LỜI NÓI ĐẦU
Đại hội VI 1986 là mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển biến nền kinh tế nước ta, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nề kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nươc.
Nhằm cụ thể hoá đường lối chung, ngày 21/12/1990 Quốc hội đã thông qua 2 đạo luật quan trọng là luật Doanh nghiệp ( DN ) tư nhân và luật Công ty. Sự ra đời của 2 đạo luật này đã góp phần to lớn vào việc thể chế hoá nguyên tắc quyền tự do kinh doanh nhằm thiết lập
51 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1637 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luật doanh nghiệp & thực tiễn áp dụng trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những điều kiện pháp lý khung cho quá trình thành cơ chế thị trường nền kinh tế nước ta. Trong gần 10 năm tồn tại luật DN tư nhân, luật công ty đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển thành phần kinh tế tư doanh, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào kinh doanh. Cũng trong thời gian này hàng chục ngàn DN đã được thành lập thu hút lượng vốn lớn trong xã hội tạo ra nhiều việc làm mới tăng thêm thu nhập nâng cao đời sống cho người lao động.
Song hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, luật DN tư nhân đặc biệt luật công ty đã bộc lộ những bất cập thậm chí còn đang là những vạt cản đối với quá trình phát triển của các hình thức biểu hiện tự do kinh doanh vào cuộc sống thực tiễn của cơ chế thị trường hiện đại. Vì lẽ đó dưới ánh sáng của nghị quyết hội nghị lần thứ IV và nghị quyết hội nghị lần thứ VI - BCH TW Đảng khoá VIII luật DN mới được soạn thảo và được Quốc hội khoá X thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2000.
Ngay từ những ngày đầu luật DN đã được chào đón nồng nhiệt của mọi tầng lớp dân cư nói chung và của giới doanh nhân nói riêng. Những qui đình mới cảu luật DN đang thực sự đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực của nó trong giai đoạn cách mạng ngày nay, giai đoạn đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn đang tồn tại nảy sinh những mặt yếu kém, cần được khắc phục trong thực tiễn thi hành luật DN.
Là một sinh viên em rất háo hức chào đón sự ra đời của luật DN và tự nhận thấy mình có một phần trách nhiệm nào đó trong việc đưa luật DN đến với mọi người. Xuất phát từ ý tưởng đó, được sự gợi mở của các thầy cô bộ môn em quyết định chọn đề tài “ Luật DN và thực tiễn áp dụng thời gian qua” . Đây là vấn đề rất mới mẻ, thời gian nghiên cứu không nhiều cùng với lượng kiến thức hạn chế của một sinh viên nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót, nhầm lẫn, vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến quí báu của các thầy cô trong Bộ môn cùng với bạn đọc để bản đề tài được hoàn thiện thoả lòng khát khao tìm hiểu luật DN của bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn !
I) TỪ LUẬT DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN, LUẬT CÔNG TY ĐẾN LUẬT DOANH NGHIỆP :
Nghị quyết Đại hội VI là bước chuyển biến quan trọng mang ý nghĩa lịch sử đối với nền kinh tế nước ta. Trong một thời gian dài, dưới tác động của cơ chế kế hoạch hoá , nền kinh tế nước ta trì trệ và khủng hoảng, trong điều kiện đó sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước là một nhu cầu bức thiết làm sống dậy những tiếm năng của nền kinh tế quốc dân. Cụ thể hoá đường lối trên nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật ,trong đó hai đạo luật quan trọng : Luật Công Ty, Luật Doanh Nghiệp Tư Nhân là hành lang pháp lý cho sư ra đời và phát triển của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau , hai luật trên đã trở lên bất cập , không đáp ứng kịp sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế, trở lên kìm hãm sự phát triển nền kinh tế nói chung và thành phần kinh tế tư doanh nói riêng . Trước yêu cầu đó , luật Doanh Nghiệp đã được Quốc Hội thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999, và có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 1 năm 2000
1/ Luật Doanh Nghiệp Tư Nhân, Luật Công Ty, thành tựu, hạn chế và sự ra đời Luật Doanh Nghiệp.
Luật Doanh Nghiệp Tư Nhân, Luật Công Ty được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1990, có hiệu lực thi hành ngày 12 tháng 7 năm 1991. Là hai đạo luật cơ bản tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Sở dĩ nói như vậy, bởi vì trước đó khi chưa có Nghị Quyết Đại Hội VI, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, theo cơ chế này phần lớn tư liệu sản xuất trong xã hội được tập trung vào một trung tâm duy nhất - đó là nhà nước, nhà nước thông qua hệ thống cơ quan hành chính và các đơn vị trực thuộc - vừa tiến hành kinh doanh vừa quản lý hoạt động kinh doanh, các thành phần kinh tế khác không có điều kiện phát triển, nếu có chỉ là những cơ sở kinh doanh vụn vặt. Điều này kìm hãm hạn chế tiềm năng của các thành viên trong xã hội, bởi trong một xã hội lạc hậu như nước ta, đang trong giai doạn quá độ thì như Mac đã nói : Tồn tại nhiều thành phần kinh tế, các thành phần này tồn tại đan xen, đấu tranh và triệt tiêu lẫn nhau, mỗi một thành phần có một trình độ nhất định, một tiềm năng kinh tế riêng. Do đó muốn tận dụng được tiềm năng đất nước, không còn cón đường nào khác là phải sử dung triệt để năng lực của mỗi thành phần, mỗi cá nhân, cón người cụ thể .
Xuất phát từ lý luận đó, cùng thực tế kinh tế đất nước. Đại Hội VI đã chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm và tiến hành cải cách nền kinh tế: trên nguyên tắc giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi tiềm năng của đát nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của quốc tế để phát triển lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất CHXHCN .
Để đưa tư tưởng này vào thực tiễn cuộc sống, Đảng đã chỉ đạo nhà nước phải nhanh chóng cụ thể hoá đường lối trên thông qua văn bản pháp quy tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động nền kinh tế. Luật DN Tư nhân, Luật CTy ra đời trong điều kiện như vậy, và ngay tư khi ra đời nó đã phát huy tác dụng vô cùng to lớn của mình. Thành tựu đầu tiên và cũng dễ nhận thấy nhất như chúng ta đã đề cập ở trên : Là cơ sở pháp lý cho tư tưởng chỉ đạo của Nghị Quyết ĐH VI .nó đã mở ra cơ hội mới cho mọi thành phần kinh tế trong xã hội tạo đièu kiện cho các thành phần tham ra vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua năng lực của mình mọi chủ thể đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật như điều 3 Luật DNTN, điều 4 Luật CT, nó là cơ sở đảm bảo pháp lý cho sư phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước . Khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành viên có tài sản, vốn đầu tư vào kinh doanh dười hình thức một chủ hoặc để phân chia rủi ro, thu hút nguồn vốn lớn, tăng khả năng cạch tranh các chủ thể hoàn toàn có thể liên kết với nhau thành lập công ty dưới hình thức công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Ngoài ra sự ra đời Luật CT, Luật DNTN còn góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện pháp luật kinh tế, khắc phục những khuyết tật trong các văn bản pháp luật trước đây, nó đã nhất thể hoá về mặt pháp lý các quy định riêng rẽ của các địa phương, nó là cơ sở cho sự ra đời và hoạt động của DNTN, công ty loại hình doanh nghiệp mới trong nên kinh tế nước ta, bên cạnh các loại hình doanh nghiệp đã có.
Trong gần 10 năm tôn tại những thành tựu mà luật DNTN , luậtCTy đạt được có thề được lượng hoá thông qua những cón số ,nó tác động tích cực đối sự phát triên khu vưc kinh tế tư doanh nói riêng và đối nền kinh tế nói chung. Trong thời gian này đã có hơn 38000 doanh nghiệp đăng ký thành lập với tổng số vốn đăng ký khoảng 21000 tỷ đồng .Các doanh nghiêp đã tạo được hơn 500000 chỗ làm mới ,va có đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước,công ty và DNTN da tạo ra khoảng 8% tổng sản phẩm xã hội,ngoài ra còn 1,5 triệu hộ kinh doanh cá thể theo nghị định 66/HĐBT,sử dụng hơn 3 triệu lao động, các hộ kinh doanh này tạo ra khoảng 9% tổng sản phẩm xã hội . Sự xuất hiện và phát triển các loại hình kinh doanh này góp phần làm cho nền kinh tế trở nên sôi động và linh hoạt hơn đáp ứng nhu cầu đa dạng cuộc sống .
Tuy nhiên ngày nay do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hai đạo luật trên không còn phù hợp. Xã hội loài người cũng như một cơ thể sống, nó luôn luôn vận động không ngừng cón người luôn có xu hướng tự hoàn thiện mình và thông qua tác động của mình cải tạo thế giới được tốt đẹp hơn. Trong học thuyết về hình thái kinh tế xã hội Mác đã khẳng định rằng: lực lượng sản xuất xét đến cùng đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi phương thức sản xuất dẫn đến thay đổi toàn bộ các quan hệ xã hội và thay đổi chế độ này bằng chế độ khác .
Theo quan điểm trên LLSX luôn luôn phát triển, gắn liền với sự phát triển của KHKT, sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của khoa học đã đẩy LLSX phát triển không ngừng, sự phát triển LLSX đòi hỏi QHSX phải được thay đổi cho phù hợp với tính chất, trình độ LLSX, sự phát triển chậm hơn của kiến trúc thượng tầng đã kìm hãm sự phát triển của cơ sở hạ tầng tức nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta từ khi chuyển đổi cơ cấu, do tận dụng được tối đa tiềm năng đất nước đã có những bước biến chuyển không ngừng, các quan hệ kinh tế ngày càng đa dạng và phức tạp, nhu cầu SXKD ngày càng tăng. Trong môi trường canh tranh khốc liệt cơ hội được tính bằng giây, bằng phút các Doanh Nghiệp đòi hỏi cần có sự thông thoáng, tự chủ hơn trong kinh doanh ...Những nhu cầu đó luật DNTN, luật Cty không thể đáp ứng, do luật được ban hành ngay trong thời kỳ đầu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế, lên các mối quan hệ kinh tế đã xuất hiện song chưa bộc lộ đầy đủ xu hướng phát triển dẫn đến khó dự đoán quy luật vận động của nó. Hơn nữa các nhà làm luật trong một chừng mực nào đó còn hạn chế về khả năng và trình độ ,lại vừa trải qua một thời gian dài với lối tư duy kinh tế cũ khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình soạn thảo .
Một lý do nữa không kém phần quan trọng :đó là sự ra đời của hàng loạt các đạo luật, bộ luật trong thời gian này, trên mọi lĩnh vực: Bộ Luật Dân Sự, Luật Thương Mại, Luật Khuyến Khích Đầu Tư Trong Nước ,... dẫn đến sự thiếu đồng bộ, nhất quán trong các quy phạm pháp luật.
Từ những nguyên nhân đó dẫn đến sự ra đời của luật Doanh Nghiệp ngày 12/6/1999.
2/ Nội dung luật Doanh Nghiệp và những đổi mới .
Luật DN được ban hành xuất phát từ nhu cầu thực tế của nền kinh tế nhằm thay thế luật DNTN và luật Cty ngày 21 tháng 12 năm 1990, có hiệu lực thi hành ngày tháng 1 năm 2000. Luật DN ra đời là cả một quá trình tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu thực tế, từ những sai lầm, thiếu sót trong công tác làm luật trước đây, từ những bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới.
2.1. Mục tiêu của luật DN
Hoạt động của cón người, theo Mac: Đó là hoạt động có ý thức bởi vậy trước khi thực hiện một hành vi, một công việc cón người luôn xác định cái mà mình mong muốn đạt được thông qua hành vi hay công việc đó. Mỗi một quy phạm pháp luật được ban hành ra nó trở thành khuôn mẫu, mực thước mang tính cưỡng chế đối với các chủ thể khi tham gia vào quan hệ đó. Do đó quá trình ban hành văn bản pháp luật phải tuân theo trình tự, thủ tục chặt chẽ có như vậy sản phẩm tạo ra mới thực sự có hiệu quả nâng đỡ, bảo vệ các quan hệ xã hội được nó điều chỉnh, vì đặc trưng này của các quy phạm pháp luật, lên trước khi tiến hành soạn thảo, nhà làm luật phải luôn xác định muc tiêu cần đạt được của dự luật mà mình định ban hành, trên cơ sở muc tiêu đả được xác định, nó sẽ quyết định phương hướng ban hành văn bản pháp luật. Luật DN cũng không nằm ngoài quy luật trên, tư tưởng chỉ đạo của luật DN là nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Xuất phát từ thực tế nền kinh tế, kế thừa những bài học kinh nghiệm qua việc thi hành luật DNTN, luật Cty, nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế và sự phát triển nền kinh tế thời gian tới. Luật DN cần phải cởi bỏ những hạn chế, kìm hãm đối nền kinh tế nói chung, đối các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng, giải phóng và phát huy mọi lực lượng, mọi tiềm năng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi thành phần, mọi cá nhân, mọi doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho kinh kế tư nhân phát triển. Đây là mối quan hệ cơ bản trong một phương thức sản xuất, mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, cơ sở hạ tầng có tính quyết định đến tính chất,hình thức kiến trúc thượng tầng, song đến lượt nó, kiến trúc thượng tầng lại tác động ngược trở lại. Do đó mục đích đầu tiên mà luật DN hướng tới không phải là cái gì khác, mà chínhlà hiện thực của nền kinh tế và xu hướng tiến triển của các mối quan hệ kinh tế.
Như chung ta dã biết cón người trong xã hội chủ nghĩa vừa là chủ thể cải tạo xã hội, vừa là mục tiêu của cải tạo, do đó trong đường lối chính sách của mình đảng luôn đặt vấn đề cón người lên vị chí hàng đầu, làm sao để mọi người trong xã hội đều có cơ hội phát huy mọi năng lực của mình để tạo ra của cải cho bản thân, cho gia dình và cho xã hội, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống người lao động. Luật DN cũng vậy với việc quy định những loại hình doanh nghiệp mới, đồng thờivới việc đơn giản hoá thủ tục hành chính, cùng với việc bãi bỏ các loại giấy phép không cần thiết là điều kiện để huy động tối đa nguôn lực trong xã hội, tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới cho người lao động.
2.2. Những nội dung mới được quy định trong luật Doanh Nghiệp .
Luật DN đươc chia thành 10chương và 124điều. Quy định địa vị pháp lý của các loại hình DN: quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức của mỗi loại hình đó...
Luật DN là văn bản kế thừa và phát triển của hai đạo luật, luật DNTN, luật Cty nó không phủ định sạch trơn các chế định trong hai đạo luật này, trên cơ sở giữ lại những quy dịnh phù hợp, sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp, đồng thời bãi bỏ những quy định đã lỗi thời, lạc hậu không đáp ứng dược yêu cầu nền kinh tế trong giai doạn mới, giai đoạn Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
So với pháp luật kinh doanh trước đây luật Doanh Nghiệp có những nội dung mới cơ bản sau đây:
2.2.1. Luật DN bỏ thủ tục xin giấy phép thành lập.
Trong thời gian qua do kế thừa tư duy quản lý kinh tế cũ: bộ máy hành chính cồng kềnh, kém hiệu quả, thủ tục nặng nề của nền kinh tế kế hoạch hoá, tập chung do đó tệ giấy tờ, quan liêu của một số cá bộ gây lên sự bất bình trong các tầng lớp nhân dân .
Đại hội VIII đã nhấn mạnh vấn đề cải cách nền hành chính nước ta là nhiệm vụ bức thiết trong giai đoạn cách mạng hiện nay, nhằm phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, trong đó cải cách thủ tục hành chính được cói là trọng tâm, cốt lõi trong cải cách hành chính quốc gia .
Để thực hiện Nghị Quyết trên, đồng thời đáp ứng những mong muốn thiết thực của giới kinh doanh, phù hợp với sự phát triển mới của nền kinh tế đất nước, phù hợp với thông lệ quốc tế, luật Doanh Nghiệp qui định bỏ giai đoạn xin giấy phép thành lập.
Trước đây trong luật Cty, luật DNTN qui định trước khi thành lập, người muốn lập doanh nghiệp phải gửi hồ sơ xin phép thành lập đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hồ sơ xin giấy phép phả bao gồm các dữ liệu về thân nhân người muốn thành lập, các điều kiện về vốn, ngành nghề kinh doanh, phương án kinh doanh ... Trong một chừng mực nào đó việc qui đinh như vậy cũng có một ý nghĩa nhất định : giúp nhà nước có khả năng quản lý được các doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sắp được thành lập, nắm được qui mô cũng như lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm, đồng thời đả bảo nguồn vốn cho các nhà đầu tư khi góp vào công ty. Doanh nghiệp muốn được cấp giấy phép thành lập phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về vốn, ngành nghề kinh doanh phải có phương án kinh doanh khả thi ... đây là bước nặng nề nhất đối với doanh nghiệp bởi vì với qui định như vậy, người muốn thành lập phải xin nhiều loại giấy tờ, chứng thực khác nhau. Lợi dụng sơ hở đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều loại giấy phép chuyên ngành, lĩnh vực mà mình quản lý tạo ra nhưng tiêu cực không đáng có trong xã hội, nạn cửa quyền,tham nhũng có đất tồn tại.
Sau khi được cấp giáy phép thành lập,người muốn thành lập phải tiến hành đăng ký kinh doanh tại sở Kế Hoạch-Đầu Tư,nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.Việc quy định các cơ quan khác nhau cùng có thẩm quyền liên quan đến việc xem xét hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp, trong khi các cơ quan đọc lậpvới nhau, chỉ xem xét phần việc của mình do đó thời gian hoàn thành việc thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh mất rất nhiều thời gian thường từ bốn đến sáu tháng, cùng với một khoản lệ phí không nhỏ.
Xét về mặt quản lý trong giai đoạn ngày nay, khi mà đảng và nhà nước đang có chủ trương cải cách thủ tục hành chính, thì quy định như vậylà không hợp lý và đi ngược lạivới đường lối, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng ngày nay. Xét về mặt hiệu quả, quy dịnh như vậy khong tạo ra hiệu quả trong công tác quản lý, vìcó có quá nhiều cơ quan tham gia vào cùng một vấn đề, trong khi đó khong có một cơ quan nào chịu trách nhiệm chính dẫn đến nhà nước rất khó quản lý một cách tập chung các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Hơn nữa quy định như vậy không khuyến khích được các nhà đàu tư bỏ vốn vào kinh doanh bởi thủ tục quá rườm rà dẫn đến tốn kém thời gian, tiền của ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất của nhà đầu tư.
Xuất phát từ những lý do đó, luật DN quy dịnh trình tự thành lập doanh nghiệp chỉ còn bước đăng ký kinh doanh, trong bước này, người muốn thành lập doanh nghiệp tiến hành lập hồ sơ gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền-phòng ĐKKD cấp tỉnh thuộc sở KH_ĐT. Lụât DN không chỉ bỏ bước xin phép thành lập, mà ngay trong bước ĐKKD luật quy định rõ ràng: cơ quan ĐKKD không được yêu cầu, đòi hỏi những giấy tờ khác ngoài những giấy tờ quy định trong luật DN bao gồm: đơn đăng ký kinh doanh; điều lệ đối công ty; tên chủ sở hữu đối DNTN, danh sách đối công ty; đối ngành nghề kinh doanh đòi hỏi có vốn pháp định thì phải có giấy tờ chứng thực nguồn vốn đó. Rõ ràng với việc quy định cụ thể các loại giấy tờ mà người muốn thành lập doanh nghiệp phải nộp trong hồ sơ của mình là một bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính, tránh được hiện tượng các cơ quan nhà nước tuỳ tiện ban hành các loại giấy phép cón gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong quá trình thành lập doanh nghiệp.
Ngoài ra với quy đinh như vậy thì trách nhiệm của nhà nước phần nào được giảm nhẹ, theo quy định tại k2 Đ12 cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ chịu trach nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ ĐKKD, còn về các lĩnh vưc khác liên quan đến tình hình tài chính, hoạt động của các doanh nghiệp... thì buộc các nhà đầu tư phải tự tìm hiểu, nếu muốn cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều này khác với trước đây, khi mà các doanh nghiệp thường thông qua sự xác nhận của nhà nước để đánh giá tình hình kinh doanh của các đối tác, bạn hàng từ đó xuất hiện tư tưởng dựa dẫm, trông chờ vào các cơ quan nhà nước dẫn đến tình trạng, thông tin thiếu chính xác, không cập nhập và còn là cơ sở phát sinh các tệ nạn trong quản lý hành chính nhà nước. Để việc tìm hiểu được dễ dàng, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin cần thiết về các doanh nghiệp cho những đơn vị, cá nhân có yêu cầu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm được bạn hàng phù hợp nhất với mình.
2.2.2. Luật Doanh Nghiệp bỏ mức vốn pháp định đối hầu hết các ngành nghề kinh doanh.
Vốn của doanh nghiệp là cơ sở vật chất quan trọng nhất để chủ doanh nghiểp triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh, hơn nữa vốn còn là bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp đối các chủ nợ. Do đó luật DNTN, luật Cty quy định vốn pháp định là một trong những điều kiện bắt buộc phải có để có thể thành lập doanh nghiệp. Điều này có nghĩa: vốn đầu tư ban đầu mà doanh nghiệp bỏ ra phải phù hợp với quy mô, ngành nghề dự định kinh doanh .Số vốn này không được thấp hơn số vốn tối thiểu mà pháp luật quy định, tuỳ thuộc vào ngành nghề,lĩnh vực kinh doanh và loại hình doanh nghiệp, đây là mức bảo đảm tối thiểu về tài sản của doanh nghiệp đối với khách hàng.
Tuy nhiên trong khi thi hành hai đạo luật này, thì quy định về mức vốn pháp định không còn phát huy được hiệu quả như ý nghĩa ban đầu của nó, tức thể hiện khả năng kinh tế của doanh nghiệp và đảm bảo khả năng thanh toán cho chủ nợ. Thưc tế cho thấy cả hai ý nghĩa trên đều không được đảm bảo, vì nhà nước không quản lý được nguồn vốn của doanh nghiệp sau khi được thành lập, dẫn đến có doanh nghiệp khi làm hồ sơ thành lập đã đi vay mượn toàn bộ số vốn pháp định để đủ điều kiện khi thành lập nhưng sau đó lại rút toàn bộ số vốn để trả nợ, thực tế là doanh nghiệp được thành lập mà không có vốn, đây chính là sơ hở để các doanh nghiệp lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhau. Bên cạnh đó việc quy định về mức vốn pháp định đã tạo điều kiện cho hiện tượng cửa quyền, tham nhũng phát triển làm giảm lòng tin của nhân dân, doanh nghiệp vào các chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước.
Vì vậy luật DN quy định: các doanh nghiệp ĐKKD hầu hết các ngành nghề đều không cần tuân thủ quy định về vốn pháp định, trừ một số ngành nghề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự thăng trầm nền kinh tế dẫn đến đòi hỏi cần có sự đảm bảo về mặt tài chính như: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán... quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp, vừa giảm bớt thủ tuc hành chính ,vừa nâng cao trách nhiệm của chính doanh nghiệp trước khi giao kết hợp đồng kinh tế .
Nhưng một câu hỏi đặt ra: Làm sao có thể bảo vệ được lợi ích của các chủ nợ, khi bỏ các quy định về vốn pháp định ? giải pháp cho câu hỏi này trước tiên ở phía các nhà kinh doanh ,để đảm bảo quyền lợi của mình đòi hỏi mỗi doanh nhân trước khi ký kết hợp đồng với khách hàng đều phải xem xét kỹ lưỡng năng lực tài chính của khach hàng đó chánh trường hợp lừa đảo ,gian lận trong kinh doanh .Về mặt pháp luật để giải quyết vấn đề này trong luật Doanh Nghiệp đã quy định một loạt các nguyên tắc và nghĩa vụ của DN đối với vốn và tài sản .
Với các loại hình công ty luật quy định: DN chỉ được giảm vốn điều lệ, thanh toán phần vốn góp hoặc cổ phần được mau lại, chia lợi nhuận, trả cổ tức, ... Khi mà doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và các nghĩa vụ tài sản khác. Ngoài ra luật còn quy định các biện pháp khác để bảo vệ quyền lợi các chủ nợ: Tài sản góp vốn nếu không phải là tiền VN, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì phải được định giá và được thông qua theo nguyên tắc nhất trí. Trong thường hợp định giá cao hơn so với giá trị tài sản tại thời điểm góp vốn, thì người góp vốn và người định giá phải góp đủ số vốn như trong biên bản định giá, nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường. Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có bằng chứng cho rằng tài sản đã được định giá sai so với giá trị thực của nó thì có quyền yêu cầu cơ quan ĐKKD buộc người định giá phải định giá lại giá trị tài sản góp vốn. Sở dĩ phải quy định như vậy, vì với các loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạnvề công nợ trên tài sản hiện có của doanh nghiệp, thì việc định giá cao hơn giá trị thực của tài sản dễ làm cho khách hàng lầm tưởng khả năng thanh toán của doanh nghiệp dẫn đến ký kết hợp đồng, song thực tế tài sản của doanh nghiệp lại không đủ để bảo đảm khoản nợ đối khách hàng, đặc biệt khi doanh nghiệp bị phá sản khách hàng có thể mất một khoản tiền nào đó ứng với phần tài sản bị định giá sai.
Đối loại hình Cty TNHH hai thành viên trở lên luật DN quy định, nếu không góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết, thì số vốn đó được cói là nợ của thành viên đối công ty và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết. Bản thân người đại diện theo pháp luật còn phải báo cáo về trường hợp nói trên cho cơ quan ĐKKD trong thời hạn nhất định, kể từ thời điểm cam kết góp vốn, sau thời hạn này mà khong thông báo bằng văn bản đến cơ quan ĐKKD ,thì người đại diện theo pháp luật của công ty phải liên đới chịu trách nhiệm cùng với thành viên chưa góp đủ vốn về phần vốnchưa góp và thiệt hại phát sinh do số vốn đó gây ra. Quy định như vậycũng do xuất phát từ bản chất của loại hình Cty TNHH tức chỉ chịu trách nhiệm công nợ công ty trên cơ sở phần vốn góp, do đó số vốn thiếu của thành viên được chuyển sang nợ, tương đương một khoản tài sản mà công ty có, do vậy chủ nợ yên tâm hơn mặc dù tài sản đó không thực có tại Cty.
Ngoài những nguyên tắc trên, để bảo vệ lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư luật còn quy định chế độ hậu kiểm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối các doanh nghiệp thông qua chế độ thanh tra và kiểm tra, điều này khong những giúp cơ quan nhà nước tình hình các doanh nghiệp, mà còn có tác dụng cung cấp các thông tin về khả năng tài chính, nguồn vốn khả dụng của các doanh nghiệp cho các khách hàng có nhu cầu.
2.2.3. Luật Doanh Nghiệp qui định về công ty TNHH một thành viên .
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một loại hình doanh nghiệp mới lần đầu tiên được đưa vào nước ta mặc dù nó đã được luật hoá từ lâu trên thế giới. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của giới kinh doanh, một số người trong số họ có vốn và đầu tư vào kinh doanh, song họ không muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân bởi tính rủi ro qúa cao của nó, do DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp, song họ cũng không muốn góp vốn vào công ty do không muốn chia sẻ quyền chủ động trong kinh doanh cũng như những khoản lợi mà doanh nghiệp có thể thu dược .
Trong thực tế những năm qua mặc dù pháp luật không quy định loại hình doanh nghiệp này nhưng lại mặc nhiên cho nó tồn tại dưới một số hình thức và tên gọi khác như : DNNN do nhà nước làm chủ sở hữu duy nhất, doanh nghiệp cuả các tổ chức trính trị, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ngoài ra còn tồn tai một thực tế là, hiện nay có nhiều công ty TNHH được thành lập và đang hoạt động trên danh nghĩa hai thành viên trở lên nhưng thực chất là công ty TNHH một thành viên, bởi các thành viên góp vốn có thể là vợ, chồng hoặc anh em bạn bè nhờ đứng tên cho đủ điều kiện đang ký kinh doanh theo quy định của pháp luật .
Từ nhu cầu và thực tế đó cùng với việc xem xét kinh nghiệm các nước trên thế giới, luật DN đã đưu vào loại hình công ty TNHH một thành viên .
Tại điều 46 luật DN quy định "công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu ,chủ sở hữu chịu trách nhiệm về công nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ của công ty". Như vậy theo luật DN thì chỉ có các tổ chức mới đươc phép thành lập công ty TNHH một thành viên, đây là điểm khác biệt giữa pháp luật nước ta với pháp luật các nứơc trên thế giới và khác biệt với luật Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam. Điều khác biệt cơ bản công ty TNHH một thành viên với DNTN là ở việc quy định trách nhiệm của chủ sở hữu đối nghĩa vụ và các khoản nợ của doanh nghiệp, và đây cũng chính là yếu tố tạo lên ưu điểm của công ty TNHH một thành viên so với DNTN; việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp của công ty được thực hiện một cách dễ dàng, khác với loại hình DNTN chủ sở hữu chỉ được cho thuê hoặc bán toàn bộ doanh nghiệp cho người khác. Công ty TNHH chuỷên sang hoạt động theo cơ chế của công ty TNHH hai thành viên trở lên khi mộtphần vốn được chuyển nhượng cho người khác. Cũng như DNTN, cty TNHH một thành viên không được phép phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào ra công chúng để huy động vốn. Cty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh .
2.2.4. Luật công ty quy định về loại hình công ty Hợp Danh.
Trên thế giới từ lâu đã tồn tại hai loại công ty: công ty đối nhân, công ty đối vốn. Việc chia làm hai loại hình công ty là căn cứ vào tính chất liên kết, chế độ trách nhiệm của thành viên công ty và ý chí của nhà lập pháp.
Cty đối nhân là những công ty mà việc thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi độ tin cậy về nhân thân của các thành viên tham gia, vốn là nhân tố thứ yếu. Đặc điểm cơ bản nhất của công ty đối nhân là: không có sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản thành viên, các thanh viên liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về công nợ của công ty hoăc it nhât phải có một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ đó. Hiện nay cty Đối nhân tồn tại dưói hai dạng cơ bản: công ty Hợp Danh và công ty Hợp Vốn Đơn Giản .
Công ty Hợp Danh là công ty mà trong đó các thành viên cùng nhau tiến hành các hoạt động kinh doanh dưới cùng một doanh nghiệp và cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Vì tính chất liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên các thành viên phải có sự hiểu biết rõ về thân nhân cũng như trình độ, chuyên môn và khả năng tài chính của nhau. Công ty Hợp Danh được thành lập khi có ít nhất hai thành viên thoả thuận với nhau trên cơ sở hợp đồng thành lập công ty. Chủ nợ có thể yêu cầu bất cứ thành viên nào thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đối với mình và thành viên đó không được quyền từ chối ,song có quyền yêu cầu các thành viên còn lại bồi hoàn.. Trong công ty hợp Danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản của công ty và tài sản cá nhân thành viên, sự chuyển dịch từ tài sản chung sang tài sản riêng được thực hiện một cách dễ dàngvà rất khó kiểm soát.
Đối với công ty hợp vốn đơn giản thì ngoài thành viên hợp danh còn có thành viên góp vốn, cũng giống như công ty Hợp Danh, thành viên hợp danh của công ty Hợp Vốn Dơn Giản cũng phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty, còn thành góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm trên phần vốn mà họ đóng góp. Như vậy, so với công ty Hợp Danh công ty Hợp Vốn Đơn Giản có khả năng thu hút được nguồn vốn lơn hơn, và rủi ro của các thành viên hợp danh cũng phần nào được san sẻ cho các thành viên góp vốn, vì thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về công nợ của công ty trên phần vốn mà họ đóng góp, do đó họ bị hạn chế quyền điều hành và quản lý công ty, cụ thể :họ không có quyền đại diện công ty trong các quan hệ đối ngoại, cũng như không có quyền tham gia biểu quyết trong các cuộc họp của công ty.
Thực tế ở nước ta trong thời gian qua có một bộ phận dân cư có tiền, muón tham gia kinh doanh, nhưng họ không muốn góp vốn vào công ty cổ phần vì loại hình này chưa phát triển, và không phù hợp với tâm lý cộng đồng của người Việt Nam, hơn nữa thị trường chứng khoán ở nước ta chưa đi vào hoạt động. Đối với công ty TNHH thì qui định quá chặt chẽ về đối tượng tham gia thành lập công ty, đồng thời do tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn, nên nó không tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng đặc biệt là những dịch vụ mà hậu quả của nó có thể xảy ra rất nghiêm trọng như: dịch vụ tư vấn pháp lý, tư vấn xây dựng ... Trong khi đó họ không muốn một mình gánh chịu rủi ro dưới hình thức DNTN, vì như vậy có thể dẫn tới sự khánh kiệt gia tài của họ .
Xuất phát từ thực tế đó, trên cơ sở luật Khuyến Khích Đầu Tư Tong Nước và chủ trương thu hút mọi nguồn lực, tiềm năng của đất nước để phát triển kinh tế. Luật DN đã qui định một loại hình doanh nghiệp mới đó là công ty hợp doanh. Công ty Hợp Doanh theo luật DN ngày 12/6/1._.999 nó không giống với loại hình công ty HD truyền thống của các nước trên thế giới, mà nó là sự hoà trộn giữa hai loại hình công ty HD và công ty hợp vốn đơn giản, tức là vừa có các thành viên hợp danh, chịu trách nhiệm vô hạn về công nợ công ty, lại vừa có các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về công nợ công ty trên phần vốn mà mình đã góp. Việc qui định loại hình công ty HD trong luật DN là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật kinh doanh ở nước ta, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu của giới kinh doanh mà còn phù hợp với thông lệ quốc tế, là loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất đối với các ngành nghề đòi hỏi trách nhiệm cao của cá nhân với chất lượng của dịch vụ mà mình cung ứng .
Trên đây là những nội dung mới, cơ bản mà luật DN đã đưa ra, ngoài ra luật DN còn qui định mới về đối tượng được quyền tham gia thành lập, quản lý và góp vốn vào các doanh nghiệp nhằm bảo đảm tnhs thống nhất giữa luật DN với các văn bản pháp luật khác như: Bộ Luật Dân Sự, luật Thương Mại, pháp lệnh Công Chức ... đồng thời góp phần phát huy tối đa mọi nguồn lực hiện có trong xã hội vào đầu tư và phát triển sản xuất, thúc đẩy mọi người làm giàu hợp pháp bằng tài năng và nguồn vốn của mình. Luật DN qui định mọi người đèu được quyền quản lý và thành lập doanh nghiệp chỉ trừ các đối tượng sau: cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước và công quĩ để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho đơn vị mình: cán bộ, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân Đội Nhân Dân, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các đơn vị thuộc Công An Nhân Dân; cán bộ lãnh đạo quản lý nghiệp vụ trong các DNNN ,người chưa thành niên, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự ; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đang trong thời gian bị toà án tước quyền hành nghề vì phạm một số tội về kinh tế ;những người đảm nhiệm một số chức danh của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản ; người nước ngoài không thường trú ở Việt Nam .
Cùng với việc mở rộng đối tượng được thành lập và quản lý doanh nghiệp , luật DN còn cho phép mọi cá nhân , tổ chức được quyền góp vốn vào doanh nghiệp , trừ cơ quan nhà nước ,đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước và công quĩ góp vốn thu lợi riêng cho cơ quan , đơn vị mình ,các đối tượng không được quyền góp vốn vào doanh nghiệp theo qui định của pháp luật về cán bộ , công chức . Ngoài ra luật còn qui định tổ chức , cá nhân nước ngoài không thường trú tai Việt Nam , người Việt Nam định cư ở nước ngoài được góp vốn vào công ty TNHH ,công ty cổ phần và công ty Hợp Danh theo qui định luật Khuyến Khích Đầu Tư Trong Nước .
II/ THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT DOANH NGHIỆP .
Luật DN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2000 .việc đưa luật doanh nghiệp vào cuộc sống là một nhu cầu bức thiết nhằm cụ thể hoá đường lối , chủ chương của Đảng , nhà nước về CNH-HĐH trong giai đoạn cách mạng ngày nay . Hoàn thiện một bước cơ chế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa , tạo hành lang pháp lý chặt chẽ và thống nhất , cải cách thủ tục hành chính theo xu hướng đơn giản gọn nhẹ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn mới . Đồng thời mở ra một môi trường kinh doanh thuận lợi , bình đẳng cho mọi cá nhân , tổ chức có nhu cầu , làm giàu chân chính và sẽ không phải là vô căn cứ khi nói rằng :trong một tương lai không xa , luật DN sẽ là đạo luật chính , duy nhất qui địn về địa vị pháp lý của các loại hình doanh nghiệp đang tồn tại trong nền kinh tế nước ta . Sở dĩ chúng ta khẳng định như vậy bởi xét ngay bản thân luật DN các nhà làm luật đã có dụng ý đưa ra hai phần riêng biệt :
Phần chung qui định những vấn đề chung nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp như qui chế thành lập , phạm vi điều chỉnh , quản lý nhà nước và ngành nghề kinh doanh ...
Phần riêng đề cập những vấn đề mang tinh đặc trưng của mỗi loại hinh doanh nghiệp trong nền kinh tế .
Qui định như vậy vừa không mất đi nét riêng biệt của mỗi loại hình , lại vừa thống nhất những phạm trù pháp lý chung đảm bảo quyền tự do , bình đẳng theo pháp luật trong kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế . Tiến tới đưa các loại hinh doanh nghiệp ở các văn bản khác nhau , thống nhất dưới sự điều chỉnh của luật DN . Như DNNN , doanh nghiệp tập thể của các tổ chức chính trị , tổ chức chính trị xã hội có thể cổ phần hoá theo loại hình công ty cổ phần hoặc hoạt động như công ty TNHH một thành viên ; HTX có thể chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty hợp danh, công ty TNHH , công ty cổ phần ; các doanh nghiệp nước ngoài thì tuỳ thuộc vào tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài và bên VN mà tương ứng với loại hình công ty TNHH một thành viên hay hai thành viên trở lên ...
Đây là một điểm tiến bộ mang tính lâu dài mà luật Doanh Nghiệp đã dự liệu , tránh hiện trạng tản mạn về pháp luật , loại bỏ những bất đồng , mâu thuẫn mà những văn bản pháp luật khấc nhau đưa ra . Song để tư tưởng này được thực hiện chúng ta cần phải có thời gian , khi mà các mối quan hệ kinh tế giữa các thành phần kinh tế phát triển đến một mức độ nhất định , giữa các thành phần không có sự khác biệt quá xa về năng lực cũng như trình độ , đó cũng là lúc tư tưởng tự do và bình đẳng theo pháp luật trong kinh doanh được thực hiện không chỉ đối với các thàmh phần kinh tế trong nước mà cả đối các chủ đầu tư nước ngoài , tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh , thúc đẩy nội lực trong nước và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài .
Theo thống kê chưa đày đủ ,tính đến ngày 30 tháng 6 năm2000 cả nước có 6441 doanh nghiệp được thành lập mới theo luật DN với tổng số vốn đăng ký là 5.733.598(triệu) ,bao gồm 3031 DNTN,3132công tyTNHH,và 282 công ty cổ phần.Tính riêng thành phố HCM số doanh nghiệp mới đăng ký tăng 89% so với cùng kỳ năm trước , tổng số vốn đăng ký 2626.8 tỷ tăng 52% so với cùng kỳ năm trước .
Về cơ cấu nghành nghề kinh doanh cũng có chuyển biến theo hướng tích cực , xu hướng chuyển mạnh sang đăng ký các nghành nghề như : chế biến , nông nghiệp ,lâm nghiệp , số các doanh nghiệp đăng ký các nghành nghề như :du lịch , khách sạn , dịch vụ giảm xuống . Số doanh nghiệp mở chi nhánh , văn phòng đại diện , bổ xung thêm nghành nghề kinh doanh , bổ xung thêm vốn tăng với tốc đọ nhanh . Điều đó chứng tỏ sự hưởng ứng nhiệt tình của giói kinh doanh nói riêng và xã hội nói chung đối với những đổi mới của luật DN so với luật Cty, luật DNTN trước đây .
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực , còn tồn tại một số mặt tiêu cực trong quá trình triển khai thi hành luật DN mà cần phải khắc phục . Những hạn chế đó đôi khhi tồn tại ngay trong những quy định mới , quy định mang tính tiến bộ của luật DN nếu chúng ta không có một cơ chế điều chỉnh hợp lý , đồng bộ .
1/ Một trong những vấn đề được các chuyên gia quan tâm và gây nhiều tranh cãi , đó là vấn đề :Bỏ thủ tục xin giấy phép thành lập trong quá trình thành lập doanh nghiệp . Nhiều người lo rằng:Vơí việc đon giản hoá thủ tục hành chính trong tiến trình thành lập doanh nghiệp như hiện nay dễ tạo ra những lỗ hổng cho tiêu cực , lừa đảo có đất tồn tại .
Trước đây trong luật Cty , luật DNTN quy định : Muốn thành lập doanh nghiệp, trước hết ngơừi muốn thành lập phải làm thủ tục xin phép thành lập tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền , trong đó ứng viên phải giải trình một số điều kiện về nghành nghề kinh doanh , phương án kinh doanh ... Song quan trọng nhất là điều kiện về vốn như vậy sáng lập viên phải thu hút được số vốn điều lệ lớn hơn số vốn pháp định mà luật quy định , sau đó gửi vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng . Chỉ khi nào đáp ứng được đủ các điều đó thì mới được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp . Việc quy định như vạy bảo đảm được quyền lợi người có vốn , chí ít nó đã được chứng thực bởi một cơ quan nhà nước có thẩm quyền .
Ngày nay theo luật DN thì bất cứ một ai cũng có thể đứng ra vận động góp vốn thành lập doanh nghiệp , song sự vận động này không có một cơ sở pháp lý vững chắc , nó chỉ dựa trên hợp đồng thành lập được ký kết giữa các bên mà không được đảm bảo bởi một cơ quan nhà nước nào và số tiền vốn góp cũng không được đưa vào một tài khoản phong toả , điều đó dẫn tới quyền lợi của người góp vốn có thể bị lợi dụnh nếu như không nắm vững các thông tin về nhân thân của sáng lập viên cũng như thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh tạo ra tâm lý lo lắng , e ngại của nhà đầu tư.
Tuy nhiên để đi đến quyết này quốc hội cũng đã cân nhắc giữa cái lợi , cái hại của việc bỏ vôns pháp định .Việc bỏ vốn pháp định có thể tạo ra khẽ hở nếu như cóng tác quản lý không chặt chẽ và thống nhất dẫn đến thông tin thiếu trung thực . Song đã đến lúc cần tạo cho doanh nhân Việt Nam một phong cách kinh doanh mới :không chỉ dựa vào cón dấu , chữ ký của cơ quan nhà nước mà phải tự mình tìm hiểu, nghiên cứu thị trường cũng như xem xét các thông tin liên quan đến đối tác , bạn hàng tạo ra sự năng động và nhậy bén trong môi trường kinh doanh mới . Hơn nữa việc quy định thực tế hiện nay là cơ hội để cho các cơ quan chứng thực nhà nước có điều kiện để sách nhiễu doanh nghiệp và làm phi pháp . Do đó quốc hội đã quyết định chọn phương án ít hại nhất ,tức bỏ mức vốn pháp định và xin giấy phép thành lập , nhưng để quy định mới thực sự phát huy tác dụng đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của chính phủ, bộ và các ban nghành đảm bảo lợi ích chính đáng cho các nhà đầu tư
2/ Về chủ thể của công ty TNHH một thành viên. Theo quy định của Luật DN, công ty TNHH một thành viên do một tổ chức góp vốn thành lập, quy địng như vậy có nghĩa là chỉ có các tổ chức có tư cách pháp nhân mới được quyền thành lập công ty, còn cá nhân thì không được phép. Quy định như vậy phải chăng các nhà làm luật chỉ có ý đồ, nhằm tạo cơ sở pháp lý để cho các DNNN, DNTT chuyển sang hoạt động theo luật DN như quy định tại điều một khoản 2 đáp ứng yêu cầu tự do, bình đẳng theo pháp luật trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế. Hay suất phát từ thực tiễn môi trường kinh doanh ở nước ta, khi thành phần kinh tế tư nhân còn đang trong thời kỳ trứng nước yếu cả về khả năng tài chính cungx như năng lực tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh. do đó các nhà làm luật e rằng nếu quy định chủ thể của công ty TNHH một thành viên là cá nhân thì dễ dẫn đến sự đổ vỡ của các doanh nghiệp, khó đảm bảo quyền lợi của khách hàng...Thiết nghĩ đây là vẫn đề của thị trường và hãy để tự thị trường giải quyết.
Song theo quan điểm của nhiều người quy định như vậy không phù hợp với thực tế, bởi trong xã hội có nhiều người có nhu cầu thành lập doanh nghiệp để kinh doanh song họ không muốn thành lập DNTN bởi tính rủi do của nó rất cao, họ cũng không muốn thành lập các loại hình công ty khác do phải phụ thuộc và mất quyền chủ động trong KD. Do đó mô hình công ty TNHH một thành viên là phù hợp nhất với họ về mặt này luật DN đã biểu hiện sự xa vời thực tế.
Để bảo vệ quan điểm trên có người còn cho rằng nếu quyết định cá nhân được phép thành lập công ty TNHH một thành viên thì sẽ làm triệt tiêu loại hình DNTN, đây là một quan điểm sai lầm bởi như chúng ta đã biết mỗi một loại hình tổ chức kinh doanh đều có ưu và nhược điểm của nó. Công ty TNHH một thành viên có ưu điểm là chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về công nợ của công ty trên phần vốn góp. Đây là ưu điểm của công ty TNHH một thành viên song nó cũng chính là hạn chế khi cônh ty quan hệ với bạn hàng, bởi khách hàng sẽ không yên tâm nếu lợi ích của mình vượt quá khả năng thanh toán của công ty. Còn đối với DNTN thì ngược lại, mặc dù chủ DN phải chịu dủi do cao song họ lại dễ dàng có được các mối quan hệ làm ăn với bạn hangf bởi khách hàng sẽ yên tâm hơn vì ngoài tài sản của DN thì lợi ích của họ còn được bảo đảm bằng toàn bộ tài sản của chủ sở hữu DNTN. Thực tế,thời gian qua mặc dù pháp luật không quy định về loại hình công ty THHH một thành viên do cá nhân là chủ sở hữu nhưng lại mậc nhiên thừa nhận sự tồn tại của nó dưới một số hình thức khác nhau (k2_d2).Trong luật đầu tư nước ngoài được quốc hội thông qua ngày 12/11/96 quy định “nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế,cá nhân nước ngoài đầu tư vào VN “,như vậy pháp luật đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty TNHH một thành viên dưới hình thứcDN 100% vốn nước ngoài thí sớm muộn cũnh nên cho phép các nhà đầu tư trong nước được hưởng quyền đó.bởi một trong các nguyên tấc của công tác ban hành pháp luật như chúng ta đã có lần đề cập tới là nó phải đáp ứng được yêu cầu sát thực với mối quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh,không chỉ ở hiện tại mà phải đón trước xu hướng phát triển của nó trong tương lai.Pháp luật có ổn định thì kinh tế mới có cơ sở vững chấc để phát triển,trong khi đó,nhà nước đã có một chủ trương về lâu dài kết hợp luật đàu tư nước ngoài và luật đầu tư khuyến khích thành một đạo luật đầu tư chung.Đây là quan điểm mới ở nước ta,song nó đã được thực hiện ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Vẫn biết rầng trong giai đoạn trước mất chúng ta cần phải có chính sách ưu đãi đói với đầu tư nước ngoài,nhầm thu hút lượng vốn lớn cho quá trình CNH,HĐH đất nước.Song chúng ta phải luôn nhạn thức rõ ràng quan điểm của đảng và nhà nước về quá trình CNH,HĐH đã được đề ra trong đại hội 8”Dựa vào nguồn nội lực là chính,nguồn lực bên ngoài là quan trọng”.Do vậy chúng ta quan tâm ,khuyến khích đầu tư nước ngoài là chính sách hoàn toàn đúng đấn,song đồng thời và quan trọng hơn là phải phát huy tới mức tối đa nguồn lực trong nước.
Hơn nữa chúng ta đều biết các mối quan hệ kinh tế xã hội,đại diện cho cơ sở hạ tầng luôn vận động theo quy luật khách quan,do vậy việc dùng các nhân tố thượng tầng để kìm hãm nó,cũng đồng nghĩa với việc đi ngược lại với quy luật phát triển của xã hội.Mà thực tế,đã hình thành và tồn tại các công ty TNHH 1thành viên,dưới hình thức vỏ bọc cty TNHH 2 thành viên, trong đó 1thành viên là chủ sở hữu, còn thành viên kia chỉ có ý nghĩa trong việc hợp thức hoá(hình thức) loại hình doanh nghiệp này.
2) Về một số quy định trong công ty Hợp Danh :
-công ty hợp danh là 1 loại hình doanh nghiệp mới, lần đầu tiên được đưa vào nước ta,cùng với công ty TNHH 1 thành viên , nó đã phần nào đáp ứng được khả năng và yêu cầu mà các nhà đầu tư đặt ra đối với loại hình công ty,tạo ra một kênh huy động vốn nguồn lực trí tuệ cho quá trình đầu tư, sản xuất.song cho đến nay ,sau 6 tháng thực hiện luật doanh nghiệp mới,vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm trái ngược không đồng nhất ,thậm chí trái ngược nhau về một số quy định trong cty Hợp Danh.
Khái niệm cty hợp danh được quy định tại điều 95”cty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh ,ngoài các thành viên hợp danh có thể có các thành viên góp vốn”.
Như vậy trong công ty HD ,phải có ít nhất 2 thành viên HD ,thành viên hợp danh là cá nhân có trình độ chuyên môn, có uy tín nghề nghiệp , và cũng giống như chủ sở hữuDNTN, thành viên HD phải chịu trách nhiệm vô hạn về công nợ của công ty.còn thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm trên phần vốn góp của mình .
Từ đặc trưng đó ,có ý kiến cho rằng , cty hợp danh chỉ cần 1 thành viên hợp danh và 1 thành viên góp vốnlà đủ độ tin cậy đối với khách hàng .về mặt lý luận quan điểm đó hoàn toàn phù hợp,trong xã hội không phải ai cũng có nhu cầu chia sẻ rủi do đối với người khác ,bởi điều đó cũng đồng nghĩa với vệc anh ta phải chia sẻ quyền lợi của bản thân,điều mà anh ta không bao giờ muốn. Đặc biệt với công ty HD,chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp.Một người có chuyên môn cao chắc chắn sẽ không an tâm khi phải kết hợp những người khác có trình độ chuyên môn thấp hơn mình bởi uy tín của anh ta có thể bị huỷ hại bất cứ lúc nào.Hơn nữa trong quá trình hoạt động trước mỗi vấn đề anh ta phải có nghĩa vụ bàn bạc và biểu quyết đối với những người khác có lá phiếu ngang anh ta . Hôn nữa quan điểm này cũng đã được chứng thực trong luật của nhiều nước trên thế giới.Theo điều 1077 của bộ luật thương mại Thái Lan quy định :”Cty HD hữu hạn là một loại công ty hợp danh mà ở đó:
một trong nhiều thành viên có trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn mà họ cam kết sẽ đóng góp vào công ty hợp danh
một trong nhiều thành viên cùng nhau có trách nhiệm vô hạn đối với tất cả nghĩa vụ của cty HD .
điều 1 cty hợp danh của Mỹ cũng quy định :”cty hợp danh hữu hạn là cty được thành lập bởi hai người trở lên , có từ 1 thành viên đầy đủ trở lên, và từ 1 thành viên hữu hạn trở lên”.
Tuy nhiên có một điều chắc rằng,các nhà soạn thảo luật doanh nghiệp,không phải không biết sự tồn tại của loại hình công ty HD như quy định trong luật của 1 số nước(Mỹ,Thái Lan);điều duy nhất có thể giải thích cho sự khác biệt này là xuất phát từ chính những đậc trưng của các mối quan hệ kinh tế xã hội (trong giai đoạn hiện tại của đất nước).
Nước ta do mới chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập chung(quan liêu bao cấp) song nền kinh tế thị thị trường,thành phần kinh tế tư nhân vừa được cởi trói,lên yếu cả về trình độ,cũng như năng lực quản lý,trong khi tiềm lực kinh tế chưa đủ mạnh để đương đầu với những rủi ro lớn của loại hình doanh nghiệp mới mẻ này,hơn nữa với bản tính cộng đồng của người A ĐÔNG họ luôn muốn chia sẻ quyền lợi ,sự lo lắng với những người xung quanh mình.Điều này sẽ giúp họ tự tin hơn (tham gia kín) để tránh được cả TS uy tín và (có thể cả trình độ ) chuyên môn của mình vào những các(nghành nghề lĩnh vực) mang tính rủi ro cao.
Về công ty HD còn một vấn đề nữa mà chúng ta quan tâm,từ quy định ở khoản 2 điều 97 luật DN ”các thành viên HD có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề của công ty”,nhiều nhà kinh doanh không đồng tình với quy định trên và cho rằng:Quy ssịnh như vậy khong phù hợp với quy tắc chung của các loại hình công ty,theo những người này,khi nhà đầu tư bỏ vốn vào kinh doanh,thì ai có nhiều vốn hơn,người đó có quyền cao hơn.Nguyên tắc này đã được cụ thể hoátrong cty trách nhiệm hữu hạn,cty cổ phần âu đó cũng là lẽ thường tình, bởi nhà đầu tư bỏ vốn nhiều hơn vào cty, điều đó cũng có nghĩa là rủi ro mà họ phải gánh chịu cũng nhiều hơn.Đặc biệt trong cty HD khi mà tài sản của cty không đủ thanh toán các khoản nợ ,thì các thành viên HD phải liên đói chịu trách nhiệm và thông thường khoản nợ được phân bổ theo tỷ lệ vốn góp.Như vậy rỏ ràng những thành viên có đa số vốn trong cty phải chịu rủi ro lớn hơn,trong khi họ chỉ có quyền biểu quyết như những người khác.
Tuy nhiên,chúng ta phải nhớ rằng cty HD là một loại hình cty đối nhân,bản chất của nó khác với cty TNHH ,cty CP là những cty đối vốn .Trong cty đối nhân thì điều quan trọng không phải là giá trị vốn góp mà là nhân thân của chính người góp vốn.Các thành viên hợp danh trong cty thông thường là bạn bè hoặc đồng nghiệp có mối quan hệ gần gũi và hiểu biết rất rõ về nhau,khi đã chấp nhận cùng thành lập cty thì đương nhiên họ đã coi nhau như những người thân trong gia đình trách nhiệm vô hạn đối với công nợ của cty là sợi dây vô hình gắn kết họ với công ty mỗi người trong số họ đều tự nhận thấy mình có trách nhiệm với cty ,bởi điều đó cũng có nghĩa là họ có trách nhiệm đói với chính toàn bộ tài sản của mình.Do đó vấn đề ai có quyền quyết định cao hơn ít được đặt ra ở đây ,nếu có đặt ra thì nó cũng căn cứ vào uy tín ,trình độ của bản thân mỗi người trong cty.
Hơn nữa, như chúng ta đã biết,cty HD là loại hình cty đặc thù ,nó được áp dụng vào một số loại hình công ty đặc thù,nó được áp dụng vào một số loại hình dịch vụ đặc biệt trong nền kinh tế thị trường ,những dịch vụ mà người tiêu dùng không thể kiểm tra được chất lượng cung ứng trước khi sử dụng,nhưng lại có ảnh hưởng đến sức khoẻ ,tính mạng TS của người tiêu dùng ngay sau khi sử dụng như dịch vụ pháp lý dịch vụ chữa bệnh ,dịch vụ kiểm toán…(được quy định tại K2 Đ6 NĐ03/2000/ND_CP)
Nói cách khác pháp luật đòi hỏi trách nhiệm cá nhân rất cao đối với những người cung ứng dịch vụ nói trên ,buôc họ phải có ý thức ,trách nhiệm và tính cẩn trọng cao nhất trong việc bảo đảm chất lượng dịch vụ ,qua đó bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.Như vậy để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ,bảo vệ uy tín của công ty thì yếu tố vốn khong thể mang tính quyết định ,một người có thể có nhiều vốn nhưng lại kém về chuyên môn nghề nghiệp và ngược lại có người có trình độ chuyên môn cao, nhưng lại ít vốn.Như vậy quy định như luật DN hiện nay thiết nghĩ là hoàn toàn phù hợp ,mặt khác luật cũng như nghị định,chỉ quy định hành lang pháp lý chung,còn những vấn đề cụ thể như:phân chia lợi nhuận,phân chia rủi ro…Các bên tự do thoả thuận và đưa vào điều lệ công ty.Trường hợp bạn là người có nhiều vốn bạn có thoả Thuận với những thành viên khác ,một mức lợi nhuận cao hơn ,hay nêu bạn là người có trình độ ,có uy tin ,có nhieu công sưc đong gop cho công ty,thì bạn hoàn ,có quyên đưa ra một mức thu nhập trên lợi nhuận của công ty một cách xứng đáng .Còn nêu bạn lo lắng vê các khoản nợ vượt quá khả năng thanh toán của công ty,trong khi bạn lại chiêm đa số vốn trong công ty,bạn hoàn toàn có thể chọn một tiêu thức khác ,mà không phảI là tỷ lệ vốn gop ,để phân bổ rủi ro trước hội đồng thành viên.
Như vậy so với các loại hình khác ,công ty hợp danh có độ có dãn rất cao ,nhà đầu tư có nhiêu cơ hội thể hiện y chi của mình trong bản đIêu lệ của công ty .
Tại đ100 luật DN quy đinh vê viêc chuyển đổi tư công ty TNHH sang công ty cổ phần và ngược lại ;k1đ110 cho phep chủ sở hữucông ty TNHH 1thành viên được chuyển một phần vốn đIêu lệ cho tổ chức cá nhân khác ,và chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty TNHH 2thành viên trở lên .đây là một quy đinh mới trong luật DN ,mà luạt công ty trước đây không có ,no phần nào đáp ứng đuợc nhu cầu và tạo đỈu kiện cho các nhà đầu tư lựa chọn một cách nhanh chong loại hình kinh doanh phù hợp nhất với mình trong mõi thời đIêm khác nhau của quá trình kinh doanh .vậy thì,theo y kiên người viêt ,nên chăng chúng ta bổ sung vào phần này ,chê đênh cho phep chuyên ddooir tư DNTN sang công ty HD và ngược lại?
Xêt vê bản chất ,hai loại hình doanh nghiệp này có nhiêu :cùng là công ty đối nhân, do đo cả công ty HD và DNTN đêu phảI chiu trách nhiệm vô hạn vê các khoản nợ của doanh nghiệp.;giống như chủ sở hữu DNTN ,thành viên hợp danh cung có toàn quyên quản ly công ty, tiến hành hoạt động nhân danh công ty và là đại diện hợp pháp của công ty trong các giao dich với bên ngoài.
Thực tế , sau gần 10 năm thực hiện luật DNTN , hiện nay nước tacó khoảng 24000DNTN,sau khi luật DN ra đời , một bộ phận trong số đo có nhu cầu chuỷên sang kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp mới-cty HD-do tính ưu việt của nó trong việc huy đọng vốn ,chia sẻ rủi ro .ngoàI ra trong quá trình hoạt động ,có thể do mở rộng quy mô mà DN có nhu cầu huy động vốn ,song khoong muốn tăng khoản nợ của DN.đòng thời với việc tăng quy mô cung ứng dịch vụ ,thì cũng xuất hiện nhu cầu về nhân lực ,họ mong muốn được hợp tác với những người khác ,để cùng được chia sẻ rủi ro ,hơn là việc anh ta phải đi thuê lao động bên ngoài .và ngược lại ,không phải bất cứ lúc nào hoạt dộng theo loại hình công ty HD cũng là có lợi nhất,có thể vào lúc này là phù hợp ,song đến thời điểm khác các yếu tố thuận lọi mất dần .khi đó có thể họ có mong muốn chuyển sang kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp khác.Về điều này ,pháp luật không giới hạn ngành nghề kinh doanh đối DNTN trừ một sốlĩnh vực đặc thù như; ngân hàng ,bảo hiểm ,chứng khoán..Và pháp luật cũng không qui định những ngành nghề nào chỉ được kinh doanh dưới hình thức công ty HD,do đó việc trùng lặp về ngành nghề kinh doanh giữa hai loại hình DN này là điều hoàn toàn có thể sẩy ra.Hơn nữa tại đ32,ND03/2000/ND-CP,có quy định cho phép thành viên Hdduwocj quỷn rút vốn nƠu được sự đồng ư của đa số thành viên còn lại ,như vậy trong trường hợp cty HD thuần nhất chỉ că hai thành viên HD thì khi một thành viên HD rút vốn, công ty sẽ phảI giảI thể,vì không đáp ứng đủ đỈu kiện của loại hình công ty HD.
Vơí tất cả các thường hợp nêu trên,nếu muốn chuyển từ loại hình DNTN sang công ty HD đều phải làm thủ tục giải thể ,sau đó mới tiến hành DKKD lại.Điều này không chỉ bất lợi đối với DN,mà còn bất lợi ngay cả với cơ quan DKKD.Đối với DN,hoạt động kinh doanh sẽ bị gián đoạn ,DN phải thanh toán các hợp đồng ,thanh toán các khoản nợ .. và một câu hỏi đặt ra là khi kinh doanh với loại hình mới ,liệu DN có khôi phục lại hiện trạng ban đầu không ?
Song việc chuyển đổi giữa hai loại hình DN này không chỉ đơn giản như việc giữa cty TNHH với công ty cổ phần ,hay chuyển từ cty TNHH 1thành viên sang cty TNHH 2thành viên.Bởi đối loại hình DN này,quyền,nghĩa vụ cũng như tài sản của DN có sự tách bạch đối với quyền,tàì sản của chủ ở hữu .Do đó việc chuyển đổi diễn ra trong phạm vi quyền ,nghĩa vụ DN. Còn đối công ty đối nhân ,quyền,nghĩa vụ của công ty cũng đồng nghĩa với quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu .Do đó cần quy đổi trình tự thủ tục chuyển đổi chặt chẽ ,có thể tham khảo mô hình sau:
Trong trường hợp DNTN chuyển sang cty HD thì chủ sở hữu DNTN và các thành viên khác phảI thoả thuận cách thức thành lập cty,trên cơ sở chủ sở hữu DNTN bán một phần tài sản của DN hoạc các thành viên khác góp thêm vào vốn điều lệ của cty .Trong thường hợp này phảI đằc biệt quan tâm đến quyền,nghĩa vụ phát sinh từ trước của DNTN . Sau khi dã thống nhất ,các bên họp và đưa ra bản điều lệ công ty.Tên cty ,bản điều lệ ,danh sách thành viên HD ,và đơn xin chuyển đỏi cty, phải được gửi lên phòng DKKD, phòng DKKD sẽ xem xét việc chuỷên đổi này ,tiếp đến cty phảI thong báo cho các chủ nợ biết trong một thời gian nhất định.
*Vê phạm vi áp dụng. Đ9 luật DN qui định “tổ chức ,cá nhân cá quyền quản lý và thành lập DN,trừ những trường hợp sau:
1>Cơ quan nhà nước,đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụngtài sản nhà nước và công quỹ để thành lập DN kinh donh thu lợi riêng cho cơ quan ,đơn vị mình..”
Căn cứ vào quy định trên, nhiều ý kiên cho răng ,các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang(LLVT) không được phép thành lập DN và như vậy mâu thuẫn với Đ14NĐsố 03/2000/ND-CP:”Tổ chức là chủ sở hữu cty TNHH 1thành viên phải là pháp nhân và có thể bao gồm:
1>Cơ quan nhà nước,đơn vị thuộc LLVT ..”
Từ nhận định đó ,những người theo quản đIúm này đưa ra hai phương án nhằm khắc phục mâu thuẫn trên .
Thứ nhất ,nếu luật DN vẫn giữ nguyên k1đ9 thì NDsố 03/2000/ND-CP phảI bỏ k1 đ14 và phải chuyển hướng tổ chức, hoạt động của tất cả các đơn vị thuộc LLVT đang làm kinh tế.
Thứ hai ,bỏ k1đ9luật DN, nếu muốntận dụng và phát huy vai trò ,tiềm năng của các đơn vị vũ trang cho mục tiêu phát triẻn kinh tế.
Vấn đó tưởng như đơn giản, song bản thân nó chứa đựng những thuật ,ngữ trìu tượng , và muốn giải quyết được trước hết chúng ta cần giải mã những thuật ngữ đó như:“công quy” là gì, bao gồm những loại nào?”thu lợi riêng” cho đơn vị mình đuợc hiểu ra sao?.. Như vậy vấn đó không cồn gói gọn trong phạm vi luật DN nữa ,mà đã lấn sang phạm vi của các ngành luật khác.
thực tế những năm qua ,đã có khá nhiều DN thuọc LLVT được thành lập,trong số đó có không it các DN làm ăn có hiệu quả ,tận dụng được các nguồn vốn,nhân lực nhàn rỗi,góp phần thiết thực vào sự phát triển kinh tế của đất nước Do đó ,việc duy trì hoạt động của bộ phận này là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn .Và khi luật DN có hiệu lực,các DN loại này sẽ chuyển sang hoạt động dưới hình thức cty TNHH một thành viên.
Song điều đó không có nghĩa là chúng ta phải loại bỏ K1 Đ39 luật doanh nghiệp. K1Đ39 không quy định tất cả các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang không được kinh doanh, mà chỉ nghiêm cấm các đơn vị lợi dụng tài sản nhà nước, công quĩ để kinh doanh thu lợi riêng cho đơn vị mình. Vậy thì những đơn vị nào thuộc lực lượng vũ trang được phép kinh doanh theo luật doanh nghiệp? Để giải quyết vấn đề này, chúng ta tìm hiểu một vài thuật ngữ đã được qui định trong điều luật: "Tài sản nhà nước", thì mọi người chúng ta đều rõ đó là những tài sản được nhà nước cấp, hoặc được các đơn vị mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước, thông thường đây là những tài sản có liên hệ trực tiếp đến nhiệm vụ an ninh quốc phòng của đơn vị. Do đó đơn vị nào mang những tài sản này để thành lập doanh nghiệp thì rõ ràng xâm phạm an ninh quốc phòng. Còn về "công quĩ" của đơn vị đây là một bộ phận ngân sách của đơn vị, được sử dụng cho các mục đích chung, đảm bảo cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ tuy nhiên ngân sách của đơn vị không chỉ có công quĩ mà nó còn có một bộ phận khác gọi chung là quĩ tư. Quĩ tư có thể do đơn vị được tặng thưởng hoặc do tăng gia sản xuất mà có...
Mặt khác, dựa vào phân bổ các đơn vị lực lượng vũ trang được chia làm 3 loại : Thứ nhất, các đơn vị được hưởng 100% ngân sách nhà nước. Thứ hai, các đơn vị được hưởng một phần trợ cấp từ ngân sách. Thứ ba, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang làm kinh tế không được hưởng ngân sách. Các đơn vị này phải tự hạch toán chi tiêu.
Như vậy các đơn vị thuộc loại 2 và 3 thì việc tổ chức thành lập doanh nghiệp bằng nguồn vốn riêng của mình là điều hoàn toàn phù hợp nhà nước nên có chính sách khuyến khích đối với bộ phận doanh nghiệp này nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách quốc phòng đồng thời nâng cao đời sống cán bộ chiến sĩ trong thời bình.
Đối với trường hợp thứ hai doanh nghiệp sử dụng tài sản, công quĩ nhà nước khi được cơ quan chức năng cho phép thành lập doanh nghiệp vì lợi ích chung về điều này có lẽ chẳng có gì để nói, và nó hoàn toàn không mâu thuẫn với K1Đ14 nghị định 03/2000/NĐ - CP. Theo quy định tại K1Đ14 nó cũng chỉ đưa ra các giả thiết chứ không hề có ý cho phép mọi đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được phép thành lập Công ty TNHH một thành viên, điều đó thể hiện trong quy định :"Có thể bao gồm ...".
Tuy nhiên, do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh này, mà chúng ta không thể chuyển tất cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang sang hoạt động dươí hình thức Công ty TNHH - một thành viên, mà vẫn phải duy trì một bộ phận các đơn vị sản xuất kinh doanh đặc biệt đối với các đơn vị sản xuất vũ khí, khí tài quân sự dưới hình thức các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang như trước đây. Song phải quy định cụ thể những đơn vị nào hoặc những đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực nào thì phải chuyển sang kinh doanh dưới hình thức Công ty TNHH một thành viên, và địa vị pháp lý của các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang không được phép chuyển sang loại hìn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- I0153.doc