Mô hình kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI (GIAI ĐOẠN 1986-2007) BÀI TẬP NHÓM 7 CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM ĐỒNG KIM KHÁNH NGUYỄN DUY HÒA ĐỖ TRUNG HIẾU PHÙNG THẾ VƯƠNG TĂNG MINH CHÍNH NGUYỄN TUẤN THANH HOÀNG ĐỨC CƯƠNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI (GIAI ĐOẠN 1986-2007) Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế. Mặt lượng của sự phát triển bao hàm nghĩa sự gia tăng về quy mô thu nhập và tiềm lực của nền k

doc34 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Mô hình kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh tế còn sự thay đổi về chất bao gồm quá trình thay đổi cấu trúc bên trong của nền kinh tế (chuyển dịch cơ cấu kinh tế) và sự tiến bộ xã hội. I. Mô hình phát triển toàn diện – sự lựa chọn của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới kinh tế: Mặc dù Việt Nam đã dành được những thành tựu nhất định trong nhiều lĩnh vực từ thập niên 90 của thế kỷ thứ 20, tuy vậy, bước vào thời kỳ chiến lược 2001-2010, chúng ta vẫn bị đánh giá là có nguy cơ tụt hậu về kinh tế, nếu so sánh với sự phát triển vượt trội của các nước trong khu vực, khoảng cách tuyệt đối về thu nhập bình quân trên đầu người của Việt nam ngày càng xa so với họ. Vì vậy, yêu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh đã trở thành bức xúc, hàng đầu để thực hiện mục tiêu phát triển. Thực hiện tăng trưởng nhanh mới có thể kéo nước ta ra khỏi danh sách các nước nghèo, kém phát triển, và chống tụt hậu xa hơn, thu hẹp dần khoảng cách phát triển so với các nước xung quanh. Hơn thế nữa, thế kỷ 21, tình hình về kinh tế quốc tế có nhiều thay đổi, mở cửa, hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng rộng rãi đã cho phép chúng ta có thể sử dụng được những lợi thế của các nước đi sau để khắc phục những rào cản thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh trong nhiều năm qua như sự thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu lao động tay nghề và thiếu thị trường tiêu thụ cũng như cung cấp sản phẩm. Mặt khác, con đường mà Việt nam lựa chọn trong thời kỳ đổi mới kinh tế là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khía cạnh “xã hội chủ nghĩa” đặt yêu cầu tiến bộ và công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Quan tâm đến tiến bộ và công bằng xã hội chính là mặt văn hóa của của sự phát triển mà chúng ta theo đuổi phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa và nó chính là một phần của mô hình phát triển đất nước. Những luận cứ nói trên cho thấy mô hình phát triển kinh tế việt nam lựa chọn hiện nay là mô hình phát triển toàn diện. Nội dung chính của mô hình này là thực hiện việc kết hợp tăng trưởng kinh tế nhanh với công bằng xã hội ngay từ đầu và trong toàn tiến trình phát triển.. Mục tiêu về kinh tế đạt được đó là sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh năng nợ nần lớn cho thế hệ mai sau. Mục tiêu về xã hội là đạt được kết quả cao tong thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi người đều có cơ hội được học hành và có việc làm, giảm tình trạng nghèo đói và hạn chế khoảng cách giầu nghèo giữa các tầng lớp, các nhóm dân cư trong xã hội, nâng cao mức công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và các thế hệ , duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần . Mục tiêu về môi trường là khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, thực hiện việc tái sinh tài nguyên và chống ô nhiễm môi trường. II. Các giai đoạn phát triển kinh tế việt nam từ năm 1986-2007: 1. Thời kỳ 1986-1990: Đây được coi là giai đoạn “khởi động” từng bước đổi mới chính sách kinh tế trên cơ sở đổi mới tư duy kinh tế và tổng kết các thực nghiệm trong thực tế. Từ đó vạch rõ con đường đổi mới chưa từng được khai phá của một nền kinh tế chuyển đổi trong điều kiện kinh tế chưa phát triển. Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) thông qua kế hoạch năm năm (1986-1990) với các mục tiêu cơ bản; xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý; ưu tiên ba chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Việt Nam tập trung triển khai Ba Chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. + Bảo đảm nhu cầu lương thực của xã hội và có dự trữ; đáp ứng một cách ổn định nhu cầu thiết yếu về thực phẩm. Mức tiêu dùng lương thực, thực phẩm đủ tái sản xuất sức lao động. + Đáp ứng nhu cầu của nhân dân về những mặt hàng tiêu dùng. + Tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu để đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật tư, máy móc, phụ tùng và những hàng hóa cần thiết. - Với chính sách đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có một bước chuyển đổi cơ bản từ một nền kinh tế tập trung thành một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Và chính 3 chương trình kinh tế lớn là sự cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên 1986 – 1990. *) Những thành tựu đạt được 1986 – 1990: Bảng số liệu năm 1986 - 1990 Năm Tổng sản phẩm quốc nội Tốc độ tăng trưởng 1986 109.2 2.8 1987 113.1 3.6 1988 120.0 6.0 1989 125.6 4.7 1990 132.0 5.1 Tổng sản phẩm quốc nội tính theo nghìn tỷ đồng (Thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế) - Trong kế hoạch 5 năm 1986-1990, tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân mỗi năm tăng 4,8%; thu nhập quốc dân tăng 3,9%.. Tốc độ tăng trương bình quân là 4,44%. Tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng không đều 2,8% (1986) lên 6,0%(1998) và năm 1990 là 5,1%. Bảng Cơ cấu Tổng sản phẩm trong nước năm 1986 – 1990: Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Tổng số(%) 1986 38.1 28.9 33.0 100 1987 ---- ---- ---- 100 1988 46.3 21.6 32.1 100 1989 42.8 23.3 33.9 100 1990 38.74 22.67 38.59 100 (Nguồn: VN Economy và Báo cáo kinh tế xã hội 20 năm, 2005) - Sản xuất nông nghiệp, nhất là lương thực có bước phát triển mới. Sản lượng lương thực năm 1990 đã đạt 21,5 triệu tấn tăng 18,2% (3,3 triệu tấn) so 1985, sản lượng lương thực năm 1988 đạt 19,50 triệu tấn (vượt năm 1987 hơn 2 triệu tấn) và năm 1989 đạt 21,40 triệu tấn. Lương thực bình quân nhân khẩu đạt 325 kg và năm 1989 Việt Nam đã xuất khẩu 1,42 triệu tấn gạo, đánh dấu thời kỳ chuyển đổi tính chất sản xuất từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá gắn với xuất khẩu gạo. Sản xuất công nghiệp có bước phát triển mới. Một số ngành then chốt của nền kinh tế tăng trưởng khá. Đáng chú ý là sản lượng dầu thô tăng từ 40 nghìn tấn năm 1986 lên 2,7 triệu tấn năm 1990 tuy nhiên công nghiệp chưa phát triển đúng với tiềm năng hiện có. Hoạt động thương mại, dịch vụ khôi phục và tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế quốc dân chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Bảng tỷ lệ lạm phát năm 1986 – 1990 Năm Tỷ lệ lạm phát 1986 774,5% 1987 360.4% 1988 374.4% 1989 95.8% 1990 67.1% (Nguồn: VN Economy và Báo cáo kinh tế xã hội 20 năm, 2005) - Một thành tựu quan trọng nữa là đã bước đầu kiềm chế được đà lạm phát. Lạm phát đã giảm mạnh từ năm 1986 – 774.5% xuống còn 36.0% năm 1990. Chỉ số tăng giá bình quân hàng tháng trên thị trường năm 1986 là 20%, năm 1987 là 10%, năm 1988 là 14%, thì năm 1989 là 2,5% và năm 1990 là 4,4%. Đây là kết quả tổng hợp của việc thực hiện Ba chương trình kinh tế và đổi mới cơ chế quản lí, đổi mới chính sách giá và lãi suất, mở rộng thông thương và điều hòa cung cầu hàng hóa. Điều có ý nghĩa là chúng ta đạt được kết quả này trong hoàn cảnh nguồn trợ giúp bên ngoài giảm so với trước, vừa chống lạm phát và thực hiện chuyển từ giá bao cấp sang giá kinh doanh. Nhờ kiếm chế được lạm phát, các cơ sở kinh tế có điều kiện thuận lợi để hạch toán kinh doanh, đời sống nhân dân giảm bớt khó khăn. - Xuất nhập khẩu: Năm 1988 phải nhập 450 nghìn tấn lương thực thì năm 1989 trở thành nước xuất khẩu gạo gần 1 triệu tấn và năm 1990 thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới với 1,5 triệu tấn. Giá trị xuất nhập khẩu bình quân tăng 28,0%/năm, tỷ lệ nhập siêu giảm nhanh. Nếu trong các năm 1976-1980 tỷ lệ giữa xuất và nhập là 1/4,0 thì những năm 1986-90 chỉ còn 1/1,8. Năm 1986 đến năm 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lẩn (từ 439 triệu rúp và 884 triệu đô la, lên 1019 triệu rúp và 1170 triệu đô la). Từ năm 1989, sản xuất của ta tăng thêm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như gạo, dầu thô và một số mặt hàng mới khác. *) Tăng trưởng kinh tế giải quyết với y tế, giáo dục: - Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục đạt nhiều thành tựu. Tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên biết đọc, biết viết đã tăng từ 88% năm 1989 lên 91% năm 1999. Năm 1990 nước ta có 105,9 nghìn học sinh trung học chuyên nghiệp, tính bình quân cho 1 vạn dân có 16 học sinh thì đến năm 2004 là 465,3 nghìn và 97 học sinh. Năm 2004 so với năm 1990, số học sinh trung học chuyên nghiệp tăng 4,39 lần. Giáo dục đại học, cao đẳng năm 1990 có 93,04 nghìn sinh viên đại học, cao đẳng, tính bình quân 1 vạn dân có 14 sinh viên. - Y tế: Sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm. Hệ thống y tế đã được phát triển từ tuyến cơ sở tới trung ương với nhiều loại hình dịch vụ y tế đã tạo điều kiện cho người dân được lựa chọn các dịch vụ y tế phù hợp. Năm 1990, tính bình quân 1 vạn dân có 3,5 bác sĩ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi năm 1990 từ 51,5%. Chỉ số về sức khoẻ bà mẹ và trẻ em có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ tử vong của trẻ em đã giảm xuống bằng với mức phổ biến ở những nước có thu nhập đầu người cao gấp 2-3 lần Việt Nam.. Tuổi thọ bình quân tăng lên 64 tuổi năm 1990. *) Đánh giá: - Thành công trong kế hoạch năm năm 1986 - 1990 không đơn thuần là phục hồi được sản xuất, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế... mà quan trọng hơn là đã chuyển đổ cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện 1 bước quá trình đổi mới đời sống kinh tế xã hội và giải phóng sức lao động. - Tuy nhiên, các biện pháp đổi mới cơ chế quản lý phần lớn mới chỉ tác động trong những năm cuối lì kế hoạch năm 1986-1990, nên mức độ thực hiện các mục tiêu đề ra trong kế hoạch còn hạn chế: + Đất nước vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội. Kinh tế phát triển chậm và không ổn định. + Hầu hết các cân đối lớn đều rất căng thẳng: thâm hụt ngân sách chiếm 8% GDP. Lạm phát phi mã tuy đã đẩy lùi nhưng vẫn còn cao. + Thu nhập bình quân đầu người rất thấp, tỷ lệ tiết kiệm nội địa hầu như không đáng kể, thị trường khan hiếm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. + Cơ sở vật chất, kỹ thuật phần lớn xuống cấp nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy 1 số chỉ tiêu định lượng đạt tháp so với mục tiêu đề ra, nhưng nền kinh tế đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực, đã tạo ra 1 số nhân tố mới thúc đẩy chuyển biến bước đầu mở ra 1 thời kỳ phát triển mới cho những kế hoạch năm năm sau. 2. Giai đoạn 1991-2000: 2.1. Chính sách của chính phủ: Mục tiêu tổng quát của giai đoạn 1991-2000 là “ chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000: ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế xã hội, phấn đấu vượt tình trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đơì sống nhân dân củng cố quốc phòng an ninh, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ 21. tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2000 tăng khoảng gấp đôi so với năm 1990” B) Những thành tựu về tăng trưởng kinh tế: Tình hình tăng trưởng được thể hiện qua bảng số liệu sau: Năm GDPn danh nghĩa GDPr thực tế Tốc độ tăng trưởng 1991 76707 139634 1992 110532 151782 8.69 1993 140258 164043 8.08 1994 178534 178534 8.83 1995 228892 195567 9.54 1996 272036 213833 9.34 1997 313623 231264 8.15 1998 361017 244596 5.76 1999 399942 256272 4.77 2000 441646 273666 6.79 Tốc độ tăng trưởng bình quân 7,5%/năm, tỷ lệ tiết kiệm bình quân đầu người tiếp tục tăng. 1990 1995 2000 Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm (%) Trong đó Nông lâm ngư nghiệp % Công nghiệp và xây dựng % Dịch vụ % Kim nghạch xuất khẩu (tỷ USD) Kim nghạch nhập khẩu (tỷ USD) Tiết kiệm so với GDP % Chỉ số giá tiêu dùng % 4,4 3,1 4,7 5,7 2,4 2,7 8,5 67,1 8,2 4,1 12,0 8,6 5,4 8,1 22,8 12,7 6,9 4,3 10,6 5,75 14,5 15,2 27,0 -0,6 Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Tỷ lệ tiết kiệm và thu nhập bình quân trên đầu người tiệp tục tăng. So với năm 1990 tỷ lệ tiết kiệm trong nước so với GDP năm 2000 gấp 2,5 lần và GDP bình quân đầu người năm 2000 tăng 1,8 lần. Tích luỹ vốn tăng lên đáng kể tổng tích luỹ gộp so với GDP tăng từ 14,4% năm 1990 lên 29% vào năm 2000. - Các nghành nông nghiệp, công nghiệp dựoc duy trì và phát triển khá cao. sản xuất nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá và toàn diện bình quân 1991-2000 đạt 5,6%/năm, lương thực bình quân đầu người tăng từ 303 kg năm 1990 lên 444kg năm 2000. nước ta đã tự túc được lương thực và xuất khẩu mỗi năm trên 3 triẹu tấn. kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản tăng khá từ 1 tỷ USD năm 1990 lên hơn 4,3 tỷ USD năm 2000 bằng khoảng 4 lần so với năm 1990. công nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ cao góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế xã hội và xoá đói giả nghèo. - Tự do hoá thương mại đã có tác động mở rộng thị trường xuất khẩu thúc đẩy kim nghạch xuất khẩu và nhập khẩu tăng nhanh. Mức độ mở của nền kinh tế thể hiện thông qua tỷ giá thương mại trên tổng sản phẩm quốc dân (hoặc tổng giá trị xuất nhập khẩu tính trên GDP) đã tăng mạnh từ 58,2% và năm 1998 lên 111% năm 2000. Năm 2000 giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ đã tăng 3,6 lần so với năm 1991, trong khi giá trị nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ tăng 3,2 lần. Chính sách tự do hoá thương mại đã tạo động lực khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia trực tiệp và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. - Chúng ta đã khống chế lạm phát trong vòng kiểm soát: chỉ số lạm phát đo bằng chỉ số giá CPI được khống chế ở mức 67% năm 1990 giảm liên tục xuống còn 12,7% năm 1995 và -0,6% năm 2000. thành quả này hết sức quan trọng tạo điều kiện kinh tế vi mô ổn định. - Nguồn vốn toàn xã hội tăng mạnh bao gồm vốn trong nước và nứoc ngoài,. nguồn vốn trong nước đã khai thác khá hơn chiếm 60% tống vốn đồu tư xã hội, trong đó khu cức dân cư và tư nhân đóng vai trò quan trọng. 2.2. Tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội: * Tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm và giảm nghèo: - Trước hết về thu hút lao động. Trong khi số lao động làm việc trong khu vực nhà nước từ 3,4 triệu người năm 1990 chỉ tăng lên 3,5 triệu người vào năm 2000 (chỉ tăng 100000 người sau 10 năm), thì tại khu vực ngoài nhà nước tổng số lao động làm việc tăng hơn 7 triệu người, giảm tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn. tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị 6-7%, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn dưới 30% và ngày càng giảm đi. - Giả quyết việc làm là điều kiện quan trọng nâng cao thu nhập thực hiện xoá đói giảm nghèo. Theo đánh giá cục điều tra mức sống tỷ lẹ hộ nghèo theo mọi tiêu thức hai giữa hai kỳ điều tra đã giảm hơn một nửa. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc tế năm 1992-1993 là 57% đến năm 2002 chỉ còn 29%. Năm 2000 cả nước còn 2,8 triệu hộ nghèo ( theo chuẩn nghèo Việt Nam) chiểm 17,2% số hộ trong cả nước trong đó: 9,5% ở thành thị, 28% ở vùng núi và 62,5% ở vùng nông thôn đồng bằng. - Mặc dù thu nhập qua các năm đều tăng. Nhưng người giàu có khả năng tăng thu nhập nhanh hơn người nghèo. Khoảng cách 20% dân cư giàu nhất và 20% dân cư nghèo nhất từ mức 6-7 lần những năm đầu giai đoạn lên 8-9 l vào năm 2000. chỉ số GINI (0<g<1) phản ánh độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng gần 1 thì càng bất bình đẳng. Năm 2000 hệ số GINI là 0,36 thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực như: Trung Quốc (0,4), Thái Lan (0,41), Philippine (0,46), Mailaysia (0,49) do đó được đánh giá tốt hơn. * Tăng trưởng kinh tế kết hợp với phát triển giáo dục- y tế- văn hóa: - Đời sống nhân dân đã có nhiều cải thiện, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và cải thiện đời sống các tầng lớp dân cư ở thành thị và nông thôn nhất là mục tiêu xoá đói giảm nghèo đạt kết quả rõ rệt. - Trong 10 năm qua, tuổi thọ bình quân tăng từ 64 tuổi vào năm 1990 lên 68 tuổi và năm 2000; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 51,5% xuống còn 33,1%; tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 81/1000 xuống còn 42/1000. - Tỷ lệ hộ nông dân dùng nước sạch tăng lên gấp đôi; tỷ lệ nhập học theo đúng độ tuổi ở bậc tiểu học đạt 95%... tỷ lệ các xã không có hoặc thiếu cơ sở hạ tầng thiế yếu đã giảm rất nhiều (năm 2000 có 88% số xã đã có điện, 95% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã). Chỉ số phát triển con người và tiệp cận các dịch vụ xã hội được cải thiện rõ rệt, mặc dù GDP tính theo đầu người năm năm 1999 xếp hạng thứ 167 song chỉ số phát triển con người (HDI) được xếp hạng 101 thuộc loại trung bình thế giới với chỉ số 0,682 (năm 1990 xếp thứ 121 với chỉ số HDI là 0,456). *) Đánh giá: Kinh tế phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng tương đối cao, đưa đát nước thoát ra khỏi tình trạng siêu lạm phát và khủng hoảng kinh tế. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang giai đoạn hoàn thiện cơ chế mới theo chiều sâu. Đã thành công trong việc mở cửa hội nhập quốc tế. Đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt lĩnh vực văn hoá giáo dục y tế nâng cao. Còn nhiều hạn chế và yếu kém: Tiềm lực kinh tế còn non yếu hiệu quả sản xuất kinh doanh năng lực lao động xã hội thấp, hàng hoá dịch vụ thiếu tính cạnh tranh. Một số vấn đề xã hội bức xúc, gay gắt cần được giải quyết như việc làm, tệ nạn xã hội, y tế ... Nguồn nhân lực tương đối lớn nhưng chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới. 3.Giai đoạn năm 2001 – 2010: * Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 - 2010 là: - Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất văn hoá tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thanh nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, nâng cao khoa học công nghệ kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản vị thế nước ta trên thị trường quốc tế được nâng cao. 3.1. Kế hoạch 5 năm 2001-2005: 3.1.1. Những thành tựu đạt được: - Các chỉ tiêu kinh tế của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005 do quốc hội thông qua tại Nghị Quyết quốc hội số 55/2001/QH/10 như sau: Chỉ tiêu Thời kỳ 1996-2000 Thời kỳ 2001-2005 Tốc độ tăng trưởng Trong đó: + Khu vực nông lâm thuỷ sản + Khu vực công nghiệp xây dựng + Khu vực dịch vụ 6,9 4,4 10,6 5,7 7,5 3,8 10,2 7,0 Tốc độ tăng giá trị sản xuất: + Nông, lâm, thuỷ sản + Công nghiệp + Dịch vụ 6,75 13,9 6,8 5,4 16,0 7,6 Thu ngân sách nhà nước 20,7 23,8 Bội chi ngân sách so với GDP 3,9 4,9 5. Chỉ số giá tiêu dùng và dịch vụ 3,3 5,1 - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 7,5%/năm đạt kế hoạch đặt ra cao hơn 5 năm trước 0,6 điểm phầm trăm. Trong đó nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 3,8%; khu vực công nghiệp tăng 10,2%; khu vực dịch vụ tăng 7%. - Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng 5,4% (kế hoạch 4,8%). - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16% (kế hoạch là 13,1%). - Giá trị các nghành dịch vụ tăng 7,6% (kế hoạch 7.5%). - Tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp trong GDP đến năm 2005 đạt 20,89% (kế hoạch 20_21%); công nghiệp và xây dựng đạt 41,03% (kế hoạch 38-39%); dịch vụ đạt 38,08% (kế hoạch 41-42%). Bảng số liệu tỷ trọng các ngành 2001 - 2005 Năm Nông nghiệp (%) Công nghiệp (%) Dịch vụ (%) 2001 23,24 38,13 38,63 2002 23,03 38,49 38,48 2003 22,54 39,47 37,99 2004 21,81 40,21 37,98 2005 20,97 41,02 38,01 (Bảng số liệu Tổng cục thống kê, Niêm giám thống kê) - Cơ cấu kinh tế chuyển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Tỷ trọng các nghành đã tăng lên đáng kể. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đạt nhiều kết quả. - Kim nghạch xuất khẩu tăng 17,5% (kế hoạch 14-16%). Đã vượt kế hoạch đặt ra, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 bằng 60% GDP và đạt 390USD/ người. Vốn ODA và FDI liên tục tăng có chuyển biến tích cực góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này. Nguồn vốn Lượng vốn (tỷ USD) (2001-2005) Giải ngân vốn (tỷ USD) (2001-2005) ODA 13,3 8,2 FDI 16 13 - Công tác vay trả nợ nước ngoài được quản lý tốt. công tác đối ngoại tăng cường, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, mở rộng quan hệ các nước. Vị thế nước ta nâng cao trên trường quốc tế. * Thứ hai: tăng trưởng kết hợp với giải quyết việc làm và giảm nghèo: - Vấn đề giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn. Hằng năm nước ta có khoảng 1,7 triệu người bước vào độ tuổi lao động, số lượng lao động tăng hằng năm khoảng 2%/năm. Năm 2000 nước ta có 37,6 triệu lao động, năm 2005 là 42,5 triệu. Số lao động được giải quyết việc làm bình quân hằng năm khoảng 1,5 đến 1,6 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm từ 6,28% năm 2000 xuống còn 5,31% năm 2005. Tuy nhiên vùng nông thôn tỷ lệ thiếu việc làm vẫn ở mức khá cao. Tạo việc làm và bổ sung việc làm mới cho khoảng 7,5 triệu người. - Đời sống của người dân không ngừng được cải thiện thu nhập bình quân đầu người tăng từ 5,7 triệu đồng năm 2000 lên trên 10 triệu đồng năm 2005 tăng 12,1%/năm. - Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo vào năm 2005 đạt 25% chưa đạt được kế hoạch đặt ra (kế hoạch 30%) - Công tác xoá đói giảm nghèo đạt thành tựu nổi bật, nhiều biện pháp xoá đói giảm nghèo thực hiện tốt. Người nghèo từng bước tiếp cận với dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng ở vùng nghèo, xã nghèo được tăng cường nhất là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo nước ta trong giai đoạn 2001-2005 ( Chuẩn nghèo nước ta năm 2001-2005 100.000 VNĐ/1người/1 tháng ở khu vực nông thôn, miền núi và 150.000 VNĐ/1người/1tháng khu vực thành thị) đã giảm hơn một nửa từ 17,5% năm 2001 xuống còn 7% năm 2005. Đời sống người nghèo nâng cao. * Thứ ba:Tăng trưởng kết hợp với giáo dục- y tế- văn hoá xã hội: - Việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tích cực. Chỉ số phát triển con người không ngừng tăng lên: Năm Chỉ số phát triển con người (HDI) Thứ hạng nước ta đứng thứ mấy so với các nước 2001 0,682 101/162 2002 0,688 109/173 2003 0,688 109/175 2004 0,691 112/177 2005 0,704 108/177 - Năm năm giá trị tăng 0.022 (tức 2,22%) vẫn đứng ở mức dưới 100 nước đứng sau nhóm có HDI trung bình. Trong đó tuổi thọ trung binh vào năm 2005 khoảng 71,3 tuổi đã vượt kế hoạch (kế hoạch 70 tuổi). Đáp ứng 45% thuốc chữa bệnh được sản xuât trong nước cượt kế hoạch đặt ra (kế hoạch 40%). Tỷ lệ học sinh phổ thông trung học đi học trong độ tuổi vào năm 2005 đạt khoảng 50% (kế hoạch 45%). - Hoạt động văn hoá, thông tin, báo chí, tiếp tục phát triển đa dạng đổi mới về nội dung và hình thức góp phẩn cải thiện đời sống tinh thần người dân. tiếp tục bảo tồn phát huy truyền thống của dân tộc. 3.1.2 Nguyên nhân: - Thứ nhất: kiên trì thực hiện đổi mới phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bước đầu đã hoàn thiện và đồng bộ các chính sách cơ chế quản lý kinh tế, xã hội, nhiều chủ trương chính sách về phát huy nội lực và phát triển lĩnh vực xã hội tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo đã phát huy tác động tích cực đối với quá trình phát triển đất nước. - Thứ hai: Do sự quan tâm của quốc hội vào những lĩnh vực then chốt (thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, khắc phục hậu quả tương lai, dịch bệnh, giải quyết những bức xúc về xã hội , hội nhập kinh tế quốc tế …) sự quyết tâm phấn đấu nhiệm vụ kế hoạch năm năm 2001-2005 các doanh nghiệp đã từng bước trưởng thành trong cơ chế thị trường, ngày càng năng động trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường tổ chức sản xuất phù hợp có hiệu quả. - Thứ ba: do nguồn vốn huy dộng ngày càng cao thúc đảy tăng trưởng kinh tế góp phần xoá đói giảm nghèo, làm tăng năng lực sản xuất của nhiều nghành, có thêm công nghệ hiện đại tăng khả năng cạnh tranh. 3.2 Các chỉ tiêu đặt ra năm 2006-2010 * Về kinh tế: - Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. năng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, một phần đáng kể nhu cầu sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu. - Kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/ năm - Tỷ lệ huy động GDP hàng năm vào ngân sách đạt 21%- 22% - Vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm đạt khoản 40% GDP * Về xã hội: - Tốc độ dân số khoảng 1,14%. - Lao động nông nghiệp chiểm dưới 50% lao động xã hội. - Tạo việc lào cho trên 80 triệu lao động, tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị dưới 5% . - Tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 10%-11%. - Hoàn thành phổ cập giáo dục cơ sở, lao động dã qua đào tạo chiếm 40% tổng lao động xã hội. - Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới năm tuổi xuống dưới 20%. * Về môi trường: - Tỷ lệ che phủ rừng 42%-43% - Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch ở đô thị là 95%, ở nông thôn 75%. - Tỉ lệ các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải 100% , tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi truờng trên 50%. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại 100% số đo thị loại 3 trở lên, 50% số đô thị loại 4 và tất cả các khu công nghiệp khu chế xuất , 80%-90% chất thải rắn, 100% chất thải y tế được thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Tình hình kinh tế: • Tăng trưởng kinh tế: Bảng số liệu tăng truởng nước ta từ năm 2006_2007: Năm GDPn danh nghĩa GDPr thực tế Tốc độ tăng trưởng 2006 974266 425373 8.23 2007 1144015 461443 8.48 - Tốc độ tăng trưởng vẫn duy trì ở mức cao trên 8%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 là 833 USD. Thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 122/177. - Việt nam trong quá trình thực hiện mục tiêu vượt ngưỡng các nước đang phát triển có thu nhập thấp. Kết quả là GDP/người của Việt nam có sự gia tăng đáng kể (xem bảng dưới). Biểu đồ 3 : Mức thu nhập bình quân đầu người Việt Nam (2000 – 2008) Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Qua bảng, nếu năm 2000 mới chỉ đạt 402 USD, đến năm 2007 thu nhập bình quân đầu người đạt 835 USD, tăng 14,5% so với năm 2006. GDP bình quân đầu người năm 2008 của Việt Nam đạt 1028 USD, cao gấp 8,7 lấn với năm 1990 (chỉ đạt 118$/người) và thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 2,6 lần so với năm 2000 . - Như vậy là đến năm 2008, thu nhập bình quân trên đầu người của chúng ta là 1028$, so với mức của nước có thu nhập thấp do WB xác định trong báo cáo phát triển thế giới 2008 là 905 thì lần đầu tiên chúng ta vượt ngưỡng các nước có mức thu nhập thấp. Có thể nói đây là một kỳ tích mà chúng ta đã phấn đấu không mệt mỏi, từ một mức thu nhập dưới 200 USD năm 1990 và năm 2000 cũng mới chỉ là 400 USD. Về giáo dục: - Năm 2006 cả nước có khoảng 93000 lớp mẫu giáo với 112,8 ngàn giáo viên, hơn 16 triệu học sinh với hơn 789 nghìn giáo viên, có 299 trường Đại học và Cao đẳng với 53,4 nghìn giảng viên, 1666,2 nghìn sinh viên, có 269 trường trung cấp với 14,5 nghìn giáo viên, 468,8 nghìn học sinh, số sinh viên tốt nghiệp Đại học và Cao đẳng là 230 nghìn người, tốt nghiệp các trường trung cấp là 149,3 nghìn người. Tổng số người đi học lên tới 23,2 triệu người, bình quân 1 vạn dân có 2841 người đi học, tỷ lệ trẻ em đi học mẩu giáo khoảng 50%, tỷ lệ người lớn biết chữ tăng từ 88% năm 1993 lên 90,3% năm 2003 và 94 % năm 2006. Bên cạnh hệ công lập, hệ ngoài công lập cũng có những bước phát triển mạnh để khai thác nguồn lực xã hội, chia sẻ với nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Tỷ lệ chi phí cho giáo dục ở Việt Nam 2000-2005 2000 2002 2003 2004 2005 Tổng chi cho giáo dục(1000tỷ) 23,219 34,088 37,552 54,223 68,968 Tỷ lệ chi/GDP(%) 5,3 7,8 6,1 7,6 8,3 Tỷ lệ NS cho giáo dục/GDP 3,2 4,7 3,7 4,6 5 - Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đạt khoảng 18,25% tổng chi ngân sách giai đoạn 2001-2006. Tỷ lệ chi phí cho giáo dục/GDP là 8,3% nhưng do tổng GDP của nước ta rất thấp nên chi phí cho một học sinh ở Việt Nam vẫn thấp xa so với các nước. Tuy nhiên xét về mặt nào đó thì đó là một cố gắng lớn của Đảng và nhà nước trong sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo. Về y tế: - Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có những tiến bộ đáng kể. Tuổi thọ bình quân nếu năm 1995 mới đạt 62,5 tuổi thì đến năm 2007 đã đạt 73,3 tuổi. Tuổi thọ tăng do những thành tựu về y tế và chăm sóc sức khoẻ. Đến năm 2006 số cơ sở khám chữa bệnh là 13232 cơ sở với 198,4 giường bệnh và hơn 200 nghìn cán bộ y tế, bình quân có khoảng 6,3 bác sỹ trên một vạn dân. Số hộ ở nông thôn được sử dụng nước sạch đạt tỷ lệ 62%; - Chỉ số phát triển con người năm 2007 đạt 0,733 đứng thứ 105 tăng 4 bậc so với năm 2006 (đứng 109). Chỉ số GEM (thước đo quyền lực giới tính) nước ta đứng thứ 52/93 nước. Chỉ số HDI đứng ở vị trí 105 còn bình quân thu nhập theo đầu người đứng thứ 122 cho thấy sự tăng trưởng kinh tế có mức độ lan tỏa rộng hơn cho phát triển con người - Về khía cạnh công bằng xã hội cũng bộc lộ một số yếu kém. Khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền núi đang có xu hướng dãn ra. Hệ số GINI của Việt Nam vẫn ở mức cao và có xu hướng tăng, việc xoá đói giảm nghèo có xu hướng chậm lại, số hộ tái nghèo tăng lên. Năm 1993 1994 1995 2002 2004 2006 Hệ số GINI 0,34 0,35 0,357 0,37 0,423 0,36 Những yếu kém: - Tăng trưởng còn dưới khả năng phát triển của đất nước và thấp hơn nhiều nước trong khu vực ở thời kì công nghiệp hoá; chất lượng phát triển còn thấp năng lực cạnh tranh nền kinh tế còn yếu .(hệ số ICOR cao). ICOR của VN với các nước trong thời kỳ tăng trưởng nhanh. Thời kỳ tăng trưởng nhanh Tỷ lệ đầu tư (%GDP) Tỷ lệ tăng trưởng (%) ICOR Việt Nam 2001-2005 2006 2007 2008 37,7% 40% --- 43% 7,5 8,17 7,48 6,5 5,0 5,01 --- 5,8-6 - Chưa phát triển kinh tế theo chiều sâu, chưa kết hợp thật tốt giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và chăm lo đúng mức cho sự phát triển con người khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ cải thiện môi trường. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm và chưa đồng đều chưa phát huy tốt thế mạnh trong từng nghành từng vùng, từng sản phẩm, cơ cấu dịch vụ chưa có sự chuyển dịch đáng kể dịch vụ cao phát triển chậm. Trong nông nghiệp sản xuất chưa gắn kết chặt chẽ cà có hiệu quả cao tới thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ còn chậm, thiếu tính bền vững. - Tỷ trọng công nghiệp gia công lắp ráp còn lớn; công nghiệp bổ trợ kém phát triển, tốc độ đổi mới công nghệ còn chậm. Tỷ trọng dịch vụ còn thấp chưa có chuyển biến rõ nét. tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp so với yêu cầu công nghiệp hoá hiện ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21773.doc
Tài liệu liên quan