- tỉnh Hưng Yên
Đơn vị: Triệu đồng.
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
Tăng giảm
Tuyệt đối
Tương đối (%)
1.Doanh số cho vay
378742,4
906301,6
527559,2
139.29235
Ngắn hạn
303025,6
674062,5
371036,9
122.44408
Trung hạn
53437,5
130527,7
77090,2
144.26236
Dài hạn
22279,3
101711,4
79432,1
356.52871
2.Doanh số thu nợ
287696,2
756539,4
468843,2
162.96468
Ngắn hạn
261451,7
559819,8
298368,1
114.11978
Trung hạn
20458,9
111344,9
90886,0
444.23698
Dài hạn
5785,6
85374,7
79589,1
1375.6412
3.Tổng dư nợ
184527,7
334289,9
149762,2
81.159739
Ngắn hạn
109462,7
221526,0
112063,3
102.37579
Trung hạn
42604,2
60665,2
18061,0
42.392534
Dài hạn
32460,8
52098,7
19637,9
60.497277
4.Dư nợ quá hạn
3285,2
2427,5
-857,7
-26.108
Ngắn hạn
2351,2
1787,7
-563,5
-23.966485
Trung hạn
864
594,3
-269,7
-31.215278
Dài hạn
70
45,5
-24,5
-35
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm từ năm 2005 đến năm 2007 )
Trong đó dư nợ DNNN chiếm 4,9% tổng dư nợ, dư nợ DNNQD chiếm 33.1%, dư nợ cho vay hộ sản xuất chiếm 40,5%, cho vay khác chiếm 11.5%.
Về chất lượng tín dụng: Nợ quá hạn 2.427,5 triệu đồng, chiếm 0.72% tổng dư nợ. Nguyên nhân là do: Trong năm 2007, theo đề nghị của thanh tra NHNN về tạm ngừng cho vay đối với Công ty Bảo vệ thực vật phía Bắc nên phát sinh nợ đến hạn chưa kịp trả. Ngoài ra do thay đổi về tổ chức nội bộ cũng như tình hình khó khăn chung của các đơn vị xây dựng về vốn và giá cả.
2.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh năm 2007 tăng trưởng mạnh cả về số lượng, chất lượng, doanh số thanh toán đã tăng vượt mức kế hoạch năm 2007 đề ra.
2.2.3.1. Thanh toán quốc tế
Bảng 03: Thực trạng thanh toán quốc tế tại Chi nhánh NHNo & PTNT Văn Lâm
Đơn vị: USD
Doanh số
Năm 2006
Năm 2007
Tỷ lệ % đạt so với năm trớc
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
Hàng XK
43
155117.6
12
440246.1
183.8144092
Hàng NK
76
14651255.9
94
34750212.6
137.1824834
Trả kiều hối
67
42855.8
107
60337.0
40.79074478
Tổng số
186
14849229.3
213
35250795.7
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm từ năm 2005 đến năm 2007 )
Ghi chú: Bảng số liệu bao gồm cả các ngoại tệ khác đã được quy đổi ra USD theo tỷ giá ngày thực tế giao dịch do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố.
+ Tổng thu về phí dịch vụ TTQT: 31.255.114VNĐ
Trong đó:
- Thu từ dịch vụ TTQT: 21.853.841VNĐ
- Thu lãi tiền gửi ký quỹ: 9.401.273VNĐ.
2.2.3.2. Kinh doanh ngoại tệ
Bảng 04: Thực trạng kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHNo & PTNTVL
Đơn vị: USD
Doanh số
Năm 2006
Năm 2007
Tỷ lệ %
Mua vào
11,682,592.7
25,167,858.1
215
Bán ra
11,657,363.5
25,421,372.9
218
Lãi
173,973,144.3
197,598,266.8
114
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm từ năm 2005 đến năm 2007 )
Ghi chú: Bảng số liệu trên bao gồm cả các ngoại tệ khác đã được quy đổi ra USD theo tỷ giá ngày lập báo cáo.
Bên cạnh đó còn một số tồn tại làm ảnh hưởng đến nghiệp vụ thanh toán và kinh doanh ngoại tệ: Đó là, dịch vụ Western Union tuy đã triển khai nhưng chưa thật sự được chú trọng và có hiệu quả thấp do chính sách quảng cáo cũng như việc bố trí quầy, bàn giao dịch và các phương tiện khác. Giá bán ngoại tệ của Chi nhánh nói chung còn cao so với giá bán của các NHTM khác trên cùng địa bàn do chưa có cơ chế mạnh dạn khuyến khích kinh doanh các ngoại tệ khác ngoài đồng USD để bù đắp giá. Chi nhánh cũng chưa có một giải pháp thống nhất về việc tăng cường tận dụng lợi thế của cơ chế chi hoa hồng ngoại tệ theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam để thu hút nhiều hơn nguồn ngoại tệ từ khách hàng xuất khẩu.
2.2.4. Đánh giá kết quả kinh doanh năm 2007
2.2.4.1. Những mặt được
- Triển khai tốt các nội dung đề án cơ cấu lại ngân hàng theo chỉ đạo của NHNoVN:
+ Mạng lưới hoạt động được tăng cường. Năm 2007 đã mở thêm 6 Phòng giao dịch;
+ Thành lập Phòng thẩm định, Tổ nghiệp vụ thẻ;
+ Ban hành Quy định khoán tài chính cho các phòng giao dịch trực thuộc; Lề lối làm việc; Quản lý chi tiêu; Quyết định về phân quyền phán quyết cho vay đối với các chức danh Phó Giám đốc chi nhánh Văn Lâm, Trưởng phòng giao dịch trực thuộc;
+ Tích cực cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính; Năm 2007 đã trích rủi ro 8,5 tỷ và xử lý rủi ro được 12 tỷ.
- Thực hiện và vận dụng._.ng" chung vào hệ thống thanh toán liên ngân hàng do NHNN quản lý. Các chi nhánh NHNo Hưng Yên đều tham gia đầy đủ vào hệ thống thanh toán nội bộ của mình và thực hiện các lệnh thanh toán trong hệ thống rất nhanh chóng, thuận tiện; kết nối với ngân hàng TW thông qua đường thuê bao Leased line, với chi nhánh cấp II, các ngân hàng cấp III qua kênh điện thoại. Vì vậy, việc thanh toán giữa chi nhánh cấp I vơí TW diễn ra nhanh chóng, thuận tiện an toàn; còn thanh toán giữa chi nhánh cấp I và chi nhánh cấp II và các phòng giao dịch đôi khi bị trục trặc, chưa hoàn toàn chủ động trong thanh toán do đường truyền bận hoặc lỗi, tốc độ chậm. Thời gian tới, cần thay đổi phương thức truyền thông với các chi nhánh cấp II, cấp III bằng đường thuê bao Leased line, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, phục vụ tốt khách hàng.
3.2.3.2 Thực hiện tốt thanh toán bù trừ điện tử
Cuối tháng 7/2005 ngân hàng Văn Lâm đã triển khai thực hiện TTBT điện tử tới các thành viên trên địa bàn thành phố, kết thúc giai đoạn TTBT bán tự động giao nhận chứng từ trực tiếp. Từ khi triển khai thực hiện đến nay, hệ thống hoạt động khá ổn định, việc thanh toán tiền vốn cho khách hàng không bị ách tắc, được thành viên đánh giá cao.
Theo quy định hiện hành và thoả thuận giữa các thành viên, TTBT điện tử thực hiện phương thức quyết toán ròng, theo phiên phi tự động được tổ chức mỗi ngày 01 phiên. Thực hiện theo phương thức này, đến giờ quy định, các thành viên truyền số liệu tới ngân hàng chủ trì; ngân hàng chủ trì tổng hợp và chuyển kết quả bù trừ cùng các lệnh thanh toán cho từng thành viên. Căn cứ kết quả nhận được từ ngân hàng chủ trì, các thành viên hạch toán vào tài khoản cho khách hàng, vì vậy khách hàng thường không sử dụng được vốn ngay trong ngày.
Trong tương lai, nhu cầu thanh toán tăng, để luồng vốn luân chuyển được nhanh chóng và sử dụng có hiệu quả thì NHTW cần chuyển sang phương thức quyết toán tổng tức thời với cơ chế xử lý thiếu hụt trong thanh toán bằng cách quy định từng thành viên được phép thấu chi một hạn mức nhất định tại mọi thời điểm trong ngày khi chưa kết thúc công việc hàng ngày. Khi quyết toán TTBT, đơn vị nào thiếu hụt thì xử lý bằng cách cho vay qua đêm, vay trên thị trường tiền tệ hoặc áp dụng biện pháp chia sẻ rủi ro; không áp dụng hình thức trả lại chứng từ cho thành viên.
Mở rộng phạm vi đến chi nhánh cấp III (các phòng giao dịch) ở các huyện với tư cách thành viên gián tiếp thông qua thành viên trực tiếp là chi nhánh cấp II tại huyện.
3.2.3.3 Cho phép QTD cơ sở được mở rộng đối tượng tham gia thực hiện các dịch vụ thanh toán
Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 của Chính phủ đã cho phép QTD cơ sở được thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ chủ yếu phục vụ các thành viên, còn các đối tượng không phải là thành viên vẫn chưa được hưởng những tiện ích từ các dịch vụ này.
Văn lâm có thuận lợi rất cơ bản, hiện nay toàn huyện có 7 QTD cơ sở, tạo thành mạng lưới bao trùm rộng khắp trong huyện, hoạt động ổn định. Những Quỹ có điều kiện đã đưa chương trình phần mềm vào hoạt động nghiệp vụ, trước mắt là công tác kế toán. Đến 30/6/2005 có 60% số Quỹ đã trang bị máy tính, 3 Qũy đưa phần mềm nghiệp vụ với nhiều tiện ích, phục vụ tốt cho công tác quản trị, điều hành và làm báo cáo, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Mặt khác, số người ở huyện Văn lâm đi xuất khẩu lao động khá lớn; hàng tháng, quý, năm chuyển tiền về cho gia đình với số lượng tương đối lớn, một số người chuyển rất đều đặn, mỗi tháng vài triệu đồng, có trường hợp chuyển tới vài chục triệu đồng một lần. Việc chuyển tiền chủ yếu do các ngân hàng làm đại lý thực hiện, vì vậy người thân của họ phải đi rất xa (tới các ngân hàng làm đại lý) mới nhận được tiền, tốn nhiều thời gian, không an toàn.
Như vậy, nếu chỉ cho những thành viên được thực hiện các dịch vụ thanh toán thì đối tượng bó hẹp, rất ít. Xuất phát từ yêu cầu thực tế tại địa phương, NHNN cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành để QTD cơ sở tổ chức triển khai cung ứng dịch vụ thanh toán đảm bảo mọi người dân đều được hưởng lợi từ các dịch vụ này, để huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân phục vụ cho đầu tư và phát triển kinh tế địa phương.
3.2.4. Tích cực đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ thanh toán
- Tăng cường đầu tư thiết bị CNTT, gồm các máy tính, thiết bị ngoại vi, mạng cục bộ, mạng truyền thông, máy ATM…
Qua nghiên cứu thực trạng việc trang bị máy tính và thiết bị tin học của NHNo & PTNT Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên, mặc dù bước đầu đã thiết bị lập được cơ sở vật chất máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động ngân hàng nói chung, công tác kế toán và thanh toán nói riêng, song so với một số tỉnh lân cận và các thành phố lớn thì các ngân hàng trên địa bàn Hưng Yên còn thua kém rất nhiều, đặc biệt trước yêu cầu hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Vì vậy, trong những năm tới, các chi nhánh NHNo & PTNT Hưng Yên cần tích cực quan hệ tốt với Trung ương, xin trang bị những máy tính và thiết bị ngoại vi hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng hệ thống mạng bằng những thiết bị tiên tiến đạt "chuẩn" với giải pháp mở, vừa đáp ứng yêu cầu hiện tại, vừa có thể nâng cấp trong tương lai, hoạt động ổn định. Chi nhánh NHNN Hưng Yên chủ trì đứng ra thực hiện liên kết mạng của các ngân hàng với nhau tạo thành mạng diện rộng, kết nối trực tuyến; ngành ngân hàng có thể xây dựng mạng trong toàn hệ thống với kênh truyền thông riêng cho các giao dịch ngân hàng, tránh hiện tượng nghẽn mạch và không phụ thuộc vào kênh truyền thông của Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.
NHNo & PTNT Văn Lâm - Hưng Yên khẩn trương lắp đặt thêm các máy ATM tại các siêu thị, nơi tập trung dân cư theo đúng chương trình; phấn đấu thời gian tới trên toàn địa bàn có 6 máy ATM hoạt động, khuyến khích thúc đẩy khách hàng sử dụng phương tiện thanh toán bằng thẻ. Máy ATM của các ngân hàng cần liên kết tạo thành mạng thống nhất; thẻ của các ngân hàng đều sử dụng được lại tất cả các máy ATM, khắc phục tình trạng bởi sự thiếu đồng bộ trong đầu tư của ngân hàng.
- Thiết lập các chương trình phần mềm đồng bộ và tương thích, khả năng xử lý tự động cao, dựa trên công nghệ mới và hiện đại, cơ sở dữ liệu chuẩn, đảm bảo bí mật, an toàn tuyệt đối.
Hiện nay phần mềm dùng trong hoạt động ngân hàng và công tác kế toán của các chi nhánh đều do Trung ương thiết kế, triển khai cài đặt và hướng dẫn
vận hành. Do điều kiện và thế mạnh của từng hệ thống, cho nên mỗi ngân hàng tự lựa chọn cho mình một công nghệ phù hợp với yêu cầu quản trị, điều hành và khả năng tài chính, song nhìn chung các ngân hàng đã có được "tiếng nói chung" trong lĩnh vực này, cơ sở dữ liệu tương đối đồng nhất.
Trong thanh toán nội bộ, mỗi ngân hàng đều có chương trình phần mềm riêng. NHNN có chương trình chuyển tiền điện tử; NHCT có chương trình chuyển tiền nội bộ; NHNT thực hiện giao dịch một cửa, trực tuyến Online bằng chương trình Silverleke; NHĐT với chương trình Branch delivery tích hợp nhiều ứng dụng, quản lý tài khoản tập trung tại trung ương; những thông tin về tài khoản của khách hàng và sử dụng vốn được cập nhật nhanh chóng; các đơn vị còn lại đều thực hiện giao dịch tức thời, quản lý khoản phân tán tại các chi nhánh.
Sau khi chương trình TTBT điện tử được triển khai tới các thành viên thì gặp phải khó khăn, đó là tính không tương thích giữa các chương trình phần mềm và dữ liệu hiện có. Tại NHNN khi có dữ liệu chuyển tiền đến. nếu phải qua TTBT thì không thực hiện chuyển đổi được thông qua các bước trong chương trình, phải nhập lại số liệu, mất nhiều thời gian, giảm tốc độ thanh toán; kết quả TTBT cũng chưa chuyển sang chương trình giao dịch được, phải nhập lại toàn bộ chứng từ phát sinh. Tình trạng này cũng xẩy ra tương tự tại các ngân hàng thành viên khác.
Trong thanh toán bằng thẻ, tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm có 04 máy ATM, và chỉ có một loại thẻ duy nhất đó là thẻ rút tiền tự động do NHNT phát hành. Hiện nay ngành Ngân hàng đã xây dựng Trung tâm chuyển mạch tài chính quốc gia, đảm nhiệm việc kết nối hệ thống máy ATM và các NHTM trên toàn quốc, đảm bảo thẻ do các ngân hàng phát hành đều sử dụng chung tại bất kỳ máy ATM nào, song thực tế hiện nay vẫn chưa làm được điều này.
Do vậy, thời gian tới các ngân hàng cần chỉnh sửa phần mềm, khắc phục cho được tình trạng chia cắt bởi sự thiếu đồng bộ trong các chương trình riêng biệt, đảm bảo phù hợp với quy định của NHNN, khắc phục tình trạng lãng phí và kém hiệu quả trong đầu tư.
- Đảm bảo an ninh hệ thống CNTT, chống truy cập trái phép vào mạng; an toàn cơ sở dữ liệu, chương trình phần mềm, tài sản của khách hàng và ngân hàng. Hiện nay an ninh mạng đang là vấn đề thời sự, cần được lãnh đạo các ngân hàng trên địa bàn quan tâm đúng mức. Đã có nhiều vụ án xẩy ra do bọn tội phạm truy cập trái phép vào hệ thống mạng của ngân hàng, ra lệnh t hanh toán ảo, lừa ngân hàng lấy tiền, trong đó có cả những vụ do chính cán bộ ngân hàng là chủ mưu, gây thất thoát tài sản, ảnh hưởng đến uy tín của hệ thống ngân hàng.
Do vậy, cần lắp những thiết bị bảo vệ và kiểm soát việc truy cập từ xa, thiết lập "bức tường lửa"; sử dụng ngôn ngữ thế hệ mới để xây dựng cấp phát, quản lý mã khoá bảo mật và chữ ký điện tử, chống gian lận trong nội bộ và tin tắc tấn công từ bên ngoài.
3.2.5. Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược marketing phù hợp
Để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình nói chung và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng, Chi nhánh phải nhận thấy được tầm quan trọng của Marketing Ngân hàng. Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng thương mại đều tích cực cạnh tranh đưa ra các sản phẩm tiện ích cao và hấp dẫn. Khách hàng giờ đây đã trở thành những “thượng đế” của ngân hàng. Do vậy nếu không có sự đầu tư vào Marketing thì Chi nhánh khó có thể thu hút được khách hàng sử dụng các công cụ thanh toán hiện đại và mới mẻ của mình. Muốn khuyến khích mọi người sử dụng phương tiện thanh toán qua ngân hàng cần có giải pháp tuyên truyền, khuyến mãi thích hợp. Ví dụ như người có tài khoản thanh toán qua ngân hàng thanh toán thường xuyên các dịch vụ như điện, nước, trả cước phí bưu điện, điện thoại…trong thời gian 6 tháng trở lên được tham gia quay xổ số dự thưởng; hoặc những khách hàng thanh toán qua ngân hàng với những khoản thanh toán lớn và đều đặn sẽ được nhận những món quà có giá trị; hoặc được miễn phí thanh toán trong thời hạn một tháng.
Chi nhánh phải đề ra được chiến lược phát triển màng lưới, mở rộng khách hàng, thành lập bộ phận tiếp thị ngân hàng nhằm tiếp cận thị trường. Qua đó thu thập và phân tích đầy đủ thông tin thị trường nhằm phân loại đối tượng khách hàng, tìm hiểu và nắm được các nhu cầu của khách hàng để tạo thêm các sản phẩm dịch vụ đáp ứng cho khách hàng.
* Hiện tại Chi nhánh cần tập trung vào việc mở tài khoản cá nhân bởi dây là cơ sở để ứng dụng các công cụ TTKDTM qua ngân hàng.
Với một tài khoản cá nhân tại Ngân hàng, hiện nay khách hàng có thể sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích: thực hiện thanh toán qua Ngân hàng rất dễ dàng, gửi tiền cho người thân ở xa, vừa có nơi cất giữ tiền an toàn và sinh lãi, vừa có điều kiện sử dụng các dịch vụ liên quan đến tài khoản Ngân hàng…Ngoài lợi ích mang lại cho khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng, Ngân hàng có thể sẽ thu hút được lượng tiền đáng kể trong dân cư, tăng thêm thu nhập về phí dịch vụ, đa dạng hoá các sản phẩm của mình.
Để đạt được điều này, công tác Marketing của Chi nhánh hiện nay và trước mắt là tập trung vào giá cả dịch vụ (ở đây là phí mở tài khoản) và xúc tiến khách hàng (quảng cáo và khuếch trương sản phẩm đến khách hàng):
- Có thể bước đầu miễn phí dịch vụ mở tài khoản và thẻ để khuyến khích các giao dịch bằng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt qua Chi nhánh. Như một số Ngân hàng Thương mại hiện nay: mở thẻ ATM không cần có số dư trong tài khoản; trả lãi tiền gửi thanh toán để được sử dụng vào nhu cầu thanh toán thường nhật. Việc thu hút khách hàng để gia tăng khối lượng tài khoản cá nhân là tiền đề phát triển khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu cá nhân.
Mục tiêu lợi nhuận của Chi nhánh trong giai đoạn đầu cần đặt sau mục tiêu khách hàng để phát triển số lượng khách hàng. Những chi phí Chi nhánh bỏ ra trong giai đoạn đầu của chiến lược mở rộng thị trường có thể bù đắp bằng lợi nhuận thu được từ sử dụng một tỷ lệ nhất định tiền gửi thanh toán đã phát triển ổn định.
Sau một thời gian khi các dịch vụ Ngân hàng được khách hàng ưa chuộng, trở thành tiện nghi sinh hoạt trong đời sống của đại bộ phận dân cư, đó chính là thời kỳ để Chi nhánh chuyển sang thu phí dịch vụ về mở tài khoản, xử lý thông tin và tư vấn khách hàng. Trong giai đoạn này thực hiện thu phí dịch vụ, mục tiêu lợi nhuận của Chi nhánh và lợi ích khách hàng được chú trọng ngang nhau và có nhiều cơ hội để cải thiện, nâng cao.
- Tham gia tài trợ các chương trình lớn và có nhiều khách hàng tham gia, đến từng nơi tập trung nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng để khuếch trương sản phẩm. Chi nhánh cần chủ động làm tốt công tác tiếp thị tới các trường đại học, cao đẳng bao gồm cả nhà trường và nhu cầu của cán bộ, sinh viên…đầu tư máy móc, thiết bị, bố trí cán bộ, mở quầy giao dịch riêng cho các trường; phòng giao dịch, lắp đặt máy ATM ngay trong các trường. Ngoài ra Chi nhánh đẩy mạnh truyền thông quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại các trường thông qua các áp phích, buổi hội thảo…đồng thời có thể miễn giảm phí dịch vụ chuyển tiền cho sinh viên, đặc biệt là nộp tiền học phí.
- Phát triển mạnh dịch vụ hỗ trợ khách hàng như phát sách hướng dẫn và tư vấn khách hàng miễn phí, thường xuyên cung cấp cho khách hàng tiềm năng giá cả của các loại hình dịch vụ và sự ưu đãi của ngân hàng. Cần có chính sách rõ ràng, ưu tiên các khách hàng có hoạt động thường xuyên, có số dư tài khoản thanh toán ổn định. Chi nhánh nên đưa ra các chương trình bốc thăm trúng thưởng trên các số hiệu tài khoản của khách hàng nhằm tạo động lực vật chất để thu hút khách hàng.
3.2.6. áp dụng các biện pháp linh hoạt để mở rộng thanh toán trong dân cư.
Mở rộng dịch vụ thanh toán trong khu vực dân cư là một chủ trương lớn của NHNN nhằm tiếp tục cải thiện công tác thanh toán trong nền kinh tế, tạo dần thói quen sử dụng séc trong chi tiêu hàng ngày của dân cư, qua đó tạo lập nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế.
Những năm gần đây ngành ngân hàng đã tạo dựng được những tiền đề cần thiết, tích cực đầu tư đổi mới cơ sở vật chất, hiện đại hoá hệ thống thanh toán…nhưng thu nhập bình quân đầu người vẫn ở mức thấp. Hưng Yên cũng nằm trong tình trạng chung đó. Do vậy, để mở rộng thanh toán KDTM vào khu vực này, đòi hỏi chúng ta phải có những bước đi phù hợp. Trước mắt, có thể mở rộng việc sử dụng tài khoản cá nhân tới đối tượng là cán bộ, công chức và người lao động trong các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp, thu nhập hàng tháng được chuyển vào tài khoản. Khi cần chi tiêu thì đến ngân hàng rút tiền hoặc thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng.
Nhà nước cần có những văn bản quy định cụ thể đối với tổ chức và cá nhân được phép thanh toán bằng tiền mặt với mức tiền cụ thể theo từng thời kỳ, phù hợp với tình hình phát triển chung của nền kinh tế. Ví dụ, hiện nay nên quy định đối với cá nhân thanh toán dưới 5 triệu đồng, đối với tổ chức dưới 10 triệu đồng thì được sử dụng tiền mặt, trên mức đó phải thanh toán không dùng tiền mặt.
Mặt khác, để phát triển tài khoản cá nhân, mở rộng thanh toán KDTM thì Nhà nước cần tiếp tục cải cách chế độ tiền lương và thu nhập, để người lao động ngoài việc chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày, thì vẫn còn tiền trên tài khoản, khi đó tài khoản cá nhân mới có ý nghĩa thiết thực.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với quốc hội, chính phủ.
3.3.1.1 Đối với Quốc hội
Đề nghị sớm ban hành Luật giao dịch điện tử, khẳng định giá trị pháp lý của chứng từ điện tử và chữ ký điện tử trong giao dịch thương mại và những giao dịch liên quan đến hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Hiện nay CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, đã tạo nên sự thay đổi rất lớn trong nhận thức và hoạt động của con người cũng như các tổ chức, doanh nghiệp…việc đàm phán, hội họp, trao đổi và ký kết các hợp đồng…đều có thể thực hiện qua mạng máy tính. Trong lĩnh vực thanh toán, đặc biệt thanh toán quốc tế, CNTT đã hỗ trợ tích cực và có hiệu quả, làm cho quá trình chu chuyển vốn trên thế giới diễn ra sôi nổi.
Quá trình toàn cầu hoá, tự do hoá và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết các quan hệ kinh tế, tài chính của nước ta với các nước trên thế giới, góp phần nâng cao hiệu quả phân phối nguồn lực, thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng cường khả năng thanh toán và ổn định thị trường tài chính trong nước. Khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), những rào cản từng bước được rõ bở, các quy định sẽ thông thoáng hơn, ngân hàng nước ngoài là công nghệ cao, dịch vụ đa dạng, dầy dặn kinh nghiệm, đặc biệt là năng lực tài chính mạnh…sẽ là những áp lực lớn đối với các NHTM Việt Nam.
Vì vậy, chúng ta cần khẩn trương ban hành Luật giao dịch điện tử, chỉnh sửa Luật thương mại, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội và thông lệ quốc tế, trước hết là các cam kết của chính phủ về hội nhập quốc tế và mở cửa thị trường tài chính. Từng bước tạo lập hệ thống pháp luật ngân hàng hoàn chỉnh, đối xử công bằng, bình đẳng giữa các TCTD trong nước và nước ngoài, đồng thời đảm bảo tính công khai, minh bạch trong các hoạt động kinh tế xã hội để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh vì sự an toàn, hiệu quả của hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.
3.3.1.2 Đối với Chính phủ
Chính phủ đã có Nghị định số 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 44/2002/QĐ-TTg cho phép sử dụng chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Đây là văn bản pháp quy cao nhất trong lĩnh vực hạch toán và thanh toán vốn được sử dụng chứng từ điện tử từ trước tới nay, tạo hành lang pháp lý cơ bản cho việc sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Tuy nhiên, đến nay những văn bản này đã có những bất cập, phạm vi bó hẹp trong các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, chưa cho phép người sử dụng dịch vụ thanh toán được sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thanh toán, đây cũng là những đòi hỏi khách quan, chính đáng của khách hàng, vì vậy những văn bản này cần được bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Mở rộng thanh toán KDTM bằng việc làm cụ thể và thiết thực, trước mắt chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt. Nhanh chóng xây dựng đề án phát triển hệ thống lưu thông séc, hối phiếu và hệ thống thanh toán bằng tiền mặt, mở rộng và phát triển thanh toán KDTM; chuẩn bị đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định về thanh toán bằng tiền mặt khi được Chính phủ ban hành.
- Ngày 07/6/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền, có hiệu lực thi hành từ 01/8/2005; NHNN Việt Nam đã thành lập Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền. Đây là những điều kiện nền tảng, cơ bản tạo có tác động mạnh mẽ và thúc đẩy thanh toán KDTM. Để Nghị định sớm đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả cao, NHNN cần chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời, góp phần thúc đẩy mở rộng thanh toán KDTM.
- Bổ sung, chỉnh sửa các quy định đối với các phương tiện thanh toán. Nhìn chung các văn bản pháp quy của NHNN mới được ban hành ngày càng phù hợp hơn với thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Khách hàng tham gia sử dụng các dịch vụ thanh toán đã được bảo đảm hơn về quyền lợi của mình; ngân hàng cũng không can thiệp trực tiếp vào quan hệ giao dịch thương mại giữa bên mua và bên bán, chỉ đơn thuần thực hiện vai trò làm trung gian thanh toán. Tuy nhiên trong một số văn bản còn chưa được rõ ràng, chỉ có thể thực hiện trong ngân hàng và các doanh nghiệp, còn đối với công chúng rất khó thực hiện.
Ví dụ: điều 14 quyết định số 226/2002/QĐ - NHNN trao quyền cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thoả thuận với khách hàng về điều kiện, thủ tục, thời hạn thực hiện uỷ nhiệm thu phù hợp với quy định của NHNN, nhưng tại điều 5 Quyết định số 1092/2002/QĐ - NHNN quy định: mẫu, thủ tục và phương thức giao nhận UNT…do ngân hàng nhận UNT quy định, mẫu, thủ tục và phương thức giao nhận UNT…do ngân hàng nhận UNT quy định, nhưng phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Vậy còn văn bản pháp luật nào chi phối, trong khi đây là văn bản của NHNN hướng dẫn thực hiện.
- Đối với thanh toán bằng séc, hiện nay đang thực hiện theo Nghị định số 159/2003/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 05/2004/TT- NHNN của NHNN Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, chúng ta phải tuân thủ những chuẩn mực chung của thế giới, tính pháp lý của nghị định không cao bằng luật. NHNN đang chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng dự án luật hối phiếu để điều chỉnh 3 loại công cụ (hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và séc) để trình Quốc Hội xem xét thông qua, vì vậy NHNN cần tích cực tuyên truyền giải thích những nội dung mang tính chuyên sâu mà nhiều đại biểu Quốc Hội chưa hiểu, để nhận được sự ủng hộ của họ đối với một vấn đề lớn, liên quan tới hoạt động của các tổ chức kinh tế đồng thời rất nhạy cảm với dư luận.
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai giai đoạn II dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán trên có sở kết quả đàm phán, ký hiệp định tín dụng với ngân hàng thế giới. Kết nạp thêm thành viên trực tiếp có đủ điều kiện theo quy định của NHNN để mở rộng phạm vi, nâng cao hiệu quả của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Những ngân hàng chưa đủ điều kiện làm thành viên trực tiếp, đề nghị NHNN cho phép làm thành viên gián tiếp thông qua ngân hàng thành viên.
- Đề nghị NHNN quy định không thu phí dịch vụ thanh toán hoậc thu mức thấp đối với những khách hàng sử dụng thẻ, giao dịch trực tuyến, với mục đíchd khuyến khích họ tiếp cận, làm quen với phương tiện thanh toán hiện đại. Hiện nay có một số cở chấp nhận thẻ tại các cửa hàng, siêu thị thu hút khá cao, từ 2% - 10% doanh số thanh toán, đây là nguyên nhân tạo nên sự "chênh lệch giá" giữa thanh toán bằng thẻ và tiền mặt, làm triệt tiêu động lực thúc đẩy sử dụng phương tiện thanh toán tiên tiến. NHNN cần tích cực kiểm tra và xử lý nghiêm đối với những tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm.
3.3.3. Kiến nghị với các ngân hàng thương mại trung ương
- Cần giành tỷ lệ vốn thích đáng trong vốn xây dựng cơ bản để đầu tư cho CNTT, mua sắm máy móc thiết bị và công nghệ phục vụ hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động thanh toán nói riêng trong toàn hệ thống. Việc mua sắm cần lựa chọn những công nghệ tiên tiến trên thế giới, tránh mua phải những công nghệ cũ, lạc hậu kém hiệu quả.
- Các NHTM cần áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong một số sản phẩm dịch vụ trong đó có dịch vụ thanh toán, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng tiêu chuẩn dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, tăng sức cạnh tranh, đưa việc quản lý chất lượng trở thành công việc thường xuyên hàng ngày trong từng cán bộ.
- Đẩy mạnh đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thị trường, đề xuất các giải pháp mở rộng thanh toán KDTM và phát triển dịch vụ ngân hàng. Theo dõi chặt chẽ, thống kê chính xác các phương tiện thanh toán để có số liệu phân tích, tổng hợp và dự báo nhằm phục vụ tốt công tác quản trị, điều hành và có chính sách phát triển đồng bộ.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, kỹ sư chuyên làm CNTT trong lĩnh vực ngân hàng có đủ năng lực tiếp nhận, chuyển giao, quản lý công nghệ hiện đại và làm chủ được khoa học kỹ thuật trong thời kỳ mới, đủ khả năng trình độ thiết kế và sản xuất những gói phần mềm chuyên dụng cho hoạt động ngân hàng, đảm bảo chất lượng, an toàn trong hoạt động. Thường xuyên phổ cập kiến thức CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ để chủ động đối với những kỹ thuật và công nghệ mới. Có cơ chế tài chính cụ thể thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy năng lực sáng tạo trong việc xây dựng phần mềm ứng dụng, phục vụ thiết thực cho hoạt động ngân hàng và thanh toán.
- Hiện nay các NHTM Hưng Yên chưa được tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng nên khách hàng của họ chưa được hưởng lợi từ những dịch vụ và tiện ích của hệ thống này, làm cho công tác thanh toán KDTM trên địa bàn có phần bị hạn chế. Trong thời gian tới, đề nghị các NHTM trung ương cho phép các chi nhánh tại Hưng Yên đựơc tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng với tư cách là đơn vị thành viên.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở định hướng chung của Đảng và Nhà nước, mục tiêu của ngành ngân hàng, của NHNo & PTNT Văn Lâm - Hưng Yên và dự báo nhu cầu về phương tiện thanh toán trong những năm tới, Khoá luận đã đưa ra 6 giải pháp để mở rộng thanh toán KDTM tại NHNo & PTNT Văn Lâm - Hưng Yên, đáng lưu ý 2 giải pháp: một là, phát triển các phương tiện thanh toán hiện đại dựa trên nền tảng CNTT; hai là, cho phép QTD được làm dịch vụ thanh toán đối với cả những người không phải là thành viên. Để thực hiện tốt các giải pháp, Khoá luận đưa ra những kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương để công tác thanh toán KDTM ngày càng được hoàn thiện và phát triển.
Kết luận
Thanh toán là một trong những chức năng chủ yếu trong hoạt động ngân hàng, thanh toán KDTM có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế. Sử dụng linh hoạt các phương tiện thanh toán và tổ chức tốt hệ thống thanh toán qua ngân hàng sẽ thúc đẩy quá trình chu chuyển vốn, giảm chi phí cho xã hội, là động lực quan trọng thu hút khách hàng tham gia, tạo điều kiện cho họ sử dụng vốn hiệu quả, ngân hàng có được nguồn vốn rẻ, tăng hệ số tạo tiền và có cơ hội mở rộng tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Mở rộng thanh toán KDTM không phải là vấn đề mới, song mở rộng dựa trên nền tảng CNTT hiện đại và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế lại là điều không đơn giản đối với hệ thống ngân hàng nước ta hiện nay. Với ba chương, khoá luận đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra, cụ thể:
1- Hệ thống hoá có chọn lọc những lý luận cơ bản về các phương tiện thanh toán, tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, vai trò của thanh toán KDTM đối với nền kinh tế. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán KDTM, trong đó nhân tố khoa học kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
2- Nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc tổ chức hệ thống TTBT, cộng hoà Liên bang Đức với việc phát triển và sử dụng phương tiện thanh toán bằng séc; Thái Lan trong việc mở rộng dịch vụ thanh toán thẻ, từ đó rút ra bài học đối với nước ta, cần tận dụng lợi thế của nước đi sau, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm hay của những nước đi trước, kết hợp với những thành tựu của khoa học kỹ thuật, ứng dụng mạnh mẽ CNTT để mở rộng thanh toán KDTM.
3- Phân tích khái quát tình hình kinh tế xã hội của huyện Văn Lâm để thấy được những thuận lợi, khó khăn tác động tới hoạt động ngân hàng và công tác thanh toán KDTM; nêu khái quát hoạt động của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên trong những năm gần đây.
4- Nghiên cứu, thu thập số liệu hoạt động thanh toán tại các NHTM để phân tích, đánh giá đúng thực trạng những kết quả đạt được công tác thanh toán KDTM của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên từ năm 2005 đến năm 2007; đưa ra nhận định và đánh giá chung, đồng thời chỉ ra những mặt yếu kém tồn tại, bất cập của các phương tiện thanh toán, hệ thống thanh toán và nguyên nhân của những yếu kém đó cần khắc phục.
5- Trên cơ sở định hướng chung của Đảng, của ngành, và của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên, đồng thời căn cứ những nguyên nhân của yếu kém đã được chỉ ra, khoá luận đưa ra hệ thống các giải pháp mang tính tổng thể để mở rộng thanh toán KDTM tại NHNo & PTNT huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên, trong đó những giải pháp thuộc về kỹ thuật cần có cơ chế chính sách đặc thù phù hợp và đáp ứng yêu cầu đặt ra.
6- Đưa ra những kiến nghị với Quốc hội, với Chính phủ, với NHNN và các NHTM trung ương, các ngành, các cấp tại địa phương để công tác thanh toán KDTM ngày càng phát triển và mở rộng.
Qua thời gian nghiên cứu và viết khoá luận, được sự giúp đỡ nhiệt thành của thầy hướng dẫn TS. Tô Ngọc Hưng, khoá luận đã được hoàn thành. Tuy nhiên, do khả năng và trình độ còn hạn chế, chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô, bạn bè và đồng nghiệp.
Tài liệu tham khảo
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đoàn Thu Anh (2004), hệ thống CNTT của NHTWƯ Hàn Quốc, tạp chí Tin học ngân hàng, số 5/2004, NHNN Việt Nam.
PGS.TS. Mai Văn Bạn (2004), hoàn thiện cơ chế và tổ chức thanh toán trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngành Ngân hàng (quyển 3), NXB thống kê, Hà Nội.
PGS.TS. Mai Văn Bạn (2005), thanh toán ngân hàng trong thương mại điện tử đến năm 2010, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngành ngân hàng (quyển 4), NXB thống kê, Hà Nội.
Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Đức Lệnh (2005), hiện đại hóa hệ thống thanh toán qua ngân hàng trên địa bàn thanh phố Hồ Chí Minh, tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng, số 7/2005, Học viện ngân hàng.
Nhà giáo ưu tú, TS. Nguyễn Thị Minh Hiền (2003), giáo trình Marketing Ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội.
PGS.TS. Lê Đình Hợp (2005) hoàn thiện môi trường cung ứng dịch vụ thanh toán của ngân hàng Việt Nam hiện nay, tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng, số 6/2005, Học viện ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật NHNN Việt Nam, Luật các TCTD (2004), NXB công an nhân dân, Hà Nội.
NHNN Việt Nam (2005), kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 trong lĩnh vực ngân hàng.
NHNN Việt Nam chi nhánh Hưng Yên (2005), Báo cáo hoạt động ngân hàng 5 năm (2003 2007) phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ 2006 - 2010.
Chính phủ, Nghị định số 159/2003/NĐ-CP cung ứng và sử dụng séc.
Mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7665.doc