Lý luận địa tô Chủ nghĩa tư bản của Mác

Phần mở đầu. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa(TBCN) không chỉ hình thành và thống trị trong lĩnh vực công nghiệp, mà nó ngày càngđược hình thành , phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp cũng trở thành một lĩnh vực đầu tư của tư bản cũng được kinh doanh theo phương thức TBCN. Trong xã hội TBCN quan hệ đất đai dưới chế độ tư bản bao gồm ba thành phần cơ bản : người sở hữu ruộng đất, nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp, người công nhân lao động. Trong các mối quan hệ đó thì người chủ

doc13 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2415 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Lý luận địa tô Chủ nghĩa tư bản của Mác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đất có quyền phát canh thu tô để thực hiện vai trò chủ đất . Với vai trò chủ đất họ được hưởng một khoản thu đó chính là địa tô . Từng chế độ, từng thời kỳ địa tô laị được thể hiện dưới những hình thức khác nhau. ở chế độ phong kiến địa tô được biểu hiện bằng tô lao dịch, tô hiện vật, tô tiền.... Trong chế độ TBCN địa tô được biểu hiện bằng một phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân. Hình thức và tính chất bóc lột địa tô TBCN cũng là bóc lột người lao động. Nghiên cứu địa tô TBCN đã giúp chúng ta hiểu rõ các mối quan hệ của nó cũng như tìm hiểu các hình thức, bản chất của nó. Bằng lý luận về địa tô em xin trình bày bài tiểu luận của mình theo ba phần chính, qua đó nói lên ý nghĩa của việc nghiên cứu địa tô đối với việc giải quyết các vấn đề ruộng đất hiện nay. Phần một: Các hình thức cuả địa tô TBCN. Phần hai : Bản chất của địa tô TBCN. Phần ba: ý nghĩa nghiên cứu địa tô đối với vấn đề ruộng đất hiện nay ở Việt Nam. Sau đây em xin trình bày cụ thể bài tiểu luận của mình,trong quá trình làm bài em có gì sai sót mong thầy cô góp ý cho em . Em xin chân thành cảm ơn ! Phần nội dung. i.các hình thức của địa tô tbcn. * trên ruộng đất canh tác. 1. Địa tô chênh lệch( cấp sai). Trong nông nghiệp cũng như trong công nghiệp đều có lợi nhuận siêu ngạch do sự chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung của thị trường và giá cả sản xuất cá biệt của một số doanh nghiệp .Trong công nghiệp do sự cạnh tranh lợi nhuận siêu ngạch không tồn tại ổn định ở một doanh nghiệp nhất định .Trong nông nghiệp, lợi nhuận siêu ngạch tồn tại lâu dài ở những doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi , tư bản đầu tư vào những nơi có đất tốt, đất xấu bán theo giá cả sản xuất chung thì ngoài lợi nhuận bình quân, còn thu được lợi nhuận siêu ngạch để chuyển hoá thành địa tô chênh lệch. Địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận thừa ra ngoài lợi nhuận bình quân, thu được trên những ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung do điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất hạng trung bình và tốt nhất.Địa tô chênh lệch gắn liền với sự độc quyền kinh doanh ruộng đất theo lối TBCN.Xét cơ sở hình thành lợi nhuận siêu ngạch và việc chuyển hoá lợi nhuận siêu ngạch thành địa tô, địa tô chênh lệch chia làm hai loại: địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II. 1.1. Địa tô chênh lệch I. Địa tô chênh lệch I gắn liền với mức độ tốt xấu khác nhau của ruộng đất, với mức xa hay gần của ruộng đất đối với thị trường nơi tiêu thụ. Địa tô chênh lệch I gắn liền với vị trí khác nhau của ruộng đất. Do kinh doanh trên nhữnh ruộng đất có vị trí thuận lợi, nên nhà tư bản sẽ tiết kiệm được phần lớn chi phí lưu thông. Nhưng khi bán hàng thì bán cùng một giá, nên chi phí vận chuyển ít hơn, đương nhiên sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch so với những người phải chi phí vận chuyển lớn hơn, do đó thu được địa tô chênh lệch. Địa tô chênh lệch I là phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân mà chủ đất thu được gián tiếp, được hình thành trên ruộng đất màu mỡ và vị trí gần nơi tiêu thụ, là sự chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung(được quyết định bởi giá cả sản xuất trên ruộng đất xấu nhất) và giá cả sản xuất cá biệt hình thành trên ruộng đất tốt và gần thị trường. 1.2 Địa tô chênh lệch II ( thuộc về nhà tư bản kinh doanh ruộng đất khi còn hợp đồng) Địa tô chênh lệch II là phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân gắn liền với đầu tư thâm canh trong nông nghiệp. Thâm canh ruộng đất là đầu tư thêm tư bản và một đơn vị diện tích để nâng cao chất lượng canh tác, nhằm tăng độ màu mỡ trên mảnh ruộng đó; nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện tích.Nhờ đó mà có lợi nhuận siêu ngạch làm thành địa tô chênh lệch II . Thí dụ: Lần đầu tư tư bản Chi phí tư bản ($) Lợi nhuận bình quân(%) Sản lượng (tạ) Gía cả SX cá biệt($) Gía cả SX chung($) Địa tô chênh lệch($) 1 tạ TSL 1 tạ TSL Lần 1 100 20 4 30 120 30 120 0 Lần 2 100 20 5 24 120 30 150 30 Thí dụ miếng đất tốt nhất khi được nhà tư bản đầu tư cho ta kết quả như bảng trên. Số thừa 30$ chính là địa tô chênh lệch II. Chừng nào mà thời hạn thuê đất còn hiệu lực, thì nhà tư bản kinh doanh vẫn bỏ túi số lợi nhuận siêu ngạch(số thừa của lần đầu tư thứ hai).Nhưng khi hết hạn hợp đồng, chủ ruộng sẽ tìm cách nâng mức địa tô để chiếm lấy số lợi nhuận siêu ngạch đó, tức là biến lợi nhuận lợi nhuận siêu ngạch thành địa tô chênh lệch. Vì lẽ đó mà chủ ruộng đất chỉ muốn cho thuê ruộng trong thời gian ngắn, còn nhà tư bản kinh doanh thì muốn thuê dài hơn. Cũng vì lẽ đó mà nhà tư bản kinh doanh không muốn đầu tư vốn để cải tiến kỹ thuật, cải tạo đất, vì làm như vậy phải mất thời gian dài mới thu hồi được vốn đã bỏ ra, như thế chủ ruộng sẽ hưởng những lợi ích do việc cải tiến đó đem lại.Như vậy, trong thời gian thuê đất, nhà tư bản kinh doanh sẽ tìm mọi cách tận dụng độ màu mỡ của đất để thu được lợi nhuận nhiều hơn.Điều này giúp ta khẳng định là đất đai trong điều kiện canh tác theo lối tư bản chủ nghĩa thì độ màu mỡ ngày càng giảm. 2. Địa tô tuyệt đối . Ngoài địa tô chênh lệch ra chủ đất còn thu được địa tô tuyệt đối.Phần trội ra cuả giá trị so với giá cả sản xuất của nông sản là nguồn gốc của địa tô tuyệt đối.Do đó địa tô tuyệt đối cũng là một phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân, do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, mà nhà tư bản thuê ruộng đất phải nộp cho địa chủ để được quyền sử dụng ruộng đất. Trong thực tế địa tô tuyệt đối là toàn bộ số chênh lệch giữa giá trị và giá cả sản xuất, hay chỉ bằng một phần của số chênh lệc ấy, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu.Bởi vậy, sự độc quyền tư hữu ruộng đất là nguyên nhân sinh ra địa tô tuyệt đối. Như vậy giá nông sản có thể cao hơn giá cả sản xuất của chúng nhưng vẫn thấp hơn giá trị của chúng, và không phải giá cả đắt lên là nguyên nhân sinh ra địa tô mà chính địa tô là nguyên nhân làm cho giá cả nông phẩm đắt.Khi độc quyền tư hữu ruộng đất bị thủ tiêu thì địa tô tuyệt đối cũng bị xoá bỏ khi đó giá nông sản sẽ hạ xuống nhưng địa tô chênh lệch vẫn còn. 3. Địa tô độc quyền. Địa tô luôn gắn với độc quyền sở hữu ruộng đất,độc chiếm các điều kiện tự nhiên thuận lợi,cản trở sự cạnh tranh của tư bản tạo nên giá cả độc quyền của nông sản. Có những loại đất có thể trồng những cây nông nghiệp hiếm có,số lượng có hạn(cam, quýt quý),hay có những khoáng sản đặc biệt,có giá trị thì địa tô của những đất đai đó sẽ rất cao,có thể xem đó là địa tô độc quyền.Nguồn gốc của địa tô này cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả độc quyền cao của sản phẩm thu được trên đất đai ấy.Những người tiêu dùng những đặc sản trồng trên đất này phải trả địa tô. * trên đất khai thác. Địa tô không phải chỉ có trong nông nghiệp. Chủ của những đất đai mà bên dưới có những khoáng sản(than đá, dầu hoả) cũng đều thu được địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối.Địa tô trên đất khai thác cũng hình thành và được quy định như địa tô đất nông nghiệp. Đối với địa tô đất khai thác giá trị, trữ lượng của khoáng sản, vị trí và điều kiện khai thác là những yếu tố quyết định. * Trên đất xây dựng. Địa tô về đất xây dựng cơ bản được hình thành như địa tô đất xây dựng.Việc hình thành địa tô chênh lệch, vị trí của đất đai là yếu tố quyết định nhất còn độ màu mỡ và trạng thái của đất đai không có ảnh hưởng lớn.Địa tô đất xây dựng tăng lên nhanh chóng do sự gia tăng của dân số, do nhu cầu về nhà ở tăng lên và do những tư bản cố định sát nhập vào ruộng đất ngày càng tăng lên. ii. bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa. 1.Địa tô tư bản chủ nghĩa là gì? Trong chủ nghĩa tư bản người thực sự canh tác ruộng đất không phải là chủ tư bản mà là những người lao động làm thuê . Nhà tư bản thuê đất của địa chủ để kinh doanh,coi nông nghiệp là một lĩnh vực đầu tư kinh doanh.Số tiền mà nhà tư bản trả cho người sở hữu ruộng đất theo hợp đồng, để được sử dụng ruộng đất trong một thời gian nhất định là địa tô tư bản chủ nghĩa. Địa tô tư bản chủ nghĩa thể hiện mối quan hệ giữa “ ba giai cấp cấu thành cái bộ xương sống của xã hội cận đại- người công nhân làm thuê, nhà tư bản chủ nghĩa và địa chủ”1(1) Giáo trình kinh tế học Mac- Lênin trang 246 .Khoản địa tô có được do nhà tư bản bóc lột người công nhân làm thuê để thu lợi nhuận bình quân. Do vậy, muốn kéo dài thời gian sử dụng đất để thu lợi nhuận nhiều hơn.Tuy nhiên chủ đất không phải không hiểu điều đó nên luôn tìm cách khống chế nhà tư bản bằng cách tăng khoản địa tô hoặc rút ngắn thời gian sử dụng đấtNhư vậy, nhà tư bản kinh doanh ruộng đất được hưởng lợi nhuận bình quân, địa chủ là chủ sở hữu ruộng đất được hưởng địa tô. Địa tô nằm ngoài lợi nhuận bình quân vì kinh doanh nông nghiệp sử dụng nhiều sức lao dộng,cấu tạ hữu cơ thấp nên lợi nhuận cao(vì giá trị thặng dư là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận). Hơn nữa là hai thứ độc quyến sở hữu ruộng đất và độc quyền kinh doanh ruộng đất ngăn cản sự di chuyển tư bản từ các ngành khác sang kinh doanh nông nghiệp. Tóm lại, địa tô TBCN là một phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh ruộng đất. 2. Giá cả hàng hoá nông phẩm được quyết định như thế nào? Giá cả hàng hoá nông phẩm được quyết định bởi giá cả hàng hoá nông phẩm được sản xuất ra trên những ruộng đất xấu nhất vì: Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, mà ruộng đất thì có hạn, không thể tạo ra đất mới,nhu cầu về lương thực ngày càng tăng, sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ra trên ruộng đất tốt và trung bình không đủ cung cấp, xã hội cần đến nông phẩm thì phải chấp nhận giá cao.Trên ruộng đất xấu nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp cũng phải thu được lợi nhuận bình quân thì họ mới tiếp tục kinh doanh. Nếu không họ sẽ bỏ sang kinh doanh ngành khác vì lợi nhuận thấp không có lãi thì họ sẽ không kinh doanh nữa. Nhà tư bản kinh doanh thuê ruộng đất xấu nhất, vẫn thu được lợi nhuận bình quân, đồng thời còn phải thu được địa tô để nộp cho chủ đất.Ta sẽ giải thích tại sao kinh doanh nông nghiệp lại thu được số giá trị thặng dư lớn hơn kinh doanh công nghiệp hay thương nghiệp.Vì giá nông phẩm được bán theo giá trị (không bán theo giá cả sản xuất như hàng hoá công nghiệp), mà giá trị hàng hoá nông phẩm lớn hơn giá trị trung bình của hàng hoá công nghiệp , vì cấu tạo hữu cơ(c/v) trong nông nghiệp thấp hơn( do nông nghiệp thường lạc hậu hơn so với công nghiệp cả về kinh tế lẫn kỹ thuật),(c/v thấp thì lợi nhuận cao) sử dụng nhiều lao động sống hơn(lao động sống mới tạo ra giá trị thặng dư).Vì trong công nghiệp có ngành có c/v nhưng cũng chỉ thu được lợi nhuận bình quân, vì trong công nghiệp sử dụng máy móc nhiều hơn sử dụng lao động sống, hơn nữa có những ngành có c/v thấp lợi nhuận cao, thì những ngành khác sẽ di chuyển tư bản sang kinh doanh ngành đó để cạnh tranh. Còn trong nông nghiệp độc quyền kinh doanh ruộng đất và độc quyền sở hữu ruộng đất đã ngăn cản việc di chuyển tư bản từ ngành khác sang kinh doanh nông nghiệp. Người kinh doanh nông nghiệp vừa thu được lợi nhuận bình quân vừa thu được địa tô để trả cho chủ đất. 3. Giá cả ruộng đất. Bản thân đất đai không phải là sản phẩm của lao động, nên nó không có giá trị.Nhưng trên thực tế đất đai có thể mua bán được như bất kỳ một hàng hoá nà khác, nó có giá cả.Gía cả đất đai là một phạm trù bất hợp lý nhưng nó ẩn giấu một quan hệ kinh tế hiện thực. Gía cả đất đai là địa tô tư bản hoá,tức là giá một mảnh đất bằng một số tiền Nếu gửi ngân hàng thì thu được một số lợi tức bằng địa tô thu được trên mảnh đất đó.Chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển thì tỷ suất lợi tức càng có xu hướng giảm xuống,làm cho giá cả ruộng đất ngày càng tăng độc lập với giá cả địa tô.Do quan hệ cung cầu về đất đai ngày càng căng thẳng, do chủ đất đầu tư vào đất đai ngày càng nhiều làm cho địa tô tăng.Điều đó đẩy giá ruộng đất lên cao hơn nữa. iii. ý nghĩa của địa tô tbcn đối với giải quyết các vấn đề ruộng đất ở việt nam hiện nay. 1.Thuế nông nghiệp. Trong kinh tế nông nghiệp, thuế là công cụ quản lý hết sức quan trọng.Đó là vì, kinh tế nông nghiệp gắn liền với tư liệu sản xuất cơ bản là đất đai. Chính sách thuế nông nghiệp thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và nông dân trong việc phân chia lợi ích kinh tế.Nên chính sách thuế phải khuyến khích nông dân đầu tư vốn sản xuất ... Trong thời kỳ tập thể hoá nông nghiệp trước đây, toàn bộ là sở hữu tập thể.Như vậy, chế độ tư hữu bị triệt tiêu, không có địa tô .Trước khi đổi mới, người đầu tư chính để phát triển nông nghiệp là nhà nước chứ không phải nông dân.Do đó địa tô chênh lệch(nếu có) được nhà nước thu lại thông qua thuỷ lợi phí, thu thuế. Mức thuế thu căn cứ vào điều kiện tự nhiên của đất đai canh tác.Nói cách khác, thuế nông nghiệp chính là địa tô mà nông dân canh tác trên ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân phải trả cho Nhà nước .Địa tô chênh lệch II đảm bảo đất đai không bị sử dụng cạn kiệt mà luôn được bổ sung, bồi dưỡng độ phì nhiêu.Qua nhiều lần sửa đổi ,“ miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ các hộ nông nghiệp sử dụng đất trong mức hạn điền và giảm thuế sử dụng thuế đối với các đối tượng khác, các trang trại có hiệu lực từ năm 2003”(2) Trích thời báo kinh tế Việt Nam 2003 – 2004 Trang 16 xem xét giảm thuế nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định,để khuyến khích nông dân bằng cái lợi hữu hình hơn nữa.Việc giảm thuế sẽ tạo điều kiện để nông dân có thêm thu nhập: một phần thu nhập đấu tư vào sản xuất nông nghiệp ....từ đó thúc đẩy sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng(3) Trích kinh tế hộ lịch sử và triển vọng phát triển, trang 355 . “Kinh nghiệm của các nước cho thấy không nước nào coi thu thuế vào nông dân là nguồn thu chủ yếu cuả ngân sách nhà nước....có chính sách thuế kích thích sản xuất,khuyến khích các cơ sở chế biến nông sản nhằm thúc đẩy sản xuất trong khu vực nông nghiệp phát triển.Thiết nghĩ kinh nghiệm của quốc gia trên thế giới cũng phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam trong gíai đoạn hiện nay”(4) Trích tạp chí thuế nhà nước tháng 11-2003 . 2.Giải quyết vấn đề đất xây dựng. Hiện nay các vấn đề liên quan đến việc giải quyết đất trong xây dựng cũng gặp rất nhiều khó khăn. “Sự tăng lên và đứng ở mức cao của bất động sản đã tác động đến bốn mặt. Một lượng vốn lớn của xã hội đã không được trực tiếp vào sản xuất kinh doanh,một bộ phận đất nông nghiệp đã bị chuyển mục đích sử dụng và một bộ phận nông dân trở thành không có việc làm.Nhà nước trên danh nghĩa chủ sở hữu đất đai phải chi ra một lượng vốn lớn khi thu hồi để giải phóng mặt bằng, chẳng khác nào mua lại đất của chính mình”(5) Trích giáo trình triết học Mác – Lênin, trang 233, 234 .Có một thực tế là đất ngày càng bị thu hẹp trong khi đó nhu cầu đất xây dựng lại tăng mạnh . Nhu cầu nhà ở,mặt bằng sản xuất,đất để xây dựng các công trình,cơ sở hạ tầng ngày càng cần thiết.Nhà nước cần phải có những điều chỉnh,quy hoạch chi tiết để giải quyết hợp lý tình trạng đất xây dựng hiện nay. Để tài nguyên đất không bị lãng phí và được sử dụng đúng mục đích. 3. Chính sách quốc hữu hoá ruộng đất và giao ruộng đất lâu dài cho người nông dân ở nước ta. Chế độ tư hữu đã ngăn cản việc đầu tư thâm canh, cản trở sự phát triển nền nông nghiệp hợp lý, làm cạn kiệt độ màu mỡ của đất đai.Do vậy vấn đề quốc hữu hóa ruộng đất đã trở thành khẩu hiệu chính của bản thân cách mạng tư sản. ở Việt Nam sau khi đất nước độc lập, trước thời kỳ đổi mới, toàn bộ tư liệu sản xuất của nông dân đã được tập thể hoá dưới danh nghĩa sở hữu tập thể.Chế độ tư hữu đã bị triệt tiêu, do đó không có địa tô trước hết là địa tô tuyệt đối.Hơn nữa người đầu tư chính để phát triển sản xuất là nhà nước chứ không phải nông dân.Nông dân không có điều kiện đầu tư và thực tế cũng không muốn đầu tư bởi ruộng đất không phải của họ. Từ khi bắt đầu đổi mới, nhờ việc giao đất đến người lao động, làm cho mỗi mảnh đất đã có chủ quản lý cụ thể, được sử dụng hợp lý và có hiệu quả hơn.Người lao động quan tâm hơn đến việc nâng cao và bồi bổ đất đai chứ không chỉ khai thác làm kiệt quệ, độ phì của đất. “ Theo luật đất đai năm 1993 người nông dân được trao quyền ổn định đất lâu dài với thời gian 20 năm đối với cây hàng năm và 50 năm đối với cây lâu năm( người sử dụng đất được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê , thừa kế, thế chấp đất được giao”(6) Trích phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, trang 67 .Bên cạnh quyền sử dụng đất lâu dài, người sử dụng đất được chuyển từ nơi kém hiệu quả sang nơi sử dụng có hiệu qủa hơn.Giao ruộng đất ổn định lâu dài cho người nông dân đã khơi dậy tính cần cù, chịu khó và tăng sự gắn bó của nông dân với ruộng đất.Nhờ chính sách giao khoán theo sản phẩm, chính sách khoán 10 cho người dân mà người dân yên tâm đầu tư cho sản xuất.Địa tô chênh lệch II thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng và chính nó đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý, có hiệu quả. “Qua 5 năm thực hiện(1993 - 1998) luật đất đai 1993 đã phát huy nhiều mặt tích cực trong sản xuất và đời sống.Đến cuối năm 1997 khu vực nông thôn đã có 64,4% số hộ sử dụng đất nông nghiệp(59.8% diện tích) và 37,4% số hộ được cấp giấy công nhận quyền sử dụng đất”(7) Trích thời báo kinh tế Việt Nam, .Nhờ những đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước như tăng đầu tư cho nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, quan tâm đến đầu ra của nông phẩm... mà ngành nông nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, nước ta từ một nước thiếu đói đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. “Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 3% năm 1987 đến 17% năm 1997” (8) Trich kinh tế nông nghiệp gia đình, nông trại, trang 64 .Tuy vẫn còn một số khó khăn nhất định như đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp,các chính sách chưa đồng bộ,đầu ra của nông phẩm còn khó khăn,kém sức cạnh tranh....Điều đó đặt ra cho Nhà nước phải tìm biện pháp để sản phẩm của nông nghiệp có thị trường tiêu thụ,nâng cao chất lượng để có khả năng xuất khẩu..... PHầN KếT LUậN Địa tô đã xuất hiện từ khi có quyền tư hữu về ruộng đất và là hình thức bóc lột chủ yếu trong xã hội phong kiến. Trong xã hội phong kiến địa tô ban đầu là tô lao dịch sau đó tô hiện vật và khi kinh tế hàng hoá phát triển thì xuất hiện tô tiền , là khoản tiền mà người thuê đất phải trả cho chủ đất, để được quyền sử dụng ruộng đất trong khoảng thời gian nhất định. Nông nghiệp là một trong ba khu vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân .CNTB không thể thống trị nền kinh tế quốc dân nếu như sau khi thống trị khu vực công nghiệp mà không thống trị khu vực nông nghiệp.Chủ nghĩa tư bản tuy thủ tiêu lối kinh doanh phong kiến nhưng vẫn không dám thủ tiêu chế độ tư hữu về ruộng đất.Việc nghiên cứu địa tô TBCN của Mác không chỉ vạch rõ quan hệ sản xuất TBCN trong nông nghiệp mà còn là cơ sở lý luận để nhà nước xây dựng các chính sách thuế với nông nghiệp và các ngành khác có liên quan một cách hợp lý, kích thích phát triển nông nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế. DANH MụC SáCH THAM KHảO 1.Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lê nin ( Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn) 2.Thời báo kinh tế Việt Nam 2003 - 2004 3. Kinh tế hộ lịch sử và triển vọng(Vũ Tuấn Anh , Trần thị Vân Anh) 4.Phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. ( Nguyễn văn Bích , Chu Tiến Quang) Mục lục Tên các đề mục Trang Phần mở đầu 1 Phần nội dung 2 I. Các hình thức của địa tô tư bản chủ nghĩa 2 * Trên ruộng đất canh tác 2 1.Địa tô chênh lệch 2 1.1 Địa tô chênh lệch I 2 1.2Địa tô chênh lệch II 3 2.Địa tô tuyệt đối 4 3.Địa tô độc quyền 4 *Trên đất khai thác 4 *Trên đất xây dựng 5 II.Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa 5 1.Địa tô tư bản chủ nghĩa là gì ? 5 2.Gía cả hàng hoá nông sản được quyết định như thế nào? 6 3.Gía cả ruộng đất 6 III.ý nghĩa địa tô đối với vấn đề ruộng đất hiện nay ở Việt Nam 7 1.Thuế nông nghiệp 7 2.Giải quyết vấn đề đất xây dựng 8 3.Chính sách quốc hữu hoá ruộng đất và giao ruộng đất lâu dài cho ngời nông dân ở Việt Nam 8 Phần kết bài 10 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0244.doc
Tài liệu liên quan