phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2005 là năm cuối cùng ngành công nghiệp Việt Nam thực hiện lộ trình AFTA và tiến hành những bước đi quan trọng chuẩn bị gia nhập WTO.
Sự tác động của tình hình kinh tế thế giới đối với nước ta ngày càng rõ nét và càng lớn do chính sách kinh tế mở và hội nhập quốc tế. Biến động tình hình kinh tế thế giới, khu vực sẽ ngày càng ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam. Các ngành công nghiệp chế biến phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu
113 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của ngành sản xuất giầy dép, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sẽ gặp nhiều thách thức, khó khăn hơn do biến động giá. Tuy nhiên, cơ hội tham gia các thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, đặc biệt là thị trường Mỹ.
Thị trường trong nước
Với trên 80 triệu dân và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế được duy trì ở mức cao như những năm vừa qua được coi là một thị trường đầy triển vọng về các sản phẩm công nghiệp và là một điều kiện tiền đề quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp trong nước. Hiện nay, nhiều sản phẩm công nghiệp chế biến như: thực phẩm chế biến, chế tạo cơ khí, điện, điện tử dân dụng, hàng dệt may, bia, sữa, dầu ăn, chất tẩy rửa, săm lốp xe đạp, xe máy, lốp ô tô máy kéo, giày dép..., đã chiếm được thị trường trong nước và dần cạnh tranh được với hàng ngoại nhập.
Thị trường xuất khẩu
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu hai năm 2004-2005 của hàng công nghiệp Việt Nam là EU với các sản phẩm chủ yếu là hàng dệt may, giày dép, xe đạp; Nhật Bản với các sản phẩm chủ yếu là than, dầu thô, hàng dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ; ASEAN với các sản phẩm là hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, linh kiện điện tử, dây, cáp điện... Thị trường Mỹ là thị trường lớn, chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong kim ngạch xuất khẩu với các sản phẩm chủ yếu như hàng dệt may, giày dép.
Khả năng cạnh tranh của hàng công nghiệp
Ngoài việc xuất khẩu nguyên liệu thô như khoáng sản, dầu thô, than,..., một số mặt hàng đã dần chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu như: dệt may, da giày, một số sản phẩm cơ khí, điện tử, điện gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ với mức tăng trưởng rất cao. Nhìn chung, hầu hết các sản phẩm công nghiệp đã có thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường nội địa.
Qua một số nhận định trên ta thấy giầy dép là một trong nhiều mặt hàng có tiềm năng lớn trong sản xuất để phục vụ nhu cầu trong nước và có vị thế xuất khẩu rất rõ nét. Tuy nhiên ngành da giầy Việt Nam đang tồn tại hai hạn chế cần được nhanh chóng khắc phục nếu không nó sẽ kìm hãm sự phát triển. Thứ nhất là yếu kém vè năng lực thiết kế mẫu và công tác thị trường. Thứ hai là thiếu nguồn nguyên liệu trong nước, hầu hết các doanh nghiệp phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Chính điều này làm cho hiệu quả của ngành giảm do chi phí trung gian trong sản xuất ngày càng tăng.
Mặc dù ngành còn nhiều hạn chế nhưng theo kế hoạch phát triển công nghiệp nói chung và cho nhóm ngành hàng tiêu dùng nói riêng, dệt may và giầy dép sẽ là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Do đó làm thế nào để đưa ra lời giải đáp cho bài toán tăng năng suất, đẩy mạnh hiệu quả của ngành ta cần phải đánh giá năng lực sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả, đặc biệt là hiệu quả kỹ thuật của toàn ngành.
Chính vì lý do như vậy nên tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài:
Mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của ngành sản xuất giầy dép
2. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc xem xét những nhân tố tác động đến hiệu quả, cụ thể là hiệu quả kỹ thuật của một ngành sản xuất, đề tài nghiên cứu áp dụng cho ngành công nghiệp sản xuất giầy dép của Việt Nam.
Mục tiêu cơ bản của luận văn là xây dựng hàm sản xuất cho ngành sản xuất giầy dép theo cách tiếp cận biên ngẫu nhiên với các đầu vào cần thiết. Trên cơ sở đó tác giả cũng đưa ra một số tính toán và so sánh hiệu quả kỹ thuật của ngành và của các cơ sở sản xuất trong điều tra mẫu. Qua phân tích tác giả thấy hiệu quả của ngành không cao nên sẽ đánh giá tác động của một số nhân tố tới tính phi hiệu quả của ngành giầy dép.
3. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả tập trung các phân tích của mình đối với ngành Da Giầy ( bao gồm chủ yếu là các cơ sở sản xuất giầy dép, sản phẩm chủ yếu của ngành)
Số liệu thu thập từ cuộc điều tra doanh nghiệp do Tổng cục thống kê thực hiện trong ba năm ( 2000 đến 2002) với một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình sản xuất của doanh nghiệp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dùng lý luận và phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp mô hình hoá trên cơ sở xây dựng quan hệ khách quan giữa các đại lượng phân tích., phương pháp thống kê mô tả đặc điểm của các chỉ tiêu kinh tế.
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích định lượng, xây dựng mô hình dựa vào số liệu thống kê để đánh giá hiệu quả kỹ thuật của một ngành sản xuất cụ thể.- ngành giầy dép. Ngoài ra tác giả còn dựa trên những quan điểm và kế hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước để đánh giá thực trạng cũng như phân tích, đề ra định hướng cho ngành sản xuất.
5. Những đóng góp chủ yếu của luận văn
- Luận văn đã đưa ra những phân tích về thực trạng và xu hướng vận động của một ngành rất quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu là ngành sản xuất giầy dép.
- Trên cơ sở muốn lượng hoá hiệu quả hoạt động của ngành, tác giả đã nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật, một trong hai phần cấu tạo nên tăng trưởng năng suất tổng hợp của ngành.
- Tác giả cũng đưa ra một số phân tích về các nhân tố tác động đến mức phi hiệu quả của toàn ngành giầy dép nói riêng và ngành gộp giầy dép - dệt may nói chung.
- Cuối cùng luận văn đóng góp một số giải pháp dựa trên việc phân tích định tính và định lượng hiệu quả của ngành sản xuất giầy dép.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn chia làm ba chương với nội dung như sau
Chương I: Tổng quan chung về ngành sản xuất giầy dép
Đầu tiên tác giả khoanh vùng phạm vi phân tích trong ngành giầy dép thông qua việc đánh giá tình hình hoạt động của ngành trong những năm gần đây. Ngành có tiềm năng xuất khẩu lớn nên sản xuất có rất nhiều biến động vì bị chi phối bởi thị trường tiêu thụ. Do đó một số cơ hội và thách thức đã đặt ra với toàn ngành.
Chương II: Mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của một ngành sản xuất.
Muốn toàn ngành phát triển thì bản thân từng cá thể là các doanh nghiệp trong ngành phải nỗ lực, do đó hiệu quả của từng cơ sở sẽ ảnh hưởng đén mức hiệu quả chung của toàn ngành. Nội dung của chương này đề cập đến việc xây dựng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên, từ đó ước lượng theo một phương pháp thích hợp sẽ tính được hiệu quả kỹ thuật của một ngành sản xuất nói chung, xác định các nhân tố ảnh hưởng tới mức hiệu quả và phi hiệu quả của toàn ngành.
Chương III: áp dụng mô hình cho ngành sản xuất giầy dép Việt Nam
áp dụng các tính toán và mô hình cho ngành giầy dép trên cơ sở phân tích mẫu ngẫu nhiên, đánh giá được hiệu quả của ngành và vai trò của các chỉ têu kinh tế tới mức hiệu quả đó, một số giải pháp được đưa ra để giúp ngành giầy dép có điều kiện tận dụng các cơ hội phát triển và định hướng rõ ràng trong giai đoạn sau.
chương 1
tổng quan về ngành sản xuất giầy dép
1.1 Tổng quan chung về tình sản xuất công nghiệp từ 2000 - 2005
1.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005 đối với ngành công nghiệp:
- Mục tiêu chung: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của nền kinh tế là 7,5%, trong đó nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,3%, công nghiệp và xây dựng tăng 10,8%, dịch vụ tăng 6,2%; tỷ trọng công nghiệp và xây dựng 38-39%, nông lâm ngư nghiệp 20-21%, các ngành dịch vụ 41-42%.
- Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp:
+ Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng bình quân 13%/năm;
+ Ngành điện tăng trưởng 13,1%/năm, năm 2005 dự kiến điện sản xuất đạt 49 tỷ Kwh;
+ Ngành than tăng trưởng 6,8%/năm, năm 2005 dự kiến sản lượng than sạch khoảng 15 triệu tấn và xuất khẩu khoảng 3,5 triệu tấn/năm;
+ Ngành dầu khí tăng trưởng khoảng 4-5%/năm, năm 2005 dự kiến đạt sản lượng 22 – 22,5 triệu tấn dầu quy đổi và xuất khẩu khoảng 12 – 16 triệu tấn/năm;
+ Ngành thép tăng trưởng khoảng 14-15%/năm, năm 2005 dự kiến đạt sản lượng 3,3 triệu tấn thép xây dựng, 1 – 1,4 triệu tấn phôi thép và 0,7 triệu tấn thép các loại khác;
+ Ngành xi măng tăng trưởng khoảng 13%/năm, năm 2005 dự kiến đạt sản lượng sản xuất 23-24 triệu tấn xi măng;
+ Ngành giấy tăng trưởng khoảng 10%/năm, năm 2005 dự kiến đạt sản lượng 605 ngàn tấn giấy;
+ Ngành cơ khí được lựa chọn là một trong những ngành mũi nhọn tập trung phát triển vào các nhóm sản phẩm: cơ khí phục vụ nông lâm ngư nghiệp, xây dựng, công nghiệp nhẹ và thiết bị toàn bộ; cơ khí đóng tàu; cơ khí chế tạo máy công cụ; công nghiệp ôtô, xe máy; cơ khí chế tạo vật liệu và thiết bị điện;
+ Phát triển mạnh công nghiệp phần mềm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, năm 2005 đạt giá trị sản phẩm phần mềm trên 500 triệu USD;
+ Ngành phân bón hoá chất tập trung đầu tư mới các dự án phân đạm, phân DAP, săm lốp và một số hoá chất cơ bản khác đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp hoá dầu và vật liệu mới, đưa Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy chế biến Condensate, Nhà máy sản xuất nhựa PVC, PS, nhựa đường đi vào hoạt động.
+ Tổng giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp tăng bình quân 16%/năm, năm 2005 đạt 19,5 tỷ USD, trong đó hàng dệt may chiếm khoảng 4 tỷ USD, hàng da giày chiếm khoảng 3,5 tỷ USD, hàng linh kiện điện tử chiếm khoảng 1,5 tỷ USD.
Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng trên trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp khoảng 400.000 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tự huy động, tự vay trả chiếm khoảng 45%, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài chiếm khoảng 27%, vốn ODA chiếm khoảng 7,5%, còn lại là vốn của khu vực tư nhân khoảng 20%.
1.1.2 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển ngành công nghiệp 5 năm 2001-2005:
a. Những thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi:
* Tình hình thế giới: Từ năm 2000, kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng kinh tế - tài chính, đặc biệt là các nền kinh tế Đông Nam á và các nước NICs.
* Tình hình trong nước:
- Tình hình chính trị - xã hội ổn định và kinh tế trong nước tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, tạo điều kiện để duy trì tăng trưởng công nghiệp. Ngoài ra, việc triển khai các chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết Trung ương 3, 5 và 9 (khoá IX) tạo ra môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi và hiệu quả hơn cho phát triển công nghiệp.
- Việc mở rộng quan hệ quốc tế với các nước, ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại và đầu tư trong đó có Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Việt - Nhật, thực hiện Chương trình thu hoạch sớm ASEAN- Trung Quốc... tiếp tục thúc đẩy quá trình đầu tư và xuất nhập khẩu, tạo đà tăng trưởng công nghiệp đặc biệt là các ngành dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ.
- Các chính sách phát triển và khung khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh đã và đang được hoàn chỉnh tạo môi trường tốt hơn cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt là Luật Doanh nghiệp, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi đã phát huy tác dụng tích cực trong thực tế.
Khó khăn:
* Tình hình thế giới: Tính bất định, khó lường và rủi ro của tình hình thế giới gia tăng. Năm 2003 xảy ra bệnh dịch SARS, dịch cúm gia cầm cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, giá một số vật tư, nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất tăng đột biến và kéo dài (từ năm 2003 đến nay) như giá xăng dầu, sắt thép, phân bón, sợi, nguyên liệu nhựa đã ảnh hưởng đến sản xuất trong nước và xuất khẩu. Cuộc chiến ở I-rắc và sự mất giá của đồng đô-la có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội.
* Tình hình trong nước:
- Việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường theo lộ trình giảm thuế quan chung CEPT (AFTA) đã được thực hiện từ năm 2000, từ 01/01/2003 đưa thêm khoảng 760 mặt hàng đang nằm trong danh mục tạm thời vào danh mục cắt giảm ngay và xoá bỏ hoàn toàn các hạn chế định lượng (quota, giấy phép). Điều này làm tăng cạnh tranh ở thị trường trong nước do hàng hoá nhập khẩu từ các nước ASEAN.
- Các chi phí dịch vụ hạ tầng như điện, nước, viễn thông, cảng biển, chi phí vận tải ở Việt Nam còn cao. Những vấn đề trên làm ảnh hưởng nhiều tới quá trình sản xuất công nghiệp và đặc biệt là sức cạnh tranh của hàng công nghiệp.
- Vốn tín dụng đầu tư nhà nước chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư của hầu hết các ngành nên trong những năm qua một số dự án bị triển khai chậm ảnh hưởng đến việc tăng năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Quá trình cải cách xắp xếp khu vực DNNN được thực hiện chậm, kết quả chưa nhiều; tình trạng độc quyền trong một số lĩnh vực vẫn còn tồn tại có thể làm chậm quá trình nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp, đặt các lĩnh vực đó đứng trước tình thế "thua" ngay cả trên sân nhà khi lộ trình hội nhập được thực hiện.
b. Đánh giá chung về thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu: Mặc dù còn nhiều khó khăn, tồn tại nhưng với kết quả 5 năm qua, chúng ta có thể khẳng định được rằng ngành công nghiệp sẽ hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2001-2005. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân 15,2%/năm (kế hoạch 13%). Năng lực sản xuất một số ngành được nâng lên đáng kể như: ngành than, điện, xi măng, phân bón, thép, dệt may. Xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp vẫn giữ được mức độ tăng trưởng cao đóng góp đáng kể trong việc cải thiện cán cân thương mại.
- Đến năm 2005, ngành công nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế chưa thể khắc phục được do thời gian và nguồn lực bị hạn chế. Những mặt hạn chế là: khả năng cạnh tranh, trình độ công nghệ ở một số ngành chưa thể vươn lên bằng các nước trong khu vực; Tỷ lệ nội địa hoá hay nói cách khác-giá trị gia tăng của một số sản phẩm công nghiệp vẫn chưa cao do hạn chế về thị trường; Vẫn còn có khoảng cách về phát triển công nghiệp giữa các vùng: những vùng sâu, vùng xa do thị trường hạn hẹp, chi phí vận chuyển cao nên chưa thể phát triển mạnh công nghiệp như các vùng khác.
Những nguyên nhân hạn chế sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp
- Kết quả của các biện pháp trên là rất đáng kể, làm tăng khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp. Tuy nhiên, ở đây vẫn còn nhiều bất cập: Vẫn còn nhiều nơi, nhiều chỗ độc quyền, dựa dẫm vào chính sách bảo hộ của Nhà nước, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhà nước; sự quản lý còn nhiều lãng phí nên đã làm giảm kết quả của các giải pháp trên. Sự độc quyền phần lớn nằm ở khu vực tiện ích, dịch vụ công, nếu chi phí ở đây cao thì tất cả mọi lĩnh vực sản xuất đều bị ảnh hưởng. Điều này cần được đặc biệt lưu ý trong tiến trình hội nhập kinh tế.
- Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp trong 3 năm 2001-2003 đã có tác động mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, huy động mọi nguồn lực tham gia đầu tư phát triển sản xuất. Tuy nhiên, các chính sách này vẫn thiên về bảo hộ sản xuất trong nước như bảo hộ về vốn đầu tư, hạn ngạch, chính sách thuế, phụ thu nên nhiều doanh nghiệp đã ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, không chủ động đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến quản lý, sản phẩm làm ra có giá thành cao.
- Một số mặt hàng có thị trường trong nước nhưng năng lực sản xuất có hạn và tăng chậm không đáp ứng nhu cầu hoặc sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước kém nên phải nhập khẩu với số lượng lớn như xi măng (nhập khẩu clinker 3-4 triệu tấn/năm), phôi thép (2,5 đến 3 triệu tấn/năm), giấy, bột giấy, phân đạm (1,9-2 triệu tấn/năm) cũng làm hạn chế khả năng cạnh tranh.
- Cơ cấu sản xuất công nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến nhưng rất chậm. Trong thời gian qua, ngành công nghiệp phát triển theo chiều rộng, chưa chú trọng đầu tư và phát triển theo chiều sâu, chưa nâng cao tỷ trọng chế biến sâu, đảm bảo cung cấp nguyên nhiên vật liệu đầu vào và dịch vụ hạ tầng hợp lý nên hiệu quả sản xuất có xu hướng giảm, chi phí sản xuất cao làm hạn chế khả năng nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp trên thị trường trong quá trình hội nhập.
- Hiệu quả của sản xuất công nghiệp giảm chủ yếu là do chi phí trung gian trong sản xuất ngày càng tăng. Tỷ trọng chi phí trung gian trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng lên đáng kể từ mức 57,6% năm 1996 lên 63,1% năm 2001 chủ yếu là do sự tăng trưởng nhanh của nhiều ngành công nghiệp có giá trị trung gian cao như: Chế biến thực phẩm và đồ uống, dệt, may, da giày, sản phẩm thép và kim loại màu, máy móc thiết bị cơ khí, sản phẩm thiết bị điện, hoá chất cơ bản, sản xuất phân NPK, lốp ôtô, ôtô, xe máy, giấy, hàng điện tử, sản phẩm nhựa. Hơn nữa, các sản phẩm này chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, bán thành phẩm nhập khẩu nên phụ thuộc rất nhiều vào thị trường thế giới. Sự tăng giá và nguồn cung ứng hạn chế phôi thép, nguyên liệu nhựa, sợi, phân đạm, ka li, lưu huỳnh cuối năm 2003 và đầu năm 2004 đã gây ra không ít khó khăn cho sản xuất công nghiệp trong nước.
- Trình độ công nghệ và trang thiết bị sản xuất của ngành công nghiệp nước ta ở mức trung bình yếu (không kể các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), so với các nước công nghiệp phát triển lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ: Tỷ lệ trang thiết bị kỹ thuật cũ, công nghệ lạc hậu và trung bình chiếm 60 - 70%, công nghệ tiên tiến và hiện đại khoảng 30 – 40%. Trình độ công nghệ của nước ta chỉ ở mức 73/102 nước được xếp hạng. Điều này là một trong những nguyên nhân chính làm tăng chi phí sản xuất (do có định mức tiêu hao lớn hơn về chi phí nguyên, nhiên, vật liệu và chi phí sửa chữa, hiệu suất sử dụng công nghệ và trang thiết bị thấp), làm giảm và hạn chế đáng kể năng suất và sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp.
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động trong ngành công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của quá trình phát triển và là một trong những nguyên nhân quan trọng làm hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất và quản lý ở các doanh nghiệp. Hiện có khoảng 73% lực lượng lao động công nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề thấp, do vậy đã hạn chế khả năng tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp.
- Chi phí dịch vụ hạ tầng như điện, nước, viễn thông, cảng biển, chi phí vận tải của ta được đánh giá là cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực. Cụ thể là cước viễn thông quốc tế của ta cao hơn so với các nước trong khu vực từ 30% đến 50%, giá điện dùng trong công nghiệp cao hơn nhiều so với Myanma, Thái Lan, Xingapo, Inđônêxia và Lào, chi phí vận tải container đường biển cao hơn từ 40-50% so với Malaixia, Inđônêxia, và Xingapo. Ngoài ra, các mức phí và lệ phí hàng hải tại các cảng lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng hiện còn cao hơn vài lần so với các cảng biển tại Bangkok, Manila và Jakarta. Các chi phí dịch vụ vận tải (đường bộ, đường sắt, đường biển), phí và lệ phí hải quan, hàng hải, hàng không, kho bãi đều cao hơn mức bình quân trong khu vực.
- Mức độ liên kết và hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành và giữa các ngành còn nhiều hạn chế, chưa tạo được mối liên kết phát triển giữa các ngành theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường, hợp tác chuyên môn hoá trong sản xuất cùng có lợi. Các doanh nghiệp thường đầu tư khép kín, phần lớn chưa phối hợp năng lực sẵn có của doanh nghiệp khác để tăng nội lực cho ngành công nghiệp vận hành và phát triển để đạt hiệu quả cao hơn. Điều này dẫn đến tăng chi phí đầu tư cho sản xuất và lãng phí năng lực chung của ngành công nghiệp.
- Bộ máy quản lý doanh nghiệp nhà nước còn cồng kềnh, kém hiệu quả, thường chiếm từ 6% đến 10% tổng số lao động của doanh nghiệp. Năng lực quản trị doanh nghiệp hiện đại còn yếu, thiếu sự chuẩn bị để đối phó với các thách thức trong quá trình hội nhập. Cơ chế quản lý các doanh nghiệp nhà nước còn nhiều khiếm khuyết, các cơ quan quản lý chưa có biện pháp hữu hiệu để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện giảm chi phí trong quá trình sản xuất, từ việc áp dụng các định mức tiêu chuẩn tiên tiến đến các khoản chi không đúng theo quy định mà còn nặng về thanh tra, kiểm tra sau khi kết thúc quá trình sản xuất. Chi phí quản lý doanh nghiệp chưa được quản lý chặt chẽ, còn lãng phí và chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất. Mặt khác, việc chủ động triển khai các biện pháp đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị cùng với các biện pháp về quản trị kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành quá chậm chạp kể từ khi ta bắt đầu ký kết Hiệp định tự do hoá thương mại trong ASEAN.
- Tỷ trọng đầu tư cho công nghiệp mặc dù chiếm khoảng 34% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, song với số vốn đầu tư đó chưa đủ để cơ cấu lại ngành. Nhiều ngành, nhiều lĩnh vực công nghiệp có vai trò và tác động lớn như cơ khí chế tạo máy móc và thiết bị, công nghiệp nguyên liệu... chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Do được ưu đãi đầu tư nên một số doanh nghiệp nhà nước đã tìm mọi cách để có dự án đầu tư chứ không xem xét kỹ thị trường và yếu tố hiệu quả. Do đó, hiệu quả đầu tư ngày càng giảm. Điều này được nhận định thông qua sự gia tăng của hệ số ICOR công nghiệp (với độ trễ 1 năm) từ mức 3,3 năm 1996 lên 5,1 năm 2001. Hiệu quả đầu tư giảm một phần là do đầu tư ngày càng tăng vào những ngành công nghiệp sử dụng nhiều vốn, mặt khác do thiếu quy hoạch, kế hoạch cụ thể phát triển công nghiệp, cùng với những dự báo thị trường chưa chính xác và những tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chưa lường hết trong quá trình lập và triển khai dự án đầu tư nên một số dự án đầu tư có quy mô và mục tiêu không phù hợp với nhu cầu thị trường.
Từ thực tế trong 5 năm qua, có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích cho việc xây dựng và điều hành kế hoạch 5 năm tới. Những bài học đó là:
+ Tận dụng mọi nguồn lực cho phát triển: phải có các chính sách tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng để thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất. Cần phải đổi mới mạnh mẽ và sâu sắc như tinh thần NQTƯ9
+ DNNN vẫn giữ vai trò rất to lớn trong nền kinh tế, do đó một mặt cần tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng, mặt khác cần phải xắp xếp thu gọn lại và kiên quyết thực hiện quá trình cổ phần hoá.
+ Phát triển thị trường là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của công nghiệp, cần kết hợp cả thị trường trong nước lẫn thị trường quốc tế, trong đó đặc biệt phải chú ý tới việc chuẩn bị ngành công nghiệp trước các yêu cầu của hội nhập: các doanh nghiệp cần được chuẩn bị về khả năng cạnh tranh lẫn cách tiếp cận thị trường để đảm bảo chiếm lĩnh được thị trường trong nước và đứng vững trong thị trường quốc tế.
+ Cần thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình kinh tế thế giới và khu vực nhằm phát huy yếu tố thuận lợi hạn chế bất lợi để có các giải pháp phù hợp và kịp thời để tránh sự bất ổn.
+ Đẩy mạnh và lập lại trật tự trong công tác đầu tư xây dựng: làm tốt công tác quy hoạch và chuẩn bị trước các điều kiện cần thiết cho việc đầu tư được thuận lợi; tạo sự thông thoáng cho đầu tư trong nước và nước ngoài, coi trọng hơn tiến độ đầu tư trong khi cần giảm thiểu các ưu đãi đầu tư để tạo môi trường bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và DN nước ngoài, giữa các vùng và giữa các ngành công nghiệp.
+ Cần phát triển có trọng tâm, trọng điểm vào các sản phẩm công nghiệp mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, có truyền thống phát triển và sản phẩm phù hợp với chiến lược công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
+ Cần có các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp như chính sách hội nhập, liên kết kinh tế, tham gia các hiệp định song phương, vùng và liên vùng. Thực tế vừa qua, việc ký hiệp định thương mại Việt Mỹ có tác động không nhỏ tới nhiều ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh như ngành công nghiệp dệt-may, da-giầy mạnh tới sự phát triển công nghiệp.
1.2 Thực trạng tình hình sản xuất giầy dép của Việt Nam
Nền kinh tế của một quốc gia có thể tăng trưởng nhanh hay chậm trong thời đại ngày nay phụ thuộc vào sự phát triển của từng ngành sản xuất và dịch vụ. Mỗi ngành có một thế mạnh dựa vào đặc tính và khả năng tiêu thụ của sản phẩm. Với tiến trình hội nhập kinh tế, hàng hoá Việt Nam đang ngày càng có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên việc làm thế nào để đứng vững và tiến lên trong điều kiện cạnh tranh gay gắt đang là yêu cầu đặt ra với mỗi ngành sản xuất. Trong nhóm ngành lớn là sản xuất hàng tiêu dùng, ngành giầy dép đang ngày càng có vị trí quan trọng không những chỉ hoạt động trong nước mà vị thế xuất khẩu cũng nâng lên rõ rệt.
Ngành công nghiệp giầy dép của Việt Nam trong 7 năm trở lại đây tăng trưởng rất nhanh, đặc biệt là sản lượng và xuất khẩu. Giai đoạn từ 1997 - 2000 đã tăng từ 206 triệu đôi lên đến 303 triệu đôi. Hiện nay, năng lực sản xuất của chúng ta có thể sản xuất được khoảng 400 triệu đôi. Phần lớn các sản phẩm này đều được xuất khẩu, trung bình mỗi năm tổng giá trị giầy dép xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD. Trong đó, châu Âu là thị trường hàng đầu, chiếm khoảng 65% lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam, sau đó là thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay tốc độ tăng trưởng của ngành đã bắt đầu chững lại và có dấu hiệu giảm dần bởi sức cạnh tranh ngày càng mạnh từ phía các nhà sản xuất giầy dép Trung Quốc.
Tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của cả nước năm 2002 đạt 1,82 tỷ đô la, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2001. Năm 2002, mặc dù tình hình kinh tế toàn cầu có ổn định hơn trước, một số nền kinh tế đã dần được phục hồi, sức mua của các thị trường chủ yếu từng bước được ổn định, thị trường Mỹ được mở… song ngành giầy lại tiếp tục gặp phải những thách thức mới: Tốc độ thay đổi mẫu mốt của khách hàng tăng trong khi quy mô của các đơn đặt hàng bị thu nhỏ lại rất nhiều, sức ép đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, đảm bảo trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường từ khách hàng tăng. Đặc biệt, việc Trung Quốc ra nhập tổ chức thương mại thế giới đã làm cho cạnh tranh giữa giầy dép nước ta sản xuất và giầy dép Trung Quốc càng trở nên quyết liệt hơn bao giờ hết. Trước những khó khăn thách thức mới, toàn ngành đã phải dốc sức điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tăng đầu tư chiều sâu nhằm đáp ứng nhanh các đơn hàng khó, từng bước hướng một từng bộ phận sản xuất từ chủ yếu làm gia công cho đối tác nước ngoài sang phương thức tự sản xuất, tự tiêu thụ nhằm tăng tính chủ động trong sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường và tăng kết quả kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp có những bước đầu tư đột phá khâu thiết kế mẫu mốt thời trang, ứng dụng tin học trong thiết kế mẫu và quản lý sản xuất: Cty Hữu Nghị Đà Nẵng, Cty An Lạc, Cty Phú Lâm ….Một số công ty đã xây dựng và khẳng định được những thương hiệu của mình trong và khu vực như : Cty Bitis, Vina Giầy…
Bảng 1.1 Sản lượng sản xuất da - giầy của Việt Nam 2001 - 2003
Đơn vị tính: triệu đôi
TT
Sản phẩm
2001
2002
2003
1
Giầy vải
37,79
189,43
192,354
2
Các loại khác
76,43
71,71
68,364
3
Giầy thể thao
138,30
31,43
40,15
4
Giầy nữ
69,50
67,43
70,215
Tổng số:
322,02
360,00
371,083
Nguồn: Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam
Đến năm 2010, ngành giầy da Việt Nam đạt mục tiêu sẽ trở thành ngành công nghiệp xuất khẩu trọng yếu. Kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 3300 triệu vào năm 2006 và tăng lên đạt 6200 triệu USD năm 2010.
Mục tiêu phát triển ngành da giầy cũng được xác định cụ thể: đến năm 2006 sản xuất được 470 triệu đôi giầy dép các loại; 51,7 triệu chiếc cặp, túi xách các loại; 40 triệu feet vuông da thuộc thành phẩm. Năm 2010, tương ứng sẽ là 720 triệu đôi; 80,7 triệu chiếc và 80 triệu feet vuông. Theo dự báo của thế giới, từ nay đến 2007 sản lượng giầy dép của toàn thế giới tăng bình quân 3 - 3,2%/năm và thực tế hiện nay ngành da giầy Việt Nam vẫn đang phải trực diện với không ít thách thức từ sản xuất đến thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.
Bảng 1.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp chủ yếu 2001-2003
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2001
2002
2003
1. Kim ngạch XKCN
Triệu USD
10615
10610
14101
Hàng CN nặng và KS
,,
5247
5210
6150
Hàng CN nhẹ và TTCN
,,
5368
6400
7951
2. Mặt hàng XK chủ yếu
Hàng dệt may
Triệu USD
1975
2752
3600
Hàng giày dép
,,
1560
1867
2217
Hàng thủ công mỹ nghệ
,,
235
329
367
Than đá
Nghìn .Tấn
4290
5870
6200
Dầu thô
,,
16732
16879
17169
Hàng điện tử & linh kiện
Triệu USD
595
492
680
Nguồn: Bộ Kế hoạch đầu tư
Bảng 1.3 Giá trị xuất khẩu giầy dép giai đoạn 2000 - 2004 (triệu USD)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
Giá trị
1,464
1,559
1,667
2,268
2,610
Nguồn: Trung tâm thông tin Bộ Thương mại
Đến hết ngày 10/12/2004, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành đạt 2,61 tỷ USD (Trong đó: Kim ngạch xuất khẩu cặp, túi xách đạt 0,16 tỷ USD), tăng 22% so với năm 2003.
Năm 2004, sản xuất kinh doanh của toàn ngành có phần biến động so với năm 2003, các doanh nghiệp sản xuất giầy vải tiếp tục gặp khó khăn, với yêu cầu mẫu mã đa dạng và phức tạp hơn, đơn hàng giầy vải ngày càng thu hẹp (chỉ các loại giầy vải có mũ từ da thuộc, vải cao cấp được các khách hàng lựa chọn nhiều hơn). Các doanh nghiệp có khách hàng tiềm năng, đơn hàng nhiều tiếp tục gia tăng và phát triển sản xuất, đặc biệt các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và liên doanh. Một số doanh nghiệp thực sự khó khăn do không có khách hàng thường xuyên, thu hẹp sản xuất (phần lớn các doanh nghiệp này là doanh nghiệp Nhà nước: Công ty giầy Hiệp Hưng, Công ty Giầy Thăng Long, Công ty Giầy Vĩnh Yên…). Khu vực phía Bắc khó thu hút khách hàng hơn phía Nam (trừ khu vực Hải Phòng). Phần giá trị gia tăng trong nước của các sản phẩm da giầy hiện mới chỉ ở mức rất thấp (35 - 40%), do phần lớn các doanh nghiệp sản xuất gia công, nhiều nguyên liệu vẫn tiếp tục phải nhập ngoại và do các đối tác chỉ định.
* Về đầu tư:
Năm 2004, ít doanh nghiệp đầu tư mới cho sản xuất giầy, riêng phần nguyên phụ liệu và thuộc da tiếp tục được đầu tư mạnh hơn: Công ty thuộc da Hào Dương bắt đầu đi vào hoạt động, một số cơ sở nhỏ tại khu thuộc da Phú Thọ Hoà ra đời, công ty thuộc da Primer Vũng Tàu (Chuyên cung cấp các loại da thuộc thành phẩm cho công ty PouYuen đã đi vào sản xuất từ quý II/2004, công ty thuộc da Samwoo, công ty Green Tech đã đi vào sản xuất ổn định… Các cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu (đế giầy, da tráng PU, keo, phụ liệu…) có quy mô không lớn được hình thành để phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp giầy. Tuy nhiên, nhiều loại nguyên phụ liệu sản xuất trong nước có giá bán cao hơn nhập khẩu nên các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghệp gia công) vẫn lựa chọn nhập khẩu hơn là mua trong nước.
* Về thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại:
Sản lượng xuất khẩu vào thị trường Mỹ tiếp tục gia tăng (năm 2004 chiếm 14 - 15% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành), ._.chủ yếu do các công ty 100% vốn nước ngoài, liên doanh, một vài công ty lớn của Việt Nam như: Công ty Sao Vàng, Công ty TNHH Duy Hưng… thực hiện. Thị trường EU (chiếm 73 - 75%) có những biến động nhất định với các yêu cầu ngày càng cao về sản phẩm không sử dụng hoá chất độc hại, doanh nghiệp thực hiện tốt các tiêu chuẩn về nhãn mác v.v… Đồng thời chịu tác động do vừa qua EU ban hành một số quy định mới về hệ thống ưu đãi thuế quan (GSP) và xem xét lại 8 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn vào EU (trong đó có Việt Nam) để tiếp tục cho thực hiện quy chế ưu đãi thuế quan. Bộ Thương mại và Hiệp hội Da - Giầy đã kiến nghị Chính phủ đàm phán và tác động để Việt Nam tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế quan. Kết quả phần lớn các nước EU ủng hộ để Việt Nam tiếp tục được hưởng GSP. Nếu có biến động, việc xuất khẩu giầy dép sang EU sẽ gặp khó khăn hơn. Thị trường Nhật chiếm mức 2,5% và các nước khác duy trì ở mức như những năm trước đây.
Năm 2004, Hiệp hội tiếp tục được giao nhiệm vụ đầu mối thực hiện chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành tiếp cận, khảo sát thị trường, giới thiệu quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp trực tiếp tới các khách hàng nhập khẩu tiềm năng
* Về chi phí cho sản xuất
Tiếp tục có sự biến động, các chi phí đầu tư vào gia tăng cao (các dịch vụ, điện nước, sinh hoạt, tiền lương và bảo hiểm), các doanh nghiệp chịu nhiều sức ép trong bối cảnh công phí và giá bán không tăng, các yêu cầu khách hàng phải đáp ứng đầy đủ hơn.
Theo các chuyên gia trong ngành xác nhận, phần giá trị gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu của ngành còn rất khiêm tốn, mới chỉ chiếm khoảng 15 - 20%, trong đó chưa loại trừ giá trị thương hiệu. Bởi lẽ, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành vẫn đang thực hiện phương thức sản xuất gia công cho các hãng giầy nổi tiếng thế giới. Nếu loại bỏ yếu tố thương hiệu của sản phẩm, giá trị gia tăng này sẽ còn thấp hơn.
Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giầy đạt 1,36 tỷ USD. Với đà này, năm 2005, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành sẽ đạt khoảng 2,7 - 2,8 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng được đo ở mức 18 - 19%. Trong bối cảnh của cạnh tranh thị trường thì sự tăng trưởng đó là rất đáng kể. Hiệp hội Da - giầy Việt Nam đã cho biết các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam đang bị cạnh tranh dữ dội từ phía Trung Quốc. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào sản xuất giầy cấp thấp do những sản phẩm này chỉ cần công nghệ đơn giản, cơ cấu sản xuất gọn nhẹ, chi phí đầu tư ít, lại có thị trường rộng. Trước đây giầy cấp thấp có tỷ trọng chiếm tới 40% trong cơ cấu giầy xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam. Nhưng hai năm gần đây, doanh nghiệp Việt Nam đã mất dần thị trường bởi sự cạnh tranh rất mạnh của các nhà sản xuất Trung Quốc. Do đó, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng chuyển hướng sản xuất các mặt hàng tung và cao cấp do những sản phẩm này đang có xu hướng tiêu dùng mạnh. Nhiều doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp FDI, liên doanh và doanh nghiệp trong nước đã chuyển hướng hiệu quả. Hiện nay, để sản xuất giầy cao cấp, các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế như trình độ công nghệ rất thấp, khả năng phát triển sản phẩm gần như không có, việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng rất lỏng lẻo, năng suất lao động chỉ bằng một nửa so với các doanh nghiệp Trung Quốc. Để phát triển, không còn cách nào khác là các doanh nghiệp phải đẩy mạnh đầu tư công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và chú trọng đến khâu thiết kế sản phẩm, phát triển thị trường.
Bảng 1.4 Dự báo nhu cầu trong nước một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2005
Các sản phẩm công nghiệp
Đơn vị tính
2000
2005
Nhu cầu
Năng lực sản xuất
Nhu cầu
Năng lực sản xuất
Dầu thô
Triệu tấn
0
15,4
0
18
Xi măng
Triệu tấn
13,5
18,6
29-30
29
Thép xây dựng
“
1,67
2,5
3,3-3,6
3,5
Than sạch
“
7,6
12-13
12-13,5
22
Hàng may sẵn
Triệu SP
64
540
83-88
800
Giày dép
Triệu đôi
80
360
160
390-450
Giấy
1000 tấn
480
377
800
670
Bia
Triệu lít
800
800
970-970
1150
Nguồn: Bộ Kế hoạch đầu tư
Trong năm 2005, sản xuất kinh doanh của ngành giầy da có phần biến động so với năm 2004. Một số doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước, do không có khách hàng thường xuyên, phải thu hẹp sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất giầy vải khó khăn hơn, nhiều doanh nghiệp phải chuyển sang sản xuất giầy thể thao và giầy nữ.
Bảng 1.5 Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam tuần từ 22 - 27/8/2005 vào một số thị trường chủ yếu
Thị trường
Trị giá (USD)
Mỹ
9.557.129
Anh
9.242.720
Đức
5.081.941
Hà Lan
3.266.650
Pháp
2.380.154
Mêhicô
2.289.778
Bỉ
1.972.878
Canada
1.745.623
Tây Ban Nha
1.171.179
Italia
1.048.373
Nguồn: Vietnam Net
Do mặt hàng da giầy được xuất khẩu nhiều trên thị trường thế giới (Việt Nam đứng ở vị trí thứ tư ) nên các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất đều quan tâm đến thị trường tiêu thụ. Điều đó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất không những của một doanh nghiệp mà còn chung cho cả ngành. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt được của các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 1999 đến 2002 đã liên tục sụt giảm từ 59% trong tổng số xuống còn 53,1%; 51,1% và 47,9% (Riêng các doanh nghiệp dân doanh tăng từ 26,73% năm 2000, lên 30,06% năm 2001, rồi giảm còn 29,1% năm 2002); trong khi các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài lại gia tăng từ 35,34% lên 41,3%; 42,88% và 45,4% vào các thời điểm tương ứng; các doanh nghiệp liên doanh cũng tăng tương tự từ 5,66%; 5,6%; 5,7% và 5,8%. Lý do được giải thích là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, dù 100% vốn hay liên doanh với doanh nghiệp trong nước, đều có sẵn những thị trường lớn và mặt hàng xuất khẩu ổn định, ít bị phụ thuộc vào phía đối tác về nguyên phụ liệu, đơn hàng như các doanh nghiệp Việt Nam.
1.3 Những tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của ngành giầy dép
1.3.1 Thiếu nguyên liệu và công nghiệp phụ trợ
Theo phân tích của các nhà kinh tế, Việt Nam không tự chủ được nguồn nguyên liệu trong nước, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, mà chủ yếu từ Trung Quốc. Số liệu của Bộ Công nghiệp cho biết hiện có tới 60% - 80% nguyên liệu đầu vào để sản xuất giầy dép là nhập khẩu, nhưng chúng ta lại thiếu hẳn sự kiểm soát về nguồn nguyên liệu. Nguyên liệu từ nguồn trong nước chất lượng lại kém, không đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhiều nguyên liệu không có sẵn ở Việt Nam như thuộc da. Bên cạnh đó, khâu thiết kế và tìm đầu ra cho sản phẩm rất yếu. Để thành công trên thị trường xuất khẩu, các sản phẩm giầy dép phụ thuộc rất nhiều vào những nhà thiết kế có khả năng luôn tạo ra các mẫu mã giầy dép hợp thời trang với khách hàng quốc tế. Hiện nay, Việt Nam còn có quá ít những cán bộ thiết kế lành nghề hoặc nếu có thì họ cũng chưa được đào tạo một cách chuyên nghiệp hoá, bài bản. Các doanh nghiệp của Việt Nam ít có mối liên hệ trực tiếp với khách hàng cuối cùng, mà phải qua nhiều khâu trung gian. Hiện nay, khoảng 80% các doanh nghiệp sản xuất giầy dép của Việt Nam phải nhận làm gia công cho các hãng lớn ở nước ngoài. Chương trình xúc tiến thương mại và tiếp thị của ngành công nghiệp giầy dép còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khai thác và đột phá vào những thị trường mới.
Trong các liên doanh sản xuất giầy dép ở Việt Nam, thường thường phía nước ngoài chịu trách nhiệm về kỹ thuật như nhập khẩu, vận chuyển máy móc, thiết bị, cung cấp phần lớn các nguyên vật liệu và lo đầu ra cho sản phẩm ở thị trường nước ngoài. Phía Việt Nam chỉ cung cấp nhân lực, duy trì bảo dưỡng các thiết bị máy móc và chịu trách nhiệm về công tác quản trị hành chính.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Hà Nội, Trung Quốc thực sự là một đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất giầy dép. Việc Trung Quốc gia nhập WTO đã càng khẳng định điều này. Hiện nay, Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về sản xuất giầy dép với sản lượng hàng năm khoảng 6 tỷ đôi (chiếm 1/2 tổng sản lượng thế giới). Như vậy cuộc cạnh tranh giữa sản phẩm giầy dép của hai nước sẽ là cuộc cạnh tranh về chất lượng và giá cả. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng phải thừa nhận giầy dép của Trung Quốc giá rất rẻ, mẫu mã phong phú hơn, chi phí sản xuất cũng thấp hơn, nguồn nguyên liệu cũng được chú trọng đầu tư một cách có hiệu quả hơn. Trung Quốc từ lâu đã rất chú trọng phát triển ngành chăn nuôi và công nghiệp thuộc da; mở rộng những ưu đãi về thuế cho đầu tư vào việc ứng dụng những công nghệ mới; tăng cường hỗ trợ hệ thống thiết kế và trung tâm thông tin cho ngành da giầy; củng cố các hiệp hội của ngành, nhằm nâng cao hình ảnh của ngành da giầy Trung Quốc trên thị trường quốc tế. Các nhà đầu tư giầy dép chuyển hướng từ Việt Nam sang Trung Quốc chính là để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ và ngành công nghiệp phụ trợ rất phát triển tại đây. Bằng cách này sẽ giúp họ giảm chi phí sản xuất và tăng sức cạnh tranh. Theo tính toán của một doanh nghiệp da giầy thì chi phí sản xuất một đôi giầy tại Việt Nam thường gấp 1,3 đến 1,5 lần so với Trung Quốc.
Thiếu nguồn nguyên liệu, mặc dù giá nhân công rất rẻ nhưng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cao hơn doanh nghiệp Trung Quốc. Đó là một trong số những tồn tại khó khăn nhất mà ngành giầy da phải đương đầu và nó ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
1.3.2 Chưa có thương hiệu và thiếu sức cạnh tranh
Một ngịch lý là Việt Nam đang đứng hàng thứ tư thế giới về xuất khẩu da giầy, nhưng không có tên trong bản đồ xuất khẩu. Lý do được đưa ra là da giầy Việt Nam chủ yếu là hàng gia công lại cho nước ngoài nên phải lấy tên hiệu của hãng. Tiềm năng của ngành da giầy Việt Nam không kém các nước mạnh về ngành công nghiệp này nhưng bài toán quan trọng về phân công, cơ cấu sản xuất và lao động lại chưa được giải quyết. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu da giầy Việt Nam vào thị trường thế giới đạt trên dưới 2 tỷ USD nhưng lượng giầy của các doanh nghiệp chủ Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10 đến 15%. Da giầy Việt Nam trên thế giới chưa có tên, thương hiệu và đó là một khó khăn lớn trong sản xuất và cạnh tranh.
Câu hỏi đặt ra “ hiện tại nhân công Việt Nam còn rẻ nên còn gia công. Giả định rằng nếu giá nhân công tăng thì bức tranh tương lai ngành da giầy Việt Nam sẽ ra sao?”
Cạnh tranh với nước ngoài đã khó khăn nhưng ngay cả ở thị trường trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa cạnh tranh được khi Trung Quốc lại xuất sang 2 triệu đôi trong năm 2004. Nhìn nhận và lo lắng về vấn đề này,các giám đốc của những công ty sản xuất giầy lớn ở Việt Nam cho rằng nếu thất bại ngay trên sân nhà thì da giầy Việt Nam khó có thể cùng bắt tay nhau cạnh tranh trên sân khách. Vì vậy Hiệp hội Da Giầy Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần phải ngồi lại để tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này. Theo phân tích thị trường, năm 2005 là năm ngành da Trung Quốc được tháo gỡ rất nhiều trói buộc khi xuất khẩu vào thị trường châu Âu ( EU), đặc biệt là chế độ hạn ngạch. Trong khi đó, mặt hàng giầy dép từ Việt Nam xuất khẩu có khả năng sẽ bị xem xét lại để cắt giảm chế độ ưu đãi về thuế. Điều này sẽ đặt ngành giầy Việt Nam trước một thử thách lớn.
Theo nhận định từ phía Hiệp hội, Đông Âu là vùng đất còn nhiều tiềm năng để da giầy Việt nam tiếp tục mở rộng thị trường. Việt Nam được các nước đánh giá là có lợi thế về phát triển ngành da giầy, tuy nhiên con đường cạnh tranh vẫn là khâu khó khăn nhất. Việt Nam không đủ năng lực cạnh tranh về giá với các nước, đặc biệt là Trung Quốc, vì vậy các doanh nghiệp sản xuất phải chú ý đến cạnh tranh bằng chất liệu sản phẩm. Một trong những yếu tố của chất lượng, theo các doanh nghiệp da giầy, đó là mẫu mã. Da giầy Việt Nam cần chú trọng đặc biệt đến khâu thiết kế mẫu mã hơn nữa. Sắp tới ngành da giầy Việt Nam sẽ xây dựng một Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh, trong đó chính phủ Italia tài trợ 1 triệu USD cung cấp thiệt bị, làm phòng thí nghiệm, huấn luyện kỹ thuật...Hi vọng với sự đầu tư này, cùng với kỹ thuật công nghệ Italia, một nước hàng đầu thế giới về giầy da, Việt Nam sẽ có lực để cạnh tranh với thị trường thế giới, tạo đà cho phát triển hiệu quả sản xuất.
1.3.3 Thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu giầy dép trong hai năm 2004 - 2005
Thị trường hiện có
Thị trường có khả năng mở rộng
Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapo, Nga, Thụy Sĩ, EU, Mỹ, Bắc Mỹ
Nhật Bản, EU, Nga, Mỹ, Bắc Mỹ, ASEAN, Trung Đông
Xuất khẩu giầy, dép của nước ta trong 10 tháng đầu năm 2005 vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu giầy, dép của nước ta trong tháng 10 đạt khoảng 326 triệu USD, mức cao nhất kể từ đầu năm 2005 đến nay, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm đạt 1,54 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2004. Mức tăng trưởng này thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu đạt mức tăng trưởng khoảng 28% trong năm 2005. Do vậy, việc hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra thực sự là khó khăn lớn đòi hỏi phải có những nỗ lực đột phá của toàn ngành trong những tháng còn lại năm 2005.
*Thị trường EU
Từ đầu năm 2005 đến nay, xuất khẩu sang thị trường EU liên tục bị giảm nhẹ. Kim ngạch xuất khẩu sang các nước này trong 5 tháng đầu năm nay bị giảm hơn 9% so với 5 tháng đầu năm 2004 xuống còn gần 650 triệu USD. Kim ngạch 6 tháng đầu năm sang EU ước đạt 830 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2004. Tại thị trường EU, giày dép của Việt Nam không chỉ phải đối mặt với hàng của các doanh nghiệp Trung Quốc - vốn có lợi thế hơn về nguyên phụ liệu và năng suất lao động - mà còn phải cạnh tranh với sản phẩm của nhiều nước bị ảnh hưởng của đợt sóng thần, được miễn thuế xuất khẩu vào thị trường này. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép của Việt Nam còn có thể sẽ bị Liên minh Châu Âu (EU) điều tra kiện bán phá giá.
Trong số các thị trường xuất khẩu chính của nước ta tại khu vực EU, kim ngạch xuất khẩu sang Đức trong 5 tháng đầu năm giảm 28,02%. Xuất khẩu sang Anh cũng bị giảm gần 7%.
Kim ngạch xuất khẩu sang Pháp trong 5 tháng đầu năm sang Pháp giảm tới 24,62% so với 5 tháng đầu năm 2004, đạt 65,6 triệu USD. Mức suy giảm kim ngạch trong tháng 6 đã chậm lại, giảm khoảng 15% so với tháng 6/2004. Đây là mức suy giảm thấp nhất trong vòng nửa năm trở lại đây.
Ngược lại, xuất khẩu sang thị trường Italia được phục hồi. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu giầy, dép của nước ta sang thị trường Italia bị giảm 8,56% so với năm 2003. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2005, xuất khẩu sang thị trường này luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá, đặc biệt 3 tháng trở lại đây. Kim ngạch xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2005 đạt 50,08 triệu USD, tăng 17,27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU chín tháng đầu năm tăng không đáng kể nhưng số liệu của EU lại cao hơn thế rất nhiều. Do đó, Hiệp hội Giầy dép liên minh Châu Âu đã đề nghị Liên minh Châu Âu tiến hành điều tra 33 mã hàng giầy dép da của Việt Nam đã bán phá giá trên thị trường này. Đây là cản trở lớn đối với xuất khẩu giầy, dép của nước ta trong những tháng cuối năm 2005.
*Thị trường Mỹ
Kim ngạch xuất khẩu giầy, dép sang thị trường Mỹ trong những tháng đầu năm 2005 đã đạt tốc độ tăng trưởng theo kế hoạch đặt ra từ cuối năm 2004. Xuất khẩu sang thị trường này trong tháng 6 ước đạt trên 50 triệu USD tăng từ 30-35% so với cùng kỳ năm 2003 nâng mức tổng kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm lên mức trên 260USD, tăng trêm 30% so với nửa đầu năm 2004. Chuyến công du của Thủ tướng Phan Văn Khải thành công sẽ tiếp tục tạo cơ hội thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá của nước ta nói chung và mặt hàng giầy, dép nói riêng. Xuất khẩu giầy, dép sang Mỹ trong năm 2005 ước đạt khoảng 560 triệu USD, tăng 35% so với năm 2005.
*Thị trường Nhật Bản
Nhập khẩu giầy, dép của Nhật Bản trong vài năm gần đây liên tục tăng. Kim ngạch nhập khẩu trong những tháng đầu năm nay đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 2 năm trở lại đây, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2004 đạt gần 1,487 tỷ USD. Nhật Bản được các nước xuất khẩu giầy, dép đánh giá là thị trường tiềm năng thứ 2 trên thế giới sau Mỹ.
Xuất khẩu sang Nhật Bản trong nửa đầu năm 2005 ước đạt 45 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2004. Với mức kim ngạch này, Việt Nam hiện là nhà cung cấp giầy, dép lớn thứ 3 cho Nhật Bản, chiến 3,6% thị phần giầy, dép Nhật Bản (Trung Quốc chiếm 68,7% và Italia chiếm 9,5%). Với sự tăng trưởng mạnh như hiện nay, nhiều khả năng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản trong năm 2005 sẽ vượt mức kế hoạch đặt ra là 80 triệu USD.
Hiện nay giầy, dép Việt Nam đang được nhiều người tiêu dùng ở Nhật Bản ưa chuộng. Tuy nhiên, để cạnh tranh được với hàng Trung Quốc, Italia, Indonesia, việc tìm hiểu rõ đặc điểm thị trường Nhật Bản sẽ tạo nhiều cơ hội nữa cho mỗi doanh nghiệp.
1.4 Cơ hội và thách thức đối với ngành giầy dép Việt Nam
Theo thống kê sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta năm 2004 đạt hơn 2,76 tỷ USD (trong đó cặp túi xách trên 160 triệu USD), tăng 22% so với mức kim ngạch đạt được trong năm 2003. Giầy dép, cặp túi xách Việt Nam đã xuất khẩu được sang gần 100 thị trường trên thế giới. Các thị trường xuất khẩu chính của nước ta là EU, Mỹ.
Bảng 1.5 Dự báo nhu cầu trong nước một số sản phẩm công nghiệp
chủ yếu năm 2010
Các sản phẩm công nghiệp
Đơn vị tính
2005
2010
Nhu cầu
Năng lực sản xuất
Nhu cầu
Năng lực sản xuất
Điện thương phẩm
Tỷ Kwh
45
47-50
84,3
-
Dầu thô
Triệu tấn
0
18
6,5
21,6
Xi măng
Triệu tấn
29-30
29
49
50
Thép xây dựng
“
3,3-3,6
3,5
6,5
7
Than sạch
“
12-13,5
22
22
27
Động cơ xăng-diesel
Ngàn cái
1,6-1,7
2-2,5
-
260
Động cơ điện
“
100
95
-
200
Hàng may sẵn
Triệu SP
100
98
-
1500
Giày dép
Triệu đôi
83-88
800
-
-
Vải
Triệu mét
160
390-450
-
1100
Sữa hộp
Triệu hộp
240
320
-
450
Dầu thực vật
1000 tấn
260-280
350
-
650
Giấy
1000 tấn
800
670
-
1250
Bia
Triệu lít
970-970
1150
-
1800
Thuốc lá
Triệu bao
2380
4000
-
5105
Nguồn : Bộ Kế hoạch đầu tư
Trong bối cảnh môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay thì mức kim ngạch này thực sự khẳng định nỗ lực lớn lao của các doanh nghiệp nói riêng và toàn ngành da giầy Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, nếu phát huy hết nội lực của mình thì ngành da giầy Việt Nam còn có thể đạt được những thành tích cao hơn nhiều. Những hạn chế của ngành Da Giầy nước ta bao gồm khâu thiết kế mẫu mã chưa được đẩy mạnh, thương hiệu sản phẩm chưa được khẳng định, xúc tiến thương mại chưa mạnh, các chính sách của Nhà nước dành cho ngành da giầy chưa nhiều và cũng chưa mang lại hiệu quả cao.
Bước sang năm 2005, ngành giầy dép nước ta sẽ tiếp tục có những điều kiện thuận lợi để duy trì và đẩy mạnh đà tăng trưởng hiện nay.
- Thứ nhất, nhu cầu tiêu thụ giầy dép, cặp túi xách trong nước và trên thế giới vẫn tiếp tục tăng trong những năm tới. Mức tiêu thụ giầy dép, cặp túi xách của các nước Châu Âu trong năm 2004 ước đạt 1,135 tỷ đôi trong khi nhu cầu tiêu thụ vào khoảng 2,41 tỷ đôi. Nhập khẩu ròng giầy dép của Châu Âu dự báo sẽ tiếp tục tăng nhẹ, đạt mức khoảng 1,1 tỷ - 1,2 tỷ đôi. Cũng giống như các nước Châu Âu, nhu cầu tiêu thụ giầy dép, cặp túi xách các loại của các nước Châu Mỹ tiếp tục tăng trong những năm tới, đạt trên 3,3 tỷ đôi giầy trong khi năng lực sản xuất của khu vực này ước tính chỉ đạt trên 1 tỷ đôi.
- Thứ hai, từ tháng 1/2005, EU sẽ bắt đầu tiến hành điều tra giầy dép nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc nhằm bảo hộ sự phát triển của ngành giầy dép trong khu vực. Ngược lại, giầy dép xuất khẩu của nước ta sang thị trường EU sẽ tiếp tục được hưởng những ưu đãi về thuế quan (GSP)
- Thứ ba, một số đối thủ cạnh tranh khá mạnh của ngành giầy dép nước ta như Thái Lan, Indonesia đang có những biểu hiện đi xuống và tỏ ra kém cạnh tranh rõ rệt. Ngành giầy dép Indonesia từ năm 2002 đến nay luôn bị giảm sút. Nhiều nhà máy sản xuất đã buộc phải đóng cửa do không tiêu thụ được sản phẩm. Số lượng các công ty sản xuất giầy dép của Indonesia giảm từ 112 công ty xuống còn 90 công ty. Hai loại giầy được tập trung sản xuất nhiều của Indonesia là giầy bảo hộ lao động và giầy thể thao, nhưng việc bán hàng của các loại giầy này phụ thuộc vào nhãn hiệu nước ngoài. Hơn nữa, môi trường kinh doanh tại thị trường Indonesia lại không ổn định. Do vậy, người mua dễ dàng quay sang các nước khác để bảo đảm việc giao hàng tốt hơn. Cũng giống như Indonesia, ngành giầy dép của Thái Lan cũng đang trên đà xuống dốc. Kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan từ năm 2000 đến nay liên tục giảm mạnh nhất là xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm (ngoại trừ năm 2003, kim ngạch xuất khẩu của nước này đạt mức tăng trưởng 3,4%). Tính trong 10 tháng đầu năm 2004 kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Thái Lan giảm tới 8,15% so với cùng kỳ năm 2003, chỉ đạt khoảng 660 triệu USD. Các thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan là Mỹ, EU, Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này giảm khá mạnh. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ và Bỉ giảm tới 15% về kim ngạch so với 10 tháng đầu năm 2003.
- Thứ tư, da giầy hiện được xem là một trong ba nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta với nhiều lợi thế cạnh tranh và giải quyết được một số vấn đề xã hội với nguồn lao động dồi dào, không đòi hỏi đầu tư quá nhiều vốn, phù hợp với hoàn cảnh, môi trường của Việt Nam, phù hợp với nguồn lực tài chính, thị trường nước ta. Do đó, ngành da giầy sẽ được chú trọng đầu tư hơn nữa nhằm mang lại hiệu quả hơn, tạo ra sức cạnh tranh mạnh hơn theo chiến lược tăng trưởng tập trung đến năm 2020.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi trên, ngành giầy dép Việt Nam vẫn tiếp tục phải đối mặt với những trở ngại đáng kể. Thứ nhất, chưa chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Thứ hai, công nghệ sản xuất chưa hiện đại và còn phụ thuộc vào nước ngoài. Và bài toán nan giải đối với ngành giầy dép là xây dựng thương hiệu. Đã có nhiều bài học về sự thất bại do không có thương hiệu. Đầu tiên, trong những năm 50-60 Trung tâm sản xuất giầy dép lớn nhất và các nhãn hiệu giầy nổi tiếng của thế giới được đặt tại Italia, những năm 70 lại chuyển sang Nhật Bản, những năm 80 ở Đài Loan và Hàn Quốc. Cho đến khi các nước này hiểu ra vấn đề thì mọi sự đã rồi. Ngành giầy dép các nước này đã rơi vào tình trạng vô phương cứu chữa. Tất cả các hãng nổi tiếng đã dời bỏ sang các nước khác.
Trước những khó khăn trên, để tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng tốt, trước hết ngành da giầy nước ta cần phải đầu tư mạnh cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ thiết kế, cải tiến kỹ thuật nhằm áp dụng những công nghệ hiện đại nhất vào sản xuất để tăng năng suất lao động, đồng thời tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt. Bên cạnh đó cần giảm thiểu mọi chi phí sản xuất khác có liên quan. Có như vậy mới tạo được sự cạnh tranh về giá cả hàng hoá. Ngoài ra, cần tiếp tục duy trì các thị trường truyền thống và tích cực thâm nhập thị trường mới. Vấn đề then chốt cuối cùng là mỗi doanh nghiệp từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình, góp phần mang lại hiệu quả và sự phát triển bền vững cho toàn ngành da giầy Việt Nam.
Chương 2
Mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật
của một ngành sản xuất
2.1 Mô tả hiệu quả kỹ thuật và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật
2.1.1 Mô tả hiệu quả kỹ thuật
Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là mục tiêu của mọi quốc gia trong các thời kỳ phát triển. Thành phần cơ bản của của tăng trưởng kinh tế là tăng trưởng năng suất tổng hợp với hai thành phần cơ bản là tiến bộ công nghệ và hiệu quả kỹ thuật. Xem xét dưới góc độ vi mô, hiệu quả sản xuất của một ngành cũng chịu tác động của hai nhân tố trên. Do đó việc ước lượng, phân tích hiệu quả kỹ thuật và những ảnh hưởng của nó tới hoạt động sản xuất là một vấn đề đáng quan tâm.
Xét một quá trình sản xuất đơn giản trong đó có một đầu vào duy nhất (X) được sử dụng để sản xuất ra một đầu ra duy nhất (Y). Đường OF chính là đường giới hạn biểu thị mức sản lượng tối đa có thể đạt được tại mỗi mức đầu vào. Do đó nó phản ánh trạng thái hiện tại công nghệ trong ngành. Các doanh nghiệp trong ngành sẽ sản xuất tại đường giới hạn nếu doanh nghiệp đạt được hiệu quả về mặt kỹ thuật. Điểm A tượng trưng cho một điểm không hiệu quả trong khi điểm B và điểm C là những điểm hiệu quả.
Đường giới hạn khả năng sản xuất được mô tả như sau (Đồ thị 1)
Fáp dụng
O
Y
A
B
C
Xáp dụng
Một doanh nghiệp đang hoạt động tại điểm A là không hiệu quả bởi vì xét về mặt công nghệ doanh nghiệp có thể tăng sản lượng đến mức tương đương với điểm B trên đồ thị mà không cần có thêm đầu vào ( hoặc có thể sản xuất ra một mức sản lượng như vậy nhưng cần ít đầu vào hơn tại điểm C trên đường giới hạn). Khoảng cách từ điểm sản xuất của doanh nghiệp đến đường giới hạn khả năng sản xuất phản ánh mức độ không hiệu quả của doanh nghiệp.
Một thước đo cơ bản đối với hoạt động của một xí nghiệp là năng suất yếu tố. Đây là tỷ lệ của đầu ra trên đầu vào. Tỷ lệ này càng lớn nghĩa là sản xuất của doanh nghiệp càng có hiệu quả. Đồ thị 1 cũng cho thấy sự khác biệt giữa hiệu quả kỹ thuật và năng suất yếu tố. Đường thẳng đi qua gốc toạ độ cho biết năng suất yếu tố tại mỗi đầu vào của doanh nghiệp. Độ dốc của đường này là Y/X cho biết năng suất của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang sản xuất tại điểm A dịch chuyển đến điểm hiệu quả B, đường năng suất đó sẽ dốc lên, điều này ngụ ý rằng năng suất sẽ cao hơn tại điểm B. Tuy nhiên nếu như bằng cách dịch chuyển đến điểm C, đường năng suất sẽ tiếp xúc với đường giới hạn cho biết mức năng suất tối đa có thể đạt được. Điểm C là điểm quy mô sản xuất tối ưu. Doanh nghiệp tuy đã đạt được hiệu quả về mặt công nghệ nhưng vẫn có thể tăng năng suất bằng cách khai thác hiệu quả theo quy mô. Tóm lại, hiệu quả kỹ thuật và năng suất yếu tố có ý nghĩa tương ứng về mặt ngắn hạn và dài hạn bởi vì việc gia tăng quy mô sản xuất của một doanh nghiệp chỉ có thể đạt được trong dài hạn.
2.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật
của một ngành sản xuất
Tính phi hiệu quả sản xuất ở các doanh nghiệp không chỉ bắt nguồn từ những yếu tố môi trường, chẳng hạn môi trường kinh doanh không hấp dẫn và một khu vực tài chính yếu kém mà còn bắt nguồn từ các yếu tố xuất phát từ bản thân các doanh nghiệp như qui mô không phù hợp, không đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển, phương thức quản lý yếu kém, thiếu yếu tố cạnh tranh trong và ngoài nước. Trong điều kiện từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung chuyến sang nền kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh có nhiều vấn đề, tuy đã có cải thiện với việc cải tổ lại hệ thống quản lý doanh nghiệp, chuyển từ hình thức sở hữu nhà nước trung ương và địa phương sang hình thức sở hữu khác như cổ phần hoá, có các biện pháp thúc đẩy cạnh tranh, có hình thức giám sát hoạt động của các tổ chức tài chính và xử lý các vấn đề phát sinh trong quản lý nhưng các yếu tố của bản thân doanh nghiệp có tác động đến tính hiệu quả của sản xuất thường ít được tính đến, trong khi các doanh nghiệp có thể chủ động quyết định các yếu tố của bản thân bản thân hơn đối với môi trường. Do đó doanh nghiệp cần xác định các đặc điểm cụ thể của bản thân để từ đó có những hướng điều chỉnh thích hợp nhằm tăng hiệu quả của quá trình sản xuất.
(1) Qui mô: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tính hiệu quả của công nghệ có liên quan đến qui mô và sự phân bổ qui mô của các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển. Một số nhà nghiên cứu chủ trương ủng hộ và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp có qui mô nhỏ dựa trên luận cứ về kinh tế và phúc lợi (You, 1995). Mặt khác nghiên cứu về mô hình tăng trưởng của Jovanavic(1982) lại đi đến kết luận là các hãng có qui mô lớn hơn thì hoạt động có hiệu quả hơn so với hãng có qui mô nhỏ. Các lý thuyết này chủ yếu dựa vào khái niệm về sự chuyển động của thị trường với các hãng mới liên tục tham gia thị trường và đẩy các hãng khác ra khỏi ngành. Các hãng chỉ nhận biết được “năng suất thực” của họ khi quan sát kết quả của mình so với toàn ngành, và sẽ rời khỏi ngành nếu năng suất thập hơn một mức độ giới hạn nào đó. Các hãng có năng suất cao hơn giới hạn đó sẽ tồn tại và phát triển. Sự khác biết về mức hiệu quả ở các qui mô khác nhau của doanh nghiệp còn có thể do vấn đề đo lường (Page, 1984). Có vài lý do mà các doanh nghiệp có qui mô khác nhau có sự khác biệt về hiệu quả. Tính chất của các đầu vào có thể khác nhau cho các doanh nghiệp có qui mô khác nhau như trang bị vốn và lao động, hoạt động tổ chức và quá trình sản xuất của các doanh nghiệp lớn sẽ hợp lý hơn so với doanh nghiệp nhỏ. Về mặt thực nghiệm, Pitt và Lee (1981) thấy rằng có mối liên hệ dương giữa qui mô doanh nghiệp và hiệu quả kỹ thuật ở 50 doanh nghiệp ngành giầy dép của Indonesia, kết quả này cũng được minh chứng khi Page (1984) áp dụng cho ngành giầy dép Ân Độ. Các nghiên cứu về mặt thực nghiệm đã cho thấy có một mối quan hệ khăng khít giữa qui mô và hiệu quả, tác động của qui mô tới hiệu quả là thuận chiều hay ngược chiều sẽ phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng ngành.
(2) Vị trí và loại hình doanh nghiệp: Vị trí của doanh nghiệp cũng đóng vai trò tương đối quan trọng khi xem xét hiệu quả sản xuất. Với những vị trí địa lý khác nhau, có thuận lợi hay không về giao thông, về các nguồn lực khai thác sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất. Mặt khác tính hiệu quả còn liên quan đến hình thức sở hữu của doanh nghiệp. Nhiều nhà kinh tế cho rằng hình thức sở hữu Nhà nước có thể làm cản trở đến hoạt động có hiệu quả của hãng vì với nhà quản lý lợi nhuận không phải là mục tiêu cao nhất. Mô hình phổ biến trong nghiên cứu các tác động của hình thức sở hữu là mô hình về sự lựa chọn công cộng hay mô hình về quyền tài sản. Lý thuyết về quyền tài sản cho rằng do quyền sở hữu không tập trung trong tay các cá nhân nên sẽ không có nhiều các sáng kiến quản lý liên quan đến việc gia tăng hiệu quả kỹ thuật. Nhưng theo tài liệu điều tra của Việt Nam, các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn vì họ không bị giới hạn về nguồn vốn vay nên việc đầu tư vào công nghệ mới cũng thuận lợi hơn do đó hiệu quả sản xuất cũng được nâng cao.
(3) Cấu trúc vốn của doanh nghiệp: Theo Williamson (1988), một trong những vấn đề quan trọng trong lý thuyết quản ý doanh nghiệp là mố._.ỹ lưỡng theo nguồn lực của mình. Vấn đề là ở chỗ chúng ta tham gia vào thị trường bằng cách nào cho có lợi nhất, chứ không phải nhất thiết có thương hiệu riêng cho mình. Trên thực tế, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản là những quốc gia xuất khẩu giầy nhiều thập kỷ nhưng hầu như chưa có thương hiệu giầy dép nào của họ được chấp nhận ở thị trường EU và Mỹ. Để xuất khẩu được họ thường phải ký hợp đồng thuê lại các thương hiệu ở châu Âu hay ở Mỹ cho các sản phẩm của mình.
Đẩy mạnh đào tạo thợ lành nghề, công nhân kỹ thuật, kỹ sư: Hiện nay ngành da giầy đang sử dụng hơn 400 nghìn lao động nhưng toàn ngành chưa có một trường đào tạo chính quy về nghề. Công nhân được đào tạo chủ yếu theo lối kèm cặp ngay tại xí nghiệp sau khi được tuyển dụng. Nếu tình trạng này tiếp tục tồn tại, ngành sẽ thiếu nhân lực có khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào quản lý và sản xuất, thiếu đội ngũ cán bộ thiết kế triển khai mẫu mốt theo thị hiếu ngày càng đa dạng của khách hàng dẫn đến khả năng cạnh tranh kém so với các nước khác. Để cải thiện nhanh được thực trạng này, đề nghị nhà nước hỗ trợ đề ngành có được một trung tâm, trường đào tạo chính quy, làm tiền đề cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực lâu dài của ngành.
Tiếp tục tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi: Trước hết là hệ thống chính sách pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành: chính sách lao động, chính sách thuế. Ngành da giầy sử dụng nhiều lao động, chịu tác động rất lớn bởi các thay đổi chính sách lao động nhất là khi phần lớn sản xuất vẫn còn gia công có tính thời vụ cao. Ví dụ: mức lương tối thiểu được điều chỉnh từ 180 nghìn đồng/người/tháng lên 210 nghìn đồng /người/tháng và hiện tại là 290 nghìn đồng đã làm tăng các chi phí liên quan đến lương của doanh nghiệp ; các khoản nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế doanh nghiệp phải trả tăng 16,7%…
Sự khác biệt về thời gian làm thêm quy định của luật lao động nước ta với các tiêu chuẩn quốc tế mà khách hàng áp dụng cũng tạo ra khó khăn đối với doanh nghiệp .Trong khi các doanh nghiệp trong nước phải đóng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 32% thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ phải đóng 25%…Nhà nước cần phải điều chỉnh lại các luật,chính sách phù hợp với trình độ phát triển và khả năng thực hiện của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp da -giầy nói riêng. Chủ trương khuyến khích đầu tư nước ngoài là rất đúng và cần thiết, song các chính sách phải bình đẳng giữa doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Kế hoạch 5 năm (2000- 2005) đã sắp khép lại với những kết quả sản xuất kinh doanh tích cực, những năm sau đang mở ra với cơ hội và thách thức cho ngành da- giầy Việt Nam. Bên cạnh những nỗ lực của mỗi doanh nghiệp, của mỗi ngành, sự giúp đỡ kịp thời của Nhà nước chắc chắn sẽ tiếp tục chắp cánh cho ngành hội nhập khu vực và thế giới với những tầm cao mới.
Kết luận
Qua những kết quả phân tích trên ta đã thấy được phần nào hiệu quả sản xuất của ngành giầy dép cũng như đánh giá tác động của các nhân tố tới mức độ phi hiệu quả của ngành. Vì ngành giầy dép có năng suất và hiệu quả chung không cao do đặc thù sử dụng lao động phổ thông là chủ yếu nên phần không hiệu quả được quan tâm khá nhiều. Trên cơ sở tính toán hiệu quả kỹ thuật chung của toàn ngành trong cả thời kỳ phân tích, đưa ra một số nhân tố ảnh hưởng tới tính không hiệu quả của ngành giầy dép và hiệu quả gộp với ngành dệt may, luận văn đã phần nào mô tả được bức tranh sản xuất của ngành giầy dép. Đó là hình ảnh của một ngành có nhiều tiềm năng, đặc biệt trong xuất khẩu nhưng chưa khai thác hết lợi thế của mình. Bên cạnh những thuận lợi, ngành còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu, thiếu kỹ thuật và quan trọng hơn nhiều doanh nghiệp chỉ là một bộ phận trong khâu gia công các sản phẩm của nước ngoài nên giá trị gia tăng thực của ngành không cao. Sản xuất như thế nào để tận dụng hết nguồn lực, phát huy mọi tiềm năng đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước là mục tiêu chủ yếu trong giai đoạn này. “ Vận động cho thế giới biết”, đó là ý kiến của một giám đốc doanh nghiệp giầy da lớn, và để làm được điều đó ngành phải nỗ lực rất nhiều trong sản xuất, đẩy mạnh đầu tư công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và chú trọng đến khâu thiết kế, phát triển thị trường. Có làm được những điều đó. ngành giầy dép mới trở thành chỗ dựa vững chắc xuất khẩu Việt Nam.
Phụ lục
Phụ lục 1: Hàm sản xuất biên dạng Cobb Douglass
Output from the program FRONTIER (Version 4.1c)
instruction file = cd64.ins
data file = cd64.txt
The ols estimates are :
coefficient standard-error t-ratio
beta 0 0.18368492E+01 0.29001443E+00 0.63336473E+01
beta 1 0.62846288E+00 0.73323309E-01 0.85711200E+01
beta 2 0.38384199E+00 0.50897711E-01 0.75414393E+01
sigma-squared 0.13430628E+01
log likelihood function = -0.29923981E+03
the estimates after the grid search were :
beta 0 0.25881673E+01
beta 1 0.62846288E+00
beta 2 0.38384199E+00
sigma-squared 0.18865564E+01
gamma 0.47000000E+00
mu is restricted to be zero
eta is restricted to be zero
the final mle estimates are :
coefficient standard-error t-ratio
beta 0 0.26289792E+01 0.37965122E+00 0.69247221E+01
beta 1 0.67038208E+00 0.77341796E-01 0.86677853E+01
beta 2 0.35090174E+00 0.51478759E-01 0.68164375E+01
sigma-squared 0.18874610E+01 0.33071961E+00 0.57071337E+01
gamma 0.47893750E+00 0.10692487E+00 0.44791966E+01
mu is restricted to be zero
eta is restricted to be zero
log likelihood function = -0.29240566E+03
Phụ lục 2: Hàm sản xuất dạng loga siêu việt
instruction file = hsx64.ins
data file = hsx64.txt
The model is a production function
The dependent variable is logged
the ols estimates are :
coefficient standard-error t-ratio
beta 0 0.27068852E+00 0.14720146E+01 0.18388983E+00
beta 1 -0.10957770E+04 0.94935659E+06 -0.11542312E-02
beta 2 -0.46913269E-01 0.12336565E+01 -0.38027822E-01
beta 3 0.54858035E+03 0.47467830E+06 0.11556887E-02
beta 4 0.20727430E+00 0.61021913E+00 0.33967192E+00
beta 5 -0.41817755E-01 0.28047830E-01 -0.14909444E+01
beta 6 -0.15764579E+00 0.11190308E+00 -0.14087708E+01
beta 7 0.11389329E+00 0.78872822E-01 0.14440119E+01
beta 8 0.32852892E+00 0.99041979E+00 0.33170674E+00
beta 9 -0.78515141E-01 0.22018154E+00 -0.35659275E+00
sigma-squared 0.20403233E+01
log likelihood function = -0.33575967E+03
the final mle estimates are :
coefficient standard-error t-ratio
beta 0 0.86945869E+00 0.11106634E+01 0.78282827E+00
beta 1 -0.10957960E+04 0.89580630E+00 -0.12232511E+04
beta 2 0.26759125E+00 0.94690827E+00 0.28259469E+00
beta 3 0.54854227E+03 0.45812182E+00 0.11973721E+04
beta 4 0.40295991E-01 0.46833875E+00 0.86040267E-01
beta 5 -0.44230311E-01 0.24391848E-01 -0.18133235E+01
beta 6 -0.15843879E+00 0.76563929E-01 -0.20693660E+01
beta 7 0.11199374E+00 0.55367400E-01 0.20227379E+01
beta 8 0.39407509E+00 0.65834858E+00 0.59858121E+00
beta 9 -0.90819141E-01 0.14644410E+00 -0.62016250E+00
sigma-squared 0.17974339E+01 0.31897983E+00 0.56349453E+01
gamma 0.48232706E+00 0.10484690E+00 0.46002987E+01
log likelihood function = -0.28732477E+03
Phụ luc 3 : Hiệu quả kỹ thuật ước lượng từ mô hình
technical efficiency estimates :
firm eff.-est.
1 0.61848155E+00
2 0.72377605E+00
3 0.58545005E+00
4 0.60313013E+00
5 0.58201370E+00
6 0.52834933E+00
7 0.54697996E+00
8 0.47474297E+00
9 0.48418988E+00
10 0.47024415E+00
11 0.70302352E+00
12 0.74127238E+00
13 0.76392348E+00
14 0.73097915E+00
15 0.28782067E+00
16 0.78111672E+00
17 0.61289375E+00
18 0.53638069E+00
19 0.35015459E+00
20 0.42168135E+00
21 0.71679361E+00
22 0.67603286E+00
23 0.38183646E+00
24 0.31359336E+00
25 0.43584133E+00
26 0.20730184E+00
27 0.62823148E+00
28 0.65086672E+00
29 0.43783215E+00
30 0.48227419E+00
31 0.45658608E+00
32 0.51609196E+00
33 0.52360267E+00
34 0.38237021E+00
35 0.23328511E+00
36 0.52113395E+00
37 0.45979344E+00
38 0.73838450E+00
39 0.68927645E+00
40 0.67562934E+00
41 0.71261573E+00
42 0.67524433E+00
43 0.72750838E+00
44 0.63886499E+00
45 0.77099814E+00
46 0.78065784E+00
47 0.56118369E+00
48 0.80878537E+00
49 0.51659597E+00
50 0.35948760E+00
51 0.63304402E+00
52 0.45341773E+00
53 0.56860476E+00
54 0.53615776E+00
55 0.38067831E+00
56 0.68706541E+00
57 0.70651971E+00
58 0.52552505E+00
59 0.53021278E+00
60 0.50746338E+00
61 0.13071351E+00
62 0.87286042E-01
63 0.62148360E+00
64 0.46645454E+00
mean efficiency = 0.54781141E+00
Phụ lục 4 : Kết quả ước lượng mô hình hàm sản xuất cho ngành gộp
Output from the program FRONTIER (Version 4.1c)
instruction file = hsx76.ins
data file = hsx76.txt
the ols estimates are : ( Theo OLS)
coefficient standard-error t-ratio
beta 0 -0.13560853E+01 0.22639674E+01 -0.59898626E+01
beta 1 0.61163810E+00 0.64502399E+00 0.94824085E+00
beta 2 -0.49334895E-02 0.65077781E-01 -0.75809123E+01
beta 3 0.15738346E+00 0.54814540E-01 0.28711991E+01
beta 4 0.32622899E+00 0.56693029E+00 0.57543052E+01
beta 5 -0.72215936E-01 0.11416373E+00 -0.63256460E+01
beta 6 0.34776337E-02 0.63271350E-01 0.54963798E-01
beta 7 0.17335635E-01 0.15032060E+00 0.11532442E+00
beta 8 0.15783362E+01 0.10313782E+01 0.15303176E+01
beta 9 -0.35049080E+00 0.25516649E+00 -0.13735769E+01
sigma-squared 0.32983769E+01
log likelihood function = -0.45445609E+03
the final mle estimates are ( Theo phuong phap ML)
coefficient standard-error t-ratio
beta 0 0.45466855E+01 0.23372654E+01 0.19453013E+01
beta 1 -0.62907628E+00 0.65725960E+00 -0.95711996E+01
beta 2 0.57452286E-01 0.55416744E-01 0.10367315E+01
beta 3 0.18086271E+00 0.46128757E-01 0.39208233E+01
beta 4 -0.26587282E+00 0.57733352E+00 -0.46051859E+01
beta 5 -0.12362446E+00 0.99643239E-01 -0.12406709E+01
beta 6 -0.11576792E-01 0.59918942E-01 -0.19320755E+01
beta 7 0.19936597E+00 0.13442930E+00 0.14830544E+01
beta 8 0.22513400E+01 0.10573602E+01 0.21292081E+01
beta 9 -0.48260032E+00 0.26152591E+00 -0.18453251E+01
delta 0 -0.31765862E+00 0.24227428E+01 -0.13111529E+00
delta 1 -0.10481342E+01 0.26810173E+01 -0.39094643E+01
delta 2 -0.16207259E+01 0.16753029E+01 -0.96742259E+00
delta 3 -0.87116109E+00 0.12850136E+01 -0.67793922E+01
delta 4 0.60466073E-01 0.35774044E-01 0.16902219E+01
sigma-squared 0.10922640E+02 0.45552683E+01 0.23978038E+01
gamma 0.85022155E+00 0.28732474E-01 0.33071344E+02
log likelihood function = -0.44563771E+03
Phụ lục 5 : Kết quả ước lượng hàm chi phí
Output from the program FRONTIER (Version 4.1c)
instruction file = chiphi42.ins
data file = chiphi42.txt
The model is a cost function
The dependent variable is logged
the ols estimates are :
coefficient standard-error t-ratio
beta 0 0.21032151E+01 0.11711635E+01 0.17958339E+01
beta 1 0.36298951E+00 0.11282388E+00 0.32173110E+01
beta 2 -0.19098779E+00 0.10702166E+00 -0.17845713E+01
sigma-squared 0.44175584E+01
log likelihood function = -0.18005805E+03
the final mle estimates are :
coefficient standard-error t-ratio
beta 0 0.16509254E+01 0.14656212E+01 0.11264339E+01
beta 1 0.57249951E-01 0.13734564E+00 0.41683122E+00
beta 2 -0.27125147E+00 0.98442986E-01 -0.27554170E+01
delta 0 0.30680958E+01 0.15322663E+01 0.20023254E+01
delta 1 0.20652467E-01 0.15312258E-01 0.13487538E+01
delta 2 -0.23915804E+01 0.12762782E+01 -0.18738708E+01
delta 3 0.76716320E+00 0.90109092E+00 0.85137158E+00
delta 4 -0.56974247E-01 0.63828683E-01 -0.89261198E+00
sigma-squared 0.45602099E+01 0.12651735E+01 0.36044146E+01
gamma 0.71446989E+00 0.18180421E+00 0.39298864E+01
log likelihood function = -0.17115873E+03
Phụ lục 6: Hiệu quả kỹ thuật ước lượng từ hàm chi phí
Năm 2002
cost efficiency estimates :
firm year eff.-est.
1 1 0.10278443E+02
2 1 0.27749927E+02
3 1 0.74971741E+02
4 1 0.19083807E+03
5 1 0.11176998E+03
6 1 0.53896603E+01
7 1 0.26499442E+02
8 1 0.75854042E+01
9 1 0.42555286E+01
10 1 0.40251365E+01
11 1 0.24728084E+02
12 1 0.59882372E+03
13 1 0.13326087E+02
14 1 0.29963506E+02
15 1 0.24674836E+03
16 1 0.48407723E+02
17 1 0.42825352E+02
18 1 0.12421470E+03
19 1 0.11214035E+02
20 1 0.18859850E+03
21 1 0.29883780E+02
firm year eff.-est.
22 1 0.26392643E+02
23 1 0.43901691E+02
24 1 0.27229440E+01
25 1 0.11668214E+02
26 1 0.45752196E+01
27 1 0.10432919E+02
28 1 0.44170185E+01
29 1 0.59795791E+01
30 1 0.34476128E+01
31 1 0.12096672E+02
32 1 0.26849919E+01
33 1 0.28894574E+01
34 1 0.10054902E+02
35 1 0.35834542E+01
36 1 0.93526825E+01
37 1 0.59938024E+03
38 1 0.27863459E+03
39 1 0.17596450E+03
40 1 0.83964567E+03
41 1 0.17435653E+03
42 1 0.11083107E+02
Năm 2003
firm year eff.-est.
1 2 0.21156796E+02
2 2 0.43066523E+02
3 2 0.13641456E+03
4 2 0.14173515E+03
5 2 0.12709044E+03
6 2 0.48550945E+01
7 2 0.43712613E+02
8 2 0.82746821E+01
9 2 0.92969126E+01
10 2 0.29457845E+01
11 2 0.62958520E+02
12 2 0.96818444E+02
13 2 0.11369017E+02
14 2 0.16703560E+02
15 2 0.21804188E+03
16 2 0.12397482E+03
17 2 0.81928993E+02
18 2 0.97573313E+02
19 2 0.37578439E+02
20 2 0.21451712E+03
21 2 0.46002382E+02
22 2 0.33123230E+02
firm year eff.-est.
23 2 0.40225429E+02
24 2 0.25030924E+01
25 2 0.39611808E+01
26 2 0.54372458E+01
27 2 0.84682145E+01
28 2 0.44888979E+01
29 2 0.51191194E+01
30 2 0.41138679E+01
31 2 0.56662892E+01
32 2 0.31414593E+01
33 2 0.18674227E+01
34 2 0.18157809E+02
35 2 0.29328910E+01
36 2 0.20458557E+01
37 2 0.87325617E+03
38 2 0.19987081E+03
39 2 0.37678441E+03
40 2 0.10308675E+04
41 2 0.58436820E+02
42 2 0.68775798E+01
mean efficiency = 0.58675264E
Output from the program FRONTIER (Version 4.1c)
instruction file = cd64.ins
data file = cd64.txt
Error Components Frontier (see B&C 1992)
The model is a production function
The dependent variable is logged
the ols estimates are :
coefficient standard-error t-ratio
beta 0 0.18368492E+01 0.29001443E+00 0.63336473E+01
beta 1 0.62846288E+00 0.73323309E-01 0.85711200E+01
beta 2 0.38384199E+00 0.50897711E-01 0.75414393E+01
sigma-squared 0.13430628E+01
log likelihood function = -0.29923981E+03
the estimates after the grid search were :
beta 0 0.25881673E+01
beta 1 0.62846288E+00
beta 2 0.38384199E+00
sigma-squared 0.18865564E+01
gamma 0.47000000E+00
mu is restricted to be zero
eta is restricted to be zero
iteration = 0 func evals = 20 llf = -0.29264401E+03
0.25881673E+01 0.62846288E+00 0.38384199E+00 0.18865564E+01 0.47000000E+00
gradient step
iteration = 5 func evals = 47 llf = -0.29240630E+03
0.26307236E+01 0.67021265E+00 0.35068326E+00 0.18905549E+01 0.47765996E+00
iteration = 8 func evals = 91 llf = -0.29240566E+03
0.26289792E+01 0.67038208E+00 0.35090174E+00 0.18874610E+01 0.47893750E+00
the final mle estimates are :
coefficient standard-error t-ratio
beta 0 0.26289792E+01 0.37965122E+00 0.69247221E+01
beta 1 0.67038208E+00 0.77341796E-01 0.86677853E+01
beta 2 0.35090174E+00 0.51478759E-01 0.68164375E+01
sigma-squared 0.18874610E+01 0.33071961E+00 0.57071337E+01
gamma 0.47893750E+00 0.10692487E+00 0.44791966E+01
mu is restricted to be zero
eta is restricted to be zero
log likelihood function = -0.29240566E+03
LR test of the one-sided error = 0.13668295E+02
with number of restrictions = 1
[note that this statistic has a mixed chi-square distribution]
number of iterations = 8
(maximum number of iterations set at : 100)
number of cross-sections = 64
number of time periods = 3
total number of observations = 192
thus there are: 0 obsns not in the panel
technical efficiency estimates :
firm eff.-est.
1 0.62428256E+00
2 0.73680845E+00
3 0.59510763E+00
4 0.57555557E+00
5 0.61569416E+00
6 0.51140813E+00
7 0.47730201E+00
8 0.50180050E+00
9 0.46478573E+00
10 0.49319024E+00
11 0.65417350E+00
12 0.74056557E+00
13 0.76862787E+00
14 0.73045875E+00
15 0.29560141E+00
16 0.76962238E+00
17 0.62743305E+00
18 0.50807414E+00
19 0.42551215E+00
20 0.43552246E+00
21 0.71188317E+00
22 0.71074120E+00
23 0.39570833E+00
24 0.33080942E+00
25 0.45538090E+00
26 0.20157291E+00
27 0.60982567E+00
28 0.66290547E+00
29 0.42686061E+00
30 0.53836876E+00
31 0.38792861E+00
32 0.53672567E+00
33 0.50162661E+00
34 0.27623841E+00
35 0.24775224E+00
36 0.54285771E+00
37 0.41028312E+00
38 0.67876805E+00
39 0.69586563E+00
40 0.69394831E+00
41 0.66313557E+00
42 0.62942124E+00
43 0.71348814E+00
44 0.55459161E+00
45 0.77424193E+00
46 0.79147917E+00
47 0.55456308E+00
48 0.78382388E+00
49 0.53401524E+00
50 0.37614688E+00
51 0.64303627E+00
52 0.44300487E+00
53 0.57932370E+00
54 0.50021530E+00
55 0.41207005E+00
56 0.71595577E+00
57 0.73562486E+00
58 0.54288718E+00
59 0.50120796E+00
60 0.42625585E+00
61 0.12359036E+00
62 0.82380883E-01
63 0.52623711E+00
64 0.50620521E+00
mean efficiency = 0.54188249E+00
Output from the program FRONTIER (Version 4.1c)
instruction file = hsx64.ins
data file = hsx64.txt
Error Components Frontier (see B&C 1992)
The model is a production function
The dependent variable is logged
the ols estimates are :
coefficient standard-error t-ratio
beta 0 0.27068852E+00 0.14720146E+01 0.18388983E+00
beta 1 -0.10957770E+04 0.94935659E+06 -0.11542312E-02
beta 2 -0.46913269E-01 0.12336565E+01 -0.38027822E-01
beta 3 0.54858035E+03 0.47467830E+06 0.11556887E-02
beta 4 0.20727430E+00 0.61021913E+00 0.33967192E+00
beta 5 -0.41817755E-01 0.28047830E-01 -0.14909444E+01
beta 6 -0.15764579E+00 0.11190308E+00 -0.14087708E+01
beta 7 0.11389329E+00 0.78872822E-01 0.14440119E+01
beta 8 0.32852892E+00 0.99041979E+00 0.33170674E+00
beta 9 -0.78515141E-01 0.22018154E+00 -0.35659275E+00
sigma-squared 0.20403233E+01
log likelihood function = -0.33575967E+03
the estimates after the grid search were :
beta 0 0.14545365E+01
beta 1 -0.10957770E+04
beta 2 -0.46913269E-01
beta 3 0.54858035E+03
beta 4 0.20727430E+00
beta 5 -0.41817755E-01
beta 6 -0.15764579E+00
beta 7 0.11389329E+00
beta 8 0.32852892E+00
beta 9 -0.78515141E-01
sigma-squared 0.33355524E+01
gamma 0.66000000E+00
mu is restricted to be zero
eta is restricted to be zero
iteration = 0 func evals = 20 llf = -0.31842688E+03
0.14545365E+01-0.10957770E+04-0.46913269E-01 0.54858035E+03 0.20727430E+00
-0.41817755E-01-0.15764579E+00 0.11389329E+00 0.32852892E+00-0.78515141E-01
0.33355524E+01 0.66000000E+00
gradient step
iteration = 5 func evals = 37 llf = -0.29196254E+03
0.14497924E+01-0.10957907E+04-0.60128255E-01 0.54855297E+03 0.17633834E+00
-0.42334685E-01-0.16017814E+00 0.11763902E+00 0.32428255E+00-0.82162590E-01
0.33124601E+01 0.72379789E+00
iteration = 10 func evals = 79 llf = -0.28780877E+03
0.11661122E+01-0.10957973E+04 0.38123088E+00 0.54853972E+03-0.34590949E-01
-0.42107204E-01-0.15803779E+00 0.11755559E+00 0.40636863E+00-0.10676190E+00
0.20039254E+01 0.57049778E+00
iteration = 15 func evals = 162 llf = -0.28732483E+03
0.86423816E+00-0.10957959E+04 0.27607884E+00 0.54854252E+03 0.36193467E-01
-0.44266636E-01-0.15867994E+00 0.11203846E+00 0.39611406E+00-0.91041427E-01
0.17978185E+01 0.48235875E+00
iteration = 18 func evals = 206 llf = -0.28732477E+03
0.86945869E+00-0.10957960E+04 0.26759125E+00 0.54854227E+03 0.40295991E-01
-0.44230311E-01-0.15843879E+00 0.11199374E+00 0.39407509E+00-0.90819141E-01
0.17974339E+01 0.48232706E+00
the final mle estimates are :
coefficient standard-error t-ratio
beta 0 0.86945869E+00 0.11106634E+01 0.78282827E+00
beta 1 -0.10957960E+04 0.89580630E+00 -0.12232511E+04
beta 2 0.26759125E+00 0.94690827E+00 0.28259469E+00
beta 3 0.54854227E+03 0.45812182E+00 0.11973721E+04
beta 4 0.40295991E-01 0.46833875E+00 0.86040267E-01
beta 5 -0.44230311E-01 0.24391848E-01 -0.18133235E+01
beta 6 -0.15843879E+00 0.76563929E-01 -0.20693660E+01
beta 7 0.11199374E+00 0.55367400E-01 0.20227379E+01
beta 8 0.39407509E+00 0.65834858E+00 0.59858121E+00
beta 9 -0.90819141E-01 0.14644410E+00 -0.62016250E+00
sigma-squared 0.17974339E+01 0.31897983E+00 0.56349453E+01
gamma 0.48232706E+00 0.10484690E+00 0.46002987E+01
mu is restricted to be zero
eta is restricted to be zero
log likelihood function = -0.28732477E+03
LR test of the one-sided error = 0.96869810E+02
with number of restrictions = 1
[note that this statistic has a mixed chi-square distribution]
number of iterations = 18
(maximum number of iterations set at : 100)
number of cross-sections = 64
number of time periods = 3
total number of observations = 192
thus there are: 0 obsns not in the panel
technical efficiency estimates :
firm eff.-est.
1 0.61848155E+00
2 0.72377605E+00
3 0.58545005E+00
4 0.60313013E+00
5 0.58201370E+00
6 0.52834933E+00
7 0.54697996E+00
8 0.47474297E+00
9 0.48418988E+00
10 0.47024415E+00
11 0.70302352E+00
12 0.74127238E+00
13 0.76392348E+00
14 0.73097915E+00
15 0.28782067E+00
16 0.78111672E+00
17 0.61289375E+00
18 0.53638069E+00
19 0.35015459E+00
20 0.42168135E+00
21 0.71679361E+00
22 0.67603286E+00
23 0.38183646E+00
24 0.31359336E+00
25 0.43584133E+00
26 0.20730184E+00
27 0.62823148E+00
28 0.65086672E+00
29 0.43783215E+00
30 0.48227419E+00
31 0.45658608E+00
32 0.51609196E+00
33 0.52360267E+00
34 0.38237021E+00
35 0.23328511E+00
36 0.52113395E+00
37 0.45979344E+00
38 0.73838450E+00
39 0.68927645E+00
40 0.67562934E+00
41 0.71261573E+00
42 0.67524433E+00
43 0.72750838E+00
44 0.63886499E+00
45 0.77099814E+00
46 0.78065784E+00
47 0.56118369E+00
48 0.80878537E+00
49 0.51659597E+00
50 0.35948760E+00
51 0.63304402E+00
52 0.45341773E+00
53 0.56860476E+00
54 0.53615776E+00
55 0.38067831E+00
56 0.68706541E+00
57 0.70651971E+00
58 0.52552505E+00
59 0.53021278E+00
60 0.50746338E+00
61 0.13071351E+00
62 0.87286042E-01
63 0.62148360E+00
64 0.46645454E+00
mean efficiency = 0.54781141E+00
Output from the program FRONTIER (Version 4.1c)
instruction file = chiphi42.ins
data file = chiphi42.txt
Tech. Eff. Effects Frontier (see B&C 1993)
The model is a cost function
The dependent variable is logged
the ols estimates are :
coefficient standard-error t-ratio
beta 0 0.21032151E+01 0.11711635E+01 0.17958339E+01
beta 1 0.36298951E+00 0.11282388E+00 0.32173110E+01
beta 2 -0.19098779E+00 0.10702166E+00 -0.17845713E+01
sigma-squared 0.44175584E+01
log likelihood function = -0.18005805E+03
the estimates after the grid search were :
beta 0 0.25273350E+00
beta 1 0.36298951E+00
beta 2 -0.19098779E+00
delta 0 0.00000000E+00
delta 1 0.00000000E+00
delta 2 0.00000000E+00
delta 3 0.00000000E+00
delta 4 0.00000000E+00
sigma-squared 0.76840704E+01
gamma 0.70000000E+00
iteration = 0 func evals = 20 llf = -0.17936031E+03
0.25273350E+00 0.36298951E+00-0.19098779E+00 0.00000000E+00 0.00000000E+00
0.00000000E+00 0.00000000E+00 0.00000000E+00 0.76840704E+01 0.70000000E+00
gradient step
iteration = 5 func evals = 49 llf = -0.17453196E+03
0.86239631E-01 0.30102713E+00-0.21837696E+00 0.14675080E+00 0.38272125E-01
-0.14396081E+01 0.14705842E+01-0.22849619E-01 0.77045695E+01 0.79603578E+00
iteration = 10 func evals = 120 llf = -0.17205607E+03
0.23634578E+01 0.56719664E-01-0.24267394E+00 0.12046399E+01 0.35159517E-01
-0.35058690E+01 0.14521545E+01-0.58784051E-01 0.60610158E+01 0.75309628E+00
iteration = 15 func evals = 226 llf = -0.17116919E+03
0.16870985E+01 0.60046366E-01-0.26370873E+00 0.31243337E+01 0.20354006E-01
-0.24464074E+01 0.75364981E+00-0.61008814E-01 0.46147014E+01 0.71833216E+00
iteration = 20 func evals = 326 llf = -0.17115873E+03
0.16495293E+01 0.57227589E-01-0.27123708E+00 0.30701970E+01 0.20647004E-01
-0.23902212E+01 0.76726279E+00-0.56950982E-01 0.45587713E+01 0.71467874E+00
iteration = 24 func evals = 388 llf = -0.17115873E+03
0.16509254E+01 0.57249951E-01-0.27125147E+00 0.30680958E+01 0.20652467E-01
-0.23915804E+01 0.76716320E+00-0.56974247E-01 0.45602099E+01 0.71446989E+00
the final mle estimates are :
coefficient standard-error t-ratio
beta 0 0.16509254E+01 0.14656212E+01 0.11264339E+01
beta 1 0.57249951E-01 0.13734564E+00 0.41683122E+00
beta 2 -0.27125147E+00 0.98442986E-01 -0.27554170E+01
delta 0 0.30680958E+01 0.15322663E+01 0.20023254E+01
delta 1 0.20652467E-01 0.15312258E-01 0.13487538E+01
delta 2 -0.23915804E+01 0.12762782E+01 -0.18738708E+01
delta 3 0.76716320E+00 0.90109092E+00 0.85137158E+00
delta 4 -0.56974247E-01 0.63828683E-01 -0.89261198E+00
sigma-squared 0.45602099E+01 0.12651735E+01 0.36044146E+01
gamma 0.71446989E+00 0.18180421E+00 0.39298864E+01
log likelihood function = -0.17115873E+03
LR test of the one-sided error = 0.17798656E+02
with number of restrictions = 6
[note that this statistic has a mixed chi-square distribution]
firm year eff.-est.
1 1 0.10278443E+02
2 1 0.27749927E+02
3 1 0.74971741E+02
4 1 0.19083807E+03
5 1 0.11176998E+03
6 1 0.53896603E+01
7 1 0.26499442E+02
8 1 0.75854042E+01
9 1 0.42555286E+01
10 1 0.40251365E+01
11 1 0.24728084E+02
12 1 0.59882372E+03
13 1 0.13326087E+02
14 1 0.29963506E+02
15 1 0.24674836E+03
16 1 0.48407723E+02
17 1 0.42825352E+02
18 1 0.12421470E+03
19 1 0.11214035E+02
20 1 0.18859850E+03
21 1 0.29883780E+02
22 1 0.26392643E+02
23 1 0.43901691E+02
24 1 0.27229440E+01
25 1 0.11668214E+02
26 1 0.45752196E+01
27 1 0.10432919E+02
28 1 0.44170185E+01
29 1 0.59795791E+01
30 1 0.34476128E+01
31 1 0.12096672E+02
32 1 0.26849919E+01
33 1 0.28894574E+01
34 1 0.10054902E+02
35 1 0.35834542E+01
36 1 0.93526825E+01
37 1 0.59938024E+03
38 1 0.27863459E+03
39 1 0.17596450E+03
40 1 0.83964567E+03
41 1 0.17435653E+03
42 1 0.11083107E+02
1 2 0.21156796E+02
2 2 0.43066523E+02
3 2 0.13641456E+03
4 2 0.14173515E+03
5 2 0.12709044E+03
6 2 0.48550945E+01
7 2 0.43712613E+02
8 2 0.82746821E+01
9 2 0.92969126E+01
10 2 0.29457845E+01
11 2 0.62958520E+02
12 2 0.96818444E+02
13 2 0.11369017E+02
14 2 0.16703560E+02
15 2 0.21804188E+03
16 2 0.12397482E+03
17 2 0.81928993E+02
18 2 0.97573313E+02
19 2 0.37578439E+02
20 2 0.21451712E+03
21 2 0.46002382E+02
22 2 0.33123230E+02
23 2 0.40225429E+02
24 2 0.25030924E+01
25 2 0.39611808E+01
26 2 0.54372458E+01
27 2 0.84682145E+01
28 2 0.44888979E+01
29 2 0.51191194E+01
30 2 0.41138679E+01
31 2 0.56662892E+01
32 2 0.31414593E+01
33 2 0.18674227E+01
34 2 0.18157809E+02
35 2 0.29328910E+01
36 2 0.20458557E+01
37 2 0.87325617E+03
38 2 0.19987081E+03
39 2 0.37678441E+03
40 2 0.10308675E+04
41 2 0.58436820E+02
42 2 0.68775798E+01
mean efficiency = 0.986752
Tài liệu tham khảo
Tiếng anh
1. Aigner, D.J và Chu, S.F (1968), 'On Estimating the Industry Production Function', tạp chí The American Economic Review, số 58, quyển 4, trang 826-839.
2. Aigner, D., Lovell, C.A.K, và Schmidt, P. (1997), 'Formulation and Estimation of Stochastic Frontier Prodution Function Models', tạp chí Journal of Econometrics, số 6, trang 21-37, NXB North-Holland Pubishing Company, Mỹ.
3. Albert, G.M (200), 'Efficiency and Technical progress: Sources of convergence in the Spanish Regions', tạp chí Applied Economy, số 32, trang 467-478, Mỹ.
4. Albert, G.M và Maudos, J. (2002), 'The Determinants of Efficiency: The Case of The Spanish Industry', tạp chí Applied Economics, số 34, trang 1941-1948, Mỹ.
5. Aliat, S.N (1972), 'Efficiency Estimation of Production Functions', tạp chí International Economic Review, số 13, quyển 3, trang 568-598, Mỹ.
6. Banker, R.D., và Maindiratta, A (1988), 'Nonparametric Analysis of Technical and Allocative Efficiency in Prodution', tạp chí Econometrica Journal, số 56, quyển 6, trang 1315-1332.
7. Barbetta, P.G., Turatia, G và Zago, M.A (2001), "On the impact of ownership structure and hospital efficiency in Italy', Hội thảo tại Đại học Pavia 5-6 tháng 10.
8. Battese, G và Corra., (1997), "Estimation of a Production Frontier. Model: Eith Application to the Pastoral Zone of Eastern Australian', tạp chí Australian Journal of Agricultural Economics, số 21 trang 169-179.
9. Battese, G., (1992), "Frontier production functions and technical efficiency: a survey of empirical applications in agricultural economics', tạp chí Agricultural Economics, số 7, trang 185-208.
10. Battese, G.E và Coelli, T.J. (1987), 'Prediction of firm level technical eficiencies with generalized frontier production function and panel data', tạp chí Journal of Econometrics, số 32, trang 387-399.
11. Battese, G.E và Coelli, T.J., (1992), "Frontier Production Functions, Technical Efficiency and Panel Data: With Application to Paddy Farmers in India", tạp chí Journal of Productivity Analysis, số 3, trang 153-169.
12. Battese, G.E và Coelli, T.J., (1995), "A Model for Technical Eficiency Effects in a Stochastic Frontier Production Function for Panel Data", tạp chí Empirical Economics, số 20, trang 325-332.
13. Kalinajan, K.P (1990), "On measuring economic efficiency', Khoa nghiên cứu Kinh tế Viện nghiên cứu Thái Bình Dương, Đại học quốc gia úc.
Tiếng Việt
1. -Bộ Kế hoạch - Đầu tư : Báo cáo tình hình kinh tế trong 5 năm ( 2000 - 2001)
2. PGS TS Nguyến Khắc Minh : ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng kinh tế - NXB Khoa học Kỹ thuật ( 2005)
3. PGS TS Nguyễn Khắc Minh (2004), "Mô hình kinh tế - Kinh tế lượng cho phân tích hoạt động kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa" Bài giảng cho lớp kinh tế học khóa II, Khoa kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Việt Nam.
4. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX - NXB Chính trị Quốc gia (2001)
5. Thời báo kinh tế Việt Nam, tạp chí Thương mại, Tạp chí Công nghiệp
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ThSA08.doc