Mở rộng dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank) Việt Nam

LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn PGS.TS - cô giáo Lưu Thị Hương đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo khoa Ngân hàng - Tài chính đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể các cán bộ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại Ngân hàng. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tín dụng quốc tế Ngân hàng ngoại thương Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Ngân hàng nhà nước TDQT NHNT

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Mở rộng dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank) Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHNTVN NHNN LỜI MỞ ĐẦU Không thể phủ nhận thế kỷ XX là kỷ nguyên của công nghệ thông tin. Cho tới nay, công nghệ thông tin đã có mặt trong hầu như mọi lĩnh vực cuộc sống, thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội toàn thế giới. Ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài phạm vi đó, với một thành tựu điển hình là công nghệ thẻ. Trong xu hướng phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ đã trở thành một trong những thước đo đánh giá sự văn minh của xã hội. Việc thanh toán bằng thẻ hiện nay không chỉ mang lại sự tiện dụng cho khách hàng mà còn đem lại cho ngân hàng cũng như một số chủ thể khác những nguồn thu không nhỏ, góp phần kích thích sự phát triển kinh tế xã hội. Với những lợi ích rõ rệt như trên, thẻ ngày càng được sử dụng phổ biến, với công nghệ, tính năng ngày càng hiện đại. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với nhiều tiềm năng về kinh tế. Hoà cùng nhịp điệu toàn cầu hoá, chúng ta đã kịp thời nhận ra sự cần thiết của việc phát triển dịch vụ thẻ thanh toán nói chung, thẻ TDQT nói riêng. Năm 1991, lần đầu tiên thẻ TDQT được chấp nhận thanh toán ở Việt Nam, trên hệ thống máy thanh toán của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Từ đó tới nay, các ngân hàng thương mại tiếp tục phát triển loại hình dịch vụ hiện đại, mới mẻ và nhiều hứa hẹn này. Ra đời từ năm 1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng có tuổi đời khá lớn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm và sự nỗ lực không ngừng, Ngân hàng Ngoại thương được đánh giá là ngân hàng đứng đầu Việt Nam về thu nhập cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ. Đây cũng chính là ngân hàng đi tiên phong trong việc đưa dịch vụ thẻ nói chung, thẻ TDQT nói riêng vào Việt Nam. Tuy giữ vị trí số một về thẻ TDQT, nhưng Ngân hàng ngoại thương vẫn cố gắng không ngừng để nâng cao chất lượng phục vụ, mở rộng phạm vi hoạt động. Ngân hàng Ngoại thương hiện đang phải đối mặt với những cạnh tranh ngày càng gay gắt từ phía các ngân hàng trong nước cũng như nước ngoài, và sắp tới khi nước ta gia nhập AFTA, WTO, sự cạnh tranh đó lại trở nên gay gắt hơn nhiều lần. Vì vậy, vấn đề quan trọng đặt ra là làm sao để nâng cao chất lượng hoạt động, chiếm lĩnh được thị trường thẻ Việt Nam và có một vị trí trong thị trường thẻ TDQT. Với những lợi thế sẵn có và không ít thách thức đang phải đối mặt, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần có những giải pháp hợp lý nhằm đạt được mục tiêu mở rộng dịch vụ thẻ TDQT của mình. Do tính cấp thiết đó, đề tài: “Mở rộng dịch vụ thẻ TDQT tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” đã được chọn nghiên cứu. Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cầu gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế của ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Chương III: Giải pháp mở rộng dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát về dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại Theo điều 1.1 và 3.1 pháp lệnh về Ngân hàng, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty tài chính (ngày 24/5/1990)- ngân hàng thương mại được định nghĩa dựa trên các hoạt động chủ yếu: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Cũng có thể định nghĩa ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.(1) Các ngân hàng thương mại chủ yếu cung cấp các dịch vụ sau: Mua bán ngoại tệ Nhận tiền gửi Cho vay, gồm có cho vay ngân hàng thương mại, cho vay tiêu dùng, tài trợ dự án. Bảo quản tài sản hộ Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán Quản lý ngân quỹ Tài trợ các hoạt động của Chính phủ Bảo lãnh Cho thuê thiết bị trung và dài hạn (leasing) Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm Dịch vụ thẻ nói chung và thẻ TDQT nói riêng nằm trong phạm vi các dịch vụ thanh toán của ngân hàng thương mại. 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm thẻ Khái niệm: Thẻ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng phát hành cho khách hàng. Khách hàng có thể dùng thẻ để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ hay rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán thẻ, các máy rút tiền tự động ATM trong phạm vi số tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng kí kết giữa ngân hàng và chủ thẻ. Đặc điểm cấu tạo của thẻ: Thẻ được làm bằng nhựa, với kích thước tiêu chuẩn quốc tế là 8,5cm x 5,5cm x 0,07 cm. + Mặt trước của thẻ gồm: Nhãn hiệu thương mại của thẻ Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ Số thẻ, tên của chủ thẻ được in nổi + Mặt sau của thẻ gồm: Dải băng từ chứa các thông tin đã được mã hoá theo một chuẩn thống nhất như: số thẻ, ngày hết hạn, các yếu tố kiểm tra an toàn khác. Ô chữ kí dành cho chủ thẻ 1.1.2 Phân loại thẻ Người ta có thể phân loại thẻ dựa trên các tiêu thức khác nhau. Sau đây là việc phân loại thẻ dựa trên các tiêu thức sau: 1.1.2.1 Theo đặc tính kỹ thuật Dựa vào công nghệ sản xuất và đặc tính kỹ thuật, thẻ gồm có các loại sau: Thẻ khắc chữ nổi (Embossed Card): Là loại thẻ mà trên bề mặt của thẻ được khác nổi toàn bộ các thông tin cần thiết về chủ thẻ cũng như tài khoản. Ngày nay, loại thẻ này không còn được sử dụng vì tính chất thô sơ, dễ bị làm giả, mà được sử dụng với những kỹ thuật mới như băng từ, chíp. Thẻ băng từ (Magneic Strip): Là thẻ được sản xuất dựa trên kĩ thuật từ tính, những thông tin của thẻ và chủ thẻ được mã hóa trên mặt băng từ ở mặt sau thẻ. Thẻ này hiện nay đang được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên thẻ có thể bị lợi dụng do những thông tin ghi trên thẻ có thể dùng thiết bị riêng và máy tính đọc được. Thẻ thông minh (Smart Card): Là loại thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học, trên thẻ có gắn một con chíp điện tử có cấu trức như một máy tính hoàn hảo.Vì vậy thẻ thông minh còn gọi là thẻ Chíp. Đây là thế hệ thẻ mới nhất, tân tiến nhất hiện nay, với độ an toàn, bảo mật cao. Tuy nhiên giá thành của mỗi chiếc thẻ còn rất cao nên nó ít được sủ dụng ở các nước đang phát triển. Thẻ thông minh vừa có khả năng lưu trữ thông tin về chủ thẻ, vừa lưu trữ được những số liệu về những giao dịch tại đơn vị chấp nhận thẻ. Tính năng vượt trội này giúp cắt giảm chi phí xử lý đối với ngân hàng và các trung gian thanh toán bởi việc đối chiếu thông tin tài khoản và thông tin của chủ thẻ và các thông tin khác liên quan tới thẻ được thực hiện ngay tại đơn vị chấp nhận thẻ. 1.1.2.2 Theo tính chất thanh toán Dựa vào tính chất thanh toán, thẻ gồm có các loại sau: Thẻ ghi nợ (Debit Card) - thẻ loại A: Là loại thẻ mà chủ thẻ được chi tiêu trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của mình tại ngân hàng phát hành thẻ. Để sử dụng thẻ này, chủ thẻ phải có một tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Khi rút tiền tại ATM hay thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ, giá trị của những giap dịch này lập tức được trừ vào số dư tài khoản của chủ thẻ. Do đó, chủ thẻ không phải mở tài khoản đảm bảo thanh toán thẻ mà sử dụng dựa trên số dư tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức thấu chi mà ngân hàng cho phép. Thẻ ghi nợ gồm 2 loại sau: Thẻ on-line: là loại thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch ngay lập tức được khấu trừ vào tài khoản tiền gửi của chủ thẻ. Thẻ off-line: là loại thẻ ghi nợ mà giá trị của những giao dịch sau vài ngày mới được khấu trừ vào tài khoản của chủ thẻ. Thẻ trả trước ( Prepaid Card) - thẻ loại B: Là loại thẻ mới được phát triển trên thế giới, khách hàng không phải làm các thủ tục phát hành thẻ nhu làm giấy yêu cầu phát hành thẻ, mở tài khoản hoặc chứng minh tài chính, mà chỉ cần trả cho ngân hàng một số tiền sẽ được ngân hàng cấp cho một tấm thẻ với mệnh giá tương đương. Đặc tính của loại thẻ này giống như mọi thẻ bình thường khác, tuy nhiên chủ thẻ chỉ được chi tiêu trong giới hạn số tiền có trong thẻ và trong một khoảng thời gian nhất định tuỳ theo ngân hàng phát hành, tức là hạn mức của thẻ không có tính chất tuần hoàn. Thẻ tín dụng (Credit Card) - thẻ loại C: Đây là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, theo đó chủ thẻ được sử dụng một hạn mức tín dụng nhất định để chi tiêu tại những cơ sở chấp nhận thẻ. Hạn mức tín dụng do ngân hàng phát hành đưa ra căn cứ vào uy tín và khả năng đảm bảo chi trả của khách hàng. Khả năng đảm bảo chi trả được xác định dựa trên tình hình thu nhập, tình hình chi tiêu, tài khoản đảm bảo, địa vị xã hội của khách hàng…Đây là một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho người sử dụng có thể chi tiêu trước, trả tiền sau. Định kì, chủ thẻ sẽ nhận được sao kê từ ngân hàng. Chủ thẻ chỉ phải thanh toán số tiền đã chi tiêu mà không phải trả lãi. Tuy nhiên nếu thanh toán không đúng hạn, chủ thẻ sẽ phải chịu lãi suất chậm trả và các khoản phí khác. Sau khi thanh toán đủ số tiền phải trả, ngân hàng sẽ khôi phục hạn mức tín dụng cho chủ thẻ. Điều này tạo nên tính tuần hoàn – đặc tính ưu việt của thẻ tín dụng. 1.2 Dịch vụ thẻ TDQT của ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái quát về thẻ TDQT Thẻ TDQT là thẻ tín dụng do các tổ chức thẻ quốc tế phát hành, được thanh toán tại nhiều nước trên thế giới. Thẻ TDQT cũng có những đặc điểm về cấu tạo giống như các loại thẻ nói chung. Hiện nay một số loại thẻ TDQT có in kèm ảnh của chủ thẻ nhằm tăng độ an toàn cho việc sử dụng. Ảnh của chủ thẻ có thể được in ở mặt trước hoặc mặt sau của thẻ. 1.2.2 Dịch vụ thẻ TDQT của ngân hàng thương mại Dịch vụ thẻ TDQT là một loại hình dịch vụ của ngân hàng thương mại, trong đó, hoạt động chủ yếu là thanh toán hộ cho khách hàng sử dụng thẻ TDQT trên phạm vi toàn cầu. Ngoài việc thanh toán hộ, ngân hàng còn thúc hiện chi trả tiền mặt trên các máy ATM hay tại các ngân hàng đại lý và một số hoạt động khác. Dịch vụ thẻ TDQT bao gồm 2 hoạt động lớn là phát hành thẻ và thanh toán thẻ. Cụ thể như sau: 1.2.2.1 Nghiệp vụ phát hành thẻ TDQT Khi phát hành thẻ TDQT cần phải căn cứ vàp những quy định hiện hành của tổ chức thẻ quốc tế và luật pháp của nước sở tại. Đồng thời mỗi cơ quan quản lý việc phát hành sẽ có những quy chế riêng đòi hỏi phải tuân thủ trong qua trình phát hành. Cụ thể, thẻ TDQT được phát hành dựa trên cơ sở tín chấp, ký quỹ, thế chấp, và dựa trên khả năng tài chính của khách hàng. Ngân hàng thương mại muốn được cung ứng dịch vụ thẻ phải thỏa mãn một số yêu cầu như: có năng lực tài chính, đảm bảo hệ thống trang thiết bị đủ tiêu chuẩn, có đội ngũ cán bộ đủ năng lực chuyên môn, …. Khi đã có đủ các điều kiện trên, ngân hàng thương mại mới được phép phát hành thẻ theo quy trình chung như sau: Nhận hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ TDQT từ khách hàng Khi yêu cầu ngân hàng phát hành thẻ TDQT, khách hàng cần phải mang theo giấy tờ tùy thân cân thiết và hoàn tất một số giấy tờ mà ngân hàng đề nghị. Ngân hàng thẩm định hồ sơ khách hàng Ngân hàng cần phải thẩm định lại một số thồng tin về tình hình tài chính hay thu nhập của khách hàng, số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, lịch sử tín dụng của khách hàng…. Dựa vào kết quả thẩm định, ngân hàng sẽ quyết định có cấp thẻ TDQT cho khách hàng hay không Nếu ngân hàng không đồng ý, hồ sơ của khách hàng bị loại bỏ, quy trình nghiệp vụ kết thúc tại đây. Nếu ngân hàng đồng ý, quy trình được tiếp tục ở bước 3. Ngân hàng phân loại khách hàng để cấp thẻ Căn cứ vào tài khoản đảm bảo/ký quỹ hoặc người bảo lãnh và khả năng thanh toán của khách hàng, ngân hàng sẽ cấp hạn mức tín dụng riêng cho khách hàng. Thông thường có 2 loại hạn mức tín dụng thể hiện qua 2 hạng thẻ như sau: Thẻ vàng: thường cấp cho khách hàng loại một, tức là các quan chức chính phủ, lãnh đạo các doanh nghiệp có quan hệ tốt với ngân hàng, lãnh đạo các cơ quan, tổ chức nước ngoài, các cá nhân có thu nhập cao, ổn định. Thẻ chuẩn: thường cấp cho những khách hàng đại trà, có thu nhập thấp hơn. 4. Trung tâm thẻ lập hồ sơ quản lý thẻ, chuyển cho chi nhánh quản lý thẻ. 5. Giao thẻ cho khách hàng: Ngân hàng mã hóa các thông tin cá nhân của chủ thẻ trên dải băng từ, dập nổi một số thông tin cần thiết, ấn định mã số cá nhân cho chủ thẻ (PIN) sau đó giao thẻ cho khách hàng. Khách hàng nhận thẻ phải kí tên trên ô chữ ký trên thẻ. Tất cả những thông tin về khách hàng đều được quản lý chặt chẽ tại ngân hàng phát hành. Sơ đồ quy trình phát hành thẻ TDQT Chủ thẻ Ngân hàng phát hành thẻ Trung tâm thẻ (1) (5) (4) (2),(3) Sau khi ngân hàng giao thẻ cho khách hàng, khách hàng được gọi là chủ thẻ, ngân hàng được gọi là ngân hàng phát hành. Trong quá trình sử dụng thẻ, chủ thẻ có quyền sử dụng thẻ để rút tiền tại các máy ATM hoặc thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ. Khi ngân hàng phát hành gửi sao kê cho chủ thẻ, chủ thẻ có quyền kiến nghị nếu có thắc mắc. Ngân hàng phát hành phải giải đáp những thắc mắc của chủ thẻ, thanh toán tiền cho ngân hàng thanh toán, các đơn vị chấp nhận thẻ. Trong trường hợp khách hàng yêu cầu phát hành lại thẻ, ngân hàng cần kiểm tra lại các chi tiết trong hồ sơ khách hàng.Việc in lại thẻ cũng giống như việc in thẻ mới. Trong trường hợp thẻ của khách hàng hết hạn sử dụng, ngân hàng phát hành sẽ thông báo trước cho chủ thẻ. Nếu chủ thẻ yêu cầu được tiếp tục sử dụng thẻ, ngân hàng sẽ phát hành lại thẻ. Nếu chủ thẻ không có ý kiến gì, việc sử dụng thẻ sẽ mặc nhiên chấm dứt. Sau khi kết thúc nghiệp vụ phát hành thẻ,ngân hàng phải tiến hành nghiệp vụ thanh toán thẻ vì kể từ lúc này khách hàng sử dụng thẻ trong thanh toán hoặc rút tiền mặt. 1.2.2.2 Nghiệp vụ thanh toán thẻ TDQT Nghiệp vụ thanh toán thẻ nói chung gồm có các bước sau: Chủ thẻ rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ Đơn vị chấp nhận thẻ kiểm tra tính hợp lệ của thẻ, thực hiện giao dịch, lập hóa đơn, giao hàng hoặc thực hiện dịch vụ cho chủ thẻ. Đơn vị chấp nhận thẻ giao hóa đơn cho ngân hàng thanh toán. Ngân hàng thanh toán ứng trước tiền cho đơn vị chấp nhận thẻ. Ngân hàng thanh toán truyền thông tin cho tổ chức thẻ quốc tế. Tổ chức thẻ quốc tế ghi Có cho ngân hàng thanh toán sau khi nhận được thông tin từ ngân hàng thanh toán. Tổ chức thẻ quốc tế ghi Nợ cho ngân hàng phát hành. Ngân hàng phát hành thanh toán nợ cho tổ chức thẻ quốc tế. Ngân hàng phát hành gửi sao kê cho chủ thẻ. Chủ thẻ thanh toán nợ cho ngân hàng phát hành. Sơ đồ quy trình thanh toán thẻ TDQT Ngân hàng phát hành Tổ chức thẻ quốc tế ĐVCNT Ngân hàng thanh toán Chủ thẻ (1) (2) (9) (10) (8) (5) (4) (3) (6) (6) 1.2.3 Sự cần thiết của dịch vụ thẻ TDQT Việc sử dụng thẻ TDQT trong thanh toán hiện nay không chỉ đơn giản phục vụ cho lợi ích người sử dụng hay ngân hàng phát hành mà nó đã đem lại lợi ích cho nhiều chủ thể khác cũng như toàn bộ nền kinh tế. 1.2.3.1 Đối với người sử dụng thẻ Thanh toán bằng thẻ TDQT mang lại cho chủ thẻ nhiều lợi ích như sau: An toàn, tiện lợi, nhanh chóng trong thanh toán Ngày nay, khi nhu cầu thanh toán của mỗi cá nhân, tổ chức ngày càng tăng, việc mang tiền mặt bên mình gây ra nhiều bất tiện và nguy hiểm, nhất là đối với những người phải đi công tác hoặc du lịch nước ngoài. Việc sử dụng thẻ TDQT đã khắc phục được khó khăn này. Chủ thẻ có thể thanh toán tại bất kì nơi nào mà không cần phải mang theo tiền mặt hay séc du lịch. Ngoài ra, với quy trình và nghiệp vụ thanh toán thẻ do ngân hàng cung ứng cho khách hàng, chủ thẻ có thể hoàn toàn yên tâm trước những nguy cơ bị mất hay bị cướp thẻ. Trong những trường hợp này, nếu chủ thẻ chưa kịp thông báo cho ngân hàng, tài khoản của chủ thẻ sẽ được bảo vệ nhờ số PIN, ảnh và chữ kí trên thẻ…. Sau khi chủ thẻ thông báo cho ngân hàng, ngân hàng sẽ đình chỉ việc sử dụng thẻ cũ và làm lại thẻ mới cho khách hàng. Điều này nói lên tính an toàn hơn hẳn của thẻ so với tiền mặt hay séc. Hơn nữa, các giao dịch của thẻ đều được thực hiện qua mạng kết nối trực tuyến từ cơ sở chấp nhận thẻ hay từ điểm rút tiền mặt tới ngân hàng thanh toán, ngân hàng phát hành và tổ chức thẻ quốc tế. Việc ghi Nợ - Có cho các chủ thể tham gia quy trình thanh toán được thực hiện một cách tự động chỉ trong vài giây, do đó quá trình thanh toán thẻ diễn ra hết sức dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện. Giúp người sử dụng chi tiêu một cách hợp lý Khi chi tiêu bằng tiền mặt, nhất là trong thời đại ngày nay, khi nhu cầu chi tiêu là rất lớn,nhiều khi người tiêu dùng rất khó xác định là họ đã chi tiêu bao nhiêu, trong túi họ còn bao nhiêu. Do đó người ta khó có thể chi tiêu hợp lý. Tuy nhiên khi sử dụng thẻ, người ta luôn nắm được những con số này. Khi dùng thẻ tín dụng, chủ thẻ chỉ được tiêu dùng trong hạn mức ngân hàng đã cấp, phù hợp với thu nhập, tránh được tình trạng chi tiêu “ quá tay”. Mặt khác, nắm được số dư tài khoản và số tiền đã chi tiêu sẽ giúp chủ thẻ quản lý tài chính của mình chặt chẽ và có kế hoạch hơn. Chủ thẻ được hưởng nhiều dịch vụ đi kèm Hiện nay, các tổ chức thẻ quốc tế đang ngày càng đa dạng hóa loại hình phục vụ của mình nhằm đem lại độ thỏa dụng cao nhất cho khách hàng. Ví dụ như cung cấp dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, điện thọai hoặc các dịch vụ chăm sóc sức khỏe… 1.2.3.2 Đối với các đơn vị chấp nhận thẻ Tăng doanh thu từ bán hàng hóa, dịch vụ do thu hút được nhiều khách hàng và các khách hàng hầu như các khách hàng có chi tiêu cao hơn. Chấp nhận thanh toán thẻ là cung cấp cho khách hàng một phương tiện thanh toán công nghệ cao, nhanh chóng tiện lợi, làm tăng khả năng thu hút khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh cho đơn vị. Không chỉ có vậy, những khách hàng thanh toán bằng thẻ TDQT hầu như là những người có mức chi tiêu cao. Do đó doanh thu của đơn vị chấp nhận thẻ cũng sẽ tăng cao. Hơn nữa, với việc chấp nhận thẻ TDQT, sự sang trọng và uy tín của cơ sở chấp nhận thẻ sẽ tăng lên vì đây là một phuơng tiện thanh toán hiện đại dành cho những nguời có thu nhập cao và ổn định. Ngày nay, ngành du lịch đang phát triển cũng kéo theo việc sử dụng thể trở nên phổ biến. Chấp nhận thanh toán thẻ do vậy cũng góp phần làm tăng đáng kể lượng khách hàng nói chung, khách hàng ngoại quốc và những người giàu có nói riêng. Mặt khác, việc triển khai máy thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ đều do ngân hàng hỗ trợ toàn bộ chi phí về kĩ thuật cũng như đào tạo nhân viên. Giảm chi phí lưu trữ, quản lý, kiểm đếm tiền mặt cho cơ sở chấp nhận thẻ Khi sử nhận thanh toán thẻ cho khách hàng, đơn vị chấp nhận thẻ chỉ cần vài thao tác đơn giản đã có thể thu được tiền bán hàng hóa, dịch vụ mà không phải kiểm đếm tiền mặt. Điều này giúp cho đơn vị giảm được một khối lượng công việc đáng kể của một kế toán, tức là giảm bớt chi phí trả lương. Tiết kiệm thời gian và đảm bảo an toàn Khi giao dịch tiền mặt, việc kiểm đếm tiền, ghi chép sổ sách gây mất khá nhiều thời gian. Trong khi đo nếu giao dịch bằng thẻ TDQT, hệ thống thanh toán điện tử cùng các thiết bị đi kèm sẽ hoàn tất mọi quy trình thanh toán chỉ trong vài giây. Ngoài ra, việc sử dụng tiền mặt nhiều khi đem lại rủi ro cho người bán như kiểm đếm bị nhầm lẫn, nhận tiền giả, tiền không đủ điều kiện lưu thông…, trong khi đó những rủi ro này hoàn toàn có thể tránh khỏi nếu khách hàng thanh toán bằng thẻ. Hơn nữa, việc thanh toán bằng thẻ còn giúp tránh nguy cơ bị trộm, cướp tiền mặt hay séc tại đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Tăng vòng quay thu hồi vốn, tiền trong tài khoản được hưởng lãi Khi dữ liệu về giao dịch thẻ được truyền đến ngân hàng hoặc cơ sở chấp nhận thẻ nộp hóa đơn thanh thanh toán thẻ cho ngân hàng thì tài khoản của cơ sở chấp nhận thẻ đuợc ghi Có ngay. Số tiền này có thể được sử dụng vào mục đích quay vòng vốn ngay hoặc các mục đích khác. Trong khi đó, nếu dùng séc sẽ phải mất một thời gian nhất định mới được thanh toán. 1.2.3.3 Đối với ngân hàng Tăng lợi nhuận cho ngân hàng Dịch vụ thẻ là một trong số những dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, không ngoài mục tiêu lợi nhuận. Khi phát hành và thanh toán thẻ TDQT, ngân hàng thu được những khoản sau: phí từ chủ thẻ (phí phát hành, phí thường niên, phí chậm thanh toán, phí rút tiền mặt, lãi suất cho vay hiện hành, lãi vượt hạn mức tín dụng…) và phí từ cơ sở chấp nhận thẻ. Thu hút thêm nhiều khách hàng Trước những tiện ích do thẻ mang lại, cũng như mức thu nhập hiện nay của người dân, nhu cầu về sử dụng thẻ nói riêng, thẻ TDQT nói chung ngày càng cao. Việc cung cấp dịch vụ thẻ TDQT sẽ giúp ngân hàng thu hút nhiều khách hàng, mở rộng thị phần và nâng cao lợi nhuận. Hạn chế rủi ro cho ngân hàng Chúng ta đều biết một trong những nguyên tắc để hạn chế rủi ro là “không bỏ trứng vào một giỏ”, nghĩa là ngân hàng phải đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Nếu như ngân hàng chỉ chú trọng vào một hoạt động, những khó khăn, thất bại trong hoạt động đó có thể dẫn đến nguy cơ phá sản của ngân hàng. Dịch vụ thẻ góp phần làm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ của ngân hàng, hạn chế được rủi ro trong kinh doanh. Mở rộng khả năng hoạt động của ngân hàng trên toàn cầu Trở thành thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế giúp cho mỗi ngân hàng trở nên bình đẳng về khả năng thanh toán với các ngân hàng, tổ chức khác. Đơn giản vì nó đều có khả năng cung cấp cho khách hàng một phương tiện thanh toán thông dụng, tiện ích trên toàn cầu. Hàng ngày, mỗi ngân hàng phải thanh toán giao dịch bằng thẻ với rất nhiều ngân hàng trên thế giới. Nhờ các mối quan hệ với các tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng chỉ phải thực hiện duy nhất một giao dịch thông qua tổ chức thẻ quốc tế Visa để trả tiền cho cá khoản này. Việc phân bổ các ngân hàng có liên quan sẽ do Visa thực hiện. Đây là lợi ích lớn thứ hai đối với ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Tăng sức mạnh thương hiệu cho ngân hàng Cùng với khoản lợi nhuận không nhỏ thu được từ việc phát hành và thanh toán thẻ, ngân hàng còn tạo dựng và mở rộng uy tín, danh tiếng của mình thông qua kinh doanh loại hình dịch vụ này. Chất lượng dịch vụ thẻ càng cao thể hiện trình độ kĩ thuật, công nghệ càng hiện đại, khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng càng lớn. Đây là một trong những tiêu chí giúp khách hàng đánh giá về ngân hàng trước khi bắt đầu bất cứ một quan hệ làm ăn nào. Uy tín và danh tiếng là một nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng cũng như khả năng cạnh tranh trong tương lai. 1.2.3.4 Đối với xã hội Thanh toán bằng thẻ góp phần hạn chế việc thanh toán bằng tiền mặt, giảm lượng cung tiền trong lưu thông. Tiết kiệm chi phí giao dịch Do thanh toán bằng thẻ chủ yếu dựa trên mạng thanh toán điện tử và các thiết bị kĩ thuật nên nó đã góp phần giảm bớt đáng kể chi phí giao dịch. Tăng GDP thông qua kích cầu Do thẻ mang lại nhiều lợi ích, ngày càng nhiều người chi tiêu bằng thẻ. Thẻ đã trở thành công cụ góp phần kích cầu của Chính phủ. Việc tăng cường khuyến khích sử dụng thẻ cũng chính là khuyến khích tăng cầu tiêu dùng, góp phần tăng GDP. Tạo dựng nền văn minh thanh toán Thanh toán bằng thẻ đại diện cho một phương thức thanh toán tân tiến, dựa trên công nghệ hiện đại, giảm bớt sự thủ công xưa cũ. Hơn nữa, thẻ TDQT còn là một công cụ liên kết các ngân hàng, các tổ chức trong nước với các ngân hàng, tổ chức quốc tế; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi giúp mỗi quốc gia thu hút nhiều khách du lịch, các nhà đầu tư nước ngoài… 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng dịch vụ thẻ TDQT của NHTM Mở rộng dịch vụ thẻ TDQT có thể hiểu là các hoạt động của ngân hàng làm đa dạng hoá các loại thẻ TDQT, gia tăng doanh số phát hành, doanh số thanh toán và thị phần thẻ TDQT trên thị trường. Để thực hiện điều này, mỗi ngân hàng không những cần xác định thế mạnh - điểm yếu của mình mà còn phải nắm rõ các nhân tố tác động tới hoạt động kinh doanh thẻ TDQT. Cũng như các hoạt động khác, dịch vụ thẻ chịu tác động từ hai phía: bên trong và bên ngoài ngân hàng thương mại. Cụ thể như sau: 1.3.1 Nhân tố thuộc về ngân hàng thương mại 1.3.1.1 Ngân hàng phát hành Ngân hàng phát hành thẻ TDQT là ngân hàng thương mại được phép thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ, là thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế. Trách nhiệm của ngân hàng phát hành: Thẩm định tính năng pháp lý và khả năng tài chính của khách hàng để ra quyết định có cấp thẻ cho khách hàng hay không. Sau khi thẩm định, nếu khách hàng đủ điều kiện, ngân hàng tiến hành phát hành thẻ cho khách hàng, đồng thời hướng dẫn khách hàng cách sử dụng thẻ cũng như những quy định cần tuân thủ khi dùng thẻ. Lập bảng sao kê từng kỳ, ghi rõ các khoản cụ thể đã sử dụng và yêu cầu thanh toán đối với thẻ tín dụng. Thanh toán số tiền trên hóa đơn do ngân hàng đại lý chuyển đến khi ngân hàng này hoàn thành đúng các thủ tục quy định bởi ngân hàng phát hành. Đăng ký các thẻ vào danh sách đen để báo cho các ngân hàng đại lý và cơ sở tiếp nhận. Cung cấp các thiết bị sử dụng trong quảng cáo thẻ. Ngoài ra ngân hàng còn có quyền ký kết hợp đồng đại lý với bên thứ 3 là một ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính tín dụng khác trong việc phát hành thẻ TDQT. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng phát hành thường gặp phải một số rủi ro nghiệp vụ và rủi ro kỹ thuật như nhập thông tin sai sót, hệ thống xử lý thông tin gặp trục trặc..., gây một số tổn thất cho ngân hàng. Ngân hàng phát hành nếu thực hiện tốt vai trò của mình, sẽ thúc đẩy sự gia tăng khách hàng, mạng lưới chấp nhận thẻ. Ngược lại, nếu ngân hàng không thực hiện đúng vai trò của mình, dịch vụ thẻ TDQT sẽ gặp thất bại. 1.3.1.2 Ngân hàng thanh toán Ngân hàng thanh toán thẻ là thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết cảu tổ chức thẻ quốc tế, hoặc là các ngân hàng đại lý được ngân hàng phát hành thẻ ủy quyền thực hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ. Ngân hàng thanh toán thẻ là ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng với các đơn vị chấp nhận thẻ và thanh toán các chứng từ giao dịch do đơn vị chấp nhận thẻ xuất trình. Một ngân hàng vừa có thể là ngân hàng phát hành, vừa có thể là ngân hàng thanh toán. Trách nhiệm của ngân hàng thanh toán: Trong phạm vi một ngày làm việc kể từ khi nhận được biên lai thanh toán, ngân hàng thanh toán phải trả tiền vào tài khoản của cơ sở chấp nhận thẻ. Khi việc thanh toán đúng quy trình thì phải thanh toán ngay với trung tâm phát hành thẻ. Cung cấp các máy móc thiết bị, các hóa đơn thanh toán và bảng kê hóa đơn cùng các tài liệu liên quan. Cũng như ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán luôn có thể gặp phải các rủi ro nghiệp vụ cũng như rủi ro kỹ thuật, gây thiệt hại về tài chính và uy tín. Mặt khác, ngân hàng thanh toán là đơn vị có vai trò quan trọng trong khâu thanh toán, tác động trực tiếp tới việc mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ. Do đó, ngân hàng thanh toán cần hạn chế tối đa các rủi ro có thể gặp phải, nhằm khuyến khích các đơn vị kinh doanh tham gia mạng lưới chấp nhận thẻ của ngân hàng, góp phần mở rộng dịch vụ. Nếu ngân hàng thanh toán không dành được sự tin tưởng của đơn vị chấp nhận thẻ, quy mô mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ sẽ khó phát triển được. 1.3.2 Nhân tố ngoài ngân hàng thương mại 1.3.2.1Chủ thẻ Chủ thẻ TDQT là người có tên trên thẻ, đựợc ngân hàng phát hành cho phép sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ thay cho tiền mặt theo hạn mức được cấp, hoặc rút tiền tại các ATM hoặc các ngân hàng đại lý. Chủ thẻ bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ. Tài khoản thẻ là tài khoản chung cho hai chủ thẻ. Tuy nhiên chủ thẻ chính là người có trách nhiệm thanh toán cho ngân hàng phát hành và chịu trách nhiệm về các khoản phát sinh. Giao dịch của chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ cùng trong một hạn mức tín dụng mà ngân hàng cấp cho chủ thẻ chính. Cuối hàng tháng, sao kê sẽ được gửi cho chủ thẻ chính, ghi rõ tất cả những giao dịch mà chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ đã thực hiện. Trách nhiệm của chủ thẻ: Bảo quản thẻ, không được đưa cho người khác sử dụng, tránh bị lợi dụng Sử dụng thẻ đúng mục đích quy định. Thanh toán các khoản phát sinh cho ngân hàng phát hành đúng theo quy định. Báo ngay cho ngân hàng phát hành trong trường hợp thẻ bị mất hoặc đánh cắp. Chủ thẻ có vai trò quyết định trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Lý do thật đơn giản: chủ thẻ hay khách hàng có quyền quyết định có nên phát hành thẻ hay không. Nếu có, chủ thẻ sẽ có quyền quyết định sẽ chi tiêu như thế nào. Tuy nhiên, chủ thẻ cũng là đối tượng mang lại không ít rủi ro cho ngân hàng. Thứ nhất, chủ thẻ có thể cung cấp các thông tin giả mạo về bản thân, khả năng tài chính, mức thu nhập… cho ngân hàng phát hành khi yêu cầu phát hành thẻ. Điều đó có thể dẫn đến những tổn thất tín dụng cho ngân hàng phát hành khi chủ thẻ không đủ khả năng thanh toán các khoản tín dụng thẻ hoặc chủ thẻ cố tình lừa đảo để chiếm dụng tiền của ngân hàng. Thứ hai, chủ thẻ bị mất cắp hoặc thất lạc thẻ và thẻ bị một người khác sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho Ngân hàng phát hành để ngưng sử dụng hoặc thu hồi thẻ. Thẻ bị mất cắp, thất lạc cũng bị bọn tội phạm sử dụng để làm thẻ giả. Cũng có trường hợp chủ thẻ không bị mất thẻ nhưng lại báo mất thẻ với ngân hàng phát hành, sau đó vẫn cố tình sử dụng thẻ cũ. Thứ ba, chủ thẻ có thể cố tình không thanh toán hoặc mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng phát hành. Những rủi ro trên hoàn toàn xuất phát từ phía người sử dụng thẻ, gây thiệt hại cho cả ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán. Ngân hàng cần nắm bắt rõ về khách hàng của mình và có những biện pháp phòng ngừa rủi ro hợp lý, thu hút khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ. 1.3.2.2 Đơn vị chấp nhận thẻ Đơn vị chấp nhận thẻ là các tổ chức hay cá nhân cung ứng hàng hóa, dịch vụ chấp nhận thẻ làm công cụ thanh toán. Máy thanh toán thẻ tại các đơn vị chấp nhận thẻ sẽ được ngân hàng hoặc các tổ chức thẻ quốc tế trang bị miễn phí. Trách nhiệm của đơn vị chấp nhận thẻ: Chỉ chấp nhận thanh toán các loại thẻ do ngân hàng hay tổ chức thẻ quốc tế quy định. Chỉ chấp nhận thanh toán những thẻ hợp lệ. Sau khi thực hiện giao dịch, đơn vị chấp nhận thẻ phải giao lại biên lai thanh toán cho ngân hàng thanh toán để nhận tiền tạm ứng. Ngân hàng sẽ không chịu trách nhiệm cho những rủi ro xảy._. ra nếu như biên lai không được nộp đúng hạn. Ngoài ra, đơn vị chấp nhận thẻ phải trưng bày các logo của thẻ TDQT được chấp nhận thanh toán. Đơn vị chấp nhận thẻ là đơn vị trung gian mang lại lợi ích cho ngân hàng cũng như khách hàng. Tuy nhiên, không thể không kể tới một số rủi ro do đơn vị chấp nhận thẻ mang lại cho ngân hàng và chủ thẻ như sau: Thứ nhất, đơn vị chấp nhận thẻ cố ý lừa đảo, cung cấp những thông tin không chính xác cho ngân hàng trong qua trình đăng kí, mà ngân hàng không thẩm định lại. Sau đó, đơn vị chấp nhận thẻ thực hiện các giao dịch giả mạo để lấy tiền của ngân hàng. Trong trường hợp này, thông thường ngân hàng chịu những tổn thất khi không thu được những khoản đã tạm ứng cho đơn vị chấp nhận thẻ. Thứ hai, đơn vị chấp nhận thẻ thông đồng với chủ thẻ chấp nhận thanh toán thẻ giả hoặc lấy cắp các dữ liệu phục vụ cho việc làm thẻ giả, thực hiện các giao dịch giả mạo. Thứ ba, chỉ một giao dịch được thực hiện nhưng nhân viên của đơn vị chấp nhận thẻ cố tình in nhiều bộ hóa đơn thanh toán, giả mạo chữ ký của chủ thẻ và yêu cầu ngân hàng thanh toán tạm ứng nhiều lần. Ngoài ra, nhân viên tại đơn vị chấp nhận thẻ còn có thể sửa đổi số tiền giao dịch in trên hóa đơn, ghi tăng giá trị hóa đơn để hưởng phần chênh lệch. Đơn vị chấp nhận thẻ là đơn vị trung gian thanh toán, quan hệ trực tiếp với khách hàng, tác động tới tâm lý khách hàng. Một đơn vị chấp nhận thẻ an toàn, tin cậy, phục vụ tốt sẽ khuyến khích khách hàng chi tiêu, góp phần nâng cao thu nhập cho cả ngân hàng và đơn vị đó. Do vậy, tăng cường tính an toàn cho việc thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ là một yếu tố quan trọng quyết định khả năng mở rộng thị trường thẻ TDQT. 1.3.2.3 Tổ chức thẻ quốc tế Tổ chức thẻ quốc tế là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng, tham gia vào quá trình phát hành và thanh toán thẻ TDQT. Các tổ chức thẻ quốc tế chỉ có quan hệ trực tiếp với các ngân hàng thành viên. Nó có vai trò cung cấp một mạng lưới viễn thông toàn cầu phục vụ cho quy trình thanh toán, làm trung tâm xử lý cấp phép, thông tin giao dịch thanh toán cho các ngân hàng thành viên. Do vậy, tổ chức thẻ quốc tế có vai trò đi tiên phong, tổ chức việc cung cấp dịch vụ thẻ trên khắp thế giới. 1.3.2.4 Các nhân tố khác Môi trường xã hội, pháp lý là nhân tố khách quan có tác động khá lớn tới việc phát hành và thanh toán thẻ TDQT. Môi trường xã hội là chiếc nôi tất cả các loại dịch vụ, trong đó có dịch vụ thẻ TDQT. Nhu cầu sử dụng thẻ xuất phát từ xã hội. Những gì xã hội cần là những gì ngân hàng nên cung cấp. Nếu nhu người dân của một khu vực không có nhu cầu sử dụng thẻ TDQT thì thị trường thẻ TDQT ở đó sẽ kém phát triển. Ngược lại, nếu người dân nhận thức được những lợi ích từ việc sử dụng thẻ TDQT và có thu nhập ổn định, người ta sẽ ưa thích sử dụng nó. Đặc biệt khi các hoạt động du lịch, giao lưu quốc tế phát triển, thị trường thẻ sẽ có điều kiện phát triển rất tốt. Tuy nhiên không tránh khỏi những tác động tiêu cực từ phía một số chủ thể trong xã hội, gây thiệt hại cho ngân hàng phát hành và thanh toán. Đó là những cá nhân, tổ chức làm thẻ giả căn cứ vào các thông tin có được từ viêc đánh cắp các dữ liệu trên băng từ của thẻ thật, từ thẻ mất cắp, thất lạc… Đây là loại rủi ro lớn nhất và nguy hiểm nhất hiện nay. Thẻ giả có một số hình thức phổ biến sau: Thẻ bị thay đổi thông tin trên thẻ: tội phạm dùng thẻ thật không còn giá trị lưu hành để thay đổi một số thông tin dập nổi trên thẻ như tên chủ thẻ, mã số thẻ, hạn sử dụng… Thẻ bị mã hóa lại băng từ: tội phạm chỉ mã hóa lại băng từ dựa trên dữ liệu của thẻ thật, nhưng không có các thông tin dập nổi và những đặc điểm bảo mật khác. Loại thẻ này thường được sử dụng tại các đơn vị chấp nhận thẻ thông đồng hoặc các máy bán hàng tự động không được kiểm soát chặt chẽ. Thẻ được làm giả hoàn toàn: Dựa trên các thông tin lấy được từ thẻ thật, tội phạm làm ra một chiếc thẻ giả với đầy đủ các yếu tố cần thiết. Loại thẻ giả này thường rất khó phát hiện. Ngân hàng phải có những nhận thức kịp thời, đúng đắn về những vấn đề này, nhằm hạn chế rủi ro, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và sử dụng thẻ TDQT, góp phần mở rộng thị trường thẻ TDQT. Khác với môi trường xã hội, môi tường pháp lý là hàng rào nghiêm ngặt để bảo vệ cho các chủ thể tham gia vào quy trình phát hành và thanh toán thẻ. Môi trường pháp lý chặt chẽ, đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển dịch vụ của mình. Tuy nhiên, nếu việc quy định về phát hành và thanh toán không được rõ ràng sẽ gây khó dễ cho cả phía cung cấp dịch vụ lẫn những người sử dụng dịch vụ. Lúc đó, pháp luật không những không hoàn thành được nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi bình đẳng cho mỗi chủ thể mà còn gây khó khăn cho công tác triển khai dịch vụ. Do vậy, môi trường pháp lý có vị trí khá quan trọng trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ TDQT. Để phát triển dịch vụ thẻ TDQT đòi hỏi các nhà chức trách hoàn thiện môi trường pháp lý. Thông qua những kiến thức tổng quan về dịch vụ thẻ TDQT ở trên, có thể khẳng định đây là một loại hình dịch vụ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho các cá nhân cũng như tổ chức trong xã hội. Tuy nhiên lợi ích luôn đi liền với rủi ro, cũng như thời cơ luôn đến cùng thách thức. Vì vậy, việc mở rộng dịch vụ thẻ TDQT không những cần được phân tích trên lý thuyết mà còn cần được nghiên cứu kỹ lưỡng từ tình hình thực tiễn để có thể có những giải pháp hợp lý. Nội dung này được nghiên cứu trong chương II của luận văn. Chương II THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THẺ TDQT TẠI NHNTVN 2.1 Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNTVN) 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNTVN Ngày 01/04/1963 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNTVN) được thành lập theo quyết định số 115/CP ngày 30/10/1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối ngân hàng trung ương (nay là Ngân hàng Nhà nước) hoạt động dưới sự trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với chức năng là ngân hàng duy nhất phục vụ kinh tế đối ngoại và cho vay xuất nhập khẩu cho cả nước. Ngày 26/03/1988 Hội đồng Bộ trưởng đã ra nghị định số 53/HĐBT quy định rõ NHNN là cơ quan của HĐBT được tổ chức thành 2 cấp: NHNN là cấp quản lý và các NH chuyên doanh trực thuộc gồm NHNTVN, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Ngày 14/11/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành chỉ thị số 403/CT chuyển NHNTVN theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của HĐBT thành Ngân hàng thương mại quốc doanh lấy tên là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNTVN) gọi tắt là Ngân hàng Ngoại thương (NHNT).Với 2 pháp lệnh ngân hàng được ban hành, NHNT từ vai trò độc quyền về kinh doanh ngoại hối chuyển vào môi trường tự do cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác bao gồm cả các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh. NHNT là 1 doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty 90,91.Tính đến cuối năm 2004, hệ thống của ngân hàng gồm: - 26 chi nhánh cấp 1, 41 chi nhánh cấp 2 và 47 phòng giao dịch trên cả nước. - 1 công ty tài chính và 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài. - 3 công ty trực thuộc (công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản). - Góp vốn cổ phần vào 6 doanh nghiệp (2 công ty bảo hiểm, 3 công ty kinh doanh bất động sản, 1 công ty đầu tư kỹ thuật), 7 ngân hàng và 1 quỹ tín dụng. - Tham gia 4 lên doanh với nước ngoài. Ngoài ra, NHNT còn có khoảng 1250 ngân hàng đại lý trên 90 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHNTVN Cơ cấu tổ chức của NHNTVN gồm có các bộ phận sau: Hội đồng quản trị: thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của toàn bộ ngân hàng. Hội đồng quản trị gồm có 5 thành viên. Trực thuộc hội đồng quản trị là ban kiểm soát Ban tổng giám đốc: Trực tiếp quản lý các phòng ban, điều hành các hoạt động của ngân hàng dựa trên sự chỉ đạo của hội đồng quản trị. Ban tổng giám đốc bao gồm Tổng giám đốc và 6 phó tổng giám đốc. ALCO: Các phòng ban và đơn vị thành viên: Mô hình sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam P.QL đề án công nghệ P.thông tin tín dụng Văn phòng Hội đồng quản trị Ban Tổng giám đốc ALCO Ban kiểm soát Hội đồng tín dụng TRỤ SỞ CHÍNH P.kiểm tra nội bộ P.kinh doanh ngoại tệ P.quan hệ NH đại lý P.TC cán bộ& đào tạo P.quan hệ khách hàng P.vốn P.kế toán tài chính P.quản lí thẻ Trung tâm thanh toán P.TT tuyên truyền P.pháp chế P.QL xây dựng cơ bản P.quản trị P.tổng hợp thanh toán P.kế toán vốn P.tổng hợp & PT kinh tế P.quản lý tín dụng P. đầu tư dự án P.quản lí vốn LD CP P.kế toán quốc tế P.công nợ Trung tâm tin học MẠNG LƯỚI TRONG NƯỚC MẠNG LƯỚI NGOÀI NƯỚC Sở giao dịch Chi nhánh Công ty con VP đại diện tại Paris. Moscow, Singapore Công ty tài chính Việt Nam tại HongKong 2.1.3 Tình hình hoạt động tại NHNTVN những năm gần đây 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn Vốn vay Tính đến 31/12/2003, tổng vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đạt 97.320 tỷ quy đồng Việt Nam, tăng 19.42% so với năm 2002, vượt kế hoạch 8% và chiếm 20,3 % vốn huy động toàn ngành ngân hàng. Nguồn vốn vay bằng VND có tốc độ tăng trưởng mạnh (67%), đạt 30.802 tỷ VND, chiếm 43% tổng vốn so với 33% năm 2002. Ngược lại, vốn ngoại tệ chỉ tăng 8% so với năm 2002, đạt 41.007 tỷ VND. Vốn vay có kì hạn đạt 36.807 VND, chiểm 51% tổng nguồn vốn vay, tăng 20% so với năm 2002. Tuy nhiên vốn trung và dài hạn chỉ là 3.496 tỷ quy đồng Việt Nam, chiếm 9,5% nguồn vốn vay có kì hạn và 5% tổng nguồn vốn huy động được.Vấn đề thiếu vốn trung và dài hạn đang là một thách thức đối với NHNT cũng như các ngân hàng thương mại khác trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu về vốn trung dài hạn cao. Năm 2004, tổng vốn vay của ngân hàng đạt mức 110.142 tỷ quy đồng, tăng 24,53% so với năm 2003, cao hơn mức tăng của toàn ngành là 18,9%. Vốn huy động trên thị trường II đạt 22,662 tỷ quy đồng, tăng 58,7% so với năm 2003. Nguồn huy động từ ngân sách Nhà nước và NHNN chiếm 44,7% trong vốn huy động trên thị trường II, so với năm 2003 là 47,3%. Tỷ lệ giữa tiền gửi và vay từ các tổ chức tín dụng khác khá cân bằng 52/48. Huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế của ngân hàng có tốc độ tăng 18,8%, đạt 85,341 tỷ quy đồng. Cơ cấu vốn huy động từ dân cư so với từ tổ chức kinh tế trong 2 năm 2003-2004 khá ổn định, 42%/58% năm 2004so với 43%/57% năm 2003. Bên cạnh đó, vốn huy động bằng ngoại tệ vẫn tiếp tục chiếm ưu thế, thể hiện ở 59% năm 2004 so với 57% năm 2003. Năm 2004, ngân hàng tiếp tục phát hành giấy tờ có giá bao gồm kì phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi với nhiều kì hạn đa dạng và các ưu đãi hấp dẫn. NHNT đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung, cầu vốn thị trường, đồng thời phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới, nhằm đối phó với những biến động thị trường, đặc biệt là đối với USD. Năm 2005, Ngân hàng đã huy động được 1365 tỷ đồng từ việc bán trái phiếu chỉ trong thời gian cực ngắn. Ngân hàng đạt danh hiệu ngân hàng có “trái phiếu bán chạy nhất” trên thị trường tài chính Việt Nam chỉ với mức lãi suất 6%/năm, thấp hơn rất nhiều so với lãi suất 9%/năm của trái phiếu Chính phủ. Sự kiện này khẳng định uy tín và thương hiệu của NHNT trên thị trường tài chính trong nước. Vốn chủ sở hữu Tính đến thời điểm xây dựng Đề án tái cơ cấu vốn, vốn chủ sở hữu của NHNT là 1.839 tỷ VND. Kể từ khi thực hiện đề án đến nay, NHNT đã được chính phủ cấp thêm 1.400 ty VND vốn điều lệ dưới dạng trái phiếu đặc biệt (năm 2002: 1000 tỷ VND, năm 2003: 400 tỷ VND). Cho đến cuối năm 2003, vốn chủ sở hữu của NHNT (bao gồm cả nguồn vốn NH tự bổ sung) đạt gần 5.735 tỷ VND, tăng 30% so với năm 2002. Hệ số an toàn vốn được cải thiện hơn so với thời điểm trước khi thực hiện đề án. Năm 2004, với mục tiêu phấn đấu đạt mức chuẩn quốc tế về tỷ lệ an toàn vốn, cung 800 tỷ vốn điều lệ được Chính phủ cấp bổ sung, NHNT đã tích cực tự bổ sung vốn bằng nguồn lợi nhuận để lại. Đến 31/12/2004 vốn điều lệ và các quỹ của NHNT đạt 5120 tỷ quy đồng, tăng 47,2 so với năm trước. Tốc độ tăng vốn điều lệ và các quỹ cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của tổng vốn, đẩy hệ số an toàn vốn của ngân hàng từ trên 2,7% cuối năm 2000 lên tới 7% cuối năm 2004. Năm 2004, Uỷ ban quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO) đã hoạt động tích cực, chính thức triển khai quản trị thanh khoản dựa trên hệ thống thông số an toàn. Các cải tiến trong công tác quản trị vốn đang góp phần quan trọng nâng cao hệ số sử dụng vốn, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2.1.3.2 Hoạt động tín dụng Cùng với việc tăng trưởng tín dụng, trong năm 2003 NHNT đã áp dụng và hoàn thiện các giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát tín dụng ở cả Trung ưong và chi nhánh. Tính đến 31/12/2003, tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống NHNTVN là 39.269 tỷ VND, tăng 35,2% so với năm 2002, vượt kế hoạch tăng trưởng đề ra từ đầu năm (27,1%). Tỷ trọng dư nợ ngoại tệ chiếm 46,5% tăng 47,4%. Dư nợ bằng đồng VND tăng 23,8% so với năm 2002.sự thay đổi này phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của NHNT và tăng hiệu quả sử dụng vốn khi lãi suất tiền gửi ở nước ngoài còn ở mức thấp. Dư nợ ngắn hạn tính đến 31/12/2003 đạt 21,772 tỷ VND, chiếm tỷ trọng khá cao (55%) trong tổng dư nợ, tăng 37,2% so với năm 2002. Dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 17.485 tỷ VND, chiếm 45% tổng dư nợ, tăng 41% so với năm trước, chủ yếu do giả ngân các dự án đã kí trước đây của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty điện lực Việt Nam, các dự án cơ sở hạ tầng và cho vay mới nhà máy xi măng Chinfon. Với nhiều biện pháp xử lí nợ tồn đọng, tính tới cuối năm 2003, nợ quá hạn đối với các khoản vay hiện hành chỉ chiếm 2,2% tổng dư nợ, so với 2,8% năm 2002 và mức trung bình của ngành ngân hàng. Nợ quá hạn tồn đọng về cơ bản đã được xử lí, giảm từ 1.035 tỷ năm 2002 xuống 372 tỷ năm 2003. Năm 2004, NHNT đã áp dụng nhiều biện pháp trong quản trị rủi ro tín dụng, góp phần thực hiện thành công chính sách tín dụng của năm 2004: "Củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng". Trước tiên phải kể đến là việc chính thức đưa hệ thống tính điểm và xếp hạng doanh nghiệp, hệ thống chấm điểm xếp hạng tổ chức tín dụng vào áp dụng trên toàn hệ thống. Năm 2004, NHNT tăng cường công tác kiểm tra chất lượng tín dụng, tăng tính minh bạch, kiểm soát chặt việc gia hạn nợ, cơ cấu lại nợ nhằm chuẩn bị tiền đề cho việc triển khai phân loại nợ theo tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2005. Tính đến 31/12/2004, tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt 51.773 tỷ quy đồng, tăng 30,64% so với năm 2003, vượt mức tăng trưởng kế hoạch (27,2%). Tổng nợ quá hạn đến cuối năm 2004 là 1.451 tỷ quy đồng, chiếm tỷ trọng 2,8% trong tổng dư nợ - chạm mức chỉ tiêu khống chế đặt ra từ đầu năm là 2,8%. Năm 2005, tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt 72.480 tỷ quy đồng, tăng 40% so với năm 2004. Con số nợ quá hạn năm 2005 là 1.160 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2004. Đây là kết quả đạt được do chính sách quản lý tín dụng hợp lý, hiệu quả và sự nỗ lực cố gắng của toàn bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên bộ phận tín dụng cũng như toàn ngân hàng. 2.1.3.2 Hoạt động thanh toán quốc tế Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2003 đạt gần 12,5 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2002, chiếm 28% thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước. Doanh số thanh toán xuất khẩu trong năm 2003 đạt 5.692 triệu USD, tăng 32,8% so với năm 2002 và chiếm 28,6% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước. Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 6.756 triệu USD, tăng 21,9% so với năm 2002, chiếm 27% kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước. Doanh số thanh toán thu và chi phi mậu dịch qua NHNT trong năm 2003 đạt 4.143 triệu USD, tăng 21% so với năm 2002. Doanh số thu đạt 2.812 triệu USD, tăng 23%, trong đó doanh số thu tiền kiều hối đạt 400 triệu USD, tăng 29,5%. Doanh số chi là 1.331 triệu USD, tăng 16,9%. Trong năm 2003, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 10,052 tỷ USD, tăng 1,258 tỷ USD hay 14,3% so với năm ngoái. Lượng ngoại tệ NHNT mua vào tăng 13,2% và bán ra tăng 15,4% so với năm 2002. Doanh số mua bán ngoại tệ với nước ngoài giảm 29,4% so với năm 2002, do tỷ giá hối đoái trên thị trường quốc tế có nhiều biến động bất thường do sự mất giá của USD đối với EUR và JPY và sự tăng cường quản lý rủi ro của NHNT nhằm hạn chế rủi ro tới mức tối thiểu. Thanh toán quốc tế vẫn là một thế mạnh của NHNT. Trong năm 2004, thanh toán xuất nhập khẩu thực hiện qua NHNT chiếm 28,5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua NHNT đạt 16,4 tỷ USD, tăng 32,3% so với năm trước. Doanh số thanh toán xuất khẩu qua NHNT năm 2004 đạt 6.967 triệu USD, tăng 22,4% so với năm 2003, chiếm 26,7% thị phần của cả nước. Doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2004 đạt 9.409 triệu USD, tăng 39,3% so với năm 2003 và chiếm 29,9% thị trường cả nước. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu diễn ra mạnh nhất tại các chi nhánh nằm trong khu kinh tế phát triển của cả nước như: Hội sở chính, chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh, chi nhánh Vũng Tàu, Chi nhánh Hải Phòng. Hoạt động kinh doanh ngọai tệ của NHNT năm 2004 cũng có nhiều khởi sắc. Đối với các giao dịch trong nước, NHNT đạt tổng doanh số mua bán là 13.601 triệu USD, tăng 36,3% so với năm 2003, lượng mua vào và bán ra tương đối cân bằng. Lượng ngoại tệ mua vào của ngân hàng chủ yếu từ các tổ chức kinh tế thanh toán nhập khẩu, chiếm 99,5%. Đối với các giao dịch kinh doanh với nước ngoài, nhu cầu khách hàng tăng cao cùng với việc áp dụng rộng rãi các hình thức mua bán ngoại tệ đa dạng giúp mảng kinh doanh này có tốc độ tăng trưởng trên 130% đạt 7.047 triệu USD. Tính đến cuối năm 2005, ngân hàng đạt doanh số thanh toán nhập khẩu là 21,3 tỷ USD, tăng gần 30% so với năm 2004. Doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 8.640 tỷ USD, tăng gần 25% so với năm 2004. Đây là con số đáng mừng đối với ngân hàng ngoại thương nói riêng, nền kinh tế nước ta nói chung. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNTVN được thể hiện như sau: Bảng 2.1: Bảng tổng kết tài sản NHNTVN các năm 2002 đến 2005 Năm 2002 2003 2004 2005 Tài sản Tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt 1042623 1511773 1869330 2093649 Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước 1866498 4892625 2607245 2931472 Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng 36227738 28927107 38128223 42341369 Cho vay các tổ chức tín dụng khác 1811091 1327910 1194197 1423633 Dư nợ tín dụng 29295180 39629761 51772554 65749247 Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng (650476) (794699) (1078008) (1341821) Góp vốn liên doanh, mua cổ phần 543362 583712 536890 531426 Đầu tư chứng khoán 8793663 13256999 17454139 18234133 Tài sản cố định 296471 334498 501244 772269 Tài sản khác 2269529 7650818 8214337 9432457 Tổng tài sản 81495679 97320504 121200151 142167834 Vốn Tiền gửi của NHNN và kho bạc nhà nước 2460115 5947664 7008449 732453 Tiền vay ngân hàng nhà nước 2511097 807094 3128766 1246343 Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 5805213 4105529 6550659 6938992 Tiền vay các tổ chức tín dụng 2780637 3421045 5973739 5426377 Tiền gửi của khách hàng 56422051 71810035 85340881 110748 Vốn nhận tài trợ ủy thác đầu tư 193744 151330 118822 138267 Vốn vay khác 6924974 5342842 5426043 5643234 Vốn chủ sở hữu 2445245 3030733 4843309 8426377 Các quỹ 565521 446324 276362 388422 Lợi nhuận chưa phân phối 1058131 1381093 1438404 1523263 Lãi (lỗ) năm nay 328951 876815 1274717 1455358 Tổng vốn 81495679 97320504 121200151 142167834 Nguồn: Báo cáo thường niên NHNTVN năm 2002,2003,2004,2005 2.2 Thực trạng dịch vụ thẻ TDQT tại NHNTVN Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ TDQT của NHNT phải phù hợp với các quy định của quy chế phát hành sử dụng và thanh toán thẻ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành theo quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ban hành ngày 19/10/1999, hợp đồng kí kết giữa NHNT với các tổ chức thẻ quốc tế, các quy định và luật lệ hiện hành của tổ chức thẻ quốc tế và luật pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiện nay, NHNT đã phát hành được 3 loại thẻ TDQT là Visa Card, Master Card, American Express (Amex) với thời hạn hiệu lực từ 1 đến 5 năm, và nhận thanh toán 5 loại thẻ TDQT là Visa Card, Master Card, Amex, JCB, Diners Club. 2.2.1 Nghiệp vụ phát hành thẻ TDQT Hiện nay, NHNTVN đang phát hành 2 loại thẻ: thẻ cá nhân và thẻ cá nhân do công ty uỷ quyền sử dụng, với 2 hạng thẻ: Thẻ vàng: Visa và Master Card: 90 triệu VND Amex : 250 triệu VND Thẻ chuẩn (thẻ xanh) Visa và Master Card: 50 triệu VND Amex : 100 triệu VND Hạng của thẻ được phân chia căn cứ vào hạn mức tín dụng ngân hàng cấp cho chủ thẻ. Tương ứng với từng hạn mức tín dụng, ngân hàng quy định hạn mức ứng tiền mặt cho từng loại thẻ. Cụ thể như sau: Thẻ Visa và Master: hạn mức ứng tiền mặt là 50% hạn mức tín dụng Thẻ Amex: hạn mức ứng tiền mặt là 75% hạn mức tín dụng Tương ứng với mỗi hạng thẻ, ngân hàng áp dụng những mức phí khác nhau, cụ thể như sau: Bảng 2.2: Biểu phí áp dụng cho các hạng thẻ TDQT: Loại phí Master và Visa Card American Express Phí phát hành Phí thường niên -Thẻ vàng: Thẻ chính: 200.000VND Thẻ phụ: 100.000VND -Thẻ chuẩn: Thẻ chính: 100.000VND Thẻ phụ: 50.000VND -Thẻ vàng: Thẻ chính: 600.000VND Thẻ phụ: 500.000VND -Thẻ chuẩn: Thẻ chính: 400.000VND Thẻ phụ: 300.000VND Phí thay thế thẻ khẩn cấp 100.000VND/lần Phí ứng tiền mặt khẩn cấp (Áp dụng tại nước ngoài) 8USD/lần Phí thông báo thẻ mất cắp, thất lạc 50.000VND/lần/thẻ 200.000VND/lần/thẻ Phí cấp lại thẻ 50.000VND/thẻ Phí vượt hạn mức tín dụng -Vượt quá hạn mức từ 1 đến 5 ngày: 8%/năm (số tiền vượt hạn mức) - Vượt từ 6 đến 15 ngày: 10%/năm (số tiền vượt quá hạn mức) - Vượt trên 15 ngày: 15%/năm (số tiền vượt quá hạn mức) Phí tra soát 50.000VND/lần Lãi phạt chậm thanh toán Phí phạt chậm thanh toán 3% số tiền chậm thanh toán, tối thiểu: 50.000VND Phí thay đổi hạn mức tín dụng 30.000VND/giao dịch Phí rút tiền mặt 4% số tiền giao dịch. Tối thiểu: 50.000 VND Phí sử dụng thẻ ngoài hệ thống NHNTVN Lãi suất cho vay Lãi suất cho vay ngắn hạn của NHNT tại thời điểm tính lãi Phí chuyển đổi ngoại tệ Nguồn: Phòng quản lý thẻ NHNTVN 2.2.1.1 Quy định về nghiệp vụ phát hành thẻ TDQT của NHNTVN Đối tượng phát hành thẻ TDQT Các cá nhân được đảm bảo: tức là các cá nhân xin được phát hành dưới sự uỷ quyền của các tổ chức, công ty sau: Các cơ quan Nhà nước, tổ chức, đoàn thể. Các doanh nghiệp. Các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao và các tổ chức nước ngoài khác tại Việt Nam. Các cá nhân khác: là người Việt Nam và người nước ngoài ở Việt Nam có nguyện vọng và đáp ứng các điều kiện sử dụng thẻ do NHNT VN quy định. Thủ tục phát hành thẻ TDQT Để phát hành thẻ TDQT, mỗi cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ như sau: Đơn xin phát hành thẻ của cá nhân hoặc do công ty ủy quyền. Hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng. (2 bản) Hợp đồng bảo hiểm (bắt buộc đối với thẻ Amex hoặc theo yêu cầu của khách hàng đối với thẻ Visa và Master) 2 ảnh 4x6 (mới chụp trong vòng 6 tháng) đối với thẻ tín dụng có in ảnh trên thẻ. Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và chứng nhận cư trú của chủ thẻ (chính và phụ). Báo cáo tình hình tài chính, thu nhập cá nhân, tổ chức hay công ty, tùy theo loại hình thẻ cá nhân hay công ty. Các giấy tờ liên quan đến hình thức bảo lãnh, thế chấp, cầm cố hay ký quỹ phát hành thẻ. Các tổ chức, công ty có quan hệ tín dụng lần đầu tiên với NHNTVN cần bổ sung một số giấy tờ sau: Quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký sản xuất kinh doanh, giấy phép kinh doanh (nếu có) hoặc quyết định thành lập đơn vị, giấy giới thiệu mẫu dấu, chữ ký người đứng đầu tổ chức và người được ủy quyền. Sau khi nhận được hồ sơ của khách hàng, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định. Trong vòng 4 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, ngân hàng sẽ đưa ra quyết định chấp thuận hoặc từ chối. Dựa vào hồ sơ khách hàng được chấp thuận, ngân hàng sẽ quyết định hạn mức tín dụng của thẻ, hạng thẻ, loại thẻ, thời hạn hiệu lực của thẻ. Sau khi kí hợp đồng với khách hàng, hồ sơ khách hàng sẽ được cập nhật vào hệ thống quản lý thẻ tại ngân hàng phát hành. Sau đó, thông tin về khách hàng phát hành thẻ được chuyển tới trung tâm thẻ. Sau khi nhận thông tin, nhân viên cảu trung tâm thẻ phỉa kiểm tra, đối chiếu lại thông tin, sau đó chuyển cho bộ phận in thẻ. Tại đây diễn ra các công việc như in nơi, mạ, mã hoá các thông tin cần thiết lên thẻ và băng từ phía sau của thẻ. Hệ thống quản lý thẻ sẽ xác định mã số cá nhân của thẻ (PIN). Một lần nữa, thẻ được kiểm tra, đối chiếu lại thông tin, rồi mới được chuyển cho các bộ phận khác, trước khi giao cho khách hàng. 2.2.1.2 Thực trạng nghiệp vụ phát hành thẻ TDQT tại NHNT Là ngân hàng đầu tiên triển khai dịch vụ thẻ, cho đến nay ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn giữ vị trí hàng đầu về hoạt động phát hành và thanh toán thẻ TDQT. Tuy hoạt động phát hành được triển khai sau nhưng cho tới nay đã có nhiều bước phát triển đáng chú ý. Hiện nay, NHNTVN là thành viên chính thức của 2 tổ chức Visa International và MasterCard International , và là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ Amex tại Việt Nam. Thời gian đầu, ngân hàng chưa tham gia vào tổ chức thẻ quốc tế nên việc phát hành còn hạn chế, chỉ mang tính thử nghiệm. Thẻ tín dụng phát hành còn hạn chế về số lượng và chủng loại. Cụ thể là chỉ có một loại thẻ tín dụng là Vietcombank Card với phạm vi sử dụng chỉ trong 2 thành phố là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên sau này khi có sự gia nhập của các tổ chức thẻ quốc tế vào thị trường Việt Nam, loại thẻ này đã bị ngừng phát hành. Năm 1996, NHNT phát hành những chiếc thẻ TDQT đầu tiên mang tên Vietcombank - Master Card. Sau đó 2 năm, Ngân hàng tiếp tục cho ra đời loại thẻ TDQT thứ hai là Vietcombank - Visa Card. Cách đây 3 năm, tức năm 2003, ngân hàng cho ra đời một loại thẻ TDQT mới là thẻ Amex, chủ yếu phục vụ cho du lịch và giải trí với đối tượng phát hành thông thường là giới thượng lưu. Tình hình phát hành thẻ TDQT của Vietcombank trong một số năm qua được thể hiện qua các bảng sau: Bảng 2.1: Tình hình phát hành thẻ TDQT của NHNT Năm Tổng số thẻ phát hành (thẻ) Tốc độ tăng trưởng (%) Doanh số phát hành (triệu VND) Tốc độ tăng trưởng (%) 2002 6795 152 236.895 83,7 2003 9.590 41,1 370.741 56,5 2004 10.785 12,5 611.723 65 2005 15.514 43,8 805.685 31,7 Nguồn: phòng quản lý thẻ NHNTVN Bảng 2.4: Cơ cấu phát hành các loại thẻ TDQT Năm Visa Card Master Card Amex Số lượng (thẻ) Tỷ trọng (%) Số luợng (thẻ) Tỷ trọng (%) Số lượng (thẻ) Tỷ trọng (%) 2002 5.504 81 1.291 19 2003 6.847 71,4 2.350 24,5 393 4,1 2004 7.466 69,2 2.781 25,8 538 5 2005 9.432 60,8 5.510 35,5 572 3,7 Nguồn: phòng quản lý thẻ NHNTVN Bảng 2.6: doanh số phát hành các loại thẻ TDQT của NHNT Năm Visa Card Master Card Amex Doanh số phát hành (triệuVND) Tỷ trọng (%) Doanh số phát hành (triệuVND Tỷ trọng (%) Doanh số phát hành (triệuVND Tỷ trọng (%) 2002 203.730 86 33.165 14 2003 281.763 76 58.577 15,8 304.007 8,2 2004 448.235 73,2 104.994 17,2 58.494 9,6 2005 515.506 64 169.896 21,1 120.283 14,9 Nguồn: phòng quản lý thẻ NHNTVN Năm 2002, NHNT đã phát hành được 6795 thẻ Visa và Master, tăng 152% so với năm trước, nâng tổng số thẻ TDQT do NHNT phát hành lên tới gần 16.000, vượt kế hoạch gần 2.000 thẻ. Trong đó số lượng thẻ Visa là 5.504 thẻ, chiếm tỷ trọng 81%, thẻ Master chiếm 19% với 1291 thẻ. Kết quả này đưa doanh số phát hành thẻ TDQT của ngân hàng trong năm 2002 đạt tới 236.895 triệu đồng, tăng 83,7% so với năm 2001. Có thể nói đây là một thành công của NHNT vì những năm trước đó doanh số phát hành 2 loại thẻ này giảm sút liên tục. Năm 2003, nhờ thực hiện tốt các chính sách marketing, đặc biệt là công tác định hướng sản phẩm, NHNT đã nâng số thẻ TDQT phát hành lên con số 9.590, tăng 41,1% so với năm 2003; đưa doanh số phát hành đạt 370.741 triệu đồng, tăng 56,5%. Đặc biệt, năm 2003, NHNT đã triển khai phát hành 1 loại thẻ mới là thẻ American Express (Amex). Đây là loại thẻ phục vụ cho việc du lịch và giải trí, với khách hàng chủ yếu là những người giàu có, thành đạt. Số lượng thẻ phát hành tuy chưa cao, mới chỉ chiếm 4,1% nhưng Amex đã chiếm 8,2% doanh số phát hành. Năm 2004, số thẻ phát hành đạt 10.785 thẻ, tăng 12,5% so với năm 2003. Doanh số phát hành đạt 611.723 triệu đồng, tăng 65%. Trong đó, thẻ Visa chiếm tỷ trọng 69,2%; với 7466 thẻ; Master chiếm tỷ trọng 25,8% với 2781 thẻ. Năm 2005, NHNT phát hành được 15.514 thẻ, tăng 43,8%; doanh số phát hành đạt 805.635 triệu đồng, tăng 31,7% so với năm 2004. Thẻ Visa vẫn tiếp tục đứng đầu về số lượng cũng như doanh số phát hành dù tốc độ tăng không lớn, đứng thứ 2 là Master. Trong năm này, số lượng thẻ Master tăng gần gấp đôi so với năm trước vì NHNT cho ra thêm dòng sản phẩm mới: Master Cội nguồn, với đặc điểm là có ảnh của chủ thẻ ở mặt sau, góc phía duới của thẻ. Kiểu thẻ này khi sử dụng, ảnh của chủ thẻ không bị xước, nên thu hút được khá nhiều sự chú ý của khách hàng. Như vậy, trong số những loại thẻ mà NHNT phát hành, thẻ Visa chiếm tỷ trọng lớn nhất về số lượng cũng như doanh số phát hành. Có thể giải thích hiện tượng này bằng việc khi khách hàng thanh toán bằng USD với thẻ Visa sẽ không mất phí make-up như thẻ Master và trên thẻ có ảnh của chủ thẻ giúp tăng độ an toàn trong sử dụng. 2.2.2 Tình hình thanh toán thẻ TDQT 2.2.2.1 Quy định về nghiệp vụ thanh toán thẻ TDQT củai NHNTVN Đối tượng và điều kiện điểm ứng tiền mặt Các chi nhánh, ATM và quầy giao dịch của NHNTVN thực hiện giao dịch ứng tiền mặt cho các loại thẻ. Các đại lý của NHNTVN, các điểm thu đổi ngoại tệ được NHNTVN uỷ quyền thực hiện dịch vụ ứng tiền mặt cho các loại thẻ tín dụng. Các đơn vị này phỉa được phép kinh doanh ngoại tệ, ký hợp đồng với NHNTVN và cam kết tuân thủ các quy định của NHNTVN, ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức thẻ quốc tế về dịch vụ ứng tiền mặt. Các đơn vị chấp nhận thẻ có ký hợp đồng dịch vụ ứng tiền mặt với NHNTVN hoặc có văn bản chấp thuận của NHNTVN được thực hiện dịch vụ này. Đối tượng và điều kiện đơn vị chấp nhận thẻ Các doanh nghiệp nhà nước và các cá nhân kinh doanh hàng hoá, cung cấp các dịch vụ hợp pháp tại Việt Nam. Có địa điểm kinh doanh và đã đăng ký hoạt động kinh doanh phù hợp với luật pháp Việt Nam. Ký hợp đồng chấp nhận tha._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36441.doc
Tài liệu liên quan