Luận văn Thạc sĩ: Quan hệ kinh tế – thương mại giũa Mông Cổ và Việt Nam thực trạng và triển vọng

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đaị học ngoại thương Bayasgalanbat gantuya Quan hệ kinh tế – thương mại giũa Mông Cổ và Việt Nam: thực trạng và triển vọng Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60.31.07 Luận văn thạc sĩ kinh tế Người hướng dẫn khoa học: Pgs.ts. nguyễn phúc khanh Hà Nội - 2006 Mục lục Lời Căm ơn Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Lời Mở đầu Chương 1: Tổng quan về hoạt động hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư của nước Mông Cổ 1.1

doc153 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Quan hệ kinh tế – thương mại giũa Mông Cổ và Việt Nam thực trạng và triển vọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của Mông Cổ trong giai đoạn từ năm 1986-1990 1.2 Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của Mông Cổ trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay 1.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1990-1996 1.2.1.1 Tỷ lệ lạm phát 1.2.1.2 Tỷ giá hối đoái 1.2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 1996 đến nay 1.2.3 Cơ cấu kinh tế Mông Cổ 1.2.3.1 Xét theo tỷ trọng trong GDP nền kinh tế Mông Cổ 1.2.3.2 Xét theo tình hình tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của các ngành nền kinh tế Mông Cổ 1.2.4 Định hướng phát triển nền kinh tế Mông Cổ 1.3 Tình hình thu hút và sử dụng Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Mông Cổ 1.3.1 Vai trò của đầu tư nước ngoài trong việc phát triển kinh tế đất nước Mông Cổ 1.3.2 Tình hình dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI lưu chuyển toàn thế giới trong những năm gần đây 1.3.3 Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Mông Cổ từ năm 1990 đến nay 1.3.3.1 Nhà nước Mông Cổ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào cấc khu vực nền kinh tế Mông Cổ 1.3.3.2 Những ưu tiên và trở ngại trong việc thu hút vốn đầu tư vào Mông Cổ hiện nay a. Những ưu tiên chính trong việc thu hút vốn đầu tư vào Mông Cổ B. Những trở ngại chính trong việc thu hút vốn đầu tư vào . Mông Cổ 1.3.4 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Mông Cổ 1.3.4.1 Khái quát tình hình hoạt động đầu tư nước ngoài theo cơ cấu của Mông Cổ 1.3.4.2 Xét theo cơ cấu FDI của nước ngoài vào Mông Cổ từ năm 2000 đến cuối năm 2004 và tính theo tỷ trọng vốn đầu tư FDI đăng ký tại Mông Cổ 1.3.5 Phân bổ FDI theo lãnh thổ ở Mông Cổ 1.3.6 Nguồn và nơi đến của vốn FDI ở Mông Cổ 1.3.7 Khu vực tự do Mông Cổ 1.4 Tình hình hoạt động ngoại thương của Mông Cổ trong những năm gần đây 1.4.1 Nước Mông Cổ tích cực tham gia vào các hoạt động thương mại song phương, khu vực và đa phương 1.4.2 Tình hình hoạt động ngoại thương Mông Cổ trong những năm đầu thập niên 90 1.4.3 Tình hình hoạt động ngoại thương Mông Cổ, sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) 1.4.3.1 Những cải cách trong chính sách đối ngoại của Mông Cổ kể từ khi thực hiện đổi mới kinh tế 1.4.3.2 Những điều chỉnh về thuế quan 1.4.4 Tình hình ngoại thương Mông Cổ trong những năm gần đây Chương 2: Thực trạng quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Mông Cổ và Việt Nam 2.1. Đặc trưng của quan hệ Mông Cổ – Việt nam trong những năm từ 1990 đến 2001 2.1.1 Những tiền đề trong tiến trình lịch sử dẫn đến thiết lập và phát triển quan hệ truyền thống và hữu nghị của hai nước Mông Cổ -Việt Nam 2.1.1.1 Vai trò và ý nghĩa vị trí địa lý của hai nước Mông Cổ - Việt Nam a. Vị trí địa lý của đất nước Mông Cổ b. Vị trí địa lý của đất nước Việt Nam 2.1.1.2 Những tiền đề lịch sử dẫn đến thành lập và phát triển mối quan hệ truyền thống và hữu nghị hai nước Mông Cổ - Việt Nam a. Vài nét về lịch sử cổ đại của quan hệ truyền thống hai nước Mông Cổ và Việt Nam b. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển quan hệ ngoai giao hai nước Mông Cổ và Việt Nam 2.1.1.3 Các giai đọan phát triển của quan hệ Mông Cổ – Việt Nam a. Giai đoạn thứ nhất: từ năm 1954 đến năm 1984 b. Giai đoạn từ cuối thập kỷ 80 đến đầu thập kỷ 90 (1985-1991) c. Giai đoạn từ 1994 đên nay 2.1.1.4 Sự cần thiết phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nuớc Mông Cổ và Việt Nam a. Về phía Mông Cổ b. Về phía Việt Nam 2.2 Đặc điểm quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư song phương 2.2.1 Về hợp tác trong lĩnh vực thương mại 2.2.1.1 Giai đoạn 1991-1998 2.2.1.2 Giai đoạn từ năm 1998 trở lại đây 2.2.2 Các khoá họp của Uỷ ban liên Chính phủ hai nước Mông Cổ và Việt Nam về hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ thuật 2.2.2.1 Phiên họp lần thứ VIII của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học - kỹ thuật 2.2.2.2 Phiên họp lần thứ IX của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học - kỹ thuật 2.2.2.3 Phiên họp lần thứ X của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học - kỹ thuật 2.2.2.4 Phiên họp lần thứ XI của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học - kỹ thuật 2.2.3 Về hợp tác trong lĩnh vực đầu tư 2.2.4 Phân bố địa lý của các dự án 2.3 Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế thương mại giữa hai nước 2.3.1 Những khó khăn, hạn chế 2.3.2 Những thuận lợi Chương 3: Triển vọng và giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại và đầu tư giữa Mông Cổ và Việt Nam Định hướng phát triển quan hệ kinh tế, thương mại Mông Cổ – Việt Nam Triển vọng quan hệ kinh tế, thương mại Mông Cổ – Việt Nam trong thời gian tới 3.2.1 Triển vọng trong quan hệ thương mại song phương 3.2.2 Triển vọng trong quan hệ đầu tư 3.3 Một số giải pháp đẩy mạnh quan hệ thương mại Mông Cổ – Việt Nam 3.3.1 Cần tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nhà nước 3.3.2 Các biện pháp mà Chính phủ hai nước Mông Cổ và Việt Nam cần áp dụng nhằm đẩy mạnh xuất nhập khẩu 3.3.2.1 Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp hai nước xúc tiến thương mại từ phía Chính phủ 3.3.2.2 Những giải pháp từ phía doanh nghiệp hai nước Mông Cổ và Việt Nam trong việc tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thương mại của các doanh nghiệp 3.3.3 Cải thiện các phương thức thanh toán giữa doanh nghiệp hai nước và vận chuyển hàng hóa giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam 3.3.3.1 Đề xuất liên quan tới vấn đề thanh toán xuất nhập khẩu a Tăng cường sự hiện diện của các Ngân hàng thương maị hai nước để hỗ trợ khâu thanh toán xuất khẩu cho các doanh nghiệp hai nước b Có thể áp dụng các phướng thức thanh toán trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp hai nước như thanh toán trả chậm có nhiều hình thức c. áp dụng phướng thức thanh toán mở tín dụng thư (L/C) trực tiếp giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hai nước. 3.3.3.2 Đề xuất liên quan tới vận chuyển hàng hóa giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam 3.3.4 Tạo thuận lợi cho việc tăng cường quan hệ thương mại, đẩy nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu với Việt Nam 3.3.4.1 Cần tăng cường hờn nữa, nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh để phát huy hết tiềm năng của hai nước 3.3.4.2 Chính phủ Mông Cổ cần có chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất nhập khẩu hàng hoá và đầu tư sang thị trường Mông Cổ 3.3.4.3 Cần nghiên cứu mô hình, chính sách ưu đãi trong Khu TMTD thích hợp cho Mông Cổ của các nước. Kinh nghiệm của Việt Nam trong việc sử dụng và phát triển các loại hình khu kinh tế là những bài học kinh nghiệm quý báu và sẽ góp phần đẩy mạnh trong việc sử dụng và phát triển Khu TMTD tại Mông Cổ Kết luận Phu lục I PL I.1 Quan hệ kinh tế thương mại Mông Cổ với hai nước láng giềng LB Nga và Trung Quốc 1.1 Một vài nét về quan hệ thương mại Mông Cổ – Liên Xô chuyển sang quan hệ thương mại Mông Cổ – Liên Bang Nga 1.2 Một vài nét về quan hệ thương mại song phương Mông Cổ – Trung Quốc PL I.2 Quan hệ kinh tế thương mại Mông Cổ và một số nước khu vực Đông Nam á 2.1 Vị trí quan trọng của Việt Nam trong Chinh sách đối ngoại của Mông Cổ với tư cách là đối tác hàng đầu Đông Nam á 2.1.1 Mông Cổ và APEC 2.1.2 Vị trí của Mông Cổ đối với quá trình hoạt động ASEAN+3 2.2 Quan hệ kinh tế thương mại Mông Cổ và một số nước trong khu vực Đông Nam á 2.2.1 Quan hệ kinh tế thương mại hai nước Mông Cổ và Singapure 2.2.2 Quan hệ kinh tế thương mại hai nước Mông Cổ và Thái Lan 2.2.3 Quan hệ kinh tế thương mại hai nước Mông Cổ và Malaixia Phụ Lục II Danh mục chữ viết tắt ACFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc ADB Ngân hàng phát triển châu á AFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN ASEM Hội nghị thượng đỉnh á - Âu ARF Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN Hiệp hôi các nước Đông Nam á APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương FDI Đầu tư trực tiếp của nước ngoài GDP Tổng sản phẩm nội địa GATT Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch HS Hệ thống thuế quan điều hoà IAP Chương trình tự do hoá và lợi nhuận hoá thương mại và đầu tư tự nguyện của APEC IFFC Trung tâm giao nhận vận tải quốc tế IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế KKTTD Khu Kinh tế tự do KTMTD Khu Thương mại tư do MIGA Phòng bảo hiểm đầu tư đa phương MIB Ngân hàng Đầu tư Quốc tế MBES Ngân hàng hợp tác kinh tế quốc tế OECD Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế OSZD Hiệp định của Tổ chức hợp tác đường sắt SEV Hội đồng tương trợ kinh tế quốc tế xã hội chủ nghĩa SMGS Hiệp định liên vận hàng hóa đường sắt quốc tế PERC Tổ chức tư vấn rủi ro kinh tế chính trị Uỷ ban LCP Uỷ ban Liên Chính phủ WTO Tổ chức Thương mại Thế giới WB Ngân hàng thế giới Danh mục các bảng biểu Chương I Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu vĩ mô kinh tế Mông Cổ qua các năm 1980-2003 Bảng 1.2: Tỷ lệ lạm phát, % (1990-2005) Bảng 1.3: Chỉ số giá trị một số sản phẩm công nghiệp khai thác tại Mông Cổ so với công nghiệp khai thác trên thế giới (năm 2002) Bảng 1.4: Tổng trị giá sản xuất khai thác một số khoáng sản tài nguyên chủ lực, 1997-2002 Bảng 1.5: Trữ lượng khoáng sản tài nguyên thiên nhiên Bảng 1.6: Một số chỉ tiêu vĩ mô kinh tế Mông Cổ qua các năm 1990-1998 Bảng 1.7: Một số chỉ tiêu vĩ mô kinh tế Mông Cổ qua các năm 1999-2005 Bảng 1.8: Tổng vốn đầu tư Mông Cổ, theo cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng GDP, 1990-2004 Bảng 1.9: Cơ cấu theo ngành của FDI tính đến cuối năm 2003 Bảng 1.10 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Mông Cổ, phần theo ngành (1990-2004) Bảng 1.11: Vốn đầu tư theo nước đầu tư tính đến cuối năm 2003 Băng 1.12: Kim ngạch xuất nhập khẩu Mông Cổ, theo nước (1990-2005) Bảng 1.13: Chỉ số phát triển tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu nước Mông Cổ, 1990-2005 Bảng 1.14: Kim ngạch xuất khẩu (theo nước) Bảng 1.15: Kim ngạch nhập khẩu (theo nước) Hình 1.1: Tăng trưởng thực tế qua các năm, % (1990-2001) Hình 1.2: Tăng trưởng thực tế qua các năm 1984-2005 Hình 1.3: Tỷ lệ lạm phát hàng tháng, 1990-2001 Hình 1.4: Tỷ lệ lạm phát, 1999-2005 Hình 1.5: Lưu thông tỷ giá danh nghĩa và thực tế đồng tiền Tugrug Hình 1.6: Tỷ giá hối đoái, 2000-2005 Hình 1.7: GDP bình quân đầu người bình quân năm qua các năm 1990-2005 Hình 1.8: Giá trị sản xuất khu vực công nghiệp (so với năm 1990) Hình 1.9: Định hướng phát triển nền kinh tế Mông Cổ Hình 1.10: Định hướng phát triển các ngành kinh tế Hình 1.11: Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Mông Cổ, 1990-2003 Hình 1.12: Số lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, 1992-2004 Biểu đồ 1.1: Cơ cấu theo ngành của FDI tính đến cuối năm 2003 Biểu đồ 1.2: Vốn đầu tư theo nước đầu tư tính đến cuối năm 2003 Chương II Bảng 2.1: Các hiệp định hợp tác đã ký giữa Chính phủ hai nước Mông Cổ và Việt Nam Bảng 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam Bảng 2.3: Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu Mông Cổ và Việt Nam I Bảng 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam Bảng 2.5: Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu Mông Cổ và Việt Nam II Bảng 2.6: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mông Cổ theo mặt hàng Bảng 2.7: Tình hình xuất khẩu giữa Việt Nam – Mông Cổ theo mặt hàng (2003-2005) Bảng 2.8: Vốn đàu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam vào Mông Cổ Bảng 2.9: Tổng số dự án có vốn đầu tư Việt Nam tại Mông Cổ, theo ngành Bảng 2.10: Thống kê xuất khẩu Việt Nam với Mông Cổ Chương II Bảng 3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Mông Cổ và các nước khu vực Đông Nam á Phụ Lục I Băng PL 1.1 Thương mại Mông Cổ – Trung Quốc 1991-2003 Bảng PL 2.1 Các hiệp định hợp tác đã ký giữa Chính phủ hai nước Mông Cổ và Singapore Bảng PL 2.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Mông Cổ và Singapore Bảng PL 2.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Mông Cổ và Thái Lan Bảng PL 2.4 Các hiệp định hợp tác đã ký giữa Chính phủ hai nước Mông Cổ và Malaixia Bảng PL 2.5 Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Mông Cổ và Malaixia Bảng PL 2.6 Kim ngạch nhập khẩu Mông Cổ từ các nước Đông Nam á Bảng PL 2.7 Kim ngạch xuất khẩu Mông Cổ vào các nước Đông Nam á Lời Cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn sự khích lệ, hướng dẫn khoa học hết sức tận tình và hiệu quả của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phúc Khanh. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại hoạc Ngoại thương, đặc biệt là sự hỗ trợ tích cực của Khoa Sau đại học, các cán bộ Đại Sứ Quán Mông Cổ tại CNXHCH Việt Nam và các cán bộ Đại Sứ Quán Việt Nam tại Mông Cổ, các Anh, Chị ở Vụ Châu á - Thâi Bình Dương của Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao Việt Nam, Phòng Quan hệ Ngân Hàng Đại lý của Ngân Hàng Ngoại thương Việt Nam, Vụ Hợp tác Quốc tế của Bộ Nông nghiệp và Phát trỉên Nông thôn, Hội Hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ (Liên Hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam), các lãnh đạo và cán bộ Trung Tâm lưư học sinh Nước ngoài và gia đình đã luôn ủng hộ, giúp tôi trong việc sưu tầm tài liệu và các phương tiện kỹ thuật để tôi hoàn thành bản luận văn thạc sỹ kinh tế này. Đây là đề tài giải quyết một vấn đề hết sức mới. Nguồn tài liệu rất hạn hẹp. Vì vậy, Luận văn Thạc sỹ này chắc hẳn sẽ còn một điểm chưa hoàn thiện. Tôi xin tiếp thu và xin cảm ơn mọi ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô, bạn bề cũng như của mọi độc giả. mở đầu Tinh cấp thiết của đề tài Trong tiến trình lịch sử lâu dài phát triển nền kinh tế - thương mại hai nước Mông Cổ - Việt Nam, chúng tôi đặc biệt chú trọng giai đoạn từ 1990 đến nay. Có thể nhấn mạnh rằng, đặc biệt trong 15 năm gần đây từ 1990-2005, quan hệ Mông Cổ – Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế – thương mại, khoa học – kỹ thuật, giáo dục, du lịch, nghệ thuật đều đã được khôi phục, phát triển nhanh chóng và sâu rộng, đem lại nhiều kết qủa thiết thực cho cả hai bên. Cho đến nay, hai nước đã ký hơn 20 hiệp định song phương và thoả thuận cấp Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nươc. Có thể nói, lĩnh vực thương mại và đầu tư là hai lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất và cũng có sức sống nhất trong quan hệ kinh tế Mông Cổ – Việt Nam. Tuy nhiên, trong lĩnh vực thương mại bức tranh không phải tòan mầu hồng, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều hiện ở mức rất thấp, chưa đầy 2 triệu USD trong những năm gần đây, chưa tương xứng với tiềm năng và thấp hơn nhièu so với kim ngạch 16 triệu USD cách đây 10 năm. Làm thế nào để phấn đấu đưa kim ngạch buôn bán hai chiều lên 10 triệu USD một năm vào năm 2010? Làm thế nào để bên cạnh thương mại, phát triển quan hệ đầu tư cũng ngày càng trở nên quan trọng trong quan hệ kinh tế song phương? Trong tiến trình phát triển quan hệ thương mại, đầu tư, các ngành hữu quan hai nước khẳng định ý chí và quyết tâm thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển một cách có hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho hai nước và nhân dân hai nước; tạo thuận lợi cho nhau, mạnh dạn đầu tư liên doanh sản xuất phù hợp với điều kiện kinh tế hai bên, bằng cán bộ kỹ thuật cao, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, mặt bằng của Mông Cổ và nguồn nhân công dồi dào, cán bộ kỹ thuật cao, máy móc, thiết bị của Việt Nam, để cung cấp cho thị trường hai nước và xúât khẩu sang các thị trường của nước thứ ba; tìm kiếm các phương thức, các kênh thích hợp, từng bước xúc tiến thương mại, nhằm nâng kim ngạch lên 10 triệu USD vào năm 2010. Ngoài ra, phải đa dạng hoá, tự do hoá các hình thức và chủ thể hợp tác đầu tư cũng như khuyến khích và bảo hộ song phương hoạt động hợp tác đầu tư; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển sự hợp tác Mông Cổ – Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế khác như tài chính-ngân hàng, giao thông vận tải. Việt Nam đang cố gắng đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong thời gian sớm nhất, đưa nền kinh tế hội nhập mạnh mẽ hơn nữa vào kinh tế toàn cầu, vừa tạo điều kiện, vừa thúc đẩy Việt Nam mở cửa rộng hơn cho đầu tư, thương mại hàng hoá và dịch vụ với bên ngoài và cũng sẽ thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường thế giới. Như vậy, một biểu hiện nữa của sự hợp tác kinh tế giữa hai nước chính là việc Mông Cổ hỗ trợ Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế thông qua việc tích cực ủng hộ Việt Nam tham gia WTO và các thể chế kinh tế tài chính quốc tế khác, trong khi Việt Nam ủng hộ Mông Cổ gia nhập APEC, ASEM. Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ mở ra thêm một kênh mới cho quan hệ Mông Cổ – Việt Nam, sẽ là một tác động mạnh mẽ lên quan hệ Mông Cổ và Việt Nam thời kỳ này. Qua việc Việt Nam gia nhập WTO, cần thiết phải xem xét và bổ sung lại những cơ sở pháp lý trong quan hệ hợp tác giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam. Tuy có những thuận lợi cơ bản và có triển vọng to lớn, nhưng cũng còn không ít vấn đề nan giải đang đặt ra trong việc phát triển quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư Mông Cổ – Việt Nam. Quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước đáng tiếc là chưa tuơng xứng với quá khứ, tiềm năng và vị thế đối tác chiến lược như hai bên mong muốn. Phải nhận thức hạn chế và yếu kém như thế nào và đề ra những giải pháp tháo gỡ gì để thúc đẩy sự phát triển năng động, mạnh mẽ quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Mông Cổ và Việt Nam trong thế kỷ XXI? Trước yêu cầu cấp bách của thực tiễn phát triển và quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như nhu cầu khôi phục quan hệ thương mại và đặc biệt đối với thị trường có nhiều tiềm năng như thị trường Việt Nam, việc nghiên cứu thị trường Việt Nam và quan hệ thương mại Mông Cổ – Việt Nam giúp cho việc hoạch định chính sách thương mại Mông Cổ – Việt Nam là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, tác giả đã chọn vấn đề “Quan hệ kinh tế – thương mại giữa Mông Cổ và Việt Nam: thực trạng và triển vọng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ – Chuyên ngành Kinh tế thế giới và quan hệ thương mại quốc tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa Mông Cổ và Việt Nam trong những năm gần đây. - Đánh giá thực trạng mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa Mông Cổ và Việt Nam và tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế. - Dự đoán triển vọng mối quan hệ song phương và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển mối quan hệ kinh tế - thương mại trong những năm sắp tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ những vấn đề bức xúc về quan hệ thương mại và đầu tư Mông Cổ – Việt Nam. Giới thiệu tiến trình phát triển kinh tế – thương mại và đầu tư giữa Mông Cổ và Việt Nam. Khai thác triệt để những tiềm năng sẵn có, đẩy mạnh việc trao đổi hàng hoá, tìm kiếm khả năng hợp tác liên doanh nhằm đưa quan hệ kinh tế, thương mại lên ngang tầm với quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước. Cung cấp những thông tin cập nhật nhất về thực trạng hoạt động kinh tế – thương mại và đầu tư của hai nước. Đề xuất các giải pháp cụ thể để tăng cường tìm kiếm các cơ hội hợp tác, khai thác hiệu quả những thế mạnh của hai bên về những mặt hàng truyền thống, hợp tác liên doanh trên các lĩnh vực cùng có lợi như chế biến nông sản, trao đổi hàng hoá, hợp tác xây dựng, dịch vụ, khai khoáng…khi giữa Mông Cổ và Việt Nam đang có những tiến triển về kinh tế thương mại và đầu tư. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tiến trình cải thiện và xu hướng phát triển nền quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại giữa hai nước trong những năm từ 1990-2005. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn chỉ ở nghiên cứu tình hình sự hợp tác quan hệ kinh tế – thương mại giữa hai nước, những thành tựu đã đạt được cũng như những tồn tại mà hai nước cần cùng nhau giải quyết, cùng nhau rút ra những bài học nhằm góp phần xây dựng mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước phát triển ổn định và lâu dài trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và tôn trọng những nguyên tắc và thực tiễn thương mại quốc tế trong quá trình đổi mới kinh tế của Mông Cổ - Việt Nam đã diễn ra trong 15 năm từ 1990 đến năm 2005. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài dựa trên phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa Mác- Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; các quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế, về phát triển kinh tế trong đó có phát triển chính sách ngoại thương giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam cũng được đặc biệt khi lưu ý khi nghiên cứu đề tài này. Ngoài ra, đề tài còn áp dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp tư duy logíc và suy luận. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về hoạt động hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư của nước Mông Cổ Chương 2: Thực trạng quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Mông Cổ và Việt Nam Chương 3: Triển vọng và giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại và đầu tư giữa Mông Cổ và Việt Nam. Chương I Tổng quan về hoạt động hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư của nước Mông Cổ 1.1 Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của Mông Cổ trong giai đoạn từ năm 1986-1990 Từ đầu những năm 1990 hầu hết các nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã thực hiện những cải cách kinh tế dựa theo thị trường. Khác với các nền kinh tế Đông Âu cũng đã có đi bước quá độ giống nhau, nền kinh tế Mông Cổ phần lớn là nông nghiệp chăn nuôi với khu vực quốc doanh còn nhỏ – một điều kiện ban đầu hết sức thuận lợi để quá độ được mau lẹ. Thực tế này xuất phát từ tỷ trọng thấp của công nghiệp trong nền kinh tế và từ vai trò chủ đạo của khu vực nông nghiệp và dịch vụ. Thực ra, ở Mông Cổ không có công nghiệp nặng. Cho tới tận trước khi có các cuộc cải cách năm 1990, ngót một nửa công ăn việc làm trong ngành chế tạo được tập trung trong hai phần sử dụng nhiều lao động là dệt và chế biến thực phẩm. Theo só liệu thống kê chính thức, những năm 1980 nền kinh tế Mông Cổ phát triển rất nhanh, GDP bình quân năm tăng 6.2% (xem bảng 1.1). Những năm 1986 tốc độ tăng trưởng đạt 9.4% [17.Tr.9]. Từ 1990, Mông Cổ thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, đa phương và không kiên kết. Vào năm 1990, nhân dân Mông Cổ từ bỏ hệ thống kế hoạch hoá tập trung và mệnh lệnh quan liêu đơn thuần theo kiểu Liên Xô và đã chọn đi theo con đường dân chủ, đổi mới bằng cách thực hiện cải tổ chính trị bằng con đường của mình và thực hiện các biện pháp mang tính chất đường lối theo hướng thiết lập nền kinh tế thị trường. Quá trình chuyển biến từ nền kinh tế kế hoạch truyền thống sang nền kinh tế thị trường do khu vực tư nhân chiếm ưu thế đã tạo ra những cơ hội mới cho quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước Mông Cổ theo hướng thiết lập nền kinh tế thị trường là tất yếu. Năm 1991, Chính phủ Mông Cổ đã ban hành Luật tư nhân hoá để thực hiện tư nhân hoá các tài sản nhà nước theo nhiều giai đoạn, trừ việc tư nhân hoá nhà cửa. Tiếp đó, Mông Cổ ban hành Luật Công ty và Thành viên, theo đó các công ty nhà nước và tư nhân đều có quyền tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Mông Cổ cam kết sẽ đệ trình bản thông báo theo Điều XVII của GATT 1994 vào thời điểm gia nhập, khẳng định mọi luật lệ và qui định liên quan đến hoạt động thương mại của các xí nghiệp quốc doanh sé hoàn toàn phù hợp với các qui định của WTO [26]. Chính phủ nước Mông Cổ đã thực hiện chính sách tư nhân hoá tài sản các hợp tác xã, quốc doanh Nhà nước (2000 cơ sở sản xuất lớn chuyển sang vào tư nhân hoá, 92% ngành chăn nuôi đã được tư nhân hoá (theo thông tin năm 1999) [12.Tr.5]: kết quả là số gia súc đã tăng lên từ 25.5 triệu năm 1991 đến 30.3 triệu năm 2000) , từng bước thả nổi giá cả hàng hoá, tự do hoá thương mại, thực hiện chính sách mở cửa thị trường với thế giới bên ngoài [21.Tr.102-103]. Mặc dù cuộc cải cách của Mông Cổ trong thời kỳ 1986-1991 đã gây được ấn tượng rất tốt, nhưng chính phủ Mông Cổ thời ký đó đã không thành công trong việc ổn định tuyệt đối nền kinh tế. Trong giữa những năm 90, do quá trình tư nhân hóa các xí nghiệp quốc doanh nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ, tránh với nguyên tắc thị trường, kết quả là bị suy yếu của toàn bộ nền kinh tế, đa số xí nghiệp quốc doanh đóng cửa, năng suất nền kinh tế bị giảm xuống nhiều. Do chính phủ Mông Cổ đã thực hiện tư nhân hoá các xí nghiệp quốc doanh bằng một cách chia thành những xí nghiệp doanh nghịêp có quy mô quá nhỏ thậm chí do trình độ công suất kỹ thuật công nghệ bị suy giảm, các sản phẩm Mông Cổ không thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới về chất lượng. Trong thời gian này, nhiều ngân hàng thương mại bị phá sản, thất nghiệp tăng nhanh đạt khoảng 200 nghìn người. Bắt đầu từ giữa thập kỷ 90 nhịp độ phát triển kinh tế dần dần tăng lên là do nước Mông Cổ trong việc theo đuổi quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới thông qua việc tham gia từng bước vào hiệp định thương mại song phương khu vực và đa phương một cách tích cực có hiệu quả. Để thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc tế thì việc tìm kiếm và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài và tăng cường hoạt động xuất khẩu hàng hoá để thu ngoại tệ là rất quan trọng. Tóm lại, giống như với các nước thực hiện chuyển đổi nền kinh tế, những khó khăn trong những năm cải cách thị trường ở thập niên 90, tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng cả về mặt chính trị và về mặt kinh tế xã hội đã đưa sự phát triển kinh tế Mông Cổ về khoảng cách tụt hậu khoảng 10 năm. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1990-1993 luôn là con số âm, sản xuất suy giảm cùng với lạm phát cao đã làm sức mua của dân cư giảm, làm tiền lương thực tế và thu nhập bình quân đầu người giảm đáng kể, môi trường kinh doanh không ổn định, và nền kinh tế vẫn còn phải đối phó với hàng loạt vấn đề nghiêm trọng trong thời gian trước mặt đó: sản xuất công nghiệp và nông nghiệp giảm nghiêm trọng, nợ nước ngoài cao, dự trữ ngoại tệ và vàng không đủ để nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu… Tình trạng khan hiếm ngoại tệ đã giảm sút nguồn lực cung cấp xăng dầu mà tác động tiêu cực đến lĩnh vực công nghiệp nhiệt điện và vận tải. Năm 1990 Mông Cổ là một trường hợp điển hình về một nước đang phát triển không ổn định kinh tế vĩ mô. Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu vĩ mô kinh tế Mông Cổ qua các năm 1980-2003 Năm 1980 1990 1997 1998 2000 2001 2002 2003 GDP thực tế, tỷ tugrug, T 8,7 13,52 83,26 81,75 1018,9 1115,6 1240,8 1461,2 GDP, triệu USD - - 1049,0 968,5 946,6 1016,4 1117,5 1274,5 GDP bình quân đầu người, nghìn T - 5,1 362,5 351,1 426.2 460.1 504.6 586.89 Tỷ lệ tăng trưỏng GDP,% 6,2 -2,5 4,0 3,5 1,06 1,05 4,0 5,57 Lạm phát, % - - 20,5 6,0 8,1 8,0 1,6 5,0 Xuất khẩu, triệu USD 403 444,8 568,5 462,3 535,8 523,2 523,9 615,8 Nhập khẩu, triệu USD 548 1023,6 538,3 582,4 675,9 693,2 752,8 801,1 Cán cân thương mại, triệu USD -145 -578,8 30,2 -120,1 -140,2 -169,9 -228,9 -185,2 Tỷ giá hối đoái (cuối năm) 1 đô la Mỹ=Tugrug 3,00 5,31 813,2 902,0 1097,0 1102,0 1125,0 1168,0 Dân số (nghìn người) 1,60 2,12 2311,3 2344,5 2390,5 2425,0 2459,0 2490,9 Nguồn: Tổng Cục Thống kê Mông Cổ 1.2 Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của Mông Cổ trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay 1.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1990-1996 Sau cuộc suy giảm kinh tế năm 1990, tốc độ tăng trưởng kinh tế bị suy yếu mạnh xuống đến -9,2% năm 1991, đến -9,5% năm 1992, chỉ đến giữa những năm 1990 tăng trưởng tăng một cách khiêm tốn vào năm 1994 đạt 2,3%, (GDP bình quân năm tăng 0,3%), tăng vọt trong năm 1995 (6,3%) là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm qua (xem bảng 1.1; hình 1.1). Tuy nhien, đối với nước đã sang cơ chế thị trường và đang phát triển thì chỉ số như vậy là thấp . Hình 1.1: Tăng trưởng thực tế qua các năm, % (1990-2001) Nguồn: [45.Tr.4]Hình1.2: Tăng trưởng thực tế qua các năm, 1984-2005 (%) Nguồn: Tổng Cục Thống kê (2005) 1.2.1.1 Tỷ lệ lạm phát Đứng trước một cuộc khủng hoảng kinh tế vĩ mô ngày càng tăng, đầu năm 1990 Chính phủ Mông Cổ đã quyết định tiến hành một chương trình ổn định hóa triệt để. Những biện pháp ổn định hóa chính thống bao gồm việc Chính phủ phải in thêm tiền để hỗ trợ sản xuất, làm giá cả hàng hoá tăng vọt. Tuy nhiên, đến năm 1995, nỗ lực ổn định hoá đã tỏ ra không thành. Mức tăng giá gần đạt tới mức siêu lạm phát . Tỷ lệ lạm phát tiếp tục gia tăng trong suốt những năm 90, chỉ đến những năm cuối thập niên 90 siêu lạm phát được kiểm chế và đẩy lùi (năm 1992 lạm phát là 325,5%, thì năm 1995 là 53,1%, 1998 là 6,0%, năm 2005 là 9,5%) (xem bảng 1.2). Lạm phát cao đã ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương, phá vỡ các mặt của đời sống kinh tế, làm giảm thu nhập thực tế của dân cư, làm môi trường kinh doanh không ổn định, mang tính rủi ro cao và gây áp lực làm giảm kim ngạch ngoại thương. Bảng 1.2: Tỷ lệ lạm phát, % (1990-2005) Năm Tỷ lệ lạm phát, % 1990 * 1991 52,7 1992 325,5 1993 183,0 1994 66,3 1995 53,1 1996 44,6 1997 20,5 1998 6,0 1999 10,0 2000 8,1 2001 8,0 2002 1,6 2003 4,7 2004 11,0 2005 9,5 Nguồn: Tổng Cục Thống kê Mông Cổ Hình 1.3: Tỷ lệ lạm phát hàng tháng, % (1990-2001) Nguồn: [45.Tr.6] Hình 1.4: Tỷ lệ lạm phát, % (1999-2005) Nguồn: Tổng Cục Thống kê Mông Cổ 1.2.1.2 Tỷ giá hối đoái Mông Cổ đã làm nên những đổi thay đáng kể trong một môi trường cực kỳ khó khăn. Với việc Liên Xô công bố giảm dần viện trợ bắt đầu từ năm 1989, chính phủ Mông Cổ đã phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng thậm chí còn lớn hơn. Việc giảm dần viện trợ của Liên Xô có nghĩa là nền kinh tế này sẽ phải xuất khẩu nhiều hơn để lấy tiền nhập khẩu những loại đầu vào thiết yếu. Phương án duy nhất là phải tìm ra những nguồn tài trợ mới từ bên ngoài. Để xử lý cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng về cán cân thanh toán này, chính phủ đã thống nhất và phá giá tỷ giá hối đoái với khu vực có đồng tiền chuyển đổi tự do hồi đầu năm 1990, và cũng tự do hoá ngoại thương. Việc đồng Tugrug phá giá gây ra tình trạng mất ổn định trong nền kinh tế, thị trường tài chính, ngân hàng chao đảo, vốn đầu tư chạy khỏi Mông Cổ, nhiều công ty phá sản, nhập khẩu giảm, môi trường kinh doanh biến động và nhiều rủi ro. Tuy nhiên việc đồng Tugrug xuống giá cũng có mặt tích cực. Việc phá giá này thực sự là một hành động dũng cảm khi nhà chức trách thay đổi tỷ giá hối đoái chính thức để kịp theo mức tỷ giá song hành trên thị trường. Nó rút ngắn được khoảng cách giữa tỷ giá ngân hàng và tỷ giá thực tế, làm cho tỷ giá T/USD gần với tỷ lệ lạm phát, khuyến khích xuất khẩu. Đây là một bước trong quá trình tiến tới mục tiêu chuyển đổi hoàn toàn đồng Tugrug._.. Trong giai đoạn từ năm 1973 đến năm 1990 những giao dịch trong khu vực đồng tiền chuyển đổi tự do với những giao dịch trong khu vực tiền không chuyển đổi được tiến hành ở mức giá cố định, gỉa tạo và tính bằng đồng tiền không có khả năng chuyển đổi (tức là “đồng rúp chuyển nhượng’’). Năm 1990 Chính phủ Mông Cổ sử dụng một chế độ tỷ giá được công nhận là có tính áp đặt 5,6 đồng tugrug chuyển nhượng ăn 1 USD Mỹ. Sau này, tỷ giá đồng tugrug giảm xuống mấy lần. Vào tháng 6 năm 1991, Chính phủ tổng hợp hai hệ thống tài khoản sử dụng một chế độ tỷ giá được công nhận là có tính áp đặt 40 đồng tugrug chuyên nhượng ăn một đô la Mỹ. Sau khi tỷ giá đồng tiền Tugrug được nới lỏng từ tháng 5 năm 1995, đồng tiền Tugrug rồi lại liên tục bị mất giá nghiêm trọng trong những năm sau này và đến tháng 7 năm 2003 Chính phủ ấn định tỷ giá ngoại tệ ở mức 1120 tugrug ăn 1 USD Mỹ [12.Tr.7] (xem bảng 1.1) Hình 1.5: Lưu thông tỷ giá danh nghĩa và thực tế đồng tiền Tugrug (chỉ số: 1995 =100) tỷ giá danh nghĩa tỷ giá thực tế Nguồn: Ngân hàng Trung Ương Mông Cổ Sau năm 1996 khi tỷ giá giảm mạnh đến giữa năm 1998 tỷ giá danh nghĩa tương đối ổn định. Bắt đầu từ năm 1995 tỷ giá hối đoái thực tế đồng tiền Tugrug liên tục tăng giá khoảng 6,8%/năm. Tình hình như vậy đã bị ảnh hưởng đến vị trí xuất khẩu nước Mông Cổ trên thị trường thế giới. Với mục đích giữ vững tỷ giá danh nghĩa tương đối ổn định đã thực hành chính sách tăng cường hoạt động về ngoại hối giữa các ngân hàng. Kết quả chính sách này là cuối năm 2001 tỷ giá đồng tiền Tugrug so với USD Mỹ giảm 0,45% so với cuối năm 2000 [11.Tr.7] (xem hình 1.5). Hình 1.6: Tỷ giá hối đoái (2000-2005) 1.2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 1996 đến nay Tình hình khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm chỉ được cải thiện vào năm 1996, sau khi Chính phủ Mông Cổ tiếp tục thực hiện một loạt chính sách tự do hoá nền kinh tế, như tự do hoá giá cả, thúc đẩy quá trình tư nhân hoá các xí nghiệp quốc doanh. Kết quả là tăng trưởng kinh tế đã đạt được số liệu gần với những năm chuyển tiếp kinh tế thập kỷ 80. Trong giai đoạn 1996-2002, GDP bình quân tăng 2,5% [11.Tr.4]. Sau tư nhân hóa tỷ lệ tăng trưởng giá trị sản xuất của khu vực nông nghiệp chăn nuôi tăng vọt. Nhưng tỷ trọng GDP không tăng nhiều như đã dự đoán, do giá cả đồng và lông dê mịn những hàng xuất khẩu chủ lực Mông Cổ trên thị trường thế giới biến động bất lợi và hạ xuống nhiều, và yếu tố này đã có ảnh hưởng mạnh đến kinh tế Mông Cổ, nền kinh tế nhỏ, phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế. Trong giai đoạn 1997-2001, do những nguyên nhân như tình trạng kinh tế thế giới và khu vực không ổn định, chương trình tư nhân hóa chậm lại, hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mông Cổ liên tục giảm sút, đặc biệt năm 2001 giảm đến 1% (xem hình 1.2)[11.Tr.5]. Trong giai đoàn 2002-2004 (theo kết quả điều tra của Tổng Cục Thống kê Mông Cổ) tình hình kinh tế phục hồi trở lại, năm 2002 GDP tăng 4,0%, năm 2003 tăng 5,6%. Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2004, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước GDP đạt 1910,9 tỷ tugrug, hay là 10,7%, so với năm 2003 tăng gấp hai lần (đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm qua) [14.Tr.17] (xem hình 1.7). Như vậy, kể từ khi thực hiện Công cuộc Đổi Mới hay còn gọi là chính sách cải tổ năm 1986, đến năm 2005, Mông Cổ đã đạt được tăng trưởng kinh tế tương đương nhanh. Nền kinh tế tư nhân chiếm trên 70%/GDP. Về quy mô, tăng trưởng (năm 2003) của đất nước Mông Cổ mới đạt 5,6%, đứng thứ 87/134 nước trên thế giới, GDP bình quân tính theo đầu người đạt khoảng 390 USD, đứng thứ 103/136 nước trên thế giới. Trong thời kỳ 1995-2002 GDP bình quân đầu người (bình quân năm) đã là 419,1 đô la Mỹ, cuối năm 2002 đạt 454,5 đô la Mỹ – nước Mông Cổ hiện trong những nước có mức thu nhập thấp. Nếu so sánh GDP bình quân đầu người năm 1998 của nước Mông Cổ với một số nước khác thì chỉ số nước Mông Cổ ít hơn Trung Quốc bằng 2 lần, Hàn Quốc khoảng 20 lần, Nhật Bản 84 lần [30.Tr.25]. GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái thực tế đã gia tăng qua các năm. GDP bình quân đầu người năm 2004 đã đạt 640,1 USD/người, tăng 25,0% so với mức năm 2003. Theo giá năm 2000, mức thực tế của GDP bình quân đầu người cuối năm 2004 đạt 496,9 nghìn tugrug, tăng 9,4% so với năm 2003. Hình 1.7: GDP bình quân đầu người bình quân năm qua các năm 1990-2005 (nghìn Tugrug) Nguồn: [30.Tr.25] 1.2.3 Cơ cấu kinh tế Mông Cổ 1.2.3.1 Xét theo tỷ trọng trong GDP nền kinh tế Mông Cổ (xem bảng 1.6): Nông nghiệp chăn nuôi: Đến năm 1996, khu vực nông nghiệp chăn nuôi đã chiếm đa số tỷ trọng của nền kinh tế Mông Cổ. Sự biến động tỷ lệ tăng giảm của ngành này hoàn toàn phụ thuộc vào những biến đổi của thiên nhiên và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế Mông Cổ. Lĩnh vực nông nghiệp của Mông Cổ bao gồm hai ngành: ngành chăn nuôi gia súc và trồng trọt. Hiện nay, tổng giá trị sản lượng nông nghiệp từ ngành chăn nuôi gia súc 70-75% và ngành trồng trọt 25-30% [27]. Đến năm 1990 đã có tổng số 354 đơn vị nông nghiệp (255 hợp tác xã, 73 nông trường, 26 xí nghiệp nhỏ giữa các hợp tác xã). Sau năm 1990 khi Chính phủ Mông Cổ thực hiện một số biện pháp như tư nhân hóa sở hữu các xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã, hiện có 1250 đơn vị nông nghiệp (hợp tác xã, công ty tư nhân), giá trị sản xuất sản phẩm nông nghiệp Mông Cổ đã được tập trung tại khoảng 200 nghìn đơn vị nông nghiệp tư nhân. Trong những 5 năm gần đây, tổng số gia súc Mông Cổ đạt 31,3 triệu, trong đó cừu 14,2 triệu, dê 10,2 triệu, bò 3,6 triệu, ngựa 2,9 triêu, lạc đà 0,4 triệu [27.Tr.151]. Từ 5 loại gia súc này theo giá trị sản phẩm nông nghiệp con cừu, bò là 2 loại gia súc chủ yếu chăn nuôi theo hướng sản xuất thịt và lông. Như vây, thịt và sản phẩm thịt chiếm 70% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Con dê, lạc đà chủ yếu tập trung vào khâu sản xuất lông, lông dê mịn. Hiện nay, Mông Cổ chủ yếu xuất khẩu những mặt hàng nông nghiệp như thịt, lông, lông dê mịn, da, sản phẩm lông và da, thảm, sản phẩm lông cừu. Mặc dù so với năng suất sản phẩm sản xuất tại châu Âu, năng suất sản phẩm gia súc tại Mông Cổ không cao nhưng đặc điểm chủ yếu của sản phẩm nông nghiệp Mông Cổ là chất lượng cao, rất sạch về trình độ sinh thái, giá thành rẻ. Ví dụ: tại Mông Cổ từ một con bò sữa cho chưa đến 1000 lít, nhưng về chất béo sữa thì bằng với chất béo của con bò sữa cho 3000-4000 lít tại châu Âu [27.Tr.151-152]. Theo số liệu của Tổng cục thống kế, trong giai đoạn 1997-2003 tỷ trọng ngành nông nghiệp chăn nuôi trong nền kinh tế Mông Cổ giảm sút do hậu quả thiên tai đã xảy ra trong những năm liên tục 2000-2002 và chiếm 37,5-20,1% [14.Tr.15]. Mặc dù tỷ lệ ngành nông nghiệp trồng cây đã có xu hướng tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn khu vực nông nghiệp chăn nuôi. Hiện nay, với mục đích nâng lên tỷ lệ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp chăn nuôi, Chính phủ Mông Cổ đang thực hiện cải cách trong ngành này theo hướng thay đổi phương pháp làm nghề chăn nuôi gia súc truyền thống phù hợp với sự phát triển kỹ thuật - công nghệ hiện đại. Công nghiệp: Từ giữa năm 70, ngành công nghiệp mới phát triển và mức giá trị sản xuất ngành công nghiệp vượt hơn giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Đầu tư nước ngoài là một nhân tố chính trong quá trình này. Đến năm 1990, công nghiệp chiếm 35,6% tổng mức GDP, nông nghiệp chăn nuôi chiếm 19,5% [25]. Trong giai đọan 1990-2000 tỷ trọng của các ngành công nghiệp đã tụt xuống đáng kể, đặc biệt ngành công nghiệp nhẹ, một trong những ngành chủ yếu và có ý nghĩa chiến lược của ngành công nghiệp nhà nước, đã đóng cửa và hoàn toàn dừng lại hoạt động. Theo tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu toàn ngành công nghiệp trong những năm gần đây (trừ năm 1998), giá trị sản phẩm của công nghiệp chế biến giảm xuống bình quân 3,9%, trong giai đoạn 1995-2000 giảm từ 12-7,5%. Nếu xét theo những ngành then chốt của ngành công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp khai thác mỏ có vị trí đầu tiên và tình hình phát triển của ngành này tương đối ổn định, nhưng vì dự trữ khoáng sản đã được phát hiện không nhiều do vậy không thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, giá trị sản phẩm công nghiệp khai thác vàng tăng lên nhiều, đã có một số nhà máy lọc đồng. Dù Luật đánh thuế giá trị gia tăng trên tiêu thụ vàng năm 1999 đã gây ra tình hình khi nhiều nhà đầu tư giảm vốn đầu tư vào ngành này và thậm chí rút vốn, nhưng đến thời nay, sau khi giảm tỷ lệ thuế suất khu vực khai thác mỏ được phát triển có tiến bộ. Theo số liệu thống kê Mông Cổ, năm 1999, giá trị sản xuất toàn khu vực công nghiệp đã suy giảm 22,3%, thấp hơn 37,2% so với mức năm 1989. Nếu so sánh tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 1999 với năm 1989, thì tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp gỉam 37,2%, trong đó công nghiệp dệt may 52,8%, công nghiệp chế biến da 99,2%, công nghiệp sản xuất quần áo 81,3%, công nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ 79,7%, công nghiệp luyện kim 9,5%. Năm 2001 đã được do Chính phủ thông báo “Năm tăng cường củng cố và phát triển công nghiệp truyền thống”, và đã thực hành chính sách tăng cường củng cố sản xuất công nghiệp. Kết quả là bắt đầu từ năm 2001 giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng lên mỗi năm. Trong những 10 năm trước năm 2000, giá trị sản xuất công nghiệp đã là -31,2%, so với năm 1999 vào năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2,4%, năm 2001 tăng 10%, 2002 tăng lên 14,2%, năm 2003 ước tính tăng khoảng 16,2%. Theo số liệu của Tổng cục thống kế, trong giai đoạn 1997-2003, do những yếu tố chủ yếu như tổng dịch vụ bán lẻ, ngành dịch vụ sửa chữa hàng tiêu dùng gia dụng tăng lên 21,0-24,6%; vận tải kho chứa, bưu điện 7,7-13,9%; dịch vụ giao dịch tài chính 1,6-3,8%, dịch vụ giáo dục 2,7-4,5% đều dẫn đến tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng 37,8-54,6%. Năm 2002, tỷ trọng ngành nông nghiệp chăn nuôi trong nền kinh tế Mông Cổ đã giảm -72,1%, ngành công nghiệp khai thác mỏ -24,9%; tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng 53,3% GDP do tỷ lệ ngành dịch vụ bán buôn bán lẻ, dịch vụ sửa chữa hàng tiêu dùng gia dụng tăng 76,8%, ngành vận tải kho chứa, bưu điện tăng 42,3%. Trong những 15 năm gần đây, cơ cấu tăng trưởng GDP thay đổi đáng kể do những yếu tố chủ yếu sau: Số lượng gia súc giảm tụt xuống đáng kể; Trong giai đoạn này đã được mở nhiều mỏ quặng khoáng sản, đặc biệt những mỏ quặng vàng to lớn; Do sự biến động giá cả của hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực Mông Cổ vàng và đồng trên thị trường thế giói tương đương ổn định và liên tục tăng lên; Trong ngành công nghiệp ché biến giá trị sản xuất sản phẩm dệt may đã tăng lên, nhưng do điều kiện cạnh tranh gay gắt về thị trường, năm 2005 mức sản phẩm ngành này lại giảm xuống . 1.2.3.2 Xét theo tình hình tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của các ngành nền kinh tế Mông Cổ (tính theo giá cố định năm 1995): Năm 1996-1997 nhịp độ tăng giá trị sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chăn nuôi bình quân hàng năm 4,4%-4,3%; năng lực sản xuất các sản phẩm công nghiệp đã suy giảm (-3,2%)- (-3,3%), trong đó ngành công nghiệp khai thác mỏ 6,1%-5,6%, ngành công nghiệp chế biến giảm sút còn (-13,8%)-(-15,0%); khu vực dịch vụ tăng 4,9%-8,5%, trong đó năm 1996, ngành vận tải kho chứa, bưu điện tăng 11,2%, dịch vụ giao dịch tài chính 42,2%, dịch vụ giáo dục 4,0%, năm 1997, ngành dịch vụ sửa chữa hàng tiêu dùng gia dụng tăng 17,1%, ngành vận tải kho chứa, bưu điện 5,8%, dịch vụ giáo dục 4,1% [14.Tr.16]. Tình hình ngành công nghiệp bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những yếu tố chủ yếu như sau: Trong thời gian qua, trong việc hoạch định chính sách phát triển cơ chế lĩnh vực và chuyển dịch cơ cấu đã có nhiều khiếm khuyết. Đã thực hiện một cách hấp tấp tư nhân hóa ruộng đất, những xí nghiệp quốc gia cả về thời gian và về thời điểm. Những xí nghiệp quốc gia có quy mô lớn, không thể hoạt động linh hoạt trên thị trường tự do. Những thị trường truyền thống nước ngoài của hàng công nghiệp Mông Cổ đã bị bác bỏ. Hệ thống kế hoạch hoá tập trung nguyên liệu thô bị tan rã; Mức thuế nhập khẩu của hai nước LB Nga và Trung Quốc, là hai nước đối tác buôn bán chủ yếu của Mông Cổ, có mức 40-150% đã là trở ngại cho việc xuất khẩu những mặt hàng truyền thống Mông Cổ. Với mục đích phục hồi và phát triển lại khu vực công nghiệp của nhà nước, Chính phủ Mông Cổ đã đề ra những mục tiêu chính sách cải cách như sau: Hình thành cơ cấu dựa vào doanh nhiệp tư nhân và hướng về xuất khẩu; Ngăn chặn sự chậm trễ của khu vực công nghiệp chế biến đã bị giảm liên tục trong những năm 90; Khôi phục lại và phát triển các khu vực công nghiệp truyền thống, tăng cường củng cố sức cạnh tranh quốc tế của hàng công nghiệp; Tăng năng suất và trình độ chế biến các xí nghiệp công nghiệp chế biến nguyên liệu thô nông nghiệp, tích cực thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu theo hướng hiệu quả. Năm 1998-2001, nhịp độ tăng giá trị sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chăn nuôi bị giảm sút từ 6,4%- (-19,0%); năng lực sản xuất các sản phẩm công nghiệp trong giai đoạn này đã phục hồi 3,8%-16,2%, trong đó ngành công nghiệp khai thác mỏ 4,9%-10,1%, ngành công nghiệp chế biến tăng 3,2%- 31,8%. Năm 1998 khu vực dịch vụ chiếm -0,1%, năm 2000 tăng 18,0%, năm 2001 8,2%; trong đó dịch vụ bán buôn bán lẻ, dịch vụ sửa chữa hàng tiêu dùng gia dụng tăng -3,1% đến 10,1%, năm 1998, ngành vận tải kho chứa, bưu điện tăng 7,4%, năm 2000 tăng 25.2%, năm 2001 tăng 15,9% [14.Tr.16-17]. Trong giai đoạn này, mặc dù nhịp độ tăng giá trị sản xuất các sản phẩm những ngành công nghiệp và dịch vụ vẫn tiếp tục tăng, nhưng nhịp độ tăng giá trị sản xuất các sản phảm ngành nông nghiệp chăn nuôi hạ xuống do những biến đổi thiên nhiên liên tục năm 2000-2002 dẫn đến tổng mức tăng trưởng nền kinh tế Mông Cổ có xu hướng giảm xuống, năm 1998 tốc độ tăng trưởng là 3,5%, năm 2001 giảm đến 1,0%. Nếu xét theo tỷ trọng trong GDP nền kinh tế ngành nông nghiệp chăn nuôi năm 1998 chiếm 70,3% GDP, năm 1999 chiếm 52,3%, năm 2000 đã chiếm -552,0%, năm 2001 chiếm âm -630,8% [14.Tr.17]. Năm 2002-2004, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong thời kỳ này phục hồi trở lại, năm 2002 tăng 4,0% GDP, năm 2003 tăng 5,6%, 2004 đạt 10,6% là khá. Năm 2002, nhịp độ tăng giá trị sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chăn nuôi vẫn trong tình hình bị suy yếu, mới bắt đầu năm 2003 có xu hướng tăng lên 5,6%, năm 2004 tăng 18,9%. Năm 2002, nhịp độ tăng giá trị sản xuất các sản phẩm khu vực công nghiệp tăng 5,4%, năm 2003 tăng chậm hơn đạt 3,0%, nhưng năm 2004 tăng lên đạt 15,4%. Trong đó, năm 2002-2003 ngành công nghiệp khai thác mỏ bị suy thoái, năm 2004 tăng 31,9%, đầu tháng 8 năm 2005 đạt 6,6% [14.Tr.17-18]. Nếu năm 1990 trong khu vực công nghiệp khai thác mỏ đã hoạt động 13 nhà máy, thì năm 2000 đã có 113, năm 2001 có 127, năm 2003 đã hoạt động 136 nhà máy. Năm 2001 giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghiệp khai thác chiếm 44,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, và đến năm 2003 chiếm 56,7%. Năm 2002 ngành công nghiệp chế biến tăng 22,1%; năm 2003 chiếm 2,1%, năm 2004 còn xuống 1,5%, đầu tháng 8 năm 2005 còn phát triển chậm lại bị âm -27,3%. Nguyên nhân là bị giảm sút sản xuất các sản phẩm ngành công nghiệp dêt may bị âm -36,7%. Năm 2002, nhịp độ tăng giá trị sản xuất các sản phẩm ngành dịch vụ 12,2%, năm 2003 tăng 7,1%, năm 2004 tăng 4,0%, sự suy thoái này trực tiếp liên quan đến mức tăng trưởng dịch vụ bán buôn bán lẻ, dịch vụ sửa chữa hàng tiêu dùng gia dụng giảm từ 13,3% xuống còn 2,8%, ngành vận tải kho chứa, bưu điện giảm 16,2%-9,0% [14.Tr.18]. Năm 2003, ngành nông nghiệp chăn nuôi, ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ bán buôn bán lẻ, dịch vụ sửa chữa hàng tiêu dùng gia dụng, ngành vận tải kho chứa, bưu điện góp phần tích cực cho tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm tăng 5,6%. Năm 2004 ngành nông nghiệp chăn nuôi, khu vực công nghiệp, đặc biệt ngành công nghiệp khai thác mỏ, trong đó hoạt động những công ty khai thác quặng vàng; ngành vận tải kho chứa, bưu điện góp phần tích cực cho tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm tăng10,6%. Những mặt nổi bật chủ yếu của kinh tế–xã hội năm 2004, theo đánh giá của Bộ Tài chính do tình hình phát triển nhiều ngành kinh tế có tiến bộ. Bắt đầu từ năm 2004, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp phục hồi trở lại với mức tốc độ tăng trưởng 21,3%; giá trị sản xuất công nghiệp tiêp tục tăng đạt 28,2%, do giá trị sản xuất công nghiệp khai thác mỏ tài nguyên thiên nhiên tăng lên (đầu năm 2005 giá trị sản xuất ngành khai thác mỏ tăng 66,4%, công nghiệp chế biến 20,7%, công nghiệp nhiệt điện, cung cấp nước 12,9%); tỷ trọng ngành dịch vụ giảm xuống tới 50,6% do tỷ trọng của các ngành dịch vụ giảm xuống, trong đó thương mại bán lẻ, sửa chữa hàng tiêu dung gia dụng, vận tải, bưu điện. Nếu vào năm 2000 tỷ trọng ngành nông nghiệp 29,1%, công nghiệp 21,9%, dịch vụ là 49,0%, thì năm 2005 tỷ trọng ngành nông nghiệp 20,1%, công nghiệp 30,2%, dịch vụ đạt 49,7% GDP . Hình 1.8: Giá trị sản xuất khu vực công nghiệp (so với năm 1990) Nguồn: Tổng cục Thống kê Mông Cổ Công nghiệp khai thác mỏ Trong 10 năm gần đây, sự phát triển ngành khai thác tương đối khá ổn đinh. Trong hơn 10 năm qua kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Mông Cổ năm 1991, hoạt động đầu tư nước ngoài cho vào ngành này đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện những mục tiêu kinh tế – xã hội, nâng cao vị thế của Mông Cổ trên trường quốc tế. Năm 1997 tháng 6 Quốc hội Mông Cổ đã sửa và bổ sung lại “Luật về Khoáng sản”. Căn cứ vào quy định trong “Luật về Khoáng sản”, Giấy phép việc tìm kiếm và sử dụng khoáng sản chỉ được tính theo thời hạn: Giấy phép việc tìm kiếm được kéo dài 2 lần, tất cả là 7 năm; thời hạn việc sử dụng quặng khoáng sản kéo dài đến 100 năm. Năm 1991, việc ban hành “Luật Dàu khí”, và năm 2003 tháng 11 Chính phủ Mông Cổ đã thông qua Luật Dầu khí sửa đổi, bổ sung lại dành nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư, như loại bỏ thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng. Như vậy, đã mở ra thời kỳ hoạt động tìm kiếm, thăm dó, khai thác dầu khí nhộn nhịp nhất từ trước tới nay trên toàn lãnh thổ Mông Cổ. Theo việc nghiên cứu của Công ty Van Meurs & Associates Ltd những vặn bản pháp lý về công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác khoáng sản các nước trên thế giới, Mông Cổ đã là một trong 10 nước trên thế giới có môi trường thu hút đầu tư thuận lợi nhất [31]. Hiện nay, lòng đất Mông Cổ có khoảng 80 loại khoáng sản: đồng, vàng, dầu thô, phốt pho (trữ lượng phốt pho: tại tỉnh Khuvsgol có hơn 30 mỏ với trữ lượng 4.5 triệu tấn; Zavkhan có hơn 20 mỏ với trữ lượng 1.2 triệu tấn, với tổng số trữ lượng phốt pho Mông Cổ đứng vị trí đầu tiên tại châu á). Theo một số chuyên gia, Mông Cổ có khả năng mỗi năm khai thác 1-2 triệu tấn phân bón phốt pho, và nếu khai thác và xuất khẩu đến 1 triệu tấn phân bón phốt pho, thì có thể thu được 90-120 triệu USD, bằng 1/10 GDP Mông Cổ [57]. Bảng 1.3: Chỉ số giá trị một số sản phẩm công nghiệp khai thác tại Mông Cổ so với công nghiệp khai thác trên thế giới (năm 2002) Sản phẩm Tổng số lượng khai thác trên thế giới Tổng số lượng khai thác tại Mông Cổ Tỷ trọng chiếm trên thế giới Vị trí đứng trên thế giới 1. Fluorspar 4530,3 nghìn tấn 189,7 nghìn tấn 4,08% Thứ 5 2. Đồng 13,4 triệu tấn 131,7 nghìn tấn Khoảng 1% Thứ 15-16 3. Mô líp đen 128,0 nghìn tấn 1590,3 tấn 1,24% Thứ 10 4. Vàng 2530,0 tấn 10,7 tấn 0,42% - 5. Chì kẽm 46,6 nghìn tấn 51,0 tấn 0,11% Thứ 10 Nguồn: Tổng Cục điều hành sử dụng khoáng sản Mông Cổ [41] Đến năm 2003 đã được thăm dò và khai thác hơn 3000 mỏ khoáng sản. Năm 1998, tỷ trọng của ngành công nghiệp khai thác mỏ chiếm 4,9%, năm 1999 chiếm 3,2%, năm 2000 chiếm 9,0%. Từ năm 2000, tại Mông Cổ đã có khoảng 250 nhà máy, doanh nghiệp hoạt động theo 421 hợp đồng trong lĩnh vưc thăm dò, khai thác và dịch vụ những quặng mỏ của 16 loại khoáng sản như: vàng (85 nhà máy), đồng, thép, fluorspar (4 nhà máy), mô lip đen, u ran, sắt. Năm 2003, tổng giá trị công nghiệp khai thác chiếm 55% tổng trị giá sản xuất sản phẩm công nghiệp, chiếm trên 50% tổng kim ngạch thương mại, 8,5% GDP. Năm 2003 tổng kim ngạch ngọai thương đạt 600,2 triệu USD, trong đó trị giá khai thác những khoáng sản tài nguyên như đồng, mô lip đen và fluorspar đạt 192 triệu USD, chiếm 32% tổng trị giá xuất khẩu Mông Cổ. Do thiếu vốn đầu tư vào ngành này đã thực hiện việc tìm kiếm thăm dò chỉ 16,4% trong lòng đất Mông Cổ còn 80% vẫn chờ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Bảng 1.4: Tổng trị giá sản xuất khai thác một số khoáng sản tài nguyên chủ lực, 1997-2002 Khoáng sản 1997 1998 1999 2000 2001 2002* Đồng, nghìn tấn 124,4 125,4 126,7 125,2 133,5 131,7 Môlipđen (t) 2202,0 1993,0 1953,0 1336,0 1423,0 1590,3 Vàng (kg) 8000,0 10040,0 10146,0 11500,0 12059,0 10883,7 Fluorspar nghìn tấn 593,0 612,0 579,1 678,4 615,3 504,6 Than đá, nghìn tấn 4922,0 5057,0 4952,0 5000,0 12059,0 10883,7 Nguồn: Tổng Cục điều hành sử dụng khoáng sản Mông Cổ [41] Bảng 1.5: Trữ lượng khoáng sản tài nguyên thiên nhiên: Đơn vị Số lượng Đồng triệu tấn 8,0 Mô lip đen nghìn tấn 240,0 Quặng chì, kẽm triệu tấn 3,0 Kim loại hiếm nghìn tấn 400,0 Vàng nghìn tấn 46,7 Grafit nghìn tấn 200,0 Sắt triệu tấn 452,8 Uran nghìn tấn 50,0 Quặng fluorit triệu tấn 37,5 Thép nghìn tấn 70,0 Fluorspar tỷ tấn 2,4 Than đá tỷ tấn 10,0 Thiếc nghìn tấn 10,0 Bạc nghìn tấn 10,0 Nguồn: Tông Cục thống kê Mông Cổ Nhiều năm qua, giá vàng trong nước luôn biến động so với giá vàng thế giới. Trong suốt năm 2002, giá vàng trên các thị trường thế giới cũng liên tục tăng với tốc độ cao. Tháng 12/2002, giá vàng tại Luân Đon, New York đã đạt tới 332,0-332,5 USD/ounce, năm 2003-2005 363,55 - 409,21 USD/ounce, năm 2005 tăng khoảng 437,5 USD/ounce. Năm 2003, tổng công suất các doanh nghiệp công tác trên lĩnh vực tìm kiếm thăm dò khai thác vàng đạt 10,8 tấn, năm 2004 đạt 18,8 tấn, so với năm trước tăng 74,1%. Theo số liệu thống kê Mông Cổ, năm 2005 đã dự đoán khai thác 19,5 tấn vàng, 8 tháng đầu năm 2005, đã được khai thác 13,0 tấn vàng, hay là 68,7%, trong đó 43,8% hay là 5,7 tấn do công ty “Boroo Gold” (có vốn đầu tư của Canada) khai thác. Danh sách các công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (34) đang hoạt động trong ngành công nghiệp khai thác mỏ: Boroo gold, Ivanhoe Mines Mongolia, QGX Mongolia, Asia Gold Mongolia, Centerra Gold Mongolia, Erdene Mongol, Gurvan Gol, Solomon Resources, Tethys Mining, Japan Geofile, Altan Dornod Mongolia, East Asia Minerals, Erdes Holding, Falcon Bridge, Gem & Gold Mongolia, International Uranium Mongolia, Major Drilling, Tsairt mineral, AIDD, Ajnai hurd, BHP Billiton, CVRD Corporation, Datsan Treid, Golden East Mongolia, Rich Mongol, Rio Tinto, Taishir tosol, Xandu Mindes, Orica Mongoli, Shoroon Ord, Tsakhir Exploration, UGL Enterprises, Zapady Mines, Land Drill, Mongollimet. 1.2.3 Định hướng phát triển nền kinh tế Mông Cổ Tuy nhiên từ vài năm trở lại đây, đăc biệt kể từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế Mông Cổ đã phục hồi và đang trên đà phát triển, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, lạm phát cao bị đẩy lùi, nợ nước ngoài giảm, tình hình chính trị xã hội đang ổn định dần, Mông Cổ là một thị trường với nhiều cơ hội mới cho các đối tác nước ngoài trên nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực thương mại, Mông Cổ vẫn là thị truờng hấp dẫn chính bởi sự thiếu thốn gay gắt và nhu cầu nhập khẩu nhiều loại hàng hoá, là thị trường giàu tiềm lực công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. Ví dụ, việc sản xuất đồng, môlipđen tinh khiết và xây dựng các nhà máy dây đồng sẽ đóng góp tích cực vào việc nâng cao tăng trưởng nền kinh tế, thúc đẩy nhanh và bền vững xuất khẩu. Theo kế hoạch 2006-2008 do Chính phủ Mông Cổ đã đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mông Cổ sẽ đạt 6-7%. Theo mục tiêu dự kiến năm 2006, thì dự kiến tỷ trọng tăng trưởng sẽ dựa chủ yếu vào ngành công nghiệp và dịch vụ, từ đó 4-5% là tỷ trọng tăng trưởng ngành dịch vụ, 1-1,5% ngành công nghiệp, còn lại sẽ được thành do tỷ trọng tăng trưởng nông nghiệp góp nên [8.Tr.5]. Hình 1.9: Định hướng phát triển nền kinh tế Mông Cổ Nguồn vốn: [8] Hình 1.10: Định hướng phát triển các ngành kinh tế Nguồn vốn: [8] 1.3 Tình hình thu hút và sử dụng Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Mông Cổ 1.3.1 Vai trò của đầu tư nước ngoài trong việc phát triển kinh tế đất nước Mông Cổ Mỗi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và luôn tìm kiếm các khả năng để phát triển kinh tế của quốc gia mình. Đối với mọi quốc gia, đầu tư luôn là tiền đề quan trọng cho tăng trưởng, phát triển. Muốn huy động được nhiều và có hiệu quả các nguồn nội lực cũng như ngoại lực cho đầu tư phát riển, cần phải tạo dựng được môi trường đầu tư hấp dẫn, có sức cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá về kinh tế. Trong hoàn cảnh quốc tế hiện nay, khi mà các nước phát triển đã chiếm tỷ lệ cao trong việc phân chia thị trường khu vực và thế giới, đang tìm cách sát nhập, liên kết theo từng lĩnh vực, từng sản phẩm…thì việc các nước đang phát triển tìm kiếm thị trường thế giới càng trở nên khó khăn hơn. Do vậy, phải tìm ra được các phương thức đầu tư thương mại và phương thức hơp tác có lợi nhất với các nước trên thế giới để tiếp thu công nghệ tiên tiến, lợi dụng sự tín nhiệm của thị trường đối với sản phẩm của họ, rồi từng bước tích lũy vốn, kinh nghiệm tiếp cận thị trường, phương thức quản lý hiện đại; thiết lập quan hệ với các đối tác; thông thường cần có thời gian hàng chục năm với một chương trình và kế hoạch phù hợp thì mới có thể nâng cao và phát triển quan hệ trên mọi lĩnh vực và vươn ra thị trường khu vực và quốc tế với tư cách là một đối tác có đủ năng lực cạnh tranh và giữ chân ở lại tại thị trường của một nước nào đó. Chính phủ các nước đã đưa ra nhiều giải pháp để thu hút đầu tư nước ngoài như chính sách tài trợ cho nhu cầu theo hướng khuyến khích đầu tư làm tăng việc sử dụng nguyên liệu trong nước, du nhập kỹ thuật mới, đưa ra chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư như được tự do chuyển vốn… Hiện nay, sự phát triển của xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân công lao động quốc tế và tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế trên thế giới. Bằng chứng là, hiện nay phần lớn các nước đều gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO): ví dụ, nước Mông Cổ là thành viên chính thức từ năm 1997, còn nước Việt Nam đã bắt đàu quá trình đàm phán với các nước đối tác liên quan để phấn đấu vào năm 2006 trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Theo thống kê, trong những năm thập kỷ 90 hơn 95% chiến lược đầu tư của các nước đều được điều chỉnh với mục đích để hưởng tự do thương mại và đầu tư quốc tế. 1.3.2 Tình hình dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI lưu chuyển toàn thế giới trong những năm gần đây Trong những năm gần đây, dòng vốn FDI lưu chuyển của toàn thế giới đã có xu hướng giảm đi. Năm 2000 tổng dòng vốn FDI các nước toàn thế giới giảm bằng 1/5, đạt 651 tỷ USD so với năm trước, là chỉ số thấp nhất sau năm 1998 (nửa phần sự giảm sút của dòng vốn FDI là do giảm sút dòng vốn FDI đa số của hai nước Mỹ và Anh). Năm 2002, dòng vốn FDI lưu chuyển ra các nước phát triển như áo, Phần Lan, Hy Lap, Na Uy, Thụy Điển, Mỹ đã tăng lên, trong khi dòng vốn FDI lưu chuyển ra giảm bớt đến 600 tỷ USD đa số do sự giảm sút dòng vốn FDI của các nước phát triển như Pháp, Hà Lan, Anh . Dòng vốn FDI lưu chuyển của các nước đang phát triển tại khu vực Trung và Nam Âu tăng lên 29 tỷ USD. Trong các nước đang phát triển dòng vốn FDI lưu chuyển của các nước tại khu vực Mỹ La tin và biển Ca ri bê 3 năm liên tục giảm, đạt 33% vào năm 2002. Tại châu Phi dòng vốn FDI lưu chuyển giảm bằng 41%, nhưng hiện nay chỉ số này đang phục hồi, đa số dòng vốn FDI lưu chuyển vẫn dành cho lĩnh vực khai thác dàu khí, ngoài ra các nhà đầu tư nước Nam Phí đầu tư nhiều ra nước ngoài [30.Tr.51]. Năm 2002, tại khu vực Châu á - Thái Bình Dương dòng vốn FDI lưu chuyển giảm sút từ 107 tỷ USD xuống còn 95 tỷ USD. Trung Quốc thu hút được vốn nước ngoài nhiều nhất đạt 53 tỷ USD, dòng vốn FDI lưu chuyển mạnh vào các nước trong khu vực đặc biệt khu vực Đông Nam á và Đông Bắc á. Trong đó những năm gần đây dòng vốn FDI lưu chuyển vào Mông Cổ tăng mạnh. Dòng vốn FDI lưu chuyển vào các nước và khu vực trên thế giới giảm đi tương đối khác nhau. Ví dụ, lưu chuyển vốn FDI vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ đã giảm sút, nhưng tăng vào lĩnh vực thăm dò khai thác dòng vốn FDI lưu chuyển tăng lên [34.Tr.52]. 1.3.3 Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Mông Cổ từ năm 1990 đến nay Trong bối cảnh sự cạnh tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới ngày càng gay gắt, và khi môi trường đầu tư của Mông Cổ còn nhiều hạn chế, việc tạo lập và cải tạo môi trường đầu tư được cởi mở và thông thoáng hơn; nâng cao trách nhiệm thực thị pháp luật các cáp, các ngành; tháo gỡ các ách tắc đang cản trở từ thủ tục, đất đai, các chi phí… và có chính sách thuế uư đãi, khuyến khích hơn nữa thì mới có thể duy trì và đẩy mạnh nhịp độ tăng thu hút nguồn vốn từ nước ngoài vào nước Mông Cổ. Sau khi đất nước chuyển sang kinh tế thị trường, Chính phủ nước Mông Cổ đã bắt đầu và đang tiếp tục tiến hành những chiến lược thu hút nguồn vốn nước ngoài vào các ngành đòi hỏi vốn lớn, kỹ thuật cao, quản lý phức tạp và sản phẩm dành cho xuất khẩu. Đến nay, vốn đầu tư nước ngoài được hoan nghênh và khuyến khích. Trong 15 năm kinh nghiệm cải cách cơ cấu và mở cửa vừa qua, Mông Cổ đã ban hành hàng loạt các đạo luật và quy định nhằm quản lý nguồn vốn nước ngoài. Cho tới nay, Chính phủ Mông Cổ đã thực hành nhiều biện pháp để tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính phủ Mông Cổ đã ký kết “Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư” với 37 nước và vùng lãnh thổ; “Hiệp định tránh đánh thuế hai lần” với 31 các nước và vùng lãnh thổ; là thành viên chính thức từ năm 1996 Công ước Oa sinh tơn năm 1965 và ký “Hiệp định giải quyết vấn đề tranh chấp về đầu tư “, từ năm 1999 Công ước Xơ-un năm 1985 và ký “Hiệp định thành lập Phòng bảo hiểm đầu tư đa phương “ [36.Tr.18]. Mông Cổ là thành viên chính thức Phòng bảo hiểm đầu tư đa phương (MIGA) của Ngân hàng thế giới (WB). Do vậy các nhà đầu tư đầu tư vào Mông Cổ có quyền được bao hiểm rủi ro của MIGA [36.Tr.11]. Thực trạng đầu tư quốc tế FDI trên thị trường Mông Cổ trong thời gian 15 năm đổi mới là như sau: Kể từ năm 1990, trong vòng chưa đầ._.ư của nước ngoài không bị loại trừ nhưng không có luật đầu tư nước ngoài và hầu như không có liên doanh nào đã được thảo luận, đàm phán biến thành hiện thực. Viện trợ phát triển của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đóng một vai trò chủ yếu trong việc tài trợ nhập khẩu và đầu tư nước Mông Cổ. Quan hệ kinh tế – thương mại giữa hai nước được phát triển với nhiều hình thức phong phú. Bên cạnh hình thức buôn bán trực tiếp theo con đường ngoại thương, còn có các hình thức quan hệ khác như trao đổi hàng hoá trực tiếp giữa các doanh nghiệp Mông Cổ và Liên Xô, hợp tác xây dựng và thực hiện các chương trình có mục tiêu, các công trình thiết bị toàn bộ. Những công trình được xây dựng với sự giúp đỡ của Liên Xô cùng các loại hàng hoá tiêu dùng khác do Liên Xô cung cấp đã góp phần tích cực vào việc tăng nhanh tiềm lực kinh tế, kỹ thuật của Mông Cổ, đã có vai trò tất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế thương mại của Mông Cổ. Nó tạo ra những tiền đề vật chất cơ bản giúp cho Mông Cổ từng bước tạo lập một nền công nghiệp ổn định và vững chắc, làm cơ sở để phát triển nền kinh tế nói chung và thương mại nói riêng. Trong quan hệ thương mại giữa hai nước, phía Liên Xô đã giành cho Mông Cổ nhiều ưu đãi với các hình thức khác nhau như: chủ trương mở rộng nhập khẩu từ Mông Cổ, giúp khai thác nguồn hàng thế mạnh của Việt Nam thông qua các chương trình có mục tiêu, cung cấp nguyên liệu để gia công sản phẩm, … Ngòai ra, Mông Cổ còn được hưởng những ưu đãi đặc biệt khác như ưu đãi tín dụng. Đến năm 1991, tổng khoản nợ nước Mông Cổ cho Liên Xô là 11,4 rúp chuyển nhượng. Xét theo cơ cấu phân phối khoản nợ này: lĩnh vực công nghiệp sử dụng 2,7 tỷ rúp, nông nghiệp 1,2 tỷ rúp, kết cấu hạ tầng 1,4 tỷ rúp, thông qua cơ chế bù giá chênh lệch và nhập siêu để thanh toán phần thâm hụt mậu dịch hàng năm của Mông Cổ dành 3,2 tỷ rúp, để tạo nguồn vốn những liên hiệp xí nghiệp Mông Cổ – Liên Xô sử dụng 540 triệu rúp chuyển nhượng. ở đây phải nhận xét, 13% tỏng khoản nợ không có lãi suất, 86,4% tổng khoản nợ với lãi suất 2%/năm dành cho các lĩnh vực kinh tế, khoa học - văn hoá để sử dụng cho sự phát triển khu vực nông nghiệp, công nghiệp, nhiệt liệt, vận tải giao thông, bưu điện, xây dựng, cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở, bậnh viện, nhà trường, để xây dựng nhiều công trình xây dựng cho lĩnh vực khoa học văn hoá. Vào năm 2003, LB Nga đã quyết định xoá 98% khoản nợ (khoảng 11,4 tỷ rúp chuyển nhượng) của Liên Xô cũ [32.Tr.46-47]. Từ năm 1990 tổng mức kim ngạch thương mại của Mông Cổ giảm sút mạnh do giảm quan hệ thương mại với Liên Xô và Đông Âu, tình trạng ngoại thương Mông Cổ đã có những thay đổi cơ bản theo chính sách "mở cửa", hướng mạnh vào xuất khẩu, hoạt động thương mại bằng những đồng tiền không chuyển đổi được đã chấm dứt và được thay thế theo các đồng tiền chuyển đổi, ngày càng nhiều các hoạt động thương mại với những đối tác mới. Tuy nhiên, đến năm 1994 thực hiện mục tiêu chiến lược này, nước Mông Cổ chẳng những khong khắc phục được những khó khăn mà còn đối mặt vói những thách thức và khó khăn mới: kinh tế suy giảm, tài chính thâm hụt, nợ nần ngày càng nhiều, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, bãi công, biểu tình diễn ra liên tục, tệ nạn xã hội và thấp nghiệp ngày càng tăng, dân chúng mất lòng tin vào lãnh đạo. Sau khi Liên Xô tan rã, Liên Bang Nga kế thừa tư cách pháp lý của Liên Xô nên mọi quan hệ cũ đều được chuyển giao sang cho Liên Bang Nga. Liên Bang Nga là nước đông dân nhất và được thừa hưởng hầu hết các thành quả cũng những tồn tại của trên 70 năm phát riển kinh tế ở Liên Xô. Quan hệ thương mại giữa Mông Cổ và Liên Bang Nga chiếm vị trí quan trọng và chủ yếu nhát trong các mối quan hệ giữa Mông Cổ với các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) sau này. Liên Bang Nga với tư cách là một quốc gia độc lập, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế đã có những thay đổi căn bản trong quan hệ thương mại với Mông Cổ. Từ chỗ hợp tác tương trợ với các cơ chế ưu tiên, ưu đãi là chủ yếu, nay đã chuyển sang hợp tác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và theo cơ chế thị trường. Trước năm 1991, kim ngạch thương mại Mông Cổ với Liên Xô đã chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch thương mại Mông Cổ, đầu năm 90 chỉ số này tụt xuống còn 14%. Cụ thể hơn, năm 1990, kim ngạch xuất khẩu Mong Cổ sang LB Nga đã đạt 517,5 triệu USD, năm 1995 con số này giảm đến 68,9 triệu USD, năm 2001 đến 39,7 triệu USD. Trong thời gian này tổng kim ngạch xuất khẩu LB Nga sang thị trường Mông Cổ cũng gỉam từ 924,0 triệu USD đến 201,9 triệu USD. Trong giai đoạn 1990-1994 tăng trưởng kinh tế GDP Mông Cổ giảm từ 208,6 tỷ tugrug đến 170 tỷ tugrug [32.Tr.44]. 1.2 Một vài nét về quan hệ thương mại song phương Mông Cổ – Trung Quốc: Quan hệ hợp tác kinh tế, mậu dịch Mông Cổ- Trung Quốc đã nhanh chóng được củng cố và ngày càng phát triển trên tất cả các lĩnh vực kể từ năm 1990, sau khi Liên Xô cũ tan rã, đặc biệt từ năm 1998 hoạt động hợp tác, buôn bán giữa hai nước phát riển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đén năm 1999 so với năm 1990 kim ngạch thương mại tăng 7,9 lần, trong đó xuất khẩu 17,2, nhập khẩu 3,2 lần. Nếu năm 1998 kim ngạch buôn bán giũă hai nước chiếm 29,3%, năm 2000 tăng 2 lần chiếm 58,9% tổng kim ngạch ngoại thương Mông Cổ. Năm 2003, kim ngạch buôn bán hai nước Mông Cổ – Trung Quốc đạt 448 triệu USD, đây là 1/3 tổng kim ngạch ngoại thương Mông Cổ. Điều nay chứng tỏ Trung Quốc là một đối tác quan trọng của Mông Cổ. Những mặt hàng Mông Cổ xuất sang Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm thô. Ví dụ, năm 1999, nước Mông Cổ đã xuất sang thị trường Trung Quốc 88,9% của tổng quặng đồng, 98,4% mô lip đen, 100% dầu thô, 98,6% đồ sắt vụn, 98-100% da gia súc, 98,6% của tổng lòng chưa chế biến. Hàng Trung Quốc xuất sang thị trường Mông Cổ gồm thực phẩm lương thực, nông sản, dược phẩm, vật liệu xây dựng, một số hàng tiêu dùng. Ví dụ, trong giai đoạn 1998-1999 Mông Cổ đã đáp ứng được nhu cầu về một số hàng thực phẩm lương thực cần thiết cho nhân dân Mông Cổ nhập từ Trung Quốc: hàng bột mỳ chiếm 75,8-87,2% tổng nhu cầu về bột mỳ, khoay tây 92,1-97,2%, hoa quả 100%, gạo 99,5-61,7%, đường trắng 25,7-34% (xem bảng 1.12). [24.Tr.43] Về quy mô hoạt động thương mại hai nước, kim ngạch xuất nhập khẩu giũă Mông Cổ và Trung Quốc qua các năm như sau: Băng PL1.1: Thương mại Mông Cổ – Trung Quốc 1991-2003 1990 1995 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng kim ngạch, triệu USD 33,6 122,3 143,4 285,8 400,1 374,5 388,2 448,3 Tỷ trọng chiếm trong tổng kim ngạch ngoại thương Mông Cổ, % - 13,8 19 29,5 35 32,3 32,0 32,3 Xuất khẩu, triệu USD 11,3 77,8 88,4 208,2 274,3 238,3 220,5 276,7 Tỷ trọng chiếm trong tổng kim ngạch xuất khẩu Mông Cổ, % 1,7 14,3 29,3 45,8 51,2 45,7 42,1 46,1 Nhập khẩu, triệu USD 22,3 44,5 55,0 77,6 125,8 136,2 167,7 171,6 Tỷ trọng chiếm trong tổng kim ngạch nhập khẩu Mông Cổ, % - 10,1 11,6 15,1 20,5 21,3 24,3 21,8 Nguồn: Tông Cục Thống kê Mông Cổ PL I.2 Quan hệ kinh tế thương mại Mông Cổ và một số nước khu vực Đông Nam á 2.1 Vị trí quan trọng của Việt Nam trong Chinh sách đối ngoại của Mông Cổ với tư cách là đối tác hàng đầu Đông Nam á Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ, ASEAN cũng bị cuốn hút vào tiến trình chung của thế giới, ngày càng hoàn thiện tổ chức của mình, từng bước thực hiện thoả thuận AFTA, tăng cường vị thế trên các diễn đàn ARF, APEC, ASEM và mở rộng mối quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá… Sự mở rộng mối liên kết kinh tế với các nước xung quanh là nhu cầu tất yếu đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Mông Cổ đánh giá rất cao vị thế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, và đặc biệt Mông Cổ coi Việt Nam là đối tác hàng đầu của Mông Cổ trong khu vực Đông Nam á, coi Việt Nam là một thị trường quan trọng ở khu vực Đông Nam á. Trong mối quan hệ với các nước thuộc khu vực này, Mông Cổ đặc biệt chú trọng tới Việt Nam do nước Việt Nam có một ý nghĩa đặc thù đối với lợi ích của Mông Cổ. Mông Cổ không những thu được lợi ích từ bản thân mối quan hệ này mà còn thu được nhiều lợi ích khác nhờ phát triển các mối quan hệ với các nước ASEAN thông qua Việt Nam. Về hợp tác trong chính sách đối ngoài, hai nước Mông Cổ và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng trong chính sách đối ngoài và chia sẻ nhiều quan điểm giống nhau về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế. Mông Cổ và Việt Nam có quan điểm tương đồng trong các vần đề quốc tế như trong việc tăng cường ổn định và an ninh trong khu vực châu á - Thái Bình Dương. Việc củng cố quan hệ hợp tác chính trị giữa hai nước sẽ là một đóng góp thiết thực trong việc hình thành một mô hình quan hệ mới trong khu vực châu á - Thái Bình Dương, dựa trên những nguyên tác về hợp tác, chủ quyền và bình đẳng. Việt Nam và Mông Cổ sé cùng nhau thúc đẩy việc phát triển các cơ chế khu vực, đặc biệt là tiến trình ASEAN+3, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Diễn đàn đối thoại Hợp tác châu á (ACD), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á– Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị thượng đỉnh á - Âu (ASEM) và các cơ chế hợp tác tiểu khu vực. 2.1.1 Mông Cổ và APEC Ba trụ cột hoạt động chính của APEC là tự do hoá thương mại và đầu tư; thuận lợi hoá thương mại và đầu tư; hợp tác kinh tế kỹ thuật, với các chương trình tập thể và chương trình hành động của từng quốc gia thành viên. Mục tiêu của APEC là nhằm xúc tiến cac biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn tòan tự nguyện trong khi thực sự mở cửa đối với tất cả các nước và khu vực khác. Chính phủ Mông Cổ hy vọng, Việt Nam sẽ giúp đỡ Mông Cổ gia nhập APEC, ASEM cũng như phối hợp chặt chẽ hơn nữa trên các diễn đàn, tổ chức quốc tế và khu vực. Mông Cổ với khả năng và kinh nghiệm đã có, sẽ chia sẻ, hỗ trợ Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO, cũng như ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên không thường thực tại Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc khoá 2008-2009 [45]. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác giữa Mông Cổ và Việt Nam trên diễn đàn ARF cũng như trên các diễn đàn khư vực và quốc tế khác. Phía Việt Nam bày tỏ sực cảm thông và ủng hộ nguyện vọng của Mông Cổ được gia nhập APEC, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giũa ASEAN với Mông Cổ, đồng thời ủng hộ Mông Cổ tham gia đối thoại hợp tác Châu á và các hoạt động của ASEM, là cuộc đối thoại và hợp tác không chính thức giữa 15 nước thành viên EU và Uỷ ban châu Âu cùng 10 nước châu á. Đối thoại ASEM đề cập các vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hoá, nhằm tăng cường quan hệ giữa hai châu lục trên tinh thần tôn trộng và bình đẳng. ASEM 5 là Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên coá sự góp mặt của 25 thành viên EU mới và một số tân thành viên châu á. Hiện nay, Mông Cổ chủ động và tích cực tham gia một cách sâu rộng vào các chương trình chương trình tự do hoá và lợi nhuận hoá thương mại của Tổ chức hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC) với vịec thúc đẩy tự do hoá thương mại và để thực hiện những qui định trong Nghị định số 82/2000 đã được Chính phủ Mông Cổ thông qua năm 2000 về “Chương trình tự do hoá và lợi nhuận hoá thương mại và đầu tư tự nguyện của APEC” (gọi tắt là IAP - Individual Action Plan) [6]. Việc xây dựng đối tác kinh tế toàn diện APEC - Mông Cổ trong tương lai gần là một trụ cột quan trọng để nâng quan hệ đối tác đối tác kinh tế toàn diện APEC - Mông Cổ lên tầm cao mới; các rào cản thương mại, đầu tư, dịch vụ sẽ dần được dỡ bỏ, cùng với đó là việc tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực như tài chính, khoa học công nghệ, du lịch, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển nguồn nhân lực. APEC và Mông Cổ sẽ tiếp tục làm sâu sắc và mở rộng hơn nữa quan hệ hai bên, khả năng bổ sung lợi thế tự nhiên cho nhau về kinh tế, những điểm tuơng đồng về xã hội và văn hoá. 2.1.2 Vị trí của Mông Cổ đối với quá trình hoạt động ASEAN+3 Nước Mông Cổ sẵn sàng ủng hộ toàn diện sự hợp tác tích cực của khu vực này. Nếu xét vị trí nước Mông Cổ trong khu vực, tình hình quan hệ hợp tác song phương, tham gia các nhóm nước hỗ trợ thì Mông Cổ không được nằm ngoài quá trình đó. 2.2 Quan hệ kinh tế thương mại Mông Cổ và một số nước trong khu vực Đông Nam á 2.2.1 Quan hệ kinh tế thương mại hai nước Mông Cổ và Singapure [59] Mông Cổ và Singapur thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 11 tháng 6 năm 1970 [57]. Từ đầu những năm 1990 trở lại đây, với những bước phát triển dồn dạp trong quan hệ chính trị giữa hai nước, quan hệ kinh tế song phương cũng có những bước phá triển nhảy vọt. Việc ký kết các Hiệp định kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy buôn bán hai chiều giữa hai nước, kim ngạch giữa hai nước tăng lên không ngừng, đồng thời cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu cũng đa dạng hơn. Trong số các tiếp xúc cấp cao, đáng chú ý là: 7-1995 chuyến thăm Singapur của Thủ tướng Mông Cổ P.Jasrai 2-2001 chuyến thăm Singapur của Tổng thống Mông Cổ N.Bagabandi 10-2002 chuyến thăm Singapur của Thủ tướng Mông Cổ N.Enkhơbayar Bảng PL 2.1 Các hiệp định hợp tác đã ký giữa Chính phủ hai nước Mông Cổ và Singapore Các hiệp định hợp tác Tháng năm Hiệp định về Hàng không 1993 Hiệp định về khuyên khích và bảo hộ đầu tư 7-1995 Bản ghi nhớ về hợp tác gữia doanh nghiệp vừa và nhỏ hai nước Mông Cổ và Singapur 7-1995 Bản ghi nhớ về hợp tác gữia doanh nghiệp vừa và nhỏ hai nước Mông Cổ và Singapur 7-1995 Bản ghi nhớ về hợp tác gữia Trường Đại học Bách khoa Mông Cổ và Trường Đại học Nanyang Singapur 7-1995 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa hai Chính phủ Mông Cổ – Singapur 10-2002 Nguồn: Bộ Ngoại giao Mông Cổ, Vụ châu á Năm 1999, kim ngạch ngoại thương giữa hai nước đạt 10,0 triệu USD, năm 2004, tổng kim ngạch ngoại thương đạt 33,2 triệu USD tăng 23 triệu USD. Năm 2004 Mông Cổ kim ngạch xuất khẩu sang Singapur đạt 19,9 triệu USD, trong đó tổng mức xuất khẩu vàng chưa chế biến đạt 12 triệu USD. Trong những nước xuất khẩu vàng chưa chế biến từ Mông Cổ là nước Mỹ chiếm 27.6%, Avstrali 24,1%, Anh 17,4%, Singapur 24.4%. Năm 2004, tổng số đầu tư trực tiếp của Singapur vào Mông Cổ là 154.0 nghìn USD. Hiện tại Mông Cổ có 21 công ty liên doanh và 9 công ty có 100% đầu tư trực tiếp của Singapur. Bảng PL 2.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Mông Cổ và Singapore Đơn vị: nghìn USD Năm Xuất khẩu Nhạp khẩu 1991 131,1 930,6 1992 582,2 6315,2 1993 266,3 3747,6 1994 37,4 3609,0 1995 1837.5 7369,9 1996 81,2 12796,5 1997 1278,1 17275,2 1998 902,5 8656,3 1999 191,6 3487,3 2000 103,3 10588,2 2001 446,234 10368,0 2002 237.951,9 430.023,5 Nguồn: [59] 2.2.2 Quan hệ kinh tế thương mại hai nước Mông Cổ và Thái Lan [61] Mông Cổ và Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 5 tháng 3 năm 1974. Từ đầu những năm 1990, cùng với những chuyển biến của tình hình quốc tế và khu vực, quan hê Mông Cổ - Thai Lan đã chuyển sang một thời kỳ phát triển mới về chất và ngày càng được củng cố, phát triển trên nhiều lĩnh vực, cả về quan hệ song phương. Chuyến thăm Mông Cổ của công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn tháng 10 năm 1992 đã thành chuyến thăm đầu tiên trong các chuyến thăm của đoàn cấp cao Thái Lan và đã đánh dấu bước phát triển mới của quan hệ song phương. Trong các chuyến thăm cấp cao tiếp theo, hai bên đã tăng cường hiểu biết và thông cảm lẫn nhau để cùng hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Trong số các tiếp xúc cấp cao, đáng chú ý là: 10-1992 chuyến thăm Mông Cổ của công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn 2-1994 chuyến thăm Thái Lan của Tổng thống Mông Cổ P.Ochirbat 4-2005 chuyến thăm Thái Lan của Thủ tướng Mông Cổ Tài sản.Elbegdorj Đã ký kết được 2 hiệp định hợp tác quan trọng như: Hiệp định về vận chuyển hàng không Hiệp định về quy định thị thực Năm 2005, kim ngạch ngoại thương giữa hai nước đạt 881.3 nghìn USD, đa số từ Thái Lan. Các mặt hàng chủ yếu mà Mông Cổ xuất khẩu sang Thái Lan bao gồm dệt may, phụ tùng của hàng không, nhập khẩu từ Thái Lan mỹ phẩm chăm sóc tóc, sản phẩm bột giặt, Từ năm 1991 tổng số vốn đầu tư trực tiếp của Thái Lan vào Mông Cổ là 76 ngình USD, xếp vị trí thứ ba trong số các nước ASEAN đầu tư vào Mông Cổ sau Singapo và Malaixia. Bảng PL 2.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Mông Cổ và Thái Lan Đơn vị: nghìn USD Năm Xuất khẩu Nhạp khẩu 1996 0,0 59,8 1997 0,0 603,9 1998 0,0 493,7 1999 0,0 81,8 2001 0,1 391,6 2002 0,1 647,5 2003 1,0 1439,5 2004 0,0 4682,4 2005 32,9 848,4 Nguồn: Bộ Ngoại giao Mông Cổ, Vụ châu á 2.2.3 Quan hệ kinh tế thương mại hai nước Mông Cổ và Malaixia [61] Mông Cổ và Malaixia thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 8 tháng 9 năm 1971. Từ 1990 quan hệ Mông Cổ - Malaixia bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Từ cuối năm 1991 quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước phát triển nhanh chóng qua các chuyến viếng thăm ở các cấp. Trong số các tiếp xúc cấp cao, đáng chú ý là: 7-1995 chuyến thăm Malaixia của Thủ tướng Mông Cổ P.Jasrai 9-1997 chuyến thăm Mông Cổ của Thủ tướng Malaixia Mahatir Bin Mohamad 2-2003 chuyến thăm Thái Lan của Thủ tướng Mông Cổ Elbegdorj Bảng PL 2.4 Các hiệp định hợp tác đã ký giữa Chính phủ hai nước Mông Cổ và Malaixia Các hiệp định hợp tác Tháng năm Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa hai Chính phủ Mông Cổ – Malaixia 7-1995 Hiệp định về khuyên khích và bảo hộ đầu tư 7-1995 Hiệp định về Hàng không 9-1997 Hiệp định về hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá - giáo dục giữa hai Chính phủ Mông Cổ – Malaixia 9-1997 Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Hội “HUNSTEX” nghiên cứu và sản xuất thực phẩm của Mông Cổ và Viện nghiên cứu cây dừa của Malaixia 9-1997 Nguồn: Bộ Ngoại giao Mông Cổ, Vụ châu á Như vậy, những hiệp định trên đã làm tăng niềm tin và hoàn thiện về cơ bản khung pháp ly cho mối quan hệ hợp tác kinh tế giũă hai nước. Trên cơ sở đó, quan hệ thương mại Mông Cổ và Malaixia đã có sự phát triển mới cả về lượng lẫn chất. Năm 2005, tổng kim ngạch ngoịa thương giữa hai nước đạt 6,686 triệu USD, so với năm 2004. Các mặt hàng chủ yếu mà Mông Cổ xuất khẩu sang Malaixia bao gồm máy vi tính, quyển sách, nhập khẩu từ Thái Lan bao gồm các sản phẩm công nghiệp thực phẩm, dầu cây dừa, xà phong, máy vi tính, linh kiện máy vi tính. Nhà kinh doanh Malaixia quan tâm đến Mông Cổ: mua khoáng sản, nguyên liệu thô, xuất sang Mông Cổ hàng tiêu dùng, đầu tư vào Mông Cổ thành lập xí nghiệp doanh nghiệp liên doanh. Từ năm 1991 Malaixia với tổng vốn 6,496 triệu USD đã đâù tư trực tiếp vào những lĩnh vực sau: thăm dò khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, năng lượng, thương mại, dịch vụ ăn uống, ngân hàng tài chính. Cuối năm 2005 đã có thêm 2 công ty Malaixia với số vốn 1,956 triệu USD đầu tư vào Mông Cổ. Bảng PL 2.5 Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Mông Cổ và Malaixia Đơn vị: nghìn USD Năm 1993 1995 1996 1997 1998 1999 2004 2005 Xuất khẩu 104,6 - - - - 0,0 92,9 0,9 Nhạp khẩu - 16,8 457,2 1459,0 1839,5 379,3 5506,1 6685,6 Nguồn: Bộ Ngoại giao Mông Cổ, Vụ châu á Bảng PL 2.6 Kim ngạch nhập khẩu Mông Cổ từ các nước Đông Nam á Đơn vị: nghìn USD 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1-X11 1-X11 1-X11 1-X11 1-X11 1-X11 1-X11 Việt Nam 1663,8 1549,4 2478,8 2023,6 1728,0 2200,1 2376.7 Campuchia - - - - - 8,7 0,8 Lào - - - - 5,8 - - Malaixia 1858,4 2421,4 2794,2 2992,8 4681,4 5506,1 6685,6 Indonexia 1900,4 2544,3 2605,6 2737,5 2789,5 2997,8 3120,4 Singapo 9144,4 10588,2 10371,3 11232,7 10379,6 14995,4 15255,3 Thái Lan 493,7 1401,1 391,6 647,5 1439,5 4682,4 848,4 Phillippin 4,2 21,4 114,2 168,3 526,8 2155,4 1062,1 Tổng số 15064,9 18525,8 18755,7 19802,4 21550,6 32545,9 29349,3 Nguồn: Tổng Cục Thống kê Mông Cổ Bảng PL 2.7 Kim ngạch xuất khẩu Mông Cổ vào các nước Đông Nam á Đơn vị: nghìn USD 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1-X11 1-X11 1-X11 1-X11 1-X11 1-X11 1-X11 Viêt Nam 3,9 1,5 1,0 23,5 15,7 8,2 14.2 Lào - - - 3,6 - - - Malaixia - - - - 10,7 92,9 0,9 Indonexia - - 13,0 57,1 13,2 - 26,9 Singapo 904,0 103,3 203,1 54,8 35035,6 19883,7 611,3 Thái Lan - - - 0,1 1,0 - 32,9 Phillippin - - - 20,1 0,1 15,6 2,1 Tổng số 907,9 104,8 217,1 159,2 35076,3 20000,4 688,3 Nguồn: Tổng Cục Thống kê Mông Cổ Phụ lục II Bảng 1.9: Cơ cấu theo ngành của FDI tính từ năm 1999 đến cuối năm 2003 Đơn vị: triệu USD Ngành Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 % Khai thác, mỏ, dầu khí 24,995 16,842 56,937 38,467 150,232 147623,2 38,4 Thương mại, dịch vụ 5,124 5,545 5,154 89,543 6,915 37472,16 14,7 Công nghiệp nhẹ 19,175 27,147 4,933 2,885 4,708 21009,2 9,5 Chế biến nguyên liệu thô gia súc 8,297 11,559 6,260 296 408 3375,835 5,8 Xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng 5,695 8,135 8,149 5,985 2,390 3040,042 5,7 Tài chính-ngân hàng 2,179 701 19,713 4,002 125 2452,553 3,6 Vận tải 3,739 6,367 582 1,154 2,284 1815,304 2,4 Bưu chính, viễn thông 3,078 75 160 442 4,091 1184,6 2,4 Văn hoá nghệ thuật, giáo dục, khoa học, báo chí 2,664 5,208 138 3,430 2,391 929,4 2,0 Công nghiệp sản phẩm thực phẩm 2,170 1,310 351 2,996 736 444,863 1,6 Du lịch 213 304 97 719 826 434,5 1,3 Nông nghiệp, chăn nuôi, trồng cây 3,315 253 825 346 86 251,321 1,1 Năng lượng 50 1,852 1,113 197 257 204,75 0,6 Đồ gỡ 932 667 1,094 888 519 90,5 0,6 Chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ mỹ phẩm 1,411 505 83 184 480 56,75 0,6 Dịch vụ công cộng 338 466 76 31 26 36,8 0,3 Công nghiệp sản phẩm địên, địen tử 383 27 5 10 186 25 0,2 Đồ quý, quà tặng 8 34 68 20 0,2 Công nghiệp đồ gia dụng 180 46 60 147 355 17 0,2 Lĩnh vực khác 2,929 6,692 16,997 23,090 19,742 16522,7 0,9 Ngành dầu khí 6,140 10,660 7,480 7,700 6,993 6,993 - Tổng số 93,005 104,367 130,241 182,520 203,814 244,000 100,0 Nguồn: Tổng Cục Thống kê Mông Cổ Bảng 2.10: Thống kê xuất khẩu Việt Nam với Mông Cổ Tên công ty Mã hàng Tên hàng hoá Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 trị giá USD trị giá USD trị giá USD Công ty Bánh kệo Hải Hà 1704 27,343 75,.262 - Cty bánh kẹo Tràng An 1740 - 10,930 - Cty đẩI VÍI TNHH Hải Hà - Kotobuki 1704 4,242 10,578 - Công ty cung ứng dich vụ Hàng không 0707 Dưa chuột - - 7,769 0711 Rau - 36,773 21,661 0700 - 16,198 - 0701 - 17,894 - 0704 34,690 23,845 - 0812 Quả - 58,339 21,456 2000 Rau quả chế biến - - 5,162 2001 Qủa ngâm giấm 95,164 - 14,200 2008 Quả chế biến - 4,466 3401 16,000 6,804 - 3402 Chất tẩy rửa - - 6,755 7114 Đồ mỹ nghệ - - 71,265 7119 - 6,646 Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Sài Gòn 3303 Nước hoa 17,750 72,310 48,304 Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Hưng Yên 0711 Rau - 35,811 17,975 0707 16,752 - - Chi nhánh Cty TNHH Thương mại Chế biến thực phẩm Tân Tân 2008 12,067 - - Cty Cổ phần Chế biến thực phẩm Hoàng Long 1704 26,520 - - Công ty Cổ phần Tân Mai 2001 Qủa ngâm giấm - 35,146 Công ty Dược-Trang thiết bị Y tế Bình Định 3004 Dược phẩm 4,002 5,520 5,520 XN Liên hiệp Dược Hậu Giang 3004 7,800 - - Cty LD Dược phẩm Sanofi Synthelabo Việt Nam 3004 Dược phẩm - 8,750 - 2933 22,050 - - Công ty Giao nhận và XNK Hải Phòng 2001 Qủa ngâm giấm 44,142 26,645 55,133 2008 13,735 - - Công ty Hữu hạn Pang Rim Yoochang Việt Nam 5209 Vải dệt thoi từ bông - 14,274 5211 135,488 - - Cty Dệt Việt Nam Choong Nam TNHH 5514 - 552 - 5515 10,063 - 5208 33,770 - - 5514 34,491 - - Cty Dẹt Nam Định 5514 1,855 - - Cty TNHH May mặc Hung Wah (Việt Nam) 5204 - 109,134 - Công ty liên doanh Elida P/S 3306 Kem đánh răng - 28,695 53,133 Cty liên doanh Lever Việt Nam 3305 Dầu gội đầu - 43,090 3202 10,920 - 3401 Xà phòng 204,614 191,623 141,484 3402 Chất tẩy rửa 48,226 23,035 181,412 4702 11,233 - - Cty Lương thực TP HCM 1902 Mỳ ăn liền - - 4,527 Cty Máy tính và truyền thông điều khiển 3C 1202 Lạc - 39,269 Cty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel 2001 - 6,065 - Cty Samyang Việt Nam TNHH 6405 Giầy dép - 20,212 Cty TNHH Kỹ thuật Đức Anh 0711 Rau - - 5,304 1508 - 4,165 - 1700 Đường - - 11,088 1704 Kẹo 93,098 66,671 57,822 2001 Qủa ngâm giấm - 21,308 27,943 2008 Đậu phộng - 13,724 9,474 2009 - 265 - 3212 - 1,611 - 3401 Xà phòng - 41,059 15,026 4818 Giấy vệ sinh - - 14,957 8479 - 1,951 - Cty SX KD Tổng hợp Đông á 1704 54,431 33,872 - Cty TNHH Nhà thép Tiến chế 7308 Cấu kiện sắt thép - - 27,986 9406 Cấu kiện nhà lắp sản - - 10,339 Cty TNHH Thương mại SX DV Hoàng Quốc 2008 Đậu phộng - 4,920 3,346 Cty Vận tải xăng dầu Đường thuỷ I 2710 Xăng dầu - - 1,435 Cty XNK Thủ công mỹ nghệ 0900 Chè - - 7,920 0901 Cà phê - - 8,817 1205 Hạt cải dầu - - 3,337 2001 Qủa ngâm giấm - - 23,641 Cty XNK với Lào 3401 Xà phòng - - 9,746 Cty XNK và Đầu tư Hà Nội 0901 Cà phê - - 6,912 0912 - 15,103 2,989 1200 - - 2,737 3846 - - 9,999 2001 - 14,363 - DTTN An Quán 0803 Chuối 15,451 2,909 11,600 1107 - 1,598 DNTN KiệmTân II 1202 - 5,280 24,930 2008 5.280 21,600 5,280 Cty TNHH Dức Hưng 1202 - 4,356 - 1274 - 9,595 - 1704 Kẹo 24,.202 104,874 - 3401 - 14,112 - Cty TNHH Three Bambi 9402 3,939 - - Cty TNHH Bắc Ninh 0711 7,983 - - 0803 Chuối 10,400 - - 3401 14.269 - - Tổng Cty Rau quả Việt Nam 2001 8,400 - - Cty Thực phẩm XK Đồng Giao - Tổng cty Rau quả Việt Nam 2008 14,802 - - Cty XNK Rau quả I 1704 18,846 - - 2001 61,479 - - Cty Rau quả II Đà Nẵng 0803 Chuối 10,274 - - Cty XNK và Kỹ thuật Bao bì 0909 66,660 - - Tổng cộng 1.487,364 1.185,889 1.218,767 Nguồn: Vụ Châu á - Thái Bình Dương, Bộ Thương mại Việt Nam Bảng 1.6: Một số chỉ tiêu vĩ mô kinh tế Mông Cổ qua các năm 1990-2005 Ngành 1900 1991 1992 1993 1994 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1. GDP theo giá năm 1990, tỷ tugrug (GDP, at 1990 prices, mlrd.tog.) 10,5 18,9 47,3 194,8 324,4 646,6 832,6 817,4 925,3 1018,9 1115,6 1240,8 1461,2 1911 2214 2. Tăng trưởng thực tế, (Annual change of GDP, by industrias), % -2,5 -9,2 -9,5 -3,0 2,3 2,4 4,0 3,5 3,2 1,1 1,0 4,0 5,6 10,7 6,1 2.1. Công nghiệp -5,1 -9,7 -6,4 1,7 -3,2 -3,3 3,8 1,1 0,30 15,47 3,76 4,85 14,97 (0,93) 2.1.1.Nhà máy khai thác mỏ (Mining & quarrying) - - - - - 6,1 5,6 4,9 3,2 6,1 10,1 -6,9 -1,3 31,9 6,6 2.1.2.Nhà máy chế biến (Manufacturing - - - - - -13,8 -15,0 3,2 -2,8 -3,3 31,8 22,1 2,1 1,5 -27,3 2.1.3.Công nghiệp nhiệt điện, cung cấp nước (Electricity, gas & water supply) - - - - - 0,7 0,4 3,2 4,6 0,4 3,5 3,9 1,1 6,3 2,6 2.1.4.Xây dựng (Construction) - - 2,6 -2,7 -1,1 1,6 -14,6 10,8 18,5 47,6 0,3 - 2.2. Nông nghiệp - -13,1 -2.1 -2.7 2.7 4,4 4,3 6,4 4,2 -15,90 -18,35 -12,44 4,85 17,69 7,69 2.2.1.Nông, săn bắt, lâm nghiệp (Agriculture, hunting and forestry) - - - - - 4,4 4,3 6,4 4,2 -14,4 -19,0 -10,7 5,8 18,9 - 2.3.Dịch vụ - - - - - 4,9 8,5 -0,1 3,6 15,26 6,11 11,63 6,15 6,34 9,13 2.3.1. Thương mại bán lẻ hàng hóa, sửa chữa hàng tiêu dung dung (Wholesale & retaile trade; repair of motor veh, personal & HH goods) - - - - - 0,3 17,1 -3,1 1,3 25,7 10,1 13,3 7,1 2,8 - 2.3.2. Dịch vụ giao dịch tài chính (Financial intermediation - - - - - 42,.2 -26,7 -33,0 39,9 7,0 22,4 7,3 33,6 20,2 - 2.3.3.Vận tải, trữ hàng kho bãi, viễn thông (Transport, storage & communication) - - - - 11,.2 5,8 7,4 6,1 25,2 14,9 16,2 13,9 9,0 - Nguồn: Bộ Tài chính Mông Cổ Bảng 1.10 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Mông Cổ, phần theo ngành (1990-2004) Đơn vị: % Ngành Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Khai thác, mỏ, dầu khí - - - - 9,40 21,5 7,81 36,2 42,4 28,7 17,9 46.4 22,1 76,3 62,3 Thương mại, dịch vụ 89,7 25,7 5.2,5 10,6 9,16 2,43 2,68 18,0 9,40 21,5 7,81 36.2 42,4 28,7 17,9 Công nghiệp nhẹ - - 39,7 18,0 24,9 5,07 22,5 3,70 10,5 22,07 28,97 4.02 1,65 2,39 8,86 Chế biến nguyên liệu thô gia súc - 0,84 14,2 44,7 15,8 18,8 16,83 3,24 4,92 9,55 12,34 5.10 0,17 0,21 1,42 Xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng - 4,74 - 0,95 12,5 4,37 8,37 9,90 16,11 6,56 8,68 6.64 3,42 1,21 1,28 Tài chính-ngân hàng - - - - - 0,05 8,18 0,60 0,21 2,51 0,75 16.06 2,29 0,06 1,03 Vận tải 0,00 26,3 1,30 1,63 3,63 3,44 2,00 6,73 1,40 4,30 6,79 0.47 0,66 1,16 0,77 Bưu chính, viễn thông - - - 1,31 1,67 28,4 3,37 0,18 0,01 3,54 0,08 0.13 0,25 2,08 0,50 Văn hoá nghệ thuật, giáo dục, khoa học, báo chí 10,4 - - 2,04 5,74 2,26 2,52 0,82 0,73 3,07 5,56 0.11 1,96 1,21 0,39 Công nghiệp sản phẩm thực phẩm - - 14,3 2,83 3,01 1,40 2,81 8,14 1,63 2,50 1,40 0.29 1,71 0,37 0,19 Du lịch - - 0,26 2,18 5,01 0,76 14,52 0,60 0,65 0,24 0,32 0,08 0,41 0,42 0,18 Nông nghiệp, chăn nuôi, trồng cây - 27,9 2,26 5,07 0,24 0,71 1,54 3,26 3,10 382 0,27 0,67 0,20 0,04 0,11 Năng lượng - 0,86 0,00 0,29 0,00 2,23 0,21 0,63 1,18 0,06 1,98 0,91 0,11 0,13 0,09 Đồ gỡ - 0,00 4,04 5,85 0,15 1,01 0,10 0,36 0,36 1,07 0,71 0,89 0,51 0,26 0,04 Chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ mỹ phẩm - 2,37 0,52 1,75 1,19 0,37 0,52 0,73 2,59 1,62 0,54 0,07 0,11 0,24 0,02 Dịch vụ công cộng - - - - - 1,00 0,97 0,75 0,13 0,39 0,50 0,06 0,02 0,01 0,02 Công nghiệp sản phẩm địên, địen tử - - 1,84 2,01 0,58 0,03 1,40 0,02 0,11 0,44 0,03 0,00 0,01 0,09 0,01 Đồ quý, quà tặng - - - - 1,22 0,03 0,07 0,16 2,19 - 0,01 0,03 0,00 0,03 0,01 Công nghiệp đồ gia dụng - 11,7 2,62 - - 0,58 0,02 - 0,01 0,21 0,05 0,05 0,08 0,18 0,01 Lĩnh vực khác - - 13,8 0,77 5,67 5,59 3,63 6,02 4,05 3,37 7,14 13,85 13,21 10,03 6,97 Nguồn: Tổng Cục Thống kê M ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4302.doc
Tài liệu liên quan