Lời nói đầu
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là truyền thống vốn có của dân tộc Việt Nam ta. Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta luôn coi trẻ em là tầng lớp công dân đặc biệt mà Đảng, Nhà nước và toàn dân phải có trách nhiệm chăm sóc, dành mọi sự ưu tiên và tạo mọi môi trường thuận lợi để trẻ em được phát triển một cách toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ. Theo quan điểm của chủ nghĩa Hồ Chí Minh đã dạy "Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm phải trồng người".
Song trong gi
18 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Mô hình phòng ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang ở Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai đoạn hiện nay, nền kinh tế thị trường bên cạnh việc phát huy những mặt mạnh của nó thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển, mặt khác nền kinh tế thị trường cũng đang ngày càng bộc lộ những mặt tiêu cực gây ra không ít các vấn đề xã hội. Trong đó tình trạng trẻ em lang thang đã ở mức báo động. Những trẻ em này bị tách khỏi môi trường gia đình, sống cuộc sống vô gia cư, lấy hè phố, gầm cầu, xó chợ, nhà ga… làm nơi cư trú. Hơn nữa, các em còn phải lao động vất vả để kiếm sống trong tình trạng luôn luôn bị đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ và nhân phẩm… Nguy hại hơn, rất nhiều trẻ em đã bị xô đẩy vào các tệ nạn xã hội như mại dâm, nghiện ma tuý… Tình trạng số trẻ em lang thang ngày càng tăng đã đặt ra những nhân viên xã hội nói riêng và toàn xã hội nói chung cần thiết phải đưa ra được những biện pháp, mô hình phù hợp để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả nhất, triệt để nhất.
Với kiến thức đã được trang bị ở trường cùng quá trình học hỏi, tìm hiểu thực tế em xin trình bày “Mô hình phòng ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang ở Thái Bình” Với mong muốn đây sẽ là mô hình hiệu quả trong việc giải quyết tình trạng trẻ em lang thang ở Thái Bình nói riêng và trên toàn quốc nói chung. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và thu thập tài liệu còn hạn chế vì vậy em rất mong được sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo cùng sự góp ý của các bạn để chuyên đề có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên
Nguyễn Mai Anh
I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.
1. Cơ sở lý luận.
1.1. Khái niệm trẻ em.
Công ước quốc tế về quyền trẻ em qui định: “Trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em đã có qui định tuổi thành niên sớm hơn “( Điều 1).
Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam : trẻ em là người chưa thành niên hoàn cảnh khó khăn:
1.2. Khái niệm trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn.
Là khái niệm dùng để chỉ những trẻ em dưới 16 tuổi có những hoàn cảnh éo le, bất hạnh, chịu sự thiệt thòi về tình thần và thể chất.
1.3. Khái niệm trẻ em lang thang.
Trên thế giới, trẻ em lang thang được gọi theo nhiều cách khác nhau như: trẻ em đường phố, trẻ em không nhà, trẻ em bụi đời... về đội tuổi có nơi bao gồm cả người 18,19 tuổi, thậm chí cả người 20 tuổi. Tuy trong quan niệm còn có sự khác nhau nhưng về cơ bản, các nước đều cho rằng trẻ em lang thang là nhóm trẻ em kiếm sống bằng các hoạt động trên đường phố.
Hiện nay, chưa có sự thống nhất về khái niệm trẻ em lang thang trên thế giới.
ở Việt Nam, khái niệm trẻ em lang thang được dùng để chỉ trẻ em dưới 16 tuổi, phải kiếm sống bằng các hoạt động thường xuyên trên đường phố như đánh giầy, ban rong, bới rác, ăn xin... Trẻ em thuộc nhóm này coi đường phố là nơi kiếm tiền, kiếm đồ ăn, là nơi vui chơi và cũng là nơi ngủ của một số em. Có thể chia trẻ em lang thang thành những nhóm sau:
1. Trẻ em ban ngày lang thang kiếm sống trên đường phố, tối trở về với gia đình.
2. Trẻ em có gia đình, lang thang kiếm sống và ít khi về thăm nhà. Đây thường là nhóm trẻ có cha mẹ, nhưng do cha mẹ quá nghèo để con đi kiếm sống trên đường phố.
3. Trẻ em có gia đình nhưng không có mối quan hệ với gia đình gồm số trẻ trốn nhà ra đi (do bị đánh đập, bị đối xử thô bạo, hoặc do bị bạn bè rủ rê, thích sống tự lập, tự do).
4. Trẻ em hoàn toàn bị bỏ rơi, bao gồm trẻ em mô côi không nơi nương tựa, trẻ em không người chăm sóc, các em phải tự kiếm sống nuôi bản thân.
Trong nghiên cứu này, nhóm trẻ em lang thang thứ 2 chiếm nhiều nhất, nhóm 3 và nhóm 4 chiếm tỷ lệ thấp còn nhóm 1 hầu như không có ở Thái Bình.
2. Cơ sở thực tiễn.
Nguy cơ và tác hại của tình trạng gia tăng trẻ em lang thang là rất lớn trẻ em lang thang thiếu sự đùm bọc, che cở của gia đình, không được đến trường, không có thời gian để học tập, ít có điều kiện để vui chơi và tham gia các hoạt động văn hoá tinh thần. Điều này dẫn đến việc phát triển trí tuệ không toàn diện, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của các em nói riêng và chất lượng nguồn nhân lực, tương lai của đất nước nói chung. Nghiêm trọng hơn việc các em tham gia vào các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm... Không những ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân các em mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định nói chung của xã hội vì các em là bộ phận rất dễ bị lường gạt, lôi cuốn, ép buộc, lợi dụng vào các hoạt động phạm pháp gây ra những hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại cho lợi ích nhà nước làm mất an toàn xã hội.
ở nước ta, năm 1996 mới có 14.596 trẻ em lang thang thì hiện nay con số đó đã lên đến hơn 20 nghìn em và đầy cũng chỉ là số liệu điều tra sơ bộ, trên thực tế số trẻ em lang thang còn cao hơn rất nhiều.
Riêng ở Thái Bình nếu trong năm 1996 chỉ có vài em thì đến năm 2002 số trẻ em lang thang đã lên đến con số 66 em (theo số liệu của UBCS và bảo vệ bà mẹ, trẻ em).
Trước những tác hiại nghiêm trọng và xu hướng gia tăng số trẻ em lang thang bỏ nhà đi kiếm sống đòi hỏi phỉa có những biện pháp, mô hình phù hợp nhằm giảm bớt và ngăn chặn tình trạng trẻ em lang thang. Đây là công việc hết sức khó khăn đòi hỏi phải có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành nhằm giúp cho trẻ em lang thang có được một cuộc sống tốt đẹp hơn, có nhiều cơ hội để phát triển hơn, và có những môi trường thuận lợi hơn.
2.1. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội liên quan đến sự gia tăng trẻ em lang thang ở Thái Bình
Thái Bình là một tình thuần nông, thành lập từ 21-3-1890. Tổng diện tích của Thái Bình là 1580,9 km2 với số dân là 1.813.460 người. Với vị trí địa lý khá thuận lợi: Phía Nam giáp Nam Định, phía Bắc giáp với Hải Dương, Hải Phòng, phía tây bắc giáp với Hưng Yên, phía tây giáp với Hà Nam. Thái Bình chỉ cách Hà Nội 100km. Đây là vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng trẻ em lang thang ở Thái Bình. Do nền kinh tế chậm phát triển, Thái Bình là một tỉnh thuần nông nhưng diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Vì vậy mà trẻ em ở Thái Bình dễ bỏ nhà đi lang thang kiếm sống ở các thành phố lớn như Hải Phòng, Hà Nội.
Bên cạnh tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thấp, Thái Bình là một tỉnh nhìn chung còn nghèo, cơ sở hạ tầng xuống cấp và thiếu thốn, chính sách ưu đãi ưu đãi xã hội lại chưa thực sự phát huy hết vai trò của nó vì vậy mà số hộ gia đình nghèo ở Thái Bình chiếm tỷ lệ khá cao và nghèo đói cộng với vị trí địa lý đúng như trên là tiền đề khiến trẻ em ở Thái Bình bỏ nhà đi lang thang.
2.2. Chủ trương, quan điểm của đảng và Nhà nước về giải quyết vấn đề trẻ em lang thang.
Đảng ta đã khẳng định: đi đôi với phát triển, tăng trưởng kinh tế phải quan tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Kinh tế phát triển là cơ sở, nguồn lực đảm bảo cho các chương tình xã hội, giáo dục, y tế, văn hoá phát triển. Song phát triển xã hội với nền giáo dục, y tế, văn hoá phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững.
Xuất phát từ quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng đến công tác xã hội, đến việc giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá tình phát triển, trong đó có vấn đề giải quyết tinìh trạng trẻ em lang thang. Sự quan tâm đó thể hiện qua việc Nhà nước đã ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; các chính sách, chế độ như chỉ thị 06/CT-TTg, định 07/200/NĐ/CP... nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em nói chung, trẻ em lang thang nói riêng. Các bộ, ngành đều có sự quan tâm đáng kể đến vấn đề này. Các tỉnh, thành đã và đang xây dựng hệ thống các trung tâm bảo trợ xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đồng thời tiến hành nhiều hội thảo, chương trình, dự án giúp đỡ trẻ em lang thang và trẻ em có nguy cơ lang thang.
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng phòng ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.
II. Thực trạng trẻ em lang thang ở Thái Bình.
1. Thực trạng trẻ em bỏ nhà đi lang thang ở Thái Bình.
Đến thời điểm hiện nay, Thái Bình chưa có được một cuộc điều tra khảo sát tổng thể về số lượng trẻ em lang thang. Song theo báo cáo chưa đầy đủ của các huyện, thị và các ngành chức năng trong toàn tỉnh thì hiện nay Thái Bình có khoảng 66 em bỏ nhà đi lang thang kiếm sống và chủ yếu là ở Hà Nội. Song trên thực tế con số này có thể còn cao hơn rất nhiều. ở 8/8 huyện, thị xã ở tỉnh Thái Bình đều có trẻ em bỏ nhà đi lang thang nhưng số trẻ em bỏ nhà đi chủ yếu tập trung ở các huyện như Huyện Kiến Xương (21 em), huyện Quỳnh Phụ (13 em)..... số trẻ em bỏ nhà đi lang thang kiếm sống chủ yếu là do hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn hoặc do gia đình bất hoà. Số trẻ em lang thang ngày càng tăng đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải có mô hình phòng ngừa và giải quyết tình trạng này.
2. Đặc điểm cơ bản của trẻ em lang thang ở Thái Bình.
2.1. Độ tuổi và giới tính.
Nhóm tuổi
Số lượng (em)
Tỷ lệ (%)
9 -11
8
12,1
11 - 14
25
37,9
14 -16
33
50,0
9 -16
66
100
Về giới tính: Trong 66 trẻ em lang thang của Thái Bình có
Nam là 38 em chiếm 57,6%.
Nữ là 28 em chiếm 42,4%.
2.2. Trình độ văn hoá.
Trình độ
Số lượng (em)
Tỷ lệ (%)
Chưa biết chữ
8
12,1
Cấp 1
43
65,2
Cấp 2
15
22,7
Cấp 3
0
0
Tổng
66
100
Qua số liệu trên của UBCS & BV bà mẹ, trẻ em tỉnh Thái Bình cho thấy đa số các em bỏ nhà đi lang thang ở độ tuổi từ 14 - 16 tuổi đây là lứa tuổi rất cần có sự giáo dục, uốn nắn của gia đình và nhà trường để trẻ em có thể phát triển mạnh cả về thể chất lẫn tâm sinh lý, chuẩn bị cho các em tâm thế để trở thành người lớn. ở độ tuổi này các em còn thiếu hiểu biết, chưa có kinh nhiệm sống vì vậy rất dễ kích động, có những hoạt động bộc phát và nhất là dưới tác động xấu của môi trường sống, lao động sẽ dẫn đến những tác hại tiêu cực ảnh hưởng đến trực tiếp đến bản thân các em và xã hội.
2.3. Hoàn cảnh gia đình.
Đa số các em bỏ nhà đi lang thang có hoàn cảnh kinh tế gia đình hết sức khó khăn. Số còn lại có thể vì gia đình bất hoà xô xát, cha mẹ ly dị, đánh đập con cái hoặc cũng có thể là quá nuông chiều con cái...
2.4. Thu nhập.
Trẻ em bỏ nhà đi lang thang ở Thái Bình chủ yếu sinh sống tại Hà Nội và làm các nghề như đánh giâỳ, bán báo, thu nhặt, phế liệu, xin ăn, hoặc rửa bát đĩa, làm thuê...
Mức thu nhập trung bình từ 300.000 - 500.000đ/ tháng/em. Đây là mức thu nhập cao hơn rất nhiều so với những gì các em kiếm được ở gia đình. Bù lại các em cũng phải chi tiêu rất nhiều nhưng số tiền gửi về nhà (100.000 - 150.000đ/tháng) là rất đáng kể vì vậy mà tình trạng trẻ em lang thang bỏ nhà lên Thành phố kiếm sống ngày càng có xu hướng gia tăng ở Thái Bình.
3. Nguyên nhân trẻ em ở Thái Bình bỏ nhà đi lang thang.
Trẻ em bỏ nhà đi lang thang ở Thái Bình nói riêng và trên toàn quốc nói chung có rất nhiều nguyên nhân nhưng nhìn chung là những nguyên nhân cơ bản sau:
3.1. Nguyên nhân về kinh tế.
Thái Bình là một tỉnh thuần nông, nền kinh tế nhìn chung có phát triển nhưng với mức tăng trưởng thấp. Người dân chủ yếu là hoạt động nông nghiệp không có thu nhập từ các nguồn thu phụ khác. Thời gian gần đây do lực lượng lao động đông, ruộng đất ngày càng bị thu hẹp, năng suất lao động lại phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên vì vậy mà thu nhập bình quân đầu người nhìn chung còn thấp. ở Thái Bình hiện nay, lực lượng lao động thiếu việc làm đông và đói nghèo là điều khó tránh khỏi. Người lao động thất nghiệp phần đông bỏ đi nơi khác kiếm sống. Theo thống kê, phần lớn số trẻ em bỏ nhà đi lang thang là do gia đình khó khăn, nhà lại đông anh em không có điều kiện để chăm sóc con cái. Sự phát triển kinh tế không đồng điều, và mức độ phát triển kinh tế cao ở các Thành phố lớn là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc trẻ em bỏ nhà ra các Thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng) để kiếm sống với hy vọng nuôi sống bản thân và giúp đỡ một phần nhỏ cho kinh tế gia đình.
3.2. Nguyên nhân về phía gia đình.
Nguyên nhân từ phía gia đình là nguyên nhân lớn thứ hai dẫn đến việc trẻ em bỏ nhà đi lang thang. Trong số 66 trẻ em bỏ nhà đi lang thang ở Thái Bình thì có đến 9 gia đình là bất hoà, cha mẹ sống ly thân chiếm 13,6%. 12 gia đình là đánh đập con cái, cha mẹ làm ăn phi pháp chiếm 18,2%. Chính sự mất ổn định từ phía gia đình đã thúc đẩy trẻ em bỏ nhà ra đi. Hơn nữa có một số gia đình còn thấy rằng việc trẻ em đi kiếm sống ở các Thành phố lớn là “tự lực”, “giảm bớt khó khăn”... Vì vậy khuyến khích và xúi giục trẻ em ra đi.
ở những gia đình đã nói trên, trẻ em không được chăm sóc và giáo dục một cách toàn diện. Sự thiếu hiểu biết, thiếu quan tâm đã dẫn đến việc trẻ em bỏ nhà đi lang thang.
3.3. Nguyên nhân từ phía bản thân trẻ em.
Thông qua điều tra số trẻ em bỏ nhà đi lang thang ở Thái Bình cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em bỏ nhà ra đi là do tâm lý lứa tuổi. Do khó khăn vê kinh tế cũng như sự thiếu ổn định về gia định... Dẫn đến các hoạt động bộc phát của các em khi bị cha mẹ mắng chửi, đánh đập... bỏ nhà đi lang thang. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như muốn khẳng định bản thân, muốn có tiền mua sắm hoặc do sự rủ rê, lôi kéo của bạn bè cũng khiến trẻ em bỏ nhà đi lang thang.
3.4. Nguyên nhân từ giáo dục trong nhà trường.
Giáo dục trong nhà trường là một trong những nguyên nhân hết sức quan trọng góp phần thúc đẩy trẻ em bỏ nhà ra đi. Theo điều tra 66 em bỏ nhà đi lang thang thì số em trong độ tuổi cấp I là 24 em (chiếm 36,4%), trong độ tuổi cấp II là 32 em chiếm 48,5%. Trong số 66 em đó thì 100% các em đã bỏ học và đặc biệt có 8 em chưa biết chữ. Nguyên nhân dẫn đến việc bỏ học đó chính là sự bất cập về kinh phí để các em có thể đến trường. Mặc dù các em có thể được miễn giảm một phần hay toàn bộ học phí nhưng các chi phí khác như sách vở, đồ dùng học tập và một số đóng góp khác.... Mặc dù không nhiều nhưng với một gia đình có kinh tế khó khăn, gia đình lại đông con thì nhiều những chi phí nhỏ đó sẽ là một chi phí lớn mà họ không thể đáp ứng được.
Ngoà ra, sự thiếu quan tâm, sâu sát của thầy cô và việc thiếu các biện pháp can thiệp kịp thời của nhà trường khi học sinh bỏ học cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em bỏ học rồi bị bạn bè lôi kéo bỏ nhà ra đi.
3.5. Nguyên nhân từ công tác quản lý xã hội.
Một trong những nguyên nhân làm cho trẻ em bỏ nhà đi lang thang ở Thái Bình đó là do sự nhận thức của cơ quan xã về tác hại của vấn đề trẻ em lang thang chưa đúng chưa đầy đủ dẫn đến việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề này còn nhiều hạn chế, chưa có sự phối hợp của các cấp các ngành.
Mặt khác do thiếu cán bộ chuyên trách ở cơ sở nên việc thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung và trẻ em bỏ nhà đi lang thang nói riêng còn chậm và thiếu đồng bộ.
III. Những hoạt động cụ thể và kết quả đạt được trong việc phòng ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang ở Thái Bình.
1. Những hoạt động cụ thể.
Từ nhận thức sâu sắc sự cần thiết phải giải quyết triệt để tình trạng trẻ em lang thang ở Thái Bình. Được sự giúp đỡ của Đảng Uỷ, Uỷ Ban Nhân dân, Sở LĐTB-XH của các cấp các ngành trong toàn tỉnh, tỉnh Thái Bình đã có những giải pháp chiến lược như:
- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức.
- Phát triển kinh tế xã hội, gắn liền với kinh tế hộ gia đình có trẻ em lang thang và có nguy cơ bỏ nhà đi lang thang.
- Tăng cường công tác giáo dục và các chính sách hỗ trợ về giáo dục cho trẻ em lang thang và trẻ em có nguy cơ lang thang.
- Thực hiện các giải pháp về cơ chế chính sách.
- Mở rộng các mô hình: Nhà tình thương, chính sách dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
2. Kết quả thực hiện.
- Thông qua công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức đã làm thay đổi nhận thức, trách nhiệm và kỹ năng của các cấp các ngành cũng như gia đình trong việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Tập huấn, tư vấn đội ngũ cán bộ tư vấn và cộng tác viên. Tổ chức tư vấn cho các gia đình có con em lang thang hoặc có nguy cơ lang thang.
- Mở rộng các chính sách hỗ trợ giáo dục cho gia đình khó khăn: Miễn giảm học phí, miễm giảm các khoản phí đóng góp khác, cho mượn sách giáo khoa... Hạn chế số trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn bỏ học, bỏ nhà đi lang thang.
- Mở rộng 2 mô hình trợ giúp phù hợp:
+ Mô hình “Nhà tình thương”.
Đây là mô hình đang được nhân rộng ở Thái Bình và đang từng bước chio kết quả khích lệ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ em ở Thái Bình bỏ nhà đi lang thang là do từ phía gia đình vì vậy mà mô hình nhà tình thương ở Thái Bình không chỉ giúp trẻ em lang thang mà còn tất cả các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác có một mái ấm gia đình, được chăm sóc, bảo vệ. Một trong khó khăn của Thái Bình đó là do số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nằm rải rác mà kinh phí lại có hạn vì thế chỉ có thể tập hợp một phần số trẻ em khó khăn về chăm sóc tại trung tâm. ở đây các em được nuôi ăn uống và dậy văn hoá vào buổi tối còn ban ngày các em vẫn đi làm những công việc của mình dưới sự giám sát của cán bộ trong trung tâm như làm các nghề thêu, đan mây, bán báo, bán vé số...
+ Mô hình: Dạy nghề cho trẻ em và hỗ trợ gia đình các em phát triển kinh tế hộ.
Đây là một trong những mô hình đạt hiệu quả cao ở Thái Bình. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thực trạng trẻ em lang thang ở Thái Bình đó là do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn vì vậy mà kết hợp với các chương trình xoá đói giảm nghèo và các chương trình kinh tế xã hội khác. Thái Bình đã đưa ra mô hình: Đưa trẻ em lang thang và trẻ em có nguy cơ lang thang vào các cơ sở hướng nghiệp, dạy cho các em một số nghề phù hợp. Nghề may, nghề thêu, nghề đan mây... Tuỳ theo độ tuổi của mỗi em. Sau đó hỗ trợ về vốn để gia đình các em có điều kiện phát triển kinh tế và các em có cơ hội có việc làm phù hợp. Ưu điểm của mô hình này đó là trẻ em vẫn có thể tham gia phát triển kinh tế vẫn có thể được sự quan tâm chăm sóc giáo dục của gia đình.
+ Ngoài những hoạt động trên Thái Bình còn đẩy mạnh việc trợ giúp cho trẻ em lang thang và trẻ em nguy cơ lang thang đã về sống tại gia đình bằng các hình thức như tặng tiền, quà nhân các ngày lễ, ngày kỷ niệm... Từ đó thể hiện sự quan tâm chăm sóc các cấp các ngành và phần nào đó giúp đỡ thêm cho trẻ em.
3. Hoạt động tạo cơ hội tái hoà nhập cộng đồng cho trẻ em lang thang ở Thái Bình.
Từ nhận thức phòng ngừa và giải quyết trẻ em lang thang ở Thái Bình. Đảng Uỷ, UBND tỉnh Thái Bình đã khẳng định “Phòng ngừa và giải quyết trẻ em lang thang ở Thái Bình cũng chính là tạo điều kiện thuận lợi để trẻ em lang thang và có nguy cơ lang thang có thể tự vương lên trở thành những công nhân có ích. Bên cạnh đó phải tạo mọi điều kiện để trẻ em lang thang có thể tái hoà nhập cộng đồng...”. Từ quan điểm trên Đảng Uỷ, UBND tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo UBND các xã, các ban ngành đoàn thể tạo nên các mối quan hệ phối hợp để hỗ trợ việc tái hoà nhập cộng đồng cho trẻ em lang thang thông qua mô hình.
ĐU, UBND tỉnh TB
Sở LĐTB - XH
UBND xã
UBBV&CSBMTE
CA
ĐTN
HPN
BDSKHHGĐ
HCCB HNCT...
Thôn xóm
GĐ&TE hồi gia
Các hoạt động tạo cơ hội cho trẻ em tái hoà nhập cộng đồng được Đảng Uỷ, cơ quan xã và các ban ngành đồng loạt triển khai dới sự hỗ trợ kinh phí, từ phía Đảng Uỷ, UBND tỉnh Thái Bình, Sở LĐTB - XH. Sự phối hợp thực hiện này đã thu được những kết quả nhất định trong việc tái hoà nhập cộng đồng co trẻ em lang thang, phòng ngừa trẻ em có nguy cơ lang thang và chống tái lang thang.
4. Một số tồn tại và nguyên nhân.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc phòng ngừa giải quyết tình trạng trẻ em lang thang và tái hoà nhập cộng đồng cho trẻ em lang thang còn một số tồn tại.
+ Số lượng trẻ em lang thang chưa được thống kê toàn bộ do chưa có một cuộc khảo sát trên qui mô toàn tỉnh. Những cuộc khảo sát ở các xã chưa cho kết quả đúng do cha mẹ các em nói dối các em đi chơi, đi học xa...
+ Các hoạt động phòng ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang cũng như tái hoà nhập cộng đồng cho trẻ em lang thang đôi khi còn thiếu đồng bộ.
+ Các thông tin về phía trẻ em lang thang đã hồi gia không đầy đủ dẫn đến nguy cơ tái lang thang cao.
+ Việc hỗ trợ kinh phí giúp phát triển kinh tế hộ gia đình và tư vấn giáo dục, chăm sóc trẻ em lang thang đạt hiệu quả chưa cao dẫn đến khả năng tái lang thang của trẻ em là rất cao.
+ Công tác hỗ trợ vốn sản xuất, hỗ trợ dạy nghề nhưng lại không thể hỗ trợ trong việc tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi để có việc làm... Đã dẫn đến vấn đề trẻ em thang lang chưa được giải quyết triệt để.
IV. Một số kiến nghị.
Từ những tồn tại đã nêu trên, với tư cách là một nhân viên xã hội tôi xin đề xuất một số biện pháp giải quyết sau.
- Tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý hộ khẩu, nhân khẩu... Để có số liệu chính xác về số trẻ em lang thang.
- Tăng cường công tác theo dõi, giám sát, đánh giá để có những biện pháp hỗ trợ kịp thời trong vấn đề phát triển kinh tế của những hộ gia đình đã được hỗ trợ vốn.
- Tìm hướng đi mới, và thị trường tiêu thụ sản phẩm để công tác phát triển kinh tế hộ gia đình đạt hiệu quả cao.
- Đẩy mạnh việc phối hợp với các cấp, các ngành các tổ chức, các cá nhân dạy nghề và tạo việc làm cho trẻ em lang thang đã hồi gia.
- Tăng cường các công tác tuyên truyền kêu gọi sự hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực trong và ngoài tỉnh nhằm giải quyết vấn đề trẻ em lang thang.
- Tăng cường chỉ đạo và đầu tư các chương trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt các xã nghèo. Chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình phát triển kinh tế hộ gia đình, chương trình nâng cao chất lượng giáo dụ.
- Tăng ngân sách cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đặc biệt là trẻ em lang thang và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
kết luận
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng, đặc biệt là trẻ em bỏ nhà đi lang thang là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, là đạo lý của dân tộc Việt Nam. Hồ Chủ Tịch đã dạy “vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm phải trồng người” Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên Châu á đã phê chuẩn công ước quyền trẻ em, chính thức cam kết cộng đồng thế giới về bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều các văn bản luật pháp khác nhau trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Chăm sóc trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng là công tác xã hội đòi hỏi có sự tham gia của cấp, các ngành, của cả cộng đồng. Trẻ em là là tương lai của đất nước, sẽ không có một đất nước phát triển phồn vinh trong tương lai khi mà ở hiện tại còn quá nhiều trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn không có những điều kiện, những cơ hội để phát triển một cách toàn diện cả về đức - trí - thể - mỹ. Chính vì vậy cần có giải pháp phù hợp trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em, đặc biệt nhanh chóng đưa ra những mô hình hiệu quả cho công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Riêng đối với trẻ em lang thang không những phòng ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang nhằm giúp các em có những cơ hội để tự lực phát triển một cách toàn diện mà còn phải có những chính sách hợp lý để tạo việc làm, chăm sóc y tế và giáo dục cho các em.
Thông qua mô hình “Phòng ngừa và giải quyết thực trạng trẻ em lang thang ở Thái Bình” em xin đóng góp một phần công sức nhỏ cho công tác bảo vệ và chăm sóc nói chung . Do thời gian có hạn và quy mô của chuyên đề còn hạn chế rất mong sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để mô hình có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2003
Sinh viên
Nguyễn Mai Anh
Tài liệu tham khảo
1. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, định hướng và phát triển
NXB lao động và xã hội -1999
2. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
3. Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
4. Công tác xã hội với trẻ em làm trái pháp luật
NXB lao động xã hội - 2000
5. Một số văn kiện của Đảng và Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
NXB chính trị quốc gia - 1996
6. Về khả năng tái hoà nhập cộng đồng của trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm.
NXB lao động xã hội - 1998.
7. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
NXB l ao động xã hội 2000
8. Tài liệu tâp huấn công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2000 - UBBV & CS trẻ em Việt Nam.
9. Báo Thái Bình - NXBTB.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3615.doc