Lý luận tuần hoàn, chu chuyển của tư bản với việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong Doanh nghiệp nhà nước

Lời mở đầu Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá ngày càng sội động như hiện nay để hội nhập nền kinh tế quốc gia vào trong khu vực Đông Nam á nói riêng và thế giới nói chung thì việc nâng cao sức mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là DNNN là một trong những thách thức lớn nhất đối với chúng ta hiện nay. Như ta đã biết, để sống còn và tồn tại được trong cơ chế thị trường thì mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận và không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, muốn

doc26 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Lý luận tuần hoàn, chu chuyển của tư bản với việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong Doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tối đa lợi nhuận thì các doanh nghiệp phải tối thiểu chi phí sản xuất và thực hành tiết kiệm, muốn mở rộng quy mô sản xuất thì các doanh nghiệp cần phân bổ lợi nhuận một cách khoa học và có hiệu quả. Tất cả các những vấn đề ấy thực chất đều phụ thuộc vào hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn. Mặc dù, đi lên từ nền kinh tế với điểm xuất phát thấp với sản xuất nông nghiệp là chủu yếu, lại chụi ảnh hưởng nặng nề của nền phong kiến thực dân, chiến tranh niên miên kéo dài trong những năm gần đây nước ta đạt được rất nhiều thành tựu về kinh tế. Tuy nhiên không thể nào tránh được tình trạng thấp kém trong việc quản lý, chưa phát huy được hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển nền kinh tế quốc dân. Điều này phải chăng là hậu quả do chưa vận dụng đúng quy luật kinh tế khách quan “ Học thuyết tuần hoàn chu chuyển tư bản” của C.Mác. Vậy làm như thế nào để đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm như thế nào tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả? Để có thể trả lời được câu hỏi đó trong đề án này em xin trình bày vai trò của vấn đề “ Lý luận tuần hoàn, chu chuyển của tư bản với việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong DNNN “. Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Việt đã hướng dẫn cho em chọn đề tài này. Trong quá trình viết bài em không thể tránh được những sai sót. Em mong có sự đóng góp và phê bình của thầy giáo để cho em hoàn thành tốt hơn nữa đề án này. A. Nội dung I. Lý luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản của chủ nghĩa Mác. 1. Tuần hoàn tư bản. 1.1. Khái niệm về tuần hoàn tư bản. Tuần hoàn tư bản là sự biến chuyển liên tục của tư bản trải qua ba hình thức, thực hiện ba chức năng tương ứng để trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn. 1.2. Các giai đoạn của tuần hoàn tư bản. - Tuần hoàn tư bản trải qua 3 giai đoạn + Giai đoạn thứ nhất : Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường với tư cách là người mua và thực hiện hành vi TLSX T - H SLĐ Lúc này nhà tư bản có mặt trên thị trường hàng hoá và thị trường sức lao động với tư cách là ngươì mua. Tư bản của nhà tư bản mang hình thái tiền tệ, chức năng của nó là mua các yếu tố của quá trình sản xuất là sức lao động và tư liệu sản xuất. Căn cứ vào tính chất của nghành sản xuất mà nhà tư bản mua sức lao động và tư liệu sản xuất cho phù hợp về cả chất và lượng. Nhà tư bản có tiền, công nhân có sức lao động hai bên mua bán lẫn nhau, nhà tư bản trả cho công nhân dưới hình thức tiền công, còn về phía công nhân bán sức lao động cho nhà tư bản . Trong quá trình mua bán sức lao động giữa người bán là công nhân và người mua là tư bản, thì việc mua bán này cũng như mọi hoạt động mua bán thông thường khác. Tuy nhiên, cái đặc biệt ở đây không phải chỗ hàng hoá sức lao động là để bán mà ở chỗ sức lao động sức lao động đã biến thành hàng hoá sức lao động. Hoàn thành quá trình này, giá trị tư bản trút bỏ hình thái hiện vật là sức lao động và tư liệu sản xuất. Kết quả là kết thúc giai đoạn thứ nhất tư bản tiền tệ biến thành tư bản sản xuất. + Giai đoạn thứ hai : TLSX H ......... SX ........... H’ SLĐ Sau khi mua sức lao động rồi, nhà tư bản không thể đem nó đi bán ngay được mà chỉ có quyền sử dụng nó một thời gian nhất định. ở đây, người chủ sở hữu tiền muốn đưa được tiền về thì phải có hàng hoá để bán, do đó anh ta phải tiến hành sản xuất hàng hoá. Nói cách khác tiếp theo quá giai đoạn mua các yếu tố sản xuất thì nhà tư bản phải tiến hành sản xuất. Quá trình sản xuất ở đây cũng giống như mọi quá trình sản xuất của mọi hình thái xã hội và là do sự kết hợp giữa hai yếu tố người lao động và tư liệu sản xuất mà có. Phương pháp kết hợp đặc thù đó không chỉ là kết quả mà còn là yêu cầu của sự vận động tư bản, quá trình sản xuất vì vậy trở thành chức năng cuả tư bản, trở thành quá trình sản xuất của tư bản chủ nghĩa.Trong khi, làm chức năng của mình, tư bản bản sản xuất tiêu dùng các thành phần sản xuất của riêng nó để biến các thành phần ấy thành một khối lượng sản phẩm có giá trị lớn hơn. Kết quảcủaquá trình là một hàng hoá mới được tạo ra,khác về cả giá trị sử dụng và cả lượng giá trị so với hàng hoá cấu thành tư bản sản xuất. Hàng hoá mới này là hàng hoá mang giá trị thặng dư. Như vậy, kết quả của giai đoạn thứ hai là tư bản sản xuất biến thành tư bản hàng hoá + Giai đoạn thứ ba: H’- T’ Sản xuất hàng hoá rồi tư bản chưa thể ngừng hoạt đọng sản xuất của nó lại được. Tư bản tồn tại dưới hình thái hàng hoá nên cần phải đem bán hàng hoá để thu được tìên thì mới tiếp tục công việc kinh doanh được. Quá trình này được trình bày bởi công thức H’-T’. Hàng hoá tư bản ném vào lưu thông cũng không có gi phân biệt với hàng hoá thông thường, nó cũng chỉ thực hiện chức năng vốn có của hàng hoá là trao đổi để lấy tiền. Nhưng sử dĩ nó là tư bản hàng hoá vì sau ngay quá trình sản xuất nó đã là H’, đã mang trong mình hình thái giá trị của tư bản ứng trước và giá trị thặng dư. Vì vậy, chỉ cần tiến hành trao đổi thông thường theo đúng quy luật giá trị như các hàng hoá thông thường và nếu bán được H’ thì đảm bảo thu được T’ nghĩa là thu được số tiền trội hơn số tiền ban đầu. Kết thúc giai đoạn này tư bản hàng hoá đã biến thành tư bản tiền tệ. Đến đây mục đích của tư bản đã được thực hiện. Tư bản lại trở về hình thái ban đầu với lượng giá trị lớn hơn trước. Tóm lại, qua ba giai đoạn tư bản vận động theo sơ đồ sau: SLĐ T-H ...........SX.........H’-T’ TLSĐ 1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa ba giai đoạn. Sự vận động của tư bản T - H....SX...H’...T’ là sự vận động có tính chất tuần hoàn, quá trình đó tiếp tục và lặp lại không ngừng. Trong ba giai đoạn mỗi giai đoạn tư bản mang một hình thái và thực hiện một chức năng. Từ tư bản tiền tệ chuyển thành tư bản sản suất, rồi tư bản hàng hoá. Sự vận động của tư bản chỉ tiến hành được bình thường khi các giai đoạn của nó diễn ra liên tục, các hình thái tư bản cùng tồn tại và được chuyển hoá hình thái một cách đều đặn. Mỗi sự ách tách, gián đoạn ở một giai đoạn nào đó đều gây rối loạn hay sự đình trệ cho sự vận động của tư bản. Nếu ngừng ở giai đoạn một thì tiền tệ không thể chuyển hoá thành hàng hoá được và không có điều kiện để sản xuất hàng hoá. Nếu ngừng trệ ở giai đoạn thứ hai thì TLSX không kết hợp được với SLĐ do đó cũng không thể tạo ra được sản phẩm mới. Nếu ngừng trệ ở giai đoạn thứ ba thì hàng hoá không bán được, lưu thông bế tắc. Vì vậy Mác viết : “ Tuần hoàn hiện thực của tư bản công nghiệp trong sự liên tục của nó không những là sự thống nhất của quá trình lưu thông và quá trình sản xuất mà cũng là sự thống nhất của cả ba tuần hoàn của nó “ . (Tư bản C.Mác, quyển II, tập 1, NXB sự thật HN, 1991 , tr134). 2. Chu chuyển tư bản. 2.1. Khái niệm chu chuyển tư bản: Chu chuyển tư bản chính là sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới và lặp đi lặp lại, chứ không phải một quá trình cô lập riêng lẻ. Thời gian chu chuyển và tốc độ chu chuyển của tư bản Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian từ khi nhà tư bản ứng ra dưới một hình thức nhất định (tiền tệ, sản xuất, hàng hoá ) cho dến khi nó trở về tay nhà tư bản cũng dưới hình thức như thế nhưng có thêm giá trị thặng dư. Thực chất đây là thời gian để tư bản thực hiện một vòng tuần hoàn. Tuần hoàn tư bản bao gồm hai quá trình đó là sản xuất và lưu thông. Do đó thời gian chu chuyển tư bản cũng gồm có thời gian tư bản nằm trong quá trình sản xuất và lưu thông. Thời gian chu chuyển = Thời gian sản suất + Thời gian lưu thông. Thời gian sản xuất : là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất. Nó gồm thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất. Thời gian lao động: là thời gian người lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm đây là thời gian hữu ích nhất vì nó tạo ra giá trị cho sản phẩm. Thời gian dự trữ sản xuất : là thời gian các yếu tố đầu vào đã có sẵn sàng cho quá trình sản xuất song chưa được sử dụng trong quá trình sản xuất. Cả thời gian gián đoạn lao động cũng như thời gian dự trữ sản xuất đều không tạo nên giá trị cho sản phẩm, song sự tồn tại của chúng là khách quan, không thể tránh khỏi. Do vậy, rút ngắn được khoảng thời gian này càng nhiều thì tư bản càng nhanh chóng chuyển sang lưu thông, hiệu quả sản suất càng cao. Đây cũng chính là mục đích của các cuộc cách mạng công nghiệp và các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong chủ nghĩa tư bản nói chung và trong nền kinh tế hàng hoá nói riêng. Thời gian lưu thông : là thời tư bản nằm trong lưu thông. Vì tư bản vận động qua hai quá trình lưu thông nên thời gian lưu thông cũng bao gồm cả thời gian mua và thời gian bán, kể cả thời gian vận chuyển. Thời gian lưu thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : -Tình hình thị trường, quan hệ cung cầu và giá cả thị trường -Khoảng cách tới thị trường -Trình độ phát triển của giao thông vận tải Trong thời gian lưu thông tư bản thực hiện chức năng sản xuất, không tạo ra giá trị cho sản phẩm, song theo công thức vận động của tư bản thì thời gian lưu thông đóng một vai trò không thể thiếu. Nhưng nếu thời gian lưu thông càng ít thì thời gian tư bản nằm trong quá trình sản xuất tăng lên, từ đó tạo ra được nhiều giá trị hữu ích cho sản phẩm. Tốc độ chu chuyển của tư bản : Do những nhân tố ảnh hưởng tới nó và do những yêu cầu riêng của từng nghành từng lĩnh vực sản xuất nên thời gian chu chuyển của tư bản dài ngắn khác nhau. Chính vì thế, thời gian chu chuyển của tư bản cũng chưa phản ánh đúng tính chất và lượng tư bản chu chuyển mà người ta còn phải căn cứ vào tốc độ chu chuyển của tư bản. Đó chính là số vòng chu chuyển của tư bản thực hiện được trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn là một năm. 2.3. Tư bản cố định và tư bản lưu động. Tư bản sản xuất bao gồm nhiều bộ phận với thời gian chu chuyển của tư bản khác nhau. Căn cứ vào sự khác nhau giữa các phương thức chu chuyển tư bản mà người ta phân ra thành: Tư bản cố định và tư bản lưu động. Tư bản cố định: Là bộ phận tư bản tham gia toàn bộ vào trong quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó chuyển từng phần vào sản phẩm. Đặc điểm : - Về mặt hiện vật nó luôn luôn cố định trong quá trình sản xuất, chỉ có giá trị của nó tham gia vào quá trình lưu thông cùng sản phẩm, hơn nữa nó cũng chỉ bị lưu thông từng phần, phần còn lại vẫn bị cố định trong tư liệu lao động phần này không ngừng giảm xuống cho tới khi nó chuyển hết giá trị vào sản phẩm. Thời gian mà tư bản cố định chuyển hết giá trị của nó vào sản phẩm bao giờ cũng dài hơn một vòng tuần hoàn của nó. Tư bản lưu động: là bộ phận tư bản, khi tham gia vào quá trình sản xuất nó chuyển toàn bộ giá trị sang sản phẩm. Đặc điểm: Đó là bộ phận tư bản bất biến dưới hình thái nguyên nhiên liệu, vật liệu phụ... Bộ phận tư bản khả biến, xét về hình thức chu chuyển cũng giống như bộ phận tư bản bất biến lưu động nói trên, nên nó cũng được xếp vào tư bản lưu động. Mặt khác tư bản lưu động sau khi hoàn lại cho nhà tư bản thì giá trị không phải chỉ là giá trị cũ của nó ban đầu, mà nó cũng tăng thêm một lượng giá trị mới. đó là giá trị thặng dư do lao động của người công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất. Nó luôn gắn với quá trình sản xuất do sự biến đổi không ngừng của nó. Như vậy,việc phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động là một việc phân chia khoa học và cần thiết về mặt quản lý kinh tế. Căn cứ phân chia phân chia được xem xét là dựa trên phương thức chu chuyển của giá trị chứ không phải xem xét theo nguồn gốc của giá trị và giá trị thặng dư để phân chia tư bản bất biến, tư bản khả biến. Lấy ví dụ như “con trâu ” đối với người nông dân thì là phương tiện sản xuất do đó nó là tư bản cố định, song với các lò mổ thì nó lại là nguyên liệu sản xuất, do đó nó là tư bản lưu động. 2.4. Tác dụng của việc tăng tốc độ chu chuyển tư bản và biện pháp để đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tư bản. Tác dụng : Tăng tốc độ chu chuyển tư bản hay rút gắn thời gian chu chuyển tư bản đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra hiệu quả hoạt động của tư bản: + Đối với tư bản cố định việc tăng thời gian chu chuyển tư bản sẽ làm giảm chi phí bảo quản, sửa chữa, tránh được hao mòn hữu hình, cho phép đổi mới nhanh thiết bị máy móc thiết bị có thể sử dụng quỹ khấu hao làm quỹ dự trữ sản xuất để mở rộng sản xuất mà không cần có tư bản phụ thêm. + Đối với tư bản lưu động tăng tốc độ chu chuyển tư bản có tác dụng rất lớn. Đối với bộ phận tư bản bất biến lưu động, tức là bộ phận tư bản bỏ ra mua nguyên vậy liệu, nhiên liệu ...nếu chu chuyển nhanh sẽ tiết kiệm được tư bản ứng trước, hoặc nếu giữ số tư bản lưu động ấy như cũ thì sẽ có điều kiện để mở rộng sản xuất ; đối với tư bản khả biến lưu động, tác dụng của việc tăng tốc đọ chu chuyển tư bản lại càng có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng thêm giá trị thặng dư. Để nghiên cứu hiệu quả hoạt động của tư bản người ta sử dụng tỷ xuất giá trị thặng dư hàng năm. Tỷ xuất giá trị thặng dư hàng năm được tính bàng tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng giá trị thặng dư hàng năm với tư bản khả biến ứng trước: m x n x 100% V M = Hay M = m, x m trong đó m: Giá trị tạo ra trong một vòng chu chuyển. n: Số vòng chu chuyển trong năm. Như vậy tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh mức bóc lột của tư bản có thể như nhau nhưng song hiệu quả hoạt động lao động lại khác nhau. Từ đây có thể thấy rằng việc rút ngắn thời gian chu chuyển tư bản có thể sử dụng các biện pháp như : Biện pháp để đẩy nhanh chu chuyển của vốn trong DNNN Việt Nam: Có hai phương pháp chính : - Tăng nhanh tốc độ chu chuyển và rút ngắn thời gian chu chuyển của tư bản - Ngoài ra các nhà tư bản còn dùng phương pháp kéo dài ngày lao động và tăng cường lao động Để làm được điều này thì sự phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học kỹ thuật có sự đóng góp không nhỏ. Ví dụ như thuộc da trước kia phải kéo dài mấy tuần, thì ngày nay áp dụng khoa học kỹ thuật mới chỉ cần mấy giờ.áp dụng những luồng điện cao thế có thể đẩy nhanh quá trình sấy gỗ hàng trăm lần, những tiến bộ của nghành giao thông giúp cho rút ngắn được thời gian lưu thông Mặt khác cũng cần biết rằng tốc độ chu chuyển của tư bản phụ thuộc vào các nhân tố như: + Kĩ thuật càng phát triển thì tư bản cố định càng lớn, mà tư bản cố định thì chu chuyển chậm, do đó ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển của toàn bộ tư bản +Sự bố trí không hợp lý làm cho làm cho nguyên vật liệu, hàng hoá vận tải bị loanh quanh tốn thời gian +Sự tiêu thụ hàng hoá gặp khó khăn, hàng hoá bị cô đọng Đây là mâu thuẫn mà tư bản gặp phải trong quá trình chu chuyển của nó. Vì vậy tốc độ chu chuyển tư bản có xu hướng chậm lại. Nếu gạt bỏ tính chất CNTB đi thì những nguyên lý về chu chuyển của tư bản cũng thích ứng đối với kinh tế ta hiện nay, trong nền kinh tế Việt Nam, nước ta càng rút ngắn được thời gian lưu thông và thời gian sản xuất thì việc sử dụng nguồn nhân lực, vật lực và tài lực càng hợp lý thì càng có lợi cho doanh nghiệp cũng như toàn bộ xã hội. Để góp phần thực hiện được chu chuyển TB nhanh hơn và khắc phục những hạn chế của nó các DNNN Việt Nam cần : + Tổ chức tiêu thụ hàng hoá, dự trữ thu mua nguyên vật liệu, xúc tiến các hỗn hợp Marketing, quảng cáo tiếp thị, làm cho hàng hoá lưu thông dễ dàng và tránh tồn đọng gây lãng phí chi phí bảo quản, chất lượng giảm sút và nguồn vốn được chu chuyển một cách nhanh hơn. + áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như : Đổi mới máy móc thiết bị, không nhập dây truyền lạc hậu, tránh tụt hậu so với các nước khác, học hỏi thay đổi chủng loại mẫu mã, chất lượng hàng hoá sản phẩm. + Nâng cao trình độ tay nghề công nhân người lao động cũng như mở thêm các lớp đào tạo, những cán bộ quản lý có năng lực, phẩm chất trách nhiệm, đóng góp cho hoạt động kinh doanh, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn. 3. Mối quan hệ giữa tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản. Tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản là hai mặt của một vấn đề vận động của tư bản. Chu chuyển tư bản chỉ có thể tiếp tục khi có tuần hoàn trôi chảy. Mặt khác quá trình tuần hoàn của tư bản là quá trình thống nhất giữa lưu thông và sản xuất. Khi nào mà giai đoạn dùng tiền mua hàng và bán hàng và thu tiền về là những hành vi lưu thông thì lưu thông của tư bản là một bộ phận của lưu thông hàng hoá. Nhưng nếu chỉ coi nó là những giai đoạn với những chức năng nhất định của tuần hoàn thì tư bản hoàn thành vòng tuần hoàn của bản thân nó ở bên trong quá trình lưu thông giúp cho nhà tư bản trút bỏ hình thái tiền tệ và mang hình thái mới khiến cho nó có thể tham gia vào sản xuất. ở giai đoạn thứ ba, lưu thông hàng hoá giúp cho nhà tư bản trút bỏ hình thái hàng hoá để bắt đầu một vòng tuần hoàn mới của nó đồng thời tạo thêm một món lời cho nhà tư bản bỏ túi, đó là giá trị thặng dư. Quá trình chu chuyển của tư bản có nhanh thì mới giúp cho việc tuần hoàn được quay lại quá trình tuần hoàn để trở về hình thái ban đầu của nó được nhanh chóng. Vì vậy việc tăng tốc độ chu chuyển tư bản và tìm mọi biện pháp để tăng tốc độ chu chuyển vốn là yêu cầu của mọi nền sản xuất. Nền kinh tế XHCN có khả năng thực hiện tốt vấn đề ấy. Vận dụng tốt quy luật trên thì sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng có một nền kinh tế phát triển lành mạnh, nhanh chóng tạo được cơ sở vật chất để xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công. II. Vận dụng lý luận về tuần hoàn và chu chuyển tư bản của chủ nghĩa Mác vào thực tiễn các doanh nghiệp Việt Nam. 1. ứng dụng thực tế của học thuyết: Trong thực tế, tư bản công nghiệp cũng được vận động theo công thức : TLSX T .........SX.........H’- T’ SLĐ ở giai đoạn thứ nhất, các doanh nghiệp xuất vốn để mua tư liệu sản xuất và sức lao động. Tuy nhiên, việc mua này không thể diễn ra một tuỳ tiện. Đối với các doanh nghiệp, mục tiêu của họ là là tối đa hoá lợi nhuận, do vậy điều quan trọng là tối thiểu hoá chi phí sản xuất. Việc lựa chọn phương thức tối ưu trong khi mua tư liệu sản xuất và sức lao động là hết sức cần thiết. Trong giai đoạn thứ hai các doanh nghiệp chú trọng vào khâu sản xuất, song không vì thế mà có thể đánh giá thấp vai trò của quản lý và sử dụng vốn. Sự hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn thể hiện ở hiệu quả sản xuất, ở chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, về việc sử dụng vốn có hiệu quả thể hiện ở việc rút ngắn thời gian chu chuyển của tư bản được rút ngắn lại sẽ khiến cho vốn được quay vòng nhanh, tiết kiệm được tư bản ứng trước và cho phép tăng quy mô sản xuất. Mặt khác hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình do các tác động khách quan sẽ được giảm bớt. Trong giai đoạn thứ ba, doanh nghiệp chú trọng vào lưu thông hay nói chính xác hơn là chú trọng vào tiêu thụ sản phẩm. Để rút ngắn thời gian tiêu thụ cần phải có các xúc tiến Marketing hỗn hợp. Việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả trong giai đoạn này được thể hiện trong hiệu quả của chiến lược Maketing, Chiến lược Maketing phù hợp sẽ giúp làm tăng doanh thu, giảm chi phí lưu thông và đương nhiên lúc đó hiệu quả của tư bản sẽ là cao nhất. 2. Thực trạng của các doanh nghiệp Việt Nam. 2.1. Vị trí vai trò và các kết quả đã đạt được. Nước ta bước vào thời kỳ đổi mới gặp rất nhiều khó khăn tuy nhiên trong những năm vừa qua chúng ta gặt hái rất nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực kinh tế trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của DNNN thể hiện : - DNNN là bộ phận nắm giữ cơ sở vật chất chủ yếu, huyết mạch chính của nền kinh tế quốc dân. Hiện nay nước ta có khoảng 5280 DNNN với tổng số vốn gần 116 ngàn tỷ đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp chiếm khoảng 22 tỷ đồng, xét về mặt số lượng chỉ chiếm 17% tổng số doanh nghiệp và hàng năm đóng góp khoảng từ 40 đến 46% GDP cả nước. - Là nguồn lực chủ yếu nằm trong hầu hết các nguồn lực cơ bản của xã hội, là nơi tập chung chủ yếu các giai cấp công nhân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý của đất nước, DNNN nắm giữ trên 98% tổng số dự án liên doanh với nước ngoài, nơi đưa lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà Nước. Nhìn chung, lực lượng DNNN đang giữ một vị trí then chốt trong các ngành kinh tế quan trọng của đất nước, đảm bảo các điều kiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội ngày một tốt hơn; cung cấp sản lượng hàng hoá chủ yếu cho sản xuất và đời sống, cá biệt có một số ngành đang có vị trí độc quyền kinh doanh. Đồng thời, trong việc thực hiện các chính sách ổn định kinh tế chính trị xã hội, các DNNN cũng đóng góp vai trò quan trọng, làm cơ sở cho yêu cầu từng bước hoàn thiện nền kinh tế. - Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ năm 1991 đến nay Chính phủ đã đẩy mạnh công cuộc đổi mới và sắp xếp lại các DNNN góp phần làm cho hoạt động hoạt động của các DNNN đạt một số thành tựu nhất định như : + Tỷ trọng của các DNNN trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã tăng từ 36,5% (1991) đến 40,07% (1998 ) và 40,21 (1999) . + Tỷ lệ nộp ngân sách trên vốn Nhà Nước tương ứng từ 14,7% đến 26,29% (1999). + Tỷ xuất lợi nhuận trên vốn Nhà Nước là 6,8% (1993) đến 12,31% (1998) cũng trong năm này DNNN đã làm ra 40,2% GDP, trên 50% giá trị xuất khẩu, đóng góp 39,25 % trong tổng nộp ngân sách Nhà Nước. Như vậy hoạt động sắp xếp lại các DNNN góp phần thay đổi một bước cơ cấu vốn và lao động của doanh nghiệp. Số doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng tăng tương ứng từ 10% đến 15%, số doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng đã giảm gần 50% năm 1994 xuống còn 33% năm 1996 và 26% năm 1998. Đồng thời số vốn bình quân một doanh nghiệp cũng tăng từ 5,4 tỷ đồng (1993) lên hơn 11 tỷ đồng (1996) và hơn 18 tỷ đồng năm 1998. Cơ cấu vốn doanh nghiệp thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng vố tự bổ sung. Năm 1999 so với năm 1995 vốn tự bổ xung cho đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu là vốn tự tích luỹ của DNNN tăng 2 lần chiếm tỷ lệ 18% trong toàn bộ vốn đầu tư xã hội. - Mặt khác trong giai đoạn 1996- 1999 do cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ trong khu vực và trong nước gặp phải các cuộc thiên tai liên tiếp xảy ra, nên tốc độ của nền kinh tế nói chung có xu hướng giảm, song hoạt động của các DNNN vẫn đem lại những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể là năm 1999 so với năm 1998 GDP đã tăng gần 5% trong khi tăng trưởng của các doanh nghiệp đặc biệt là DNNN đạt 8% đến 9%, tỷ lệ doanh nghiệp bị lỗ giảm từ 22% (1997) xuống 16,7% (1999). - Tính đến năm 1999 nước ta là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới sau Hoa Kỳ và Thái Lan . Cộng vào đó là các chính sách về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế đã đạt được những thành tựu đáng kể khuyến khích ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào nước ta. Tuy nhiên nhìn một cách tổng thể so với những yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoạt động của các DNNN còn tồn tại nhiều yếu kém và hạn chế cần giải quyết như : 2.2 Hạn chế và tồn tại Thứ nhất, quy mô DN còn nhỏ bé dàn trải hầu hết trên các ngành nghề và địa phương, phân tán về vốn, trong khi vốn Nhà Nước là rất hạn chế. Tính đến nay, trong số 5280 DNNN, kể cả hàng trăm DNNN mới thành lập tình trạng phổ biến là các doanh nghiệp thiếu vốn một cách nghiêm trọng. Thứ hai, trình độ kĩ thuật công nghệ của các doanh nghiệp còn lạc hậu. Ngoài một số ít các doanh nghiệp được trang bị kỹ thuật hiện đại trung bình, đại bộ phận sản xuất còn sản xuất lạc hậu so với thế giới 10 đến 20 năm, có ngành như cơ khí lạc hậu tới 30 năm; trình độ cơ giới hoá, tự động hoá dưới 10% mức độ hao mòn hữu hình từ 30 đến 50% , thậm có tới 38% số này ở dạng thanh lý . Do tình trạng máy móc như vậy cho nên chưa tạo được ngành mũi nhọn quốc gia, khả năng cạnh tranh thấp. Một số mặt hàng sắt thép, xi măng, phân bón có mức giá cao hơn mặt hàng nhập khẩu từ 20 đến 30%, cá biệt mặt hàng đường thô cao hơn 70 đến 80%. Chỉ 15% sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu. Tình hình này đang là một thử thách rất lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá về kinh tế. Thứ ba: tình trạng khá phổ biến là số lao động dôi dư trong các doanh nghiệp khá lớn. Theo số liệu của Bộ lao động thương binh xã hội, đến đầu năm 2000, số lao động không có việc làm chiếm gần 6,1% tổng số người đang làm việc ở các DNNN trong đó tỉnh Hải Dương là 28,4% , Nam Định 27% ...Ước tính tổng số lao động không có việc làm ở các DNNN tới khoảng 10 vạn người có tên trong danh sách nhưng đang phải chờ việc hoặc tự bỏ tìm việc nơi khác. Thứ tư, những năm gần đây hiệu quả kinh doanh và nhịp độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần. Nếu như từ sau những năm đổi mới đến những năm 1998 tốc độ tăng trưởng bình quân của các DNNN đạt tớ 11,3% năm thì năm 1999 chỉ còn 8-9%. Năm 1998, số doanh nghiệp có lãi chỉ có khoảng 40%, số chưa có hiệu quả là 40%, số bị lỗ tới 20%. Nếu tính đủ đầu vào thì số doanh nghiệp còn lớn hơn. Tỷ xuất lợi nhuận trước thuế nhìn chung còn thấp và có xu hướng giảm, nếu năm 1999 là 10,6% thì năm 2000 là 9,5%. Trongkhi đó, ở các công ty đã được cổ phần hoá, bình quân năm 2000 tỷ xuất lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp này là 19%. Thứ năm, công nợ ở các doanh nghiệp này quá lớn. Theo số liệu kiểm kê quý I năm 2000, tổng số nợ phải trả của các DNNN tới 194841 tỷ đồng bằng 15,23% tổng số vốn Nhà Nước trong các DNNN, trong đó, nợ quá hạn là 10716 tỷ đồng, nợ khó đòi là 2748 tỷ đồng. Mặc dù ngân sách nhà nước luôn thiếu hụt song Nhà Nước phải dành một khoản vốn lớn hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức như đầu tư trực tiếp, cấp bổ xung vốn lưu động, bù lỗ miễn giảm thuế, xoá nợ, khoanh nợ, giãn nợ, giảm triết khấu hao, cho vay vốn tín dụng ưu đãi ... trong 10 năm trở lại đây tới gần 127 nghìn tỷ đồng. Thứ sáu, thực hiện chủ trương cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu số DNNN không cần thiết 100% vốn Nhà Nước còn chậm. Đến nay, cả nước mới chỉ cổ phần hoá 631 doanh nghiệp, số doanh nghiệp cần cổ phần hoá; giao,bán, khoán hoặc cho thuê còn rất nhiều. Thứ bẩy, do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả nên mức đóng góp cho ngân sách Nhà Nước của các DNNN cũng ít hơn các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, năm 1998 công nhân Nhà Nước chiếm 47,4% vốn, 28,5% lao động và sản xuất 48% tổng giá trị sản phẩm toàn ngành nhưng chỉ đóng góp 40,7% cho thu ngân sách trong lĩnh vực công nghiệp. Trong khi đó khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 46,7% vốn, 8,2% lao động đã sản xuất ra 31,8% tổng giá trị sản xuất và đóng góp 56,8% tổng nộp ngân sách cho toàn ngành. III. Các biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn DNNN ý nghĩa của lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản đối với việc quản lý vốn của DNNN trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. (Đề án này xin chỉ bàn tới các DNNN trực tiếp sản xuất kinh doanh làm ra sản phẩm cho xã hội mà trong đó vốn kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn thậm chí chiếm tới 100% ) Thứ nhất : Xác định được đường lối sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Cùng với sự xuất hiện của doanh nghiêp mới là một số doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả dẫn đến phá sản, ngay từ khi có quyết định thành lập doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh đã trả lời được ba câu hỏi : Sản xuất cái gì ? sản xuất như thế nào ? và sản xuất cho ai? Chỉ khi trả lời ba câu hỏi này một cách đầy đủ và chính xác thì hoạt động của doanh nghiệp mới tiến hành được một cách bình thường, liên tục và có hiệu quả. Để trả lời được những câu hỏi đó doanh nghiệp cần phân tích nhu cầu thị trường và định hướng thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp mình. Sau đó doanh nghiệp thực hiện tuần hoàn và chu chuyển vốn bằng cách mua TLSX và SLĐ để sản xuất ra sản phẩm bán trên thị trường thu lại vốn và lợi nhuận. Dựa vào phân tích tốc độ chu chuyển của vốn, các doanh nghiệp không phải chỉ lên kế hoạch sản xuất kinh doanh mà còn phải xây chiến lược kinh doanh dài hạn. Thứ hai: Tiết kiệm được tư bản ứng trước. Sau một thời gian dài hoạt động máy móc sẽ bị hao mòn do chuyển một phần giá trị vào sản phẩm. Ngoài việc cải tiến máy móc, nhập thêm những dây chuyền tiên tiến hiện đại, các doanh nghiệp phải dựa vào những kinh nghiệm sản xuất kinh doanh mà dự tính trước những công việc bảo dưỡng, tu bổ tài sản cố định sau một thời gian hoạt động nhất định, cũng như việc sửa chữa hư hỏng thông thường có thể xảy ra. Ngoài ra để tránh hao mòn vô ích, nhất là hao mòn vô hình, doanh nghiệp phải ra sức tiết kiệm các chi phí bảo quản sửa chữa bằng việc nâng cao ý thức người lao động đối với việc sử dụng máy móc, tăng cường sử dụng hết công suất máy móc để thu hồi vốn nhanh và thu được nhiều lợi nhuận trong thời gian ngắn nhất. Thứ ba: Hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh diễn ra hết sức quyết liệt, nó tạo ra nhiều cơ hội làm ăn mới nhưng cũng có nhiều thách thức đe doạ. Nắm bắt được quy luật tuân hoàn và chu chuyển vốn của doanh nghiệp các doanh nghiệp cần vận dụng cơ hội để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Thứ tư : Đưa các giải pháp tăng tốc độ chu chuyển vốn. Muốn quay vòng vốn nhanh để tiếp tục một chu kỳ sản xuất mới, các doanh nghiệp phải ra sức rút ngắn thời gian sản xuất và thời gian lưu thông vì nó là thành phần tạo nên thời gian chu chuyển vốn. Muốn làm được điều đó, các doanh nghiệp cần phải : - Các giải pháp cho TSCĐ : + Trong quá trình hoạt động: Tư bản cố định bị hao mòn đi, mà ta có hai loại Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. + Hao mòn hữu hình : là loại hao mòn mà mắt thường có thể nhìn thấy, là loại hao mòn do sử dụng hoặc do phá huỷ của thiên nhiên gây ra làm cho tư bản mất giá trị cùng với việc mất giá trị sử dụng. Vậy để tránh hao mòn mòn hữu hình cần: thường xuyên lao chùi, bảo dưỡng các máy móc thiết bị, tu bổ hỏng hóc, vệ sinh công nghiệp, bôi trơn máy móc thiết bị theo chu kì mỗi khi gặp phải. + Hao mòn vô hình : là loại hao mòn mà mắt thường không thể nhìn thấy được, là hao mòn do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học công nghệ, những máy móc được sản xuất với chi phí thấp hơn và có hiệu quả sản xuất lớn hơn, làm cho những tư bản cũ bị giảm giá trị sử dụng ngay sau khi giá trị sử dụng cũ của nó vẫn còn nguyên vẹn hoặc mới suy giảm một phần. Để hạn chế hao mòn vô hình cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn bằng cách: lập quỹ khấu hao, quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi. Sau một thời gian quỹ này được sử dụng để mở rộng sản xuất (mở rộng theo chiều rộng ) hoặc cải tiến máy móc nhập thêm dây truyền hiện đại, áp dụng khoa học kĩ thuật để tăng năng xuất lao động (mở rộng theo chiều sâu) lao động gián tiếp, bố trí ca kíp hợp lý, thực hiện nhiều biện pháp làm kích thích khả năng lao động của người lao động. Ngoà._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34566.doc
Tài liệu liên quan