LỜI NÓI ĐẦU
Trong năm 2007, Việt Nam mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, trải qua bước ngoặt lớn là trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade of Organization). Nền kinh tế Việt Nam chuyển sang một trang mới, cùng theo đó, hoạt động ngân hàng cũng phát triển một bước mạnh mẽ. Nhiều ngân hàng mới được thành lập, hoạt động ngân hàng sôi động chưa từng có
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự phát triển của một nền kinh tế gắn liền với hoạt
59 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Trần Phú, Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động ngân hàng, một quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh có nghĩa là ngành ngân hàng nước đó phát triển mạnh. Nhờ có các ngân hàng thương mại mà nguồn vốn trong nền kinh tế được dịch chuyển từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, có vậy mọi hoạt động kinh tế được diễn ra trôi chảy hơn.
Ngân hàng có được vốn từ nền kinh tế từ các hoạt động huy động vốn, và phải trả cho người gửi tiền những khoản lãi là chi phí, các khoản thu mang lại doanh thu lớn nhất của ngân hàng để bù đắp lại các khoản chi phí phải bỏ ra đó là hoạt động cho vay. Sự phát triển với tốc độ chóng mặt của nền kinh tế làm cho đồng nghĩa với nhu cầu vốn trong thị trường ngày càng tăng, các DNVVN mang lại một phần rất quan trọng trong đóng góp thu nhập quốc nội, tuy nhiên, việc cho vay đối với các DNVVN của các ngân hàng thương mại còn có nhiều hạn chế cần khắc phục. Hiện nay, DNVVN chiếm đại đa số các DN ở Việt Nam, họ đang đứng trước những thách thức lớn: cạnh tranh, thị trường, giá cả không ổn định... Tất cả những nguyên nhân đó khiến cho các DNVVN bắt buộc phải nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, họ phải tìm tới ngân hàng để có lượng vốn cần cho mở rộng, nâng cao sản xuất kinh doanh.
Nhận thức được rõ ràng tầm quan trọng các DNVVN trong giai phát triển hiện nay của nền kinh tế, là người đứng ra cung cấp vốn giúp đỡ các DNVVN hoạt động sản xuất kinh doanh, các ngân hàng thương mại nhận thấy rằng các DNVVN cần được tập trung chú ý nhiều hơn và phải có một định hướng rõ ràng đối với các đối tượng khách hàng đầy tiềm năng này.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ( NHNo& PTNT VN) là ngân hàng lớn nhất tại nước ta hiện nay với lượng vốn và các chi nhánh lớn nhất. Hệ thống các chi nhánh của
NHNo& PTNT VN có mặt trên khắp các tỉnh thành thậm chí tới các huyện, thị xã của đất nước vừa thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nước, vưa thực hiện khác nữa là thực hiện các chính sách phát triển xã hội. Chi nhánh NHNo&PTNT Trần Phú là một chi nhánh thuộc hệ thống NHNo nằm trên địa bàn Hải Phòng. Cùng nhận thức được vai trò quan trọng của DNVVN, hơn nữa tại Hải Phòng có một số lượng lớn các DNVVN và những hạn chế của vấn đề cho vay đỗi với các DNVVN của chi nhánh, cùng với những kiến thức trang bị được trong quá trình thực tập tại ngân hàng, em quyết định chọn đề tài: “Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NHNo&PTNT Trần Phú, Hải Phòng” là đề tài chuyên đề tốt nghiệp.
BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay của NHTM đối với các DNVVN
Chương 2: Thực trạng cho vay các DNVVN tại chi nhánh NHNo& PTNT Trần Phú
Chương 3: Giải pháp đối với việc mở rộng cho vay đối với các DNVVN của chi nhánh NH Trần Phú
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM ĐỐI VỚI CÁC DNVVN
1.1. Hoạt động cho vay của các NHTM
1.1.1. Khái niệm về NHTM:
Theo quan điểm của K. Marx, ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.
Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì quy định rằng: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Ngân hàng bắt nguồn từ một công việc đơn giản là giữ các đồ vật quý cho những người sở hữu nó tránh mất mát, đổi lại người chủ sở hữu phải trả cho người cầm giữ hộ một khoản tiền công. Khi xã hội phát triển, thương mại phát triển, nhu cầu về tiền ngày càng lớn thì ngân hàng trở thành nơi giữ tiền cho những người có tiền và cung cấp tiền cho những người cần tiền. Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, sẽ huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và dùng chính tiền đó cho các cá nhân và tổ chức vay lại, và rất hiếm khi có tình trạng cùng một lúc tất cả chủ tiền gửi đến đòi nợ ngân hàng, đó chính là nguyên tắc cơ bản đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng. Căn cứ vào chức năng, ngân hàng được chia làm hai loại: ngân hàng thương mại và ngân hang nuớc.
Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt đó là "vốn- tiền", trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của ngân hàng thương mại.. Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội. Khác hẳn với ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước (ngân hàng Trung ương) không hoạt động vì mục đích lợi nhuận và cũng không kinh doanh tiền tệ. Mỗi một quốc gia chỉ có một ngân hàng Nhà nước duy nhất, có thể gọi là ngân hàng mẹ có chức năng phát hành tiền, quản lý, thực thi và giám sát các chính sách tiền tệ; và có rất nhiều ngân hàng thương mại, có thể coi là các ngân hàng con có chức năng thực hiện lưu chuyển tiền trong nền kinh tế. Trong trường hợp ngân hàng thương mại đứng trên bờ vực phá sản, ngân hàng Trung ương sẽ là nguồn cấp vốn cuối cùng mà ngân hàng thương mại tìm đến.
Trong ngân hàng thương mại, tiền huy động được của người gửi gọi là tài sản "nợ", tiền cho công ty và các cá nhân vay cũng như tiền gửi ở các ngân hàng khác và số trái phiếu ngân hàng sở hữu gọi là tài sản "có" của ngân hàng. Phần chênh lệch giữa số tiền huy động được và số tiền đem cho vay, gủi ngân hàng và mua trái phiếu gọi là vốn tự có. Phần tài sản có tính thanh khoản cao được giữ để đề phòng trường hợp tiền gửi vào ngân hàng bị rút đột ngột gọi là tỉ lệ dự trữ của ngân hàng. Toàn bộ số vốn của ngân hàng được chia làm hai loại vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Vốn cấp 1 còn gọi là vốn nòng cốt, về cơ bản bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận không chia và các quỹ dự trữ lập trên cơ sở trích từ lợi nhuận của tổ chức như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển. Vốn cấp 2 bao gồm: phần giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản của tổ chức, nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên ngoài (như trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và một số công cụ nợ khác). Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, ngân hàng thương mại thực sự đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trường còn non yếu.
Tóm lại có thể nói rằng: Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng- đặc biệt là tiết kiệm, tín dụng, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
1.1.2. Các hoạt động của NHTM
1.1.2.1.Hoạt động huy động vốn
Bản chất của hoạt động ngân hàng là kinh doanh tiền tệ. Muốn kinh doanh được tiền tệ, ngân hàng phải tìm cách có được trong tay lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế qua các khoản tiết kiệm, từ đó mà một lượng tiền lớn được tập trung lại trong ngân hàng, các hoạt động làm xuất hiện được một lượng tiền lớn trong tay để sử dụng chính là các hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Huy động vốn, một hoạt đông tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn huy động được của ngân hàng thương mại được chia thành: vốn chủ sở hữu và vốn nợ.
Vốn chủ sở hữu chính là nguồn vốn mà thuộc quyền sở hữu của ngân hàng, được đem ra sử dụng cùng với nguồn vốn huy động được. Nó thuộc về một hoặc một số những người thành lập nên ngân hàng thương mại. Trên thực tế, lượng vốn này chiếm tỷ lệ rất ít so với lượng vốn mà ngân hàng có được trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình, nó chỉ chiếm khoảng 10% so với tổng nguồn vốn mà ngân hàng có được. Vốn chủ sở hữu được quy định cho mỗi ngân hàng trong hệ thống pháp luật mỗi quốc gia, nó được xem như một minh chứng cho khả năng tài chính của ngân hàng. Một tổ chức có đủ tư cách để trở thành một ngân hàng hoạt động trong hệ thống ngân hàng một quốc gia khi và chỉ khi đáp ứng được lượng vốn chủ sở hữu nhất định được quy định trong hệ thống pháp luật kinh tế của quốc gia đó. Ở Việt Nam hiện nay, lượng vốn chủ sở hữu nhất định mà một tổ chức cần đáp ứng đủ để trở thành một ngân hàng thương mại là 3000 tỷ đồng.
Vốn nợ, là nguồn vốn chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại để sử dụng kinh doanh. Ở Việt Nam, theo luật các tổ chức tín dụng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với các ngân hàng thương mại là 10%, chỉ riêng NHNo&PTNT Việt Nam là 8%, tức là nguồn vốn này có thể chiếm tới 90% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Vốn nợ bao gồm có: Tiền gửi của các chủ thể kinh tế, tiền vay và nguồn vốn nợ khác.
Tiền gửi của các chủ thể trong nền kinh tề gồm các loại như tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của dân cư… Nguồn vốn này mang lại lượng vốn lớn nhất cho ngân hàng thương mai. Trong nền kinh tế, một số các chủ thể kinh tế nắm trong tay những lượng tiền nhàn rỗi và họ nhận thấy rằng nắm giữ lượng tiền này trong tay không mang lại được lợi ích gì cho họ, cũng có thể họ có những nhu cầu nhờ chi đối với ngân hàng để thuận tiện cho hoạt động của mình nên họ quyết định mang số tiền đó tới ngân hàng nhờ giữ hộ và còn để nhận được một khoản tiền khác mà ngân hàng nhận gửi thưởng cho họ vì đã sẵn sàng chuyển quyền sử dụng lượng tiền đó cho ngân hàng. Vốn nợ là nguồn vốn lớn nhất của ngân hàng và tiền gửi chính là vốn lớn nhất trong các vốn nợ mà ngân hàng có được.
Các khoản tiền vay cũng mang lại được nguồn vốn cho ngân hàng thương mại hoạt động, ngân hàng có thể vay tiền ngân hàng trung ương bằng cách chiết khầu hoặc tái chiết khấu thương phiếu. Các thương phiếu đã được ngân hàng chiết khấu (hoặc tái chiết khấu) trỏ thành tài sản của họ. Khi cần tiền, ngân hàng mang những thương phiếu này tới ngân hàng nhà nước tái chiết khấu lại, như vậy trong ngắn hạn làm cho lượng tiến mặt trong két của ngân hàng thương mại tăng lên đồng nghĩa với thương phiếu của họ cũng giảm đi. Cũng có thể ngân hàng thương mại vay các tổ chức tín dụng khác trong thị trường liên ngân hàng tuy nhiên việc đi vay các tổ chức tín dụng khác thường ít được áp dụng hơn do chi phí của các khoản vay này cao hơn là vay ngân hàng trung ương. Nếu vay các ngân hàng khác thì dự trữ của ngân hàng thiếu vốn đi vay sẽ tăng lên và ngược lại với ngân hàng thừa vốn cho vay trong ngắn hạn. Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn đi vay trên thị trường vốn bằng cách phát hành các loại giấy nợ( kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn. Nhờ vậy mà các nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng có thể tăng lên đảm bảo.
Các vốn nợ khác được hình thành từ các hoạt động như: quản lý hộ tài sản, ủy thác thanh toán, nguồn trong thanh toán và các nguồn khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả…Trong quá trình hoạt động, ngân hàng có thể nhận được những khoản ủy thác đầu tư, ủy thác giải ngân, ủy thác chi hộ … từ các chủ thể trong nền kinh tế làm cho nguồn vốn nợ của ngân hàng tăng lên; nguồn vốn nợ cũng có thể tăng lên nhờ nguồn trong thanh toán như khoản tiền ký quỹ trong thanh toán L/C…
1.1.2.2. Hoạt động tín dụng
Ngân hàng tồn tại và phát triển được là nhờ nguồn lợi tức kiếm được qua hoạt động kinh doanh tiền tệ, muốn có được lợi tức, ngân hàng cần đưa nguồn vốn của mình ra sử dụng trong các hoạt động tín dụng của mình. Tín dụng là là quan hệ vay mượn, gồm cả cho vay và đi vay, là hoạt động sinh lời nhất của ngân hàng thương mại, song cũng là hoạt động mang nhiểu rủi ro nhất. Theo luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại điều 49 có ghi: “Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của ngân hàng nhà nước”.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại được thực hiện rất đa dạng với nhiều phương thức tín dụng khác nhau. các hoạt động tín dụng được chia thành 5 hoạt động chính: Chiết khấu thương phiếu, cho vay, và đầu tư.
Chiết khấu thương phiếu là hoạt động ngân hàng chi ra khoản tiền tương ứng với giá tri số tiền ghi trên thương phiếu tính đến thời điểm chiết khấu. Quá trình trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể kinh tế có xuất hiện các quan hệ mua bán chịu, quan hệ mua bán chịu này được bên mua cam kết trả cho bên bán qua thương phiếu và khi thương phiếu xuất hiện đồng nghĩa với việc người mua phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền mà anh ta mua chịu. Người bán (hoặc người thụ hưởng) có thể giữ thương phiếu đến hạn để đòi tiền người mua (hoặc người phải trả) hoặc mang đến ngân hàng để xin chiết khấu trước hạn.
Cho vay là việc mà ngân hàng sẽ đưa cho khách hàng một khoản tiền với cam kết hoàn trả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Cho vay là một hoạt động rất quan trọng của tín dụng. Ngân hàng không thể huy động vốn rồi để yên đó mà phải làm cho số vốn đó sinh lãi. NHTM có nhiều hoạt động để tạo ra lợi nhuận nhưng cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu nhất. Có thể khẳng định là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu và mang tính lâu dài của ngân hàng trong các hoạt động tín dụng. Hoạt động cho vay của ngân hàng được chia thành nhiều phương thức khác nhau, tương ứng phù hợp với các nhu cầu khác nhau của khách hàng. nhu cho vay thấu chi, cho vay trực tiếp từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay luân chuyển...
Một hoạt động tín dụng khác nữa của NHTM là đầu tư. Đầu tư là một đơn vị kinh doanh tiền tệ cho nên NHTM là người nắm vững những thông tin cũng như tình hình kinh tế rõ nhất nên có thể nói các NHTM là người đầu tư có hiệu quả nhất. Với những hiểu biết của mình về các dự án đầu tư cùng với chuyên môn ngân hàng của mình, ngân hàng có khả năng tính toán và thực hiện các dự án mang lại lợi nhuận ở mức cao nhất. Các NHTM thường dùng vốn sở hữu của ngân hàng và các vốn dài hạn để đầu tư vào các công ty liên doanh, các dự án…; trở thành cổ đông của công ty cổ phần. Ở Việt Nam thì các NHTM chỉ được nắm giữ dưới 10% cổ phiếu của công ty từ đó, ngân hàng sẽ được hưởng phần lợi nhuận từ lợi nhuận của công ty.
1.1.2.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán
Theo nghị định 64/2001/NĐ-CP của chính phủ thì “Hoạt động thanh toán là việc mở tài khoản, thực hiện dịch vụ thanh toán, tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và việc mở tài khoản, sử dụng dịch vụ thanh toán của người sử dụng dịch vụ thanh toán”, trong đó :”Người sử dụng dịch vụ thanh toán là tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”.
Ngoài việc gửi tiền vào ngân hàng với mục đích nhò ngân hàng bảo quản, để giúp cho các hoạt động của mình được nhanh chóng, các khách hàng còn gửi tiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàng thanh toán hộ các giao dịch kinh tế của mình. Hiện nay, người ta đã nhận thức được sự an toàn, nhanh chóng, chính xác và tính tiết kiệm của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong các giao dịch, do đó, các hoạt động thanh toán ngày càng phát triển. Nền kinh tế thế giới tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, các hoạt động thương mại quốc tế giữa các quốc gia diễn ra ngày càng sôi động hơn, rất cần tiết kiệm thời gian và chi phí nên ngân hàng không chỉ thực hiện thanh toán trong nước mà còn thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế. Chính nhờ vậy nguồn vốn không chỉ được lưu thông trong nước mà còn mở rộng lưu thông giữa các quốc gia một cách trôi chảy.
1.1.2.4. Hoạt động ngân quỹ
Không chỉ nhận giữ tiền cho các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại còn cung cấp một dịch vụ khác cho các doanh nghiệp đi đôi với việc giữ tiền hộ đó là quản lý ngân quỹ. Nắm trong tay các khoản tiền gửi lớn của các khách hàng khác nhau, vì vậy, khả năng quản lý ngân quỹ của ngân hàng là rất tốt. Ngân hàng đứng ra thực hiện các hoạt động thu chi ngân quỹ cho doanh nghiệp để được hưởng hoa hồng, đồng thời, các doanh nghiệp cũng hoạt động trôi chảy hơn trong tâm trạng hoàn toàn yên tâm vì năng lực quản lý quỹ của ngân hàng. Nắm giữ quỹ của khách hàng, ngân hàng cũng không để các quỹ này trở nến “lười”, ngân hàng có thể mang các khoản tiền này đầu tư cho đến khi các khách hàng cần tiền thanh toán.
1.1.2.5. Các hoạt động khác
Ngoài các hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và hoạt động ngân quỹ ra, ngân hàng thương mại còn thực hiện một số hoạt động khác như: góp vốn mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hội, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh bảo hiểm, thực hiện nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác…Các khoản mục kinh doanh này đều là những hoạt động có khả năng mang lại thêm lợi nhuận khá lớn cho ngân hàng.
Ngân hàng thực hiện kinh doanh ngoại hối ngay từ thời kỳ đầu tiên hình thành nên ngành ngân hàng, ngân hàng cũng thực hiện quản lý tài sản thậm chí quản lý luôn tài chính giúp cho khách hàng. Họ sẵn sàng tư vấn tài chính cho khách hàng nhờ nắm trong tay những chuyên gia về tài chính và cũng là một chủ thể tin cậy để khách hàng ủy thác các trách nhiệm có liên quan đến tài chính tiền tệ.
1.1.3. Hoạt động cho vay của các NHTM
Cho vay là một chức năng kinh tế quan trọng không thể thiếu trong hoạt động của ngân hàng, được hiểu là một hình thức cấp tín dụng, một hoạt động chủ yếu mang lại doanh thu cho ngân hàng, theo đó ngân hàng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo sức sống cho nền kinh tế, các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra trôi chảy, thông qua các khoản cho vay của ngân hàng, thị trường sẽ có thêm thông tin về chất lượng tín dụng của từng khách hàng.
Theo cách chung nhất, có thể phân chia hoạt động cho vay của ngân hàng thành 3 loại đặc trưng là: Cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng và cho vay bằng đầu tư dự án. Các hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng được đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của khách hàng cả về số lượng và hình thức.
Lợi nhuận luôn đi đôi với rủi ro, rủi ro cao dẫn đến lợi nhuận cao và ngược lại, mỗi một khoản cho vay đều mang trong nó một rủi ro nhất định. Cho vay chính là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng nhưng cũng là hoạt động mang tính rủi ro cao mà ngân hàng phải gánh chịu. Lợi nhuận mà ngân hàng kiếm được từ hoạt động cho vay chính là phần thưởng cho việc gánh chịu những rủi ro đó.
1.2. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.1. Khái niệm về DNVVN
Doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu theo nghĩa thông thường là những cơ sở sản xuất kinh doanh tương đối nhỏ với quy mô không lớn lắm. Tuy nhiên, khó có thể nói chính xác thế nào là quy mô nhỏ, không lớn lắm thì có rất nhiều ý kiến khác nhau giữa các nhà kinh tế trong và ngoài nước. Nhìn chung để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ người ta thường căn cứ vào các tiêu thức: Tăng số vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, giá trị tài sản cố định, số lao động được sử dụng thường xuyên, giá trị bằng tiền của sản phÈm, dịch vụ hoặc lợi nhuận....Trên cơ sở đó mỗi nước có một sự lựa chọn tiêu thức khác nhau ®Ó ®a ra doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngày 23/11/2001 chính phủ đã ban hành nghị định 90/NĐ-CP/2001 về “Trợ giúp phát triÓn doanh nghiệp vừa và nhỏ”.Theo nghị định này thì định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ được đưa ra như sau:“Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ së sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo phương pháp hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình hình kinh tế xã héi cụ thÓ của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình hỗ trợ giúp có thÓ linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên”.
1.2.2. Đặc điểm của DNVVN
1.1.2.1. Ưu điểm của các DNVVN hiện nay
Trong nền kinh tế của một quốc gia, hệ thống các doanh nghiệp đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển và tăng trưởng. Hệ thống các doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp lớn, các DNVVN. Mỗi loại doanh nghiệp đó đều có những điểm mạnh, những khó khăn của mình trong quá trình hoạt động. Các doanh nghiệp lớn họ gặp nhiều những khó khăn về mức độ rủi ro; bất lợi về quy mô dẫn đến khả năng thay đổi mẫu mã sản phẩm, khả năng đa dạng hóa đầu tư, kinh phí cao, kênh phân phối, khả năng xâm nhập thị trường; hạn hẹp trong các lĩnh vực kinh doanh; cồng kềnh về mô hình tổ chức; khả năng hợp tác kém. Nếu như ở các doanh nghiệp khó khăn như vậy thì ở các DNVVN họ lại có những lợi thế về những mặt đó và đang ngày càng phát huy được những thế mạnh đó của mình.
Các DNVVN bắt đầu hoạt động chỉ cần lượng vốn đầu tư ban đầu ít, khả năng thu hồi vốn nhanh.
Để cho một doanh nghiệp lớn đi vào hoạt động được thì cần lượng vốn đầu tư ban đầu rất lớn, mặt khác các doanh nghiệp lớn chu kỳ sản xuất kinh doanh thường dài, khả năng thu hồi vốn chậm, rủi ro lớn. Trong khi đó đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chỉ cần lượng vốn ít hơn. Ngoài ra, với quy mô vừa, nhỏ nên các doanh nghiệp chỉ đa số là sản xuất các mặt hàng có khả năng thu hồi vốn nhanh, giảm thiểu được rủi ro do thời gian sản xuất ngắn. Đây chính là lợi thế cho các DNVVN khi vay vốn tại các ngân hàng. Các ngân hàng khi thực hiện cho vay họ thường phải xem xét kĩ những khoản vay và đặc biệt khả năng thu hồi vốn nhanh, giảm thiểu được rủi ro do thời gian sản xuất ngắn sẽ đóng góp một phần cho quyết định cho vay của ngân hàng.
Tổ chức sản xuất, bộ máy quản lý các DNVVN gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí.
Với số lượng lao động không nhiều, việc tổ chức bộ máy cũng như bộ máy quản lý trong các DNVVN tương đối gọn, không có nhiều các khâu trung gian. Điều này làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, những chính sách nhanh chóng được phổ biến đến người lao động. Vì thế, công tác kiểm tra, giám sát được tiến hành một cách chặt chẽ, không phải qua nhiều khâu trung gian, tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp.
Mỗi quan hệ giữa người quản lý và lao động trong DNVVN tương đối chặt chẽ.
Do quy mô của DNVVN là không lớn nên trong doanh nghiệp người lãnh đạo có thể nắm bắt được trình độ, chuyên môn và đời sống cũng như những tâm tư nguyện vọng của mọi thành viên trong doanh nghiệp thông qua việc trao đổi nói chuyện trực tiếp giữa công nhân và lãnh đạo. Từ đó, người lãnh đạo có thể có những sắp xếp, bố trí công việc cho phù hợp với chuyên môn và khả năng của từng người.
Các DNVVN có tính năng động cao.
Các chủ doanh nghiệp có đủ những khả năng nhất định như quyền tự chủ, sự đam mê công việc, không quản ngại khó khăn, vất vả để thành đạt. Nhiều chủ doanh nghiệp là những người can đảm có gan làm giàu điều đó có thể giúp họ phát huy được tính sáng tạo của bản thân họ để bươn trải trong nền kinh tế thị trường. Đã có rất nhiều người từ mọi tầng lớp trong xã hội như công nhân, nông dân, tri thức, công chức, phục viên… ra nhập vào hàng ngũ DNVVN và đã có rất nhiều người thành đạt.
DNVVN dễ đổi mới thiết bị, công nghệ và đối tượng kinh doanh.
Do vốn đầu tư nhỏ, vốn thiết bị không lớn nên khi muốn nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành họ có thể sẵn sàng thay thế công nghệ cũ bằng công nghệ mới. Với mặt hàng sản xuất kinh doanh, nếu thấy thị trường có lợi họ sẽ nhanh chóng hướng vào đó, ngược lại họ sẽ chuyển hướng nếu điều kiện thị trường bất lợi. Đối phó với những biến động đó các DNVVN có tính thích ứng cao hơn so với các doanh nghiệp lớn.
DNVVN có tinh thần tự lực tự cường cao
Số lượng doanh nghiệp quá lớn, nhà nước không thể kiểm soát chắt chẽ được hết cũng như khổng thể quan tâm hay có những tài trợ dễ dàng. Do vậy mà buộc các doanh nghiệp phải nâng cao tinh thần tự chủ, đi lên trong cạnh tranh.
Những điểm mạnh đó của các DNVVN đã và đang là lợi thế của họ và với lợi thế đó họ dễ dàng hơn tiếp cận với các nguồn vốn của ngân hàng.
1.1.2.2. Hạn chế của các DNVVN hiện nay
Tuy đang trong tốc độ tăng trưởng và phát triển cao như vậy, các DNVVN cũng gặp không ít khó khăn:
Năng lực quản lý và tay nghề công nhân còn hạn chế
Một thực tế là tại các DNVVN, số chủ DNVVN đã qua đào tạo chỉ chiếm một tỷ lệ rất ít khoảng 25-35%, 20-25% các chủ doanh nghiệp đã qua các trường dạy nghề. Năng lực và hiệu quả quản lý doanh nghiệp còn thấp, các nhà quản lý thiếu hiểu biết đầy đủ về quản lý doanh nghiệp, chưa nhận thức đầy đủ về thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này làm cho năng suất lao động tại các DNVVN giảm xuống và không đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa. Nhiều doanh nghiệp sau khi tuyển dụng nhân công đã phải đào tạo lại cho lao động hoặc vừa trong quá trình lao động vừa đào tạo.
Trình độ công nghệ thường yếu kém, lạc hậu, chậm đổi mới
Trình độ công nghệ của Việt Nam là rất thấp so với thế giới, theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) chỉ số xếp hạng về trình độ công nghệ của Việt Nam là 92/104 nền kinh tế thế giới. Trình độ công nghệ của các DNVVN ở Việt Nam hiện nay đang thua xa mặt bằng chung của thế giới, nó còn ở mức thấp và chậm tiến bộ. Tình trạng máy móc thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu đã và đang là nguyên nhân chính của tình trạng lãng phí trong sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu và ô nhiễm môi trường, chi phí sản xuất cao.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm nhỏ, năng lực về thị trường còn yếu
Có thể nói DNVVN có mặt hầu hết trên các thị trường trong đó các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 18%; xây dựng 16%; nông nghiệp 10%; dịch vụ là 56%. Tuy vậy, năng lực về thị trường của các DNVVN ở Việt Nam còn yếu, không có chiến lược kinh doanh dài hạn và ổn định cũng như chưa có kế hoạch về việc phát triển thị trường của mình, thiếu hiểu biết đầy đủ về luật thương mại quốc tế và các nước.
Năng lực cạnh tranh của DNVVN còn yếu
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung cũng như DNVVN nói riêng bao gồm rất nhiều yếu tố như khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường, giá thành sản phẩm, uy tín thương hiệu, nguồn nhân lực có tay nghề cao… tuy nhiên những yếu tố đó của các DNVVN ở Việt Nam còn yếu kém chưa tạo được một lợi thế nhất định trên thị trường, lấy ví dụ trong các vụ kiện về các sản phẩm như cá da trơn, cạnh tranh về thương hiệu.
khả năng tiếp cận và xử lý thông tin trên thị trường hạn chế
Do quy mô nhỏ, hoạt động trong phạm vi hẹp, thiếu mạng lưới thu thập thông tin và các mỗi quan hệ rộng, các DNVVN thường gặp khó khăn trong việc phân tích các thông tin thị trường về nguyên liệu, xu hướng phát triển kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, các chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng như của nước ngoài,…Hơn nữa, ngay cả khi có những thông tin thì các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc phân tích, đưa ra dự đoán do khả năng có hạn.
Thiếu vốn
Một trong những vấn đề lớn nhất mà các DNVVN hiện nay đang phải tháo gỡ đó chính là vấn đề thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu xét theo nguồn vốn chính thức và nguồn vốn phi chính thức thì hiện nay các DNVVN chỉ có khoảng là 20% nguồn vốn chính thức còn lại đến 80% là từ nguồn vốn không chính thức. Nguồn vốn chính thức là nguồn vốn vay từ ngân hàng thương mại và nguồn vốn viện trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, còn nguồn vốn phi chính thức là nguồn vốn vay từ bạn bè, hay từ các đối tác kinh doanh. Điểm khác biệt giữa hai nguồn vốn này là nguồn vốn phi chính thức thường có lãi suất cao, rủi ro lớn, không ổn định, số lượng vốn nhỏ. Đối với nguồn vốn chính thức thì các DNVVN gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các khoản tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đặc biệt là các khoản tín dụng trung và dài hạn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng chính thức khác. Khi vay vốn thì các DNVVN luôn được yêu cầu là phải có tài sản thế chấp hoặc nếu không thì phải có 2-3 năm làm ăn có lãi và dự án đầu tư phải khả thi. Bên cạnh đó ngân hàng có tâm lý cho vay đối với số ít các doanh nghiệp lớn hơn là cho vay nhiều các DNVVN và nếu cho vay đối với DNVVN thì chỉ cho vay đối với DNVVN quốc doanh vì các khoản cho vay như vậy sẽ đảm bảo an toàn hơn.
1.2.3. Mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại đối với các DNVVN
Với số lượng ngân hàng thương mại ngày càng gia tăng, tính cạnh tranh ngày cành mạnh mẽ, do đó, đối với mỗi ngân hàng phải tìm cho mình một chiến lược riêng, một hướng đi phù hợp để khẳng định sức mình trong cạnh tranh. Để mở rộng tín dụng đối với DNVVN ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản sau:
1.3.1.1. Mở rộng về quy mô
Quy mô cho vay được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu như là dư nợ, doanh số cho vay, dư nợ/ số lượng DN vì vậy việc mở rộng cho vay sẽ được thực hiện thông qua tăng dư nợ cho vay , doanh số cho vay, dư nợ bình quân đối với các DNVVN.
Cho vay là hoạt động chính của ngân hàng. Ngân hàng là người phải trả các khoản lãi cho các nguồn vốn huy động được. Đồng thời cũng thu được lãi từ các khoản cho vay. Việc phân bổ các nguồn vốn huy động và nguồn cho vay phải hợp lý để đảm bảo tính hiệu quả. Nếu nguồn vốn lớn mà dư nợ thấp thì sẽ bị ứ đọng vốn, nhưng nếu dư nợ quá cao thì có thể làm giảm khả năng thanh toán. Vì vậy, việc tăng trưỏng dư nợ phải đi đôi với phát triển nguồn vốn.
Muốn dư nợ tín dụng tăng, NHTM phải có chính sách tín dụng hợp lý, phải không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường kiểm tra kiểm soát để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.
1.3.1.2. Đa dạng hóa các phương thức cho vay
Để tăng dư nợ và phát triển bền vững, cũng là một cách giảm thiểu rủi ro, các NHTM phải không ngừng tăng khả năng thích hợp của các dịch vụ ngân hàng với sản phẩm của các doanh nghiệp, đa dạng hoá, mở rộng các hình thức tín dụng ngân hàng đối với các DNVVN. Các DNVVN đang ngày càng phát triển trong nhiều lĩnh vực và hình thức hoạt động kinh doanh cũng khác nhau, nhu cầu về vốn của họ cung theo đó mà đa dạng hơn. Muốn thu hút các DNVVN quan hệ tín dụng với mình, các ngân hàng thương mại cần có các chính sách linh hoạt, thủ tục nhanh chóng, hình thức cho vay đa dạng như: cho vay thấu chi, cho vay tín chấp, cho vay có tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay, cho vay chiết khấu, cho vay xuất nhập khẩu…
T._.rên thực tế, các ngân hàng thương mại đều có áp dụng nhiều phương thức cho vay song, để các chi nhánh thuộc hệ thống có thể áp dụng được tất cả các phương thức này không phải là dễ dàng. Mỗi chi nhánh đều phải dựa vào những điều kiện sẵn có của mỗi địa bàn mà chi nhánh hoạt động. TÌnh hình phát triển kinh tế của các khách hàng trên mỗi địa bàn của mỗi chi nhánh hoạt động là khác nhau nên nhu cầu vốn của các chi nhánh trên cùng địa bàn cũng có những đặc điếm riêng, áp dụng các phương thức cho vay cũng cần phải xuất phát từ như cầu của khách hàng.
1.3.1.3. Mở rộng đối tượng cho vay
Để mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN chúng ta cần phải mở rộng đối tượng cho vay. Các NHTM không chỉ cho vay các khách hàng truyền thống, mà phải tìm kiếm các khách hàng mới. Trong giai đoạn hiện nay các DNVVN QD làm ăn kém hiệu quả thì NHTM cần hướng tới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh…Hiện nay, các DNVVN xuât hiện ngày càng nhiều, do đó, đối tượng khách hàng của ngân hàng cũng ngày càng trở lên đa dạng, vì vậy mà ngân hàng cần tiến hành mở rộng đối tượng cho vay. Tuy nhiên, mở rộng đối tượng cho vay cần phải đi đôi với chọn lọc khách hàng điều đó sẽ làm cho các NHTM tăng trưởng an toàn, bền vững và giúp các DNVVN cũng như nền kinh tế giải quyết được những khó khăn về vốn.
Nền kinh tế nước ta đang phát triển với tốc độ nhanh, các DNVVN xuất hiện nhiều về số lượng và chất lượng, họ tìm cách tăng trưởng nhanh chóng, nhu cầu về vốn từ đó tăng theo, các ngân hàng nhận thấy nhu cầu vậy nên đứng ra cấp vốn cho họ. Mở rộng cho vay như là một tất yếu của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn này.
1.3.1.4. Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho vay
Hoạt động cho vay của các ngân hàng là một hoạt động chữa nhiều rủi ro, những rủi ro đó xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau:
Nguyên nhân khách quan
Những nguyên nhân bất khả kháng tác động tới người vay, làm họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng. Ví dụ: thiên tai, chiến tranh, hoặc những thay đổi tầm vĩ mô( thay đổi Chính phủ, chính sách kinh tế, hàng rào thuế quan…) vượt quá tầm kiểm soát của người vay lẫn người cho vay.
Những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục tới người vay, tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho người vay. Nhiều người vay, với bản lĩnh của mình có khả năng dự báo, thích ứng hoặc khắc phục những khó khăn. Trong những trường hợp khác, người vay có thể bị tổn thất song vẫn có khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, đủ gốc và lãi. Tuy nhiên, khi tác động của những nguyên nhân bất khả kháng đối với người vay là nặng nề, khả năng trả nợ của họ bị suy giảm.
Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay
Trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng, chây ì…là nguyên nhân gây ra rủi ro trong việc cho vay của ngân hàng. Rất nhiều người vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao. Để đạt được mục đích của mình, họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với ngân hàng như cung cấp thông tin sai, mua chuộc…Nhiều người vay đã không suy nghĩ tính toán kĩ lưỡng hoặc không có khả năng tính toán kĩ lưỡng những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh. Trong trường hợp còn lại, người vay kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Họ chây ì với hi vọng có thể quỵt nợ, hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.
Nguyên nhân thuộc về ngân hàng
Chất lượng cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giá khách hàng hoặc đánh giá không tốt, cố tình làm sai… là một trong những nguyên nhân của rủi ro tín dụng. Mặt khác, sống trong môi trường tiếp xúc với tiền, nhiều nhân viên ngân hàng đã không tránh khỏi cám dỗ của đồng tiền. Họ tiếp tay cho khách hàng rút ruột ngân hàng. Như vậy, chất lượng nhân viên ngân hàng bao gồm trình độ và đạo đức nghề nghiệp không đảm bảo là nguyên nhân của rủi ro tín dụng. Rủi ro trên của các khoản vay buộc ngân hàng cần có những biện pháp cần thiết giảm thiểu rủi ro nâng cao chất lượng và hiệu quả trong những khoản cho vay.
Chính vì các nguyên nhân trên mà NHTM cần phải tiến hành các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay từ ngay nhưng bước ban đầu như thu thập thông tin khách hàng, cho đén thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu mà NHTM phải thực hiện/ để nâng cao chất lượng và hiệu quả cho vay. Công việc thaarmr định giúp cho ngân hàng rút ra được tính khả thi, hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư một cách chính xác, khả năng tài trợ, những rủi ro có thể xảy ra để quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay một cách đúng đắn. Đồng thời, góp ý cho các khách hàng, tạo tiền đề, đảm bảo hiệu quả cho vay thu được gốc và lãi theo đúng hạn của hợp đồng.
Thực hiện kiểm tra giám sát các khoản cho vay cũng là một biện pháp chủ yếu trong quản lý rủi ro của ngân hàng. Ngân hàng không thể gánh chịu những rủi ro không đáng có của việc thực hiện sai mục đích đối với vốn vay của khách hàng. Vì vậy, ngân hàng luôn kiểm tra giám sát các khoản vay của mình sao cho nguồn vốn của mình bỏ ra được sủ dụng đúng mục đích và hiệu quả cao nhất.
Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các nhân viên trong ngân hàng là biện pháp luôn được ngân hàng quan tâm trú trọng. Người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, trực tiếp thẩm định, trực tiếp tham gia kiểm tra giám sát các khoản vay là các nhân viên của ngân hàng, họ chính là những người đưa ra những quyết định cớ bản tới việc cho vay hay không cho vay. Vì vậy, các thành viên trong ngân hàng cần phải nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ mới giúp các khoản cho vay của ngân hàng trở nên an toàn.
Chương 2:
THỰC TRẠNG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NHNo& PTNT TRẦN PHÚ
2.1. Giới thiệu về NHNo&PTNT và NHNo& PTNT chi nhánh Trần Phú, Hải Phòng.
Chi nhánh NHNo& PTNT Trần Phú Hải Phòng là một chi nhánh cấp 2 thuộc hệ thống NHNo Việt Nam, trực thuộc NHNo thành phố Hải Phòng đang hoạt động tốt cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống nói chung. Hiện đang là một chi nhánh đi đầu trong chất lượng hoạt động của các chi nhánh cùng cấp tại Hải Phòng, thể hiện ở các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm luôn đạt chỉ tiêu của ngân hàng cấp trên giao phó, với mức huy động vốn tăng theo hàng năm, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn của toàn hệ thống tại thành phố với mức vốn huy động được hàng năm 2005, 2006, 2007 lần lượt là: 2.7955 tỷ đồng, 210.179 tỷ đồng và 460.171 tỷ đồng. như vậy hàng năm, lượng vốn mà chi nhánh huy động được đang tăng dần hàng năm với số lượng lớn. Đồng thời hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng được tiến hành tốt đặc biệt là cho vay. Hoạt động cho vay của chi nhánh trong 2 năm 2005 và 2006 hầu như không đáng kể, chỉ riêng năm 2007 là có nhưng bước tiến triển tốt với số lượng khách hàng đông đảo hơn, trong đó, doanh số cho vay đối với các DN chiếm tỷ trọng lớn nhất là 66,06% tương ứng với 52.900 tỷ đồng trong tổng doanh số cho vay là 80.077 tỷ đồng, còn lại là cho vay hộ sản xuất.
Trong 3 năm gần đây kể từ khi thành lập tới nay, các hoạt động của ngân hàng chủ yếu phát triển mạnh mẽ vào 2 năm 2006 và 2007. Vì tổng nguồn vốn được chủ yếu tập trung vào các DNVVN nên tình hình tăng trưởng dư nợ các DNVVN trong 2 năm này thể hiện được tương đối tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh:
- Doanh số cho vay: 54,649 tỷ đồng. Tăng so với năm 2006: 24,204 tỷ đồng, tốc độ tăng: 79,5%
- Doanh số thu nợ: 38,108 tỷ đồng, tăng so với năm 2006: 24,837 tỷ đồng, tốc độ tăng là: 187%
- Dư nợ cho vay DNVVN là: 36 tỷ đồng, tăng 80% so với đầu năm; số tuyệt đối tăng là: 16 tỷ đồng.
Tỷ trong dư nợ cho vay DNVVN so với tổng dư nợ: 62,4%.
- Nợ xấu: 0.096 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0.26% so với dư nợ cho vay DNVVN.
Như vậy, ngân hàng cũng có một thành công lớn về quản lý rủi ro tín dụng, nợ xấu chiểm tỷ trọng rất thấp, và thực tế cho đến thời điểm hiện tại ngân hàng không có rủi ro.
Cùng với phương hướng về đối tượng cho vay của ngành ngân hàng nói chung và ngoài việc thực hiện chức năng riêng là thực hiện các chính sách phát triển của NHNo đối với xã hội, chi nhánh Trẩn Phú thực hiện tập trung phát triển cho vay đối với các đối tượng khách hàng là DNVVN, trên thực tế, tất cả 37 khách hàng là DN của ngân hàng trong năm 2007 đều là các DNVVN, với tổng doánh số cho vay như đã nói ở trên là 52.900 tỷ đồng.
Ngoài các hoạt động tín dụng, chi nhánh cũng thực hiện tốt các hoạt động thanh toán bao gồm cả thanh toán trong nước lẫn quốc tế ( chủ yếu qua thanh toán L/C). Công tác kế toán thanh toán đã hạch toán phản ánh kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bảo đảm nhanh chóng chính xác, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, tạo uy tín và niềm tin, thu hút được khách hàng; góp phần quan trọng vào công tác huy động vốn và tăng nguồn thu dịch vụ, hồ sơ chứng từ thực hiện đúng chế độ quy định, lưu trữ đầy đủ khoa học. Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao đòi hỏi phải thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng đã đáp ứng tốt nhu cầu này của khách hàng. Hoạt động kế toán thanh toán của chi nhánh tiến triển tốt thể hiện ở cơn số cụ thể tính riêng năm 2007 qua tổng số món: 7,937 món tương ứng số tiền là 2,563,683 triệu đồng tăng so với năm 2006: 4,052 món , số tiền 1,110,603 triệu đồng.
Bên cạnh việc thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn ngân hàng, chi nhánh cũng thực hiện hợp lý và đầy đủ các hoạt động quản lý cán bộ, hoạt động đoàn thể, phấn đấu là một chi nhánh suất sắc toàn diện.
2.2. Giới thiệu về DNVVN trong địa bàn thành phố Hải Phòng
2.2.1. Tình hình các DNVVN tại Hải Phòng trong xu thế chung
( Các số liệu lấy theo kết quả điều tra doanh nghiệp tại Hải Phòng của Tổng cục thống kê - Cục thống kê thành phố Hải Phòng)
Cùng với những đặc điểm chung của các DNVVN tại Việt Nam, các DNVVN tại địa bàn Hải Phòng cũng có những đặc điểm riêng của mình. Đó là:
Hải Phòng nằm ở bờ biển phía Đông bắc của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 102 km. Là thành phố lớn thứ 3 của cả nước, có cảng biển lớn nhất miề Bắc, có diện tích là 1519 km2, dân số trẻ, lực lượng lao động của thành phố chiếm tỷ lệ cao.
Hải phòng là trung tâm thương mại giao thông vận tải quan trọng của miền Bắc Việt Nam, cầu nối giữa các tỉnh phía bắc với thị trường thế giới thông qua hệ thống cảng biển.
Hệ thống cảng biển của Hải Phòng có lượng hàng hóa thông qua lớn nhất trong các cảng biển bắc. Cảng Hải Phòng có trang thiết bị hiện đại, an toàn, theo tiêu chuẩn quốc tế
Mạng lưới đường bộ của Hải Phòng rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa đến Hà Nội và các tỉnh phía bắc thông qua quốc lộ số 5 và quốc lộ số 10.
Mạng lưới đường sông của Hải Phòng cũng rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa.
Bưu chính viễn thông với mạng lưới và thiết bị hiện đại, Hải Phòng có khả năng cung cấp những dịch vụ viễn thông quốc tế và trong nước với nhiều hình thức khác nhau, có dịch vụ chuyển phát nhanh sang các nước và nhiều tỉnh thành trong cả nước. Hải Phòng có 06 nhà máy cung cấp nước với công suất 152.000 m3 mỗi ngày. Nhờ có nguồn nước dồi dào từ các sông và dưới lòng đất nên nhiều nhà máy nước đang có kế hoạch xây dụng để đảm bảo việc cung cấp nước cho phát triển kinh tế, đặc biệt là cho các khu công nghiệp và khu phố mới.
Hải Phòng có các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Khu công nghiệp Nomura nằm trên đường quốc lộ 5 nối Hải Phòng- Hà Nội và khu kinh tế Đình Vũ. Khu công nghiệp Nomura được coi là một số ít của Việt Nam tốt nhất về cơ sở hạ tầng, diện tích 153 ha, trạm cung cấp điện độc lập 50 MW, nhà máy nước, một tổng đài điện thoại 2.000 đường dây và nhiều phương tiện công cộng khác. Khu kinh tế Đình Vũ được chia thành 3 phần: khu vực chế biến xuất khẩu, khu công nghiệp và khu dân cư. Khu kinh tế Đình Vũ sẽ trở thành một khu công nghiệp, khu thương mại và khu dân cư hiện đại.
Hải Phòng có nhiều khách sạn, văn phong đạt tiêu chuẩn quốc gia , nhiều nhà hàng đặc sản chất lượng cao, khu du lịch và các khu dân cư tốt phục vụ các nhà đầu tư và khách du lịch. Nhiều khu vực và phương tiện vui chơi, giải trí như sân tennis, bể bơi, sân golf mini… đã và đang được hình thành. Khu du lịch Đồ Sơn có Casino Đồ Sơn duy nhất được hoạt động tại Việt Nam. Khu vui chơi, giải trí ở Đồ Sơn và Cát Bà sẽ được phát triển mạnh mẽ hơn nữa để thu hút khách du lịch.
Hệ thống ngân hàng bao gồm chi nhánh ngân hàng nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Các ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ tài chính tương đối đa dạng như chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín, chi nhánh ngân hàng cổ phần INDOVINA... Một số hãng bảo hiểm nổi tiếng như AIA, Prudential, Chinfon Manulife, Bảo Việt, Pijico… cũng đã có mặt tại Hải Phòng làm đa dang hóa thêm các dịch vụ tài chính, bảo hiểm trên địa bàn thành phố. Hải Phòng nối mang trực tiếp với thị trường chứng khoán quốc gia tại thành phố Hồ Chí Minh và đã có thị trường chứng khoán ở đây.Hải Phòng còn là trung tâm của nhiều hãng tàu Việt Nam như Vosco, Vinashine, Germantrans, Vinalines, Vietfrack, Vitranchart và nhiều hãng tàu nước ngoài cũng lập đại lý tại đây như Mitsui, Evergreen, Maersk, NXK, APL, DRS, Hyundai, CMA, MISC…
2.2.2. Tình hình mở rộng của các DNVVN trong thành phố
Về doanh nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp (số đang hoạt động)
Thời gian
2006
2007
Tổng cộng
Tổng số DN trên địa bàn thành phố
8.666
10.173
18.215
Số DNVVN
8593
10.125
18.083
Tỷ lệ % số DNVVN/ tổng số DN trên địa bàn thành phố
98.95%
99.52%
99.27%
( Nguồn: Kết quả điều tra DN - Cục thống kê thành phố Hải Phòng).
Phân loại DNVVN theo từng loại hình cụ thể
Loại hình
2006
2007
Tổng cộng
Công ty cổ phần
2.074
2.638
4.712
Công ty hợp doanh
8
15
23
Công ty TNHH
4.780
5.014
9.794
Công ty tư nhân
1.106
1.853
2.959
Công ty nhà nước
698
653
1.351
Tổng cộng
8.666
10.173
18.839
( Nguồn: Kết quả điều tra DN - Cục thống kê thành phố Hải Phòng).
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hải Phòng có khoảng hơn 10.000 DNVVN. Tốc độ phát triển trung bình hàng năm của các doanh nghiệp này là 21%. Là một đô thị loại một, lại là một thành phố cảng, các DN có cơ hội giao tham gia vào thương mại quốc tế cũng như nội địa dễ dàng hơn nên các DNVVN trên địa bàn trong thời gian gần đây cùng với xu thế chung của toàn quốc phát triển mạnh mẽ sau khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Số lượng các DNVVN tăng nhanh trong thành phố mọi lĩnh vực.
Trước hội nhập, các DN tại Hải Phòng đứng trước sức cạnh tranh lớn của các DN trong nước cũng như các DN có vốn nước ngoài. Mỗi DN đều nhận thức được rằng phải nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng cũng số lượng sản phẩm nên trong một thời gian ngắn, các DN tăng lên nhanh song đi đôi với chất lượng và hiệu quả hoạt động cũng tăng theo nhanh chóng.
Mang đặc điểm của các DNVVN nhỏ hiện nay, các DNVVN tại Hải Phòng cũng có những điểm mạnh và yếu riêng của mình. Nhìn chung, DNVVN trên địa bàn thành phố năng động và thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường, góp phần gìn giữ và phát huy những ngành nghề truyền thống, phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà các doanh nghiệp lớn ít quan tâm, tham gia tích cực vào khâu phân phối các sản phẩm đến tay người tiêu dùng tại các vũng xa xôi hẻo lánh. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp không ngừng được nâng cao. Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
2.3. Thực trạng cho vay DNVVN tại địa bàn Hải Phòng của chi nhánh ngân hàng Trần Phú
2.3.1. Chính sách cho vay DNVVN của NHNo& PTNT Việt Nam
2.3.1.1. Chính sách cho vay
Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý là để thống nhất, đảm bảo hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh, tạo được hiệu quả tốt trong kinh doanh tín dụng.
Bên cạnh đó, chính sách tín dụng cũng phải đảm bảo tuân thủ pháp luật, quy định của ngân hàng trung ương. Do đó chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, là hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các bộ phận liên quan, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.
Để mở rộng hoạt động tín dụng đòi hỏi ngân hàng phải xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, đúng đắn, linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Để mở rộng cho vay đối với DNVVN thì ngân hàng phải có chính sách tín dụng đáp ứng nhu cầu của DNN&V, đồng thời mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.
2.3.1.2. Quy trình
Quy trình cho vay của NHNo& PTNT Việt Nam bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận hỗ trợ
Chuyên viên khách hàng thuộc phòng kinh doanh tại chi nhánh khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp phải hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ; tiến hành thu thập các thông tin và tài liệu cần thiết từ phía khách hàng, thu thập thông tin từ các bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu thông tin thị trường từ các phương tiện thông tin đại chúng. Các thông tin thu thập phải đầy đủ, chính xác. trung thực để có được những đánh giá đầy đủ và tổng thể về khách hàng để làm cơ sở cho việc đề xuất cấp cấp hạn mức cho khách hàng hoặc phê duyệt tín dụng cho khách hàng.
Bước 2: Thẩm định, phân tích hồ sơ
Chuyên viên khách hàng sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng phải
tiến hành thẩm định tư cách khách hàng (là cá nhân/pháp nhân), thẩm định tình hình hoạt động, năng lực tài chính của doanh nghiệp, thẩm định nhu cầu vay vốn (cấp hạn mức) và đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Tuân thủ đầy đủ quy định của quy trình nhận tài sản đảm bảo. Tùy thuộc vào loại tài sản đảm bảo, chuyên viên khách hàng phối hợp với ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh hoặc ban thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng cùng đánh giá tài sản trong quá trình thực hiện thẩm định để việc đánh giá tài sản tăng tính chính xác, khách quan. Bên cạnh đó ngân hàng cần thực hiện xếp hạng doanh nghiệp.
Sau khi thẩm định và xếp hạng doanh nghiệp, cán bộ thẩm định viết báo cáo thẩm định, nội dung báo cáo phải đề xuất giá trị cho vay, lãi suất, thời hạn, tài sản đảm bảo và các điều kiện kèm theo.
Bước 3: Kiểm soát nội dung thẩm định
Trưởng phó phòng kinh doanh kiểm tra kỹ các thông tin khách hàng mà chuyên viên khách hàng cung cấp, kiểm tra lại đầy đủ các nội dung báo cáo thẩm định do chuyên viên khách hàng lập, bổ sung, đề xuất những nội dung, còn thiếu.
Bước 4: Tái thẩm định
Ban tái thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh thực hiện tái thẩm định lại hồ sơ tín dụng của phòng kinh doanh. Kiểm tra lại các nội dung thẩm định, đối chiếu với các hồ sơ tín dụng đảm bảo khớp đúng
Bước 5: Phê duyệt tín dụng
Ban giám đốc chi nhánh thực hiện phê duyệt tín dụng theo đúng mức ủy quyền. Nội dung phê duyệt phải có ý kiến rõ ràng là đồng ý hay không đồng ý kèm theo những điều kiện cụ thể.
Bước 6: Thông báo tín dụng
Cán bộ tín dụng lập thông báo có tín dụng gửi khách hàng về các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 7: Hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục nhận tài sản đảm bảo
Ban kiểm soát hỗ trợ kinh doanh thực hiện các thủ tục nhận tài sản đảm bảo. Kiểm định và định giá tài sản một cách chính xác, trung thực và khách quan
Bước 8: Ký kết hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ và cam kết trả nợ
Bước 9: Giải ngân và hạch toán giải ngân
Bước 10: Theo dõi và quản lý khách hàng
Kiểm tra sử dụng vốn vay đảm bảo vốn vay được sử dụng mục đích. Theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, kịp thời phát hiện những thay đổi ảnh hưởng đến khả năng và nguồn trả nợ.
Bước 11: Phân loại khoản vay
Định kỳ hàng tháng vào tuần đầu tiên của tháng kế tiếp, NHCT thực hiện phân loại các khoản vay còn dư nợ của tháng trước.
Bước 12: Đánh giá lại khoản vay và khách hàng
Định kỳ 5 tháng/lần hoặc theo yêu cầu của Giám đốc, chuyên viên khách hàng rà soát lại các khoản vay, đánh giá tổng thể tình hình hoạt động, khả năng tài chính của một nhóm khách hàng đang có dư nợ để kịp thời phát hiện những biến động ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng
Bước 13: Theo dõi và xử lý nợ quá hạn
Thu thập mọi thông tin về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá khả năng rủi ro pháp lý có thể xảy ra với doanh nghiệp. Phân tích những khó khăn mà khách hàng gặp phải dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ. Xây dựng một kế hoạch hành động chi tiết cho việc thực hiện thu hồi nợ.
Qua việc xem xét quy trình cho vay, có thể thấy quy trình cho vay đối với các DNVVN tại Chi nhánh là khá chặt chẽ, ưu tiên đến việc bảo đảm an toàn đối với vốn cho vay của ngân hàng, đảm bảo thu lợi cho ngân hàng. Tuy nhiên quy trình còn rườm rà, phải qua nhiều bước mới có thể đi đến quyết định có cho vay hay không do đó có thể dẫn đến việc làm mất cơ hội kinh doanh của ngân hàng.
2.3.2. Phân tích dư nợ theo các chỉ tiêu
2.3.2.1. Phân tích dư nợ theo thời gian của năm 2007
( Đơn vị: tỷ đồng).
Chỉ tiêu:
Năm 2006
11 tháng 2007.
Tháng 12 năm 2007.
Cả năm 2007.
Tăng giảm dư nợ so với cùng kỳ năm trước.
Tuyệt đối
%
Hoạt động chung chi nhánh.
1. Doanh số cho vay.
43.500
69.077
11.000
80.077
36.577
84%
- Ngắn hạn.
33.210
52.745
7.990
60.735
27.525
83%
- Trung và dài hạn.
10.290
16.332
3.010
19.342
9.052
88%
2. Doanh số thu nợ.
14.525
45.847
6.604
52.451
37.926
261%
- Ngắn hạn.
12.623
35.047
5.999
41.046
19.689
225%
- Trung và dài hạn.
1.902
10.800
0.605
11.405
9.503
500%
3. Dư nợ.
31.974
55.204
59.600
59.600
27.626
86%
- Ngắn hạn.
23.711
41.409
43.400
43.400
19.689
83%
- Trung và dài hạn.
8.263
13.795
16.200
16.200
7.937
96%
* Trong đó tiêu dùng hộ sản xuất và cá nhân.
1. Doanh số cho vay.
11.345
23.977
3.200
27.177
15.832
140%
- Ngắn hạn.
6.200
12.088
2.900
14.988
8.788
142%
- Trung và dài hạn.
5.145
11.889
0.300
12.189
7.044
137%
2. Doanh số thu nợ.
7.106
15.259
2.240
17.499
10.393
146%
- Ngắn hạn.
5.120
11.209
2.168
13.377
8.257
161%
-Trung và dài hạn.
1.986
4.050
0.072
4.122
2.136
108%
3. Dư nợ.
12.080
20.840
21.800
21.800
9.720
80%
- Ngắn hạn.
8.521
12.673
13.000
13.405
4.884
57%
- Trung và dài hạn.
3.559
8.167
8.000
8.395
4.836
136%
* Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản.
32.100
53.887
56.715
56.715
24.615
77%
- Tín dụng doanh nghiệp.
19.854
34.365
36.265
36.265
16.411
83%
- Tín dụng hộ sản xuất và cá nhân.
12.246
19.522
20.450
20.450
8.204
67%
* Dư nợ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.
0.874
1.317
1.350
1.350
0.476
54%
- Hộ sản xuất và cá nhân.
0.874
1.317
1.350
1.350
0.476
54%
- Tổng số doanh nghiệp còn dư nợ.
0
0
0
- Số hộ còn dư nợ.
98
98
98
- Số hộ trên địa bàn.
0
* Chất lượng tín dụng.
- Nợ xấu.
3.005
0.250
0.250
0.250
- Tỷ trọng nợ xấu.
5.4%
0.4%
0.4%
- Dư nợ xấu hộ sản xuất và cá nhân.
0.005
0.005
0.005
0.005
* Doanh số được xử lý rủi ro
0
0
0
0
- Nợ xử lý rủi ro của hộ san xuất và cá nhân.
0
- Nợ đã xử lý rui ro.
0
0
0
0
- Dư nợ đã xử lý rủi ro của hộ sản xuất và cá nhân.
0
- Thu nợ đã xử lý rui ro( gốc).
0
0
0
0
- Thu nợ xử lý rui ro của hộ sản xuất và cá nhân.
0
(Số liệu ngày 24 tháng 12 năm 2007)
Như vậy:
+ Dư nợ ngắn hạn : 42.331 trđ , tăng so với đầu năm 18.620 tr đ , chiếm 72,6 % tổng dư nợ.
+ Dư nợ trung hạn: 15.995 trđ , tăng so với đầu năm 7.692 tr đ , chiếm 27,4 % tổng dư nợ.
+ Dư nợ dài hạn: không có.
Trong hoạt động cho vay của các NHTM, họ thường chú trong tới cơ cấu dư nợ theo thời gian. Các khoản vay trung và dài hạn luôn tiềm ẩn rủi ro cao hơn nhiều so với các khoản vay ngắn han. Việc quyết định cho vay các khoản vay trung và dài hạn khiến các ngân hàng vất vả hơn trong việc quản lý rủi ro do được thực hiện trong một thời gian dài và giá trị của mỗi hợp đồng cho vay này thường rất lớn. Ngân hàng luôn tìm cách điều chỉnh cơ cấu dư nợ nay theo hướng tăng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và giảm tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ của mình. Một ngân hàng duy trì tỷ trọng của các khoản cho vay trung và dài hạn lớn đồng nghĩa với việc ngân hàng đó đang chấp nhận kinh doanh mạo hiểm hơn so với các ngân hàng có tỷ trọng các khoản cho vay ngắn hạn.
Các khoản nợ trung và dài hạn là các khoản nợ mang nhiều rủi ro, vì vậy chi nhánh đã duy trì được mức tỷ trọng dư nợ ngắn hạn khá lớn là 72.6% trong tổng dư nợ và không có các khoản dài hạn, tức là các ngân hàng đã thực hiện phân tán rủi ro tốt trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng, còn lại 27,4% là tỷ trọng của dư nợ trung hạn.
Công tác quản lý rủi ro của chi nhánh còn được thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 0.05%, đây chính là một khoản cho vay của chi nhành đối với một khách hàng là cá nhân với giá trị khoản vay là rất nhỏ, việc xử lý nợ xấu này cũng đã được hoàn tất. Chi nhánh Trần Phú tuyệt đối không có rủi ro trong hoạt động cho vay.
Qua bảng phân tích dư nợ trên, ta nhận thấy ràng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các DN. Dư nọ của cho vay tiêu dùng hộ sản xuất và cá nhân tính đến cuối năm 2007 là 27.177 tỷ đồng trong tổng dư nợ là 80.077 tỷ đồng tương ứng với 33.94%. Với sự phát triển mạnh của các DN trong khu vực kinh tế thành phố thì tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng này cũng đang được duy trì ở mức hợp lý.
2.3.2.2. Phân tích dư nợ theo ngành kinh tế của năm 2007
(Hiện tại, 100% khách hàng DN của ngân hàng đều là DNVVN, ngoài ra là các hộ gia đình và cá nhân)
( Đơn vị: tỷ đồng )
Stt
Chỉ tiêu
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Dư nợ
Tăng giảm dư nợ so với đầu năm
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2007
Tuyệt đối
%
1
Doanh nghiệp nhà nước.
-
-
-
-
-
-
0
2
Hợp tác xã
0.400
0.500
1.950
2.050
2.100
0.550
-1.550
-74%
3
Công ty cổ phần
12.300
22.300
9.620
8.480
3.180
17.000
13.820
4
Công ty TNHH
18.266
30.600
4.372
25.646
5
DN có vốn đầu tư nước ngoài
-
-
-
-
-
-
0
6
DN tư nhân
0.400
1.500
-
0.960
0.400
0.940
0.540
57.40%
7
Pháp nhân khác
-
0
8
Hộ sản xuất và cá nhân
12.134
27.177
15.942
17.497
12.120
21.800
9.680
44%
Tổng cộng
43.500
80.077
14.525
52.451
31.974
59.600
27.626
86%
(Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007- chi nhánh NHNo Trần Phú)
Từ bảng phân tích dư nợ trên, ta có thể rút ra được:
+ Dư nợ DNNN: không .
+ Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 35.998 triệu đồng,
tỉ trọng 61,8 %;
Trong đó : / Dư nợ CTy Cổ phần: 17.215 triệu đồng
/ Dư nợ CTy TNHH: 17.843 triệu đồng ;
/ Dư nợ DN tư nhân: 940 triệu đồng ;
+ Dư nợ HTX: 396 triệu đồng, tỉ trọng 6,7 %
+ Dư nợ hộ gia đình, cá nhân : 21.892 triệu đồng , tỉ trọng 31,5%
Các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng đều là các DNVVN, vì vậy, dư nợ cho vay các DNVVN năm 2007 chính là mức tổng dư nợ của các DN ngoài quốc doanh được ghi ở trên là 35.998 tỷ đồng, như vậy dư nợ năm 2007 tăng tương ứng so với 2006 là 61.76% trong tổng dư nợ, từ 31.974 tỷ đồng lên 59.6 tỷ đồng.
Dư nợ hợp tác xã nhanh chóng giảm với tốc độ giảm dư nợ là 74%, từ 2.1 tỷ đồng xuống 0.55 tỷ dồng.
Trong định hướng tăng trưởng dư nợ của ngân hàng cũng tập trung cho vay các đối tượng khách hàng là các DNVVN, nên các con số về tổng dư nợ cho vay có xu hướng tăng lên trong thời gian tới, đồng thời vừa đáp ứng nhu cầu tăng thêm của các DNVVN, vừa phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.3.3. Đánh giá chung về hoạt động cho vay đối với các DNVVN tại chi nhánh NHNo& PTNT Trần Phú
2.3.3.1. Những thành tựu đạt được
2.3.3.1.1. Về quy mô
Về quy mô, so với năm 2006, năm 2007, chi nhánh ngân hàng Trần Phú đẵ tăng được đáng kể quy mô cho vay đối với các DNVVN, như chúng ta đã biết, việc tăng về quy mô có thể thấy được qua việc tăng trưỏng dư nợ.
Ta có thể nhận thấy rằng, số lượng vốn huy động tăng lên rất nhanh, từ 210.179 triệu đồng lên đến gấp hơn 2 lần là 460.171 triệu đồng. Đây là vấn đề của cả một hệ thống, việc huy động vốn của mỗi chi nhánh sẽ thu được một số lượng và số lượng này được chuyển lên các ngân hàng cấp trên và sau đó được sự điều chuyển của NHNo cấp trên đến các chi nhánh ngân hàng cùng hệ thống khác thiếu vốn sử dụng. Thực tế, chi nhánh đã tăng được dư nợ lên từ 32.014 triệu đồng lên 58.326 triệu đồng, đây là một sự tăng về quy mô một cách đáng kể. Trong đó, riêng năm 2007, doanh số cho vay đối với các DNVVN là 35.998 tỷ đồng trong tổng số là 58.286 tỷ đồng, tương ứng với 61,76%. Trong kế hoạch cho vay năm nay, tức là năm 2008, định hướng của ngân hàng cũng là tập trung chú trọng vào tăng doanh số cho vay đối với các đối tượng khách hàng là các DNVVN.
2.3.3.1.2. Về phương thức cho vay
Nắm rõ được việc đa dạng các hình thức cho vay là góp phần thứ nhất là giảm rủi ro cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, thứ hai lại đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của các DNVVN, ngân hàng đã thực hiện được việc áp dụng nhiều phương thức cho vay khác nhau; những áp dụng này rất thuận tiện cho các DNVVN, phù hợp với một đặc điểm của các DNVVN là hoạt động sản xuất kinh doanh phong phú, có nhiều hình thức kinh doanh khác nhau.
NHNo& PTNT Việt Nam vốn áp dụng rất nhiều phương thức cho vay, song các chi nhánh nhỏ muốn áp dụng được các phương thức này không phải dễ dàng do để áp dụng được các phương thức cho vay cũng cần phải có ngân hàng hiện đang thực hiện nhiều phương thức cho vay của ngân hàng thương mại đối với các DNVVN. Chủ yếu là cho vay từng lần, và cho vay hạn mức, đây là 2 phương thức cho vay mang lại nhiều khoản vay cũng như doanh số cho vay nhất của ngân hàng, trong đó có một số hình thức cho vay mới áp dụng cho vay gần đây của các NHTM như cho vay theo tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay, cho vay xuất nhập khẩu…
2.3.3.1.3. Về đối tượng cho vay
Hiện nay các DNVVN tại Hải Phòng xuất hiện ngày càng nhanh và đa dạng các loại hình khác nhau, ngoài việc giữ nguyên mối quan hệ truyền thống trước đây thì ngân hàng vẫn tích cực tìm kiếm khách hàng bằng các hoạt động cụ thể trực tiếp như: chúc tết các DNVVN là đối tượng khách hàng của ngân hàng, tìm kiếm khách hàng mới thông qua các hợp đồng kinh doanh của khách hàng cũ, ngoài ra cũng có các biện pháp cụ thể khác gián tiếp như: treo băng roll quảng bá thương hiệu của ngân hàng… ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7638.doc