Tài liệu Mâu thuẫn biện chứng qua việc tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam hội nhập WTO: ... Ebook Mâu thuẫn biện chứng qua việc tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam hội nhập WTO
20 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Mâu thuẫn biện chứng qua việc tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam hội nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi më ®Çu
ViÖt Nam gia nhËp WTO lµ mét sù kiÖn nãng, mét bíc ngoÆc lÞch sö cho sù ph¸t triÓn nÒn kinh tÕ ViÖt Nam. KÓ tõ thêi ®iÓm nép ®¬n xin gia nhËp WTO vµo th¸ng 1/1995. Tr¶i qua muêi n¨m kiªn tr× vµ nç lùc ®µm ph¸n , ViÖt Nam ®· cã nh÷ng bíc tiÕn ®¸ng kÓ trong viÖc thùc hiÖn c¸c môc tiªu ®Ó trë thµnh thµnh viªn chÝnh thøc cña tæ chøc thong m¹i lín nhÊt toµn cÇu .
Việt Nam đã được công nhận là nước ổn định về chính trị, xã hội và là một trong những nước an toàn trong khu vực. Điều rõ ràng là đất nước có lợi thế về lao động vị trí địa lý và tài nguyên để tạo hàng hoá xuất khẩu đi các thị trường, môi trường đầu tư ở Việt Nam đã được cải thiện tèt hơn do hệ thống luật pháp phù hợp với các quy định của WTO, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài được đối xử bình đẳng... Trong bối cảnh đó, khi trở thành thành viên chính thức của WTO, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có nhiều hứa hẹn để phát triển đất nước và đóng góp vào sự phát triển chung của khu vực và thế giới.
Nhưng bên cạnh cơ hội luôn là những khó khăn thách thức. Nếu có biện pháp giải quyết đúng đắn những điều này sẽ là động lực thúc đẩy nền kinh tế-xã hội Việt nam phát triển mạnh mẽ. Nếu không nó sẽ tác động tiêu cực kìm hãm đất nước. Thực tế đã chứng minh 40% các nước gia nhập WTO trở nên nghèo hơn. Liệu Việt Nam có nằm trong tỉ lệ không nhỏ các nước đó ?!.
Việt Nam gia nhập WTO luôn là sự quan tâm hàng đầu trong các vấn đề đất nước. Với sự hiểu biết của mình em xin trình bày nội dung : “Mâu thuẫn biện chứng qua việc tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO”
Ch¬ng I: C¬ së lý luËn cña m©u thuÉn biÖn chøng
Tất cả mọi sự vật hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau. Các sự vật này vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau tạo nên mâu thuẫn.V. I. Lenin viết :“có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhấtcủa các mặt đối lập.Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những giải thích và một sự phát triển thêm”
Muân thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến của thế giới. Đó là nguồn gốc, động lực của mọi quá trình vận động phát triển của các sự vật hiện tượng.
1) Khái niệm các mặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:
tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau như: trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân, trong sinh vật có đồng hoá và dị hoá, trong kinh tế thị trường có cung và cầu…những mặt trái ngược nhau đó phép biện chứng duy vật gọi là các mặt đối lập.
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, tính quy định.Có xu hướng vận động ngược chiều nhau trong tồn tại khác quan của sự vật. Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn hình thành và phát triển do cấu trúc tự thân bên trong của sự vật quy định. Nó không phụ thuộc vào bất kì một lực lượng siêu nhiên nào và cũng không phụ thuộc vào ý chí của con người. Nó tồn tại khách quan và phổ biến trong thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật tồn tại cho đến khi kết thúc. Mâu thuẫn tồn tại trong không gian và thời gian mọi giai đoạn phát triển của sự vật. Mâu thuẫn này mất đi mâu thuẫn khác lại được hình thành.
Các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, không tách rời nhau giữa các mặt đối lập.Các mặt đối lập không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau gọi là sự đồng nhất giữa các mặt đối lập.Chính sự đồng nhất này tạo cơ sở để các mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau khi mâu thuẫn triển khai đến một mức nào đó
Các mặt đối lập không chỉ thống nhất, mà còn luôn luôn đấu tranh với nhau. Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hưóng bài trừ và phủ định lẫn nhau
2- Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn.
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là tương đối tạm thời. Nó chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định, đó là trạng thái đứng im tương đối của sự vật. Tính tương đối của sự thống nhất làm cho thế giới vật chất phân hóa thành các bộ phận sự vật phong phú đa dạng phức tạp.
Còn sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối vĩnh viễn. Nó diễn ra liên tục suốt trong quá trình tồn tại của sự vật kể cả trong trạng thái sự vật ổn định nhất cũng như khi có sự chuyển hóa nhảy vọt về chất. Sự đấu tranh của các mặt đối lập tạo nên tính liên tục của vận động phát triển của sự vật.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập gây ra sự biến đổi của từng mặt. Khi cuộc đấu tranh của các mặt đối lập chín mùi thì gây ra sự chuyển hóa của các mặt đối lập. Chuyển hóa của các mặt đối lập là lúc mâu thuẫn được giải quyết. Sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. Sự giải quyết mâu thuẫn giữa các giai cấp thống trị và giai cấp bị trị về kinh tế, chính trị đời sống tinh thần quan hệ với tư liệu sản xuất… là nguồn gốc động lực của tiến bộ xã hội. Trong tự nhiên sự giải quyết mâu thuẫn giữa đồng hóa và dị hóa, giữa biến dị và di truyền, cơ thể và môi trường là nguồn gốc động lực của sự phát triển sinh vật từ thấp đến cao. Trong tư duy sự giải quyết mâu thuẫn giữa nhận thức hữu hạn của một thế hệ người với nhận thức vô hạn của loài người, chân lí và sai lầm tiến bộ và lạc hậu… là nguồn động lực của sự phát triển tư duy.
Nhưng không phải bất kì sự đấu tranh nào của các mặt đối lập cũng dẫn tới sự chuyển hóa giữa chúng. Chỉ khi nào sự đấu tranh giữa các mặt đối lập phát triển đến một mức độ nhất định, hội đủ các điều kiện cần thiết mới dẫn đến chuyển hóa. Trong tự nhiên chuyển hóa của các mặt đối lập diễn ra một cách tự phát còn trong xã hội chuyển hóa của các mặt đối lập phải thông qua hoạt động có ý thức của con người.
3- Phân loại mâu thuẫn:
- Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, người ta phân biệt các mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:
+Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật
+Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra trong mối quan hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác.
- Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản :
+Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của sự vật. Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi về chất.
+ Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẩn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó không quy định bản chất của sự vật. Mâu thuẫn đó nãy sinh hay được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất.
- Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu:
+ Mâu thuẫn chủ yếu: là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu trong một giai đoạn phát triển của sự vật nó chi phối các mâu thuẫn trong giai đoạn đó.
+ Mâu thuẫn thứ yếu: là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của sự vật nhưng nó bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối.
4- Ý nghĩa phương pháp luận:
Việc nghiên cứ quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có ý nghĩa phương pháp luận quan trong trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Để nhận thức đúng bản chất của sự vật và tìm ra phương hướng giải pháp đúng cho mọi hoạt động thực tiễn phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật, muốn vậy phải tìm trong thể thống nhất những mặt những khuynh hướng trái ngược nhau.
Khi phân tích mâu thuẫn phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển và vị trí của từng mặt đối lập, mối quan hệ qua lại giữa chúng, điều kiện chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng.
Để thúc đẩy sự phát triển tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn, không được điều hòa mâu thuẫn. Mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải quyết khác nhau, phải tìm ra các hình thức giải quyết mâu thuẩn mâu thuẫn một cách kinh hoạt, vừa phù hợp với từng loại mâu thuẫn vừa phù hợp với điều kiện cụ thể
Chương 2:Nội dung mâu thuẫn biện chứng qua việc tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO
* Vài nét cơ bản về tổ chức thương mại quốc tế WTO
Tæ chøc WTO lµ tªn viết tắt của 3 chữ World Trade Organization
Ngày thành lập: 1/1/1995Trụ sở chính: Geneva, Thụy SỹThành viên: 148 nước (tính đến ngày 13/10/2004)Ngân sách: 162 triệu francs Thụy Sỹ (số liệu năm 2004).Tổng giám đốc: Supachai Panitchpakdi (Thái Lan)
Chức năng chính: - Quản lý các hiệp định về thương mại quốc tế.- Diễn đàn cho các vòng đàm phán thương mại.- Giải quyết các tranh chấp thương mại.- Giám sát các chính sách thương mại - Trợ giúp về kỹ thuật và đào tạo cho các quốc gia đang phát triển.- Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.
Về cơ cấu tổ chức, hiện nay WTO có 152 nước là thành viên,chiếm 97% thương mại toàn cầu và khoảng 30 quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán gia nhập.Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Về chức năng, WTO có hai chức năng chính vừa là diễn đàn đàm phán về thương mại và đồng thời là tổ chức giải quyết các tranh chấp về thương mại; về đàm phán, phần lớn các quyết định của WTO đều dựa trên cơ sở đàm phán và đồng thuận. Mỗi thành viên của WTO có một phiếu bầu có giá trị ngang nhau; về giải quyết tranh chấp, thông qua hội đồng dàn xếp tranh chấp, WTO có quyền ban hành các biện pháp trừng phạt đối với các thành viên không tuân theo luật lệ; về cơ cấu tổ chức, cơ quan có quyền lực cao nhất là Hội nghị bộ trưởng, họp ít nhất hai năm một lần. Giữa hai kỳ hội nghị là Đại hội đồng bao gồm đại diện có thẩm quyền của tất cả các thành viên. Dưới đó là các Hội đồng thương mại hàng hóa, Hội đồng thương mại dịch vụ, Hội đồng về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ; về các nguyên tắc: Không phân biệt đối xử, không được đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài cũng như những người kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ đó kém hơn trong nước; Đãi ngộ tối huệ quốc, các đãi ngộ thương mại của một thành viên dành cho một thành viên khác cũng phải được áp dụng cho tất cả các thành viên trong WTO; minh bạch, các điều lệ và hạn định ngoại thương phải được công bố.Việt Nam gia nhập WTO được coi là xu thế tất yếu của lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua việc tham gia thị trường quốc tế, sản phẩm của doanh nghiệp không còn bị giới hạn bởi không gian một quốc gia. Các luồng vốn đầu tư, khoa học công nghệ và nguồn nhân lực đều có cơ hội giao lưu, tham gia vào sự phân công lao động toàn cầu, tạo ra một không gian rộng lớn cho phát triển kinh tế. Nhưng bên cạnh cơ hội luôn là những khó khăn thách thức kèm theo. Những tác động từ việc gia nhập WTO không chỉ trong phạm vi một ngành một lĩnh vực mà toàn bộ đời sống kinh tế- xã hội
I:Những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO
1-Cơ hội:
Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu
Khi gia nhập WTO, theo nguyên tắc tối huệ quốc, nước ta sẽ được tiếp cận mức độ tự do hoá này mà không phải đàm phán hiệp định thương mại song phương với từng nước. Hàng hoá của nước ta vì vậy sẽ có cơ hội lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế. Do điều kiện tự nhiên và chi phí lao động rẻ, Việt Nam có lợi thế trong một số ngành, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp và dệt may. Đây là hai ngành được WTO rất quan tâm và đã đề ra nhiều biện pháp để xoá bỏ dần các rào cản thương mại.
Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Gia nhập WTO sẽ giúp chúng ta có được một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn, có sức hấp dẫn hơn đối với đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Gia nhập WTO cũng là thông điệp hết sức rõ ràng về quyết tâm cải cách của nước ta, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn vào làm ăn tại Việt Nam. Ngoài ra, cơ hội tiếp cận thị trường của các thành viên WTO khác một cách bình đẳng và minh bạch theo hướng đúng chuẩn mực của WTO, cũng là một yếu tố quan trọng để thu vốn đầu tư của nước ngoài.
Nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế
Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Trước sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước, sẽ phải vươn lên để tự hoàn thiện mình, nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, giảm thuế và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố đầu vào với chi phí hợp lý hơn, từ đó có thêm cơ hội để nâng cao sức cạnh tranh không những ở trong nước mà còn trên thị trường quốc tế
Sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Môi trường thương mại quốc tế, sau này nhiều nỗ lực của WTO, đã trở lên thông thoáng hơn. Tuy nhiên, khi tiến ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp của nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại, trong đó có cả những rào cản trá hình núp bóng các công cụ được WTO cho phép như chống trợ cấp, chống bán phá giá…Gia nhập WTO sẽ giúp ta sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này, qua đó có thêm công cụ để đấu tranh với các nước lớn, đảm bảo sự bình đẳng trong thương mại quốc tế. Thực tiễn cho thấy, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hoạt động khá hiệu quả và nhiều nước đang phát triển đã thu được lợi ích từ việc sử dụng cơ chế này.
2- Thách thức
Việt Nam phải hiểu tường tận các luật lệ của WTO được áp dụng cho từng nước, từng mặt hàng, từng khu vực để hướng DN của mình ra thị trường thế giới. Cần thấy rõ rằng hội nhập là thách thức, nếu không tìm cho mình một cơ sở vững vàng để kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm cách để quản trị doanh nghiệp theo hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới và phải có sự hiểu biết không phải là sơ đẳng mà rất tường tận về thị trường thế giới.
Cạnh tranh dịch vụ
Chúng ta đang phải đối mặt với sự mất cân đối hiện nay của trình độ phát triển các lĩnh vực dịch vụ của ta so với các nước phát triển. Cùng với hội nhập, Việt Nam sẽ phải mở cửa và sẽ dẫn đến việc hàng loạt đầu tư dịch vụ từ các nước phát triển đổ vào Việt Nam trong khi các ngành dịch vụ của ta, trong đó có dịch vụ tài chính chưa lớn mạnh. Lĩnh vực dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong tất cả các hoạt động kinh tế bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, du lịch, an ninh tài chính, đặc biệt là hệ thống ngân hàng. Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động các dịch vụ tài chính trên tinh thần hội nhập. Muốn vậy phải tự do hóa nhiều lĩnh vực như: chứng khoán, cho thuê tài chính... Bởi sự cạnh tranh tǎng lên ngay trong quốc gia và đặc biệt giữa các nước sẽ khuyến khích sự cải thiện chất lượng dịch vụ, sự cạnh tranh giá cả, tạo điều kiện cho các sáng kiến cải tiến sản phẩm và phân phối dịch vụ ra đời.
Thuế
Khi gia nhập WTO, bên cạnh việc được hưởng các ưu đãi thuế quan từ các quốc gia thành viên, Việt Nam cũng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cắt giảm mức thuế quan của mình theo một lộ trình được vạch sẵn. Việc này sẽ làm cho lượng hàng hoá nhập khẩu sẽ tràn vào Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không chuẩn bị trước tinh thần này, không nâng cao được sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm thì doanh nghiệp Việt Nam có thể thất bại ngay trên chính sân nhà.
Giải quyết tranh chấp
Dù có những mặt lợi như đã nói, nhưng đối với một số nước đang phát triển như Việt Nam, quá trình giải quyết tranh chấp thuần tuý kỹ thuật này rất khó đáp ứng do hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức cũng như tài chính vì trong nhiều trường hợp, các nước đang phát triển phải thuê luật sư và chuyên gia của chính các nước phát triển. Theo cơ chế này, mặc dù các nước được áp dụng biện pháp trả đũa với những nước không tuân thủ quyết định phán quyết cuối cùng, nhưng việc thực hiện các biện pháp trả đũa này cũng không hiệu quả nếu nước thực hiện nó là nước nhỏ đang phát triển. Do vậy, việc hiểu biết luật pháp một cách rõ ràng, phải có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp là những mối quan tâm hàng đầu của ngành luật Việt Nam hiện nay
Doanh nghiêp Nhà nuớc
WTO sẽ quy định chặt hơn về doanh nghiệp thương mại Nhà nước. Điều này sẽ buộc doanh nghiệp Nhà nước cạnh tranh trong môi trường hoàn toàn bình đẳng, không những với khu vực dân doanh mà cả với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam sau khi tiến hành đổi mới doanh nghiệp cần phải năng động hơn trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Sở hữu trí tuệ
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một trong những yêu cầu của WTO mà các thành viên phải thực hiện. Do đó, trong quá trình chuẩn bị gia nhập WTO, Việt Nam phải ban hành và tăng cường hệ thống luật pháp trong nước cho phù hợp tiêu chuẩn của Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại. Vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đang còn nhiều tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đòi hỏi các cấp chính quyền phải có những biện pháp mạnh và hiệu quả hơn, nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước và hội nhập với quốc tế.
II- Tác động đến các ngành cụ thể:
A; NÔNG NGHIỆP
1;Nông nghiệp phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo:
1.1- Tác động
Khi Việt Nam gia nhập WTO, nông nghiệp được hưởng ưu đãi của 148 nước thành viên, mặt hàng nông sản nhiệt đới có thế mạnh của nước ta không bị phân biệt đối xử, có nhiều cơ hội để thâm nhập vào thị trường toàn cầu, đặc biệt ở những nước phát triển có nhu cầu cao. Ngoài những sản phẩm có ưu thế đặc thù, cây trồng vụ đông là một thế mạnh khi các nước ôn đới đang mùa đông băng giá cần nhiều, nông sản thực phẩm sạch có khả năng mở rộng cũng là một hướng có nhiều triển vọng xuất khẩu lâu dài... Khi gia nhập WTO, ngành nông nghiệp nước ta có thuận lợi hơn trong các tranh chấp, với cam kết không phân biệt đối xử, hàng nông sản xuất khẩu giá rẻ nước ta sẽ có cơ hội thâm nhập vào nhiều thị trường. Thêm vào đó, ảnh hưởng trong các chương trình nghị sự và quyền đàm phán đa biên của nước thành viên WTO cũng là những thuận lợi để tối đa hoá các lợi ích trong các vòng đàm phán thương mại. Từ chính sách và thể chế phù hợp với thông lệ quốc tế, nông nghiệp nước nhà sẽ có sức thu hút nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Ngoài ra, khi vào WTO, Việt Nam còn được tham gia nhiều hơn vào những chương trình hợp tác khoa học công nghệ, thu hút đầu tư đổi mới công nghệ, mở mang ngành nghề nông thôn, hiện đại hoá công nghiệp chế biến....sẽ tác động lớn đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế-xã hội nông thôn. Với hướng phát triển này, theo ước tính của ngành Lao động TBXH, nếu xuất khẩu nông nghiệp, thuỷ sản và lâm nghiệp tăng được 31% , 62% và 7% thì việc làm cho lao động nông nghiệp có thể tăng thêm được 85 vạn.
1.2- Thách thức
Cắt giảm trợ cấp xuất khẩu và thuế quan
Hiện tại, Việt Nam đang là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trong khu vực và thế giới với nhiều sản phẩm đặc trưng như cà phê, điều, hồ tiêu, chè, gạo. Thế nhưng khả năng chuyển từ sản xuất thô lên chế biến của các doanh nghiệp nội địa có thương hiệu riêng, tăng giá trị gia tăng trong sản phẩm đang là một quá trình chậm chạp, khó khăn.Những thách thức lớn như là mức độ cạnh tranh thấp, hay phải đương đầu với trợ cấp xuất khẩu của các nước giàu, năng lực của Việt Nam thực thi các điều khoản cam kết, việc cắt giảm thuế quan và các trợ cấp nông nghiệp, việc Việt Nam không được tiếp cận đối với cơ chế tự vệ đặc biệt cho các sản phẩm chăn nuôi...
Bên cạnh đó, nguy cơ Việt Nam sẽ tiếp tục phải đương đầu với các vụ kiện bán phá giá là hoàn toàn có thực, nhất là khi Việt Nam vẫn đang bị coi là nền kinh tế phi thị trường (kéo dài 12 năm đối với Mỹ). Đây là một điểm bất lợi đối với Việt Nam khi phải đương đầu với các vụ kiện này vì các nước sẽ được áp dụng những phương pháp tính toán linh hoạt hơn.
1.3-Giải pháp
Nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn cả khi thực hiện cam kết cắt giảm thuế nông sản. Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Đoàn đàm phán đã kiên trì và thận trọng trong việc mở cửa thị trường nông sản. Mặc dầu vậy, nông nghiệp vẫn là lĩnh vực bị sức ép cạnh tranh khá lớn, nhất là trong điều kiện nông nghiệp nước ta vẫn là nền sản xuất nhỏ, phân tán, công nghệ lạc hậu, năng suất kém, chất lượng sản phẩm không cao, bình quân đất nông ngiệp trên một đơn vị lao động.Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để ngành nông nghiệp gia tăng năng lực cạnh tranh, thu hút được tỷ lệ lợi nhuận thì cần phải giải quyết hai bài toán trong khu vực nông nghiệp, nông thôn là lao động và phát triển những vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn. Giải quyết vấn đề này bản thân một mình nông nghiệp không làm được, mà đòi hỏi cả khu vực công nghiệp và dịch vụ phát triển để hút lao động ra, tạo thuận lợi cho tích tụ đất đai, sản xuất hàng hoá.
Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó có cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn, từng bước chuyển lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ; đưa các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, yêu cầu đào tạo không cao về nông thôn; phát triển các làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; hình thành các thị trấn, thị tứ mới ở nông thôn. Đây là hướng phát triển quan trọng nhất.
Đầu tư vốn, phát triển khoa học công nghệ
Tăng ngân sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn cùng với việc dành toàn bộ các nguồn vốn hỗ trợ trước đây cho khuyến khích xuất khẩu nông sản để đầu tư phát triển thuỷ lợi, giao thông nông thôn. Nhà nước hỗ trợ việc xây dựng hệ thống kho tàng, các cơ sở bảo quản, phơi sấy nhằm giảm hao hụt, bảo đảm chất lượng sản phẩm sau thu hoạch, tạo điều kiện điều tiết lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường nhằm ổn định giá cả, phát triển chợ nông thôn. Giảm mạnh sự đóng góp của nông dân.
Phát triển các doanh nghiệp, các hợp tác xã cổ phần sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ ở nông thôn
Thông qua đó mà thúc đẩy quá trình hình thành các vùng sản xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp, bảo đảm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư cho nông dân. Khuyến khích nông dân trở thành cổ đông của các doanh nghiệp và các hợp tác xã cổ phần, là đồng sở hữu các nhà máy chế biến nông sản, bảo đảm thu nhập của nông dân và cung cấp ổn định nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
2: ngành thuỷ hải sản
2.1- cơ hội
Nhìn một cách tổng quát, gia nhập WTO, thủy sản Việt Nam sẽ có thị trường thế giới khổng lồ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường; có điều kiện thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài; tranh thủ công nghệ sản xuất tiên tiến đẩy mạnh công nghiệp hóa và tăng cường năng lực ngành kinh tế thủy sản vốn còn non yếu. Ông Andras Lakatos, một chuyên gia của Ủy ban châu Âu cho rằng, khi gia nhập WTO các nhóm hàng chính được hưởng lợi từ tăng trưởng xuất khẩu là gạo, thủy sản và dệt may. Ngoài ra, Việt Nam sẽ có những ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng khi xảy ra tranh chấp thương mại, sẽ tạo điều kiện để hàng thủy sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh và trong trường hợp nếu phía nước ngoài không tuân thủ quy định chúng ta có thể kiện.Với công nghệ nuôi trồng và khai thác thủy sản mới và tiên tiến của các nước du nhập vào nước ta sẽ giảm thiểu được các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và suy thoái nguồn lợi, tạo ra điểm mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ hội mở mang ngành nghề ở các vùng nông thôn, vùng xa xôi hẻo lánh.
2.2- thách thức
Vào WTO, bên cạnh những cơ hội thì khó khăn và thách thức cũng sẽ không ít và theo dự báo có thể xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ có bước “thụt lùi”, vì chúng ta đã đẩy mạnh xuất khẩu theo chiều rộng và trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh theo chiều sâu gắn chặt với nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. Một thách thức lớn khác là khả năng cạnh tranh và chắc chắn các doanh nghiệp chế biến thủy sản phải cạnh tranh quyết liệt hơn với sản phẩm thủy sản nhập khẩu có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng. Bên cạnh đó, chúng ta còn gặp sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu (đánh bắt, nuôi trồng...) và khu vực chế biến xuất khẩu thủy sản bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như trình độ sản xuất và tổ chức sản xuất chưa cao, sản lượng và chất lượng sản phẩm thủy sản sau thu hoạch còn rất yếu; cơ chế phối hợp giữa hai lĩnh vực trên chậm hình thành, trình độ quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam còn rất thấp so với các đối thủ cạnh tranh. Thêm nữa, hàng thủy sản nước ta đang xuất sang các thị trường có điều kiện hơn về công nghệ, trong khi các nhà máy chế biến thủy sản của ta còn nhỏ bé, manh mún, yếu kém về năng lực sản xuất. Vì thế, chúng ta sẽ rơi vào “thế yếu” khi phải sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn và đòi hỏi chất lượng cao. Trong một sân chơi bình đẳng, thủy sản nước ngoài cũng sẽ “ồ ạt” đầu tư vào Việt Nam, do đó chúng ta phải nâng cao năng lực cạnh tranh để không chỉ vào được thị trường các nước nhập khẩu, mà còn phải cạnh tranh với họ ngay tại thị trường Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường thủy sản cao cấp. Ngoài ra, vấn đề an ninh thực phẩm của nước ta vẫn còn khó khăn, thực phẩm cho toàn xã hội chưa dồi dào, thậm chí có gia đình ngư dân ven biển không đủ cá ăn hàng ngày và đương nhiên khả năng cạnh tranh tại “sân nhà” cũng sẽ gặp khó khăn.
3.3- giải pháp
Để thủy sản có sức cạnh tranh ngày càng cao, cần tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển thủy sản thời gian tới theo hướng bền vững và có trách nhiệm; chú trọng thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ mà Việt Nam đã cam kết; không “dàn hàng ngang” đối với tất cả các sản phẩm thủy sản mà phải lựa chọn sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đặc trưng cho thương hiệu thủy sản Việt Nam. Phát triển các loại hình sản xuất thủy sản sạch từ khâu con giống đến chế biến xuất khẩu, từ ao nuôi đến bàn ăn. Bảo đảm nguồn cung cấp nguyên liệu thủy sản sạch từ nuôi trồng và khai thác; tăng cường năng lực chế biến nhằm đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; làm tốt công tác xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ để chủ động hội nhập quốc tế. Cần phải đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa thị trường một cách linh hoạt, khôn khéo, lường trước các rủi ro, vì trên thực tế tự do hóa thương mại chỉ đem lại lợi ích khi có những bước đi thích hợp.
B;CÔNG NGHIỆP
Nganh dệt may Việt Nam
1; cơ hội
Cái được đầu tiên khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO là ngành dệt may sẽ không bị áp dụng chế độ hạn ngạch đối với thị trường Mỹ. Ngành cũng sẽ được đối xử bình đẳng ở nhiều thị trường. Hạ tầng cơ sở và cả nguồn nhân lực cũng sẽ được cải thiện bởi dòng đầu tư sẽ đổ vào Việt Nam mạnh hơn, trong đó có dệt may.Ngành Dệt May có đủ sức cạnh tranh và phát triển nếu trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, không cần ưu đãi. Với những điều kiện đó thì chắc chắn ngành Dệt May sẽ có 3 cái lợi là xuất khẩu không bị khống chế quota; một số thị trường đang đối xử phân biệt về thuế, sẽ đưa thuế nhập khẩu xuống bình thường; được hưởng những lợi ích từ môi trường đầu tư.
2; thách thức
Nguy cơ cạnh tranh trong một sân chơi không bình đẳng của doanh nghiệp dệt may thời hội nhập là có thật. Bởi hàng rào bảo vệ thị trường nội địa bằng thuế thu nhập sẽ giảm xuống tới mức tối đa (thuế nhập khẩu hiện hành 40% với vải và 50% với hàng may mặc, hàng rào này sẽ được giảm còn bình quân khoảng 15%). Bên cạnh đó, các rào cản của nước ngoài sẽ được dựng lên, như các vấn đề về môi trường, chống bán phá giá…Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Thêu-Đan TP.HCM cũng nhận định: “Những doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có những cơ hội rất lớn. Tức là họ có thể xuất hàng ra tất cả các thị trường trên thế giới. Ngược lại, tiến đến thương mại tự do theo đúng nghĩa, thì rõ ràng bây giờ họ cũng có những thách thức. Các nước nhập khẩu chỉ chấp nhận những doanh nghiệp nào, quốc gia nào xuất hàng sang họ với một giá bán hợp lý, kiểu dáng, mẫu mã phong phú. Đó là thách thức lớn nhất đối với chúng ta”.
3; giải pháp
Trước sức ép cạnh tranh, ngành Dệt đã tính đến việc đa dạng hoá thị trường theo hướng ‘’năng nhặt chặt bị’’, không tập trung quá nhiều vào một thị trường. Chú trọng nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, tăng cường đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu ngay tại thị trường nội địa. Và tiếp tục vận động chính quyền Mỹ sớm chấm dứt cTiến hành quảng bá thương hiệu, xúc tiến mở rộng thị trường, hỗ trợ cập nhật thông tin thị trường và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực; làm cầu nối giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, giữa các đơn vị, tổ chức; bảo vệ quyền lợi hội viên, đặc biệt là trong điều kiện các nước nhập khẩu đưa ra các hàng rào bảo hộ. Nhưng nhiệm vụ trước mắt là cần nhanh chóng hình thành và đưa vào hoạt động trung tâm nguyên phụ liệu để cung ứng nguyên phụ liệu và thiết kế mẫu mốt cho khách hàng.hế độ theo dõi đặc biệt đối với ngành Dệt May Việt Nam, cũng như áp dụng biện pháp chống bán phá giá...
C; DỊCH VỤ
1: tác động
Gia nhập WTO, dịch vụ sẽ là khu vực có độ mở cao. Đón nhận dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI sẽ đến cùng với công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nhà đầu tư , xu hướng này cũng tạo nhiều thuận lợi để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng phát triển các ngành dịch vụ. Sự tăng trưởng các ngành dịch vụ, đến lượt mình lại tạo điều kiện để tăng sức hấp dẫn và nâng cao khả năng cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn FDI. Các nguồn đầu tư được phân phối lại theo hướng hiệu quả cho phép phát triển nhanh những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh, đi theo hướng này, nước ta có thể mở rộng một số dịch vụ du lịch và xuất khẩu lao động. Khi vào WTO, thị trường mở rộng, người tiêu dùng trong nước được tiếp cận với những dịch vụ đa ngành với giá thấp và chất lượng tết sẽ là cơ hội để giảm chi phí sản xuất và quan trọng là nâng cao được sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam. Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ mang lại nhiều cơ hội cho lĩnh vực tài chính ngân hàng một cách trực tiếp cũng như gián tiếp
Về mặt trực tiếp, việc này sẽ tạo thêm cơ hội cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng trong nước tiếp cận thị trường tài chính quốc tế đã phát triển ở mức cao hơn. Ðây là cơ hội để học tập và nâng cao trình độ quản trị và cung cấp dịch vụ, phát triển các loại hình và kỹ năng kinh doanh mới mà các ngân hàng trong nước chưa có hoặc có ít kinh nghiệm, như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, tín dụng thương mại quốc tế, dịch vụ ngân hàng điện tử, quản lý quỹ, môi giới tiền tệ, quản lý rủi ro, v.v
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30052.doc