Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Eximbank Hà Nội

Mở bài .Hiện nay, với xu thế hội nhập thế giới, nhu cầu vốn nhằm để đầu tư xây dựng và sản xuất kinh doanh đang là một vấn đề rất cấp thiết. Như ta đã biết rằng, hiện nay doanh nghiệp khi cần vốn sẽ có hai cách huy đông: phát hành các giấy tờ có giá và đi vay Ngân hàng. Nhưng với cách phát hành ra các giấy tờ có giá ở nước ta vẫn chưa thực sự phổ biến, chính vì vậy vay ngân hàng vẫn là một hình thức truyền thống của các doanh nghiệp nước ta. Đặc biệt trong những năm gần đây, hoạt động ngân h

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Eximbank Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng tài chính đã được Đảng - Nhà Nước và các tổ chức kinh tế trên thế giới có sự quan tâm rõ rệt, đó chính là sự ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, dự án hiện đại hoá ngân hàng của ngân hàng quốc tế (WB) tài trợ vv… Đó là những điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng, phát triển ngành ngân hàng - tài chính. Song trên thực tế việc cung cấp, đáp ứng nhu cầu về tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng còn nhiều hạn chế, cụ thể đó là hình thức tín dụng chưa phong phú , nguồn vốn còn hạn hẹp, quy mô còn nhỏ, chất lượng tín dụng còn chưa cao… Chính vì vậy quá trình mở rộng cho vay là vấn đề hết sức quan trọng đố với mỗi ngân hàng trong tình hình hiện nay. Bởi cho vay là một dịch vụ mang lại nguồn thu nhập chính cũng như danh tiếng của ngân hàng. Với việc phát triển các hình thức cho vay đã tác động trực tiếp tới các nghành kinh tế, tạo tính ổn định, vững chắc trong vai trò trung gian tài chính. Đặc biệt trong xu hướng hiện nay thì việc đầu tư vay vốn sản xuất kinh doanh đang ngày một lớn do xu thế phát triển của nền kinh tế, chính vì vậy mở rộng cho vay kinh doanh đang là một vấn đề quan tâm đối với ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Eximbank Hà Nội nói riêng. Xuất phát từ nhận thức trên, qua thời gian thực tập tại Eximbank Hà Nội, em đã chọn đề tài: “Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Eximbank Hà Nội” làm chuyên đề thực tập. Chương I: Lý thuyết cơ bản I Tổng quan về ngân hàng và dịch vụ của ngân hàng 1.1Khái niệm về ngân hàng Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nên kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế. Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trò người thủ quỹ cho toàn xã hội. Thu nhập từ ngân hàng là nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với nhà nước (thành phố, tỉnh…). Đối các doanh nghiệp, ngân hàng thường là tổ chức cấp tín dụng để sắm trang thiết bị. Khi doanh nghiệp và người tiêu dùng phải thanh toán cho các khoản mua hàng hoá và dịch vụ, họ thường sử dụng séc, uỷ nhiệm chi, thẻ tín dụng haytài khoản điện tử…Và khi họ cần thông tin tài chính hay lập kế hoạch tài chính, họ thường đến các ngân hàng để nhận lời tư vấn. Các khoản tín dụng cảu ngân hàng cho chính phủ thông qua mua các chứng khảon của chính phủ là nguồn tài chính quan trọng để đầu tư phát triển. Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất. Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ nhằm ổn định kinh tế. Với tất cả những lý do đó chúng ta cần phải nghiên cứu và hiểu một cách cặn kẽ về loại hình tổ chức này để có thể vận hành và quản lý nó có hiệu quả. Vậy ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. 1. 2.Chức năng của ngân hàng 1.2.1 Trung gian tài chính Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là vận chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chứ trong nền kinh tế: (1) các cá nhân và tôt chứu tạm thời thâm hụt chỉ tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập vàvì thếhọ là những người cần bổ sung vốn; và (2) các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức thu nhapạ hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại củahọ lớnhơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm. Sự tồn tại hao loại cá nhân và tổ chứ trên hoàn toàn độc lập với ngân hàng. Điều tất yếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm thứ (2) sang nhóm thứ (1) nếu cả hai cùng có lợi. Như vậy thu nhập gia tăng là động lực tạo ra mối quan hệ tài chính giữa hai nhóm. Nếu dòng tiền di chuyển với điều kiện phải quay trở lại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định thì đó là quan hệ tín dụng. Nếu không thì đó là quan hệ cấp phát hoặc hùn vốn. Tuy nhiên, quan hệ trực tiếp bị nhiều giới hạn do sự không phù hợp về quy mô, thời gian, không gian…Điều này cản trờ quan hệ trực tiếp phát triển và là điều kiện nảy sinh trung gian tài chính. Do chuyên môn hoá, trung gian tài chính có thể làm giảm chi phí giao dịch. Như vậy trung gian tài chính đã làm tăng thu nhập cho người tiết kiệm, từ đó mà khuyến khích tiết kiệm, đồng thời giảm phí tổn tín dụng cho người đầu tư (tăng thu nhập cho người đầu tư) từ đó khuyến khích đầu tư. Trung gian tài chính đã tập hợp các người tiết kiệm và đầu tư, vì vậy mà giải quyết được mâu thuẫn của tín dụng trực tiếp. Cơ chế hoạt động của trung gian sẽ có hiệu quả khi nó gánh chịu rủi ro và sử dụng các kỹ thuật nghiệp vụ để hạn chế, phân tán rủi ro và giảm chi phí giao dịch. Hầu hết các lý thuyết hiện đại đều giải thích sự tồn tại của ngân hàng bằng cách chỉ ra sự không hoàn hảo trong hệ thống tài chính. Chẳng hạn bằng các khoản tín dụng và chứng khoán không thể chia thành những khoản nhỏ mà mọi người đều có thể mua. Ngân hàng cung cấp một dịch vụ có giá trị trong việc chia chứng khoán đó thành các chứng khoán nhỏ mà mọi người đều có thể mua. Ngân hàng cung cấp một dịch vụ có giá trị trong việc chia chứng khoán đó thành các chứng khoán nhỏ hơn (dưới dạng tiền gửi) phục vụ cho hàng triệu người. Một đóng góp khác của ngân hàng là họ sẵn sàng chấp nhận các khoản cho vay nhiều rủi ro trong khi lại phát hành các chứng khoán ít rủi ro cho người gửi tiền. Thực tế các ngân hàng thamgia vào kinh doanh rủi ro. Ngân hàng cũng thoả mãn nhu cầu thanh toán của nhiều khách hàng. Một lý do nữa làm cho ngân hàng phát triển và thịnh vượng là khả năng thẩm định thông tin. Sự phân bổ không đều thông tin và năng lực phân tích thông tin được gọi là tình trạng “thông tin không cân xứng” làm giảm tính hiệu quả của thị trường nhưng tạo ra một khả năng sinh lợi cho ngân hàng, nơi có chuyên môn vàkinh nghiệm đánh giá các công cụ tài chính vàcó khả năng lựa chọn nhữung công cụ với các yếu tố rủi ro, lợi nhuận hấp dẫn nhất. 1.2.2 Tạo phương tiện thanh toán Tiền-vàng có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán. Các ngân hàng thợ vàng tạo phương tiện thanh toán khi phát hành giấy nhận nợ với khách hàng. Giấy nhận nợ do ngân hàng phát hành với ưu điểm nhất định đã trở thành phương tiện thanh toán rộng rãi được nhiều người chấp nhận. Như vậy, ban đầu các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán thay cho tiền kim loại dựa trên số lượng tiền kim loại đang nắm giữ. Với nhiều ưu thế, dần dần giấy nợ của ngân hàng đã thay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thông và phương tiện cất trữ; nó trở thành tiền giấy. Việc in tiền mang lại lợi nhuận rất lớn, đồng thời với nhu cầu có đồng tiền quốc gia duy nhất đã dẫn đến việc nhà nước tập trung quyền lực phát hành tiền giấy vào một tổ chức hoặc bộ tài chính hoặc là ngân hàng trung ương. Từ đó chấm dứt việc các ngân hàng thương mại tạo ra các giấy bạc của riêng mình. Trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng, các khách hàng nhận thấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả để có được hàng và các dịch vụ theo yêu cầu.Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ bao gồm nhiều bộ phận. Thứ nhất là tiền giấy trong lưu thông (MO), thứ hai là số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của các khách hàng tại các ngân hàng, thứ ba là tiền gửi trên các tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn… Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ. Do đó, bằng việc cho vay (hay tạo tín dụng) các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán (tham gia tạo ra M1). Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo ra phương tiện thanh toán khi cáckhoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay. Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạo nên khoản thu ( tức là tăng số dư tiền gửi) của một khách hàng khác tại một ngân hàng khác từ đó tạo ra các khoản cho vau mới. Trong khi không một ngân hàng riêng lẻ nào có thể tao cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa, toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi (tạo phương tiện thanh toán) gấp bội thông qua hoạt động cho vay (tạo tín dụng). Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra lượng tiền gửi mà hệ thống ngân hàng tạo ra chịu tác động trực tiếp của các nhân tố như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt bắt buộc, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt qua ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi không phải là tiền gửi thanh toán… 1.2.3 trung gian thanh toán Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dich vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ…cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán. Công nghệ thanh toán qua ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi quy mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng . Vì vậy, công nghệ thanh toán hiện đại qua ngân hàng thường được các nhà quản lý tìm cách áp dụng rộng rãi. Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hoá góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu. II-Một số vấn đền về tín dụng của ngân hàng 2.1.Khái niệm tín dụng Hiện nay, với xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt đã đặt ra cho mỗi chủ thể kinh tế những cơ hội và thách thức mới. Chính vì vậy đòi hỏi mỗi chủ thể kinh tế phải cần sự cải tiến về mọi mặt mỗi bản thân nhằm tạo ra sức cạnh tranh để chiến thắng trong cạnh tranh. Muốn vậy, họ phải có một lượng vố lớn nhiều khi vượt quá khả năng vố tự có của doanh nghiệp. Để giải quyết được những khó khăn này, họ có thể trực tiếp gặp nhau để thương lượng việc vay vốn hoặc thông qua thị trường tài chính, song chủ yếu là gián tiếp thông qua trung gian tài chính đặc biệt là NHTM. NHTM là một trung gian tài chính chuyên thực hiện việc đưa người đi vay và người cho vay trong nền kinh tế gặp nhau hay nói một cách đầy đủ hơn NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Trong đó, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, quyết định chủ yếu đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Song lại rất khó có thể định nghĩa rõ ràng về tín dụng mà tuỳ theo góc độ nghiên cứu chúng ta có thể xác định thuật ngữ này. Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ la tinh là credo (tin tưởng, tín nhiệm) song trong thực tế cuộc sống thuật ngữ nàycó thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng đượ coi là phương pháp chuyể dịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay. Xét một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một dao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể. Phổ biến hơn cả là giao dịch giữa ngân hàng và các định chế tài chính khác, giữa các doanh nghiệp và cá nhân thể hiện dưới hình thức cho vay, tức là ngân hàng cấp tiền vay cho bên đi vay và sau một thời hạn nhất định ngươì đi vay phải thanh toán gốc và lãi. Vậy tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chê tài chính cung cấp cho khách hàng. Theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu là một giao dịch về tài sản ( tiền hoặc hàng hóa ) giữa bên cho vay ( ngân hàng và các định chế tài chính) trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm trả vô điều kiện gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. 2.2.Phân loại các nghiệp vụ tín dụng Các ngân hàng thương mại lớn hiện nay thực hiện đa dạng hoá các hình thức tín dụng từ cho vay ngắn, trung và dài hạn, bảo lãnh cho khách hàng, mua cá tàu sản để cho thuê….Để mở rộng tín dụng cho có hiệu quả, các ngân hàng, bên cạnh việc phải cây dựng và thực hiện chính sách tín dụng đúng đắn, phải không ngừng đa dạng hoá các hình thức tín dụngcho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. 2.2.1.phân theo hình thức cấp tín dụng 2.2.1.1.Chiết khấu thương phiếu Thương phiếu được hình thành chue yếu từ quá trình mua bán chịu hàng hoá và dịch vụ giữa khách hàng với nhau. Người bán (hoặc người thụ hưởng) có thể giữ thương phiếu đến hạn để đòi tiền người mua (hoặc người phải trả) hoặc mang đến ngân hàng để xin chiết khấu trước hạn. Hình 1: Chiết khấu thương phiếu Người bán Người mua Ngân hàng (4) (3) (1) (2) (5) (1) Người bán chuyển hàng hoá hoặc dịch vụ cho người mua (2) Thương phiếu được lập, người mua kí, cam kết trả tiền cho người thụ hưởng khi thương phiếu đến hạn và giao thương phiếu cho người bán đồng thời là người thụ hưởng. (3) Trong thời hạn có hiệu lực của thương phiếu, người bán có thể mang thương phiếu đến ngân hàng để xin chiết khấu. (4) Sau khi kiểm tra độ an toàn của thương phiếu, ngân hàng có thể phát tiền cho người bán và nắm giữ thương phiếu (ngân hàng có thể yêu cầu người bán ký hậu vào thương phiếu ,cam kết trả tiền cho ngân hàng nuế người mua không trả-quyền truy đòi đối với thương phiếu ) Số tiền ngân hàng ứng trước phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu thời hạn chiết khấu và lệ phí chiết khấu. Bên cạnh lãi suất chiết khấu (thường chung cho các loại thương phiếu), ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng trả thêm phần lệ phí chiết khấu đối với những trường hợp cụ thể có liên quan đến rủi ro vàchi phí đòi tiền. Nghiệp vụ chiết khấu được coi là đơn giản, dựa trên sự tín nhiệm giữa ngân hàng và những người kí tên trên thương phiếu. Để thuận tiện cho khách hàng, ngân hàng thường kí với khách hợp đồng chiết khấu (cấp cho khách hàng hạn mức chiết khấu trong kì).Khi cần chiết khấu , khách hàng chỉ cần gửi thương phiếu lên ngân hàng xin chiết khấu. Do tối thiểu có hai người cam kết trả tiền cho ngân hàng nên độ an toàn của thương phiếu tương đối cao (trừ trường hợp ngân hàng kí miễn truy đòi đối với khách hàng). Hơn nữa , ngân hàng Nhà nước để đáp ứng nhu cầu thanh khản với chi phí thấp (vì vậy thương phiếu còn được coi là loại tài sản có khả năng chuyển nhượng –có tính thanh khoản cao). y 2.2.1.2.Cho vay: +Thấu chi: x Trục y: Số tiền gửi thanh toán (đồng) Trục x: Thời gian Hạn mức thấu chi Vay ngân hàng (thực hiện thấu chi) Số dư tiền gửi thanh toán. Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. Để đựơc thấu chi, khách hàng làm đơn xin ngân hàng hạn mức thấu chi và thời gian thấu chi (có thể phải trả phí cam kết cho ngân hàng).Trong quá trình hoạt động, khách hàng có thể ký séc, lập uỷ nhiệm chi, mua thẻ…vựot quá số dư tiền gửi đề chi trả (song trong hạn mức thấu chi). Khi khách hàng có tiền nhập về tài khoản tiền gửi, ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi. Số lãi mà khách hàng phải trả: Số lãi phải trả =Lãi suất thấu chi x Thời gian thấu chi x Số tiền thấu chi Các khoản chi quá hạn mức thấu chi sẽ chịu lãi suất phạt và bị đình chỉ sử dụng hình thức này. Thấu chi dựa trên cở sở thu và chi của khách hàng không phù hợp về thởi gian và qui mô. Thời gian và số lượng thiếu có thể dự đoán dựa vào dự đoán ngân quỹ song không chính xác. Do vậy, hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán: Chủ động, nhanh, kịp thời. Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có đảm bảo, có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhân vài ngày trong tháng vài tháng trong năm dùng để trả lương, chi các khoản phải nôp, mua hàng…Hình thức này nhìn chung chỉ sử dụng đối với cá khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kì thu nhập ngắn. +Cho vay trực tiếp từng lần Cho vay trực tiếp từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Một số khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu và tìn dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàng chie tham gia vaòa một số giai đoạn nhất định của chu kì sản xuất kinh doanh. Mỗi lần vay khách hàng làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay. Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và kí hợp đồng cho vay, xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần. Mỗi món vay được tách biệt nhau thành các hồ sơ (khế ước nhận nợ ) khác nhau. Theo từng kì hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi.Trong quá trình khách hàng sử dụng tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm soát mục đích và hiệu quả sử dụng, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ngân hàng sẽ thu nợ trước hạn, hoạc chuyển nợ quá hạn. Lãi suất có thể cố định hoặc thả nổi theo thời điểm tính lãi. Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản, ngân hàng có thể kiểm soát từng món vay dựa vào giá trị của tài sản đảm bảo. +Cho vay theo hạn mức Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đí ngân àhng thoả thận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kì hoặc cuối kì. Đó là số dư tồi đa tại thời điểm tính. Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Khi khác hàng cps thể thực hiện việc vay trả nhiều lần, song dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng. Một số trường hợp ngân hàng quy định hạn mứac cuối kì. Dư nợ trong kì có thể lớn hơn hạn mức. Tuy nhiên đến cuối lì, khách hàng phải trả nợ để giảm dư nợ sao cho dư nợ cuối kì không được vượt quá hạn mức. Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay nộp các chứng từ chứng minhđác mua hàng hoặc dịch vụ và nêy yêu cầu vay. Sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ, ngân hàng sẽ phát triển cho khách hàng. Đây chính là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh. Trong nghiệp vụ này ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ. Khi khách hàng có thu nhập, ngân hàng sẽ thu nợ do đó tạo chủ động quản kú ngân quỹ cho khách hàng. Tuy nhiên do các lần vay không tách biệt thành các kì hạn nợ cụ thể nên chỉ có thể phát hiện vấn đề khi khách hàng nộp báo cáo tài chính, hoạc dư nợ lâu không giảm sút. +Cho vay luân chuyển Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá. Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn. Ngân hàng cỏ thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Đầu năm hoặc quý, người vay phải làm đơn xin vay luân chuyển. Ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ. Hạn mức tín dụng có thể được thoả thuận trong 1 năm hợc vài năm. Đây không phải là thời hạn hoàn trả mà là thời hạn để cho vay nữa hay không tuỳ mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng cũng như tình hình tài chính của khách hàng. Việc cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá nên cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá đẻ dự đoán dòng ngân quỹ trong thời gian tới. Ngườivay cam kếy các khoản vay sẽ được trả cho người bán và mọi khoản thu bán hàng đều dùng để trả vào tài khoản tiền vay trước khi được trích trả lại tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Khi vay, khách hàng chỉ cần gửi đến ngân hàng các chứng từ hoác đơn nhập hàng và số tiền cần vay.Ngân hàng cho vay cà trả tiền cho người bán. Theo hìnhthức này, giá trị hàng hoá mua vào (có hoá đơn, hợp pháp hợp lệ, đúng đối tượng ) đều là đối tượng được ngân hàng cho vay, thu nhập bán hàng đềulà nguồn để chi trả cho ngân hàn g.Ngân hàng sẽ cho vay theo tỷ lệ nhất định tuỳ theo khối lượng và chất lượng quan hệ nợ nần của người vay. Các khoản phải thu và cả hàng hoá trong kho trở thành vật đảm bảo cho khoản vay. Cho vay luân chuyển thường áp dụng đối với các doanh nghiệp thương nghiệp hoạc doanh nghiệp sản xuất có chu kì tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên với ngân hàng. Cho vay luân chuyển rất thuận tiện cho các khách hàng. Thủ tục vay chỉ cần thực hiện 1 lần cho nhiều lần vay. Khách hàng được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời, vì vậy việc thanh toán cho người cung cấp sẽ nhanh gọn. Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ (hàng hoá tồn đọng…) thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn do thời hạn của khoản vay không được quy định rõ ràng. +Cho vay trả góp Cho vay trả góp là hình thức tín dụng, theo đó ngân hfang cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận. Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền. Số tiền trả mỗi lần được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ (thường là từ khấu hao và thu nhập sau thuế của dự án, hoặc từ thu nhập hàng kì của người tiêu dùng). Ngân hàng thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng thông qua hạn mứac nhất định. Ngân hàng sẽ thanh toán cho người bán lẻ về số hàng hoá mà khách hàng đã mua trả góp. Các cửa hàng bán lẻ nhận ngay tiền sau khi bán hàng từ phía ngân hàng và làm đại lý thu tiền cho ngân hàng, hoặc khách hàng trả trực tiếp cho ngân hàng. Đây là hình thức tín dụng tài trợ cho người mua (qua đó đến người bán)nhằm khuyến khích tiêu thụ hàng hoá. Cho vay trả góp rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoá mua trả góp. Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay. Nếu người vay mất việc, ốm đau, thu nhập giảm sút thì khả năng thu nợ của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Chính vì rủi ro cao nên lãi suất cho vay trả góp thường là lãi suất cao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng. +Cho vay gián tiếp Phần lớn cho vay của ngân hàng là cho vay trực tiếp. Bên cạnh đó ngân hàng cũng phát triển các hình thức cho vay gián tiếp. Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Ngân hàng cho vay qua các tổ chức, tổ, đội, hội, nhóm như nhóm sản xuất, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ…Các tổ chức này thường liên kết các thành viên theo một mục đích riêng, song chủ yếu đều hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ quyền lợi cho mỗi thành viên. Vì vậy việc phát triển kinh tế, làm giàu, xoá đói giảm nghèo luôn được các tổ chức này rất quan tâm. Ngân hàng có thể chuyển một vài khâu của hoạt động cho vay dang cá tổ chức trung gian, như thu nợ, phát tiền vay…Tổ chức trung gian cũng có thể đứng ra bảo đảm cho các thành viên vay, hoặc cácthành viên trong nhóm bảo lãnh cho một thàh viên vay. Điều này rất thuận tiện khi người vay không có hoặc không đủ tài sản thế chấp. Ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua người bán lẻ các sản phẩm đầu cào của quá trình sản xuất. Việc cho vay theo cách này sẽ hạn chế ngươờ vay sử dụng tiền sai mục đích. Cho vay trung gian đều nhằm giảm bớt rủi ro, chi phí của ngân hàng.Tuy nhiên nó cũng bộc lộ các khiếm khuyết. Nhiều trung gian đã lợi dụng vị thế của mình, để tăng lãi suất cho vay lại,hoặc dữ lấy số tiền của cácthành viên khác cho riêng mình. Các nhà bán lẻ có thể lợi dụng để bán hàng kém chất lượng hoặc với giá đắt cho người vay vốn. 2.2.1.3.Cho thuê tài sản (thuê-mua): +Mục đích ý nghĩa Hoạt động chủ yếu của NHTM là cho vay để khách hàng mua tài sản. Tuy nhiên trong nhiều trương hợp, khách hàng không đủ (hoạc chưa đủ) điều kiện để vay. Để mở rộng tín dụng, NHTM đã mua các tài sản theo yêu cầu của khách hàng để cho khách hàng thuê. Vì tài sản cho thuê thuộc sở hữu của NH nên ngân hàng có thể thu hồi để bán hoạc cho người khác thuê khi người thuê không trả nợ được. Điều này góp phần giảm bớt thiệt hại cho ngân hàng. Hoạt động cho thuê bắt nguồn từ doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp thiết bị, nhà cửa có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài . Do người mua không đủ tiền mua, hoặc chỉ có nhu cầu sử dụng dài. Do người mua không đủ tiền mua, hoạc chỉ có nhu cầu sử dụng trong thời gian ngắn hơn thời gian khấu hao của tài sản…đã làm nảy sinh nhu cầu thuê. Các doanh nghiệp sản xuất vàcimh cấơ cps mji cầi tiêu thụ để tang doanh thu và giảm hao mòn của tài sản. Từ đó nảy sinh nhu cầu thuê trong yhoeig gian ngắn , người đi thuê không có dự định mua tài sản đó để sử dụng kâu dài, ví dụ cho thuê phòng trong khách sạn, cho thuê xe ô tô ngắn ngày…Cho thuê tài chính đáo ứng nhu cầu thuê trong thời gian dài và người đi thuê có quyền mua lại tài sản khi hết hợp đồng thuê. Hoạt động cho thuê của NHTM chủ yếu là cho thuê tài chính. +Quy trình nghiệp vụ cho thuê Ngân hàng mua tài sản để cho thuê Ngân hàng (người cho thuê) Nhà cung cấp thiết bị Khách hàng ( người thuê) (2) (1) (3) (4) Hình 9:Thuê-mua (1)Khách hàng làm đơn gửi ngân hàng nêu yêu cầu về tài sản cần thuê. Sau khi phân tích dự án và tình hình tài chính của khách hàng, ngân hàng kí hợp đồng thuê-mua vơi khách hàng. (2)Ngân hàng tìm kiếm nhà cung cấp để kí hợp đồng mua (hoạc người thuê chỉ định nàh cung cấp). Khách hàng có thể gặp nhà cung cấp để nêu yêu cầu về quy cách, chất lượng tài sản thuê, nhận tài sản thuê, nhà cung cấp có thể phải cam kết bảo hành cho người thuê. Ngân hàng kiểm soát tình hình sử dụng tài sản thuê, thu tiền thuê, hoặc thu hồi tài sản nếu thấy người thuê vi phạm. -Ngân hàng mua tài sản của người đi thuê để cho thuê lại Trong những trường hợp khách hàng có tài sản cố định song lại có nhu cầu mua nguyên nhiên vật liệu. Khách hàng có thể bán tài dản cho ngân hàng (lấy tiền) với cam kêt s thuê lại tài sản đó. Trong trường hợp này, ngân hàng phải thẩm định kỹ năng giá trị của tài sản, hiệu quả sử dụng tài sản, thời gian thuê lại… -Ngân hàng thuê tài sản để cho thuê, hoạc mua trả góp tài sản để cho thuê Tuỳ theo những yêu cầu cụ thể của người đi thuê với NH, hoạc giữ NH với những người cung cấp mà ngân hàng có thể đi thuê tài sản hoạc mua trả góp để cho mua trả góp để cho thuê. Nếu khách hàng yêu cầi thuê với thời gian ngắn hơn thời gian khấu hao của tài sản, tài dản đó NH lại khó cho thuê lại, NH có thể chọn hình thức đi thuê để cho thuê. Nếu NH khó khăn về nguồn vốn để mua tài dản cho thuê, NH có thể chọn hình thức đi thuê để cho thuê. Nếu NH khó khăn về nguồn vốn để mua tài sản cho thuê,NH có thể sử dụng hình thức mua trả góp để cho thuê. +Những vấn đề chủ yếu -Trong nghiệp vụ cho thuê, ngân hàng phải xuất tiền theo yêu cầu của khách hàng và sau một thời gian nhất định pahỉ thu đủ gốc và lãi. Tài sản cho thuê t hường là tài sản cố định. Vì vậy cho thuê được xếp vào tín dụng trung và dài hạn. Khách hàng phải trả gốc và lãi dưới hình thức tiền thuê hàng kì. -Thời hạn cho thuê có thể gồm hai phần: Thời gian cơ bản và thời hạn gia hạn thêm. Thời hạn cơ bản là thời hạn người đi thuê không được phép huỷ hợp đồng , thời hạn gia hạn thêm là thời hạn NH có thể cho người đi thuê tiếp tục thuê, hoạc người đi thuê mua lại, trả lại tài sản. Đối với tài sản khó bán, hoạc khó cho thuê lại, thời hạn cơ bản phải đảm bảo cho NH thu được gốc và lãi. -NH không cam kết cung cấp dịch vụ bảo dưỡng tài sản, không chiu trách nhiệm về những thiệt hại đối với tài sản cho thuê. 2.2.1.4.Bảo lãnh (tái bảo lãnh) Bảo lãnh của ngân hànglà cam kết của ngân hàngdười hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ như cam kết. Bảo lãnh thường có 3 bên : Bên hưởng bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh. Bảo lãnh của ngân hàng có nghĩa ngân hàng bên bảo lãnh, khách hàng củangân hànglà người được bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh là bên thứ ba. +Các loại bảo lãnh phân theo mục tiêu Bảo lãnh bảo đảm tham gia dự thậu: Là cam kết của ngân hàng với chủ đầu tư (hay chủ thầu) về việc trả tiền phạt thay cho bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm các quy định trong hợp đồng dự thầu. Trong hoạt động kinh tế, rất nhiều hoạt động được thực hiện t hông qua đấu thầu như đấu thầu cung cấp thiết bị xây dựng. Để tìm kiếm được các nhà thầu có đủ năg lực và hạn chế những rủi ro khi nhà thầu vi phạm các điều khoản tham gia dự thầu như trúng thầu song không thự hiện hợp đồng, không kê khai đúng các yêu cầu bên dự thầu pahỉ kí quỹ (đặt cọc) dự thầu. Nếu vi phạm, bên dự thầu sẽ bị mất tiền kí quỹ. Làm đọng vốn của bên tham gia dự thầu, nhiều chủ thầu yêu cầu thay thế tiền kí quỹ bằng bảo lãnh của ngân hàng. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Là cam kết của ngân hàng về việc chi trả tổn thất thay cho khách hàng nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ hợp đồng như cam kết, gây hậu quả tổn thất cho bên thứ ba. Các hợp đồng được bảo lãnh như hợp đồng cung cấp hàng hoá, xây dựng m thiết kế…Việc khách hàng vi phạm hợp đồng như cung cấp không đúng hạn , không đúng chất lượng cam kết …đều có thể gây tổn thất cho bên thứ ba. Bảo lãnh của ngân hàng một mặt bù đắp một phần tổn thất cho bên thứ ba,mặt khác thúc đẩy khách hàng nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng. Bảo lãnh đảm bảo tiền ứng trước: Nhiều người cung cấp y._.êu cầu khách hàng (người mua hàng hoá dịch vụ) phải đặt trước một phần tiền trong giá trị hợp đồng cung cấp. Tiền đặt cọc trước một phần tiền cung cấp có một phần vốn để sản xuất kinh doanh, vừa có tác dụng ràng buộc người mua phải mua hàng đã đặt. Tuy nhiên, đề phòng người cung cấp không cung cấp hàng đông thời lại không trả tiền đặt cọc, bên mua yêu cầu bên cung cấp không cung cấp hàng đồng thời lại không trả tiền đặt cọc, bên mua yêu cầu bên cung cấp phải có bảo lãnh của ngân hàng về việc sẽ trả tiền ứng trước là cam kết của ngân hàng về việc sẽ hoàn trả tiền ứng trước cho bên mua (người hưởng bảo lãnh) nếu bên cung cấp (người được bảo lãnh) không trả. Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (bảo lãnh vay vốn):Nhiều tổ chức tín dụng khi cho vay đòi hỏi phải có đảm bảo hoạc bằng hàng hoá, chứng khoán, bất động sản, hoặc bảo lãnh của người thứ ba…Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có nhu cầu vay vốn bằng cách phát hành trái phiếu song nếu uy tín của người vay trên thị trường đó chưa cao, việc phát hành sẽ rất khó khăn. Điều đó nảy sinh nhu cầu bảo lãnh vay vốn. Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay và cam kết của ngân hàng đối với người cho vay (tổ chức tín dụng các cá nhân…) về việc sẽ trả gốc và lãi đúng hạn nếu khách hàng (người đi vay) không trả được. Bảo lãnh đảm bảo thanh toán: Là cam kết của ngân hàng về việc sẽ thanh toán tiền theo đúng hợp đồng thanh toán cho người thụ hưởng nếu khách hàng của ngân hàng không thanh toán đủ. 2.2.2.Phân theo thời gian: 2.2.2.1.Tín dụng ngắn hạn Tín dụng ngắn hạn nhằm tài trợ cho tài sản lưu động hoạc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của nhà nước, doanh nghiệp, hộ sản xuất.Ngân hàng có thể áp dụng cho vay trực tiếp hoạc gián tiếp, cho vay theo món hoạc theo hạn mức, có hoạc không cần đảm bảo, dưới hình thức chiết khấu, thấu chi luân chuyển. Tín dụng ngắn hạn trong những trường hợp sau: -Ngân hàng cho Nhà nước vay để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Hình thức phổ biến hiện nay là ngân hàng mua trái phiếu do kho bạc phát hành.Khả năng hoàn trả của Nhà nước rất cao, song cũng không loại trừ có những trường hợp Nhà nước mất khả năng chi trả khi đến hạn. -Ngân hàng cho vay đối với tổ chức tài chính như các ngân hàng, các công ty tài chính, quĩ tín dụng…nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Một số côngtu chứng khoán vay vốn ngắn hạn của ngân hàng thương mại trong quá trình bảo lãnh và phân phối chứng khóan cho công ty phát hành. Hình thức cho vay có thể cho vay trực tiếp (trên thị trường liên ngân hàng ) hoặc cho vay gián tiếp thông uqa nắm giữ chứng khóan. Phần lớn cáckhảon cho vay này đều dựa trên uy tín của người vay, phần còn lại là dựa trên bảo lãnh của người thứ ba, họac dựa trên cầm cố chứng khoán thanhkhoản cao. -Ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp nhằm tài trợ nhu cầu vốn tăng thêm cho sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp là khách hàng chiếm số lượng đông nhất của các ngân hàng thương mại. Phần lớn các khoản cho vay này có thể có thế chấp hoạc cầm cố tài sản. Các doanh nghiệp bán lẻ, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng theo thời vụ là khách hàng chủ yếu của ngân hàng. Họ cần dự trữ cho thời vụ, hoặc tăng chi phí sản xuất. Vào mùa xây dựng các công ty xây dựng là khách hàng vay của ngân hàng.Họ cần có vốn để xây dựng trước công trình (hoặc từng hạng mục) trước khi chủ đầu tư thanh toán. Nguồn trả nợ chính là tiền thanh toán của chủ đầu tư. Ngân hàng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu, gồm cho vay xuất khẩu, nhập khẩu và cho vay thanh toán. Ngân hàng cho vay đối với các công ty xây dựng và phát triển đô thị. Khoản cho vay này thường có thế chấp bằng chính bất động sản của người vay. 2.2.2.2.Tín dụng trung và dài hạn -Doanh nghiệp có nhu cầu tín dụng trung và dài hạn để mua sắm trang thiết bị, xây dựng, cải tiến kĩ thuật, mua công nghệ…Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, để tồn tại và phát triển, nhu cầu vốn trung và dài hạn ngày càng tăng. -Nhà nước vay trung và dài hạn để đầu tư phát triển. Vai trò của Nhà nước trong phát triển ngày càng được nhấn mạnh đặc biệt tại các nước đang phát triển, nơi mà khả năng tích lũy của các doanh nghiệp chưa cao. -Ngân hàng cho vay đối với người tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng lâu bền như nhà cửa, phương tiện vận chuyển. +Mua t rái phiếu Các ngân hàng mua các trái phiếu trung và dài hạn doanh nghiệp nhằm tài trợ cho quá trình hình thành tài sản cố định. Kì hạn và khả năng chuyển đổi của trái phiếu , lãi suất trái phiếu, tình hình tài chính doanh nghiệp, các kế hoạch tương lai…đều được ngân hàng tính tóan khi mua trái phiếu. +Cho vay theo các dự án Khi khách hàng có kế hoạch mua sắm, xây dựng tài sản cố định nhằm thực hiện dự án nhất định, có thể xin vay ngân hàng. Một trong những yêu cầu của ngân hàng là người vay phải xây dựng dự án, thể hiện mục đích, kế hoạch đầu tư cũng như quá trình thực hiện dự án (sản xuất kinh doanh). Phân tích (và thẩm định ) dự án là cơ sở để ngân hàng quyết định phần vốn cho vay và xác định khả năng hoàn trả của doanh nghiệp. Dự án được xây dựng gồm nhiều mục như phân tích thị trường, nguồn nhân lực, địa điểm, công nghệ, quy trình sản xuất, phân tích tài chính…trong đó phân tích tài chính là mục tiêu quan tâm hàng đầu của ngân hàng. +Cho vay đối với người tiêu dùng Cho vay tiêu dùng được bắt đầu từ các hãng bán lẻ do yêu cầu đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa. Hình thức cho vay tiêu dùng của các hãng là bán trả góp. Một số hãng đã phải vay ngân hàng để bù đắp vốn lưu động thiếu hụt. Ngân hàng cho vay đối với người tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng lâu bền như nhà cửa, phương tiện vận chuyển… III.Các khoản cho vay kinh doanh ngắn hạn 3.1.Khái niệm và đặc điểm cho vay kinh doanh ngắn hạn Cho vay kinh doanh ngắn hạn là hình thức cho vay kinh doanh mà thời hạn cho vay đến 12 tháng. Cho vay kinh doanh ngắn hạn có những đặc điểm sau: -Vốn vay ngắn hạn luân chuyển cùng chu kì sản xuất-kinh doanh của khách hàng. Cho vay ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng thiếu hụt tạm thời vốn lưu động trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Việc cho vay và thu nợ luôn diễn ra lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc chu kì sản xuất kinh doanh. Ngân hàng thường cho vay khi khách hàng phát sinh nhu cầu vốn để mua vật tư, nguyên liệu hoặc trang trải cấc cho phí sản xuất. Khi hàng hóa được tiêu thụ, khách hàng có thu nhập thì cũng là lúc ngân hàng thu hồi nợ. Xuất phát từ đặc điểm này, các ngân hàng thường quy định thời hạn cho vay trên cơ sở chu kì sản xuất của người vay. Chính vì vậy, thời gian thu hồi vốn trong cho vay ngắn hạn tương đối nhanh. -Rủi ro của khoản vay ngắn hạn thấp hơn khoản vay trung và dài hạn bởi thời gian thu hồi vốn nhanh, và mức lãi suất cho vya ngắn hạn thấp hơn mức lãi suất cho vay trung và dài hạn. -Hình thức cho vay phong phú.Ngân hàng cung cấp ngày càng đa dạng các loại hình cho vay ngắn hạn như: Cho vay ngắn hạn từng lần, cho vay thưo hạn mức, cho vay thấu chi, cho vay luân chuyển…Điều này vừa để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và đồng thời giúp Ngân hàng phân tán rủi ro. -Cho vay ngắn hạn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Đặc trưng của ngân hàng chính là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, trong đó nhận tiền gửi ngắn hạn là hoạt động huy động vốn chủ yếu. Chính vì vậy với sự phù hợp về lãi suất và thời hạn, các ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn. 3.2.Lý do cho vay kinh doanh ngắn hạn 3.2.1.Xuất phát từ nhu cầu vốn của doanh nghiệp Trong sản xuất kinh doanh, ngoài số vốn ban đầu khi thành lập, doanh nghiệp còn luôn phải bổ sung, tăng vốn theo quy mô sản xuất, hoạt động. Doanh nghiệp có nhiều cách khác nhau để huy động nợ, trong đó vay ngân hàng là một nguồn hết sức quan trọng. Mỗi doanh nghiệp, căn cứ vào nhu cầu vốn, cơ cấu vốn và chi phí vốn của mình để lựa chọn cách thức huy động nợ phù hợp. -Xét về cơ cấu vốn, doanh nghiệp vay ngắn hạn bởi vì: +Doanh nghiệp thiếu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình trạng thiếu vốn thường xuyên đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm kiếm các nguồn vốn ngắn hạn thích hợp.Trong khi các nguồn huy động khác gặp khó khăn thì nguồn vốn ngắn hạn được vay tại ngân hàng lại tỏ ra dễ tiếp cân hơn.Với chức năng huy động và cho vay, là nơi tập trung vốn lớn, là nơi cung cấp vốn quan trọng cho nền kinh tế. Ngân hàng thương mại là nơi doanh nghiệp có thể tìm được nguồn vốn tài trợ lớn, đáp ứng những nhu cầu của mình. +Doanh nghiệp duy trì một cơ cấu vốn hợp lý. Vay ngắn hạn các NHTM có thể nhằm duy trì cơ cấu vốn hợp lý cho doan nghiệp. Nói đến cơ cấu vốn là nói đến tỷ trọng các nguồn vốn chủ sở hữu.Một cơ cấu vốn tối ưu mà doanh nghiệp muốn đạt được là cơ cấu làm tối đa giá trị tài sản của chủ sở hữu. Sử dụng nợ như thế nào để đạt được chi phí vốn tối ưu, từ đó tối đa giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp, đó là vấn đề quan trọng khi vay vốn ngân hàng nói chung và vay ngắn hạn nói riêng. +Doanh nghiệp sử dụng nợ để tạo đòn bẩy tài chính.Vì chi phí nợ là chi phí trước thuế nên so với việc sử dụng vốn chủ sở hữu thì việc sử dụng nợ sẽ tiết kiệm được thuế cho doanh nghiệp, làm khuếch đại thu nhập cho chủ sở hữu. Do đó khi thiếu vốn tạm thời, cân nhắc giữa sinh lời và rủi ro, doanh nghiệp thích lựa chọn vay ngắn hạn để tạo đòn bẩy này. -Xét về tính chất tài sản cần tài trợ doanh nghiệp vay kinh doanh ngắn hạn vì: +Tài sản cần tài trợ là tài sản lưu động: Tài sản lưu động được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp là tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, các khoản phải thu và dự trữ. Đây là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trongquá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy nhằm tài trợ cho tài sản lưu động thì doanh nghiệp lựa chọn vay vốn ngắn hạn. Vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản lưu động thông thường dành cho khoản mục dự trữ. +Tài sản cần tài trợ là tài sản cố định: Tài sản cố định là những tư liệu lao động tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, trong đó hình thái vật chất không thay đổi từ chu kỳ sản xuất đầu tiên cho đến khi bị sa thảikhỏi quá trình sản xuất. Tài trợ cho tài sản cố định thường đòi hỏi nguồn vốn có thời hạn phù hợp đó là nguồn trung và dài hạn. Tuy nhiên, trong trường hợp tạm thời thiếu vốn để đầu tư cho máy móc, thiết bị và doanh nghiệp vẫn có khả năng hoàn trả nợ trong ngắn hạn thì vay ngắn hạn là giải pháp khả thi và hiệu quả hơn so với vay vốn trung và dài hạn vì chi phí vốn thấp hơn, thủ tục nhanh hơn, khả năng được vay lớn hơn. 3.2.2. Xuất phát từ yêu cầu quản lý của NH Cho vay là hoạt động của một ngân hàng thương mại. Đây là hoạt động mang lại phần lớn thu nhập cho NHTM nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro nhiều nhất. Chính vì vậy quản lý cho vay là cần thiết để ngân hàng có thể hoạt động an toàn. Quản lý cho vay theo thời hạn là một cách thức quản lý quan trong của ngân hàng thương mại. -Chiến lược cho vay ngắn hạn của ngân hàng luôn có mối liên hệ chặt chẽ với chiến lược quản lý thanh khoản của ngân hàng.Thời hạn khoản vay liên quan đến tính thanh khoản của tài sản. Thời hạn càng dài thì tính thanh khoản càng kém, các khoản vay càng có nhiều rủi ro, vì vậy tăng thêm khoản mục cho vay ngắn hạn. Tính thanh khoản đòi hỏi quản lý kết hợp cung cầu thanh khoản với mục tiêu đảm bảo khả năng chi trả kịp thời của ngân hàng. Một điều kiện để quản lý kết hợp được cung và cầu thanh khỏan là việc tính tóan mức dự trữ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh tóan. Chính vì vậy cho vay ngắn hạn là một vấn đề quan trọng trong quản lý thanh khỏan của ngân hàng. Nếu nguồn vốn chủ yếu ngân hàng huy động được có thời hạn ngắn thì việc cho vay mà phần lớn là trung và dài hạn sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản, dễ đưa ngân hàng tới chỗ mất khả năng thanh toán. -Chiến lược cho vay ngắn hạn của ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ với chiến lược quản lý lãi suất, doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Thời hạn là yếu tố để xác định lãi suất cho vay. Phần lãi này thể hiện doanh thu của ngân hàng, đồng thơi là chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do đó có thể dự báo thu nhập của ngân hàng. 3.3. Các khoản cho vay kinh doanh ngắn hạn 3.3.1.Các khoản cho vay mua hàng dự trữ Từ trước tới nay, ngân hàng thường thích cho các hàng vay ngắn hạn, bổ sung tạm thời vốn hoạt động. Trên thực tế, cho tới sau chiến tranh thế giới II ngân hàng chủ yếu cấp tín dụng cho doanh nghiệp dưới hình thức các khoản cho vay tính tự thanh toán. Các khoản vay này chủ yếu được sử dụng để tài trợ cho việc mua hàng dự trữ như nguyên liệu thô hoặc hàng hoá (thành phẩm). Các khoản cho vay như vậy tận dụng chu kỳ tiền mặt thông thường trong một hãng kinh doanh như sau: +Tiền mặt (bao gồm cả tiền vay ngân hàng ) được chi dùng mua dự trữ nguyên vật liệu và bán thành phẩm. +Hàng hoá được sản xuất hoặc dự trữ để bán. +Hàng đã bán ( Thường bán chịu ) +Tiền mặt thu về (ngay khi bán hàng hoặc thu từ các khoản bán chịu)và được dùng để trả các khoản vay ngân hàng . Trong trường hợp này, kỳ hạn của các khoản vay bắt đầu được tính từ khi hãng cần vốn để đáp ứng yêu cầu mua hàng, kết thúc (có thể trong vòng từ 60 đến 90 ngày) khi hãng thu được tiền bán hàng và nhập vào tài khoản để trả nợ cho ngân hàng. Mặc dù ngày nay ngânhàng không còn đơn thuần chỉ cho vay các khoản tự thanh toán như trước mà trong danh mục của nó đã xuất hiện thêm nhiều loại hình cho vay khác nhưng các khoản cho vay ngắn hạn - thường mang tính tự thanh toán - vẫn chiếm hơn 50% tổng giá trị các khoản mục cho vay kinh doanh trong hoạt động ngân hàng. Trên thực tế, phần lớn kì hạn của các khoản cho vay kinh doanh này chỉ kéo dài trong một vài tuần hoặc một vài tháng và thường liên quan chặt chẽ với nhu cầu tiền mặt ngắn hạn của người vay để phục vụ cho việc tài trợ mua hàng hoặc để trang trải chi phí sản xuất, nộp thuế, trả lãi cho trái phiếu cho các khoản nợ khác, trả cổ tức cho cổ đông. 3.3.2.Cho vay vốn lưu động Đây là những khoản vay ngắn hạn đối với các hãng kinh doanh, với kỳ hạn kéo dài từ vài ngày đến 1 năm. Các khoản vay vốn có những đặc điểm gần giống với các khoản cho vay tự thanh toán nhuư đã được đề cập ở trên. Thông thường các khoản vay vốn lưu động được sử dụng để đáp ứng mức sản xuất và nhu cầu tín dụng trong các thời kỳ cao điểm của chu kỳ kinh doanh. Ví dụ, một hãng sản xuất quần áo dự đoán rằng nhu cầu đối với quần áo học sinh vào mùa thu và quần áo ấm vào mùa đông là rất lớn, hãng này sẽ cần các khoản tín dụng ngắn hạn vào cuối mùa xuân và mùa hạ để mua vải và thuê thêm công nhân nhằm tăng sản lượng để đáp ứng hàng hoá cho người bán lẻ trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 12. Ngân hàng của hãng sẽ lập ra một hạn mức tín dụng thời hạn từ 6 đến 9 tháng cho phép hãng sản xuất quần áo có thể rút tiền khi cần trong suốt giai đoạn này. Quy mô của hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở dự tính về lượng vốn lớn nhất mà hãng có thể sẽ cần tại bất cứ thời điểm nào trong suốt kỳ hạn của hợp đồng tín dụng. Những khoản vay như vậya thường được tái lập với điều kiện người vay đã trả toàn bộ hoặc một phần đáng kể khoản vay. Thông thường, các khoản cho vay vốn lưu động được đảm bảo bằng các khoản phải thu hoặc được thế chấp bằng hàng tồn kho và khách hàng sẽ phải chịu lãi suẩt (thường là) thả nổi trên lượng tiền vay thực tế họ đã sử dụng. Khoản lệ phí cam kết được tính trên phần tín dụng thuộc hạn mức không sử dụng và đôi khi được tính trên toàn bộ giá trị của hạn mức. Ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải có số dư bù tiền gửi.Số dư bù bao gồm lượng tiền gửi tối thiểu bắt buộc được xác định trên cở sở quy mô của hạn mức tín dụng. 3.3.3.Cho vay ngắn hạn các công trình xây dựng Một hình thức cho vay ngắn hạn có bảo đảm phổ biến trong ngân hàng thương mại là cho vay hỗ trợ các công trình xây dựng nhà ở, các toà nhà văn phòng , trung tâm thương mại và các công trình khác. Mặc dù thời gian xây dựng công trình kéo dài nhưng các khoản cho vay lại chỉ mang tính tạm thời. Các khoản cho vay này cung cấp vốn cho bên thi công để thuê công nhân, thuê thiết bị xây dựng, mua vật liệu xây dựng và giải phóng mặt bằng. Khi giai đoạn cây dựng kết thúc, bên thi công thường vay thế chấp dài hạn từ các tổ chức tài chính khác (như công ty bảo hiểm hay quỹ hưu trí) để lấy tiền thanh toán cho các khoản vay xây dựng ngắn hạn. Trong thực tế, chỉ khi công ty xây dựng chắ hcắan có được một cam kết cho vay thế chấp để tiếp tục tài trợ dài hạn cho dự án sau khi kết thúc giai đoạn xây dựng thì ngân hàng mới thực hiện các khoản cho vay xây dựng ngắn hạn. Gần đây, một vài ngân hàng đã cho vay với thời hạn khá dài từ 5 đến 7 năm, cung ứng vốn cho việc xây dựng và hoạt động trong giai đoạn của công trình. 3.3.4.Cho vay kinh doanh chứng khoán Những người kinh doanh chứng khoán chính phủ và chứng khoán tư nhân thường cần sự hỗ trợ vốn ngắn hạn để mua chứng khoán mới và duy trì danh mục đầu tư chứng khoán hiện có cho tới khi các chứng khoán này được bán hoặc đến hạn thanh toán.Các ngân hàng lớn nhất thường sẵn sàng cho vay đối với người kinh doanh chứng khoán vì những khoản cho vay này có chất lượng cao,thường được đảm bảo bằng chứng khoán chính phủ mà nhà kinh doanh chứng khoán nắm giữ. Hơn nữa, nhiều khoản vay kinh doanh chứng khoán có kỳ hạn rất ngắn,chỉ vay qua đêm hoặc vài ngày, nhờ vậy ngân hàng có thể nhanh chóng thu hồi hoặc cho vay các khoản mới với lãi suất cao hơn nếu thị trường tín dụng trở nên căng thẳng. Một hình thức tín dụng ngân hàng khác thuộc loại này là cho vay đối với các ngân hàng đầu tư, hỗ trợ cho hoạt động bảo kãnh phát hành trái phiếu, cổ phiếu công ty và các giấy nợ chính phủ.Việc bảo lãnh phát hành chứng khoán thường diễn ra khi ngân hàng đầu tư giúp đỡ khác hàng trong việc mua lãi công ty khác,giúp đỡ công ty phát hành đầu tư giúp đỡ khách hàng trong việc mua lại công ty khác, giúp đỡ công ty phát hành chứng khoán lần đầu, phát hành thêm cổ phiếu để tăng quy mô vốn kinh doanh hiện có hoặc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư mới.Khi ngân hàng bán chứng khoán mới cho cácnhà đầu tư trên thị trường vốn thì khoản vay cùng với lãi sẽ được hoàn trả. Ngân hàng cũng tiến hành cho vay trực tiếp đối với các tổ chức và cá nhân để mua cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng quyền chọn và các công cụ tài chính khác.Cục dự trữ liên bang Mỹ đã đưa ra quy định về việc cho vay tối đa là 50% giá trị chứng khoán được mua (theo quy định U). Tuy nhiên để hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường vốn đối với các doanh nghiệp nhỏ, Cục dự trữ liên bang Mỹ đã ban hành quy định mới vào tháng 12/1997-Có hiệu lực từ 1/4/1998. Cho phép ngân hàng được quyền cho vay tới 100% tổng giá trị chứng khoán được mua của công ty nhỏ có đăng ký trên NASDAQ. 3.3.5.Cho vay kinh doanh bán lẻ Các ngân hàng hỗ trợ người tiêu dùng trong việc mua trả góp xe máy , đồ dùng gia đình nội thất và các hàng hoá lâu bền khác bằng cách tài trợ cho các khoản phỉa thu mà người bán hàng hoá này sẽ nhận đựoc khi họ ký hợp đồng bán hàng trả góp. Hợp đồng trả góp sẽ đựơc ngân hàng của người bán kẻ xem xét. Nếu đáp ứng các yêu cầu tín dụng, ngân hàng sẽ mua những hợp đồng này với một mức lãi suất thay đổi tuỳ theo chất lượng tín dụng người vay vốn, chất lượng của vật thế chấp và thời gian của mỗi khoản vay. Đối với những người kinh doanh mô tô, ti vi, đồ nội thất và các hàng hoá lâu bền khác, ngân hàng có thể đồng ý tài trợ toàn bộ dự trữ tồ kho thông qua việc xác định kế hoạch sàn. Ngân hàng sẽ cấp tìn dụng cho người bán kẻ để họ có thể yêu cầu hãng sản xuất chuyển hàng. Lúc đầu hầu hết cáckhoản vay như vậy có kỳ hạn 90 ngàyvà sau đó có thể được tái gia hạn với thời gian một tháng hay vài tháng. Để có đươcj khoản tín dụng này, người bán lẻ phải ký hợp đồng đảm bảo an toàn cho phép ngân hàng có quyền sở hữu hàng hoá trong trường hợp họ không thể thanh toán khoản vay. Sau đó, Nhà sản xuất sẽ có thể chuyển hàng cho người bán lẻ và gửi hoá đơn thanh toán cho ngân hàng. Định kỳ, ngân hàng sẽ cử cán bộ tới kiểm tra hàng hoá trong kho của người bán lẻ để xác định lượng hàng hoá đã được bán và lượng hàng tồn kho.Sau khi bán được hàng hoá, người bán lẻ sẽ gửi séc tới ngân hàng để thanh toán dầnkhoản nợ cho ngân hàng (được hiểu như một thoả thuận “trả tiền khi bán được hàng”). Nếu cán bộ ngân hàng xác định thấy bất lỳ một hàng hoá nào đã được bán mà ngân hàng không nhận được tiền thanh toán (được hiểu như là “bán lận”) thì cán bộ ngân hàng sẽ phải yêu cầu người bán lẻ viết ngay séc trả tiền cho số hàng hoá đó. Nếu người bán lẻ không thanh toán được, ngân hàng có thể buộc phải thu hồi hàng và trả một phần hoặc toàn không thanh toán được, ngân hàng có thể buộc phải thu hồi hàng và trả lại một phần hoăc toàn bộ số hàng đó cho nhà sản xuất để thu hồi số vốn vay.Hợp đồng kế hoạch sàn thường bao gồm một khoản dự phòng tổn thất tín dụng, tích luỹ từ các khoản lãi thu được khi người vay trả tiền.Quy mô của quỹ dự phòng sẽ giảm nếu có bất cứ khoản vay nào không được giảm trừ một phần số lãi của hợp đồng trả góp. 3.3.6.Cho vay trên tài sản Trong những năm gần đây, các khoản cho vay trên tài sản là khoản tín dụng được bảo đảm bằng các tài sản ngắn hạn của hãng, được dự tính sẽ chuyển thành tiền mặt trong tương lai, ngày càng nhiều một tỷ trọng lớn trong tổng cho vay ngắn hạn. Tài sản chủ yếu được dùng để đảm bảo cho các khoản vay bao gồm các khoản phải thu, nguyên vật liệu hoặc thành phẩm tồn kho. Ngân hàng cho vay theo một tỷ lệ phần trăm nhất định trên giá trị ghi sổ của tài khoản phải thu hoặc trên giá trị hàng tồn kho. Đối với hầu hết những khoản cho vay được thế chấp bằng các khoản phải thu hay hàng tồn kho, doanh nghiệp đi vay vẫn có quyền sở hữu đối với tài sản.Tuy nhiên, đôi khi quyền sở hữu cũng được chuyển sang cho ngân hàng để hạn chế rủi ro khi một số khoản nợ không được thanh toán như dự tính. Do ngân hàng phải gánh chịu hoàn toàn các chi phí phát sinh thêm và rủi ro của khoản cho vay bao thanh toán nên ngân hàng thường đưa ra mức lãi suất chiết khấu cao hơn và cho doanh nghiệp vay ít hơn giá trị ghi sổ của các khoản phải thu. 3.4.Vai trò của cho vay kinh doanh ngắn hạn Cho vay kinh doanh ngắn hạn có vai trò rất quan trọng tron đời sống kinh tế, xã hội. Đây là nguồn vốn lớn của nền kinh tế. Nguồn vốn ngắn hạn vay NHTM đã góp phần ổn định, duy trì và mở rộng sản xuất đối với doanh nghiệp, nâng cao đời sống của các cá nhân, là cơ sở cho một nền kinh tế ổn định và phát triển. Cho vay kinh doanh ngắn hạn có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng,trong đó ngân hàng bản thân cũng là một doanh nghiệp. 3.4.1. Đối với nền kinh tế Là một trung gian tài chính, NHTM là nơi tập trung tích tụ vốn và phân bổ đầu tư có hiệu quả trong nền kinh tế. Cho vay là một hoạt động mang tính chất đầu tư cho nền kinh tế của NHTM. Trong khi thị trường chứng khoán, các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng như công ty bảo hiểm, công ty tài chính, các quỹ đầu tư…là chủ yếu trong việc đưa vốn trung và dài hạn vào nền kinh tế thì kênh dẫn vốn ngắn hạn lại chủ yếu là NHTM. Thị trường tiền tệ với trung gian tài chính là NHTM luôn là nơi cung cấp nguồn vốn rất lớn. 3.4.2. Đối với doanh nghiệp -Cho vay kinh doanh ngắn hạn là nguồn bổ sung kịp thời cho các nhu cầu về vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. Nguồn vốn này giúp các doanh nghiệp tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh hoặc giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn tạm thời về tài chính. Trong nhiều trường hợp, vay vốn ngân hàng còn là giải pháp nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt kịp những cơ hội kinh doanh, tận dụng được thời cơ phát triển sản xuất. -Cho vay kinh doan ngắn hạn là yếu tố kích thích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các điều kiện cho vay ngăn hạn tạo áp, lực buộc doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Đối với doanh nghiệp lớn thì phần lớn vốn lưu động đều vay ngân hàng dưới hình thức cho vay ngắn hạn ứng trước nhằm đáp ứng các cơ hội kinh doanh. Do tính chất của cho vay ứng trước là doanh nghiệp phải trả lãi trên toàn bộ dư nợ, kể cả phần dư nợ chưa sử dụng đến, cho nên bắt buộc doanh nghiệp phải quay vòng vốn. Chương II:Thực trạng và giải pháp cho vay kinh doanh ngắn hạn ở ngân hàng Eximbank Hà Nội I.Giới thiệu về ngân hàng EXIMBANK Hà Nội 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Eximbank Hà Nội 1.1.1.Tổng quan về ngân hàng Eximbank Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của chủ tịch hội đồng bộ trưởng với tên gọi đầu tiên là ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam(Việt Nam Export Import Bank),Là một trong những ngân hàng cổ phần thương mại đầu tiên của Việt Nam.Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990.Ngày 06/04/1992 Thống đốc ngân hàng nhà nước kí giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint-Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến tháng 12 năm 2006 vốn điều lệ của Eximbank là 1.212.371.000.000 đồng VN. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 26 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, và TP.HCM. Đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 640 ngân hàng ở trên 65 quốc gia trên thế giới Eximbank cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một ngân hàng tầm cỡ quốc tế,như: Tiết kiệm tiền gửi, tín dụng bảo lãnh, thanh toán quốc tế-chiết khấu chứng từ ,dịch vụ tài chính - du họ, kinh doanh ngoại tệ ,thẻ tín dụng,và các dịch vụ ngân hàng khác: Ngân quỹ, tư vấn tài chính tiền tệ, dịch vụ địa ốc, truy vấn tài khoản, dịch vụ chuyển tiền, Home banking, telephone-banking, SMS banking… Eximbank không ngừng đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại,tiếp cận với các sản phẩm tài chính hiện đại trên thế giới. Eximbank có một hệ thống mạng lưới rộng khắp các vùng địa lý tại 64 quốc gia trên thế giới , Eximbank là cầu nối ,mở đường kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác trên thế giới . Ngoài ra , Eximbank còn là ngân hàng TMCP hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ . Eximbank đã triển khai các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ cho khách hàng như mua bán giao ngay (spot),mua bán kỳ hạn (forward),hoán đổi (swap),và quyền lựa chọn tiền tệ (option).Ngoài ra ,khả năng cạnh tranh của Eximbank còn thể hiện ở lĩnh vực thanh toán quốc tế ,tài trợ xuất khẩu,và nghiệp vụ thẻ. Eximbank là ngân hàng TMCP đầu tiên được chọn tham gia “Hệ thống thanh toán và hiện đại hoá ngân hàng “ do ngân hàng Nhà Nước Việt Nam tổ chức với sự tài trợ của Ngân hàng thế Giới .Dự án Hợp Tác Đức _Việt (GTZ )cũng đang hợp tác ,hỗ trợ Eximbank trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ.Ngoài ra các ngân hàng đại lý như Wachovia,Credit Suisse…cũng chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về mặt chuyên môn cho Eximbank thông qua các hội thảo ngắn ngày.Hiện tại , Eximbank là thành viên chính thức về mặt chuyên môn cho Eximbank thông qua các MasterCard International,Visa International,Hiệp Hội Ngân Hàng Việt Nam,Hiệp Hội các định chế tài trợ và phát triển khu vực Đông Nam Á –Thái Bình Dương(ADFIAP),và là thành viên thường trực của hiệp hội Ngân hàng Châu Á(ABA). 1.1.2.Quá trình hình thành của ngân hàng Eximbank Hà Nội Chi nhánh Eximbank Hà Nội là một trong những chi nhánh đầu tiên được thành lậo theo giấy chấp thuận số 0002 ngày 22/09/1992 của NHNN và theo giấy phép đặt tại văn phòng chi nhánh số 00503/GP-UB của UBND thành phố Hà Nội.Tháng 11/1992 Eximbank Hà Nội bắt đầu đi vào hoạt động tại địa điểm tạm thời 66B Trần Hưng Đạo,nay có trụ sở chính đặt tại 19 phố Trần Hưng Đạo,Quận Hoàn Kiếm,Hà Nội.Ngoài trụ sở chính hiện nay , Eximbank Hà Nội còn có các chi nhánh cấp II là Chi nhánh Láng Hạ tại 54 K1 Thành Công ,Quận Ba Đình ,Hà Nội.Chi Nhánh Hai Bà Trưng tại 384 Bạch Mai ,Quận Hai Bà Trưng ,Hà Nội.Chi nhán Long Biên Tại 562 Nguyễn Văn Cừ,Quận Long Biên,Hà Nội. Eximbank chi nhánhHà Nội có : Trụ sở :Số 19,phố Trần Hưng Đạo,Quận Hoàn Kiếm ,Hà Nội. Fax: (84.4)826 7798 Telex: 411308 EIBHN VT SWIFT:EBVIVN2X Wesbite:http:// eximbank.com.vn Cũng như Ngân hàng chính , Eximbank Hà Nội là đơn vị chuyên doanh về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ sản xuất chế biến hàng xuất khẩu và kinh doanh xuất khẩu , đồng thời trong xu hướng xây dựng Eximbank trở thành một ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ , đa năng ,hiện đại kết hợp tài trợ xuất nhập khẩu, Eximbank Hà Nội đã thực hiện tốt công tác phục vụ khách hàng khu vực phía Bắc ,hỗ trợ hoạt động của Eximbank tại hội sở chính và các chi nhánh khác trong cùng hệ thống.hoạt động kinh doanh ngân hàng hiệu quả làm tăng vốn cho hệ thống. 1.1.3.Quá trình phát triển của ngân hàng Eximbank Hà Nội Từ năm 1992-2000 là quá trình xây dựng và tăng trưởng của ngân hàng,quá trình này ngân hàng mới được thành lập nên gặp nhiều khó khăn,tuy nhiên vào giai đoạn này ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu và phát triển khá mạnh. Đến năm 2001-2002 ngân hàng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt do tỷ lệ nợ quá hạn rất cao ,và thời gian dài không có lãi .Trong hoàn cảnh khó khăn đó ,ngân hàng đã có những giải pháp hợp lý ,kiên trì để vượt qua sóng gió. Năm 2003, Eximbank đã phát hành cổ phiếu ,cơ cấu lại nguồn vốn tăng năng lực tài chính và nâng hệ số an toàn vốn từ 7,16% đến 10,02%,nhưng đồng thời cũng tạo áp lực nặng nề từ phía các cổ đông muốn chia cổ tức .Các chi nhánh được chỉ đạo phải tự cân đối nợ, có thể mở rộng quy mô nhưng phải tiết kiệm chi phí,tăng hiệu suất lao động.Toàn ngân hàng quyết tâm vượt khó khăn này. Cùng tham gia xử lý nợ với Eximbank có các chuyên gia của ngân hàng Nhà Nước và ngành ngân hàng . Quý ba năm 2004, công ty mua bán nợ Bộ Tài chính đã mua một số khoản nợ có thế chấp của Eximbank, giúp giảm gánh nặng cho ngân hàng. Việc xử lý nợ là cần thiết nhưng việc kinh doanh không thể ngừng lại. Eximbank đã nỗ lực phát triển thế mạnh của mình là mảng thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ ,lấy lại niềm tin nơi khách hàng. Eximbank đã tạo ra được những dịch vụ mới mạng tính riêng biệt với giá hấp giẫn ,chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao .Từ năm 2001 ,ngân hàng đã có lãi nhưng tất cả đều trích dự phòng rủi ro. Đến năm 2005,lợi nhuận trước thuế của ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5555.doc