Mâu thuẫn biện chứng với việc tìm hiểu cơ hội và thách thức khi Việt Nam hội nhập WTO

Tài liệu Mâu thuẫn biện chứng với việc tìm hiểu cơ hội và thách thức khi Việt Nam hội nhập WTO: ... Ebook Mâu thuẫn biện chứng với việc tìm hiểu cơ hội và thách thức khi Việt Nam hội nhập WTO

doc19 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Mâu thuẫn biện chứng với việc tìm hiểu cơ hội và thách thức khi Việt Nam hội nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vấn đề quan trọng khi Việt Nam gia nhập WTO là tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, giải phóng hơn nữa sức sản xuất của các thành phần, đẩy mạnh tự do hoá các hoạt động kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu và ngay cả doanh nghiệp đã chỉ ra lợi ích lớn nhất của việc gia nhập WTO là thị trường xuất khẩu cho Việt Nam rộng mở. Hàng hóa Việt Nam xuất đi nước ngoài sẽ được cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ khác, không còn vướng nhiều rào cản về thuế, hạn ngạch... như hiện nay nữa. Ngoài ra, gia nhập WTO sẽ tạo động lực thúc đẩy Việt Nam cải cách mạnh hơn các luật lệ cho phù hợp với thông lệ chung của quốc tế. Qua đó tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng và thông thoáng cho mọi thành phần kinh tế. Điều các doanh nghiệp lo ngại nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO phải xóa bỏ bảo hộ và họ sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh hơn từ bên ngoài. Nhưng cạnh tranh sẽ sàng lọc những doanh nghiệp kém hiệu quả, hiện đang là gánh nặng cho nền kinh tế và buộc các doanh nghiệp khác phải tự hoàn thiện mình để vươn lên. Đồng thời, nó còn tạo cơ hội cho doanh nghiệp và người tiêu dùng sử dụng hàng hóa, dịch vụ với giá rẻ, qua đó kích thích nhu cầu tiêu thụ trong nước, làm cho kinh tế phát triển. Đánh thuế nhập khẩu cao để bảo hộ cũng là một cách gián tiếp đánh thuế vào xuất khẩu, làm cho năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam bị giảm. Hơn nữa, ngay cả chính trong thị tương nội địa, các mặt hàng sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam cũng phải chịu những thách thức cạnh tranh với hàng hoá nước ngoài ồ ạt tràn vào. Bên cạnh đó còn là một loạt rào cản về các chính sách, cam kết và các lộ trình thực hiện khắt khe hơn rất nhiều. Tuy nhiên, con đường tham gia vào sân chơi chung toàn cầu là tất yếu khách quan , không thể không bước tới. Việc chỉ rõ những cơ hội và thách thức, đồng thời xem xét chúng trong mối mâu thuẫn biện chứng để thấy được sự thống nhất và đấu tranh giữa hai mặt đối lập, không những giúp sinh viên có cái nhìn sâu sắc hơn mà còn thể hiện sự quan tâm của mình đối với những bước phát triển của đất nước. Do đó em xin chọn đề tài “ Mâu thuẫn biện chứng với việc tìm hiểu cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO”. Chương I: Tiền đề lý luận Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập ( Quy luật mâu thuẫn ) I- Một số khái niệm: 1. Mặt đối lập: Tất cả các sự vật , hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau. Những mặt trái ngược nhau đó được phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập. Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, thuộc tính, tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau. Sự tồn tại những mặt đối lập này là khách quan và phổ biến trong tất cả các sự vật. 2. Mâu thuẫn biện chứng : Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại khách quan và phổ biến trong tự nhiên , xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận thức. 3. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập: - Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề. - Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú đa dạng, tuỳ thuộc vào tính chất, vào mối quan hệ qua lại giữa những mặt đối lập và tuỳ điều kiện cụ thể diễn ra cuộc đấu tranh giữa chúng. II- Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển: Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. Trong đó, sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh giữa các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Lúc đâu mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau ngày càng phát triển và đi đến đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới, sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế. Tuy nhiên, nếu không có thống nhất giữa các mặt đối lập thì cũng không có đấu tranh giữa chúng. Thông nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Do đó, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. III- Phân loại mâu thuẫn : - Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, người ta phân biệt các mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và bên ngoài. Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật. Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra trong mối quan hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác. Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật. Tuy nhiên, mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài không ngừng tác động qua lại lẫn nhau. Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản. Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại các sự vật. Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi căn bản về chất. Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào dó của sự vật, nó không quy định bản chất của sự vật. Mâu thuẫn đó nẩy sinh hay được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất. - Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và thứ yếu. Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật, nó chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó. Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của sự vật, nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối. - Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, người ta chia mâu thuẫn thành mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng. Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời. Mọi sự vật đều chứa đựng những mặt có khuynh hướng biến đổi ngược chiều nhau gọi là những mặt đối lập. Mối liên hệ của hai mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn. Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau và chuyển hoá lẫn nhau làm mâu thuẫn được giải quyết, sự vật biến đổi và phát triển, cái mới ra đời thay thế cái cũ. IV- ý nghĩa phương pháp luận: Quy luËt thèng nhÊt vµ ®Êu tranh cña c¸c mÆt ®èi lËp (hay quy luËt m©u thuÉn) lµ quy luËt c¬ b¶n nhÊt cña phÐp biÖn chøng. §ã lµ h¹t nh©n cña phÐp biÖn chøng, v× vËy viÖc nghiªn cøu quy luËt nµy cã ý nghÜa hÕt søc to lín trong viÖc nhËn thøc vµ trong ho¹t ®éng cña con ng­êi. Do m©u thuÉn lµ nguån gèc cña vËn ®éng vµ biÕn ®æi nªn muèn nhËn thøc ®­îc b¶n chÊt cña sù vËt, tr­íc hÕt ph¶i nhËn thøc ®­îc m©u thuÉn cña nã. Qu¸ tr×nh nh¹n thøc m©u thuÉn còng lµ qu¸ tr×nh ph©n tÝch m©u thuÉn. Ph©n tÝch m©u thuÉn lµ x¸c ®Þnh râ lo¹i cña m©u thuÉn, tr×nh ®é ph¸t triÓn cña m©u thuÉn ®Ó tõ ®ã t×m ra ph­¬ng ph¸p gi¶i quyÕt thÝch hîp. ChØ khi ph©n tÝch râ ®­îc m©u thuÉn míi cã thÓ ®Þnh ra ®­êng lèi chiÕn l­îc hoÆc s¸ch l­îc ®óng ®¾n. NhËn ®Þnh kh«ng ®óng vÒ m©u thuÉn sÏ dÉn ®Õn nh÷ng quyÕt s¸ch sai lÇm. M©u thuÉn lµ kh¸ch quan, ®iÒu kiÖn cô thÓ ®Ó gi¶i quyÕt m©u thuÉn còng lµ kh¸ch quan. V× vËy, viÖc gi¶i quyÕt m©u thuÉn ph¶i tuú thuéc vµo nh÷ng ®iÒu kiÖn, hoµn c¶nh cô thÓ, ph¶i tr¸nh t­ t­ëng n«n nãng, ¸p ®Æt khi gi¶i quyÕt m©u thuÉn. ChØ khi nµo cã ®ñ c¸c ®iÒu kiÖn chÝn muåi, m©u thuÉn míi cã thÓ ®­îc gi¶i quyÕt. Chương II: Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO I) Vài nét về WTO: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ra đời ngày 1/1/1995. Tiền thân của WTO là Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT), thành lập 1947. Trong gần 50 năm hoạt động, GATT là công cụ chính của các nước công nghiệp phát triển nhằm điều tiết thương mại hàng hóa của thế giới… WTO là kết quả của Vòng đàm phán Uruguay kéo dài 8 năm (1987 – 1994), để tiếp tục thể chế hóa và thiết lập trật tự mới trong hệ thống thương mại đa phương của thế giới cho phù hợp với nhứng thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các quốc gia. Về cơ bản, WTO là sự kế thừa và phát triển của GATT. Sự ra đời của WTO giúp tạo ra cơ chế pháp lý điều chỉnh thương mại thế giới trong các lĩnh vực mới là dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ, đồng thời đưa vào khuôn khổ thương mại đa phương hai lĩnh vực dệt may và nông nghiệp. 1. Chức năng chính của WTO: Là diễn đàn thương lượng về mậu dịch theo hướng tự do hoá thương mại thông qua việc loại bỏ các rào cản trong thương mại; Đưa ra các nguyên tắc và cơ sở pháp lý cho thương mại quốc tế do các nước thành viên thương lượng và ký kết với mục đích đảm bảo thuận lợi hóa thương mại giữa các thành viên WTO; Giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên; Giám sát việc thực hiện các Hiệp định trong khuôn khổ WTO. 2. Các nguyên tắc chính của WTO: - Không phân biệt đối xử - Thúc đẩy thương mại tự do hơn (thông qua thương lượng loại bỏ các hàng rào cản thuế quan và phi thuế quan); - Đảm bảo tính ổn định/tiên đoán được bằng các cam kết minh bạch hoá - Thúc đẩy cạnh tranh công bằng - Khuyến khích cải cách và phát triển kinh tế: II) Mâu thuẫn trong cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO: 1. Nhìn nhận khái quát: Việc Việt Nam gia nhập WTO là một hiện tượng, một vấn đề thống nhất tồn tại bên trong những mâu thuẫn biện chứng. Gia nhập WTO đem lại cả cơ hội lẫn thách thức, đòi hỏi Việt Nam phải sớm triển khai những bước chuẩn bị cần thiết để đảm bảo tối ưu hoá những thuận lợi và giảm thiểu những nguy cơ của việc tham gia vào một nền kinh tế thế giới ngày càng được tự do hoá nhiều hơn. Gia nhập WTO sẽ mang đến cho Việt Nam những nguồn lực mới và cơ hội mới để mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá các mối kinh tế-thương mại, tăng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài... giúp Việt Nam tham gia vào việc xây dựng một hệ thống thương mại đa biên bình đẳng, không phân biệt đối xử và cùng có lợi. Tạo môi trường thông thoáng minh bạch, tuân thủ các nguyên tắc quốc tế. Nhưng liệu việc mở rộng thị trường đồng nghĩa với việc mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt tràn vào ồ ạt mang lại cơ hội thực sự hay không? Bởi mở cửa thị trường đồng nghĩa với sự cạnh tranh gay gắt ở cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Những người sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ của nước ta kể cả trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp đều phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt với hàng hóa và dịch vụ của các thành viên WTO không chỉ ở thị trường thế giới mà ở cả thị trường trong nước. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta hiện nay nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng còn nhiều yếu kém. Những yếu tố chủ yếu quyết định năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp như: năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, trình độ khoa học công nghệ, năng lực quản lý, tổ chức thị trường và tiếp thị v.v... còn hạn chế. Lợi thế cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa trên nguồn lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên sẵn có, song những lợi thế này đang có xu hướng giảm nhanh. Vì vậy, sự đương đầu với các doanh nghiệp lớn của các thành viên WTO phát triển có sức cạnh tranh mạnh là thách thức lớn nhất với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó quy mô doanh nghiệp của nước ta nhỏ bé, công nghệ phần lớn còn lạc hậu so với trình độ trung bình của thế giới, năng suất lao động thấp, sản phẩm làm ra có giá thành cao; nhất là thiếu những sản phẩm mang tính độc đáo, hoặc tính duy nhất trên thị trường... - Việt nam sẽ có cơ hội thực sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới, được hưởng đối xử bình đẳng và các ưu đãi thương mại cho một nước đang phát triển ở trình độ thấp. Cơ hội xuất khẩu bình đẳng sẽ kéo theo những ảnh hưởng tích cực tới các ngành kinh tế trong nước, mở rộng sản xuất và tạo ra nhiều việc làm. Tuy vậy, khi gia nhập WTO, tập đoàn các doanh nghiệp Việt Nam cũng như từng doanh nghiệp riêng lẻ phải đối mặt với chính sách tự do hóa thương mại đang có xu hướng phát triển mạnh trên thế giới. Tổ chức WTO chỉ cho phép các thành viên bảo hộ sản xuất trong nước bằng thuế quan với mức bình quân ngày càng giảm, thấp hơn nhiều so với mức chúng ta đang thực hiện. Kinh nghiệm của 12 thành viên mới gia nhập WTO cho thấy họ phải cam kết đối với 100% số dòng thuế công nghiệp với mức thuế trung bình thấp từ 0-5% và không áp dụng các biện pháp phụ thu đối với hàng nhập khẩu. Các thành viên gia nhập WTO sau thường phải cam kết thuế suất ở mức thấp hơn các thành viên gia nhập trước. Như vậy, khả năng bảo hộ của Nhà nước để các doanh nghiệp Việt Nam đủ sức đối phó hiệu quả với sức ép cạnh tranh sẽ rất hạn chế và ngày càng bị thu hẹp. Ðiều đó cho thấy các doanh nghiệp của nước ta buộc phải chấp nhận một cuộc chơi không cân sức và phải nỗ lực cao nhất để không chỉ không bị biến thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của các thành viên WTO, mà còn phải cung cấp ngày càng nhiều hàng hóa, dịch vụ của mình cho thế giới, chỉ có như vậy chúng ta mới có thể thắng cuộc trong cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế. Ngoài ra , gia nhập WTO ngoài việc giảm tỷ lệ thuế đáng kể, chúng ta phải dỡ bỏ các hàng rào phi thuế như: hạn ngạch giấy phép, thủ tục hải quan, trợ cấp v.v... trong một thời gian nhất định. Thực hiện giảm tỷ lệ thuế, dỡ bỏ hàng rào phi thuế, bỏ phụ thu nhập khẩu, làm cho một số loại sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp như thép, giấy, hóa chất, phân bón, sợi dệt, một số loại sản phẩm cơ khí và sản phẩm nông sản... sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt nhất từ phía hàng nhập khẩu. - Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và đàm phán gia nhập WTO nói riêng đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu tổng thu nhập quốc dân. Cơ cấu kinh tế ngành và vùng đã có sự chuyển biến theo định hướng về lợi thế năng lực cạnh tranh khu vực và quốc tế, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp và khu chế xuất tập trung để hạ thấp giá thành và tạo điều kiện áp dụng khoa học công nghệ hiện đại hơn trong sản xuất và đầu tư. - Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế thị trường, cải cách hành chính và cải cách doanh nghiệp nhà nước. Nhiều kết quả đáng khích lệ đã đạt được...Việc ký kết một số điều ước quốc tế quan trọng đã tạo ra một hành lang pháp lý cơ bản cho việc thực hiện công cuộc đổi mới hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy kinh tế phát triển và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam tiếp tục khẳng định là một quốc gia ổn định về mặt chính trị và kinh tế, cùng thực hiện các chuẩn mực điều tiết kinh tế chung với cộng đồng quốc tế. Đây là yếu tố không thể thiếu để tạo dựng niềm tin của các nhà đầu tư, thương nhân nước ngoài tham gia các hoạt động hợp tác kinh tế với Việt Nam. - Là một nước đang phát triển còn ở trình độ thấp, việc gia nhập WTO đương nhiên các doanh nghiệp nước ta phải chấp nhận những thách thức lớn và phải vượt qua để tiến lên. Các doanh nghiệp cần thấy rằng, thời cơ là những điều kiện có lợi cho mình để phát triển. Song, thời cơ không tự nó đưa đến kết quả tốt đẹp cho doanh nghiệp mà nó tùy thuộc vào việc doanh nghiệp đưa ra các kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh đúng, kịp thời hấp dẫn với người tiêu dùng. Ðối với thách thức cũng vậy, sức ép kìm hãm của nó đến đâu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp còn tùy thuộc vào khả năng và giải pháp chống đỡ, khắc phục của từng doanh nghiệp. Vì vậy, để tận dụng tốt thời cơ và vượt qua những thách thức, các doanh nghiệp cần thường xuyên nắm bắt nhu cầu thị trường, nắm bắt thời cơ, hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ cạnh tranh với mình để đưa ra được những kế hoạch kinh doanh và giải pháp khắc phục thách thức một cách kịp thời và có hiệu quả nhất. Nói tóm lại, cơ hội và khó khăn thách thức là hai mặt có những đặc điểm, khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau. Chúng là các mặt đối lập. Cơ hội và thách thức cùng đồng thời tồn tại khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng cùng tạo ra tiền đề và điều kiện cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Cả hai mặt này có sự liên hệ với nhau, sự tồn tại của của cơ hội tạo nên sự tồn tại của thách thức và ngược lại, thách thức được giải quyết sẽ thúc đẩy sự phát triển của cơ hội, ngược lại nếu thách thức không được giải quyết sẽ kìm hãm cơ hội. Nói cách khác, nếu biết tận dụng cơ hội, sẽ làm giảm thiểu các thách thức. Hai mặt đối lập này, cơ hội và thách thức tác động qua lại lẫn nhau, vừa thống nhất lại vừa bài trừ, phủ định lẫn nhau. Cả cơ hội và thách thức ban đầu có sự khác nhau căn bản, một bên là những thuận lợi và mục tiêu chúng ta sẽ nhận được khi gia nhập WTO, còn một bên là những khó khăn chúng ta phải vượt qua và giải quyết. Trong quá trình phát triển, cơ hội và thách thức trở nên đối lập xung đột gay gắt với nhau. Chúng ta mở cửa thị trường đồng nghĩa với việc hàng hoá dịch vụ từ các quốc gia khác ồ ạt tràn vào nước ta, vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng lên nhanh chóng, các doanh nghiệp ngoại quốc tìm thấy ở Việt Nam một thị trường giàu tiềm năng và đầy hứa hẹn, chúng ta sẽ có cơ hội sử dụng và tiêu dùng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng quốc tế với giá cả phù hợp. Đây cũng là một thời cơ để các mặt hàng dịch vụ của chúng ta được cạnh tranh công bằng trong môi trường quốc tế. Tuy nhiên thách thức lớn nhất dặt ra đó là trong thời kỳ hội nhập, một nền kinh tế còn chậm phát triển, một nền sản xuất còn có phần lạc hậu như Việt Nam cần phải có thời gian và sự chuẩn bị đầy đủ kỹ lưỡng để có thể sẵn sàng cạnh tranh với các đối thủ quốc tế. Thậm chí trong thời gian đầu hội nhập chúng ta buộc phải chấp nhận những thất bại trong cạnh tranh, để từ đó rút ra những bài học cho chính mình. Tuy nhiên hai mặt đối lập này sẽ có sự chuyển hoá lần nhau, thách thức sẽ dần được khắc phục bằng các hành động, các chính sách của Nhà nước, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cơ hội tăng thêm, từ đó cơ hội mới sẽ tạo ra thách thức mới, mâu thuẫn mới. 2. Nhìn nhận cụ thể vào một số ngành: 2.1. Ngành dệt may: Dệt may là ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong nhiều năm qua. Trong nhiều năm qua, ngành dệt may đã có những bước tăng trưởng nhanh chóng, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế đất nước. Từ năm 2000 đến nay, ngành dệt may Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, thu hút gần 2 triệu lao động, đóng góp 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Năm 2006, ngành dệt may Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận: Phát triển thị trường nội địa tăng trưởng 15%, doanh số bán lẻ ước đạt 2.05 tỉ USD; Xuất khẩu đạt 5.92 tỉ USD (tăng 24%); Giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt may tăng trưởng 16%. Ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức được đối xử bình đẳng như các thành viên khác của Tổ chức Thương mại thế giới WTO . Từ 2005, ngành dệt may Việt Nam đã được EU và Canada xoá bỏ chế độ hạn ngạch khi xuất khẩu vào những thị trường này, nhưng vẫn bị bó buộc bởi cơ chế hạn ngạch khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Khi chính thức trở thành thành viên WTO, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước tiến mới. 2.1.1. Mâu thuẫn trong xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Các doanh nghiệp dệt may có thể xuất khẩu theo khả năng  mà không lo về hạn ngạch tại bất kỳ thị trường nào. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện thâm nhập mạnh hơn vào thị trường nước ngoài, tăng thêm kim ngạch xuất khẩu. Khi đã là thành viên WTO , thuế nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam vào các nước WTO sẽ được tính lại một cách bình đẳng và tạo điều kiện xuất khẩu tốt hơn. Chẳng hạn tại thị trường Melcosur, mức thuế nhập khẩu trước đây cao hơn các nước khác trên thế giới nay đã được điều chỉnh ngang bằng với những nước này, tạo điều kiện cho Việt Nam thâm nhập thị trường khối Nam Mỹ đó - với trên 500 triệu dân – tốt hơn. Mặc dù, hàng dệt may Việt Nam không còn phải chịu hạn ngạch khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, thị trường chiếm tới 50% hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam, nhưng để Quốc hội Mỹ chấp thuận thông qua Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn,( PNTR), Chính phủ Mỹ cam kết sẽ áp dụng chế độ theo dõi đặc biệt đối với ngành dệt may Việt Nam và dưới áp lực của các nhà sản xuất dệt Hoa Kỳ, Bộ Thương Mại nước này đã đưa ra một rào cản mới, đó là việc xây dựng cơ chế giám sát chống bán phá giá hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Điều này đã gây tâm lý lo ngại không chỉ cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mà cả các nhà nhập khẩu và bán lẻ Hoa Kỳ. Khi áp dụng biện pháp này, thì tất cả các nhà nhập khẩu của Mỹ công bố rằng đây là “ một quả bom nổ chậm”, bởi việc làm ăn của họ sẽ gặp phải nhiều rủi ro, nhất là khi nhập khẩu mà không lường trước được khi nào sẽ bị tăng thuế. Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam, thì một khi gặp khó khăn trong làm ăn với các DN Việt Nam, các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ tính đến việc lựa chọn đối tác khác. Thực tế này đang diễn ra. Đây là một thiệt thòi rất lớn. Theo chiều hướng hiện nay, năm 2007, tuy đã là thành viên của WTO, và trước mắt ngành dệt may chưa lâm ngay vào thế khó khăn, nhưng được dự báo sẽ khó có bước phát triển. Theo dự báo trước đây, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may sẽ tăng 15-20%/ năm, nhưng nếu Mỹ áp dụng chế độ theo dõi đặc biệt đối với dệt may Việt Nam và áp dụng chống bán phá giá thì mức tăng chỉ còn khoảng 5-7%/ năm. Như vậy, trước mắt sẽ có nhiều khó khăn. Việt Nam chỉ có khả năng xuất khẩu hàng may mặc vào Mỹ, nhưng các DN Việt Nam chủ yếu chỉ làm gia công. Công nghiệp phụ trợ của ngành dệt may Việt Nam hiện quá yếu. Ngành dệt may hiện phải nhập khẩu hầu hết nguyên phụ liệu cho sản xuất: xơ sợi, phụ liệu may xấp xỉ 50%; vải 70%; bông 90%, sợi tổng hợp, hoá chất, thuốc nhuộm, máy móc gần như 100% với chi phí không nhỏ. Nếu tình trạng này không cải thiện, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ bị giảm khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu mà e rằng, ngay trên "sân nhà" cũng không đủ sức đối chọi với hàng dệt may ngoại vào Việt Nam sau WTO. 2.1.2. Mâu thuẫn trong thị trường nội địa: Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ có thêm cơ hội thu hút dòng đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài, đặc biệt là vào ngành dệt may. Nhờ đó, ngành dệt may có điều kiện phát triển nguồn nguyên liệu bông, xơ sợi tổng hợp, hoá chất thuốc nhuộm,… để nâng cao tỉ lệ nội địa hoá (theo kế hoạch sẽ đạt đến 50% vào 2010). Việt Nam còn có cơ hội thu hút dòng đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực hạ tầng như đường xá, giao thông, hạ tầng viễn thông, ngân hàng… tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế cũng như ngành dệt may phát triển hơn nữa. Nhờ có dòng đầu tư nước ngoài mà nguồn nhân lực cũng sẽ được cải thiện. Các doanh nghiệp Dệt may có điều kiện tiếp cận và đào tạo mạnh hơn lực lượng chuyên gia về công nghệ, thị trường, tài chính từ nước ngoài. Song đồng thời Ngành dệt may lại phải đối mặt với hiện tượng biến động lao động. Các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh trong việc thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, theo cam kết song phương với Hoa Kỳ thì các biện pháp hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho ngành dệt may đã bị bãi bỏ từ ngày 30/5/2006. Có thể nói hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đang bị Chính phủ đối xử bất bình đẳng  hơn so với các ngành công nghiệp khác trong các chính sách hổ trợ phát triển. Khoản ưu đãi lớn nhất cho ngành dệt may là được phép vay vốn từ Quỹ tín dụng ưu đãi của Chính phủ để thực hiện các dự án đầu tư, được hỗ trợ chi phí xúc tiến thương mại, được xem xét cấp bổ sung vốn lưu động cho một số doanh nghiệp Nhà nước theo Luật Doanh nghiệp. Tuy kinh phí không nhiều (mỗi năm, ngành dệt may chỉ được trợ cấp tín dụng chưa đầy 5 triệu USD và được cấp bổ sung vốn lưu động bình quân 1 triệu USD, chỉ đáp ứng 3,8% nhu cầu của doanh nghiệp) nhưng nếu không có khoản trợ cấp này, tốc độ tăng trưởng của ngành chắc chắn sẽ chậm lại. Điều này đã đặt các doanh nghiệp dệt may, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước, đứng trước giai đoạn "phải sống dù không có mẹ”. Tóm lại, gia nhập WTO, ngành dệt may phải đối mặt với 2 chiều thuận, nghịch. Một mặt, doanh nghiệp được lợi lớn nhất từ thị trường xuất khẩu nhưng mặt khác cũng phải chia sẻ thị trường trong nước cho các đối  thủ nước ngoài. Cả 2 mặt thuận nghịch này, cơ hội lẫn thách thức, tồn tại song song và tạo ra những tác động qua lại lẫn nhau. Nếu không có những động thái tích cực để khắc phục những thách thức trước mắt, ta sẽ không thể đón nhận các cơ hội và thậm chí còn gây hại cho các doanh nghiệp dệt may trong nước khi mà những khó khăn còn chồng chất, và nguy cơ thất bại, thậm chí là sụp đổ và phá sản đang hiện hữu trước mắt. Ngược lại nếu vượt qua được những trở ngại này, thì ngành dệt may của nước ta sẽ mang lại một nguồn lợi nhuận lớn cho nền kinh tế quốc dân. Vậy, để không bị đuối giữa biển lớn, doanh nghiệp dệt may Việt Nam ngay lúc này phải tăng tốc một chiến lược cạnh tranh cụ thể với 3 yếu tố: thương hiệu, thị phần và nguồn lực. 2.2. Ngành Bưu chính viễn thông: Cánh cửa vào WTO đang mở ra đối với Việt Nam. Và, cũng như nhiều lĩnh vực khác, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đang ở trong tư thế chuẩn bị đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp nước ngoài. Với những doanh nghiệp kinh doanh viễn thông di động, sức ép đó càng lớn hơn, bởi đây được xem là thị trường sẽ phải mở cửa sớm nhất và cũng là một trong vài lĩnh vực có tính toàn cầu hóa lớn nhất hiện nay. Trong những năm qua, thị trường viễn thông di động Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng 60%-70%/năm và được coi là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư. Xếp về mức độ tăng trưởng cao trên thế giới về viễn thông di động, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc. Hiện nay, tổng số thuê bao di động trên cả nước đạt hơn 12 triệu thuê bao - trong khi dân số Việt Nam là xấp xỉ 84 triệu. Tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thu hồi vốn lớn... là những yếu tố khiến lĩnh vực thông tin di động của Việt Nam thu hút sự chú ý của không ít nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khi nước ta gia nhập WTO. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ mạng di động hàng đầu thế giới trong thời gian qua ráo riết tiếp xúc và tìm cách tạo dựng tên tuổi của mình ở Việt Nam. Sự phát triển hiện nay trên thế giới có hai nét đặc trưng, đó là sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông (lCT) và quá trình toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với việc đảm bảo công bằng cho mọi người dân được tiếp cận và hưởng thụ các thành quả của công nghệ thông tin và truyền thông và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Thực tế cho thấy, sự chênh lệch phát triển hay còn được gọi là “khoảng cách số” trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay không những không được giải quyết mà còn ngày càng gia tăng giữa các nước phát triển và đang phát triển, giữa các vùng miền trong bản thân một quốc gia. Trong bối cảnh chung đó, việc gia nhập WTO cũng có những ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đến sự phát triển của ngành viễn thông Việt Nam. Một chính sách và lộ trình hội nhập hợp lý là tiền đề vô cùng quan trọng để tận dụng được những lợi thế, giảm thiểu được những tác động tiêu cực của quá trình này và tạo điều kiện cho hội nhập viễn thông gắn liền với việc phát triển bền vững. 2.2.1. Mâu thuẫn trong quá trình hợp tác, đầu tư và cạnh tranh: Việc Việt Nam gia nhập WTO tạo cơ hội để tiến hành đổi mới thu hút vốn nước ngoài, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia lCT và qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế quốc dân. Tuy coi trọng phát huy nội lực, chúng ta vẫn cần quan tâm thích đáng đến đầu tư nước ngoài. Cũng như các cơ sở hạ tầng kinh tế quốc dân khác, cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia đòi hỏi vốn đầu tư lớn và có thời gian thu hồi vốn dài. Việc phát triển nhanh mạnh cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia sẽ giúp chúng ta nhanh chóng nâng cao hiệu quả của cả nền kinh tế, sức cạnh tranh quốc gia, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước phát triển. Đông thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, chuyển giao công nghệ hiện đại đáp ứng sự thay đổi rất nhanh của công nghệ cũng như môi trường kinh doanh viễn thông. Tạo động lực đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng nâng cao sức cạnh tranh. Trên thị trường viễn thông hiện nay ở Việt Nam đã có sự cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên mức độ cạnh tranh còn thấp do hầu hết các doanh nghiệp hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc gia nhập WTO chắc chắn sẽ làm cho cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn với sự tham gia của các tập đoàn, công ty lớn nước ngoài. Đây cũng là nguồn động lực mới để các doanh nghiệp trong nước tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh nhằm đứng vững và phát triển. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế và tiếp thị hình ảnh của Việt Nam. Tuy nhiên, trong khi cơ hội mở ra, thì nhìn nhận vào thực tế là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông trong nước còn yếu. Điều này thể hiện rất rõ qua yếu tố về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh, trình độ đội ngũ cán bộ và qua năng suất lao động thấp. Quan tâm đến thị trường viễn thông Việt Nam là các nước công nghiệp phát triển có nhiều tiềm lực và kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế cùn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35974.doc
Tài liệu liên quan