Luận văn Tốt nghiệp : Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại Công ty AFIEX

Tài liệu Luận văn Tốt nghiệp : Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại Công ty AFIEX: ... Ebook Luận văn Tốt nghiệp : Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại Công ty AFIEX

doc81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận văn Tốt nghiệp : Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại Công ty AFIEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU # " 1.SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào một nền kinh tế mở toàn cầu hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung cho nhiều nước do đó các nước nào nhanh nhạy, linh hoạt, có khả năng học hỏi nhanh thì sẽ thu được lợi còn các nước nào hướng nội, tự cô lập mình thì sẽ bị đình trệ và nằm trong số nghèo nhất trên thế giới. Cũng như câu nói “thật là vô ích khi bảo dòng sông ngừng chảy, tốt nhất là hãy học cách bơi theo chiều dòng chảy” vì thế Việt Nam cũng đang từng bước tự vươn lên và hòa mình vào dòng chảy cùng với thế giới và trong khu vực. Những thành tựu mà Việt Nam đã và đang đạt được là sự khích lệ để bước tiếp vào tương lai, một tương lai tươi sáng rộng mở đón chào. Để tiếp tục theo đuổi mục đích đó, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh của cả nước như gạo, cà fê, cao su, hạt điều, thủy sản, gỗ, dệt may, giày dép, dầu khí…, trong đó mặt hàng gạo chiếm phần quan trọng đưa Việt Nam lên đứng vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Vì nước Việt Nam ta có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thích hợp với nền kinh tế nông nghiệp với đất đai trù phú, phù sa màu mỡ, nhiều sông ngòi, khí hậu nhiệt đới gió mùa mưa nắng quanh năm thuận lợi cho việc sinh trưởng của các loài thực vật, là điều kiện tốt để xen canh tăng vụ, sản xuất quanh năm, bốn mùa thu hoạch, còn lượng nhiệt trung bình thì cao kết hợp với độ ẩm trung bình lớn là một thuận lợi cho sự phát triển các loại cây nhiệt đới vốn ưa nhiều ẩm như cao su, cà fê, chè, lúa… An Giang, một tỉnh nằm ở phía tây nam của nước Việt Nam, được hai con sông Tiền và sông Hậu chảy qua bồi đắp phù sa màu mỡ, có nhiều thuận lợi về phát triển khu vực, giao lưu quốc tế, có sản lượng lúa đứng đầu trong các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và có nhiều kinh nghiệm trong công nghệ nhân giống, lai giống và công tác khuyến nông, do đó lúa gạo là thế mạnh của tỉnh nói riêng và của cả Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang – AnGiang Agriculture And Foods Import-Export Company (ANGIANG AFIEX CO.) gọi tắt là AFIEX là một trong những công ty của tỉnh phát huy thế mạnh về nông sản thực phẩm với các hoạt động chính như sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu và liên doanh. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu mà công ty đang chú trọng đó là xuất nhập khẩu trong đó xuất khẩu gạo, nông sản, thủy sản…, nhập khẩu phân bón, thuốc thú y, nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc… vì với lĩnh vực này công ty đã thu được nhiều ngoại tệ, doanh số ngày càng tăng, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng được nâng cao và đặc biệt là xuất khẩu gạo chiếm hơn 50% tổng doanh thu của công ty. Do đó đã có rất nhiều đề tài nói về công ty AFIEX, tuy nhiên những đề tài này chỉ nghiên cứu về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu như nâng cao kỷ năng đàm phán giao dịch, ký hợp đồng xuất nhập khẩu, thủ tục xuất nhập khẩu, hiệu quả sử dụng và huy động vốn…, mà chưa có đề tài nào nghiên cứu về tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty. Vì thế cho nên em đã chọn đề tài “Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang” để hiểu thêm về tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty, nâng cao sự hiểu biết của em về thực tiễn để phục vụ cho những lý thuyết đã học. 2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Dựa vào tình hình kinh tế hiện nay, việc xuất khẩu sang các nước đang gặp nhiều khó khăn bất cập vì gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan… nên một số công ty xuất khẩu trong tỉnh đang phải cố gắng để khắc phục những điều nan giải. Do đó đề tài được đề ra nhằm mục tiêu: -Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty trong thời gian qua nhằm rút ra những kinh nghiệm cũng như giải pháp cho kế hoạch kinh doanh trong những năm tiếp theo. -Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của công ty làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch chiến lược mới. -Giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. -Làm tài liệu tham khảo cho công ty. 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Với những mục tiêu được đề ra ở phần trên, để thực hiện và phát triển đề tài theo chiều sâu, rộng thì cần phải dựa vào các phương pháp nghiên cứu sau: -Phương pháp thống kê - tập hợp phân tích mô tả số liệu : dùng công cụ thống kê tập hợp tài liệu, số liệu của công ty, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi. -Phương pháp nghiên cứu Marketing : sử dụng kênh phân phối, ma trận SWOT để nhìn nhận vấn đề rõ nét hơn, làm nổi bật lên chiến lược phát triển kinh doanh của công ty. -Phương pháp phân tích tài chính : dùng công cụ các tỷ số tài chính để tính toán, xác định kết quả từ đó rút ra nhận xét về hiệu quả hoạt động của công ty. -Phương pháp thay thế liên hoàn còn gọi là phương pháp loại trừ các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt các nhân tố kỳ thực tế vào kỳ kế hoạch để từ đó xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phân tích. 4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU -Đề tài nghiên cứu việc kinh doanh xuất khẩu gạo trong phạm vi công ty AFIEX để nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây có chiều hướng phát triển như thế nào (tăng hay giảm), có những thuận lợi và khó khăn ra sao để từ đó tìm ra giải pháp hoạch định kế hoạch cho tương lai. -Dựa vào số liệu do công ty cung cấp trong thời gian 3 năm gần nhất đó là 2001, 2002, 2003 để có thể so sánh, tổng hợp đưa ra các nhận định, nhận xét. PHẦN NỘI DUNG # " CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong quá trình nghiên cứu, phân tích có rất nhiều vấn đề đòi hỏi phải hiểu lý thuyết thật kỹ mới có thể vận dụng một cách có hiệu quả. Cụ thể như khi trình bày tốc độ lưu chuyển hàng hóa nhưng lại không hiểu đó là gì, ý nghĩa của nó ra sao sẽ gây nhiều khó khăn hạn chế trong việc phân tích, nhận xét, đánh giá. Do đó chương Cơ Sở Lý Luận giúp chúng ta nắm vững về lý thuyết có liên quan trong suốt quá trình nghiên cứu, phân tích từ đó sẽ giải quyết nhanh hơn các vấn đề. 1.1.KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU (EXPORTING) 1.1.1.Khái niệm về xuất khẩu Xuất khẩu (XK) là một quá trình thu doanh lợi bằng cách bán các sản phẩm hoặc dịch vụ ra các thị trường nước ngoài, thị trường khác với thị trường trong nước. 1.1.2.Vai trò và nhiệm vụ của xuất khẩu 1.1.2.1.Nhiệm vụ của XK Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của xuất khẩu đó là XK để thu về ngoại tệ phục vụ cho công tác nhập khẩu. Ngoài ra XK còn góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất tăng thu nhập cho nền kinh tế từ những ngoại tệ thu được từ đó đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện do có công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập. Thông qua XK giúp cho các doanh nghiệp nói riêng và cả nước nói chung mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước trên thế giới, khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của đất nước từ đó kích thích các ngành kinh tế phát triển. 1.1.2.2.Vai trò của XK XK có vai trò tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất, nâng cao mức sống của nhân dân vì sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc có thu nhập tương đối. Ngoài ra XK còn là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước. 1.1.2.3.Ý nghĩa của XK XK là hoạt động quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp, là chìa khóa mở ra các giao dịch quốc tế cho một quốc gia bằng cách sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước, thu về nhiều ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một phong phú của người dân. Thông qua XK, hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng, cuộc cạnh tranh này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường quốc tế. Kết quả là một số doanh nghiệp sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân để làm tăng lợi nhuận, nền kinh tế của một quốc gia phát triển, quan hệ kinh tế đối ngoại cũng được mở rộng. 1.1.3.Nghĩa vụ của nhà xuất khẩu Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà xuất khẩu có trách nhiệm nặng hơn so với nhà nhập khẩu vì phải đảm bảo giao hàng đúng số lượng, chất lượng, phẩm chất, thời gian theo hợp đồng đã ký kết…, trong khi đó nhà nhập khẩu chỉ nhận hàng và trả tiền mà thôi. Nghĩa vụ của nhà xuất khẩu là phải giao hàng, giao chứng từ liên quan đến hàng và chuyển giao quyền sở hữu về hàng theo đúng quy định của hợp đồng đã ký. 1.1.3.1.Nghĩa vụ giao hàng Giao hàng tức là người bán phải giao cho người mua quyền sở hữu hàng hoá vào một thời điểm cụ thể đã quy định trong hợp đồng. 1.1.3.2.Sự phù hợp về hàng hóa được giao Người bán phải có nghĩa vụ giao hàng cho người mua: đúng số lượng hoặc trọng lượng và đúng phẩm chất như cam kết trong hợp đồng. 1.2.TỐC ĐỘ LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA Mong muốn lớn nhất của các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hóa là tiêu thụ được nhiều hàng hóa và thu về lợi nhuận tối đa. Và tốc độ lưu chuyển hàng hóa là một trong những nhân tố được nghiên cứu có liên quan đến mức độ, khả năng tiêu thụ. 1.2.1.Khái niệm Tốc độ lưu chuyển hàng hóa là biểu hiện thời gian lưu thông hàng hóa trên thị trường tiêu thụ, nó được tính bằng hai chỉ tiêu: -Thời gian của vòng lưu chuyển hàng hóa, ký hiệu là Nl/c. -Số vòng lưu chuyển hàng hóa trong kỳ, ký hiệu là Vl/c. Công thức tính 360 D * 360 Vl/c = -------- ; Nl/c = ---------- Nl/c M Trong đó : D là lượng dự trữ bình quân. M là giá trị hàng hóa lưu chuyển trong kỳ. 1.2.2.Ý nghĩa Phân tích tốc độ lưu chuyển hàng hóa để tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến số ngày lưu chuyển và số vòng lưu chuyển hàng hóa nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hóa diễn ra một cách nhanh chóng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp. 1.3.KÊNH PHÂN PHỐI 1.3.1.Khái niệm Các kênh phân phối có thể được xem như những tập hợp các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ hiện có để sử dụng hay tiêu dùng. Người bán Đại bản doanh marketing quốc tế của người bán Các kênh giữa các quốc gia  Các kênh ở nước ngoài  Người mua cuối cùng 1.3.2.Sự cần thiết phải sử dụng kênh phân phối -Việc sử dụng kênh phân phối đem lại hiệu quả cao hơn trong việc đảm bảo phân phối hàng rộng khắp và đưa hàng đến các thị trường mục tiêu -Tiết kiệm được khối lượng công việc cần làm và thu nhiều lợi nhuận hơn. 1.4.MARKETING QUỐC TẾ 1.4.1.Khái niệm Marketing quốc tế chỉ khác Marketing ở chỗ hàng hóa hay dịch vụ được tiếp thị ra khỏi phạm vi biên giới của một quốc gia, dù sự khác biệt này không lớn lắm nhưng nó lại có ý nghĩa thay đổi vô cùng quan trọng trong cách quản trị Marketing, các cách giải quyết những trở ngại của Marketing, việc thành lập các chính sách Marketing kể cả việc thực hiện các chính sách này, Marketing quốc tế gồm có 3 dạng : ™ Marketing xuất khẩu Đây là hoạt động Marketing nhằm giúp doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. ™ Marketing tại nước sở tại Là hoạt động Marketing ở bên trong các quốc gia mà ở đó công ty của ta đã thâm nhập. ™ Marketing đa quốc gia Nhấn mạnh đến sự phối hợp và tương tác hoạt động Marketing trong nhiều môi trường khác nhau, nhân viên Marketing phải có kế hoạch và cân nhắc cẩn thận nhằm tối ưu hóa sự tổng hợp lớn nhất là tìm ra sự điều chỉnh hợp lý nhất cho các chiến lược Marketing được vận dụng ở từng quốc gia riêng lẽ. 1.4.2.Tầm quan trọng của Marketing quốc tế Việc tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là một xu thế bắt buộc, một yêu cầu khách quan, vì thế đòi hỏi phải làm tốt khâu tiếp thị quốc tế, khi đó doanh nghiệp tìm thấy một số thuận lợi như sau : -Thông qua xuất khẩu doanh nghiệp mở rộng được thị trường tiêu thụ. -Khi thị trường nội địa không tiêu thụ hết sản phẩm thì thị trường quốc tế là lối thoát duy nhất để tiêu thụ sản phẩm dư thừa, kết quả nhà xuất khẩu có thể phân bổ chi phí cố định cho nhiều sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận, giảm được rủi ro. -Ước vọng của các nhà lãnh đạo muốn cho công ty của họ tham gia vào thị trường quốc tế. -Mở rộng chu kỳ sống của sản phẩm. -Khai thác lợi thế hiện có ở những thị trường chưa được khai thác. -Nâng cao hiểu biết về cạnh tranh quốc tế. -Phát triển thêm lợi nhuận để tái đầu tư, tạo công ăn việc làm. -Thực hiện tốt quản trị nhân viên cũng như tiến bộ của sản phẩm do thông qua cạnh tranh. 1.5.CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Chất lượng luôn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. 1.5.1. Khái niệm chất lượng Chất lượng là toàn thể những đặc tính của một thực thể đáp ứng được những nhu cầu đã định và những nhu cầu phát sinh. (Theo ISO 8402 : 1994) Trong đó, nhu cầu đã định là những yêu cầu đã được nêu trong hợp đồng và được thể hiện thành những đặc điểm cụ thể với những tiêu chuẩn rõ ràng. Nhu cầu phát sinh được công ty xác định trên cơ sở hiểu biết của mình về thị trường. Hay chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu (nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc). (Theo ISO 9000:2000) Æ Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức thỏa mãn những nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định. 1.5.2.Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng sản phẩm Việc nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp như : -Hình ảnh của doanh nghiệp tốt đẹp hơn. -Gia tăng thị phần của doanh nghiệp. -Khách hàng được thỏa mãn. -Có khả năng cạnh tranh. -Giảm chi phí… 1.6.CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH Trong quá trình phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thì các chỉ tiêu tài chính là không thể thiếu, chúng có vai trò quan trọng giúp xem xét đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp một cách chính xác và khách quan hơn. 1.6.1.Các tỷ số về khả năng thanh toán Các tỷ số này phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. 1.6.1.1.Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn còn gọi là hệ số thanh toán hiện hành là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp khi nợ đến hạn bằng các tài sản ngắn hạn. Hệ số thanh toán Tài sản lưu động = ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty càng lớn và ngược lại. ngắn hạn.  1.6.1.2.Hệ số thanh toán nhanh Đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ Hệ số thanh Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thu = toán nhanh Nợ ngắn hạn Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, hệ số này quá lớn lại gây ra tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập trung quá nhiều vào tiền, đầu tư ngắn hạn có thể không hiệu quả. 1.6.2.Các tỷ số về cơ cấu tài chính Các tỷ số này phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời hoặc phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. 1.6.2.1.Tỷ số nợ Là phần nợ vay chiếm trong tổng nguồn vốn. Các chủ nợ thường quan tâm đến tỷ số nợ, nếu tỷ số nợ càng thấp hoặc vừa phải thì các chủ nợ sẽ an tâm hơn. Tỷ số nợ = Tổng nợ Tổng tài sản 1.6.2.2.Tỷ số đảm bảo nợ dài hạn Tỷ số này thể hiện mối quan hệ giữa tài sản cố định và đầu tư dài hạn với nợ dài hạn của công ty. Tỷ số đảm bảo Tài sản cố định và đầu tư dài hạn = nợ dài hạn Nợ dài hạn Tỷ số này càng cao chứng tỏ khả năng đảm bảo nợ dài hạn của công ty càng lớn, chủ nợ càng an tâm, tin tưởng và ngược lại. 1.6.3.Các tỷ số hoạt động Các tỷ số này phản ánh tình hình sử dụng tài sản hoặc công tác tổ chức điều hành và hoạt động của doanh nghiệp. ™ Kỳ thu tiền bình quân là thước đo khả năng thu hồi vốn trong thanh toán tiền hàng. Nếu kỳ thu tiền bình quân thấp thì vốn của doanh nghiệp ít bị đọng trong khâu thanh toán và ngược lại. Kỳ thu tiền Các khoản phải thu * 360 = bình quân Doanh thu thuần 1.6.4.Các tỷ số doanh lợi Các tỷ số này phản ánh hiệu quả sử dụng các tài nguyên của doanh nghiệp hoặc hiệu năng quản trị của doanh nghiệp. 1.6.4.1.Tỷ lệ lãi gộp Tỷ lệ này cho thấy khả năng điều hành sản xuất và chính sách giá của doanh nghiệp. Tỷ lệ lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận. Tỷ lệ lãi gộp = Lãi gộp Doanh thu thuần Tỷ lệ này càng cao càng tốt và ngược lại, tuy nhiên còn tùy thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và tỷ lệ chi phí kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có một tỷ lệ lãi gộp thích hợp. 1.6.4.2.Doanh lợi tiêu thụ Chỉ tiêu này giúp đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh mức sinh lời trên doanh thu. Doanh lợi tiêu thụ càng cao càng tốt vì khi đó doanh nghiệp kinh doanh có lời và ngược lại. Lợi nhuận sau thuế Doanh lợi tiêu thụ = Doanh thu thuần Ngoài ra, trong quá trình phân tích các doanh nghiệp còn sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lãi trên tổng tài sản (ROA) ROA là tích của doanh lợi tiêu thụ với hệ số vòng quay tài sản Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần ROA = = x Tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản ROA phản ánh tình hình tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như phương thức hành động của doanh nghiệp. ROA càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý, hiệu quả và ngược lại. PHẦN NỘI DUNG # " CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 2.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH -Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Thủy Sản An Giang được Ủy Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh An Giang ký quyết định thành lập chính thức số 71/QĐ-UBTC ngày 01/02/1990 do sự sát nhập của 3 công ty : Công ty Chăn Nuôi, Công ty Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản và Xí nghiệp Khai Thác Chế Biến Thủy Sản. -Ngày 02/11/1992 UBND tỉnh An Giang cùng với Bộ Nông Nghiệp và Nông Nghiệp Thực Phẩm ra quyết định số 528/UBND tiếp tục sát nhập một bộ phận của Công ty Lâm Sản vào Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Thủy Sản An Giang. -Sau một thời gian hoạt động, công ty liên tục phát triển, không ngừng lớn mạnh, luôn mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh và trở thành một trong những công ty hàng đầu của tỉnh An Giang. -Nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển và tạo điều kiện thuận lợi phù hợp với tình hình thực tế cũng như khả năng quản lý hoạt động theo chức năng chuyên ngành của công ty, UBND tỉnh An Giang đã tách công ty thành hai công ty hoạt động độc lập đó là Công ty Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang và Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang. Kể từ đó công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang ra đời theo quyết định số 69/QĐUB ngày 29/01/1996 do UBND tỉnh An Giang cấp. Loại hình : Doanh nghiệp Nhà Nước. Tên công ty : CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM AN GIANG. Tên tiếng Anh : ANGIANG AGRICULTURE AND FOODS IMPORT EXPORT COMPANY. Tên giao dịch : ANGIANG AFIEX CO. Trụ sở chính : 34 – 36 Hai Bà Trưng, TP Long Xuyên, Tỉnh An Giang. Điện thoại : 076.841021 – 841590 Fax : 076.843199 Email : xnknstpagg@hcm.vnn.vn Vốn pháp định : 54.268.474.244 -Chia theo nguồn hình thành +Vốn ngân sách cấp : 37.711.248.941 +Vốn tự bổ sung : 16.557.225.303 -Chia theo mục đích sử dụng +Vốn cố định : 40.772.041.158 +Vốn lưu động : 13.496.433.086 2.2.CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 2.2.1.Chức năng Công ty có chức năng vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị phân phối.  -Là một đơn vị sản xuất, công ty sản xuất ra sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ cung cấp cho nhu cầu của thị trường nhằm tạo ra lợi nhuận. -Là một đơn vị phân phối, công ty bán ra thị trường những sản phẩm sản xuất được hoặc cung cấp dịch vụ, đổi lại công ty sẽ thu về tiền hoặc các hình thức thanh toán của khách hàng. Công ty phân phối hợp lý thành quả nhằm tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo công bằng xã hội. 2.2.2.Nhiệm vụ -Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. -Công ty phải chịu trách nhiệm trước Nhà Nước về kết quả sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do công ty thực hiện. -Công ty phải xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ Nhà Nước giao và nhu cầu của thị trường. -Công ty thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của Nhà Nước và báo cáo bất thường theo yêu cầu của đại diện chủ sở hữu. -Công ty chịu sự kiểm tra của đại diện chủ sở hữu, tuân thủ các quy định về thanh tra của các cơ quan tài chính. -Công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác Nhà Nước quy định. -Công ty có nghĩa vụ nộp thuế, các khoản nộp Ngân sách Nhà Nước theo quy định của pháp luật. -Công ty còn thực hiện các quy định của Nhà Nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia. 2.2.3.Quyền hạn -Công ty có quyền quản lý sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực theo quy định pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao. -Công ty có quyền ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu, gia công chế biến, mua bán trong nước, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại. -Công ty có quyền đầu tư liên doanh, góp vốn cổ phần. -Công ty có quyền mở rộng quy mô kinh doanh, thị trường xuất nhập khẩu. -Công ty có quyền tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của từng thời kỳ. 2.2.4.Mục tiêu hoạt động -Là một công ty của Nhà Nước, tổ chức kinh doanh theo hệ thống hạch toán kinh tế độc lập, tham gia vào kinh tế thị trường tạo ra lợi nhuận, bảo toàn được đồng vốn, góp phần ổn định tình hình lưu thông hàng hóa trên thị trường cả trong và ngoài nước, đảm bảo việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. -Thông qua xuất nhập khẩu, công ty góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển, thu về ngoại tệ đóng góp cho ngân sách Nhà Nước. -Lĩnh vực hoạt động ™ Hoạt động sản xuất kinh doanh : Chuyên sản xuất kinh doanh gạo, nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm chăn nuôi, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thi công xây dựng công trình và kinh doanh vật liệu xây dựng, khai thác chế biến lâm sản, kinh doanh đồ gỗ gia dụng, hàng bách hóa tổng hợp, hàng điện máy và thiết bị điện tử, phân bón, giống cây trồng vật nuôi, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ khai báo hải quan và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. ™ Hoạt động xuất nhập khẩu -Xuất khẩu : gạo, nông sản, thủy sản -Nhập khẩu : Phân bón thuốc thú y, nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, hóa chất, hàng kim khí điện máy và hàng tiêu dùng khác. ™ Hoạt động liên doanh -Liên doanh chế biến gạo Việt Nguyên (VNARICE). -Liên doanh giữa Tổng Công ty Dầu Khí Việt Nam và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. 2.3.TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ 2.3.1.Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 1 : SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BAN GIÁM ĐỐC KHỐI QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ KHỐI SẢN XUẤT KHỐI LƯU THÔNG Phòng Tổ Chức Hành Chánh XN Chế Biến Thức Ăn Gia Súc  Phòng kinh doanh XNK Phòng Kế Toán Tài Vụ XN Xuất Khẩu Lương Thực  CH Bách Hóa Tổng Hợp Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh XN Đông Lạnh Thủy Sản  CH Kinh Doanh Điện Máy Xí Nghiệp Bột Mì XN Xây Dựng và Chế Biến Lâm Sản  CH Thức Ăn Gia Súc và Thuốc Thú Y XN Dịch Vụ Chăn Nuôi Các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, cá (Nguồn : Phòng Tổ Chức Hành Chính) năng.  Cơ cấu tổ chức của công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức ™ Ban Giám Đốc Chỉ đạo, quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu và các mặt công tác khác trong công ty. Giám Đốc chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trước UBND tỉnh An Giang. ™ Khối quản lý nghiệp vụ ¾ Phòng tổ chức hành chánh -Quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty, thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ chính sách. -Tham mưu Giám Đốc về việc tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của công ty và các phòng ban. Thực hiện việc tiếp nhận, điều động, bố trí, sắp xếp, nâng lương, bổ nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. ¾ Phòng kế toán tài vụ -Thực hiện chế độ kế toán theo quy định hiện hành. -Quản lý vốn, nguồn vốn, tài sản, vật tư, hàng hóa, bảo tồn và phát triển vốn. nhập khẩu.  -Hạch toán kinh doanh, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất -Xây dựng kế hoạch tài chính. ¾ Phòng kế hoạch kinh doanh -Lập kế hoạch theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty.  -Đầu tư xây dựng cơ bản. ™ Khối sản xuất gồm có ¾ Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc -Công suất sản xuất 30.000 tấn thức ăn/năm. -Hệ thống máy sấy công suất 20 tấn/giờ. -Sản phẩm bao gồm thức ăn bột, thức ăn viên, thức ăn viên dạng nổi phục vụ cho việc chăn nuôi heo, gà, vịt, cút, cá. ¾ Xí nghiệp xuất khẩu lương thực Là cơ sở trung tâm điều hành hoạt động sản xuất chế biến lương thực của công ty.  -Công suất thiết bị chế biến 250.000 tấn gạo/năm. 120.000 tấn.  -Năng lực kho chứa 60.000 tấn gạo. -Chế biến mỗi năm 150.000 tấn gạo các loại, trong đó xuất khẩu -Sản phẩm gồm gạo trắng hạt dài (2% đến 100% tấm), gạo đặc sản địa phương, gạo thơm. ¾ Xí nghiệp đông lạnh thủy sản -Công suất 2000 tấn sản phẩm/năm. -Sản phẩm chủ yếu bao gồm cá Basa, cá tra bè đông lạnh nguyên con; fillet đông lạnh; cắt khúc đông lạnh. ¾ Xí nghiệp bột khoai mì -Công suất chế biến 60 tấn bột/ngày, tương đương 15.000 tấn bột/năm. -Sản phẩm chính là tinh bột khoai mì đạt các tiêu chuẩn thương mại và xuất khẩu.  ¾ Xí nghiệp xây dựng chế biến lâm sản Có nhiệm vụ khai thác vận chuyển và chế biến gỗ, lâm sản, nhận thực hiện thầu, thi công xây dựng các công trình kho bãi, các cụm dân cư, kinh doanh địa ốc. Doanh thu xây lắp mỗi năm đạt từ 15 – 20 tỷ đồng. ¾ Xí nghiệp dịch vụ chăn nuôi Tổ chức thu mua và tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi cho công ty như heo giống, heo thịt, bò thịt, bò sữa, bò giống, con giống và trứng gia cầm, dê và sữa dê, cá giống, sữa bò tươi, dụng cụ chăn nuôi. -Quản lý cơ sở giết mổ gia súc và dây chuyền chế biến thịt heo phục vụ xuất khẩu.  -Cung cấp các dịch vụ về chăn nuôi, thú y. Tư vấn kỹ thuật và hướng dẫn quy trình cho các hộ chăn nuôi để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. ¾ Các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, cá : bao gồm -Trại heo giống Vĩnh Khánh : chuyên cung cấp các loại heo giống, dê giống và heo thịt chất lượng cao. -Trại bò giống Tri Tôn : chuyên cung cấp các loại bò giống : bò thịt, bò sữa có tỷ lệ thịt xẻ và năng suất cao. -Trại bò sữa Châu Thành : chuyên nuôi và cung cấp giống bò sữa cho các trang trại, các hộ chăn nuôi, chế biến và phân phối sữa tươi. -Đội nuôi cá bè : chuyên nuôi và sản xuất giống các loại cá nước ngọt, cung cấp giống cho ngư dân và cá nguyên liệu cho nhà máy chế biến thủy sản. khẩu.  ™ Khối lưu thông ¾ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu -Giao dịch khách hàng nước ngoài để ký kết các hợp đồng xuất nhập -Kinh doanh nội địa các mặt hàng phục vụ cho yêu cầu xuất nhập khẩu. -Hỗ trợ các đơn vị khác trong công ty, tiêu thụ các sản phẩm chế biến. -Mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các đơn vị trong và ngoài nước. -Dự đoán tình hình kinh tế thị trường cho Ban Giám Đốc công ty. ¾ Cửa hàng bách hóa tổng hợp Chuyên bán sỉ và lẻ các mặt hàng như thực phẩm chế biến, đồ uống và nước giải khát, mỹ phẩm, hàng gia dụng, kim khí điện máy, văn hóa phẩm và đồ chơi trẻ em. ¾ Cửa hàng kinh doanh điện máy -Kinh doanh hàng điện tử, điện máy gia dụng. -Chuyên sửa chữa, bảo hành, lắp ráp các sản phẩm điện tử. ¾ Cửa hàng thức ăn gia súc và thuốc thú y Chuyên bán sỉ và lẻ thức ăn gia súc và thuốc thú y. 2.3.2.Nhân sự ‰ Tổng số nhân viên trong công ty là 559 người, trong đó : -Phân theo giới tính +Nam : 432 người, chiếm 77,28%. +Nữ : 127 người, chiếm 22,72%. -Phân theo trình độ +Đại học : 126 người, chiếm 22, 54%. +Cao đẳng : 53 người, chiếm 9,48%. +Trung cấp : 178 người, chiếm 31,84%. +Trung học phổ thông : 99 người, chiếm 17,71%. +Trung học cơ sở : 103 người, chiếm 18,43%. ‰ Thu nhập bình quân là 1.125.000 đồng/người/tháng. 2.4.CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT 2.4.1.Các cơ sở của công ty -Trụ sở chính +Địa chỉ : 34 – 36 Hai Bà Trưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang. +Điện thoại : 076.841021 – 076.841590. +Fax : 076.843199. +Email : xnknstpagg@fmail.vnn.vn -Chi nhánh đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh +Địa chỉ : 32/3 Nguyễn Huy Lượng, Quận Bình Thạnh, TP HCM. +Điện thoại : 08.8431472 – 08.8431473. +Fax : 08.8412639. +Email : afiex@fmail.vnn.vn -Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc +Địa chỉ : Quốc lộ 91, Khóm Đông Thạnh, Phường Mỹ Thạnh, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang. +Điện thoại : 076.831540 – 076.831230. +Fax : 076.831230. -Xí nghiệp xuất khẩu lương thực +Địa chỉ : Quốc lộ 91, Khóm Thạnh An, Phường Mỹ Thới, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang. +Điện thoại : 076.834295 – 076.834410. +Fax : 076.834409. -Xí nghiệp đông lạnh thủy sản +Địa chỉ : Quốc lộ 91, Ấp Vĩnh Thuận, Xã Vĩnh Thạnh Trung, Huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. +Điện thoại : 076.687692 – 076.687697. +Fax : 076.688597. +Email : afiex-seafood@hcm.vnn.vn -Xí nghiệp bột khoai mì +Địa chỉ : Xã Lương An Trà, Huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. +Điện thoại : 076.787020 – 076.787022. +Fax : 076.787025. +Email : tapioca-starch-afiex@hcm.vnn.vn -Xí nghiệp xây dựng và chế biến lâm sản +Địa chỉ : 54/62 Trần Quang Khải, Phường Mỹ Thới, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.  +Điện thoại : 076.834035 – 076.852135. +Fax : 076.843199. -Xí nghiệp dịch vụ chăn nuôi +Địa chỉ : Quốc lộ 91, Thị trấn An Châu, Huyện Châu Thành, tỉnh AG. +Điện thoại : 076.836265 – 076.853869. +Fax : 076.843199. -Các trại chăn nuôi • Trại heo giống Vĩnh Khánh +Địa chỉ : Xã Vĩnh Khánh, Huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. +Điện thoại : 076.891370. • Trại bò giống Tri Tôn +Địa chỉ : Xã Lương An Trà, Huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. +Điện thoại : 076.787076. +Fax : 076.787025. • Trại bò sữa Châu Thành +Địa chỉ : Quốc lộ 91, Thị trấn An Châu, Huyện Châu Thành, tỉnh AG. +Điện thoại : 076.836265. • Đội nuôi cá bè +Địa chỉ : Xã Phú Bình, Huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. +Điện thoại : 076.811461. -Cửa hàng bách hóa tổng hợp +Địa chỉ : 109 Nguyễn Huệ, Phường Mỹ Long, TP Long Xuyên, tỉnh AG. +Điện thoại : 076.841574. -Cửa hàng kinh doanh điện máy +Địa chỉ : 59A Thoại Ngọc Hầu, Phường Mỹ Long, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.  +Điện thoại : 076.843715. -Cửa hàng thức ăn gia súc và thuốc thú y +Địa chỉ : 59 Thoại Ngọc Hầu, Phường Mỹ Long, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.  +Điện thoại : 076.844112. -Ngoài ra còn có các kho, trạm chứa và thu mua chế biến hàng hóa như kho Bình Hòa, Bình Đức, Phú Tân, Tân Lập, Cái Sắn, Mỹ T._.hạnh, Mỹ Thới, Thốt Nốt và cụm kho tại xí nghiệp xuất khẩu lương thực. 2.4.2.Máy móc thiết bị Mỗi cơ sở có nhiều loại máy móc thiết bị khác nhau phục vụ cho sản xuất, chế biến, tiêu thụ và sau đây là một số máy móc thiết bị chính của công ty. ™ Xí nghiệp xuất khẩu lương thực: dây chuyền thiết bị lau bóng gạo, công suất chế biến 240.000 tấn/năm, bao gồm các thiết bị chủ yếu như: -Hệ thống máy làm sạch (sàng tạp chất) -Hệ thống máy tách thóc -Hệ thống máy xát trắng -Hệ thống máy lau bóng -Hệ thống trống phân loại gạo nguyên, tấm -Hệ thống sàng đảo -Hệ thống bồn đấu trộn -Hệ thống sấy lúa, sấy gạo, sấy cám -Hệ thống cân điện tử nhập nguyên liệu 100 tấn/mã cân -Trạm biến áp 1.250 KVA Toàn bộ thiết bị được mua trong nước do hãng SINCO sản xuất. ™ Xí nghiệp đông lạnh thủy sản: dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến và cấp đông thủy sản với công suất 4.000 tấn sản phẩm/năm, đang mở rộng lên 6.000 tấn sản phẩm/năm, bao gồm: -02 tủ đông tiếp xúc, công suất 1.500 kg/tủ/giờ. -02 băng chuyền IQF, công suất 1.000 kg/BC/giờ. -01 hầm đông gió, công suất 500 kg/giờ. -Hệ thống cấp lạnh đồng bộ cho tủ đông, băng chuyền IQF, hầm đông, máy đá vảy, phòng tiền đông, phòng trứ đông. -Kho lạnh 500 tấn. -Dụng cụ kiểm nghiệm dư lượng chất kháng sinh, vi sinh, hóa chất và chất lượng sản phẩm. -Thiết bị đóng gói, trạm biến áp 1.250 KVA và máy phát điện dự phòng 1.000 KVA. Toàn bộ thiết bị theo công nghệ của Mỹ và Châu Âu, được nhập khẩu 80%, mua và chế tạo trong nước 20%. ™ Xí nghiệp bột khoai mì: dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất tinh bột, công suất 60 tấn/24 giờ, tương đương 18.000 tấn/năm, bao gồm các thiết bị chủ yếu: -Thiết bị rửa củ mì -Thiết bị mài -Thiết bị ly tâm -Thiết bị trích ly -Thiết bị sấy -Thiết bị đóng gói -Hệ thống cân điện tử nhập nguyên liệu Âu.  -Trạm biến áp 1.250 KVA và máy phát điện dự phòng 1.000 KVA. Toàn bộ máy móc thiết bị của xí nghiệp được nhập khẩu từ Thái Lan và Châu ™ Xí nghiệp thức ăn gia súc: dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và cá tôm, công suất 30.000 tấn/năm, đang mở rộng lên 50.000 tấn/năm. Dây chuyền 1 theo công nghệ Châu Âu, do hãng VAN AARSEN (Hà Lan) sản xuất, dây chuyền 2 theo công nghệ Châu Á và Châu Âu do hãng CHIA TUNG (Đài Loan) sản xuất, bao gồm: -Hệ thống nạp liệu -Hệ thống phối liệu -Hệ thống nghiền thô, nghiền mịn -Hệ thống máy ép viên, máy phun (áo) dầu -Hệ thống máy ép đùn (sản xuất thức ăn nổi) -Hệ thống sấy, làm nguội -Hệ thống đóng gói, cân điện tử -Trạm biến áp 1.250 KVA, máy phát điện dự phòng 1.000 KVA. ™ Xí nghiệp xây dựng và chế biến lâm sản -Thiết bị trộn, phun bê tông -Thiết bị cẩu nâng cấu kiện -Máy ủi, máy đào phục vụ công tác san lắp mặt bằng -Thiết bị khoan thăm dò địa chất -Thiết bị cưa xẻ gỗ, máy tiện, máy bào. ™ Xí nghiệp dịch vụ chăn nuôi -Hệ thống thiết bị vắt sữa bò -Hệ thống thiết bị cấp đông và bồn trữ sữa -Hệ thống thiết bị ép rơm, băm cỏ -Hệ thống thiết bị phun mát chuồng trại, bơm nước, cấp nước -Dụng cụ kiểm nghiệm thú y. Ngoài ra còn có các thiết bị văn phòng, thiết bị phục vụ quản lý, phương tiện vận tải phục vụ cho phân phối lưu thông của các xí nghiệp, cửa hàng và văn phòng công ty. 2.5.QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHẾ BIẾN SẢN PHẨM Quy trình 1 : QUY TRÌNH CHẾ BIẾN GẠO Nguyên liệu (lúa) Máy xay xát Gạo nguyên liệu Tấm Cám Máy lau bóng gạo Gạo thành phẩm Tấm Cám Đóng gói Nhập kho (Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh) 2.6.MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 2.6.1.Thuận lợi -Lợi thế hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề đã bổ sung, bù đắp về doanh thu. Với đặc thù tổ chức hoạt động khép kín từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ đã góp phần hạn chế được rủi ro và khắc phục những bất lợi của thị trường. -Thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và có khả năng mở rộng. -Địa bàn hoạt động rộng rãi, có nhiều mặt hàng đa dạng phong phú. Công ty đã xây dựng được hệ thống bạn hàng thân tín từ Bắc đến Nam và có quan hệ mua bán gần 20 nước trên thế giới. -Năm 1990 công ty được UBND tỉnh cho phép xuất khẩu trực tiếp nên công ty năng động và linh hoạt hơn trong việc tìm thị trường xuất khẩu. -Mối quan hệ phối hợp hỗ trợ giữa bộ phận nghiệp vụ và bộ phận trực tiếp sản xuất kinh doanh phát huy được hiệu quả, vừa góp phần tạo nên lợi nhuận cho công ty, vừa chủ động trong công tác quản lý. -Các chính sách hỗ trợ, thưởng xuất khẩu của Nhà Nước đối với mặt hàng gạo, thủy sản góp phần kích thích hoạt động kinh doanh của công ty. -Được sự quan tâm hỗ trợ của UBND tỉnh, Sở Nông Nghiệp, các ngành, các cấp, các cơ quan quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho công ty hoàn thành nhiệm vụ. 2.6.2.Khó khăn -Thị trường nội địa các mặt hàng như gạo, thủy sản mới được xâm nhập, còn hạn hẹp về quy mô. Thị trường xuất khẩu thì gặp nhiều khó khăn, còn phụ thuộc vào một khu vực thị trường nhất định. Để mở rộng hệ thống mạng lưới phân phối đòi hỏi phải đầu tư vào chi phí quảng bá, tiếp thị khá cao. -Công tác dự báo phân tích thông tin thị trường còn yếu, chưa phát huy được tác dụng làm cơ sở quyết đoán trong kinh doanh, đôi khi bỏ lỡ cơ hội hoặc đi chậm so với đối thủ cạnh tranh. -Giá xuất khẩu một số hợp đồng ủy thác thấp, thanh toán chậm nên cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. -Các dự án bò giống, heo giống, bò sữa có thời gian hoàn vốn khá dài, khả năng sinh lợi thấp, phải bù lỗ ở những năm đầu trong giai đoạn ổn định đàn, ổn định năng suất. -Trình độ, năng lực cán bộ chậm được nâng cao, chưa ngang tầm với yêu cầu và quy mô hoạt động của công ty, nhất là cán bộ có trình độ ngoại ngữ, kinh doanh thương mại giỏi, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập kinh tế. CHƯƠNG 3  PHẦN NỘI DUNG # " TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY 3.1.PHÂN TÍCH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY Công ty có quy mô hoạt động rất rộng lớn, sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, xuất nhập khẩu đa dạng, hàng hóa phong phú… hiện là một trong những công ty hàng đầu của tỉnh. Phân tích chung về tình hình hoạt động trên nhiều lĩnh vực của công ty để từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả hoạt động của công ty. Qua bảng kết quả kinh doanh (xem phụ lục) cho thấy doanh thu năm 2001 là 448.798 triệu đồng; năm 2002 là 571.783 triệu đồng, tăng so với năm 2001 là 122.985 triệu đồng; đến năm 2003 doanh thu của công ty đạt 774.352 triệu đồng, tăng so với năm 2002 là 202.569 triệu đồng và tăng so với năm 2001 là 324.554 triệu đồng. Doanh thu của công ty tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2003 tăng gấp 1,3 lần so với năm 2002 và gấp 1,7 lần so với năm 2001, điều này chứng tỏ công ty hoạt động ngày càng phát triển, doanh thu ngày càng cao. Tuy nhiên để đánh giá tình hình hoạt động của công ty một cách chính xác và khách quan hơn thì sử dụng các tỷ số tài chính. Bảng 1 : Các tỷ số tài chính Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 1.Tỷ số về khả năng thanh toán -Hệ số thanh toán ngắn hạn lần 0,91 1,09 1,00 -Hệ số thanh toán nhanh lần 0,48 0,55 0,54 2.Tỷ số về cơ cấu tài chính -Tỷ số đảm bảo nợ dài hạn lần 2,20 2,47 2,57 -Tỷ số nợ lần 0,79 0,74 0,75 3.Tỷ số hoạt động -Kỳ thu tiền bình quân ngày 61 57 40 4.Tỷ số doanh lợi -Tỷ lệ lãi gộp % 8,37 12,10 6,94 -Doanh lợi tiêu thụ % 0,53 0,48 0,36 ROA % 0,80 0,80 0,90 (Nguồn : Phòng Kế toán - Tài vụ) Nhận xét -Về khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty : năm 2001 là 0,91; năm 2002 tăng lên là 1,09; đến năm 2003 hệ số thanh toán ngắn hạn là 1. Mức độ thay đổi về khả năng thanh toán ngắn hạn qua các năm là không lớn, điều này cho thấy mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm của công ty là rất tốt, khả năng trả nợ khi đến hạn là rất cao. -Về khả năng thanh toán nhanh của công ty : năm 2001 là 0,48; năm 2002 tăng lên 0,55; đến năm 2003 hệ số thanh toán nhanh là 0,54. Từ những số liệu này cho thấy công ty có khả năng đáp ứng nhanh các khoản nợ ngắn hạn, khả năng chi trả là rất tốt, không gây ra tình trạng mất cân đối của vốn lưu động. -Về tỷ số đảm bảo nợ dài hạn nhìn chung là tăng dần qua các năm, cụ thể là từ 2,2 năm 2001 tăng lên 2,47 năm 2002; đến năm 2003 tiếp tục tăng lên là 2,57, điều này cho thấy khả năng đảm bảo nợ dài hạn của công ty là rất tốt, tỷ số là rất cao và mỗi năm đều tăng, tạo niềm tin cho các chủ nợ, thuận lợi cho việc vay vốn dài hạn để phát triển hoạt động kinh doanh của công ty. -Về tỷ số nợ : năm 2001 là 0,79; năm 2002 là 0,74; năm 2003 là 0,75. Những số liệu này chênh lệch không cao, mức độ thay đổi qua các năm là không lớn, chứng tỏ tỷ lệ của vốn vay trong tổng số vốn của công ty là tương đối cao. Tuy nhiên, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và tỷ số đảm bảo nợ dài hạn của công ty là rất tốt, điều này làm cho các chủ nợ an tâm, tin tưởng vào công ty. -Về kỳ thu tiền bình quân : năm 2001 là 61 ngày, năm 2002 giảm xuống còn 57 ngày, năm 2003 tiếp tục giảm thấp còn 40 ngày. Từ những số liệu này cho thấy khả năng thu hồi vốn trong thanh toán tiền hàng của công ty là nhanh và giảm dần qua các năm, điều này là rất tốt, chứng tỏ vốn của công ty ít bị đọng trong khâu thanh toán. -Về tỷ lệ lãi gộp : năm 2001 là 8,37%; năm 2002 tăng lên là 12,1%; đến năm 2003 giảm xuống còn 6,94%. Điều này cho thấy khả năng trang trải chi phí đặc biệt là chi phí bất biến để đạt lợi nhuận là vừa phải. Năm 2002 tăng 3,73% nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng so với năm 2001 là 27%, lợi tức gộp cũng tăng so với năm 2001 là 84%, tốc độ tăng lãi gộp cao hơn tốc độ tăng doanh thu làm cho tỷ lệ lãi gộp tăng so với năm 2001. Năm 2003 giảm so với năm 2002 là 5,16% nguyên nhân là do doanh thu thuần năm 2003 tăng so với năm 2002 là 34%, trong khi đó lợi tức gộp lại giảm so với năm 2002 là 23% làm cho tỷ lệ lãi gộp giảm. Nguyên nhân làm cho lãi gộp năm 2003 giảm là do giá vốn tăng cao 42% trong khi đó doanh thu thuần chỉ tăng 34%, tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của giá vốn làm cho lãi gộp giảm thấp. Do đó công ty cần phải đề ra nhiều biện pháp để làm giảm chi phí, tăng doanh thu để lợi nhuận ngày càng tăng. -Về doanh lợi tiêu thụ nhìn chung là giảm dần qua các năm, cụ thể là từ 0,53% năm 2001 giảm còn 0,48% năm 2002, đến năm 2003 tiếp tục giảm còn 0,36%. Điều này cho thấy mức sinh lời trên doanh thu của công ty giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần làm cho doanh lợi tiêu thụ giảm. Năm 2003 doanh thu giảm thấp vì phải hủy bỏ việc giao hàng theo yêu cầu của Bộ Thương Mại, mặt khác do chi phí cao nên lợi nhuận giảm ảnh hưởng đến doanh lợi tiêu thụ. -Về tỷ lệ lãi trên tổng tài sản (ROA) : năm 2001 là 0,8%; năm 2002 vẫn là 0,8%; đến năm 2003 có tăng so với hai năm trước là 0,9%. Điều này cho thấy sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản của công ty là hợp lý và hiệu quả. Chỉ tiêu này tương đối ổn định, chứng tỏ tình hình tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phương thức hành động của công ty là tương đối tốt. Æ Tóm lại : tình hình hoạt động của công ty là tốt, ngày càng phát triển, có nhiều triển vọng trong tương lai. Bên cạnh đó công ty cần phải đề ra nhiều giải pháp khắc phục những hạn chế mà công ty phạm phải để từ đó kinh doanh ngày càng hiệu quả, quy mô ngày càng mở rộng, công ty ngày càng lớn mạnh và phát triển vững chắc. ™ Cơ cấu doanh thu xuất khẩu của công ty Bảng 2 : Cơ cấu doanh thu xuất khẩu của công ty Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Doanh thu (triệu đ) Tỷ trọng (%) Doanh thu (triệu đ) Tỷ trọng (%) Doanh thu (triệu đ) Tỷ trọng (%) Xuất khẩu 196.097 43,7 241.218 42,2 270.019 34,9 Tiêu thụ nội địa 252.701 56,3 330.565 57,8 504.333 65,1 Tổng 448.798 100,0 571.783 100,0 774.352 100,0 Nhận xét (Nguồn : Phòng Kế toán – tài vụ) Qua bảng số liệu cho thấy doanh thu xuất khẩu tăng dần qua các năm. Từ 196.097 triệu đồng năm 2001 tăng lên 241.218 triệu đồng năm 2002 và năm 2003 tiếp tục tăng lên 270.019 triệu đồng. Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 28.801 triệu đồng, so với năm 2001 là 73.922 triệu đồng trong khi năm 2002 tăng so với năm 2001 là 45.121 triệu đồng. Điều này cho thấy doanh thu xuất khẩu ngày một tăng cao. Nguyên nhân là do công ty giữ vững thị trường cũ và mở rộng thêm một số thị trường tiêu thụ mới, ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu… làm cho doanh thu tăng cao. Trong khi đó doanh thu tiêu thụ nội địa của công ty cũng tăng từ 252.701 triệu đồng năm 2001 đến 330.565 triệu đồng năm 2002 và năm 2003 tiếp tục tăng đến mức 504.333 đồng, chiếm tỷ trọng trên 50% so với tổng doanh thu của công ty. Năm 2001 tỷ trọng doanh thu xuất khẩu chiếm 43,7% đến năm 2002 giảm còn 42,2% và năm 2003 lại tiếp tục giảm chỉ còn 34,9%, doanh thu tiêu thụ nội địa tăng lên. Nguyên nhân là do năm 2002, 2003 thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, một số mặt hàng như gạo, thủy sản… giảm sản lượng xuất khẩu do giá thành cao, sức cạnh tranh kém. Cụ thể là đối với thị trường xuất khẩu gạo gặp khó khăn do sự cạnh tranh từ các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan… Đối với thị trường thủy sản cũng gặp nhiều khó khăn do thị trường EU ngừng giao dịch trong một khoảng thời gian do quy định quá nghiêm ngặt về dư lượng chất kháng sinh, mặt khác công ty còn vừa phải sản xuất vừa phải đối phó với tiến trình vụ kiện về việc bán phá giá cá tra, cá ba sa vào thị trường Mỹ. Từ những nguyên nhân đó đã làm cho doanh thu xuất khẩu có tăng nhưng chậm trong khi đó doanh thu tiêu thụ lại tăng nhanh hơn làm cho tỷ trọng doanh thu xuất khẩu giảm xuống. Æ Nhìn chung, doanh thu xuất khẩu của công ty chiếm tỷ trọng tương đối khả quan (lớn hơn 1/3 so với tổng doanh thu), điều này chứng tỏ công ty kinh doanh có hiệu quả trên lĩnh vực xuất khẩu nên cần phải đầu tư nhiều hơn nữa vào lĩnh vực này để đạt kết quả cao, thu nhiều ngoại tệ về cho công ty và cho tỉnh nhà. 3.2.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY 3.2.1.Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của toàn tỉnh An Giang ™ Phân tích chung về tình hình xuất khẩu gạo của toàn tỉnh An Giang Tỉnh An Giang được hai con sông Tiền và sông Hậu chảy qua bồi đắp phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sự phát triển loại cây nhiệt đới vốn ưa nhiều ẩm như lúa. Nắm bắt cơ hội này đã có nhiều công ty, doanh nghiệp kinh doanh mua bán, xuất khẩu gạo cho nên tỉnh An Giang trở thành một trong những vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long với lượng xuất khẩu gạo ngày càng phong phú. Bảng 3 : Tình hình xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Lượng (tấn) Trị giá (1000USD) Lượng (tấn) Trị giá (1000USD) Lượng (tấn) Trị giá (1000USD) Xuất trực tiếp 369.355 55.425 151.379 27.753 428.340 74.935 Ủy thác XK 92.706 14.558 169.918 34.445 95.387 17.531 Tổng 462.061 69.983 321.297 62.198 523.727 92.466 (Nguồn : Cục Thống Kê tỉnh An Giang) Nhận xét -Đối với xuất khẩu trực tiếp: năm 2001 là 369.355 tấn tương ứng với 55.425.000 USD, năm 2002 giảm xuống còn 151.379 tấn tương ứng với 27.753.000 USD (tức giảm một lượng là 217.976 tấn tương ứng với 27.672.000 USD), đến năm 2003 lại tăng lên 428.340 tấn tương ứng với 74.935.000 USD (tức tăng một lượng là 276.961 tấn tương ứng với 47.182.000 USD, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2002). Nguyên nhân là do năm 2002 khách hàng giao dịch ít, chủ yếu tham gia xuất khẩu ủy thác nên làm cho xuất khẩu trực tiếp giảm. Do đó tỉnh cần phải những chính sách, biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp trong tỉnh đẩy mạnh việc tìm kiếm khách hàng giao dịch, ký kết nhiều hợp đồng để doanh thu xuất khẩu ngày càng tăng. -Đối với ủy thác xuất khẩu: năm 2001 là 92.706 tấn tương ứng với 14.558.000 USD, năm 2002 tăng cao 169.918 tấn tương ứng với 34.445.000 USD (tức tăng một lượng là 77.212 tấn tương ứng với 19.887.000 USD, tăng gần gấp đôi so với năm 2001), đến năm 2003 lại giảm xuống còn 95.387 tấn tương ứng với 17.531.000 USD (tức giảm một lượng là 74.531 tấn tương ứng với 16.914.000 USD). Nguyên nhân là do năm 2002 các công ty, doanh nghiệp chủ yếu tham gia xuất khẩu ủy thác làm cho ủy thác xuất khẩu tăng cao so với năm 2001. Æ Nhìn chung tình hình xuất khẩu gạo của cả tỉnh năm 2001 là 462.061 tấn tương ứng với 69.983.000 USD, năm 2002 giảm xuống còn 321.297 tấn tương ứng với 62.198.000 USD (tức giảm một lượng là 140.764 tấn tương ứng với 7.785.000 USD), đến năm 2003 lại tăng lên 523.727 tấn tương ứng với 92.466.000 USD (tức tăng một lượng là 202.430 tấn tương ứng với 30.268.000 USD). Nguyên nhân là do năm 2002 thị trường xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo khác như Thái Lan, Pakistan… làm cho lượng xuất khẩu gạo của cả tỉnh giảm xuống, đến năm 2003 thị trường xuất khẩu gạo được mở rộng hơn cụ thể là các nước ở Châu Phi đã làm cho lượng gạo xuất khẩu tăng trở lại và cao hơn cả năm 2001. ™ Tình hình xuất khẩu gạo của toàn tỉnh qua từng thị trường Thị trường xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang rất đa dạng và phong phú bao gồm thị trường Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Đại Dương. Từ phân tích chung cho thấy việc xuất khẩu gạo của cả tỉnh có sự biến đổi qua các năm, để nắm rõ sự biến đổi và nguyên nhân của sự biến đổi đó thì bảng tình hình xuất khẩu gạo của toàn tỉnh qua từng thị trường sẽ thể hiện cụ thể hơn. Đồ thị 1 : Tình hình xuất khẩu gạo của tỉnh AG qua từng thị trường (năm 2003) CHÂU ÂU (1,3%) CHÂU Á (91,1%) TỈNH AN GIANG CHÂU ĐẠI DƯƠNG (2,5%) CHÂU PHI (5,0%) CHÂU MỸ (0,1%) Bảng 4 : Tình hình xuất khẩu gạo qua từng thị trường của tỉnh AG Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Lượng (tấn) Trị giá (1000USD) Lượng (tấn) Trị giá (1000USD) Lượng (tấn) Trị giá (1000USD) 1.Châu Á 248.157 37.814 112.199 20.942 390.107 68.573 Hong Kong 8.850 1.289 Nhật Bản 5.000 880 1.449 508 5.078 1.500 Ấn Độ 5.500 932 Campuchia 5.100 792 9.397 1.739 2.000 343 Indonesia 89.320 13.727 53.237 9.820 139.820 23.937 Malaysia 39.633 5.888 18.869 3.447 156.697 27.639 Philippine 78.164 11.681 11.984 2.293 44.892 7.953 Singapore 16.245 2.574 17.263 3.135 40.120 6.926 Đông Ti-mo 345 51 Thổ Nhĩ Kỳ 1.500 275 2.Châu Âu 38.474 5.325 7.990 1.437 5.739 994 Ba Lan 9.100 1.296 3.966 671 Slovakia 110 31 Ukraine 6.414 960 7.990 1.437 1.773 323 Hà Lan 1.350 200 Thụy Sĩ 21.500 2.838 3.Châu Phi 57.644 8.263 20.641 3.453 21.460 3.512 Kenya 430 72 Uganda 430 71 Congo 950 157 Cote d’lvoire 5.400 999 Guinea 15.400 2.235 Nigeria 1.000 123 Khác 41.244 5.905 20.641 3.453 14.250 2.213 4.Châu Mỹ 280 56 312 67 Canada 280 56 312 67 5.Châu Đại Dương 24.800 3.967 10.549 1.921 10.722 1.789 New Zealand 22 6 Palau 24.800 3.967 10.549 1.921 10.700 1.783 Tổng 369.355 55.425 151.379 27.753 428.340 74.935 (Nguồn : Cục Thống Kê tỉnh An Giang) Nhận xét -Đối với thị trường Châu Á là thị trường chính của tỉnh, cụ thể như Nhật Bản, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore là những thị trường vẫn duy trì mức độ nhập khẩu gạo hàng năm, trong đó có Malaysia lượng nhập khẩu gạo vào năm 2003 tăng cao gấp 8 lần so với năm 2002 và gấp 4 lần so với năm 2001. Kế đến là Indonesia cũng có lượng nhập khẩu gạo vào năm 2003 đột ngột tăng cao gấp 3 lần so với năm 2002 và gấp 1,5 lần so với năm 2001. Bên cạnh đó có một số thị trường như HongKong, Ấn Độ, Đông Ti-mo đã giảm lượng nhập khẩu gạo. Ngoài ra còn có một thị trường mới xuất hiện đó là Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ mới nhập khẩu gạo vào năm 2003, mặc dù lượng gạo xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ là thấp nhất so với các nước khác trong Châu Á nhưng vẫn khả quan vì đã mở rộng thêm được thị trường mới. Trong 5 Châu nhập khẩu gạo của tỉnh ta thì Châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất: năm 2001 là 67,2%; năm 2002 là 74,1%; đến năm 2003 chiếm 91,1%. Điều này cho thấy Châu Á luôn là thị trường chính, thị trường chủ lực của tỉnh. -Đối với thị trường Châu Âu : một số thị trường như Slovakia, Hà Lan, Thụy Sĩ đã giảm lượng nhập khẩu gạo. Bên cạnh đó vẫn còn một số thị trường duy trì như Ba Lan và Ukraine nhưng lượng nhập khẩu gạo đã giảm qua các năm. Thị trường Châu Âu chiếm tỷ trọng 10,4% năm 2001; 5,3% năm 2002 và 1,3% năm 2003. -Đối với thị trường Châu Phi : mức độ nhập khẩu được duy trì mỗi năm. Bên cạnh đó vẫn có một số thị trường như Guinea, Nigeria đã giảm lượng nhập khẩu; Kenya, Uganda, Congo, Cote d’lvoire là những thị trường mới được mở rộng năm 2003 chiếm hơn 50% so với lượng xuất khẩu sang thị trường Châu Phi. Thị trường này chiếm tỷ trọng 15,6% năm 2001; 13,6% năm 2002 và 5,0% năm 2003. Đây là thị trường có nhiều tiềm năng, có thể duy trì hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo lâu dài, do đó tỉnh cần phải chú trọng nhiều hơn nữa đến thị trường này, để giữ vững và mở rộng trong tương lai. -Đối với thị trường Châu Mỹ : chiếm tỷ trọng thấp (0,1%) với lượng xuất khẩu hàng năm sang thị trường này không đều, sản lượng thấp. -Đối với Châu Đại Dương : tỉnh đã mở rộng thêm thị trường xuất khẩu là New Zealand vào năm 2003, tuy nhiên sản lượng xuất khẩu sang thị trường này vẫn chưa cao. Bên cạnh đó, còn có Palau là thị trường duy trì nhập khẩu gạo của tỉnh hàng năm. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ 6,7% năm 2001; 7% năm 2002 và 2,5% năm 2003, nhưng thị trường Châu Đại Dương hứa hẹn nhiều tiềm năng, nhiều triển vọng phát triển trong tương lai. Tóm lại : Qua phân tích tình hình xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang nói chung cho thấy việc xuất khẩu gạo có nhiều biến đổi, đặc biệt là năm 2003 việc xuất khẩu tăng trở lại sau một năm gặp nhiều khó khăn về thị trường cũng như sự cạnh tranh gay gắt của một số đối thủ đã tạo cho nền kinh tế của tỉnh có bước phát triển mới và vững tin vào tương lai. 3.2.2.Phân tích chung về tình hình xuất khẩu gạo của công ty Phân tích chung về tình hình xuất khẩu gạo của công ty để có được cái nhìn tổng quát về tình hình xuất khẩu gạo với sản lượng bao nhiêu, doanh thu bao nhiêu, doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ lệ bao nhiêu so với tổng doanh thu tiêu thụ, có chiều hướng tăng hay giảm, tốt hay xấu để từ đó đề ra những phương pháp, cách thức làm tăng sản lượng cũng như doanh thu xuất khẩu gạo của công ty. ™ Cơ cấu doanh thu xuất khẩu gạo Bảng 5 : Doanh thu tiêu thụ gạo của công ty Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Doanh thu (triệu đ) Tỷ trọng (%) Doanh thu (triệu đ) Tỷ trọng (%) Doanh thu (triệu đ) Tỷ trọng (%) Xuất khẩu 173.013 78,0 171.383 75,9 165.022 62,7 Tiêu thụ nội địa 48.932 22,0 54.430 24,1 98.225 37,3 Tổng 221.945 100,0 225.813 100,0 263.247 100,0 (Nguồn : Phòng Kế Toán - Xí nghiệp XK lương thực) Nhận xét Qua bảng số liệu trên cho thấy doanh thu tiêu thụ gạo của công ty năm 2001 là 221.945 triệu đồng, năm 2002 tăng lên 225.813 triệu đồng, đến năm 2003 tiếp tục tăng lên 263.247 triệu đồng. Nhìn chung doanh thu tiêu thụ gạo tăng dần qua các năm, trong đó: -Doanh thu xuất khẩu năm 2001 là 173.013 triệu đồng chiếm tỷ trọng 78%; đến năm 2002 giảm xuống là 171.383 triệu đồng chiếm tỷ trọng 75,9%; năm 2003 tiếp tục giảm còn 165.022 triệu đồng chiếm tỷ trọng 62,7%. Nhìn chung doanh thu xuất khẩu giảm dần qua các năm, tuy nhiên doanh thu xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng cao so với tổng doanh thu tiêu thụ, điều này cho thấy việc xuất khẩu gạo đóng vai trò quan trọng trong tổng doanh thu tiêu thụ. Nguyên nhân làm cho doanh thu xuất khẩu giảm dần qua các năm là do giá gạo thế giới giảm dần vì có sự cạnh tranh về giá, mặt khác thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, mất thị trường Iraq vì xảy ra chiến tranh làm cho doanh thu xuất khẩu giảm. Vì thế công ty cần phải cố gắng khắc phục những hạn chế, khó khăn, tích cực tìm kiếm khách hàng giao dịch, ký nhiều hợp đồng, đồng thời phải giảm thấp chi phí, giá vốn để có thể cạnh tranh về giá, đạt lợi nhuận cao. -Ngược lại với doanh thu xuất khẩu, doanh thu tiêu thụ nội địa tăng dần qua các năm, năm 2001 là 48.932 triệu đồng chiếm tỷ trọng 22%, năm 2002 tăng lên 54.430 triệu đồng chiếm tỷ trọng 24,1%, đến năm 2003 tiếp tục tăng lên 98.225 triệu đồng chiếm tỷ trọng 37,3%. So với doanh thu xuất khẩu, doanh thu tiêu thụ nội địa chiếm tỷ trọng nhỏ hơn và tăng dần qua các năm. Đây là chiều hướng tích cực và khả quan chứng tỏ thị trường nội địa được mở rộng, việc tiêu thụ nội địa tăng lên. Nguyên nhân là do công ty có nhiều biện pháp mở rộng thị trường nội địa, đầu tư nhiều vào chiến lược bán hàng làm cho doanh thu tiêu thụ nội địa tăng lên. Nguyên nhân làm cho doanh thu tiêu thụ gạo tăng lên qua các năm là do tốc độ tăng doanh thu tiêu thụ nội địa cao hơn tốc độ giảm doanh thu xuất khẩu nên làm cho doanh thu tiêu thụ chung tăng. Qua cơ cấu cho thấy việc xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao, nhưng giảm dần qua các năm do đó công ty cần phải đầu tư nhiều hơn nữa, đề ra nhiều giải pháp như chiến lược giá, sản phẩm, bán hàng… phù hợp, xúc tiến thương mại, nổ lực phát triển thị trường, khai thác mở rộng thị trường mới, thị trường tiềm năng, bên cạnh đó vẫn phải tiếp tục củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng doanh thu xuất khẩu để việc kinh doanh xuất khẩu ngày càng đạt hiệu quả cao. ™ Phân tích doanh thu xuất khẩu gạo Bảng 6 : Doanh thu xuất khẩu gạo của công ty Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Chênh lệch (triệu đ) Doanh thu (triệu đ) Tỷ trọng (%) Doanh thu (triệu đ) Tỷ trọng (%) Doanh thu (triệu đ) Tỷ trọng (%) 02/01 03/02 03/01 Xuất trực tiếp 119.174 68,9 51.033 29,8 125.867 76,3 -68.141 74.834 6.693 Ủy thác XK 53.839 31,1 120.350 70,2 39.155 23,7 66.511 -81.195 -14.684 Tổng 173.013 100,0 171.383 100,0 165.022 100,0 -1.630 -6.361 -7.991 Nhận xét (Nguồn : Phòng Kế toán – Xí nghiệp XK lương thực) -Với số liệu trên cho thấy doanh thu xuất khẩu trực tiếp năm 2001 là 119.174 triệu đồng chiếm tỷ trọng 68,9%; năm 2002 giảm mạnh còn 51.033 triệu đồng chiếm 29,8%; đến năm 2003 tăng trở lại 125.867 triệu đồng chiếm tỷ trọng 76,3%. Năm 2002 doanh thu xuất khẩu trực tiếp giảm 68.141 triệu đồng so với năm 2001 là do thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh từ nhiều đối thủ như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan…, giá thành cao, sức cạnh tranh kém, một số nước ở Châu Á, Châu Âu không nhập khẩu gạo làm cho doanh thu xuất trực tiếp giảm đáng kể. Năm 2003 doanh thu xuất khẩu trực tiếp tăng 74.834 triệu đồng (gấp 2,5 lần) so với năm 2002 và tăng 6.693 triệu đồng so với năm 2001 là do một số thị trường mới được mở rộng như Đông Âu và Châu Phi, một số thị trường cũ nhập khẩu gạo trở lại như một số nước ở Châu Á và Châu Âu làm cho doanh thu xuất trực tiếp tăng nhanh và cao hơn so với năm 2001. Trước sự biến động đó công ty cần phải chú ý nhiều hơn nữa đến vai trò của xuất khẩu trực tiếp. Xuất khẩu trực tiếp giúp công ty chủ động hơn trong việc tìm kiếm thị trường, khách hàng giao dịch, lợi nhuận cao xong nó cũng có thể làm cho công ty phải khốn đốn khi thị trường gặp khó khăn, do đó phải đẩy mạnh công tác dự báo, nghiên cứu, thâm nhập thị trường để kịp thời đối phó với những thay đổi bất lợi cho công ty. -Đối với ủy thác xuất khẩu : năm 2001 là 53.839 triệu đồng chiếm tỷ trọng 31,1%; năm 2002 tăng lên 120.350 triệu đồng chiếm tỷ trọng 70,2%; đến năm 2003 giảm xuống còn 39.155 triệu đồng chiếm tỷ trọng 23,7%. Năm 2002 doanh thu xuất khẩu ủy thác tăng nhanh và cao so với năm 2001 là 66.511 triệu đồng, gấp 2,2 lần, nguyên nhân là do năm 2002 khách hàng giao dịch ít, chủ yếu chỉ tham gia xuất khẩu ủy thác theo các hợp đồng Chính Phủ làm cho doanh thu xuất khẩu ủy thác tăng đáng kể chiếm tỷ trọng hơn 50% so với tổng doanh thu xuất khẩu. Năm 2003 doanh thu xuất khẩu ủy thác giảm mạnh so với năm 2002 là 81.195 triệu đồng (gấp 3 lần) và giảm so với năm 2001 là 14.684 triệu đồng, nguyên nhân là do giá xuất khẩu một số hợp đồng ủy thác thấp, thanh toán chậm nên hợp đồng xuất khẩu ủy thác giảm, mặt khác do mất thị trường Iraq vì chiến tranh đã tác động rất lớn đến xuất khẩu ủy thác của công ty, ủy thác giảm xuống làm cho doanh thu xuất khẩu ủy thác giảm và thấp hơn so với năm 2001. Mặc dù lợi nhuận thu được từ các hợp đồng xuất khẩu ủy thác là không cao, nhưng lại giúp cho công ty giảm thấp chi phí tìm kiếm khách hàng giao dịch, do đó công ty cần phải cố gắng duy trì xuất khẩu ủy thác đều đặn mỗi năm. Æ Nhìn chung doanh thu xuất khẩu gạo giảm dần qua các năm do nhiều nguyên nhân từ nguyên nhân chủ quan đến nguyên nhân khách quan như giá giảm, khó khăn về thị trường, cạnh tranh gay gắt…, do đó công ty cần phải chú ý nhiều hơn nữa về thị trường từ khâu dự báo đến khâu nghiên cứu, thâm nhập thị trường mới, giữ vững thị trường cũ, hạ giá thành sản phẩm… để làm tăng doanh thu xuất khẩu gạo trong tương lai. ™ Phân tích sản lượng gạo xuất khẩu Bảng 7 : Sản lượng gạo xuất khẩu của công ty Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Chênh lệch (tấn) Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) 02/01 03/02 03/01 Xuất trực tiếp 51.594,0 70,6 18.586,1 34,1 47.804,1 77,9 -33.007,9 29.218,0 -3.790,0 Ủy thác XK 21.464,0 29,4 35.892,9 65,9 13.599,2 22,1 14.428,9 -22.293,7 -7.864,8 Tổng 73.058,0 100,0 54.479,0 100,0 61.403,3 100,0 -18.579,0 6.924,3 -11.654,8 Nhận xét (Nguồn : Phòng Kế toán – Xí nghiệp XK lương thực) -Đối với sản lượng xuất trực tiếp năm 2001 là 51.594 tấn chiếm tỷ trọng 70,6%; năm 2002 giảm xuống còn 18.586,1 tấn chiếm tỷ trọng 34,1%; đến năm 2003 tăng lên 47.804,1 tấn chiếm tỷ trọng 77,9%. Năm 2002 sản lượng gạo xuất trực tiếp giảm so với năm 2001 là 33.007,9 tấn, giảm gần gấp 3 lần, nguyên nhân là do việc xuất khẩu chủ yếu còn dựa vào thị trường và khách hàng truyền thống nên khi xuất khẩu gặp khó khăn thì thị trường lúng túng, bị động làm cho khả năng tự doanh giảm dẫn đến sản lượng xuất khẩu trực tiếp giảm. Năm 2003 sản lượng tăng trở lại, tăng 29.218 tấn gấp 2,6 lần so với năm 2002, nhưng vẫn còn thấp hơn so với năm 2001 là 3.790 tấn, nguyên nhân là do nhu cầu gạo trên thế giới tăng lên nhưng vẫn còn yếu so với năm 2001, mặt khác từ khó khăn công ty đã tận dụng cơ hội kịp thời triển khai các giải pháp quản lý điều hành tập trung vào việc mở rộng thị trường mới kết quả là đã chủ động hơn về thị trường nên sản lượng xuất trực tiếp tăng. -Đối với sản lượng xuất khẩu ủy thác năm 2001 là 21.464 tấn chiếm tỷ trọng 29,4%; năm 2002 ._. 17 : Tốc độ lưu chuyển của mặt hàng gạo xuất khẩu Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 Doanh thu XK triệu đồng 173.013,0 171.383,0 165.022,0 Tồn kho bình quân triệu đồng 4.252,8 6.633,9 10.395,9 Số ngày lưu chuyển (Nl/c) ngày 8,8 13,9 22,7 Số vòng lưu chuyển (Vl/c) vòng 40,7 25,8 15,9 (Nguồn : Phòng Kế toán – Xí nghiệp XK lương thực) Qua bảng số liệu cho thấy số ngày luân chuyển tăng dần từ 9 ngày (2001) tăng lên 14 ngày (2002) và tiếp tục tăng đến 23 ngày (2003). Nguyên nhân là do mức dự trữ bình quân tăng trong khi đó doanh thu xuất khẩu giảm dần, nên số ngày luân chuyển tăng. Ngược lại với số ngày luân chuyển, số vòng luân chuyển giảm dần từ 41 vòng (2001) giảm còn 26 vòng (2002) và tiếp tục giảm còn 16 vòng (2003). Nguyên nhân là do tình hình xuất khẩu giảm dần, tồn kho lại tăng lên làm cho tốc độ lưu chuyển chậm lại gây ứ đọng vốn. Từ phân tích trên cho thấy tình hình xuất khẩu có xu hướng chậm lại mặc dù đã mở rộng thêm nhiều thị trường nhưng vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, mặt hàng lúa gạo dự trữ thừa sức phục vụ cho xuất khẩu, thừa sức để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của khách hàng nhưng như thế chưa phải là tốt vì sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng vốn, chi phí lưu trữ cao, do đó đòi hỏi phải tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu để công ty ngày càng phát triển. 3.4.PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CÔNG TY ĐANG ÁP DỤNG 3.4.1.Chiến lược sản phẩm -Công ty đang đầu tư thiết bị máy móc hiện đại như hệ thống bồn đấu trộn mới, dây chuyền chế biến tân tiến như máy tách thóc, máy phân loại gạo nguyên, tấm, máy làm sạch, xát trắng gạo… nhằm tạo ra sản phẩm với chất lượng cao, bao bì đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. -Sản phẩm tạo ra phải qua một quy trình kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt từ khâu đầu vào đến khâu đóng gói bao bì. 3.4.2.Chiến lược giá Đây được xem là một trong những chiến lược quan trọng hàng đầu đòi hỏi phải thực hiện tốt. Vì ngày nay với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường mà hàng hóa bán ra có giá thành quá cao sẽ khó tiêu thụ, không đủ sức cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Công ty đang áp dụng chiến lược giá theo giá của thị trường, giá thế giới sao cho việc kinh doanh xuất khẩu gạo có hiệu quả thu về lợi nhuận như mong muốn. Bên cạnh đó công ty còn đưa ra những kế hoạch nhằm giảm bớt chi phí đầu vào như tìm thị trường thu mua đáng tin cậy với chất lượng đảm bảo, giá thành thấp, giảm chi phí vận chuyển bốc dỡ bằng cách đặt các trạm thu mua ở gần các nguồn nguyên liệu… 3.4.3.Chiến lược phân phối Công ty đang từng bước mở rộng mạng lưới phân phối trong và ngoài nước, xúc tiến thương mại, thiết lập các văn phòng đại diện tại những nước là khách hàng truyền thống, lâu năm của công ty. 3.4.4.Chiến lược xúc tiến tiêu thụ Công ty rất linh hoạt trong phương thức tiêu thụ, xuất khẩu thông qua các chiến lược xúc tiến như chính sách khuyến mãi, chiết khấu hoa hồng, thanh toán chậm hoặc có bảo lãnh với mức dư nợ hợp lý. Æ Tóm lại, với 4 chiến lược như trên, công ty đang cố gắng từng bước áp dụng và hoàn thiện dần để tạo ra sản phẩm với chất lượng cao, giá thành phù hợp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thương trường. 3.5.ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA CÔNG TY 3.5.1.Điểm mạnh -Giữ mức tồn kho hợp lý, điều tiết giữa phương án chế biến và đặt mua cung ứng.  -Tính dân chủ được phát huy; mối quan hệ phối hợp hỗ trợ giữa bộ phận nghiệp vụ và bộ phận trực tiếp sản xuất kinh doanh phát huy được hiệu quả, vừa góp phần tạo nên lợi nhuận cho công ty, vừa giúp chủ động trong công tác quản lý. -Linh hoạt đa dạng trong phương thức kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. 3.5.2.Điểm yếu -Thụ động trong việc tham gia cạnh tranh, tìm kiếm mở rộng thị trường mới, thực hiện chưa tốt các giải pháp quản lý để hạ giá thành sản phẩm. -Trình độ, năng lực cán bộ chậm được nâng cao, chưa ngang tầm với yêu cầu và quy mô hoạt động của công ty. -Thị trường nội địa chưa vững chắc, chưa có chiến lược lâu dài về chủng loại sản phẩm, về quảng bá thương hiệu, về tiếp thị khu vực phân phối. -Công tác dự báo phân tích thông tin thị trường còn yếu, chưa phát huy được tác dụng làm cơ sở quyết đoán trong kinh doanh, đôi khi bỏ lỡ cơ hội hoặc đi chậm so với đối thủ cạnh tranh chế độ thông tin báo cáo không kịp thời, nhanh chóng. -Chậm có giải pháp khắc phục các lĩnh vực hoạt động kém hiệu quả để ổn định và tăng trưởng lợi nhuận toàn công ty một cách vững chắc. PHẦN NỘI DUNG # " CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO Từ những phân tích trên cho thấy việc kinh doanh xuất khẩu gạo có nhiều khó khăn, doanh thu giảm do nhiều nguyên nhân có cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Do đó để nâng cao hiệu quả kinh doanh, sản lượng xuất khẩu ngày một tăng, lợi nhuận ngày càng cao cần phải thực hiện một số giải pháp sau 4.1.PHÂN TÍCH SWOT KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO Cơ hội (O) 1.Gia nhập AFTA, ASEAN và tiến tới gia nhập WTO. Ký hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ. 2. Được hỗ trợ thưởng xuất khẩu của Chính Phủ đối với ngành nghề kinh doanh. 3.Tiến tới cổ phần hóa. Thách thức (T) 1.Cạnh tranh gay gắt về giá, chất lượng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 2. Áp lực trong việc mở rộng hệ thống mạng lưới phân phối. Điểm mạnh (S) 1.Giữ mức tồn kho hợp lý, điều tiết giữa phương án chế biến và đặt mua cung ứng. 2.Có sự phối hợp hỗ trợ giữa bộ phận nghiệp vụ và bộ phận trực tiếp sản xuất kinh doanh. S1O1 : Đảm bảo cung ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản lượng xuất khẩu. S2O1 :Nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm có thế mạnh để thâm nhập thị trường xuất khẩu. S2O2 : hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, tạo nhiều lợi nhuận cho công ty. S2T1 : Hoạch định kế hoạch cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng, giảm chi phí đầu vào để đủ sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. S2T2 : Nỗ lực cố gắng khắc phục những khó khăn hạn chế. Điểm yếu (W) 1.Thụ động trong việc tham gia cạnh tranh, tìm kiếm mở rộng thị trường mới. 2.Trình độ năng lực cán bộ chưa ngang tầm với yêu cầu và quy mô hoạt động của công ty. 3.Thị trường nội địa chưa vững chắc, chưa có chiến lược lâu dài về quảng bá thương hiệu, tiếp thị khu vực phân phối. 4.Chưa có bộ phận nghiên cứu marketing riêng biệt. 5.Chậm có giải pháp khắc phục các lĩnh vực hoạt động kém hiệu quả.  W1O12 : Mở rộng nhiều thị trường mới. W2O12 : Nâng cao trình độ năng lực của các bộ trong công ty. W4O1 :Thành lập, xây dựng bộ phận nghiên cứu thị trường. W3O2 : Giữ vững, mở rộng thị trường nội địa. W5O3 : Khắc phục những yếu kém giúp hoạt động hiệu quả hơn.  W1T1 : Nâng cao năng lực cạnh tranh. W3T12 : Thực hiện chương trình giới thiệu qua các phương tiện truyền thông báo, đài, Internet, thị trường thế giới… Qua phân tích SWOT – phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức mà môi trường bên trong và bên ngoài có thể tác động đến công ty, đã đưa ra một số chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo từ việc sử dụng mặt mạnh để khai thác tốt nhất cơ hội, khắc phục những yếu kém, giảm bớt những nguy cơ, thách thức nhằm mang lại hiệu quả cao cho công ty. -Giữ vững và mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước bằng nhiều cách thức, biện pháp như thành lập xây dựng bộ phận nghiên cứu thị trường, thiết lập kênh phân phối, thực hiện chương trình quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu qua báo, đài, internet, thị trường thế giới… -Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách xây dựng và phát triển thương hiệu riêng của công ty trên thị trường thế giới như nâng cao chất lượng sản phẩm đặc biệt là những sản phẩm có thế mạnh, là loại đặc sản, quảng bá thương hiệu, đưa thương hiệu đến với người tiêu dùng, thuyết phục người tiêu dùng một cách có hiệu quả về sản phẩm của công ty, và không ngừng đầu tư nghiên cứu phát triển cải tiến sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời hiện đại hóa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho chế biến, xuất khẩu như đầu tư thêm bồn đấu trộn mới ít cồng kềnh nhưng công suất cao, dây chuyền băng tải từ tàu lên kho và ngược lại nhằm làm giảm bớt các khoản chi phí như nhân công bốc vác, vận chuyển… để đủ sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. -Liên kết với người sản xuất: đối với nông dân cần phải chú ý tạo các mối quan hệ, liên kết với tổ chức của người sản xuất như hợp tác xã, hội nông dân… để tạo được nguồn nguyên liệu ổn định và có chất lượng đồng đều. -Khắc phục những yếu kém để giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn, cụ thể là nâng cao trình độ, năng lực của các cán bộ trong công ty, nỗ lực cố gắng vượt qua những khó khăn, hạn chế… Thực hiện tốt những chiến lược này sẽ giúp công ty hoạt động kinh doanh xuất khẩu đạt hiệu quả cao, tạo nhiều lợi nhuận cho công ty. 4.2.NGHIÊN CỨU VÀ THÂM NHẬP THị TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CTY Nghiên cứu, thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu, hội nhập với nền kinh tế của thế giới. Tuy nhiên việc nghiên cứu, thâm nhập không phải đơn giản vì có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết như chọn quốc gia và thời điểm nào để thâm nhập, chính sách kinh doanh phải phù hợp với từng quốc gia, từng khu vực. Làm tốt công tác này sẽ giúp công ty mở rộng thêm thị trường mới, khách hàng giao dịch ngày càng nhiều hơn làm cho sản lượng xuất khẩu tăng nhanh, thu về lợi nhuận cao. 4.2.1.Nghiên cứu thị trường xuất khẩu gạo Qua phân tích về thị trường xuất khẩu gạo của công ty ta thấy công ty vẫn còn đang bỏ ngõ những thị trường như Nhật Bản, EU, một số nước trong ASEAN. Vì thế cần phải nghiên cứu những thị trường này để từng bước mở rộng làm tăng sản lượng xuất khẩu, chủ động hơn về thị trường không chịu áp lực bởi một khu vực thị trường nhất định. ‰ Thị trường EU - Đây là một thị trường liên kết kinh tế, thống nhất về tiền tệ nhưng độc lập về chính trị, rộng lớn với trên 380 triệu người tiêu dùng tương đối khó tính, hàng hóa khi thâm nhập vào thị trường này phải có tính cạnh tranh cao. -Mặc dù có sự thống nhất về kinh tế nhưng thị trường EU bao gồm cả những nước giàu như Anh, Pháp… và cả những nước kém phồn thịnh như Hy Lạp, Tây Ban Nha… mặt khác còn có những khác biệt về văn hóa, tập tục giữa các dân tộc nên có sự khác biệt rất lớn về nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. -Do thói quen tiêu dùng truyền thống của người dân ở thị trường này nên yêu cầu về sản phẩm là rất cao về chất lượng, chủng loại… Do đó khi sản phẩm của công ty khi muốn xuất khẩu sang thị trường này đòi hỏi phải có chất lượng cao, phẩm chất tốt phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. ‰ Thị trường Nhật -Là cường quốc tài chính số một thế giới và là một trong 3 cường quốc công nghiệp của hành tinh. Dân số trên 130 triệu người. -Người Nhật rất tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Họ tranh thủ làm việc đến từng giây.  -Trong kinh doanh có tinh thần tập thể cao độ bởi họ cho rằng “nếu đồng tâm hiệp lực, sẽ làm ra được những sản phẩm tuyệt hảo”. -Chính phủ Nhật thường có những chính sách bảo hộ đối với hàng sản xuất trong nước. Đây là thị trường có tiềm năng lớn, sản phẩm khi xuất khẩu sang thị trường này đòi hỏi giá thành phải hấp dẫn và có sức cạnh tranh cao. ‰ Thị trường ASEAN Gồm 10 nước với khoảng 500 triệu người tiêu dùng, cũng là một thị trường rộng lớn với khả năng tiêu thụ hàng hóa dồi dào. Do có nhiều nước khác nhau nên tập quán tiêu dùng cũng khác, mặt khác thị trường này có nhiều đối thủ cạnh tranh bản xứ do đó sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này phải đáp ứng nhu cầu khác nhau phù hợp với thị hiếu tiêu dùng đồng thời phải có tính cạnh tranh cao cả về giá lẫn chất lượng. 4.2.2.Những nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu gạo Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa, chính trị, tập quán buôn bán, hệ thống pháp luật khác nhau nên nhu cầu về sản phẩm cũng khác nhau. Do đó khi nghiên cứu, thâm nhập thị trường thì cần phải chú ý đến một số nhân tố sau: -Đặc điểm của thị trường: cần xem xét đến nhu cầu, vị trí địa lý, phong tục tập quán, văn hóa, chính trị, pháp luật… nhằm đáp ứng một cách tốt nhất theo yêu cầu của từng thị trường. -Đặc điểm của sản phẩm: sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, chất lượng cao, giá cả hợp lý, sản phẩm nào đang có và đang cần để đáp ứng kịp thời và thỏa đáng. -Đặc điểm của khách hàng: phải chú ý đến thái độ, thói quen, khả năng tài chính của từng khách hàng để cung cấp sản phẩm cho phù hợp. -Đặc điểm của hệ thống trung gian: những nhà trung gian thường chọn lựa những sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng, bán chạy, có hoa hồng cao. -Tiềm lực của công ty: bên cạnh đó không thể không chú ý đến tiềm lực của công ty, nếu đáp ứng đủ các yêu cầu trên nhưng khả năng tài chính hạn hẹp thì không thể thâm nhập mở rộng thêm nhiều thị trường ở ngoài nước. Đây là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc thâm nhập thị trường do đó cần phải nghiên cứu kỹ và nắm vững để việc thâm nhập thị trường mới không còn xa tầm tay của công ty. 4.2.3.Những chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu gạo Sau khi nghiên cứu thị trường, lưu ý các nhân tố tác động đến việc mở rộng thị trường thì tiến đến lựa chọn chiến lược thâm nhập sao cho có hiệu quả nhất. -Thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước: đây là chiến lược sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ để sản xuất, chế biến xuất khẩu, thu về nhiều ngoại tệ. Tuy nhiên để thực hiện được chiến lược này đòi hỏi công ty phải có tiềm lực mạnh vì việc kinh doanh có nhiều rủi ro nhất nhưng cũng mang lại nhiều lợi nhuận nhất. -Thâm nhập thị trường thế giới từ khu tự do: đây là chiến lược có nhiều lợi thế như miễn giảm các loại thuế, chi phí thuê mướn nhà cửa, nhân cônng thấp… 4.3.NGHIÊN CỨU CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH Mới hiểu được khách hàng không thôi thì vẫn chưa đủ, vì với cùng một loại sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhưng sản phẩm của công ty khác tốt hơn về mọi mặt làm cho sản phẩm của công ty mình không tiêu thụ được, do đó hiểu được các đối thủ cạnh tranh của mình là điều kiện cực kỳ quan trọng. “Thương trường như chiến trường” – đúng vậy! Với sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt có bất kỳ một công ty nào đó không đủ sức cạnh tranh sẽ bị đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của công ty đó và ngược lại. Do vậy điều mà các công ty luôn quan tâm bên cạnh lợi nhuận đó là đối thủ cạnh tranh của mình là ai, chiến lược như thế nào, mục tiêu là gì, điểm mạnh điểm yếu ra sao…Nắm bắt được các thông tin này, công ty có thể phát hiện ra những lĩnh vực có ưu thế hay bị bất lợi trong cạnh tranh từ đó tung ra những đòn tiến công chính xác hơn đối thủ để giành thắng lợi trong cạnh tranh đúng như câu nói của Edmund Burke : “đối thủ của ta là người giúp đỡ ta”. 4.3.1.Nhận định đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh của công ty bao gồm các doanh nghiệp, công ty hiện kinh doanh cùng ngành nghề và cả các doanh nghiệp tiềm ẩn có tiềm năng kinh doanh trong tương lai. Đối thủ cạnh tranh của công ty rất nhiều từ trong nước đến ngoài nước. Trong nước gồm công ty xuất nhập khẩu nông sản các tỉnh, công ty lương thực các tỉnh, công ty ANGIMEX, công ty du lịch An Giang… Ngoài nước gồm các công ty ở Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Mỹ…Trong đó một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty đó là Thái Lan. 4.3.2.Nhận dạng chiến lược của đối thủ cạnh tranh -Các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu gạo với chất lượng cao, bao bì đẹp, giá thấp để tạo lợi thế cạnh tranh, giành thị phần như Ấn Độ, Pakistan…; giá cao để khẳng định uy tín và sự vững chắc của họ trên thương trường như Thái Lan… -Chiến lược quảng cáo tiếp thị của các đối thủ thường dùng phương tiện Internet có các trang web riêng để giới thiệu thương hiệu. -Chiến lược chào hàng hấp dẫn. -Chiến lược đầu cơ giá lên, lưu trữ gạo để giá gạo tăng mới bán như Thái Lan.  Do đó công ty phải nhạy bén với thay đổi, mong muốn của khách hàng và cách thức mà đối thủ cạnh tranh thay đổi chiến lược để đáp ứng tốt nhất những mong muốn mới xuất hiện. 4.3.3.Xác định mục tiêu của đối thủ cạnh tranh Mục tiêu hàng đầu của các đối thủ cạnh tranh đó là bán được nhiều sản phẩm, tối đa hóa lợi nhuận, giành nhiều thị phần. Xác định được mục tiêu của đối thủ ta có thể biết được đối thủ có hài lòng với những gì đạt được hay không và họ có thể phản ứng như thế nào với các kiểu tiến công cạnh tranh khác nhau từ đó công ty sẽ có những kế hoạch đối phó hữu hiệu. 4.3.4.Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh có mặt mạnh là phẩm chất gạo tốt, gạo hạt dài, trắng trong, không bạc bụng, thơm, giá nguyên liệu đầu vào thấp. Mặt khác đối thủ cạnh tranh có thương hiệu riêng thuận lợi cho việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài uy tín được nâng lên. Mặt yếu của một số đối thủ cạnh tranh là sản lượng còn hạn chế khi cung cấp với số lượng lớn… Tóm lại, công ty cần biết các chiến lược, mục tiêu của từng đối thủ cạnh tranh để có những bước đi phù hợp, nắm rõ điểm mạnh điểm yếu để hoàn thiện chiến lược của mình, giành ưu thế trước những hạn chế của đối thủ và khắc phục những thiếu sót, yếu kém của mình so với đối thủ từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty, tăng thị phần. 4.4.XÂY DỰNG KÊNH PHÂN PHỐI RA THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI Hiện tại công ty chưa có các văn phòng đại diện ở các nước là khách hàng truyền thống, mọi giao dịch đều tập trung vào văn phòng đại diện kinh doanh xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh. Do đó hợp đồng ký kết còn hạn chế, khá năng giao dịch chưa cao, để tăng hiệu quả kinh doanh thì công ty cần phải xây dựng kênh phân phối ra thị trường nước ngoài. 4.4.1.Cấu trúc kênh phân phốI Sơ đồ 2 : CẤU TRÚC KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY Công ty AFIEX  Thành viên phân phối trong nước Công ty kinh doanh xuất khẩu Trực tiếp xuất khẩu Nhà bán sỉ hoặc đại lý địa phương tại Palau, Indonesia… Trung gian nhập khẩu Nhà bán lẻ Thành viên phân phối nước ngoài Người tiêu dùng 4.4.2.Lựa chọn các thành viên của kênh phân phối -Đối với thành viên phân phối trong nước : công ty thường xuất khẩu ủy thác cho các công ty kinh doanh xuất khẩu như Tổng công ty lương thực Miền Bắc, Tổng công ty lương thực Miền Nam. Ưu điểm khi lựa chọn các thành viên này là chi phí thăm dò, nghiên cứu, phát triển thị trường thấp, rủi ro thấp, không cần tổ chức bộ phận chuyên trách xuất khẩu. Nhược điểm là bị động, không nổ lực tiếp thị, buôn bán quốc tế, lợi nhuận thấp. -Đối với thành viên phân phối ngoài nước : công ty cần lựa chọn người trung gian có năng lực, có thâm niên trong nghề, tạo ra lợi nhuận và phát triển, khả năng chi trả, tính hợp tác cao và có uy tín. 4.4.3.Động viên các thành viên của kênh Giới trung gian phải được thường xuyên kích thích để làm đến mức tốt nhất. Việc kích thích phải bắt đầu bằng nổ lực của công ty để hiểu được nhu cầu và ước muốn của các trung gian từ đó đáp ứng một cách tốt nhất những mong muốn của họ như lợi nhuận đầy đủ, trợ giúp về tài chính, đào tạo bán hàng, tư vấn kinh doanh, nghiên cứu thị trường… sẽ là động lực thúc đẩy họ làm việc ngày một tốt hơn và có hiệu quả cao. 4.4.4.Hoàn thiện kênh phân phối Công ty phải định kỳ đánh giá hoạt động của người trung gian theo những tiêu chuẩn như định mức doanh số đạt được, mức độ lưu kho trung bình, thời gian giao hàng cho khách, cách xử lý hàng thất thoát hoặc hư hỏng, mức hợp tác trong các chương trình quảng cáo và huấn luyện của công ty… Sau khi đánh giá công ty cần có những biện pháp xử lý các trường hợp không đảm bảo chỉ tiêu đề ra như giảm lương, thưởng, cắt hợp đồng… Bên cạnh đó cũng cần phải có những chính sách quản lý kênh chặt chẽ bằng cách đặt định mức doanh số cho trung gian, sau mỗi thời kỳ công ty lưu hành một danh sách mức doanh số đạt được của từng người trung gian nhằm kích thích người trung gian ở hạng thấp cố gắng hơn và khiến người trung gian ở hạng đầu cố gắng giữ mức đạt của mình, có như vậy mới thúc đẩy nhịp độ làm việc của toàn kênh góp phần hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả. 4.5.TIẾP THỊ QUỐC TẾ 4.5.1.Xây dựng phòng tiếp thị Hiện tại công ty chưa có phòng marketing riêng biệt, do đó công ty cần phải xây dựng thêm. Nhiệm vụ của phòng giúp cho công ty nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu, ký kết hợp đồng, phân phối sản phẩm, quảng cáo thương hiệu… Sơ đồ 3 : SƠ ĐỒ TỔ CHỨC PHÒNG TIẾP THỊ TRƯỞNG PHÒNG PHÓ PHÒNG BỘ PHẬN MARKETING BỘ PHẬN LƯU THÔNG PHÂN PHỐI Xây dựng phòng Marketing riêng biệt sẽ giúp chuyên môn hóa công việc, nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp công ty mở rộng thị trường, tăng doanh số, lợi nhuận tối đa. 4.5.2.Quảng cáo Vai trò của quảng các là nâng cao đường cong nhu cầu của sản phẩm, là một trong những hoạt động chiêu thị rất cần thiết cho công ty, giúp nhãn hiệu của công ty lan rộng được nhiều người biết đến, làm tăng sản lượng tiêu thụ vì thế công ty cần phải đẩy mạnh công tác quảng cáo trên báo, đài, Internet, thị trường thế giới… Tuy nhiên công ty cần phải xây dựng ngân sách quảng cáo hợp lý để tránh tình trạng chi quá ít, hiệu quả thấp; chi quá cao thì một phần số tiền đó đáng ra có thể sử dụng vào mục đích khác có lợi hơn. Do đó để quảng cáo có hiệu quả công ty nên chú ý đến mục tiêu quảng cáo sao cho quảng cáo để thông tin cho thị trường hay về sản phẩm của công ty, khuyến khích khách hàng dùng thử và còn để nhắc khách hàng nhớ đến sản phẩm của công ty. Thực hiện tốt quảng cáo sẽ giúp công ty tăng nhanh thị phần, thương hiệu lan rộng, kinh doanh xuất khẩu gạo ngày càng hiệu quả. 4.6.HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC GIÁ 4.6.1.Phương pháp định giá của công ty Công ty đang sử dụng phương pháp định giá xuất khẩu phụ thuộc vào giá gạo của thị trường thế giới, mức giá bán ra phù hợp với giá của thế giới nhưng vẫn mang lại lợi nhuận cho công ty. 4.6.2.Chiết khấu - giảm giá Để tưởng thưởng cho những khách hàng thanh toán sớm hóa đơn, mua với khối lượng lớn, mua ngoài mùa… công ty sẽ điều chỉnh giá thông qua chiết khấu-giảm giá. -Chiết khấu : có nhiều dạng như chiết khấu tiền mặt, chiết khấu số lượng, chiết khấu chức năng, chiết khấu theo mùa, tùy vào từng trường hợp cụ thể công ty sử dụng các hình thức chiết khấu thích hợp. -Giảm giá : là những dạng khác của việc giảm giá so với biểu giá đã định, áp dụng đối với những đại lý tham gia quảng cáo, hỗ trợ tiêu thụ… 4.6.3.Phản ứng đối với sự thay đổi giá Trong thực tế không phải lúc nào công ty cũng giữ vững được giá theo phương pháp định giá của mình. Trường hợp thị phần giảm sút, công ty muốn khống chế thị trường thông qua giá thấp thì công ty phải chủ động cắt giảm giá để chiếm lĩnh thị trường. Trường hợp lạm phát chi phí, nhu cầu quá mức, công ty phải tăng giá để đảm bảo lợi nhuận của mình. Tuy nhiên việc thay đổi giá đều có tác động đến khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Do đó công ty cần phải nghiên cứu xem xét phản ứng của từng đối tượng để có chính sách giá hợp lý. Cụ thể là : -Phản ứng của khách hàng đối với sự thay đổi giá : không phải lúc nào khách hàng cũng hiểu đúng việc thay đổi giá. Việc cắt giảm giá làm cho khách hàng tưởng rằng mặt hàng này sắp sửa được thay thế bằng một mẫu mã mới , mặt hàng có khuyết điểm bán chậm, công ty đang gặp khó khăn về tài chính, hoặc chất lượng kém… nên sản lượng bán ra không cao. Ngược lại việc tăng giá thường gây khó khăn cho tiêu thụ nhưng lại mang đến một số ý nghĩa tích cực đối với khách hàng vì nghĩ rằng mặt hàng này bán chạy quá không mua ngay thì không kiếm được nữa hoặc người bán muốn ép giá khách hàng… -Phản ứng của đối thủ cạnh tranh đối với sự thay đổi giá : khi công ty muốn thay đổi giá thì cần phải suy nghĩ đến phản ứng của đối thủ cạnh tranh. Việc cắt giảm giá sẽ làm đối thủ cạnh tranh phỏng đoán rằng công ty đang cố gắng chiếm lấy thị trường, hoặc công ty đang kinh doanh kém và cố gắng tăng mức tiêu thụ, hoặc công ty muốn toàn ngành giảm giá để kích thích tổng nhu cầu, khi đó đối thủ có thể phản ứng lại bằng cách tăng ngân sách quảng cáo, cải tiến chất lượng sản phẩm… -Phản ứng của công ty đối với sự thay đổi giá : trường hợp ngược lại , đối thủ cạnh tranh thay đổi giá thì công ty cần phải xem xét khả năng của công ty có thể đối phó với sự thay đổi giá như thế nào, công ty phải cố gắng hiểu cho được ý đồ của đối thủ để chuẩn bị trước các phản ứng đối với những biện pháp về giá khác nhau mà đối thủ có thể thi hành. Æ Tóm lại : công ty cần phải có chính sách giá hợp lý, hấp dẫn để làm tăng sản lượng xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường đồng thời phải hiểu được những phản ứng của khách hàng cũng như đối thủ để giành thắng lợi trong cạnh tranh đúng như câu nói “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. 4.7.CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 4.7.1.Chất lượng gạo hiện tại Sở dĩ gạo Việt Nam nói chung, công ty nói riêng thua sút gạo Thái Lan là do chất lượng gạo không bằng từ chiều dài hạt đến độ trắng, tỉ lệ bạc bụng…Mặt khác do nhiều công ty xếp hàng lên cùng một tàu để xuất khẩu nên chất lượng không đều nhau dẫn đến uy tín không cao, cạnh tranh không hiệu quả nên cùng một loại gạo nhưng gạo Thái Lan lại được giá hơn gạo Việt Nam. Hiện nay nước ta đã cố gắng nghiên cứu, cải tiến nhiều giống lúa mới, giống lúa đặc sản với chất lượng gạo không thua so với gạo Thái Lan. Cụ thể là giống Jasmine hạt gạo dài khoảng 7mm, không bạc bụng, có mùi thơm vừa; giống IR 65610 AG hạt dài, trong, tỉ lệ bạc bụng 3%, gạo thơm, mềm cơm; giống OM 1490, 2031 hạt dài, trong, ít bạc bụng, phẩm chất hạt tốt… Với những giống lúa cải tiến chất lượng gạo đã được nâng lên đủ sức cạnh tranh với nhiều đối thủ ngoài nước. 4.7.2.Các biện pháp Bên cạnh việc nâng cao phẩm chất gạo, công ty cần phải có nhiều biện pháp như đầu tư thêm máy móc thiết bị, đăng ký nhãn hiệu nhằm tạo ra sản phẩm với chất lượng cao, uy tín, sản lượng xuất khẩu tăng, kinh doanh ngày càng hiệu quả. Cụ thể là: -Công ty đầu tư thêm hệ thống băng chuyền tiếp nhận nguyên liệu từ tàu lên kho và ngược lại để giảm áp lực bốc xếp; bồn đấu trộn tiện lợi cho việc tồn trữ và pha chế gạo theo tỉ lệ yêu cầu phục vụ cho xuất khẩu làm giảm bớt chi phí nhân công bốc vác. -Bên cạnh đó công ty cần phải nâng cấp thiết bị lau bóng gạo để chất lượng gạo xuất khẩu ngày càng cao; thiết bị tách màu để sản xuất các sản phẩm cao cấp như gạo đặc sản, gạo thơm nhằm nâng cao sức cạnh tranh; đồng thời đầu tư thêm hệ thống silo để tồn trữ, bảo quản lúa gạo được tốt hơn. Đầu tư thêm máy móc thiết bị giúp công ty giảm bớt chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển bốc dỡ, làm tăng năng suất chất lượng chế biến phục vụ cho xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài ra công ty cần phải có một nhãn hiệu riêng biệt để xuất khẩu ra thị trường thế giới, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất kho. Æ Tóm lại : bằng những nỗ lực và cố gắng thực hiện tốt các giải pháp này sẽ giúp cho công ty kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả hơn. PHẦN KẾT LUẬN # " 1.KẾT LUẬN Hòa vào dòng chảy hội nhập kinh tế của đất nước cùng với thế giới và trong khu vực đầy những khó khăn và thử thách, Công ty XNK Nông sản thực phẩm An Giang đã từng bước tăng trưởng và phát triển, tạo thế đứng vững chắc cho mình. Tuy còn nhiều hạn chế trong lĩnh vực hoạt động XNK vì sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ, thị trường chưa vững chắc, sản lượng tiêu thụ còn ở mức khiêm tốn, xong bằng chính lĩnh vực này công ty đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển, thu về ngoại tệ đóng góp cho ngân sách Nhà Nước. Qua phân tích cho thấy tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty tuy có chuyển biến tốt, tăng dần về sản lượng xuất khẩu nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, sản lượng xuất khẩu của công ty chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với toàn tỉnh An Giang, thị trường xuất khẩu còn hạn hẹp, chưa xây dựng kênh phân phối riêng cho mình, do đó đòi hỏi công ty cụ thể là các nhà quản lý của công ty phải hoạch định kế hoạch, chiến lược kinh doanh có hiệu quả nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu gạo. Việc kinh doanh xuất khẩu gạo là một trong những khâu mang lại lợi nhuận cao, nhiều ngoại tệ cho công ty, và gạo còn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty do đó phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo giúp cho công ty có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về khâu xuất khẩu gạo từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, phát huy những cơ hội, những mặt mạnh, khắc phục những khó khăn thách thức để tình hình xuất khẩu gạo ngày càng tốt hơn, hiệu quả ngày càng cao, công ty ngày càng phát triển vững chắc. 2.KIẾN NGHỊ 2.1.Đối với Nhà Nước -Nhà Nước nên có chính sách đầu tư, thưởng xuất khẩu, hỗ trợ thêm vốn cho công ty hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao. -Nhà Nước nên tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công ty hoạt động, tăng cường xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài. -Cần cải cách thủ tục hành chính, cải thiện các chính sách quản lý xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho công ty trong việc tìm kiếm, thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu. -Nghiên cứu cải tiến thêm nhiều giống lúa mới, giống lúa đặc sản với chất lượng cao, chi phí thấp để giá thành sản phẩm đủ sức cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo khác trên thế giới. 2.2.Đối với Công ty -Công ty cần phải có kế hoạch thu mua, chế biến, dự trữ hợp lý, liên kết với người sản xuất để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, chất lương đồng đều. -Đầu tư hiện đại hóa máy móc thiết bị phục vụ cho việc chế biến xuất khẩu như máy lau bóng mới, bồn đấu trộn mới công suất cao, ít cồng kềnh… nhằm giảm thấp chi phí đầu vào làm tăng lợi nhuận cho công ty. -Công ty cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, công ty cần nghiên cứu và hoạch định kế hoạch để sản phẩm xuất khẩu của công ty có thể xuất sang thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản… là những thị trường rất khó tính. -Đầu tư mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước, đồng thời chú ý đến công tác tìm kiếm, thu thập thông tin thị trường để đưa ra những dự báo về thị trường một cách nhanh chóng và chính xác. -Công ty nên xây dựng chiến lược giá, hoa hồng cũng như những ưu đãi khác đối với khách hàng thân thiết, không thân thiết, cũng như các nhà trung gian, các đại lý tiêu thụ… -Công ty cần đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngoại thương cho các cán bộ có năng lực, trình độ. Cử các cán bộ tham gia vào các khóa học, huấn luyện giúp nâng cao trình độ, đủ khả năng phán đoán những biến động của thị trường, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8171.doc
Tài liệu liên quan