Luận văn Thi hành các hình phạt không tước tự do theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ NGỌC ANH THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC GIANG Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM MINH TUYÊN Hà Nội, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong Luận

pdf76 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận văn Thi hành các hình phạt không tước tự do theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n văn này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định và được ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo Tác giả luận văn Trần Thị Ngọc Anh MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1 Chương 1: NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO ................................................................. 7 1.1. Khái niệm và đặc điểm của thi hành hình phạt không tước tự do .................. 7 1.2. Pháp luật về thi hành hình phạt không tước tự do ..........................................18 Chương 2: THỰC TRẠNG THI HÀNH HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG ........................................................29 2.1. Khái quát chung về tình hình tội phạm và việc áp dụng hình phạt không tước tự do trên địa bàn tỉnh Bắc Giang .............................................................................29 2.2. Thực trạng thi hành hình phạt không tước tự do trên địa bàn tỉnh Bắc Giang............................................................................................................................39 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ BẢO ĐẢM THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO ..................51 3.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về thi hành hình phạt không tước tự do .....................................................................................................................51 3.2. Các giải pháp khác ..............................................................................................61 KẾT LUẬN ................................................................................................................66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................68 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự HĐND: Hội đồng nhân dân HTHP: Hệ thống hình phạt THAHS: Thi hành án hình sự UBND: Ủy ban nhân dân KTTD: Không tước tự do MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong luật hình sự, hình phạt được coi là phương tiện có vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, nhằm bảo đảm và phát huy tính dân chủ trong xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Với tính chất là nguyên tắc cơ bản của luật hình sự thì nguyên tắc nhân đạo luôn được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và thể hiện xuyên suốt trong các quy định của Bộ luật hình sự (BLHS) đặc biệt được thể hiện rõ trong các quy định về hình phạt chính không tước tự do. Việc áp dụng các hình phạt chính không tước tự do đã thể hiện rõ tinh thần phân hóa tội phạm nhằm thực hiện nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự, đồng thời góp phần hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị. Đối với Thi hành án hình sự (THAHS) là một trong những hoạt động quan trọng của Nhà nước. Hoạt động THAHS được xem là khâu cuối cùng và có ý nghĩa quan trọng đảm bảo hiệu quả thực hiện quyền tư pháp, hiện thực hóa công lý mà Tòa án đã nhân dân Nhà nước ban hành bản án hay Quyết định; mặt khác, thi hành án kịp thời, nghiêm chỉnh các phán quyết của Tòa án đối với các hành vi phạm tội chính là biện pháp khôi phục lại các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tổ chức và cá nhân bị xâm hại, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Từ trước đến nay, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động THAHS. Tuy nhiên, hầu hết đều tập trung chủ yếu vào các công tác thi hành hình phạt tù, tử hình mà chưa thực sự quan tâm đúng mức đến các công tác thi hành các hình phạt không tước quyền tự do. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành hình phạt không tước quyền tự do đã được ban hành ở những thời điểm khác nhau nên còn nhiều bất cập, nhiều nội dung chưa được quy định cụ thể, dẫn đến việc gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành.Bên cạnh đó, qua thực tiễn thi hành cho thấy, hệ thống các cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án các hình phạt không tước quyền tự do chưa được phân công, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm trong quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, nhất là vai trò, trách nhiệm của Tòa án, 1 UBND các cấp, MTTQ và các đoàn thể; Cơ chế giám sát, chế tài cưỡng chế khi người bị kết án không chấp hành hoặc chấp hành án không nghiêm, có vi phạm chưa được quy định đầy đủ, kịp thời, bảo đảm tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa tội phạm......Tất cả những tồn tại và hạn chế kể trên đã góp phần làm giảm hiệu quả thi hành hình phạt không tước quyền tự do trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn để từ đó làm sáng tỏ về mặt khoa học, đưa ra phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành hình phạt không tước quyền tự do là cần thiết. Điều đó không chỉ có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và pháp lý quan trọng mà còn là lý do luận chứng cho sự cần thiết để tôi lựa chọn đề tài “Thi hành các hình phạt không tước tự do theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang”. Trong đề tài tôi lựa chọn chủ yếu nghiên cứu về các hình phạt: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ trong các hình phạt chính được quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, Khoản 1, Điều 32 Bộ Luật hình sự năm 2015 làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Liên quan đến thi hành các hình phạt không tước tự do, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu và được tiếp cận dưới các góc độ khác nhau; Trước hết, hình phạt đã được nhiều chuyên gia ở nước ngoài nghiên cứu như: Punishment and Responsibility, Oxford, 1968; Cragg, Wesley, The Practice of Punishment: Towards a Theory of Restorative Justice, New York, Routledge, 1992; M. Bellmore, H.J.Greenberg and J.J.Jarvis, Generauzed Penalty - function concepts in Mathematical optization, Georgia Institute of Technology, Atlanta, Georgia Received June 17, 1968; v.v Còn ở Việt Nam, khoa học luật hình sự là một trong những ngành khoa học pháp lý phát triển nhất so với các ngành khoa học pháp lý khác, do đó xét riêng về hình phạt, cho thấy có nhiều công trình nghiên tiêu biểu ở các cấp độ khác nhau. Cấp độ luận văn thạc sĩ thực hiện ở Viện Nhà nước và Pháp luật (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) có các đề tài của các tác giả Nguyễn Văn Vĩnh, Hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Hà Nội, 1996; Vũ Lai Bằng, Hình phạt tiền trong luật hình sự Việt Nam, Hà Nội, 1997; Đặng Đức Thạo, Hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Hà Nội, 2001; v.v Ở Khoa Luật, Đại học 2 Quốc gia Hà Nội có đề tài của Lê Khánh Hưng, Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam, Hà Nội, 2010; Nguyễn Văn Cảnh, Hình phạt và các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự Việt Nam, Hà Nội, 2010; v.v... Còn ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học có các đề tài của các tác giả Nguyễn Sơn, Các hình phạt chính trong luật hình sự Việt Nam, Viện Nhà Nước và Pháp luật, Hà Nội, 2003, Phạm Văn Beo, Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội 2007; Trịnh Quốc Toản, Các hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010; v.v... Bên cạnh đó, về giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công trình sau: GS.TSKH. Lê Văn Cảm, Chương thứ 7 - Hình phạt và biện pháp tư pháp, trong Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong luật hình sự (phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; v.v... Ngoài ra, một số tác giả cũng đã công bố những bài báo khoa học đề cập đến hình phạt như: GS.TSKH. Lê Văn Cảm, Hình phạt và các biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 8/2000; Một số vấn đề cơ bản về hình phạt, Tạp chí Công an nhân dân, số 5/2001; Hình phạt và hệ thống hình phạt, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7/2007; GS. TSKH. Lê Cảm, TS. Trịnh Tiến Việt, Thực trạng các quy định pháp luật hình sự Việt Nam về hệ thống hình phạt và phương hướng hoàn thiện, Tạp chí Khoa học, chuyên san Luật học, số 1/2009; GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Mục đích của hình phạt, Tạp chí Luật học, số 1/1999; PGS.TS. Trần Văn Độ, Một số vấn đề về hình phạt cải tạo không giam giữ, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5/1995; PGS.TS. Nguyễn Mạnh Kháng, Hình phạt - Một số vấn đề lý luận, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10/2000; PGS.TS. Trịnh Quốc Toản, Một số vấn đề về hình phạt quản chế trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Khoa học, chuyên san Luật học, số 1/2004; Về hình phạt cấm cư trú trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6/2004 và Về hình phạt tiền trong luật hình sự một số nước trên thế giới, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7/2003; TS. Phạm Văn Beo, Một số vấn đề về khái niệm hình phạt, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11/2005; v.v... Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát trên đây cho thấy, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu cơ bản và trực diện về hình phạt chính không tước tự do và hình 3 phạt bổ sung nhưng vẫn chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu đúng mức, với tư cách là những hình phạt chính không tước tự do quan trọng trong hệ thống hình phạt của luật hình sự Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà nước ta đang trong tiến trình hội nhập sâu rộng trên nhiều lĩnh vực trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Do vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài "Thi hành các hình phạt không tước tự do theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang" là đề tài luận văn của mình để tiếp nối những nghiên cứu trên, nhằm làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật về các hình phạt chính không tước tự do (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ) dưới khía cạnh lập pháp hình sự và áp dụng trong thực tiễn, từ đó đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam, cũng như những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về hình phạt này trong thực tiễn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về thi hành án hình sự, các hình phạt chính không tước tự do là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ: Khái niệm, đặc điểm, chủ thể, nội dung.....; - Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn thi hành các hình phạt chính không tước tự do là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ trên cơ sở so sánh, đối chiếu với tình hình thực tiễn thi hành trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; - Phân tích, làm rõ những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, khó khăn trong các hình phạt chính không tước tự do là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ trên dịa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2012 đến năm 2017; 4 - Trên cơ sở nghiên cứu đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện quy định về hình phạt chính không tước tự do trong Bộ luật hình sự Việt Nam cũng như nâng cao hiệu quả thi hành các hình phạt chính không tước tự do trong thực tiễn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Thi hành hình phạt không tước tự do theo pháp luật Việt Nam là một vấn đề có nội dung khái quát cao, nội dung rộng. Do đó, đối tượng nghiên cứu đối với đề tài thi hành hình phạt không tước tự do theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang là các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động thi hành hình phạt không tước tự do trong các văn bản pháp luật Thi hành án hình sự, văn bản pháp luật Tố tụng hình sự và thực tiễn áp dụng hình phạt không tước tự do của Tòa án hai cấp tại địa bàn tỉnh Bắc Giang. Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng hình phạt chính không tước tự do (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ) của Tòa án nhân dân hai cấp tại địa bàn tỉnh Bắc Giang trong 5 năm (2012 - 2017) để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về hình phạt này trong thực tiễn. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật mác – xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự, về cải cách tư pháp được thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VII, VIII, IX, X, XI và các Nghị quyết số 08 – NQ/TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 26/5/2005 của Bộ Chính trị. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp thống kê, để tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Trên cơ sở tổng hợp các quan điểm khoa học về hình phạt, cũng như về các hình phạt không tước tự do để xây dựng nên khái niệm các hình phạt chính không tước tự do (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ), bảo đảm tính chính xác, khoa 5 học, đồng thời chỉ ra các đặc điểm cơ bản của các hình phạt chính không tước tự do. Bên cạnh đó việc nghiên cứu, đánh giá làm sáng tỏ bức tranh về thực tiễn thi hành các hình phạt không tước tự do trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng chỉ ra các hạn chế, tồn tại trong thi hành các hình phạt không tước tự do cũng như những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. Trên cơ sở này, luận văn đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật thực định và nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt chính không tước tự do trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật thi hành các hình phạt không tước tự do. Chương 2: Thực trạng thi hành hình phạt không tước tự do trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và một số tồn tại vướng mắc. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thi hành các hình phạt không tước tự do. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO 1.1. Khái niệm và đặc điểm của thi hành hình phạt không tước tự do 1.1.1. Khái niệm thi hành hình phạt không tước tự do. Với ý nghĩa là giai đoạn cuối cùng của quá trình giải quyết một vụ án, thi hành án hình sự có mối quan hệ hữu cơ với các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Trên cả bình diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy nếu mục đích của thi hành án không đạt được thì toàn bộ hoạt động của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trước đó cũng trở nên vô nghĩa. Khi một bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật không được thi hành hoặc thi hành không nghiêm thì trật tự kỷ cương xã hội bị vi phạm, quyền lực Nhà nước không được thực hiện, pháp luật bị buông lỏng. Bởi vậy, việc đảm bảo việc thi hành của các bản án, quyết định của Tòa án là một yêu cầu tất yếu khách quan. Mặt khác, quá trình thi hành án hình sự là một hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước nhằm thực hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án trong thực tiễn. Bản án, quyết định của Tòa án được thi hành là lúc công lý được thực hiện trong cuộc sống. Thi hành án hình sự có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo mục đích của hình phạt là không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn nhằm giáo dục cải tạo họ trở thành công dân có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân thủ pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm. Bởi vậy, để thực hiện vai trò đó và đảm bảo pháp chế của hoạt động này thì việc pháp điển hóa toàn bộ các quy định về quá trình thi hành án hình sự là yêu cầu cấp thiết, tránh sự tùy tiện, vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án. Các hình phạt nói chung và các hình phạt chính không tước tự do nói riêng (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ) có vai trò quan trọng không chỉ bảo đảm nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự và cá thể hoá hình phạt mà còn thể hiện được rõ nguyên tắc nhân đạo của Luật Hình sự. Hoạt động thi hành án hình sự đối với các hình phạt không tước tự do bên cạnh những đặc điểm chung còn những đặc 7 thù riêng biệt. Sự khác biệt này xuất phát từ đặc thù của từng loại hình phạt và mục đích, đối tượng áp dụng. Người bị kết án không bị cách ly khỏi xã hội, họ được cải tạo, giáo dục, thi hành án trong môi trường sống và hoạt động với các công dân bình thường khác. Tuy nhiên, họ vẫn phải chịu sự giám sát của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi họ làm việc hoặc sinh sống. Môi trường không giam giữ sẽ có những đặc thù riêng và mỗi hình phạt không tước tự do lại có thêm những đặc thù riêng. Hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của thi hành án hình sự, cũng như bản chất của thi hành các hình phạt không tước tự do. Có quan điểm cho rằng thi hành án là giai đoạn tiếp theo của quá trình xét xử [8,tr.8]. Có quan điểm cho rằng, thi hành các hình phạt không tước tự do là một giai đoạn của quá trình tố tụng và do vậy được điều chỉnh bằng các quy phạm của luật tố tụng hình sự. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, thi hành các hình phạt không tước tự do là một hoạt động hành chính – tư pháp hình sự, có những nét đặc thù riêng khác với hoạt động tố tụng hình sự. Một số khác thì coi thi hành các hình phạt không tước tự do như là luật hình sự kéo dài. Việc xác định thi hành các hình phạt không tước tự do là một giai đoạn tố tụng, luật hình sự kéo dài hay là hoạt động hành chính - tư pháp có ý nghĩa quan trọng để làm sáng tỏ bản chất thi hành án hình sự, nói chung và thi hành các hình phạt không tước tự do nói riêng, mà xác định bản chất của thi hành các hình phạt không tước tự do là một trong những vấn đề quan trọng của thi hành các hình phạt không tước tự do. Bởi lẽ, xác định đúng bản chất thi hành các hình phạt không tước tự do có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện, đặc biệt là tạo ra cơ chế quản lý, mô hình tổ chức và hoạt động phù hợp nhằm bảo đảm thi hành các hình phạt không tước tự do. Như vậy, có thể nêu một cách khái quát định nghĩa về khái niệm thi hành các hình phạt không tước tự do như sau: Thi hành hình phạt không tước tự do là hoạt động của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật buộc người chấp hành các hình phạt không tước tự do phải tuân thủ, chấp hành các hình phạt mà Tòa án đã tuyên án đối với họ tại phiên tòa, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm do họ gây ra nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và ngăn ngừa họ phạm tội mới, cũng như phòng ngừa tội phạm chung cho toàn xã hội. 8 1.1.2. Đặc điểm của thi hành hình phạt không tước tự do. Xét về bản chất, tố tụng là việc giải quyết các tranh chấp thông qua thủ tục xét xử của Tòa án. Điều đó có nghĩa là khi Tòa án đã đưa ra phán quyết về chân lý của sự việc, về việc phạm tội hay không phạm tội và về hình phạt áp dụng đối với trường hợp này hay trường hợp khác thì quá trình tố tụng cũng kết thúc. Nói cách khác là tố tụng hình sự xác định có hay không có quan hệ pháp luật hình sự trong trường hợp này. Nếu có quan hệ đó thì quá trình tiếp theo là thực hiện nội dung của pháp luật hình sự: hình phạt hoặc biện pháp tư pháp hình sự. Thực hiện nội dung này không thể tuân theo trình tự, thủ tục tố tụng, vì không có tranh chấp cần xét xử. Ở đây, thực chất là hoạt động quản lý hành chính - tư pháp hình sự. Bởi lẽ pháp luật thi hành án hình sự có đối tượng điều chỉnh là “lĩnh vực các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thi hành tất cả các loại án hình sự, trong quá trình giáo dục và cải tạo người bị trách nhiệm hình sự hoặc bị án” [62,tr.143]. Điều này được thể hiện ở những điểm sau: Một là, thi hành các hình phạt không tước tự do thực chất là hoạt động mang tính điều hành và chấp hành. Điều hành và chấp hành là đặc trưng của quản lý hành chính. Tuy nhiên, đây là hoạt động điều hành và chấp hành để thực hiện bản án, quyết định của Tòa án, tức là một nội dung có tính chất tư pháp; Hai là, với tính chất là một hoạt động chấp hành, cho dù căn cứ để thi hành các hình phạt không tước tự do là các bản án và quyết định của Tòa án, nhưng quá trình thi hành các hình phạt không tước tự do được thực hiện với những hoạt động, biện pháp, cách thức không mang tính tố tụng, nghĩa là không thuần túy là luật hình thức, mà ở đây, có thể thấy sự kết hợp giữa luật nội dung với luật hình thức; Ba là, trong quá trình thi hành, các cơ quan thi hành các hình phạt không tước tự do tác động trực tiếp tới đối tượng phải thi hành các bản án không tước tự do để họ tự giác thi hành hoặc áp dụng các biện pháp buộc họ phải thi hành nghĩa vụ đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án; giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng lợi ích của cá nhân, của Nhà nước và xã hội, giáo dục họ trở thành người công dân có ích với xã hội. Có thể nói đây là phương pháp thuyết phục giáo dục và mệnh lệnh hành chính; 9 Bốn là, việc thi hành các hình phạt không tước tự do, như cải tạo không giam giữ, phạt tiền, cảnh cáo, được giao cho cơ quan thi hành án dân sự hay cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương thực hiện theo thủ tục quản lý hành chính. Như vậy, có thể nói trong quá trình thi hành án hình sự, pháp luật được áp dụng chủ yếu không phải là pháp luật tố tụng, mà là các quy định pháp luật về hành chính – tư pháp; Năm là, thi hành các hình phạt không tước tự do trước hết là hoạt động của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, quá trình xã hội hóa hoạt động thi hành các hình phạt không tước tự do cũng đang được tiến hành với nhiều triển vọng khả quan. Đây là điểm khác biệt so với hoạt động tố tụng, hoàn toàn mang tính quyền lực tư pháp chặt chẽ. Tóm lại, thi hành các hình phạt không tước tự do tuy có quan hệ chặt chẽ với các giai đoạn tố tụng trước đó nhưng vẫn là một hoạt động có tính đặc thù, và có mục đích trực tiếp riêng biệt. Mọi hoạt động tố tụng hình sự đều dừng lại ở việc phán quyết của Tòa án, còn thi hành án lại được triển khai bắt đầu từ một phán quyết của Tòa án có hiệu lực thi hành nhằm thực hiện các nội dung trong phán quyết của Tòa án. Hơn nữa, các mối quan hệ phát sinh trong quá trình thi hành các hình phạt không tước tự do tuân theo các nguyên tắc mang đậm tính hành chính hơn là tính tố tụng. Nhưng mặt khác, không thể không thấy mối quan hệ biện chứng giữa quá trình tố tụng hình sự và thi hành các hình phạt không tước tự do: tố tụng là tiền đề, khởi đầu của thi hành các hình phạt không tước tự do; ngược lại, thi hành các hình phạt không tước tự do là thực hiện kết quả tố tụng trong thực tế. Không có tố tụng thì không có thi hành các hình phạt không tước tự do, nhưng không có thi hành án thì tố tụng trở nên vô nghĩa. Từ những phân tích trên, có thể thấy: thi hành các hình phạt không tước tự do là hoạt động có tính hành chính – tư pháp. 1.1.3. Các nguyên tắc của thi hành hình phạt không tước tự do Nguyên tắc được hiểu là tư tưởng, quan điểm cơ bản, đóng vai trò chỉ đạo các hành động cụ thể. Nguyên tắc thường được thể hiện dưới hình thức các luận điểm, các nguyên lý có tính chất xuất phát điểm, định hướng và nhất thiết phải được tôn trọng, quán triệt trong một loạt việc làm. Nguyên tắc vừa mang tính khách quan lại vừa mang tính chủ quan. Nguyên tắc, trước hết là sự phản ánh khách quan, phản ánh thực tế vận động và tồn tại của xã hội, phản ánh bản chất của chế độ, của cơ sở kinh 10 tế-xã hội, của trình độ, điều kiện phát triển lịch sử của đất nước, của xã hội. Đồng thời nguyên tắc cũng mang đậm dấu ấn chủ quan, vì thực tế khách quan phản ánh qua nhận thức của con người mà được nâng lên thành quan điểm, thông qua khả năng, trình độ, nhận thức nhu cầu khách quan của đời sống xã hội. Vì vậy, khi nói đến nguyên tắc thì vừa phải nói đến cái phổ biến, vừa phải nói đến đặc thù của sự ra đời, hình thành ở một thời đại hay một chế độ xã hội khác nhau. Nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức và hoạt động thi hành án hình phạt không tước tự do chính là những tư tưởng, quan điểm, nguyên lý có tính chỉ đạo cho việc tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự trong khi thực hiện các bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đối với các hình phạt không tước tự do trên thực tế; giáo dục, cải tạo người bị kết án, phòng ngừa để họ không phạm tội mới, tạo điều kiện để họ tái hòa nhập cộng đồng và giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Do đó hệ thống các nguyên tắc tổ chức và hoạt động thi hành án hình phạt không tước tự do ở Việt Nam hiện nay vừa phải thể hiện bản chất của hoạt động thi hành hình phạt không tước tự do ở nước ta, vừa phải tính đến hướng phát triển xã hội ta trong những năm tới dưới tác động của cải cách tư pháp và cải cách hành chính, vừa phải phản ánh tính đặc thù của thi hành hình phạt không tước tự do trong những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội ở giai đoạn hiện nay. Tại Điều 4 Luật thi hành án hình sự đã quy định tám nguyên tắc cơ bản là tư tưởng chỉ đạo, thể hiện xuyên suốt trong các quy định về pháp luật thi hành án hình phạt không tước tự do cũng như trong hoạt động thi hành án hình phạt không tước tự do, bao gồm: 1) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân: Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta hiện nay, nguyên tắc này cũng được ghi nhận tại Điều 8 Hiến pháp năm 2013. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân là yêu cầu hàng đầu trong tổ chức và hoạt động thi hành án. Trong việc thi hành các hình phạt không tước tự do, nội dung chủ yếu của nguyên tắc đó là việc thi hành các hình phạt này hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật. Các cơ quan thi hành các hình phạt không tước tự do, cá nhân có thẩm quyền trong thi hành các hình phạt không tước tự do có 11 trách nhiệm tuân thủ theo đúng Hiến pháp, pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án. Để đảm bảo nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thi hành các hình phạt không tước tự do cần có các điều kiện sau: - Trong quan hệ tổ chức và hoạt động thi hành các hình phạt không tước tự do thì pháp luật thi hành án hình sự luôn phải giữ vị trí thượng tôn. Toàn bộ quá trình thi hành các hình phạt không tước tự do, từ khâu tổ chức đến việc triển khai công tác thi hành án thì đều phải được đặt trong những khuôn khổ pháp lý chặt chẽ. Các văn bản pháp luật phải là cơ sở cho việc trật tự hóa và bảo đảm ổn định các quan hệ tổ chức và hoạt động thi hành các hình phạt không tước tự do, là cơ sở của việc xây dựng và giải quyết các mối quan hệ nảy sinh giữa các chủ thể tham gia các quan hệ thi hành án, là cơ sở đảm bảo mục đích và hiệu quả của hoạt động thi hành các hình phạt không tước tự do. - Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động thi hành các hình phạt không tước tự do phải tương đối đầy đủ và phù hợp. Các văn bản quy phạm pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở nhận thức đúng đắn các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, thể hiện đầy đủ các đặc thù riêng biệt của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thi hành án, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cộng động cũng như của từng tổ chức, cá nhân có liên quan, đủ khả năng điều chỉnh có hiệu quả tổ chức và hoạt động thi hành các hình phạt không tước tự do. - Pháp luật về thi hành các hình phạt không tước tự do phải được tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh, nhất quán. Yêu cầu đó, trước hết, phải được quán triệt trong toàn bộ công tác tổ chức và trong hoạt động tác nghiệp của các cơ quan, nhân viên thi hành án. Các cơ quan thi hành án có trách nhiệm tổ chức thi hành nghiêm chỉnh các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, loại bỏ sự tùy tiện, vô tổ chức, thiếu kỷ luật trong lĩnh vực thi hành án và phải xử lý nghiêm minh mọi biểu hiện vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thi hành án, bao gồm những vi phạm pháp luật từ phía những người có nghĩa vụ chấp hành án và những người có trách nhiệm tổ chức việc thi hành án [67, tr. 50-51]. 12 - Mọi hoạt động trong lĩnh vực thi hành án hình sự nói chung và trong hoạt động thi hành các hình phạt không tước tự do nói riêng đều phảo bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Mọi hành vi xâm phạm bất hợp pháp đến các quyền và lợi ích này đều là trái pháp luật và phải được xử lý nghiêm minh. Từ những phân tích trên có thể thấy nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hiện đang đặt ra những yêu cầu cụ thể đối với công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật thi hành hìn...áng đến 06 tháng, thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người đó đến lưu trú hoặc tạm trú để trình Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó. Trong thời gian chấp hành án, người chấp hành án cải tạo không giam giữ cũng có một số quyền sau: Đối với người chấphành án là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân quốc phòng, công nhân công an, ngƣời lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu, mục đích giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà mình đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật; người chấp hành án 25 được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó; người chấp hành án không thuộc trường hợp quy định tại các tường hợp trước thì được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó chấp hành án tạo điều kiện tìm việc làm. Trong trường hợp người chấp hành án thuộc đối tượng quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Thủ tục giảm thời hạn chấp hành án được quy định là khi có đủ điều kiệnđể giảm thời hạn chấp hành án theo quy định Điều 63, Điều 64 Bộ luật hình sự năm 2015, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực nơi người chấp hành án đang cư trú, làm việc xem xét, quyết định. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án, Tòa án có thẩm quyền phải mở phiên họp xét giảm thời hạn chấp hành án và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát phải cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định giảm thời hạn chấp hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người được giảm thời hạn chấp hành án, cơ quan đề nghị giảm thời hạn chấp hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở. Thủ tục miễn chấp hành án: Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người chấp hành án đang cư trú, làm việc, tự mình hoặc theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu xem xét, lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn chấp hành án. Hồ sơ gồm có: a) Bản sao bản án đã có hiệu lực pháp luật; b) Văn bản đề nghị của Viện kiểm sát; c) Văn bản đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự trong trường hợp cơ quan này đề nghị; d) Đơn xin miễn chấp hành án của người bị kết án hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; đ) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người bị kết án đã lập công lớn hoặc kết luận của bệnh viện cấp tỉnh, 26 bệnh viện cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh tật của người bị kết án đối với người bị kết án mắc bệnh hiểm nghèo. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ có đủ các tài liệu trên, Tòa án có thẩm quyền phải mở phiên họp xét miễn và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát phải cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Tòa án có quyền đề nghị bổ sung hồ sơ. Trong trường hợp này thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định miễn chấp hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người được miễn chấp hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở. Thực hiện việc kiểm điểm người chấp hành án: Trường hợp người chấp hành án vi phạm nghĩa vụ chấp hành án và đã bị nhắc nhở từ hai lần trở lên nhưng vẫn còn tiếp tục vi phạm thì Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục phải phối hợp với cơ quan, tổ chức, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cơ sở tổ chức họp tại cộng đồng dân cư nơi người chấp hành án cư trú để kiểm điểm người đó; trường hợp người chấp hành án đang làm việc tại đơn vị quân đội thì việc kiểm điểm được thực hiện tại đơn vị quân đội nơi người đó làm việc. Việc kiểm điểm phải được lập thành biên bản, lưu hồ sơ thi hành án và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu. Bổ sung hồ sơ thi hành án: Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án có trách nhiệm bổ sung hồ sơ thi hành án theo quy định tại Điều 80 Luật thi hành án hình sự bao gồm các tài liệu: a) Quyết định của UBND cấp xã, đơn vị quân đội phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người chấp hành án; b) Bản nhận xét của người được phân công giám sát, giáo dục về việc chấp hành nghĩa vụ của người chấp hành án; c) Bản tự nhận xét của người chấp hành án về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành án; trường hợp người chấp hành án bị kiểm điểm do vi phạm nghĩa vụ chấp hành án thì phải có bản kiểm điểm và biên bản cuộc họp kiểm điểm người chấp hành án; d) Trương hợp người chấp hành án đã được giảm thời hạn chấp hành án thì phải có Quyết định của Tòa án; đ) Tài liệu khác 27 có liên quan. UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu. Việc giao nhận hồ sơ được lập thành biên bản và lưu hồ sơ thi hành án. Tiểu kết chương Thi hành các hình phạt không tước tự do (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ) là một bộ phận của THAHS, do cơ quan không chuyên trách, tổ chức xã hội,người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự,thủ tục pháp Luật, kết hợp chặt chẽ giữa trừng trị và giáo dục, khuyến khích, tạo điều kiện để người chấp hành án tự lao động, học tập, cải tạo trở thành người lương thiện và nhanh chóng tái hòa nhập xã hội trong môi trường cuộc sống bình thường, nhằm đưa bản án, quyết định của Tòa án ra thực hiện trên thực tế và đạt được hiệu quả xã hội cao, bảo đảm được lợi íchcủa Nhà nước, tổ chức và công dân, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Do là hoạt động hành chính - tư pháp nên thi hành các hình phạt không tước tự do có nhiều chủ thể cùng tham gia, có trình tự, thủ tục thi hành án tương đối phức tạp. Mỗi chủ thể thi hành các hình phạt không tước tự do (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ) có quyền hạn, trách nhiệm khác nhau, song đều có chung mục đích cảm hóa, giám sát, giáo dục và giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người bị kết án cải tạo tốt trong môi trường sống bình thường tại nơi cư trú, lao động, học tập.Sau hơn 11 năm thực hiện Nghị định 60/2000/NĐ-CP về việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, Quốc hội ban hành Luật THAHS, có hiệu lực từ ngày 01/7/2011 đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng, góp phần tăng cường pháp chế, đáp ứng yêu cầu của tình hình hiện nay. Đó là toàn bộ nội dung của chương I - Một số vấn đề lý luận về thi hành các hình phạt không tước tự do. Từ những phân tích nêu trên, tác giả đã vận dụng vào thực tiễn của địa phương mình, qua đó đánh giá được thực trạng tình hình và kết quả công tác thi hành các hình phạt không tước tự do (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tại chương 2 của luận văn. 28 Chương 2 THỰC TRẠNG THI HÀNH HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 2.1. Thực trạng xét xử về các hình phạt không tước tự do của Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và các yếu tố khác tác động đến hình phạt không tước tự do. 2.1. Khái quát chung về tình hình tội phạm và việc áp dụng hình phạt không tước tự do trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 2.1.1. Diễn biến, tình hình phạm tội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Bắc Giang là tỉnh miền núi thuộc khu vực Đông Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 50km, chiếm vị trí thứ hai thuộc trung tâm kinh tế của vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Bắc Giang nằm trên tuyến hàng lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, hệ thống giao thông trong tỉnh thuận tiện bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ tới Hà Nội, cửa khẩu Lạng Sơn, sân bay quốc tế Nội Bài, cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh... Những thuận lợi như vậy đã tạo điều kiện cho Bắc Giang trong phát triển kinh tế liên vùng và giao lưu văn hóa với nước láng giềng. Thực tế, Bắc Giang đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, nội lực phát triển kinh tế - xã hội và đã nỗ lực vượt qua tình trạng chậm phát triển trước năm 2015, trở thành tỉnh phát triển khá toàn diện và năng động với nhiều chỉ số, lĩnh vực dẫn đầu khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển kinh tế - xã hội mang lại cho Bắc Giang những thách thức phải đối mặt giải quyết, đó là vấn đề về môi trường, sự gia tăng nạn thất nghiệp, các tệ nạn xã hội, tội phạm Dưới góc độ xã hội học thì tội phạm được coi là một hiện tượng xã hội tồn tại song song cùng với sự phát triển của xã hội. Không bao giờ có thể loại bỏ hết tội phạm mà chỉ có thể làm giảm tỷ lệ tội phạm trên tất cả các mặt, để giảm được tội phạm thì bên cạnh những giải pháp hoàn thiện pháp luật, về khoa học kỹ thuật được xây dựng, áp dụng trong công tác phòng, chống tội phạm thì nghiên cứu về nguyên nhân, tình hình tội phạm dưới góc độ xã hội học sẽ giúp cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm được giải quyết tình hình tội phạm từ những nguyên nhân xã hội, qua đó góp phần giải quyết được căn nguyên của tội 29 phạm từ việc giải quyết những vấn đề thuộc về xã hội là nguồn gốc có thể làm cho tội phạm phát triển. Trong bối cảnh nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, bên cạnh những thành tựu đạt được về mặt kinh tế thì cũng làm xuất hiện những vấn đề tiêu cực trong xã hội, đó là sự thay đổi lối sống với việc đề cao giá trị vật chất và sự hưởng thụ diễn ra ở bộ phận không nhỏ trong xã hội; đạo đức xã hội có nhiều sự biến đổi nhanh chóng; sự di dân cơ học từ các vùng nông thôn về các đô thị trong khi vẫn giữ thói quen, văn hoá của vùng nông thôn; sự ứng xử giữa con người với nhau cũng có những biến động so với trước đây; công tác quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực còn có những kẽ hỡ, hệ thống pháp luật vẫn đang trong quá trình hoàn thiện; khoảng cách của phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng và tình hình tham nhũng, lãng phí khiến một số người giàu lên nhanh chóng cũng như những tác động từ mặt trái của chính sách thu hút FDI nhằm tăng trưởng GDP ở một số địa phương dẫn đến mâu thuẫn giữa những người bị thu hồi đất với nhà đầu tư, chính quyền gây nên những bức xúc trong xã hội, tạo ra các vụ khiếu kiện đông người rất phức tạp dẫn đến vi phạm pháp luật, phạm tội. Bắc Giang cũng không nằm ngoài vòng quay của xã hội và những tác động này. Xem xét nguyên nhân của tội phạm từ việc phân tích những nguyên nhân trong đời sống xã hội sẽ giúp cho Nhà nước kịp thời đề ra những chính sách pháp luật phù hợp nhằm giảm bớt những mâu thuẫn trong xã hội, đưa ra những biện pháp phòng ngừa xã hội phù hợp, giúp cho công tác đấu tranh chống tội phạm đạt được những kết quả bền vững, làm cơ sở xã hội để giảm tỷ lệ tội phạm trong khi vẫn bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế, giữ nền chính trị ổn định. Theo dõi Báo cáo của Công an tỉnh Bắc Giang về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trước Quốc hội vào kỳ họp cuối mỗi năm từ năm 2013 đến năm 2017, cho thấy kết quả phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Nếu như năm 2013 tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật được nhìn nhận là diễn biến phức tạp, hầu hết các loại tội phạm đều tăng so với cùng kỳ những năm trước đó (tăng cả về số tội phạm và loại tội), với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ngày càng tăng thì từ năm 2015 cho đến năm 2017 tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật dần được kiềm chế và đặc biệt năm 2017 thì về tổng thể tình hình tội phạm có giảm. 30 Xem xét về cơ cấu tội phạm trong báo cáo của Chính phủ từ năm 2013 đến năm 2017 cho thấy: + Một số loại tội phạm như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội mua bán tàng trữ trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc lại tăng. + Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng giảm về số vụ và số bị can. + Tội phạm về môi trường giảm về số vụ nhưng lại tăng về số bị can. + Tội phạm sử dụng công nghệ cao tăng đột biến cả về số vụ và số bị can. + Tội phạm ma túy tăng về số vụ và số bị can. Xét về tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, báo cáo cho thấy, năm 2017 số lượng tội phạm giảm nhưng mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được thực hiện ngày càng tinh vi, manh động, gây ra thiệt hại về vật chất rất lớn; số ma túy thu giữ qua các vụ án ma túy đều tăng. Về các nguyên nhân dẫn đến tình hình tội phạm năm 2017 giảm có thể thấy, báo cáo đã ghi nhận bên cạnh sự nỗ lực của lực lượng đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật mà nòng cốt là lực lượng công an, sự tham gia của nhân dân và các cơ quan, tổ chức, đoàn thể vào công tác phòng, chống tội phạm, tỷ lệ tội phạm giảm trong năm 2017 có nguyên nhân là sự thay đổi trong chính sách hình sự, nói cách khác công tác phòng, chống tội phạm vẫn đang ở mức kiềm chế, đặc biệt tuy giảm về số lượng tội phạm nhưng tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm lại tăng. Như vậy, có thể thấy tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật xảy ra ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, kéo dài từ năm này qua năm khác, tuy ở mỗi thời điểm khác nhau tỷ lệ tội phạm, vi phạm pháp luật ở các lĩnh vực có tăng, giảm nhưng về căn bản loại tội phạm, vi phạm pháp luật thường được lặp đi lặp lại với các mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân của tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật là do: - Sự chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường trong khi công tác quản lý chưa theo kịp, có nhiều lỗ hổng trong quản lý nhà nước và chính sách pháp luật chưa hoàn thiện nhất là trong lĩnh vực 31 quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản. Đất đai, khoáng sản trở thành một loại hàng hóa đặc biệt có giá trị sinh lời cao làm cho một số người giàu lên nhanh chóng nhưng đây cũng là cơ hội để loại tội phạm tham nhũng, lừa đảo phát triển; ở nhiều vùng nông thôn nhất là các địa bàn ven đô thị, thành phố lớn thì người dân qua 01 đêm ngủ dậy tự nhiên có một số tiền lớn do Nhà nước hoặc doanh nghiệp đền bù khi thu hồi đất phục vụ quá trình mở mang đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông hay khu công nghiệp trong khi họ lại chưa được hướng dẫn về chuyển đổi nghề nghiệp, tích lũy đầu tư để sử dụng số tiền có hiệu quả. Việc tự dưng trong thời gian ngắn có số tiền lớn đã là cơ sở để phát sinh các tội liên quan đến cờ bạc hoặc các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp phá sản, thu hẹp sản xuất, lao động mất việc làm tăng cao tạo áp lực lớn đến các vấn đề xã hội; đạo đức của một bộ phận trong xã hội nhất là lứa tuổi thanh, thiếu niên dần bị suy thoát dễ bị ảnh hưởng bởi văn hoá phẩm đồi truỵ, các trò chơi bạo lực trên mạng xã hội; tình trạng sử dụng ma tuý tổng hợp, các chất kích thích, chất gây nghiện tăng. - Công tác quản lý Nhà nước nhiều lĩnh vực chưa thực sự chặt chẽ, công tác phòng ngừa xã hội hiệu quả thấp; Để giải quyết tình trạng trên, các ban ngành chức năng của tỉnh Bắc Giang cũng nêu nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm. Trong khi đó, một trong nhiều giải pháp quan trọng cần phải được nghiên cứu là nhìn nhận tội phạm, nguyên nhân dẫn đến tội phạm gia tăng dưới góc độ nghiên cứu về xã hội học chỉ được đề cập rất mờ nhạt trong các báo cáo và cũng chưa thấy được sự quan trọng của việc chỉ ra các nguyên nhân ở góc độ này. Từ thực tế hoạt động giám sát của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội nói chung, của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội về các mặt của đời sống kinh tế xã hội; hoạt động giám sát, khảo sát thuộc lĩnh vực chuyên môn của Ủy ban Tư pháp về tình hình chấp hành pháp luật trong công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng những năm qua, đi sâu phân tích các nguyên nhân của tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật và Báo cáo của Chính phủ đã nêu, xin nêu lên một số nguyên nhân làm phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật hiện nay như sau: 32 (1) Nguyên nhân từ công tác quản lý xã hội; (2)Nguyên nhân từ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước; (3) Trong công tác giáo dục hiện nay, chúng ta đang thiếu một chương trình giáo dục kỹ năng sống cho giới trẻ; (4) Chính sách pháp luật của húng ta còn thiếu nhất quán trong xử lý hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật; (5) Chính sách kinh tế và quản lý tài chính của chúng ta còn nhiều “lỗ hổng” tạo điều kiện cho tội phạm được thực hiện; (6) Chúng ta đang thiếu một chính sách, hệ thống cơ quan, tổ chức hoạt động có hiệu quả về phúc lợi, an sinh xã hội đối với người chưa thành niên có hoàn cảnh khó khăn. 2.1.2. Thực trạng xét xử về các hình phạt không tước tự do của Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 2.1.2 Áp dụng hình phạt không tước tự do của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Bắc Giang Để đánh giá chính xác về thực trạng công tác thi hành hình phạt không tước tự do trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, tác giả đã khảo sát số liệu người phạm tội bị Tòa án áp dụng hành hình phạt không tước tự do ở 10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, thời gian từ năm 2012 đến năm 2017. 33 Bảng 2.1: Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2012 đến năm 2017 Số bị cáo thi hànhbị áp Số bị cáo dụng hình phạt không tước tự do Năm Số vụ (tổng số bị cáo) (tổng số bị cáo) (Tổng số vụ) Phạt tiền Cải tạo Cảnh là hình không cáo phạt giam giữ chính 2012 694 921 00 33 11 2013 766 958 00 41 40 2014 657 1014 00 30 46 2015 625 948 00 47 54 2016 689 909 00 32 35 2017 702 1025 00 7 12 Tổng: 4.133 5.775 00 190 198 (Nguồn: Theo số liệu thống kê xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh). Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang: Từ năm 2012 đến năm 2017, tổng số 4.430 vụ, người bị kết án toàn tỉnh là 6.589 người, hình phạt không tước tự do 98 người (chiếm tỉ lệ 5,88 %), trong đó: Năm 2012: Tòa án nhân dân 2 cấp đã đưa ra xét xử 694 vụ với 921 bị cáo. Trong đó, số bị cáo bị tuyên phạt cảnh cáo, phạt tiền và phạt cải tạo không giam giữ là 44, chiếm tỷ lệ 4,77% tổng số bị cáo (cảnh cáo 00 bị cáo; phạt tiền 33 và cải tạo không giam giữ 11 bị cáo). Năm 2013: Tòa án nhân dân 2 cấp đã đưa ra xét xử 766 vụ với 958 bị cáo. Trong đó, số bị cáo bị tuyên phạt cảnh cáo, phạt tiền và phạt cải tạo không giam giữ là 81, chiếm tỷ lệ 8,45% tổng số bị cáo (cảnh cáo 00 bị cáo; phạt tiền 41 và cải tạo 34 không giam giữ 40 bị cáo). Năm 2014: Tòa án nhân dân 2 cấp đã đưa ra xét xử 657 vụ với 1014 bị cáo. Trong đó, số bị cáo bị tuyên phạt cảnh cáo,phạt tiền và phạt cải tạo không giam giữ là 76, chiếm tỷ lệ 7,5% tổng số bị cáo (cảnh cáo 0 bị cáo; phạt tiền 30 và cải tạo không giam giữ 46 bị cáo). Năm 2015: Tòa án nhân dân 2 cấp đã đưa ra xét xử 625 vụ với 948 bị cáo. Trong đó, số bị cáo bị tuyên phạt cảnh cáo, phạt tiền và phạt cải tạo không giam giữ là 101, chiếm tỷ lệ 10,65% tổng số bị cáo (cảnh cáo 0 bị cáo; phạt tiền 47 và cải tạo không giam giữ 54 bị cáo). Năm 2016: Tòa án nhân dân 2 cấp đã đưa ra xét xử 689 vụ với 909 bị cáo. Trong đó, số bị cáo bị tuyên phạt cảnh cáo, phạt tiền và phạt cải tạo không giam giữ là 67, chiếm tỷ lệ 7,21% tổng số bị cáo (cảnh cáo 0 bị cáo; phạt tiền 32 và cải tạo không giam giữ 35 bị cáo). Năm 2017: Tòa án nhân dân 2 cấp đã đưa ra xét xử 702 vụ với 1025 bị cáo. Trong đó, số bị cáo bị tuyên phạt cảnh cáo, phạt tiền và phạt cải tạo không giam giữ là 19, chiếm tỷ lệ 1,85% tổng số bị cáo (cảnh cáo 0 bị cáo; phạt tiền 07 và cải tạo không giam giữ 12 bị cáo). Thông qua những số liệu trên có thể nhận thấy các hình phạt không tước tự do được áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có tỷ lệ rất thấp đặc biệt là hình phạt cảnh cáo hầu như không được áp dụng trên thực tế. Từ năm 2012 đến năm 2017 trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Giang chỉ áp dụng hình phạt không tước tự do đối với 98 bị cáo, chiếm tỉ lệ 5,88% tổng số bị cáo. Qua số liệu thống kê có thể thấy năm 2015 số lượng bị cáo bị áp dụng hình phạt không tước tự do tăng đáng kể, chiếm tỉ lệ 10,65% tổng số bị cáo, tuy nhiên đây chỉ là trường hợp cá biệt không thể phản ánh được xu thế áp dụng hình phạt không tước tự do trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Từ 2015-2017 tỷ lệ áp dụng hình phạt không tước tự do trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có xu thế giảm. Đặc biệt năm 2017 số lượng bị cáo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang bị áp dụng hình phạt không tước tự do giảm còn 19 bị cáo chiếm tỷ lệ 1,85% tổng số bị cáo. Tỉ lệ bị cáo bị áp dụng hình phạt không tước tự do trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có nhiều biến động qua từng năm liên tiếp từ năm 2012 đến năm 2017. Tuy nhiên tỷ lệ áp dụng hình phạt 35 không tước tự do trên địa bàn tỉnh Bắc Giang vẫn còn rất thấp so với tỷ lệ áp dụng các hình phạt tước tự do như: phạt tù có thời hạn......Qua đó có thể nhận thấy vai trò của việc áp dụng hình phạt không tước tự do trên địa bàn tỉnh chưa thực sự được đánh giá cao. Điều đó đã làm giảm đi mục đích chính của hình phạt không tước tự do đó là thể hiện sự khoan hồng của Nhà nước đối với người phạm tội nhưng vẫn mang tính chất răn đe, trừng trị đối với hành vi phạm tội của người phạm tội. Cụ thể: Hình phạt cảnh cáo: Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang, trong thời gian 05 năm từ 2012 đến 2017 cho thấy: Trên thực tế chưa có trường hợp nào bị áp dụng hình phạt cảnh cáo. Qua đó có thể thấy các Tòa án chưa thấy được hết vị trí của hình phạt cảnh cáo trong hệ thống hình phạt ở nước ta, chưa thấy tác dụng của hình phạt cảnh cáo trong giáo dục, cải tạo người phạm tội. Mặt khác, trong BLHS còn cho phép một sự lựa chọn quá rộng, có nhiều loại hình phạt chính trong một điều luật. Có trường hợp cần phải áp dụng hình phạt cảnh cáo mới có tác dụng răn đe, giáo dục nhưng có địa phương chỉ ra Quyết định xử lý vi phạm hành chính hoặc có trường hợp chỉ cần áp dụng hình phạt cảnh cáo đã đủ răn đe người phạm tội nhưng Tòa án lại áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo... Hình phạt cảnh cáo được quy định trong Điều 34 BLHS hiện hành. Trong quá trình xây dựng BLHS 2015 đã có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau giữa những nhà nghiên cứu và những người hoạt động thực tiễn pháp lý: Loại ý kiến thứ nhất cho rằng cần phải giữ lại hình phạt cảnh cáo trong hệ thống hình phạt ở nước ta để “áp dụng đối với những người phạm tội ít nghiêm trọng có nhiều tình tiết giảm nhẹ đáng được khoan hồng nhưng nếu miễn hình phạt hoặc xử lý bằng hình thức khác thì quá nhẹ, không đáp ứng yêu cầu phòng ngừa chung và riêng, nhưng nếu áp dụng các hình phạt khác nặng hơn thì chưa cần thiết”. Loại ý kiến thứ hai chủ yếu của những nhà hoạt động thực tiễn pháp lý, xuất phát từ thực tiễn, hình phạt cảnh cáo được áp dụng ít, chiếm tỷ lệ rất thấp, nên cho rằng hình phạt cảnh cáo ít có tác dụng, hiệu quả của hình phạt cảnh cáo thấp, người bị áp dụng hình phạt cảnh cáo coi như không phải chịu hình phạt, bởi vậy bỏ hình phạt cảnh cáo. 36 Tác giả đồng ý với quan điểm thứ nhất, cần giữ lại hình phạt cảnh cáo trong hệ thống hình phạt ở nước ta để đa dạng hóa các biện pháp xử lý hình sự, thu hẹp khoảng cách giữa các hình phạt chính, giúp cho Tòa án có cơ sở pháp lý để quyết định hình phạt một cách thuận lợi và công bằng, thực hiện triệt để các nguyên tắc của Luật hình sự, nhất là những trường hợp cần phải áp dụng hình phạt với người phạm tội lần đầu, ít nghiêm trọng và đã hối cải. Hình phạt tiền: Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang, trong thời gian 5 năm từ năm 2012 đến năm 2017 cho thấy tỷ lệ áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính rất thấp, trung bình chỉ chiếm 1,25% tổng số bị cáo đưa ra xét xử. Hình phạt tiền trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hầu hết được áp dụng đối với các nhóm tội phạm về ma túy; các tội xâm phạm an toàn cộng cộng, trật tự công cộng và các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính. Ví dụ: Hồi 16 giờ 50 phút ngày 28/11/2012 tại gia đình Phạm Thị Kim D Công an thành phố Bắc Giang bắt quả tang 04 đối tượng gồm: Phạm Thị Kim D; Đinh Văn N; Nguyễn Phương T và Tạ Văn C đang có hành vi đánh bạc bằng hình thức đánh “phỏm” được thua bằng tiền. Tang vật thu giữ gồm: 01 bộ bài tú lơ khơ mỗi bộ gồm 52 quân bài tú lơ khơ và 5.250.000 đồng trên chiếu bạc. Bản án số 78/2013/HSST ngày 11/4/2013 của Tòa án nhân dân thành phố Bắc Giang đã tuyên bố các bị cáo Phạm Thị Kim D; Đinh Văn N; Nguyễn Phương T và Tạ Văn C phạm tội “đánh bạc”. Xử phạt bị cáo Phạm Thị Kim D 18 tháng cải tạo không giam giữ. Xử phạt bị cáo Nguyễn Phương T 24 tháng cải tạo không giam giữ. Xử phạt bị cáo Tạ Văn C 20.000.000 đồng, tiền phạt được nộp một lần để sung quỹ nhà nước. Xử phạt bị cáo Đinh Văn N 18.000.000 đồng, tiền phạt được nộp một lần để sung quỹ nhà nước. Hình phạt cải tạo không giam giữ: Tỷ lệ bị cáo bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ trên tổng số bị cáo trong nhóm tội phạm bị xét xử sơ thẩm thì chiếm vị trí đầu tiên lại là nhóm tội phạm về môi trường với 17,65%; sau đó là nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng chiếm 9,92%; Nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính chiếm 4,79%; Nhóm các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân 3,45%. Tỷ lệ áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ trên tổng số bị cáo thuộc nhóm tội phạm đó 37 bị xét xử thấp nhất là nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người chỉ 0,74%. Tính từ năm 2012 đến năm 2017, hàng năm số vụ án mà Tòa án 10 huyện, thành phố trong tỉnh có kháng cáo (kháng nghị) chiếm khoảng 15-20%. Từ năm 2003 đến năm 2006 theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện được xử các vụ án có khung hình phạt đến 07 năm tù, nên một năm Tòa án tỉnh Bắc Giang xét xử phúc thẩm khoảng từ 120 - 140 vụ. Từ năm 2006, 2007 toàn bộ các Tòa án huyện trong tỉnh đều được tăng thẩm quyền xét xử theo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, xét xử các bị cáo bị truy tố theo khung hình phạt đến 15 năm tù (trừ một số tội theo quy định tại Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự, nên một trung bình một năm Tòa án tỉnh Bắc Giang xét xử phúc thẩm từ 220 - 270 vụ án hình sự, trung bình trên 300 bị cáo có kháng cáo/năm. Tuy nhiên, số lượng bị cáo được Tòa án tỉnh áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ cũng rất ít, có năm ba đến bốn bị cáo, năm nhiều từ 40 đến trên 50 bị cáo. Về nguyên nhân Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng hạn chế áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ có nhiều nguyên nhân hạn chế (sẽ được tác giả nói rõ ở phần sau). 2.1.3. Các yếu tố tác động đến hình phạt không tước tự do Trong quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, xã hội... đời sống nhân dân được nâng lên, kinh tế tăng trưởng và phát triển,Việt Nam từ một đất nước lạc hậu trở thành quốc gia đang phát triển. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế thị trường với mặt trái và những tác động của yếu tố tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ mọi mặt của đời sống, trong đó có sự gia tăng tội phạm, dẫn đến số lượng người bị kết án tăng theo. Đối với tỉnh Bắc Giang, qua phân tích số liệu và bảng thống kê nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét: Thứ nhất: Số tội phạm gia tăng hàng năm và còn diễn biến phức tạp. Thực tế khảo sát cho thấy tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ngày càng phức tạp, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được thực hiện ngày càng tinh vi, manh động, gây ra thiệt hại về vật chất rất lớn; số ma túy thu giữ qua các vụ án ma túy đều tăng. Với một số loại tội phạm được xác định là giảm như tội giết người thì tính chất 38 tội phạm vẫn rất nghiêm trọng. Giết người do mâu thuẫn cá nhân bột phát, thù tức cá nhân chiếm hơn 80% tỷ lệ loại tội này, đáng lưu ý một số vụ án giết người mà thủ phạm là người chưa thành niên thực hiện có nguyên nhân bị ảnh hưởng từ trò chơi điện tử trên Internet, các vụ án giết người thân lại tăng mạnh. Tội phạm chống người thi hành công vụ giảm về số lượng nhưng tính chất manh động lại tăng, đối tượng phạm tội dùng hung khí, lôi kéo nhiều người tham gia chống người thi hành công vụ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc số lượng bị cáo được áp dụng các hình phạt không tước quyền tự do trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong những năm vừa qua không tăng đáng kể. Do tính chất, mức độ phạm tội của người phạm tội ngày càng nguy hiểm nên việc Tòa án xem xét các tình tiết giảm nhẹ để áp dụng các hình phạt không tước quyền tự do đối với các bị cáo thực sự khó khăn. Việc áp dụng các hình phạt không tước quyền tự do đối với các bị cáo thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể không đủ tính răn đe để bị cáo đó nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật của bản thân. Thứ hai: Trong những năm vừ...g cao hiệu quả hoạt động này tại địa phương. 3.1.5. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các chủ thể thi hành hình phạt không tước tự do Công tác thi hành án là hoạt động hành chính - tư pháp và mang tính xã hội rộng rãi, do đó cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các chủ thể thi hành hình phạt không tước tự do. Cần thực hiện các giải pháp tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các chủ thể theo 04 hướng chủyếu: Thứ nhất: Quan hệ giữa gia đình người bị kết án với UBND các xã, phường, thị trấn các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư nơi người chấp hành án đang cư trú, học tập, công tác, trong việc đảm bảo người bị kết án được quản lý, giám sát, giáo dục đạt hiệu quả. 58 Thứ hai: Quan hệ giữa Cơ quan THAHS tỉnh, Cơ quan THADS tỉnh với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân tỉnh: Cơ quan THAHS và Tòa án là đối tượng kiểm sát của Viện kiểm sát,tuy nhiên trong từng mối quan hệ cụ thể cần phải tăng cường phối hợp chặt chẽ đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong công tác thi hành án, nhất là trong việc kiểm tra, giám sát việc thi hành án của các chủ thể; giao nhận bản án, quyết định thi hành án; việc xem xét, theo dõi kết quả thi hành án, đề nghị lập hồ sơ rút ngắn giảm thời hạn chấp hành án... Thứ ba: Quan hệ giữa Cơ quan THAHS, Cơ quan THADS, Viện kiểm sát nhân dân với UBND các xã phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh trong việc hướng dẫn kiểm tra tra, kiểm sát thực hiện thi hành hình phạt không tước tự do. Cần phải tăng cường công tác phúc tra lại việc thực hiện những nội dung kiến nghị trong bản kếtluận kiểm tra, kiểm sát để nâng cao tinh thần trách nhiệm của UBND các xã, phường, thị trấn trong tổ chức thi hành hình phạt không tước tự do theo quy định của LuậtTHAHS. Thứ tư: Quan hệ giữa UBND cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố với UBND các xã, phường, thị trấn trong công tác thi hành hình phạt không tước tự do. Trong đó, cần tập trung thống nhất công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện chế độ thông tin báo cáo từ tỉnh đến huyện và xã, phường, thị trấn; đưa vào chương trình kế hoạch và nội dung tình hình, kết quả trong báo cáo công tác định kỳ hàng năm, có phê bình, biểu dương cụ thể để nâng cao trách nhiệm trong tổ chức thực hiện. 3.1.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật thi hành hình phạt không tước tự do Việc áp dụng và mở rộng hình phạt không tước tự do là xu thế tất yếu theo yêu cầu cải cách tư pháp, hoạt động thực hiện pháp luật thi hành hình phạt không tước tự do không chỉ là trách nhiệm của cơ quan thi hành án mà còn là trách nhiệm chung của xã hội. Để đảm bảo các bản án do Tòa án tuyên được thi hành nghiêm chỉnh, đòi hỏi các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, mọi công dân phải tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý mọi vi phạm pháp luật thi hành án, trong đó: Liên ngành Tư phápTrung ương gồm: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao sớm ban hành Thông tư liên tịch quy định rõ trách nhiệm của Cơ quan THAHS Công an cấp huyện và UBND cấp xã 59 trong việc thực hiện kết luận kiểm tra của Cơ quan THAHS Công an cấp tỉnh, Cơ quan THAHS Công an cấp huyện và kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân các cấp nhằm kịp thời khắc phục, sửa chữa những thiếu sót, vi phạm trong quản lý, thực hiện công tác THAHS tại địa phương. Viện kiểm sát nhân dân hai cấp cần tăng cường công tác kiểm sát đảm bảo việc chấp hành pháp luật của Cơ quan THAHS và Tòa án nhân dân hai cấp, của UBND các cấp trong việc giám sát, giáo dục người bị kết án trên địa bàn toàn tỉnh, tập trung kiểm sát các địa phương có số lượng người bị kết án lớn, địa bàn phức tạp về trật tự xã hội. Tập hợp các dạng vi phạm phổ biến, kiến nghị chung đến Chủ tịch UBND tỉnh có biện pháp chỉ đạo nhằm khắc phục kịp thời các vi phạm trong công tác này. Tòa án nhân dân tỉnh cần tăng cường kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ cho Tòa án nhân dân cấp huyện, thành phố, ra thông báo rút kinh nghiệm đối với các Tòa án nhân dân cấp huyện có sai sót nghiêm trọng trong công tác thi hành án như: Chậm ra quyết định thi hành án, không chuyển giao đầy đủ quyết định thi hành án hoặc biểu mẫu, sổ sách nghiệp vụ cho cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án... HĐND tỉnh cần tăng cường giám sát việc thực hiện pháp luật thi hành án ở địa phương, dành thời gian chất vấn và yêu cầu giải trình kịp thời những vi phạm, tồn tại trong công tác thi hành án. Đổi mới, nâng cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp HĐND đối với các hoạt động của các cơ quan tư pháp, trongđó có các cơ quan thi hành án; ban hành nghị quyết riêng về hoạt động tư pháp sau khi nghe báo cáo và trả lời chất vấn. Các cơ quan nhà nước trong phạm vi trách nhiệm của mình, kịp thời xử lý nghiêm minh cá nhân có vi phạm trong công tác thi hành hình phạt không tước tự ở địa phương mình theo quy định của pháp luật. Các địa phương cần phát huy vai trò giám sát thực hiện pháp luật thi hành án của cộng đồng dân cư, làng, thôn, bản nơi người bị kết án cư trú, có chính sách khen thưởng kịp thời đối với người phát hiện và mạnh dạn tố giác, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật của người bị kết án đang trong thời gian cải tạo. 60 3.2. Các giải pháp khác 3.2.1.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổbiến, giáo dục pháp luật về thi hành hình phạt không tước tự do Thực trạng công tác theo dõi, đôn đốc, giám sát, giáo dục người chấp hành hình phạt không tước tự do cho thấy công tác giáo dục tuyên truyền pháp luật thi hành án còn kém hiệu quả, ngay chính một số cán bộ trong các cơ quan, tổ chức trực tiếp làm công tác thi hành án và UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh cũng không nắm được các văn bản pháp luật thi hành án. Vì vậy cần phải tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật thi hành án nói chung, thi hành hình phạt không tước tự do nói riêng trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, công dân nhằm mục đích từng bước hình thành tri thức pháp luật, tình cảm niềm tin đối với pháp luật, từ đó có thói quen và hành vi xử sự hợp pháp tích cực bằng nhiều biện pháp khác nhau. 3.2.2. Đảm bảo các điều kiện cần thiết và có chế độ chính sách cho cán bộ làm công tác thi hành hình phạt không tước tự do Các điều kiện cần phải đảm bảo gồm kinh phí, tổ chức, bộ máy và công tác đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ trực tiếp làm công tác thi hành án. Từ trước đến nay, công tác này ít được quan tâm, chi ngân sách cho hoạt động này không đáng kể, có nơi không có kinh phí phải vận dụng lấy nguồn thu của thi hành án dân sự sang chi cho hoạt động THAHS; nhiều nơi không có kinh phí cấp cho cán bộ đi công tác, chi mua in ấn tài liệu...; bố trí đầy đủ phòng làm việc riêng và tủ đựng hồ sơ, tài liệu cho lực lượng Công an xã làm việc. Để đáp ứng yêu cầu của tình hình hiện nay, UBND tỉnh cần sớm nghiên cứu xây dựng, trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua Đề án hỗ trợ kinh phí công tác và tiền phụ cấp cho cán bộ trực tiếp làm công tác thi hành án tại cấp xã, cũng như tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo cho công tác thi hành án trên địa bàn tỉnh. 3.2.3. Giải pháp riêng cho tỉnh Bắc Giang để đảm bảo hiệu quả thi hành hình phạt không tước tự do Thứ nhất, nâng cao công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang: Trên cơ sở kết quả rà soát, dự báo và đánh giá diễn biến tình hình hoạt động của các loại tội phạm nổi lên, Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị nắm chắc 61 diễn biến tình hình hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; chủ động rà soát, lên danh sách các đối tượng trọng điểm (số đối tượng có tiền án, tiền sự, số đối tượng đang có biểu hiện nghi vấn phạm tội, số đối tượng côn đồ, hung hãn, hoạt động chuyên nghiệp, liên tỉnh, các tiền ổ nhóm tội phạm hình sự...). Qua đó cho thấy, tội phạm cướp, cướp giật tài sản cơ bản được chặn đứng; tội phạm trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm. Tội phạm và vi phạm pháp luật về kinh tế, môi trường nổi lên là tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm. Tội phạm ma tuý chủ yếu là các hành vi mua bán nhỏ lẻ. Tệ nạn cờ bạc, thành phần tham gia đa dạng; xuất hiện sới bạc hoạt động chuyên nghiệp, có quy mô lớn với sự tham gia của các con bạc có tiền án, tiền sự. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm ngày càng tinh vi, xuất hiện nhiều hành vi, thủ đoạn phạm tội manh động, thực hiện hành động phạm tội bất ngờ... Năm 2016, trên địa bàn tỉnh xảy ra 486 vụ tội phạm về trật tự xã hội (giảm 37 vụ so với cùng kỳ), làm chết 16 người, bị thương 121 người, thiệt hại tài sản trị giá hơn 16 tỷ đồng, điều tra làm rõ 424 vụ với 588 đối tượng; phát hiện, bắt giữ 237 vụ tội phạm ma tuý; phát hiện 204 vụ, việc với 277 đối tượng về kinh tế, thiệt hại hơn 6 tỷ đồng; tệ nạn xã hội phát hiện 179 vụ. Quý I/2017, xảy ra 98 vụ phạm tội về trật tự xã hội, làm chết 3 người, bị thương 25 người, thiệt hại tài sản trị giá hơn 23 tỷ đồng; phát hiện 33 vụ, việc về kinh tế; phát hiện, bắt giữ 54 vụ với 85 đối tượng tàng trữ, mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý Để đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, vi phạm pháp luật, đảm bảo giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh luôn xác định công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quản lý cán bộ, chiến sỹ, điều tra viên các Cơ quan điều tra là nhiệm vụ then chốt để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, chú trọng giáo dục truyền thống, xây dựng bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống, tinh thần làm việc của cán bộ, điều tra viên. Chỉ đạo lực lượng cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự, cảnh sát giao thông, cảnh sát hình sự,... tăng cường các hoạt động tuần tra vũ trang; hướng dẫn lực lượng công an cơ sở phối hợp với các lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở (bảo vệ dân phố, dân phòng...) tuần tra, đảm bảo an ninh, trật tự nhân các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng. Tăng cường lực lượng nắm tình hình, phát hiện xử lý tội phạm và các vi phạm pháp luật trong khai thác cát, sỏi trái phép trên tuyến sông Thương; đấu tranh có hiệu quả với ổ nhóm tội phạm hoạt động bảo kê, cưỡng đoạt 62 tài sản, gây rối trật tự trên các tuyến sông. Tổ chức các đợt cao điểm phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; kiểm tra, xử lý các vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, công an tỉnh tổ chức rà soát, quản lý nhiều cơ sở cầm đồ đang hoạt động dưới các hình thức khác nhau, chủ động nắm chắc tình hình, nghiên cứu, đánh giá phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm lợi dụng kinh doanh dịch vụ cầm đồ hoạt động phạm tội; đấu tranh với các nhóm, đối tượng là tiền đề hình thành ổ nhóm tội phạm hình sự; phòng, chống tội phạm có tổ chức. Bên cạnh đó, Công an tỉnh tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, trong đó xác định rõ người đứng đầu đơn vị, địa phương phải chịu trách nhiệm trước hết về tình hình an ninh trật tự tại địa phương, cơ quan, đơn vị; các giải pháp kiềm chế, làm giảm sự gia tăng của các loại tội phạm. Không chỉ làm tốt công tác phòng ngừa, trong công tác điều tra, xử lý tội phạm, giữa cơ quan điều tra, VKSND, TAND các cấp luôn có mối quan hệ chặt chẽ, góp phần đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, kịp thời giải quyết các vấn đề khúc mắc, tạo sự thống nhất cao trong đường lối xử lý các vụ án. Nhìn chung, chất lượng công tác điều tra xử lý tội phạm của các cơ quan điều tra ngày càng được nâng cao, đi vào chiều sâu, chấp hành nghiêm các quy định của Bộ Luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự. Quá trình điều tra đảm bảo thận trọng, khách quan, chấp hành nghiêm quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không để oan sai, vi phạm tố tụng nghiêm trọng, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, người bị tạm giữ, tạm giam. Với việc chủ động triển khai các biện pháp công tác, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh được kiềm chế. Đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện băng nhóm tội phạm có tổ chức, hoạt động lộng hành, tội phạm hoạt động theo kiểu "xã hội đen". Tuy nhiên, trước tình hình tội phạm trên lĩnh vực kinh tế, ma túy, tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường tiềm ẩn phức tạp; hoạt động của các tụ điểm về tệ nạn xã hội, nhất là cờ bạc, mại dâm còn xẩy ra ở một số địa bàn, trong đó đáng chú ý là sự xuất hiện của các ổ nhóm đánh bạc có tổ chức, nhiều đối tượng đến từ các địa phương khác. Vì vậy, công tác phòng, chống tội phạm thời gian tới sẽ ngày 63 càng nặng nề, nguy hiểm và phức tạp hơn, lực lượng công an phối hợp cùng các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật vận động và hướng dẫn nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm; kịp thời phổ biến các phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội mới đến các tầng lớp nhân dân để có biện pháp tự phòng ngừa. Tăng cường công tác rà soát nắm tình hình diễn biến hoạt động các loại tội phạm trên các tuyến, địa bàn, kịp thời phát hiện các ổ nhóm, tội phạm có tổ chức, tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”.... để từ đó có kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh có trọng tâm, trọng điểm. Khắc phục các sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự hạn chế các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, nhất là trên các lĩnh vực quản lý đất đai, tài chính, xây dựng cơ bản, quản lý cư trú, quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, quản lý vũ khí, vật liệu nổ. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự, tập trung quản lý các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, không để các đối tượng lợi dụng hoạt động phạm tội, từng bước gắn kết với công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác thi hành án hình phạt chính không tước tự do: Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm, làm rõ những nguyên nhân sai phạm trong công tác thi hành án hình sự nói chung và trong công tác thi hành hình phạt chính không tước tự do nói riêng. Từ đó có thể rút ra được những kinh nghiệm khắc phục vi phạm, tồn tại trong công tác thi hành hình phạt chính không tước tự do. Lãnh đạo các cơ quan thực hiện công tác thi hành án thường xuyên có sự theo dõi, chỉ đạo và tăng cường kiểm tra việc tổ chức, triển khai thực hiện của các bộ phận tham mưu, giúp việc trong công tác thi hành án hình sự, nhất là UBND cấp xã và Công an cấp xã. Từ đó có thể đưa công tác thi hành các hình phạt chính không tước tự do đi vào nề nếp, đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, các cơ quan thực hiện công tác thi hành án hình sự cũng cần tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật của những người chấp hành hình phạt chính không tước quyền tự do đặc biệt là hình phạt cải tạo không giam giữ tại địa phương; kịp thời chấn chỉnh và yêu cầu người chấp hành án phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân và nghĩa vụ thi hành án theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm 64 khắc những trường hợp cố tình vi phạm, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án qua đó nâng cao hiệu quả giáo dục, phòng ngừa tội phạm góp phần giữ gìn trật tự an ninh. Bên cạnh đó, cần quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, chế độ cho lực lượng thực hiện công tác thi hành án nhằm động viên, khuyến khích các cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tiểu kết chương Để công tác thi hành các hình phạt không tước tự do đối với hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được thựchiện nghiêm chỉnh và đúng pháp luật, vận dụng đúng đắn giữa trừng trị và thực hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng; kết hợp chặt chẽ giữa quản chế đi đôi với giáo dục pháp luật, chính trị, văn hóa; trên cơ sở nghiên cứu kỹ lý luận và vận dụng thực tiễn, có tham khảo kinh nghiệm của một số tỉnh làm tốt công tác này, tác giả đã xây dựng một loạt các giải pháp, trong đó các giải pháp cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật thi hành hình phạt không tước tự do tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng, phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác này; phát huy sức mạnh tổng thể của hệ thống chính trị, thu hút, động viên, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, cộng đồng dân cư và gia đình, thân nhân của người chấp hành án vào hoạt động THAHS và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công tác này, phát huy năng lực của các chủ thể thi hành án. Các nhóm giải pháp trên còn là cơ sở để các nhà xây dựng pháp luật, hoạch định chính sách, cán bộ quản lý, thực thi pháp luật nghiên cứu vận dụng, góp phần khắc phục thực trạng yếu kém trong công tác thi hành hình phạt không tước tự do không chỉ riêng địa bàn tỉnh Bắc Giang mà còn đối với các địa phương khác trong cả nước, từ đó góp phần vào việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực thực hiện pháp luật thi hành hình phạt không tước tự do, từng bước hiện thực hóa ý nghĩa nhân văn, nhân đạo cao cả trong chính sách hình sự của pháp luật Việt Nam. 65 KẾT LUẬN Đứng trước yêu cầu đổi mới và cải cách tư pháp mạnh mẽ hiện nay, việc nâng cao chất lượng áp dụng, thi hành các hình phạt không tước tự dolà một trong những nhiệm vụ quan trọng. Học viên mạnh dạn nghiên cứu đề tài: "Thi hành các hình phạt không tước tự do theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang". Từ kết quả nghiên cứu đề tài này cho phép học viên đưa ra một số kết luận chung dưới đây: Hình phạt không tước tự do được áp dụng là hình phạt chính, phản ánh nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam, thể hiện chính sách của Nhà nước ta đối với người phạm tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời nhằm động viên khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo nhanh chóng, hòa nhập với cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội khi có những điều kiện nhất định. Việc quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam về hình phạt không tước tự do thể hiện phương châm đúng đắn của đường lối xử lý về hình sự, đó là đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp cưỡng chế hình sự nghiêm khắc nhất của Nhà nước với các biện pháp tác động xã hội khác, với các hình phạt không tước tự do để cải tạo, giáo dục người phạm tội, bằng cách đó hạn chế áp dụng các biện pháp mang tính trấn áp về mặt hình sự. Hình phạt không tước tự do được quy định cụ thể trong Phần chung và Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự Việt Nam. Qua phân tích những điểm chưa hợp lý của các quy định về hình phạt không tước tự do bộc lộ khi áp dụng trên thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian 6 năm (2012-đầu năm 2018), luận văn đã chỉ ra các nguyên nhân, đưa ra các giải pháp để hoàn thiện quy định về hình phạt không tước tự do với mong muốn giúp cho việc áp dụng và thi hành hình phạt này trên thực tế mang lại hiệu quả cao hơn nữa. Để góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng như nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội và thực hiện tốt chính sách hình sự, luận văn đã đề xuất các phương hướng nhằm hoàn thiện hình phạt không tước quyền tự 66 docũng như đòi hỏi cần có sự kết hợp với các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về hình phạt này trong thực tiễn. Tuy nhiên, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn về mặt lý luận của hình phạt không tước tự do và tổng kết thực tiễn áp dụng trên địa bàn cả nước các hình phạt này nói chung và hệ thống hình phạt nói riêng trong thời gian qua không những là hướng nghiên cứu quan trọng, mà còn là việc làm cần thiết của khoa học luật hình sự nước ta hiện nay,đồng thời đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới của đất nước. 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Anh (2013), Chuyên đề khoa học Công tác thi hành án hình sự và việc tổ chức, quản lý công tác thi hành án hình sự-thực trạng và phương hướng hoàn thiện mô hình quản lý, Hà Nội. 2. Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương (2013), “Về tổ chức, quản lý công tác thi hành án”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội. 3. Ban chỉ đạo thi hành Bộ luật hình sự (2000), Tài liệu Tập huấn chuyên sâu về Bộ luật hình sự năm 1999, Nhà in Bộ Công an, Hà Nội. 4. Phạm Văn Beo (2005), “Một số vấn đề về khái niệm hình phạt”, Nhà nước và pháp luật. 5. Bộ Công an (2011), Tài liệu tập huấn chuyên sâu Luật thi hành án hình sự, Nxb Lao Động, Hà Nội. 6. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012), Thông tư liên tịch số 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC- VKSNDTC ngày 16/8/2012 của hướng dẫn việc giảm, miễn thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại, Hà Nội. 7. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thông tư liên tịch số 09/2012/TTLT-BCA-BQP- TANDTC- VKSNDTC ngày 16/8/2012 hướng dẫn việc giảm, miễn thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại. 8. Bộ Tư pháp – Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (2002), “Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động thi hành án hiện nay”, Thông tin khoa học pháp lý. 9. Bộ Tư pháp (2003), Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới, Đề tài khoa học, Hà Nội. 10. Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý (1995), Hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, HàNội. 11. Bộ Tư pháp-Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội 12. Các văn kiện quốc tế về quyền con người (1998), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 68 13. Lê Cảm (2000), “Hình phạt và biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam”, Dân chủ và pháp luật. 14. Lê Cảm (2001), “Khái niệm, các đặc điểm (dấu hiệu), phân loại và bản chất pháp lý của các biện pháp tha miễn trong luật hình sự Việt Nam”, Khoa học pháp lý. 15. Lê Cảm (2002), "Chế định miễn hình phạt và các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam", Nhà nước và pháp luật. 16. Lê Cảm (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. (Tái bản lần thứ nhất - 2003). 17. Lê Cảm (Chủ biên) (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tộiphạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 18. Lê Cảm (Chủ biên) (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơbản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia HàNội, Hà Nội. 19. Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 20. Chính Phủ (2000), Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 quy định về việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, Hà Nội. 21. Chính phủ (2013), Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, Hà Nội. 22. Công an tỉnh Bắc Giang (2017), Báo cáo số liệu thống kê của Cơ quan thihành án Hình sự giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, Bắc Giang. 23. Cục thi hành án dân sự tỉnh Bắc Giang (2017), Báo cáo số liệu thống kê của Cơ quan thi hành án dân sự giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, Bắc Giang 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 69 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Kết luận số92-KL/TW ngày 12/3/2014 củaBộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 28. Lương Đệ (2011), “Cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định 60, 61 và khắc phục bất cấp trong công tác quản lý và giáo dục án treo, cải tạo không giam giữ”, Tạp chí Kiểm sát nhân dân. 29. Trần Văn Độ (1994), Quan niệm mới về hình phạt, Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, Hà Nội. 30. Trần Văn Độ (1995), “Một số vấn đề về hình phạt cải tạo không giam giữ”, Tòa án nhân dân. 31. Trần Văn Độ (1998), “Các căn cứ thi hành án”, Tòa án nhân dân. 32. Nguyễn Trọng Hách (2002), “Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về thi hành án hình sự ở nước ta hiện nay”, Nhà nước và pháp luật. 33. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 34. Nguyễn Phong Hòa (2006), “Thực trạng công tác thi hành án hình sự và những kiến nghị”, Tòa án nhân dân. 35. Lê Khánh Hưng (2010), Các hình phạt chính không tước tự do trong Luật Hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 36. Trần Minh Hưởng (2007), Tìm hiểu hình phạt và các biện pháp tư pháptrong luật hình sự Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. 37. Nguyễn Minh Khuê (2015), Đảm bảo hiệu quả của các hình phạt chính không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (số 03),tr.46-47. 38. Liên hợp quốc (1990), Các quy tắc chuẩn, tối thiểu của Liên hợp quốc về cácbiện pháp không giam giữ (các quy tắc Tôkyô, 1990), được thông qua bằngNghị quyết số 45/110 ngày 14/12/1990 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 70 39. Liên hợp quốc (1999), Công ước chống đối xử hoặc hình phạt tàn bạo, được thông qua và tự do ký kết do Nghị quyết số 39/46 ngày 10/2/1984 của đại hội đồng, phê duyệt tán thành và có hiệu lực từ 26/6/1987, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 40. Phạm Văn Lợi (2006), Thực trạng pháp luật thi hành án phạt tù và phương hướng hoàn thiện, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (số 02),tr.65-67. 41. Dương Tuyết Miên (2000), "Bàn về mục đích của hình phạt", Luật học. 42. Mai Văn Minh (2011), “Về điều kiện áp dụng hình phạt cảnh cáo quy định tại Điều 29 Bộ luật hình sự”, Tạp chí Kiểm sát nhân dân. 43. Nguyễn Văn Nghĩa (2006), “Thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo và cải tạo không giam giữ trước yêu cầu cải cách tư pháp”, Dân chủvà pháp luật 44. Nguyễn Quốc Nhật, Phạm Trung Hòa... (2001), Giáo dục, giúp đỡ người tùtha tái hòa nhập cộng đồng ở Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 45. Đặng Quang Phương (1996), Cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao hiệu quảcủa các biện pháp tư pháp và các hình phạt không phải là tù và tử hình , Đềtài khoa học, Hà Nội. 46. Đinh Văn Quế (2000), Tìm hiểu về hình phạt và quyết định hình phạt trongluật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 47. Quốc hội (1985), Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985. 48. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 49. Quốc hội (2006), Luật Cư trú, Hà Nội. 50. Quốc hội (2009), Bộ Luật Hình sự năm 1999 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 51. Quốc hội (2010), Luật Thi hành án hình sự, Hà Nội. 52. Quốc hội (2013), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 53. Quốc hội (2015), Bộ Luật Hình sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 54. Trần Quang Tiệp (2002), Một số vấn đề về thi hành án hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 55. Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang (2017), Báo cáo số liệu thống kê xét xử giaiđoạn 2012 đến năm 2017, Bắc Giang. 71 56. Tòa án nhân dân tối cao (2001), Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày04/8/2001 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội 57. Tòa án nhân dân tối cao (2007), Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự 1999 về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, Hà Nội. 58. Trường Đại học luật Hà Nội (2015), Tạp chí Luật học. 59. Hoàng Việt Trung (2016), Thi hành các hình phạt không tước tự do trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 60. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - tập 1, Nxb Công an nhân dân. 61. Trường Đại học Luật TP.HCM (2012), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần Chung, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam. 62. Đào Trí Úc (2000), Luật hình sự Việt Nam, quyển 1, Những vấn đề chung. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 63. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang (2017), Báo cáo công tác kiểm sátviệc chấp hành pháp luật giai đoạn 2012 đến năm 2017, Bắc Giang. 64. Diệp Thế Dinh (2010), “Về thời điểm bắt đầu tính thời gian cải tạo không giam giữ, những vướng mắc và đề xuất”, Tạp chí Tòa án nhân dân. 65. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (1995), Hình phạt trong luật hình sựViệt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 66. Võ Khánh Vinh (2008), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 67. Võ Khánh Vinh, Nguyễn Mạnh Kháng (2006), Pháp luật thi hành án hình sựViệt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 68. Võ Khánh Vinh (2010), Quyền con người, tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học (Tập 2), NXB Khoa học xã hội, HàNội. 69. Tổng quan về Bắc Giang < giang/>, xem 30/8/2018. 72

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thi_hanh_cac_hinh_phat_khong_tuoc_tu_do_theo_phap_l.pdf
Tài liệu liên quan