lời mở đầu
1.Lí do chọn đề tài
Trong quá trình đổi mới, hội nhập kinh tế, nông sản Việt Nam đã có mặt trên nhiều nước và đã góp phần thu ngoại tệ, tạo động lực phát triển ngành nông nghiệp trong nước. Ngành xuất khẩu nông sản Việt Nam vừa có nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn. Mặc dù hàng năm xuất khẩu nông sản hàng năm tăng 15% nhưng đạt giá trị không cao, năng lực cạnh tranh thấp. Một trong những nguyên nhân là hoạt động xuất khẩu từ phía các nhà xuất khẩu nông sản trong nước còn thiế
55 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Marketing xuất khẩu nhóm hàng nông sản tại Công ty đầu tư hợp tác kinh tế Việt-Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u chiến lược kinh doanh đặc biệt là hoạt động Marketing xuất khẩu còn thiếu đồng bộ. Vì thị trường quốc tế là một thị trường hấp dẫn nhưng cũng đầy sự rủi ro. Doanh nghiệp muốn thành công trên thị trường không thể thiếu chiến lược Marketing xuất khẩu. Nếu không có hiểu biết đầy đủ về thị trường nước ngoài và chính sách Marketing phù hợp thì doanh nghiệp rất dễ gặp nhiều rủi ro. Marketing xuất khẩu chính là hoạt động giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh như: Lợi nhuận hay thị phần nhờ có sự hiểu biết đầy đủ về nhu cầu và có các chính sách Marketing phù hợp với thị trường nước ngoài.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, Công ty Đầu tư Hợp tác Kinh tế Việt – Lào trong thời gian qua đã đạt được một số thành tích đáng kể về xuất khẩu. Tuy nhiên hoạt động Marketing xuất khẩu vẫn còn gặp nhiều vấn đề như tình trạng chung của ngành xuất khẩu nông sản.
Từ những tìm hiểu trong thời gian thực tập, đánh giá tầm quan trọng của Marketing xuất khẩu đối với Công ty. Đề tài “Marketing xuất khẩu nhóm hàng nông sản tại Công ty Đầu tư Hợp tác Kinh tế Việt – Lào” được chọn làm chuyên đề thực tập.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Phân tích và đánh giá hoạt động Marketing xuất khẩu đối với mặt hàng nông sản ở Công ty trong thời gian qua, chỉ ra những ưu điểm, cũng như những mặt tồn tại và nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing xuất khẩu trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và phân tích số lượng.
- Phương pháp so sánh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đối tượng nghiên cứu là Marketing xuất khẩu nhóm hàng nông sản, tập trung chủ yếu phân tích hoạt động xuât khẩu trong phạm vi thời gian từ năm 2003 đến năm 2005.
Chương I: Marketing xuất khẩu nhóm hàng nông sản tại Công ty đầu tư hợp tác kinh tế Việt – Lào
I. tổng quan về công ty đầu tư hợp tác kinh tế việt – lào
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Đầu tư Hợp tác Kinh tế Viêt – Lào
Trong xu thế toàn cầu hóa để hội nhập với nền kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương mở rộng kinh tế đối ngoại. Vào năm 1997, Chính phủ đã đề ra nhiệm vụ “Cần tập trung phát triển hàng hoá xuất khẩu có chất lượng cao, tổ chức xuất khẩu nhanh và mạnh. Duy trì củng cổ phát triển thị trường hiện có; đồng thời xúc tiến việc nghiên cứu, khảo sát và tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu mới, đặc biệt là xuất khẩu nông sản hàng hoá và hàng công nghiệp chế biến. Các ngành và các tỉnh, thành phố phải đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu”.
Từ thực tế của tỉnh Nghệ An có vị trí địa lý thuận lợi (có ga tàu, sân bay, cảng biển, cửa khẩu xuyên quốc gia/quốc tế, quốc lộ 1A…), nguồn hàng hoá nông sản xuất khẩu lớn, lại có chung đường biên giới với nước bạn Lào, hàng hoá của nước bạn Lào quá cảnh Việt Nam. Đây là những điều kiện cơ bản để Nghệ An mở rộng hợp tác kinh tế với nước bạn Lào trong chiến lược phát triển hợp tác toàn diện đặc biệt là của Đảng và Nhà nước Việt Nam chúng ta đối với nước CHDCND Lào.
Trên cơ sở đó ngày 25/9/1998 Xí nghiệp đầu tư hợp tác kinh tế với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào được thành lập theo Quyết định số 3514/QĐ - UB của UBND tỉnh Nghệ An.
Ngày 11/11/1999 theo quyết định số 3893/QĐ - UB của UBND tỉnh Nghệ An, Công ty đã đổi tên: Công ty Đầu tư Hợp tác Kinh tế Việt – Lào. Trên cơ sở sát nhập một số đơn vị trực thuộc Công ty Thương mại tổng hợp và dịch vụ Đầu tư tỉnh Nghệ An để tiếp tục thực hiện dự án “Phát triển kinh tế hợp tác với nước CHDCNC Lào”. Trực thuộc Sở Thương mại Nghệ An quản lý.
Tên giao dịch quốc tế Viet – Laos Investment Economics Cooperation Company, viết tắt là VILACO, có trụ sở chính tại số 1 đường Phan Bội Châu, Thành phố Vinh, Nghệ An.
Công ty có các đơn vị trực thuộc:
Trung Tâm kinh doanh tổng hợp.
Cửa hàng thương mại vật liệu.
Cửa hàng vật liệu xây dựng.
Khách Sạn Việt Lào.
Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo pháp luật, có con dấu riêng, mã số thuế, tài khoản ngân hàng,…
Căn cứ vào quyết định của Thủ Tướng Chính phủ số 73/2003/QĐ - TTg ngày 29/4/2003 phê duyệt đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND tỉnh Nghệ An đến năm 2005. Trong năm 2005 công ty đã hoàn thiện các thủ tục cần thiết để sang đầu năm 2006 tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp với giá trị cổ phần bán ra là 80%.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
2.1. Chức năng của Công ty
Căn cứ vào số đăng ký kinh doanh 112752 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An cấp ngày 12/11/1998 và sau 5 lần đăng ký thay đổi, Công ty có các chức năng chủ yếu sau:
- Hợp tác đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài nước.
- Tổ chức sản xuất chế biến kinh doanh, trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng nông sản, lương thực nông lâm hải sản, gia công, chế biến, hoặc liên doanh liên kết tạo ra.
Trực tiếp nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng, vật liệu xây dựng, hàng gia dụng, phương tiện vận tải.
Kinh doanh và lắp ráp hàng kim khí điện tử, điện máy.
Khai thác vận xuất, vận chuyển gỗ và sản xuất chế biến các loại lâm đặc sản.
Vận chuyển hàng quá cảnh.
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn và du lịch, bán buôn, bán lẻ các mặt hàng thuộc phạm vi công ty kinh doanh, gia công lắp ráp.
2.2. Nhiệm vụ của Công ty
Là một đơn vị kinh doanh có quy mô vừa phải, Công ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Chấp hành pháp luật nhà nước, thực hiện chế độ chính sách về quản lý và sử dụng nguồn vốn, tài sản, thực hiện hạch toán kinh tế, bảo toàn vốn và phát triển, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật trong phạm vi quản lý của Công ty.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, gia công lắp ráp, kinh doanh thương mại, kinh doanh khách sạn du lịch liên doanh đầu tư trong nước và nước ngoài, kinh doanh ăn uống theo đúng pháp luật hiện hành của nhà nước và hướng dẫn của Sở Thương mại Nghệ An.
- Xây dựng các phương án kinh doanh theo kế hoạch và mục tiêu chiến lược của Công ty, kết hợp linh động với các chủ trương của UBND tỉnh Nghệ An.
Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổ chức nước ngoài và trong nước.
Quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ công nhân, cán bộ viên chức theo pháp luật, chính sách của Nhà nước và sự quản lý phân cấp của Sở Thương mại để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, tạo điều kiện lao động thuận lợi, chăm lo đời sống cho người lao động.
3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
Sơ đồ tổ chức của Công ty:
Phó giám đốc
Các đơn vị trực thuộc
Giám đốc
Các phòng ban
Phòng tổ chức hành chính
hoạch Phòng
kế hoạch
Phòng
kế toán
tài chính
Phòng nghiệp
vụ
3.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
Công ty Đầu tư Hợp tác Kinh tế Việt – Lào là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, thuộc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Thương mại Nghệ An. Toàn Đảng bộ Công ty đã xây dựng và thực hiện các quy chế quản lý và điều hành theo qui chế hoạt động của Đảng uỷ, Chi uỷ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và chuyên môn điều hành theo chế độ thủ trưởng.
Ban lãnh đạo Công ty gồm có:
Một Giám đốc phụ trách chung mọi hoạt động kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty.
Một Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công và thực hiện.
Một kế toán trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn toàn bộ công tác kế toán và trực tiếp phụ trách công tác tài vụ.
Trưởng phòng nghiệp vụ kinh doanh chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về việc tạm ứng vốn mua bán hàng hoá và thu hồi đầy đủ tiền bán hàng về Công ty, thanh toán dứt điểm khi thương vụ kinh doanh kết thúc. Đồng thời phải chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc mua bán hàng hoá và kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hoá theo đúng phương án đã duyệt.
Ngoài ra có các phòng ban khác có chức năng tham mưu giúp Giám đốc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể có 4 phòng ban và 3 đơn vị trực thuộc công ty tại thành phố Vinh.
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kế hoạch
Phòng nghiệp vụ (gồm có 3 phòng nghiệp vụ phụ trách các phần việc cụ thể)
Các đơn vị trực thuộc tại thành phố Vinh đó là:
Trung tâm kinh doanh tổng hợp
Cửa hàng thương mại vật liệu
Cửa hàng vật liệu xây dựng
Khách sạn Việt- Lào
Tổng số lao động của Công ty là 226 người, trong đó:
Phòng tổ chức hành chính: gồm 12 người có chức năng giúp Giám đốc quản lý hành chính nhân sự trong Công ty, thực hiện đúng các chính sách, chế độ qui định của Nhà nước về công tác hành chính nhân sự và lao động tiền lương.
Phòng kế hoạch: gồm 6 người có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, xúc tiến các mối quan hệ đối ngoại nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin về khách hàng, nhu cầu thị trường cho các phòng ban. Tạo nguồn hàng và lập kế hoạch, đề ra phương án sản xuất kinh doanh cho toàn Công ty.
Phòng kế toán tài vụ: gồm 7 người có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài vụ, ghi nhận xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính ở Công ty. Thông qua đó kiểm tra, kiểm soát được toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính ở Công ty nhằm giúp cho bộ máy quản lý kiểm tra được các biện pháp quản lý đang thực hiện. Và đề xuất được những quyết định kinh tế, những biện pháp quản lý kinh tế, tài chính hữu hiệu.
Phòng nghiệp vụ: gồm 20 người được chia thành 3 phân phòng có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ mua bán, tìm thị trường đảm bảo hàng hoá được tiêu thụ đúng số lượng và chất lượng ở nội địa.
4. Các nguồn lực của công ty
4.1. Năng lực tài chính
Năng lực tài chính là một trong những chỉ tiêu để đánh giá sức mạnh của doanh nghiệp. Tuy là một doanh nghiệp Nhà nước nhưng Ngân sách tỉnh cấp không lớn, vì vậy để tạo nguồn vốn kinh doanh Công ty còn huy động từ các nguồn: liên doanh, đi vay và vốn tự bổ sung. Việc chủ động tạo nguồn vốn đã giúp Công ty thực hiện tốt chức năng kinh doanh trong thời gian qua.
Nguồn tài chính của Công ty có đến ngày 31/12/2005
Vốn điều lệ: 30.785.060.460 đồng Việt Nam
Vốn lưu động: 24.806.813.321 đồng Việt Nam
Vốn cố định : 5.978.247.139 đồng Việt Nam
Công ty có tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh tại Thành phố Vinh, Nghệ An.
4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Nhìn chung, cơ sở vật chất của Công ty VILACO khá đầy đủ, trang thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng nhiệm vụ kinh doanh. Tại các phòng ban của Công ty được trang bị hệ thống máy tính nối mạng Internet, máy fax, điện thoại, máy in, máy photo copy tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho cán bộ công nhân viên và góp phần cung cấp thông tin kịp thời cho hoạt động kinh doanh
Nhà làm việc có diện tích 1250 m2
Hệ thống kho tàng có diện tích 1200 m2
Khách sạn Việt Lào 5 tầng với diện tích 1800 m2
Cửa hàng kinh doanh với diện tích 700 m2
Xe vận tải 1 – 10 tấn: 6 chiếc
Xe con 4 –15 chỗ: 4 chiếc
4.3. Nguồn nhân lực
Đối với Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì yếu tố con người là vô cùng quan trọng. Do đó việc tuyển chọn đào tạo bố trí lao động một cách hợp lý nhằm đạt hiệu quả tốt nhất là vấn đề luôn được Công ty quan tâm. Đặc biệt là trình độ chuyên môn, năng lực làm việc của nhân viên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Trong thời gian qua Công ty đã tổ chức tốt việc tuyển dụng và phân công lao động. Vấn đề được Công ty quan tâm là không những có đội ngũ nhân viên có trình độ đào tạo cao mà còn phải có nghiệp vụ phù hợp với đặc điểm kinh doanh.
Năm 2005 Công ty có 226 lao động trong đó có: 44 lao động có trình độ Đại học và trên Đại học, 66 lao động Cao đẳng, Trung cấp và 40 lao động chưa qua đào tạo. Thế mạnh của Công ty là có được đội ngũ lao động tuổi
đời còn trẻ, chiếm gần 75% lao động dưới 40 tuổi. Bởi vậy nhân viên luôn năng động, nhiệt tình trong công tác và có nhiều sáng tạo. Nhưng số lượng nhân viên này cũng có những nhược điểm nhưng còn thiếu kinh nghiệm và đặc biệt thiếu gắn bó với Công ty nên cũng đã gây khó khăn trong việc quản lý nguồn nhân lực.
Do Công ty chưa có phòng Marketing nên nhân sự hoạt động trong lĩnh vực này là bộ phận xuất khẩu. Bộ phận xuất khẩu gồm có 5 nhân viên phụ trách xuất nhập khẩu của Công ty. Bộ phận này đều có trình độ Đại học, chủ yếu là cử nhân khối kinh tế và ngoại ngữ, có độ tuổi dưới 35. Bên cạnh những điểm mạnh đó thì bất lợi của Công ty là chưa có cán bộ công nhân viên thuộc chuyên ngành Marketing. Bởi vậy Công ty gặp không ít khó khăn trong việc hoạch định chiến lược cạnh tranh và xây dựng chương trình Marketing.
II. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
1. Tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty
Là đơn vị mới thành lập với kinh nghiệm chưa nhiều nhưng trong 3 năm qua Công ty đã có những thành tích đáng kể. Năm 2004 Công ty được Bộ Thương mại khen thưởng do có thành tích xuất khẩu trong năm 2003 là động lực để Công ty mở rộng các mặt hàng nông sản khác và tích cực tìm kiếm các khách hàng mới. Tình hình hoạt động của Công ty cũng đã có những thay đổi đáng kể cụ thể là doanh thu tăng mạnh với hơn 249,971 tỷ đồng Việt Nam trong đó tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 8913,11 ngàn USD. Thuận lợi với Công ty do tìm được bạn hàng lớn, việc tổ chức quản lý đã đi vào hoạt động ổn định sau 8 năm, đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty và ở các đơn vị trực thuộc khác đã có nhiều kinh nghiệm hơn. Có được một đơn hàng lớn như vậy là do công ty đã nắm bắt được nhu cầu của thị trường Trung Quốc, ASEAN,… và có được nguồn hàng cung ứng dồi dào từ nội tỉnh và các tỉnh khác như Bình Định, Đak Lak tương đối ổn định. Do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng tăng cao nên công ty tiếp tục nhập khẩu các mặt hàng với 5421 tấn nhựa đường, 2000 tấn thép phục vụ trong nước và thị trường Lào.
Đóng góp vào thành công của Công ty trong vòng những năm qua là hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là lĩnh vực mà Công ty tập trung nhiều nguồn lực và thu được kết qủa như sau:
Bảng 1: Phân tích tình hình xuất nhập khẩu của VILACO
Đơn vị tính: 1000 USD
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
XK trực tiếp
1150,62
27,07
1945,68
71,27
886,04
45,85
XK uỷ thác
150,36
3,53
NK trực tiếp
2950
69,4
784,13
28,73
1046,28
54,15
NK uỷ thác
Tổng kim ngạch
4250,98
100
2729,81
100
1932,32
100
(Nguồn từ phòng Kế hoạch)
Qua vào bảng số liệu ta thấy tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2003 so với các năm là tương đối cao, gấp hơn 1,5 lần so với năm 2004 và gấp hơn 2 lần so với năm 2005. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu trực tiếp năm 2003 vẫn chiếm đa số (69,4%), đặc biệt xuất khẩu uỷ thác chiếm 3,53%. Đây cũng là lần xuất khẩu uỷ thác duy nhất trong 3 năm trở lại đây. Do tìm được thị trường xuất khẩu mới và khối lượng đơn đặt hàng tăng nên năm 2004 kim ngạch xuất khẩu chiếm 71,27% trong khi đó tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu giảm xuống còn 28,73%. Năm 2005 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giảm so với các năm trước đồng thời kim ngạch xuất khẩu cũng chiếm tỷ lệ không lớn từ 71,27% xuống còn 45,85% tỷ trọng xuất nhập khẩu. Nguyên nhân là trong năm 2005 công ty đang tiến hành cổ phần hoá vào đầu năm 2006 và số vốn bị chiếm dụng nhiều nên nguồn vốn kinh doanh giảm nhất là các khoản vay Ngân hàng để ứng trước cho nhà cung ứng gặp khó khăn. Mặt khác, do giá nông sản trên thị trường thế giới giảm và những biến động giá cả hàng tiêu dùng trong nước tăng nên đã ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của công ty trong năm vừa qua.
Bảng 2: Kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh thu thuần
112.661
81.289
56.022
Nộp thuế
12.406
4.640
3.851
Lợi nhuận sau thuế
322,7
55,37
63,3
(Nguồn từ phòng Kế toán)
2. Tình hình xuất khẩu nông sản của Công ty
Hoạt động xuất khẩu của Công ty trong 3 năm đã có những chuyển biến về mặt hàng và sản lượng. Trong 3 năm trở lại đây Công ty đã liên tục mở rộng mặt hàng xuất khẩu như : hạt tiêu đen, tinh bột sắn, sắn lát, mủ cao su, hạt cari. Tuy sản lượng còn thấp nhưng đã phản ánh sự linh động của công ty khi có sự thay đổi nhu cầu của bạn hàng. Do chất lượng của hàng nông sản trong nước không cao nên thường xuyên bị cạnh tranh về giá. Mặc dù lạc nhân có giá trị xuất khẩu cao nhưng năm 2005 Công ty đã không duy trì được mức sản lượng như kế hoạch. Hạt tiêu năm 2004 có tổng trị giá 300,807 ngàn USD nhưng lại không ổn định vào năm sau. Tinh bột sắn trong 2 năm chiếm số lượng lớn (5856 tấn) nhưng đến năm 2005 mặt hàng sắn lát có sản lượng xuất khẩu lớn nhất (1000 tấn) trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản nhưng giá trị không cao. Nói chung trong năm 2005 Công ty đã giảm số lượng lẫn mặt hàng nông sản dẫn tới giảm đáng kể nguồn doanh thu so với những năm trước
Tỷ trọng doanh thu bán hàng nông sản xuất khẩu của Công ty:
Năm 2003, doanh thu của Công ty là 112.661.032.869 đồng, doanh thu bán hàng nông sản, doanh thu bán hàng nông sản là 42.824.556.894 đồng, chiếm 38,01% trong đó thị trường nội địa chiếm 20,61% và thị trường xuất khẩu chiếm17,40%.
Năm 2004, doanh thu của tòan công ty giảm xuống còn 81.889.744.161 đồng, doanh thu bán hàng nông sản là 37.168.692.401 đồng, chiếm 45,39%, trong đó thị trường nội địa chiếm 24,58% và thị trường xuất khẩu chiếm 20,81%.
Năm 2005, có nhiều lý do làm cho doanh thu là 556.022.296.973 đồng, chỉ bằng 1/2 năm 2003 và bằng 2/3 năm 2004 doanh thu bán hàng nông sản cung bị giảm mạnh đạt 13.029.942.685 đồng, chiếm 23,26% trong đó thị trường nội địa chiếm 9,55% và thị trường xuất khẩu chiếm 13,71%. Nếu như trong 2 năm trước đó doanh thu bán hàng nông sản suất khẩu luôn doanh thu bán hàng nông sản nội địa thì trong năm này lại lớn hơn và vẫn chiếm tỷ trọng khá cao.
2.1. Danh mục mặt hàng và khối lượng xuất khẩu nông sản của Công ty
Danh mục xuât khẩu mặt hàng của công ty trong 3 năm 2003-2005 được trình bày ở bảng số liệu sau đây:
Bảng 3: Danh mục mặt hàng và khối lượng nông sản xuất khẩu của Công ty
Mặt hàng
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Lượng
(tấn)
trị giá
(1000$)
Lượng
(tấn)
trị giá
(1000$)
Lượng
(tấn)
trị giá
(1000$)
Lạc nhân
347
205,35
945
621,022
Gạo tẻ
360
66,969
20
4,54
Cafe
54,75
35,896
Tinh bột sắn
5065
806,138
800
149,92
Hạt tiêu đen
238,2
300,807
81
113,13
Sắn lát
1000
144,25
Mủ cao su latex
201
226,84
Hạt cari
19,5
8,97
(Nguồn từ phòng Kế hoạch)
Từ bảng số liệu trên ta thấy:
Thứ nhất, các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty còn đơn điệu, chủ yếu là các sản phẩm thô, chưa được tinh chế, không đem lại giá trị xuất khẩu cao. Hơn nữa, thị trường xuất khẩuchính hàng nông sản của công ty là các nước ASEAN, việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo hiệp định ưu đại thuế hải quan có hiệu lực chung(CEPT) của các nước này không có tác động lớn đến khối lượng xuất khẩu hàng nông sản khi các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty là các sản phẩm thô.
Thứ hai, Công ty vẫn chưa khai thác được các loại nông sản có tiềm năng xuất khẩu của địa phương như : chè, hoa quả (cam, bưởi, dứa …).
Thứ ba, một số loại nông sản có giá trị xuất khẩu cao như lạc nhân , hạt tiêu đen … có khối lượng xuất khẩu chưa cao và chưa ổn định do đó doanh thu đạt được còn nhiều hạn chế.
Thứ tư, các mặt hàng có hiện tượng giảm sút về khối lượng xuất khẩu, thậm chí là có năm không xuất khẩu được lô hàng nào đặc biệt là trong 2005. Điều này chứng tỏ rằng khả năng đáp ứng của Công ty đối với nhu cầu của thị trường nước ngoài còn rất thụ động và chậm chạp, không ổn định. Hoạt động xuất khẩu vẫn còn theo lối truyền thống tức là “có gì xuất nấy ” chứ việc chuyển sang cách tiếp “xuất cái gì thị trường cần” Công ty rất kém linh động trong việc thu gom sản phẩm, nguyên liệu từ ngoại tỉnh để phục vụ các đơn hàng dẫn đến làm mất dần bạn hàng và làm mất đi vị thế nông sản Công ty ở thị trường nước ngoài.
Tuy nhiên, cũng nhận thấy rằng Công ty đã có nhiều cố gắng để mở rộng mặt hàng xuất khẩu. Các mặt hàng như sắn lát, mủ cao su Latex các năm trước không được xuất thì sang năm 2005 đã xuất được một số lô hàng, mặc dù số lượng còn hạn chế.
2.2. Thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty
Nhìn chung, trong 3 năm qua hàng nông sản của Công ty đã xuất sang nhiều nước: các nước ASEAN, Trung Quốc và một số nước châu Âu…
Bảng 4: Phân tích tình hình thị trường xuất khẩu nông sản của VILACO
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Giá trị
(USD)
Tỉ trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỉ trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỉ trọng
(%)
ASEAN
272.319
21,53
702.475
61,8
Trung Quốc
806.138
63,74
149.920
13,2
371.090
76,64
Thị trường khác
186.256
14,73
284.142
25
113.130
23,36
Tổng kim ngạch xuất khẩu
1.300.979
100
1.136.537
100
484.220
100
(Nguồn từ phòng Kế hoạch)
Năm 2003, thị trường các nước ASEAN đạt kim ngạch 272.319 USD, chiếm 21,53% kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty. Trong năm này, thị trường Trung Quốc đạt kim ngạch cao nhất 806.138 USD, chiếm 63,74 kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty. Đó là do Công ty đã xuất được sang thị trường Trung Quốc những lô hàng tinh bột sắn có khối lượng lên đến 5.065 tấn.
Các thị trường còn lại là Ai Cập và Mỹ với khối lượng là 300,75 tấn cà phê đạt kim ngạch 186.256 USD, chiếm 14,32% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty trong năm 2003. Mặc dù khối lượng cà phê xuất khẩu sang Mỹ khá lớn (246 tấn) nhưng lại dưới hình thức xuất khẩu uỷ thác. Điều này cho thấy Công ty vẫn chưa đủ kinh nghiệm và điều kiện để thâm nhập vào các thị trường lớn mà phải tiêu thụ sản phẩm nhờ một trung gian có “tên tuổi”.
Năm 2004, Công ty đã mở rộng thị trường xuất khẩu. Đối với thị trường ASEAN, ngoài Lào và Inđonêsia như năm trước còn có thêm Malaysia và Philippin, đạt kim ngạch 702.475 USD, chiếm 61,8% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty. Đặc biệt, Công ty đã xuất sang Philippin nhiều loại nông sản có giá trị cao như lạc nhân, hạt cari, hạt tiêu đen với kim ngạch lên đến 627.235 USD.
Trong năm này, kim ngạch giảm xuống chỉ còn 149.920 USD, chỉ bằng 1/5 so với năm trước do khối lượng tinh bột sắn xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm đáng kể.
Ngoài các bạn hàng truyền thống là các nước ASEAN và Trung Quốc, năm 2004 Công ty còn có thêm nhiều bạn hàng mới nhập khẩu nông sản bao gồm: Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, ấn Độ với mặt hàng hạt tiêu đen đạt kim ngạch 232.864 USD, chiếm 20,49% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty.
Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty bị sụt giảm nghiêm trọng. Thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty cũng có biến động lớn theo xu hướng xấu đi, đáng kể nhất là thị trường các nước ASEAN. Nếu như các năm trước, thị trường này chiếm tỷ trọng khá cao trong kim ngạch xuất khẩu nông sản thì trong năm 2005, không có một hợp đồng nào được ký kết. Trong khi đó hạn hán kéo dài ở nhiều nước Châu á và ảnh hưởng động đất sóng thần cuối năm 2004 ở Đông Nam á làm cho nhu cầu nhập khẩu nông sản của các nước Inđonêsia, Philippin tăng mạnh. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của tỉnh Nghệ An vào thị trường ASEAN cũng tăng 17,85% so với năm 2004, một số công ty như công ty Nông sản Xuất nhập khẩu Tổng hợp Nghệ An hay công ty TNHH Hà Linh có kim ngạch xuất khẩu lên đến hơn 1 triệu USD. Điều này chứng tỏ nguyên nhân là từ bên trong doanh nghiệp, mà cụ thể là Công ty đã không có phương án kinh doanh dự phòng đặc biệt thiếu nguồn vốn kinh doanh dẫn tới không thể đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường.
Kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc trong năm qua lại tăng lên, đạt 371.090 USD chiếm 76,64% kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc bao gồm sắn lát (1000 tấn) và mủ cao su Latex (201 tấn).
Thị trường thứ hai tiêu thụ hàng nông sản của Công ty là Rumani với khối lượng 81 tấn hạt tiêu đen trị giá 113.130 USD, chiếm 23.36% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Mặc dù mặt hàng kinh doanh của Công ty khá đa dạng: nông sản, lâm sản, vật liệu xây dựng, hàng điện tử, nhà hàng, khách sạn,… nhưng có thể thấy rằng doanh thu bán hàng nông sản xuất khẩu luôn chiếm một tỷ lệ khá cao và ổn định ( năm 2003 là 17,40%, năm 2004 là 20,81% và năm 2005 là 13, 71%) trong tổng doanh thu của toàn Công ty. Điều này khẳng định xuất khẩu nông sản đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty, là lĩnh vực mà Công ty cần phải dành nhiều nguồn lực để phát huy lợi thế của mình.
3. Tình hình xuất một số mặt hàng nông sản chủ lực của Công ty
3.1. Lạc nhân
Nghệ An là một trong những tỉnh có truyền thống trồng lạc khá lâu đời,không những nhiều về diện tích,sản lượng mà chất lượng khá tốt được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận. Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Nghệ An, Có Số lượng lớn, thị trường tiêu thụ rộng, nhất là thị trường tiêu thụ các nước ASEAN. Dựa trên lợi thế sẵn có của tỉnh nhà, Công ty xác định lạc nhân là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty.
Bảng 5: Tình hình xuất khẩu lạc nhân của công ty qua 3 năm .
Năm
Khối lượng(tấn)
Kim ngạch(USD)
2003
2004
2005
347
945
-
205.350
621.022
-
(Nguồn từ phòng Kế hoạch)
Từ khi công ty đi vào lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu nông sản, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng lạc nhân không ngừng tăng lên qua các năm (ngoại trừ năm 2005). Năm 2003, xuất khẩu sang Inđônesia tổng cộng 347 tấn lạc nhân, đạt kim ngạch 205.350 USD, chiếm 16,24% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty.
Sang năm 2004 tổng khối lượng lạc nhân xuất khẩu lên đến 945 tấn, tăng 172,33% so với năm 2003, đạt kim ngạch 621.022 USD, chiếm 57,31% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Điều đó cho thấy lạc nhân đã khẳng định được vị trí chủ lực trong cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty. Khi so sánh tốc độ tăng khối lượng xuất khẩu với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng lạc nhân, ta thấy tốc độ tăng khối lượng (172,33%) thấp hơn tốc độ tăng kim ngạch (149,46%). Điều này chính là nhờ giá cả mặt hàng lạc nhân trên thị trường thế giới tăng lên và cũng là nhờ chất lượng mặt hàng đã được cải thiện làm cho giá trị cũng được tăng lên. Thêm vào đó, thị trường xuất khẩu của mặt hàng này cũng được mở rộng. Nếu như năm 2003, Công ty chỉ xuất được lạc nhân sang 1 nước là Inđônêsia thì trong năm 2004 Công ty đã xuất thêm được sang 2 nước là Philippin và Malaysia. Tuy khối lượng xuất khẩu sang Inđônêsia giảm xuống nhưng bù lại Công ty lại xuất khẩu sang Philippin với khối lượng rất lớn (835 tấn), chiếm gần 90% khối lượng lạc nhân xuất khẩu của Công ty.
Sau những năm xuất khẩu lạc nhân đạt kết quả cao thì sang năm 2005, Công ty lại gặp thất bại lớn đối với mặt hàng này. Trong 2005, Công ty không xuất được lô hàng lạc nhân nào. Điều này không chỉ xảy ra đối với thị trường nước ngoài mà còn cả thị trường nội địa. Nguyên nhân trước hết là khó khăn khách quan, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, cây lạc bị mất mùa. Tổng sản lượng lạc của tỉnh Nghệ An giảm, chất lượng không cao. Năm 2004, sản lượng của cả tỉnh là 48.500 tấn nhưng 2005 giảm xuống chỉ còn 32.200 tấn. Do đó nguồn cung bị hạn chế. Tuy nhiên trong khi các doanh nghiệp khác vẫn nổ lực cạnh tranh để tìm nguồn hàng phục vụ nhu cầu khách hàng thì công tác thu mua của Công ty lại rất trì trệ do thiếu vốn và thiếu cả người. Bộ phận xuất nhập khẩu của Công ty trong năm này cũng hoạt động không hiểu quả ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của Công ty nói chung và hàng nông sản nói riêng (trong đó có mặt hàng lạc nhân ) .
Hiện nay được sự cho phép của Bộ Thương mại, Sở Thương mại Nghệ An đang xây dựng dự án “sàn giao dịch lạc” tại địa bàn tỉnh . Đây là một thuận lợi để công ty phát huy các thế mạnh và thực hiện các chương trình Maketing có hiệu quả đối với mặt hàng này.
3.2. Sản phẩm sắn
Sắn là loại cây củ rễ nhiệt đới được trồng nhiều ở các nước đang phát triển. Tỷ trọng kinh doanh sắn toàn cầu hiện nay chiếm khoảng 10% tổng sản lượng sắn toàn cầu, chủ yếu dưới dạng sắn lát, sắn viên cho thức ăn gia súc (85%) sang các nước phát triển và bột sắn, tinh bột sắn cho chế biến thực phẩm.
Công ty Đầu tư Hợp tác Kinh tế Việt Lào cũng đang kinh doanh sắn lát và tinh bột sắn với khối lượng khá lớn .
Bảng 6: Tình hình xuất khẩu sắn của Công ty qua 3 năm:
Năm
2003
2004
2005
KL
(tấn)
KN (USD)
KL
(tấn)
KN (USD)
KL
(tấn)
KN (USD)
Tinh bột sắn
Sắn lát
5.065
-
806.138
-
800
-
149.920
-
-
1000
-
144.250
(Nguồn từ phòng Kế hoạch)
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sắn luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty. Đặc biệt năm 2003, Công ty đã ký được một số hợp đồng lớn với Trung Quốc, có hợp đồng đạt khối lượng lên đến 1000 tấn. Nhờ vậy mà Công ty đã xuất khẩu được khối lượng tinh bột rất lớn là 5.065 tấn, chiếm gần 10% tổng khối lượng sắn xuất khẩu của toàn tỉnh Nghệ An, đóng góp tới 63,74% kim ngạch xuất khẩu của toàn Công ty (806.138 USD). Tuy nhiên với sản phẩm sắn, Công ty chỉ mới có một bạn hàng là Trung Quốc trong khi các thị trường khác như Hàn Quốc, Thái Lan và một số nước Châu Âu khác là những nước có nhu cầu nhập khẩu sắn lớn thì công ty vẫn chưa khai thác được. Do phụ thuộc quá lớn vào bạn hàng Trung Quốc cho nên Công ty đã không duy trì được khối lượng sắn xuất khẩu của mình trong 2 năm tiếp theo. Năm 2004, khối lượng xuất khảu tinh bột sắn của Công ty bị giảm xuống còn 800 tấn, đạt kim ngạch 149.920 USD, chỉ bằng 17,34% năm 2003. Năm 2005, khối lượng sắn lát xuất khẩu sang Trung Quốc là 1000 tấn, đạt kim ngạch 144.250 USD.
Hiện nay ở Nghệ An đã xây dựng xong hai nhà máy chế biến tinh bột sắn tại Thanh Chương và Yên Thành. Công ty cần liên kết chặt chẽ với 2 nhà máy này cũng như các điểm thu mua khác nhằm đảm bảo nguồn cung cho xuất khẩu.
Nhìn chung, các mặt hàng lạc nhân, sản phẩm sắn, tuy được xác định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty nhưng tình hình xuất khẩu vẫn chưa ổn định. Công ty cần phải tập trung dể nâng cao hiệu quả kinh doanh của các mặt hàng này.
Các mặt hàng còn lại của Công ty mới chỉ được tiêu thụ mạnh tại thị trường nội địa còn ở thị trường nước ngoài thì vẫn còn rất hạn chế, Công ty cần tranh thủ khai thác để nâng cao doanh thu xuất khẩu.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36300.doc