Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan, phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Nó bắt nguồn từ những mặt đối lập bên trong chính những sự vật, hiện tượng. Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân, trong sinh vật có đồng hoá và dị hoá…Hoạt động kinh tế vì thế cũng không nằm ngoài quy luật này, nó cũng có những mâu thuẫn phổ biến như cung và cầu, tích luỹ và tiêu dùng, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất…Lênin đã từng viết: “Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lậ

doc34 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p”. Hiểu đơn giản điều đó nghĩa là mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển. Nắm bắt được vấn đề đó Đảng và nhà nước ta đã và đang từng bước giải quyết những mâu thuẫn khi chuyển nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu trung tâm là xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Vẫn biết mâu thuẫn là nguồn gốc, là động lực của sự phát triển, nhưng làm thế nào để phát huy tối đa những lợi thế để nhanh chóng đưa nền kinh tế Việt Nam “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì lại không hề đơn giản. Với mong muốn tìm hiểu nền kinh tế nước nhà giai đoạn hiện nay, em mạnh dạn chọn đề tài: “Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam”. NỘI DUNG CHÍNH I.Cơ sở của đề tài: 1.Quy luật mâu thuẫn trong phép biện chứng duy vật: Quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật và là hạt nhân của phép biện chứng. Nội dung của quy luật chỉ cho chúng ta thấy nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Quan điểm siêu hình cho rằng sự vật là một thể đồng nhất tuyệt đối, chúng không có mâu thuẫn bên trong. Thực chất quan điểm này là phủ nhận mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Còn theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biên chứng sự vật hiện tượng luôn có mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn là hiện tượng khách quan chủ yếu, bởi thế giới khách quan được tạo thành từ nhiều yếu tố, nhiều quá trình khác nhau. Giữa chúng có mối liên hệ, tác động lẫn nhau, trong đó sẽ có những mối liên hệ trái ngược nhau. Và gọi đó là các mặt đối lập. Các mặt đối lập thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau gây nên một biến đổi nhất định, làm cho sự vật vận động và phát triển. Các mặt đối lập là những mặt có xu hướng phát triển trái ngược nhau nhưng chúng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể là sự vật. Quan hệ đó thể hện ở chỗ các mặt vừa thống nhất vừa tiêu diệt nhau. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là sự nương tựa, ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, làm tiền đề để tồn tại và phát triển cho nhau, có mặt này mới có mặt kia. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự bài trừ, gạt bỏ, phủ định lẫn nhau giữa chúng. Các mặt đối lập cùng tồn tại trong một thể thống nhất, chúng thường xuyên muốn tiêu diệt nhau. Đó là tất yếu khách quan không tách rời sự thống nhất giữa chúng. Quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh là hai mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau. Sự thống nhất giữa các mặt chỉ diễn ra trong những điều kiên nhất định. Bất cứ sự thống nhất nào cũng diễn ra với sự đấu tranh làm cho sự vật luôn có xu hướng biến thành cái khác. Còn đấu tranh diễn ra từ khi thể thống nhất xác lập đến khi nó bị phá vỡ để chuyển thành cái mới, với các mức độ khác nhau, từ khác biệt đến đối lập, từ đối lập đến xung đột từ xung đột đến mâu thuẫn, mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm và trong những điều kiện nhất định chúng chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết, sự vật mới hình thành thay thế sự vật cũ…và một mâu thuẫn mới lại bắt đầu nảy sinh. Như vậy có thể nói mâu thuẫn là nguyên nhân bên trong, là động lực của sự phát triển. Xét trong lĩnh vực kinh tế, các mâu thuẫn đều bắt nguồn từ quan hệ sở hữu. Cùng với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất các chế độ sở hữu cũng như các hình thức sở hữu cũng thay đổi. Trong lịch sử phát triển của nhân loại các chế độ sở hữu đã lần lượt thay thế nhau, từ công hữu nguyên thuỷ đến chiếm hữu nô lệ, đến chiếm hữu phong kiến, đến chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, rồi đến công hữu xã hội chủ nghĩa. Lịch sử phát triển của nhân loại cũng cho thấy không một chế độ sở hữu nào là thuần nhất một hình thức sở hữu, mà nó là sự đan xen nhiều loại hình, nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Tuy nhiên, trong đó có một loại hình sở hữu đóng vai trò chi phối, quyết định chế độ sở hữu trong từng giai đoạn lịch sử. Xu thế phát triển của nhân loại không đi đến chỗ đơn nhất hoà mà ngược lại, ngày càng đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Nếu như trong xã hội nguyên thuỷ chỉ có công hữu nguyên thuỷ thì ngày nay, trong các nước đều đan xen nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Xu hướng phát triển đó là tất yếu, phù hợp với quá trình xã hội hoá lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất có tính chất xã hội đòi hỏi quan hệ sản xuất cũng phải có tính chất xã hội. Tính xã hội ở đây thể hiên trong tính đa dạng của nó, chính tính đa dạng đó mới tạo ra sự kết hợp tối ưu các yếu tố của lực lượng sản xuất. Trước đây, nói đến chế độ công hữu là nói đến qua trình biến tư liệu sản xuất thành sở hữu toàn dân và tập thể, và cuối cùnh đi đến một hình thức sở hữu duy nhất là sở hữu toàn dân. Từ đó dẫn đến công hữu hoá ồ ạt, càng nhanh càng tốt. Song thực tiễn đã cho thấy, đó là quan điểm sai lầm “Chế độ công hữu xã hội chủ nghiã không hề gạt bỏ tính đa dạng các loại hình sở hữu mà ngược lại, chúng thống nhất với nhau trong tính đa dạng các loại hình sở hữu, công hữu giữ vai trò chi phối”. Đó là điều cho phép phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đồng thời giữ vững bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa. 2.Cơ sở thực tiễn: 2.1. Đường lối và các chính sách của Đảng: Trong công cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, khu vực kinh tế nhà nước đã có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, phục vụ cho tiền tuyến mà chúng ta không thể phủ nhận. Từ năm 1975, đất nước thống nhất, chúng ta tiếp tục duy trì nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp với những tham vọng là tập trung phát triển công nghiềp nặng, đồng thời phát triển đồng bộ công nghiệp nhẹ và nông nghiệp. Thực trạng bấy giờ đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, của cải đổ hết vào kháng chiến nên tích luỹ chẳng còn là bao, dẫn đến không đảm bảo về vốn. Cơ sở hạ tầng, đường xá bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh dẫn tới không đảm bảo về công nghệ. Khi mà đầu vào chưa có đủ thì chúng ta không thể phát triển kinh tế có hiệu quả được. Chính vì kinh tế phiến diện, nên sa sút, người dân mất lòng tin vào Đảng và Nhà nước. Vì vậy, kẻ từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, chúng ta đã quyết định chuyển nền kinh tế từ tập trung quan liên bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Nước ta tiến lên xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đòi hỏi “Phải trải qua một thời kì quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Và trong thời kì quá độ ấy có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế”. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Đảng ta chủ trương đa dạng hoá các loại hình sở hữu, từ đó hình thành nhiều thành phần kinh tế đa dạng, đan xen, hỗn hợp. Vì thế chúng ta phải thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần đã đề ra ở Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: “Từ các hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức đa dạng, đan xen, hỗn hợp”. Hơn nữa chúng ta cũng nhận thức được rằng, sự phát triển kinh tế nhiều thành phần sẽ khắc phục được tình trạng độc quyền, tạo động lực cho cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển. Đó là động lực giúp cho xã hội phát triển bền vững. 2.2. Mối quan hệ giữu các thành phần kinh tế: Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần tồn tại trong nó những kiểu sản xuất hàng hoá không cùng bản chất, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau. a.Tính thống nhất: Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xác định sự tồn tại lâu dài của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất. Trước kia chúng ta xác định nền kinh tế có 6 thành phần là: kinh tế quốc doanh (kinh tế Nhà nước), kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X năm 2006, do tình hình có nhiều thay đổi, Đảng ta đã thống nhất gộp hai thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân thành một thành phần là kinh tế tư nhân. Như vậy hiện nay nước ta tồn tại 5 thành phần kinh tế là: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy là vậy nhưng các thành phần kinh tế nước ta có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau. Trước tiên, chúng đều là bộ phận cấu thành hệ thống phân công lao động xã hội. Sau đó, chúng đều thống nhất trong mục tiêu: “Giải phóng sức sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân”, hướng tới mục tiêu cuối cùng là đưa đất nước ta trở thành nước có nền công nghiệp phát triển và cao hơn thế là có nền kinh tế phát triển. Thực tiễn về mặt lý luận, băt đầu từ Đại hội VI Đảng ta đã công nhận sự tồn tại và vai trò của các thành phần kinh tế, có các chính sách khuyến khích cho cả các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa cùng phát triển. Ngoài ra, tính thống nhất ấy còn thể hiện ở chỗ cùng một chủ thể có thể tham gia cùng lúc nhiều thành phần kinh tế, cùng một đối tượng có thể có nhiều quan hệ sở hữu, tuy nhiên đều phải đảm bảo nhất quán dưới sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác. Trong cơ chế kinh tế đó, các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ kinh doanh, quan hệ bình đẳng, cạnh tranh hợp pháp, hợp tác và liên doanh tự nguyên, thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chon lĩnh vực hoạt động và phương án kinh doanh có hiệu quả. Nhà nước quản lý nền kinh tế nhằm định hướng, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, kiểm soát chặt chẽ và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh tế, đảm bảo sự hài hoà trong phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Và thực tế công cuộc cải cách ở Việt Nam đã làm cho nền kinh tế có những nét khởi sắc, cụ thể như tốc độ tăng GDP hằng năm giai đoạn 1986-1990 trung bình là 4.9%, con số này giai đoạn 1990-1995 tăng lên tới 7,7%, đồng thời tốc độ lạm phát giảm 7,75% so với năm 1986, tiếp theo năm 1995 tốc độ tăng GDP đã đạt mức hai con số 12,7%, và đến giai đoạn 2000-2005 là 7,51%. b.Tính mâu thuẫn Nói về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay nếu chỉ nói tới sự thống nhất giữa các thành phần kinh tế thôi thì chưa đủ, bởi sự thống nhất luôn bao hàm trong nó sự đấu tranh, những mâu thuẫn không thể tránh khỏi. Về mặt lý luận, chúng ta đã biết mâu thuẫn không thể bắt nguồn từ bên ngoài sự vật hiện tượng mà phải từ chính bên trong, chính bản thân sự vật hiện tượng đó. Trong vấn đề kinh tế cũng vậy, sở dĩ xuất hiện những mâu thuẫn là do sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu trong nền kinh tế. Thật vậy, sở hữu chính là cơ sở cho việc hình thành các thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế khác nhau dựa trên những hình thức sở hữu khác nhau, cho nên giữa chúng hẳn phải có những mâu thuẫn nhất định. Thứ nhất là về lợi ích kinh tế, giữa lợi ích ngắn hạn và lâu dài khác nhau của các thành phần kinh tế. Thứ hai, đó là mâu thuẫn trong cạnh tranh dành lấy thị trường. Trong khi ở một số ngành như xăng dầu, điện lực, thuốc y dược…Nhà nước nắm độc quyền cho nên ở đó ít chịu cạnh tranh hơn, mà trên thực tế bất kì thành phần kinh tế nào cũng muốn có được điều kiện kinh doanh thuận lợi nên ít nhiều cũng gây nên những mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế. Hơn nữa, một thực tế đáng nói ở Việt Nam hiện nay là mặc dù đã có nhiều chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước nhưng tình trạng phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh vẫn còn tồn tại. Nhiều ngân hàng mặc dù đã huy động được tiền gửi nhưng lại đang không thể cho vay, để số tiền trong két dư nợ quá hạn lên đến mức báo động. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh nước ta hiện nay điều này cũng là dễ hiểu, trong thời gian tới những tình trạng như thế này chắc chắn sẽ được chấn chỉnh, sẽ không còn tình trạng phân biệt giữa doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh nữa. Trên đây là những mâu thuẫn bên trong, bản thân giữa các thành phần kinh tế, ngoài ra trong nền kinh tế nước Việt Nam hiện nay song song với đó còn tồn tại những mâu thuẫn bên ngoài, mang tầm vĩ mô bao quát và tác động trực tiếp tới mọi thành phần kinh tế. Đó là mâu thuẫn giữa hai định hướng phát triển kinh tế-xã hội: Định hướng xã hội chủ nghĩa và định hướng phi xã hội chủ nghĩa. Trong sự phát triển hiện nay song song bên cạnh sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa còn còn tồn tại định hướng phát triển theo tư bản chủ nghĩa. Mặc dù vây đó mới chỉ là khả năng, vì thực trạng kinh tế thực trạng kinh tế nước ta và tương quan lực lượng trong bối cảnh quốc tế hiện nay mọi việc đều có thể xảy ra. Nếu chúng ta quyết tâm, kiên định và có đường lối sáng suốt, khôn ngoan của Đảng thì tương lai xã hội chủ nghĩa sẽ là không xa. Ngoài ra, mâu thuẫn trên còn biểu hiện thành mâu thuẫn giữa một bên gồm những lực lượng, khuynh hướng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, được sự cổ vũ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới với một bên là khuynh hướng tự phát và những lực lượng gây tổn hại cho quốc tế nhân sinh. Mâu thuẫn cơ bản này quyết định những mâu thuẫn kinh tế-xã hội khác cả về chiều rộng và chiều sâu trong quá trình phát triển kinh tế nước nhà theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mâu thuẫn là cội nguồn của mọi sự vận động phát triển. Nắm bắt được chân lý ấy Đảng và Nhà nước ta đang từng bước giải quyết các mâu thuẫn, thống nhất nhất nền kinh tế bằng cách thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân. II.Thực trạng các thành phần kinh tế ở Việt Nam: 1.Thành phầnh kinh tế Nhà nước: Đây là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu Nhà nước về những tư liệu sản xuất chủ yếu, gồm những đơn vị kinh tế mà toàn bộ số vốn thuộc vế Nhà nước hoặc phần của Nhà nước chiếm tỉ trọng khống chế. Ngay từ đầu Đảng ta đã xác định rõ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, là lực lượng quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp Nhà nước giữ những vị thí then chốt, đi đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật. a,Thành tựu: Theo số liệu thống kê, đến năm 1989 cả nước có 12084 doanh nghiệp Nhà nước, với số vốn là 10tỉ USD. Trong đó công nghiệp chiếm 49,3%, xây dựng 9%, nông nghiệp 8,1%, lâm nghiệp 1,2%, giao thông vận tải 14,8%, thương nghiệp 11,57%, các ngành khác 5,9% trong tổng số vốn. Giai đoạn này khu vực kinh tế Nhà nước đã tạo ra khoảng 35-40% GDP, đóng góp 60-80% tổng thu ngân sách. Nhưng nhìn chung toàn bộ khu vực vẫn chưa tự đảm bảo được tái sản xuất giản đơn. Sự tăng trưởng hằng năm chủ yếu do gia tăng lượng vốn và lao động. Sự đóng góp của khu vực kinh tế Nhà nước so với số chi ngân sách Nhà nước cho khu vực này từ 1990 trở về trước trung bình chỉ đạt tỉ lệ 1:3. Hiện nay sau thời gian bị chao đảo khi chuyển sang kinh tế thị trường khu vực kinh tế Nhà nước đã sớm được phục hồi và phát triển có hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp Nhà nước đảm nhận những sản phẩm và dịch vụ quan trọng, có tác động trực tiếp đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế quốc dân, nhất là trong công nghiệp, cơ sở hạ tầng và các ngành xuất khẩu. Đã củng cố, tổ chức và sắp xếp lại các Tổng công ty theo quyết định 91TTg và các Tổng công ty theo quyết định 90TTg với hàng nghìn đơn vị thành viên, chiếm phần lớn vốn liếng của khối doanh nghiệp Nhà nước. Hoạt động của các Tổng công ty đã có những hỗ trợ giúp đỡ cho các doanh nghiệp thành viên về vốn, công nghệ, thiết bị, thị trường để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng sức mạnh trong cạnh tranh, đấu thầu…Các Tổng công ty đã thực hiện liên kêt về hành chính, nghiệp vụ, quản lý, mở rộng thị trường và hỗ trợ kĩ thuật cho các đơn vị thành viên. Một số Tổng công ty đã thống nhất cả về điều hành xuất nhập khẩu,quản lý thống nhất vốn đầu tư, đổi mới công nghệ như Tổng công ty Than, Tổng công ty Xi măng, Tổng công ty Tàu biển… Đến cuối 1999, toàn quốc có 370 doanh nghiệp được cổ phần hoá. Các doanh nghiệp cổ phần hoá hoạt đông nhìn chung đều tốt, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều tăng: 1998 so với 1997 tăng 3,1% về vốn, tăng 133,5% về doanh thu, lợi nhuận sau thuế cũng tăng 131%, các khoản nộp ngân sách tăng 153%, lực lượng lao động tăng 9%, thu nhập bình quân tăng 29%, giá trị cổ tức đạt 2,6% /tháng, cao hơn gấp đôi lãi xuất ngân hàng. Một số số liệu khác từ Tổng cục Thống kê Việt Nam như sau, qua đó ta có thể thấy rõ sự tăng trưởng của thành phần kinh tế Nhà nước. Năm 1990, tỉ lệ đóng góp vào GDP của khu vực này là 32,5%, đến năm 1995 con số này là 40,1%, năm 2000 là 40,2%, năm 2005 đạt mức 38,4%. Riêng công nghiệp, công nghiệp quốc doanh được tổ chức sản xuất lại, tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị nên đã có những bước tiến đáng kể: số lượng và chất lượng sản phẩm đều tăng. Giá trị sản lượng công nghiệp quốc doanh tăng bình quân 11,7% giai đoạn 1991- 2000, 13,4% giai đoạn 1991-1995, và 10% giai đoạn 1996-2000. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế đáng kể: b,Hạn chế: Kinh tế Nhà nước chiếm đại bộ phận nền kinh tế nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa thể hiện vai trò chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế. Số doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ quá lớn. Theo số liệu thống kê, số doanh nghiệp Nha nước đang trong tình trạng phá sản hoặc có nguy cơ phá sản, đình đốn vẫn chiếm quá nửa số doang nghiệp hiện có. Đại bộ phận doanh nghiệp Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn, thiếu thị trường, bị thua lỗ triền miên, phải “ăn dần” vào vốn. Hiện nay, trong tổng số doanh nghiệp Nhà nước chỉ có khoảng 20-25%doanh nghiệp làm ăn có lãi (chủ yếu là các Tổng công ty, các doanh nghiệp ở Trung ương), 30-35% hoà vốn, còn lại khoảng 40% thua lỗ. Một ví dụ cho tình trạng thua lỗ là ở Công ty dệt Long An. Trước kia, nó đã từng là con voi đầu đàn, là niềm tự hào của không riêng gì tỉnh Long An. Nhưng Ban giám đốc công ty do quá tự mãn với những thành công bước đầu, sai lầm chiến lược và thiếu quyết đoán trước cơ hội thị trường đã đẩy công ty rơi vào tình trạng thua lỗ triền miên. Và đến ngày 15-7-2004, sau hơn 29 năm hoạt động công ty đã phải đóng cửa vì không trụ nổi trước cơn bão thị trường. Dệt Long An- “Con voi đầu đàn” đã gục ngã. Một điều đáng nói nữa là chính sách ưu tiên, ưu đãi cho khu vực kinh tế nhà nước như đã trình bày ở phần trước, thực ra là tái bao cấp làm cho khả năng vươn lên của khu vực này bị hạn chế, tính năng hoạt động kém. Tiến độ cổ phần hoá còn chậm chạp, chưa tạo được bước chuyển mạnh mẽ về cơ chế huy động vốn và phát huy nội lực trong công cuộc đổi mới doanh nghiệp Nhà nước. Thực tế ở các doanh nghiệp cổ phần hoá, khoảng 38% vốn vẫn do Nhà nước nắm giữ, tỉ lệ bán ra bên ngoài nhiều nhất cũng chưa được 10%. Điều này cho thấy tình trạng cổ phần hoá “khép kín” trong nội bộ doanh nghiệp vẫn đang diễn ra phổ biến. Dẫn tới hạn chế các nhà đầu tư có khả năng về vốn, công nghệ và trình độ quản lý. c,Nguyên nhân: Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên xuất phát từ những chính sách chưa thực sự hợp lý, phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Ví dụ như chính sách ưu tiên, ưu đãi cho khu vực kinh tế Nhà nước như đã nói trên. Hay như chính sách về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Chính sách đề ra thì là vậy nhưng vấn đề khúc mắc ở đây vẫn là phần định giá doanh nghiệp. Do thiếu đồng bộ nên công việc này lãng phí rất nhiều thời gian và tiền của của Nhà nước. Có khi các doanh nghiệp còn cố tình định giá thấp hơn rất nhiều giá trị thực của doanh nghiệp, làm thất thoát của ngân sách Nhà nước không biết bao nhiêu tiền của. Có doanh nghiệp thì đã định giá xong rồi, muốn cổ phần hoá qua con đường thị trường chứng khoán. Theo nghị định 109/ NĐ-CP, quy định những doanh nghiệp Nhà nước có lượng bán vốn điều lệ từ 10tỉ Vnđồng trở lên ngoài đấu giá bán cổ phần qua HOSE và HASTC, doanh nghiệp có thể thực hiện phương thức bảo lãnh phát hành hoặc thoả thuận trực tiếp. Nhưng oái oăm thay chỉ được thực hiện hai phương án trên (thoả thuận hoặc bảo lãnh) khi đã thực hiên đấu giá. Như vậy, khi hàng hoá bán rộng rãi đã ế thử hỏi ở quy mô hẹp hơn có dễ hơn. Và thực tế sau khi Nghị định 109 ra đời hầu như không có doanh nghiệp nào bán được cổ phần theo phương thức bảo lãnh phát hành, còn bán theo thoả thuận trực tiếp thì cũng rất ít. Như vậy có thể nói hành lang pháp lý đang trở thành một rào cản lớn trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Một nguyên nhân khác góp phần làm giảm hiệu quả của khu vực kinh tế Nhà nước hiện nay là vấn đề nhận thức chưa đúng đắn của đội ngũ lãnh đạo, nhất là trong công cuộc cổ phần hoá, lo ngại ảnh hưởng tới quyền lợi, chưa yên tâm về kết quả nên còn chần chừ, do dự. Điều này có thể thấy trong ví dụ về công ty Dệt Long An. Lẽ ra công ty đã có thể được cứu khi quyết định sát nhập với Tổng công ty Dệt may Việt Nam-Vinatex, nhưng ban lãnh đạo công ty đã ngần ngại rồi quyết định không chấp thuận nhưng điều khoản sát nhập và đi đến đóng cửa công ty. Dệt Long An chỉ một trong số 40% doanh nghiệp Nhà nước của chúng ta làm ăn thua lỗ mà thôi. Ngoài ra còn một số những nguyên nhân khác như: việc lãng phí của công, việc thí điểm bán cổ phần các doanh nghiệp Nhà nước cho người nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn. d, Giải pháp: Giải pháp chung cho khu vực kinh tế Nhà nước hiện nay vẫn là chủ trương cổ phần hoá. Cụ thể chủ trương này nhằm đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn. Nhằm huy động thêm vốn, tạo động lực và cơ chế quản lý năng động thúc đẩy làm ăn có hiệu quả. Ưu tiên cho người lao động mua cổ phần, từng bước bán cổ phần cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thực hiên giao bán, khoán, cho thuê…các doanh nghiệp loại nhỏ mà nhà nước không cần nắm giữ. Sát nhập, giải thể, cho phá sản các doanh nghiệp làm ăn thua kỗ, kém hiệu quả và không thực hiện được các biên pháp trên. Phân biệt quyền sở hữu và quyền kinh doanh. Thực hiện chế độ quản lý công ty đối với các doanh nghiệp kinh doanh dưới dạng công ty trách nhiêm hữu hạn một chủ sở hữu là Nhà nước và công ty cổ phần có vốn của Nhà nước. Tăng cường những doanh nghiệp mà nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc có cổ phần chi phối trong những lĩnh vực then chốt như: dầu khí, điện, than, hàng không, đường sắt, vận tải, viễn dương, cơ khí, luyện kim, hoá chất, vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán… Xây dựng một số tập đoàn kinh tế vững mạnh trên cơ sở những Tổng công ty Nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Theo phương án này hiện nay chúng ta có một số những tập đoàn lớn như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, tập đoàn Điện lực Việt Nam… Đổi mới và hoàn thiên khung pháp lý, tháo gỡ mọi rào cản về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính, để huy động tối đa mọi nguồn lực, nhất là giúp các doanh nghiệp đủ điều kiện có thể nhanh chóng cổ phần hoá theo đúng chủ trương Đảng đã đề ra. Nâng cao nhận thức, đặc biệt là cho đội ngũ cán bộ về chủ trương cổ phần hoá, để những chủ trương chính sách thực sự đi vào đời sống, thực sự phát huy tác dụng. 2.Thành phần kinh tế tập thể: Bao gồm những cơ sở kinh doanh do người lao động tự nguyện góp vốn, cùng kinh doanh, tự quản lý theo nguyên tắc tập trung, bình đẳng và cùng có lợi. Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà nòng cốt là hợp tác dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể; liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế, không giới hạn quy mô, địa bàn (trừ một số lĩnh vực quy định riêng); phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên, lợi ích của tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội cuả các thành viên, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tiến lên làm giầu cho các thành viên. Thấy rõ vai trò quan trọng của thành phần kinh tế tập thể, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định cần “mở rộng các hình thức kinh tế hỗn hợp, liên kết, liên doanh giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế”. Kinh tế tập thể được coi là trợ thủ đắc lực, là bạn đồng hành của các doanh nghiệp Nhà nước. Nhiệm vụ trung tâm đối với thành phần kinh tế tập thể là phát triển đa dạng các hình thức hợp tác, chuyển đổi HTX cũ theo luật Hợp tác xã mới đạt hiệu quả thiết thực. Phát triển hình thức hợp tác xã kinh doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành để sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ , tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, phù hợp với quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Trên cơ sở phát huy tính tự chủ của hộ gia đình, chú trọng phát triển các hình thức hợp tác và các hợp tác xã cung cấp dịch vụ, vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho hộ gia đình và trang trại. Mở rộng các hình thức kinh tế hàng hoá liên kết , liên doanh giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhà nước giúp hợp tác xã đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kĩ thuật và quản lý, mở rộng thị trường, ứng dụng công nghệ mới, phát triển vốn tập thể, giải quyết nợ nần tồn đọng trong hợp tác xã cũ. a, Thành tựu Hiện nay, sau thời kì dài suy thoái, kinh tế tập thể bước đầu được tổ chức lại theo luật Hợp tác xã mới, đã có những tác động tích cực. Nhiều hợp tác xã hoạt động có hiệu quả trên cơ sở góp cổ phần và lao động trực tiếp của xã viên, phân phối theo kết quả lao động và theo cổ phần, thực hiện nguyên tắc tự nguyện và cơ chế quản lý dân chủ, công khai về tài chính và kinh doanh. Tỉ lệ đóng góp của khu vực vào GDP qua các năm như sau: năm 1995 là 10%, năm 2000 là 9%, năm 2005 là 6.8% và phấn đấu đến năm 2010 đạt 14%. Tính đến hết năm 2005, cả nước có17133 hợp tác xã (HTX),trong đó có 8511 HTX nông nghiệp, 620 HTX thương mại dịch vụ, 2151 HTX công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, 512 HTX xây dựng, 489 HTX thuỷ sản, 1113 HTX giao thông vận tải, 917 HTX tín dụng, 49 HTX môi trường, 150 các loại hình HTX khác.Theo đánh giá phân loại của Liên minh các HTX các tỉnh thành phố trong số 17133 HTX nói trên có 38,5% HTX hoạt động có hiệu quả. Thực tế trong những năm qua cho thấy các tổ hợp tác thường phát triển mạnh trong lĩnh vực dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và tín dụng nhỏ. Tuy mức độ liên kết chưa chặt chẽ, còn mang tính thời vụ song tổ hợp tác đã góp phần thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển. Cơ cấu ngành nghề trong số HTX thành lập mới có xu hướng tăng về lĩnh vực phi nông nghiệp - chiếm 68,2% tổng số HTX được thành lập mới. Các HTX dịch vụ nông nghiệp có chiều hướng phát triển đa ngành nghề, kinh doanh tổng hợp nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu xã viên. Xu thế hợp tác, liên kết giữa các HTX với cơ quan nghiên cứu khoa học, các thành phần kinh tế khác tiếp tục được mở rộng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX đã có nhiều chuyển biến đáng kể, phát triển và dần đi vào ổn định. Ở nhiều nơi HTX đóng vai trò đầu mối trong việc tham gia các chương trình kinh tế - xã hội của Nhà nước, góp phần không nhỏ vào việc xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, đặc biệt là ở khu vực vùng sâu vùng xa. Liên minh HTX đã phối hợp với Liên minh HTX các tỉnh thành phố, hướng dẫn các HTX xây dựng trên 115 dự án với tổng số vốn vay hơn 10 tỷ đồng từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm. Đời sống thực tế của người lao động và xã viên HTX đã khá hơn nhiều so với những năm trước. Trong năm 2006 số HTX khá giỏi tăng lên 40%, số HTX yếu kém giảm xuống còn 13%, xử lý dứt điểm 130 HTX chưa chuyển đổi theo Luật HTX năm 2003, đạt tốc độ tăng trưởng của kinh tế tập thể là 4,5% và tốc độ tăng trưởng của kinh tế xã viên là 6,6%. Một điển hình cho thành phần kinh tế này phải kể đến Hợp tác xã Thuận Phát. Được thành lập năm 1982, kinh doanh với hai sản phẩm là cháo và satê. Hiện nay Thuận Phát đã trở thành một đơn vị chế biến thực phẩm với những sản phẩm chất lượng cao mang logo “Vương miện” đã trở nên quen thuộc với khách hàng. Hơn 20 năm không ngừng cải tiến chất lượng và mẫu mã, sản phẩm của Thuận Phát đã có mặt trong nhiều gia đình Việt Nam, ở siêu thị và phần lớn các chợ, ngoài ra còn được xuất khẩu sang một số nước như: Mĩ, Úc, Nga, Hongkong, Singgapo, Đan Mạch ... b, Hạn chế và một số nguyên nhân: Thứ nhất, nhận thức về HTX kiểu mới và luật hợp tác xã ở một lượng lớn đội ngũ cán bộ còn mơ hồ, chưa thấu đáo và đầy đủ. Vì thế việc chuyển đổi và thành lập mới HTX còn mang nặng tính hình thức và thiếu những mô hình hoạt động có hiệu quả. Do hạn chế về nhận thức và đã quen với kiểu HTX bao cấp, nhiều xã viên sau khi đóng góp cổ phần tỏ ra thở ơ, phó mặc công việc cho ban quản lý HTX, có khi họ còn quên mất mình đang là xã viên. Bên cạnh những điển hình HTX làm ăn có lãi thì có tới 61,5% trong tổng số HTX làm ăn không có lãi hoặc kém hiệu quả. Thứ hai, vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật của HTX còn yếu kém đang là một trong những khó khăn lớn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của HTX trong quá trình chuyển đổi và xây dựng mới. Qua khảo sát 30 HTX ở Hải Dương, Nam Định, Hà Tây cho thấy : Vốn bình quân 1 HTX chuyển đổi và xây dựng mới khoảng 500 triệu đồng, trong đó tài sản cố định khoảng trên 400 triệu đồng, vốn lưu động trên 100 triệu đồng, vốn của HTX phần lớn đang bị chiếm dụng hoặc khoanh lại chờ Nhà nước giải quyết. Khảo sát 15 HTX xếp loại khá bình quân vốn lưu động có khoảng gần 200 triệu đồng, nhưng bị chiếm dụng đến 69,4%. Nhiều xã viên nợ HTX chưa giải quyết xong nợ cũ thì nợ mới tiếp tục phát sinh trong quá trình chuyển đổi. Thực tế  do vốn lưu động ít làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8963.doc
Tài liệu liên quan