Mục lục
Trang
Lời mở đầu 2
Chương 1
Lý luận chung về mâu thuẫn biện chứngvà kinh tế thị trường 3
1.1. Mâu thuẫn biện chứng. 3
1.1.1. Hiện tượng khách quan và phổ biến của mâu thuẫn. 3
1.1.2. Sự thống nhất và đáu tranh của các mặt đối lập. 3
1.1.3. Sự chuyển hoá của các mặt đối lập. 4
1.2. Kinh tế thị trường. 5
1.2.1. Khái niệm. 5
1.2.2. Một số ưu, nhược điểm của kinh tế thị trường. 5
Chương 2
Những mâu thuẫn cơ bản trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
20 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Mâu thuẫn biện chứng trong nền Kinh tế thị trường hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam
Thực trạng và giải pháp. 6
2.1. Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. 6
2.2. Những mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 6
kết luận 19
tài liệu tham khảo 20
Lời mở đầu
Xã hội loài người đã tồn tại và phát triển trong quá trình lịch sử lâu dài, trải qua các hình thái kinh tế- xã hội và luôn gắn liền với hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất. Nếu ngừng sản xuất ra của cải vật chất thì sự sống trên toàn cầu sẽ bị huỷ diệt. Như Mác đã nói: “ đứa trẻ con nào cũng biết là một nước sẽ chết đói nếu ngừng lao động, tôi không muốn nói là một năm mà ngay trong một tuần “. Không vượt khỏi quy luật khách quan đó nền sản xuất ra của cải vật chất ở nước ta cũng là nền tảng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Từ năm 1986 nhận ra những sai lầm trong cơ chế quản lý, sự tụt hậu của kinh tế Việt Nam so với thế giới, Đảng ta quyết định đổi mới nền kinh tế. Đó là chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau khi đổi mới, chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn, nhưng đồng thời cũng nảy sinh nhiều khuyết tật và hạn chế. Lịch sử phát triển của sản xuất cũng đã chứng minh rằng: cơ chế thị trường là cơ sở điều tiết nền kinh tế hàng hoá đạt hiệu quả cao, song nó cũng không phải là hiện thân của sự hoàn hảo. Trong đó luôn tồn tại những mâu thuẫn. Những mâu thuẫn ấy đã làm kìm hãm sự phát triển của công cuộc đổi mới nhưng nó cũng là nguồn gốc của sự phát triển, là động lực cho sự phát triển. Vì vậy, để phát triển kinh tế và xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước thì việc tìm ra những mâu thuẫn và phương hướng giải quyết những mâu thuẫn ấy là rất cần thiết. Đó cũng là lý do để tôi chọn đề tài: “ mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” cho bài tiểu luận của mình. Qua bài tiểu luận này, với mong muốn được tìm hiẻu thêm về thực trang nền kinh tế nước ta, những quan điểm lý luận, cũng như những vướng mắc trong giải quyết những quy chế xử lý các vấn đề chính trị- xã hội có liên quan đến qúa trình tiến hành cải cách trong việc chuyển đổi nền kinh tế, để từ đó có thể xác định phương hướng nhiệm vụ cho tương lai của mình. Tôi hy vọng được đóng góp một phần rất nhỏ bé của mình cho sự nghiệp phát triển của nước nhà.
Chương 1
Lý luận chung về mâu thuẫn biện chứng
và kinh tế thị trường
1.1. Mâu thuẫn biện chứng.
Hiện tượng khách quan và phổ biến của mâu thuẫn.
Những người theo quan niệm siêu hình đều phủ nhận sự tồn tại khách quan của mâu thuẫn bên trong các sự vật, hiện tượng. Theo họ sự vật là một cái gì đồng nhất thuần tuý, không có mâu thuẫn trong bản thân nó. Tư duy của con người về sự vật có thể có mâu thuẫn, song như vậy thì tư duy đó là sai lầm, không đáng tin cậy. Những người theo quan điểm siêu hình chỉ thừa nhận có những sự đối kháng, sự xung đột giữa các sự vật và hiện tượng với nhau nhưng đó không phải là mâu thuẫn.
Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều tồn tại mâu thuẫn bên trong. Mọi sự vật và hiện tượng đều là một thể thống nhất của các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau. Những mặt này đối lập với nhau nhưng lại liên hệ ràng buộc nhau tạo thành mâu thuẫn.
Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật và hiện tượng của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy của con người. Chẳng những mâu thuẫn tồn tại phổ biến ở mọi sự vật, hiện tượng mà còn tồn tại phổ biến trong suốt quá trình phát triển của chúng. Không có một sự vật, hiện tượng nào lại không có mâu thuẫn và không có một giai đoạn nào trong sự phát triển của mỗi sự vật, hiện tượng lại không có mâu thuẫn. Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành.
Sự thống nhất và đáu tranh của các mặt đối lập.
Mâu thuẫn biện chứng là sự liên hệ tác động qua lại giữa các mặt đối lập. Khái niệm “mặt đối lập” là sự khái quát những thuộc tính, những khuynh hướng trái ngược nhau trong một chỉnh thể làm nên sự vật và hiện tượng. Mỗi mâu thuẫn phải có hai mặt đối lập, nhưng không phải bất kỳ mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn. Chỉ những mặt đối lập nào nằm trong một chỉnh có liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại với nhau mới tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
Trong một mâu thuẫn, hai mặt đối lập có tính thống nhất với nhau. Khái niệm “ thống nhất “ trong quy luật mâu thuẫn có nghĩa là hai mặt đối lập liên hệ với nhau, ràng buộc nhau và quy định lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại của mình. Như vậy, theo quan điểm của phép biện chứng, sự thống nhất không tách rời với sự khác nhau, sự đối lập.
Trong một mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời sự đấu tranh giữa chúng. Hai mặt đối lập này không nằm yên bên nhau, mà chúng luôn luôn đấu tranh với nhau. Khái niệm “đấu tranh” giữa các mặt đối lập có nghĩa là các mặt đối lập bài trừ nhau, phủ định nhau. Sự bài trừ, phủ định nhau trong thế giới vật chất được thể hiện dưới những dạng rất khác nhau. Đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối nghĩa là nó diễn ra liên tục trong suốt quá trình vận động của sinh vật kể cả trong trạng thái sinh vật ổn định cũng như trong sự chuyển hoá nhảy vọt về chất. Sự đấu tranh của các mặt đối lập dấn đến sự chuyển hoá giữa chúng làm cho mâu thuẫn được giải quyết, sinh vật cũ mất đi sinh vật mới hình thành. Trong sinh vật mới lại có mâu thuẫn mới, các mặt đối lập trong mâu thuẫn mới lại đấu tranh lẫn nhau làm cho sinh vật ấy lại chuyển hoá thành sinh vật mới khác tiến bộ hơn. Quá trình đó lặp đi lặp lại không ngừng tạo lên nguồn gốc, động lực sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Sự chuyển hoá của các mặt đối lập.
Không phải bất kỳ sự đấu tranh nào của các mặt đối lập đều dẫn đến sự chuyển hoá giữa chúng. Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một trình độ nhất định, hội đủ các điều kiện cần thiết mới dẫn đến chuyển hoá, bài trừ và phủ định lẫn nhau. Trong giới tự nhiên, chuyển hoá của các mặt đối lập thường diễn ra một cách tự phát, còn trong xã hội, chuyển hóa của các mặt đối lập nhất thiết phải diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con người. Do đó không nên hiểu sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập chỉ là sự hoán đổi vị trí một cách đơn giản máy móc thông thường thì mâu thuẫn chuyển hoá theo hai phương thức. Trong phương thức thứ nhất thì mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia nhưng ở trình độ cao hơn xét về phương diện chất của sự vật. Trong phương thức thứ hai cả hai mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau để thành hai mặt đối lập mới hoàn toàn
Kinh tế thị trường.
Khái niệm.
Một nền kinh tế mà trong đó các vấn đề cơ bản của nó do thị trường quyết định được xem là nền kinh tế thị trường.
Cơ chế thị trường được hiểu là cơ chế tự điều tiết nền kinh tế hàng hoá do sự tác động của các quy luật kinh tế vốn có của nó. Cơ chế đó giải quyết ba vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế là: cái gì, như thế nào và cho ai. Cơ chế thị trường bao gồm các nhân tố cơ bản là cung- cầu và giá cả thị trường.
Một số ưu, nhược điểm của kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường mang lại hiệu quả kinh tế cao, vì kinh tế thị trường là một cơ chế mà nó phát huy được động lực cá nhân, nó tự cân bằng, tự điều chỉnh do quan hệ cung cầu quyết định, đảm bảo sự phù hợp giữa khối lượng, cơ cấu sản xuất với khối lượng cơ cấu tiêu dùng. Vì vậy nó kích thích tăng năng xuất, hạ chi phí, nâng cao chất lượng.
Tuy nhiên, kinh tế thị trường đưa đến một sự phân phối bất bình đẳng, phân hoá giàu nghèo trong xã hội, huỷ hoại nhân cách đạo đức của một bộ phận người. Nó dẫn đến việc lạm dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra kinh tế thị trường còn gắn liền với tính chu kỳ khủng hoảng, lạm phát và thất nghiệp.
Chương 2
Những mâu thuẫn cơ bản trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Thực trạng và giải pháp.
2.1. Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Trong bản thân nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta vẫn tồn tại rất nhiều những mâu thuẫn. Những mâu thuẫn này tồn tại một cách khách quan trong nền kinh tế, chúng luôn tác động qua lại, quy định lẫn nhau. Giải quyết được các mâu thuẫn một cách hợp lý là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy vậy những mâu này diễn ra hết sức gay gắt, phức tạp, đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách khoa học để đưa ra những giải pháp giải quyết các mâu thuẫn đó một cách kịp thời, hợp lý.
2.2. Những mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Như đã nói ở trên, nền kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế thị trường quá độ, do vậy nó không thể tránh được những mâu thuẫn quá độ của nó, vấn đề đặt ra là chúng ta làm sao phải xác định được chính xác những mâu thuẫn đó, với các mặt đối lập của chúng từ đó tìm ra phương hướng giải quyết thích hợp. Sau đây tôi xin nêu ra một số mâu thuẫn cơ bản đang tồn tại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và những phương hướng giải quyết.
Một là, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Đây là một mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu, nó diễn ra hết sức gay gắt, quyết liệt và phức tạp đòi hỏi cần phải được giải quyết một cách kịp thời, hợp lý. Theo quan điểm của triết học thì mâu thuẫn này tồn tại là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường đang ở thời kỳ quá độ ở nước ta. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt đối lập trong một chỉnh thể là phương thức sản xuất. Giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ràng buộc nhau và quy định lẫn nhau. Thật vậy, lực lượng sản xuất là nội dung của sự vật, còn quan hệ sản xuất là ý thức của sự vật. Do vậy lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất thường xuyên vận động và phát triển nên quan hệ sản xuất cũng phải luôn thay đổi để đáp ứng yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Nếu quan hệ sản xuất đáp ứng được những yêu cầu của lực lượng sản xuất thì sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, nếu quan hệ sản không đáp ứng được những yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất thì quan hệ sản xuất lại trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất và điều đó đồng nghĩa với việc kìm hãm sự phát triển kinh tế. Khi đó, để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển thì cần phải có một cuộc cách mạng xã hội. Cuộc cách mạng đó sẽ làm thay đổi quan hệ sản xuất, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một minh chứng cho điều này. Quan hệ sản xuất trước năm 1986, có tác dụng tích cực khi nước ta còn chiến tranh, nhưng khi đất nước hoà bình, thì quan hệ sản xuất cũ không còn phù hợp, nó đã trở nên lạc hậu, là yếu tố kìm hãm sự phát triển kinh tế nước ta trong suốt một thời gian dài. Công cuộc đổi mới do Đại hội Đảng VI đã làm thay đổi quan hệ sản xuất, chuyển nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung sang kinh tế thị trường có sự định hướng của Nhà nước.
Công cuộc đổi mới đã thu được rất nhiều thành tựu đáng kể: đời sống nhân dân được nâng cao, nền sản xuất phát triển mạnh, tình hình chính trị ổn định…Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã được giải quyết mà thực sự, nó lại chuyển thành một mâu thuẫn mới với sự thống nhất và đấu tranh mới.
Hiện nay, đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế nước ta trở thành nền kinh tế tri thức. Do vậy Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề phát triển lượng sản xuất theo kịp với trình độ thế giới. Và thực tế, chúng ta cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể: lực lượng lao động của chúng ta có trình độ, có năng lực, khả năng sáng tạo cao, cộng thêm sự cần cù, chịu khó vốn có của người Việt Nam; việc mở cửa nền kinh tế đã tạo điều kiện cho chúng ta đã tiếp thu được nhiều thành tựu của khoa học trên thế giới với những công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của họ áp dụng vào Việt Nam. Do vậy, có thể nói lực lượng sản xuất ở nước ta đang phát triển với một trình độ tương đối cao. Tuy nhiên do ảnh hưởng nặng nề của cơ chế cũ, quan hệ sản xuất ở nước ta vẫn chưa theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất. Điều đó đã kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước. Tôi xin đưa ra một số nhận định để minh chứng cho điều trên:
Thứ nhất, trong nền kinh tế của nước ta vẫn tồn tại nhiều thành phần kinh tế với những quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất khác nhau, giữa các thành phần kinh tế lại có sự mâu thuẫn về lợi ích làm cho sự quản lý ở tầm vĩ mô là rất khó, gây ra nhiều sự bất cập trong các chính sách của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế chung của cả nước.
Thứ hai, quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất vẫn còn nhiều yếu kém, biểu hiện ở các mặt sau: cơ cấu tổ chức của bộ máy Nhà nước ta vẫn còn khá cồng kềnh, phức tạp. Tình trạng này đã gây lên sự đan xen, chồng chéo quyền lực giữa các cơ quan quyền lực của Nhà nước làm cho một số thủ tục pháp lý trở lên phức tạp, cản trỏ việc kinh doanh của các doanh nghiệp; tình trạng tham ô, cửa quyền của một số cán bộ trong bộ máy Nhà nước ta vẫn còn rất nhức nhối, nó đã làm cho quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất không được lành mạnh; sự phân công lao động xã hội chưa hợp lý như tình trạng thừa thầy thiếu thợ, nơi thừa cán bộ, nơi thiếu cán bộ, nơi thì tập trung nhiều lao động có tay nghề, trình độ cao nơi thì thiếu…; sự chuyên môn hoá và hiệp tác hoá sản xuất chưa cao cụ thể là: nền sản xuất nước ta vẫn là nền sản xuất nhỏ, manh mún, chưa đi vào chuyên môn hoá, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong việc sản xuất và tìn thị trường tiêu thụ…
Thứ ba, quan hệ phân phối sản phẩm chưa được tổ chức một cách hợp lý. Tình trạng sản phẩm làm ra qua nhiều khâu trung gian rồi mới đến tay người tiêu dùng vẫn còn rất phổ biến điều đó làm cho sản phẩm của chúng ta làm ra rất khó cạnh tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp của chúng ta vẫn chưa chủ động tìm kiếm thị trường, ít có sự liên kết trong việc tìm kiếm đầu ra…
Đó chính là một số yếu kém của quan hệ sản xuất nước ta. Những yếu kém này đã làm kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Dẫn đến làm chậm sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Để giải quyết mâu thuẫn này thì trước hết vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước là rất quan trọng. Tuy nhiên, cần phải có những giải pháp hợp lý, đúng đắn thì mới thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sau đây tôi xin nêu ra một số ý kiến để giải quyết mẫu thuẫn trên:
Thứ nhất, tăng cường vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hướng các thành phần kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở kết hợp hài hoà lợi ích giữa các thành phần kinh tế.
Thứ hai, tinh giảm bộ máy Nhà nước, kiên quyết xử lý những cán bộ có hiện tượng tiêu cực, tổ chức thuyên chuyển cán bộ, cải cách hệ thống đào tạo cho phù hợp với tình hình hiện tại, đào tạo lại cán bộ, tổ chức phân công lao động xã hội một cách hợp lý, tổ chức lại mạng lưới phân phối sản phẩm, có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm thị trường tiêu thụ và phân phối sản phẩm.
Thứ ba, đẩy mạnh và nâng cao trình độ của lực lượng lao động, lấy con người làm nòng cốt, không ngừng cải tiến và nâng cao nền khoa học và công nghệ nước nhà.
Hai là, mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.
Lợi ích là một trong những động lực để phát triển kinh tế, do đó để thực hiện phát triển kinh tế cần phải coi trọng mọi lợi ích: lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. Trong thời kỳ quá độ và kể cả trong chủ nghĩa xã hội, mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội không những không mất đi mà còn diễn biến phức tạp hơn. Lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội đều nằm trong hệ thống lợi ích kinh tế, chúng gắn bó chặt chẽ với nhau, luôn luôn phủ định nhau Trong mối quan hệ này, nếu lợi ích cá nhân bị vi phạm thì xã hội sẽ mất đi một động lực to lớn của sự phát triển xã hội, còn ngược lại nếu cá nhân có lợi nhưng lợi ích tập thể bị vi phạm thì sẽ gây ra những thiệt hại cho xã hội, kìm hãm sự phát triển kinh tế. Chẳng hạn, vì lợi ích cá nhân ích kỷ mà trong sản xuất kinh doanh và trong các hoạt động xã hội khác, người ta có thể phá hoại môi trường sống, có thể làm tất cả những việc phi pháp, phi đạo đức miễn là những việc đó có thể thu được lợi nhuận cao cho họ. Tình trạng này còn rất phổ biến ở nước ta, đặc biệt là những trường hợp làm hàng giả, hàng kém chất lượng đã gây ra nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm , làm tổn hại đến sức khoẻ, đời sống của cộng đồng. Trong trường hợp này, khi một thiểu số cá nhân được hưởng lợi thì cộng đồng xã hội lại phải gánh chịu những thiệt hại do những cá nhân đó gây ra, đồng nghĩa với việc lợi ích của xã hội bị vi phạm.
Điều cần thiết là chúng ta phải phân biệt lợi ích chính đáng của cá nhân với lợi ích ích kỷ của cá nhân. Lợi ích chính đáng của cá nhân là động lực phát triển của xã hội, là cái mà xã hội phải tôn trọng còn lợi ích ích kỷ của cá nhân là nguồn gốc của chủ nghĩa cá nhân.
ở nước ta hiện nay, nạn tham ô, tham nhũng là một vấn nạn quốc gia, là một trong những nguy cơ mà Đảng ta đã xác định là phải sớm tiêu diệt. Nguyên nhân của nạn tham ô tham nhũng chính là chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân đã làm cho một số không ít cán bộ trong bộ máy Nhà nước tha hoá biến chất, ăn cắp, tham nhũng. Nếu xã hội không có những biện pháp tích cực, có hiệu quả chống lại nạn tham nhũng thì nạn này không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng, bởi vì cùng với sự tăng trưởng kinh tế, của cải xã hội, phúc lợi tập thể tăng lên, mà những thứ này lại được giao cho những cá nhân trực tiếp quản lý.
Kinh tế thị trường đã làm cho tâm lý một bộ phận nhân dân chạy theo đồng tiền, nó mở ra khả năng một số người không lao động vẫn được hưởng thành quả lao động của người khác. Họ làm bất cứ điều gì, kể cả những việc vô nhân đạo, miễn là thu được lợi bất chấp hậu quả trước mắt và lâu dài của việc làm đó.
Nhưng nếu chúng ta chỉ quan tâm đến lợi ích xã hội mà quyên đi lợi ích cá nhân thì lúc đó bản thân cá nhân sẽ không còn đóng góp tích cực cho xã hội, gây ra kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Một thực tế là mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội xuất hiện do những sai lầm trong chủ trương, chính sách của Nhà nước làm hạn chế, ngăn cản sự phát triển phong phú của nhu cầu, lợi ích cá nhân, làm suy giảm đáng kể sự tích cực sáng tạo của cá nhân. Đó chính là một trong những nguyên nhân của tình trạng bất công xã hội. Tình trạng này đã diễn ra trong mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn hiện nay mặc dù Nhà nước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ để phát huy tối đa năng lực sáng tạo của cá nhân nhưng tình trạng này không phải đã hết. Thật vậy trong một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước thì tình trạng những người thực sự tài giỏi không được trưng dụng vẫn còn rất phổ biến.
Như vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta thì mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội tồn tại là một yếu tố khách quan. Để giải quyết mâu thuẫn này chúng ta không thể kêu gọi cá nhân hãy vì lợi ích tập thể mà phải có những biện pháp đấu tranh cụ thể. Chẳng hạn đối với hàng ngũ cán bộ cần thực hiện các biện pháp như kê khai tài sản, thuyên chuyển cán bộ, thực hiện việc trưng cầu dân ý… Đặc biệt, phải chống lại chủ nghĩa cá nhân, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, nhất là chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Mặt khác Nhà nước phải có những chính sách tích hợp để khuyến khích phát triển năng lực cá nhân, chọn những người có tài có đức vào trong hàng ngũ lãnh đạo.
Ba là, mâu thuẫn giữa lợi ích của người lao động và lợi ích của người thuê mướn lao động.
(Thực sự thì mâu thuẫn giữa lợi ích của người lao động với lợi ích của người thuê mướn lao động và mâu thuẫn giữa lợi ích của cá nhân với lợi ích xã hội đều nằm trong cùng một hệ thống lợi ích kinh tế. Nhưng do hai mâu thuẫn này có nhiều điểm khác biệt và tầm quan trọng trong việc phân định rõ hai loại mâu thuẫn nên tôi xin xét riêng từng mâu thuẫn với tư cách là những mâu thuẫn tồn tại trong nền kinh tế của nước ta hiện nay. )
Mặc dù mục tiêu của chúng ta là xoá bỏ bóc lột, đảm bảo công bằng xã hội. Nhưng trong thời kỳ quá độ, chúng ta vẫn phải chấp nhận là có thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa trong cơ cấu kinh tế tức là chấp nhận có hình thức sở hữu và kinh doanh có thuê mướn lao động và có bóc lột sức lao động. Như chúng ta đã biết thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa là một mô hình kinh tế của chủ nghĩa tư bản, do vậy trong bản thân nó đã chứa đựng mâu thuẫn giữa lợi ích của người lao động làm thuê và lợi ích của người thuê mướn lao động.
Lợi ích của người lao động và lợi ích của người thuê mướn lao động là hai mặt đối lập trong một mâu thuẫn rất cơ bản và chủ yếu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, sự đấu tranh giữa hai mặt này luôn luôn diễn ra hết sức gay gắt, và ngày nay nó diễn biến hết sức phức tạp. Chủ nghĩa tư bản ngày nay không như chủ nghĩa tư bản tiền thân của nó, các hình thức bóc lột công nhân không diễn ra một cách trắng trợn mà có nhiều biến tướng, chẳng hạn như trong các công ty cổ phần, công nhân có thể mua các cổ phần để được chia lợi nhuận của công ty theo tỷ lệ cổ phần mình mua, điều đó có nghĩa là - theo như lời của các nhà tư bản thì công nhân không hề bị bóc lột, họ cũng có vai trò tương đương với các nhà tư bản trong công ty. Nhưng trong thực tế, lượng cổ phần mà công nhân có chỉ rất nhỏ so với nhà tư bản, do vậy bản chất bóc lột lao động làm thuê của các nhà tư bản ở đây vẫn không hề thay đổi mà chỉ biến tướng theo dạng khác.
Do vậy, trong giai đoạn hiện nay thì mâu thuẫn giữa lợi ích của người lao động và lợi ích của người thuê mướn lao động tồn tại khách quan cùng với sư tồn tại của thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa. Không có cơ sở để khẳng định rằng, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, hình thức kinh doanh có thuê mướn lao động ngày càng giảm đi. Và cũng là sai lầm nếu cho rằng, chỉ có thành phần kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế hợp tác xã là phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa và sẽ thay thế dần các thành phần kinh tế còn lại, theo tôi tất cả các thành phần kinh tế đều phát triển theo một định hướng duy nhất: định hướng xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, cộng với sự chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước, sự lớn mạnh của thành phần kinh tế hợp tác, sự đoàn kết của các phong trào công nhân, các thành phần kinh tế có thuê mướn lao động sẽ giảm dần mức độ bóc lột của nó.
Để giải quyết được mối quan hệ có trên thì theo tôi, chúng ta phải kết hợp hài hoà giữa các lợi ích: lợi ích của người lao động, lợi ích của người thuê mướn lao động và lợi ích của Nhà nước. Nếu bất kỳ lợi ích nào bị vi phạm thì cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế.
Nhà nước, bằng hệ thống pháp luật và những chính sách kinh tế- xã hội của mình vừa khuyến khích lợi ích chính đáng và tính sáng tạo của các nhà kinh doanh vừa hạn chế sự bóc lột người lao động và những tiêu cực trong hoạt động kinh doanh của họ. Thông qua công cụ thuế, và các khoản đóng góp khác, Nhà nước điều tiết lại thu nhập, phân bổ lại của cải xã hội, mở rộng, phát triển các chương trình xã hội. Thông qua hệ thống pháp luật Nhà nước buộc các cơ sở kinh doanh có những chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với người lao động.
Bốn là, mâu thuẫn giữa tính tự phát và tính tự giác trong sự phát triển kinh tế xã hội.
Hiện tại nền sản xuất của nước ta vẫn là một nền sản xuất nhỏ, trình độ kỹ thuật vẫn còn lạc hậu, do đó không thể tránh khỏi tính tự phát tư bản chủ nghĩa, và đặc biệt trong cơ cấu các thành phần kinh tế vẫn còn các thành phần kinh tế tư bản tư nhân, tư bản nhà nước do đó tính tự phát tư bản chủ nghĩa càng cao. Việc định hướng nền kinh tế nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa tránh được sự tự phát là một việc rất quan trọng. Nếu để nền kinh tế phát triển một cách tự phát thì không thể thực hiện được các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Ngược lại với tính tự phát là tính tự giác, là hoạt động dựa trên sự nhận thức đúng đắn các xu thế, các quy luật khách quan của xã hội. Do vậy việc nhận thức đúng đắn sẽ có tác dụng to lớn, nhưng nếu sự nhận thức có sai lầm, nhất là trên bình diện quốc gia thì hậu quả thật khôn lường.
Như vậy việc giải quyết mâu thuẫn giữa tính tự phát và sự tự giác là một nhiệm vụ cấp bách nhưng cũng đòi hỏi sự thận trọng rất lớn bởi lẽ sự mâu thuẫn này diễn ra rất phức tạp trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Không thể ngay một lúc mà ta có thể xoá bỏ hoàn toàn mọi hoạt động tự phát của con người và biến mọi hoạt động của con người thành hoạt động tự giác ngay được.
Trước hết, cần từng bước nâng cao nhận thức của người dân về chủ nghĩa xã hội, về đường lối cách mạng mà Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng, đồng thời cũng cần phải nâng cao năng lực nhận thức cũng như năng lực tổ chức, quản lý, phối hợp hoạt động trên bình diện xã hội.. Những việc làm trên sẽ làm cho tính tự giác ngày càng được nâng cao và hạn chế dần tính tự phát của mọi người trong xã hội.
Năm là, mâu thuẫn giữa bình đẳng, công bằng xã hội với tình trạng bất bình đẳng, bất công trong xã hội.
Từ khi nước ta thực hiện việc mở cửa, chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trườngđã thu được nhiều thành tựu to lớn, đời sống của người dân được nâng cao. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực của kinh tế thị trường thì tồn tại trong nó cũng rất nhiều khiếm khuyết, một trong những khiếm khuyết đó chính là sự bất bình đẳng, bất công bằng xã hội, mặc dù mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là đảm bảo công bằng xã hội. Trong cơ chế cũ thì việc quan niệm không đúng về vấn đề bình đẳng xã hội đã gây ra sự yếu kém, trì trệ trong nền kinh tế.
Do vậy trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần nhận thức lại vấn đề bình đẳng xã hội. Theo quan điểm của cá nhân tôi thì bình đẳng xã hội không phải là mọi người trong xã hội đều được hưởng quyền lợi, lợi ích như nhau mà bình đẳng xã hội là đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của mọi người, mọi tổ chức, không được phân biệt đối sử giữa những cá nhân, giữa những tổ chức…, lợi ích của những cá nhân, tổ chức được đánh giá thông qua lao động của họ: làm theo năng lực, hưởng theo lao động.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội là đảm bảo xã hội công bằng, văn minh, nhưng nền kinh tế thị trường lại sản sinh ra những hiện tượng tiêu cực như sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc, nạn thất nghiệp, tình trang bất công tiêu cực ngày càng gia tăng. Nhưng nếu chúng ta thực hiện đảm bảo công bằng xã hội thì những mặt tiêu cực đó cũng sẽ bị hạn chế và ít có biểu hiện rõ nét hơn.
Kinh tế thị trường, tuy có mặt trái không thể tránh của nó, nhưng về cơ bản và lâu dài, nó là một trong những điều kiện để thực hiện công bằng và bình đẳng xã hội. Trong điều kiện hiện nay thì công bằng xã hội phải được hiểu ở cả hai mặt: mặt bình đẳng và mặt bất bình đẳng. Bên cạnh việc đấu tranh cho bình đẳng xã hội, chúng ta vẫn phải chấp nhận có sự bất bình đẳng do yêu cầu khắt khe của quy luật thị trường.
Theo xu hướng chung, thì sự bất bình đẳng cũng sẽ dần bị sự bình đẳng, công bằng xã hội phủ định , dần dần thay thế, nhưng trước mắt chúng ta chỉ phấn đấu thực hiện bình đẳng về cơ hội, còn về mặt hưởng thụ thì chỉ thực hiện bình đẳng ở một số nhu cầu cơ bản nhất rồi dần phát triển lên.
Sáu là, mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế.
Phát triển nền kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ tức là ta phải chấp nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất. Các thành phần kinh tế này vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau.
Các thành phần kinh tế này mặc dù sự hoạt động có khác nhau, dựa trên lợi ích kinh tế có khác nhau nhưng đều hoạt động trong cùng một hệ thống phân công lao động xã hội., không một thành phần kinh tế nào nằm ngoài hệ thống đó.
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường nên bất cứ doanh nghiệp nào, ở bất cứ thành phần kinh tế nào cũng phải hướng vào việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong nền kinh tế mở, việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như ngoài nước là một chiến lược rất quan trọng trong việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngoài ra giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình , họ không thể hoạt động riêng lẻ mà phải liên hệ với nhau để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Do lợi ích về kinh tế về cơ bản và lâu dài giữa các thành phần kinh tế là không giống nhau nên tất yếu phải nảy sinh những mâu thuẫn. Trong tình hình hiện nay, các chính sách của Nhà nước và hệ thống pháp luật còn thiếu và chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập, cộng thêm những kinh nghiệm quản lý vị mô còn thiếu, vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế quốc doanh còn non kém, thành phần kinh tế tập thể chưa lớn mạnh cho nên những mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế còn biểu hiện mạnh mẽ, gay gắt. Biểu hiện ở việc kinh doanh của một số doanh nghiệp kém lành mạnh, một số tiêu cực nẩy sinh như trốn thuế, khai man thuế, tình trạng sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng còn nhiều…
Ta có thể phân thành hai loại mâu thuẫn:
Mâu thuẫn giữa cấc thành phần kinh tế: mâu thuẫn giữa một bên là kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản Nhà nước với một bên là tính tự phát tư sản, tiểu tư sản của kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể.
Mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp trong cùng một thành phần kinh tế.
Các loại mâu thuẫn nói trên diễn biến hết sức phức tạp, tồn tại và tác động lẫn nhau trong suốt thời kỳ quá độ. Do vậy để phát triển kinh tế một cách lành mạnh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì cần phải có những biện pháp đồng bộ kịp thời, theo tôi đó là: kết hợp hài hoà các lợi ích kinh tế của các thành phần kinh tế, đảm bảo sự công bằng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế về quyền lợi cũng như nghĩa vụ tăng cường vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế quốc doanh. Đối với các doa._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T0195.doc