Lời nói đầu
Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện cho đến khi sự vật kết thúc tồn tại của mình. Trong mỗi sự vật mâu thuẫn hình thành không chỉ có một mà có nhiều mâu thuẫn và sự vật trong cùng một lúc có nhiều mặt đối lập, mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành.
Trong hoạt động kinh tế hiện tượng đó cũng mang tính phổ biến, chẳng hạn như mâu thuẫn giữa cung- cầu, tích luỹ- tiêu dù
19 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng Kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, tính kế hoạch hoá của từng xí nghiệp, công ty với tính tự phát vô chính phủ của nền sản xuất hàng hoá.
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, dưới sự lãnh đạo của Đảng đất nước ta đã giành được nhiều thắng lợi to lớn, chuyển nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Nhưng trong những thành công đó luôn tồn tại những vấn đề mâu thuẫn làm kìm hãm sự phát triển của đất nước, của công cuộc đổi mới, nếu giải quyết được những mâu thuẫn đó sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Với mong muốn tìm hiểu thêm về những vấn đề của nền kinh tế, quan điểm lý luận cũng như vướng mắc trong giải pháp, quy trình xử lý các vấn đề có liên quan đến quá trình tiến hành cải cách trong việc chuyển nền kinh tế nên tôi đã chọn đề tài: “Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam” làm tiểu luận cho môn triết học Mac-Lênin.
Do kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận của tôi không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn đọc.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lê Ngọc Thông đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành bài tiểu luận này.
Chương I: Lý luận chung về Mâu thuẫn
Mỗi sự vật hiện tượng đang tồn tại đều là một thể thống nhất được tạo thành với các mặt, các khuynh hướng, các thuộc tính phát triển ngược chiều nhau, đối lập nhau, chúng tạo thành các mâu thuẫn tồn tại trong sự vật, hiện tượng.
1. Khái niệm các mặt đối lập, mâu thuẫn
Tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau. Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân; trong sinh vật có đồng hoá và dị hoá; trong kinh tế thị trường có cung và cầu, v.v… Những mặt trái ngược nhau đó phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập.
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi và phổ biến trong tất cả các sự vật.
Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận thức.
2. Sự đấu tranh của các mặt đối lập trong một thể thống nhất.
Trong phép biện chứng duy vật khái niệm là sự khái quát các thuộc tính, khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau, tồn taị trong cùng một sự vật hiện tượng và tạo nên sự vật, hiện tượng đó. Do đó cần phải phân biệt rằng bất kỳ hai mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn. Bởi vì, trong các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan không phải chỉ tồn tại trong đó hai mặt đối lập. Chỉ có những mặt đối lập là tồn tại thống nhất trong cùng một sự vật như một chỉnh thể nhưng có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau, bài trừ, phủ định và chuyển hoá lẫn nhau. Sự chuyển hoá này tạo thành nguồn gốc động lực đồng thời quy định các bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật thì hai mặt đối lập như vậy mới được gọi là hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Sự thống nhất của hai mặt đối lập là điều kiện tồn tại của nhau. Nếu thiếu một trong hai mặt đối lập chính tạo thành sự vật thì nhất định không có sự tồn tại của sự vật. Bởi vậy sự thống nhất của các mặt đối lập là diều kiện không thể thiếu được cho sự tồn tại của bất kỳ sự vật, hiện tượng nào.
Sự thống nhất này do những đặc điểm riêng của bản thân sự vật tạo nên.
Ví dụ: Nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp và nền kinh tế thị trường( KTTT) là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của công cuộc đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam, hai nền kinh tế hoàn toàn khác nhau về bản chất và những biểu hiện của nó nhưng nó lại hết sức quan trọng vì nó là sự thống nhất tạo nên quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Thiếu sự thống nhất này nền KTTT ở Việt Nam không thể tồn tại với ý nghĩa là chính nó.
Lực lượng sản xuất –quan hệ sản xuất trong phương thức sản xuất. Khi lực lượng sản xuất (LLSX) phát triển thì cùng với nó quan hệ sản xuất (QHSX) cùng phát triển, hai mặt này chính là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của phương thức sản xuất. LLSX là yếu tố động, luôn luôn vận động theo hướng hoàn thiện còn QHSX phải vận động theo để cho kịp với trình độ của LLSX, tạo động lực phát triển LLSX và có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế.
Tuy nhiên khái niệm thống nhất này cũng chỉ là tương đối. Bản thân khái niệm đã nói lên tính chất tương đối của nó. Thống nhất của cái đối lập, trong thống nhất đã bao hàm trong đó sự đối lập.
Sự thống nhất của các mặt đối lập trong cùng một sự vật không tách rời sự đấu tranh chuyển hoá giữa chúng. Bởi vì các mặt đối lập cùng tồn tại trong cùng một sự vật thống nhất như một chỉnh thể trọn vẹn nhưng không nằm yên mà điều chỉnh chuyển hoá lẫn nhau tạo thành động lực phát triển của bản thân sự vật. Sự đấu tranh chuyển hoá và bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt trong thế giới khách quan thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa LLSX tiên tiến với QHSX lạc hậu, kìm hãm nó diễn ra gay gắt và quyết liệt. Chỉ có thông qua các cuộc cách mạng xã hội bằng nhiều hình thức kể cả bạo lực mới có thể giải quyết được mâu thuẫn một cách cơ bản.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập được chia làm nhiều giai đoạn. Thông thường khi mới xuất hiện, mặt đối lập chưa thể hiện rõ xung khắc gay gắt, người ta gọi đó là giai đoạn khác nhau. Tất nhiên không phải bất kỳ sự khác nhau nào cũng được gọi là mâu thuẫn chỉ có những mặt khác nhau, tồn tại trong cùng một sự vật hiện tượng liên kết hữu cơ với nhau, phát triển ngược chiều nhau, tạo thành động lực bên trong của sự phát triển khi hai măt ấy mới hình thành bước đầu của mâu thuẫn. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn phát triển đến giai đoạn xung đột gay gắt nó biến thành độc lập. Nếu hội đủ các mặt cần thiết hai mặt đối lập sẽ chuyển hoá lẫn nhau. Sự vật cũ mất đi, sự vật mới xuất hiện. Sau khi mâu thuẫn được giải quyết sự thống nhất của hai mặt đối lập cũ được thay thế bằng sự thống nhất của hai mặt đối lập mới , hai mặt đối lập mới lại đấu tranh chuyển hoá tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn được giải quyết sự vật mới hơn xuất hiện với trình độ cao hơn. Cứ như thế đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật biến đổi không ngừng từ thấp đến cao. Chính vì vậy Lênin khẳng định “sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”.
Khi bàn về mối quan hệ thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập LêNin đã chỉ ra rằng: Mặc dù thống nhất chỉ là điều kiện để sự vật tồn tại với ý nghĩa nó chính là nó nhờ có sự thống nhất giữa các mặt đối lập mà chúng ta nhận biết được sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan. Song bản thân sự thống nhất chỉ là tương dối tạm thời, đấu tranh giữa các mặt đối lập mới là tuyệt đối. Nó diễn ra thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình tồn tại của sự vật, kể cả trong trạng thái sự vật ổn định, cũng như khi chuyển hoá nhảy vọt về chất của các mặt đối lập, là có điều kiện thoáng qua, tạm thời tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối.
3. Sự chuyển hoá của các mặt đối lập.
Không phải bất kỳ sự đấu tranh nào của các mặt đều dẫn đến sự chuyển hoá giữa chúng. Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một trình độ nhất định, hội đủ các điều kiện cần thiết mới chuyển hoá, bài trừ và phủ định lẫn nhau. Trong giới tự nhiên chuyển hoá của các mặt đối lập thường xuyên diễn ra một cách tự phát, còn trong xã hội sự chuyển hoá của các mặt đối lập nhất thiết phải diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con người. Chuyển hoá của các mặt đối lập chính là lúc mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời, đó chính là quá trình diễn biến rất phức tạp với nhiều hình thức phong phú.
Do đó không nên hiểu sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập, chỉ là sự hoán vị đổi vị trí một cách đơn giản, máy móc. Thông thường thì mâu thuẫn chuyển hoá theo hai phương thức:
Phương thức thứ nhất: Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia nhưng ở trình độ cao hơn xét về phương diện chất của sự vật.
Ví dụ: LLSX và QHSX trong xã hội phong kiến đấu tranh chuyển hoá lẫn nhau để hình thành QHSX mới là QHSX TBCN và LLSX mới cao hơn về trình độ.
Phương thức thứ hai: Có hai mặt chuyển hoá lẫn nhau để hình thành hai mặt đối lập mới hoàn toàn.
Ví dụ: Nền kinh tế Việt Nam chuyển từ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
Từ những mâu thuẫn trên cho ta thấy trong thế giới hiện thực, bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong bản thân của nó những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau. Sự đấu tranh chuyển hoá của các mặt đối lập trong những điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan phổ biến của thế giới. Mâu thuẫn được giải quyết sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình thành. Sự vật mới lại nảy sinh ra các mặt đối lập và mâu thuẫn mới. Các mặt đối lập này đấu tranh chuyển hoá lẫn nhau và phủ định lẫn nhau để tạo thành sự vật mới hơn. Cứ như vậy mà các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan thường xuyên biến đổi và phát triển không ngừng. Vì vậy mâu thuẫn là nguồn gốc, là động lực của mọi quá trình phát triển.
Chương II: Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dung nền KTTt ở việt nam
1. Thực trạng KTTT ở Việt Nam
Nền kinh tế ở nước ta hiện nay có thể nói đang ở trong giai đoạn quá độ chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung, hành chính– bao cấp sang nền KTTT có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Do vậy những đặc điểm của giai đoạn quá độ trong nền kinh tế nước ta đương nhiên là một vấn đề có ý nghĩa, rất cần được nghiên cứu, xem xét. Nhận thức được những đặc điểm phức tạp của giai đoạn quá độ chúng ta sẽ tránh được những sai lầm chủ quan, nóng vội hoặc những khuynh hướng cực đoan, máy móc: sao chép, nhập nguyên bản KTTT từ bên ngoài vào.
1.1. Khái niệm KTTT.
Kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế – xã hội, mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi, để bán trên thị trường. Mục đích của sản xuất trong nền kinh tế hàng hoá không phải để thoả mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất ra sản phẩm mà nhằm để bán, tức là để thoả mãn nhu cầu của người mua, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá, trong đó toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra’’ của sản xuất đều thông qua thị trường.
Kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường không đồng nhất với nhau, chúng khác nhau về trình độ phát triển. Về cơ bản chúng có cùng nguồn gốc và cùng bản chất.
1.2. Một số đặc điểm chung của nền KTTT ở nước ta.
Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam theo định hướng XHCN là một tất yếu lịch sử, nó nhằm tới mục tiêu cụ thể và mang tính cách mạng. Nó thay cũ đổi mới hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn cả về kinh tế và chính trị-xã hội, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh, điều kiện mới.
Như chúng ta đã biết, từ khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng, tất cả các nước XHCN đều thực hiện kinh tế kế hoạch tập trung. Cơ chế vận hành và quản ký kinh tế này được duy trì một thời gian khá dài và xem như là một đặc trưng riêng biệt của CNXH, là cái đối lập với cơ chế thị trường của CNTB. Sự thực thì không phải hoàn toàn như vậy, nền kinh tế tập trung đã được các nước Tư bản áp dụng từ trước khi nhiều nước xác lập chế độ XHCN nhưng các nước tư bản đã xoá bỏ cơ chế này sau khi chiến tranh kết thúc và đã đạt được những thành tựu rất lớn về kinh tế-xã hội. Công bằng mà nói, nền kinh tế thị trường cũng chưa phải là cái duy nhất bảo đảm cho sự tăng trưởng và phát triển của xã hội.
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH thì sự tồn tại của nền sản xuất hàng hoá là lẽ đương nhiên. Như vậy có thể nói rằng nền kinh tế thị trường cũng như nền kinh tế tập trung không phải là thuộc tính cố hữu, đặc thù của một chế độ xã hội nào đó, vấn đề áp dụng mỗi nền kinh tế đó vào thời điểm, hoàn cảnh lịch sử nào cho phù hợp để giành lại hiệu quả cao nhất. Chúng ta đang trong giai đoạn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, bởi thế việc phát triển KTTT là một tất yếu khách quan. Mới chỉ có hơn 20 năm đổi mới vừa qua với việc chuyển sang KTTT, Việt Nam đã cho nhân dân thế giới ngỡ ngàng, từ chỗ chúng ta còn xa lạ, nay đã hội hội nhập được với nền kinh tế tiên tiến, hiện đại. Tất cả những thành tựu kinh tế mà chúng ta đạt được khi chuyển sang nền kinh tế thị trường đã nói lên công cuộc đổi mới ở nước ta là một cuộc cách mạng thật sự.
ở Việt Nam có đặc điểm là bảo vệ, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là mục tiêu, nhiệm vụ không kém phần quan trọng, làm sáng tỏ thêm ý nghĩa và vai trò cách mạng của công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta.
Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, Đảng ta một lần nữa khẳng định những giá trị khoa học bền vững của chủ nghĩa Mac- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động.
1.3. Một số đặc điểm của nền KTTT ở Việt Nam nhìn từ góc độ triết học.
Thực tiễn vận động của nền kinh tế thị trường trong những năm gần đây cho thấy mô hình phát triển kinh tế theo xu hướng thị trường có sự điều tiết vĩ mô từ trung tâm, trong bối cảnh của thời đại ngày nay là một mô hình hợp lý hơn cả. Mô hình này, về đại thể đáp ứng được những thách thức của sự phát triển.
ở nước ta, việc thực hiện mô hình này trong thực tế chẳng những là nội dung của công cuộc đổi mới mà hơn thế nữa còn là công cụ, là phương thức để nước ta đi tới mục tiêu xây dựng XHCN.
Nền kinh tế nước ta hiện nay có thể nói đang trong giai đoạn quá độ, chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung, hành chính bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Do vậy, những đặc điểm của giai đoạn quá độ trong nền kinh tế nước ta đương nhiên là một vấn đề có ý nghĩa, rất cần được nghiên cứu xem xét. Nhận thức được nhữmg đặc điểm đó chúng ta sẽ tránh được những sai lầm, chủ quan, duy ý chí, nóng vội hoặc những khuynh hướng cực đoan máy móc.
Vậy, từ phương diện triết học thì những đặc điểm của nền kinh tế quá độ của nước ta hiện nay là gì? Như chúng ta đã biết trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, mọi chức năng kinh tế - xã hội của nền kinh tế đều được triển khai trong quá trình kế hoạch hoá ở cấp độ quốc gia. Tính bao cấp nhà nước đối với các hoạt động của sản xuất, lưu thông, phân phối... khá nặng nề. ở nước ta trước đây chế độ hoạch toán trên thực tế còn khá nặng nề về mặt hình thức. Lợi ích kinh tế, đặc biệt là lơị ích cá nhân người lao động, một động lực trực tiếp của hoạt động xã hội chưa được quan tâm thích đáng. Vì thế sự vận động của nền kinh tế nhìn chung là chậm chạp, kém năng động.
Kể từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng( tháng 12/1986) đến nay, theo đường lói đổi mới, đất nước đã từng bước chuyển sang nền KTTT với định hướng XHCN và điều đó có nghĩa là chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng, mhững thành tựu cho phép chúng ta “điều chỉnh, bổ sung nhận thức, làm cho quan niệm CNXH ngày càng cụ thể hơn, đường lối, chủ trương, chính sách ngày càng đồng bộ, có căn cứ khoa học và thực tiễn”. Những thành tựu đó trong một chừng mực nhất định cũng gián tiếp thừa nhận khả năng của KTTT trong việc chuyển hoá nền kinh tế đất nước. Bước sang cơ chế thị trường đương nhiên không tránh khỏi những tiêu cực của nó, nhưng nó cũng nói lên sức sống và khả năng tác động của các quan hệ thị trường. Về thực chất của các bước chuyển này, dù nền kinh tế thị trường chỉ vừa mới được hình thành ở nước ta còn đang trong những bước chập chững ban đầu và được điều tiết một cách có ý thức theo định hướng XHCN. Song cũng có tác động khá rõ tới mọi mặt của đời sống xã hội và để lại ở đó những dấu ấn của minhf về mặt văn hoá. Tác động quan tâm nhất của cơ hế thị trường là nó đã tạo ra ở nước ta những quan niệm thị trường không thuần khiết- những quan hệ thị trường. Sự đan xen, chi phối mành liệt của của các nhân tố khác của đời sống xã hội trong bối cảnh của xã hội vừa ra khỏi cơ chế hành chính- bao cấp đã làm cho cơ chế thị trường bị “khúc xạ” theo nhiều hướng khác nhau.
Nguyên nhân của tình trạng trên trước hết thuộc về sự đổi mới các quan hệ sở hữu. Nếu như trước đây, nền kinh tế nước ta chỉ có một kiểu sở hữu tương đối thuần khiết nhất với hai thành phần sở hữu chủ đạo là: sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể thì hiện nay cùng với thành phần sở hữu chủ đạo là sở hữu Nhà nước còn tồn tại nhiều thành phần sử hữu khác. Những hình thức sở hữu đó ,trong thực tế vận hành của nền kinh tế không hẳn đã đồng bộ, đôi khi chúng có mâu thuẫn nhau. Song về tổng thể, chúng là những bộ phận khách quan của nền kinh tế, có khả năng đáp ứng đòi hỏi đa dạng và năng động của nền KTTT.
Để giải quyết những mâu thuẫn đó thì không thể phủ nhận vai trò của nhà nước trong nền KTTT. Nhà nước ngoài việc phải trực tiếp quyết định như những vấn đề của bản thân nền kinh tế và các vấn đề xã hội với chính sách, luật lệ của mình, một mặt có khả năng làm cho nền kinh tế đạt tới một sự tăng trưởng có hiệu quả, nhưng mặt khác cũng chính là người phải lo giải quyết các vấn đề do chính sự tăng trưởng kinh tế đã tạo ra. Về đại thể, chìa khoá để đáp ứng những nhu cầu phức tạp và trái ngược nhau của xã hội nằm trong tay bộ máy quản lý vĩ mô của Nhà nước. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay nhà nước và nền kinh tế nhà nước có nhiều vấn đề cần được tháo gỡ đẻe có thể đảm bảo được trọng trách to lớn của mình. Trên thực tế, bộ máy quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế còn kém hiệu quả. Hầu hết các doanh nghiệp kinh tế nhà nước đều hoạt động thiếu năng động và có ỷ lại vào Nhà nước. Trong một số trường hợp thậm chi kinh tế nhà nước còn vô tình hoặc cố tình bỏ rơi trận địa mà mình chiếm lĩnh tiếp tay cho phần tử tham nhũng tiêu cực.
Điều đó có nghĩa đối với việc xác định đặc điểm của nền kinh tế quá độ đến thị trường ở nước ta hiện nay có lẽ vẫn là sự thừa nhận xu hướng chủ yếu của kinh tế Nhà nước, để kinh tế Nhà nước thực sự giữ vai trò chủ đạo, làm đòn bẩy và điều chỉnh các hoạt đọng của toàn bộ nền kinh tế. Trên cơ sở đó, giải quyết ngay các mâu thuẫn xã hội ở tầm vĩ mô, sao cho tăng trưởng kinh tế không trở ên mâu thuẫn gay gắt với trật tự bình thường của đời sống xã hội. Đương nhiên đây là những bài toán không phải có thể giải quyết ngay trong một sớm, một chiều.
Cũng phải thừa nhận rằng, các vấn đề trên là những vấn đề cơ bản của bản thân cơ chế quản lý. Trong nền kinh tế hiện nay, cơ chế quản lý đang ở dạng hình thành nên không đồng bộ, thiếu hụt, chúng ta chưa thực sự tạo ra môi trường an toàn và ổn định cho sản xuất và kinh doanh. Cơ chế pháp lý cho các hoạt động kinh tế còn nhiều bất cập, các hoạt động tài chính, ngân hàng... còn nhiều điều bất hợp lý. Do vậy, trong một số vụ án kinh tế, cơ chế quản lý đôi khi vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của KTTT. Tính chất không rõ ràng, thiếu xác định cả trên phương diện kinh tế-xã hội dường như đang là một cái gì đó rất phổ biến, đặc trưng cho các quan hệ trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay.
2. Những mâu thuẫn phát sinh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
2.1. Mấy vấn đề lý luận chung của chủ nghĩa Mac-Lênin về quan hệ giữa kinh tế- chính trị.
Theo chủ nghĩa Mac-Lênin thì “kinh tế quyết định chính trị, chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế”. Trong lịch sử phát triển xã hội loài người không phải bao giờ cũng có vấn đề chính trị. Xã hội nguyên thuỷ chưa có giai cấp, chưa có vấn đề chính trị. Từ khi xã hội có giai cấp và Nhà nước xuất hiện thì vấn đề chính trị mới xuất hiện. Vấn đề chính trị là vấn đề thuộc về quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp. Trung tâm của vấn đề chính trị là đấu tranh giai cấp giữa các lực lượng xã hội nhằm giữ chính quyền Nhà nước và sử dụng chính quyền đó làm công cụ để xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền. Vấn đề kinh tế không thể tách rời vấn đề chính trị mà nó được xem xét, giải quyết theo một lập trường chính trị nhất định. Khi thể chế chính trị không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì tất yếu sẽ không mở đường cho kinh tế đi lên. Khi đó việc thay đổi thể chế chính trị cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế là điêù kiện tiên quyết để thúc đẩy kinh tế phát triển. Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng kinh tế chính trị thống nhất biện chứng với nhau trên nền tảng quyết định của kinh tế. Đây là phương pháp luận quan trọng trong việc nhận thức xã hội xã hội nói chung, nhận thức công cuộc đổi mới ở Việt Nam nói riêng.
Tại đại hội VII của Đảng, Đảng đã khẳng định:” Về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, phải tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của nhân dân về đời sống, việc làm và các nhu cầu xã hội khác, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH coi đó là điều kiện quan trọng để tiến hành thuận lợi đổi mới trong lĩnh vực chính trị. Đồng thời với đổi mới kinh tế, phải từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy ngày càng tốt quyền làm chủ và năng lực sáng tạo của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị ,văn hoá, xã hội. Vì chính trị đụng chạm tới các mối quan hệ đặc biệt phức tạp và nhạy cảm trong xã hội nên việc đổi mới trong quan hệ thống trị nhất thiết phải trên cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị rất nghiêm túc, không cho phép gây mất ổn định chính trị dẫn đến rối loạn.
Nhưng không vì vậy mà tiến hành chậm trễ đổi mới chính trị nhất là về tổ chức bộ máy và các bộ phận, mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước cùng các đoàn thể nhân dân, bởi đó là điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện dân chủ.
Những thành tựu trong 20 năm đổi mới vừa qua đã khẳng định điều đó. Những thành tựu đó không thể tách rời việc chúng ta giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò tổ chức quản lý của Nhà nước XHCN . Chuyển sang nền KTTT theo định hướng XHCN nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hôi công bằng văn minh. Đó cũng là cơ sở kinh tế cho sự ổn định về chính trị.
2.2. Mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX.
Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay vấn đề LLSX- QHSX là một vấn đề hết sức phức tạp, mâu thuẫn giữa hai mặt này và những biểu hiện của nó xét trên phương diện triết học. Theo đó LLSX là nội dung của sự vật còn QHSX là hình thức của sự vật, LLSX quyết định QHSX. Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định thì quan hệ sản xuất cũ không còn phù hợp nữa, trở nên kìm hãm LLSX, để mở đường cho LLSX phát triển cần phải thay thế QHSX cũ bằng một quan hệ sx mới phù hợp hơn vơí tính chất và trình độ của LLSX. Chính QHSX phải vận động để phù hợp với LLSX, QHSX vận động theo đó thành quy luật kinh tế chung cho sự phát triển xã hội. Các cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, các cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp.
Quá trình mâu thuần giữa LLSX tiên tiến với QHSX lạc hậu kìm hãm nó diễn ra gay gắt và quyết liệt cần được giải quyết. Nhưng giải quyết nó bằng cách nào đó chính là công cuộc cách mạng xã hội, chuyển đổi nền kinh tế mà cuộc chuyển đổi sang KTTT ở nước ta là một vấn đề.
2.3. Mâu thuần các hình thái kinh tế trước đây trong KTTT.
Trước đây người ta quan niệm rằng hình thức sở hữu trong chủ nghĩa xã hội là sở hữu CNXH, tồn tại dưới 2 hình thức: sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Sở hữu đó là hai con đường đặc thù tiến lên CNCS của giai cấp công nhân và nông dân tập thể.
Thực tiễn cho thấy, ở nước ta hiện nay đã có những hình thức hợp tác xã kiểu mới ra đời do nhu cầu tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường hợp tác xã đã được tổ chức trên cơ sở đóng góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên, phân phối theo hiệu quả lao động và theo cổ phần, mỗi xã viên có quyền như nhau đối với công việc chung, điều này cho thấy kết cấu bên trong của sỉ hữu tập thể đã thay đổi phù hợp với thực tiễn ở nước ta hiện nay.
2.4. Mâu thuẫn giữa KTTT và mục tiêu xây dựng con người XHCN.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người XHCN. Yếu tố con người đặc biệt giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, bởi vì con người là chủ thể của mọi sáng tạo, của mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá, con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tính thần, trong sáng về đạo đức là sự nghiệp xây dựng của xã hội mới là mục tiêu của CNXH.
KTTT là một loại hình thái kinh tế trong đó các mối quan hệ kinh tế giữa con người với con người được biểu hiện thông qua việc mua bán ,trao đổi hàng hoá tiền tệ. KTTT phản ánh trình độ văn minh và sự phát triển của xã hội, là nhân tố phát triển sức sản xuất, tăng trưỏng kinh tế thúc đẩy xã hội tiến lên. Tuy nhiên KTTT cũng có những khuyết tật tự thân, đặc biệt là tính tự phát mù quáng, sự cạnh tranh lạnh lùng dẫn đến sự phá sản, thất nghiệp khủng hoảng chu kỳ.
Xuất phát từ những phân tích trên chúng ta thấy rằng đổi mới nước ta hiện nay không thể xây dựng và phát triển con người nếu thiếu yếu tố KTTT. Do hậu quả của nhiều năm chiến tranh, của nền kinh tế kém phát triển, của cơ hế tập trung quan liêu bao cấp... nền kinh tế của nước ta đã tụt hậu nghiêm trọng so với khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh đó KTTT là điều kiện rất quan trọng đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi khủng hoảng và phát triển, phục hồi sản xuất, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, bắt kịp bước tiến của thời đại.
Tuy nhiên cần phải thấy rằng không phải cứ xây dựng được KTTT là những phẩm chất tốt đẹp nhất hình thành con người. Có những lúc, những nơi KTTT không những không làm cho con người ta năng động hơn, tốt đẹp hơn mà có thể ngược lại còn làm tha hoá bản chất con người, biến con người thành gã nô lệ sùng bái đồng tiền hoặc kẻ đạo đức giả chỉ biết tôn trọng sức mạnh đồng tiền và lợi ích cá nhân sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm, văn hoá, đạo đức, luân lý... Bên cạnh những tác động tích cực KTTT cũng có nhiều hạn chế gây ra những tác động xấu: tệ nạn thương mại hoá trường học, xem nhẹ truyền thống tôn sư trọng đạo, quan hệ hàng hoá tièn tệ làm sôi động thị trường nhưng cũng xói mòn nhân cách và hạ thấp phẩm giá của con người... Thật không sai nếu ví KTTT như là con dao hai lưỡi.
Những phân tích trên cho thấy, KTTT là mục tiêu xây dựng con người XHCN là một mâu thuẫn biện chứng trong thực tiễn nước ta hiện nay. KTTT vừa tạo ra những điều kiện xây dựng, phát huy nguồn lực con người, vừa tạo ra những độc tố đầu độc, huỷ hoại con người. Việc giải quyết mâu thuẫn đó là việc làm không đơn giản. Đối với nước ta mâu thuẫn đó được giải quyết bằng vai trò lãng đạo của Đảng, bằng sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
Kết luận
Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan phổ biến hình thành từ những cấu trúc và thuộc tính bên trong vốn có sự tự thân của tất cả các sự vật, hiện tượng trong bản thân thế giới khách quan. Do đó trong hoạt động thực tiễn phân tích từng mặt độc lập tạo thành mâu thuẫn cụ thể để nhận thức được bản chất, khuynh hướng vận động phát triển của sự vật hiện tượng.
Để thúc đẩy sự vật phát triển phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn, không được điều hoà mâu thuẫn. Việc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn phải phù hợp với trình độ phát triển của mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi điều kiện đã chín muồi. Một mặt, phải chống thái độ chủ quan, nóng vội; mặt khác, phải tích cực thúc đẩy các điều kiện khách quan để làm cho các điều kiện giải quyết mâu thuẫn đi đến chín muồi. Mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải quyết khác nhau. Phải tìm ra các hình thức giải quyết mâu thuẫn một cách linh hoạt, vừa phù hợp với từng loại mâu thuẫn, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể.
Trong thời kỳ chuyển nền kinh tế ở Việt Nam từ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang KTTT có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Chủ trương lãnh đạo của Đảng là rất đúng đắn. Tuy nhiên trong thực hiện còn nhiều thiếu sót mâu thuẫn giữa các vấn đề nảy sinh. Những mâu thuẫn đó lại đòi hỏi chúng ta giải quyết, có như thế nền kinh tế mới phát triển theo đúng nghĩa mới của nó.
Mục lục
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I: Lý luận chung về Mâu thuẫn 2
1. Khái niệm các mặt đối lập, mâu thuẫn 2
2. Sự đấu tranh của các mặt đối lập trong một thể thống nhất. 2
3. Sự chuyển hoá của các mặt đối lập. 5
Chương II: Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dung nền KTTt ở việt nam 7
1. Thực trạng KTTT ở Việt Nam 7
1.1. Khái niệm KTTT. 7
1.2. Một số đặc điểm chung của nền KTTT ở nước ta. 7
1.3. Một số đặc điểm của nền KTTT ở Việt Nam nhìn từ góc độ triết học. 9
2. Những mâu thuẫn phát sinh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. 12
2.1. Mấy vấn đề lý luận chung của chủ nghĩa Mac-Lênin về quan hệ giữa kinh tế- chính trị. 12
2.2. Mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX. 13
2.3. Mâu thuần các hình thái kinh tế trước đây trong KTTT. 14
2.4. Mâu thuẫn giữa KTTT và mục tiêu xây dựng con người XHCN. 14
Kết luận 17
Tài liệu tham khảo 18
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T0481.doc