Mặt trận ngoại giao từ tháng 3 - 1946 đến tháng 7 - 1954

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM --------------------------- LỤC THUÝ HẰNG MẶT TRẬN NGOẠI GIAO TỪ THÁNG 3-1946 ĐẾN THÁNG 7-1954 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM --------------------------- LỤC THUÝ HẰNG MẶT TRẬN NGOẠI GIAO TỪ THÁNG 3-1946 ĐẾN THÁNG 7-1954 Chuyên ngành : LỊCH SỬ VIỆT NAM

pdf123 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1847 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Mặt trận ngoại giao từ tháng 3 - 1946 đến tháng 7 - 1954, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã số : 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: T.S NGUYỄN XUÂN MINH THÁI NGUYÊN - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Mục lục MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài ............................... 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 5 3.3. Nhiệm vụ của đề tài .............................................................................. 5 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ................................................... 5 4.1. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 5 4.2. Nguồn tài liệu ....................................................................................... 5 5. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 6 6. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 6 Chương 1. ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TRONG NHỮNG THÁNG ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (9/1945 - 3/1946) ................................................................. 7 1.1. Tầm quan trọng của đấu tranh ngoại giao .................................................. 7 1.2. Quá trình đấu tranh ngoại giao dẫn đến Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3 năm 1946 .................................................................................... 10 1.3. Ý nghĩa của Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3 năm 1946 ................................... 25 Chương 2. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TỪ SAU NGÀY 6/3/1946 ĐẾN NĂM 1953 ....................... 30 2.1. Từ sau ngày 6/3/1946 đến ngày 19/12/1946 ............................................ 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 2.2. Từ sau ngày 19/12/1946 đến năm 1949 ................................................... 38 2.3. Từ năm 1950 đến năm 1953..................................................................... 56 Chương 3. ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TẠI HỘI NGHỊ GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH LẬP LẠI HOÀ BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG ................. 68 3.1. Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương ............... 68 3.2. Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (8/5 - 21/ 7/ 1954) ........................... 74 3.2.1. Mục đích cuộc đàm phán ................................................................ 74 3.2.2. Tiến trình cuộc đàm phán ................................................................ 77 3.2.3. Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương ........................................................ 84 3.3. Ý nghĩa Hiệp định Giơnevơ ..................................................................... 87 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 97 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chính sách đối ngoại của Đảng là biểu hiện cụ thể của chính sách đối nội trên phạm vi quốc tế, phản ánh quan điểm, lập trường của Đảng và lợi ích của cách mạng Việt Nam. Chính sách đối ngoại có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính sách của Đảng. Sau vấn đề phòng thủ, ngoại giao là một vấn đề cốt yếu cho một nước độc lập. Từ những ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám, hoạt động ngoại giao đã góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đấu tranh ngoại giao có tác dụng nâng cao địa vị của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên trường quốc tế, cô lập ngày càng cao độ kẻ thù. Cuối cùng, bằng đấu tranh ngoại giao kết hợp với thắng lợi quân sự trên chiến trường, chúng ta đã buộc thực dân Pháp phải cam kết công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương. Chặng đường đấu tranh đầy gay go, phức tạp giữa hai thời điểm gắn với hai Hiệp định (6/3/1946 và 21/7/1954) đánh dấu những bước trưởng thành của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cũng chính là thắng lợi của đường lối đối ngoại do Đảng và Nhà nước ta đề ra. Bởi vậy, nghiên cứu đấu tranh ngoại giao từ tháng 3/1946 đến tháng 7/1954 để làm rõ đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chính phủ trong kháng chiến chống Pháp là điều cần thiết. Việc nghiên cứu quá trình đấu tranh ngoại giao từ Hiệp định sơ bộ (3/1946) đến Hiệp định Giơnevơ (7/1954) không chỉ có ý nghĩa khoa học, mà còn có giá trị thực tiễn sâu sắc. Thông qua việc nghiên cứu đấu tranh ngoại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 giao từ tháng 3/1946 đến tháng 7/1954, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho đấu tranh ngoại giao trong sự nghiệp cách mạng hiện nay. Đi sâu tìm hiểu đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống thực dân Pháp còn giúp cho công tác giảng dạy phần lịch sử dân tộc ở nhà trường phổ thông đạt chất lượng tốt hơn. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề: "Mặt trận ngoại giao từ tháng 3-1946 đến tháng 7-1954" làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Sử học. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Lịch sử ngoại giao Việt Nam nói chung, chính sách đối ngoại của Đảng, sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh ngoại giao nói riêng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến ngoại giao Việt Nam hiện đại từ những góc độ khác nhau, khẳng định nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại Việt Nam, trí tuệ và thiên tài ngoại giao Hồ Chí Minh và những hoạt động phong phú trong đấu tranh ngoại giao và vận động quốc tế qua các thời kỳ cách mạng Việt Nam. Ngay từ 1950 trong tác phẩm "Hội nghị Việt - Pháp Phôngtennơblô tháng 7-1946", Nxb Văn hoá, tác giả Trịnh Quốc Quang đã đề cập đến bối cảnh lịch sử dẫn đến cuộc đấu tranh chính thức giữa Việt Nam và Pháp. Năm 1979, Nxb Sự thật, Hà Nội cho ra đời cuốn sách "Mặt trận ngoại giao thời kỳ chống Mĩ cứu nước (1965-1975)". Đây là một cuốn sách tập hợp các bài viết, các bài trả lời phỏng vấn, các báo cáo về ngoại giao ... trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước của cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh. Năm 1985, Học viện Quan hệ Quốc tế xuất bản cuốn sách "Thắng lợi có tính thời đại và cuộc đấu tranh trên mặt trận đối ngoại của nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 ta". Cuốn sách đã đề cập đến quá trình đấu tranh ngoại giao của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ dẫn đến thắng lợi mang tính thời đại sâu sắc mùa xuân năm 1975. GS. Đinh Xuân Lâm, trong bài viết "Thắng lợi ngoại giao đầu tiên có tính chất quyết định của chính quyền cách mạng (1945-1946)" đăng trên tạp chí Khoa học Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 6 - 7 năm 1990, đã đi sâu phân tích quá trình đấu tranh ngoại giao trong năm đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tác giả nhấn mạnh thắng lợi cuộc đấu tranh ngoại giao trong thời gian này có ý nghĩa quyết định đối với công cuộc bảo vệ Chính quyền Dân chủ Nhân dân. Tạp chí Lịch sử Đảng số 6 năm 1993 đã đăng bài viết: "Hồ Chí Minh với quan hệ Việt - Mĩ" của hai tác giả Trịnh Vương Hồng và Nguyễn Minh Đức. Bài báo đã đi sâu phân tích mối quan hệ giữa Việt Nam và Mĩ trong lịch sử. Năm 1994, Học viện Quan hệ Quốc tế xuất bản cuốn sách: "Bác Hồ nói về ngoại giao". Cuốn sách nêu rõ những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác ngoại giao trong đấu tranh cách mạng. Đặc biệt vào năm 1995, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam hiện đại, Học viên Quan hệ Quốc tế đã tổ chức hội thảo khoa học. Cuộc hội thảo đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài ngành ngoại giao. Nhiều báo cáo khoa học được gửi về cuộc hội thảo. Trên cơ sở đó, tập kỉ yếu "Hội thảo khoa học 50 năm ngoại giao Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam" đã được xuất bản. Các báo cáo khoa học tại Hội thảo đã nêu rõ quá trình phát triển cùng với những thắng lợi của ngoại giao Việt Nam trong 50 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Lưu Văn Lợi trong tác phẩm "50 năm ngoại giao Việt Nam (1945- 1995)" do Nxb Công an nhân dân Hà Nội xuất bản năm 1996, đã nêu rõ quá trình phát triển của ngành Ngoại giao Việt Nam trong 50 năm. Năm 2001, Học viện Quan hệ Quốc tế cho ra mắt bạn đọc cuốn sách: "Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập tự do". Cuốn sách đã trình bày quá trình phát triển của nền ngoại giao Việt Nam từ sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, góp phần đem lại thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta vào mùa Xuân năm 1975. Tác giả Nguyễn Phúc Luân trong tác phẩm "Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập tự do (1945-1975)", Nxb Chính trị năm 2001, đã trình bày khá cụ thể quá trình đấu tranh ngoại giao trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược (1945-1975). Dưới góc độ đi sâu tìm hiểu đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 2005 tác giả Vũ Quang Hiển đã cho xuất bản cuốn "Tìm hiểu chủ trương đối ngoại của Đảng thời kỳ 1945-1954". Ngoài ra, còn nhiều công trình của các nhà nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau đề cập vấn đề đấu tranh ngoại giao trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào mang tính chuyên khảo trình bày một cách hệ thống quá trình đấu tranh ngoại giao từ ngày ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) đến ngày kí Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21/7/1954). Mặc dù vậy, tất cả những công trình nghiên cứu đã được công bố đều là những nguồn tư liệu quý báu giúp cho chúng tôi hoàn thành Luận văn này. 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Cuộc đấu tranh ngoại giao Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Quá trình đấu tranh ngoại giao của Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong thời gian từ Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3 năm 1946 đến Hiệp định Giơnevơ 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. Luận văn còn đề cập đến những hoạt động ngoại giao từ sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời đến trước ngày kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946. 3.3. Nhiệm vụ của đề tài - Làm rõ bối cảnh lịch sử dẫn đến việc ký kết Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3 năm 1946. - Quá trình đấu tranh ngoại giao từ sau ngày ký kết Hiệp định sơ bộ đến trước Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương. - Cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương. - Thông qua đó làm rõ lập trường kiên định, tính đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chính phủ ta trong quá trình đấu tranh ngoại giao, rút ra những bài học kinh nghiệm trong đấu tranh ngoại giao. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử, kết hợp với phương pháp lôgic là chủ yếu. Một số phương pháp cụ thể (phân tích, tổng hợp...) cũng được sử dụng. 4.2. Nguồn tài liệu Để đạt được mục đích của đề tài chúng tôi sử dụng: - Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh bàn về ngoại giao làm cơ sở lí luận nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 - Các văn kiện chủ yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Các chỉ thị về ngoại giao của Bộ Ngoại giao và Chính phủ trong thời kỳ 1945-1954. - Các tác phẩm, công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả về ngoại giao. 5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Tập hợp, hệ thống hoá các nguồn tư liệu về quá trình đấu tranh ngoại giao từ Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3 năm 1946 đến Hiệp định Giơnevơ 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. - Làm rõ đường lối đấu tranh trên mặt trận ngoại giao ở hai thời điểm đầu và cuối cuộc kháng chiến chống Pháp. - Dùng tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy phần lịch sử dân tộc trong trường phổ thông trung học. 6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn được xây dựng thành 3 chương: Chƣơng 1. Đấu tranh ngoại giao trong những tháng đầu sau Cách mạng tháng Tám (9/1945 - 3/1946) Chƣơng 2. Hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam từ sau ngày 6/3/1946 đến năm 1953 Chƣơng 3. Đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Chương 1 ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TRONG NHỮNG THÁNG ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (9/1945 - 3/1946) 1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO Đường lối hay chính sách của một quốc gia bao giờ cũng gồm hai mặt: Đối nội và đối ngoại nhằm phục vụ lợi ích tối cao của dân tộc. Đường lối đó trước hết xác định bởi tính chất của chế độ kinh tế, xã hội, của quốc gia. V.I. Lênin nói: "Những cội rễ sâu xa nhất của chính sách đối nội lẫn đối ngoại của nhà nước chúng ta đều có lợi ích kinh tế, địa vị kinh tế của giai cấp thống trị ở nước ta quyết định. Những luận điểm đó vốn là cơ sở toàn bộ của thế giới quan của những người Mác xit... đã được kinh nghiệm chứng thực" [55, tr.403-404]. Hai mặt đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo thành một thể thống nhất vì chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp và dân tộc trong quốc gia và quan hệ giữa giai cấp, dân tộc trên trường quốc tế. Song, từng quốc gia lại thi hành chính sách thống nhất để thực hiện những lợi ích chiến lược của giai cấp cầm quyền ở trong nước và tạo điều kiện tốt nhất thực hiện lợi ích ấy trên trường quốc tế. Chính sách đối ngoại thống nhất với chính sách đối nội ở nội dung giai cấp, xuất xứ và phương hướng. Nói cách khác, chính sách đối nội và đối ngoại của một quốc gia đều giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ, duy trì hệ thống quan hệ kinh tế - xã hội hiện hành ở quốc gia đó. Lênin thường nhấn mạnh: Đem tách chính sách đối ngoại ra khỏi chính trị nói chung, hay hơn nữa, đem đối lập chính sách đối nội, đó là tư tưởng hoàn toàn sai lầm, không Macxit, không khoa học. Trong mối liên hệ trên, vai trò quyết định thuộc về chính trị đối nội, vì nó gắn trực tiếp, sâu sắc hơn với cơ sở hạ tầng kinh tế như V.I.Lênin đã khẳng định: "Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế". Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Chính trị đối nội quyết định nội dung, phương hướng chính trị đối ngoại, đặt yêu cầu cho chính trị đối ngoại. Tuy nhiên, chính trị đối ngoại có tính độc lập nhất định và tác động trở lại chính trị đối nội. Chính sách đối ngoại bao gồm mục đích, lợi ích của một quốc gia, phương pháp hoạt động của nó trên trường quốc tế. Phương pháp giải quyết các nhiệm vụ đối nội bằng cách Nhà nước nắm quyền lực chính trong xã hội. Điều đó không thể áp dụng được trên lĩnh vực đối ngoại. Trên sân khấu quốc tế không có một trung tâm quyền lực thống nhất, trái lại, sự tồn tại các hoạt động của nhiều Nhà nước mà về nguyên tắc thì các nhà nước này đều có quyền bình đẳng với nhau. Quan hệ giữa các nhà nước này với nhau được thực hiện thông qua các cuộc đấu tranh thương lượng, thông qua các hiệp định, thoả hiệp song phương hoặc đa phương. Mục đích và lợi ích của một quốc gia trong quan hệ quốc tế được thực hiện trước tiên thông qua quan hệ chính thức giữa các Chính phủ, nhưng đồng thời cũng thực hiện thông qua quan hệ kinh tế và văn hoá dưới sự bảo trợ của Chính phủ cũng như của các công ty, đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi Chính phủ... Cuối cùng được thực hiện thông qua việc sử dụng lực lượng vũ trang. Lực lượng vũ trang này tuỳ thuộc vào tính chất giai cấp của nhà nước và chính sách đối ngoại mang tính chất mục đích xâm lược hay tự vệ. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, từ xưa, ông cha ta đã đánh giá cao vai trò của ngoại giao, đã kết hợp hết sức tài tình giữa đấu tranh quân sự, chính trị với ngoại giao. Tiêu biểu là vua Lê Đại Hành trong kháng chiến chống Tống; nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên; đặc biệt là Lê Lợi, Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống Minh. Trải qua quá trình đấu tranh lâu dài chống giặc ngoại xâm, ông cha ta đã đúc kết nên nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác ngoại giao, đó là: Kiên quyết giữ vững độc lập trong mọi tình huống, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, giữ vững nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 tắc: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến", "biết mình, biết người" để đưa ra mục tiêu chính sách kịp thời. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc mối quan hệ biện chứng giữa chính sách đối nội và đối ngoại, đánh giá cao vị trí, vai trò đối ngoại, vai trò của nhân dân quốc tế, nhân tố bên ngoài đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, bảo vệ, xây dựng Tổ quốc. Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, tư tưởng của Người về đường lối cách mạng Việt Nam, bao gồm cả lĩnh vực đối nội và đối ngoại đã dần dần hình thành, phát triển. Trong cuốn sách: "Phép dùng binh của Tôn Tử", Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: Đánh hơn trăm trận, không phải là giỏi nhất. Giỏi nhất là không đánh mà quân địch phải thua. Cho nên dùng binh giỏi nhất là đánh bằng mưu. Thứ hai là đánh bằng ngoại giao. Thứ ba là đánh bằng binh. Tại Hội nghị đại biểu Đảng ở Tân Trào, Hồ Chí Minh đã đặc biệt chú ý tới công tác ngoại giao đối với đất nước Việt Nam độc lập. Nghị quyết của Hội nghị đã đặt "Vấn đề ngoại giao" thành mục riêng, mục IV, ngang với mục III: "Chủ trương của Đảng" và mục VI "Nhiệm vụ quân sự". Điều này nói lên rằng, vào giai đoạn quyết định của cách mạng, ngoại giao phải là một mặt trận quan trọng ngang với đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự. Trong quá trình kháng chiến chống chiến tranh xâm lược của đế quốc, đấu tranh ngoại giao kết hợp với đấu tranh quân sự nhằm mục tiêu cuối cùng là đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù, trong đó đấu tranh quân sự là quyết định, đấu tranh ngoại giao phục vụ cho đấu tranh quân sự, cho phát triển lực lượng và phát huy thắng lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói: "Thực lực như cái chiêng, ngoại giao như cái tiếng, chiêng có to thì tiếng mới lớn". Nền ngoại giao hiện đại của Việt Nam chính thức ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á mà người đặt nền móng là Hồ Chí Minh. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngoại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 giao trở thành "một mặt trận quan trọng có ý nghĩa chiến lược và dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động ngoại giao đã gắn liền với các giai đoạn phát triển của cách mạng. Ngoại giao luôn thể hiện là vũ khí bảo vệ và phát huy thành quả, là một mặt trận đấu tranh góp phần tích cực giành và bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, xây dựng và phát triển đất nước" [48, tr.336]. Nhận thức rõ tầm quan trọng của đấu tranh ngoại giao trong đấu tranh cách mạng, Đảng và Nhà nước ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đẩy mạnh hoạt động đối ngoại. 1.2. QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO DẪN ĐẾN HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ 6 THÁNG 3 NĂM 1946 Nhà nước dân chủ nhân dân vừa ra đời, các lực lượng thù địch đã ập tới, uy hiếp từ nhiều phía. Dựa vào đó, các lực lượng phản động, chủ yếu là tay sai Tưởng ở miền Bắc và tay sai Pháp ở miền Nam, cũng ráo riết chống phá từ bên trong. Trước mắt, chính quyền cách mạng phải chiến đấu đơn độc, hầu như không có một lực lượng nào bên ngoài hỗ trợ. Mối liên hệ với phong trào cộng sản quốc tế hầu như không có. Trong mối quan hệ quốc tế phức tạp, chằng chéo sau chiến tranh, lại có nhiều vấn đề đối nội và đối ngoại cấp bách cần phải giải quyết, nên các Đảng Cộng sản, các lực lượng cách mạng trên thế giới chưa có điều kiện giúp đỡ cách mạng Việt Nam. Trong khi đó, chính quyền cách mạng mới thành lập, chưa có kinh nghiệm điều hành công việc của một quốc gia. Lực lượng vũ trang cách mạng còn quá nhỏ bé và đơn sơ so với yêu cầu của một nhà nước. Chính quyền mới lại phải đương đầu với hàng loạt khó khăn chồng chất về kinh tế, chính trị, xã hội. Theo cách đánh giá của các đế quốc và tay sai thì chỉ riêng những khó khăn về kinh tế (hậu quả nạn đói, tình hình tài chính kiệt quệ...) cũng đã đủ khiến cho Nhà nước Cộng hoà non trẻ của ta ngả nghiêng, sụp đổ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 nhanh chóng. Trong hoàn cảnh ấy, hoàn toàn có thể xảy ra khả năng chính quyền nhân dân không đứng vững, nền độc lập dân tộc vừa giành được có thể bị thủ tiêu. Bên cạnh những khó khăn, trở ngại, cách mạng nước ta vẫn có nhiều thuận lợi rất cơ bản. Cách mạng tháng Tám đem lại những đổi thay quan trọng về thế và lực cho nhân dân Việt Nam. Bản thân chính quyền cách mạng được thành lập đã là một nhân tố mới rất quan trọng, tạo ra những thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta. Lực lượng cách mạng lúc này đã đứng trên tư thế của một nhà nước, có những quyền lực nhất định. Với Cách mạng tháng Tám, cả một dân tộc bị áp bức gần một thế kỷ, có truyền thống chống ngoại xâm lâu đời, đã tự khẳng định được sức mạnh quật khởi. Một dân tộc bị đẩy xuống địa vị "vong quốc nô" nay trở lại là chủ nhân đất nước, tạo dựng một chế độ mới chưa từng có trong lịch sử của mình. Sự gắn bó của nhân dân với chính quyền cách mạng do chính họ dựng lên, niềm hi vọng của nhân dân ở chế độ mới tốt đẹp, ý chí của cả dân tộc quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước và thành quả cách mạng, uy tín của lãnh tụ, của Đảng và Mặt trận Việt Minh sau thắng lợi của cách mạng..., tất cả những yếu tố đó sẽ trở thành sức mạnh và phát huy tác dụng trong cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc. Trước mắt, nhiều thế lực thù địch tràn vào nước ta, trong đó chủ yếu là Tưởng và Pháp, gây cho ta những khó khăn nghiêm trọng. Mặc dù thống nhất với nhau trong ý đồ chung nhằm tiêu diệt chính quyền cách mạng, song các thế lực ấy lại mâu thuẫn với nhau về quyền lợi cụ thể. Những mâu thuẫn đó cũng là một thuận lợi khách quan mà cách mạng cần tranh thủ. Những thuận lợi khách quan và chủ quan nói trên vừa có tác dụng lâu dài, lại vừa có tác động trực tiếp tới chính sách của các thế lực đế quốc và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 phản động, hạn chế thế và lực của chúng ở nhiều nơi, khiến cho chúng không thể hoàn toàn công khai hành động theo ý muốn. Thực tế ngay buổi chiều ngày 2/9/1945, tại Nam Bộ, trong lúc hàng chục vạn đồng bào Sài Gòn - Chợ Lớn họp mít tinh mừng độc lập thì một nhóm người Pháp đã nổ súng khiêu khích làm một số người bị thương và chết. Phái bộ Anh đã tỏ rõ thái độ ủng hộ thực dân Pháp qua việc vu cáo chính quyền Việt Nam không giữ được trật tự trong thành phố. Họ cho quân Nhật tước khí giới và đòi ta giải tán các đội tự vệ. Sau khi quân Anh kéo vào phía Nam vĩ tuyến 16, việc đầu tiên của họ chưa phải là tước khí giới quân Nhật mà là thả tù binh Pháp bị Nhật bắt giam từ ngày 9/3/1945. Đồng thời, họ ra lệnh đóng cửa tất cả các báo chí của ta tại Sài Gòn. Ngày 21/9 , Anh chiếm đóng trụ sở Cảnh sát Quận 2, trang bị lại vũ khí cho tù binh người Pháp, ban bố lệnh thiết quân luật, cấm nhân dân ta biểu tình hội họp, đem theo vũ khí và đi lại ban đêm. Tối 22/9, sau khi chiếm đài vô tuyến điện, phía Anh làm ngơ cho quân Pháp nổ súng đánh úp ta ở Sài Gòn. Như vậy là, quân Anh đã làm tấm bình phong, đồng thời làm nhiệm vụ dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Âm mưu và hành động xâm lược của thực dân Pháp đã lộ rõ. Nhân dân Nam Bộ anh dũng đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ nền độc lập chủ quyền vừa giành được. Trung ương Đảng và Chính phủ đã kêu gọi đồng bào cả nước dốc sức ủng hộ Nam Bộ kháng chiến. Trong lời kêu gọi ủng hộ kháng chiến Nam Bộ, Chính phủ lâm thời đã khẳng định cần phải: "hy sinh hết thảy vì kháng chiến. Hy sinh hết thảy vì mặt trận Nam Bộ". Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên các mặt trận Nam Bộ, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, bao vây chặt quân Pháp trong thành phố, gây cho chúng nhiều tổn thất nặng nề. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 Trong toàn quốc, phong trào ủng hộ Nam Bộ diễn ra sôi nổi ở khắp nơi với nhiều hình thức phong phú. Tháng 9 - 1945, hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ đã lập các "Phòng Nam Bộ" để ghi tên những người tình nguyện vào Nam đánh giặc. Các đội quân Nam tiến được thành lập và nhanh chóng lên đường vào Nam chiến đấu. Xuất phát từ tình hình thực tế, trên cơ sở phân tích chính xác, âm mưu và hành động của từng thế lực ngoại xâm có mặt ở nước ta sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, trong bản Chỉ thị: "Kháng chiến, kiến quốc" (25/11/1945), Trung ương Đảng chỉ rõ: "Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp" [72, tr.21]. Trong quá trình lãnh đạo cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chính quyền, giữ gìn độc lập dân tộc, Trung ương Đảng và Chính phủ, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng hoạt động ngoại giao. Là người lãnh đạo Chính phủ, đồng thời trực tiếp phụ trách công tác ngoại giao trong buổi đầu khó khăn của Nhà nước cách mạng, Hồ Chí Minh luôn theo đúng tinh thần các nghị quyết của Đảng ta về đối ngoại, hết sức tránh trường hợp cùng một lúc đương đầu với nhiều lực lượng Đồng minh kéo vào nước ta nhằm tập trung mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù chính. Bản tuyên bố về chính sách ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Người dự thảo, được Hội đồng Chính phủ thông qua trong phiên họp ngày 28/9/1945 cũng thể hiện tinh thần ấy. Việc giải quyết quan hệ với phía Pháp luôn được Hồ Chí Minh đặt trong bối cảnh chung, liên quan chặt chẽ với việc giải quyết quan hệ với các lực lượng Đồng minh. Đối với Anh, Đảng chủ trương giao thiệp bình thường, chỉ phản đối những hành động sai trái của Anh nhằm dung túng cho quân Pháp xâm lược Việt Nam. Đó là những hành động ngoài phạm vi nhiệm vụ được Đồng Minh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 quy định. Ngày 26/9/1945, Người gửi điện cho tướng Anh Graxy (Gracey) để kháng nghị việc quân Pháp đánh chiếm Sài Gòn. Phối hợp đấu tranh ngoại giao, Đảng ta đã phát động phong trào đấu tranh của nhân dân trong nước để biểu thị thái độ phản đối quân Anh dung túng cho quân Pháp xâm lược Nam Bộ. Để nâng cao vị trí của Nhà nước ta, Hồ Chí Minh đã cố gắng tranh thủ các nước có vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế lúc đó. Đối với Liên Xô, giai đoạn này Chính phủ ta không có mối quan hệ trực tiếp. Trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng ta luôn dành mối cảm tình đặc biệt đối với Liên Xô. Tuy nhiên, thời gian đó nước ta đang trong tình thế bị bao vây, các đường liên hệ với bên ngoài rất hạn chế. Với Mĩ, Hồ Chí Minh tiếp tục giữ vững quan hệ đã có trong thời gian cuối chiến tranh. Là nước đứng đầu các nước tư bản trong phe Đồng Minh và có vai trò quan trọng trong Liên hợp quốc, Mĩ có ảnh hưởng rất lớn tới các mối quan hệ quốc tế sau chiến tranh. Hồ Chí Minh hiểu rất rõ rằng nếu không có sự giúp đỡ của Mĩ và các nước Đồng Minh thì Pháp không thể trở lại được Đông Dương. Điểm yếu nhất của Pháp là không có danh nghĩa hợp pháp để vào Đông Dương. Ở miền Nam, Pháp được Anh giúp, muốn vào miền Bắc, Pháp phải được sự giúp đỡ của Mĩ - Tưởng. Đảng ta - đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh - đã chỉ rõ thái độ hai mặt của Mĩ: "Mĩ tuy vẫn nói với Đông Dương, giữ thái độ trung lập, song Mĩ đã ngầm giúp Pháp bằng cách cho Pháp mượn tàu chở quân sang Đông Dương. Một mặt, Mĩ muốn tranh giành quyền lợi với Anh - Pháp ở Đông Dương và Đông Nam Á, nhưng mặt khác lại muốn hoà hoãn với Anh - Pháp để cùng lập mặt trận bao vây Liên Xô" [73, tr.21]. Trên cơ sở nhận định đó, Hồ Chí Minh đã quyết định khai thác "mặt trung lập" của Mĩ. Người thường nhắc tới vai trò đứng đầu Đồng Minh của Mĩ, tán dương những điều Mĩ tuyên bố công khai, dựa vào đó để đấu tranh trên lĩnh vực ngoại giao với Pháp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 Song Mĩ đã ngả hẳn về lập trường ủng hộ Pháp trong vấn đề Đông Dương. Ngày 5/10/1945, khi tướng Lơcơlec đổ bộ lên Sài Gòn, Chính phủ Mĩ đã gửi một bức điện nói rõ: Hoa Kỳ không hề có ý định chống lại việc khôi phục sự thống trị của Pháp ở Đông Dương và không có một quan điểm chính thức nào của Chính phủ Mĩ động đến quyền của Pháp ở Đông Dương. Chính phủ Trùng Khánh được sự chỉ đạo của Mĩ và sự vận động của Pháp có xu hướng nhường Bắc Việt Nam cho Pháp đổi bằng việc lấy lại những đặc quyền kinh tế to lớn của Pháp. Để đối phó với âm mưu ấy, Đảng đã vận dụng sách lược hoà hoãn hết sức mềm dẻo. Đảng ta đã dự đoán Mĩ - Tưởng sẽ nhân nhượng với Anh - Pháp, nhường Đông Dương cho Pháp. Như vậy, khả năng quân Tưởng ở miền Bắc cũng không lâu dài được như chúng mong muốn. Ta sẽ bị đẩy vào thế cùng lúc đương đầu với cả Pháp và Tưởng, rất nguy hiểm cho cách mạng. Ngoài ra, còn có các lí do khác về phương diện quốc tế. Chính phủ Trùng Khánh trong Chiến tranh được Liên Xô giúp đỡ kháng Nhật. Đến thời gian này, Liên Xô tiếp tục tranh thủ Tưởng để giữ yên biên giới phía Đông. Hơn nữa, cuộc hợp tác Quốc - Cộng ở Trung Quốc cũng chưa tan vỡ hẳn, thái độ công khai của Tưởng cũng như Mĩ ủng hộ độc lập của các dân tộc, là khả năng để ta tranh thủ. Việc hoà hoãn đ._.ược với quân Tưởng trong khi chúng sắp sẵn mưu đồ đen tối, lại đem theo bọn tay sai đầy tham vọng và ngông cuồng chống phá cách mạng nước ta quả là một việc vô cùng khó khăn. Nhưng với sự hiểu biết cặn kẽ nội bộ các tên tướng cầm đầu quân Tưởng, với những đòn chủ động tiến công ngoại giao kết hợp với các biện pháp khôn khéo, mềm dẻo, Hồ Chí Minh đã buộc chúng phải giao thiệp với Chính phủ ta và hoà hoãn với ta ngay từ đầu. Để duy trì sự hoà hoãn với Tưởng, Đảng ta đã có những nhân nhượng, lùi bước quan trọng, ngăn chặn âm mưu khiêu khích phá hoại của chúng và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 của các đảng phái tay sai. Trong lúc nhân dân đang bị nạn đói đe doạ, Chính phủ vẫn phải nhận cung cấp lương thực cho quân Tưởng. Trước những yêu sách của quân Tưởng đòi cho bọn tay sai tham gia chính quyền, Hồ Chí Minh đã 2 lần quyết định mở rộng Chính phủ (tháng 12/1945 và tháng 2/1946). Qua đó nhường cho các đảng Việt Quốc và Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử, cho chúng giữ chức Bộ trưởng 4 Bộ trong số 10 Bộ của Chính phủ và để Nguyễn Hải Thần, thủ lĩnh Việt Cách giữ chức Phó Chủ tịch nước. Chủ trương và những hoạt động ngoại giao của Đảng cùng với sự chỉ đạo cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc giữ mối quan hệ hoà hoãn với quân Tưởng có ý nghĩa rất lớn. Thông qua sách lược này, vị thế chủ nhân đất nước của Chính phủ Việt Nam được củng cố, đồng thời khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa Tưởng và Pháp ở chừng mực nhất định. Cùng với việc tranh thủ Mĩ, sự hoà hoãn với Tưởng đã tạo điều kiện cho chính quyền cách mạng tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược. Âm mưu trở lại xâm lược nước ta, chính thực dân Pháp đã đặt nhân dân Việt Nam trong thế phải đối mặt với chúng như trước những năm 40 của thế kỷ. Song, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp sau Cách mạng tháng Tám không còn bó hẹp trong khuôn khổ một dân tộc thuộc địa chống chế đế quốc thống trị như thời kỳ trước mà đã chuyển thành cuộc đấu tranh của một quốc gia vừa giành được chủ quyền, chống lại kẻ xâm lược. Trong đó, đấu tranh ngoại giao có ý nghĩa rất quan trọng, có khả năng mở ra một phạm vi rộng lớn của các vấn đề quốc tế. Thực hiện các chính sách ngoại giao hoà bình, Nhà nước Việt Nam đã ý thức sâu sắc được sự khác nhau về chất trong quan hệ Việt - Pháp giữa thời kỳ đấu tranh giành chính quyền với thời kỳ đã có chính quyền. Ở thời kỳ trước, yêu cầu của dân tộc Việt Nam là phải lật đổ nền thống trị thực dân của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 Pháp để giành lại chủ quyền đất nước. Còn ở thời kỳ sau, để tồn tại và phát triển với tư cách một quốc gia có chủ quyền, điều quan trọng nhất và cũng là điều kiện thuận lợi nhất, là cần phải có mối quan hệ hoà bình với các quốc gia khác trên thế giới. Chính sách ngoại giao hoà bình lúc này mang ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với sự phát triển của đất nước, đồng thời cũng đáp ứng yêu cầu cấp bách của việc bảo vệ chính quyền cách mạng. Đối với Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới ra đời, lực lượng còn non yếu, yêu cầu có điều kiện hoà bình càng trở nên quan trọng để xây dựng nền móng của chế độ mới và củng cố, phát triển lực lượng. Ở miền Nam, tuy đã bước đầu kìm chân được quân Pháp tại các đô thị, song lực lượng kháng chiến của ta cũng gặp rất nhiều khó khăn. Ở miền Bắc, tuy hoà hoãn với quân Tưởng nhưng Chính phủ ta vẫn phải thường xuyên đối phó với những thủ đoạn khiêu khích, gây rối của chúng và tay sai. Trên thực tế, chúng là gánh nặng cho ta về cả kinh tế lẫn chính trị. Dự đoán của Đảng về khả năng Mĩ - Tưởng thoả thuận cho Pháp trở lại miền Bắc Đông Dương càng cho thấy vấn đề chống Pháp không đơn giản trong phạm vi quan hệ giữa Việt Nam với Pháp. Như vậy, việc Đảng ta tìm kiếm khả năng hoà hoãn với Pháp xuất phát từ đường lối ngoại giao phù hợp với lợi ích lâu dài của quốc gia, đáp ứng yêu cầu củng cố nhà nước dân chủ nhân dân non trẻ. Điều đó phù hợp với tương quan lực lượng giữa ta với Pháp và cũng phù hợp với hoàn cảnh quốc tế lúc bấy giờ. Tuy nhiên, nếu hoà hoãn chỉ là yêu cầu của một phía thì khó có thể trở thành hiện thực. Nếu như không trùng hợp, thì ít nhất cũng phải có những chỗ gặp nhau về lợi ích của cả hai phía trong sự hoà hoãn ấy. Nước Pháp sau chiến tranh đã suy yếu về nhiều mặt. Tại miền Nam, cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ tháng 9/1945 đã cho một số tướng Pháp thấy rõ là không thể bình định được xứ thuộc địa cũ này một cách nhanh chóng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 như ý muốn. Bởi vì đối với Pháp, việc chiếm đóng cả miền Bắc Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Để mở rộng xâm lược ra cả miền Bắc Việt Nam, theo sự tính toán của một số tướng tá Pháp, cần phải bổ sung một lực lượng lớn quân viễn chinh, nhưng nước Pháp không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu ấy. Thực tế cách mạng Việt Nam cùng với những chuyển biến của tình hình thế giới và nước Pháp sau chiến tranh, cũng như sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc, đã khiến cho ngay trong hàng ngũ tướng tá Pháp cũng có sự phân hoá, chuyển biến về thái độ đối với Việt Nam. Bên cạnh những tướng tá vẫn còn giữ đầu óc thực dân thủ cựu, đã có một số người tương đối thức thời. Đại diện cho số này là Lơcơlec, Xanhtơni... Họ vẫn đứng trên quan điểm thực dân, vẫn theo đuổi mục đích bảo vệ quyền lợi của nước Pháp ở các thuộc địa, vẫn không thể chấp nhận nền độc lập thực sự và hoàn toàn của Việt Nam. Nhưng trước thực tế chính quyền cách mạng Việt Nam được nhân dân ủng hộ, kiểm soát được hầu như toàn bộ miền Bắc và đứng trên tư thế chủ nhân đất nước để giao thiệp thân thiện với Đồng minh Mĩ - Tưởng, những người Pháp này đã nhận thức được rằng không thể áp dụng những biện pháp thực dân kiểu cũ; không thể trở lại Đông Dương bằng con đường vũ lực đơn thuần, nhất là trong việc đưa quân Pháp ra miền Bắc. Mặt khác, tình hình chính trị của nước Pháp sau chiến tranh cũng có nhiều chuyển biến. Sự lớn mạnh của Đảng Cộng sản và các lực lượng dân chủ đem lại cho nước Pháp một không khí chính trị tiến bộ rõ rệt, nhất là sau khi Đảng Cộng sản Pháp có đảng viên tham gia chính quyền và giữ những chức vụ khá quan trọng trong Chính phủ Pháp. Đó là điều kiện thuận lợi để cho khả năng về một giải pháp hoà bình giữa Pháp với Việt Nam có thể thực hiện được. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 Như vậy là ở hai phía, Việt Nam và Pháp đều có những yêu cầu về hoà hoãn, ít nhất là tạm thời. Nhà nước cách mạng Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận ra và tranh thủ, khai thác khả năng ấy. Đồng thời, với cương vị của mình, Người luôn cố gắng tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi để khả năng ấy trở thành hiện thực. Việc tiếp xúc giữa đại diện Chính phủ Việt Nam với phía Pháp đã bắt đầu ngay từ sau khi ta giành được chính quyền. Cuộc tiếp xúc đầu tiên diễn ra tại Hà Nội, ngày 27/8/1945 với sự có mặt của thiếu tá Mĩ Patti. Phía Việt Nam có Võ Nguyên Giáp và Dương Đức Hiền, phía Pháp là Xanhtơni, đây là dịp để thực hiện việc nói chuyện với Việt Minh đã dự định từ trước khi chiến tranh kết thúc. Trong cuộc gặp mặt này, đại diện phía Việt Nam đã tỏ thái độ mềm mỏng khi tuyên bố rằng Việt Minh đã làm chủ đất nước và mong muốn có sự tiếp xúc chặt chẽ giữa hai bên. Xanhtơni cũng nói rõ lập trường của Pháp vẫn giữ "chủ quyền" đối với Đông Dương và đang lựa chọn một đường lối chính trị rộng rãi đối với Đông Dương sau khi Đồng minh rút khỏi khu vực này. Cuộc tiếp xúc thực ra chỉ mang tính chất thông báo quan điểm và thăm dò thái độ giữa hai bên. Cho đến tháng 1/1946, các cuộc tiếp xúc Việt - Pháp vẫn chưa đem lại kết quả gì cụ thể và thường rơi vào tình trạng bế tắc. Lập trường của phía Pháp vẫn cơ bản dựa trên tinh thần tuyên bố ngày 23/4/1945 của Đờ Gôn, chỉ thừa nhận cho Việt Nam tự trị trong Liên bang Đông Dương. Tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ Đờ Gôn là không muốn ký kết với chính quyền bản địa nếu như chính quyền ấy không do người Pháp tạo ra. Ngay cả những người tán thành thương lượng như Lơcơlec thì cũng quan niệm rằng chỉ có thể điều đình với Việt Minh khi đã tỏ rõ sức mạnh của Pháp. Về phía Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại diện Chính phủ ta đã thể hiện đúng tinh thần Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" của Trung ương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 Đảng (25/11/1945). Song song với lập trường kiên quyết chống xâm lược để bảo vệ chủ quyền và thống nhất đất nước, Hồ Chí Minh luôn tỏ rõ thiện chí hoà bình, sẵn sàng hợp tác với nước Pháp. Tại Đông Dương, quân Tưởng cũng chạy đua với Pháp về thời gian. Chúng dung túng cho bọn tay sai cố tình phá hoại cuộc đàm phán giữa ta với Pháp. Chúng cho tay sai khiêu khích, đẩy ta xung đột với Pháp để chúng lợi dụng. Do đó, yêu cầu về sự thoả thuận ở cả hai phía, ta và Pháp, lúc này đều trở nên cần thiết. Trong bức điện gửi về cho Chính phủ Pháp ngày 14/2/1946, Lơcơlec đề nghị: "Nếu muốn đi đến thoả hiệp, không nên do dự nói đến chữ Độc lập". Lơcơléc yêu cầu Xanhtơni: "Phải hết sức tránh khi quân Pháp đổ bộ, Hồ Chí Minh đi vào chiến khu để làm một cuộc chiến tranh thần thánh nào đó" [7, tr.14]. Về phía ta, để tạo lối thoát cho cuộc đàm phán đang bế tắc, trong cuộc trao đổi ngày 16/2/1946 với Xanhtơni, có Hoàng Minh Giám cùng dự, Hồ Chí Minh đã nhận đàm phán bí mật trên cơ sở nền độc lập của Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp. Xanhtơni yêu cầu thêm là phía Pháp sẽ ký kết không chỉ với Việt Minh mà với một Chính phủ bao gồm nhiều đảng phái chính trị tiêu biểu cho các khuynh hướng chính trị ở Việt Nam. Tiến hành thương lượng với Pháp khi những đội quân Tưởng đang chiếm đóng miền Bắc nước ta và sẵn sàng kiếm cớ lật đổ chính quyền của ta, là một việc rất khó khăn, phức tạp, vẫn còn đang tranh chấp về vấn đề miền Bắc Việt Nam. Những cuộc tiếp xúc cho đến tháng 2/1946 vẫn chưa giải quyết gì cụ thể mặc dù Chính phủ Việt Nam rất cố gắng và thiện chí. Tuy nhiên, những cuộc tiếp xúc ấy đã tạo điều kiện cho Chính phủ Việt Nam hiểu rõ thêm lập trường của phía Pháp cũng như thái độ cụ thể của các chính khách, tướng tá Pháp. Cũng chính sau những cuộc tiếp xúc ấy, qua Hồ Chí Minh, nhiều người Pháp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 ngày càng nhận thấy rõ rằng lúc này, muốn giải quyết những vấn đề liên quan đến Việt Nam, không thể thiếu vai trò của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Dù không đi đến kết quả cụ thể nào trong mối quan hệ Việt - Pháp, song những cuộc tiếp xúc đã tạo được cơ sở thực tế cho việc thực hiện chủ trương hoà hoãn với Pháp khi hai kẻ thù của ta (Pháp và Tưởng) đã bắt tay với nhau. Hiệp ước Hoa - Pháp ký ngày 28/2/1946 quy định rõ việc quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam thay thế quân Tưởng với thời hạn chậm nhất là 31/3/1946. Mặc dù đó không phải là một điều bất ngờ, nhưng cũng đặt cách mạng Việt Nam trước một tình thế mới cấp bách. Với Hiệp ước này, việc quân Pháp vào miền Bắc nước ta không còn chỉ là khả năng mà sẽ là hiện thực chắc chắn trước mắt. Cuộc xâm lược của chúng đã được khoác chiếc áo hợp pháp là thay quân Tưởng làm tiếp nhiệm vụ của Đồng Minh. Như vậy trên thực tế, Đồng Minh đã hoàn thành nhiệm vụ giúp thực dân Pháp trở lại Đông Dương. Tình thế đã đặt Nhà nước cách mạng Việt Nam trước hai khả năng cần lựa chọn: Hoặc là chống lại việc quân Pháp vào miền Bắc nước ta, cũng có nghĩa là chống lại Hiệp ước Hoa - Pháp, hoặc là thoả thuận với Pháp, đồng ý việc đưa quân Pháp vào miền Bắc với một số điều kiện của ta. Khả năng thứ nhất sẽ dẫn đến chiến tranh, trước hết là với Pháp, có thể cả với Tưởng. Cùng với Pháp, Tưởng là các đảng phái phản động trong nước. Đằng sau Pháp, Tưởng là Anh, Mĩ. Khả năng thứ hai cũng có nghĩa là chấp nhận nước ta tạm thời trong tình trạng độc lập không hoàn toàn, phải tiếp tục những cuộc đấu tranh để giành độc lập trong những hoàn cảnh mới, song sẽ chỉ còn phải đối đầu trực tiếp với kẻ thù chính là thực dân Pháp. Trong tình hình khẩn trương, Hồ Chí Minh đã hết sức chủ động trong việc cùng Trung ương Đảng kịp thời đề ra chủ trương cụ thể phù hợp với hoàn cảnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 Ngày 3/3/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị "Tình hình và chủ trương". Ban Chỉ thị nhận định: "... Hiệp ước Hoa - Pháp không phải là chuyện riêng của Tưởng Giới Thạch và Pháp. Nó là chuyện chung của phe đế quốc và bọn tay sai của chúng ở thuộc địa..." [73, tr.33]. Phân tích về chủ trương đánh hay hoà lúc này, Chỉ thị nêu rõ: "... Nếu Pháp công nhận Đông Dương tự chủ thì có thể hoà, hoà để phá tan âm mưu của bọn Tưởng Giới Thạch, bọn phản động Việt Nam và bọn phát xít Pháp còn sót lại, chúng định hãm ta vào tình thế cô độc, buộc ta phải đánh nhiều kẻ thù một lúc..." [73, tr.33]; đồng thời nhấn mạnh: "Vấn đề lúc này không phải là muốn hay không muốn đánh. Vấn đề là biết mình biết người, nhận định một cách khách quan những điều kiện lợi hại trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho đúng..." [73, tr.33]. Từ sau Hiệp ước Hoa - Pháp, nhịp độ các cuộc trao đổi giữa ta và phía Pháp trở nên dồn dập. Riêng từ đầu tháng 3 đến khi ký Hiệp định sơ bộ có tới 4 cuộc tiếp xúc giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với Xanhtơni để thảo luận nội dung cụ thể của bản Hiệp định. Lúc đó, Xanhtơni đã nhận được những chỉ thị của Đácgiăngliơ ngày 29/2/1946 về những nội dung làm cơ sở cho Hiệp định, trong đó quyền lợi của Việt Nam vẫn rất hạn chế, với một Chính phủ tự trị, trong khuôn khổ Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp. Đácgiăngliơ còn nhấn mạnh thêm quyền của Pháp đại diện cho Việt Nam về ngoại giao; đồng thời vẫn không thừa nhận sự thống nhất của Việt Nam, dù chỉ riêng Bắc Kỳ với Trung Kỳ. Ngay cả đến tướng Lơcơlec trong bức điện gửi Xanhtơni ngày 22/2, còn phải e ngại rằng nếu đưa ra những điểm mà Cao uỷ nhấn mạnh, thì sẽ "làm hỏng kết quả bao nhiêu công sức" mà họ bỏ ra lâu nay trong các cuộc đàm phán. Về phía Việt Nam, đương nhiên chúng ta không thể chấp nhận ký kết với những điều khoản như vậy. Trong khi đàm phán với Pháp, Hồ Chí Minh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 vẫn luôn chú ý quan sát và phân tích quan hệ giữa Tưởng và Pháp. Mặc dù Tưởng và Pháp đã ký Hiệp ước nhưng ở miền Bắc Việt Nam, giữa hai bên vẫn có sự bất đồng, thậm chí cả xung đột. Khi các thế lực điều khiển chúng đã thống nhất thì trước sau chúng cũng phải dàn xếp với nhau. Tuy nhiên, chừng nào chúng còn mâu thuẫn, dù nhỏ, dù tạm thời, ta vẫn cần khai thác. Cho đến ngày 4/3, tướng Chu Phúc Thành vẫn tuyên bố chưa nhận được mệnh lệnh cụ thể về việc để quân Pháp vào thay thế, vì vậy quân đội Tưởng sẽ chống lại khi quân Pháp đổ bộ. Phía Tưởng nói rõ: Không thể để quân Pháp vào miền Bắc nếu người Pháp chưa ký kết được với Chính phủ Việt Nam. Lý do của họ là: Để tránh trường hợp người Việt Nam cho rằng quân Tưởng phản bội, sẽ trả thù Hoa kiều sau khi quân Tưởng rút đi. Bởi vậy, đối với Pháp lúc này, yêu cầu về ký kết với Việt Nam trở nên cấp thiết. Ngày 5/3, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhờ Thiệu Bách Xương, sĩ quan trong quân đội Tưởng, chuyển cho phía Pháp bản kiến nghị về một điều kiện và nội dung các điều khoản ký kết theo yêu cầu của Chính phủ ta. Việc làm này tỏ ý tôn trọng phía Tưởng, đồng thời dùng Tưởng tăng thêm áp lực với Pháp trong việc đàm phán với ta. Tối 5/3, cả phía Tưởng và phía Pháp lần lượt đến gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và vội vã giục ta thương lượng gấp để đi đến ký kết ngay trong đêm đó. Đây là lúc hạm đội Pháp do tướng Lơcơléc chỉ huy đã đến Vịnh Bắc Bộ. Nếu xung đột lớn xảy ra sẽ không có lợi cho Pháp nhưng cũng vô cùng bất lợi cho ta. Trong tình thế khẩn trương đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thảo luận với Xanhtơni cho đến gần sáng. Hai vấn đề tồn tại khó giải quyết nhất trong suốt các cuộc trao đổi giữa hai bên là: độc lập và thống nhất của Việt Nam. Đây là hai vấn đề có tính nguyên tắc trong lập trường của ta. Cuối cùng phía Pháp đồng ý chấp nhận nguyên tắc chung là thừa nhận kết quả một cuộc trưng cầu ý dân về vấn đề thống nhất 3 kỳ của Việt Nam. Tuy nhiên, họ vẫn giữ ý kiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 chỉ thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự trị, không chịu chấp nhận hai chữ "độc lập". Giới lãnh đạo Pháp rất lo sợ hai chữ độc lập có thể từ Việt Nam mà gây ra phản ứng dây chuyền đối với các thuộc địa của Pháp. Như vậy, vấn đề cuối cùng còn bế tắc là khoảng cách giữa độc lập và tự trị. Trong tình trạng căng thẳng cực độ, Hồ Chí Minh đã tuyên bố tạm dừng cuộc thảo luận khiến phía Pháp vô cùng lo lắng. Sáng 6/3, tàu đổ bộ của Pháp tiến vào cửa biển Hải Phòng và quân Tưởng ở đó đã nổ súng. Trong khi đó, mặc dù đã chuẩn bị rất chu đáo tại các vị trí chiến đấu, nhưng lực lượng vũ trang của ta rất bình tĩnh theo lệnh Chính phủ, mặc cho Tưởng - Pháp xung đột với nhau. Nguy cơ xung đột lớn đã bắt đầu trở thành thực tế. Hồ Chí Minh thấy rõ đã đến lúc đi đến quyết định. Sau khi hội ý với Thường vụ Trung ương Đảng và thông qua Hội đồng Chính phủ, Hồ Chí Minh đã cùng Hoàng Minh Giám gặp Xanhtơni và Pinhông. Người đã thống nhất với phía Pháp một cách giải quyết dung hoà giữa độc lập và tự trị: "Nước Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do...". Vấn đề cuối cùng đã được tháo gỡ. Hiệp định sơ bộ đã được ký kết vào buổi chiều 6/3/1946 với chữ ký của Hồ Chí Minh, Xanhtơni, Vũ Hồng Khanh. Theo yêu cầu của Hồ Chí Minh, đại diện của các phái bộ Đồng Minh, Anh, Mĩ, Trung Quốc và ông Lui Capuýt, với danh nghĩa đại diện nhân dân Pháp, đã được mời đến dự lễ ký kết. Kèm theo Hiệp định, một bản Hiệp định phụ về quân sự cũng được ký kết cùng ngày. Những quy định chi tiết trong Hiệp định phụ này do Hồ Chí Minh kiên quyết đòi đưa vào như một điều kiện tối hậu cho toàn bộ việc ký kết với phía Pháp. Nội dung cơ bản của Hiệp định Sơ bộ 6 tháng 3 và văn kiện phụ đính kèm hiệp định nói rõ: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 + Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng của mình và là một phần tử trong Liên bang Đông Dương, ở trong khối Liên hiệp Pháp. + Việc hợp nhất "ba kỳ", Chính phủ Pháp cam kết thừa nhận những quyết định của nhân dân trực tiếp phán quyết. + Chính phủ Việt Nam chấp nhận để 15000 quân Pháp vào Bắc Việt Nam làm nhiệm vụ thay thế quân đội Trung Hoa. Số quân Pháp kể trên sẽ rút hết trong vòng 5 năm, trừ số quân phụ trách quản lý tù binh Nhật sẽ rút sau khi hoàn thành nhiệm vụ. + Sau khi Hiệp định được ký kết, hai Chính phủ lập tức quyết định mọi phương sách cần thiết để đình chỉ ngay cuộc xung đột, giữ nguyên quân đội hai bên tại vị trí tạm thời. + Hai bên đồng ý "mở ngay cuộc đàm phán (chính thức) thân thiện và thành thực" . Trong cuộc đàm phán đó sẽ bàn ba vấn đề: a. Những liên lạc ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài. b. Chế độ tương lai của Đông Dương. c. Những quyền lợi kinh tế và văn hoá của Pháp ở Việt Nam. 1.3. Ý NGHĨA CỦA HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ 6 THÁNG 3 NĂM 1946 Ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946, tạm thời hoà hoãn với Pháp, ta đã tránh được một cuộc chiến đấu bất lợi phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc; tạo thêm một cơ sở pháp lí buộc quân Tưởng phải nhanh chóng rút khỏi miền Bắc nước ta. Bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách vì mất chỗ dựa nên phần lớn bị tan rã hoặc chạy theo quân Tưởng. Chúng ta có thêm thời gian hoà bình cần thiết để củng cố chính quyền cách mạng, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, phát triển lực lượng vũ trang nhằm chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp về sau. Đặc biệt, đối với miền Nam - nơi mà cuộc kháng chiến đang đứng trước những thử thách gay gắt, lực lượng vũ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 trang tại chỗ bị tan vỡ và chia sẻ, chúng ta có điều kiện thuận lợi để củng cố chuẩn bị bước vào cuộc chiến đấu mới. Vì vậy, trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ II, năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: Lúc kí hiệp định sơ bộ, nhiều người thắc mắc cho đó là chính sách quá hữu. Nhưng các đồng chí và đồng bào Nam Bộ đã khéo lợi dụng dịp đó để xây dựng và phát triển lực lượng của mình. Thực tế lịch sử đã chứng tỏ, việc ký Hiệp định sơ bộ - trong hoàn cảnh lúc đó - là một chủ trương cứu nước duy nhất đúng, "một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lêninnít về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ của kẻ địch và về sự nhân nhượng có nguyên tắc" [17, tr.31]. Về cơ bản, Hiệp định sơ bộ khẳng định Việt Nam không còn là thuộc địa của Pháp. Đồng thời, Hiệp định đã xoá bỏ được ý định áp đặt của các nước lớn tại Hội nghị Pôtxđam (7/1945) đối với ta và điều quan trọng là đã điều chỉnh thoả hiệp Anh - Pháp và Hoa - Pháp một cách có lợi cho ta hơn. Nó khẳng định sự tồn tại của Nhà nước Việt Nam độc lập. Hiệp định sơ bộ phản ánh việc ta vận dụng sách lược phân hoá kẻ thù, tạo thời cơ đẩy quân Tưởng và bọn tay sai của chúng ra khỏi đất nước ta, tránh được nguy cơ phải đối phó với hai thế lực thù địch cùng một lúc. Hơn thế nữa, Hiệp định đã tạo được không gian hoà hoãn trong cả nước để có thể biến thời gian thành lực lượng vật chất, và cùng với kết quả đem lại trên thực tế (Tưởng rút quân và Pháp phải dãn quân) đã góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng toàn cục có lợi hơn cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong cả nước. Thoả hiệp Việt - Pháp ngày 6/3/1946 còn đánh dấu thắng lợi của ngoại giao Việt Nam, nhất là trong việc thực hiện chủ trương của Đảng biến các hiệp định tay đôi Anh - Pháp, Hoa - Pháp thành thoả thuận tay ba với sự tham gia của ta và tạo tiền đề để mở rộng quan hệ quốc tế của Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 Trong bài phát biểu trước cuộc mít tinh của quần chúng tại Hà Nội một ngày sau khi ký Hiệp định (7/3/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Cuộc điều đình với Pháp sẽ mở ra con đường làm cho quốc tế thừa nhận ta. Nó sẽ dẫn ta đến một vị trí ngày càng chắc chắn trên trường quốc tế. Đó là thắng lợi về chính trị" [34, tr.35]. Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 được dư luận quốc tế nhiệt liệt hoan nghênh. Tờ báo "Kinh tế" (Economist) của Anh ngày 11/3/1946 viết: Họ (người Pháp) đáng được khen ngợi ở chỗ họ đã nắm được tinh thần khó khăn đang chờ đợi họ sau khi Nhật Bản đầu hàng. Họ đã phải hạ mình trước một việc hiển nhiên là chủ nghĩa dân tộc của người Việt Nam không bao giờ tắt, do đó họ đã đàm phán với Chính phủ do ông Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Nhà sử học Pháp Philip Đơvile (Philippe Devilles) viết trong cuốn sách "Lịch sử Việt Nam" lời nhận xét, Hiệp định Pháp - Việt làm cho thế giới ngạc nhiên, nước Pháp, một cường quốc châu Âu đã dẫn đầu việc thoả hiệp với chủ nghĩa quốc gia châu Á trước Anh, Hà Lan và cả Mĩ nữa. Từ nhiều phía, Hiệp định Xanhtơni - Hồ Chí Minh được đồng tình. Ở Liên Xô, hãng TASS đưa tin ngắn về đại diện Đông Dương và đại diện Pháp ký hiệp định công nhận Việt Nam là nước tự do... Ở Trung Quốc, cả chính quyền Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản đều hoan nghênh Hiệp định. Trả lời phỏng vấn của AFP, Chu Ân Lai cho rằng "đó là một việc đáng làm khuôn mẫu cho các đế quốc ở Thái Bình Dương và Châu Á" . Tiểu kết chƣơng Từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công đến ngày 6 tháng 3 năm 1946, xuất phát từ tình hình quốc tế và trong nước, hoạt động đối ngoại của Đảng tập trung phục vụ cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, đối phó với khả năng liên hiệp của các thế lực đế quốc thù địch chống phá cách mạng Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 Dựa vào sức mạnh đoàn kết dân tộc, phát huy yếu tố chính nghĩa của cuộc đấu tranh vì độc lập, Đảng chỉ đạo dùng biện pháp chủ yếu là đối thoại với các thế lực đế quốc, chuyển từ đối đầu về quân sự sang đối thoại hoà bình, gắng sức tránh một cuộc chiến tranh, nhất là một cuộc chiến tranh xảy ra quá sớm. Lợi dụng những mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, nhằm vào điểm yếu về chính trị của chủ nghĩa thực dân, Đảng vận dụng sách lược mềm dẻo, thực hiện nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ thù, lúc thì hoà hoãn với Tưởng để rảnh tay đối phó với thực dân Pháp, lúc thì tạm hoà hoãn với Pháp để đuổi cổ quân Tưởng và quét sạch bọn phản động tay sai của Tưởng dành thời gian củng cố lực lượng, chuẩn bị toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, điều mà Đảng ta biết chắc là không thể nào tránh khỏi. Những biện pháp cực kì sáng suốt đó đã được ghi vào lịch sử cách mạng nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lêninnít về lợi dụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch và về sự nhân nhượng có nguyên tắc. Với phương châm "thêm bạn bớt thù", chính sách đối ngoại của Đảng không chỉ nhằm đối phó với các thế lực thù địch, mà còn nỗ lực hướng tới việc tìm bạn bên ngoài, kể cả bạn đồng minh chiến lược và bạn đồng minh tạm thời, có điều kiện, tranh thủ làm thay đổi quan hệ giữa Việt Nam với nước Pháp, nhân dân Pháp, dân tộc Pháp, các nước lớn, các nước láng giềng, tranh thủ mọi sự ủng hộ có thể đối với nền độc lập của nước Việt Nam, góp phần cô lập cao độ kẻ thù chính. Việc thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng trong những tháng đầu sau khi giành chính quyền đã khẳng định dứt khoát nền độc lập thống nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên trường quốc tế, tránh được trường hợp bất lợi phải đối phó với nhiều kẻ thù một lúc khi so sánh lực lượng, nhất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 là về quân sự, quá bất lợi đối với ta. Đặc biệt, Đảng ta đã tạo ra được thời gian hoà bình vô cùng quý báu để lãnh đạo nhân dân củng cố chính quyền, phát triển lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, chuẩn bị sẵn sàng và chủ động bước vào một cuộc kháng chiến lâu dài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 Chương 2 HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TỪ SAU NGÀY 6/3/1946 ĐẾN NĂM 1953 2.1. TỪ SAU NGÀY 6/3/1946 ĐẾN NGÀY 19/12/1946 Sau khi ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946, Chính phủ và nhân dân Việt Nam thi hành nghiêm chỉnh mọi điều khoản đã cam kết. Ngày 8/3/1946, Chính phủ ban hành Nghiêm lệnh: "Chính phủ hạ lệnh cho toàn thể nhân dân và bộ đội phải giúp đỡ cho quân đội Trung Hoa", "Ai xâm phạm đến tính mạng, tài sản quân đội Trung Hoa sẽ nghiêm trị" [74, tr.70] . Ngày 9/3/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra bản Chỉ thị "Hoà để tiến", vạch rõ lí do vì sao ta ký với Pháp Hiệp định sơ bộ và đề ra những việc cần làm sau khi Hiệp định được ký kết. Trong khi đó, thực dân Pháp sớm lộ rõ dã tâm phá hoại Hiệp định. Ngày 9/3/1946, quân Pháp đổ bộ lên Hải Phòng và đóng trái phép ở Bến Bính. Ngày 27/6/1946, quân Pháp ngang nhiên chiếm đóng Trụ sở Bộ Tài chính của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hà Nội; đồng thời cho xe máy chạy khắp phố, gây xô xát và cướp bóc tài sản của nhân dân... Ở miền Nam, thực dân Pháp không những không ngừng bắn, mà còn tiếp tục cho quân càn quét, đánh úp nhiều vị trí của bộ đội Việt Nam ở Đồng Tháp Mười, Bình Thuận, Phan Rang... Tháng 6-1946, chúng huy động 5.000 quân có xe tăng và máy bay yểm trợ đánh chiếm Tây Nguyên. Với ý đồ tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam, thực dân Pháp thành lập Chính phủ Nam Kì tự trị (1/6/1946) do Nguyễn Văn Thịnh cầm đầu. Một trong những nội dung quan trọng đấu tranh buộc Pháp phải tôn trọng Hiệp định sơ bộ là đòi mở cuộc đàm phán chính thức tại Pari. Ngược Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 lại, thực dân Pháp tìm cách hoà hoãn. Ta càng thấy rõ lập trường thực dân xâm lược của giới phản động Pháp, nhưng vẫn kiên trì đấu tranh với cuộc đàm phán chính thức. Ngày 24/3/1946, trên tàu Êmin Béctanh (Emile Bertin) neo tại vịnh Hạ Long đã diễn ra cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đô đốc Đácgiăngliơ. Cùng dự hội đàm, về phía Việt Nam còn có Hoàng Minh Giám và Nguyễn Tường Tam; về phía Pháp có tướng Lơcle, Xanhtơni và một số trợ lý của Đácgiăngliơ. Sau nhiều lần trao đổi, hai bên đã thoả thuận công bố một bản thông cáo gồm ba điểm chủ yếu: 1. Vào một thời điểm càng gần mà các điều kiện quá cảnh cho phép, nghĩa là trong nửa đầu tháng tư, một phái đoàn hữu nghị gồm 10 nghị sĩ Việt Nam đi tới Pari mang tới Quốc hội lập hiến lời chào anh em Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 2. Cũng vào thời điểm đó sẽ tiến hành tại Đà Lạt một hội nghị trù bị giữa một bên là một đoàn đại biểu của Pháp gồm 12 thành viên dưới sự chủ trì của Cao uỷ Pháp tại Đông Dương và một bên là một đoàn đại biểu gồm 12 thành viên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hoặc người đại diện. 3. Cuộc hội nghị trù bị đó sẽ hoàn thành công việc của mình để một đoàn đại biểu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có thể lên đường trong thời gian ngắn nhất, nghĩa là trong nửa cuối tháng năm để các cuộc thương lượng cuối cùng chính thức có thể tiến hành tại Paris. Ngày 16/4/1946, phái đoàn Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Phạm Văn Đồng dẫn đầu lên đường sang thăm nước Pháp theo tinh thần thông báo về nội dung cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đô đốc Đácgiăngliơ. Ngày 19/4/1946, Hội nghị trù bị Đà Lạt khai mạc. Hội nghị đã tiến hành khẩn trương, ngoài những phiên họp toàn thể, những phiên họp ở các uỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 ban, còn có nhiều cuộc trao đổi ngoài hành lang... Tuy vậy, trên tất cả các vấn đề được đặt ra, cuộc đàm phán hầu như không có tiến triển. Ngoài những cuộc tranh luận gay gắt tại Uỷ ban Chính trị, ở tất cả các Uỷ ban Quân sự, Kinh tế, Văn hoá đều có cuộc tranh cãi giằng co. Về kinh tế, ta chủ trương giữ vững những quyền lợi kinh tế cơ bản của ta, đảm bảo điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển, đồng thời có những nhân nhượng nhất định đối với quyền lợi kinh tế Pháp ở Đông Dương. Những vấn đề được đặt ra trong Tiểu ban này thuộc về tiền tệ, thuế qua._.ung, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và sẽ xem mọi hành động xâm lược mới là vi phạm các Hiệp định và đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế. Tại Washington, ngày 21/7, Tổng thống Mĩ Aixenhao tuyên bố: "Tôi không có gì phê phán cái đã làm được ở Giơnevơ bởi vì tôi không có một giải pháp thay thế". Như vậy là Hiệp định đình chỉ chiến sự - những văn bản duy nhất được ký kết và tuyên bố cuối cùng do các bên tham gia hội nghị thoả thuận trong hai ngày 20 và 21/7 cùng với các tuyên bố đơn phương tôn trọng Hiệp định của Chính phủ Mĩ, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc đã tạo thành khung pháp lý của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương. Nhân dịp kết thúc Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Pháp M.France đã trao đổi các công hàm về các quan hệ giữa hai nước Việt - Pháp trong thời gian tới. 3.3. Ý NGHĨA HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 Với nội dung trên, Hiệp định Giơnevơ về "chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương" được dư luận rộng rãi trên thế giới hoan nghênh, làm cho dư luận thế giới thấy được quyết tâm giành độc lập, tự do của nhân dân ta, đồng thời cũng nhận rõ thiện chí hoà bình, lòng mong muốn giải quyết xung đột bằng biện pháp hoà bình thông qua thương lượng của Đảng và Nhà nước ta. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (7/1954) cho rằng: do tình hình mới ở trong nước và thế giới hiện nay, Hội nghị hoàn toàn đồng ý với đường lối của Hồ Chủ tịch và Bộ Chính trị trong thời gian vừa qua: dùng phương pháp thương lượng để lập lại hoà bình ở Đông Dương. Sau khi Hiệp định được ký kết, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định ý nghĩa to lớn của giải pháp đã đạt được ở Giơnevơ, đồng thời nêu lên những nhân tố đưa đến thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương. Trong lời kêu gọi ngày 22/7/1954, Hồ Chủ tịch nêu rõ: "Hội nghị Giơnevơ đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to... Chúng ta giành được thắng lợi to lớn cũng là do nhân dân các nước bạn, nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của ta" [64, tr.321]. Nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta (9/1954) nhận định: Hội nghị Giơnevơ đã đi đến thoả thuận lập lại hoà bình ở Đông Dương, đã ký kết hiệp định đình chiến ở Việt Nam, Lào và Campuchia... Thắng lợi to lớn đã kết thúc ách thống trị của thực dân Pháp ở miền Bắc, làm cho nhân dân miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tạo nên những điều kiện thuận lợi cho công cuộc hoà bình kiến thiết nước Việt Nam sau này... Tại Đại hội Đảng lần thứ III (9/1960), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định: Việc lập lại hoà bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc Việt Nam và đặt cơ sở pháp lý cho việc thống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 nhất nước Việt Nam là một thắng lợi của nhân dân ta, đồng thời là một thắng lợi của phe xã hội chủ nghĩa, hoà bình và dân chủ trên thế giới. Nó phản ánh tình hình lực lượng so sánh ở Đông Dương và trên thế giới lúc bấy giờ. Thắng lợi to lớn đó không những tạo ra khả năng để thực hiện hoà bình thống nhất nước ta trên cơ sở độc lập và dân chủ, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc cách mạng ở miền Bắc tiến lên một giai đoạn mới. - Tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ III (14/1/1964) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích: "Sau kháng chiến, đến Hội nghị Giơnevơ năm 1954, lúc đó thì ngoại giao của ta thành quốc tế rồi. Ta đã có Liên Xô, Trung Quốc và các anh em khác giúp đỡ. Lúc đó, trong nước ta thắng, nên ngoài nước cũng thắng, nó ảnh hưởng lẫn nhau... Hồi đó, nếu ta không nhận hoà bình thì tức là mắc mưu Mĩ. Tất nhiên thắng lợi thu được cũng là do mình có Điện Biên Phủ, ngoài ra, lại còn có sự giúp đỡ của các nước anh em nữa" [45, tr.11]. Đánh giá một cách toàn diện và khách quan về Hiệp định Giơnevơ năm 1954, tháng 11/1988, Thường vụ Đảng uỷ quân sự Trung ương đã nêu một số kết luận như sau: Với Hiệp định Giơnevơ 1954, tuy ta chưa hoàn thành mục tiêu giải phóng cả nước, nhưng đã đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng; đánh bại đế quốc Pháp, giải phóng miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững mạnh, chuẩn bị điều kiện để tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ sau này. Đây là một thắng lợi vĩ đại của một nước nhỏ đánh thắng một đế quốc to, thắng lợi oanh liệt của cuộc chiến tranh nhân dân đầu tiên ở nước ta do Đảng lãnh đạo. Thắng lợi đó góp phần phát triển cách mạng Lào và Campuchia, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 Ta ký Hiệp định Giơnevơ là đúng lúc, kết thúc kháng chiến chống Pháp là phù hợp, phản ánh đúng so sánh lực lượng ta, địch trên chiến trường và hoàn cảnh quốc tế lúc đó. Vì lúc này, về phía địch, thực dân Pháp tuy thất bại lớn, nhưng còn lực lượng và đứng sau là đế quốc Mĩ đang có mưu đồ trực tiếp can thiệp vào chiến tranh Đông Dương. Còn ta lúc đó tuy đang thắng to, nhưng cũng có những khó khăn mới, chưa đủ điều kiện tiếp tục chiến tranh để giải phóng cả nước. Trên trường quốc tế, các nước anh em, trong đó có Liên Xô và Trung Quốc, đều muốn có hoà bình để xây dựng đất nước và đều muốn cuộc chiến tranh ở Đông Dương đi tới một giải pháp . Đặt Hiệp định Giơnevơ trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, phân tích vấn đề theo quan điểm toàn diện và phát triển, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắng nhận xét: "... có người thấy thắng luôn, muốn đánh bừa, đánh đến cùng, họ chỉ thấy cây không thấy rừng, chỉ thấy Pháp rút mà không thấy âm mưu của chúng; chỉ thấy Pháp không thấy Mĩ, thiên về tác chiến, xem khinh ngoại giao" [64, tr.318]. Như lịch sử đã chứng minh, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy tiến trình đấu tranh của nhân dân ta cho tự do, độc lập, hoà bình. Một là, Hiệp định đã ghi nhận thắng lợi to lớn có tính bước ngoặt của cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân ta, vì độc lập, tự do của dân tộc. Nó xác nhận trên phạm vi quốc tế sự thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn của đế quốc hùng mạnh, được ghi nhận trong lịch sử như một bước mở đầu có tính quyết định cho sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống thực dân trên quy mô toàn cầu. Đồng thời, nó có tác dụng trực tiếp ngăn chặn âm mưu can thiệp, tăng cường mở rộng chiến tranh, dùng chiến tranh và đe doạ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 vũ lực để thúc ép, lôi kéo các nước độc lập dân tộc vào các liên minh quân sự, chính trị, đặt các nước này dưới các ô bảo vệ của Mĩ và phương Tây, gây đối đầu căng thẳng trong quan hệ quốc tế, phục vụ cho yêu cầu chiến lược của Mĩ và phương Tây. Hai là, Hiệp định Giơnevơ là một giải pháp đồng bộ về chính trị và quân sự. Nó vượt ra ngoài ý đồ ban đầu của các nước lớn định giới hạn Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương trong khuôn khổ một hiệp định ngừng bắn đơn thuần. Ba là, ở Hội nghị Giơnevơ, ta gặp nhiều hạn chế về khuôn khổ đàm phán và phương thức thương lượng. Có một số vấn đề chưa thống nhất được giữa các đoàn của các nước anh em; chưa có kinh nghiệm trong đàm phán đa phương nhất là với các nước lớn; chưa thấu hiểu hết ý định chiến lược của họ khi bước vào cuộc thương lượng nên có lúc chưa phát huy hết tính chủ động, độc lập tự chủ trong quá trình đàm phán. Song nhờ kiên trì phấn đấu và với sách lược linh hoạt, ta đã đạt được những yêu cầu cơ bản, buộc các nước lớn phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết dân tộc. Hơn nữa, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, gắn liền với hệ thống xã hội chủ nghĩa trở thành căn cứ địa vững chắc cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, đồng thời là hậu phương quan trọng để làm nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia. Ý nghĩa to lớn của Hiệp định Giơnevơ là đã buộc quân đội nước ngoài phải rút hết khỏi Đông Dương và ghi nhận các nước trên bán đảo này sẽ không tham gia liên minh quân sự với bên ngoài. Điều đó chẳng những tạo lập được môi trường hoà bình ổn định cho việc tái thiết Đông Dương sau Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 chiến tranh mà còn đưa đến làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho xu hướng đấu tranh vì độc lập tự do, hoà bình ở mỗi nước Đông Dương. Đặt Hiệp định Giơnevơ trong bối cảnh lúc đó, khi trả lời phỏng vấn của tờ: "Nhật báo công nhân Anh" về Hiệp định Giơnevơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Tôi cho rằng những điều khoản quan trọng nhất là: phải tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và lãnh thổ toàn vẹn của nước Việt Nam; không nước nào được lập căn cứ quân sự ở nước Việt Nam; Việt Nam không liên minh quân sự với bất kỳ nước nào; thi hành quyền tự do dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi để lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền Nam Bắc đặng đi tới thực hiện thống nhất nước nhà" [64, tr.458]. Hiệp định Giơnevơ đã tạo ra những tiền đề cơ bản về pháp lý quốc tế để nhân dân ta bước vào cuộc chiến đấu trong giai đoạn mới, giành thắng lợi quyết định trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước vĩ đại sau này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 KẾT LUẬN 1. Đấu tranh ngoại giao trong thời kỳ từ tháng 3/1946 đến tháng 7/1945 phản ánh lợi ích của dân tộc Việt Nam, phục vụ cuộc đấu tranh vì độc lập tự do vì hoà bình và dân chủ. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hoà hiếu, nhân đạo và hoà bình, có ý thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia, hữu nghị với các nước láng giềng, khiêm nhường với nước lớn. Trước những thế lực xâm lược lớn mạnh, ông cha ta đã kết hợp việc giành thắng lợi về quân sự, kết hợp với giải pháp ngoại giao để kết thúc chiến tranh. Với ngọn cờ độc lập dân tộc và ý chí "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", Đảng và Hồ Chí Minh luôn ý thức đầy đủ về các quyền dân tộc cơ bản; yêu chuộng hoà bình, nhưng kiên quyết chống chiến tranh xâm lược; phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ, đồng thời coi trọng đoàn kết quốc tế; hữu nghị với các nước láng giềng, khéo léo trong quan hệ với các nước lớn; cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, bình tĩnh trong những lúc nguy nan; biết lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, phân hoá kẻ thù, nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ thù, vừa đánh vừa đàm. 2. Đấu tranh ngoại giao trong thời kỳ từ tháng 3/1946 đến tháng 7/1954 gắn liền với cách tư duy và hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh. Không chỉ là người đặt nền móng cho ngoại giao Việt Nam thời hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đích thân đứng ra đảm nhiệm việc tổ chức và thực hiện nhiệm vụ ngoại giao trong những tháng đầu cực kì khó khăn. Người xác định rõ quan hệ giữa Việt Nam và thế giới, giữa dân tộc và thời đại: Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế liên hệ khăng khít với nhau. Vì lẽ đó, ta vừa ra sức kháng chiến, vừa tham gia phong trào ủng hộ hoà bình thế giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 Bằng những hoạt động tích cực và tư duy nhạy bén, sáng tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần làm xoay chuyển vận nước trong lúc nguy nan, từng bước cải thiện quan hệ quốc tế, gắng sức vận dụng những điểm tương đồng, khai thác mọi khả năng có thể để tìm kiếm bạn đồng minh trong những điều kiện lịch sử vô cùng phức tạp, từng bước tiến đến thắng lợi cuối cùng. 3. Từ tháng 3/1946 đến tháng 7/1954 là một chặng đường phát triển của đấu tranh ngoại giao Việt Nam, được mở đầu bằng việc kí Hiệp định sơ bộ và kết thúc bằng việc kí Hiệp định Giơnevơ. Đó là chặng đường đấu tranh đầy gay go, phức tạp, đánh dấu thắng lợi từng bước của mặt trận ngoại giao. Trong buổi đầu, thế và lực của ta còn non yếu, do vậy trên bàn đàm phán, chúng ta chưa buộc được kẻ thù công nhận nền độc lập. Trên văn bản pháp lí, chúng chỉ thừa nhận nước Việt Nam là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Hơn 8 năm sau, với những thắng lợi giành được, thế và lực của ta đã mạnh lên, buộc kẻ thù phải kí vào một văn bản có tính pháp lí quốc tế, cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Một nửa nước ta được hoàn toàn giải phóng và chuyển sang làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, trở thành chỗ dựa vững chắc cho cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, tiến tới thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà. 4. Đấu tranh ngoại giao từ tháng 3/1946 đến 7/1954 có tác dụng vô cùng to lớn: - Góp phần phá thế bị bao vây cô lập, mở rộng quan hệ quốc tế Trong tình thế bị bao vây từ sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1949, chính sách đối ngoại của Đảng đã hướng về các nước trong khu vực Đông Nam Á và Nam Á (nhất là Thái Lan, Miến Điện và Ấn Độ), tạo điều kiện giữ được liên hệ với nước ngoài, chuyển được các tin tức thế giới về trong nước và những thông tin về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đến với một số bạn bè quốc tế, cử được các đoàn đại biểu tham dự hội nghị quốc tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 Sau cách mạng Trung Quốc thành công, trong bối cảnh quốc tế có nhiều sự thay đổi, chính sách đối ngoại của Đảng có nhiều sự điều chỉnh, hướng mạnh về hệ thống xã hội chủ nghĩa, chủ động đề ra phương hướng phối hợp với phong trào cách mạng của nhân dân Trung Quốc chống tàn quân Tưởng Giới Thạch ở biên giới Việt Nam - Trung Quốc, tranh thủ sự công nhận về mặt nhà nước; tranh thủ giúp đỡ của Trung Quốc, giành thắng lợi trong chiến dịch Biên giới, phá thế bị bao vây cô lập; từ đó càng mở rộng quan hệ với các nước và các lực lượng đồng minh bên ngoài; kết hợp với sự kháng chiến trong nước với phong trào đấu tranh chung của nhân dân thế giới và nhân dân Pháp. - Góp phần buộc chủ nghĩa đế quốc phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam Cuộc đấu tranh của nhân dân ta nhằm mục tiêu giành các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và vẹn toàn lãnh thổ. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cuộc đấu tranh kiên trì bền bỉ, khi bằng những biện pháp nhân nhượng, khi buộc phải tiến hành chiến tranh, qua nhiều cuộc tiếp xúc với các thế lực thù địch, đều nhất quán ở nguyên tắc cao nhất là không vi phạm chủ quyền dân tộc. Bằng sự kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao, cuối cùng chúng ta đã buộc kẻ thù phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. 5. Đấu tranh ngoại giao từ tháng 3/1946 đến tháng 7/1954 đã cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu: - Luôn luôn giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với đoàn kết quốc tế. - Biết lợi dụng mâu thuẫn hàng ngũ kẻ thù, tranh thủ bạn đồng minh, làm thay đổi so sánh lực lượng theo hướng có lợi cho ta. - Biết giành thắng lợi từng bước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 - Phải biết kết hợp chặt chẽ với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị. Thực tế lịch sử cho thấy không thể đơn thuần dùng ngoại giao để giành thắng lợi. Thắng lợi trên bàn thương lượng tuỳ thuộc vào thắng lợi trên chiến trường. Tuy nhiên, đấu tranh ngoại giao có tính tích cực chủ động, góp phần tăng thế và lực cho cách mạng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Archimedes L.A.Patti (2001), Tại sao Việt Nam, Nxb Đà Nẵng. 2. Ban Ký sự lịch sử, (1985), Trận đánh 30 năm, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 3. Ban Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Chính phủ (2004), Lịch sử Chính phủ Việt Nam 1945 - 1955, Hà Nội. 4. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, (1975), Cách mạng tháng Tám, Nxb Sự thật, Hà Nội. 5. Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (1996), Từ Đà Lạt đến Pari, Nxb Hà Nội. 7. Bộ Ngoại giao: Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945-1954), tập I, Tài liệu lưu hành nội bộ. 8. Bộ Nội vụ, Viện Khoa học công an (1993), Lịch sử biên niên về cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh trật tự ở Việt Nam, Tập I (1945-1954), Hà Nội, mã số 93-071-006. 9. Bộ Quốc phòng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1965), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tập I, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 10. Nguyễn Đình Biên (2002), Ngoại giao Việt Nam (1945-2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Nguyễn Lương Bích, Ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ phong kiến, tài liệu lưu hành nội bộ, lưu tại Học viện Quan hệ Quốc tế. 12. Biettinggiơ (1967), Xung quanh hội nghị Phôngtenblô, Newyork, Trích đăng trong Tạp chí Tổ quốc, tháng 5/1985. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 13. Trường Chinh (1975), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội. 14. Trường Chinh (1965), Kháng chiến nhất định thắng lợi, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 15. Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) (2000), Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 16. Các tài liệu Lầu năm góc, tập 1, Beacon Press, Bston, Bản dịch lưu tại Thư viện Quân đội. 17. Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Trần Hữu Đính (1990), Tiếp xúc Việt - Mĩ năm 1945, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4. 31. Nguyễn Kiên Giang (1961), Việt Nam năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám, Nxb Sự thật, Hà Nội. 32. Võ Nguyên Giáp (1974), Những năm tháng không thể nào quên, quyển II, Nxb Quân Đội, Hà Nội. 33. Võ Nguyên Giáp (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh và Con đường Cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 34. Võ Nguyên Giáp (1994), Những chặng đường lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 35. Võ Nguyên Giáp (2001), Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 36. Gra (Yvơ) (1979), Lịch sử của chiến tranh Đông Dương, Bản dịch lưu tại Thư viện Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam. 37. Lê Mậu Hãn (1995), Đảng Cộng sản Việt Nam, Các Đại hội và Hội nghị Trung ương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 38. Lê Mậu Hãn (1993), Chiến lược đại đoàn kết hợp tác với các nước Đông Nam Á của Hồ Chí Minh, Quan điểm lịch sử và triển vọng, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 39. Lê Văn Hiến (1995), Nhật kí của một Bộ trưởng, tập I, Nxb Đà Nẵng. 40. Lê Văn Hiến (1995), Nhật kí của một Bộ trưởng, tập II, Nxb Đà Nẵng. 41. Vũ Quang Hiển (2005), Tìm hiểu chủ trương đối ngoại của Đảng thời kỳ 1945-1954, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Học viện Quan hệ quốc tế (1990), Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao, Nxb Sự thật, Hà Nội. 43. Học viện Quan hệ Quốc tế (2001), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập tự do (1945-1975) Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 44. Học viện Quan hệ Quốc tế (1985), Thắng lợi có tính thời đại và cuộc đấu tranh trên mặt trận đối ngoại của nhân dân ta, Nxb Sự thật, Hà Nội. 45. Học viện Quan hệ Quốc tế (1994), Bác Hồ nói về ngoại giao, Hà Nội. 46. Học viện Quan hệ quốc tế (1995), Hội thảo khoa học 50 năm ngoại giao Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội. 47. Trịnh Vương Hồng, Nguyễn Minh Đức (1993), Hồ Chí Minh với quan hệ Việt - Mĩ, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6. 48. Vũ Dương Huân (2001), Công tác đối ngoại với sự nghiệp cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước và giữ nước, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 49. Vũ Dương Huân (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 50. Henri Nava (1956), Đông Dương hấp hối, Nxb Plon, Paris, bản dịch lưu tại Thư viện Quân đội. 51. Nguyễn Văn Khoan (1992) Sự thật lịch sử, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1. 52. Đinh Xuân Lâm (1993), Tư tưởng đoàn kết và chiến lược đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 53. Đinh Xuân Lâm (1990), Thắng lợi ngoại giao đầu tiên có tính chất quyết định của chính quyền cách mạng (1945-1946), Tạp chí Khoa học Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 6-7. 54. Lênin (V.I) (1977), Toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ, Maxcơva. 55. Lênin (V.I) (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Maxcơva. 56. Nguyễn Thành Lê (1990), "Dĩ bất biến ứng vạn biến" thể hiện chiến lược kiên định, sách lược linh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và Nhà nước ta trong cuốn: Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sĩ kiên cường của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Nxb Thống tin lý luận, Hà Nội. 57. Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946 - 1960 (2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 58. Lưu Văn Lợi (1996), Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam (1945-1995), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 59. Nguyễn Phúc Luân (2001), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập tự do (1945 - 1975), Nxb Chính trị, Hà Nội. 60. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 61. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 62. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 63. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 64. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 65. Hồ Chí Minh (1970), Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội. 66. Nguyễn Xuân Minh (2006), Lịch sử Việt Nam 1945 - 2000, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 67. Nguyễn Dy Niên (2002), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 68. Philip Đơvile (1993), Pari - Sài Gòn - Hà Nội, Nxb Hồ Chí Minh. 69. Trịnh Quốc Quang (1950), Hội nghị Việt - Pháp Phongtenơblô tháng 7- 1946, tập II, Nxb Văn hoá. 70. Nguyễn Duy Trinh (1979), Mặt trận ngoại giao thời kỳ chống Mĩ cứu nước (1965 - 1975), Nxb Sự thật, Hà Nội. 71. Văn kiện Đảng về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1986), Nxb Sự thật, Hà Nội. 72. Văn kiện nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tập 18A, Phòng Lưu trữ, Bộ Ngoại giao 73. Văn kiện quân sự của Đảng 1945 - 1950 (1976), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 74. Viện Sử học (2005), Lịch sử Việt Nam (9/1945 - 1950), Hà Nội. 75. Viện Sử học (1997), Nửa thế kỷ nhìn lại ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 - 19/12/1996, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 76. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), tập I, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 77. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), tập II, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 PHụ LụC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ Một bên là Chính phủ Cộng hoà Pháp do ông Xanhtơni (Sainteny), người thay mặt và có uỷ nhiệm chính thức của Thuỷ sư đô đốc Đácgiăngliơ (Georges Thierry d' Argenlieu), Thượng sứ Pháp thụ nhiệm uỷ quyền các Chính phủ Cộng hoà Pháp, làm đại diện. Một bên là Chính phủ Cộng hào Việt Nam do Cụ Chủ tịch Hồ Chí Minh, và đặc uỷ viên của Hội đồng các Bộ trưởng là ông Vũ Hồng Khanh, làm đại biểu. Hai bên đã thoả thuận về các khoản sau này: 1. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Cộng hoà là một quốc gia tự do có Chính phủ của mình, Nghị viện của mình, quân đội của mình, tài chính của mình, và là một phần tử trong Liên bang Đông Dương ở trong khối Liên hiệp Pháp. Về việc hợp nhất ba "kỳ", Chính phủ Pháp cam đoan thừa nhận, nhưng quyết định của nhân dân trực tiếp phán quyết. 2. Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng thân thiện tiếp đoán quân đội Pháp khi nào quân đội ấy chiểu theo các hiệp định quốc tế đến thay thế quân đội Trung Hoa. Một hiệp định phụ khoản đính theo Hiệp định sơ bộ này sẽ định rõ cách thức thi hành công việc thay thế ấy. 3. Các điều khoản kể trên sẽ được tức khắc thi hành. Sau khi ký hiệp định, hai Chính phủ lập tức quyết định mọi phương sách cần thiết để đình chỉ ngay cuộc xung đột, để giữ nguyên quân đội hai bên tại vị trí hiện thời và để gây một bầu không khí êm dịu cần thiết cho việc mở ngay cuộc điều đình thân thiện và thành thực. Trong cuộc điều đình ấy sẽ bàn về: a. Những liên lạc ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài. b. Chế độ tương lai của Đông Dương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 c. Những quyền lợi kinh tế và văn hoá của Pháp ở Việt Nam. Các thành phố Hà Nội, Sài Gòn, Pari có thể được chọn làm nơi hội họp cuộc Hội nghị. Làm tại Hà Nội, ngày 6 tháng 3 năm 1946. HỒ CHÍ MINH VŨ HỒNG KHANH XANHTƠNI Báo Cứu quốc, số 180 Ngày 8-3-1946 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 PHỤ KHOẢN Đính theo Hiệp định sơ bộ của Chính phủ Cộng hào Pháp và Chính phủ Việt Nam Hai Chính phủ kể trong bản Hiệp định sơ bộ đã thoả thuận các khoản sau này: 1. Những lực lượng quân đội bị thay thế quân đội Trung Hoa sẽ gồm có: a. 10.000 quân Việt Nam với các sĩ quan Việt Nam thuộc quyền điều khiển của các nhà chức trách quân sự Việt Nam. b. 15.000 quân Pháp, trong số đó đã kể số lính Pháp hiện nay đã đóng trong cõi Việt Nam ở phía Bắc vĩ tuyến 16. 15.000 lính Pháp ấy phải là những người Pháp chính tông, trừ những đội phụ trách canh phòng tù binh Nhật Bản. Tổng cộng các lực lượng kể trên sẽ đặt dưới quyền của Tư lệnh Pháp do các đội viên Việt Nam cộng tác. Khi các đội quân Pháp đã đổ bộ, một hội nghị tham mưu gồm các đại biểu của Bộ tư lệnh Pháp và Bộ tư lệnh Việt Nam sẽ định rõ sự tiến triển, sự du nhập và cách sử dụng các đội quân Pháp và các đội quân Việt Nam đã kể trên. Sẽ lập ra những Uỷ ban binh vụ Pháp - Việt ở tất cả các cấp quân đội để chuyên việc liên lạc binh sĩ Pháp và Việt Nam theo tinh thần cộng tác thân hữu. 2. Những đội quân Pháp dùng để thay thế quân đội Trung Hoa sẽ chia ra làm 3 hạng: a. Những đội phụ trách việc canh phòng tù binh Nhật Bản - Các đội này sẽ rút về Pháp ngay khi nào nhiệm vụ của họ đã xong, nghĩa là sau khi tù Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 binh Nhật Bản đã được đem ra khỏi xứ này; dù sao thời gian ấy không được quá 10 tháng. b. Những đội quân cùng với quân đội Việt Nam phụ trách về việc công an và phòng vệ đất nước Việt Nam - Cứ mỗi năm một phần năm (1/5) các đội quân sẽ về Pháp để quân đội Việt Nam thay thế. Vậy trong 5 năm, quân đội Việt Nam sẽ thay thế toàn số quân đội Pháp này. c. Những đội quân phụ trách việc phòng vệ các căn cứ hải và không quân - Thời hạn của nhiệm vụ giao cho các đội này sẽ do các cuộc hội nghị sau quyết định. 3. Ở các nơi đồn trú có quân đội Pháp và quân đội Việt Nam đóng giữ, những khu vực riêng biệt cho đôi bên sẽ được định rõ. 4. Chính phủ Pháp cam đoan không dùng các tù binh Nhật vào những việt có mục đích quân sự. Làm tại Hà Nội, ngày 6 tháng 3 năm 1946 HỒ CHÍ MINH VŨ HỒNG KHANH XANHTƠNI Báo Cứu quốc, số 180 Số 180, ngày 8-3-1946 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112 NHỮNG THOẢ THUẬN GIỮA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI ĐÔ ĐỐC ĐÁCGIĂNGLIƠ TẠI CUỘC HỘI KIẾN TRÊN VỊNH HẠ LONG NGÀY 24 THÁNG 3 NĂM 1946 1. Vào độ trung tuần tháng 4, một đoàn phái bộ đại biểu Quốc hội Việt Nam sẽ đi Pháp để tỏ tình thân thiện giữa Quốc hội và nhân dân Việt Nam đối với Quốc hội và nhân dân Pháp. 2. Cũng trong thời gian đó, sẽ có một phái bộ chừng độ 10 người từ Pháp qua Việt Nam để cùng đại biểu Việt Nam sửa soạn các tài liệu cần thiết. 3. Đến hạ tuần tháng 5, phái bộ ta sẽ qua Pháp để mở cuộc đàm phán chính thức. Báo Cứu quốc Số 204, ngày 2-4-1946 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115 Cổng chào của Việt kiều đón đoàn Quốc hội nước VNDCCH ngày 27-4-1946 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116 Thư của đồng chí G. Đuyciô, Bí thư ban chấp hành Đảng cộng sản Pháp gửi Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng ngày 2-5-1946 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117 Binh lính người Việt Nam Paris mit tinh phản đối chính sách chia rẽ của thực dân Pháp, ngày 21-4-1946 Cuộc đón đoàn đại biểu Quốc hội nước VNDCCH tại Macxây, ngày 5-5-1946 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 118 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9166.pdf