Lý luận hình thái kinh tế - Xã hội với sự nghiệp CNH-HĐH ở Việt Nam

Lời nói đầu Lý luận, hình thái kinh tế - xã hội là lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử do C. Mác xây dựng lên. Nó có vị trí quan trọng trong triết học Mác. Lý luận đó đã được thừa nhận Lý luận khoa học và là phương pháp luận cơ bản trong việc nghiên cứu lĩnh vực xã hội. Nhờ có lý luận hình thái kinh tế - xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, Mác đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong, nội tại của sự phát triển xã hội, chỉ rõ được bản chất của từng chế độ xã hội. Lý luận đó gi

doc16 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Lý luận hình thái kinh tế - Xã hội với sự nghiệp CNH-HĐH ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úp chúng ta nghiên cứu một cách đứng đắn và khoa học sự vận hành của xã hội trong giai đoạn phát triển nhất định cũng như tiến trình vận động lịch sử nối chung của xã hội loài người Song, ngày nay. Đứng trước sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, lý luận đó đang được phê phán từ nhiều phía. Sự phê phán đó không phải từ phía kẻ thù của chủ nghĩa Mác mà còn cả một số người đã từng đi theo chủ nghĩa Mác. Họ cho rằng lý luận, hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác đã lỗi thời trong thời đại ngày nay. Phải thay thế nó bằng một lý luận khác, chẳng hạn như lý luận về các nền văn minh. Chính vì vậy làm rõ thực chất lý luận hình thái kinh tế - xã hội, giá trị khoa học và tính thời đại của nó đang là một đòi hỏi cấp thiết . Về thực tiễn, Việt Nam đang tiến hành công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đó đang đặt ra hàng loạt vấn đề đòi hỏi các nhà khoa học trên các lĩnh vực khác nhau phải tập chung nghiên cứu giải quyết. Trên cơ sở làm rõ giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế - xã hội , việc vận dụng lý luận đóvào điều kiện Việt Nam; vạch ra những mối liên hệ hợp quy luật và đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam thành một nước giàu, mạnh, xã hội công bằng văn minh cũng là một nhiệm vụ thực tiễn đang đặt ra. Chính vì những lý do trên việc nghiên cứu đề tài: “Lý luận hình thái kinh tế - xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. I – Hình thái kinh tế xã hội 1. Quan niệm duy vật về lịch sử và học thuyết hình thái kinh tế xã hội Hình thái kinh tế - xã hội là một khái niệm chủ nghĩa duy vật lịch sử dụng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn nhất định. Với một điều quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên quan hệ sản xuất ấy. Là biểu hiện tập trung của quan niệm duy vật về lịch sử, lý luận hình thái kinh tế xã hội nghiên cứu lịch sử xã hội trên cơ sở xem xét cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, tức là toàn bộ các yếu tố cấu trúc thành bộ mặt của thời đại: Chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật... Do đó nó cắt nghĩa xã hội được sáng tỏ hơn, toàn diện hơn, chỉ ra cả bản chất và quá trình phát triển của xã hội. Loài người đã trải qua năm hình thái kinh tế xã hội theo trật tự thấp đến cao đó là. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và ngày nay đang quá độ lên hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Hình thái kinh tế xã hội có tính lịch sử, có sự ra đời phát triển và diệt vong, chế độ xã hội lạc hậu sẽ mất đi, chế độ xã hội mới cao hơn sẽ thay thế. Đó là khi phương thức sản xuất cũ đã trở nên lỗi thời hoặc khủng hoảng do mâu thuẫn của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất quá lơn không thể phù hợp thì phương thức sản xuất này sẽ bị diệt vong và xuất hiện một phương thức sản xuất mới hoàn thiện hơn, có quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất. Như vậy bản chất của sự thay thế trên là phụ thuộc vào mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất 2. Các yếu tố có bản cấu thành một hình thái kinh tế xã hội. Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội, cho lên xuất phát từ con người hiện thực, trước hết phải xuát phát từ sản xuất để đi tới các mặt khác của xã hội, tìm ra quy luật vận động phát triển khách quan của xã hội - Mác đã phát hiện ra trong sản xuất có hai mặt không tách rời nhau. Một mặt là quan hệ giữa người với tự nhiên, mặt khác là quan hệ giữa người với người. Quan hệ giữa người vơi stự nhiên đó là lực lượng sản xuất biểu hiện quan hệ giữa người với tự nhiên. Trình độ của lực lượng thể hiện trình độ chính phủ tự nhiên của loài người. Lực lượng sản xuất bao gồm: - Người lao động với những kinh nghiêm sản xuất, thói quen lao động, biết sử dụng tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất * Tư liệu sản xuất do xã hội tạo ra, trước hết là công cụ lao động * Tư liệu sản xuất gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong tư liệu lao động có công cụ lao động và những tư liệu lao động khác cần thiết ch việc bảo quản và vận chuyển sản phẩm * Đối tượng lao động bao gồm của giới tự nhiên được đưa vào sản xuất. Thí dụ đất canh tác, nguồn nước, con người không chỉ tìm trong giới tự nhiên những điều kiện có sẵn, mà còn sáng tạo bản thân đối tượng lao động. Sự phát triển của sản xuất có liên quan tới việc đưa những đối tượng ngày càng mới hơn vào quá trình sản xuất * Điều đó hoàn toàn có tính quy luật bởi những vật liệu mới mở rộng khả năng sản xuất của con người. * Tư liêu lao động là vật hay là phức hợp vật thể mà con người đặt giữa mình với đối tượng lao động, chúng dẫn chuyền tác động của con người với đối tượng lao động. Đối tượng lao động và tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của quá trình lao động sản xuất hợp thành tư liệu sản xuất mới. * Trong tư liệu lao động công cụ lao động là hệ thống xương cốt, bắp thịt của sản xuất và là tiêu chí quan trọng nhất, trong quan hệ xây dựng với giới tự nhiên. Cũng với sự cải tiến và hoàn thiện công cụ lao động thì kinh nghiệm sản xuất của loài người cũng được phát triển và phong phú thêm, những ngành sản xuất mới xuất hiện, sự phân công lao động phát triển. Trình độ phát triển tư liệu sản xuất mà chủ yếu là công cụ lao động lao động thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của loài người, là cơ sở xác định trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế theo Mac. "Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào" (Tạp chí triết học số 6 trang 5 năm 1996). Đối với mỗi thế hệ, những tư tưởng lai. Nhưng những tư liệu lao động chỉ trở thành lực lượng tích cực cải biến đổi tượng lao động khi chúng kết hợp với lao động sống. Tư liệu lao động dù có ý nghĩa lớn lao đến đâu, nhưng nếu tách khỏi người lao động thì cũng không phát huy được tác dụng không thể trở thành lực lượng sản xuất của xã hội. Con người không chỉ đơn thuần chịu sự quy định khách quan của điều kiện lịch sử mà nó còn là chủ thể tích cực tác dụng cải tạo điều kiện sống. Họ không chỉ sử dụng công cụ lao động hiện đại mà còn sáng chế ra những công cụ lao động mới. Năng suất lao động là thước đo trình độ phát triển của lực lượng lao động sản xuất đồng thời xét cùng nó là nhân tố quan trọng nhất cho sự thắng lợi của một trật tự xã hội mới. Mặt thứ hai của quá trình sản xuất là mối quan hệ giữa người với người gọi là quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất là mối quan hệ cơ bản của một hình thái kinh tế xã hội. Mỗi quan hệ sản xuất tiêu biểu cho sản xuất kinh tế xã hội nhất định Quan hệ sản xuất bao gồm những mặt cơ bản sau đây - Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất - Quan hệ quản lý và phân công lao động - Quan hệ phân phối sản xuất lao động Ba mặt nói trên có quan hệ hữu cơ với nhau không tách rời nhau trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định đối với tất cả những quan hệ khác. Bản chất của bất kỳ quan hệ sản xuất nào cũng đều phụ thuộc vào vấn đề những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội được giải quyết như thế nào. Mối quan hệ sản xuất có một chế độ quản lý sản xuất riêng. Chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất như thế nào thì chế độ quản lý sản xuất cũng như thế ấy. Trong chê độ chiếm hữu tư nhân thì người chiếm hữu tư liệu sản xuất trở thành kẻ quản lý sản xuất, còn người lao động không có tư liệu sản xuất trở thành kẻ bị quản lý. Còn trong chế độ quản lý xã hội thì người lao động được đặt vào trong các mối quan hệ sở hữu và quản lý một cách trực tiếp đồng thời có cơ chế bảo đảm hiệu quả quyền lực nhân dân. Trên cơ sở nghiên cứu, hai mặt của quá trình sản xuất Mac - Aghen đưa ra khái niệm mới là "Phương thức sản xuất" Theo hai ông thì "Một hình thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của sự biểu hiện đời sống của họ, một phương thức sinh sống, nhất định" (C - Mác - PH Aghen tuyển tập, tập I. NXB ST. HN) C. Mac đã nêu phát hiện với về mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất và sự phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội lực lượng sản xuất quyết định "hình thức giao tiếp tới một giai đoạn nhất định, trong sự phát triển của chúng, các lực lượng sản xuất giữa mâu thuẫn với hình thức giao tiếp" hiện tại. Mâu thuẫn này được giải quyết bằng một cuộc cách mạng xã hội. Về sau "hình thức giao tiếp" mới đến lượt nó lại không phù hợp với lực lượng sản xuất đang phát triển, lại biến thành sản xuất "xiếng xích" trói buộc lượng sản xuất và bằng con đường cách mạng xã hội "hình thức giao tiếp" đã lối thời,lạc hậu Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hợp thành những quan hệ vật chât của xã hội ngoài những quan hệ vật chất trong đời sống xã hội còn tồn tại các quan hệ tinh thần, tư tưởng. Do vậy chúng ta cần phải nghiên cứu mối quan hệ vật chất trong đời sống xã hội còn tồn tại các quan hệ tinh thần, tư tưởng. Dưới những hình thức và mức độ khác nhau thì con người có ý thức được hay không và quy luật cốt lõi này như sợi chỉ đỏ xuyên suốt dòng chảy tiến hoá của lịch sử không chỉ những lĩnh vực kinh tế mà cả các lĩnh vực ngoài kinh tế, phi kinh tế. 3. Quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX trong việc tất yếu phải CNH - HĐH LLSX và QHSX là hai mặt của phương thức sản xuất. Chúng tồn tại không tách rời nhau mà tác động biện chứng lẫn nhau hình thành quy luật xã hội phổ biến của loài người. LLSX biểu hiện quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trình độ của LLSX thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của loài người. QHSX là mối quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất. Cũng như LLSX, QHSX thuộc lĩnh vực đời sống vật chất của xã hội. Tính vật chất của QHSX được biểu hiện ở chỗ chúng tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người. QHSX gồm các mặt cơ bản sau : quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ về tổ chức quản lý, quan hệ phân phối sản phẩm lao động. Trong QHSX thì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vị trí quyết định các quan hệ khác. Có thể nói LLSX quyết định sự hình thành, phát triển của QHSX. Do mong muốn sản xuất ra ngày càng nhiều vật chất nhằm thoả mãn nhu cầu của con người mà người ta không ngừng cải tiến công cụ lao động, phát triển khoa học kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật đã trở thành LLSX trực tiếp. Yếu tố năng động này của LLSX đòi hỏi QHSX phải thích ứng với nó. Khi không thích ứng với tính chất và trình độ của LLSX, QHSX sẽ kìm hãm, phá hoại sự phát triển của sản xuất, mâu thuẫn giữa chúng tất yếu sẽ nảy sinh. Mối quan hệ đó thường bắt đầu từ những biến đổi trong LLSX bởi vì LLSX là yếu tố năng động còn QHSX lại có tính ổn định tương đối. Do đó khiến cho QHSX từ chỗ thích hợp cho sự phát triển và duy trì của LLSX trở thành hình thức kìm hãm đối với LLSX đã phát triển. Điều đó đòi hỏi phải có một cuộc cách mạng thay đổi những QHSX hiện có cho thích ứng với tính chất và trình độ của LLSX mới, nghĩa là một phương thức sản xuất mới ra đời, cao hơn. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự nghiệp CNH-HĐH ở Việt Nam. II. Công nghiệp hoá hiện đại hoá 1- Sự cần thiết khách quan phải tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở nước ta. Xuất phát từ nền kinh tế nước ta, xuất phát điểm thấp, đi lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển của tư bản chủ nghĩa. Vì vậy Đảng ta đã chủ trương xây dựng công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa từ những năm 60 của thế kỉ XX ở miền bắc và những năm 76 ở Miền nam. Việc xây dựng công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở nước ta được tiến hành trong điều kiện tương đối thuận lợi Bối cảnh trong nước Nước ta ở trong quá trình từ một nước nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã họi bỏ qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản Đây là một điều kiện khó khăn đối với nước ta khi đi lên chủ nghĩa xã hội chưa trang bị được cơ sở vật chất- kĩ thuật hiện đại để phù hợp với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Nhưng đây cũng chính là động lực quan trọng thúc đẩy nước ta tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Tổ quốc ta đã hoà bình, độc lập thống nhất,cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội với những thuận lợi rất lớn song cũng có nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh và tàn dư của chủ nghĩa thực dân mới gây ra Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta tiến hành trong hoàn cảnh quốc tế thuận lợi.Trên thế giới đã diễn ra hai cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật. Vì vậy quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở nước ta sẽ diễn ra nhanh hơn so với các nước tiến hành trong thời gian trước.(2) Bối cảnh quốc tế Trên thế giới cuộc cách mạng khoa học –kĩ thuật hiện đại đang phát triển với tốc độ vũ bão. Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng này là sự gắn bó chặt chẽ giữa khoa học với sản xuất, sự bùng nổ của phát minh thông tin. Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế chính trị xã hội diễn ra nhanh chóng và trở thành xu thế phát triển của thế giới. Mỗi quốc gia trở thành một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế thế giới. Hiện nay Việt Nam đang hướng tới một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lí vĩ mô của nhà nước với mục tiêu là đảm bảo cho dân giàu, nuớc mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh, an ninh quốc phòng và sự bền vững của môi trường. Nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể đạt được tốc độ tăng nhanh, hiệu quả kinh tế cao khi nền kinh tế ấy thực dựa trên cơ sở công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Công nghiệp hoá- hiện đại hoá nền kinh tế là việc đòi hỏi tất yếu của mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Điều này khẳng định công nghiệp hoá- hiện đại hoá là vấn đề quan trọng đặc biệt, là bước phát triển tất yếu đối với nước ta. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế vẫn mang nặng tính chất nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp còn nhỏ bé; kết cấu hạ tầng kinh tế kém phát triển; cơ sở vật chất kĩ thuật chưa xây dựng được là bao nhiêu; kinh tế tuy phát triển khá nhưng năng súât, chất lượng thấp, khả năng cạnh tranh còn quá thấp so với các nước. Cho nên chỉ có con đường công nghiệp hoá- hiện đại hoá mới là con đường cơ bản khắc phục được những yếu kém của nền kinh tế nước ta, giữ vững ổn định chính trị xã hội. Dựa vào học thuyết về hình thái kinh tế- xã hội của Mác. Đảng ta tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Từ đó có khả năng phát triển lực lượng sản xuất và cơ sở hạ tầng cho phù hợp với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Lực lượng sản xuất nước ta hiện nay tuy đã phát triển nhưng chưa phù hợp với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, công nghiệp hoá- hiện đại hoá đang được coi là phương hướng chủ đạo, phải qua của các nước đang phát triển. Đối với nước ta khi những tư tưởng cơ bản trong học thuyết Mác về hình thái kinh tê- xã hội được nhận thức lại một cách khoa họcvà sâu sắc với tư cách là cơ sở lí luận của sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, thì một mặt chúng ta phải đẩy nhanh sự nghiệp này trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhanh chóng tạo ra lực lượng sản xuất hiện đại cho chế độ xã hội mới- xã hội chủ nghĩa. Mặt khác chúng ta phải chú trọng xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là hai nhiệm vụ được thực hiện đồng thời, chúng luôn thúc đẩy và hỗ trợ nhau cùng phát triển. 2. CNH-HĐH với sự phát triển của LLSX : Công cuộc CNH - HĐH đang diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ trên đất nước ta nhằm phát triển LLSX và xây dựng QHSX mới theo định hướng XHCN. Ngày nay CNH luôn gắn liền với HĐH, với việc ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thời đại vào trong sản xuất. Khoa học và công nghệ trở thành nền tảng của CNH-HĐH góp phần xây dựng LLSX cho công cuộc đổi mới của đất nước. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH-HĐH. Xu hướng tất yếu của sản xuất xã hội là biến đổi và phát triển không ngừng. Sự phát triển đó bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi và phát triển của LLSX, trước hết là của công cụ lao động. Đây là yếu tố có tác dụng quyết định đối với sự biến đổi của phương thức sản xuất. Từ thập kỷ 70 về trước, tác động của hai cuộc cách mạng công nghiệp I và II hướng tập trung vào tăng trưởng kinh tế với động lực lợi nhuận, coi nhẹ vấn đề xã hội. Lúc đó tăng trưởng kinh tế được coi là thước đo sự lớn mạnh của các quốc gia. Trái lại động lực của cách mạng công nghiệp lần III lại dựa trên sự sáng tạo và trí tuệ của người lao động nhằm không ngừng phát triển và hoàn thiện công cụ lao động và tạo ra năng suất cao hơn, sản phẩm nhiều hơn cho xã hội. Nên nó tác động thúc đẩy giải quyết vấn đề xã hội trong tăng trưởng kinh tế. Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội là “ động lực kép ” cho khoa học, công nghệ, kinh tế tạo ra tốc độ nhanh khác thường. Công nghệ mới và cơ cấu kinh tế mới đòi hỏi lực lượng lao động mới có trí tuệ cao hơn, có tính sáng tạo, chủ động nhiều hơn và chính nhu cầu của lực lượng lao động mới ngày càng đông đảo này mới là động lực của tăng trưởng kinh tế. Ngày nay, vấn đề đào tạo mới, đào tạo lại cùng với những điều kiện xứng đáng bảo đảm cho người lao động sống và làm việc tốt là một xu hướng có tính chất thời đại. Vì vậy, cần phải đào tạo bồi dưỡng nguồn lực đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ vững mạnh. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, quản lí KT-XH và quản trị sản xuất kinh doanh. 3. CNH-HĐH với sự phát triển của QHSX. QHSX thể hiện ở quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lí và quan hệ phân phối sản phẩm. Ba mặt đó liên hệ mật thiết với nhau như những yếu tố gắn kết nhau trong một cấu trúc đồng bộ mà nếu thiếu sự tương hợp sẽ phát triển không bình thường. Như trước đây, có lúc chúng ta quá nhấn mạnh về thay đổi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, coi nhẹ giải quyết vấn đề tổ chức quản lý và quan hệ phân phối, nóng vội xoá bỏ sở hữu tư nhân, sớm đưa sản xuất nhỏ cá thể vào hợp tác xã qui mô lớn với mong muốn trong một thời gian ngắn làm cho QHSX CNXH gồm hai hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể chiếm ưu thế tuyệt đối. Đảng VI đã nhận định “ trong nhận thức cũng như hành động chúng ta chưa thật sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại trong một thời gian tương đối dài, chưa nắm vững và vận dụng đúng qui luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ của LLSX ”. Qua 10 năm đổi mới , nhận thức về QHSX ngày càng đúng đắn và trong thực tiễn “ QHSX được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển của LLSX . Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN tiếp tục được xây dựng ”. Tuy vậy, “ Việc lãnh đạo xây dựng QHSX mới vừa có phần lúng túng vừa có phần buông lỏng ” và hiện vẫn còn nhận thức chưa đúng về vấn đề này. Có ý kiến cho là “ Cứ tăng trưởng sản xuất là tốt, còn QHSX nào cũng được ” hoặc là “ Quốc doanh hay tư nhân không quan trọng, vì qui đến cùng thì sở hữu chỉ là phương tiện, còn tăng trưởng kinh tế là mục tiêu để nâng cao đời sống nhân dân”. Hình thức sở hữu chưa thể mất đi khi chúng còn phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, và cũng không thể tuỳ tiện dựng lên hoặc thủ tiêu chúng khi LLSX chưa đòi hỏi. Bởi vậy, trong điều kiện của nước ta hiện nay, khi trình độ phát triển LLSX không đồng đều giữa các ngành, các vùng thì việc xây dựng QHSX mới phải từng bước, từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu và có bước đi thích hợp làm cho QHSX phù hợp với trình độ LLSX. Phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh là mục tiêu phấn đấu của chúng ta. Song cả về lí luận và thực tiễn đều khẳng định rằng người sở hữu tư liệu sản xuất là người chi phối quá trình sản xuất, các sinh hoạt chính trị, xã hội. Vì thế việc xác định quyền làm chủ tư liệu sản xuất cũng là mục tiêu. Trên cơ sở tồn tại sự đa dạng về hình thức sở hữu tất yếu sẽ tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, mở đường và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển. Kinh tế hợp tác có nhiều hình thức, thuộc nhiều lĩnh vực, được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ, phát huy sức mạnh tập thể và của từng thành viên. Kinh tế cá thể còn tồn tại trên một phạm vi tương đối rộng, sẽ từng bước đi vào con đường hợp tác theo những nguyên tắc nói trên. Tư bản tư nhân trong nước được khuyến khích kinh doanh lâu dài trong lĩnh vực mà nhà nước không cấm. Phát triển kinh tế tư bản tư nhân nhà nước dưới nhiều hình thức. Hình thức tổ chức, quản lý cũng góp vai trò quan trọng. Một mặt do trình độ xã hội hoá lao động và trình độ kinh tế quyết định. Tất cả lao động xã hội trực tiếp hay gián tiếp tiến hành trên qui mô lớn thì đều cần đến sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất. Như vậy hình thức tổ chức và phương thức quản lý khác nhau tùy thuộc vào qui mô hiệp tác lao động và trình độ xã hội hoá lao động. Quan hệ phân phối cũng do quan hệ sở hữu quyết định và có tác động trở lại quan hệ sở hữu đó. Người công nhân làm chủ sở hữu sức lao động của mình, một khi đã bán sức lao động đó cho nhà tư bản thì trong thời hạn hợp đồng sẽ chịu sự chi phối của người mua sức lao động và chỉ được phân phối theo giá cả sức lao động. Còn người chủ sở hữu tư bản thì được phân phối theo tư bản đã đóng góp. Nếu sản xuất dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất hoặc những người lao động bình đẳng với nhau về sở hữu tư bản thì phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế sẽ trở thành chủ yếu. Bởi vậy trong quá trình CNH-HĐH phải coi trọng xây dựng QHSX tiến bộ, trong đó “ chế độ sở hữu, cơ chế quản lý và chế độ phân phối gắn kết với nhau, phát huy được các nguồn lực, tạo ra động lực mạnh mẽ, thúc đẩy CNH-HĐH. 4. Nội dung của công nghiệp hoá -hiện đại hoá ở nước ta. Công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở nước ta là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt đọng sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lí tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động cao. Như vậy nội dung cốt lõi của quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá là cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng kĩ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt tới năng suất lao động xã hội cao. Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở nước ta. Thứ nhất: Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất trước hết bằng việc cơ khí hoá nền sản xuất xã hội trên cơ sở áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ. Thứ hai: Quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lí và hiệu quả hơn. Đó là xu hướng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp ngày càng tăng, nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng giá trị sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng. Thứ ba: Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quạn hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp hoá- hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội vì vậy cái bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân phát triển theo hướng của chủ nghĩa xã hội là ở chỗ cùng với việc phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất thì đồng thời phải coi trọng việc xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mà nền tảng là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. 5. Mục tiêu của công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta. Những kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trong khu vực về công nghiệp hoá- hiện đại hoá, đặc biệt là những thành công trong đổi mới kinh tế dựa vào tiềm năng của đất nước, bối cảnh quốc tế trong những năm sắp tới. Đảng ta đã xác định “ Mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chât- kĩ thuật hện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, an ninh quốc phòng vững chắc, dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. trong giai đoạn này có thể phân ra thành hai giai đoạn: Giai đoạn phát triển công nghiệp hoá-hiện đại hoá từ năm 2001-2010 Mục tiêu của giai đoạn này là đưa nước ta trở thành một nước có nền kinh tế phát triển đạt và vượt trình độ trung bình của thế giới, có mức bình quân GDP tính theo đầu nguời tăng khoảng từ 2,5 đến 3 lần so với năm 2000 tức là khoảng 800 đến 1000 USD. Muốn vậy tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm phải đạt khoảng 13% dựa trên cơ sở phát triển mạnh công nghiệp, công nghệ, cơ cấu hạ tầng, kinh tế đối ngoại và dịch vụ, công nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Giai đoạn hoàn thành cơ bản quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân từ năm 2011 đến 2020. Mục tiêu cơ bản của giai đoạn này là hoàn thành cơ bản quá trình coong nghiệp hoá- hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là đưa nước ta trở thành nước dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để thực hiện mục tiêu này cần đạt mức bình quân GDP tính theo đầu người tăng 2lần so với năm 2010 tức là khoảng 2000USD. Muốn vậy mức tăng GDP hàng năm khoảng 15%.(3) kết luận Quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đang diễn ra ở nước ta. Đó là quá trình đưa nhanh tiến bộ khoa học- công nghệ vào sản xuất nhằm từng bước hình thành cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế- xã hội mới. Để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá Đảng và Nhà nước ta đã và đang vận dụng Học thuyết về hình thái- kinh tế xã hội của Mác với vai trò là cơ sở lí luận. Học thuyết về hình thái kinh tế- xã hội không nhưng giúp chúng ta thấy được các quy luật phát triển xã hội. Trong đó quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản của sự phát triển xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở nước ta trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhưng chỉ nhìn vào những thành công trước mắt mà không tiếp xúc nhận thức tình hình thực trạng nước ta so với các nước khác thì sẽ dẫn đến những sai lầm trong sự nghiệp đổi mới. Để thực hiện mục tiêu: “ dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh” như Đại hội Đảng IX đã nêu. Chúng ta cần không ngừng đưa ra những biện pháp cụ thể để phát triển nền kinh tế. Một trong những biện pháp quan trọng là phải luôn lấy chủ nghĩa Mac- Lênin làm cơ sở. Việc vận dụng Học thuyết này vào nước ta là phù hợp với quy luật khách quan và hoàn cảnh trong nước, giúp chúng ta hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. tài liệu tham khảo 1- Giáo trình triết học Mác Lênin - NXB Chính trị quốc gia. 2. Báo cáo chính trị Đại hội IV của Đảng Cộng sản Việt Nam. 3. Xu hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên thế giới và sự lựa chọn mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam - Ngô Đình Giao. 4. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. 5. Thực trạng công nghiệp Việt Nam - Con số sự kiện số 56 - 2001. Vũ Văn Tuấn. 6. Phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tạp chí Cộng sản số 17 - 1997. Phan Xuân Dũng. Mục lục Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35728.doc