A. Lời nói đầu
Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Trong hoạt động kinh tế, mặt trận cũng mang tỉnh phổ biến, chẳng hạn như cung - cầu, tích luỹ và tiêu dùng, tỉnh kế hoạch hoá của từng xí nghịêp, từng Công ty và tính tự phát vô Chỉnh phủ của nền sản xuất hàng hoá ... Mâu thuẫn tồn tạn khi sự vật xuất hiện đến khi sự vật kết thúc. Trong mỗi một sự vật mâu thuẫn hình thành không phải chỉ là một mà là nhiều mâu thuẫn, và sự vật trong cùng mọ
35 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t lúc có nhiều mặt đối lập thì mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành...
Trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã dành được nhiều thắng lợi bước đầu mang tyình Quyết định, quan trọng trong việc chuyển nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những chuyển biến đó đã đạt được nhiều thàh công to lớn nhưng trong những thành công đó luôn luôn tồn tại những mâu thuẫn làm kìm hãm sự phát triển của công cuộc đổi mới. Đòi hỏi phải được giải quyết và nếu được giải quyết sẽ thúc đẩy cho sự phát triển của nền kinh tế.
Với mong muốn tìm hiểu thêm những vẫn đề của nền kinh tế quan điểm lý luận cũng như những vướng mắc trong giải pháp, qui trình xử lý các vấn đề chính trị - xã hội có liên quan đến quá trình tiến hành cải cách trong việc chuyển nền kinh tế tôi chọn " Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam " làm đề tài cho tiểu luận môn Triết học Mác - Lê Nin.
B Nội dung
I. Lý luận chung Qui luật mâu thuẫn
1. Vai trò của qui luật
Mỗi một sự vật, hiện tượng tồn tại đều là một thể thống nhất được tạo tnàh với các mặt các khuynh hướng các thuộc tính phát triển ngược chiều nhau, đối lập nhau chúng tạo thành các mâu thuẫn tồn tại trong sự vật hiện tượng.
Mâu thuẫn là một hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Trong hoạt động kinh tế hiện tượng đó cũng mang tính phổ biến chẳng hạn như mâu thuẫn giữa cung - cầu, tích luỹ và tiêu dùng, tính kế hoạch hoá cảu từng xí nghiệp, công ty với tính tự phát vô Chính phủ của nền sản xuất hàng hoá.
Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự xuất hiện cho đến khi sự vật kết thúc tồn tại của mình. trong mỗi sự vật mâu thuẫn hình thành không chỉ có một mà có nhiều mâu thuẫn và sự vật trong cùng mọt lúc có nhiều mặt đối lập mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành.
Những người theo chủ nghĩa duy tâm tìm nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển ở lý trí, ở ý muốn của con người của cá nhân kiệt xuất hay ở các lực lượng siêu nhân.
Do phủ nhận sự tồn tại khách quan của các mâu thuẫn trong sự vật và hiện tượng, những người theo quan điểm siêu hình tìm nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển ở sự tác động từ bên ngoài đối với sự vật. Rốt cuộc họ đã phải nhờ đến "cái huých đầu tiên như Niutơn hay cầu viện tới Thượng đế như Arixtốt. Như vậy bằng cách này hay cách khác, quan điểm siêu hình về nguồn gốc vận động và phát triển sớm hay muộn sẽ dẫn tới chủ nghĩa duy tâm.
Dựa trên những thành tựu khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật biện chứng tìm thấy nguồn gốc của vận động và phát triển ở mâu thuẫn, ở sự đấu tranh giữa các khuynh hướng, các mặt đối lập tồn tại trong các sự vật và hiện tượng.
Dưới hình thức chung nhất, tư tưởng xem mâu thuẫn là nguồn gốc của vận động và phát triển đó được Hêraclít nói tới và được Hêghen phát triển lên trong sự vận dụng vào nhận thức. Hêghen viết " mâu thuẫn thực tế là cái thúc đẩy thế giới". Hơn nữa ông còn xem " mâu thuẫn là cội nguồn của tất cả vận động và sự sống".
C.Mác - Ph. Ăngghen và V.I Lê Nin đã luận chứng và phát triển hơn nữa những luận điểm đó trên cơ sở biện chứng duy vật. C.Mác viết " Cái cấu thành bản chất của sự vận động biện chứng, chính là sự cùng nhau tồn tại của hai mặt mâu thuẫn. Sự đấu tranh giữa hai mặt ấy và sự dung hợp của hai mặt ấy thành một phạm trù mới ". Nhấn mạnh hơn nữa tư tưởng đó V.I Lê Nin viết sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Để hiểu được kết luận đó, chúng ta lưu ý rằng, theo Ph. Ăngghen nguyên nhân chính và cuối cùng của mọi sự vật là sự tác động lẫn nhau. Chính sự tác động qua lại đó tạo thành nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Mâu thuẫn là sự tác động qua lại, sự đấu tranh của các mặt đối lập qui định một cách tất yếu những thay đổi của các mặt đang tác động qua lại cũng như của sự vật nói chung, nó là nguồn gốc vận động và phát triển, là xung lực của sự sống. Chẳng hạn bất kỳ một sự vật nào cũng chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi có sự tác động qua lại giữa đồng hoá và dị hoá. Sự tiến hoá của các giống loài không thể có được, nếu không có sự tác động qua lại giữa di truyền và biến dị. Tư tưởng và nhận thức của con người không thể phát triển nếu không có sự cọ sát thường xuyên với thực tiễn, không có sự tranh luận để làm rõ đúng sai. Đảng ta nói chung, từng Đảng viên nói riêng không thể ngày càng hoàn thiện bản thân mình, khi không đẩy mạnh phê bình và tự phê bình với tư cách là hình thức đặc biệt của đấu đấu tranh giữa các mặt đối lập trong Đảng, giữa tích cực và tiêu cực, giữa nhận thức - tư tưởng đúng và sai. Cho nên Hội nghị lần thứ VI (lần 2) Ban chấp hành Trung ương khoá VIII của Đảng đã xem việc thực hiện nghiêm túc chế độ phê bình và tự phê bình là một trong 10 nhiệm vụ cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.
Sự vận động và sự phát triển bao giờ cũng là sự thống nhát giữa tính ổn định và tính thay đổi. Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập qui định tính ổn định và tình thay đổi của sự vật. Do vậy, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển.
Mặt khác, không có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không có đấu tranh giữa các mặt đó, do vậy cũng không có mâu thuẫn nói chung. Hơn nữa, sự vận động và sự phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự ổn định là điều kiện cho sự phân hoá, cho sự thay đổi và phát triển.
Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến, nó tồn tại ở trong tất cả các sự vật và hiện tượng, ở mỗi giai đoạn tồn tại và phát triển của sự vật và hiện tượng. Nhưng ở các sự vật hiện tượng khác nhau, ở các giai đoạn phát triển khác nhau của một sự vật, ở mỗi lĩnh vực, mối yếu tố cấu thành một sự vật sẽ có những mâu thuẫn khác nhau.
2. Nội dung của qui luật
2.1 Nội dung của qui luật mâu thuẫn phép biện chứng
Qui luật mâu thuẫn là một trong ba qui luật của phép biện chứng duy vật và là hạt nhân của phép biện chứng. Nội dung của qui luật chỉ ra cho chúng ta thấy nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
Mâu thuẫn và mặt đối lập thường được dùng như những khái niệm đồng nghĩa, Chẳng hạn, người ta có thể nói rằng các sự vật có mâu thuẫn hay các sự vật là sự thống nhất của các mặt đối lập về thực chất là một. Nhưng hiểu cho đúng hơn thì mâu thuẫn là mối quan hệ giữa các mặt đối lập, còn mặt đối lập là mỗi mặt hợp thành của mâu thuẫn. Mỗi mặt đó hợp thành từ nhiều thuộc tính, nhiều khuynh hướng khác nhau. Ví dụ: Hai mặt đối lập trong chu kỳ tuần hoàn máu, trong sự trao đổi chất của thực, động vật với môi trường ... Tuy nhiên không nên nhầm lẫn mặt đối lập nói chung với mâu thuẫn. Trong thực tế không phải mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn, chỉ những mặt đối lập nào liên hệ với nhau thành một chỉnh thể, tác động qua lại với nhau mới thành mâu thuẫn.
Khái niện khác nhau chỉ một trong những hình thức biểu hiện, một giai đoạn phát triển của mâu thuẫn. Ví dụ: Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi trong hàng hoá, chỉ về sau trong điều kiện khác của nền sản xuất hàng hoá, như trong chủ nghĩa Tư bản chẳng hạn, sự khác nhau đó đã biến thành mặt đối lập, thành mâu thuẫn. Tuy nhiên, không chỉ có sự khác nhau biến thành mặt đối lập, thành mâu thuẫn mà còn có cả quá trình những mặt đối lập, mâu thuẫn biến thành sự khác nhau. Ví dụ, sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay trong điều kiện các xã hội phân chia thành giai cấp đã chuyển thành sự khác biệt ( khác nhau ) trong chủ nghĩa xã hội.
Quan điểm siêu hình cho rằng sự vật là một thể thống nhất tuyệt đối, chúng không có mâu thuẫn ben trong. Thực chất của quan điểm này là phủ nhận mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Còn quan điểm của chủ nghĩa duy vật cho rằng vật hiện tượng luôn luôn có mâu thuẫn mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn là hiện tượng khách quan chủ yếu bởi vì vật hiện tượng của thế giới khách quan đều được tạo thành từ nhiều nhân tố, nhiều bộ phận, nhiều quá trình khác nhau. Giữa chúng có mối liên hệ, tác động lẫn nhau trong đó sẽ có những liên hệ trái ngược nhau, gọi là các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn của sự vật. Các mặt đối lập thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau gây nên một biến đổi nhất định, làm cho sự vật vận động phát triển.
Các mặt đối lập và những mặt có xu hướng phát triển trái ngược nhau nhưng chúng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau trong một chủ thể duy nhất là sự vật. Quan hệ đó thể hiện cac mặt vừa thống nhất vừa tiêu diệt nhau. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là sự nương tựa, ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau làm tiền đề tồn tại và phát triển cho nhau, có mặt này mới có mặt kia. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự bài trừ gạt bỏ, phủ định lẫn nhau giữa chúng. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một thể thống nhất, chúng thường xuyên muốn tiêu diệt lẫn nhau. Đó là một tất yếu khách quan không tác rời sự thống nhất giữa chúng.
Quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh là hai mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau. Sự thống nhất giữa các mặt chỉ diễn ra trong những điều kiện nhất định với một thời gian xác định. Bất cứ sự thống nhất nào cũng diễn ra sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho nó luôn luôn có xu hướng chuyển thành cái khác. Còn đấu tranh diễn ra từ khi thể thống nhất xác lập cho đến khi nó bị phá vỡ để chuyển thành mới. Đấu tranh giữa các mặt đối lập diễn ra trải qua nhiều giai đoạn với nhiều hình thức khác, từ khác biệt đến đối lập, từ đối lập đến xung đột, từ xung đột đến mâu thuẫn.
Đến đây nếu có đủ điều kiện thích hợp thì nó diễn ra sự chuyển hoá cuối cùng giữa các mặt đối lập. Cả hai đều có sự thay đổi về chất, cùng phát triển đến một trình độ cao hơn. Từ đó mâu thuẫn được giải quyết sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ và quá trình lại tiếp tục.
Vì thế đấu tranh giữa các mặt đối lập, là nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển.
2.2 Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến
Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong các sự vật hiện tượng, nó không những tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý thức, ý chí con người mà còn qui định có ý thức, ý chí con người.
Mâu thuẫn mang tính chất phổ biến, mâu thuẫn có trong mọi sự vật, hiện tượng của thế giới bao gồm cả tự nhiên, xã hội lẫn tư duy con người. Mâu thuẫn có trong mọi giai đoạn phát triển khác nhau của sự vật và tồn tại giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Mâu thuẫn mang tính đa dạng. Mỗi sự vật, mỗi quá trình của thế giới khách quan tồn tại những mâu thuẫn khác nhau. Mâu thuẫn trong tự nhiên khác mâu thuẫn trong xã hội, khác mâu thuẫn trong tư duy. Bản thân mỗi quá trình khác nhau trong tự nhiên, xã hội, tư duy lại có những mâu thuẫn khác nhau.
Như vậy sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập cho thấy mối liên hệ khách quan cơ bản, tất yếu và phổ biến của các sự vật hiện tượng, nó qui định nguồn gốc, động lực phát triển tất yếu của thế giới vật chất. Đó chính là qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, một trong những qui luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
2.3 Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Trong phép biện chứng duy vật khái niệm mặt đối lập là sự khái quát các thuộc tính, khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau, tồn tại trong cùng một sự vật, hiện tượng và tạo nên sự vật, hiện tượng đó. Do đó cần phải phân biệt rằng bất kỳ hai mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn. Bởi vì trong các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, không phải chỉ tồn tại trong đó hai mặt đối lập. Trong cùng một thời điểm ở mỗi sự vật có thể tồn tại nhiều mặt đối lập. chỉ có những mặt đối lập là tồn tại thống nhất trong cùng một sự vật như một chỉnh thể nhưng có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau, loại trừ, phủ định và chuyển hoá lẫn nhau. Sự chuyển hoá này tạo thành nguồn gốc, động lực đồng thời qui định cái bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật thì hai mặt đối lập như vậy mới gọi là hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Sự thống nhất của các mặt đối lập là " nương tựa" vào nhau, là điều kiện tồn tại của nhau. Nếu thiếu một trong hai mặt đối lập chính tạo thành sự vật thì nhất định không có sự tồn tại của sự vật. Bởi vậy, sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không thể thiếu được cho sự tồn tại của bất kỳ sự vật, hiện tượng nào.
Sự thống nhất này do những đặc điểm của bản thanh sự vật tạo nên.
Ví dụ: Nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp và nền kinh tế thị trường (KTTT) là điều kiện chọ sự tồn tại và phát triển của công cuộc đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam, hai nền kinh tế hoàn toàn khác nhau vì bản chất và những biểu hiện của có nhưng nó lại hết sức quan trọng. Vì có là sự thống nhất tạo nên quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Thiếu sự thống nhất này nền KTTT ở Việt Nam không thể tồn tại với ý nghĩa là chính nó.
Ví dụ: Lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất trong phương thức sản xuất: Khi lực lượng sản xuất phát triển thì cùng với nó quan hệ sản xuất cũng phát triển, hai mặt này chính là điều kiện tiền đề để cho sự phát triển của phương thức sản xuất. Lực lượng sản xuất là yếu tố động luôn luôn vận động theo hướng hoàn thiện, quan hệ sản xuất phải vận động theo để cho kịp với trình độ của lực lượng sản xuất, tạo động lực phát triển lực lượng sản xuất và có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế.
Tuy nhiên khái niệm thống nhất này cũng chỉ tương đối. Bản thân khái niệm đã nói lên tính chất tương đối của nó. Thống nhất của các đối lập trong thống nhất đã bao hàm trong nó sự đối lập.
Tồn tại trong một thể thống nhất, hai mặt đối lập luôn luôn tác động qua lại với nhau, " đấu tranh" với nhau. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa cá mặt đó.
Sự thống nhất của các mặt đối lập trong cùng một sự vật không tác rời sự đấu tranh chuyển hoá giữa chúng. Bởi vì các mặt đối lập cùng tồn tại trong một sự vật hống nhất như một chỉnh thể trọn vẹn nhưng không nằm yêu bên nhau mà điểu chỉnh chuyển hoá lẫn nhau tạo thành động lực phát triển của bản thân sự vật. Sự đấu tranh chuyển hoá bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt trong thế giới khách quan thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau.
Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến với quan hệ sản xuất lạc hậu kìm hãm nó diễn ra gay gắt quyết liệt. Chỉ có thông qua các cuộc cách mạng xã hội bằng nhiều hình thức kể cả bạo lực mới có thể giải quyết được mâu thuẫn một cách căn bản.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập được chia làm nhiều giai đoạn. Thông thường, khi mới xuất hiện mặt đối lập chưa thể hiện rõ sự xung khắc gay gắt người ta gọi đó là giai đoạn khác nhau. Tất nhiên không phải bất kỳ sự khác nhau nào cũng được gọi là mâu thuẫn. Chỉ có những mặt khác nhau, tồn tại trong một sự vật hiện tượng liên kết hữu cơ với nhau, phát triển ngược chiều nhau, tạo thành động lực bên trong của sự phát triển, khi hai mặt ấy mới hình thành bắt đầu của mâu thuẫn. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn phát triển đến giai đoạn xung đột găy gắt, nó biến thành độc lập. Nếu hội đủ các mặt cần thiết hai mặt đối lập sẽ chuyển hoá lẫn nhau. Sự vật cứ mất đi, sự vật mới xuất hiện. Sau khi mâu thuẫn được giải quyết sự thống nhất của hai mặt đối lập cũ được thay thế bằng sự thống nhất của hai mặt đối lập mới, hai mặt đối lập mới lại đấu tranh chuyển hoá tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật mới hơn xuất hiện với trình độ cao hơn. Cứ như thế, đấu tranh giữa các mặt đối lập cho sự vật bién đổi không ngừng từ thấp lên cao. Chính vì vậy Lê Nin khẳng định: " sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập".
Khi bàn về mối quan hệ thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập Lê Nin khẳng định rằng: "Mặc dù thống nhất chỉ là điều kiện để sự vật tồn tại với ý nghĩa nó chính là nhờ có sự thống nhất giữa các mặt đối lập mà chúng ta nhận biết được sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan. Song bản thân của sự thống nhất chỉ tương đối tạm thời. Đấu tranh giữa các mặt đối lập mới là tuyệt đối. Nó diễn ra thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình tồn tại cảu sự vật. Kể cả trong trạng thái sự vật ổn định, cũng như khi chuyển hoá nhảy vọt về chất của các mặt đối lập là có điều kiện thoáng qua, tạm thời tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối.
2.4 Sự chuyển hoá của các mặt đối lập.
Không phải bất kỳ sự đấu tranh nào của các mặt đều dẫn đến sự chuyển hoá giữa chúng. Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một trình độ nhất định hội đủ các điều kiện cần thiết mới chuyến hoá, bài trừ và phủ định lẫn nhau. Trong giới tự nhiên chuyển hoá của các mặt đối lập thường xuyên diễn ra một cách tự phát, còn trong xã hội sự chuyển hoá của các mặt đối lập nhất thiết phải diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con người. Chuyển hoá của các mặt đối lập chính là lúc mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cứ mất đi, sự vật mới ra đời, đó chính là quá trình diễn biến rất phức tạp với nhiều hình thức phong phú.
Do đó không nên hiểu sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập chỉ là sự hoán vị đổi vị trí một cách đơn giản, máy móc. Thông thường thì mâu thuẫn chuyển hoá theo hai phương thức:
Phương thức thứ nhất: Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia nhưng ở trình độ cao hơn, xét về mặt phương diện chất của sự vật.
Ví dụ: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến đấu tranh chuyển hoá lẫn nhau để hình thành quan hệ sản xuất mới là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và lực lượng sản xuất mới cao hơn về trình độ.
Phương thức thứ hai: Có hai mặt chuyển hoá lẫn nhau để hình thành hai mặt đối lập hoàn toàn.
Ví dụ: Nền kinh tế Việt Nam chuyển từ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ những mâu thuẫn trên cho thấy trong thế giới hiện thực, bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong bản thân nó những mặt những thuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau. Sự đấu tranh chuyển hoá của các mặt đối lập trong những điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan phổ biến của thế giới. Mâu thuẫn được giải quyết sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình thành sự vật mới lại nảy sinh các mặt đối lập và mâu thuẫn mới. Các mặt đối lập này đấu tranh chuyển hoá và phủ định lẫn nhau để tạo thành sự vật mới hơn. Cứ như vậy mà các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan thường xuyên biến đổi và phát triển không ngừng. Vì vậy, mâu thuẫn và nguồn gốc, là động lực của mọi quá trình phát triển.
II. Sự cần thiết khách quan phải phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, sự tồn tại của sản xuất hàng hoá là một tất yếu khách quan. Bởi vì, trong nền kinh tế nước ta lực lượng sản xuất xã hội còn rất thấp, đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau, sự phân công lao động xã hội yếu và sự tồn tại nhiều chủ thể sở hữu khác nhau như các thực thể kinh tế độc lập. Trong những điều kiện đó, viẹc trao đổi sản phẩm giữa các chủ thể sản xuất với nhau không thể thực hiện theo nguyên tắc nào khác là nguyên tắc trao đổi ngang giá, tức là thực hiện sự trao đổi hàng hoá thông qua thị trường, sản phẩm phải trở thành hàng hoá.
Về phương diện kinh tế, có thẻ khái quát rằng, lịch sử phát triển của sản xuất và đời sống xã hội của nhân loại đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế thích ứng với trình độ phát triển cảu lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, hai thời kỳ kinh tế khác hẳn nhau về chất. Đó là thời đại kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp, và thời đại kinh tế hàng hoá, mà giai đoạn cao của nó được gọi là kinh tế thị trường.
Kinh tế tự nhiên là kiểu tổ chức kinh tế xã hội đầu tiên của nhân loại. Đó là phương thức sinh hoạt kinh tế ở trình độ thấp ban đầu là sự dụng những tặng vật của tự nhiên và sau đó là được thực hiện thông qua những tác động trực tiếp vào tự nhiên để tạo ra những giá trị sử dụng trong việc duy trì sự sinh tồn của con người. Nó được bó hẹp trong mối quan hệ tuần hoàn kép kín giữa con người và tự nhiên. Kinh tế tự nhiên lấy quan hệ trực tiếp giữa con người và tự nhiên mà tiêu biểu là giữa lao động và đất đai làm nền tảng. Hoạt động kinh tế đó gằn liền với xã hội sinh tồn, với kinh tế nông nghiệp, tự cung tự cấp. Nó đã tồn tại và thống trị trong các xã hội cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tuy không còn giữ địa vị thống trị nhưng vẫn còn tồn tại trong xã hội tư bản cho đến ngày nay. Kinh tế tự nhiên, hiện vật, sinh tồn, tự cung, tự cấp gắn liền với kém phát triển và lạc hậu.
Kinh tế khó khăn bắt đầu bằng kinh tế hàng hoá đơn giản, ra đời từ khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã, dựa trên hai tiền đề cơ bản là có sự phân công lao động xã hội và có sự tách biệt về kinh tế do chế độ chiếm hữu lẫn nhau về tư liệu sản xuất. Chuyển từ kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp sang kinh tế hàng hoá là đánh dấu bước chuyển sang thời đại kinh tế của sự phát triển thời đại văn minh cảu nhân loại. Trong lịch sử phát triển của mình vị thế của kinh tế hàng hoá cũng đang được đổi thay từ chỗ như là kiểu tổ chức kinh tế xã hội không phổ biến không hợp thời trong xã hội chiếm hữu nô lệ củ những người thợ thủ công và nông dân đã đi đến chỗ được thừa nhận trong xã hội phong kiến và đến chủ nghĩa tư bản thì kinh tế hàng hoá giản đơn không những được thừa nhận mà còn phát triển lên giai đoạn cao hơn đó là kinh tế thị trường.
Chỉ đến cuối những năm 80 về cơ bản, trong nền kinh tế nước ta, sản xuất nhỏ vẫn còn là phổ biến, trạng thái kinh tế tự nhiên hiện vật, tự cung, tự cấp còn chiếm ưu thế. Xã hội Việt Nam về cơ bản vẫn dựa trên nền tảng của văn minh nông nghiệp lúa nước, nông dân chiếm đại đa số. Việt Nam vẫn là một nước nghèo nàn lạc hậu và kém phát triển. Phát triển trở thành nhiệm vụ , mục tiêu đối với toàn Đảng toàn dân ta trong bước đường đi tới. Muốn vậy, phải chuyển toàn bộ nền kinh tế quốc dân sang trạng thái của sự phát triển, là phát triển nền kinh tế thị trường cùng với nó là thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
ở nước ta, trong thời kỳ quá độ muốn phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất thì phải xã hội hoá và chuyên môn hoá lao động. Quá trình ấy chỉ có thể diễn ra một cách thuận lợi trong một nền kinh tế hàng hoá sản xuất càng xã hội hoá, chuyên môn hoá thì càng đòi hỏi phát triển sự hợp lại và trao đổi hoạt động trong xã hội càng phải thông qua sự trao đổi hàng hoá giữa các đơn vị sản xuất để đảm bảo những nhu cầu cần thiết của các loại hoạt động sản xuất khác nhau.
Chỉ có đẩy mạnh sản xuất hàng hoá mới làm cho nền kinh tế nước ta phát triển năng động. Kinh tế tự nhiên, do bản thân của nó, chỉ duy trì tái sản xuất giản đơn. Trong cơ chế kinh tế cũ, vì coi thường qui luật giá trị nên các cơ sở kinh tế cũng thiếu sức sống và động lực để phát triển sản xuất. Sử dụng sản xuất hàng hoá là sản xuất qui luật giá trị, qui luật này buộc mỗi người sản xuất tự chịu trách nhiệm về hàng hoá do mình làm ra. Chính vì thế mà nền kinh tế trở nên sống động, Mỗi người sản xuất đâều chịu sức ép buộc phải quan tâm tới sự tiêu thụ trên thị trường, sao cho sản phẩm của mình được xã hội thừa nhận và cũng từ đó họ mới có được thu nhập.
Phát triển sản xuất hàng hoá là sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, xũng có nghĩa là sản phẩm xã hội ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi người. ở nông thôn nước ta, sự phát triển kinh tế hàng hoá và việc tăng tỷ lệ hàng hoá nông sản đã làm cho hàng hoá bán ra của nông dân nhiều lên, thu nhập tăng lên, đồng thời các ngành nghề ở nông thôn cũng ngày một phát triển, tạo ra cho nông dân nhiều việc làm. Đó cũng là điều đã diễn ra ở thành phố đối với những người lao động thành thị.
Phát triển sản xuất hàng hoá có thể đào tạo ngày càng nhiều các bộ quản lý và lao động. Muốn thu được lợi nhuận, họ cần phải vận dụng nhiều biện pháp để quản lý kinh tế, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, hạ giá thành sản phẩm, làm cho sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường, nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế. Qua cuộc cạnh tranh trên thị trường, những nhân tố quản lý kinh tế và lao động thành thạo xuất hiện ngày càng nhiều và đó là một dấu hiệu quan trọng của tiến bộ kinh tế.
Cái được lớn nhất từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường là con người trở lên năng động hơn, thái độ dựa dẫm, ngồi chờ, ỷ lại vào cấp trên và vào Nhà nước đã mất đi đáng kể. Các chính sách kinh tế mới và cơ chế thị trường thực sự đã khơi dậy và nâng cao vai trò chủ động kích thích sự sáng tạo của con người quản lý điều hành làm người trực tiếp sản xuất tính hiệu quả của sản xuất và kinh doanh được quan tâm đặc biệt được coi là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá một ngành sản xuất hoặc kinh doanh nào đó. Nền kinh tế được cởi trói đã làm sáng lại biết bao nhiêu tiềm năng vật chất và trí tuệ, giải phóng được lực lượng sản xuất, đã khơi dậy được các động lực cho chính nó. Như vậy mà đời sống của nhân dân ở nhiều vùng được cải thiện rõ nét và điều quan trọng nhất là đất nước đã ra khỏi khủng hoảng đã có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Cái thời mà nhiệm vụ thường trực số 1 của Chính phủ là lo điều hoà lương thực giữa các vùng các miền để cho dân có gạo ăn ở mức quy định còn người dân muốn mua từ cái kim sợi chỉ, lạng đường mớ rau cũng đều phải chen chúc xếp hàng và theo tem phiếu và xem các mặt hàng làm sao đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại, chen chân vào được và hơn nữa trụ lại được ở thị trường của các nước khác.
Như vậy phát triển sản xuất hàng hoá đối với nước ta là một tất yếu kinh tế, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu thành nền kinh tế hiện đại hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đó là con đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng của đất nước để thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá. Kinh tế hàng hoá không đối lập với các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà trái lại thúc đẩy các nhiệm vụ đó phát triển mạnh mữ hơn.
Thực tiễn những năm đổi mới chỉ ra rằng, việc chuyển sang mô hình kinh tế hàng hoá là hoàn toàn đúng đắn. Nhờ mô hình kinh tế đó chúng ta đã bước đầu khai thác được tiềm năng trong nước đi đôi với thu hút vốn và kỹ thuật nước ngoài, giải phóng được năng lực sản xuất trong xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, góp phần quyết định bảo đảm nhịp độ tăng trưởgn GDP bình quân hàng năm trong những năm 1991 - 1995 là 8,3% vượt mức đề ra ( 5,5% - 6%)
1. Bản chất, đặc điểm của nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Chuyển nền kinh tế từ hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung - hành chính - quan liêu - bao cấp sang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nội dung, bản chất và đặc điểm khái quát nhất đối với nền kinh tế nước ta trong hiẹn tại và tương lai. Đặc biệt, cương lĩnh xây dựng đất nước, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII thông qua vào năm 1991 cũng đã nêu lên 6 đặc trưng bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa và những quan điẻm phương hướng tổng quát và phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên cũng cần phải phân tích sâu thêm bản chất, đặc điểm đã được khái quát nói trên, đã có thể hiểu rõ và thống nhất hơn trong nhận thức và hành động.
2. Nền KTTT định hướng XHCN mà nước ta sẽ xây dựng là nền KTTT hiện đại với tính chất xã hội hiện đại.
Khi nhìn lại những sai lầm trong thời kỳ thực hiẹn "cơ chế tập trung quan liêu bao cấp" tại ở Đại hội lần thứ VI (12/1986) Đảng ta thừa nhận: " chúng ta đã có những thành kiến không đúng, trên thực tế, chưa thật sự thừa nhận những qui luật của sản xuất hàng hoá đang tồn tại khách quan, do đó không vận dụng chúng vào việc chế định các chủ trương chính sách kinh tế" Trong nhận thức cũng như trong hành động chúng ta chưa thật sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại trong một thời gian tương đối dài, chưa nắm vững và vận dụng đúng qui luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ cảu lực lượng sản xuất.
Mặc dù nền kinh tế nước ta đang nằm trong tình trạng lạc hậu và kém phát triển nhưng khi nước ta chuyển sang phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường, thì thế giới đã chuyển sang giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại ( do những khiếm khuyết của kinh tế thị trường tự do ). Bởi vậy chúng ta không thể và không nhất thiết phải trải qua giai đoạn kinh tế hàng hoá giản đơn và giai đoạn kinh tế thị trường tự do, mà đi thẳng vào phát triển kinh tế thị trường hiện đại. Đây là nội dung và yêu cầu của sự phát triển rút ngắn. Mặt khác, thế giới vẫn đang nằm trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, cho nên, sự phát triển kinh tế xã hội nước ta phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cần thiết, khách quan và cũng là nội dung, yêu cầu của sự phát triển rút ngắn. Sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh vừa là mục tiêu, vừa là nội dung, nhiệm vụ của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đảng và Nhà nước khuyến khích mọi người dân trong xã hội làm giàu một cách hợp pháp. Dân có giàu thì nước mới mạnh, nhưng dân giàu phải làm cho nước mạnh, bảo đảm độc lập tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.
3 Nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần với vai trò chỉ đạo của kinh tế Nhà nước.
Trong thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế do lịch sử để lại và còn có lợi ích cho sự phát triển kinh tế chủ nghĩa xã hội. Kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể.
Thực tế ở Việt Nam, thành phần kinh tế tư nhân đã có đóng góp ngày càng tăng vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ đầu thập niên đến nay. Nếu tính toàn bộ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói chung, đóng góp của khu vực này qua các năm như sau (theo giá năm 1989 ) đơn vị: Tỷ đồng.
1990 1991 1992 1993 1994
19856 20755 22201 23623 25224
Cao hơn so với thành phần kinh tế quốc doanh lần lượt là: 10186 tỷ; 10224 tỷ; 10411 tỷ; 10511 tỷ; 10466 tỷ. Tỷ lệ đóng góp vào ngân sách qua thuế công thương nghiệp, dịch vụ của kinh ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29938.doc