Lý thuyết và giải pháp về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và phân tích mối quan hệ giữa sự thay đổi của nó

mục lục Đặt vấn đề 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong xu hướng quốc tế hoá các hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển các quốc gia trên thế giới phải chú trọng vào sự hội nhập kinh tế khu vực, các tổ chức kinh tế thế giới. Trên bình diện quốc tế, tỷ giá hối đoái của một quốc gia (tỷ giá hối đoái trong sự liên quan của đồng tiền quốc gia mình và ngoại tệ) có vai trò rất quan trọng mà ảnh hưởng trước tiên là hoạt động xuất, nhập khẩu của quốc gia đó. Tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến ho

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Lý thuyết và giải pháp về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và phân tích mối quan hệ giữa sự thay đổi của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt động ngoại thương của quốc gia có thể mở rộng đến khu vực kinh tế thế giới. Đồng tiền nội tệ tăng giá hay sụt giá (sự biến động của tỷ giá hối đoái) sẽ ảnh hưởng đến xuất, nhập khẩu từ đó ảnh hưởng đến cán cân thương mại của quốc gia, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và từ đó ảnh hưởng đến ổn định kinh tế, tốc độ phát triển kinh tế và dự trữ của quốc gia đó. Nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, vì vậy việc tìm hiểu và giải quyết các mối quan hệ có liên quan tới tỷ giá hối đoái. Đặc biệt là chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam sẽ đóng góp tích cực tạo môi trường ổn định và phát triển kinh tế bền vững. Chuyên đề thực tập của em tập trung xem xét mối quan hệ giữa thay đổi tỷ giá hối đoái và biến động của kim ngạch xuất, nhập khẩu trong thời kỳ qua cả về mặt định tính và mặt định lượng. 2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài Vấn đề nghiên cứu không phải là vấn đề mới và đã có rất nhiều bài viết cũng như công trình nghiên cứu về nó nhằm mục đích định lượng ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái đến kim ngạch xuất nhập khẩu nói riêng, cán cân vãng lai nói chung và khái quát hơn là nền kinh tế quốc dân, từ đó làm cơ sở xây dựng và điều hành một chính sách tỷ giá có hiệu quả nhất. Chuyên đề thực tập của em cũng không nằm ngoài mục đích chung đó tuy nhiên do giới hạn của khả năng bản thân cũng như giới hạn về mặt thời gian và các điều kiện khác em chỉ hy vọng rằng chuyên đề của mình góp một phần hết sức nhỏ bé vào những công trình nghiên cứu đó. Hơn nữa thông qua chuyên đề thực tập này em được vận dụng kiến thức chuyên ngành vào công việc thực tế một cách khoa học và đó là cơ hội để em kiểm nghiệm khả năng của mình trước khi ra trường. 3. Cơ cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp Ngoài phần đặt vấn đề ra chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em bao gồm các phần sau: Chương I: Trình bày một cách tổng quát về lý thuyết tỷ giá hối đoái và về xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta. Chương II: Trình bày mô hình lý thuếyt phân tích mối quan hệ giữa sự thay đổi tỷ giá hối đoái và kim ngạch xuất, nhập khẩu. Chương III: Trình bày mô hình áp dụng vào Việt Nam phân tích mối quan hệ giữa sự thay đổi tỷ giá hối đoái và kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu thông qua bộ số liệu thực thu thập được trong giai đạon 1992 - 2001. Phần kết luận: Rút ra một số kết luận từ các kết quả của mô hình và liên hệ thực tế của Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Bà Phi đã tận tình giúp đỡ, định hướng cho em trong quá trình thực tập nói chung và làm chuyên đề thực tập nói riêng. Mặc dù nhận được sự giúp đỡ tận tình như vậy tuy nhiên đây là lần đầu tiên em là một chuyên đề mang tính thực tế như vậy nên không tránh khỏi thiếu sót về nhiều mặt, em rất mong sự chỉ bảo, góp ý của các thầy, các cô chú ở cơ quan và các bạn đọc để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Chương I Lý thuyết về vấn đề xuất khẩu khẩu và tỷ giá hối đái của Việt Nam I. Lý thuyết về tỷ giá hối đoái 1. Khái niệm chung 1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái Có thể có nhiều khái niệm về tỷ giá hối đoái (gọi tắt là tỷ giá), ở đây em xin nêu ra hai khái niệm thường dùng: Khái niệm 1: Tỷ giá hối đoái là giá cả của 1 đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước kia. Ví dụ: Một loại xe hơi Mỹ bán được với giá 25.000 USD, nhưng có thể thanh toán bằng đồng tiền của Việt Nam. Một nhà nhập khẩu Việt Nam đã sử dụng 250.000.000 VND để thanh toán với nhà xuất khẩu Mỹ khi mua chiếc xe loại này. Như vậy 1 USD có giá trị tương đương 10.000 VND hay tỷ giá hối đoái giữa USD và VND là /10.000. Khái niệm 2: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh tương quan giá trị giữa hai đồng của hai quốc gia, đây là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước. Ví dụ: Trong chế độ lưu thông tiền giấy, tỷ giá hối đoái là so sánh sức mua của hai tiền tệ với nhau hay còn gọi là ngang giá sức mua - PPP (Purchassing Power parity). Chẳng hạn, một chiếc áo sơ mi ở Việt Nam có giá là 100.000 VND; cũng chiếc áo như vậy ở nước Mỹ có giá 10USD trong cùng thời điểm. Trường hợp này tỷ giá hối đoái theo cách PPP là: USD/VND = 10/100.000 = 1/10.000. Từ khái niệm trên đây cho thấy: tỷ giá hối đoái cho biết tương qua sức mạnh kinh tế của các quốc gia. 1.2. Hai phương pháp yết giá Phương pháp yết giá gián tiếp: là phương pháp lấy đồng nội tệ làm đơn vị để so sánh với đồng tiền ngoại tệ. Hiện nay một số nước trên thế giới sử dụng phương pháp này là: Mỹ, Anh, úc, Ireland, New Zealeand. nội tệ = x ngoại tệ. Trong đó: Đồng j: đồng tiền nội tệ, còn gọi là đồng tiện yết giá Đồng i: đồng tiền ngoại tệ, còn gọi là đồng tiền yết giá Đồng i: đồng tiền ngoại tệ, còn gọi là đồng tiền định giá Phương pháp yết giá trực tiếp: là phương pháp lấy đồng tiền ngoại tệ làm đồng yết giá còn đồng nội tệ làm đồng định giá. Hầu các nước còn lại sử dụng phương pháp này. ngoại tệ = x nội tệ Theo điều 4, Nghị định số NĐ 63/1998 của Chính phủ Việt Nam thì: tỷ giá hối đoái là giá cả của 1 đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng tiền tệ của Việt Nam. Như vậy Việt Nam sử dụng phương pháp yết giá trực tiếp. 2. Các loại tỷ giá Trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái biểu hiện ở nhiều tên gọi khác nhau, bản chất kinh tế khác nhau. Điều đó không có gì ngạc nhiên bởi tỷ giá hối đoái ở các thị trường khác nhau thì phụ thuộc những đặc tính vốn có của những thị trường đó chi phối cũng như mục đích kinh doanh khác nhau. Ngoài ra tỷ giá hối đoái còn chịu sự chi phối, can thiệp của các lực lượng thị trường và Chính phủ. Tỷ giá hối đoái chính thức: là tỷ giá hối đoái do ngân hàng trung ương thông báo chính thức, nó phản ánh chính thức về giá trị của đồng nội tệ. Tỷ giá này là cơ sở cho các ngân hàng thương mại xác định tỷ giá kinh doanh và tính toán các quan hệ trao đổi như thuế xuất nhập khẩu, trả nợ nước ngoài. Tỷ giá hối đoái doanh nghĩa: là tỷ giá hối đoái được sử dụng hàng ngày trong các hoạt động giao dịch. Tỷ giá này chỉ phản ánh tỷ lệ trao đổi tuyệt đối giữa các đồng tiền mà không đề cập đến tương quan sức mua hàng hoá và dịch vụ giữa chúng. Tỷ giá hối đoái thực: là tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa hai đồng tiền được điều chỉnh bởi chỉ số giá cả giữa hai nước. Tỷ giá thực phản ánh tương quan sức mua hàng hoá và dịch vụ giữa chúng. EPPP = E. Pf/Ph. Trong đó: E: tỷ giá hối đoái danh nghĩa đồng nội tệ trên đồng ngoại tệ. Pf: giá cả hàng hoá trung bình ở nước ngoài thông thương lấy chỉ số giá - CPI. Ph: giá cả hàng hoá trung bình ở trong nước thông thương lấy chỉ số giá - CPI. EPPP: tỷ giá hối đoái thực. Tỷ giá hối đoái trung bình danh nghĩa: là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi giá trị danh nghĩa của một đồng tiền đối với các đồng tiền khác mà nó có quan hệ thương mại. Tỷ giá hối đoái kinh doanh: là tỷ giá hối đoái do các ngân hàng thương mại công bố áp dụng trong các hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Tỷ giá này có hai loại: tỷ giá mua (Buying rate), tỷ giá bán (Selling rate). Các tỷ giá này có sự phân biệt giữa các hình thức tiền tệ. Tỷ giá hối đoái chéo: Về cơ bản đây là kỹ thuật tính toán các loại tỷ giá mà đồng tiền của nước đó chưa chuyển đổi trên thị trường ngoại hối quốc tế thông qua một đồng tiền khác làm trung gian. Bằng phương pháp này chúng ta có thể tính toán một cách trực tiếp các loại tỷ giá trao đổi cũng như dự đoán được xu hướng vận động của tỷ giá thông qua tương quan cung cầu ngoại tệ và hoạt động kinh doanh chênh lệch ngoại hối. Tỷ giá hối đoái xuất khẩu và nhập khẩu: là tỷ giá hối đoái dùng trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu để các nhà kinh doanh xuất, nhập khẩu tính toán tỷ giá sao cho có lợi nhất. Tỷ giá hối đoái thị trường tự do hay tỷ giá hối đoái" chợ đen": là tỷ giá hối đoái không chính thức hình thành trên thị trường tự do. Có thể nói những nghiên cứu đã chỉ rõ tỷ giá hối đoái thị trường tự do là tỷ giá hối đoái phản ánh sát thực quan hệ cung - cầu trên thị trường. 3. Các nhan tố tác động lên quá trình hình thành tỷ giá. Lạm phát: là nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái theo chênh lệch lạm phát. Lý thuyết ngang giá sức mua - PPP chỉ ra sự vận động trong trung, dài hạn của tỷ giá. Về cơ bản, nếu chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia (Việt Nam và Mỹ) tăng (giảm) thì tỷ giá hối đoái tăng (giảm) tương ứng với các yếu tố khác không đổi. Trong đó: là lạm phát của VND, USD. là tỷ giá kỳ vọng trong tương lai là tỷ giá hối đoái Lãi suất: là yếu tố tác động trực tiếp trên nhiều loại thị trường như: thị trường tiền tệ, thị trường vốn. Đặc biệt thị trường ngoại hối sẽ cân bằng khi các khoản tiền gửi của mỗi loại tiền đều có tỷ suất sinh lời kỳ vọng như nhau. Lý thuyết ngang bằng lãi suất (IRP - Interest rate rarity) đã chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái thông qua công thức: Trong đó: là lãi suất của USD, VND. Về cơ bản, nếu chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia (Việt Nam và Mỹ) tăng (giảm) thì tỷ giá hối đoái tăng (giảm) tương ứng với các yếu tố khác không đổi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế: khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tăng thì người dân có xu hướng thích dùng hàng ngoại hơn làm cho nhu cầu ngoại tệ tăng cao lúc đó tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng tăng tương đối. Nhưng tỷ giá tăng bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa như: sự can thiệp của các lực lượng thị trường và Chính phủ. Trạng thái của cán cân thanh toán: Nếu cán cân thanh toán của một nước thăng dư thì cầu ngoại tệ có xu hướng giảm so với cung nên tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Hiệu ứng "bầy đàn" - một biểu hiện của quy luật tâm lý: tỷ giá hối đoái có những bước đi ngẫu nhiên mà các quy luật kinh tế khó có thể nghiên cứu chính xác. Hiệu ứng "bầy đàn" tác động liên tục đến sự hình thành tỷ giá, nó tạo lên công cụ cho người dầu cơ ngoại tệ. Lòng tin của các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh ngoại tệ và người dân sẽ quyết định đến sự hình thành tỷ giá. 4. Các chế độ tỷ giá hối đoái Chế độ tỷ giá hối đoái cố định: là chế độ tỷ giá hối đoái theo đó ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái ở mức mà họ cho là phù hợp với các nền tảng cơ bản của nền kinh tế. Chế độ tỷ giá hối đoái hả nổi: là chế độ tỷ giá hối đoái theo đó ngân hàng trung ương không can thiệp vào thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái được xác định và vận động một cách tự do trên thị trường. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý: là chế độ tỷ giá hối đoái theo đó các lực lượng thị trường quyết định sự hình thành và vận động của tỷ giá hối đoái, đồng thời ngân hàng trưng ưong có can thiệp vào thị trường nhưng không làm thay đổi xu hướng vận động quá mức của tỷ giá. II. Lý thuyết về xuất khẩu, nhập khẩu. 1. Khái quát về xuất khẩu Xuất khẩu là những hoạt động sản xuất xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ trong nước để bán ra nước ngoài, xuất khẩu là một cơ sở của nhập khẩu và là hoạt động kinh doanh để đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng. 1.1. Tầm quan trọng và nhiệm vụ của xuất khẩu * Tầm quan trọng của xuất khẩu đố với quá phát triển kinh tế Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho xuất khẩu: Công nghiệp hoá đất nước đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, vật tư và công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn đẻ nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn khác nhau trong đó nguồn quan trọng nhất là từ sản xuất. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ của nhập khẩu. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại: thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng một cách có lợi nhất, đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá ở nước ta là phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. Sự tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế được nhìn nhận theo các hướng sau: * Xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà các nước khác cần. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. * Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi. * Xuất khẩu toạ ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước. * Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. * Xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn kỹ thuật, công nghiệp tiên tiến từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nước ta. Xuất khẩu tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân: trước hết, sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, tạo nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. * Hạn chế và nhiệm vụ của xuất khẩu Hạn chế xuất khẩu của nước ta: Xuất khẩu Việt Nam mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng cả về kim ngạch và cơ cấu cũng như thị trường song còn nhiều vấn đề phải khắc phục. Có thể nêu ra một số nhận định như sau: * Tốc độ xuất khẩu tăng nhanh nhưng quy mô còn nhỏ bé, chưa đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế. * Cơ cấu xuất khẩu thay đổi rất chậm, phần lớn xuất khẩu hàng hoá dạng nguyên liệu ở dạng sơ chế. chất lượng hàng hoá xuất khẩu của nước ta thấp nên khả năng cạnh trnah rất yếu. * Hàng xuất khẩu còn manh mún, chưa có mặt hàng xuất khẩu chủ lực. * Kim ngạch xuất khẩu thấp, nhưng lại có quá nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài chèn ép giá. Nhiệm vụ xuất khẩu: để khắc phục hiện trạng trên trước hết hoạt động xuất khẩu cần hướng vào thực hiện các nhiệm vụ sau: * Phải mở rộng thị trường, nguồn hàng và đối tác kinh doanh xuất khẩu nhằm tạo thành cao trào xuất khẩu, coi xuất khẩu là mũi nhọn đột phá cho sự giàu có. * Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước như đất đai, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, kỹ thuật - công nghệ chất xám, theo hướng khai thác lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh. * Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. 1.2 Quản lý xuất khẩu Việc quản lý xuất khẩu được thực hiện bằng cơ chế giấy phép xuất khẩu, hạn ngạch xuất khẩu và bằng các quy chế quản lý ngoại tệ. Không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đôi khi vì quyền lợi quốc gia phải kiểm soát một vài dạng xuất khẩu . Nhà nước quản lý xuất khẩu bằng: Thủ tục hải quan - xuất khẩu hàng hoá, hạn ngạch xuất khẩu , quản lý ngoại tệ. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu có yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan, ở đây xin nêu ra một số yếu tố khái quát cơ bản: - Kỹ năng của lực lượgn sản xuất . - Định hướng phát triển kinh tế - xã hội - Chính sách ngoại thương trong nước - Thị trường tiêu thụ nước ngoài - Môi trường pháp luật của Nhà nước can thiệp - Quan hệ ngoại thương giữa các nước với nhau - Chính sách ngoại thương của các nước nhập khẩu - Các xu hướng biến động của nền kinh tế thế giới 3. Khái quát về nhập khẩu 3.1 Vai trò và nhiệm vụ của nhập khẩu Nhập khẩu là những hàng hoá và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài được nhân dân trong nước mua vào, nhập khẩu là hoạt động của thương mại quốc tế. Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp vào quyết định đến sản xuất và đời sống. Nhập khẩu là để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại chưa sản xuất và các hàng hoá cho tiêu dùng mà trong nước không sản xuất ra được hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu những thứ mà sản xuấ trong nước sẽ không có lựoi bằng nhập khẩu. Làm được như vậy sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế quốc dân về sức lao động, vốn, cơ sở vật chất, tài nguyên và khoa học kỹ thuật. Trong điều kiện nước ta hiện nay, vai trò và nhiệm vụ của nhập khẩu được thể hiện ở khía cạnh sau đây: * Thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đát nước. * Bổ sug kịp thời những mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo một sự phát triển cân đối ổn định, khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế vào vòng quay kinh tế. * Nhập khẩu đảm bảo đầu vào cho sản xuất , tạo việc làm cho người lao động góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. * Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu góp phần nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu tạo mội trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài, đặc biệt là nước nhập khẩu. 3.2 Quản lý nhập khẩu Mỗi quốc gia có đặc trưng riêng trong quản lý hoạt động nhập khẩu của mình. Một số nước tập trung vào công cụ thuế, nhưng nước khác lại quản lý nhập khẩu qua giấy phép, hạn, ngạch, ngoại tệ, phi thuế quan v.v.... Thông qua các công cụ trên nhằm mục đích là nhập khẩu phải đảm bảo phát triển kinh tế và ổn định đời sống nhân dân. Các nhà kinh doanh nhập khẩu phải hiểu được những chính sách quản lý nhập khẩu của Nhà nước. Đối với nwocs ta những chính sách quản lý nhập khẩu chủ yếu bao gồm: Thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, quản lý ngoại tệ, tỷ giá hối đoái. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nhập khẩu Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nhập khẩu có yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan, ở đây xin nêu ra một số yếu tố khái quát cơ bản: * Định hướng phát triển kinh tế - xã hội * Khả năng cung ứp của nước xuất khẩu * Chính sách ngoại thương trong nước * Sự biến động của thị trường nước ngoài * Năng lực của các chính sách xuất nhập khẩu * Các xu hướng biến động của nền kinh tế thế giới III - Mối quan hệ giữa tỉ giá và xuất khẩu, nhập khẩu 1. Khi tỷ giá tăng hay giảm giá nội tệ: Giảm giá nội tệ sẽ làm cho giá hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng lên tức là cùng với một khoản tiền như trước người tiêu dùng trong nước mua được ít hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu hơn vì vậy người tiêu dùng có xu hướng hạn chế mua hàng nhập khẩu, khiến cho hàng nhập khẩu bị ế thừa. Như vậy nhập khẩu bị hạn chế. Ngược lại, giảm giá nội tệ sẽ có lợi cho xuất khẩu vì nhà xuất khẩu sẽ ảnh hưởng lợi qua chênh nội tệ do số lượng nọi tệ đổi lấy một đồng ngoại tệ tăng. Như vậy xuất khẩu sẽ tăng lên. 2. Khi tỷ giá giảm hay tăng giá nội tệ: Khi tăng giá nội tệ thì người tiêu dùng nước ngoài ( người nhập khẩu ) cũng với một khoản tiền như trước sẽ mua được ít hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu của ta hơn tức là giá hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu tính bằng ngoại tệ tăng lên, người tiêu dùng nước ngoài có xu hwosng hạn chế mua hàng xuất khẩu của ta, khiến cho hàng xuất khẩu bị ế thừa. Như vậy xuất khẩu bị hạn chế. Ngượclại, tăng giá nội tệ sẽ làm cho nhập khẩu tăng lên vì người tiêu dùng trong nước thấy hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu rẻ hơn trước. Tóm lại, kim ngạch xuất khẩu có quan hệ cùng chiều với tỷ giá hối đoái và kim ngạch nhập khẩu có quan hệ nghịch với tỉ giá hối đoái. Ngoài ra, với việc sử dụng mô hình hệ số co giãn thì lỹ thuyết nói rằng với một nền kinh tế ở vị trí có cán cân vãng lai cân bằng, khi tỉ giá hối đoái tăng ( đồng nội tệ giảm ) sẽ có tác động làm cải thiện cán cân vãng lai nếu điều kiện Marshall-Lerner thoả mãn nghĩa là tổng các hệ số co giãn của xuất khẩu và hệ số co giãn của nhập khẩu theo tỷ giá hối đoái có giá trị lớn hơn một. Dây là một kết luận khá quan trọng để đánh giác tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến tình hình cán cân vãng lai thông qua việc phân tích ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái đến tình hình xuất, nhập khẩu. Chương II Mô hình lý thuyết phân tích sự ảnh hưởng của tỷ giá đến xuất nhập khẩu I- Đề xuất dạng hàm lý thuyết Xuất phát từ cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, dự kiến hàm xuất khẩu và hàm nhập khẩu lý thuyết có dạng: Các biến: EX: Giá trị xuất khẩu GDP: Thu nhập quốc dân. Pb: Chỉ số giá tiêu dùng trong nước. Pex: Chỉ số giá xuất khẩu. Er: Tỷ giá hối đoái thực. IM: Giá trị nhập khẩu. Pim: Chỉ số giá nhập khẩu. Trong đó: Các biến nội sinh (biến được giải thích): Đó là cácbiến mà về bản chất chúng phản ánh, thể hiện trực tiếp sự kiện, hiện tượng kinh tế và giá trị của chúng phụ thuộc vào giá trị của các biến khác có trong mô hình. Trong mô hình trên thì biến nội sinh bao gồm: EX, IM. Các biến ngoại sinh (biến giải thích): Đó là các biến độc lập với các biến khác trong mô hình, giá trị của chúng được xem là tồn tại bên ngoài mô hình. Trong mô hình trên thì biến ngoại sinh bao gồm: GDP, Pd, Er, Pim, Pex. Biến ngoại sinh bao gồm cả các biến trễ. 1. Hàm xuất khẩu lý thuyết EX = EX (GDP, Pd, Pex, Er) Tức là ta có: X = (x1, x2, x3,...,xn): Véc tơ biến ngoại sinh. Hệ số co giãn riêng của biến y theo biến tại X, ký hiệu là được định nghĩa như sau: Gọi sự thay đổi của y là yi khi xi thay đổi một lượng xi, ta có yi/y và xi/x là tỷ lệ thay đổi tương đối của y và xi (tỷ lệ % thay đổi 1%, chuyển qua giới hạn khi ta có công thức: Để đo tỷ lệ của sự thay đổi tương đối (%) của biến nội sinh với sự thay đổi tương đối của tất cả các biến ngoại sinh, người ta dùng hệ số co giãn toàn phần. Nếu y, x>0 khi đó hệ số co giãn riêng có thể tính theo công thức: 2. ý nghĩa kinh tế. * Hệ số co giãn riêng cho biết tại X xác định (cụ thể), khi biến xi thay đổi 1% còn các biến khác không đổi thì y thay đổi bao nhiêu %. Nếu thì xi, y thay đổi cùng hướng, ngược lại thì xi, y thay đổi ngược hướng. * Hệ số co giãn toàn phần cho biết tại X, khi tất cả các biến xi thay đổi 1% thì y thay đổi bao nhiêu %. Xu hướng thay đổi của y phụ thuộc vào dấu và độ lớn của các hệ số co giãn riêng Nói chung hệ số co giãn của y (riêng hoặc toàn phần) phụ thuộc vào điểm chúng ta tính (điểm tức là phụ thuộc các biến ngoại sinh. III -Phân tích mô hình lý thuyết. Với mô hình. Ta có một số phân tích dựa trên kết quả ước lượng mô hình với số liệu thực. 1. Kỳ vọng về dấu đối với các hệ số của phương trình ước lượng. Theo lý thuyết thì kỳ vọng về dấu của các hệ số của phương trình hồi quy hàm xuất khẩu sẽ là: và kim ngạch xuất khẩu dự kiến có quan hệ cùng chiều với thu nhập quốc dân, chỉ số giá xuất khẩu và tỷ giá hối đoái. Còn dự kiến quan hệ với chỉ số giá tiêu dùng trong nước (Pd) là quan hệ nghịch (a2<0). * tức là nhập khẩu có quan hệ nghịch với chỉ số giá tiêu dùng trong nước, chỉ số giá nhập khẩu và tỷ giá hối đoái quan hệ thuận với thu nhập quốc dân (b1>0). 2. ý nghĩa kinh tế. Theo công thức tính hệ số co giãn vì các biến đều là dương nên công thức tính hệ số co giãn là: Như vậy: : Lần lượt cho biết khi GDP, Pex, Er tăng (giảm) 1% thì EX tăng (giảm), a1, a3, a4 %. . Cho biết khi Pd tăng (giảm) 1% thì EX giảm (tăng) a2 %). Lần lượt cho biết khi Pd, Pim, Er tăng (giảm) 1% thì IM giảm (tăng), b1, b2, b4 , %. Cho biết khi GDP tăng (giảm) 1% thì IM tăng (giảm) b3 %. Chương III Mô hình phân tích ảnh hưởng của tỷ giá đến xuất nhập khẩu của Việt Nam I - Bức tranh tỷ giá hối đoái và xuất, nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1992 - 2002. Trước khi đo vào tính toán chi tiết mô hình hồi quy trên, việc xem xét quá trình vận động của tỷ giá và hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua là cần thiết, cho phép chúng ta có được bức tranh ban đầu về mối quan hệ giữa chúng. Bảng dưới đây cho thấy sự vận động của tỷ giá và hoạt động xuất, nhập khẩu. Bảng 1: Tốc độ tăng của một số chỉ tiêu, thời kỳ 1992 - 2002 (%) Nguồn: Thời báo Kinh tế 2003 - 2004 Năm GDP Xuất khẩu Nhập khẩu Tỷ giá thực 1992 8.7 23.7 8.7 -36.8 1993 0.08 15.7 54.4 -4.6 1994 8.83 35.8 48.5 -11.1 1995 9.54 34.4 40 -11.8 1996 9.34 33.2 36.6 -3.1 1997 8.15 26.6 4 10.2 1998 5.76 1.9 -0.8 0.3 1999 4.77 23.3 2.1 0.9 2000 6.79 25.5 33.2 4.2 2001 6.89 3.8 3.4 2.3 2002 7.04 11.2 21.7 2.53 1- Xuất khẩu. Bảng 2: Tốc độ tăng xuất khẩu (XK), thời kỳ 1992 -2002 (%) Nguồn: Thời báo kinh tế 2003 -2004 Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 XK 23.7 15.7 35.8 34.4 33.2 26.6 1.9 23.3 25.5 3.8 11.2 Xem bảng 2 ta thấy xuất khẩu của nước ta đạt mức tăng khá cao, năm 1992 đạt 23,7% năm 1993 đạt 15,7% so với năm 1991 là -13,2%. Sở dĩ xuất khẩu có sự phục hồi nhanh như vậy là vì sau khi thị trường xuất khẩu truyền thống ở Đông Âu hầu như không còn nữa (Liên Xô cũ sụp đổ) Nhà nước ta đã có những thay đổi kịp thời về mặt chính sách quan hệ thương mại quốc tế. Vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu phục hồi rất nhanh, cao nhất vào năm 1994 với tăng là 35.8% và liên tục tăng ở mức cao trong ba năm tiếp theo 34.4% (1995); 33.2% (1996) và 26.6% (1997). Điều này phần nào giải thích cho việc tốc độ tăng GDP của nước ta trong ba năm đó cao nhất trong thời kỳ này, năm 1994 là 8.83%; 1995 là 9.54%; 1996 là 9.34%. Có hai yếu tố chính giải thích cho sự tăng trưởng ổn định của xuất khẩu trong thời gian này là: thứ nhất, năng suất lao động tăng. Thứ hai, dòng đầu tư nước ngoài kích thích tăng trưởng kinh tế và gia tăng xuất khẩu. Đến năm 1997 dấu hiệu xuất khẩu sụt giảm bắt đầu xuất hiện và quả thật ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á (1997) mặc dù nước ta không bị ảnh hưởng trực tiếp và lớn như một số nước trong khu vực (Thái Lan; Inđônêxia; Malaisia) tuy nhiên hiệu ứng khủng hoảng sau đó đã làm cho kim ngạch xuất khẩu của nước ta giảm xuống một cách kinh khủng 1,9% (1998) (giảm 24,7% so với năm trước) và tất nhiên là GDP cũng sụt giảm đáng kể, tốc độ chỉ còn 5.76% vào năm 1998 và 4,77% (mức thấp nhất trong thời kỳ này) vào năm 1999. Sau đó với nhiều sự điều chỉnh chính sách vĩ mô trong đó có chính sách phá giá đồng nội tệ (tỷ giá hối đoái tăng) thì tình hình xuất khẩu được cải thiện đáng kể năm 1999 tăng 23,3%; năm 2000 là 25%. Tuy nhiên sau đó thì tình hình xuất khẩu lại xấu đi rõ rệt nguyên nhân chính là do sự tăng trưởng kinh tế thế giới có phần chậm lại cùng với tình chính trị bất ổn ở một số khu vực là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam mà điển hình là Mỹ (vụ khủng bố lịch sử ngày 11/9/2001 vào toà nhà trung tâm thương mại thế giới- WTO) tốc độ tăng chỉ là 3,8 % (2001) và 11.2 % (2002). Như vậy có thấy là tình hình hoạt động xuất khẩu của nước ta trong thời kỳ 1992 - 2002 có nhiều biến động và phụ thuộc vào nhiều tình hình kinh tế chính trong trong khu vực cũng như chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước tuy nhiên nhìn chung thì kim ngạch xuất khẩu trung bình vẫn đạt mức khá cao (21,273%/năm). 2- Nhập khẩu. Bảng 3: Tốc độ tăng nhập khẩu (NK), thời kỳ 1992 -2002 9%) Nguồn: Thời báo kinh tế 2003 - 2004 Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 XK 8,7 54,4 48,5 40 36,6 4 -0,8 2,1 33,2 3,4 21,7 Từ bảng số liệu trên có thể thấy tình hình nhập khẩu của nước ta biến động không đều. Kết quả tốc độ tăng 8,7% vào năm 1992 cho thấy sự phục hồi của kim ngạch nhập khẩu sau sự sụt giảm lớn vào năm 1991 (-15,1%) mà nguyên nhân chính là sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu - là các nước chủ yếu mà nước ta nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư... Sau đó nhờ có sự điều chỉnh chính sách đúng đắn và định hướng nhập khẩu đa dạng cũng như đầu tư nước ngoài ngoài tăng mạnh mà kim ngạch nhập khẩu của nước ta đã tăng vọt vào bốn năm tiếp theo: 54,4% (1993); 48,5% (1994); 40% (1995) và 36,6% (1996). Ba năm tiếp theo do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á (1997) một loạt các đồng tiền trong khu vực mất giá nghiêm trọng và sau đó cùng với sự chủ động phá giá đồng nội tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam đã hạn chế phần nào hoạt động nhập khẩu (các nước trong khu vực hạn chế xuất khẩu), năm 1997 tốc độ tăng nhập khẩu chỉ còn là 4%, năm 1998 nhập khẩu giảm 0,8% (tăng -0,8%) và năm 1999 là 2,1%. Các năm tiếp theo thì nhập khẩu lại tăng dần và khá cao, năm 2000 là 33,2%; năm 2002 là 21,7% và ước tính năm 2003 đạt mức 26,7%, chỉ ngoại trừ năm 2001 phần nào do ảnh hưởng của tình hình kinh tế, chính trị bất ổn của thế giới mà tốc độ tăng xuất khẩu đạt 3,4%. 3- Tỷ giá hối đoái. Bảng 4: Tốc đột tăng tỷ giá thực (T giá), thời kỳ 1992 -2002 Nguồn: Thời báo kinh tế 2003 -2004 Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tgiá -36,8 -4,6 -11,1 -11,8 -3,1 10,2 0,3 0,9 4,2 2,3 5,23 Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy được giai đoạn 1992 - 1996 là giai đoạn mà tỷ giá hối đoái thực giảm liên tục (Giá trị VNĐ tăng) và cao nhất vào năm 1992 (-36.6%). Giai đoạn sau đó tỷ giá hối đoái thực lại liên tục tăng (giá trị VNĐ xuống giá), với các mức độ không đều. Sự biến động này có cả nguyên nhân chủ quan - chiến lược điều hành tỷ giá hối doái của chính phủ và nguyên nhân khách quan - sự biến động của tình hình khu vực và thế giới. Sự biến động có quy luật này gợi ý cho chúng ta một điều thú vị là liệu sự biến động như vậy có tác động gì đến tình hình cán cân thương mại không? Nếu có thì mức độ tác động đến đâu? II - Phân tích mối quan hệ tỷ giá hối đoái và xuất, nhập khẩu qua việc xem xét số liệu. 1. Mối quan hệ giữa tỷ giá với xuất khẩu qua phân tích số liệu. Bảng 4: Tốc độ tăng xuất khẩu và tỷ giá thực, thời kỳ 1992 - 2002 (%) NGuồn: Thời báo kinh tế 2003 -2004 Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 XK 23.7 15.7 35.8 34.4 33.2 26.6 1.9 23.3 25.5 3.8 11.2 T giá -36,8 -4,6 -11,1 -11,8 -3,1 10,2 0,3 0,9 4,2 2,3 5,23 Nếu nhìn vào hai chuỗi số liệu năm của tỷ giá và xuất khẩu khó có thể thấy rõ mối tương quan giữa hai biến số. Chiều hướng thay đổi cảu hai biến số đó trong 11 năm từ 1992 - 2002 không thể hiện rõ mối tương quan giữa chúng. VNĐ xuống giá vào năm 1991 (+21.1%) khi chính phủ chịu sức ép giá VNĐ rất lớn nhằm khắc phục tình trạng cán cân thanh toán đang xấu đi và nguồn dự trữ ngoại tệ bị cạn kiệt. Mặc dù phá giá VND nhưng xuất khẩu của Việt Nam trong năm đó không tăng lên mà lại giảm 13.2% có lẽ là do yếu tố khác chứ không phải là tỷ giá hối đoái giải thích cho việc xuất khẩu tăng này (ở đây có lẽ là do yếu tố thị trường Đông ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28918.doc
Tài liệu liên quan