VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN VĂN DƢƠNG
VAI TRÕ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TRONG VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
CỦA NGƢỜI M’NÔNG Ở XÃ QUẢNG SƠN,
HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI, 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN VĂN DƢƠNG
VAI TRÕ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TRONG VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
CỦA NGƢỜI M’NÔNG Ở XÃ QUẢNG SƠN,
HUYỆN ĐẮK GLONG,
76 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận văn Vai trò của hệ thống chính trị trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người M’nông ở xã Quảng sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk nông hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỈNH ĐẮK NÔNG HIỆN NAY
Ngành: Chính trị học
Mã số: 8 31 02 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHÚ VĂN HẲN
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của Tiến sĩ Phú Văn Hẳn. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong
đề tài “Vai trò của hệ thống chính trị trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
của người M’Nông ở xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện
nay” là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước
đây. Các số liệu được sử dụng trong luận văn phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài
liệu tham khảo.
Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích rõ
nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội
dung luận văn của mình trước pháp luật.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn
Phan Văn Dƣơng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA
DÂN TỘC .................................................................................................................. 8
1.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................................. 8
1.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc .......................................................................................................................... 12
Chƣơng 2: VĂN HOÁ VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA NGƢỜI M’NÔNG TẠI
ĐỊA PHƢƠNG HIỆN NAY .................................................................................... 24
2.1. Vài nét về xã Quảng Sơn ............................................................................... 24
2.2. Con người và văn hóa của người M’Nông .................................................... 26
2.3. Văn hóa dân tộc của người M’Nông tại địa phương ..................................... 30
2.4. Bản sắc văn hóa của người M’Nông tại xã Quảng Sơn ................................. 41
2.5. Một số hoạt động và kết quả nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa của người
M’Nông ................................................................................................................. 47
2.6. Thuận lợi và khó khăn trong công tác giữ gìn bản sắc văn hóa của người
M’Nông ................................................................................................................. 50
Chƣơng 3: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA NGƢỜI M'NÔNG HIỆN NAY ........... 54
3.1. Vai trò của hệ thống chính trị xã Quảng Sơn trong công tác giữ gìn bản sắc
văn hóa của người M’Nông .................................................................................. 54
3.2. Một số giải pháp đối với hệ thống chính trị địa phương trong việc giữ gìn
bản sắc văn hóa của người M’Nông tại xã Quảng Sơn ........................................ 57
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND: Ủy ban Nhân dân
HĐND: Hội đồng Nhân dân
UBMTTQ: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
XHCN: Xã hội Chủ nghĩa
XHCNVN: Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
DTTS: Dân tộc thiểu số
LHQ: Liên Hiệp Quốc
TTPCBXH: Trung tâm phòng chống bệnh xã hội
HIV: Là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno -
deficiency Virus (Virusgây suy giảm miễn dịch ở người).
AIDS: Là một bệnh mạn tính do HIV gây ra. HIV phá huỷ các tế bào
của hệ miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi
khuẩn và nấm gây bệnh. Do đó bệnh nhân dễ bị một số loại ung thư và
nhiễm trùng cơ hội mà bình thường có thể đề kháng được.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc Việt Nam có một truyền thống lâu đời về văn hóa và văn hiến, kết
tinh thành hệ giá trị chân - thiện - mỹ như một hệ giá trị phổ quát của văn hóa, của
mọi dân tộc trong quốc gia - dân tộc mình và trong cộng đồng nhân loại. Song mỗi
dân tộc, do những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử riêng của mình, từ những trải
nghiệm trực tiếp trong thực tiễn lao động và đấu tranh, trong môi trường tự nhiên và
xã hội để tồn tại và phát triển, lại có những quan niệm và cách thức biểu hiện riêng
của mình về chân - thiện - mỹ. Nó biểu hiện thành tâm lý và ý thức, phong tục tập
quán và lối sống, tạo thành tính cách của con người và cộng đồng dân tộc. Các giá
trị văn hóa truyền thống đó kết tinh lại trong quan niệm, tư tưởng, triết lý, trong đạo
đức và cách thức ứng xử, phản ánh diện mạo tinh thần, tâm hồn và tình cảm của cả
một dân tộc, có trong các sản phẩm vật thể và phi vật thể của văn hóa.
Quảng Sơn là xã thuộc vùng núi đặc biệt khó khăn, bao gồm nhiều dân tộc
thiểu số sinh sống được thành lập theo Nghị định số 82/2005/NĐ-CP vào ngày 27
tháng 6 năm 2005 của Chính phủ và có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển
chung của huyện Đắk Glong về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Mỗi dân tộc
sinh sống trên địa bàn xã đều có những đặc điểm riêng, sớm hình thành những nét
văn hóa vốn có, độc đáo của mình. Cũng như mọi dân tộc khác, người M’Nông tại
xã Quảng Sơn đã sớm hình thành một nền văn hóa mang màu sắc riêng và hết sức
đặc sắc. Chính những giá trị văn hóa, sắc thái văn hóa ấy đã có những ảnh hưởng tới
các dân tộc tại địa phương nói chung và người M’Nông nói riêng, góp phần làm
phong phú thêm những giá trị cho nền văn hóa đa dân tộc vùng Tây Nguyên. Trong
thời kỳ đất nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xu
thế hội nhập và toàn cầu hóa là điều mà Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia khác
không thể đứng ngoài cuộc về vấn đề này. Kinh tế thị trường với những ưu điểm và
mặt trái của nó, có ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn hóa truyền thống của các dân
tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó có văn hóa của dân tộc
M’Nông tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Trước sự tác động
2
của cơ chế thị trường, sự mở rộng hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa hiện nay,
nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc nói chung và người M’Nông tại
xã Quảng Sơn nói riêng đang bị mai một, pha trộn, lai căng, không còn giữ được
bản sắc. Trước tình hình đó việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc của người M’Nông tại xã Quảng Sơn là vấn đề mang tính thời sự, cấp bách
trong giai đoạn hiện nay.
Trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Huyện ủy,
UBND huyện, sự quan tâm tạo điều kiện, ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể cấp
huyện; sự chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND, sự đồng tình ủng hộ của các ban ngành,
đoàn thể cấp xã, các đơn vị đóng chân trên địa bàn xã; xã Quảng Sơn đã đạt được
nhiều sự thành công. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển của kinh tế, đời sống người
dân được nâng cao, cũng cần thẳng thắn thừa nhận rằng, hiện nay những giá trị
mang đậm bản sắc dân tộc thiểu số, đặc biệt là bản sắc văn hóa của người M’Nông
đang đứng trước những thách thức và có những biểu hiện mai một, biến đổi một
cách nghiêm trọng đó chính là sự mai một những giá trị văn hóa truyền thống khác
như ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán bản địa trong cuộc sống, sinh hoạt,
lao động sản xuất hằng ngày. Một số vấn đề như không coi trọng việc học tập, việc
tiếp thu tri thức khoa học, xem nhẹ các giá trị về truyền thống, đạo đức, gia đình,
cộng đồng và có biểu hiện vi phạm pháp luật của một bộ phận người M’Nông đáng
được quan tâm, giải quyết. Từ những thực trạng đó cho thấy hệ thống chính trị các
cấp, đặc biệt là ở địa phương có phần trách nhiệm lớn và cần phát huy mạnh mẽ hơn
nữa trong vai trò của mình đối với công tác giữ gìn bản sắc văn hóa của người
M’Nông. Làm thế nào để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông tại địa
phương, đang là câu hỏi lớn đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân
trong toàn xã.
Đề tài:“Vai trò của hệ thống chính trị trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc của người M’Nông ở xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện
nay" là đề tài cho luận văn tốt nghiệp chuyên ngành chính trị học, nhằm đánh giá
đúng hiện trạng và tìm ra các giải pháp để giữ gìn bản sắc văn hóa của người
M’Nông tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay.
3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Những nghiên cứu đề cập tới những vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa,
bản sắc văn hóa, vai trò của hệ thống chính trị trong thời gian gần đây được chú
trọng nhiều hơn, do vậy công trình nghiên cứu về đề tài này hết sức phong phú và
có ý nghĩa cần thiết trong bối cảnh xã hội hiện tại. Trong các công trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài vai trò của hệ thống chính trị trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa
các dân tộc nói chung và người M’Nông nói riêng vẫn còn khá ít. Đối với Đắk
Nông thì các đề tài và các công trình nghiên cứu có liên quan khá khiêm tốn. Tuy
nhiên để thực hiện đề tài, tác giả chỉ có thể nêu lên một số công trình có liên quan
trong quá trình thực hiện đề tài mà tác giả nghiên cứu và tìm hiểu như sau:
Trong nghiên cứu “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Tây Nguyên trong quá
trình xây dựng văn hóa tinh thần ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số” của tác giả
Trương Minh Dục [19] đã nhấn mạnh những giá trị văn hóa truyền thống của các
dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên cần được giữ gìn và phát huy. Đồng thời thông qua
đó tác giả đưa ra và phân tích những thế mạnh của cộng đồng các dân tộc thiểu số,
những chủ trương, chính sách liên quan để làm tốt công tác giữ gìn và phát huy giá
trị văn hóa.
Bài viết “Văn hóa các tộc người Tây Nguyên – Thành tựu và thực trạng” thì
tác giả Tô Ngọc Thanh [32] cũng chú ý đi sâu vào phân tích thực trạng về văn hóa
của các dân tộc ở Tây Nguyên, trong đó nêu cụ thể những thành tựu về văn hóa đã
đạt được và cũng làm rõ những yếu tố văn hóa đang bị mai một, những tác động và
ảnh hưởng xung quanh đối với văn hóa. Bài viết cũng đề cập đến vai trò của hệ
thống chính trị trong việc phát triển văn hóa.
Báo Đắk Nông với bài viết “Văn hóa Tây nguyên và sự phát triển bền vững”
đã nêu ra những giá trị đặc sắc văn hóa Tây Nguyên, bài viết cũng không quên đề
cập đến thực trạng của văn hóa Tây Nguyên, đồng thời đưa ra những giải pháp đề
cập đến vai trò của hệ thống chính trị trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa Tây
Nguyên.
4
Một số công trình khác của tác giả Võ Thị Thùy Dung như “Lễ hội nông
nghiệp của tộc người M’Nông tỉnh Đắk Nông - Truyền thống và biến đổi” (Bài báo
hội thảo khoa học quốc tế tháng 6/2014) [16]; “Tôn giáo đa thần trong nghi lễ và lễ
hội của dân tộc M’Nông” (Bài đăng trong Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa dân gian
tháng 10/2015 – ISSN 0866-7284)[18]; “Tác động của đô thị hóa đến lễ hội truyền
thống của người M’Nông tỉnh Đắk Nông” (Bài báo Hội thảo khoa học Trường Đại
học KHXH&NV Hà Nội tháng 11/2014) [17]; đều có đề cập đến vai trò của hệ
thống chính trị trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai mươi, tháng 4-1972
nhấn mạnh “Giáo dục tư tưởng XHCN, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ khoa
học - kỹ thuật, sức khỏe và tay nghề của người lao động, mở rộng các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, truyền thanh, truyền hình”. Hội nghị Trung ương 2 khóa IX năm
2012, nêu rõ phát triển đầy đủ thành 10 nhiệm vụ cụ thể trên tất cả các lĩnh vực văn
hóa, từ xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn mới,
xây dựng môi trường văn hóa; xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống; phát triển văn
học, nghệ thuật; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; phát triển sự nghiệp giáo dục -
đào tạo và khoa học - công nghệ; phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin
đại chúng; bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số; thực hiện
chính sách văn hóa đối với tôn giáo đến củng cố, xây dựng, hoàn thiện thể chế văn
hóa và mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa (Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII).
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã nêu lên bốn giải pháp cơ bản để xây
dựng và phát triển văn hóa:
- Mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và
phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
- Xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách văn hóa.
- Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa.
- Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa.
Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ làm cho văn hóa
thấm sâu vào mọi lĩnh vực, mọi mặt hoạt động, mọi quan hệ xã hội, thành sức mạnh
5
nội sinh quan trọng của phát triển bền vững. Xây dựng môi trường văn hóa lành
mạnh, tạo điều kiện để xây dựng con người Việt Nam đẹp về nhân cách, đạo đức,
tâm hồn; cao về trí tuệ, năng lực, kỹ năng sáng tạo; khỏe về thể chất; nâng cao trách
nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật, phát huy tốt
vai trò chủ thể sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các đề tài, nghiên cứu, văn bản, nội dung liên quan đã đề cập đến giá trị văn
hóa, sắc thái văn hóa, thực trạng và những ảnh hưởng tiêu cực liên quan đến vấn đề
văn hóa; trong đó đã đưa ra những giải pháp nhấn mạnh vai trò của hệ thống chính
trị trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đó.
Sự thiết thực và cấp bách đó đã đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới hết sức
cấp thiết về lý luận, thực tiễn phải nghiên cứu, luận giải, đề ra những giải pháp
mang tính khả thi, bảo đảm phát huy được vai trò của hệ thống chính trị trong việc
giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc. Với mong muốn làm rõ những giá trị của bản
sắc văn hóa, vai trò của hệ thống chính trị và đề xuất các giải pháp để phát huy tốt
hơn nữa vai trò của hệ thống chính trị trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cụ
thể đối với người M’Nông ở xã Quảng Sơn, đặt ra nhiệm vụ khoa học cần nghiên
cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và các vấn đề
thực tiễn có liên quan, làm rõ vai trò của hệ thống chính trị và đề xuất các giải pháp
thiết thực, phù hợp với nhiệm vụ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc M’Nông tại xã
Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò của hệ thống chính trị trong công tác
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông tại địa phương.
6
- Phân tích, đánh giá hiện trạng về văn hóa, bản sắc văn hóa của người
M’Nông tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong hiện nay, nêu ra những thuật lợi, khó
khăn đối với công tác giữ gìn bản sắc văn hóa của người M’Nông.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản, làm rõ vai trò của hệ thống chính trị địa
phương trong công tác giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông tại xã
Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung vấn là đề văn hóa, bản sắc văn
hóa dân tộc của người M’Nông và vai trò của hệ thống chính trị của địa phương
trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của người M’Nông tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk
Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu việc thực hiện các cơ chế, chính
sách, giải pháp, nội dung có liên quan của hệ thống chính trị đối với việc giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông và những đáp ứng của hệ thống chính
trị tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay.
- Về không gian: Trong khuôn khổ luận văn, đề tài nghiên cứu chủ yếu địa bàn
người M’Nông tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
- Về thời gian: Phân tích thực trạng về văn hóa dân tộc của người M’Nông tại
xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông giai đoạn hiện nay. Các giải pháp
đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả về việc giữ gìn bản sắc văn hóa của người M’Nông
tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước về việc giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, về vai trò của hệ thống
chính trị trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
7
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết (nghiên cứu các văn bản về chính sách,
đường lối của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của Nhà nước
về công tác giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số).
- Phương pháp liệt kê, phân tích số liệu, tổng hợp số liệu, giải thích các thuật
ngữ liên quan được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát (tiếp cận đối tượng nghiên cứu, không gian nghiên
cứu để làm rõ các vẫn đề nghiên cứu từ thực tiễn).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Vận dụng các lý thuyết và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước để đánh giá khách quan, khoa học công tác giữ gìn bản sắc
văn hóa của dân tộc, đặc biệt là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông
và làm rõ vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của
người M’Nông để từ đó chỉ ra thực trạng, tồn tại, hạn chế và giải pháp giữ gìn, phát
triển bền vững.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua sự phân tích, nhìn nhận và đánh giá tình hình thực tiễn tại địa
phương, nhằm đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hơn, phù hợp
hơn đối với vai trò của hệ thống chính trị trong công tác giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc của người M’Nông tại xã Quảng Sơn. Kết quả của luận văn sẽ được ứng dụng
tham khảo và kế thừa cho các đề tài, công trình nghiên cứu có liên quan khác.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Chƣơng 2: Văn hóa và bản sắc văn hóa của người M’Nông hiện nay
Chƣơng 3: Hệ thống chính trị và một số giải pháp giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc của người M’Nông hiện nay.
8
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG VIỆC
GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm về văn hóa
Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các đặc trưng diện mạo về
tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảmkhắc họa nên bản sắc của một cộng đồng
gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hộiVăn hóa không chỉ bao gồm
nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người,
những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng”[30]; còn hiểu theo nghĩa
hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng
xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”.
Theo Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,
loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về
mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức
là văn hóa”[14, tr. 431].
Trong quan niệm của Đảng ta, văn hóa là một lĩnh vực thực tiễn của đời sống
xã hội, nó cũng có những quy luật vận động phát triển riêng, trong đó tính dân tộc
được coi là thuộc tính cơ bản của văn hóa, phản ánh mối quan hệ giữa dân tộc và
văn hóa trong điều kiện dân tộc đã hình thành. Nội lực của dân tộc, một mặt, chính
là nguồn nhân lực to lớn, mặt khác, là truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc được
kết tinh và hiện đại hóa. Có thể nói tính dân tộc là nội dung quan trọng, luôn được
Đảng ta đặt lên vị trí hàng đầu, vì đó là tính chất cốt lõi của một nền văn hóa. Nó là
cơ sở của nền văn hóa tiên tiến, kết tinh thành nguồn nội lực để xây dựng một quốc
gia giàu mạnh và phát triển bền vững. Chính do tác động của quy luật tính dân tộc
mà văn hóa mang bản sắc dân tộc. Lịch sử đã chứng kiến biết bao cuộc đấu tranh
oanh liệt, bao người sẵn sàng hy sinh để bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc mình
9
trước kẻ thù xâm lược. Những ngày hôm nay biết bao người dân Việt Nam ở hải
ngoại vẫn khát khao muốn hành hương tìm về cội nguồn, tìm về bản sắc văn hóa
dân tộc [22].
Thông qua các định nghĩa nêu trên có thể thấy rằng văn hóa dân tộc của người
M’Nông bao gồm nhiều yếu tố văn hóa phi vật thể, vật thể như trang phục, ẩm thực,
phong tục tập quán, các nét văn hóa dân gian của chính họ.
1.1.2. Khái niệm về bản sắc văn hóa
Cốt lõi của văn hóa là bản sắc văn hóa dân tộc. Nó được thể hiện qua sắc thái
văn hóa và những nét văn hóa như đạo đức, lối sống, trang phục, phong tục tập
quán, lễ hộicó trong văn hóa phi vật thể và văn hóa vật thể.
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những
tinh hoa của cộng đồng các dân tộc được vun đắp nên trong lịch sử hàng ngàn năm
đấu tranh dựng nước và giữ nước, hình thành qua nhiều thế hệ, nấc thang biến đổi,
phát triển. Vì thế, nó kết tinh những gì đặc sắc nhất, đẹp đẽ nhất, độc đáo nhất của
các cộng đồng dân tộc Việt Nam, nó có giá trị bền vững, trường tồn cùng thời gian,
nó như chất keo kết nối cộng đồng người gắn bó với nhau, để cùng tồn tại và phát
triển. Biểu hiện cụ thể của nó là: Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc,
tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc,
lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao
động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống...[20].
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là tài sản vô giá; là linh hồn của dân tộc
được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với bao biến cố thăng
trầm của lịch sử; được viết lên bằng máu, nước mắt và mồ hôi của cả dân tộc Việt
Nam. Tất cả những yếu tố đó đã tô thắm nét đẹp hài hòa giữa truyền thống và hiện
đại, khắc sâu trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam.
Như vậy, bản sắc văn hoá phải là những nét đặc trưng, độc đáo và cơ bản nhất
để nhận diện một nền văn hoá và để phân biệt nền văn hoá này với một nền văn hoá
khác.
10
Thông qua những phân tích của các định nghĩa trên có thể nói rằng bản sắc
văn hóa của người M’Nông có thể hiểu là những gì đặc trưng nhất, căn bản nhất để
phân biệt với bản sắc văn hóa các dân tộc khác. Bản sắc văn hóa của người M’Nông
đó chính là tính cộng đồng rất cao, nó được thể hiện qua những giá trị của các nét
văn hóa, sắc thái văn hóa trong cuộc sống, lao động hằng ngày của chính cộng đồng
người M’Nông.
1.1.3. Khái niệm về dân tộc thiểu số
Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một định nghĩa nào về “dân tộc thiểu số”
(minorities) được chính thức xác nhận trong bất cứ văn kiện quốc tế nào của Liên
Hợp Quốc. Mỗi quốc gia đều có nét đặc thù riêng, mang bản sắc và hình ảnh đặc
trưng, do vậy cách hiểu và quan điểm về vấn đề DTTS đều khác nhau.
Ở Việt Nam, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh và xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng dân tộc thì khái niệm “dân tộc thiểu số”
không mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc mà chỉ
mang ý nghĩa đơn thuần về mặt số lượng. Khái niệm “dân tộc thiểu số”, có lúc, có
nơi, nhất là trong những năm trước đây còn được gọi là “dân tộc ít người”. Nghị
định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc đưa ra khái niệm tại Khoản
2- Điều 4 "DTTS là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm
vi lãnh thổ nước CHXHCNVN"; khoản 3 - Điều 4: "Dân tộc đa số là dân tộc có số
dân chiếm trên 50% tổng số dân của cả nước theo điều tra dân số quốc gia"[12].
Dân tộc thiểu số được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về
công tác dân tộc như sau:
“Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên
phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [10].
Như vậy, có thể hiểu, dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ
trọng thấp trong tương quan so sánh về lượng dân số trong một quốc gia đa dân tộc.
1.1.4. Khái niệm về hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị bao gồm toàn bộ các tổ chức chính trị, được lập ra để thực
hiện quyền lực chung của xã hội - quyền lực chính trị.
11
Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã
hội, bao gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hợp
pháp theo quy định và có mối quan hệ với nhau trong một hệ thống có tổ chức nhằm
thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ được quy định đối trong đời sống xã hội; củng cố,
duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với chế độ và lợi ích của giai cấp cầm
quyền.
Có thể nói hệ thống chính trị ở nước ta là tổ chức của chính trị và dân chủ,
được xác lập bởi tổ chức và hoạt động của một hệ thống thống nhất các thiết chế
bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã
hội khác có trách nhiệm và quyền hạn thực hiện quyền lực chính trị theo ủy quyền
của nhân dân, phát huy dân chủ để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng của chủ
nghĩa xã hội theo dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013, hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam gồm:
- Đảng Cộng sản Việt Nam (là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội);
- Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân;
- Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;
- Các tổ chức chính trị - xã hội khác (Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân
Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam).
- Ở nước ta thì hệ thống chính trị được được tổ chức theo theo một hệ thống từ
địa phương đến trung ương [24].
Hệ thống chính trị tại xã Quảng Sơn bao gồm: Đảng ủy, HĐND, UBND,
UBMTTQ Việt Nam, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến
binh, Công đoàn cấp xã; các chi bộ, ban tự quản, chi đoàn thanh niên, chi hội phụ
nữ, chi hội hội cựu chiến binh, chi hội nông dân, ban công tác mặt trận của các
thôn/bon, các chi bộ trường học, cơ quan, quân sự trực thuộc.
12
1.2. Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc
1.2.1. Chủ trương và chính sách của Đảng
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã đi vào cuộc sống 15 năm, được toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân đồng tình ủng hộ, được cả hệ thống chính trị quan tâm, tổ
chức thực hiện. Có thể nói, nó không chỉ là một văn kiện mang tính đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, mà còn thể hiện tư duy lý luận
văn hóa một cách toàn diện và sâu sắc trong giai đoạn cách mạng mới. Thực tiễn
xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong 15 năm qua đã gợi mở thêm
nhiều vấn đề mới cần được nghiên cứu để bổ sung và phát triển tại Hội nghị Trung
ương 9 khóa XI tới đây.
Đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam được xác định tại Đề
cương văn hóa Việt Nam (1943): “Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (chính
trị, kinh tế, văn hóa)”; “Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm
cách mạng văn hóa”; “Có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh
hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả” và “Phải hoàn
thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội”; “Cách mạng
văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo”. Mục tiêu
trước mắt mà Đề cương văn hóa Việt Nam đề ra là xây dựng nền văn hóa mới dân
tộc, khoa học, đại chúng và mục tiêu lâu dài là xây dựng “văn hóa xã hội chủ
nghĩa”. Muốn xây dựng nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng phải nắm vững
ba nguyên tắc: dân tộc hóa, khoa học hóa và đại chúng hóa. Đường lối ấy được bổ
sung, phát triển qua các kỳ đại hội, hội nghị Trung ương từ khóa I đến khóa VIII.
Nhưng có thể nói đến Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) mới là văn
kiện đánh dấu sự phát triển toàn diện đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới. Sự phát triển toàn diện ấy được thể hiện
ở các điểm chủ yếu sau đây:
13
Từ nhận thức văn hóa, bao gồm tư tưởng, học thuật, nghệ thuật (Đề cương văn
hóa Việt Nam 1943) đến văn hóa bao gồm: tư tưởng, đạo đức, lối sống, khoa học,
giáo dục - đào tạo, thông đại chúng, văn học - nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng
Từ nền văn hóa mới: dân tộc, khoa học, đại chúng; dân tộc là hình thức, tân
dân chủ là nội dung (1943); là nền văn hóa “có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính
dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân sâu sắc”(1982) đến nền văn hóa mang tính
dân tộc, hiện đại, nhân văn (Hiến pháp 1992) và xây dựng, phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII -
1998).
Từ quan niệm “phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được cuộc
cải tạo xã hội” (1943); cách mạng tư tưởng - văn hóa là động lực (Đại hội IV) đến
văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII).
Từ ba nguyên tắc vận động cách tân văn hóa: dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa
học hóa (1943); tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm
cho thế giới quan Mác - Lênin,... ma, không có tập quán cải táng. Mọi người chết đều được chia tài sản để mang
về "lập nghiệp" ở thế giới của ông bà gọi là Phan.
30
Theo phong tục, cứ sau một mùa rẫy là các bon làng người M’Nông lại tổ
chức các nghi lễ và lễ hội, nhằm tạ ơn các vị thần linh, trời đất, tạ ơn tổ tiên ông bà
đã phù hộ cho mọi người lúa thóc đầy bồ, heo bò đầy sân, chật bãi. Những lễ hội
như: lễ hội rượu cần, mừng lúa mới, lễ cưới hỏi, lễ trưởng thành, lễ cúng voi...mang
bản sắc của một cộng đồng sinh sống bằng nông nghiệp trồng lúa nước, săn bắn, hái
lượmLễ hội lớn nữa là lễ hội đua voi của người M’Nông, đến nay gần như trở
thành lễ hội của vùng Tây Nguyên.
Lễ bỏ mả (nghi lễ tiễn biệt người chết) được người M’Nông rất coi trọng, vì
theo quan niệm của người M’Nông, một người vừa qua đời thì linh hồn của họ vẫn
giữ mối liên hệ với người sống. Do vậy, sau khi người chết được an táng, gia đình
vẫn làm lễ cúng cơm. Phải sau 3 đến 5 năm sau, dân trông bon/làng mới tổ chức lễ
bỏ mả. Theo phong tục sau lễ bỏ mả tiễn biệt người chết, người ta không bao giờ
nhắc đến người chết nữa và cho rằng người chết đã đến một thế giới khác. Nghi lễ
bỏ mả gồm các nghi lễ diễn xướng tổng hợp như đánh cồng chiêng, múa, hát, múa
rối và cả các các trò chơi dân gian. Tuỳ điều kiện kinh tế của gia đình mà họ làm lễ
bỏ mả. Gia đình mổ heo, gà đãi dân làng, phân công người vào trong rừng lấy gỗ tạc
tượng (gọi là tượng nhà mồ). Các tượng này luôn gắn với cuộc sống của người chết
như tượng voi, chim thú, người giã gạo, cho con bú, tượng người ôm mặt khóc hay
tượng người đánh trốngthể hiện tình cảm với người chết.
2.3. Văn hóa dân tộc của ngƣời M’Nông tại địa phƣơng
2.3.1. Văn hóa của người M’Nông ở Đắk Nông nói chung
Đắk Nông được biết tới là mảnh đất có truyền thống lịch sử hào hùng, là ngọn
cờ đầu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp đô hộ của đồng bào các dân
tộc ở cao nguyên M’Nông dưới sự lãnh đạo của các vị tù trưởng, tộc trưởng Ama
Jhao, N’Trang Gưh, N’Trang Lơng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, được đánh dấu
bằng sự ra đời của Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập trong nhà ngục Đắk
Mil (năm 1943). Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,
đồng bào các dân tộc M’Nông, Mạ,đã sớm giác ngộ và đi theo cách mạng, từ đây
Đắk Nông trở thành căn cứ địa vững chắc, là hậu cứ quan trọng, là địa bàn trọng
31
yếu của hành lang chiến lược Bắc – Nam, từ Nam Tây nguyên vào Đông Nam bộ.
Đắk Nông cũng là nơi nổ phát súng đầu tiên cùng với các huyện của tỉnh Đắk Lắk
và Buôn Ma Thuột mở màn cho Chiến dịch Tây Nguyên lịch sử, tiến tới giải phóng
hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Nói đến Đắk Nông không thể không đề cập tới nền văn hóa đa dạng, giàu bản
sắc riêng của nhiều dân tộc, cư dân bản địa, là chủ nhân của nhiều hiện vật văn hóa
độc đáo. Tiêu biểu là đàn đá Đắk Kar có niên đại hàng ngàn năm tuổi, là hệ thống
các nghi lễ, lễ hội đặc sắc, là kho tàng truyện cổ, dân ca, dân vũ, có kho tàng sử thi
Ot N’drông với tầm vóc và số lượng đồ sộ với hàng vạn câu văn vần của người
M’Nông.
Đắk Nông là vùng đất giao thoa, hội tụ những giá trị văn hóa dân gian truyền
thống của đồng bào các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên. Nơi đây, còn lưu giữ
những nét văn văn hóa đặc trưng riêng thể hiện qua các lễ hội gắn với đời sống tâm
linh huyền bí như: sử thi, sinh hoạt cồng chiêng, các điệu múa dân gian truyền
thống, văn hóa ẩm thực, trang phục và cả luật tục duy trì sự ổn định của cộng
đồng...Các loại hình văn hóa dân gian ấy có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh
thần của đồng bào các dân tộc trên vùng đất Nam Tây Nguyên ngày nay.
Sự hình thành của cộng đồng dân cư và chuyển hóa xã hội qua diễn trình lịch
sử, đã tạo cho Đắk Nông có nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc thù về không
gian và thời gian. Văn hóa của người M’Nông nói chung tại Đắk Nông được biết
đến qua nhiều di chỉ được khai quật, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy được những
công cụ lao động như: rìu, bôn, cuốc nhỏ thân dài, những viên cuội khoan lỗ để tra
cán...Chúng có niên đại thuộc thời hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí và nhiều bằng
chứng khảo cổ học khác. Các dấu tích của con người trước đây được phát hiện là cơ
sở khoa học quan trọng để khôi phục lại bức tranh đời sống sinh hoạt văn hóa của
cư dân xưa. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng, đời sống văn hóa tinh thần rất đa dạng,
phong phú như: nghệ thuật trình diễn, âm nhạc, trang trí, trang sức, trang phục...Bên
cạnh đó, là những hệ thống nghi lễ phục vụ cho đời sống tâm linh như: lễ hội mừng
mùa, lễ mừng lúa mới, lễ kết nghĩa, lễ ăn cơm mới, lễ hội runglăp bon (lễ hội đoàn
32
kết các bon làng), lễ hội tách năng yô, lễ đón khách, lễ hội sum họp cộng đồng, lễ
cúng thần rừng... Đồng thời, cư dân nơi đây còn sở hữu một kho tàng văn học dân
gian truyền miệng rất phong phú, bao gồm các thể loại ca dao, tục ngữ, truyện cổ,
truyền thuyết...
Năm 2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công
nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tây Nguyên nói chung và Đắk
Nông nói riêng đã góp phần tạo nên những giá trị của di sản nhân loại đó. Chỉ có
đời sống của con người gắn liền với núi rừng hùng vĩ, dòng sông chảy xiết, với
ngôi nhà dài, hay những chiếc chiêng, cồng cổ...mới làm nên sự hấp dẫn riêng biệt
của không gian văn hóa Tây Nguyên này. Cồng chiêng, sử thi, các lễ hội truyền
thống...là những đặc trưng văn hóa dân gian của đồng bào các tộc người anh em ở
Tây Nguyên nói chung và Đắk Nông nói riêng. Nó bắt nguồn từ đời sống, từ những
sinh hoạt thường ngày, là nguồn cảm hứng thể hiện tâm hồn và tiếp thêm sức sống
cho con người Tây Nguyên.
Cồng chiêng và nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng là một trong những loại hình
sinh hoạt văn hóa gắn liền với đời sống tinh thần và tín ngưỡng của con người
M’Nông ngay từ lúc sinh ra cho đến khi trở về với đất trời, với vũ trụ. Nó được thể
hiện qua các nghi thức trong lễ hội, tín ngưỡng tâm linh, ẩm thực dân gian...Cồng
chiêng là loại nhạc cụ có khả năng trình diễn độc lập và cũng có thể kết hợp với các
loại nhạc cụ khác và không thể thiếu trong các lễ hội có quy mô nhỏ như gia đình
cũng như của cả cộng đồng. Đặc điểm nổi bật của dàn cồng, chiêng là sự kết hợp
linh hoạt trong tiết tấu, giai điệu là những âm thanh của núi rừng, tiếng suối reo,
thác chảy và tâm hôn chân thành của đồng bào M’Nông thể hiện được lòng thành,
tâm niệm, sự tôn trọng đối với thiên nhiên, thần linh và chính những truyền thống
của cồng đồng họ. Đồng thời cũng là của cải vật chất mà từ đó có thể phân biệt
được sự giàu nghèo, là sức mạnh, được người khác kính trọng. Cồng chiêng còn giữ
vai trò là phương tiện để khẳng định bản sắc văn hóa cộng đồng các tộc người ở
Tây Nguyên nói chung và ở Đắk Nông nói riêng. Mỗi tộc người có một cách đánh
khách nhau, nên khi nghe chúng ta có thể phân biệt được đó là của tộc người nào.
33
Âm thanh của cồng chiêng luôn mang đến cho người nghe những cảm xúc rạo rực
khó tả khiến mọi người tìm đến nhau để cùng chung vui. Vào những ngày lễ hội,
hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa, chóe rượu cần, trong tiếng
cồng chiêng vang vọng giữ núi rừng tạo nên một không gian kỳ bí và huyền ảo. Vì
thế có thể khẳng định rằng, cồng chiêng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong
đời sống tinh thần của đồng bào M’Nông trên vùng đất Nam Tây Nguyên.
Trong kho tàng văn hóa Việt Nam, sử thi M’Nông mang một giá trị văn hóa
hết sức đặc biệt, là món ăn tinh thần không thể thiếu còn lưu giữ đến ngày nay. Sử
thi M’Nông được tạo dựng nên từ hàng nghìn câu văn có vần điệu, một thể loại văn
học truyền miệng với những câu chuyện mang đậm nét thần thoại về các hiện tượng
tự nhiên, nhân vật lịch sử tiêu biểu của dân tộc...Sử thi là sự trộn lẫn của ngôn ngữ
với giai điệu của thơ ca. Nó chứa đựng nhiều hình ảnh mang tính biểu cảm sâu sắc.
Bộ ót n’rông là viên ngọc quý trong kho tàng văn học và truyện cổ dân gian Việt
Nam đã được Nhà nước công nhận. Hát kể sử thi đã trở thành một nhu cầu không
thể thiếu trong đời sống tinh thần của người M’Nông. Trong đó, nghệ nhân có thể
nhớ tới hàng vạn câu sử thi, họ có giọng hát hay và tài diễn tấu độc đáo để lưu
truyền hát kể sử thi cho con cháu nghe. Người hát kể sử thi và người nghe có thể
ngồi thâu đêm suốt sáng bên cạnh bếp lửa lung linh, ấm áp. Thông qua đó, người
nghe nhận biết được quan niệm về sự ra đời của đất, trời, của con người, tín
ngưỡng, mối quan hệ trong cộng đồng, phong tục tập quán, sự hình thành và phát
triển đời sống xã hội như:
Buổi sáng kể chuyện nương rẫy
Buổi trưa kể chuyện của nước
Buổi chiều kể chuyện anh hùng
Tối sáng trăng kể chuyện Ndu, Tiăng...
Nghệ thuật hát kể sử thi thu hút rất đông người nghe, đặc biệt trong dịp nông
nhàn, lễ hội...Tuy chưa định hình rõ ràng, đầy đủ nhưng nó vẫn có âm hưởng của
làn điệu mượt mà gắn liền với đời sống xã hội. Ngày nay, sử thi vẫn còn đóng vai
trò quan trọng trong đời sống xã hội của người M’Nông trên vùng đất Nam Tây
34
Nguyên. Vì thế việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy những giá trị sử thi của người
M’Nông càng có ý nghĩa để truyền lại cho con cháu thế hệ mai sau. Một số sử thi
tiêu biểu của người M’Nông như:
- Cướp Chiêng Cổ Bon Tiăng.
- Lêng Nghịch Đá Thần Của Yang.
- Bắt Con Lươn Ở Suối Dak Huch.
- Con Đĩa Nuốt Bon Tiăng.
- Cướp Chăn Lêng Của Jrêng, Lênh Con Ốt.
- Kră, Nông Cướp Binh, Kông Con Lông.
- Lấy Hoa Bạc, Hoa Đồng.
- Lêng, Kong Mbong Lấy Ché Voi Trắng.
- Thuốc Cá Ở Hồ Bầu Trời, Mặt Trăng.
- Yơng, Yang Lấy Ống Bạc Tượng Người.
- Bing Con Măch Xin Làm Vợ Yang.
- Con Hổ Cắn Mẹ Rong.
- Đẻ Lêng.
- Kể Gia Phả Sử Thi – Ot Ndrong.
- Lấy Ché Con Ó Của Tiăng.
- Lùa Cây Bạc, Cây Đồng.
- Rôch, Rông Bắt Hồn Lêng.
- Tiăng Cướp Djăn, Dje.
- Tiăng Lấy Gươm Tự Chém.
- Ting, Rung Chết.
- Trâu Bon Tiăng Chạy Đến Bon Krơn, Lơng Con Jiăng.
- Yang Bán Bing Con Lông.
- Cướp Bung Con Klêt.
- Sung, Trang Con Mung Thăm Tiăng.
- Tiăng Giành Lại Bụi Tre Lồ Ô.
35
Người M’Nông ở Đắk Nông đã sáng tạo ra nhiều thể loại dân ca, dân vũ đặc
trưng riêng của mình. Các thể loại dân ca, dân vũ tiêu biểu như hát ru, hát giao
duyên, sinh hoạt, luật tục, lễ hội...nhiều làn điệu rất đặc sắc, sâu lắng với thời gian
thể hiện dài. Những lời ca thường có vần điệu khá chặt chẽ, gieo vần linh hoạt, ngôn
ngữ dễ thuộc, dễ nhớ. Hiện nay, sinh hoạt hát dân ca cùng với các loại nhạc cụ dân
tộc được đồng bào M’Nông luôn duy trì, phát triển ở các bon và được lưu giữ,
truyền dạy lại từ gia đình đến cộng đồng. Dân ca, dân vũ không chỉ gắn bó chặt chẽ
với cuộc sống của đồng bào mà còn có sức sống mạnh mẽ trong cộng đồng. Hàng
năm, tỉnh Đắk Nông đều phát động và tổ chức nhiều hội thi trình diễn dân ca, dân
vũ và nhạc cụ dân tộc từ xã đến tỉnh và khu vực. Đây là hoạt động quan trọng nhằm
bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của bà con các tộc người ở
Đắk Nông. Nhạc cụ của người M’Nông cũng rất độc đáo, đa dạng về âm
điệu và chức năng. Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt
hàng ngày của con người nói chung và người M’Nông nói riêng. Đặc biệt, nó gắn
với môi trường sinh sống, gắn với tâm hồn của người Tây Nguyên. Các nhạc cụ
được làm bằng tre nứa, gỗ, vỏ bầu, sừng, bằng kim loại và còn có những bộ đàn
đá đã tạo nên những nét chấm phá riêng để phục vụ đời sống tinh thần. Dù bằng
một ống nứa, thanh tre, quả bầu thì các loại nhạc cụ dân gian đều rất độc đáo. Các
nghệ nhân đã cảm nhận, chế tác, truyền thụ âm nhạc dân tộc truyền thống theo một
cách riêng của mình. Họ dựa vào đôi tai để xác định độ trầm, bỗng từng loại nhạc
cụ như: nung ki jơh, m’buốt, lút, tlăk tlơr...Mỗi nhạc cụ đều đi kèm với một câu
chuyện, một hoàn cảnh khác nhau. Có loại dùng trong lễ hội, có loại chỉ đánh trên
nương rẫy, có loại là phương tiện để bày tỏ tình yêu đôi lứa, có loại vừa để giải trí
vừa để xua đuổi thú rừng...
Các lễ hội của đồng bào M’Nông là loại hình văn hóa dân gian hết sức quan
trọng trong đời sống cộng đồng. Ở đó còn lưu giữ những nét văn hóa đặc trưng
riêng thể hiện qua các lễ hội truyền thống gắn với đời sống tâm linh huyền bí như lễ
hội: rượu cần, mừng lúa mới, lễ cưới hỏi, lễ trưởng thành...Lễ hội tạo nên niềm
hứng khởi, náo nức của con người, nó lan tỏa trong cộng đồng, hòa vào với đời
36
sống của người dân. Trên cơ sở của những tín ngưỡng dân gian về thần linh, điều
cấm kỵ, hệ thống nghi lễ và lễ hội của đồng bào đã được hình thành, góp phần vào
việc quản lý cộng đồng. Với quan niệm vạn vật hữu linh, đồng bào dân tộc M’Nông
còn có cả một hệ thống các nghi lễ nông nghiệp, lễ vòng đời gắn với những sinh
hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian độc đáo khác. Lễ hội dân gian bao gồm cả sinh
hoạt tín ngưỡng, tâm linh đa thần của người M’Nông. Thông qua đó, để họ cầu
xin Yàng mang lại những điều tốt lành cho cộng đồng. Và, họ cũng muốn thể hiện
tinh thần lạc quan, ý chí vươn lên chinh phục thiên nhiên, thể hiện khát vọng về
cuộc sống. Tất cả đều ghi lại những dấu ấn văn hóa truyền thống dân gian tồn tại từ
ngàn xưa cùng với núi rừng Tây Nguyên.
Hoa văn là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các vật dụng
hàng ngày cũng như hoạt động cộng đồng. Hoa văn mang các hình tượng về trời
đất, con người, muông thú được thể hiện rõ nét nhất trên trang phục, cây nêu trong
lễ hội hay trên những hoa văn trang trí nhà cửa...Nó thể hiện những quan niệm tâm
linh, tình cảm, cũng như những mong ước về một cuộc sống yên bình với thiên
nhiên...Trong đời sống của người M’Nông, nhất là trong các nghi lễ truyền thống,
họ đặc biệt quan tâm đến trang phục. Do đó, cách trang trí trên trang phục là yếu tố
hỗ trợ đắc lực làm nổi bật lên những đường nét cụ thể, thể hiện sự sinh động trong
cuộc sống đời thường. Trang phục người M’Nông thể hiện rõ bố cục qua cách bố trí
màu sắc, hình thù lấy từ thiên nhiên hoặc những hình ảnh sinh hoạt cộng đồng.
Trong các lễ hội, chúng ta dễ nhận thấy màu sắc hoa văn qua hình ảnh cây nêu tạo
nên sự uy nghi, linh thiêng của lễ hội. Nét đẹp hoa văn còn thể hiện trong việc trang
trí trên kiến trúc, tạo nên sự ấm cúng, kín đáo của ngôi nhà. Những hoa văn của
đồng bào M’Nông hết sức độc đáo ấy, luôn được các nghệ nhân truyền các kỹ năng
cho thế hệ nghệ nhân tiếp theo.
Cộng đồng người M’Nông ở Đắk Nông nhiều nơi hiện vẫn giữ gìn được
những sinh hoạt văn hoá đặc trưng của dân tộc mình, tại các địa phương ở tỉnh Đắk
Nông, các cơ quan chức năng còn biên soạn, tổ chức mở các trại sáng tác âm nhạc,
văn học, hội họa, nhiếp ảnh, hội thi dân ca, dân vũ, thi hát kể sử thi...Các hoạt động
37
thiết thực này đã và đang giúp đồng bào dân tộc M’Nông giữ gìn được nét đặc trưng
của văn hóa của dân tộc mình trong xu thế hội nhập và phát triển.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển tất yếu của xã hội, cùng với sự du nhập ồ ạt
của văn hóa các dân tộc khắp cả nước về sinh sống ở vùng đất này nên vấn đề bảo
tồn, phát huy bản sắc văn hóa của người M’Nông ở Đắk Nông nói chung và và các
địa phương khác nói riêng đứng trước những thách thức không nhỏ. Một số sử thi bị
lãng quên; lễ hội bị mai một; số lượng nghệ nhân am hiểu sâu sắc văn hóa dân tộc
rơi rụng dần; không gian sống, không gian văn hóa bị thu hẹp đáng kể vì nhiều lý
do, hệ lụy của những tác động về cuộc sống vật chất lẫn tinh thần.
2.3.2. Văn hóa của người M’Nông tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh
Đắk Nông
Trong 13 thôn/bon của toàn xã, người M’Nông sống tập trung hầu hết tại các
thôn/bon cụ thể như: bon Nting, bon SaNar, bon R’Bút, bon Phi Glê, bon BuSir,
bon Rlong Phe, bon Nđoh, rải rác tại các thôn Quảng Hợp, thôn Quảng Tiến và trừ
các thôn/bon khác tập trung chủ yếu các dân tộc phía bắc như thôn 4, thôn 5, thôn
Đắk Snao, thôn Đắk Snao 2. Hiện tại người M’Nông tại xã Quảng Sơn có tổng số
hộ là 688 hộ với 3.235 nhân khẩu chiếm 13,3% so với tổng số hộ của toàn xã là
5.246 hộ và tổng số dân của toàn xã là 20.281 nhân khẩu. Trong đó nữ giới 1.735
khẩu chiếm tỉ lệ 53%, nam giới 46%, trẻ em dưới tuổi lao động là 798 người chiếm
tỉ lệ 24.66% so với tổng số nhân khẩu của người M’Nông trên toàn xã là 3.235 nhân
khẩu.
Cũng giống các nét văn hóa của người M’Nông ở các vùng miền và địa
phương khác nói chung; người bản địa M’Nông tại xã Quảng Sơn có đời sống văn
hóa phong phú và đa dạng, đặc biệt là văn hóa dân gian. Nét văn hóa ấy được thể
hiện phong phú trong sinh hoạt hằng ngày của chính người M’Nông.
Cũng giống như một số địa phương khác có người M’Nông sinh sống, tại xã
Quảng Sơn nét truyền thống trong nền văn hóa đó được thể hiện đậm đà trong các
loại hình sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật hàng ngày của đồng bào người M’Nông. Đó
là ca dao, tục ngữ, lời nói vần (nao m’pring) còn tiềm ẩn trong trí nhớ để lưu truyền
38
từ thế hệ này sang thế hệ khác. Được sinh ra và lớn lên trên một cao nguyên mênh
mông, huyền bí và hùng vĩ, từ ngàn xưa trong đời sống của đồng bào không mấy
khi thiếu vắng những bài ca, điệu múa, tiếng cồng chiêng, tiếng đàn, các loại nhạc
cụ dân tộc...Đó chính là sự sáng tạo vô cùng quý giá của các thế hệ nghệ nhân dân
gian M’Nông tại địa phương, họ đã làm nên bản sắc văn hóa đặc thù để phục vụ đời
sống tinh thần và được lưu truyền theo thời gian.
Có thể nói rằng, văn hóa dân gian của người M’Nông tại xã Quảng Sơn phong
phú và đa dạng đã hiện diện trên khắp các mặt của đời sống xã hội truyền thống và
đương đại, là một giá trị văn hóa vô giá cần phải bảo tồn và phát huy giá trị. Lễ hội
diễn ra tại địa phương là loại hình văn hóa tổng hợp được diễn ra, có cồng chiêng,
điêu khắc (làm cây nêu), hát sử thi, văn hóa ẩm thực (cơm lam, rượu cần)Trong
đó thường có lễ đón bạn là nét văn hóa đặc trưng, thể hiện lòng mến khách của
người M’Nông, mỗi khi bon làng tổ chức lễ hội. Nghi thức lễ đón bạn là chủ nhà bố
trí nghệ nhân cồng chiêng, lễ vật và cử người biết ăn nói lưu loát, biết hát đối đáp,
cùng với già làng đứng đón khách từ đầu bon. Khi đoàn khách bon bạn đến, bon
chủ nhà hát đối, bên bon khách đáp lại và khách hát đối, chủ nhà hát đáp lại, họ tặng
vật phẩm cho nhau như: thuốc rê, bầu bí, cáthể hiện tình đoàn kết gắn bó, chia sẻ
và bình đẳng. Họ đi chân đất, mặc trang phục truyền thống. Thế nhưng trong một lễ
hội ở huyện, xã nọ, lại biến nghi thức lễ đón bạn pha tạp bằng rước hai cái kiệu, mỗi
kiệu bốn người khiêng (thường thấy lễ hội ở phía Bắc), hai vị già làng ngồi chiễm
chệ trên kiệu, mặc trang phục quần tây hai ống, chân mang dép xốp.
Về màu sắc, trong hội họa có tác phẩm tái hiện cảnh sinh hoạt người M’Nông,
nhưng dùng nền màu vàng, lấy màu đỏ làm chủ đạo cho tác phẩm, từ trang phục
đến đường nét họa tiết hoa văn đều màu đỏ, làm cho người xem cảm nhận đến văn
hóa của dân tộc nào đó thật xa lạ. Trong khi đó, màu sắc của dân tộc M’Nông thì
màu xanh là chủ đạo, pha lẫn một ít màu đen, gắn liền với màu xanh và quang cảnh
âm u của núi rừng trùng điệp nơi đây.
Trong đan lát, nhiều chi tiết mang đậm nét văn hóa của người M’Nông được
trang trí, thể hiện trên những sản phẩm của chính họ. Nghề đan lát của người
39
M’Nông tại địa phương tuy chưa phát triển mạnh mẽ nhưng những chiếc gùi, rổ, rá,
hay những chiếc bàn, cái ghế được đan lát bằng chất liệu như tre, nứa, lồ ô mà
người M’Nông sử dụng tạo nên những sản phẩm, hiện vật đẹp, điều đó đã thể hiện
phần nào tay nghề và một trong những nét văn hóa của người M’Nông cần được
nhân rộng tại địa phương.
Trong hội họa và dệt thổ cẩm được thể hiện trên các sản phẩm như đồng, đá,
gỗ...trang phục truyền thống của họ đều có những hoa văn được thể hiện qua những
nét chấm phá tập trung vào các hình ảnh của người M’Nông lưng mang cung tên,
tay cầm rựa, để thể hiện tính đặc trưng của văn hóa M’Nông. Nhưng thực ra trong
lao động sản xuất, người M’Nông dùng xà gạc nhiều hơn rựa như người kinh.
Ngày nay những trang phục truyền thống của họ được sử dụng rất ít, chỉ sử dụng
vào các dịp lễ hội còn những ngày thường họ mặc trang phục như người kinh.
Trong kiến trúc nhà cửa chất liệu chủ yếu vẫn là tre, lồ ô, gỗ vẫn được sử dụng
nhiều, tuy nhiên trong thời gian gần đây nhiều ngôi nhà truyền thống của họ được
thay thế nhiều bởi những ngôi nhà xây hiện đại.
Trong nhiếp ảnh có một tác phẩm trưng bày tại triển lãm nhiếp ảnh của tỉnh,
bức ảnh là một cô gái, từ nước da trắng mượt, mắt to, nét mặt, mũi nhìn vào không
thấy dường nét của cô gái M’Nông, dưới bức ảnh chú thích là cô gái M’Nông (thực
chất cô gái này là người Thái, chỉ khoác trang phục bằng bộ váy và áo của người
phụ nữ M’Nông). Trong dân vũ, âm nhạc cũng lấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia”,
qua tài liệu sưu tầm, dân vũ người M’Nông thường được thể hiện những động tác
lao động sản xuất nương rẫy, hình ảnh các loài vật, từ cách di chuyển, chạy nhảy,
tình yêu nam nữ cũng thể hiện rất kín đáo. Thế nhưng có tác giả dựng múa, dùng
trang phục hoa văn truyền thống M’Nông, nhưng động tác múa, đoạn đầu mang
đường nét dân vũ M’Nông nhưng càng về sau, lại sử dụng các động tác múa rất lạ
lẫm với múa truyền thống.
Âm nhạc múa cũng pha tạp, đoạn đầu dùng giai điệu âm thanh của tù và, nhịp
chiêng dịu êm, nhưng về sau thì âm thanh của nhạc cụ hiện đại, giai điệu dồn dập
bốc lửa. Trong khi đó, âm nhạc của người M’Nông từ tiếng tù và đến nhịp chiêng,
40
kèn R’lét bao giờ âm thanh cũng nhẹ nhàng sâu lắng, trầm bổng và miên man như
chính tiếng du dương của đại ngàn trên cao nguyên M’Nông hùng vĩ.
Ẩm thực cũng được coi là nét văn hóa của người M’Nông tại địa phương, có
thể kể đến như rượu cần được người M’Nông sử dụng bằng men được làm từ các
loại cây, lá rừng, cho ra những chóe rượu cần thơm ngon, an toàn mang hương vị
đặc trưng của núi rừng, của người M’Nông nơi đây. Cơm lam là một món ăn được
duy trì và tồn tại địa phương, không những vào các dịp lễ, tết của người M’Nông
mà những ngày thường họ cũng nấu cho bạn bè, anh em, hay có khách thưởng thức;
cơm lam được nấu bằng loại gạo mà họ trồng trên đồi núi khô và khi nấu họ thường
cho gạo đã ngâm nước trước đó vài tiếng đồng hồ; sau đó họ cho gạo vào trong ống
tre rừng hay những ống lồ ô rồi cho vào nấu trực tiếp bằng bếp lửa, với những chất
liệu đó họ đã cho ra những miếng cơm lam mang hương vị đặc trưng của người
M’Nông tại xã Quảng Sơn. Ẩm thực của họ không chỉ có vậy mà phải kể tiếp đến
những món ăn như canh thục, món ăn này được nấu với bằng đọt mây, rau bép rừng
với rất nhiều ớt cay và điều đặc biệt là phải có cá suối, cá rừng, hay là lòng bò, thịt
heo mọi tạo ra hương vị rất đặc trưng của người M’Nông.
+ Phong tục tập quán của người M’Nông trong hôn nhân gia đình
Chế độ hôn nhân một vợ, một chồng được người M’Nông thực hiện đúng Luật
hôn nhân và gia đình. Theo thời gian người M’Nông cũng có nhiều thay đổi tích
cực trong việc tìm hiểu về tình cảm trai gái đó chính là nam, nữ tự do tìm hiểu, tự
do lựa chọn người bạn đời.
Sau khi kết hôn, tùy theo sự sắp xếp, thỏa thuận giữa hai bên gia đình vợ,
chồng có thể cư trú ở nhà vợ hoặc ở nhà chồng. Cha, mẹ có trách nhiệm nuôi
dưỡng, giáo dục con cái nên người, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con gây
ra.
Con có nghĩa vụ nghe lời, phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ khi về già. Trong gia
đình và xã hội sinh hoạt có tôn ty, trật tự, các con được đối xử bình đẳng như nhau,
không phân biệt giữa con trai và con gái, giữa con đẻ và con nuôi.
41
Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc nuôi dạy con, quan hệ giữa các thành
viên trong gia đình không có sự cách biệt.
Quan hệ hôn nhân và gia đình bền vững, vẫn duy trì chế độ hôn nhân gia đình
là mẫu hệ, nữ giới có vai trò quan trọng và quyết định mọi việc trong gia đình nhiều
hơn nam giới.
Tuy nhiên người M’Nông tại xã Quảng Sơn vẫn còn nhiều tập quán lạc hậu về
hôn nhân và gia đình đang được áp dụng tại địa phương cần được xóa bỏ như:
Kết hôn trước tuổi quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (tảo
hôn).
Vẫn còn tình trạng kết hôn giữa những người là họ hàng có quan hệ huyết
thống, cận huyết trong phạm vi ba đời.
2.4. Bản sắc văn hóa của ngƣời M’Nông tại xã Quảng Sơn
2.4.1. Thực tiễn về bản sắc văn hóa
Văn hóa của người M’Nông tại xã Quảng Sơn có lịch sử hình thành và phát
triển lâu đời cùng với văn hóa các dân tộc khác ở Tây Nguyên nói chung và tại Đắk
Nông nói riêng bao gồm văn hóa vật thể và phi vật thể như: trang phục, ngôn ngữ,
ẩm thực, phong tục tập quán, văn hóa dân gian (không gian văn hóa cồng chiêng),
sự phát triển hài hòa của các nét văn hóa, sắc thái văn hóa đó đã tạo nên bản sắc văn
hóa mang nét đặc trưng riêng biệt của người M’Nông đó chính là tính cộng đồng.
Sự gắn kết về không gian sống đã tạo nên một sự gắn bó mật thiết giữa cá nhân và
các cộng đồng người M’Nông khiến những đặc trưng văn hóa của chính họ từ xưa
đến nay tự thân vận động và có sức sống tương đối bền vững.
- Tính cộng đồng thể hiện trong tổ chức, người đứng đầu cộng đồng
Cư dân bản địa tại xã Quảng Sơn sống tập trung thành từng đơn vị hành chính
(thôn/bon), mỗi thôn/bon có người M’Nông sinh sống đều có già làng, trưởng bản,
người uy tín đó chính là lực lượng cốt cán trong đồng bào dân tộc người M’Nông,
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống cũng như phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng an ninh của địa phương. Các già làng đều có mỗi liên hệ với nhau chặt
42
chẽ; già làng chính là những người có uy tín và tiếng nói đối với người M’Nông tại
các thôn/bon đó, già làng có mỗi liên hệ chặt chẽ đối với trưởng thôn/bon để nắm
bắt, triển khai, tuyên truyền cho bà con là người M’Nông thực hiện và chấp hành
các đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tính
cộng đồng được thể hiện khá rõ nét ở phương diện tiếng nói của người đứng đầu
cộng đồng, bắt buộc mọi cá nhân trong cộng đồng đều phải nghe và làm theo. Có
thể thấy rằng sự thống nhất trong việc thông tin trong cộng đồng người M’Nông tại
địa phương được thực hiện rất tốt và có sự đồng lòng nhất trí cao. Tất cả mọi người
M’Nông luôn thể hiện được sự đoàn kết, sự tôn trọng và chấp hành theo sự sắp xếp,
ý kiến của già làng, nếu như không có sự đồng ý của già làng thì tất cả mọi người
đều không được làm, ai làm trái ý già làng thì đều bị phạt một ché rượu cần và một
con heo không phân biệt nam, nữ, già, trẻ để tạ lỗi với dân làng trong cộng đồng.
Đây là yếu tố thể hiện sức mạnh của tính cộng đồng, tổ chức cộng đồng chính là giá
trị bản sắc văn hóa của họ.
- Tính cộng đồng thể hiện ở tinh thần yêu nước
Lịch sử qua các cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chống thực dân Pháp đã
chứng minh Tây Nguyên là vùng đất có vị trí, vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng
trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc và phát triển về kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên
nói riêng, đất nước nói chung. Tính cộng đồng của người M’Nông tại xã Quảng Sơn
giữ vai trò then chốt quyết định thắng lợi cả hai vấn đề đó là giữ gìn an ninh trật tự,
ổn định chính trị, giữ vững thế trận quốc phòng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc nói
chung và phát triển kinh tế - xã hội địa phương nói riêng. Khi sự bình yên của cộng
đồng, của đất nước bị xâm lăng và cần sự góp sức của mọi cá nhân người M’Nông,
già làng sẽ họp cộng đồng người M’Nông và ra lệnh mọi người phải gác lại mọi
công việc gia đình tham gia vào cách mạng thì 100% người M’Nông đều phải tham
gia đầy đủ. Tinh thần yêu nước đó là biểu hiện của tính cộng đồng, là nguồn nội lực
vô cùng quý báu, được thể hiện qua lối sống hằng ngày của họ, là sự đoàn kết đã
góp phần vào nhiều thắng lợi trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế -
43
xã hội của đất nước, địa phương. Họ biết cùng nhau đứng lên phản đối, đấu tranh và
chống lại những việc làm xấu, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của họ, lợi ích của cá
nhân, cộng đồng họ.
- Tính cộng đồng thể hiện trong lao động, sản xuất và cuộc sống hằng ngày
Trong lao động họ là những người chất phác, chịu thương chịu khó, họ sống
gắn liền với núi rừng, xem núi rừng, sông suối là vị thần bao bọc, chở che và xem
đó là động lực, niềm tin để họ an tâm sinh sống và lao động. Họ khá mến khách khi
khách đến thăm nhà, họ tin tưởng tuyệt đối những tình cảm, lời hứa của khách dành
cho gia đình và cộng đồng họ, bởi vậy những vị khách đã hứa với họ và cộng đồng
họ mà không thực hiện đúng lời hứa thì họ sẽ không bao giờ tin tưởng nữa, thậm chí
là rất gét, có thể khi gặp lại cả cộng đồng họ sẽ vậy quanh vị khách đó để yêu cầu
giải thích tại sao không thực hiện lời hứa; nếu vị khách đó không giải thích vừa lòng
họ, họ cấm không cho vào bon, làng họ nữa. Họ coi lợi ích của cộng đồng M’Nông
chính là lợi ích của chính họ. Người M’Nông có tinh thần tự lực, tự cường, ý thức,
trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng rất cao. Khi một cá nhân, hay gia đình trong
cộng đồng người M’Nông có công việc cần sự giúp đỡ của mọi người thì già làng sẽ
thông báo tới mọi gia đình đều phải tham gia; khi tham gia họ rất nhiệt tình, hết
mình và không đặt ra điều kiện hay bất cứ đòi hỏi gì đối với cá nhân, gia đình có
công việc đó. Một gia đình nếu có một ché rượu cần đều mời tất cả mọi người trong
bon, làng đến uống và chung vui; một gia đình nếu làm thịt con heo thì đều phải
chia đều cho tất cả gia đình còn lại.
Trong cộng đồng có người ốm hay chết thì tất cả mọi người trong cộng đó
phải tập trung về nhà nhà có người ốm hay chết đó; sau khi cúng thì tại gia đình đó
đều phải bố trí một ché rượu cần, năm con gà để mọi người trong bon đó uống và
quây quần bên nhau. Có thể nói lúc vui, lúc buồn hay hoạn nạn mọi cá nhân cộng
đồng họ đều kề vai sát cánh với nhau, chính những điều đó đã thể hiện được sự đùm
bọc, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau tạo ra bản sắc riêng biệt của họ đối với các dân tộc
khác.
44
- Tính cộng đồng thể hiện trong luật tục, quy định của cộng đồng, già làng
Người M’Nông có lối sống giản dị, chân phác, thật thà; cùng chung sống và
thể hiện trách nhiệm, sự bình đẳng với nhau bằng việc thực hiện nghiêm những luật
tục, quy đị... sự loan tỏa trong cộng đồng đã thể hiện thông qua việc bảo
ban, góp ý cho nhau, giáo dục truyền thống tốt đẹp của họ để họ có thể tiếp thu
những tri thức, những tiến bộ của xã hội một cách có hệ thống và sàng lọc một cách
tiến bộ để hạn chế, đẩy lùi các vấn đề, hệ lụy như trộm, cướp, bài bạc, đánh nhau,
game, internet, xa rời tính cộng đồng, buông lỏng tổ chức cộng đồngvà một số
vấn đề ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa của họ như quan hệ trước hôn nhân, đạo đức
lối sống, tư tưởng và ý thức về cội người và cộng đồng, dân tộc. Qua đó nói lên
được nét đẹp, tiếng nói của chính họ để đấu tranh lại những điều xấu, phản ánh và
phê bình những tiêu cực làm ảnh hưởng tới cuộc sống tốt đẹp hằng ngày của cá
nhân và cộng đồng của họ.
56
Có thể khẳng định vai trò của bản sắc văn hóa của người M’Nông là rất quan
trọng, những ảnh hưởng và tác động qua lại đó quyết định đến sự ổn định chính trị,
trật tự an toàn xã hội và phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của địa phương.
3.1.3. Vai trò của hệ thống chính trị tại xã Quảng Sơn trong việc giữ gìn bản
sắc văn hóa của người M’Nông
Dưới góc độ thực tiễn, trước bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, tác động của
mặt trái cơ chế thị trường, văn hóa phương Tây và văn hóa phương Đông du nhập
vào nước ta, vào chính địa phương xã Quảng Sơn một cách tràn lan, bên cạnh văn
hóa trong sạch, lành mạnh thì sản phẩm có nội dung không lành mạnh, tiêu cực
cũng nhanh chóng thâm nhập, len lỏi vào mọi ngõ ngách, tâm hồn, đời sống của con
người Việt Nam nói chung và người M’Nông nói riêng. Bản sắc văn hóa của người
M’Nông tại xã Quảng Sơn cũng bị ảnh hưởng không nhỏ và gây ra nhiều hệ lụy
đáng kể tới đời sống tinh thần của như vật chất của chính họ.
Với khó khăn và thách thức đó, hệ thống chính trị địa phương đóng vai trò
quan trọng đối với công tác giữ gìn bản sắc văn hóa của người M’Nông. Trước tiên
hệ thống chính trị địa phương cần phải nhận thức đúng đắn được về thế mạnh của
của địa phương, phải hiểu người dân để phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết
các dân tộc, cùng chung sức trên con đường đến đích là giữ gìn bản sắc văn hóa của
người M’Nông. Cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị ở địa phương phải là
những người gương mẫu đi đầu trong việc tuyên truyền, vận động và thực hiện các
nhiệm vụ liên quan, từ đó thuyết phục nhân dân tin và làm theo. Bên cạnh đó, với vị
trí trách nhiệm, cán bộ, công chức ở địa phương cần đóng vai trò nòng cốt trong
việc đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật và mời gọi các doanh nghiệp đến phối
hợp với bà con từng gia đình, thôn bản để phát triển sản xuất, chăn nuôi, giao lưu
văn hóa các dân tộc thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa. Quá trình đó, sự
vào cuộc tích cực trong lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống
chính trị cấp xã có vai trò quan trọng, gắn kết cộng đồng dân cư thông qua việc xây
dựng hương ước, quy ước theo định hướng chung, làm tốt công tác phối hợp tổ
chức thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh nông thôn ở địa phương.
57
Hệ thống chính trị địa phương cần phát huy vai trò của mình nhiều hơn nữa,
tích cực, chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, vận động mọi quan điểm, đường
lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.
Địa phương là xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nên còn tồn tại
một số phong tục, tập quán, thói quen còn hạn chế, thiếu tích cực thì hệ thống chính
trị chính tại địa phương chính là hạt nhân nòng cốt bám sát địa bàn, đi vào tận nhà
dân để phân tích, chứng minh, giải thích cho bà con hiểu rõ hơn về giá trị của những
lễ hội truyền thống, về phong tục, lối sống, cốt cách của người dân Quảng Sơn nói
chung và người M’Nông nói riêng để từ đó bà con hiểu rõ hơn, nghiêm chỉnh chấp
hành và tích cực thực hiện. Không chỉ có vậy, hệ thống chính trị tại địa phương còn
phát huy được vai trò của mình trên mặt trận văn hóa, thực sự trở thành chiến sĩ văn
hóa trong cuộc đấu tranh chống lại các sản phẩm xấu độc, lai căng làm phương hại
đến thuần phong mỹ tục của dân tộc nói chung và ảnh hưởng tới việc giữ gìn bản
sắc văn hóa người M’Nông nói riêng. Và chính hệ thống chính trị phải cùng nhân
dân làm cho âm mưu diễn biến hòa bình của chủ nghĩa đế quốc bị thất bại, góp phần
quan trọng làm rạng rỡ nền văn hóa Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, khiến nó
thực sự trở thành mục tiêu, động lực quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững góp phần vào sự thành công của quá
trình xây dựng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
3.2. Một số giải pháp đối với hệ thống chính trị địa phƣơng trong việc giữ
gìn bản sắc văn hóa của ngƣời M’Nông tại xã Quảng Sơn
3.2.1. Đối với hệ thống chính trị cấp tỉnh
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa người M’Nông, tỉnh Đắk Nông xác định một số giải pháp trọng tâm sau:
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, phong phú, đa
dạng nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân đối với việc bảo tồn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc người M’Nông; nhất là đối tượng thanh thiếu niên thông qua
các công trình văn hóa, các di tích lịch sử và các chương trình, hoạt động, như lễ
58
thắp nến tri ân; hành trình đến với khu di tích lịch sửCổ vũ nhân dân bảo tồn, gìn
giữ và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh
hoa văn hóa nhân loại; tổ chức các hoạt động học tập và tìm hiểu vùng đất, con
người Đắk Nông (địa lý, lịch sử, dân tộc, ngôn ngữ, phong tục tập quán, hệ thống
chính trị, kinh tế, tín ngưỡng - tôn giáo, văn hóa - xã hội).
Hai là, mở rộng phong trào hoạt động văn hóa, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật
trong nhân dân; khơi dậy tiềm năng, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Xây dựng,
củng cố và phát triển các mô hình hoạt động văn nghệ như các câu lạc bộ nhằm đáp
ứng nhu cầu vừa sáng tác vừa hưởng thụ của công chúng. Kết hợp giáo dục giữa
nhà trường, gia đình và xã hội, phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ di
sản văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa. Thường xuyên tổ chức các hoạt động, như
Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc, Liên hoan ca múa nhạc dân gian, Liên hoan
cồng chiêngĐẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể,
phi vật thể; công tác khảo sát điều tra, sưu tầm các giá trị văn hóa về sinh hoạt cộng
đồng, lễ hội, các loại hình văn hóa dân gian, như dân ca, dân vũ, trang phục, hoa
văn, nhạc cụ dân tộc; đặc biệt, chú trọng đến văn hóa cồng chiêng, sử thi, tiếng nói,
chữ viết các dân tộc thiểu số, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Bảo tồn, phát
huy di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái. Có biện pháp
giúp đồng bào bảo tồn các di sản văn hóa (cồng chiêng, ché quý, nhạc khí dân
tộc...), giữ gìn sắc phục của dân tộc, khuyến khích mặc trang phục dân tộc mình vào
các ngày lễ, tết...Mở rộng, khuyến khích việc dạy và học chữ của đồng bào dân tộc
thiểu số; tổ chức biên soạn lịch sử truyền thống của địa phương và đưa vào giảng
dạy ở các trường học; xây dựng, đưa chương trình phổ biến văn hóa truyền thống
các dân tộc vào trong nhà trường.
Ba là, tăng cường đầu tư xây dựng, cơ sở vật chất cho văn hóa đến các địa bàn
dân cư. Đầu tư có trọng điểm, từng bước xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn
hóa từ tỉnh đến cơ sở; bảo đảm ngân sách cho hoạt động văn hóa thường xuyên, các
chương trình văn hóa lớn, trong đó chú ý đến hoạt động văn hóa xã, phường, thị
trấn. Cần nhìn nhận và có sự đánh giá khách quan để có thể tạo nên sự phát triển hài
59
hòa giữa kinh tế và văn hóa. Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh có thể bố trí đủ nguồn lực
để thực hiện thành công chiến lược phát triển văn hóa tỉnh Đắk Nông giai đoạn
2012 - 2020 và các đề án đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Bốn là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực văn
hóa, trên cơ sở xác định công tác văn hóa là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên.
Thể chế hóa đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về văn hóa thành
chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các ngành, các
cấp. Tạo điều kiện để phát triển nguồn lực cho hoạt động văn hóa; cho bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa bản địa, văn hóa truyền thống nhằm hướng đến xây
dựng nền văn hóa tỉnh Đắk Nông vững mạnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của các
tầng lớp nhân dân.
Năm là, xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với tính đặc thù văn hóa, nghệ
thuật của tỉnh; chú trọng đến chính sách văn hóa đặc thù của dân tộc thiểu số tại chỗ
như M’Nông, Mạ, Ê-đê và các dân tộc khác. Tập trung xây dựng nguồn nhân lực đủ
mạnh để chỉ đạo, tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động văn hóa có hiệu quả;
chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ hoạt động trong
lĩnh vực văn hóa. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh
theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Huy động các nguồn lực xã hội
để khai thác tối đa các thế mạnh về văn hóa của địa phương, bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc bản địa M’Nông, Mạ, Ê-đê; đồng thời
tiếp thu văn hóa các dân tộc anh em và văn hóa nhân loại làm giàu thêm văn hóa địa
phương. Chú trọng đầu tư và phục dựng các loại hình nghệ thuật truyền thống, các
thể loại dân ca, nhạc cụ dân tộc, một số loại hình nghệ thuật có nguy cơ bị mai một.
Có chính sách, cơ chế khuyến khích đội ngũ văn nghệ sĩ, nghệ nhân là người dân
tộc thiểu số sáng tác và trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống.
3.2.2. Đối với hệ thống chính trị cấp huyện
Thứ nhất, tiếp tục chỉ đạo các địa phương có liên quan nâng cao nhận thức về
việc gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn bản sắc văn hóa người
M’Nông, đặc biệt trong xây dựng nông thôn mới.
60
Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ hiểu biết về lịch sử, văn hóa dân tộc, xây đắp
lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc, quyết tâm đưa dân tộc mình vươn lên trong thời
đại mới qua các hình thức như tuyên truyền thông qua các kênh thông tin đại chúng,
băng rôn, khẩu hiệu, các chương trình, hội thi, lễ hội....Quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh
tuyên truyền về tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá
trình phát triển kinh tế đối với cán bộ, đồng bào dân tộc thiểu số.
Phải luôn coi trọng công tác lãnh chỉ đạo là yếu tố thường xuyên và then chốt
tạo nên sự đồng bộ, dứt điểm, quyết liệt gắn công tác giữ gìn bản sắc văn hóa và
phát triển kinh tế là nhiệm vụ song song của cả hệ thống chính trị tại địa phương;
đẩy mạnh các hình thức giáo dục thường xuyên, đào tạo nghề; giáo dục đạo đức lối
sống, nâng cao dân trí cho thanh niên, các tầng lớp nhân dân.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sưu tầm, phổ biến các giá trị văn hóa
đậm đà bản sắc dân tộc thiểu số trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Dựa vào những chủ trương của Đảng và quy định của Nhà nước, cơ chế và
định hướng của tỉnh để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn và đề ra những
chính sách có ý nghĩa thực tiễn, phù hợp với địa phương trong việc thi tuyển và đào
tạo cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ tích cực tham gia,
hưởng ứng và cống hiến cho địa phương về vấn đề văn hóa.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện chính sách, tăng cường các nguồn lực cho giữ gìn
bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển nói chung và xây
dựng nông thôn mới nói riêng.
Phải xây dựng đội ngũ từ cán bộ, công chức, đến lực lượng cốt cán thôn/bon
cho đến người dân có tâm huyết, trách nhiệm, ý thức về phát triển địa phương để
tạo sự đồng thuận, thống nhất trong triển khai và thực hiện. Cấp huyện cần ban hành
những chính sách mang tính đặc thù cho từng vùng nông thôn của đồng bào dân tộc
thiểu số, đặc biệt các địa phương có cộng đồng người M’Nông sinh sống tập trung
đông. Việc xây dựng chính sách phải dựa trên một chiến lược quy hoạch tổng thể
vùng nông thôn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc để vừa bảo đảm tính định hướng
61
vừa bảo đảm huy động và phát huy được nhiều nguồn lực trong xã hội và nguồn nội
lực của đồng bào dân tộc thiểu số.
Việc giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số nói chung và người M’Nông
nói riêng trong quá trình phát triển địa phương là vô cùng quan trọng, vừa đảm bảo
nâng cao đời sống vật chất, vừa đảm bảo sự phát huy, kế thừa, giữ gìn bản sắc văn
hóa. Đó là mục tiêu mà cả hệ thống chính trị địa phương đều hướng đến, đòi hỏi sự
vào cuộc, phối hợp của mọi cá nhân, tổ chức, đơn vị với nhiều việc làm, hoạt động
khác nhau hướng tới sự thành công vừa có chất lượng vừa có chiều sâu bền vững.
3.2.3. Đối với hệ thống chính trị cấp xã
Để làm tốt những yêu cầu đặt ra, hệ thống chính trị địa phương phải tự đổi
mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của mình; thực hiện tốt cơ chế, chính
sách, tạo điều kiện để người dân thực sự được làm chủ trong kinh tế và đặc biệt là
việc giữ gìn phát huy chính bản sắc văn hóa của họ.
- Đối với Đảng ủy
+ Tiếp tục quán triệt ban hành các văn bản có liên quan đến công tác giữ gìn
bản sắc văn hóa người M’Nông qua đó để chỉ đạo HĐND, UBND, UBMTTQ Việt
Nam, các bộ phận, ban ngành, đoàn thể cấp xã, các chi bộ, chi hội cấp thôn/bon,
đảng viên trong toàn xã hiểu và thấm nhuần được tầm vóc, ý nghĩa của việc giữ gìn
bản sắc văn hóa người M’Nông để tuyên tuyền, vận động, kêu gọi, thu hút đông đảo
người dân tại địa phương, đặc biệt là cộng đồng người M’Nông chung tay vào công
tác này.
+ Chỉ đạo các bộ phận, ban ngành, đoàn thể có liên quan tiếp tục nghiên cứu,
tuyên truyền, phổ biến và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, các kế hoạch, chương trình hành động, đề án về giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc người M’Nông của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Huyện ủy, UBND
huyện tới mọi tầng lớp nhân dân.
- Đối với HĐND
Ban hành các Nghị quyết về công tác giữ gìn bản sắc văn hóa của người
M’Nông trong giai đoạn hiện nay.
62
Xây dựng các chương trình, kế hoạch giám sát việc thực hiện các Nghị quyết,
văn bản có liên quan đến công tác giữ gìn bản sắc văn hóa người M’Nông của các
cơ quan, đơn vị, tổ chức, ban ngành, bộ phận, đoàn thể, cá nhân tại địa phương.
- Đối với UBND xã
Ban hành các văn bản có liên quan chỉ đạo các ban, ngành, bộ phận, các
thôn/bon, phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các đơn vị đóng chân trên địa bàn xã
thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà
nước; các Nghị quyết, Chương trình, Chỉ thị, Kế hoạch, Thông báo của Huyện ủy,
UBND huyện, Đảng ủy, HĐND xã về công tác giữ gìn bản sắc văn hóa người
M’Nông trên địa bàn xã.
Đánh giá kết quả thực hiện công tác giữ gìn bản sắc văn hóa người M’Nông
từng quý, từng năm để đánh giá một cách khách quan về các mặt đã làm được và
chưa làm được và đưa ra được phương hướng, giải pháp trong từng quý, năm, giai
đoạn sắp tới và tốt công tác thi đua khen thưởng.
Chỉ đạo các ban ngành, bộ phận liên quan tiếp tục tham mưu thành lập đội văn
nghệ quần chúng, thành lập thêm các đội cồng chiêng, tổ chức các hội thi về ẩm
thực, đan lát, may dệt...cho cộng đồng các dân tộc tại địa phương đặc biệt là dành
cho người M’Nông.
Thực hiện công tác xã hội hóa nhằm có những chính sách, hỗ trợ cho việc duy
trì hoạt động của các đội cồng chiêng, văn nghệ quần chúng, các vấn đề liên quan
đến bản sắc văn hóa người M’Nông.
Ở xã Quảng Sơn, đa số người M’Nông là tín đồ đạo Tin Lành và Công giáo; vì
vậy cần tăng cường công tác phối hợp với các chức sắc tôn giáo để làm tốt và có
hiệu quả công tác giáo dục, vận động người dân hiểu rõ được giá trị của bản sắc văn
hóa dân tộc, thực hiện và chấp hành tốt các chính sách của Đảng và quy định của
Nhà nước, giải quyết được vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa theo hướng tích cực, hài
hòa trên tinh thần đoàn kết các dân tộc ở địa phương, phát huy được đức tính sống
tốt đời đẹp đạo của người M’Nông.
63
- Đối với UBMTTQ Việt Nam, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến
binh, Hội nông dân, Hội người cao tuổi:
Tiếp tục tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân là đoàn viên, thanh
niên, các hội viên tham gia, hưởng ứng, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản có liên quan của các cấp
trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc nói chung và người M’Nông tại địa
phương.
- Đối với con người M’ Nông
Trong cộng đồng có người M’Nông sinh sống thì các Già làng, người có uy
tín, trưởng thôn/bon đóng vai trò quan trọng, họ chính là người có uy tín trong việc
vận động bà con người M’Nông thực hiện tốt các chủ trương đường lối, chính sách
của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác giữ gìn bản sắc văn hóa của chính
họ, để họ có thể đồng tình, ủng hộ, cùng chung tay vào làm tốt công tác này.
Gia đình và chính người M’Nông vận động những người trong gia đình mình
trước hết thực hiện tốt các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước về công tác văn hóa, sau đó vận động con cháu nhằm giáo dục và duy
trì được văn hóa của chính mình, loại bỏ các tệ nạn xã hội và hệ quả của chính nó.
Mạnh dạn bày tỏ những quan điểm, ý thức, nguyện vọng chính đáng của chính
cộng động dân tộc mình nhằm khôi phục, gìn giữ nét văn hóa truyền thống tới các
cơ quan ban ngành, tổ chức có liên quan.
Tiểu kết chƣơng 3
Qua việc phân tích và đánh giá được vai trò của con người, bản sắc văn hóa
của người M’Nông đối với hệ thống chính trị và sự phát triển địa phương; đánh giá
được vai trò của hệ thống chính trị xã trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của người
M’Nông có ý nghĩa thực tiễn liên quan đến sự phát triển toàn diện về mọi mặt của
xã hội nói chung và văn hóa của người M’Nông nói riêng.
Đồng thời tác giả cũng mạnh dạn đề xuất các giải pháp, trong đó nhấn mạnh
vai trò của hệ thống chính trị các cấp nhằm làm tốt hơn nữa việc thực hiện gìn giữ
bản sắc văn hóa các dân tộc nói chung và dân tộc M’Nông nói riêng tại địa phương.
64
Từ góc nhìn thực tiễn việc phân tích, đánh giá vấn đề này sẽ tạo tiền đề cho việc
tiếp tục nghiên cứu về công tác giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc tại các địa
phương khác, đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại ý nghĩa thực tiễn đối với
việc hoạch định chính sách, nâng cao vai trò của hệ thống chính trị trong việc giữ
gìn bản sắc văn hóa các dân tộc hiện nay.
65
KẾT LUẬN
Văn hóa mang những giá trị quý báu, là hồn thiêng của một dân tộc được hình
thành trong quá trình dựng nước và giữ nước, đảm bảo sự gắn kết và phát triển hài
hòa giữa yếu tố kinh tế và xã hội để tạo ra bản sắc riêng biệt của một Việt Nam tự
lực, tự cường. Để xây dựng Việt Nam có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, một
Việt Nam với hình ảnh rất riêng của những con người chịu thương, chịu khó, cần
cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; đoàn kết, keo sơn trong sinh hoạt hằng ngày;
tất cả những điều đó đã làm nên một Việt Nam kiên cường, bất khuất trước mọi kẻ
thù và một hình ảnh Việt Nam gần gũi, giản dị ưa chuộng hòa bình để khẳng định
rằng Việt Nam là một quốc gia độc lập với các quốc gia trong khu vực và trên toàn
thế giới. Đó chính là mong mỏi, nguyện vọng chính đáng của toàn thể nhân dân
Việt Nam, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Vì vậy
yêu cầu và nhiệm vụ to lớn đặt ra đối với mọi cá nhân, tổ chức, bộ máy Nhà nước,
hệ thống chính trị trong công cuộc kiến thiết và phát triển đất nước là rất nặng nề.
Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng và xem chủ trương làm cho văn hóa thấm
sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống để các giá trị văn hóa trở thành nền tảng tinh thần
bền vững của xã hội nhằm đẩy lùi sự xâm nhập của tư tưởng văn hóa phản tiến bộ.
Mục tiêu xây dựng một xã hội Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, xã hội
công bằng, văn minh” cũng chính là nhiệm vụ đặt ra đối với công tác giữ gìn bản
sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam. Các giá trị văn hóa phải được hòa quyện sống
động, phản ảnh một cách chân thực trên mọi phương diện của xã hội, để hình thành
một sức mạnh tập thể, khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong mọi suy nghĩ và hành
động.
Với những ý nghĩa quan trọng đó, từ góc nhìn thực tiễn của địa phương có thể
thấy việc phát huy các giá trị văn hóa cũng như công tác giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc của người M’Nông không những giúp địa phương phát triển toàn diện mà
còn góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước. Trước tình hình khó khăn của địa
phương như vậy, đòi hỏi hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân địa phương cần
66
phải nhận thức rõ ràng, hành động quyết liệt, đoàn kết, đồng lòng chung tay góp sức
vào công cuộc hội nhập, đổi mới địa phương, trong đó nhấn mạnh:
Thứ nhất phải tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận
thức về giá trị, tầm quan trọng của công tác giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa gắn
với sự phát triển kinh tế của địa phương. Mọi cơ chế, quan điểm, định hướng, chính
sách đều phải có sự tiếp thu, lắng nghe và đặc biệt là sự chủ động tham gia từ chính
cộng đồng người M’Nông.
Thứ hai đó là phải thường xuyên năm bắt tình hình, sâu sát và hiểu rõ về con
người, bản sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông tại địa phương để kịp thời đề
xuất, kiến nghị, phản ánh, đưa ra những giải pháp phù hợp, đồng bộ và có hiệu quả
bền vững. Đồng thời phải có những quy định cụ thể, nhằm hạn chế căn bệnh hình
thức, chạy theo phong trào làm phá vỡ tính đa dạng, phong phú và bản sắc văn hóa
người M’Nông.
Thứ ba đó là khẳng định vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của hệ thống chính trị
địa phương là yếu tốt quyết định thành công hay thất bại trong công tác giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông, qua đó phát huy tốt các giá trị truyền thống
và lấy sức mạnh nội lực cộng đồng của người M’Nông làm chủ thể để duy trì và
phát triển những yếu tố tích cực và triệt tiêu những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực.
Với mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa của người M’Nông của địa phương,
luận văn chú trọng và tập trung phân tích những vấn đề lý luận, thực tiễn của địa
phương để thấy rõ được tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc của người
M’Nông đối với sự phát triển của địa phương. Luận văn cũng đã đánh giá, nhận
định, phân tích vai trò của hệ thống chính trị tại địa phương vô cùng quan trọng.
Chính vì vậy cần phát huy được sức mạnh tổng thể của hệ thống chính trị thì việc
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người M’Nông sẽ được thực hiện đồng bộ, hiệu
quả và có ý nghĩa thực tiễn cao góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Loan Anh (2016) “Phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay -
Thách thức và vận hội”, , (15/8/2018).
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1998) Văn kiện Hội nghị lần
thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (2001) Văn kiện Hội nghị lần
thứ chín của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2006) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ mười, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2010) Chỉ thị số 46/CT/TW ngày 27/7/2010
của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phòng chống sự xâm nhập của các sản phẩm
văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội;
6. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2010) Chỉ thị số 49/CT/TW ngày 21/5/2010
của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2011) Nghị quyết Hội nghị lần
thứ chín về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước.
8. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Nông (2015) Văn kiện Đại hội Đảng bộ
nhiệm kỳ 2015 – 2020, Đắk Nông.
9. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng bộ huyện Đắk Glong (2015) Văn kiện Đại
hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 – 2020, Đắk Glong.
10. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng bộ xã Quảng Sơn (2015) Văn kiện Đại hội
Đảng bộ xã Quảng Sơn nhiệm kỳ 2015 – 2020, Quảng Sơn.
11. Trần Văn Bính (2006) Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
12. Chính phủ (2011) Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác
dân tộc.
13. Nguyễn Đức Từ Chi (2003) Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Vũ Minh Chi (2004) Nhân học văn hóa – con người với thiên nhiên, xã
hội và thế giới siêu nhiên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Nguyễn Trọng Chuẩn (2018) “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong thời
kỳ mới: Gắn kết văn hóa với chính trị và kinh tế”, ,
(05/5/2018).
16. Võ Thị Thùy Dung (2014) “Lễ hội nông nghiệp của tộc người M’Nông
tỉnh Đắk Nông - Truyền thống và biến đổi”, Báo Hội thảo khoa học quốc tế, tháng
6.
17. Võ Thị Thùy Dung ( 2014) “Tác động của đô thị hóa đến lễ hội truyền
thống của người M’Nông tỉnh Đắk Nông” Báo Hội thảo khoa học trường Đại học
KHXH&NV Hà Nội, tháng 11.
18. Võ Thị Thùy Dung (2015) “Tôn giáo đa thần trong nghi lễ và lễ hội của
dân tộc M’Nông”, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa dân gian, tháng 10
19. Trương Minh Dục (2012) Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Tây Nguyên
trong quá trình xây dựng văn hóa tinh thần ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Hoàng Thị Hương (2017) “Giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số
trong xây dựng nông thôn mới ở nước ta”,,
(16/8/2018).
21. Ngô Văn Lệ (2004) Tộc người và văn hóa tộc người, Nxb Đại học Quốc
gia TP.HCM.
22. Hồ Chí Minh (1995) Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Hồ Chí Minh (1995) Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Hiến pháp năm 2013.
25. Phùng Hữu Phú (2014) “Xây dựng, phát huy văn hóa chính trị của Đảng
Cộng sản trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”,
, (15/8/2018).
26. Nguyễn Trọng Phúc (2015) Tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
qua các Đại hội và Hội nghị Trung ương (1930-2002), Nxb Lao động, Hà Nội.
27. Nguyễn Việt Quân (2016) “Bản sắc văn hóa dân tộc và quảng bá giá trị
văn hóa dân tộc Việt Nam ra thế giới” , (16/8/2018).
28. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005) Tập 4, Nxb Từ điển bách khoa, Hà
Nội.
29. Trần Ngọc Thêm (1991) Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Ngoại
ngữ Hà Nội.
30. Huỳnh Ngọc Thu (2015) “Giáo trình Nhân học đại cương của Bộ môn
Nhân học, Đại học KHXH&NV TP.HCM”, ,
(15/8/2018).
31. Chu Thái Thành (2007) “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”,
”,, (15/5/2018).
32. Tô Ngọc Thanh (2007) “Văn hóa các tộc người Tây Nguyên – Thành tựu
và thực trạng” ,, (16/8/2018).
33. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông (2006) Đề án “Xã hội hóa hoạt động văn
hóa giai đoạn 2006 - 2010”, Đắk Nông;
34. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông (2012) Đề án tổng thể phát triển sự
nghiệp văn hóa nghệ thuật tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2012 – 2020, Đắk Nông;
35. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông (2010) Đề án “Bảo tồn, phát huy các giá
trị văn hóa lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ các dân tộc thiểu số tại chỗ giai
đoạn 2010 - 2015”, Đắk Nông.
36. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông (2009) Đề án “Sưu tầm, bảo tồn, phát
huy giá trị hiện vật lịch sử, văn hóa đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Đắk
Nông.
37. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông (2017) Kế hoạch số 630/KH-UBND, về
việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016-
2020, ban hành ngày 16/11/2017, Đắk Nông.
38. Ủy ban Nhân dân huyện Đắk Glong (2016) Kế hoạch số 04/KH-UBND về
việc thực hiện nhiệm vụ Kinh tế văn hóa xã hội – An ninh quốc phòng năm 2016 và
phương hướng nhiệm vụ năm 2017, ban hành ngày 20/01/2016, Đắk Glong.
39. Ủy ban Nhân dân huyện Đắk Glong (2017) Kế hoạch số 09/KH-UBND về
việc thực hiện nhiệm vụ Kinh tế văn hóa xã hội – An ninh quốc phòng năm 2016 và
phương hướng nhiệm vụ năm 2018, ban hành ngày 12/01/2016, Đắk Glong.
40. Ủy ban Nhân dân huyện Đắk Glong (2017) Báo cáo kết quả thực hiện
công tác văn hóa, lao động thương binh và xã hội giai đoạn 2015 – 2017, Đắk
Glong.
41. Ủy ban Nhân dân xã Quảng Sơn (2016) Kế hoạch số 04/KH-UBND về
việc thực hiện nhiệm vụ Kinh tế văn hóa xã hội – An ninh quốc phòng năm 2016 và
phương hướng nhiệm vụ năm 2017, ban hành ngày 17/01/2016, Quảng Sơn.
42. Ủy ban Nhân dân xã Quảng Sơn (2017) Kế hoạch số 09/KH-UBND về
việc thực hiện nhiệm vụ Kinh tế văn hóa xã hội – An ninh quốc phòng năm 2017 và
phương hướng nhiệm vụ năm 2018, ban hành ngày 17/01/2017, Quảng Sơn.
43. Ủy ban Nhân dân xã Quảng Sơn (2017) Báo cáo kết quả thực hiện công
tác văn hóa, lao động thương binh và xã hội giai đoạn 2015 – 2017, ban hành ngày
27/11/2017, Quảng Sơn.
44. Trần Quốc Vượng (2005) Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
45. Từ điển tiếng Việt (1977) Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
46. E.B. Tylor (1871) Văn hóa nguyên thủy, Huyền Giang dịch từ tiếng Nga,
Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 2, tr.13.
47. Tylor E.B (2000) Văn hóa nguyên thu , Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật xuất
bản.
48. C.Mác - Ph.Ănghen (1995) Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Pla-tôn: (2013) Cộng hòa, Nxb Thế giới, Hà Nội.
50. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1997) Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
PHỤ LỤC
(Các hình ảnh được chụp vào năm 2014, tại địa bàn xã Quảng Sơn, được Sở
Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Đắk Nông làm tư liệu cho “Đề án khôi phục văn
hóa dân gian cho người M’Nông” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 – 2020”.
Hình 1:
Hình ảnh phụ nữ lắc chuông
tìm người lạc
Hình 2:
Hình ảnh Lễ hội đâm trâu
mừng được mùa
Hình 3:
Hình ảnh uống rượu cần chuẩn bị
mùa lúa mới
Hình 4:
Hình ảnh trai gái đánh cồng chiêng
đối đáp trong tình yêu
Hình 5:
Hình ảnh Lễ hội được mùa
Hình 6:
Hình ảnh nam đánh cồng chiêng thể
hiện sự tôn trọng thần linh núi rừng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_vai_tro_cua_he_thong_chinh_tri_trong_viec_giu_gin_b.pdf