Mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) - Hà Thành

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trước đây với hoạt động ngân hàng truyền thống, khách hàng chỉ có thể vay vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ. Khi vay vốn, khách hàng phải trình dự án khả thi, thể hiện đối tượng đầu tư vốn sản xuất kinh doanh cái gì, sản phẩm và khả năng tiêu thụ ra sao, vòng quay vốn và thời hạn thu hồi vốn như thế nào…kèm theo tài sản đảm bảo tiền hoặc vay tín chấp, thì mới có thể vay được vốn. Nhưng hiện nay, trong xu hướng hội nhập quốc tế,

doc86 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) - Hà Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các chi nhánh NH nước ngoài, NH liên doanh, NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, Công ty tài chính…đang cạnh tranh mạnh mẽ các sản phẩm cho vay tiêu dùng, thu hút khách hàng cá nhân. Đó là khách hàng vay tiền với mục đích tiêu dùng chứ không phải đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ…Đây là sản phẩm tín dụng xuất hiện từ lâu trên thế giới và hiện nay đang phát triển rất mạnh, nhưng mới phát triển một số năm gần đây tại Việt Nam. Sau thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Hà thành, em nhận thấy chi nhánh đã có những quan tâm đến cho vay tiêu dùng.Tuy nhiên,hoạt động này vẫn chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh mất đi tính cạnh tranh.Nguyên nhân từ đâu dẫn tới tình trạng đó và làm thế nào để mở rộng cho vay tiêu dùng là sự băn khoăn lớn của em.Chính vì vậy, em mạnh dạn chọn đề tài chuyên đề là Gỉai pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Hà Thành. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng,định nghĩa, vai trò của cho vay tiêu dùng đối với các chủ thể trong nền kinh tế. Qua đó thấy được tầm quan trọng của việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng ở ngân hàng thương mại. Xem xét một cách tổng quát và có hệ thống về cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh NHNo & PTNT– Hà Thành.Tìm ra những hạn chế và tồn tại trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng.Trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp, kiến nghị nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu, tập trung nghiên cứu và tìm hiểu thông tin về loại hình cho vay tiêu dùng. Phạm vi nghiên cứu, hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Hà Thành NHNo & PTNT VN trong giai đoạn từ năm 2007-2009. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chuyên đề sử dụng tổng hợp các phương pháp, duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, và đánh giá… 5. KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ Nội dung gồm 3 chương: Chương 1 Những vấn đề chung về cho vay tiêu dùng đối với các NHTM. Chương 2 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh NHNo & PTNT - HÀ THÀNH. Chương3 Gỉai pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh NHNo & PTNT - HÀ THÀNH. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHO VAY TIÊU DÙNG 1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng. Trước tiên, ta tìm hiểu khái niệm về tín dụng.Trên nền tảng đó, ta có thể hiểu một cách dễ dàng hơn về cho vay tiêu dùng. Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận,bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Ví dụ, Ngày 01/01/2010 ông H được ngân hàng cấp cho một khoản tin dụng trị giá 150tr đồng,với lãi suất là 10,5%/năm, thời hạn vay 1 năm.Như vậy,ông H phải tất toán vô điều kiện khoản vay này vào ngày 01/01/2011 gồm: 150tr gốc vay + 15,75tr đồng lãi vay. Cho vay tiêu dùng (CVTD) là khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình.Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình va xe cộ…Bên cạnh đó, những chỉ tiêu do nhu cầu giáo dục,y tế và du lịch…cũng có thể được tài trợ bởi CVTD. Ví dụ: Khoản vay của ông H được ngân hàng cấp với mục đích ông H cần thêm vốn để mua ô tô. 1.1.2.Vai trò. Thứ nhất, đối với ngân hàng, cho vay tiêu dùng có hai lợi ích quan trọng.Gíup mở rộng quan hệ với khách hàng.Khi danh mục sản phẩm tín dụng của ngân hàng hấp dẫn thì số lượng người dân muốn giao dịch tai ngân hàng sẽ tăng lên.Một danh mục đáp ứng được những nhu cầu thiết thực của họ như tiêu dùng, mua sắm các sản phẩm đắt tiền hay vay tiền cho con cái du học… thì tất yếu sẽ là con đường ngắn nhất kéo họ tới ngân hàng.Từ đó,khả năng huy động các loại tiền gửi của ngân hàng sẽ tăng lên.Đồng thời,tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nhờ vậy nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng.Khách hàng nhiều làm phát sinh các sản phẩm mới.Số lượng giao dịch,số hợp đồng tín dụng tăng dần giúp bổ sung thêm thu nhập cho ngân hàng.Cùng với đó,rủi ro hệ thống sẽ được ngăn chặn.Nói cách khác, rủi ro của ngân hàng đối với từng khách hàng cụ thể sẽ bớt căng thăng hơn. Thứ hai,đối với người tiêu dùng. Cho vay tiêu dùng giúp thúc đẩy nâng cao đời sống vật chất của người tiêu dùng.Nhờ cho vay tiêu dùng,họ được hưởng các tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền.Mua ô tô mới trước khi có đủ số tiền mua xe,sắm sửa đồ đạc gia đình trước khi trả toàn bộ số tiền … Và đặc biệt quan trọng hơn,nó rất cần thiết cho những trường hợp khi cá nhân cho những chi tiêu cấp bách ,như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế.Nhờ cho vay tiêu dùng,họ có đủ tiền giải quyết vấn đề bệnh tật rồi sau đó hoàn trả ngân hàng theo hợp đồng, hay bố mẹ chớp được cơ hội du học cho con khi gia đình chưa đáp ứng đủ điều kiện kinh tế...Những tiện ích này trở nên quan trọng hơn trong nền kinh tế mở cửa.Nhờ sản phẩm cho vay tiêu dùng mà nhiều khách làm quen được với ngân hàng, quan tâm hơn tới ngân hàng, quan tâm tới ngân hàng, tìm hiểu thông tin và quyết định sử dụng tiếp nhiều sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng.Đây chính là cơ hội để những hợp đồng tín dụng mới hình thành sau khi hợp đồng tín dụng cũ đã được tất toán.Hơn nữa,thông qua các khoản cho vay của ngân hàng, thị trường sẽ có thông tin về chất lượng tín dụng của từng khách hàng và nhờ đó giúp cho họ có khả năng nhận thêm những khoản tín dụng mới từ những nguồn khác với chi phí thấp hơn.Lịch sử vay trả nợ của các khách hàng đều được ngân hàng theo dõi. Các nhà đầu tư muốn minh bạch hóa hồ sơ khách hàng có hồ sơ tín dụng tốt là chìa khóa quan trọng để nhà đầu tư quyết định lựa chọn. Thứ ba, đối với nên kinh tế, cho vay tiêu dùng tạo ra sức sống cho nền kinh tế.Hoạt động cho vay của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ.Khi cho vay tiêu dùng tài trợ cho các chỉ tiêu về hàng hóa và dịch vụ trong nước thì có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Người dân mua sắm, chi tiêu nhiều hơn, hàng hóa bán chạy hơn, nhà sản xuất sẽ tăng công suất máy móc, sản phẩm tiếp tục được xuất xưởng nhiều hơn, thu nhập công nhân và nhà sản xuất tăng lên,đời sống nhiều tầng lớp được cải thiện.Như vậy, tạo được thêm động lực giúp người lao động hăng say làm việc, nhà sản xuất tích cực lập thêm kế hoạch, tung nhiều mẫu mã,chủng loại ra thị trường.Thị trường trở nên sôi động,thu nhút nhiều đối tác, hấp dẫn xuất khẩu và cộng tác kinh doanh.Nền kinh tế sẽ phát triển. Các vai trò của cho vay tiêu dùng đã được khẳng định khá rõ qua cuộc trò chuyên của báo Vietnamnet với Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược Phát triển ngân hàn Ngân hàng Nhà nước.Ông Nghĩa nói: “cho vay tiêu dùng từ lâu được coi là một phần của ngân hàng bán lẻ (phần quan trọng nhất).Thậm chí theo Peter Drugger cho vay dùng là cứu cánh của ngân hàng thương mại (NHTM) từ thập niên 70,khi mà tín dụng doanh nghiệp bị cạnh tranh khốc liệt bởi các công ty tài chính,các quỹ đầu tư và thị trường chứng khoán(TTCK).Khảo sát của tập đoàn tư vấn BCG cũng cho thấy mặc dù cho vay tiêu dùng chỉ chiếm 30% - 50%/tổng dư nợ nhưng tạo ra trên 60% lợi nhuận của các NHTM hàng đầu châu Á.Lý do rất đơn giản cạnh tranh khốc liệt đã khiến cho tín dụng doanh nghiệp có mức sinh lời ngày càng giảm, trái lại cho vay tiêu dùng (kể cả thẻ tín dụng) đang có tốc độ tăng mạnh mẽ. Đối với dân cư,đặc biệt là thế hệ trẻ và người thu nhập thấp, họ không thể đợi đến già mới tiết kiệm đủ tiền để mua nhà, mua ô tô và các đồ dùng gia đình khác.Cho vay tiêu dùng giúp họ có được cuộc sống ổn định từ khi còn trẻ, bằng việc mua trả góp những gì cần thiết,tạo cho động lực làm việc, tiết kiệm, nuôi dưỡng con cái.Đối với doanh nghiệp, cho vay tiêu dùng kéo nhu cầu tương lai về hiện tại,quy mô sản xuất tăng nhanh, mức độ đổi mới và phong phú về chất lượng ngày càng tăng. Chính điều này đã làm cho toàn bộ quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả,do đó chính là nền tảng tăng trưởng kinh tế.” Thứ tư, đối với nhà sản xuất. Mục tiêu của các nhà sản xuất là lợi nhuận – doanh số bán hàng,do đó dù bằng cách này hay cách khác thì họ đều muốn tiêu thụ được càng nhiều hàng hóa càng tốt. Tuy nhiên không phải lúc nào hoạt động tiêu thụ cũng diễn ra một cách suôn sẻ, vì rằng có đôi lúc sản phẩm không thể đến khách hàng bởi nhiều lí do: Thứ nhất, khách hàng không biết đến sản phẩm đó. Thứ hai, khách hàng có thể không có khả năng thanh toán ngay cho nhà sản xuất mặc dù họ rất thích sản phẩm đó. Thứ ba, nếu có bán chịu thì cũng không có cơ sở đảm bảo tốt khách hàng sẽ trả tiền cho mình…v.v.v. Tuy nhiên, khi ngân hàng thực hiện CVTD thì sẽ góp phần kích cầu làm cho các nhà sản xuất bán được nhiều sản phẩm tới tay người tiêu dùng cũng như quảng bá được thươnh hiệu của mình, làm tăng lợi nhuận và mở rộng sản xuất. Mặt khác, có một số nhà sản xuất chấp nhận bán chịu hay bán trả góp cho người tiêu dùng trong một thời gian nhưng để có tiền quay vòng vốn thì họ sẽ tìm tới sự trợ giúp của ngân hàng. Thông qua các sản phẩm CVTD, các ngân hàng sẽ mua lại phiếu nợ đó và khi đến hạn thanh toán thì ngân hàng thu hồi từ người tiêu dùng. 1.2.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CVTD. 1.2.1.Quan niệm về mở rộng cho vay tiêu dùng. Khi nói đến khái niệm “mở rộng”, người ta sẽ nghĩ ngay đến việc làm thế nào để tăng phạm vi,quy mô so với thời gian trước.Cũng hiểu theo cách đó thì mở rộng cho vay tiêu dùng là sự đáp ứng ngày càng tăng về số lượng khách hàng và/hoặc quy mô tín dụng.Tức là việc làm tăng tỉ trọng của cho vay tiêu dùng trong tổng tài sản Có của ngân hàng. Mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng được thể hiện ở một số điểm chủ yếu sau: Đối với khách hàng: mở rộng cho vay tiêu dùng có nghĩa là phải thỏa mãn ngày càng cao các nhu cầu hợp lí của khách hàng về khối lượng cung cấp, sự đa dạng hóa các hình thức cho vay tiêu dùng, cũng như dịch vụ kèm theo. Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: cho vay tiêu dùng phải đáp ứng được nhu cầu về vốn của nền kinh tế, đóng vai trò là kênh dẫn vốn gián tiếp trong việc chuyển dịch một khối lượng lớn các nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, từ tài khoản tiền gửi của các doanh nghiệp tới người tiêu dùng. Từ đó, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Đối với các ngân hàng thương mại: trong quá trình mở rộng thì cho vay tiêu dùng được xác định là khâu chủ đạo trong toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Đồng thời,ngân hàng cũng tìm mọi cách để các sản phẩm cho vay tiêu dùng của mình thỏa mãn và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.Theo đó,một nhiệm vụ buộc đi kèm là theo dõi và đảm bảo chất lượng cho vay tiêu dùng. Mở rộng cho vay tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan như:thị trường khách hàng mục tiêu,quy mô nguồn vốn,trình độ đội ngũ cán bộ… và các nhân tố khách quan như: sự phát triển của kinh tế xã hội, chế độ chính trị,cơ chế chính sách của nhà nước… Mở rộng cho vay tiêu dùng được xác định trên cơ sở thực hiện đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đa dạng hóa các đối tượng vay, xây dựng mức lãi suất cạnh tranh, xác định kì hạn nợ phù hợp, và cung cấp các loại hình bảo lãnh thích hợp. Chúng ta phải đánh giá một cách đầy đủ chính xác về cho vay tiêu dùng và đặt nó trong mối quan hệ tổng thể với các chỉ tiêu tài chính khác. Có như vậy, ngân hàng mới tìm được các nguyên nhân và tồn tại trong mở rộng cho vay tiêu dùng. Từ đó, ngân hàng sẽ có những giải pháp thích hợp cho việc mở rộng cho vay tiêu dùng trong ngân hàng mình. 1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng. 1.2.2.1. Chỉ tiêu doanh số cho vay tiêu dùng. Doanh số cho vay tiêu dùng: là số tiền ngân hàng cấp cho vay tiêu dùng trong kì. Nó phản ánh một cách khái quát về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng trong một kì nhất định, thường là tính theo năm tài chính. Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng doanh số CVTD tuyệt đối: Gía trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối Tổng doanh số CVTD năm (t-1) Tổng doanh số CVTD năm (t) = - Ý nghĩa:chỉ tiêu này cho biết doanh số cấp cho vay tiêu dùng năm(t) tăng so với năm(t-1) về số tuyệt đối là bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này tăng lên, tức là số tiền mà ngân hàng cấp cho khách hàng để tiêu dùng tăng lên. Tức ngân hàng thỏa mãn được nhiều khách hàng hơn và/hoặc tổng gói cấp tín dụng lớn hơn. Đồng nghĩa với việc hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng được mở rộng. Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số CVTD tương đối: Gía trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối Tỷ lệ tăng trưởng doanh số CVTD tương đối Tổng doanh số CVTD năm (t-1) = * 100% Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng về phần trăm doanh số cho vay tiêu dùng năm(t) so với năm(t-1). Khi chỉ tiêu này tăng lên, nó thể hiện doanh số cho vay tiêu dùng qua các năm tăng lên về tương đối Chi tiêu phản ánh tăng trưởng về tỷ trọng: Tổng doanh số CVTD Tỷ trọng = *100% Tổng doanh số của hoạt động cho vay Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số của hoạt động cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh số của hoạt động cho vay của ngân hàng. Khi tỉ trọng của cho vay tiêu dùng tăng lên qua các năm chứng tỏ tỷ lệ của cho vay tiêu dùng trong hoạt động cho vay đã tăng lên và nó cũng cho thấy rằng hoạt động cho vay tiêu dùng đã được mở rộng 1.2.2.2. Chỉ tiêu dư nợ cho vay tiêu dùng. Dư nợ cho vay tiêu dùng: là số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng tại một thời điểm. Chỉ tiêu này thường được sử dụng kết hợp với chỉ tiêu doanh số cho vay tiêu dùng nhằm phản ánh con số thực chất của tình hình chất lượng mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ tuyệt đối: Tổng dư nợ CVTD năm (t-1) Tổng dư nợ CVTD năm (t) Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối = - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết nợ năm(t) tăng so với năm(t-1) về tuyệt đối là bao nhiêu. Chỉ tiêu này tăng lên, một phần sẽ thể hiện hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng đang được mở rộng Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng tương đối: Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối Tăng trưởng dư nợ CVTD tương đối Tổng dư nợ CVTD năm (t-1) = *100% Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh phần trăm tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng năm(t) so với năm(t-1). Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng về tỷ trọng: Tổng dư nợ CVTD Tỷ trọng = *100% Tổng dư nợ hoạt động cho vay của doanh nghiệp Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ hoạt động cho vay tiêu dùng chiếm bao nhiêu % trong tổng dư nợ của toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về số lượng khách hàng. Mức tăng(giảm) SLKH = SLKH năm(t) +_ SLKH năm(t-1) Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết số lượng khách hàng (SLKH) năm(t) tăng (giảm) so với năm(t-1) là bao nhiêu về con số tuyệt đối. Thông qua chỉ tiêu này cho phép ngân hàng đánh giá việc mở rộng quy mô và đối tượng khách hàng tại ngân hàng. Số lượt khách hàng: là số lần khách hàng tới giao dịch với ngân hàng trong 1 năm.Trong hoạt động cho vay tiêu dùng thì số lượng khách hàng thể hiện số lần khách hàng đến với ngân hàng nhằm mục đích vay tiêu dùng. Số lượt khách hàng luôn lớn số lượng khách hàng.Độ chênh lệch giữa 2 đại lượng này càng lớn càng thể hiện hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng càng được mở rộng. 1.2.2.4. Chỉ tiêu phản ánh sự đa dạng của sản phẩm loại hình CVTD. Chỉ tiêu này phản ánh sự đa dạng về loại hình CVTD mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng,như: Cho vay mua,xây dựng, sữa chữa nhà ở. Cho vay mua ô tô. Cho vay hỗ trợ du học. Cho vay mua các đồ dùng sinh hoạt gia đình. Cho vay mua bảo hiểm. …. Khi ngân hàng muốn mở rộng CVTD thì có nghĩa là ngân hàng phải thu hút được càng nhiều khách hàng hơn đến với CVTD và phải giữ được mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng với ngân hàng.Để thực hiện được điều này thì ngân hàng phải đa dạng hóa các danh mục sản phẩm CVTD của mình để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như có thể hướng khách hàng tới việc sử dụng những sản phẩm dịch vụ mang tính tiện ích hơn. Như vậy căn cứ vào danh mục sản phẩm CVTD ngân hàng đang cung cấp để có thể đánh giá được mức độ mở rộng CVTD. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng CVTD của NHTM: 1.2.3.1. Các nhân tố khách quan. Chính trị pháp luật: Bất kì một hoạt động kinh tế nào muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì yếu tố đầu tiên quyết định đó là môi trường chính trị phải ổn định, an toàn và bền vững. Vì đây chính là đầu não định hướng cho các đường lối chính sách của nhà nước, do vậy các hoạt động kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào điều này. Và việc mở rộng CVTD cũng không là ngoại lệ, chính trị tốt sẽ tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh, đồng thời gây dựng sự tin tưởng trong dân chúng, từ đó mà người dân có thể yên tâm làm việc, mưu sinh và tiêu dùng trong cuộc sống. Bên cạnh đó khi hệ thống pháp luật của một quốc gia đảm bảo tính đầy đủ, đồng bộ, không chồng chéo mâu thuẫn và ổn định cũng sẽ là động lực thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế. Đăc biệt hoạt động ngân hàng chịu sự điều chỉnh rất nhiều bởi các quy định, văn bản pháp luật của chính phủ, của ngân hàng nhà nước (NHNN). Do đó có thể thấy môi trường pháp luật thông thoáng, rõ ràng sẽ giups các ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả và là nền tảng cho quá trình đưa vào mở rộng CVTD của các NHTM. Kinh tế: Một nền kinh tế tăng trưởng, ổn định sẽ đem lại niềm tin cho các định chế tài chính trong việc mở rộng, phát triển kinh doanh của mình. Nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát thì một trong những giải pháp đó là phải kiểm soát tăng trưởng tín dụng kể cả tín dụng doanh nghiệp lẫn cho vay tiêu dùng, bên cạnh đó trong tình hình giá cả các mặt hàng leo thang như vậy sẽ khiến cho người tiêu dùng e dè trong chi tiêu và có xu hướng tiết kiệm hơn là tiêu dùng, chính vì vậy việc mở rộng CVTD là khó có thể thực hiện được. Mặt khác, nếu nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái sẽ gây cho người dân gây tâm lý lo lắng về thu nhập kỳ vọng giảm sút và cùng với sản xuất bị đình trệ, tình trạng thất nghiệp tăng lên làm cho cầu tiêu dùng trong dân cư giảm mạnh, thị trường tài chính tiền tệ có xu hướng giảm xuống. Và trong tình thế này rất khó có thể xây dựng một chiến lược phát triển, mở rộng lâu dài. Dân số: Như ta đã biết, đối tượng khách hàng của CVTD là cá nhân và hộ gia đình. Khách hàng vay vốn là những công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự, có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, có khả năng tài chính, đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết (Bộ luật dân sự). Do đó có thể thấy rằng trong các loại hình tín dụng thì CVTD có phạm vi khách hàng là lớn nhất. Những người đi vay tiêu dùng là những người trong độ tuổi lao động, có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn tích lũy, họ là những người trẻ tuổi nên cũng dễ dang tiếp thu những thói quen, văn hóa tiêu dùng mới, hiện đại. Vì thế một nước có cơ cấu dân số trẻ và những người trong độ tuổi lao động chiếm phần lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng các sản phẩm dịch vụ CVTD. Thói quen tiêu dùng: Không phải với bất cứ ai cũng sẵn lòng bỏ tiền túi ra hay là chủ động đi vay ngân hàng để mua một thứ hàng hóa nào đó mà bạn cho là cần thiết, bởi vì ngoài những nguyên nhân khác thì thói quen tiêu dùng cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến điều đó. Có những người họ chỉ thích tích lũy hơn là tiêu dùng, với họ tiêu dùng đôi lúc là không cần thiết và như vậy khi gặp những đối tượng khách hàng như thế này thì quả thực rất khó phát triển những sản phẩm của CVTD. Thói quen tiêu dùng của người dân không dễ gì thay đổi được trong chốc lát vì nó phụ thuộc vào tập quán xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc, tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng giữa các vùng, miền. Do đó nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc mở rộng CVTD của các NHTM. Trình độ dân trí: Khi trình độ dân trí của người dân được nâng cao thì có nghĩa là họ sẽ nhận thức được những lợi ích mà cho vay tiêu dùng mang lại, khai thác những công nghệ hiện đại mà ngân hàng ứng dụng trong cung ứng sản phẩm. Một người có trình độ sẽ nghĩ rằng: nếu chỉ dựa vào đồng lương thì cả đời này họ chẳng biết tích góp đến khi nào mới có được một căn nhà cho tổ ẩm của mình, vậy thì tại sao không tới ngân hàng vay tiêu dùng để có một căn nhà như dự định. Qua đó có thể tháy rằng trình độ dân trí cao đồng nghĩa với việc người dân lựa chọn cho mình những giải pháp tối ưu trong cuôc sống và tháy được giá trị thực của những tiện ích mà nó mang lại, để từ đó không bỏ lỡ cơ hội đến với mình. Mặt khác CVTD thường phát triển ở những thành phố lớn, đô thị lớn nơi mà mặt bằng dân trí tương đối cao. Vì thế ngân hàng nên có những chiến lược phân khúc thị trường để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng CVTD một cách đồng bộ và hiệu quả. Đối thủ cạnh tranh: Mỗi công ty phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh. Đây là những lực lượng, những công ty, những tổ chức đang hoặc có khả năng tham gia vào thị trường làm ảnh hưởng đến thị phần và khách hàng của công ty. Bản thân hoạt động ngân hàng cũng không nằm ngoại lệ. Đây là lĩnh vực hết sức nhạy cảm của nền kinh tế, đặc biệt đối tượng kinh doanh của nó chính là tiền tệ - một loại hàng hóa đặc biệt. Nếu một ngân hàng phải đương đầu với những đối thủ cạnh tranh có năng lực tài chính vững mạnh, công nghệ hiện đại, danh mục sản phẩm đa dạng, có chính sách ưu đãi ... thì việc mở rộng kinh doanh nói chung và hoạt động CVTD nói riêng gặp phải những thách thức rất lớn. Theo cách hiểu như vạy đòi hỏi ngân hàng phải hiểu rõ tường tận về các loại đối thủ cạnh tranh bởi vì để thành công thì một doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng của mình mà nó phải thỏa mãn tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. 1.2.3.2 Nhân tố chủ quan Chính sách tín dụng của ngân hàng: Chính sách tín dụng là chính sách do hội đồng quản trị ban hành, được thiết kế nhằm hướng dẫn và/hoặc kiểm tra định hướng hoạt động của tổ chức cho vay. Nó bao gồm các quy định mà ngân hàng áp dụng trong cấp tín dụng như: loại hình cho vay, đối tượng khách hàng phục vụ, thời hạn cho vay, cách định giá khoản vay, quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng... với mục đích đạt được mức sinh lời ổn định và an toàn, hiệu quả. Một chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý sẽ tạo ra một cơ chế đảm bảo tính thống nhất trong toàn bộ tổ chức; tạo cơ sở cho việc điều hành kinh doanh một cách chủ động, đồng thời hướng dẫn cán bộ tín dụng trong việc thực thi công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Mặt khác, chính sách tín dụng còn thể hiện đường lối cho vay mà ngân hàng sẽ thực hiện và có tác dụng định hướng cho cán bộ tín dụng ngân hàng về mục tiêu phạm vi, cách thức cho vay, căn cứ vào điều kiện và môi trường kinh doanh cụ thể của ngân hàng đó. Qua đó sẽ giúp tạo ra các khoản cho vay lành mạnh, ít rủi ro, có mức sinh lời cao và tăng cường mở rộng tín dụng đáp ứng nhu cầu thị trường. Nếu chính sách tín dụng của ngân hàng theo hướng mở rộng, chẳng hạn như điều kiện cho vay thông thoáng hơn, lãi suất cho vay có tính cạnh tranh, quy trình cấp tín dụng nhanh chóng và đặc biệt là ngân hàng đặt mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng và hiệu đại thì sẽ là điều kiện tốt để ngân hàng mở rộng CVTD trong tương lai. Quy mô của ngân hàng: Như ta đã biết, quy mô của môt ngân hàng thường được đo bằng tổng tài sản, tiền gửi hay vốn chủ sở hữu. Quy mô có một ảnh hưởng rất lớn tới các chỉ tiêu về hoạt động cũng như về khả năng sinh lời của ngân hàng và là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định cấu trúc, danh mục cho vay của ngân hàng, đặc biệt về quy mô về vốn chủ sở hữu của ngân hàng vì đay chính là cơ sở để xác định mức cho vay tối đa đối với một khách hàng. Vốn chủ sở hữu: là nhứng giá trị tiền tệ mà ngân hàng tạo lập được, thuộc sở hữu của ngân hàng. Tuy chiếm tỉ trọng nhỏ trong nguồn vốn, song nó đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Bản thân nó chính là "tấm đệm" an toàn phòng chóng rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, đồng thời thể hiện uy tín, hình ảnh của ngân hàng, đem lại sự tin tưởng cho khách hàng. Để có thể mở rộng CVTD thì một trong những chiến lược không kém phần quan trọng đó là xây dựng mạng lưới chi nhánh rộng khắp, đồng thời trang bị cơ sở vật chất hiện đại, để làm được điều đó thì ngân hàng phải có nguồn vốn chủ sở hữu lớn vì ngân hàng chỉ được phép mua sắm, xây dựng cơ bản trong phạm vi được xác định dựa trên vốn chử sở hữu. Bên cạnh đó nếu vốn chủ sở hữu thì ngân hàng có thể cho vay nhiều hơn. Như vậy, quy mô và sự tăng trưởng vốn thự có sẽ ảnh hưởng đén việc mở rộng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Chất lượng cho vay và tính đa dạng của các loại hình sản phẩm CVTD: Chất lượng là vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa then chốt đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, đặc biệt lad đối với các tổ chức tín dụng. Các khoản cho vay có chất lượng khi vốn vay được khách hàng sử dụng hiệu quả, đúng mục dích, tạo ra số tiền lớn hơn, thông qua đó ngân hàng thu được nợ gốc và lãi, bù đắp được chi phí và thu được lợi nhuận. Nếu các ngận hàng không chú ý nâng cao chất lượng tín dụng, phòng ngừa và hạn chế rủi ro thì hiệu quả cho vay thấp, nợ quá hạn gia tăng, thu lãi không đạt theo kế hoạch dẫn đến nợ đọng ngày càng cao, nguy cơ mất vốn lớn, ảnh hưởng tới kêt quả kinh doanh, làm mât uy tín hình ảnh của ngân hàng và thậm chí có thể dẫn đến phá sản.Nhận thức được điều này sẽ giúp cho ngân hàng quản lý tốt các khoản vay qua đó làm động lực thúc đẩy quá trình mở rộng CVTD. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng và quan trọng hơn là lôi kéo được khách hàng đến với ngân hàng mình, cũng như tăng quy mô về số lượng khách hàng thì bản thân ngân hàng phải không ngừng đa dạng hóa dịch vụ sản phẩm CVTD của mình. Tăng cường phát triển sản phẩm dịch vụ đạt về cả chất lượng cũng như tính tiện ích của nó nhằm củng cố mở rộng thị phần, duy trì khả năng cạnh tranh cho chính ngân hàng. Quy trình thủ tục cấp tín dụng cho khách hàng: Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc và quy trình của ngân hàng trong tín dụng, bao gồm nội dung và trình tư các bước cần thiết khi cấp tín dụng cho khách hàng nhằm kinh doanh tín dụng an toàn và hiệu quả. Một quy trình thủ tục nhanh gọn, đơn giản sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, trên cơ sở đó ngân hàng co thể mở rộng tín dụng. Nhằm mụ đích thu hút được nhiều khách hàng hơn không chỉ đối với CVTD nói riêng mà còn nhiều loại hình tín dụng khác thì đòi hỏi ngân hàng cần phải quan tâm chú trọng nhiều đến quy trình thủ tục một cách hợp lý và hiêu quả. Điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật công nghệ của ngân hàng: Ngân hàng là một trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh tế , có chức năng huy động tiền gửi cho vay. Như vậy,có thể đối tượng kinh doanh của ngân hàng chính là tiền tệ. Do đó để tồn tại và phát triển được thì ngân hàng phải tạo cho mình một hình ảnh, một thương hiệu riêng trong lòng khách hàng. Có như thế khách hàng mới có thể yên tâm gửi tài sản của mình vào ngân hàng, cũng như là hài lòng với các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Để đạt được điều đó thì các ngân hàng phải có cơ sở vật chất khang trang , mạng lưới chi nhánh rộng khắp. Các trang thiết bị máy móc hiện đại đẻ có thể xử lý nghiệp vụ một cách nhanh chóng, giúp ích cho khách hàng tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Nhất trong xu thế hiện nay thì công nghệ thông tin ngay càng có vị trí quan trọng đối với ngành ngân hàng, nó là động lực phát triển mở rộng các sản phẩm dịch vụ và nâng cao sức cạnh tranh cho NHTM trong thời buổi hội nhập. Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên: Trong hoạt động ngân hàng, yếu tố trình độ năng lực của cán bộ công nhân viên (CBCNV) ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định tới mọi hoạt động của ngân hàng, vì bản thân hoạt động ngân hàng là hoạt động dịch vụ. Điều này được chứng minh trong cơ cấu chi phí hoạt động của ngân hàng, đó là ngoài chi phí trả lãi tiền gửi thì chi phí đẻ trả lương cho CBCNV bao giờ cũng chiếm tỉ trọng cao trong tổng chi phí. Văn hóa công sở chính là nét đẹp mà sẽ gây ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng và đây cũng là một trong những điều kiện quan trọng quyết định tới việc khách hàng có lựa chon ngân hàng này hay không. Đội ngũ nhân viên cho vay tiêu dùng có ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng và viêc mở rộng CVTD, vì họ là người trực tiếp tiếp xúc vơi khách hàng, và là người quyết định tới chất lượng các khoản cấp tín dụng cũng như thục thi cho vay một cách tích cực nhât. Do đó bản thân họ là người nắm rất vững nghiệp vụ của mình để có thể phân tích đánh giá khách hàng cung như mục đích vay vốn một cách chính xác, mặt khác họ phải hêt sức nhạy bén và khéo léo khi xử lý các tình huống nghiệp vụ phát sinh.Ngoài ra cần có những kĩ năng, văn hóa giao tiếp tốt vì đó là ấn tượng đầu tiên của khách hàng đối với ngân hàng. Như vậy có nghĩa là nếu một ngân hàng sở hữu trong tay một đội ngũ CBCNV giỏi về trình độ năng lực chuyên môn và lại có cung cách phục vụ khách hàng hết sức thân thiện thì sẽ thu hút được khách hàng đến với ngân hàng nhiều rất nhiều, từ đó đẩy mạnh việc mở rộng phát triểnCVTD. 1.3. KINH NGHIỆM VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG VÀ BÀI HỌC CHO NHTM VIỆT NAM. 1.3.1 Kinh nghiệm cho vay tiêu dùng: 1.3.1.1 Kinh nghiệm thực tế cho vay tiêu dùng tại Mỹ: Thị trường cho vay tiêu dùng ở Mỹ được xem là phát triển sôi động vào hàng bậc nhất thế giới. Theo các nghiêm cứu cho thấy CVTD là một trong nghững khoản mục mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho các ngân hàng Mỹ. Tuy nhiên việc đánh giá các khoản CVTD này không hề đơn giản …Thực tế đã chứng minh rằng rủi ro không được thanh toán với các khoản CVTD lớn gấp nhiều lần so với các khoản cho vay sản xuất khác. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ năm 2007-2008 và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường tài chính các nước._. trên thế giới. Mà tất cả từ thị trường cho vay tín dụng dưới chuẩn (Subrime), hay còn gọi là tín dụng thế chấp rủi ro cao tại Mỹ và là một mảng thuộc về CVTD. Các ngân hàng đã cấp tín dụng ồ ạt để mua bất động sản (BĐS) cho các gia đình có thu nhập thấp và khả năng trả nợ không cao, dựa trên giá trị tài sản mà ngôi nhà định mua. Giá BĐS tăng, hệ thống tín dụng này phát triển càng mạnh. Nhưng tới khi giá BĐS của Mỹ bắt đầu giảm vào năm 2007, tác động ngược của cơ chế này bắt đàu xuất hiện. Các hộ gia đình không còn khả năng trả nợ từ đó khiến các ngân hàng cho vay sụp đổ. Khủng hoảng bắt đầu lan truyền trong toàn bộ hệ thống tài chính do nghiệp vụ trái phiếu hóa giấy nợ (Tritisation), một hình thức bắt đầu xuất hiện từ thập kỉ 1970 dựa trên việ biến các khoản nợ vay ngân hàng thành trái phiếu. Nói cách khác, khủng hoảng diễn ra do hậu quả của những hoạt động thái quá trên thị trường tín dụng Mỹ nói chung và thị trường CVTD nói riềng. “Tín dụng giống như một loại Doping kích thích tăng trưởng của Mỹ. Nhưng họ đã dùng quá liều, nước Mỹ ngày nay đang cần được điều trị để giải độc” (theo lời nhà khinh tế học Joseph Stiglitz) Hậu quả từ cuộc khủng hoảng để lại là rất nghiêm trọng, làm cho nền kinh tế mỹ rơi vào tình trang suy thoái. Và cụ thể đối với lĩnh vực CVTD thì theo Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), cho vay tiêu dùng trong tháng 11/2008 đã tụt 7,9 tỷ USD giảm xuống còn 2,57 nghìn tỷ USD với tỉ lệ giảm là 3,7% mức cao nhất từ tháng 1/1998, và cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1992, vay tiêu dùng có tháng giảm liên tiếp. Các khoản cho vay vòng như vay tiền trong thẻ tín dụng giảm 2,8 tỷ USD, còn vay không quay vòng như cho vay tiền mua ô tô giảm 5,2 tỷ USD. Số nợ bị quá hạn thanh toán trong số 8 loại hình vay tiền bao gồm cho vay ô tô và cho vay cá nhân tăng 8% so với quý 3 năm 2008, mức cao nhất trong vòng 29 năm trở lại đây. Bên cạnh đó các công ty thẻ tín dụng đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ và phải viện đến cứu trợ của chính phủ, còn nhiều ngân hàng và công ty tài chính lâu đời có hơn 150 năm tuổi như Lehman Brothers cũng đã tan thành mây khói chỉ sau có mấy tuần lễ. Tuy nhiên vào cuối tháng 11/2008 thì đã bắt đầu có những chuyển hướng mới trong chính sách vực giậy thị trường tài chính của chính phụ Mỹ. Thay vì mua lại các khoản nợ xấu, chính phủ Mỹ đã hướng nguồn vốn đến việc tài trợ các khoản cho vay tiêu dùng, mua sắm, hỗ trợ sinh viên... Ngày 25/11/2008, Bộ tài chính Mỹ tuyên bố tiếp tục đưa ra các chương trình mới để khôi phục thị trường tài chính tiêu dùng dưới dạng các khoản vay trọn gói mới, thúc đẩy cho vay mua ô tô và giảm chi phí nợ thẻ tín dụng. Vào đầu năm 2009 FED đã thực hiện một kế hoạch cho vay mới lên tới 200 tỷ USD để làm tăng trưởng tín dụng. Và cũng lần đầu tiên cục dự trữ liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất về gần 0% vào cuối năm 2008 để chống đỡ với suy thoái kinh tế. 1.3.1.2 . Kinh nghiệm từ các công ty tài chính và ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam Sau khi Việt Nam chính thức mở cửa đón ngân hàng 100% vốn nước ngoài từ tháng 4/2007, đã có hàng loạt tổ chức tín dụng quốc tế công khai mở rộng tầm ảnh hưởng lên thị trường cho vay tiêu dùng, bán lẻ. Ở nước ta hiện nay, HSBC, ANZ và Standard Chatered vẫn đang là những cái tên đáng chú ý nhất. Họ có mặt tại Việt Nam từ lâu, hiểu rõ những khó khăn và cả thuận lợi khi buộc phải bước vào cuộc cạnh tranh với các đàn em đã quá quen với cơ chế độc quyền, hoặc bắt tay để độc quyền trên thị trường. Họ đã kiếm được nguồn lợi nhuận không nhỏ từ vô số các dịch vụ khác nhau, và tới giờ họ hướng đến mục tiêu không cần giấu giếm là: bán lẻ! Nhưng ấn tượng và có phần gây sốc nhất là phải kể đến việc tập đoàn tài chính Société Générale (Pháp) thâm nhập vào Việt Nam vào quý III năm 2007 và thành lập công ty con với tên gọi là công ty tài chính Société Générale Viet Finance (SGVF) và ngay lập tức đã ra mắt các địa điểm đầu tiên để CVTD tại thị trường Việt Nam công ty cung cấp các sản phẩm ở 3 lĩnh vực chính gồm cung cấp tín dụng tại các điểm bán hàng (Point of Sale), tức là cho vay gắn liền với các việc bán hàng hóa và dịch vụ tới người tiêu dùng; cho vay mua ô tô và xe máy; cấp hạn mức tín dụng cho vay quay vòng tới các cá nhân mà không cần thiết phải gắn liền với việc sử dụng một thẻ tín dụng. Nếu như các ngân hàng nội vẫn e dè sự rủi ro và khả năng khống chế nợ ngay trên sân nhà thì qua các ngân hàng trong nước sửng sốt: thủ tục vay chỉ trong vòng 10 phút, không cần bất cứ khoản thế chấp nào sau khi đã trình chứng minh thư và hộ khẩu. Ngân hàng HSBC đã trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên có sản phẩm cho vay tiêu dùng tài trợ mua nhà, mua xe trả góp... dành cho khách hàng cá nhân. Khách hàng có thu nhập từ 3 triệu.đ/ tháng trở lên đều có thể đến HSBC để vay vốn với số tiền được vay gấp 10 lần mức thu nhập. Cũng vào năm 2007 ngân hàng HSBC đã khiến nhiều ngân hàng nội lắc đầu chào thua với sản phẩm cho vay tín chấp lên đến 200 triệu đồng. Điểm được các chuyên gia phân tích đánh giá cao nhất của sản phẩm này lại là dịch vụ. Nhanh gọn, dễ dàng và giúp khách hàng thoải mái nhất có thể. Ngày 26/07/2007 Standard Chartered (SC) tại Việt Nam, đã chính thức khai trương dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở TP. Hồ Chí Minh. SC cam kết sẽ mang dịch vụ bán lẻ chất lượng quốc tế đến người tiêu dùng Việt Nam, dịch vụ bán lẻ của SC được kết hợp sự am tường sâu sắc về thị trường trong nước với kinh nghiệm và hiểu biết toàn cầu, SC tin rằng sẽ cung cấp những dịch vụ bán lẻ phù hợp với nhu cầu tài chính của người Việt Nam. Trong giai đoạn đầu, SC đã cung cấp sản phẩm dịch vụ như: quản lý tài sản; ngân hàng dao dịch cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân... 6 tháng sau đó, SC cung cấp sản phẩm và dịch vụ CVTD gồm thế chấp, tín dụng, thẻ tín dụng. Để thực hiện được điều đó thì đến cuối năm 2008 số lượng nhân viên của SC đã tăng lên 150 người chứ không phải là 41 người như trước đây nữa, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam. Kế hoạch cho đến năm 2010 của SC là dự kiến mở thêm 30 chi nhánh, đồng thời đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên đủ mạnh để phát triển thành ngân hàng bán lẻ nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam. 1.3.2 Bài học cho NHTM Việt Nam Có thể thấy, các ngân hàng hiện nay triển khai CVTD khá rầm rộ, mở ra một kênh tín dụng mới và góp phần thực hiện chủ trương kích cầu tiêu dùng của chính phủ. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả vốn vay và hạn chế rủi ro thì đó là điều không đơn giản chút nào. Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn CVTD của các ngân hàng trong và ngoài nước ta có thể rút ra bài học cho Việt Nam trong việc mở rộng CVTD. Thứ nhất, các ngân hàng nên đưa ra một chiến lược mở rộng CVTD riêng có của mình, thông qua việc ban hành các chính sách tín dụng hợp lý và linh hoạt; và những định hướng, mục tiêu cần đạt được và cách thức cần thực hiện nó như thế nào. Thứ hai, do CVTD ra đời và phát triển sôi động nhất là bất nguồn từ các nước phát triển. Vì thế, các nước này am hiểu quá rõ về CVTD. Để mở rộng CVTD một cách hiệu quả thì các NHTM Việt Nam cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về các sản phẩm CVTD ở những nước có nền tài chính ngân hàng phát triển, từ đó đưa ra những loại hình CVTD phù hợp với những đặc điểm, nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam Thứ ba, các ngân hàng nên thông thoáng hơn trong việc đưa ra các điều kiện cho vay đối với khách hàng, tạo điều kiện để ngày càng nhiều khách hàng có thể tiếp cận với sản phẩm CVTD của ngân hàng. “Thông thoáng” ở đây có nghĩa là phải đảm bảo quyền lợi của hai bên: khách hàng có nhu cầu vay thì được đáp ứng còn ngân hàng phải đảm bảo kinh doanh an toàn hiệu quả. Thứ tư, ngân hàng phải có một cơ chế kiểm soát chặt chẽ thu nhập của khách hàng và nắm được chuyện thay đổi công ăn việc làm hay chỗ ở của người đi vay để quản lý khoản vay một cách hiệu quả, tránh tình trạng bị xù nợ, hoặc nợ có nguy cơ mất vốn tăng cao. Thứ năm, công nghệ hiện đại đã góp phần tạo nên sự thuận tiện, nhanh chóng và sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của ngân hàng, với công nghệ hiện đại có thể giúp ngân hàng có thể thẩm định khách hàng một cách chính xác và nhanh nhất có thể, giúp rút ngắn thời gian quy trình của việc cấp một khoản vay, từ đó tiết kiệm được chi phí, quản lý khách hàng tốt hơn và tăng số lượng giải quyết các khoản vay, tạo điểu kiện cho việc mở rộng CVTD. Thứ sáu, như đã biết CVTD mang lại lợi nhuận rất lớn nhưng rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng và cũng không kém. Đặc biệt đối với những khoản vay mà tài sản đảm bảo chính là tài sản hình thành từ vốn vay – những tài sản có biến động mạnh, ví như thị trường bất động sản, đay là thị trường “sớm nắng chiều mưa”, các ngân hàng cần phải cẩn trọng trong các khoản vay này, và cũng nên tìm hiểu nghiên cứu sự biến động của các thị trường của các tài sản làm đảm bảo cũng như điều kiện cho vay phải được lựa chọn kỹ càng. Thứ bảy, việc tính toán lãi suất cho vay cũng phải được cân nhấc kỹ lưỡng để đưa ra được một cấu trúc lãi suất cạnh tranh nhất, nhưng vẫn đảm bảo mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Thứ tám, các ngân hàng nên đầu tư để xây dựng mở rộng mạng lưới các chi nhánh để có thể thu hút được nhiều khách hàng cũng như tăng dư nợ CVTD. Thứ chín, các Ngân hàng Việt Nam cần phải coi trọng việc tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng làm việc cao để có thể đáp ứng được những nhu cầu của công việc cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Kết luận chương I Kết thúc chưng I giúp chúng ta hiểu được phần nào những lý luận cơ bản về CVTD và mở rộng CVTD. Qua đó có thể khẳng định được vai trò rất quan trọng của đời sống con người cũng như các thành phần kinh tế khác. Hệ thống lý luận về CVTD của các nhà kinh tế học hiện đại gần đây đã chỉ rõ sự tồn tại tất yếu của nó trong nền kinh tế thị trường. Những nghiên cứu cơ bản về CVTD và kinh nghiệm của các ngân hàng trong và ngoài nước, sẽ góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận và làm cơ sở trong việc đưa các giải pháp mở rộng CVTD tại chi nhánh NHNo&PTNT – Hà Thành. Tuy nhiên để có cái nhìn thực tiễn hơn về hoạt động CVTD ở Việt Nam thì việc tìm hiểu thực hiện, triển khai hình thức tín dụng này hiện nay như thế nào và cụ thể hơn là trong một ngân hàng xác định trong khoảng thời gian qua là một việc nên làm. Đó cũng là nội dung chủ yếu được đề cập trong chương II: “Thực trạng CVTD tại chi nhánh NHNo&PTNT – Hà Thành”. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CVTD TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT - HÀ THÀNH. 2.1. MỘT SỐ NÉT GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT - HÀ THÀNH 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của chi nhánh: Tên gọi: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Thành. Tên viết tắt: Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành. Là chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Địa chỉ:Số nhà 236-Phố Lê Thanh Nghị-Quận Hai Bà Trưng-TP Hà Nội. Trước đây Chi nhánh có tên gọi là Chi nhánh NHNo &PTNT Chợ Mơ,là chi nhánh cấp II trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long.Chi nhánh Chợ Mơ bắt đầu đi vào hoạt động vào ngày 12 tháng 3 năm 2001.Điạ chỉ số nhà 486-Phố Bạch Mai-Quận Hai Bà Trưng-TP Hà Nội.Ban đầu Chi nhánh Chợ Mơ gồm một phòng giao dịch mang tên phòng giao dịch Kim Đồng.Ngày 12/01/2004 Chi nhánh Chợ Mơ mở thêm phòng giao dịch Trương Định theo quyết định số 31/QĐ-TCCB &ĐT của Giám Đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long,trụ sở làm việc tại số 484-Phố Trương Định-Quận Hai Bà Trưng-TP Hà Nội. Theo quyết định số 1292/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 29/11/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Chợ Mơ được điều chỉnh thành chi nhánh cấp I mang tên Chi Nhánh NHNo&PTNT Hà Thành về phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, đồng thời chuyển địa điểm về số nhà 236-Phố Lê Thanh Nghị-Quận Hai Bà Trưng-TP Hà Nội. Khi được nâng cấp và chuyển địa điểm thì Chi nhánh đã mở rộng và có thêm rất nhiều các phòng chức năng và phòng giao dịch. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT–Hà Thành. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHNo&PTNT-Hà Thành: Ban giám đốc Phòng KH&KD Phòng kế toán và ngân quỹ Phòng hành chính, tổ chức Phòng Marketing Phòng kiểm soát nội bộ Phòng GD Trương Định Phòng GD Lê Đại Hành Phòng GD Kim Liên Phòng GD Chợ Mơ Phòng GD Kim Đồng Trong đó: Phòng KH&KD: Phòng kế hoạch và kinh doanh Phòng KT&NQ: Phòng kế toán và ngân quỹ Phòng GD : Phòng giao dịch Phạm vi hoạt động của chi nhánh: Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức và cá nhân. Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong và ngoài nước. Vay vốn ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác. Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân. Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu,giấy tờ có giá. Thực hiện thanh toán giữa các khách hàng. Thực hiện kinh doanh ngoại tệ. Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức. Công tác tổ chức cán bộ và mạng lưới hoạt động: Tính đến ngày 31/12/2009 số cán bộ nhân viên là 91 người,trong đó có: Trên đại học: 6 Trình độ đại học: 68 Trình độ trung cấp: 6 Trình độ sơ cấp :08 Lái xe : 03 Theo chức vụ : -Ban giám đốc là 3 người . -Giám Đốc, PGD phòng giao dịch là 5 người. -Tín Dụng và thanh toán quốc tế 24 người. -Kế toán ngân quỹ là 37 người. -Kiểm tra kiểm toán là 3 người -Dịch vụ -Marketing là 6 người -Hành chính nhân sự là 13 người Theo địa điểm: -Tại hội sở của Chi nhánh là 59 cán bộ - Tại phòng giao dịch Lê Đại Hành là 6 cán bộ -Tại phòng giao dịch Trương Định là 6 cán bộ -Tại phòng giao dịch Kim Đồng là 7 cán bộ -Tại phòng giao dịch Chợ Mơ là 7 cán bộ -Tại phòng giao dịch Kim Liên là 6 cán bộ 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÍN DỤNG. 2.2.1. Hoạt động huy động vốn. Trong sự vân hành của nền kinh tế thị trường, ngân hàng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc điều hòa cung cấp vốn cho nền kinh tế. Đặc trưng kinh doanh tín dụng của ngân hàng là kinh doanh chủ yếu dựa vào tiền của người khác, kinh doanh qua tay người khác. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng vốn của ngân hàng quyết định mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng. Bên cạnh đó vốn còn lại là chìa khóa, là yếu tố hàng đầu của mọi phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng nói trên của nguồn vốn, chi nhánh NHNo&PTNT - HÀ THÀNH luôn coi trọng công tác huy động vốn nhằm đảm bảo quy mô nguồn vốn luôn tăng trưởng theo kế hoạch đã định cũng như đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh diễn ra một cách hiệu quả nhất. Để thấy tổng quan về tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNN-HÀ THÀNH ta có bảng số liệu 1 Bảng 1. Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Tổng NVHĐ 552.201 2.322.012 2.404.443 Nội tệ 479.180 2.054.012 1.410.907 Ngoại tệ 73.021 268.000 993.536 Tốc độ tăng trưởng 62,4% 320,6% 4% ( Nguồn từ báo cáo thường niên của chi nhánh) Qua bảng tình hình huy động vốn,ta co thể thấy những điểm đáng chú ý sau: Năm 2008 lượng vốn huy động trong 3 năm đều co xu hướng tăng nhưng đặc biệt tốc độ tăng trưởng năm 2008 đạt khá cao cụ thể đạt 2.322.012 triệu đồng tăng1.769.811 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ 320,6%. Sở dĩ có điều này là do chi nhánh đã chuyển từ chi nhánh cấp 2 lên chi nhánh cấp 1 và mở rộng thêm một số các phòng giao dịch mới. Và cho đến năm 2009 thì lượng vốn huy động đã đạt là 2.404.443 và tăng 4% so với năm 2008 (tương ứng 82.431 triệu đồng Xét về cơ cấu vốn huy động theo kì hạn: Bảng 2: Nguồn vốn huy động theo kì hạn gửi Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Theo thời hạn HĐV: + TGKKH + TGCKH 552.201 414.150 138.051 100 75 25 2.322.012 1.857.609 464.403 100 80 20 2.404.443 2.260.176 144.267 100 93 7 ( Nguồn từ báo cáo thường niên của chi nhánh) Ta thấy năm 2007 và năm 2008 tỉ trọng tiền gửi không kì hạn (TGKKH) chiếm tỉ trọng lớn là 75% và 80%. Vào năm 2008 TGKKH đạt mức 1.857.609 triệu đồng tăng hơn so với năm 2007 là 1.443.459 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ 348,5%. Năm 2009 TGKKH vẫn tiêp tục tăng và đạt 2.260.276 triệu đồng và tỉ lệ tăng so với năm 2008 là21.67%. Bên cạnh đó, tiền gửi có kì hạn ( TGCKH) qua các năm có nhữn thay đổi, tuy nhiên vào năm 2009 TGKKH giảm, đây là năm mà TGCKH đạt mức 144.267 triệu đồng với tỉ lệ tăng rất cao khoảng 68,9% so với năm 2008. Năm 2008 thì TGCKH đạt 464.403 triệu đồng tăng hơn so với năm 2007 là 326.352 triệu đồng với tỉ lệ tăng 236%. Ngoài những nguyên nhân chủ quan thì một trong những nguyên nhân khách quan làm tăng mạnh lượng vốn huy động là do vào cuối năm 2007 và 9 tháng đầu năm 2008 tình trạng lạm phát cao, khiến cho NHNN phải sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để điều tiết nền kinh tế theo chiều hướng tốt nhất và do đó đẩy các ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản, buộc các ngân hàng phải cạnh tranh về lãi suất huy động vốn và có thời điểm lãi suất huy động lên tới mức 20% và vì thế cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho lượng vốn huy động tăng lên. Xét về cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng. Bảng 3: Nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng. Đơn vị:triệu đồng. Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Theo thành phần kinh tê: + TG TCK&TD khác + TG dân cư 480.189 72.012 87 13 2.214.111 197.901 91,5 8,5 1.910.579 493.864 80 20 ( Nguồn từ báo cáo thường niên của chi nhánh) Trong giai đoạn 2007 – 2009 tỉ trọng vốn huy động từ các tổ chức khác và tín dụng khác (TCK&TD khác) đều chiếm phần lớn trong cơ cấu huy động vốn của chi nhánh. Cụ thể năm 2008 vốn huy động của TCK&TD khác là 2.214.111 triệu đồng chiếm tỉ trọng 91% trong tổng vốn huy động và tăng 1.733.922 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng tỉ lệ tăng là 361 %. Và cho tới năm 2009 số vốn huy động này đạt 1.910.579 triệu đồng giảm 303.532 triệu đồng tức tỉ lệ giảm là 13,8%. Tuy nhiên không vì thế mà chi nhánh không chú trọng vào nguồn vốn huy động từ dân cư, mà trái lại nguồn vốn này ngày càng tăng theo các năm. Đáng chú ý nhất là năm 2009, vốn huy động từ dân cư là 493.684 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 295.963 triệu đồng tức tỉ lệ tăng 150%, điều này chứng tỏ ngân hàng đã có những chiến lược tiếp cận nguồn vốn này rất hiệu quả vì lượng tiền nhàn rỗi chủ yếu nằm ở đối tượng khách hàng này. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế sẽ giúp ngân hàng thuận lợi trong công tác quản lí vốn vì đây là nguồn vốn lớn,chi phí quản lí đối với loại vốn này thường thấp hơn nhiều so với các vốn khác,nhưng các doanh nghiệp gửi vốn chủ yếu là để giao dịch vì vậy nguồn vốn này có tính ổn định không cao.Ngoài nguồn vốn từ doanh nghiệp ,ngân hàng cũng cần gia tăng nguồn vốn đối với dân cư,để thu hút thêm nhiều khách hàng là dân cư và tạo sự cân bằng cần thiết cho nguồn vốn. 2.2.2. Hoạt động cho vay. Đối với kinh doanh ngân hàng, nếu nguồn vốn là điều kiện tiên quyết thi hoạt đông sử dụng vốn cũng đóng vai trũ hết sức quan trọng, nó quyết định sự sống còncủa mỗi ngân hàng. Kênh sử dụng vốn chính của ngân hàng chính là hoạt động cho vay, vì đây là hoạt động mang lại doanh thu lớn nhất chiếm khoảng 70% tổng doanh thu của các ngân hàng.Trong ba năm gần đây,do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động xấu đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.Đối với chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành thì hoạt động tín dụng vẫn có tốc độ tăng trởng so với năm trước nhng nó đã giảm dần trong việc đem lại nguồn thu cho ngân hàng.Sở dĩ như vậy vì nền kinh tế khó khăn sức vay giảm sút và để ngân hàng hạn chế rủi ro,giảm thiểu các khoản vay khó trả và do chi nhánh mới thành lập nên thị trường và thị phần còn hạn chế. Là một chi nhánh thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh Hà Thành thực hiện hoạt động tín dụng nhằm phát triển nông nghiệp và nông thôn, hỗ trợ nhu cầu phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng của nhà nông, các chi phí dịch vụ sản xuất nông nghiệp… Ngoài ra, chi nhánh cũng thực hiện các khoản cho vay, tài trợ theo dự án, phương án đối với doanh nghiệp, hộ sản xuất nhỏ và cho vay dân cư ( cho vay tiêu dùng ). Hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng chủ yếu là hoạt động cho vay còn có các hoạt động khác như chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, cho thuê…chiếm một phần rất nhỏ. Trước hết, ta xem quy mô tín dùng của chi nhánh trong những năm gần đây. Bảng 4: Hoạt động tín dụng của chi nhánh những năm gần đây. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Doanh số cho vay: Số tiền So với năm trước 536.048 -5,3% 736.212 +37,34% 1.290.724 +75,32% Doanh số thu nợ: Số tiền So với năm trước 608.986 +30,38% 550.113 -9,66% 958.475 +74,23% Tổng dư nợ: Số tiền So với năm trước 225.244 -24,52% 423.021 +87,80% 758.240 +79,24% Nợ quá hạn -Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 248 0,11% 888 0,21% 17.439 2,3% ( Nguồn từ báo cáo thường niên của chi nhánh) Qua bảng ta thấy tổng dư nợ và doanh số cho vay năm 2009 đã tăng lên so với năm 2008 cho thấy nỗ lực của ngân hàng trong việc tích cực hoạt động,mở rộng khách hàng.Tổng dư nợ năm 2009 tăng lên 79,24 % so với năm trớc là con số đáng mừng nhưng so với qui mô hiện nay của ngân hàng thì đó chưa phải là con số cân xứng.Vì vậy,chi nhánh cần có các biện pháp hợp lí để khắc phục. Doanh số cho vay tăng trong khi doanh số thu nợ lại giảm so với năm 2007 cho thấy công tác thu hồi vốn của ngân hàng còn chưa tốt.Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ cũng tăng so với năm trước phản ánh chất lợng tín dụng đang có xu hướng giảm xút.Nguyên nhân chủ yếu là do gia tăng nợ quá hạn trong hoạt động cho vay tiêu dùng.Vậy chi nhánh cần nâng cao hơn nữa công tác thẩm định cũng như công tác thu hồi vốn hiệu quả hơn,nhất là đối với hoạt động cho vay tiêu dùng để tránh đem đến rủi ro cho ngân hàng. Về cơ cấu tín dụng xét theo thời hạn cho vay vẫn chủ yếu là cho vay ngắn hạn,chiếm trên 65% các khoản cho vay. Cho vay trung và dài hạn chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của ngân hàng. Bảng 5. Cơ cấu tín dụng của chi nhánh theo thời hạn. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Dư nợ ngắn hạn: Số tiền Tỷ trọng 181.225 80,5% 332.624 78,63% 501.991 66,2% Dư nợ trung hạn: Số tiền Tỷ trọng 39.629 17,6% 78.252 18,5% 249.956 33% Dư nợ dài hạn: Số tiền Tỷ trọng 4.390 1,9% 12.145 2,8% 7.220 0.95% (Nguồn từ báo cáo tổng kết của Chi nhánh Hà Thành) Nhìn vào cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian, thể hiện dư nợ vay ngắn hạn 2008 so với năm 2007 về số tuyệt đối tăng 153.399 triệu đồng ( tăng 84,6% ). Năm 2009 so với năm 2008 số tuyệt đối tăng 169.367 triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng 50,92%. Tuy nhiên điều đáng chú ý là cho vay trung hạn tăng lên rất mạnh qua các năm, điển hình năm 2009 cho vay trung hạn tăng 171.704 triệu đồng ( tỉ lệ tăng 219,42%) so với năm 2008, trong khi đó so với năm 2007 thì năm 2008 cho vay trung hạn tăng 38.623 triệu đồng ( tỉ lệ tăng là 97,46%). Mặt khác, hoạt động cho vay dài hạn năm 2008 so với năm 2007 về số tuyệt đối tăng 7.755 triệu đồng với tỉ lệ tăng tương ứng là 176,65%, nhưng sang năm 2009 thì cho vay dài hạn lại giảm xuống chỉ còn 7.220 triệu đồng (tỉ lệ giảm 40,55%). Mặt khác tỉ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ cho vay tăng lên rõ rệt, năm 2007 mới chỉ chiếm khoảng 19,5% nhưng cho đến năm 2009 thì con số này đã tăng lên đạt khoảng 34% trong tổng dư nợ. Cơ cấu cho vay đã có sự dịch chuyển mạnh sang loại hình cho vay trung và dài hạn, đây là loại hình rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn nhưng lãi suất cho vay lại cao hơn nhiều, chứng tỏ ngân hàng bắt đầu chú trọng hơn trong việc mở rộng cho vay nhưng đi kèm với việc đảm bảo an toàn hiệu quả cho các khoản vay,mặt khác do ngân hàng đang thực hiện phát triển loại hình cho vay tiêu dùng mà chủ yếu là cho vay mua sắm,xây dựng nhà cửa và đây đều là những khoản vay trung và dài hạn là chủ yếu. Hoạt động tín dụng luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro, do vốn chủ sở hữu của ngân hàng so với tổng giá trị tài sản là rất nhỏ nên chỉ cần một tỉ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn đề như giảm giá trị hoặc không thể thu hồi thì có thể đẩy ngân hàng tới nguy cơ phá sản. Vì thế, mặc dự tăng trưởng tín dụng là mục tiêu của ngân hàng nhưng tăng trưởng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng tốt. Nhìn vào số liệu nợ quá hạn trong 3 năm gần đây đều có xu hướng tăng lên. Cụ thể,năm 2008 nợ quá hạn là 888 triệu đồng tăng hơn so với năm 2007 là 640 triệu đồng với tỉ lệ tăng tương ứng là 258%, trong khi đó năm 2009 nợ quá hạn tăng rất mạnh cả về tỉ trọng lẫn số tương đối, tỉ lệ nợ xấu từ mức 0,21% năm 2008 thì tới năm 2009 đó là 2,3% trên tổng dư nợ, về số tương đối tăng 16.551 triệu đồng so với năm 2008 ( tỉ lệ tăng 1863,85%). Những con số trên phản ánh phần nào chất lượng cho vay của ngân hàng giảm, song chưa thể nói lên rằng hoạt động ngân hàng sa sút, yếu kém. Nợ quá hạn có tăng nhưng không tăng nhiều và vẫn nhỏ hơn mức cho phép(dới 3%-nợ quá hạn/tổng dư nợ). Nói chung,hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn tốt và vẫn hoàn thành kế hoạch đặt ra. 2.2.3. Kết quả kinh doanh. Như ta đã biết, mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp nói chung đều là vì lợi nhuận, riêng đối với ngân hàng thì đây không chỉ là điều kiện tiên quyết đến sự phát triển của ngân hàng mà còn là điều kiện cần để có thể được phép tồn tại trong lĩnh vực nhạy cảm này của nền kinh tế.Và đây cũng là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động của một ngân hàng cũng như năng lưc tài chính và uy tín, thương hiệu của ngân hàng. Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh 2007 – 2009 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng thu 65,5 182,1 295 Tổng chi 57,2 160,4 271 Thu nhập thuần 8,3 21,9 24 ( Nguồn: thống kê nguồn vốn qua các năm 2007 - 2009) Ta thấy, thu nhập và chi phí của chi nhánh đều có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt vào năm 2008 tổng thu đạt 182,1 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2007 là 116,6 tỷ đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 178% , trong khi đó chi phí năm 2008 đạt 160,4 tỷ đồng và về số tuyệt đối tăng 103,2 tỷ đồng so với năm 2007 còn số tương đối tăng 180,420%. Và đây cũng là năm mà chỉ nhánh có lợi nhuận lớn là 21,9 tỷ đồng kể từ trước đó, và tăng hơn so với năm 2007 là 13,6 tỷ đồng ( tỷ lệ tăng 163,855) mức tăng này là mức tăng rất lớn vì chi nhánh NHNo&PTNT – Hà Thành bắt đầu lên chi nhánh cấp 1. Năm 2009 tổng thu là 295 tỷ đồng tăng 112,9 tỷ đồng so với năm 2008 ( tương ứng tỷ lệ tăng 61.99% ), trong khi đó chi phi tăng 180,420 tỷ đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 68,953 % so với năm 2008, như vậy trong năm 2009 tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập làm cho lợi nhuận trước thuế tuy có tăng nhưng tăng ít, làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Những con số trên đã nói lên phần nào nỗ lực của ngân hàng trong quá trình phát triển hoàn thiện nghiệp vụ kinh doanh, quy mô hoạt động của chi nhánh đang được mở rộng, sự tín nhiệm của khách hàng càng tăng lên, hứa hẹn tiềm năng phát triển lớn của NHNo&PHNT- Hà Thành trong tương lai. 2.3. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT- HÀ THÀNH. 2.3.1. Thực trạng hoạt động tiêu dùng tại Việt Nam. Theo thống kê của ngân hàng nhà nước (SBV), tăng trưởng tín dụng 10 tháng đầu năm 2009 của hệ thống đã đạt được 33.29%. Chính vì vậy, những ngân hàng thương mại cổ phần có mức tăng trưởng dư nợ tín dụng vượt 30% đang được Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo kiểm soát tính hiệu quả của từng hợp đồng, thậm chí phải “phanh gấp” tốc độ tăng trưởng. Đặc biệt, các ngân hàng được khuyến cáo cảnh giác với những khoản vay tiêu dùng theo lãi suất thỏa thuận. Theo các chuyên gia, sau thông tư hướng dẫn về lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay qua thẻ ra đời đầu năm 2009, cho vay tiêu dùng phát triển khá sôi động. Đây được xem la “cứu cánh” cho các ngân hàng trong điều kiện lãi suất cho vay bị khống chế tối đa 10,5%/năm và lãi suất huy động thì được các nhà băng đẩy lên phổ biến trên 9%/năm, thậm chí có ngân hàng kéo lãi suât trần cho vay, vì thế ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập. Hiện lãi suất tiêu dùng của tổ chức tín dụng phổ biến từ 14-16,5%/năm. Một phần do mức lợi nhuận khá hấp dẫn của loại hình này khiến nhiều tổ chức tín dụng đã sử dụng quá đà. Nhiều ngân hàng chạy đua hút khách hàng bằng các sản phẩm cho vay tiêu dùng với thời hạn dài, hạn mức lớn tập trung khá nhiều vào nhà đất và cho vay mua ô tô hay các loại tài sản xa xỉ khác. Trước đây với hoạt động ngân hàng truyền thống, khách hàng chỉ có thể vay vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ. Khi vay vốn, khách hàng phải trình dự án khả thi, thể hiện đối tượng đầu tư vốn sản xuất kinh doanh cái gì, sản phẩm và khả năng tiêu thụ ra sao, vòng quay vốn và thời hạn thu hồi vốn như thế nào…kèm theo tài sản đảm bảo tiền hoặc vay tín chấp, thì mới có thể vay được vốn. Nhưng hiện nay, trong xu hướng hội nhập quốc tế, các chi nhánh NH nước ngoài, NH liên doanh, NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, Công ty tài chính…đang cạnh tranh mạnh mẽ các sản phẩm cho vay tiêu dùng, thu hút khách hàng cá nhân. Đó là khách hàng vay tiền với mục đích tiêu dùng chứ không phải đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ…Đây là sản phẩm tín dụng xuất hiện từ lâu trên thế giới và hiện nay đang phát triển rất mạnh, nhưng mới phát triển một số năm gần đây tại Việt Nam. Năng động nhất chính là các NHTM cổ phần, liên tục đưa ra các sản phẩm tiện ích như: cho vay siêu tốc, đăng kí vay qua mạng internet, lãi suất cho vay hấp dẫn, kỳ hạn cho vay dài, cho vay tới 100% chi phí du học của học sinh, 80% giá tri ngôi nhà hay ô tô….Đồng thời các NHTM cổ phần chủ động tiếp thị qua nhiều kênh khác nhau, thậm chí phối hợp với công đoàn, với doanh nghiệp tổ chức giới thiệu ngay tại nơi công nhân làm việc, cùng với đại lý ô tô hay chủ dự án nhà ở đi làm thủ tục vay cho khách hàng… Qua thông tin đại chúng ta thấy tình hình cấp cho vay tiêu dùng của hệ thống ngân hàng trong nước đang nở rộ. Ngân hàng Liên Việt tuyên bố sẽ cho vay cá nhân khôn cần tài sản thế chấp hay bao lãnh từ phía công ty của cá nhân đó với khoản vay lên đến 500 triệu đồng trong thời gian ba năm. Lãi suất cho vay tín chấp 12%/năm. Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) sẽ cung cấp khoản tín dụng từ 300-500 triệu đồng cho cá nhân có nhu cầu m._. để quảng bá hình ảnh cũng như giới thiệu hoạt động CVTD tới đông đảo khách hàng. Các sản phẩm tiêu dùng mới chỉ được quảng cáo tới các khách hàng cũ. Các khách hàng mới muốn biết thông tin chi tiết thì đến trực tiếp chi nhánh. Tóm lại, qua việc phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng của chi nhánh NHNo&PTNT-Hà Thành trong 3 năm ta có thể thấy là nghiệp vụ cho vay tiêu dùng còn rất hạn chế. Cho vay tiêu dùng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của thị trường cũng như tiềm năng của chi nhánh. Do đó, chi nhánh cần phải nỗ lực nhiều để đưa ra những giải pháp có tính thực tiễn cao nhằm mục đích mở rộng cho vay tiêu dùng. Từ đó, đưa sản phẩm cho vay tiêu dùng trở thành một trong những sản phẩm chủ đạo trong việc tạo thu nhập của chi nhánh trong tương lai. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT – HÀ THÀNH 3.1. ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA THỊ TRƯỜNG CVTD VIỆT NAM HIỆN NAY. 3.1.1. Thuận lợi. Lĩnh vực CVTD mới chỉ xuất hiện ở nước ta khoảng hơn 10 năm nay và thực sự sôi động trong vòng 3,4 năm trở lại đây. Mà khởi nguồn cũng như triển khai sớm, phát triển rộng lại chính là hệ thống Ngân hàng NN&PTNT. Chính vì sự xuất hiện khá mới mẻ của thị trường này nên sẽ là cơ hội cho các NHTM Việt Nam khai thác và mở rộng lĩnh vực CVTD một cách hiệu quả nhất. Sau khi gia nhập WTO và phát triển kinh tế mạnh mẽ, mức sống được cải thiện đã làm thay đổi xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam. Theo tổng cục thống kê ,thói quen mua sắm hiện đại tăng từ 9% ( năm 2005) lên đến 14% ( năm 2007) và dự kiến năm na tăng lên đến 24%. Trình độ dân trí ngày càng tăng lên, năm 2008 trình độ dân trí của nước ta đứng thứ 78 trong 117 nước và vùng lãnh thổ. 3.1.2 Khó khăn. Do thị trường CVTD mới xuất hiện ở nước ta chính vì thế chưa có một cơ chế, chính sách hay bộ luật cụ thể nào đối với CVTD. Thị trường tài chính ở nước ta chưa phát triển mạnh và còn thiếu bất cập vì thế gây khó khăn không nhỏ trong việc mở rộng CVTD. Gia nhập vào WTO vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức đối với các NHTM Việt Nam, khi mà phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài đầy kinh nghiệm cũng như tiềm lực tài chính lớn. Sức cạnh tranh của hàng hóa nước ta chưa cao cũng như sự đa dạng hàng hóa trong nước là thấp, chính vì thế việc hỗ trợ tiêu dùng qua kênh tín dụng cũng bị hạn chế ít nhiều. Những biến động thất thường của nền kinh tế thế giới nói chung và trong nước ta nói riêng cũng gây khó khăn cho việc kích thích phát triển thị trường CVTD. 3.2. ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG CVTD TẠI CHI NHÁNH 3.2.1. Định hướng chung về hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong năm tới. Thực hiện định hướng, mục tiêu chung của NHNo&PTNT Việt Nam.Trên cơ sở kết quả kinh doanh năm 2009 và định hướng trước mắt của ngân hàng phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế chi nhánh đã đa ra phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ kinh doanh của năm 2010 như sau: + Tiếp tục kiện toàn,hoàn thiện công tác tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh. + Phấn đấu hoàn thành và vượt kế hoạch kinh doanh năm 2010 NHNo&PTNT Việt Nam giao, cụ thể: - Về nguồn vốn: * Theo dõi,nắm bắt thường xuyên những tác động,diễn biến tình hình tài chính thế giới,trong nước để chủ động việc cân đối nguồn vốn. * Tiếp tục thực hiện việc khoán chỉ tiêu huy động vốn đối với nhóm và ngời lao động. * Chú trọng tìm kiếm các nguồn vốn có tính ổn định.Rà soát,cơ cấu lại lãi suất các khoản tiền gửi của các tổ chức theo phương châm vừa giữ được nguồn vốn vừa có lãi suất đầu vào hợp lí. Kế hoạch nguồn vốn năm 2009 đạt ít nhất 2.373 tỷ đồng (bao gồm cả ngoại tệ quy đổi),trong đó tiền gửi dân cư chiếm ít nhất 16%/tổng nguồn. Kế hoạch phấn đấu trên 3000 tỷ. - Dư nợ: * Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn ổn định.Chỉ xem xét cho vay đối với các đơn vị, cá nhân làm ăn có hiệu quả và đáp ứng được các điều kiện tín dụng. * Đầu tư tín dụng có chọn lọc, trọng tâm. Ưu tiên khách hàng truyền thống,hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có đối ứng nguồn vốn, dịch vụ…Chú trọng đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu. * Nâng cao chất lượng tín dụng.Rà soát lại toàn bộ các khoản nợ quá hạn,nợ xấu,nợ xử lý rủi ro và các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro khác để tập trung xử lý.Phân công rõ ngời,rõ việc cho từng cán bộ trong vấn đề xử lý nợ. Phấn đấu tỉ lệ nợ xấu dưới 1%. * Phấn đấu dư nợ năm 2009 đạt và vợt 1364 tỷ(bao gồm cả ngoại tệ quy đổi). * Tăng cường công tác kiểm tra,kiểm soát nội bộ.Phát triển và chấn chỉnh xử lý kịp thời những tồn tại,sai sót phát sinh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. * Làm tốt dịch vụ marketing để quảng bá thơng hiệu,thu hút khách hàng.Khai thác các dịch vụ tiện ích trong hoạt động kinh doanh. 3.2.2. Định hướng mở rộng CVTD tại chi nhánh NHNo&PTNT- HÀ THÀNH. Định hướng mở rộng CVTD của chi nhánh được đề ra phù hợp với những định hướng chung của chi nhánh. Tăng nhanh hơn nữa doanh số CVTD kết hợp với việc nâng cao chất lượng các khoản vay. Mở rộng thị trường khách hàng cá nhân song song với tăng quy mô các món vay. Tăng cường đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng, đào tạo cán bộ về nghiêp vụ cho vay tiêu dùng. Chất lượng tín dụng được nâng cao và tỉ lệ nợ xấu thấp. Đáp ứng được ngày càng nhiều nhu cầu vay chi tiêu từ phía khách hàng. 3.3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT- HÀ THÀNH. 3.3.1. Giải pháp về nguồn vốn. Để có thể mở rộng CVTD thì đòi hỏi trước mắt là ngân hàng phải có nguồn vốn huy động dồi dào và ổn định. Ngân hàng phả giải quyết được 3 vấn đề: tăng vốn tự có, tăng khả năng sinh lời, và tháo gỡ những vấn đề xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, làm sạch bảng cân đối tài sản. Giải pháp cho những vấn đề đó là: Tiếp tục đề án tái cơ cấu NHTM đã được Thủ tướng phê duyệt. Áp dụng công nghệ tiên tiến để khai thác tối đa nguồn vốn trong dân cư và phát triển những hình thức thanh toán không dùng tiền mặt gắn với việc nâng cao tiện ích của từng dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Mở rộng dịch vụ ngân hàng tới mọi tầng lớp dân cư. Xây dựng các định chế quản lý tài sản nợ, quản lý vốn, quản lý rủi ro, hệ thống thông tin quản lý (MIS)… theo đúng thông lệ quốc tế. Nâng cao quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm của ngân hàng; nâng cao khả năng dự báo thị trường để vừa có thể mở rộng cho vay tiêu dùng, vừa có thể đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng. Liên kết hữu hiệu với các ngân hàng trên địa bàn, xây dựng cơ chế hợp tác nhằm giảm những chi phí dịch vụ. Tăng cường huy động vốn liên ngân hàng khi điều kiện thuận lợi. 3.3.2. Xây dựng chính sách kinh doanh cụ thể để cho vay tiêu dùng. Khi ngân hàng đã có định hướng phát triển về CVTD thì cần phải xây dựng một chính sách cụ thể, chính sách này phải sát với thực tế và phù hợp với điêù kiện của chi nhánh. Chi nhánh cần mở rộng hơn nữa đối tượng vay vốn. Ngoài các đối tượng là CBCNV của các doanh nghiệp, công ty… là những người có thu nhập ổn định, chi nhánh cũng nên hướng tới những khách hàng tiềm năng khác như những người hoạt động ở các cơ quan đoàn thể, những người thuộc diện chính sách để không ngừng nâng cao đời sống cho người dân. Đối với hình thức cho vay không có TSĐB thì rủi ro rất cao vì nếu khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng không có TSĐB để xử lý. Để giải quyết khó khăn này, chi nhánh nên xem xét phát triển cho vay qua người đại diện. giải pháp này được đưa ra trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi các bên (Ngân hàng – người đại diện – người vay), cũng như việc phối hợp chặt chẽ giữa các bên trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay, giải ngân thu nợ. Chi nhánh cần đề ra mục tiêu cho mình cũng như dòng sản phẩm CVTD nào sẽ là chủ đạo để có thể tập trung triển khai một cách hiệu quả nhất. 3.3.3. Xây dựng và hoàn thiện danh mục sản phẩm CVTD. Một danh mục sản phẩm dịch vụ phong phú, đa dạng là một danh mục sản phẩm mà ở đó thỏa mãn tối đa mọi nhu cầu của khách hàng. Thực tế tại chi nhánh cho thấy, danh mục sản phẩm về cho vay tiêu dùng còn hạn chế. Chủ yếu là cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay mua nhà, sửa chữa nhà ở. Đất nước ngày càng phát triển, đời sống dân cư càng được cải thiện và nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng. Tại các NHTM khác, đặc biệt là NHTM cổ phần thì danh mục sản phẩm cho vay hết sức đa dạng. Ngoài những sản phẩm đã kể ở trên còn có: cho vay du học, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay mua cổ phần…rất phát triển. Nhưng tại chi nhánh lại chưa có. Điều này gây nên khó khăn cho quá trình cạnh tranh của chi nhánh với thị trường. Do đó, công việc nên bắt đầu ngay đó là xây dựng một danh mục sản phẩm đa dạng và phong phú. Cùng với đó là lợi dụng ưu thế của người đi sau, chi nhánh phải hoàn thiện hơn nưa các sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng của mình. Điển hình là những sản phẩm dịch vụ mà chi nhánh chưa có như: cho vay du học, cho vay đóng học phí…Hơn nữa, việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm về cho vay tiêu dùng sẽ giúp chi nhánh tăng thêm thu nhập từ nguồn thu phí dịch vụ thong qua việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ, dịch vụ hỗ trợ cho vay tiêu dùng như: dịch vụ thanh toán qua thẻ, dịch vụ ngân hàng tại nhà,…đồng thời giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa sản phẩm. 3.3.4. Đa dạng hóa phương thức vay tiêu dùng. Hầu hết các NHTM hiện nay mới chỉ thực hiện phương thức tiêu dùng trực tiếp. Ngoài những ưu điểm thì phương thức này còn nhiều nhược điểm của cho vay tiêu dùng trực tiếp ở phần trên thì việc phát triển cho vay tiêu dùng gián tiếp là rất cần thiết trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng của chi nhánh trong tương lai. Nhu cầu tiêu dùng luôn là rất lớn, do vậy việc mua sắm tại các siêu thị, công ty, đại lý bán hàng sẽ không ngừng tăng lên. Trong khi đó, người tiêu dùng rất e ngại khi đến ngân hàng vay tiền vì tốn kém chi phí, thời gian mà chỉ vay một khoản tiền nhỏ. Chính vì lý do đó mà chi nhánh cần phối hợp, liên kết với các siêu thị công ty, đại lý bán hàng để thiết lập và triển khai phương thức cho vay tiêu dùng gián tiếp. Nó sẽ phát huy được những ưu thế của những phương thức cho vay này cũng như hạn chế được những nhược điểm của cho vay tiêu dùng. Từ đó, tiết kiệm được thời gian, chi phí và nhân lực cho chi nhánh trong việc tìm kiếm và đánh giá khách hàng. Tuy nhiên, chi nhánh phải phối hợp cùng đối tác để tìm ra những khách hàng có khả năng tài chính tốt, hiệu quả cho vay cao. Bên cạnh đó, chi nhánh phải tiếp tục phát triển phương thức cho vay tiêu dùng trực tiếp để phát huy những ưu thế của nó. 3.3.5. Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt. Lĩnh vực CVTD là một thị trường đầy tiềm năng, đặc biệt nó mới chỉ thực sự sôi động ở nước ta trong những năm gần đây vì vậy đây không chỉ là miếng bánh ngon cho riêng các ngân hàng mà còn có cả các định chế tài chính phi ngân hàng, các công ty bán lẻ trong và ngoài nước cũng nhảy vào cạnh tranh với nhau một cách khốc liệt. Do đó, để có thể mở rộng được CVTD thì ngân hàng cần phải có một chính sách lãi suất cho vay với từng bộ phận khách hàng nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định, như đối với những nhóm khách hàng mà ngân hàng cần thu hút thì mức lãi suất áp dụng có thể thấp hơn mức lãi suất chung. Hoặc đối với các sản phẩm tiêu dùng khác nhau thì độ rui ro cũng khác nhau, hoặc cùng một loại sản phẩm CVTD nhưng mức độ rủi ro của khách hàng cũng khác nhau. Vì vậy, cần phải xây dựng mức lãi suất khác nhau đối với từng loại sản phẩm cho vay, cũng như mức lãi suất khác nhau đối với từng đối tượng khách hàng cùng một loại sản phẩm. Bên cạnh đó trong khi khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dich vụ của ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định, với một doanh số nhất định thì mức phí trọng gói của các dịch vụ sẽ được chiết khấu trên cơ sở mức phí của các dịch vụ bán lẻ cộng lại hay lãi suất CVTD ở một số sản phẩm áp dụng với khách hàng đó sẽ thấp hơn mức thực tế mà ngân hàng đã ấn định. 3.3.6. Xây dựng, phát triển khách hàng gắn giữa mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng. 3.3.6.1. Đẩy mạnh công tác Marketing ngân hàng. Marketing trở thành một xu hướng phát triển trong kinh doanh ngân hàng hiện đại và được xem là chìa khóa của sự thành công trong nền kinh tế thị trường. Tại nước ta, cho vay tiêu dùng được xem như là mảnh đất màu mỡ mà chưa được khai phá. Giờ đây, các NHTM đặc biệt là các NHTM cổ phần không ngừng giới thiệu, quảng bá thương hiệu, hình ảnh, uy tín của mình trên các phương tiện thong tin đại chúng, qua các quảng cáo, tuyên truyền, quan hệ công chúng, các hoạt động tài trợ…Và hiệu quả của công tác này là không thể phủ nhận. Người dân hiểu về ngân hàng nhiều hơn, khách hàng tiếp cận với các sản phẩm phù hợp với họ nhanh và tiện lợi hơn…Tuy nhiên, qua thực tế nghiên cứu tại chi nhánh thì hoạt động Marketing chưa được đẩy mạnh. Do đó, thời gian sắp tới chi nhánh cần chú trọng đến việc nghiên cứu thị trường, tiến hành phân loại khách hàng, điều tra nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là tình hình cạnh tranh trên địa bàn. Để làm được như vậy, yêu cầu phải đặt ra là phải đưa được những hoạch định chiến lược Marketing ngân hàng của chi nhánh. Các biện pháp cụ thể đó là: Thành lập bộ phận chuyên trách trong lĩnh vực Marketing để thực hiện những mục tiêu Marketing ngân hàng cần đạt được. Trong đó, chi nhánh cần phải thiết lập bộ phận Marketing tại chi nhánh với các bộ phận chuyên trách có chuyên môn về Marketing; phải có sự phối hợp giữa các bộ phận nghiêp vụ khách hàng để tổ chức các cuộc tiếp xuc, hội thảo quảng bá sản phẩm của chi nhánh. Việc sử dụng nhân viên có kiến thức kỹ năng về thị trường đồng thời tập trung vào đúng chuyên mô chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn so với yêu cầu cán bộ tín dụng vừa làm công tác thẩm định vừa nghiên cứu thị trường. Việc hoàn thiện chính sách giao tiếp với khách hàng sẽ giúp một phần đáng kể vào việc chi nhánh đưa những sản phẩm tốt nhất thõa mãn nhu cầu khách hàng. Thái độ phục vụ tận tình, chu đáo cùng với tác phong nhanh nhẹn, chính xác của nhân viên sẽ tạo nên ấn tượng tôt đẹp đối với khách hàng. Tìm hiểu thị trường, nghiên cứu nhu cầu thị trường và tìm cho chi nhánh một thị trường CVTD mục tiêu. Tăng cường hoạt động khuếch trương giao tiếp, tiến hành giao lưu với các đơn vị hành chinh sự nghiệp nhằm giới thiệu hoạt động CVTD. Tăng cường tham gia các hoạt động chung của ngành ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng cần có các chính sách kênh phân phối áp dụng đối với dịch vụ CVTD tốt nhất hệ thống kênh phân phối truyền thống, với việc mở rộng các chi nhánh và phòng giao dịch có thực hiện CVTD và kết hợp với các kênh phân phối hiện đại khác. Từng bước xây dựng tiếp cúc với khách hàng qua giao dịch điện tử. Cụ thể khách hàng có thể gửi hồ sơ qua Fax , qua internet để cán bộ tín dụng kiểm tra trước, đỡ mất thời gian đi lại của khách hàng. Những khách hàng sử dụng giao dịch này phần lớn là những khách hàng có dân trí cao, là loại hình khách hàng cần được ưu tiên. 3.3.6.2. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng phục vụ cho hoạt động ngân hàng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Cũng như các ngành kinh tế khác, hoat động kinh doanh ngân hàng có sự tham gia đáng kể của công nghệ hiện đại. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng và được ngân hàng sử dụng như một vũ khí trong cạnh tranh. Một ngân hàng có nền tảng cơ sở vật chất tốt, có công nghệ hiện đại, và thường xuyên đượ đổi mới sẽ có ưu thế rõ rệt hơn so với các đối thủ ngân hàng đó sẽ khẳng định được vị thế của mình trên thi trường. Bất kì khách hàng nào đến giao dịch với ngân hàng đều bị gây ấn tượng bởi cách bố trí phòng giao dịch khang trang, cùng với các thiết bị hiện đại tạo sự thoải mái, tự tin. Trong nghiệp vụ tín dụng thì cho vay tiêu dùng là hình thức vay nhỏ trong khi số lượng khách hàng lớn. Do đó, nếu chỉ áp dụng các biện pháp thủ công thì sẽ tốn rất nhiều thời gian, chi phí trong khi lại không phục vụ được khách hàng một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, chi nhánh phải tập trung vào việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đữ vào sử dụng hệ thống quản lý các hồ sơ tín dụng, các phần mềm quản lý thong tin khách hàng, theo dõi quá trình thu nợ và nợ quá hạn, áp dụng hệ thống đồng bộ trong ngân hàng, đảm bảo cập nhật cung cấp xử lý thong tin một cách chính xác và đầy đủ. Đầu tư vào trang thiết bị giúp ngân hàng phục vụ nhu cầu khách hàng nhanh chóng, thuận tiện và đạt hiệu quả cao. Xu thế toàn cầu hóa khiến các công cụ và phương tiện thanh toán hiện đại ngày nay càng phát triển và trở nên thong dụng, thay thế dần các phương thức thanh toán bằng tiền mặt truyền thống. Ngày nay, thị trường thẻ đã được hầu hết các NHTM tham gia và mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Muốn thắng lợi trong cạnh tranh, các ngân hàng phải không ngừng mở rộng thị phần của mình bằng cách đa dạng hóa các loại hình thẻ, nâng cao tính năng sử dụng thẻ. Vì vậy, với nền tảng công nghiệp hiện đại thì ngân hàng có thể phát hành thẻ tín dụng ở nhiều mức khác nhau, phù hợp với thu nhập và điều kiên của từng đối tượng khách hàng. 3.3.6.3. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phong cách phục vụ cũng như tư cách đạo đức cho cán bộ công nhân viên chi nhánh NHNo&PTNT - Hà Thành. Cán bộ tín dụng là những ngườíi trực tiếp tiếp xúc với khách hàng chính vì vậy họ không chỉ là người gây ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng về hình ảnh của ngân hàng mà còn là người hướng dẫn khách hàng sử dụng các sản phẩm của ngân hàng cũng như tìm kiếm lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm đó. Vì thế, ngân hàng phải đào tạo CBNV không chỉ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao mà còn phải am hiểu về Marketing, nghệ thuật giao tiếp, nghệ thuật bán hàng để xử lý các tình huống xảy ra một cách linh hoạt và hiệu quả nhất. Các CBNV cần có phong cách phục vụ, phong cách giao tiếp chuyên nghiệp tận tình, lịch sự niềm nở với khách hàng. Chi nhánh phải chú trọng đến khâu tuyển dụng, sắp xếp nhân sự, sử dụng hợp lý các lực lượng lao động và đặc biệt là chi nhánh cần có những chính sách khen thưởng kịp thời thỏa đáng nhằm kích thích tinh thần nhiệt huyết hăng say làm việc của CBNV. Bên cạnh đó chi nhánh cần phải có cơ chế gắn liền trách nhiệm của CBNV đối với việc tìm kiếm quản lý khách hàng vay để khoản vay có chất lượng tốt hơn. Tăng cường các buổi giao lưu văn nghệ, thể thao, thi chuyên môn nghiệp vụ tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau tạo thành một khối đại đoàn kết cùng phấn đấu vì mục tiêu chung của ngân hàng. 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 3.4.1. Kiến nghị với nhà nước và chính quyền địa phương. Để đẩy mạnh phát triển hoạt động của Ngân hàng thì yêu cầu đầu tiên là môi trường vĩ mô thuân lợi, cơ chế, chính sách của Nhà nước thong thoáng và khoa học. Đặc biệt là trong hoạt động cho vay tiêu dùng bởi nếu hoạt động này phát triển thì Nhà nước cũng là đối tượng nhận được nhận được nhiều lợi ích từ sự phát triển đó. Vì vậy, Nhà nước nên tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động này ngày càng mang lại nhiều lợi ích cho xã hội: Nhà nước cần thực hiện các biện pháp nhằm ổn định môi trường vĩ mô (kinh tế - chính trị - xã hội) thông qua việc thực hiện các biện pháp nhằm ổn định chính trị, xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế hướng đầu tư, tăng cường đầu tư, chuyển đổi cơ cấu kinh tê một cách hợp lý nhằm mục tiêu ổn định thị trường, ổn định gía cả, duy trì tỉ lệ lạm phát ở mức có lợi cho nền kinh tế. Việc Nhà nước tạo ra một môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư, khiến cho khả năng tích lũy và tiêu dùng của dân cư ngày càng tăng lên, thúc đẩy mạnh mẽ tăng cầu về tiêu dùng. Bên cạnh đó, sự ổn định giúp cho các thành phần kinh tế yên tâm sản xuất kinh doanh tạo ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội. Nhà nước cần thực hiện các biện pháp nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP. Chuyển dịch phân bố dân cư theo hướng tăng tỉ lệ dân cư ở thành thị và giảm tỉ lệ này ở nông thôn. Chuyển lao động ở những ngành có năng suất thấp sang những ngành có năng suất cao, giảm tỷ lệ thất nghiệp tăng mức sống dân cư, từ đó tạo ra cầu hàng hóa, dịch vu. Nhà nước cần có văn bản quy định hướng tới các Bộ, Ngành, Tổng công ty, các doanh nghiệp về việc xác nhận cho cán bộ công nhân viên thuộc đơn vị mình vay vốn tín dụng ở các Ngân Hàng Thương Mại. tránh tình trạng gây khó dễ CBCNV hoặc quá dễ dãi để họ xin các xác nhận nhiều lần đi vay ở nhiều nơi, gây rủi ro cho Ngân hàng. Nhà nước cần phối hợp với các ngân hàng trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Ngành ngân hàng đòi hỏi CBCNV có trình độ cao, luôn cập nhật và bổ sung kiến thức cho mình mới có thể theo kịp thời với sự thay đổi của công nghệ. Công nghệ, nghiệp vụ Ngân hàng thường là sự ứng dụng của nước ngoài vào hoạt động, vì vậy Nhà nước cần chú trọng tới việc đầu tư công nghệ cho Ngân hàng thông qua việc cấp Ngân sách Nhà nước cử cán bộ Ngân hàng đi học tập ở nước ngoài. Đồng thời, đầu tư cho giáo dục trong nước thông qua việc đầu tư cho các trường có đào tạo chuyên ngành Ngân hàng, tạo điều kiện nâng cao trình độ của cán bộ Ngân hàng nói chung. Chính quyền và các bộ ngành phải xây dựng vầ tạo lập một hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động tín dụng – luật cho vay tiêu dùng. Điều này tạo điều kiên cho ngân hàng chủ động trong xây dựng chiến lược mở rộng, phát triển cho vay tiêu dùng của mình phù hợp với mcuj đích và tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro. Nhà nước cần chỉnh sửa và co quy định cụ thể về định giá giá trị đất đai để làm căn cứ cho việc định giá tài sản đảm bảo ngân hàng. Đồng thờicos cơ sở pháp lý khi xử lý thu nợ và giả quyết rủi ro, nhằm khắc phục tình trạng lợi dụng, móc ngoặc trong lĩnh vực này. Chính quyền địa phương cần phải quan tâm, phân bố hợp lý giưa các khu vực kinh tế trong thành phố, khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống, có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nhằm tạo công ăn việc làm ổn định và mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Cần có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý các cấp để tạo điều kiện cho ngân hàng có thông tin một cách đầy đủ, chính xác để ra quyết định cho vay hay không, nhằm hạn chế tối đa rủi ro của ngân hàng. 3.4.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước. NHNN là cơ quan đại diện cho Nhà nước trong lĩnh vực Ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các Ngân hàng, vì vậy Ngân hàng Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các họat động của Ngân hàng nói chung va hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. NHNN cần có các văn bản pháp luật về hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và hoạt động của Ngân hàng nói chung. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy sẽ tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển. Cần có những văn bản cụ thể về đối tượng, loại hình cho vay tiêu dùng, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thông thoáng cho hoạt động này. Đối với các văn bản khác thì nên nghiên cứu kỹ tinh hình thị trường để ra những văn bản chính xác và có tuổi đời kéo dài. NHNN cần có sự nỗ lực trong việc phối kết các Bộ, Ngàng co lien quan trong hoạt động cho vay tiêu dùng để cho ra đời những Thông tư lien bộ tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển. NHNN cần phát triển hệ thống thông tin liên Ngân hàng. NHNN nên tăng cường mối quan hệ với các Ngân hàng thương mại và giữa các Ngân hàng thương mại với nhau, thiết lập nên mối quan hệ mật thiết từ đó nắm bắt thông tin hoạt động Ngân hàng cũng như thông tin về khách hàng trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, NHNN nên khuyến khích tất cả các Ngân hàng thương mại tham gia hệ thống nối mạng thông tin lien Ngân hàng, hệ thống cho phép các Ngân hàng có khả năng thanh toán, trao đổi thông tin về hoạt động Ngân hàng cũng như về khách hàng với tất cả các Ngân hàng có tham gia nối mạng. NHNN nên linh hoạt hơn nữa trong việc điều hành và quản lý các công cụ của chính sách tiền tệ như: công cụ lãi suất, công cụ tỷ giá, công cụ dự trữ bắt buộc để hoạt động của các Ngân hàng thay đổi kịp với thi trường. NHNN cần thành lập trung tâm thanh toán lien ngân hàng về thẻ. Khi trung tâm này được thành lập thì nó sẽ hướng người tiêu dùng vào việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Một mặt, sẽ giúp cho NHNN thực hiện được các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Mặt khác, tăng khả năng tạo tiền của các NHTM, đồng thời tạo điều kiện phát triển cho vay tiêu dùng qua thẻ. Tạo ra mối qua hệ lien kết giữa các ngân hàng, là cơ sở để tạo ra sự thống nhất, đồng bộ trong hoạt động về thẻ của các ngân hàng. NHNN nên hỗ trợ, tạo điều kiện cho các NHTM phát triển các hoạt động của mình thông qua các biện pháp như: tăng khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh cho các cuọc hội thảo, những khóa học, những buổi nghe ý kiến của các NHTM về những chính sách mà NHNN đưa ra nhằm phổ biến những chủ trương mới của NHNN tới các NHTM và hoàn thiện những chủ trương này. Cử cán bộ NHNN đi học ở các nước có hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển để học hỏi kinh nghiệm, vận dụng sang tạo vào điều kiện của Việt Nam. 3.4.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT VN. Thứ nhât: NHNo&PTNT VN cần phối hợp chặt chẽ với NHNN tổ chức hiệu quả chương trình thông tin tín dụng, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thông tin, giúp chi nhánh mở rộng cho vay tiêu dùng một cách an toàn và hiệu quả. Thứ hai: NHNo&PTNT VN cần hỗ trợ chi nhánh trong việc lắp đặt các trang thiết bị hiện đại phục vụ qua trình hoạt động, đặc biệt là trợ giúp về kinh tế kỹ thuật trong việc đào tạo và bồi dưỡng một số kỹ năng và kiến thức về thị trường nhà đất, thị trương động sản và bất động sản, kỹ năng phỏng vấn khách hàng để tìm hiểu thông tin và đánh giá thu nhập của khách hàng. Tổ chức các đợt huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách mảng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh. Từ đó, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CBTD để tiếp cận với xu thế hội nhập và tiến trình hiện đại hóa của ngành ngân hàng. Thứ ba: Ngân hàng nên nâng hạn mức tín dụng và thời hạn cho vay của chi nhánh để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Thực tế cho thấy rằng, nhu cầu vay vốn để mua, sửa chữa, xây dựng nhà ở, mua ô tô... tăng mạnh. Nếu vẫn áp dụng mức và thời hạn cho vay tối đa như hiện nay thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, phần nào hạn chế việc thu hút khách hàng trong cho vay tiêu dùng của chi nhánh. Thứ tư: Chi nhánh nên đổi mới hơn nữa hoạt động kinh doanh nhằm không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng. Chi nhánh nên đề nghị với ngân hàng cấp trên trang bị thêm cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để có điều kiện thu thập thông tin, phân tích, kiểm tra và xử lý thông tin được nhanh chóng chính xác. Thứ năm: thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng. Một hình ảnh đẹp mộ cử chỉ nhẹ nhàng, một lời khen đúng lúc, một lá thư cảm ơn, một lẵng hoa sinh nhật doanh nghiệp... là món quà vô giá thể hiện sự tôn trọng khách hàng làm doanh nghiệp và chi nhánh hiểu nhau hơn. Thứ sáu: Chi nhánh nên không ngừng cải tiến đổi mới các sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng. Thứ bảy: Chi nhánh nên xây dựng một hình ảnh đẹp của riêng mình trước công chúng. Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác quảng cáo khuếch trương như tổ chức các hội nghị khách hàng hội thảo khoa học... để thu nhận được các ý kiến khách quan nhằm có một sự nhìn nhận, đánh giá đúng đắn về các hoạt động của chi nhánh cũng như của khách hàng. . KẾT LUẬN Qua những phân tích về cho vay tiêu dùng của NHNN&PTNT Chi Nhánh Hà Thành,đồng thời cũng đưa ra các giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng.Thông qua các số liệu đánh giá từ các năm 2007,2008,2009,có thể thấy Chi Nhánh Hà Thành tuy mới thành lập nhưng đã có những kết quả rất tốt,khắc phục được những khó khăn hiện tại Chi Nhánh đã hoàn thành vuợt mức các chỉ tiêu trên giao.Có thể nhận thấy cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay nhưng đã được chi nhánh quan tâm phát triển.Tuy vậy vẫn còn các nhược điểm mà ngân hàng cần khắc phục là cơ cấu không cân xứng của các khoản vay,chủ yếu là các khoản vay dài hạn do đó chưa phát huy hết hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn,thêm nữa ngân hàng huy động vốn rất nhiều trong khi đó lượng khách hàng vẫn chưa cao. Tuy nhiên dưới sự điều hành của NHNN&PTNT Việt Nam và định hướng của NHNNViệt Nam trong những năm tiếp theo Ngân hàng sẽ có điều chỉnh kịp thời phù hợp với xu thế của thị trường khai thác tối đa nguồn lục hiện có để phát triển bền vững. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập ở chi nhánh,đựơc sự giúp đỡ rất nhiều của các anh, chị trong phòng kế hoạch và kinh doanh, em đã hoàn thành chuyên đề này. Bên cạnh đó, em đã được tiếp cận thực tế làm việc tại chi nhánh và được trang bị những kiến thức thực tế rất bổ ích cho công việc sau này.Em chân thành cảm ơn chi nhánh đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập này! Sinh viên thực tập DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên văn NHNN NHTM CVTD NHNo&PTNT CNCNV BĐS TGKKH TGCKH TCK&TDK TCTD KSTD&HTKD KS&PDTD-ĐB CBTD Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng thương mại Cho vay tiêu dùng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cán bộ công nhân viên Bất động sản Tiền gửi không kì hạn Tiền gửi có ki hạn Tổ chức khác và tín dụng khác Tổ chức tín dụng Kiểm soát tín dụng và hỗ trợ kinh doanh Kiểm soát và phê duyệt-đảm bảo Cán bộ tín dụng DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHNo&PTNT-Hà Thành: 30 Bảng 1. Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm. 33 Bảng 2: Nguồn vốn huy động theo kì hạn gửi 34 Bảng 3: Nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng. 35 Bảng 4: Hoạt động tín dụng của chi nhánh những năm gần đây. 37 Bảng 5. Cơ cấu tín dụng của chi nhánh theo thời hạn. 38 Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh 2007 – 2009 40 Bảng 7: Tỷ trọng giữa dư nợ CVTD và tổng dư nợ. 52 Bảng 8: Cơ cấu dư nợ tiêu dùng theo thời hạn 53 Bảng 9: Tình hình nợ quá hạn CVTD. 54 Bảng 10: Thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng. 55 Bảng 11: Số lượng cán bộ tín dụng. 56 LỜI CAM KẾT Qua thơi gian thực tập tại Chi nhánh em đã hoàn thành chuyên đề "Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHNo& PTNT Chi nhánh Hà Thành" . Em xin cam kết số liệu là hoàn toàn trung thực.Có vấn đề gì xảy ra em xin chịu trách nhiêm. Sinh viên thực tập ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26089.doc
Tài liệu liên quan