Lý luận và thực tiễn về hợp đồng vận tải quốc tế tại Công ty vận tải quốc tế Châu Giang

Lời mở đầu Như chúng ta đã biết, Việt Nam đã tham gia vào tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới là Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Chúng ta đang trong giai đoạn thực hiện việc hội nhập vào tổ chức kinh tế này và nền kinh tế của nước ta đã mở rộng để đón nhận các luồng kinh tế nước ngoài tham gia vào thị trường nước ta. Vì vậy cần có một loại đối tượng đứng ra làm trung gian giữa trong nước và nước ngoài, đó có thể là những công ty tài chính, các ngân hàng quốc tế, các doanh nhân hoạt động trong

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1793 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Lý luận và thực tiễn về hợp đồng vận tải quốc tế tại Công ty vận tải quốc tế Châu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lĩnh vực xuất nhập khẩu và các công ty dịch vụ quốc tế. Công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang ( C&G .JSC) là một công ty hoạt động về thương mại và thực hiện các dịch vụ vận tải quốc tế. Đây là một hoạt động rất quan trọng, nó giúp cho hàng hoá trong nước và ngoài nước có thể dễ dàng lưu thông giúp cho nền kinh tế trở nên hoạt động mạnh mẽ hơn và nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Hợp đồng vận tải quốc tế là một loại hợp đồng kinh tế quan trọng. Nó là công cụ pháp lý của Nhà nước để xây dựng và phát triển thương mại quốc tế, đồng thòi xác lập và gắn chặt mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Trong xu thế ngà nay, mọi sự vật luôn biến đổi và biến đổi rất nhanh, vì vậy hệ thống pháp luật cung cần nhanh chóng sửa đổi và sửa đổi không ngừng để bắt kịp với sự phát triển của xã hội và ngày càng hoàn thiện. Bài viết: “Lý luận và thực tiễn về hợp đồng vận tải quốc tế tại công ty vận tải quốc tế Châu Giang” đã trình bày một cách hệ thống cơ sở lý luận và thực hiện pháp luật hợp đồng về vận chuyển hàng hoá quốc tế tại công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang, từ đó đề ra các kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vận tải quốc tế cũng như tại công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang. Nội dung của chuyên đề bao gồm: Chương I Khái quát chung về hợp đồng và hợp đồng vận tải quốc tế Chương II Thực tiễn áp dụng hợp đồng vận tải quốc tế tại công ty vận tải quốc tế Châu Giang Chương III mốt số kiến nghị trong việc áp dụng hợp đồng vận tải quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hoàng Xuân Tr ường đã hướng dẫn, Ban lãnh đạo và các anh chị ở công ty Châu Giang đã tạo điều kiên và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Chương I Khái quát chung về hợp đồng vận tải và hợp đồng vận tải quốc tế I. Những vấn đề chung về hợp đồng vận tải 1. Khái quát chung về vận tải và hợp đồng vận tải 1.1. Sự ra đời và phát triển của vận tải 1.1.1.. Đặc điểm của vận tải Theo nghĩa rộng vận tải là một quy trình kỹ thuật của bất kỳ sự di chuyển vị trí nào của vật phẩm và con người. Còn với ý nghĩa kinh tế (nghĩa hẹp), vận tải chỉ bao gồm chúng di chuyển của vật phẩm và con người khi thoả mãn đồng thời hai tính chất: là một hoạt động sản xuất vật chất và là một hoạt động kinh tế độc lập Khi nói đến ngành sản xuất vận tải chúng ta có thể thấy nó có một số đặc điểm chủ yếu như sau: Sản xuất trong ngành vận tải là một quá trình tác động làm thay đổi về mặt không gian, chứ không phải là sự tác động về mặt kỹ thuật nào đối tượng lao động, tức là đối tượng chuyên chở gồm hàng hoá và hành khách. Con người thông qua công cụ vận tải (tư liệu lao động) tác động vào đối tượng chuyên chở để gây ra sự thay đổi vị trí về không gian và thời gian của chúng Sản xuất trong ngành vận tải không sáng tạo sản phẩm vật chất mới mà sáng tạo ra một sản phẩm đặc biệt gọi là sản phẩm vận tải. Sản phẩm là sự di chuyển vị trí của đối tượng chuyên chở. Tuy vậy, sản phẩm này cũng có hai thuộc tính của hàng hoá đó là: Giá trị sử dụng và giá trị. Bản chất và hiệu quả mong muốn của sản xuất trong ngành vận tải là thay đổi vị trí, chứ không phải làm thay đổi hình dạng, tính chất lý hoá của đối tượng chuyên chở Sản phẩm vận tải không tồn tại độc lập ngoài quá trình sản xuất ra nó. Sản phẩm này không có một khoảng cách về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Khi quá trình sản xuất trong vận tải kết thúc, thì đồngthời sản phẩm vận tải cũng được tiêu dùng ngay Sản phẩm trong ngành vận tải không thể dự trữ được. Để đáp ứng nhu cầu chuyên chợ tăng lên đột biết trong xã hội, ngành vận tải chỉ có thể dự trữ năng lực chuyên chở của công cụ vận tải như dự trũ toa xe, đầu máy, ô tô, tăng tần suất phục vụ…. Từ những phân tích trên ta có thể kết luận: vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, một ngành kinh tế độc lập trong nền kinh tế quốc dân. Kết luận này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn. 1.1..2. Sự ra đời và phát triển Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hoá hoặc hành khách giữa hai hay nhiều nước với nhau, tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trình vận tải nằm trên lãnh thổ của hai nước khác nhau. Nói một cách khách, vận tải quốc tế là quá trình chuyên chở được tiến hành vượt ra phạm vi biên giới lãnh thổ của một nước. Sự ra đời và phát triển của vận tải quốc tế gắn liền với sự phát triển của vận tải quốc tế. Sự hình thành và phát triển hệ thống vận tải thống nhất của từng nước hoặc từng nước hoặc từng khu vực nhóm nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển hệ thống vận tải trên phạm vi toàn thế giới. Vận tải quốc tế ngoại thương có mối liên hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau và có tác dụng thúc đẩy nhau cùng phát triển. Trước đây, vận tải quốc tế là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để buôn bán quốc tế ra đời và phát triển V.Lênin nói ‘‘ vận tải là phương tiện vật chất của mối liên hệ kinh tế với nước ngoài’’. Khi buôn bán quốc tế mở rộng và phát triển lại tạo ra những yêu cầu để thúc đẩy vận tải quốc tế ngày càng phát triển hoàn thiện. Hiện nay, tất cả các phương thức vận tải hiện đại đều tham gia phục vụ chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế, trong đó vận tải đường biển đóng vai trò chủ đạo 1.2. Hợp đồng vận tải 1.2.1. Khái niệm về hợp đồng vận tải - Khái niệm về hợp đồng: hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên bình đẳng với nhau, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong một quan hệ pháp luật nhất định Hợp đồng vận tải bản chất của nó chính là những điều khoản trong việc thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Giao nhận hàng hoa xuất nhập khẩu là một khâu quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, là một nghiệp vụ tổng hợp, có liên quan đến luật lệ quốc gia và quốc tế. Hợp đồng vận tải được ký trước lúc nhập hàng về. Tuy nhiên có khi hợp đồng vận tải được ký cùng một lúc với hợp đồng mua bán. Nói chung, hai hợp đồng này phải song hành với nhau Các điều khoản của hợp đồng mua bán phản ánh vào hợp đồng vận tải và hợp đồng vận tải phản ánh ý chí mua bán các bên 2. Giao kết hợp đồng vận tải. 2.1 Nguyên tắc chung khi giao kết hợp đồng a. Khái niệm * Nguyên tắc chung: - Mua bán hàng hoá trong kinh doanh phải dựa vào nguyên tắc chung. - Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, không trái với pháp luật và đạo đức xã hội. - Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. * Nguyên tắc riêng: - Có thể được áp dụng những thói quen và tập quán trong hoạt động thương mại. - Khi ký kết hợp đòng, các bên phải tôn trọng và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. - Thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp và dữ liệu điện tử, tức là những thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng các phương tiện điện tử. b. Chủ thể giao kết hợp đồng. * Thương nhân: có thể là cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. + Hoạt động thương mại như một nghề nào đó thực hiện thường xuyên. + Có đăng ký kinh doanh: -> Thương nhân: là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (doanh nghiệp tư nhân, 4 loại công ty, 5 loại doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ kinh doanh cá thể) * Các chủ thể khác: cá nhân, pháp nhân không phải là thương nhân; khi ký hợp đồng, bản thân họ không nhằm mục đích sinh lợi và ký với một thương nhân khác, thì lúc này họ cũng có thể là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá thuộc luật thương mại, với điều kiện khi giao kết hợp đồng, bên không phải là thương nhân chọn luật áp dụng là Luật thương mại. * Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam: Thương nhân này là thương nhân được thành lập và hoạt động theo luật nước ngoài. Thương nhân nước ngoài có thể mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam. Trong đó, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhằm mục đích tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép. Còn chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước Quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Như vậy, chỉ có chi nhánh mới được ký kết hợp đồng. c. Hình thức giao kết hợp đồng. - Hợp đồng mua bán hàng hoá theo Luật thương mại có thể giao kết bằng: + Lời nói +Văn bản + Hành vi cụ thể Hình thức do các bên giao kết hợp đồng tự lựa chọn, trừ trường hợp mua bán loại hàng hoá mà pháp luật quy định phải theo một hình thức bắt buộc nào đó. * ký kết văn bản có 2 cách Làm thành một bản hợp đồng hoàn chỉnh: phải theo một thể thức nhất định, gồm đây đủ các loại điều khoản thể hiện đầy để quyền và nghĩa vụ của các bên và sau cùng, phải có đại diện hợp pháp của các bên ký vào hợp đồng. Hình thức khác: Fax, thư tín, điện thoại. Khi có một bên đề nghị (chào hàng) đưa ra đề nghị lập hợp đồng (chào hàng) và có một bên nhận đề nghị, thì bên đề nghị đã tự ràng buộc mình vào lời đề nghị đó. Chào hàng có thể là: + Chào bán + Chào mua Khi bên nhận đền ghị chấp nhận mọi điều khoản trong đề nghị thì coi như hợp đồng được ký kết. - Thời hạn trả lời có thể được ghi ngay trong bản đề nghị, hoặc được thoả thuận trước, hay một thời hạn hợp lý theo thói quen trong Thương mại. d. Nội dung hợp đồng Thể hiện thoả thuận của các bên trong hợp đồng gồm: Nội dung chủ yếu theo Luật Thương Mại 2005 Thể hiện thoả thuận của các bên trong hợp đồng + Đối tượng của hợp đồng: mặt hàng được mua bán + Số lượng + Chất lượng chỉ tiêu chất lượng, có thể là tiêu chuẩn do nhà nước quy định, ký hiệu tiêu chuẩn Việt Nam có thể là tiêu chuẩn ngành tiêu chuẩn ngành, có thể do cơ sở sản xuất tự đặt ra tiêu chuẩn cơ sở + Mức giá cụ thể (hoặc phương pháp định giá tính hệ số trượt giá) trên cơ sở tuân theo khung giá của nhà nước (nếu có). + Thanh toán: thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán. + Điều kiện giao hàng: phương thức giao hàng, phương thức vận chuyển, thời hạn - địa điểm giao hàng + Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng + Phạt vi phạm (Luật Thương mại quy định mức phạt tối đa là 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm). * Nội dung chủ yếu: là nội dung phải thoả thuận khi giao kết hợp đồng. Nếu chưa thoả thuận được những nội dung này thì coi như chưa có hợp đồng. Còn nếu đã thoả thuận được các nội dung chủ yếu thì hợp đồng coi như đã hoàn thành và có hiệu lực pháp lý. * Nội dung khác: các bên có thể thoả thuận và ghi vào hợp đồng, khi ghi các nội dung này vào hợp đòng thì coi như chấp nhận các thói quen, tập quán Thương mại, hay các Điều ước quốc tế. e. Thời hiệu hợp đồng Hợp đồng phải ghi rõ thời gian hiệu lực thi hành, vì nó có nhiều tác dụng. Giúp cho bên phấn đấu hoàn thành đúng thời hạn hợp đồng. Làm cơ sở xem xét bên nào vi phạm hợp đồng để trọng tài kinh tế xử lý đúng. Giúp cho hai bên đề cao được trách nhiệm của mình đối với hợp đồng, không để lãng phí phương tiện, nhiên liệu, hàng hoá. Làm ăn có tính toán đến hiệu quả kinh tế và giúp đỡ lẫn nhau. Giúp cho việc thực hiện chỉ tiêu vận chuyển là từ lúc hàng hoá được xếp xong và phương tiện đến lức phương tiện đến bến trả hàng. Nếu bên vận tải đảm nhận cả việc xếp dỡ thì thời gian xếp hàng ở bến đi và dỡ hàng ở bến đến được tính vào thời gian vận chuyển. Cần chú ý để cho thời hạn vận chuyển được hai bên thảo thuận trong hợp đồng thực hiện tốt, hai bên ký hợp đồng phải căn cứ theo từng loại đường, cầu, phương tiện vận tải và tính chất từng loại hàng mà ấn định cho chính xác và cụ thể, phải tránh khuynh hướng sau: Đối với bên vận tải, nên sắp xếp điều phương tiện có kế hoạch, biết chủ đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, nhất là chủ hàng có kế hoạch chuyển được báo trước. Không nên điều phương tiện cho các chủ hàng ngoài kế hoạch trước khi chủ hàng trong kế hoạch chưa ký hợp đồng, mặc dù đang có yêu cầu… Hợp đồng được ký và thực hiện phải trên cơ sở bình đẳng và cùng chịu trách nhiệm. Do đó khi hai bên thoả thuận được thời gian vận chuyển là phải cố gắng thực hiện, có khó khăn phải kịp thời bàn tìm biện pháp giải quyết, không bên nào được đơn phương huỷ bỏ và sửa đổi hợp đồng. Thực hiện hoàn tất hợp đồng hai bên ký hợp đồng phải hợp thanh lý HĐ để tổng kết công việc, rút ra kinh nghiệm cho hợp đồng sau, đồng thời tổng thanh toán các khoản cước phụ phí, tiền phạt, bồi thường và điều chỉnh các khoản thu thừa thiếu nếu có trong quá trình thực hiện hợp đồng. Biên bản thanh lý là cơ sở pháp lý xác nhận trách nhiệm giải quyết của mỗi bên đối với các tồn tại sau khi thực hiện hợp đồng, do đó hai bên phải bàn bạc kỹ, xác định số liệu và trách nhiệm thật cụ thể, chính xác. Bên vận tải chịu trách nhiệm chủ trì mới chủ hàng đến dự họp thanh lý vào một thời gian và địa điểm dự kiến trong hợp đồng. Để tránh cho đơn vị thiệt hại trong quá trình vận chuyển, các đơn vị vận tải cũng như chủ hàng cầm mua bảo hiểm (ký hợp đồng bảo hiểm với chi nhánh bảo hiểm) đối với loại hàng quan trọng hoặc trị giá hàng hoá vận chuyển khá lớn. 2.2. Những nguyên tắc cần quán triệt khi lập hợp đồng vận tải hàng hoá Chuyên chở hàng hoá giữ vai trò quan trọng và khâu chủ yếu để thực hiện việc di chuyển quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua. Chính vì vậy chúng ta cần phải tìm hiểu những nguyên tắc và quán triệt nguyên tắc này khi lập một hợp đồng vận tải Theo thông lệ, quan hệ kinh tế với nhau thì phải ký hợp đồng để định rõ trách nhiệm và cơ sở xử lý khi xảy ra tranh chấp. Vì vậy, hợp đồng phải ghi rõ căn cứ theo Luật Thương Mại 2005 và các quy chế vận tải phù hợp (đường bộ, đường sống, đường biển, đường không, bộ luật hàng hải) cũng như vào các chỉ tiêu kế hoạch… Hợp đồng phải được thoả thuận trên tinh thần bình đẳng, hợp tác và phải được thủ trưởng hai bên đại diện ký chịu trách nhiệm 2.2.1. Nguyên tác thuê chở, nhận chở Khi ký hợp đồng, tức hai bên đã có sẵn yêu cầu và khả năng đáp ứng. Để tạo thuận lợi cho nhau, hai bên được phép thoả thuận thuê chuyển (5 T, 7T, 10T, 100T…) thuê chở hàng lẻ, thuê chở hàng từ khối lượng hàng nhất định…. Thuê theo hình thức nào phải ghi rõ vào hợp đồng, ghi cụ thể, loại hàng gửi vận chuyển, tính chấthàng hoá (kỵ ướt, dễ vỡ…) đơn vị tính (tấn, bao…) Đối với đơn vị tính nếu chưa xác định được, hai bên phải quy định theo quy định của Nhà nước và được thoả thuận nếu Nhà nước chưa có qui định. Trong hợp đồng vận chuyển, hai bên thường không quan tâm ghi cụ thể vào hợp đồng nên dẫn đến khó khăn khi tính cước, phí nhiên liệu…. Cần lưu ý: Bên vận tải có quyền không nhận chở những loại hàng sau: · Hàng cấm lưu thông, hàng hoá phải có giấy phép lưu thông mà bên chủ hàng không có hoặc giấy tờ không hợp lệ · Hàng hoá đã có lệnh của Nhà nước cấm chuyên chở ngượi chiều. · Hàng hoá mà bao bì không đúng qui cách, không đảm bảo an toàn khi vận chuyển · Hàng hoá nguy hiểm, cần có thiết bị đặc biệt an toàn và để bảo đảm được phẩm chất mà bên vận tải không có thiết bị ấy, trừ trường hợp bên chủ hàng có khả năng cung cấp thiết bị · Đối với hàng quá khổ, quá năng, vượt kích thước hoặc quá mức trọng tải của phương tiện hoặc quá mức chịu đựng của đường, cầu, phà bên chủ hàng cần bàn bạc trước từ 10 ngày đến 1 tháng với cơ quan giao thông vận tải hoặc vận tải nơi chở hàng đi · Trường hợp vận tải đột xuất có tính khẩn cấp theo lệnh Thủ tướng, Bộ trưởng Giao thông vận tải hoặc Chủ UBND cấp tỉnh, thì phải hoãn thực hiện hợp đồng vận tải đã ký với các chủ hàng khác và có trách nhiệm báo cho chủ hàng đó biết, đồng thời báo cáo cho cơ quan chủ quản của mình rõ. Những hàng hoá được tạm hoãn này được tiếp tục vận chuyển khi thi hành xong lệnh đột xuất Nếu vận chuyển đột xuất khác nghĩa là không phải thi hành các lệnh như trên bên vận tải chỉ nhận chở nếu có khả năng. Trường hợp này, bên chủ hàng phải trả thêm cho bên vận tải một khoản tiền do hai bên thoả thuận và ngoài ra, chủ hàng còn phải đài thọ phí tổn cho bên vận tải, vì vận chuyển đột xuất làm lỡ hợp đồng đã ký với chủ hàng khác Về thứ tự ưu tiên vận chuyển: bên vận tải sẽ vận tải trước đối với hàng hoá đã có kế hoạch vận tải chuyển dự trù và đã ký hợp đồng vận tải. Hàng gửi trước hoặc xe xin trước khi chở trước và ngược lại. Nếu chiều chủ hàng gửi hàng hoặc xin xe cùng một lúc mà khả năng phương tiện không đáp dứng thì ưu tiên vận tải phải được thi hành theo thứ tự như sau: · Hàng tươi sống, hàng dễ biến chất (đối với vận tải bằng ô tô) · Hàng nguy hiểm · Hàng thường Hoặc đối với đường biển thì: · Hàng thuộc loại vật tư chủ yếu của Nhà nước: lương thực, phân bón, than, vật liệu xây dựng, xăng dầu… · Hàng phục vụ các chỉ tiêu xuất khẩu · Hàng dễ biến chất, nguy hiểm · Hàng thường Sau khi đã ký xong hợp đồng, muốn yêu cầu vận chuyển, bên chủ hàng phải làm giấy xác báo (giấy phải được thủ tửờng hoặc đại diện xí nghiệp vận tải ký và đóng dấu) trước 8 giờ. Đã xác báo nếu có thay đổi, phải xác báo lại trước 36 giờ. Bên vận tải phải xác báo cho chủ hàng biết số lượng và trọng tải xe có thể cung cấp 24 giờ trước khi chủ hàng giao hàng. Trương fhợp chủ hàng làm giấy xác báo xin xe chậm, nếu bên vận tải không chuẩn bị kịp thì chậm nhất sau 24 giờ trước khi chủ giao hàng. Trường hợp chủ hàng làm giấy xác báo xin xe chậm, nếu bên vận tải không chuẩn bị kịp thì chậm nhất sau 24 giờ phải giao hàng cho bên vận tải. nếu chủ hàng không xác báo xin xe thì vận tải không chịu trách nhiệm Chủ hàng phải làm vận đơn theo từng chuyến hàng, viết rõ ràng, không tẩy xoá, gạch bỏ, viết thêm, viết chồng hay dán chồng. Trường hợp sửa chữa, xoá bỏ… phải có chữ ký chứng thực của đại diện đơn vị đã được giao ký hợp đồng. Chủ hàng phải có trách nhiệm về điều mình ghi vào vận đơn Chủ hàng phải đính theo vận đơn các giấy tờ khác nếu các cơ quan chuyên trách cần kiểm tra. Nếu không thì phải chịu trách nhiệm do hậu quả để thiếu tra cước. Bên vận tải để thiếu giấy tờ về mặt giao thông hợp lệ thì cũng phải nhận mọi trách nhiệm do hậu quả đó 2.2..2. Nguyên tắc giao nhận hàng vận chuyển Giao nhận hàng hoá nhanh gọn tốt là biểu hiện thực hiện kế hoạch tốt, vận chuyển tố, bảo quản tài sản Nhà nước được chu đáo, năng suấ phương tiện được khai thác hợp lý, quan hệ giữa vận tải với chủ hàng tốt. Quan trọng hơn nữa là dễ dàng qui được trách nhiệm cho hai bên. Muốn vậy khi lập hợp đồng cần lưu ý. Hợp đồng phải ấn định thật cụ thể và chính xác địa điểm giao nhân (ghi rõ thành phố, phường, xã, đường phố…) để không gây lãng phí và ảnh hưởng đến kế hoạch vận chuyển, đồng thời làm cơ sở cho việc cự ly, tính cước và nhiên liệu. Hợp đồng phải ghi rõ phương pháp giao nhận: giao sao, giao vậy, ghi cụ thể tránh chung chung. Hàng nhận như thế nào, nếu giao đúng như vậy thì bên vận tải không chịu trách nhiệm, kể cả nếu có thiếu hụt hoặc hư hỏng bên trong, đối với hàng nguyên đai, nguyên kiện Hai bên cần kiểm tra kỹ lưỡng hàng hoá trước khi tiến hành giao nhận để bảo về tài sản Nhà nước và để qui trách nhiệm, bên vận tải chú ý kiểm tra trước khi nhận hàng, chú ý bao bì và đóng gói đúng qui cách không ? có kỹ mã hiệu chưa? Chủ hàng chú ý khi nhận hàng nếu thấy ghi vấn thì lập biên bản cùng ký xác nhận để làm cơ sở giải quyết, đồng thời gửi cho cơ quan cấp trên để báo cáo. Theo nguyên tắc: hàng đã được giao nhận xong, có xác nhận của hai bên thì bên vận tải sẽ không chịu trách nhiệm nếu hàng có sự hư hỏng, mất mát. Nếu trong hợp đồng vận tải, hai bên cùng không quan tâm ghi cụ thể phương thức giao nhận, thông thường hay ghi nhận sao giao vậy và khi có mất mát thì tranh cãi và đưa đến cơ quan trong tài kinh tế để giải quyết, về cơ sở phát lý không chặt chẽ rất khó giải quyết. Đối với hàng hoá có quy định tỷ lệ hao hụt, hai bên phải căn cứ quy định nhf nước mà ghi cụ thể vào hợp đồng và vận đơn. Nếu Nhà nước chưa có quy định thì hai bên được thoả thuận, nhưng không được tuỳ tiện làm thiệt hại tài sản Nhà nước. Trường hợp chủ hàng có cử áp tải, thì phỉ ghi rõ có áp tải và nhiệm vụ cụ thể của áp tải và hợp đồng và vận đơn. Nguyên tắc, nếu có áp tải không chịu trách nhiệm hàng mất mát, hư hỏng vì người áp tải có nhiệm vụ bảo vệ hàng hoá cũng như giải quyết các thủ tục liên quan đến hànghoá trên đường. Nhưng sẽ chịu trách nhiệm, nếu điều khiển phương tiện không đúng kỹ thuật, không giúp đỡ người áp tải bảo vệ hàng hoá hoặc có hành vi vô trách nhiệm khác. Các trường hợp sau đây, chủ hàng phải cử người áp tải: · Hàng quý giá như kim cương, vàng bạc; Hàng thịt, cá, hoa tươi, đòi hỏi đi đường phải ướp Súc vật sống cần cho ăn dọc đường. Hàng nguy hiểm Các loại súng ống, đạn dược. Linh cữu, thi hài. Những loại hàng khác, tuỳ chủ hàng nếu xét thấy cần thiết thì cử áp tải, không bắt buộc. Trong hợp đồng vận tải, chủ hàng thường xem nhẹ điều khoản này, thậm chí không xem hợp đồng đã in sẵn việc chịu trách nhiệm cử áp tải, nên khi có mất mát hàng hoá, chủ hàng không đòi hỏi bồi thường được. Phải ghi rõ vào hợp đồng trách nhiệm của bên vận tải về việc làm vệ sinh phương tiện, chi phí chủ hàng đài thọ. 2.2.3. Nguyên tắc xếp dỡ hàng hoá Xếp dỡ hàng hoá góp phần bảo vệ tốt hàng hoá và phương tiện, giúp cho phương tiện tăng vòng vận chuyển, đồng thời tăng năng suất vận chuyển. Xét về nguyên tắc chung thì bên vận tải phụ trách xếp dỡ tại các địa điểm có tổ chức xép dỡ của cơ quan giao thông vận tải (bến xe, trạm trung chuyển, cảng, kể cả các xí nghiệp, công, nông, lâm trường, các kho…) phí tổn xếp dỡ hàng chịu. Việc giao và nhận hàng do chủ hàng đảm nhiệm. Trong trường hợp chủ hàng phụ trách xếp dỡ thì bên vận tải có trách nhiệm hướng dẫn về kỹ thuật xếp dỡ. Tại các địa điểm có chuyển tải mà không có áp tải đi theo, bên vận tải phải xếp dỡ nhưng chỉ được hưởng chi phí nếu tại địa điểm này cơ quan giao thông vận tải đã có thông báo trước. Tùy từng loại phương tiện và loại hàng, trong trường hợp nhà nước chưa ban hành định mức cụ thể, thì hai bên được thoả thuận định mức thích hợp ghi vào hợp đồng và vận đơn, căn cứ vào đó mà ấn định thời gian xếp dỡ. Cần chú ý có thưởng phạt để nâng cao trách nhiệm và động viên khuyến khích. 3. Thực hiện hợp đồng vận tải. 3.1. Nguyên tắc chung khi thực hiện hợp đồng 3.1.1. Giao hàng a. Nguyên tắc chung về giao hàng - Bên bán phải giao hàng đầy đủ như hợp đồng đã thoả thuận, đúng về số lượng, chất lượng, phương thức bao gói, bảo quản….kèm theo chứng từ liên quan đến hàng hoá. Nếu trong hợp đồng mà hàng giao bán qua người vận chuyển thi bên bán phải ký hợp đồng bảo hiểm với người vận chuyển. Nếu là bên mua ký hợp đồng bảo hiểm thì bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua những thông tin cần thiết để ký hợp đồng. Mọi vấn đề về giao hàng thì các bên đều có thể thoả thuận và ghi vào hợp đồng. Nếu không ghi vào hợp đồng thì sẽ thực hiện theo Luật Thương Mại. Khi thực hiện hợp đồng, bên bán phải có nghĩa vụ đảm bảo tính hợp pháp của hàng hoá đồng thời đảm bảo quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hoá (không bị khiếu kiện) đảm bảo tính hợp pháp về vấn đề sở hữu trí tuệ bảo hành hàng hoá. Trong trường hợp hàng hoá là đối tượng của biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự thì bên bán phải thông báo cho bên mua biết. b. Địa điểm giao hàng - Theo thoả thuận - Theo luật (nếu không có thoả thuận) + Hàng hoá gắn liền với đất đai thì giao hàng tại chính nơi đó + Hàng hoá được giao cho người vận chuyển thì nơi giao hàng là nơi giao cho người vận chuyển đầu tiên. + Nếu không qua người vậnu chuyển thì điểm giao hàng là tại khi chứa hàng, hoặc địa điểm bốc xếp hàng, hoặc tại một nơi sản xuất mà hai bên đều biết. + Trong tổ hợp khác nơi giao hàng là địa điểm kinh doanh cảu bên bán, hoặc nơi cư trú, nơi có trụ sở của bên bán. c. Thời hạn giao hàng - Nếu chỉ có thỏa thuận về thời điểm sang việc giao hàng phải theo đúng thời điểm cụ thể đó. - Nếu chỉ có thoả thuận về thời hạn (trong một khoảng thời gian nào đó) bên bán có thể chuyển giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó. - Nếu không có thoả thuận gì về thời hạn, thời điểm bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý. 3.1.2 Thanh toán - Các bên có thể thoả thuận về thời hạn và phương thức thanh toán. Nếu không thoả thuận thì sẽ thanh toán tại thời điểm giao hàng. Nếu trong hợp đồng có thoả thuận kiểm tra hàng hoá bên mua sẽ thanh toán sau khi kiểm tra - Giá thanh toán: + Có thể do thoả thuận + Nếu không thoả thuận thì theo chỉ dẫn của Nhà nước về giá, hoặc xác định theo giá thực tế trong điều kiện tương tự - Địa điểm thanh toán + Có thể do thoả thuận + Nơi kinh doanh, nơi cư trú của bên bán , nơi giao hàng, nơi giao chứng từ. 3.1.3 Chuyển rủi ro - Theo thoả thuận - Nếu không có thoả thuận + Nếu có địa điểm giao hàng xác định thì rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hoá sẽ chuyển từ bên bán sang bên mua tại địa điểm giao hàng + Nếu không có nơi giao hàng xác định. Chuyển rủi ro khi giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên, hoặc giao cho người nhận hàng cho bên mua. Nếu hàng hoá được mua bán khi đang trên đường vận chuyển thì việc chuyển rủi ro là tại nơi giao kết hợp đồng 3.1.4 Chuyển quyền sở hữu - Theo thoả thuận - Không có thoả thuận thì chuyển quyền sở hữu tại địa điểm giao hàng. 3.2. Các nguyên tắc khi lập hợp đồng vận tải hàng hoá Trong hợp đồng vận tải cũng tương tự như hợp đồng kinh tế nói chung cũng cần có các nguyên tắc khi xác lập hợp đồng vận tải. Do đặc điểm của ngành vận tải nên cũng có các nguyên tắc riêng khi thiết lập hợp đồng vận tải. Trong vận tải ngoài giá cước phí, bên vận tải còn được thu các khoản phụ phí vận tải (nếu có) theo thể lệ hiện hành như: phí tổn điều xe (đường sông gọi là huy động phí), cước qua phà, chi phí chuyển tải, phí tổn vật dụng chèn lót, chuồng ủi. Tiền cước được tính theo giá cước quy định của nhà nước, căn cứ theo loại hàng loại đường, phù hợp. Trường hợp cự lỳ chưa xác định được, hai bên phải lấy ý kiến của cơ quan giao thông vận tải Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ Giao thông vận tải để xác định rõ cự lý nơi luồng tuyến đó gặp trở ngại (cầu đường, lòng sông…) không đi được, để làm cơ sở thoả thuận luồng tuyến khác nhau. Nừu thuê cả chuyến hoặc thuê cả hầm thì chủ hàng phải trả cước cả chuyến hoặc thuê chở súc vật sống không phải đóng chuồng cũi thì ước tính theo đầu súc vật. Qua thực tế nhận thấy rằng hai bên cần lưu ý ghi rõ vào hợp đồgn việc tính phạt phương tiệnbị chờ đợi hoặc trả tiền công nhân chờ đợi…để góp phần nâng cao trách nhiệm hai bên. Việc tính tiền phạt này phải căn cứ vào giá quy định của nhà nước. Nếu công việc xếp dỡ do bên vận tải phụ trách, bên chủ hàng phải thanh toánphí tổn xếp dỡ cùng một lúc với thanh toán cước phí. Trường hợp có các phụ phí đọc đường và các bến đậu, bên vận tải phải có chứng từ và chủ hàng phải thanh toán lại sau khi nhận hàng. Việc thanh toán phải căn cứ vào thể lệ thanh toán của ngân hàng mà chọn hình thức thích hợp. Nếu bên chủ hàng là tư nhân không có tài khoản ở ngân hàng thì có thể thanh toán bằng tiền mặt. Trước mõi chuyến vận tải bên vận tải phải gửi vận đơn cho ngân hàng để ngân hàng làm cơ sở giúp thanh toán cước phụ phí vì vận đơn là chứng từ duy nhất để làm cơ sở thanh toán cước phí. Chủ hàng thanh toán chậm phải chịu phạt lãi theo thể lệ ngân hàng. Trong việc thực hiện hợp đồng vận tải, thường chủ hàng ngày hay giữ tiền cước để khấu trừ bồi thường hàng hoá bị hư hỏng mất mát. Điều này trái với qui định của nhà nước về hợp đồng vận tải. 4. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng vận tải 4.1 Trách nhiệm pháp lý chung khi vi phạm hợp đồng kinh tế - Vi phạm hợp đồng là việc một bên nào đó không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ một nội dung nào đó trong hợp đồng - Vi phạm cơ bản là vi phạm của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng Các chế tài: + Buộc thực hiện hợp đồng + Phạt vi pham + Bồi thường thiệt hại + Tạm ngừng thực hiện hợp đồng + Đình chỉ thực hiện + Huỷ + Các chế tài khác - Nguyên tác áp dụng chế tài: nếu không có thoả thuận trong hợp đồng là áp dụng cả tiền phạt và bồi thường thiệt hại thì chỉ đòi tiền phạt không đòi bồi thường. Các chế tài bồi thường, đình chỉ thực hiện và huỷ hợp đồng chỉ áp dụng đối với những vi phạm cơ bản 4.2 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng vận tải Bên nào trong quá trình thực hiện hợp đồng để xảy ra vi phạm hợp đồng sẽ bị phạt vi phạm chế độ hợp đồng kinh tế và nếu dỡ chậm hoặc đưa phương tiện đến lấy hàng chậm thì phải phạt bồi thường phí tổn chời đợi theo qui định nhà nước. Hàng hoá vận chuyển bị mất sẽ phải bồi thường theo giá thị trường tự do ở thời điểm nơi hàng đến. Hợp đồng phải ghi rõ trách nhiệm vật chất của hai bên nhưng việc giải quyết tiền bồi thường và thanh toán cước phải tách riêng. Nguyên tắc không được trừ nợ hai bên phải đòi hỏi giải quyết cho kịp thời, khoản nào ra khoản đó. Trường hợp hàng không đóng gói, khai không đúng sự thật, bên chủ hàng phải chịu phạt bằng 20% số tiền cước phí phải trả. Cần chú ý để có sở sở pháp lý giải quyết tiền phạt và bồi thường mọi việc gì xảy ra trong quá trình vận chuyển và giao nhận, 2 bên phải lập biên bản minh chứng. a. Các trường hợp được miễn bồi thường, miễn cước phí * Bên vận tải có trách nhiệm bảo quản tốt hàng hoá vận chuyển nhưng nếu gặp các trường hợp sau thì sẽ được xét miễn giảm bồi thường. Thiệt hại vì tai nạn, hoặc do thiên tai gây ra mà bên vận tải đã chuẩn bị mọi phương tiện đề phòng và cố gắng hết sức phòng ngừa nhưng không khắc phục được. Hàng đóng gói, đã được qui ước giao nhận số lượng mà khi trả hàng, thùng hàng bao bì nguyên vẹn, dấy vặp trì, gắn xi, niêm phòng, đai kiện không thay đổi, nhưng hàng hoá bên trong bị thiệt hại hoặc hư hỏng. Người áp tải (nếu có) không làm tròn nhiệm vụ bảo quản ghi trong hợp đồng và vận đơn. Hàng hoá phải huỷ bỏ dọc đường hoặc bị truy thu, trưng dụng cho lệnh của nhà nước. Ký mã hiệu ghi thiếu hoặc sai. Hàng hoá tự biến chất, hư thối, bốc hơi, hạơc giảm phẩm chất trong trường hợp phương tiện bị các cơ quan kiểm soát của nhà nước giữ lại quá thời hạn vận chuyển mà không do lỗi bên vận tải. Hoả hoạn không do lỗi bên vận tải, Cấp cứu sinh mạng người, phương tiện và hàng hoá Súc vật chết không do lỗi bên vận tải, Hàng hoá bị mất mát hư hỏng do lỗi của chủ hàng *. Chủ._. hàng sẽ được miễn cước phí và phụ phí trong các trường hợp sau: Hàng bị mất trong những trường hợp và bên vận tải chịu trách nhiệm bồi thường Hàng bị mất mát, hao hụt do thiên tai, đã cố gắng phòng ngừa khác phục không được. Phần hao hụt quá tỷ lệ đối với hàng hoá có quy định tỷ lệ hao hụt Cần chú ý hai bên ký hợp đồng không được tuỳ tiện xét cho miễn giảm. Muốn miễn giảm phải có đầy đủ chứng lý kèm theo. Trường hợp hàng bị mất, bên vận tải đã giải quyết bồi thường, hoặc chưa giả quyết, nhưng sau đó tìm lại được thì bên chủ hàng phải nhận số hàng này và phải trả bồi thường nếu đã nhận. Nguyên tắc bồi thường phải bồi thường bằng tiền, không thực hiện bằng hiện vật. Các trường hợp sau đây sẽ được miễn tiền phạt chờ đợi: Bão lụt mưa to, không điều khiển được phươgn tiệnvận tải, không xếp dỡ hàng được Luồng đường bị tạm cấm, bị ách tắc giao thông Phương tiện vận tải bị trung dụng, công nhân phải đi làm công tác khẩn cấp theo lệnh điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 5. Giải quyết tranh chấp - Pháp luật luôn tôn trọng quyền tự giải quyết của các bên - Có thể thông qua các bước hoà giải theo sự hướng dẫn của một cơ quan tài phán - Khi các bên không tự giải quyết được, không hoà giải được thì mới đưa ra các cơ quan tài phán để giải quyết. Có hài thủ tục giải quyết tranh chấp trong kinh doanh + Thủ tục toà án + Thủ tục trọng tài - Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh + Giữ gìn ổn định trật tự trong môi trường kinh doanh + Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong kinh doanh Khi có tranh chấp trong hợp đồng vận tải thì hướng giải quyết cũng theo như cách giải quyết chung II. Quy chế pháp lý trong hợp đồng vận tải quốc tế Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hoá hoặc hành khách giữa hai hay nhiều nước với nhau, tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trình vận tải nằm trên lãnh thổ của hai nước khác nhau. Nói cách khác vận tải quốc tế là quá trình chuyên chở được tiến hành vượt qua ngoài phạm vi biên giới của một nước. Vận tải quốc tế có hai hình thức: vận tải quốc tế trực tiếp là hình thức chuyên chở được tiến hành giữa hai nước có chung biên giới. Vận tải quốc tế quá cảnh là hình thức chuyên chở được tiến hành qua lãnh thổ của ít nhất một nước thứ ba, gọi là nước quá cảnh. Sự ra đời và phát triển của vận tải quốc tế gắn liền với sự phân công lao động quốc tế và sự phát triển của buôn bán quốc tế. Sự hình thành và phát triển hệ thống vận tải thống nhất của từng nước hoặc từng khu vực nhóm nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của hệ thống vận tải trên phạm vi toàn thế giới. Vận tải quốc tế và ngoại thương có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau và có tác dụng thúc đẩy nhau cùng phát triển * Vận tải quốc tế đảm bảo chuyên chở khối lượng hàng hoá ngày một tăng trong thương mại quốc tế. Hiện nay, tổng khối lượng hàng hoá chuyên chở trong buôn bán quóc tế đạt tới khoảng 7 tỷ tấn/năm, trong đó trên 3/4 được chuyên chở bằng đường biển. Khối lượng hàng hoá buôn bán giữa hai nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố vận tải. William nhà nghiên cứu kinh tế người Anh đã mô tả như sau: “ khối lượng hàng hoá lưu chuyển giữa hai nước tỷ lệ thuận với tích số của tiềm năng của hai nước và tỷ lệ nghịch với khoảng cách chuyên chở giữa hai quốc gia đó” * Vận tải quốc tế phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường buôn bán quốc tế. Vận tải quốc tế phát triển và hoàn thiện đã tạo điều kiện cho việc mở rộng chủng loại các mặt hàng trong buôn bán quốc tế nói chung và thay đổi cơ cấu từng nhóm mặt hàng nói riêng. Khối lượng và cơ cấu hàng hoá chuyên chở bằng đường biển quốc tế được trình bày trong bảng sau. Hệ thống vận tải quốc tế mở rộng, giá thành vận tải trên cự ly dài giảm đã tạo điều kiện mở rộng thị trường cung cấp và tiêu thụ. Do đó, vận tải quốc tế góp phần làm thay đổi cơ cấu thị trường trong thương mại quốc tế Bảng : Khối lượng hàng hoá chuyên chở bằng đường biển quốc tế Hàng hoá Đơn vị 1937 1975 1985 1995 1998 Tổng số Triệu tấn 480 3.072 3.382 4.651 5.064 Hàng lỏng Triệu tấn 105 1.644 1.459 2.049 2.181 Tỷ lệ % 22,0 53,5 43,2 44,1 43,1 Hàng Khô Triệu tấn 375 1.428 1.923 2.602 2.884 Tỷ lệ % 78,0 46,5 56,8 55,9 56,9 Nguồn: Compilled by the UNCTAD Secretariat on basis of annex II and supplied by specialled source * Vận tải quốc tế có tác dụng bảo vệ tích cực hoặc làm xấu đi cán cân mậu dịch và cán cân thanh toán Vận tải quốc tế có hai chức năng: phục vụ và kinh doanh. Chức năng phục vụ thể hiện ở chỗ vận tải quốc tế bảo đảm phục vụ nhu cầu chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của mỗi nước. Chức năng kinh doanh thể hiện trong việc xuất khẩu sản phẩm vận tải, nhất là sản phẩm vận tải đường biển. Xuất nhập khẩu vận tải là một hình thức xuất nhập khẩu vô cùng quan trong. Thu chi ngoại tệ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải và các dịch vụ liên quan đến vận tải quốc tế là một bộ phận quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế. Xuất siêu sản phẩm vận tải quốc tế sẽ có tác dụng tốt đối với cán cân thanh toán quốc tế. Ngược lại, thiếu hụt trong cán cân thanh toán xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải quốc tế sẽ làm xấu đi cán cân thanh toán quốc tế. Tóm lại, vận tải quốc tế là một yếu tố không thể tách rời với buôn bán quốc tế: “ Ai nói đến buôn bán quốc tế cũng phải nói đến vận tải. Buôn bán quốc tế có nghĩa là hàng hoá được thay đổi người sở hữu. Còn vận tải làm cho hàng hoá đó thay đổi vị trí” 1. Khái quát chung về hợp đồng vận tải quốc tế Nói đến thương mại quốc tế người ta thường đề cập đến buôn bán hàng hóa và dịch vụ. Trong trao đổi, mua bán hàng hóa quốc tế, việc chuyên chở hàng hóa đóng vai trò quan trọng bởi chuyên chở hàng hóa được coi là một giai đoạn để hàng hóa từ người bán đến được với người mua. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận được ký kết giữa người chuyên chở và người thuê chở trong đó người chuyên chở cam kết vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này tới địa điểm ở nước khác nhằm thu tiền cước do người thuê chở trả theo mức hai bên thỏa thuận. 2. Các loại hợp đồng vận tải quốc tế Do đặc điểm của hàng hóa quốc tế có thể được chuyển chở bằng nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc vào ý chí của các bên trong hợp đồng, nhìn chung có thể chia thành năm loại hợp đồng chuyên chở tương ứng với năm phương thức vận chuyển: + Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. + Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường không. + Hợp đồng chuyển chở hàng hóa bằng đường bộ. + Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường sắt. + Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức. 2.1. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển Vận tải biển được coi là một phương thức vận tải chủ yếu và hiện nay chuyên chở hơn 80% khối lượng hàng hóa trong thương mại quốc tế. Chuyên chở hàng hóa bằng đường biển liên quan đến nhiều bên cũng như nhiều thủ tục chứng từ, do đó các quan hệ về thương mại và pháp lý có phạm vi rộng rãi và quan trọng. Sản lượng hàng hoá vận chuyển hàng năm đạt 6.000tỷ tấn và khối lương luân chuyển đạt khoảng 25.000 tấn /hải lý. Năm 2003, khối lượng hàng hoá buôn bán bằng đường biển đạt 5.840 triệu tấn, trong đó có dầu thô chiểm 28%, hàng bách hoá 20%, hàng khô khác 16%, than đá 11%, quặng sắt 9%, sản phẩm dầu mỏ 7%, ngũ cốc 4% gas hoá chất 2%. Khối lượng hàng hoá luân chuyển đạt 24.589 tỷ tấn/ hải lý Bảng: Khối lượng hàng hoá luân chuyển bằng đường biển trên thế giới (Đơn vị: tỷ tấn/ hải lý) Năm Dầu mỏ thô Sản phẩm dầu mỏ Quặng sắt Than đá Ngũ cốc Hàng khô khối lượng lớn Hàng khô khác Tổng cộng toàn thế giới 1970 5597 890 1093 481 475 2049 2118 10654 1975 8882 845 1471 621 734 2826 2810 15363 1980 8385 1020 1613 952 1087 3652 3720 16777 1985 4007 1150 1675 1479 1004 4480 3428 13065 1990 6261 1560 1978 1849 1073 5259 4041 17121 1995 7225 1945 2287 2176 1160 5953 4065 20188 2000 8180 2085 2545 2509 1244 6638 6113 23016 2001 8074 2105 2575 2552 1322 6782 6280 23241 2002 7848 2050 2731 2549 1241 6879 6440 23217 2003 8330 2155 3030 2700 1335 7429 6675 24589 Nguồn: Fearnleys (Oslo), Review 2003 2.1.1. Khái niệm và luật điều chỉnh - Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là sự cam kết (thỏa thuận ý chí) của người thuê chở và người chuyên chở về việc dùng tàu biển để chuyên chở hàng hóa đến địa điểm được các bên thỏa thuận. - Luật điều chỉnh: Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng đường biển gồm có các điều ước quốc tế, luật quốc gia và tập quán hàng hải. Điều ước quốc tế gồm có: + Công ước quốc tế để thống nhất một số qui tắc về vận đơn đường biển (The International Convention for the Unification of certain rules of law relating to bills of lading), Công ước này được Hiệp hội Luật quốc tế đưa ra tại Hague và do đại diện của 26 nước ký tại Brucxen (Bỉ) ngày 25/8/1924, có hiệu lực ngày 2/6/1931 nên thường được gọi là Công ước Brucxen hay Quy tắc Hague. + Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất một số qui tắc về vận đơn đường biển. Nghị định thư này được đưa ra thảo luận ban đầu tại Visby và được ký ngày 23/2/1968 tại Brucxen, có hiệu lực ngày 23/6/1977 nên thường được gọi là Nghị định thư 1968 hay qui tắc Visby. Qui tắc Hague gộp với Qui tắc Visby được gọi là Qui tắc Hague-Visby. + Nghị định thư bổ sung Công ước quốc tế để thống nhất một số qui tắc về vận đơn đường biển (Công ước Brucxen 1924 đã được Nghị định thư 1968 bổ sung), được các bên đã tham gia ký kết Quy tắc Hague-Visby ký tại Brucxen ngày 21/12/1979. + Công ước Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển (United Nations Convention on the Carriage of Goods by Sea) được ký kết tại Hamburg ngày 30/3/1978, có hiệu lực ngày 1/11/1992, thường được gọi là Công ước Hamburg 1978 hay Qui tắc Hamburg. Qui tắc Hamburg quy định thời gian khởi kiện, giới hạn trách nhiệm bồi thường, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với hàng hóa của người chuyên chở tăng lên so với Qui tắc Hague-Visby. Luật quốc gia: Bên cạnh các điều ước quốc tế, hiện nay các quốc gia đều có thể có luật chuyên chở hàng hóa bằng đường biển (Việt Nam có Bộ luật hàng hải được ban hành năm 1990). Tập quán hàng hải: Là những phong tục, thói quen phổ biến về hàng hải được nhiều nước công nhận và áp dụng thường xuyên đến mức trở thành các quy tắc được các bên mặc nhiên tuân thủ. Tập quán hàng hải sẽ được áp dụng trong hợp đồng vận tải khi không có quy định về luật áp dụng hoặc có luật nhưng chưa được quy định đầy đủ. 2.1.2. Phân loại hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển Trên thực tế, có 2 phương thức để các bên có thể ký kết là Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng tàu chợ và Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng tàu chuyến. - Thông thường căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hóa đã được ký kết, người bán hoặc người mua ký hợp đồng vận chuyển với người chuyên chở nhằm thực hiện hợp đồng đó. Như vậy một số điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa đồng thời cũng là những điều khoản được quy định một cách phù hợp trong vận chuyển. Chẳng hạn như điều khoản về tên hàng, về số lượng hàng hóa, cảng đi, cảng đến bốc dỡ hàng. Để chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, người thuê chở có thể ký hợp đồng thuê toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chở lô hàng từ cảng này đến cảng khác gọi là hợp đồng thuê một chỗ xếp hàng trên chiếc tàu chạy theo lịch trình nhất định để chở hàng từ cảng này đến cảng khác gọi là thuê tàu chợ hay hợp đồng chuyên chở bằng tàu chợ. 2.1.2.1. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chợ - thuê tàu chợ Khái niệm Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng tàu chợ (lưu khoang tàu chợ) là sự thỏa thuận theo đó người chuyên chở dành một phần chiếc tàu để chở hàng hóa của người thuê chở từ cảng này đến một cảng khác, còn người thuê chở phải trả cước phí theo biểu cước định sẵn. Vận đơn đường biển bao gồm nhiều loại và mỗi loại có tác dụng khác nhau. + Vận đơn đích danh + Vận đơn xuất trình + Vận đơn theo lệnh + Vận đơn đa phương ... Luật điều chỉnh Thực tế có nguồn luật để điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng tàu chợ do quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên không thể quy định hết trong vận đơn. Hiện nay luật điều chỉnh loại hợp đồng này gồm điều ước quốc tế, luật quốc gia, tập quán hàng hải. + Điều ước quốc tế Hiện nay có hai điều ước quốc tế đã được ký để điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chợ. Quy tắc Hague-Visby có các điều khoản về nội dung vận đơn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở, nghĩa vụ thông báo tổn thất của chủ hàng, giới hạn trách nhiệm bồi thường, khiếu nại v.v... Quy tắc Hague-Visby là nguồn luật chủ yếu đang được áp dụng phổ biến trong chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Việt Nam chưa phê chuẩn Công ước Brucxen 1924 cho nên nó không bắt buộc đối với chủ tàu và người thuê chở Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế các hãng tàu Việt Nam thường chọn Công ước Brucxen 1924 làm nguồn luật điều chỉnh vận đơn do mình cấp cho người thuê chở. Còn các chủ hàng bắt buộc phải áp dụng Công ước Brucxen 1924 vì trong vận đơn đường biển dẫn chiếu tới công ước này. Công ước Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển được ký kết tại Hamburg năm 1978. Công ước này đã có hiệu lực từ năm 1992 (theo điều 30) nhưng có rất ít nước áp dụng nhất là những nước có đội tàu trọng tải lớn bởi vì so với Qui tắc Hague-Visby thì trong Qui tắc Hamburg qui định trách nhiệm, nghĩa vụ của người chuyên chở tăng lên, các căn cứ miễn trách cho người chuyên chở giảm đi, thời gian khiếu kiện tăng lên, khái niệm hàng hóa được mở rộng hơn v.v... do vậy các hãng tàu không muốn áp dụng. Cho đến nay Việt Nam cũng chưa phê chuẩn công ước này. + Luật quốc gia Luật quốc gia của mỗi nước đều có thể trở thành nguồn luật để điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng tàu chợ. Nhưng luật quốc gia có thể có của nước nào là do chính vận đơn chỉ ra. Thông thường khi vận đơn đã dẫn chiếu đến luật quốc gia của một nước thì thôi không dẫn chiếu tới công ước quốc tế nữa và ngược lại. Ngoài ra, luật quốc gia của một nước cụ thể được đem áp dụng khi hai bên đương sự thống nhất chọn ghi trong văn bản thỏa thuận riêng hoặc khi tòa án trọng tài giải quyết tranh chấp quyết định. Đó là những trường hợp khi vận đơn không chỉ ra nguồn luật điều chỉnh. + Tập quán hàng hải Tập quán hàng hải là thói quen hàng hải được lặp lại nhiều lần, được nhiều nước công nhận và áp dụng liên tục đến mức nó trở thành quy tắc mà các bên mặc nhiên tuân theo. Tập quán hàng hải được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng và giải quyết tranh chấp khi mà vận đơn, luật áp dụng cho vận đơn không điều chỉnh hay điều chỉnh không đầy đủ mối quan hệ, tranh chấp đó. 2.1.2.2. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng tàu chuyến - thuê tàu chuyến. a. Khái niệm Hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng tàu chuyến là văn bản được ký kết giữa hai bên, theo đó một bên là người chuyên chở có nghĩa vụ dành toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chở hàng từ cảng này đến cảng khác và bên kia là người thuê chở có nghĩa vụ trả tiền cước chuyên chở. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng tàu chuyến là văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp quyền và nghĩa vụ của người chuyên chở và người thuê chuyên chở. Nó không điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở với người nhận hàng không phải là người ký hợp đồng. b. Luật điều chỉnh Điều ước quốc tế: Cho đến nay chưa có một điều ước quốc tế nào được ký kết để điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng tàu chuyến. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa bằng tàu chuyến các hãng tàu, tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đã soạn thảo nhiều mẫu thuê tàu chuyến, trong đó mẫu hợp đồng hay được dùng nhất để chở hàng bách hóa là mẫu GENCON hoặc có mẫu hợp đồng để chuyên chở một loại hàng nhất định hoặc theo một tuyến đường nhất định như chở than POLCON, chở gỗ BENACON v.v... tuy nhiên đó chỉ là những mẫu hợp đồng có tính chất tham khảo do vậy người thuê chở có thể thêm, bớt một số điều khoản. Luật quốc gia: Luật quốc gia điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng tàu chuyến có thể là luật nước người chuyên chở, luật nơi gửi hàng, luật nơi nhận hàng, luật nước người gửi hàng v.v... nhưng luật quốc gia nào được đem áp dụng để điều chỉnh hợp đồng trước hết do chính hợp đồng quy ddịnh. Chẳng hạn, trong hợp đồng quy định rằng: Luật áp dụng là luật nơi đóng trụ sở chính của người chuyên chở. 2.2. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không 2.2.1 Vị trí, đặc điểm của vận tải hàng không Vận tải hàng không đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế. Vận tải hàng không chiếm 10% khối lượng hàng hóa vận chuyển và 1/1000 khối lượng hàng hóa luân chuyển (t/km) trong buôn bán quốc tế. Các hàng hóa chủ yếu vận chuyển bằng đường hàng không bao gồm: - Airmail: Thư từ, bưu phẩm, hàng lưu niệm, tranh ảnh... Những vật này thường đòi hỏi phải vận chuyển nhanh và an toàn cao - Express: Chứng từ, tài liệu, sách, báo, hàng cứu trợ khẩn cấp... - Airfreight: hàng hoá thường được vận chuyển bằng máy bay bao gồm các loại sau đây: + Hàng hoá có giá trị cao ( hight value commodity) : gồm những hàng hoá có giá trị 1000$/ 1kg; vàng, bạch kim, các sản phẩm bằng vàng, bạch kim đá quý…; tiền, séc du lịch, thẻ tín dụng, chứng từ có giá; kim cương và các đồ trang sức bằng kim cương. + Hàng hoá dễ hư hỏng qua thời gian: gồm những loại quả tươi, thực phẩm đông lạnh… + Hàng hoá nhạy cảm với thị trường: gồm những loại hàng mốt, hàng thời trang + Động vật sống nuôi trong nhà, vườn thú… Động vật sống khi vận chuyển đòi hỏi phải kiểm dịch, chăm sóc đặc biệt và phải vận chuyển nhanh để đảm bảo chất lượng. 2.2.2. Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không quốc tế Vận tải hành khách, hành lý và hàng hóa bằng đường hàng không quốc tế được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật quốc tế sau đây: + Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận tải hàng không quốc tế (Convention for the Unification of Certain Rules relating to International Carriage by Air) ký kết tại Vacsava ngày 12 tháng 10 năm 1929, gọi tắt là Công ước Vacsava (The Warsaw Convention). + Công ước Vacsava đã giải quyết được xung đột pháp luật giữa các nước trong vận tải hàng không. Mặc dù lúc đầu chỉ có 23 nước ký kết, nhưng đến nay có gần 30 nước trên thế giới đã phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước này và nó đã trở thành đạo luật chủ yếu trong vận tải hàng không quốc tế hiện nay. Việt Nam tham gia công ước ngày 11/10/1982. + Nghị định thư sửa đổi Công ước Vacsava, ký kết ngày 28-9-1955 tại Hague gọi là Nghị định thư Hague (The Hague Protocol). + Công ước bổ sung cho Công ước Vacsava, ký kết tại Guadalajara ngày 18-9-1961, gọi tắc là Công ước Guadalajara. Công ước áp dụng trong trường hợp vận tải hàng không được tiến hành bởi một người không phải là người chuyên chở theo hợp đồng (contracting carrier). + Hiệp định Montreal 1966, sửa đổi về giới hạn trách nhiệm của Công ước Vacsava 1929. + Các nghị định thư bổ sung số 1, 2, 3 ký tại Montreal năm 1975 và Nghị định thư bổ sung số 7 ký tại Brussels (1975). Liên quan đến việc thay thế đồng tiền để tính giới hạn trách nhiệm bồi thường là đồng Phơ-răng vàng bằng Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) và sửa đổi một vài điều của công ước Vacsava đã được sửa đổi bởi Nghị định thư Hague 1955. 2.3. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ quốc tế Nhằm mục đích thống nhất và tiêu chuẩn hóa các quy tắc, điều kiện điều chỉnh các hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ quốc tế, đặc biệt về chứng từ và trách nhiệm của người chuyên chở đường bộ, các nước Tây Âu đã ký kết “Công ước về hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ quốc tế” (CMR) ngày 19/5/1956 tại Giơnevơ có hiệu lực từ ngày 2/7/1961 (theo điều 43) đến nay có 30 nước châu Âu tham gia. Vận tải bằng ô tô là một loại hình vận tải rất thông dụng đối với chuyên chở hàng hoá. Vận tải bằng ô tô có khả chuyên chở hàng hoá trực tiếp đến nơi giao hàng mà không nhất thiết phải liên kết với các phương thức vận tải khác. Các phương thức vận tải biển, đường hàng không, đường sông thường không có khả năng giao hàng trực tiếp tới nạn nhân giao hàng mà thường phải thông qua phương thức vận tải bằng ô tô mới có khả năng thực hiện điều đó. Vận tải bằng ô tô hỗ trợ cho các phương thức vận tải khác trong việc vận chuyển kế tiếp ở hai đầu và liên kết các phương thức vận tải với nhau tạo thành một hệ thống vận tải thống nhất – vận tải đa phương thức. 2.4. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường sắt Bất cứ một quốc gia nào, vận tải đường sắt đều giữ vai trò quan trọng và là bộ phận hữu cơ trong đời sống kinh tế, văn hoá xã hội. Vượt qua phạm vi một quốc gia, vận tải đường sắt còn là mạch máu giao thông chính giữa các nước. Nhìn trên bản đồ thế giới đường sắt như hệ thống động mạch trên cơ thể sống của con người. Liên vận đường sắt quốc tế đóng vai trò rất lớn đáp ứng nhu cầu đi lại của con người, nhu cầu lưu thông hàng hoá từ đông sang tây, từ Âu sang á, đưa các dân tộc xích lại gần nhau hơn, trao đổi và tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Hiện nay trên thế giới, về mặt pháp lý có hai hệ quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ trong vận tải đường sắt quốc tế, đó là: - Công ước về vận chuyển đường sắt quốc tế (COTIF) 1980, công ước này áp dụng ở các nước châu Âu và một số nước Trung Đông. - Hiệp định liên vận hàng hóa đường sắt quốc tế (SMGS), áp dụng ở các nước thuộc Liên Xô (cũ) và một số nước châu á, trong đó có Việt Nam. 2.4.1. Công ước về vận chuyển đường sắt quốc tế (COTIF) Công ước về vận chuyển đường sắt quốc tế COTIF (Convention relative aux transports internationaux ferroviaires) là công ước mới nhất về vận tải đường sắt, được ký kết tại Bern ngày 9/5/1980, có hiệu lực từ ngày 1/5/1985 (theo điều 24). Công ước COTIF gồm có hai phần phụ lục A và B; A: Những qui tắc thống nhất về hợp đồng chuyên chở hành khách liên hợp (CIV). B: Những qui tắc thống nhất về hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường sắt quốc tế (CIM). Qui tắc này dựa trên những qui định của Công ước CIM (Công ước quốc tế về chuyên chở hàng hóa bằng đường sắt), ký tại Bern ngày 7/2/1970. Cho đến nay có 37 nước châu Âu và Trung Đông tham gia. Việc tìm hiểu công ước sẽ giúp cho việc nắm vững chế độ pháp lý áp dụng khi hàng hóa được vận chuyển đa phương thức và khi việc vận chuyển đường sắt ở châu Âu là một bộ phận của hệ thống vận tải đa phương thức. Công ước biểu hiện thỏa thuận ở mức cao giữa pháp luật các nước hội viên và cho phép hàng hóa vận chuyển thông suốt giữa các nước này theo một chứng từ vận tải và trên cơ sở một hệ thống luật thống nhất. - Phạm vi áp dụng: Điều 1 của Công ước qui định: công ước COTIF/CIM được áp dụng cho bất kỳ hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường sắt mà phát hành giấy gửi hàng và hành trình qua ít nhất hai quốc gia ký kết công ước và qua những tuyến đường hoặc dịch vụ được liệt kê ở điều 3 và điều 10. - Trách nhiệm của người chuyên chở: Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong khoảng thời gian kể từ khi nhận hàng để chở cho đến khi giao hàng. Đồng thời chịu trách nhiệm về việc chậm trễ trong vận chuyển. - Miễn trách: Người chuyên chở được miễn trách đối với hư hỏng, mất mát hàng hóa hoặc vận chuyển chậm trễ trong những trường hợp sau: + Do hành động sai trái, chểnh mảng của chủ hàng + ẩn tỳ của hàng hóa + Những hoàn cảnh mà dường sắt không thể tránh được và hậu quả của nó không thể phòng ngừa được. Tuy vậy người chuyên chở phải có trách nhiệm chứng minh các trường hợp đó. - Giới hạn trách nhiệm: + Gấp đôi so với công ước CMR (tức là 50 Phơrăng vàng hay 17 SDR/kg), ngoài ra người chuyên chở phải bồi hoàn lại cước phí chuyên chở, phí hải quan và các loại phí khác phát sinh liên quan đến việc chuyên chở hàng hóa bị mất (hoặc qui theo tỷ lệ tương đương trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng) + Không quá 3 lần cước phí trong trường hợp chậm trễ. Giống như công ước CMR, người chuyên chở không được hưởng giới hạn trách nhiệm trong trường hợp cố ý thực hiện hàng vi sai trái của mình. 2.5. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế 2.5.1. Khái niệm chung về vận tải đa phương thức a. Định nghĩa và lịch sử phát triển của vận tải đa phương thức Vận tải đa phương thức (Multimodal Transport) hay còn gọi là vận tải liên hợp (Combined Intermodal Transport) là việc vận chuyển được tiến hàng bằng ít nhất hai phương thức vận tải. Người đầu tiên có ý đồ kết hợp hai phương thức vận tải với nhau là một công ty vận tải biển của Mỹ có tên là SEATRAIN. Đó là vào năm 1928, sau khi sắm được một tàu kiểu container của Anh, SEATRAIN đã xếp nguyên cả các toa xe lửa lên tàu biển tại cảng đi dể chở đến cảng đến. Phương pháp này đã được một công ty khác của Mỹ là SEALAND SERVICE Inc, hoàn thiện. Sau lần thử nghiệm đầu tiên vào năm 1956 với việc chuyên chở các xe rơ-moóc (trailers) trên boong tàu đầu, các kỹ sư của SEALAND SERVICE đã quyết định để bộ phận bánh xe của các trailer lại trên bờ và chỉ vận chuyển các thùng (giống như container) từ cảng đến cảng mà thôi. SEALAND là công ty đầu tiên thấy được ý nghĩa và hiệu quả của việc kết hợp hai hoặc nhiều phương thức vận tải để tạo thành một hệ thống vận tải từ cửa đến cửa mà không nhấn mạnh bất kỳ một chặng đường vận tải nào. Vận tải đa phương thức không chỉ đơn thuần là sự kết hợp của hai hay nhiều phương thức vận tải mà việc kết hợp đó phải trở thành một hệ thống trong đó các phương thức vận tải tham gia, những người tham gia phải hoạt động một cách nhịp nhàng để đưa hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng một cách nhanh nhất, an toàn nhất, hiệu quả nhất. Vận tải đa phương thức là một phương pháp vận tải mới với sự tham gia của nhiều phương thức vận tải nhưng do một người điều hành duy nhất chịu trách nhiệm trên cơ sở vận dụng những thành tựu mới nhất của khoa học, công nghệ trong ngành vận tải và thông tin cũng như hệ thống luật lệ và thủ tục hoàn thiện. Có thể định nghĩa vận tải đa phương thức như sau: 2.5.2. Cơ sở pháp lý của vận tải đa phương thức Việc chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế cũng phải được thực hiện trên cơ sở những quy phạm pháp luật quốc tế. Quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ trong vận tải đa phương thức hiện nay bao gồm: - Công ước của Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế, 1980 (United Nations Convention on th International Multimodal Transport of Goods, 1980). Công ước này được thông qua tại Hội nghị của Liên hợp quốc ngày 24/5/1980 tại Giơnevơ. Cho đến nay Công ước này vẫn chưa có hiệu lực do chưa có đủ số nước cần thiết phê chuẩn, gia nhập (theo điều 36, Công ước sẽ có hiệu lực trong vòng 12 tháng sau khi được 30 nước phê chuẩn). - Quy tắc của UNCTAD và ICC về chứng từ Vận tải đa phương thức (UNCTAD/ICC Rules for Multimodal Transport Document), số phát hành 481, đã có hiệu lực từ 01/01/1992. Các văn bản pháp lý trên quy định những vấn đề cơ bản trong vận tải đa phương thức như: định nghĩa về vận tải đa phương thức, người kinh doanh vận tải đa phương thức, người chuyên chở, người gửi hàng, người nhận hàng, việc giao hàng nhận hàng, chứng từ vận tải đa phương thức, trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với hàng hóa; trách nhiệm của người gửi hàng; khiếu nại và kiện tụng... 2.5.3. Hợp đồng vận tải đa phương thức a. Định nghĩa: Hợp đồng đa phương thức chính là chứng từ vận tải đa phương thức. Chứng từ vận tải đa phương thức là một chứng từ chứng minh cho một hợp đồng vận tải đa phương thức, cho việc nhận hàng để chở của MTO và cho việc cam kết của MTO giao hàng phù hợp với các điều kiện, điều khoản của hợp đồng. Hợp đồng vận tải đa phương thức là hợp đồng giữa MTO và người gửi hàng (shipper). 2.5.4 Việc cấp và hình thức của chứng từ vận tải đa phương thức Khi MTO nhận hàng để chở, MTO hoặc người được MTO ủy quyền cấp một chứng từ vận tải đa phương thức. Theo yêu cầu của người gửi hàng, chứng từ vận tải đa phương thức có thể chuyển nhượng được (negotiable) hoặc không chuyển nhượng được (non-negotiable). Nếu là chứng từ chuyển nhượng được thì nó sẽ được ký phát theo lệnh hoặc cho người cầm chứng từ (bearer). Nếu là theo lệnh thì chứng từ có thể chuyển nhượng được bằng cách ký hậu. Nếu là bearer thì có thể chuyển nhượng cho người thứ ba mà không cần ký hậu (endorsement). 3. Đặc điểm của hợp đồng vận tải quốc tế Nói đến thương mại quốc tế người ta thường đề cập đến buôn bán hàng hóa và dịch vụ. Trong trao đổi, mua bán hàng hóa quốc tế, việc chuyên chở hàng hóa đóng vai trò quan trọng bởi chuyên chở hàng hóa được coi là một giai đoạn để hàng hóa từ người bán đến được với người mua. Hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận được ký kết giữa người chuyên chở và người thuê chở trong đó người chuyên chở cam kết vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này tới địa điểm ở nước khác nhằm thu tiền cước do người thuê chở trả theo mức hai bên thỏa thuận. Các hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế có những đặc điểm: - Đối tượng của hợp đồng: là hàng hóa dịch chuyển từ nước này đến nước khác. - Các bên trong hợp đồng chuyên chở gồm người chuyên chở và người thuê chở. Người chuyên chở có thể là chủ tàu, người quản lý khai thác tàu hoặc người chuyên chở chuyên nghiệp; người thuê chở có thể là người bán hoặc người mua tùy theo điều kiện của hợp đồng mua bán hàng hóa. Chẳng hạn với hợp đồng mua bán theo điều kiện CIF (Cost, Insurance and Freight) người bán ký hợp đồng chuyên chở với người chuyên chở, người mua là người nhận hàng, còn theo hợp đồng mua bán với điều kiện FOB (Free On Board) người mua ký hợp đồng chuyên chở, người bán thực hiện nghĩa vụ gửi hàng theo thông báo, chỉ dẫn của người mua. + Người gửi hàng: Thông thường là người bán hàng, là người tiến hành hành vi giao hàng theo hợp đồng chuyên chở tại nơi đóng hàng vào container hay tại cảng v.v... + Người nhận hàng: là người có quyền nhận lô hàng ghi trong vận đơn. - Nội dung của hợp đồng: Hợp đồng phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong hợp đồng chuyên chở, cụ thể quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở, nghĩa vụ nhận hàng và trả cước phí của người thuê chở. - Đồng tiền thanh toán: thường được sử dụng là các đồng tiền ngoại tệ. Các ngoại tệ sử dụng là các đồng t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32000.doc
Tài liệu liên quan