Phần mở đầu
Trong giai đoạn trước đây, không riêng gì ở nước ta mà cả các nước khác thuộc hệ thống XHCN , người ta đã đồng thống nhất nền kinh tế thị trường CNTB , phủ nhận kinh tế thị trường và các phạm trù, quy luật kinh tế tồn tại và hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Nhưngngày nay, trải qua thực tiến chúng ta càng ngày càng nhận thức rõ rằng: kinh tế thị trường không đối lập với XHCN , nó là thành tựu của nhân loại , đồng thời nó rất cần thiết cho công cuộc xây dựng phát triển kinh tế
20 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1831 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Mặt chất và mặt lượng của giá trị thặng dư. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề trên đối với nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN , để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong thời kỳ quá độ lên CNXH và kể cả khi CNXH đã xây dựng. Mà nền kinh tế thị trường thì luôn gắn liền với các phạm trù và các quy luật kinh tế của nó, trong đó có phạm trù giá trị thặng dư. Hay nói cách khác : sự tồn tại giá trị thặng dư là một tất yếu khách quan Việt Nam ta đang áp dụng nền kinh tế thị trường hướng XHCN. Tuy hiện nay chúng ta đang thực hiện n
ền kinh tế thị trưòng nhiều thành phần theo định hướng XHCN nhưng trong chừng mực nào đó vẫn tồn tại thành kiến đối với các thành phần kinh tế tư nhân, tư bản , coi các thành phần kinh tế này là bóc lột, nhan thức này không chỉ xảy ra với một số cán bộ, đảng viên làm công tác quản lý mà còn xảy ra ngay trong những người trực tiếp làm kinh tế tư nhân ở nước ta. Mà thưo như l luận của Các Mác, vấn đè bóc lột này lại liên quan đến “giá trị thặng dư”. Chính vì thế , việc ngiên cứu về chất và lượng của giá trị thặng dư sẽ giúp chúng ta có những nhận thức đúng đắn về con đường đi lên xây dựng XHCN ở Việt Nam mà Đảng và Nhà nước ta đã chọn. Từ việc nghiên cứu đó, rút ra ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này là điều rất cần thiết.
Phần nội dung
Mặt chất và mặt lượng của giá trị thặng dư. ý nghĩa thực tiễn xủa việc nghiên cứu vấn đề trên đối với việc qúy các phát triển của nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN .
Chúng ta cần phải nghiên cứu về giá trị thặng dư bởi sự tồn tại của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta là một tất yếu khách quan, có nghiên cứu về giá trị thặng dư ta mới thấy rõ những đặc tính phổ biến của sản xuất và phân phối giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường, từ đó tìm ra các giải pháp để vận dụng học thuyết giá trị thặng dư nhằm phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, theo mục tiêu đã được Đảng và Nhà nước vạch ra, làm dân giàu nước mạnh, xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam.
Khi nghiên cứu về phạm trù giá trị thặng dư, Mác đã sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp duy vật biện chứng để nghiên cứu. Người đã gạt bỏ đi những cái không bản chất của vấn đề để rút ra bản chất của nó, đi từ cái chung đến cái riêng, từ trừu tượng đến cụ thể và đặc biệt là việc sử dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học.
Mặt chất giá trị thặng dư.
Đi từ sự phân tích “sự chuyển hoá của tiền thành tư bản” cùng với “sự chuyển hoá sức lao động thành hàng hoá”, Mác đã chỉ rõ mối quan hệ kinh tế giữa người sở hữu tiền và người sở hữu lao động là điều kiện đầu tiên quyết để sản xuất ra giá trị thặng dư. Từ đó, Mác đi phân tích “quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư”, làm rõ bản chất , nguồn gốc của giá trị thặng dư.
I. Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản.
1. Công thức chung của tư bản.
- Tiền là hình thái giá trị cuối cùng của sản xuất và lưu thông hàng hoá giản đơn đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản.
- Điểm giống nhau của hình thái lưu thông này được ccáu thành bởi 2 yếu tố là hàng và tiền công thức chứa đựng 2 hành vi đối lập nhau là mua và bán công thức biểu hiện QHKT giữa người mua và người bán.
- Xong bản thân tiền không phải là tư bản, mà tiền chỉ trở thành tư bản khi nó được đưa vào lưu thông với mục đích đem lại thu nhập không lao động cho người sở hữu tiền. Để làm rõ sự khác nhau giữa tiền và tư bản, Mác đã đi phân tích điểm giống nhau và khác nhau của hai công thức : lưu thông hàng hoá giản đơn H-T-H và hình thái lưu thông T-H-T.
Điểm khác nhau của chúng là:
- Trình tự hai giai đoạn đối lập (mua và bán) trong hai công thức lưu thông là đảo ngược nhau. Với công thức H-T-H là bán trước, mua sau, tiền chỉ đóng vai trò trung gian. Còn với công thức T-H-T thì mua trước, bán sau, vai trò trung gian thuộc về hàng hoá.
- Trong công thức lưu thông H-T-H , tiền cuối cùng được chuyển thành hàng hoá , do đó tiền bị chi tiêu hẳn. Ngược lại, trong hình thái T-H-T , tiền được chỉ ra để mua rồi được thu lại sau khi bán , như vậy tiền trong công thức này chỉ được ứng trước mà thôi. Tóm lại , giá trị sử dụng là mục đích cuối cùng của vòng chu chuyển H-T-H . Còn động cơ, mục đích của vòng chu chuyển T-H-T là bản thân giá trị trao đổi.
- Trong lưu thông T-H-T , điểm đầu và điểm cuối đều là tiền, chúng không khác nhau về chất . Do đó, qua trình vận động này dường như là một việc thừa, vì nó là một việc đổi một vật để lấy một vật giống hệt. Mà như ta biết, một món tiền chỉ có thể khác với một món tiền khác về mặt số lượng, nên để quá trình T-H-T có được cái nội dung của nó thì cần có sự khác nhau về lượng tiền ở điểm đầu và điểm cuối. Kết quả là lưu thông, giá trị (tiền) được ứng ra trước đó không những được bảo tồn mà còn tự tăng thêm giá trị. Chính sự vận động ấy đã biến giá trị (tiền) đó thành tư bản.
- Mục đích của quá trình lưu thông H-T-H , là giá trị sử dụng, tức là nhằm thoả mãn những nhu cầu nhất định. Như vậy, quá trình này là hữu hạn, nó sẽ kết thúc khi nhu cầu nào đó được thoả mãn. Ngược lại, mục đích khi thực hiện quá trình lưu thông theo công thức T-H-T là làm tăng giá trị ứng trước đó. Chỉ riêng điều này thôi đã khiến sự vận động của tư bản theo công thức T-H-T là không giới hạn.
Từ phân tích trên, Mác đã phân biệt một cách rõ ràng tiền thông thường và tiền tư bản. Tiền thông thường chỉ đóng vai trò trung gian trong lưu thông, rồi lại trở lại lưu thông, tự duy trì và sinh sôi nảy nở trong lưu thông, quay trở lại về dưới dạng đã lớn lên và không ngừng bắt đầu lại cũng một vòng chu chuyển ấy, T-T’, tiền đẻ thành tiền(theo lời phái trọng thương )
T-H-T’, mới nhìn thì nó là công thức vận động của riêng tư bản thương nghiệp, nhưng ngay cả tư bản công nghiệp và cả tư bản cho vay thì cũng vậy. Tư bản công nghiệp cũng là tiền được chuyển hoá trở thành một số tiền lớn hơn bằng việc bán hàng hoá đó. Tư bản cho vay thì lưu thông T-H-T’ được biểu hiện dưới dạng thu ngắn lại là T-T’, một số tiền thành một số tiền lớn hơn. Như vậy,T-H-T’ thực sự là công thức chung của tư bản.
Nhưng sự vận động theo công thức chung T-H-T’ này mâu thuẫn với tất cả các quy luật về bản chất của hàng hoá, giá trị, tiền và bản thân lưu thông.
2. Những mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.
Trong lưu thông có thể có hai trường hợp xảy ra : một là trao đổi tuân theo quy luật giá trị (trao đổi ngang giá ); hai là trao đổi không tuân theo quy luật giá trị(trao đổi ngang giá); hai là trao đổi không tuân theo quy luật giá trị(trao đổi không ngang giá).
- Nếu trao đổi ngang giá, thì giá trị thặng dư không thể sinh ra từ hành vi mua (T-H) hoặc hành vi bán (H-T), tức là từ lĩnh vực lưu thông, vì nếu mua, bán ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái từ tiền sang hàng hoá, rồi từ hàng trở lại thành tiền, số tiền ứng ra bằng số tiền thu lại sau khi bán. Vậy, ở trường hợp này không có sự hình thành giá trị thặng dư.
Nếu trao đổi không ngang giá: có thể có hai giả thiết, một là người bán bán hàng hoá cao hơn giá trị của chúng (bán đắt), và hai là người bán bán hàng hoá dưới giá trị của chúng (bán rẻ).
Trong giả thiết ”bán rẻ”: hàng hoá được bán với giá trị thấp hơn giá trị của nó, thì người mua được lợi một khoản là phần chênh lệch giưa giá trị thực và giá bán của hàng hoá, còn người bán bị thiệt một giá trị đúng bằng giá trị mà người mua được lợi.
Nếu xét ngoài lưu thông tức là tiền để trong két sắt ; hàng hoá để trong kho thì cũng không sinh ra được giá trị thặng dư.
Như vậy là giá trị thặng dư vừa sinh ra trong quá trình lưu thông lại vừa không thể sinh ra trong quá trình lưu thông; vừa sinh ra ngoài lưu thông lại vừa không sinh ra ngoài lưu thông. Đó chính là mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Mác là người đầu tiên đã phân tích và giả quyết mâu thuẫn đó bằng lý luận hàng hoá và sức lao động.
Hàng hoá - sức lao động
Sức lao động và điều kiện tạo ra hàng hoá.
Chúng ta hiểu, sức lao động (hay năng lực lao động): là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.
Nhưng để người sở hữu tiền có thể mua được sức lao động với tư cách là hàng hoá thì sức lao động phải có hai điều kiện sau để trở thành hàng hoá:
một là : người lao động là người tự do sở hữu năng lực lao động của mình, thân thể của mình, và chỉ bán sức lao động đó trong một thời gian nhất định.
Bởi vì, sức lao động chỉ có thể xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá, khi nó được đưa ra thị trường, tức là bản thân người có sức lao động đó, đem bán nó. Mà muốn vậy, thì người đó phải được hoàn toàn tự do về thân thể, tự do sở hữu năng lực lao động của mình. Người sở hữu sức lao động bao giờ cũng phải bán sức lao động ấy trong một thời gian nhất định mà thôi, vì nếu anh ta bán hẳn sức lao động đó trong một lần thì anh ta sẽ tự bán bản thân mình, và từ chỗ là một người tự do anh ta sẽ trở thành người nô lệ.
Hai là: người lao động không còn tư liệu sản xuất nào khác, buộc phải đem bán chính sức lao động của mình để tồn tại.
Bởi vì, khi một người còn có những hàng hoá khác (tư liệu sản xuất khác) để bán thì anh ta sẽ không đem bán sức lao độngcủa mình. Do vậy, chỉ khi người lao động không còn tư liệu sản xuất nào khác, thì họ buộc phải đem bán chính sức lao động của mình để tồn tại, và chỉ khi đó hàng hoá sức lao động mới xuất hiện trên thị trường.
Khi sức lao động trở thành hàng hoá, nó cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng , nhưng nó là hàng hoá đặc biệt, vì vậy, giá trị và giá trị sử dụng của nó có những nét đặc thù so với những hàng hoá khác.
Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động.
Giống như hàng hoá khác; hàng hoá sức lao động cũng có 2 thuộc tính : giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị của hàng hoá sức lao động:
Thể hiện ở quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất ra một hàng hoá; một dịch vụ nào đó. Trong quá trình lao động sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó; phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư. Đó chính là đặc điểm riêng của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động. Đặc điểm này là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản đã trình bầy ở trên.
Vậy giá trị hàng hoá sức lao động bao gồm:
Giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động của người công nhân.
Giá trị những tư liệu inh hoạt cần thiết cho gia đình công nhân (cho nhưng người thay thế của anh ta)
Chi phí đào tạo người công nhân tuỳ theo tính chất phức tạp của lao động được đào tạo.
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động:
Hàng hoá sức lao động có điểm giống nhau và điểm khác hàng hoá thông thường.
Điểm giống là ở chỗ :hàng hoá thông thường và hàng hoá lao động đều có khả năng thoả mãn những nhu cầu nhất định của người mua nó.
Điểm khác là ở chỗ: nếu như hàng hoá thông thường khi đem sử dụng thì giá trị và giá trị sử dụng đều bị tiêu hao theo thời gian, thì ngược lại, hàng hoá sức lao động khi đem sử dụng, giá trị sử dụng càng tăng do người công nhân tích luỹ được kinh nghiệm sản xuất.
Và giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động. Chính trong quá trình ấy, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó, tức là tạo ra giá trị thặng dư.
Sản xuất ra giá trị thặng dư
Sau khi người sở hữu tiền đã mua được sức lao động của người sở hữu sức lao động, thì người đó tiến hành tiêu dùng sức lao động. Mà việc tiêu dùng sức lao động là lao động. Nên người mua sức lao động tiêu dùng sức lao động ấy bằng cách bắt người bán nó phải lao động. Mà giá trị sử dụng của sức lao động chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động, và trong quá trình ấy sức lao động tạo ra giá trị thặng dư. Do đó, khi đi nghiên cứu về sản xuất giá trị thặng dư, ta sẽ bắt đầu nghiên cứu từ quá trình lao động.
Quá trình lao động.
Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người tác động vào tự nhiên bắt tự nhiên phục vuh lợi ích của mình.
Như vậy thì quá trình lao động sẽ là sự kết hợp của cả 3 yếu tố: sức lao động; đối tượng lao động; tư liệu lao động. Trong đó:
Sức lao động, như đã phân tích ở trên, thì đó là yếu tố cơ bản của quá trình lao động, vì sức lao động gắn liền với con người, mà con người luôn sáng tạo ra tư liệu lao động, đối tượng lao động, đồng thời sử dụng chúng để phục vụ lợi ích của mình.
ở đây, ta cần phân biệt giữa sức lao động và lao động. Nếu như nói đến sức lao động là mới chỉ nói đến khả năng lao động của con người, thì nói đến lao động là nói đến việc tiêu dùng sức lao động, là nói đến việc dùng sức lao động kết hợp với đối tượng và tư liệu lao động để tạo ra của cải vật chất.
- Đối tưong lao động: là những vật mà con người tác động vào trong quá trình lao động. Có thể chia nó thành 2 loại: Một là, loại có sẵn trong tự nhiên như đất đai, các nguồn thuỷ sản, lâm sản …Hai là, loại đã trải qua chế biến, thường tồn tại dưới dạng nguyên, nhiên, vật liệu.
- Tư liệu lao động: là những vật hoặc hệ thống những vật mà con người dùng để tác động vào đối tượng lao động.
Tư liệu lao động bao gồm: công cụ lao đông và những yếu tố vật chất phục vụ trực tiếp lao động hoặc gián tiếp quá trình sản xuất như: kho tàng, bến bãi, đường giao thông, thông tin, điện nước … tức là cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Trong đó, công cụ lao động là những yếu tố tác động trực tiếp vào đối tượng lao động (như máy móc…), nó là yếu tố cở bản nhất của tư liệu lao động, mà Mác gọi nó là hệ thống “xương cốt”của quá trình lao động sản xuất.
Việc phân biệt giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động cũng chỉ là tương đối mà thôi. Đối tượng lao động và tư liệu lao động trong quá trình lao động sản xuất hợp thành tư liệu sản xuất, do đó, có thể nói rằng: quá trình lao động là sự kết hợp thành tư liệu sản xuất, do đó, có thể nói rằng: quá trình lao động là sự kết hợp của cả 2 yếu tố: sức lao động và tư liệu sản xuất đó vào sản phẩm được tạo ra.
Đi từ cái chung là việc nghiên cứu quá trình lao động, Mác đã đi đến phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư dưới CNTB .
2. Sản xuất ra giá trị thặng dư
Để hiểu rõ hơn qua trình sản xuất giá trị thặng dư dưới CNTB , ta hãy xem ví dụ với những giả định khoa học mà Mác đã đưa ra như sau:
Với phương pháp trừu tượng hoá trong nghiên cứu, Mác đã đưa ra các giả định khoa học:
Nền kinh tế tư bản chỉ là nền kinh tế tái sản xuất giản đơn
Giá cả không thay đổi
Không xét đến ngoại thương.
Giả sử để tạo tạo ra 1kg sợi nhà TB phải ứng ra số tiền 20 nghìn đv tiền tệ để mua 1kg bông; 3 ngàn đơn vị cho hao phí máy móc và 5 ngàn đv mua sức lao động của công nhân điều khiển máy móc trong 1 ngày(10 giờ). Giả định việc mua này đúng giá trị. Mỗi giờ lao động sống của công nhân tạo ra giá trị mới kết tinh vào sản phẩm là 1000đv.
Trong quá trình sản xuất bằng lao động cụ thể, công nhân sử dụng máy móc để chuyển 1kg bông thành 1kg sợi theo đó giá trị của bông vào hao mòn máy móc cũng được chuyển vào sợi. Bằng lao động trừu tượng; mỗi giờ công nhân tạo thêm một lượng giá trị 1000đv. Giả định chỉ trong 5 giờ công nhân đã kéo xong 1kg bông thành 1kg sợi: thì giá trị 1kg sợi đựơc tính theo các khoản:
+ Giá trị 1kg bông chuyển vào = 2000 đv
+ Hao mòn máy móc = 3000 đv
+ Giá trị mới tạo ra (trong 5 giờ lao động, phần này vừa đủ bù đắp giá trị sức lao động)= 5000 đv
Tổng công : 28000 đv
Nếu trong quá trình lao động ngừng ở đây thì nhà tư bản chưa được giá trị thặng dư.
Nhưng nhà tư bản đã mua sức lao động trong 1 ngày với 10h chứ không phải là trong 5h trong 5h lao động tiếp theo 3000đv hao mòn máy móc và với 5h lao động sau, người công nhân vẫn tạo ra 5000đv giá mới và có thêm 1kg sợi với giá trị 28000đv. Tổng số tiền nhà tư bản chỉ ra để có được 2kg sợi sẽ là:
+ Tiền mua bông 20000*2=40000đv
+ Hao mòn máy móc (máy chạy 10 tiếng)
30000*2=6000đv
+ Tiền lương công nhân sản xuất cả ngày (trong 10h tính theo dúng giá trị sức lao động)=5000đv
Tổng cộng=51000đv
Tổng giá trị của 2 kg sợi là:2kg*28000=56000đv và như vậy;lượng giá trị thặng dư thu được là 56000- 51000=5000đv
Từ thí dụ trên ta rút ra kết luận: giá trị thặng dư là giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra ngoài giá trị sức lao động; là kết quả lao động không công của công nhân tư bản cho nên: Mác viết”bí quyết của sự tăng thêm giá trị của tư bản quy lại là chỗ tư bản chi phối được 1 số lượng lao động không công nhất định của người khác sở dĩ nhà tư bản chi phối được số lao động không công ấy vì tư bản là người sở hữu tư liệu sản xuất”.
Có hai phương thức sản xuất giá trị thặng dư, đó là;sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
(a) Phương thức sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:
Đây là phương thức sản xuất giá trị thặng dư bằng cách kéo dài ngày lao động hoặc là tăng cường độ lao động, trong khi giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi , nhờ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư.
Kéo dài ngày lao động hay tăng cường độ lao động đều là hao phí lao động trừu tượng.
Thí dụ: ngày lao động là 8 giờ, gồm thời gian lao động cần thiết: 4 giờ và thời gian lao động thặng dư: 4giờ. Bây giờ kéo dài ngày lao động thành 10 giờ mà thời gian lao động cần thiết không đổi thì thời gian lao động thặng dư tăng từ 4 giờ lên 6 giờ.
Mục đích của nhà tư bản là giá trị thặng dư tối đa (vô hạn), nhưng phương thức sản xuất này không đạt được mục đích đó. Vì ngày lao động bị hạn chế không quá 24 giờ, và trong thực tế, không thể kéo dài ngày đến 24 giờ. Mặt khác, việc kéo dài ngày lao động còn gặp phải sự đấu tranh của công nhân, và sự đấu tranh đó buộc nhà tư bản phải rút ngắn thời gian lao động.
Khi độ dài ngày lao động đã được xác định, nhà tư bản phải tìm phương thức khác để sản xuất ra giá trị thặng dư, phương thức đó được gọi là phương thức sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
(b) Phương thức sản xuất giá trị thặng du tương đối:
Phương thức sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương thức sản xuất giá trị bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết, nhờ kéo dài thời gian lao động thặng dư, còn độ dài ngày lao động không đổi.
Muốn rút ngắn thời gian lao động cần thiết thì phải giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt, bằng cách tăng năng suất lao động xã hội ở những ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt và ở những ngành sản xuất ta tư liệu sản xuất để sản xuất tu liệu sinh hoạt. Muốn tăng năng suất lao động thì phải cải tiến sản xuất, đổi mới công nghệ. Những doanh nghiệp nào đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mới thì sẽ thu được giá trị thặng dư siêu ngạch. ở đây , giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư cao hơn giá trị thặng dư bình thường do có giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá đó. Thực chất của giá trị thặng dư siêu ngạch chính là giá trị thặng dư tương đối, bởi vì nó đều do tăng năng suất lao động mà có. Chỉ khác ở chỗ: giá trị thặng dư tương đối do tăng năng suất lao động xã hội, do đó, tất cả các nhà tư bản đều được hưởng. Còn giá trị thặng dư siêu ngạch là do tăng năng suất lao động cá biệt, nên chỉ có những nhà tư bản nào có năng suất lao động cá biệt cao hơn năng suất lao động xã hội thì mới được hưởng giá trị thặng dư siêu ngạch này.
B. Mặt lượng của giá trị thặng dư:
Mặt lượng của giá trị thặng dư biểu hiện ở tỷ suất giá trị thặng dư, ở khối lượng giá trị thặng dư, và ở trong các hình thức của giá trị thặng dư.
I. Tỷ suất giá trị thặng dư
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến (kí hiệu là m’).
Như vậy ta có thể thấy tỷ suất giá trị thặng dư phụ thuộc vào mối quan hệ giữa phần ngày lao động cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động , và thời gian lao động thặng dư. Mà dưới CNTB , phần thời gian lao động thặng dư là phân thời lao động không công của người công nhân cho nhà tư bản. Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ (mức độ) bóc lột của nhà tư bản với công nhân, tức là nói lên sự bóc lột theo chiều sâu. Để chứng minh cho kết luận này, ta hãy đi so sánh giá trị thặng dư và phần tư bản trực tiếp sinh ra nó.
Nhà tư bản trước một số tư bản là C để tiến hành sản xuất, tìm kiếm giá trị thặng dư, giá trị thặng dư đó được biểu hiện ở phần dư trong giá trị của sản phẩm so với tổng số giá trị của các yếu tố sản xuất ra sản phẩm ấy.
Ta có giá trị của sản phẩm (kí hiệu là C’) là C’ =C +m, trong đó m là giá trị thặng dư.
Tư bản C được phân chia thanh hai phần: một phần được gọi là tư bản bất biến, ký hiệu là c, chi cho những tư liệu sản xuất; một phần được gọi tư bản khả biến,kí hiệu là v,chi ra để mua sức lao động. Vậy C=c+v. ví dụ như nhà tư bản đã ứng trước 16 đồng, trong đó c=12 đồng, v=4đồng. Đến đây ta có thể viết lại công thức tính giá trị của một sản phẩm như sau:C’=c+v+m. Ví dụ như giá trị của sản phẩm đó là C’=20 đồng, vậy giá trị thặng dư m=4 đồng .
Như đã làm rõ phần trên, thì c là bộ phận giá trị được chuyển hoá toàn bộ vào trong giá trị của sản phẩm, còn v là bộ phận giá trị trực tiếp sinh ra m.
Chúng ta đã thấy rằng, trong một ngày lao động, người công nhân không chỉ sản xuất ra giá trị của sức lao động của mình, tức là chỉ sản xuất ra giá trị những tư liệu sinh hoạt hàng ngày cần thiết cho anh ta mà còn tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Vì anh ta sản xuất trong điều kiện có sự phân công lao động xã hội, cho nên anh ta không trực tiếp sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của anh ta. Phần ngày lao động mà anh ta dùng để sản xuất ta giá trị những tư liệu sinh hoạ hàng ngày cần thiết đó, ta gọi là thời gian lao động cần thiết, lao động trong thời gian ấy là lao động cần thiết, và lao động này của người công nhân được nhà tư bản trả bằng phần tư bản v. Hay lao động cần thiết được biểu hiên bằng số tư bản v. Phần thứ hai trong ngày lao động, hay là phần thời gian người công nhân làm quá thời gian lao động cần thiết, mà lao động trong phần thời gian này, cũng làm cho người công nhân phải hao phí sức lao động của mình, nhưng lại không tạo ra giá trị nào cho mình cả, mà giá trị tạo ra khi đó là giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Ta gọi phần thời gian này là thời gian lao động thặng dư, lao động trong thời gian này là lao động thặng dư, lao động thặng dư này được biểu hiện bằng giá trị thặng dư m.
Tỷ suất giá trị thặng dư theo khái niệm trên là: m’ =m\v=4\4=100%
Và theo phân tích trên thì m\v=lao động thặng dư\lao động cần thiết
Công thức tỷ suất giá trị thặng dư :m’=lao động thặng dư\lao động cần thiết, chỉ ra chính xác tỷ lệ giữa hai bộ phận cấu thành của ngày lao động. Nếu tỷ lệ đó là 100% thì người công nhân đã làm nửa ngày cho bản thân, và nửa ngày cho nhà tư bản.
Tóm lại, tỷ suất giá trị thặng dư đã biểu hiện chính xác mức độ tư bản bóc lột sức lao động, hay mức độ nhà tư bản bóc lột người công nhân.
II. Khối lượng giá trị thặng dư:
Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng số tư bản khả biến được sư dụng. Ký hiệu là M.
Như vậy, khối lượng giá trị thặng dư có thể biểu hiện bằng công thức:
M=m’.V
III. Sự thay đổi trong đại lượng của giá trị thặng dư.
Chúng ta giả định rằng: hàng hoá được bán theo giá trị của nó, và giá cả sức lao động có thể cao hơn giá trị của nó, nhưng không bao giờ thấp hơn giá trị của nó. Khi đã giả định như thế thì sự thay đổi của đại lượng giá trị thặng dư sẽ được quyết định bởi 3 nhân tố sau: một là độ dai của ngày lao động; hai là cường độ bình thường của lao động; ba là sức sản xuất của lao động. Mà 3 nhân tố này có thể kết hợp với nhau để tạo ra sự thay đổi của đại lượng giá trị thặng dư.
1. Đại lượng của ngày lao động và cường độ lao động không đổi (cho sẵn), sức sản xuất của lao động thay đổi.
Đại lượng của ngày lao động không đổi, có nghĩa là giá trị của ngày lao động đó không đổi, hay giá trin mới được tạo ra trong ngày lao động là không đổi. Giá trị mới tạo ra này bao gồm giá trị sức lao động và giá trị thặng dư. Vì thế, trong điều kiện sản xuất nhất định, thì không thể có su cùng tăng lên hay cùng giảm xuống của giá trị sức lao động và giá trị thặng dư. Do giá trị của sức lao động không giảm xuống, thì giá trị thặng dư không tăng lên, nên để có sự thay đổi của hai đại lượng đó, thì sức sản xuất của lao động phải có sụ thay đổi.
2. Ngày lao động không đổi, sức sản xuất của lao động không đổi cường độ lao động thay đổi.
Khi cường độ lao động tăng lên, tức là chi phí lao động tăng lên trong một khoảng thời gian, thì một ngày lao động có cường độ cao hơn sẽ sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn so với một ngày lao động có cường độ thấp hờn mà có số giờ lao động ngang ngau. Trường hợp này cũng gần giống như việc tăng sức sản xuất của lao động đều đem lại số sản phẩm lớn hơn trong cùng một thời gian lao động, nhưng giá trị của mỗi đơn vị sản phẩm trong trường hợp này không đổi vì trước cũng như sau, để làm ra một sản phẩm đều hao phí một lượng lao động như nhau; còn trường hợp tăng sức tăng sức sản xuất của lao động, giá trị của mỗi đơn vị sản phẩm giảm đi vì nó tốn ít lao động hơn trước. Việc tăng cường độ lao động, làm khối lượng sản phẩm sản xuất ra khi đó tăng lên, giá trị lại không giảm, làm tổng giá trị tăng, trong khi đó gí trị của sức lao động không đổi, do đó, làm giá trị thặng dư tăng lên. Việc đó khác với việc tăng sức sản xuất của lao động, làm cho giá trị của sức lao động giảm đi, mà tổng số giá trị không tăng lên (vì tuy khối lượng sản phẩm tăng, nhưng giá trị của mỗi sản phẩm lại giảm đi tương ứng), do đó giá trị thặng dư tăng lên.
3. Sức sản xuất của lao động và cường độ lao động không thay đổi, ngày lao động thay đổi.
Ngày lao động có thê thay đổi theo hai chiều, nó có thể được rút ngắn lại hay kéo dài ra.
Việc rút ngắn ngày lao động, trong điều kiện năng suất lao động và cường độ lao động không thay đổi, không làm thay đổi giá trị của sức lao động, hay không làm thay đổi số thời gian lao động cần thiết , vì thế nó làm thời gian lao động thặng dư bị rút ngắn, hay làm giá trị thặng dư giảm. Đại lượng tuyệt đối của giá trị thặng dư giảm làm đại lượng tương đối của nó so với đại lượng không đổi của giá trị sức lao động cũng giảm xuống. Nên chỉ có bằng cách giảm giá cả của sức lao động xuống thì nhà tư bản mới không bị tổn thất. Nếu không thì việc rút ngắn thời gian lao động bao giờ cũng gắn liền với sự tahy đổi của năng suất lao đồng và cường độ lao động.
4. Sự thay đổi cùng lúc của ngày lao động, sức sản xuất và cường độ lao động của lao động:
Có hai trường hợp quan trọng sau cần phải nghiên cứu:
(a) Sức sản xuất của lao động giảm xuống, đồng thời ngày lao động bị kéo dài.
Chúng ta nói đến sức sản xuất của lao động giảm xuống là nói đến những ngành lao động mà sản phẩm quyết định giá trị của sức lao động, như ngành nông nghiệp, sức sản xuất của lao động đã giảm xuống do độ màu mỡ của đất đai kém đi, và giá cả sản phẩm đó đắt lên một cách tương ứng.
Khi sức sản xuất của lao động giảm đi, thì như phân tích ở trên, giá trị của sức lao động sẽ tăng lên, thời gian lao động cần thiết tăng lên, làm thời gian lao động thặng dư giảm đi, giá trị thặng dư cũng vì thế mà giảm xuống.
(b) Cường độ và năng suất lao động tăng lên cùng với việc rút ngắn ngày lao động
Khi cường độ và sức sản xuất của lao động tăng lên có nghĩa là thời gian lao động cần thiết được rút ngắn lại, đồng thời, thời gian lao động thặng dư được kéo dài, giá trị thặng dư được sinh ra tăng lên. Và do đó,có thể rút ngắn ngày lao động đến khi thời gian lao động thặng dư không còn nữa, nhưng cả khi sức sản xuất và cường độ của lao động có tăng lên đi nữa, giới hanh thời gian lao động cần thiết vẫn sẽ được nới rộng, bởi vì, càng ngày con người càng có nhu cầu sinh sống, hoạt động phong phú hơn, đồng thời một phần lao động thặng dư ngày nay sẽ được tính vào lao động cần thiết.
IV. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư.
Từ qua trình nghiên cứu trên, ta có thể khẳng định, giá trị thặng dư là một bộ phân của giá trị mới do sức lao động tạo ra, dư ra ngoài giá trị sức lao động, là lao động không được trả công, nhưng trên bề mătn xã hội nó lại được biểu hiện ra là một khoản dôi ra ngoài toàn bộ tu bản ứng trước, gọi là lợi nhuận. Nhưng do phân công lao động, tư bản cũng được chia thành tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay …nên lợi nhuận cũng được chia thành những hình thái cụ thể như : lợi nhuận công nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức, địa tô …
1. Lợi nhuận:
Để sản xuất ra bất kỳ sản phẩm nào, thì con người cũng đều phải bỏ ra những chi phí nhất định. Đối với nhà tư bản do không trực tiếp tham gia vào quá trình lao động sản xuất, nên họ không quan niệm, sản xuất ra sản phẩm là phai bỏ ra chi phí về lao động sản xuất, nên họ không quan niệm, sản xuất ra sản phẩm là phải bỏ ra chi phí về lao động như những người lao động trực tiếp tham ra vào quá trình lao động sản xuất, mà họ cho rằng chỉ cần bỏ ra một lượng chi phí nhất định về tư bản (vốn) gồm: một phần để mua tư liệu sản xuất (c) và một phần để thuê sức lao động của công nhân (v), tổng những chi phí đó, họ gọi là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa(k):k=c+v
Và họ khẳng định rằng chính chi phí tư bản của họ tạo ra giá trị. Khặng định đó trái ngược với kết luận được rút ra từ những phân tích trên là: chỉ có chi phí về lao động mới tạo ra giá trị sản phẩm. Và khi đó , cơ cấu sản phẩm thưo quan điểm của nhà tư bản là k+m, chứ không phải là c+v+m như đã được khẳng định. Đến đây, nguồn gốc thực sự sinh ra giá trị thặng dư đã bị che lấp, nhà tư bản khẳng định rằng chính chi phí sản xuất hay vốn ứng trước của hắn đã sinh ra m, và m sẽ mang một hình thái biến tướng mới mà Mác gọi là lợi nhuận (p), do đó cơ cấu sản phẩm là :k+p.
2. Lợi nhuận thương nghiệp:
Bản chất của lợi nhuận thương nghiệp là: 1 phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản công nghiệp đã bóc lột của công nhân làm thuê trong quá trình sản xuất và nhường lại cho nhà tư thương nghiệp. Vì nhà tư bản thương nghiệp đã đứng ra đảm nhiệm khâu bán hàng cho nhà tư bản công nghiệp.
Vậy, vì sao mà nhà tư bản công nghiệp lại nhường một phần giá trị thặng dư của mình cho nhà tư bản thương nghiệp?Lý do là: nhà tư bản thương nghiệp đã đứng ra đảm nhiệm khâu bán hàng, để nhà tư bản công nghiệp rảnh tay tập trung vào sản xuất. Nhờ đó mà tư bản công nghiệp rát ngắn được vòng tuần hoàn vốn (tư bản), từ đó thu được nhiều lợi nhuận cũng phải ứng vốn ra để kinh doanh, do họ cũng muốn có lợi nhuận.
3. Lợi tức
Bản chất của lợi tứ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28301.doc