A – PHẦN MỞ ĐẦU.
Đất đai - nguồn tài nguyên quý giá, là mối quan tâm đặc biệt của mọi người dân, mọi tổ chức, mọi chính quyền, mọi quốc gia. Bởi không những đất chứa trong nó vô vàn sản vật quí giá ( quặng sắt, mỏ than, mỏ vàng…) mà còn hàm chứa một giá trị sử dụng to lớn, lâu dài, và không thể thay thế được. Đất đai dùng để làm nơi ở, nơi canh tác…Và do đó, xoay quanh nó là rất nhiều vấn đề gây tranh cãi, nổi cộm lên: vấn đề giá cả ruộng đất, quyền sở hữu đất đai, và các mối lợi thu từ việc s
17 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 13656 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Lý luận địa tô của Mác và sự vận dụng lý luận này ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở hữu ruộng đất đặc biệt là địa tô.
Địa tô đã xuất hiện từ khi có quyền tư hữu về ruộng đất và là hình thức bóc lột chủ yếu trong xã hội phong kiến. Trong xã hội phong kiến, địa tô ban đầu là tô lao dịch, sau đó là tô hiện vật và khi kinh tế hàng hoá phát triển thì xuất hiện tô tiền – là khoản tiền mà người thuê đất phải trả cho người chủ đất để được quyền sử dụng ruộng đất trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong chủ nghĩa tư bản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện tuy muộn hơn trong thương nghiệp và công nghiệp nhưng thực tế cho thấy nó đã không ngừng phát triển và ngày càng chiếm vị trí thống trị trong lĩnh vực nông nghiệp. Quan hệ đất đai dưới chủ nghĩa tư bản bao gồm ba thành phần cơ bản: người sở hữu ruộng đất, nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp, người công nhân lao động. Trong đó, người thực sự canh tác ruộng đất là những người lao động làm thuê, nhà tư bản thuê đất của địa chủ để kinh doanh, coi nông nghiệp là một lĩnh vực đầu tư kinh doanh. Số tiền mà nhà tư bản phải trả cho địa chủ - kẻ sở hữu ruộng đất theo hợp đồng - để được sử dụng ruộng đất trong một thời gian nhất định là địa tô tư bản chủ nghĩa.
Lý luận về địa tô của C.MAC không chỉ vạch ra bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp mà còn là cơ sở khoa học để nhà nước xã hội chủ nghĩa xây dựng luật đất đai và các chính sách giá cả cho nông sản, thuế nông nghiệp và các ngành khác liên quan đến đất đai, làm cho việc sử dụng đất có hiệu quả hơn.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu về địa tô, nên bài này em xin được trình bày nội dung: “ Lý luận địa tô của MAC và sự vận dụng lý luận này ở Việt Nam hiện nay”.
B - NỘI DUNG.
I - ĐỊA TÔ, CÁC HÌNH THỨC CỦA ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA.
1- Tư bản kinh doanh nông nghiệp.
Trong chủ nghĩa tư bản, nông nghiệp cũng trở thành một lĩnh vực đầu tư của tư bản, cũng được kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa.
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong nôngnghiệp muộn hơn trong thương nghiệp và công nghiệp. Chủ nghĩa tư bản xuất hiện trong nông nghiệp bằng cả con đường phân hoá của những người nông dân, hình thành tầng lớp giàu có(phú nông, tư bản nông nghiệp) kinh doanh nông nghiệp theo phương thức tư bản chủ nghĩa và bằng cả sự thâm nhập của các nhà tư bản đầu tư vào nông nghiệp.
Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một nền nông nghiệp hợp lý, xa hội hoá, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ một cách phổ biến; nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi, chất lượng sản phẩm nông nghiệp… Nhưng nó đạt được tiến bộ đó bằng cách làm phá sản hàng loạt người sản xuất nhỏ và bằng cách bóc lột người lao động làm thuê trong nông nghiệp.
2- Bản chất và các hình thức của địa tô tư bản chủ nghĩa.
2.1 - Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa.
Trong chủ nghĩa tư bản, người thực sự canh tác ruộng đất là những người lao động làm thuê, nhà tư bản thuê đất của địa chủ để kinh doanh. Số tiền mà nhà tư bản phải trả cho địa chủ - người sở hữu ruộng đất theo hợp đồng - để được sử dụng ruộng đất trong một thời gian nhất định là địa tô tư bản chủ nghĩa. Cũng như địa tô phong kiến, cơ sở của địa tô tư bản chủ nghĩa là quyền sở hữu ruộng đất, đó là “ hình thái dưới đó quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tế, tức là đem lại thu nhập”, là số tiền nào đó mà địa chủ thu đựoc hàng năm nhờ cho thuê một mảnh của địa cầu. Mặc du có sự giôngnhau đó, nhưng địa tô tư bản chủ nghĩa hoàn toàn khác với địa tô phong kiến.
Nếu địa tô phong kiến biểu hiện quan hệ giữa hai giai cấp, trong đó địa chủ bóc lột nông dân, thì địa tô tư bản chủ nghĩa biểu hiện quan hệ giữa “ ba giai cấp cấu thành cái bộ xương sống của xã hội cận đại – người côngnhân làm thuê, nhà tư bản công nghiệp và địa chủ”.
Nếu địa tô phong kiến dựa trên sự cưỡng bức siêu kinh tế của địa chủ đối với nông dân, thì địa tô tư bản chủ nghĩa dụă trên cơ sở quan hệ kinh tế giữa địa chủ với tư bản và giữa tư bản với lao động làm thuê.
Nếu địa tô phong kiến bao gồm toàn bộ lao động hay sản phẩm thặng dư của nông dân, địa tô phong kiến là hình thái tồn tại hay biểu hiện duy nhất của sản phẩm thặng dư, thì địa tô tư bản chủnghĩa chỉ là mộtphần của giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp tạo ra, vì một phần của giá trị thặng dư đã phải chuyển thành lợi nhuận cho nhà tư bản ( người đầu tư vào nông nghiệp cũng phải thu đựơc lợi nhuận bình quân như mọi lĩnh vực đầu tư khác).
Địa tô TBCN là bộ phận lợi nhuận siêu ngạch do công nhân làm thuê trong nông nghiệp tạo ra (tức bộ phận giá trị thặng dư sau khi trừ đi lợi nhuận bình quân của tư bản đầu tư vào nông nghiệp) và do nhà tư bản thuê đất nộp lại cho người sở hữu ruộng đất.
2.2 Các hình thức của địa tô tư bản chủ nghĩa.
Trong tổng số địa tô hay tổng số tiền mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ gồm cac bộ phận khác nhau, thuộc các hình thức địa tô khác nhau:
2.2.1 - Địa tô chênh lệch.
Khi phân tích về địa tô, trước hết phải giả thiết rằng, nông sản cũng được đem bán theo giá cả sản xuất như mọi hàng hoá khác, nghĩa là phải đảm bảo cho nhà tư bản thu hồi được chi phí sản xuất và thu được lợi nhuận bình quân.
Trong nông nghiệp cũng như trong công nghiệp đều có lợi nhuận siêu ngạch do sự chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung của thị trường và giá cả sản xuất cá biệt của một số doanh nghiệp. Nhưng trong công nghiệp, do cạnh tranh, lợi nhuận siêu ngạch không tồn tại ổn định ở một doanh nghiệp nhất định.
Trái lại, trong nông nghiệp, lợi nhuận siêu ngạch tồn tại thường xuyên và ổn định hơn ở những doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi. Địa tô chênh lệch trong chủ nghĩa tư bản là số dư ngoài lợi nhuận bình quân do các cơ sở kinh doanh có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn thu được so với các cơ sở kinh doanh có điều kiện sản xuất kém hơn, gắn liền với sự độc quyền kinh doanh ruộng đất theo lối tư bản chủ nghĩa. Đó là sự chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung nông phẩm được quyết định bởi điều kiện không htuận lợi nhất với giá cả sản xuất cá biệt ở những nơi có điều kiện sản xuất thuận lợi , do đó năng suất lao động được nâng cao.
Xét về cơ sở hình thành lợi nhuận siêu ngạch và việc chuyển hoá lợi nhuận siêu ngạch thành địa tô, địa tô chênh lệch được chia làm hai loại:
Địa tô chênh lệch I.
Địa tô chênh lệch I là địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kiện thuận lợi. Điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo cho tư bản nông nghiệp có năng suất cao hơn bao gồm:
- Độ màu mỡ của đất.
-Vị trí của đất đai gần hay xa nơi tiêu thụ.
Hai yếu tố làm cơ sở xuất hiện địa tô chênh lệch I (Độ màu mỡ và vị trí ruộng đất ) có thể phát sinh tác dụng ngược chiều nhau: đất tốt nhưng ở xa hoặc ngược lại.
Trong thực tế, có nhiều cách kết hợp hai yếu tố này. Hơn nữa, độ màu mỡ và vị trí thuận lợi của đất không phải là cố định mà phụ thuộc vào tiến bộ khoa học của sản xuất, của khoa học, công nghệ và sự phát triển của giao thông vận tải tạo ra những giao thông mới, trung tâm dân cư và khu kinh tế mới. Những điều đó tạo nên sự tác động đa dạng tới sự hình thành địa tô chênh lệch I.
Địa tô chênh lệch II.
Địa tô chênh lệch II gắn liền với hiệu quả khác nhau của số tư bản đầu tư thêm trên cùng một diện tích ruộng đất, tức là gắn liền với việc thâm canh trong nông nghiệp.
Địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II đều là lợi nhuận siêu ngạch, hình thành rủi ro hiệu quả đầu tư khác nhau của những tư bản khác nhau. Một đằng do đầu tư trên những thửa ruộng có điều kiện khác nhau (quảng canh), một đằng do hiệu quả những lần đầu tư khác nhau trên cùng một thửa ruộng (thâm canh), còn giá cả có tác động điều tiết thị trường nông sản vẫn do giá cả sản xuất của tư bản đầu tư có hiệu quả thấp nhất quyết định.
Nhưng sự chuyển hoá lợi nhuận siêu ngạch đó thành địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II lại có sự khác nhau. Địa tô chênh lệch I được xác định trong các hợp đồng thuê đất giữa nhà tư bản và địa chủ. Trong thời hạn hợp đồng, lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh đem lại vẫn thuộc về nhà tư bản kinh doanh ruộng đất. Chỉ khi hết thời hạn hợp đồng, địa chủ mới tìm cách nâng cao giá cho thuê ruộng đất, tức biến lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh đem lại thành địa tô chênh lệch II.
Đây chính là lý do làm cho địa chủ muốn rút ngắn thời hạn cho thuê đất, còn nhà tư bản lại muốn keo dài thời hạn đó để hưởng toàn bộ kết quả đầu tư vào ruộng đất.
2.2.2 - Địa tô tuyệt đối.
Khi nghiên cứu địa tô chênh lệch thì dường như đất canh tác xấu nhất không phải nộp địa tô. Nhưng trên thực tế, đất canh tác xấu nhất cũng phải nộp địa tô. Đó chính là địa tô tuyệt đối.
Địa tô tuyệt đối là một phần giá trị thặng dư mà địa chủ thu được dựa vào sự độc quyền tư hữu ruộng đất. Đó là số dư của giá trị so với giá cả sản xuất xã hội của nông phẩm.
Địa tô tuyệt đối cũng là khoản lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp mà nhà tư bản thuê ruộng đất phải nộp cho địa chủ.
Trong thực tế, địa tô tuyệt đối là toàn bộ số chênh lệch giữa giá trị và giá cả sản xuất hay chỉ bằng một phần của số chênh lệch ấy thì điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu. Như vậy, giá cả nông sản có thể cao hơn giá cả sản xuất của chúng nhưng vẫn thấp hơn giá trị của chung và không phải trả giá đắt lên là nguyên nhân sinh ra địa tô, mà chính địa tô là nguyên nhân làm cho giá cả nông phẩm đắt lên. Sự thiệt hại cho xã hội là nguồn gốc làm giàu cho giai cấp địa chủ. Khi độc quyền tư hữu ruộng đất bị thủ tiêu thì địa tô tuyệt đối cũng bị xoá bỏ. Giá cả nông phẩm sẽ hạ xuống có lợi cho xã hội.
2.2.3 - Địa tô đất xây dựng, địa tô hầm mỏ, địa tô độc quyền.
Trong chủ nghĩa tư bản, không chỉ đất đai sử dụng vào sản xuất nông nghiệp mới phải nộp địa tô, mà tất cả các loại đất - đất xây dựng, đất hầm mỏ cũng phải đem lại địa tô cho người sở hữu chúng. Bất kỳ ở đâu có những sức tự nhiên bị độc chiếm và tạo ra một lợi nhuận siêu ngạch cho nhà tư bản sử dụng những sức tự nhiên đó thì số lợi nhuận siêu ngạch mà nhà tư bản tạo ra cũng phải nộp cho kẻ sở hữu lực lượng tự nhiên dưới những hình thức địa tô khác nhau.
Địa tô đất xây dựng về cơ bản được hình thành như địa tô đất nông nghiệp, nó phụ thuộc vào vị trí của đất đai,và tăng lên cùng với sự tăng lên của dân số, đồng nghĩa với sự gia tăng nhu cầu về nhà ở, tăng lên cùng với sự tăng lên của những tư bản cố định sáp nhập vào ruộng đất. Loại địa tô này nêu bật tính chất ăn bám của giai cấp địa chủ, tính chất phi lý của chế độ tư hữu đât đai, của tình trạng một bộ phận người trong xã hội đọc chiếm một mảnh của địa cầu, bắt một bộ phận xã hội phải nộp một cống vật để được ở trên mặt đất.
Đất hầm mỏ, đất có những khoáng sản khai thác cũng đem lại địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối cho kẻ sở hữu đất đai ấy. Địa tô hầm mỏ cũng hình thành và được quyết định như địa tô đất nông nghiệp. Đối với địa tô hầm mỏ, giá trị của khoáng sản, hàm lượng, trữ lượng của khoáng sản, vị trí và điều kiện khai thác là những yếu tố quyết định.
Địa tô luôn luôn gắn với độc quyền sở hữu ruộng đất, độc chiếm các điều kiện tự nhiên thuận lợi, cản trở sự cạnh tranh của tư bản.. Nguồn gốc của địa tô độc quyền này cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả độc quyến cao của sản phẩm thu được trên đất đai ấy, mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ - kẻ sở hữu những đất đai đó.
II – XÁC ĐỊNH GIÁ CẢ RUỘNG ĐẤT, GIÁ CẢ CỦA NÔNG PHẨM.
1. Giá cả ruộng đất.
Bản thân ruộng đất không phải là sản phẩm của lao động, nên nó không có giá trị. Nhưng trên thực tế, đất đai có thể mua – bán dược như bất kỳ hàng hoá nao khác, có có giá cả. Giá cả đất đai là một phạm trù bất hợp lý, nhưng nó ẩn giấu một quan hệ kinh tế hiện thực. Giá cả đất đai là địa tô tư bản hoá. Bởi đất đai đem lại địa tô, tức là đem lại một thu nhập ổn định bằng tiền, nên nó được xem như một loại tư bản đặc biệt. Còn địa tô chính là lợi nhuận của tư bản đó. Do vậy, giá cả ruộng đất chỉ là giá mua địa tô do ruộng đất đem lại theo tỷ suất lợi tức hiện hành. Nó phụ thuộc vào địa tô và tỷ suất lợi tức của ngân hàng.
Do đó, nếu địa tô không thay đổi thì giá cả ruộng đất có thể tăng lên hoặc giảm xuống tỷ lệ nghịch với sự lên xuống của tỷ suất lợi tức. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì thì tỷ suất lợi tức càng có xu hướng giảm xuống, làm giá cả ruộng đất ngày càng tăng, độc lập cả với địa tô. Hơn nữa, do quan hệ cung - cầu về đất đai ngày càng nhiều, làm cho địa tô tăng lên. Tất cả những điều đó đẩy giá cả ruộng đất lên cao hơn nữa.
Người mua đất cho rằng mình được quyền hưởng địa tô, vì đã trả cái quyền đó bằng một vật ngang giá, do vậy, địa tô được coi là lợi tức của tư bản bỏ ra mua ruộng đất, việc mua – bán ruộng đất biện hộ cho sự tồn tại của giai cấp địa chủ. Nhưng, bản thân việc mua – bán không tạo ra quyền chiếm đoạt địa tô, nó chỉ chuyển dịch quyền đó. Không thể dựa vào sự mua – bán ruộng đất để biện hộ cho sự tồn tại của địa tô, cũng như không thể dựa vào sự mua – bán nô lệ mà biện hộ cho chế độ nô lệ.
Chế độ tư hữu ruộng đất không chỉ tạo ra sự chiếm đoạt địa tô, chiếm đoạt sản phẩm lao động của người khác, làm giá cả nông sản tăng lên, gây thiệt hại cho xã hội, đem lại sự giàu có cho một nhóm địa chủ là những kẻ sở hữu đất đai, mà chế độ tư hữu, việc mua bán đất đai còn hạn chế tư bản đầu tư thâm canh, cản trở sự phát triển của một nền nôngh nghiệp hợp lý, làm cạn kiệt độ màu mỡ của đất đai. Do vậy, vấn đề quốc hữu hoá ruộng đất đã trở thành khẩu hiệu của chính bản thân cách mạng tư sản.
2. Giá cả nông sản phẩm được quyết định như thế nào?
Giá cả hàng hoá nông phẩm được quyết định bởi giá cả hàng hoá nông phẩm được sản xuất ra trên những ruộng đất xấu, vì:
- Thứ nhất, trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, nhưng đất đai có hạn đã bị độc chiếm và người ta không thể tạo ra thêm những điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- Thứ hai, nông sản phẩm lại là sản phẩm tất yếu không thể thiếu được đối với đời sống con người và xã hội. Bởi vậy, để đảm bảo đủ nông sản phẩm cho xã hội, người ta không chỉ canh tác trên những khoảnh đất tốt hoặc trung bình mà buộc phải canh tác trên cả những đất xấu hay kém thuận lợi hơn. Do vậy, giá cả thị trường của nông phẩm do giá cả sản xuất nơi điều kiện kém thuận lợi quyết định, có như vậy mới đảm bảo cho việc đầu tư vào đất canh tác xấu cũng thu được lợi nhuận bình quân.
III - Ý NGHĨA LÝ LUẬN VỀ ĐỊA TÔ CỦA C. MAC ĐỐI VỚI NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
Học thuyết về giá trị thặng dư của C .Mac đã vạch trần bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Và trong giai đoạn hiện nay, học thuyết này vẫn còn mang ý nghĩa thời đại sâu sắc trong việc liên hệ đối với những vấn đề ruộng đất ở nước ta hiện nay.
1. Vấn đề quyền sở hữu và sử dụng ruộng đất.
Quyền sở hữu và quyền sử dụng nói chung được quy định trong các bộ luật như luật dân sự, các luật về sở hữu trong công nghiệp hay có thể ngay cả trong Hiến pháp v.v.
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Quyền sử dụng là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, chỉ là một trong ba quyền của chủ sở hữu.
Tại Việt Nam, hiện nay quyền sở hữu đất đai thuộc về Nhà nước, mọi công dân, tổ chức, công ty v.v chỉ có quyền sử dụng đất đai. Hiểu theo khái niệm địa tô trên đây thì những người đang có quyền sử dụng đất không có quyền gì trong việc thu địa tô hay địa tô thặng dư, mà quyền này thuộc về Nhà nước. Điều này trên thực tế làm cho Nhà nước có một vai trò độc quyền trong việc định giá đền bù khi thu hồi đất đai, và khi các chính sách định giá đền bù chưa hợp lý dễ gây ra phản ứng của người sử dụng cũng như tạo kẽ hở để một số người làm giàu bất chính từ đất.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nứơc là đại diện sở hữu trực tiếp, vì vậy cần có quan niệm rõ ràng về quyền sở hữu đặc biệt này. Trong nông nghiệp, “ ruộng đất thuộc sở hưũ toàn dân, được Nhà nước giai cho hộ nông dân sử dụng lâu dài”. Nhà nước quy định bằng pháp luật vấn đề chuyển quyền sử dụng ruộng đất, không thể tư hữu hoá ruộng đất, vì như vậy, phân hoá lớn về giai cấp, cản trở việc quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở vật chất khác làm căng thẳng thêm vấn đề tranh chấp ruộng đất vốn đã phức tạp.
Quan điểm cho rằng, muốn phát triển sản xuất phải tư hữu hoá ruộng đất là hết sức sai lầm. Theo Lênin, những tài liệu lịch sử đã chứng minh rằng: “ dưói bất cứ hình thưhc chiếm hữu ruộng đất nào, nhà nươc tư bản chủ nghĩa cũng vẫn nảy sinh và phát triển”. Và về mặt lý luận, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa có thể hoàn toàn đi đôi với việc không có chế độ tư hữu về ruộng đất, với việc quốc hữu hoá ruộng đất, tức là khi mà không có địa tô tuyệt đối, còn địa tô chênh lệch thuộc về nhà nước. Nhân tố kích thích sự tiến bộ về nông học không vì thế mà yếu đi, trái lại, còn được tăng cường lên rất nhiều.
Nếu trao quyền sở hữu ruộng đất cho nhân dân thì không chỉ làm cho việc tranh chấp ruộng đất thêm gay gắt, mà còn xuất hiện sự đầu cơ ruộng đất, sự phân hoá giai cấp càng tăng nhanh. Tuy nhiên, không loại trừ việc cho phép chuyển quyền sử dụng ruộng đất khi một ngưòi nào đó tìm được nghề khác hoặc không có người thừa kế sử dụng ruộng đất. Người được quyền sử dụng ruộng đất phải trả cho người chuyển nhượng một khoản bồi thường hoa màu và chi phí cải tạo đất. Khoản bồi hoàn này không phải là giá cả ruộng đất và thấp hơn giá cả ruộng đất.
Để khuyến khích nông dân đầu tư thâm canh, ứng dụng công nghệ mới nhằm thu địa tô chênh lệch II, cần trao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và quy định đựoc quyền thừa kế. Tuy vậy, quyền thừa kế cũng làm nảy sinh mâu thuẫn giữa việc bảo đảm đủ phần ruộng khoán cho tất cả mọi hộ với việc duy trì qui mô đất canh tác tối ưu, nhất là, qui mô nông trại. Trong điều kiện dân số tăng nhan, bình quân ruộng đất tính theo nhân khẩu rất thấp, quyền thừa kế tất yếu dẫn đến làm tăng sự phân tán manh mối ruộng đất, chỉ có thể khắc phục tình trạng ấy bằng khai hoang tăng vụ, thâm canh và tổ chức dịch vụ, phát triển các ngành nghề khác để rút bớt lao động ra khỏi trồng trọt chứ không phải bằng cánh tư hữu hoá và tuỳ tiện mua bán ruộng đất.
2. Chính sách giao ruộng đất lâu dài cho nông dân để canh tác.
Ở Việt Nam sau khi đất nước độc lập, trước thời kỳ đổi mới, toàn bộ tư liệu sản xuất cua rnông dân đã đựơc tập thể hoá dưới danh nghĩa sở hữu tập thể. Chế độ tư hữu đã bị triệt tiêu, do đó không có địa tô trước hết là địa tô tuyệt đối. Hơn nữa người đầu tư chính cho sản xuất là nhà nước, nông dân không có điều kiện đầu tư và thực tế cũng không muốn đầu tư bởi ruộng đất không phải của họ.
Từ khi bắt đầu đổi mới, nhờ việc giao đất đến người lao động, làm cho mỗi mảnh đất đã có chủ quản lý cụ thể, được sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn. Người lao động quan tâm hơn đến việc nâng cao và bồi dưỡng đất đai chứ không chỉ khai thác làm cạn kiệt độ màu mỡ của đất. “ Theo luật đất đai năm 1993 người nông dân được trao quyền ổn định đất lâu dài với thời gian 20 năm đối với cây hàng năm và 50 năm với cây lâu năm( người sử dụng được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp đất được giao”. Bên cạnh quyền sử dụng đất lâu dài, người sử dụng đất được chuyển từ nơi kém hiệu quả sang nơi sử dụng hiệu quả hơn. Giao ruộng đất ổn định lâu dài cho nông dân đã khơi dậy tính cần cù, chịu khó và tăng sự gắn bó của nông dân với ruộng đất. Nhờ chính sách giao khoán theo sản phẩm, chính sách khoán 10 cho người dân khiến họ yên tâm đầu tư cho sản xuất. Địa tô chênh lệch II trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng và chính nó đảm bảo đất đai được sủ dụng hợp lý, có hiệu quả.
“ Qua 5 năm thực hiện( 1993 – 1998) luật đât đai 1993 đã phát huy nhiều mặt tích cực trong sản xuất và đời sống. Đến cuối năm 1997, khu vực nông thôn đã có 64,6% số hộ sử dụng đất nông nghiệp và 34,4% số hộ được cáp giấy công nhận quyền sử dụng đất. Nhờ những đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước như tăng đầu tư cho nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, quan tâm đến đầu ra của nông phẩm… mà ngành nông nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, nước ta từ một nước thiếu đói đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Tuy vậy, còn một số khó khăn nhất định như đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, các chính sách chưa đồng bộ, đầu ra của nông phẩm còn khó khăn, kém sức cạnh tranh… Điều đó đặt ra cho Nhà nước phải tìm biện pháp để sản phẩm của nông nghiệp có thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng để có khả năng xuất khẩu…
3. Xác định thuế nông nghiệp.
Trong kinh tế học, đất bao gồm tất cả các tài nguyên có nguồn gốc tự nhiên, chẳng hạn như vị trí địa lý của khu vực đất đai, các tài nguyên khoáng sản dưới lòng đất, và thậm chí các thành phần của phổ điện từ. Trong kinh tế học cổ điển nó được coi là một trong các yếu tố sản xuất, các yếu tố khác là tư bản và sức lao động.
Vì đất không được sinh ra, thị trường đất đai phản ứng đối với việc đánh thuế khác hẳn so với thị trường lao động và thị trường hàng hóa do con người sản xuất ra. Thuế giá trị đất hoàn thiện một cách lý tưởng có thể không ảnh hưởng tới chi phí cơ hội trong việc sử dụng đất, thay vì thế nó có thể làm giảm giá trị của quyền sở hữu đất hợp pháp.
Nền sản xuất nông nghiệp gắn liền với tư liệu sản xuất cơ bản là đất đai nên xác định thuế giá trị đất ở nước ta hiện nay là một việc làm hết sức quan trọng trong việc quản lý kinh tế.Chính sách thuế còn thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và người nông dân trong việc phân chia lợi ích kinh tế. Nên muốn có nền sản xuất nông nghiệp phát triển, cần thiết phải xây dựng một chính sách thuế hợp lý và mang ý nghĩa khuyến khích, tạo điều kiện cho người nông dân đầu tư vốn sản xuất.
Trong thời kỳ tập thể hoá nông ngiệp trước đây, toàn bộ là sở hữu tập thể. Như vậy, chế độ tư hữu bị triệt tiêu, không có địa tô. Trước khi đổi mới, người đầu tư chính để phát triển nông nghiệp là nhà nước chứ không phải là nông dân. Do đó địa tô chênh lệch nếu có được nhà nước thu lại thông qua thhuỷ lợi phí, thu thuế. Mức thuế thu căn cứ vào điều kiện tự nhiên của đất canh tác. Nói cách khác, thuế nông nghiẹưp chính là địa tô mà nông dân canh tác trên ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân phải trả cho nhà nước. Địa tô chênh lệch II đảm bảo cho đất đai không bị sử dụng cạn kiệt mà luôn đựoc bổ sung, bồi dưỡng độ phì nhiêu. Qua nhiều lần sửa đổi, “ miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ các hộ nông nghiệp sử dụng đất trong mức hạn điền và giảm thuế sử dụng đối với các đối tượng khác, các trang trại có hiệu lực từ năm2003”, xem xét giảm thuế nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định, để khuyến khích nông dân bằng cái lợi hữu hình hơn nữa. Việc giảm thuế sẽ tạo điều kiện để nông dân có thêm thu nhập: một phần thu nhập đầu tư vào sản xuất nông nghiệp…từ đó thúc đẩy sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. “ Kinh nghiệm của cá nước cho thấy, không nước nào coi thu thuế vào nông dân là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước… có chính sách thuế kích thích sản xuất, khuyến khích các cơ sở chế biến nông sản phẩm nhằm thhúc đẩy sản xuất trong khu vực nông nghiệp phát triển. Thiết nghĩ, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới là phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
4. Giải quyết vấn đề đất xây dựng.
Hiện nay các vấn đề liên quan đến đất xây dựng ở nước ta cũng gặp rất nhiều khó khăn. “ Sự tăng lên và đứng ở mức cao của bất động sản đã tác động đến bốn mặt. Một lượng vốn lớn của xã hội đã không được trực tiếp sử dụng vào sản xuất kinh doanh, một bộ phận đất nông nghiệp đã bị chuyển mục đích sử dụng và một bộ phận nông dân đã trở thành không có việc làm. Nhà nước trên danh nghĩa chủ sở hữu đất đai phải chi ra một lượng vốn lớn khi thu hồi để giải phóng mặt bằng, chẳng khác nào mua lại đất của hcính mình”. Có một thực tế là đất ngày càng bị thu hẹp trong khi đó nhu cầu đất xây dựng lại tăng mạnh. Nhu cầu nhà ở, mặt bằng sản xuất, đất để xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng ngày càng cần thiết. Nhà nước cần phải có những điều chỉnh, quy hoạch chi tiết để giải quyết hợp lí tình trạng đất xây dựng hiện nay. Để tài nguyên đất không bị lãng phí và được sử dụng đúng mục đích.
C - KẾT LUẬN.
Địa tô đã xuất hiện từ khi có quyền tư hữu về ruộng đất và là hình thức bóc lột chủ yếu trong xã hội phong kiến. Trong xã hội phong kiến địa tô ban đầu là tô lao dịch sau đó là tô hiện vật và khi kinh tế hàng hoá phát triển thì khoản tiền mà nhà thuê đất phải trả cho chủ đất, để được quyền sử dụng ruộng đất rong một khoảng thời gian nhất định.
Nông nghiệp là một trong ba khu vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Chủ nghĩa tư bản không thể thống trị nền kinh tế quốc dân nếu như khi thống trị khu vực công nghiệp mà không thống trị khu vực nông nghiệp. Chủ nghĩa tư bản tuy thủ tiêu lối kinh doanh phong kiến nhưng vẫn không dám thủ tiêu chế độ tư hữu về ruộng đất. Việc nghiên cứu địa tô tư bản chủ nghĩa, ngoài mục đích vạch rõ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp, chung ta còn rút ra cơ sở lí luận để đề ra đường lối, chính sách đối với nông nghiệp, nhằm kích thích nông nghiệp phát triển. Cụ thể, đối với nước ta, ý nghĩa này thể hiện:
Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội một cách toàn diện, nhằm tạo ra nhu cầu đa dạng và ổn định về đất đai.
Thúc đẩy nhanh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai lâu dài cho các hộ nông dân, hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đô thị.
Sớm quy hoạch tổng thể, tạo điều kiện cho địa phương xây dựng cơ cấu, định hướng sử dụng đất cụ thể cho từng xã, phường tạo cơ sở cho các doanh nghiệp đầu tư.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (dung cho khối ngành kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường Đại học, cao đẳng). NXBCTQG, Hà Nội – 2002.
Giáo trình kinh tế chính trị mác – Lênin (Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh) NXBCTQG, Hà Nội – 1999.
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân. Chủ biên PGS.TS Trần Bình Trọng, NXB Thông kê, Hà Nội – 2003
V.I.Lênin toàn tập, tập 27, NXB Sự thật Hà Nội, 1971, tr408
KTCT Mác – Lênin, phương thức sản xuất XHCN.Trích tác phẩm kinh điển, NXB Sách giáo khoa Mác- Lênin,Hà Nội-1975
Hồ Chí Minh, về cách mạng XHCN và xây dựng CNXH, NXB Sự thật Hà Nội,1976
Marx – Engghen, tuyển tập, tập II, NXB Sự thật Hà Nội, 1971
F. Engghen, Chống Đuyrinh, NXB Sự thật Hà Nội, 1971
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng Sản Việt Nam, NXBCTQG, Hà Nội – 2001
Vũ Ngọc Ngoạn: “ Tìm hiểu đường lối kinh tế trong nghi quyết ĐẠi hội IX của Đảng”, NXBCTQG, Hà Nội – 2001
Văn kiện hội nghị lần thứ chin ban chấp hành Tủng Ương khóa IX, NXBCTQG, Hà Nội – 2004
GS. TS Dương Phú Hiệp: “ Tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam”. NXB CHính trị quốc gia – 2001
Phan Thanh Phố: Những vấn đè cơ bản về kinh tế và đổi mới kinh tế ở Việt Nam, NXB Giáo dục – 1996
TS. Vũ Văn Phúc, Trần Minh Châu: “ MỘt số vấn đề về kinh tế thị truờng định hướng XHCN ở nước ta”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2000
TS Lê Thanh Sinh: “ Chính sách kinh tế mới của Lênin với công cuộc đổi mới ở Việt Nam”, NXBCTQG,Hà Nội -2000
GS. TSKH Lương Xân Quỳ: “ Xây dựng quan hệ sản xuất địnhhướng XHCN và thựchiện tiến bộ công bằng xã hội”, NXBCTQG, Hà Nội – 2002
Đào Xuân Sâm: “ Viết theo dòng đổi mới tư duy kinh tế”, NXB Thanh Niên- 2000
TS. Nguyễn Minh Tú: “ Việt Namk trên chặng đường đổi mới và phát triển kinh tế”, NXBCTQG, Hà Nội -2002
Lê Quốc Sử: “ Một số vấn đề về lịch sử kinh tế Việt Nam”, NXBCTQG – 1998
Đổi mới ở Việt Nam – tiến trình, thành tựu và kinh nghiệm, NXBQG, Hà Nội -2004.
MỤC LỤC
Trang
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35771.doc