LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ly hôn vừa là vấn đề mang tính gia đình vừa là vấn đề mang tính xã hội sâu sắc. Nó là mặt đối lập của việc kết hôn. Nếu kết hôn là việc hình thành quan hệ hôn nhân giữa hai người khác giới tính thì ly hôn là việc chấm dứt mối quan hệ đó về mặt pháp lý theo luật Hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, hậu quả của việc ly hôn không chỉ là chấm dứt mối quan hệ hôn nhân giữa hai người mà nó còn kéo theo cac hậu quả xấu khác: gia đình đổ vỡ, những đứa trẻ bị khuyết
27 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận văn Thực trạng ly hôn và một số giải pháp hạn chế ly hôn tại thành phố Phan rang - Tháp chàm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tật về tình cảm của bố hoặc mẹ, thiếu tự tin trong cuộc sống sa vào các tệ nạn xã hội, nghiện hút cướp giật....
Ly hôn, một hiện tượng xã hội phức tạp, nó làm biến đổi hệ giá trị của gia đình, làm cho xã hội nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết. Hiện tượng ly hôn là mặt trái của hôn nhân một khi quan hệ hôn nhân tan vỡ. Tuy vậy, nó cũng có tính hai mặt: vừa tích cực, vừa tiêu cực. Mặt tích cực là giải phóng cho mỗi cá nhân khi hôn nhân thật sự tan vỡ, là cách giải thoát tốt nhất cho mỗi cá nhân. Nhưng mặt tiêu cực thì lúc nào cũng nặng nề và để lại di chứng theo thời gian cho cá nhân trong cuộc và quan trọng hơn hết là sự ảnh hưởng của nó đối với cả một xã hội đang phát triển. Gia đình là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định sự bền vững của xã hội. Xây dựng gia đình Việt Nam ít con, no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc là động lực của chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước ta trong giai đoạn mới hiện nay. Bên cạnh đó, hiện tượng ly hôn đang là một thực trạng bức xúc của xã hội vì ly hôn là sự chấm dứt quan hệ thân nhân vợ chồng, sự phân chia tài sản, nuôi dưỡng con cái,.và một loạt vấn đề xảy ra sau ly hôn mà xã hội phải giải quyết cho các thế hệ thứ hai như xu hướng không kết hôn của những cá nhân sống trong gia đình đổ vỡ, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội trong các gia đình ly hôn tăng nhanh, trẻ bỏ học, nghiện hút,
Trong những năm vừa qua cùng với sự thâm nhập của nền kinh tế thị trường đã và đang đem lại cho chúng ta nhiều thành tựu kinh tế khởi sắc, thì đi cùng với nó còn xuất nhiều tệ nạn xã hội như là mặt trái của nó. Có thể nói ly hôn là một trong những hệ quả của các tệ nạn đó. Đối với em ly hôn lại là nguyên nhân của nhiều tệ nạn xã hội. Thực trạng ly hôn tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm trong những năm gần đây đang là vấn đề đáng báo động cả về số lượng các vụ ly hôn và cả hậu quả tiêu cực của nó để lại. Từ đó đặt ra yêu cầu cấp bách là phải nghiên cứu một cách toàn diện các nguyên nhân của nó để đề ra giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tình trạng ly hôn đang ngày càng co dấu hiệu gia tăng.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên đây em đã chọn đề tài “ Thực trạng ly hôn và một số giải pháp hạn chế ly hôn tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm” với hy vọng góp phần nhỏ bé của mình vào việc hạn chế ly hôn tại địa phương.
2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng, nguyên nhân dẫn tới ly hôn trong các gia đình
3. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Tòa án nhân dân thành phố Phan Rang-Tháp Chàm
+ Về thời gian: Qua 2 năm (2016-2017)
4. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng ly hôn; trên cơ sở đó, nêu lên một số khuyến nghị nhằm củng cố sự bền vững của gia đình, giảm thiểu ly hôn ở thành phố Phan Rang-Tháp Chàm
5. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp trực tiếp: tham dự phiên toà và cuộc hoà giải
+ Phương pháp gián tiếp: Nghiên cứu hồ sơ và tài liệu liên quan
6. Kết cấu các chương
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận-kiến nghị đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng ly hôn tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Các khái niệm công cụ
1.1 Gia đình
Gia đình là một khái niệm phức hợp gồm các yếu tố sinh học, tâm lý, văn hoá, kinh tế, khiến cho nó không giống với bất kỳ một nhóm xã hội nào. Từ mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học khi xem xét về gia đình đều có thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể, phù hợp với nội dung nghiên cứu và chỉ có như vậy mới có cách tiếp cận phù hợp đến với gia đình.
“Gia đình là một nhóm người, có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nghĩa dưỡng, có đặc trưng giới tính qua quan hệ hôn nhân, cùng chung sống, có ngân sách chung”
Với những khái niệm trên, ta có thể hình dung được gia đình, nơi mà con người sinh ra, lớn lên, là nơi bắt đầu hình thành nhân cách sống trong xã hội. Gia đình là mối liên hệ giữa vợ chồng, con cái. Nó có quy luật phát triển riêng với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù.
1.2 Hôn nhân
Nhìn nhận từ góc độ xã hội, hôn nhân là sự tạo lập cuộc sống chung hoàn toàn của một người đàn ông và một người đàn bà, sự sống chung hoàn toàn này gồm những thành phần vật chất: ở chung cùng một mái nhà, ăn chung cùng một mâm cơm, hưởng chung những sung sướng vật chất, cùng đồng lao cộng khổ để có đủ mọi nhu cầu của cuộc sống đáp ứng cho hạnh phúc hôn nhân. Trong xã hội, hôn nhân được coi như một thiết chế xã hội, là một yêu cầu cần phải có đối với mỗi cá nhân, hôn nhân như là một nếp sống cần phải theo, ý thức hôn nhân luôn tồn tại trong đầu óc của từng con người thông qua sự xã hội hoá trong gia đình và ngoài xã hội.
Từ phía luật pháp hiện nay: Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Ở một số nước phương Tây, hôn nhân đồng giới đã được công nhận, nhưng ở Việt Nam, vấn đề này còn chịu sự phản đối của rất nhiều người, về phía Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 vẫn quy định “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (khoản 2 Điều 8).
1.3 Kết hôn
“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”
Trong Điều 5, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm các hành vi sau đây:
Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, vợ;
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
Bạo lực gia đình;
Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
2. Cơ sở lý luận về ly hôn và căn cứ ly hôn
2.1. Khái niệm về ly hôn
Quan hệ hôn nhân với đặc điểm tồn tại lâu dài, bền vững cho đến suốt cuộc đời con người vì nó được xác lập trên cơ sở tình yêu thương, gắn bó giữa vợ chồng. Tuy nhiên, trong cuộc sống vợ chồng, vì những lý do nào đó dẫn tới giữa vợ chồng có mâu thuẫn sâu sắc đến mức họ không thể chung sống với nhau nữa, vấn đề ly hôn được đặt ra để giải phóng cho vợ chồng và các thành viên khác thoát khỏi mâu thuẫn gia đình. Ly hôn là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân tồn tại chỉ là hình thức, tình cảm vợ chồng đã thực sự tan vỡ.
Trong xã hội truyền thống Việt Nam, kết hôn hay ly hôn phụ thuộc rất nhiều vào gia đình và những luật lệ của xã hội. Còn trong xã hội hiện nay, mỗi cá nhân có quyền tự do kết hôn cũng như quyền tự do ly hôn và họ được pháp luật hiện hành bảo vệ quyền lợi chính đáng. Điều 54, 55 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có ghi: Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Toà án tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án giải quyết việc ly hôn.
2.2. Khái niệm về căn cứ ly hôn
Ly hôn là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Do có quan điểm khác nhau về quy định và giải quyết ly hôn, cho nên căn cứ ly hôn được quy định trong pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa có nội dung khác về bản chất so với căn cứ ly hôn do Nhà nước phong kiến, tư bản đặt ra. Pháp luật của nhà nước phong kiến, tư sản quy định có thể cấm ly hôn (không quy định căn cứ ly hôn mà chỉ công nhận quyền vợ chồng được sống tách biệt nhau (biệt cư) bằng chế định ly thân; bằng hạn chế quyền ly hôn theo thời gian xác lập quan hệ hôn nhân; theo độ tuổi của vợ chồng; và thường quy định xét xử ly hôn dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng hay của cả hai vợ chồng (các điều kiện có tính chất hình thức, phản ánh nguyên nhân mâu thuẫn vợ chồng, chứ không phải bản chất ly hôn đã tan vỡ).
3. Các bước thực hiện thủ tục ly hôn
Thủ tục xin ly hôn được quy định cụ thể tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Tóa án nhân dân tối cao hoặc hội đồng thẩm phán.
Trong đó, có thể khái quát lên các bước sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho Quý khách;
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.
Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành không thay đổi quyết định về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn.
4. Căn cứ cho giải quyết ly hôn
Trước hết cũng như theo quy định của pháp luật thì thủ tục hòa giải
được áp dụng đối với các vụ kiện ly hôn do Tòa án nhân dân tiến hành là thủ tục pháp lý bắt buộc, bởi vậy Tòa án nhân dân thành phố Phan Rang-Tháp Chàm rất coi trọng công tác điều tra hòa giải. Mục đích cuối cùng và quan trọng nhất mà cán bộ hòa giải hướng tới giúp cho cuộc hôn nhân có nguy cơ tan vỡ tránh được đổ vợ, vợ chồng đoàn tụ. Sau mỗi lần hòa giải, tòa án sẽ lập ra biên bản hòa giải, hòa giải thành gia đình trở về đoàn tụ, hòa giải không thành tòa án lập bản bản hòa giải không thành và
5. Thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn
- Cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn ở Việt Nam (Bao gồm cả ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương) là Tòa án nhân dân.
- Về nguyên tắc, thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ án ly hôn sẽ được xác định trên cơ sở thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án đối với các vụ án dân sự.
- Đối với trường hợp ly hôn thuận tình thì tòa án nơi cư trú làm việc của vợ hoặc chồng đều có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn.
Còn đối với trường hợp ly hôn đơn phương thì tóa án nơi cư trú, làm việc của bị đơn (người bị khởi kiện) có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn.
Chương 2
THỰC TRẠNG LY HÔN TẠI THÀNH PHỐ PHAN RANG-THÁP CHÀM
1. Thực trạng ly hôn tại địa phương
1.1 Giới thiệu chung
- Về điều kiện tự nhiên: Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên 3.358 km2, có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 6 huyện. Tp. Phan Rang-Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh. Phan Rang-Tháp Chàm nằm ở của ngõ phí Nam nên mọi giao lưu với các tỉnh phía Nam đều phải qua địa phận của thành phố.
- Về điều kiện kinh tế: Tình hình kinh tế trong những năm gần đây của Tp. Phan Rang-Tháp Chàm phát triển không ngừng từ nông nghiệp, công nghiệp đến thủ công nghiệp. Góp phần không nhỏ tới nền kinh tế chung của toàn thành phố. Trong hai năm trở lại đây các làng nghề thủ công đặc biệt phát triển đã tạo công ăn việc làm cho những lao động nhàn rỗi ở nông thôn và từng bước đưa nền kinh tế của thành phố phát triển
1.2 Tình hình ly hôn tại địa phương
- Lấy số liệu 2 năm (2016-2017) để làm số liệu so sánh
Bảng 1 Đơn vị: Vụ án
Năm
Án hình sự
Án dân sự
Án ly hôn
2016
29
8
41
2017
27
15
34
Nguồn: phòng Lưu trữ Toà án
Qua bảng trên ta có thể thấy số lượng án ly hôn chiếm vị trí rất lớn trong số án tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm( số án ly hôn luôn > Số án hình sự và dân sự ). Đặc biệt năm 2016 thì số án ly hôn hơn 10 án so với tổng án hình sự và dân sự khác
Sau đây là thống kê các vụ án ly hôn đã thụ lý và đã giải quyết từ năm 2016 đến năm 2017
Bảng 2 Đơn vị: vụ án
Năm
Thụ lý
Đã giải quyết
Còn
2016
41
33
08
2017
34
28
06
1.3 Nguyên đơn ly hôn
Trong xã hội truyền thống nước ta, những tư tưởng, giá trị và chuẩn mực xã hội chịu ảnh hưởng rất sâu đậm của tư tưởng nho giáo. Những quy định của xã hội truyền thống đã làm mất đi quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
Xã hội phong kiến với những bất công, khắt khe “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, quan niệm trọng nam khinh nữ “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” đã dành mọi ưu tiên, ưu đãi cho người đàn ông và đẩy người phụ nữ xuống địa vị thấp kém nhất trong gia đình cũng như xã hội, người phụ nữ luôn luôn phải phụ thuộc vào người đàn ông và vị trí, vai trò của phụ nữ ít được xã hội coi trọng và thừa nhận. Nếu trong xã hội phong kiến, nam giới có quyền đa thê, phụ nữ chỉ được lấy một chồng “Trai khôn năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”. Những quy định của xã hội phong kiến dành cho nữ giới vốn bất bình đẳng, cho nên dù người phụ nữ có bị chồng hành hạ như thế nào thì họ không có quyền bỏ chồng. Nếu họ bỏ chồng thì xã hội sẽ lên án.
Biểu đồ 1: Nguyên đơn trong hồ sơ ly hôn tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm
[Nguồn: Toà án nhân dân thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.]
Biểu đồ 1 cho chúng ta thấy, trong 75 vụ án ly hôn (năm 2016: 41 vụ, năm 2017: 34 vụ) ở thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỷ lệ nữ đứng đơn cao hơn nam giới. Số nữ đứng đơn là 56 (chiếm 74,6%) và số nam đứng đơn là 19 (chiếm 25,4%).
Qua phân tích các trường hợp ly hôn ở thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tôi nhận thấy nữ giới đứng đơn cao hơn nam giới có thể do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, phụ nữ nhận thức về quyền lợi của mình.
Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm từ một vùng nông thôn truyền thống với nền văn minh cổ truyền thủ công lạc hậu trong sản xuất nông nghiệp. Cùng với Chính sách “Đổi mới” của cả nước vào cuối những năm 80 và nỗ lực phát triển của địa phương, những năm gần đây, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm đang trên đà hiện đại hoá Thành phố với sự phát triển nhanh về kinh tế - xã hội (số hộ nghèo từ 1.399 năm 2016 giảm xuống còn 313 hộ năm 2017).
Phụ nữ tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm cũng vậy, họ cũng đang sống trong một thành phố đang phát triển, họ cũng nhận được sự quan tâm, bảo vệ của Nhà nước và xã hội và họ có đầy đủ quyền lợi để đấu tranh bảo vệ cho chính bản thân họ. Trong gia đình, sự độc đoán, gia trưởng như thời phong kiến khiến người phụ nữ không thể chịu đựng nổi.
Ngày nay, phụ nữ đều mong muốn một gia đình hạnh phúc, vợ chồng bình đẳng, cảnh phụ nữ nhẫn nhục, chịu đựng bạo lực thường xuyên của người chồng như thời phong kiến cũng không còn nữa. Vì ở xã hội đô thị hiện đại, mỗi cá nhân là một cái tôi riêng và họ được pháp luật bảo vệ. Họ có quyền đấu tranh để giành lấy hạnh phúc của mình nếu cuộc hôn nhân đó là bất hạnh.
Thứ hai, phụ nữ độc lập về mặt kinh tế.
Trước khi nước ta bước vào giai đoạn phát triển đất nước, phụ nữ chủ yếu làm nông nghiệp, nhưng ngày nay, khi đất nước bước vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì phụ nữ đã có mặt ở nhiều ngành nghề khác nhau trong xã hội, họ có điều kiện làm việc và thu nhập không kém gì nam giới.
Tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, kinh tế - xã hội phát triển, nhiều khu công nghiệp ra đời thu hút lao động, đặc biệt ở thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, các nghề kinh doanh, buôn bán, dịch vụ đang mở ruộng, thu hút rất nhiều lao động. Vì vậy, người phụ nữ ở thành phố Phan Rang-Tháp Chàm cũng độc lập về mặt kinh tế, họ có cơ hội tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập cho bản thân, gia đình và họ cũng có tiếng nói nhiều hơn trong gia đình vì họ đóng góp cho gia đình không kém gì nam giới. Vậy nên, khi gia đình xảy ra xung đột, hay khi người phụ nữ bị bạo hành thì họ dám đứng lên để giải quyết những xung đột đó. Thậm chí họ có thể phá vỡ những quan hệ xã hội được xem là thiêng liêng như quan hệ hôn nhân gia đình.
Sự độc lập về mặt kinh tế cũng khiến người phụ nữ ở thành phố Phan Rang-Tháp Chàm chủ động hơn trong việc giải quyết các xung đột gia đình.
Thứ ba, sự thay đổi trong thái độ của dư luận xã hội
Nếu trong xã hội phong kiến ở nước ta, ly hôn không được mọi người chấp nhận thì ngày nay, mọi người không còn quá định kiến với những trường hợp ly hôn. Trao đổi với cán bộ toà án thành phố Phan Rang-Tháp Chàm và nói chuyện với người thân trong gia đình của những cặp vợ chồng ly hôn, tôi càng nhận thấy rõ sự thông cảm thay vì lên án mạnh mẽ hay kỳ thị với những người ly hôn.
Tiếp xúc trực tiếp với người thân trong vụ xét xử ly hôn, tôi thấy được sự thông cảm của họ đối với con cái và họ tôn trọng sự lựa chọn của con cái.
Người dân cũng thông cảm với những người ly hôn, họ không lên án mạnh mẽ hay kỳ thị những người ly hôn.
Rõ ràng có thể thấy, dư luận xã hội vô hình chung đã tạo ra một chuẩn mực trong xã hội. Khi dư luận xã hội xem ly hôn là hiện tượng lệch chuẩn và đánh giá về đạo đức và uy tín của cá nhân nếu họ ly hôn, thì khi trong gia đình xảy ra những xung đột, mâu thuẫn, các cá nhân cố gắng thích nghi hoặc chấp nhận để gia đình yên ấm, không xảy ra ly hôn. Khi dư luận xã hội không lên án gay gắt hiện tượng ly hôn, các cá nhân kém thích ứng và không biết cách giải quyết sự xung đột như thế nào thì ly hôn rất dễ xảy ra. Chỉ khi nào họ tìm ra giải pháp để giải quyết xung đột thì xung đột mới giải quyết được.
Tuy nhiên, có những trường hợp ly hôn ở thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, phụ nữ đứng đơn không phải vì họ tự nguyện, mà do hành vi ép buộc của người chồng, nên họ phải viết đơn ly hôn. Bản thân những người chồng đó muốn ly hôn, tuy nhiên họ dùng nhiều hình thức khác nhau để làm cho người vợ phải làm đơn ly hôn. Họ không muốn dư luận xã hội lên án họ như là người chồng ruồng bỏ vợ con.
1.4 Tuổi ly hôn của phụ nữ và nam giới
Qua phân tích hồ sơ ly hôn, tôi thấy rằng, các trường hợp ly hôn tập trung chủ yếu ở ba nhóm tuổi là 25 - 30, 31 - 35 và 36 - 40.
Bảng 3: Tuổi ly hôn của vợ và chồng 75 vụ năm 2016-2017(%).
Nhóm tuổi
Chồng
Vợ
Tần suất
%
Tần suất
%
Dưới 25
5
4,9
14
17,3
25 – 30
19
26,0
28
32,2
31 – 35
16
25,9
15
19,7
36 – 40
12
18,1
10
13,7
41 – 45
10
12,8
8
9,5
46 – 50
7
6,9
6
4,9
Trên 50
6
5,4
3
2,7
Tổng cộng
75
100
1.880
100
[Nguồn: Toà án nhân dân thành phố Phan Rang-Tháp Chàm.]
Từ số liệu thống kê các trường hợp ly hôn ở thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tôi thấy rằng: nhóm tuổi ly hôn phổ biến nhất là 25 - 30, trong đó có 28 trường hợp đối với vợ (chiếm tỷ lệ 32,2%) và 19 trường hợp đối với chồng (chiếm tỷ lệ 26,0%). Tuổi ly hôn trung bình của vợ là 32, của chồng là 35. Tuổi ly hôn thấp nhất của vợ là 18, của chồng là 20. Tuổi ly hôn cao nhất của vợ là 67, của chồng là 76.
Nhóm tuổi 25 - 30: đây là nhóm tuổi đang dần thích ứng với cuộc sống hôn nhân gia đình. Kết hôn là sự chung sống giữa người đàn ông và người phụ nữ, họ phải dung hoà những khác biệt về văn hoá, quan niệm sống và các giá trị khác nhau từ hai phía. Trong cuộc sống hàng ngày, việc dung hoà hai tiểu văn hoá gia đình và quan niệm giá trị rất khó khăn và rất dễ gây xung đột. Điều đó đòi hỏi cả hai người phải biết thích ứng với cuộc sống gia đình mới, phải chia sẻ cho nhau về những giá trị và phải công khai chia sẻ với nhau những xung đột gia đình để cùng nhau giải quyết.
Nhóm tuổi 31 - 35 và 36 - 40: ly hôn ở hai nhóm tuổi này do hai yếu tố là độ dài của hôn nhân và kinh tế khá giả.
Một là độ dài của hôn nhân: qua trục thời gian của hôn nhân thì thấy rằng, ở hai nhóm tuổi này cả nam và nữ phần lớn đã kết hôn được một thời gian từ 5 đến 10 năm. Đây là khoảng thời gian mà cả hai vợ chồng bộc lộ ra những thói quen, khuyết điểm của bản thân mà trước thời kỳ hôn nhân họ không có hoặc không biết.
Cùng với thời gian, những yếu tố khách quan từ bên ngoài xã hội tác động đến gia đình làm nảy sinh những xung đột liên quan đến công việc làm ăn, con cái, quan hệ xã hội,..., rất nhiều lý do đó khiến không ít gia đình phải ly hôn. Bên cạnh đó cũng có yếu tố chủ quan từ người trong cuộc. Ở độ tuổi từ 30 - 40, một số phụ nữ mặc cảm về bản thân, họ không tự tin vào bản thân mình, thấy mình xấu và già đi. Vì vậy, họ tỏ ra cáu gắt, xét nét người bạn đời và hay ghen tuông vô cớ khiến không khí gia đình nặng nề, người bạn đời cảm thấy khó chịu, nghẹt thở vì những tra hỏi vô cớ.
Hai là kinh tế khá giả: ở độ tuổi 30 - 40, người đàn ông có công việc và thu nhập ổn định, có vị trí trong xã hội. Người đàn ông với địa vị và thu nhập cao, ổn định, có cơ hội tiếp xúc với nhiều người trong xã hội. Kết hợp với yếu tố các mâu thuẫn trong gia đình sau một thời gian dài chung sống khiến người đàn ông có nguy cơ ngoại tình cao. Còn người phụ nữ thì ngược lại, họ mặc cảm vì mình ngày càng một già đi. Phần lớn cuộc sống của họ là chăm lo cho gia đình.
Nhóm tuổi dưới 25: là nhóm tuổi mới xây dựng gia đình riêng và sinh con đầu lòng. Đây là giai đoạn đầu khó khăn nhất và dễ gây xung đột vợ chồng nhất trong các giai đoạn phát triển của hôn nhân. Khi có con, hai vợ chồng thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn, vất vả trong cuộc sống hàng ngày. Nhất là khi có con đầu lòng, hai vợ chồng thường xảy ra xung đột nhiều nhất. Vì trước khi có con, hai vợ chồng chưa lường được hết những vất vả, khó khăn. Những khoảng thời gian hai vợ chồng chăm sóc cho nhau không có nhiều như lúc mới cưới vì khi có con họ phải giành phần lớn thời gian, công sức để chăm sóc con, họ phải trích một khoản tiền lớn để nuôi con. Điều này nhiều khi tạo ra những bất đồng trong gia đình trẻ.
Nhóm tuổi trên 50: ly hôn ở nhóm tuổi này chiếm tỷ lệ không cao, chỉ có 101 trường hợp đối với nam và 51 trường hợp đối với nữ. Ly hôn ở nhóm tuổi này thường ít xảy ra hơn với các nhóm tuổi khác. Bởi các cá nhân ở nhóm tuổi này thường đã có con cháu, nhiều khi có những bất đồng nhưng họ bỏ qua cho nhau. Vì họ sợ sự đánh giá không tốt từ phía con cháu trong gia đình và họ cũng muốn giữ không khí gia đình yên ấm khi về già.
1.5 Nghề nghiệp và học vấn của người ly hôn
Tuy qua phân tích hồ sơ ly hôn ở thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tôi không thể thống kê được số liệu chính xác về nghề nghiệp và học vấn của người ly hôn vì trong Đơn xin ly hôn không yêu cầu khai phần này. Nhưng qua đọc nội dung các hồ sơ ly hôn, trong đơn ly hôn, biên bản hoà giải của toà án, bản tường trình của các bị đơn và qua trao đổi với các cán bộ trong ngành Toà án, tôi được biết đối tượng ly hôn thuộc các ngành nghề khác nhau: dịch vụ, thương mại, làm thuê, làm ruộng, tạp vụ, công nhân, lực lượng vũ trang, công an, công chức, viên chức. Trong đó, tỷ lệ ly hôn ở những người làm việc trong nhà nước đang có xu hướng tăng lên. Về học vấn của những người ly hôn cũng đa dạng: học hết cấp 2, học hết cấp 3, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ.
1.6 Độ dài của hôn nhân
Ly hôn hiện nay đang chịu sự tác động mạnh mẽ từ những biến đổi trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh xã hội của nước ta hiện nay, cả giá trị truyền thống và giá trị hiện đại đang song hành cùng tồn tại. Hai hệ giá trị đôi khi tác động trái chiều nhau tới lối sống của mỗi gia đình. Một mặt, người đàn ông vẫn muốn là người có quyền quyết định trong gia đình, xã hội. Mặt khác, phụ nữ ngày nay đã nhận thức rõ được vị thế và vai trò của mình. Họ được pháp luật thừa nhận quyền bình đẳng và được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, một khi trong mối quan hệ gia đình mà họ không nhận được sự bình đẳng thì họ sẽ đứng lên để bảo vệ quyền lợi của mình. Từ hai mặt của quan điểm và giá trị trái ngược nhau như vậy, bất đồng quan điểm và xung đột trong gia đình rất dễ xảy ra.
Bảng 3: Độ dài của hôn nhân (%).
Độ dài của hôn nhân
(năm)
Số trường hợp
Phần trăm
(%)
Dưới 5
20
31,2
5 - 10
22
35,7
11 – 15
15
14,1
16 – 20
7
8,9
21 – 25
6
5,7
26 – 30
3
2,6
Trên 30
2
1,8
Tổng
75
100
[Nguồn: Toà án nhân dân thành phố Phan Rang-Tháp Chàm.]
Khi nhìn vào bảng 3, ta thấy rằng số năm chung sống trong các trường hợp ly hôn ở thành phố Phan Rang-Tháp Chàm cao nhất là từ 5 – 10 năm. Qua số liệu phân tích các trường hợp ly hôn ở thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tôi tập trung phân tích số yếu tố ảnh hưởng lớn tới số năm chung sống trong các trường hợp ly hôn, đó là: khoảng cách tuổi của vợ và chồng; nghề nghiệp giữa vợ và chồng và học vấn của vợ và chồng.
Khoảng cách tuổi của vợ và chồng
Trong giá trị hôn nhân truyền thống của người Việt Nam, hợp tuổi là một tiêu chí quan trọng. Theo quan niệm dân gian, hợp tuổi không những mang lại cho gia đình hạnh phúc, mà còn tránh được những điều không may cho cả vợ và chồng. Khoảng cách tuổi giữa vợ và chồng có ý nghĩa tới độ bền vững của hôn nhân. Trong mỗi nhóm tuổi có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau. Những khác biệt này cũng có thể là những nguyên nhân gây ra xung đột gia đình.
Khác biệt nghề nghiệp giữa vợ và chồng
Bên cạnh yếu tố tuổi, yếu tố khác biệt nghề nghiệp giữa vợ và chồng cũng ảnh hưởng tới hạnh phúc của gia đình.
Học vấn của người ly hôn
Qua phân tích hồ sơ ly hôn, tôi nhận thấy độ dài của hôn nhân cũng có mối quan hệ với trình độ học vấn của người ly hôn. Người có trình độ học vấn thấp ly hôn nhiều hơn người có trình độ học vấn cao.
1.7 Đường lối giải quyết
Từ khi Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực thì trong công tác xét xử của Tòa án thành phố Phan Rang-Tháp Chàm cũng có nhiều thuận lợi từ đó giảm được nhiều án tồn đọng trong những năm trước khi có luật mới. Và từ khi có luật mới thì những sai sót để sữa chữa không nhiều, giảm đáng kể so với trước đây
Về hôn nhân:
Sau khi nhận đơn Tòa án xem xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án tiến hành thụ lý và đưa án ra giải quyết theo đúng trình tự thủ tục quy định. Tòa án sẽ xem xét thấy cuộc hôn nhân này không vi phạm điều kiện thủ tục quy định tại điều 8,9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Tòa án tiến hành điều tra hòa giải. Trong vụ án hôn nhân hòa giải là một thủ tục bắt buộc trong quá trình tố tụng. Nếu sau khi hòa giải mà các đương sự vẫn không thể cải thiện đời sống tình cảm, không thể kéo dài đời sống chung, mục đích hôn nhân khoogn đạt được thì Tòa án xử cho ly hôn. Nếu sau khi nhận đơn mà Tòa án xét thấy hôn nhân đó là không hợp pháp thì Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật theo điều 11 Luật này và buộc hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ vợ chồng.
b) Về con cái
Dù hôn nhân của cha mẹ không được công nhận là hợp pháp nhưng quyền lợi của con cái vẫn được giải quyết như trường hợp cha mẹ xin ly hôn, hôn nhân hợp pháp (khoản 2 điều 12 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Vì thế, Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82,83,84 của Luật này với nội dung sau:
“Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Về tài sản
Dựa trên các căn cứ theo điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được quy định như sau: “Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập”
2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên
Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm trong những năm gần đây số lượng án hôn nhân nhân được thụ lý khá nhiều. Điều đó được tạo thành bởi vô số các nguyên nhân khác nhau trong cuộc sống, và có thể kể đến một loạt những nguyên nhân sau:
Bảng số liệu minh họa một số nguyên nhân tiêu biểu
Bảng 2 Đơn vị: vụ án
Năm
Mâu thuẫn gia đình
Ngoại tình
bỏ nhà đi
Không con
Nghiện ma túy
Đang thi hành án
2016
33
6
1
1
0
0
2017
22
7
1
1
2
1
Mâu thuẫn gia đình
-Do đánh đập ngược đãi: Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có ấm no hạnh phúc thì xã hội mới phát triển được, thế nhưng không phải bất cứ gia đình nào cũng hạnh phúc mà trong cuộc sống phát sinh nhiều mâu thuẩn. Những vụ án năm 2016-2017 mà Tòa án đã thụ lý và giả quyết mâu thuẫn chủ yếu là do mâu thuân gia đình chiếm hơn 80% các vụ án về ly hôn. Năm 2016 số vụ án ly hôn do mâu thuẫn gia đình, đánh đập, ngược đãi là 33 vụ chiếm 84%. Mâu thuẫn gia đình chủ yếu phát sinh do bất đồng quan điểm sống, cách suy nghĩ, sự khó khăn về kinh tế trong gia đình cũng như các hành vi ứng xử trong gia đình. Mâu thuẫn gia đình cũng có thể xuất phát từ những xích mích, hiểu lầm, ghen tuông, sự đố kỵ nhau trong cuộc sống, từ sự thiếu hiểu biết của một bên hoặc cả hai bên về quyền và nghĩa vụ của mình đối với gia đình.
Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì mâu thuẫn gia đình dẫn tới cuộc sống chung không thể kéo dài được, mục đích hôn nhân không đạt được, đó là một căn cứ để Tòa án quyết đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thuc_trang_ly_hon_va_mot_so_giai_phap_han_che_ly_ho.doc