1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Họ và tên tác giả luận văn
HOÀNG THỊ HẰNG NGA
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
Sử dụng mô hình Mike 21 đánh giá quá trình lan truyền nhiệt vùng cửa sông Trà
Lý dưới ảnh hưởng của nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2013
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Họ và tên tác giả luận văn
HOÀNG THỊ HẰNG NGA
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
88 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận văn Sử dụng mô hình Mike 21 đánh giá quá trình lan truyền nhiệt vùng cửa sông Trà Lý dưới ảnh hưởng của nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N
Sử dụng mô hình Mike 21 đánh giá quá trình lan truyền nhiệt vùng cửa sông Trà
Lý dưới ảnh hưởng của nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.
Chuyên ngành: Hải dương học
Mã số: 60440228
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Thọ Sáo
Hà Nội – 2013
3
LỜI CẢM ƠN.
Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ đề tài luận văn tốt nghiệp lớp
cao học chuyên ngành Hải Dương học, khóa 2011-2013 tại khoa Khí tượng, Thủy văn
và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
Trong quá trình tham gia khóa học, học viên đã nhận được sự chỉ dạy tận tình của
các thầy trong Bộ môn Hải dương học cho các môn học chuyên ngành. Học viên xin trân
trọng cảm ơn các Thầy về những kiến thức đã được truyền thụ thông qua các môn học.
Luận văn này được thực hiện từ tháng 1-2013 đến tháng 12 năm 2013, trong quá
trình nghiên cứu để đi đến những kết quả trong luận văn này, học viên luôn nhận được
sự hướng dẫn rất tận tình, những gợi ý, chỉ dẫn và khích lệ quý báu của PGS. TS. Nguyễn
Thọ Sáo (Khoa KTTV và HDH, Đại học KHTN), học viên xin chân thành bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới Thầy về những hỗ trợ đó.
Học viên cũng xin chân thành cảm ơn Trung tâm động lực học thủy khí môi
trường cùng các cán bộ trung tâm đã luôn dành thời gian giải đáp, thảo luận một số vấn
đề học viên khúc mắc liên quan đến ứng dụng mô hình trong quá trình thực hiện luận
văn này.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô khác trong bộ môn Hải
dương học, Văn phòng khoa KTTV và HDH, các bạn đồng nghiệp đã quan tâm động
viên và tạo điều kiện thuận lợi nhất để học viên hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, chắc không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong những ý kiến đóng góp của các thầy và các đồng nghiệp để học viên
hoàn thiện luận văn.
Hà Nội, ngày 1 tháng 12 năm 2013
Học viên
4
MỞ ĐẦU
Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 là dự án quan trọng trong mục tiêu chiến lược
phát triển nguồn điện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến
năm 2025. Đây cũng là dự án nguồn điện cấp bách thuộc tổng quy hoạch điện VI đã
được Chính phủ phê duyệt. Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 có công suất thiết kế
1.200MW với tổng mức đầu tư hơn 34.295 tỉ đồng, mỗi năm sản xuất được 6,739 tỉ kWh
điện thương phẩm.
Đây là một trong 2 nhà máy điện thuộc Trung tâm nhiệt điện Thái Bình nằm ở tả
ngạn sông Trà Lý, cách cửa sông Trà Lý khoảng 3km về phía tây, nằm trên diện tích
254.22 ha. Sự ra đời của nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 sẽ góp phần quan trọng trong
việc bổ sung một lượng công suất lớn cho hệ thống điện, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu
thụ điện ngày càng tăng của hệ thống điện quốc gia Việt Nam giai đoạn từ 2013 trở đi.
Bên cạnh việc cung cấp điện lưới quốc gia, xuất khẩu và dự trữ điện năng phục
vụ những nhu cầu thiết yếu để phát triển kinh tế thì việc sử dụng than đá làm nhiên liệu
đốt, quá trình lấy nước làm mát cho hệ thống tua bin của nhà máy rồi xả ra khu vực cửa
sông Trà Lý sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng tới môi trường và hệ sinh thái dưới nước xung
quanh cửa sông này.
Nước được lấy vào từ cửa sông qua ống bình ngưng, làm mát các tua bin rồi xả
trở lại môi trường. Nước thải từ quá trình làm nguội thiết bị của nhà máy nhiệt điện có
lưu lượng lớn, loại nước thải này ít bị ô nhiễm, thường chỉ được làm nguội và cho chảy
thẳng ra nguồn nước mặt khu vực. Tuy nhiên nước xả từ lò hơi lại có nhiệt độ, độ pH
cao và có chứa một lượng nhỏ dầu mỡ, cặn lò không hoà tan, chất vô cơ dẫn đến làm
giảm lượng oxi hòa tan, thay đổi nồng độ của các chất dinh dưỡng cũng như các chất
hòa tan dẫn đến thay đổi môi trường sống của các sinh vật dưới nước. Đặc biệt sự thay
đổi nhiệt độ trong nước có ý nghĩa rất lớn đối với ngưỡng nhiệt cuả sinh vật, mức độ lan
5
truyền và khuếch tán nhiệt ảnh hưởng trực tiếp đối với hệ sinh thái trong môi trường
nước.
Việc sử dụng các mô hình số để tính toán các trường hợp giả định sẽ đưa ra bức
tranh đầy đủ về quá trình lan truyền, khuếch tán nhiệt. Trên cơ sở đó cùng với sự nhận
thức được mức độ cấp thiết của vấn đề, học viên đã lựa chọn đề tài “Sử dụng mô hình
Mike 21 tính toán lan truyền nhiệt vùng cửa sông Trà Lý dưới ảnh hưởng của nhà
máy nhiệt điện Thái Bình 2”. Các kịch bản mô phỏng sự lan truyền nhiệt với các giả
thiết được nêu ra có thể đánh giá mức độ lan truyền và ảnh hưởng của sự biến đổi nhiệt
độ trong môi trường nước tới sinh vật trong hệ sinh thái nước cửa sông Trà Lý.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn góp phần bổ sung thêm thông tin khoa học
và nghiên cứu đánh giá vai trò, tác động của biến đổi nhiệt tới hệ sinh thái môi trường
nước.
6
Mục lục
MỞ ĐẦU
Chương I: Tổng quan khu vực nghiên cứu ........................................................ 13
1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .................................................13
1.2 Đặc điểm khí tượng thủy văn Thái Bình. ..............................................15
1.2.1 Nhiệt độ không khí .................................................................................16
1.2.2 Độ ẩm không khí ....................................................................................17
1.2.3 Nắng và bức xạ .......................................................................................19
1.2.4 Hướng gió và tốc độ gió .........................................................................20
1.2.5 Lượng mưa ..............................................................................................21
1.2.6 Chế độ bão ..............................................................................................22
1.3 Chế độ thuỷ văn ......................................................................................22
1.3.1 Chế độ thủy triều ....................................................................................22
1.3.2 Chế độ dòng chảy ...................................................................................23
1.3.3 Chế độ sóng, gió. ....................................................................................24
Chương 2: TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ...................................................... 26
2.1 Tài liệu ......................................................................................................28
2.1.1 Địa hình vùng nghiên cứu.......................................................................28
2.1.2 Số liệu khí tượng, thủy văn. ....................................................................28
2.2 Phương pháp ............................................................................................31
2.3 Thiết lập mô hình tính toán ....................................................................35
2.4 Các kịch bản .............................................................................................42
Chương 3: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN. .................................................................. 44
7
3.1 Mùa khô ....................................................................................................44
3.1.1 Phương án 1: Q=60m3/s W=45o ............................................................45
3.1.2 Phương án 2: Q=24m3/s, W=45o ...........................................................51
3.1.3 Phương án 3: Q=60m3/s, no wave .........................................................53
3.1.4 Phương án 4: Q=24m3/s, no wave .........................................................55
3.1.3 Phương án 5: Q=60m3/s, W=90o ...........................................................57
3.1.6 Phương án 6: Q=24m3/s, W=90o ...........................................................59
3.2 Mùa mưa ...................................................................................................64
3.2.1 Phương án 7: q=60m3, w=135o .............................................................65
3.2.2 Phương án 8: q=24m3/s, w=135o ...........................................................68
3.2.3 Phương án 9: Q=60m3/s, W=90o ...........................................................69
3.2.4 Phương án 10: Q=24m3/s, W=90o .........................................................69
3.2.5 Phương án 11: Q=60m3/s, No wave .......................................................71
3.2.6 Phương án 12: Q=24m3/s, No wave ......................................................71
KẾT LUẬN
Phụ lục
8
Danh mục các hình.
Hình 1: Địa hình vịnh Bắc Bộ ....................................................................................14
Hình 2: Địa hình sông Trà Lý ....................................................................................14
Hình 3: Bản thiết kế nhà máy .....................................................................................15
Hình 4: Diễn biến nhiệt độ trung bình nhiều năm theo các tháng .............................17
Hình 5: Sự thay đổi độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm......................18
Hình 6: Tổng số giờ nắng trung bình tháng trong tháng của năm .............................20
Hình 7: Lượng mưa trung bình tháng của tỉnh Thái Bình .........................................22
Hình 8: Địa hình vùng nghiên cứu .............................................................................28
Hình 9: Trường gió.....................................................................................................29
Hình 10: Chuỗi số liệu mực nước thực đo tại trạm Thái Bình-sông Trà Lý từ năm
1990-2010 .................................................................................................29
Hình 11: Lưu lượng nước sông ..................................................................................30
Hình 12: Lưới tính toán ..............................................................................................36
Hình 13: Đồ thị trường nhiệt độ nước trung bình tháng ............................................37
Hình 14: Mực nước thực đo .......................................................................................40
Hình 15: Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán trạm Định Cư .................41
Hình 16: Mực nước tính toán phương án 1 ................................................................45
Hình 17: Lan truyền nhiệt trong pha triều lên kỳ triều cường ...................................46
Hình 18: Lan truyền nhiệt trong pha triều xuống kỳ triều cường ..............................47
Hình 19: Đồ thị so sánh diện tích chênh lệch nhiệt độ khi triều lên và triều xuống ..48
Hình 20: Lan truyền nhiệt trong pha triều lên kỳ triều yếu.......................................49
Hình 21: Lan truyền nhiệt trong pha triều xuống kỳ triều yếu ..................................49
Hình 22: So sánh diện tích lan truyền nhiệt ...............................................................50
9
Hình 23: Diện tích lan truyền nhiệt (km2) ..................................................................51
Hình 24: Đường mực nước và vận tốc tại trạm Định CưError! Bookmark not
defined.
Hình 25: Quá trình lan truyền nhiệt trong các pha triều ............................................52
Hình 26: So sánh diện tích truyền nhiệt (km2) ...........................................................53
Hình 27: Đường mực nước và vận tốc .......................................................................53
Hình 28: Quá trình lan truyền nhiệt trong các pha triều ............................................54
Hình 29: So sánh diện tích lan truyền nhiệt ...............................................................55
Hình 30: Đường mực nước và vận tốc ....................... Error! Bookmark not defined.
Hình 31: Quá trình lan truyền nhiệt trong các pha triều ............................................56
Hình 32: So sánh diện tích lan truyền nhiệt ...............................................................57
Hình 33: Đường mực nước và vận tốc ....................... Error! Bookmark not defined.
Hình 34: Quá trình lan truyền nhiệt trong các pha triều ............................................58
Hình 35: So sánh diện tích lan truyền nhiệt ...............................................................59
Hình 36: Đường mực nước và vận tốc ....................... Error! Bookmark not defined.
Hình 37: Quá trình lan truyền nhiệt trong các pha triều ............................................60
Hình 38: So sánh diện tích lan truyền nhiệt ............... Error! Bookmark not defined.
Hình 39: Quá trình lan truyền nhiệt trong các pha triều ............................................67
Hình 40: So sánh diện tích lan truyền nhiệt ............... Error! Bookmark not defined.
Hình 41: Đường mực nước và vận tốc ....................... Error! Bookmark not defined.
Hình 42: Quá trình lan truyền nhiệt trong các pha triều ............................................69
Hình 43: So sánh diện tích lan truyền nhiệt ............... Error! Bookmark not defined.
Hình 44: Đường mực nước và vận tốc ....................... Error! Bookmark not defined.
Hình 45: Quá trình lan truyền nhiệt trong các pha triều ............................................70
10
Hình 46: So sánh diện tích lan truyền nhiệt ............... Error! Bookmark not defined.
Hình 47: Đường mực nước và vận tốc ....................... Error! Bookmark not defined.
Hình 48: Quá trình lan truyền nhiệt trong các pha triều ............................................71
Hình 49: So sánh diện tích lan truyền nhiệt ............... Error! Bookmark not defined.
Hình 50: Đường mực nước và vận tốc ....................... Error! Bookmark not defined.
Hình 51: Quá trình lan truyền nhiệt trong các pha triều ............................................72
Hình 52: So sánh diện tích lan truyền nhiệt ............... Error! Bookmark not defined.
11
Danh mục các bảng biểu.
Bảng 1: Nhiệt độ không khí .......................................................................................16
Bảng 2: Độ ẩm không khí trung bình các tháng, năm từ 2006-2010 .........................17
Bảng 3: Số giờ nắng trung bình nhiều năm của các tháng giai đoạn 2006-2010.......19
Bảng 4: Lượng mưa trung bình năm tại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2006-2010 ..........21
Bảng 5: Khoảng cách xâm nhập mặn tại các cửa sông (km) .....................................23
Bảng 6: Lưu lượng dòng chảy trung bình tại một số cửa sông của vùng Đơn vị:
m3/s ...........................................................................................................24
Bảng 7:Tần suất hướng và độ cao sóng tại Hòn Dáu 1970-2011 ..............................26
Bảng 8: Trường nhiệt độ nước biển theo thời gian khu vực sông Trà Lý năm 2006 –
2013. .........................................................................................................37
Bảng 9: Mực nước tại Định Cư và Thái Bình (2002-2006) .......................................41
Bảng 10: Các kịch bản ...............................................................................................42
Bảng 11: Các kịch bản tính toán mùa khô. ................................................................44
Bảng 12: Bảng tổng hợp phương án 1 .......................................................................50
Bảng 13: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án 2 ...............................................52
Bảng 14: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án 3 ...............................................54
Bảng 15: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án 4 ...............................................56
Bảng 16: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án 5 ...............................................58
Bảng 17: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án 6 ...............................................60
Bảng 18: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án mùa khô ...................................62
Bảng 19: Các kịch bản tính toán mùa mưa ................................................................64
Bảng 20: So sánh mực nước, vận tốc 2 mùa ..............................................................65
Bảng 21: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án 7 ...............................................67
12
Bảng 22 So sánh diện tích truyền nhiệt phương án 8.68
Bảng 23: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án 9 ...............................................70
Bảng 24: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án 11 .............................................72
Bảng 25: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án 12 .............................................73
13
Chương I: Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 là dự án quan trọng thuộc Trung tâm Điện lực
Thái Bình. Theo thiết kế, nhà máy gồm 2 tổ máy với tổng công suất 1.200 MW do Tập
đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giao cho Tổng công ty Điện lực dầu khí làm chủ đầu
tư. Nhà máy được đặt ở phía nam xã Mỹ Lộc, thuộc tả ngạn sông Trà Lý, cách cửa sông
3 km về phía Tây, cách thành phố Thái Bình khoảng 20 km về phía Đông (hình 3)
Thái Bình nằm trong hệ tọa độ 20o17’-20o44’ vĩ độ Bắc, 106o06’-106o39’ kinh độ
Đông. Từ Tây sang Đông dài 54km, từ Bắc xuống Nam dài 49km, có 3 mặt giáp sông,
một mặt giáp biển, giữa tỉnh có sông Trà Lý chảy qua chia tỉnh thành hai miền Nam Bắc.
Diện tích tự nhiên 157200 ha, dân số Thái Bình là 1.8 triệu người, địa hình tương đối
bằng phẳng, có xu thế dốc dần từ Bắc xuống Đông Nam, cao độ trung bình từ 1-1.5m so
với mực nước biển.
Vùng biển ven bờ của tỉnh Thái Bình bao gồm địa giới hành chính của các huyện
Tiền Thái và Thái Thụy. Với diện tích của vùng biển khoảng trên 500 km2, bao gồm các
bãi bồi, rừng ngập mặn, các cửa sông và vùng biển ven bờ với khoảng cách xa bờ xấp xỉ
là 10,8 km, chiếm khoảng 51% diện tích của toàn vùng. Vùng này được bồi tụ phù sa
hằng năm, có cao độ từ 0 đến 0,9 m, trải dần ra biển.
Sông Trà Lý (hình 2) là phân lưu cấp I của sông Hồng, nhận nước từ bờ trái của
sông Hồng tại cửa Phạm Lỗ (Hồng Lý - Vũ Thư). Sông Trà Lý nằm hoàn toàn trong tỉnh
Thái Bình, chảy từ Tây sang Đông với chiều dài 63 km, độ dốc lòng sông nhỏ, hệ số uốn
khúc (khá lớn 1,55). Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn Thái Bình tại mặt cắt khu
vực sông Trà Lý chảy qua Thành phố Thái Bình, nơi thu nước của các nhà máy nước
thành phố Thái Bình, các thông số của sông Trà Lý về cốt cao đáy, mực nước, hàm lượng
phù sa dao động lớn, từ 2,54 đến 5,17 g/m3. Chiều rộng lòng sông từ 300 đến 350 m.
Lưu lượng trung bình khoảng 261 m3/s.
14
Hình 1: Địa hình vịnh Bắc Bộ
Hình 2: Địa hình sông Trà Lý
Nhà máy
Nhiệt điện
TB2
15
Bản thiết kế nhà máy nhiệt điện Phối cảnh nhà máy nhiệt điện Thái Bình2
Hình 3: Bản thiết kế nhà máy
1.2 Đặc điểm khí tượng thủy văn Thái Bình.
Thái Bình thuộc vùng cận nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, thời gian
này cũng thường có bão đổ bộ cùng với lũ lớn của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4, thời kỳ này lượng mưa thấp thường có gió mùa đông bắc, có thể
mạnh đến cấp 5 cấp 6 trùng với triều cường, nước mưa gây nguy hiểm cho hệ thống đê
biển.
Thủy triều khu vực Thái Bình mang đặc trưng chế độ nhật triều, mỗi tháng có từ
24-25 ngày nước lên 1 lần và xuống 1 lần, thời gian nước lên và nước xuống bằng nhau,
mực triều cao nhất lên tới 3.5m mực triều thấp nhất xuống -1.6m.
Khí hậu dải ven biển của tỉnh Thái Bình mang tính chất chung của khí hậu nhiệt
đới gió mùa. Mùa đông thịnh hành gió Đông Bắc, mùa hè thịnh hành gió Đông Nam.
Đặc trưng các yếu tố khí tượng chủ yếu ở khu vực như sau:
16
1.2.1 Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hoá các chất ô
nhiễm trong không khí gần mặt đất và nguồn nước. Nhiệt độ trung bình các tháng, năm
từ 2006-2010 được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Nhiệt độ không khí
Đơn vị tính : oC
Tháng
Năm
TB
2006 2007 2008 2009 2010
1 17,5 16,2 15,0 15,4 17,4 16,3
2 18,1 20,7 23,3 21,4 19,8 20,6
3 19,3 20,6 20,0 20,3 20,9 20,2
4 24,2 22,3 23,8 23,4 22,4 23,2
5 26,5 26,0 26,4 26,1 27,4 26,5
6 29,0 29,7 28,0 29,6 30,0 29,3
7 29,4 30,0 29,2 29,4 30,1 29,6
8 27,4 28,1 28.3 28,9 27,7 28,1
9 26,7 26,2 27,1 27,6 27,5 27,1
10 26,1 24,8 25,9 25,4 24,4 25,3
11 24,0 20,2 21,1 20,8 21,5 22,2
12 17,7 19,9 17.7 19,1 19,2 18,7
TB 23,8 23,7 23,8 23,9 24,0 23,8
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2010
Từ những kết quả trong bảng 1 cho thấy nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Thái
Bình năm từ năm 2006 đến năm 2010 dao động từ 23,7 đến 24oC. Nếu xét theo tháng thì
nhiệt độ trung bình của tháng 1 thấp nhất (16,3oC) và nhiệt độ trung bình tháng cao nhất
là 29,6oC (tháng 7). Sự biến động của nhiệt độ trung bình tháng nhiều năm của tỉnh Thái
Bình được thể hiện trên biểu đồ hình 4.
17
Hình 4: Diễn biến nhiệt độ trung bình nhiều năm theo các tháng
Hình 4 cho thấy nhiệt độ trung bình theo các tháng trong năm của tỉnh Thái Bình
dao động không lớn từ 16,3oC đến 29,6oC.
1.2.2 Độ ẩm không khí
Độ ẩm của không khí lớn tạo điều kiện cho vi sinh vật từ mặt đất phát tán vào
không khí phát triển nhanh chóng, lan truyền trong không khí và chuyển hoá các chất
độc hại gây ô nhiễm môi trường.
Độ ẩm trung bình theo tháng nhiều năm là 85,6%, trong đó các tháng 3 và 4
thường có độ ẩm trung bình tháng lớn nhất. Nguyên nhân có thể gió chịu ảnh hưởng của
gió nồm. Độ ẩm trung bình nhỏ thường xuất hiện vào các tháng 11, 12. Đây là thời kỳ
chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông-Bắc.
Bảng 2: Độ ẩm không khí trung bình các tháng, năm từ 2006-2010
Đơn vị: %
2006 2007 2008 2009 2010 Trung bình
Bình quân năm 85 85 86 86 86 85,6
Tháng 1 83 80 87 80 91 84.2
0
5
10
15
20
25
30
35
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
Độ C
18
2006 2007 2008 2009 2010 Trung bình
Tháng 2 90 89 80 91 89 87.8
Tháng 3 90 93 89 91 89 90.4
Tháng 4 88 88 91 92 94 90.6
Tháng 5 87 87 88 89 90 88.2
Tháng 6 84 81 88 81 81 83
Tháng 7 81 81 82 84 81 81.8
Tháng 8 89 89 89 87 90 88.8
Tháng 9 84 88 90 88 89 87.8
Tháng 10 85 84 87 86 80 84.4
Tháng 11 83 73 80 77 78 78.2
Tháng 12 79 86 80 83 82 82
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2010
Từ những kết qủa trong bảng trên cho thấy độ ẩm tương đối trung bình năm của
khu vực từ năm 2006-2010 dao động từ 85-86%. Đây là giá trị độ ẩm đặc trưng của vùng
ven biển, nhiệt đới gió mùa.
Hình 5: Sự thay đổi độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm
76
78
80
82
84
86
88
90
92
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12tháng
%
19
1.2.3 Nắng và bức xạ
Nắng được đánh giá dựa trên đơn vị đo là số giờ nắng là số giờ có cường độ bức
xạ mặt trời trực tiếp với giá trị bằng hay lớn hơn 0,1 kw/m2 (> 0,2 calo/cm2/phút). Thời
gian nắng được đo bằng nhật quang ký. Nó được xác định bằng vết cháy trên giản đồ
bằng giấy có khắc thời gian do các tia mặt trời chiếu xuyên qua quả cầu thuỷ tinh hội tụ
lại tạo nên, được tính theo tổng số giờ nắng theo tháng và theo năm. Số giờ nắng trong
năm bằng tổng số giờ nắng của các ngày trong năm cộng lại.
Các tháng 5, 6 và 7 có số giờ năng lớn nhất. Tổng số giờ nắng của các tháng này
là trên 555 giờ, chiếm tỷ lệ 39,4% tổng số giờ năng của năm. Do số giờ nắng ở các tháng
này nhiều cho nên khả năng sinh khối của thủy sinh vật của các tháng này cũng rất lớn.
Các tháng 12, 1 và 2 có số giờ năng ít do đây là thời kỳ mùa đông. Theo niên giám thống
kê tỉnh Thái Bình năm 2010, tổng số giờ nắng trong năm từ năm 2006 đến năm 2010
được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3: Số giờ nắng trung bình nhiều năm của các tháng giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: giờ
2006 2007 2008 2009 2010 Trung Bình
Bình quân năm 122,9 113,2 110,6 129,1 111,0 117,3
Tháng 1 69,2 25 65,1 122,2 31 62,5
Tháng 2 14,5 39,8 28,8 74,9 75 46,6
Tháng 3 11,6 5,8 67,1 42,7 43 34,0
Tháng 4 125,1 73,5 83,5 63,4 55 80,1
Tháng 5 204,8 151,3 177,5 162,6 157 170,6
Tháng 6 187,3 231,3 107,3 197 160 176,6
Tháng 7 171,9 256,2 165 203 244 208,0
Tháng 8 116,7 120,1 150,7 183,2 131 140,3
Tháng 9 186,3 123,9 124,2 139,6 142 143,2
Tháng 10 137,8 119 116,6 145,3 130 129,7
20
Tháng 11 157,7 175,6 127,3 137,7 78 135,3
Tháng 12 91,9 36,4 113,9 78 85 81,0
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2010
Vào các tháng 1, 2 và 3, tổng lượng bức xạ thấp, số giờ nắng là ít nhất trong năm,
chỉ từ 34 đến 62,5 giờ nắng. Tháng 4, trời ấm lên, tổng số giờ nắng tăng lên tới 80,1 giờ.
Số giờ nắng trung bình tháng của các năm từ 2006 đến năm 2010 được thể hiện trong đồ
thị hình 6.
Hình 6: Tổng số giờ nắng trung bình tháng trong tháng của năm
1.2.4 Hướng gió và tốc độ gió
Hướng gió chủ đạo của khu vực của tỉnh Thái Bình nói riêng, của vùng đồng bằng
Bắc Bộ nói chung được đặc trưng theo mùa: mùa Đông là hướng Đông-Bắc (tháng 11
đến tháng 04), vào mùa hè là hướng Đông-Nam (tháng 5 đến tháng 10).
Tốc độ gió trung bình là 2,4 m/s và tốc độ gió mạnh nhất là 40 m/s. Ngoài ra Thái
Bình có đặc trưng là vùng đồng bằng ven biển, chịu gió bão hàng năm lớn.
0
50
100
150
200
250
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
Giờ
21
1.2.5 Lượng mưa
Mùa mưa ở khu vực thường xảy ra trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng
mưa trung theo năm được tính theo tổng lượng mưa của tất cả các ngày trong năm.
Bảng 4: Lượng mưa trung bình năm tại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: mm
2006 2007 2008 2009 2010 TB
Bình quân năm 119,9 100,4 107,3 118,2 105,2 110,2
Tháng 1 7,0 11,7 105,8 2,5 136,0 52,6
Tháng 2 37,1 44,4 15,9 1,1 11,0 21,9
Tháng 3 23,3 30,5 15,7 112,5 17,0 39,8
Tháng 4 31,9 69,5 13,1 235,9 43,0 78,7
Tháng 5 158,8 134,4 90 120,2 75,0 115,7
Tháng 6 140,4 72,9 24,4 73,1 124,0 87,0
Tháng 7 266,3 81,8 128,5 264,1 223,0 192,7
Tháng 8 473,8 271,6 170,1 148,6 381,0 289,0
Tháng 9 123,8 315 436,3 376,6 160,0 282,3
Tháng 10 75,3 107,6 74,6 59,3 77,0 78,8
Tháng 11 99,9 8,4 193 0,9 7,0 61,8
Tháng 12 1,0 56,6 20,6 23,8 8,0 22,0
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2010
Lượng mưa trung bình theo các tháng trong các năm từ 2006 đến 2010 của tỉnh
Thái Bình biến đổi nhiều, từ 21,9 mm vào tháng tháng 2 đến 289,0 mm vào tháng 8 hằng
năm (hình 7).
Nếu xét lượng mưa trung bình theo năm thì năm 2007 có lượng mưa trung bình
thấp nhất (100,4 mm) và năm 2006 có lượng mưa lớn nhất 119,9 mm.
22
Hình 7: Lượng mưa trung bình tháng của tỉnh Thái Bình
1.2.6 Chế độ bão
Bão thường đổ bộ vào vùng bờ biển của tỉnh Thái Bình từ tháng 6 đến tháng 10
gây mưa to, sóng và gió lớn. Lượng mưa trong các trận bão dao động từ 200 đến 500
mm. Mưa lớn làm cho nước bị ngọt hóa, giảm pH và tăng độ đục, làm ảnh hưởng đến
nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối.
1.3 Chế độ thuỷ văn
1.3.1 Chế độ thủy triều
Là vùng đồng bằng ven biển nên những con sông ở Thái Bình chịu ảnh hưởng
của chế độ thủy triều. Mặt khác chế độ thủy văn của sông cũng chịu ảnh hưởng của
nguồn nước thượng lưu.
Vùng cửa sông ven biển của tỉnh Thái Bình có chế độ nhật triều khá thuần nhất,
tính nhật triều thuần nhất giảm dần từ Bắc xuống Nam. Biên độ dao động tối đa của thủy
triều từ 3,5 đến 4.0 m, trung bình từ 1,7 đến 1,9 m và tối thiểu từ 0,3 đến 0,5 m. Mực
nước triều lớn nhất nhiều năm có thể đạt 4,0 m và thấp nhất khoảng 0,08 m. Độ cao thủy
0
50
100
150
200
250
300
350
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
mm
23
triều trung bình là 1,8 m, độ cao tuyệt đối từ 0,6 đến 3,8 m. Số ngày triều cường từ 3 m
trở lên có từ 152 đến 176 ngày. Do biên độ của mực thủy triều lớn, độ mặn từ 5 đến 20%
xâm nhập vào các cửa sông khá sâu: 14 km đối với sông Hồng; 20 km đối với sông Trà
Lý.
Hệ số thủy triều ở Văn Úc là 1,0 thì ở cửa Ba Lạt (sông Hồng) là 0,9. Tỷ lệ chênh
lệch giữa thời gian triều rút và thời gian triều lên ở khu vực cửa Văn Úc là 1,15 thì chênh
lệch ở cửa Ba Lạt lên tới 1,93 tức là thời gian triều rút và thời gian triều rút thường kéo
dài gấp hai lần thời gian triều lên.
Bảng 5: Khoảng cách xâm nhập mặn tại các cửa sông (km)
Tên sông
Cực đại Trung bình Nhỏ nhất
0,1% 0,4% 0,1% 0,4% 0,1%
Văn Úc 28 20 18 8 1
Thái Bình 26 25 15 5 1
Diêm Điền 12 10 6 2 0,05
Trà Lý 20 15 8 3 1,0
Sông Hồng 14 12 10 2 0,0
Sông Đáy (Ninh Bình) 20 17 5 1 1
Nguồn: Trung tâm Quy hoạch, Điều tra, Đánh giá tài nguyên-môi trường biển và hải đảo
1.3.2 Chế độ dòng chảy
Dòng chảy chung hệ thống các sông Thái Bình là dòng chảy có tính ổn định cao
với hướng dòng từ Tây sang Đông và đổ ra biển. Sông Trà Lý là phân lưu cấp I của sông
Hồng, nhận nước từ bờ trái của sông Hồng tại cửa Phạm Lỗ (Hồng Lý - Vũ Thư). Sông
Trà Lý nằm hoàn toàn trong tỉnh Thái Bình, chảy từ Tây sang Đông với chiều dài 63 km,
độ dốc lòng sông nhỏ, hệ số uốn khúc (khá lớn 1,55).
Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn Thái Bình tại mặt cắt khu vực sông Trà
Lý chảy qua Thành phố Thái Bình, nơi thu nước của các nhà máy nước thành phố Thái
24
Bình, các thông số của sông Trà Lý về cốt cao đáy, mực nước, hàm lượng phù sa dao
động lớn, từ 2,54 đến 5,17 g/m3. Chiều rộng lòng sông từ 300 đến 350 m. Lưu lượng
trung bình khoảng 261 m3/s.
Bảng 6: Lưu lượng dòng chảy trung bình tại một số cửa sông của vùng Đơn vị: m3/s
Tháng I II II IV V VI
VI
I
VI
II
IX X XI
XI
I
TB
nă
m
Toàn lưu
vực
Hồng-
Thái Bình
260
6
271
2
213
6
239
7
429
8
49
76
75
80
75
19
56
28
36
66
25
62
25
12
405
0
Ba Lạt 279 309 217 249 540
64
8.5
10
95
10
91
77
5
46
7
26
6
25
8
516
Trà Lý 143 157 108 127 279
33
2
53
7
54
2
39
6
24
3
14
1
13
4
261
Thái Bình 89 99 70 82 187
22
4
37
3
37
0
27
0
17
7
11
2
10
0
179
Nguồn: Trung tâm Quy hoạch, Điều tra, Đánh giá tài nguyên-môi trường biển và hải đảo
1.3.3 Chế độ sóng, gió.
Chế độ sóng khu vực Thái Bình có tính chất chung của sóng khu...g diện tích vùng nhiệt có nhiệt độ lớn hơn 1oC
so với môi trường là 362.4km2, diện tích vùng có chênh lệch nhiệt độ 2oC là 2.7 km2.
Tuy nhiên trong pha triều xuống diện tích vùng chênh lệch nhiệt độ cao tăng hơn so với
kỳ triều lên. Có thể thấy trong phương án này do lưu lượng xả thấp dẫn đến các khu vực
chênh lệch nhiệt độ lớn với môi trường (trên 4oC) hầu như không tồn tại trong cả 4 pha
triều. (Hình 26)
Bảng 13: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án 2
Nhiệt độ lớn hơn
nhiệt độ nền
(18oC)
Triều cường Triều yếu
Trong pha triều
lên (1)
Trong pha
triều xuống(2)
Trong pha
triều lên(3)
Trong pha
triều
xuống(4)
>1oC 362.4 km2 357.4 km2 353.7 km2 360.3 km2
>2oC 2.7 km2 7.5 km2 11.1 km2 3.5 km2
>3oC 0.1 km2 0.3 km2 1.2 km2
53
Hình 25: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án 2 (km2)
3.1.3 Phương án 3: Q=60m3/s, no wave
Trong phương án này không xét tới sự tác động của sóng, có thể thấy độ cao
mực nước và vận tốc dòng chảy hầu như không đổi so với các phương án trên.
Hình 26: Đường mực nước và vận tốc
0
2
4
6
8
10
12
1 2 3 4
>2oC >3oC
54
Xu hướng truyền nhiệt trong phương án này khá giống với phương án 1, tuy nhiên
các vùng có chênh lệch nhiệt độ với môi trường trên 4oC rất ít (hình 29). Trong các pha
triều xuống của phương án này vùng diện tích nhiệt độ cao chiếm ưu thế hơn so với pha
triều lên. (Bảng 14)
Pha triều lên kỳ triều cường (1) Pha triều xuống kỳ triều cường (2)
Pha triều lên kỳ triều yếu (3) Pha triều xuống kỳ triều yếu (4)
Hình 27: Quá trình lan truyền nhiệt trong các pha triều
Bảng 14: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án 3
Nhiệt độ lớn hơn
nhiệt độ nền
(18oC)
Triều cường Triều yếu
nước lên (1) nước rút(2) nước lên(3) nước rút(4)
>1 oC 354.6 km2 336.5 km2 339.8 km2 335.8 km2
55
>2 oC 5.9 km2 14.3 km2 15.2 km2 16.6 km2
>3 oC 1.3 km2 9.9 km2 8.01 km2 9.5 km2
>4 oC 4.3 km2 1.9 km2 3.1 km2
Hình 28: So sánh diện tích lan truyền nhiệt phương án 3
3.1.4 Phương án 4: Q=24m 3/s, no wave
Cũng giống như phương án 2, khi lưu lượng xả của nhà máy chỉ 24m3/s thì khối
nước thải của nhà máy hầu như không ảnh hưởng tới môi trường. (Bảng 15)
>1oC
>1oC >1oC >1oC
>2oC >2
oC >2oC >2oC
>3oC >3
oC >3oC >3oC
0
50
100
150
200
250
300
350
400
1 2 3 4
56
Pha triều lên kỳ triều cường (1) Pha triều xuống kỳ triều cường (2)
Pha triều lên kỳ triều yếu (3) Pha triều xuống kỳ triều yếu (4)
Hình 29: Quá trình lan truyền nhiệt trong các pha triều
Bảng 15: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án 4
Nhiệt độ lớn
hơn nhiệt độ
nền (18oC)
Triều cường Triều yếu
Trong pha
triều lên (1)
Trong pha triều
xuống(2)
Trong pha
triều lên(3)
Trong pha triều
xuống(4)
>1oC 360.82 km2 325.9 km2 354.6 km2 348.8 km2
>2oC 4.3 km2 23.7 km2 9.7 km2 13.04 km2
>3oC 15.4 km2 0.56 km2 2.89 km2
>4oC 0.06 km2 0.2 km2 0.31 km2
57
Hình 30: So sánh diện tích lan truyền nhiệt phương án 4
3.1.5 Phương án 5: Q=60m3/s, W=90o
Khi gió thổi hướng chính Đông, quá trình lan truyền nhiệt có xu hướng hoàn toàn
khác so với 4 phương án trên. Gió kết hợp với sóng chia khối nước xả thành hai phần ở
ngay cửa sông, vì thế mà lượng nhiệt cao hơn môi trường được chia đều cả về hướng
Bắc và Nam so với điểm xả và lan truyền chủ yểu dọc theo đường bờ như trên hình 34.
Pha triều lên kỳ triều cường (1) Pha triều xuống kỳ triều cường (2)
>1oC >1oC >1oC >1
oC
>2oC >2
oC >2oC >2oC
0
50
100
150
200
250
300
350
400
1 2 3 4
58
Pha triều lên kỳ triều yếu (3) Pha triều xuống kỳ triều yếu (4)
Hình 31: Quá trình lan truyền nhiệt trong các pha triều
Có thể thấy trong phương án này vùng có nhiệt độ cao hơn môi trường 4oC đều
lớn ở cả 4 pha triều.
Bảng 16: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án 5
Nhiệt độ lớn
hơn nhiệt độ
nền (18oC)
Triều cường Triều yếu
Trong pha triều
lên (1)
Trong pha triều
xuống(2)
Trong pha triều
lên(3)
Trong pha triều
xuống(4)
>1oC 343.0 km2 308.7 km2 322.5 km2 311.01 km2
>2oC 13.9 km2 18.8 km2 15.6 km2 16.5 km2
>3oC 4.9 km2 14.1 km2 13.39 km2 16.1 km2
>4oC 3.16 km2 23.3 km2 13.58 km2 21.4 km2
59
Hình 32: So sánh diện tích lan truyền nhiệt
3.1.6 Phương án 6: Q=24m3/s, W=90o
Cũng giống như phương án 5, trong trường hợp này xu hướng lan truyền nhiệt
trải đều về cả 2 hướng Bắc và Nam so với điểm xả trong cả 4 pha triều. Tuy nhiên lưu
lượng xả nhỏ nên diện tích vùng bị ảnh hưởng nhiệt là rất ít. (Bảng 17)
Pha triều lên kỳ triều cường (1) Pha triều xuống kỳ triều cường (2)
>1oC
>1oC
>1oC
>1oC
>2oC >2
oC >2oC >2oC
>3oC
>3oC >3oC >3oC
>4oC
>4oC
>4oC >4
oC
0
50
100
150
200
250
300
350
400
1 2 3 4
60
Pha triều lên kỳ triều yếu (3) Pha triều xuống kỳ triều yếu (4)
Hình 33: Quá trình lan truyền nhiệt trong các pha triều
Bảng 17: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án 6
Nhiệt độ lớn
hơn nhiệt độ
nền (18oC)
Triều cường Triều yếu
Trong pha triều
lên (1)
Trong pha
triều xuống(2)
Trong pha
triều lên(3)
Trong pha
triều
xuống(4)
>1oC 361.1 km2 340.4 km2 356.9 km2 340.1 km2
>2oC 4.02 km2 24.5 km2 7.9 km2 19.6 km2
>3oC 0.001km2 0.103 km2 0.22 km2 5.4 km2
Có thể thấy khu vực chênh lêch trên 3oC trong pha (1) không đáng kể, trong pha
thứ (4) diện tích chênh lệch nhiệt với môi trường là 5.4km2 và tập trung ở ngay ngoài
cửa sông.
61
Nhận xét chung cho 6 phương án mùa khô:
Trước hết về thủy động lực học: Modul Mike 21/3 cho kết quả về trường vận tốc
và trường mực nước tốt, các quy luật của sóng đứng vùng cửa sông ổn định.
Thứ 2 là qua trình lan truyền nhiệt: Khu vực có chênh lệch nhiệt độ với môi trường
trên 1oC ở cả 6 phương án khá đều nhau, dao động trong khoảng 350km2
Vì thế tập trung vào so sánh chênh lêch nhiệt độ trên 2, 3, 4oC trong các pha triều
của cả 6 phương án trên. Kết quả thu được cho thấy:
Các phương án có lưu lượng xả 60m3/s đều có diện tích vùng chênh lệch nhiệt độ
với môi trường lớn hơn các phương án có lưu lượng xả 24m3/s.
Phương án thứ 5 (lưu lượng xả 60m3/s và hướng sóng chính Đông) là trường hợp
có chênh lệch nhiệt độ với môi trường lớn nhất ở cả 4 pha triều. (Hình 39)
Tuy nhiên trong phương án 6 khi giảm lưu lượng xả chỉ còn 24m3/s và giữ nguyên
hướng sóng, kết quả cho thấy vùng chịu ảnh hưởng của khối nước xả thải hầu như không
còn nhiều.
Nguyên nhân: vào mùa khô lưu lượng xả trung bình trên sông Trà Lý chỉ vào
khoảng 143m3/s, lưu lượng xả của nhà máy là 60m3/s và xả liên tục suốt ngày đêm. Như
vậy chênh lệch về lưu lượng xả và lưu lương nước sông không chênh lệch nhiều dẫn đến
khối nước nóng xả từ kênh của nhà máy không kịp được làm mát bởi môi trường.
Hướng sóng Đông theo thiết kế 10% chiếm 24.34% (chỉ sau hướng Đông-Nam
chiếm 25.44%) tổng hướng sóng trong năm.
62
Bảng 18: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án mùa khô
Tên
phương
án
Chênh lệch
nhiệt độ với
môi trường
(18oC)
Triều cường Triều yếu
Pha triều lên
Pha triều
xuống
Pha triều lên
Pha triều
xuống
1
>1oC 355.6km2 333.8 km2 341.8 km2 337.5 km2
>2oC 5.3 km2 10.9 km2 14.1 km2 16.1 km2
>3oC 2.8 km2 18.2 km2 8.7 km2 8.8 km2
>4oC 1.4 km2 2.1 km2 0.4 km2 2.6 km2
2
>1oC 362.4 km2 357.4 km2 353.7 km2 360.3 km2
>2oC 2.7 km2 7.5 km2 11.1 km2 3.5 km2
>3oC 0.1 km2 0.3 km2 1.2 km2
3
>1 oC 354.6 km2 336.5 km2 339.8 km2 335.8 km2
>2 oC 5.9 km2 14.3 km2 15.2 km2 16.6 km2
>3 oC 1.3 km2 9.9 km2 8.01 km2 9.5 km2
>4 oC 4.3 km2 1.9 km2 3.1 km2
4
>1oC 360.82 km2 325.9 km2 354.6 km2 348.8 km2
>2oC 4.3 km2 23.7 km2 9.7 km2 13.04 km2
>3oC 15.4 km2 0.56 km2 2.89 km2
>4oC 0.06 km2 0.2 km2 0.31 km2
5
>1oC 343.0 km2 308.7 km2 322.5 km2 311.01 km2
>2oC 13.9 km2 18.8 km2 15.6 km2 16.5 km2
>3oC 4.9 km2 14.1 km2 13.39 km2 16.1 km2
>4oC 3.16 km2 23.3 km2 13.58 km2 21.4 km2
6
>1oC 361.1 km2 340.4 km2 356.9 km2 340.1 km2
>2oC 4.02 km2 24.5 km2 7.9 km2 19.6 km2
>3oC 0.001km2 0.103 km2 0.22 km2 5.4 km2
63
Pha triều lên kỳ triều cường Pha triều xuống kỳ triều cường
Pha triều lên kỳ triều yếu Pha triều xuống kỳ triều yếu
Hình 39: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án mùa khô
0.00
5.00
10.00
15.00
1 2 3 4 5 6
>2oC >3oC >4oC
0.00
10.00
20.00
30.00
1 2 3 4 5 6
>2oC >3oC >4oC
0.00
5.00
10.00
15.00
20.00
1 2 3 4 5 6
>1oC >2oC >3oC
0.00
10.00
20.00
30.00
1 2 3 4 5 6
>2oC >3oC >4oC
64
3.2 Mùa mưa
Thời gian tính toán được sử dụng cho mô hình vào mùa khô tính từ ngày
05/07/2010 tới 21/01/2010.
Lưu lượng xả của nước làm mát nhà máy tính cho 2 trường hợp là Q=24m3/s và
Q=60m3/s.
Hướng sóng được xét đến là hướng đông và đông-nam; W=90o và W=135o, đồng
thời xét đến cả quá trình lan truyền nhiệt khi không có ảnh hưởng của sóng: No wave.
Nhiệt độ tại cống xả nước làm mát là T=34oC, nhiệt độ nước biển trung bình
Tw=28.1oC, nhiệt độ trung bình nước sông là Tr=28oC.
Tọa độ điểm xả là: 664088.268 Đông và 2265098.825 Bắc (UTM)
Với mỗi kịch bản đều xét tới cả 2 thời kỳ triều cường và triều kiệt
- Thời kỳ triều cường: Pha triều lên xảy ra vào lúc 16 giờ ngày 12 tháng 7 ở
bước thứ 208 của chuỗi thời gian tính toán. Pha triều xuống xảy ra vào lúc 17
giờ cùng ngày ở bước thứ 161.
- Thời kỳ triều yếu: Pha triều lên xảy ra lúc 4 giờ ngày 23 tháng 1 ở bước 368.
Pha triều xuống xảy ra lúc 11 giờ cùng ngày ở bước 371 của chuỗi thời gian
tính toán.
Bảng 19: Các kịch bản tính toán mùa mưa
Tên
kịch
bản
Triều
Sóng Thiết kế 10%
Lưu
lượng
Nhiệt
độ
nước
Nhiệt
độ xả
Ghi chú
Hướng Độ lớn
Chu
kỳ
Q Tw Ts
7
Triều cường 135o 1.15m 4.2s 24 m3/s 28.1o 34o mùa mưa
Triều kiệt 135 o 1.15m 4.2s 24 m3/s 28.1o 34o mùa mưa
8
Triều cường 135 o 1.15m 4.2s 60 m3/s 28.1o 34o mùa mưa
Triều kiệt 135 o 1.15m 4.2s 60 m3/s 28.1o 34o mùa mưa
9 Triều cường 90 o 1.15m 4.2s 24 m3/s 28.1o 34o mùa mưa
65
Triều kiệt 90 o 1.15m 4.2s 24 m3/s 28.1o 34o mùa mưa
10
Triều cường 90 o 1.15m 4.2s 60 m3/s 28.1o 34o mùa mưa
Triều kiệt 90 o 1.15m 4.2s 60 m3/s 28.1o 34o mùa mưa
11
Triều cường no wave 24 m3/s 28.1o 34o mùa mưa
Triều kiệt no wave 24 m3/s 28.1o 34o mùa mưa
12
Triều cường no wave 60 m3/s 28.1o 34o mùa mưa
Triều kiệt no wave 60 m3/s 28.1o 34o mùa mưa
3.2.1 Phương án 7: q=60m3, w=135o
Mực nước vào mùa mưa cao hơn so với mùa khô khi nước lên xong cũng không
xuống thấp hơn mùa khô khi triều rút. Pha giữa đỉnh nước lên và pha vận tốc cũng lệch
hơn so với mùa khô, điều này có thể lý giải là do mùa mưa lưu lượng nước sông cao hơn,
lượng mưa nhiều và liên tục.
Bảng 20: So sánh mực nước, vận tốc 2 mùa
mùa khô mùa mưa
Hmax 1.75 mét 2.0 mét
Hmin -0.82 mét -0.4 mét
Vmax 0.48 m/s 0.6m/s
Vmin 0.03m/s 0.025m/s
66
Mùa khô Mùa mưa
Hình 40: So sánh mực nước, vận tốc 2 mùa
Khi gió thổi hướng Đông-Bắc thì xu hướng lan truyền khối nước xả ở cả 4 pha
triều đều ngược lên hướng Bắc so với điểm xả, có thể thấy khi triều lên hay rút khối nước
nóng cũng không bị vào sâu trong sông như các phương án của mùa khô. Điều này là do
vào mùa mưa lưu lượng trên sông lớn (trung bình là 527m3/s), vì thế nước có xu hướng
bị đẩy ra ngoài biển nhiều hơn là chảy ngược vào sông.
Hình 41 thể hiện quá trình lan truyền nhiệt từ kênh xả nước làm mát của nhà máy
ra môi trường, nền màu trắng là nhiệt độ nước mùa này (28oC), các màu khác thể hiện
sự xâm nhập của khối nước xả vào môi trường.
Pha triều lên kỳ triều cường (1) Pha triều xuống kỳ triều cường (2)
67
Pha triều lên kỳ triều yếu (3) Pha triều xuống kỳ triều yếu (4)
Hình 41: Quá trình lan truyền nhiệt trong các pha triều
Trong phương án này lưu lượng xả là 60m3/s và hướng sóng là Đông-Bắc, tuy
nhiên các vùng có chênh lệch nhiệt độ lớn với môi trường là rất thấp. Khi nhiệt độ khối
nước xả lớn hơn hơn nhiệt độ nền 2oC thì vùng diện tích mà nó chiếm chỗ là rất nhỏ.
Bảng 21 cho thấy chỉ trong pha triều xuống của kỳ triều cường diện tích vùng chênh lệch
nhiệt độ với môi trường trên 2oC mới đáng kể. Trong các pha triều còn lại vùng diện tích
này rất nhỏ.
Bảng 21: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án 7
Nhiệt độ lớn hơn
nhiệt độ nền
(28oC)
Triều cường Triều yếu
Trong pha
triều lên (1)
Trong pha
triều
xuống(2)
Trong pha
triều lên(3)
Trong pha
triều xuống(4)
>1oC 364.4km2 340.1 km2 364.9 km2 364.8 km2
>2oC 0.75 km2 25.1 km2 0.23 km2 0.35 km2
68
Xu hướng nhiệt lan truyền trong trường hợp này cũng giống trường hợp trên, tuy
nhiên bảng 22 cho thấy trong cả 4 pha triều chênh lệch nhiệt độ với môi trường chỉ là
1oC.
Pha triều lên kỳ triều cường (1) Pha triều xuống kỳ triều cường (2)
Pha triều lên kỳ triều yếu (3) Pha triều xuống kỳ triều yếu (4)
Hình 43: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án 8
Bảng 22: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án 8
Nhiệt độ lớn
hơn nhiệt độ
nền(km2)
Triều cường Triều yếu
Trong pha triều
lên (1)
Trong pha triều
xuống(2)
Trong pha triều
lên(3)
Trong pha triều
xuống(4)
>1oC 365.2km2 365.17 km2 365.16 km2 365.16 km2
3.2.2 Phương án 8: q=24m3/s, w=135o
69
3.2.3 Phương án 9: Q=60m3/s, W=90o
Phương án 10: Q=24m3/s, W=90o
Xu hướng truyền nhiệt trong 2 phương án này giống phương án 5 và 6 của mùa
khô, tuy nhiên trong cả 4 pha triều nước xả không bị đẩy sâu vào trong sông như mùa
khô. Khối nước xả cũng bị đẩy đều về 2 phía Bắc và Nam so với điểm xả. (hình 44 và
45)
Pha triều lên kỳ triều cường (1) Pha triều xuống kỳ triều cường (2)
Pha triều lên kỳ triều yếu (3) Pha triều xuống kỳ triều yếu (4)
Hình 34: Quá trình lan truyền nhiệt phương án 9
Bảng 23a và 23b cho thấy hầu như chênh lệch giữa nhiệt độ nước biển và xả chỉ là 1oC
70
Bảng 23a: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án 9
Nhiệt độ lớn hơn
Nhiệt độ nền
(km2)
Triều cường Triều yếu
Trong pha
triều lên (1)
Trong pha triều
xuống(2)
Trong pha
triều lên(3)
Trong pha triều
xuống(4)
>1oC 364.4km2 364.7km2 364.9km2 364.8km2
>2oC 0.7km2 0.46km2 0.21km2 0.34km2
Pha triều lên kỳ triều cường (1) Pha triều xuống kỳ triều cường (2)
Pha triều lên kỳ triều yếu (3) Pha triều xuống kỳ triều yếu (4)
Hình 45: Quá trình lan truyền nhiệt phương án 10
71
Bảng 23b: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án 10
Nhiệt độ lớn
hơn Nhiệt độ
nền (km2)
Triều cường Triều yếu
Trong pha
triều lên (1)
Trong pha triều
xuống(2)
Trong pha
triều lên(3)
Trong pha triều
xuống(4)
>1oC 367.8km2 365.1km2 365.1km2 365.2km2
3.2.4 Phương án 11: Q=60m3/s, No wave
Phương án 12: Q=24m3/s, No wave
Khi không có sóng tác động xu hướng lan truyền nhiệt trường hợp này cũng
giống trong phương án 7 và 8. (hình 46, 47)
Pha triều lên kỳ triều cường (1) Pha triều xuống kỳ triều cường (2)
Pha triều lên kỳ triều yếu (3) Pha triều xuống kỳ triều yếu (4)
Hình 46: Quá trình lan truyền nhiệt trong các pha triều
72
Tuy nhiên cũng như các phương án mùa mưa trên, trong 2 phương án này nhiệt
xả của nhà máy hầu như không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. (Bảng 24 và 25)
Bảng 24: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án 11
Nhiệt độ lớn
hơn Nhiệt
độ nền(km2)
Triều cường Triều yếu
Trong pha
triều lên (1)
Trong pha
triều xuống(2)
Trong pha triều
lên(3)
Trong pha triều
xuống(4)
>1oC 364.4km2 363.4km2 364.9km2 364.9km2
>2oC 0.7km2 1.6km2 0.21km2 0.24km2
Pha triều lên kỳ triều cường (1) Pha triều xuống kỳ triều cường (2)
Pha triều lên kỳ triều yếu (3) Pha triều xuống kỳ triều yếu (4)
Hình 47: Quá trình lan truyền nhiệt trong các pha triều
73
Bảng 25: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án 12
Nhiệt độ lớn hơn
Nhiệt độ nền (km2)
Triều cường Triều yếu
Trong pha
triều lên (1)
Trong pha triều
xuống(2)
Trong pha
triều lên(3)
Trong pha
triều
xuống(4)
>1oC 367.8km2 365.1km2 365.1km2 365.2km2
Nhận xét quá trình lan truyền nhiệt của các phương án trong mùa mưa
Sau khi mô phỏng 6 phương án vào mùa mưa có thể thấy:
Vào mùa mưa mực nước cao hơn so với mùa khô xong không xuống thấp như
mùa khô
Đường vận tốc dòng chảy và mực nước có sự lệch pha nhưng vẫn đảm bảo quy
luật của dòng chảy vùng cửa sông: vận tốc lớn nhất ở sườn mực nước và nhỏ nhất khi
mực nước lớn nhất và nhỏ nhất.
Các phương án truyền nhiệt trong mùa mưa hầu như không ảnh hưởng tới môi
trường xung quanh do vùng chênh lệch nhiệt độ với môi trường không đáng kể. (bảng
26)
Các phương án có lưu lượng lớn 60m3/s cho thấy tồn tại những vùng có chênh
lệch nhiệt độ với nhiệt độ nền là trên 2oC, tuy nhiên vùng này chiếm diện tích rất nhỏ vì
thế hầu như không ảnh hưởng tới hệ sinh thái khu vực.
Hướng sóng thay đổi trong các phương án gần như không ảnh hưởng tới quá trình
lan truyền và khuếch tán nhiệt. Vì thế trong mùa mưa có thể cho phép nhà máy xả thải
với lưu lượng 60m3/s.
74
Bảng 26: So sánh diện tích truyền nhiệt phương án mùa mưa
Tên
phươn
g án
Chênh lệch
nhiệt độ với
môi trường
(28.1oC)
Triều cường Triều yếu
Pha triều lên
Pha triều
xuống
Pha triều lên
Pha triều
xuống
7
>1 oC 364.4km2 340.1 km2 364.9 km2 364.8 km2
>2 oC 0.75 km2 25.1 km2 0.23 km2 0.35 km2
8
>1 oC 365.21 km2 365.18 km2 365.16 km2 365.16 km2
>2 oC 0 0 0 0
9
>1 oC 364.4 km2 364.7 km2 364.9 km2 364.8 km2
>2 oC 0.7 km2 0.46 km2 0.21 km2 0.34 km2
10
>1 oC 367.87 km2 365.18 km2 365.15 km2 365.17 km2
>2 oC 0 0 0 0
11
>1 oC 364.4 km2 363.4 km2 364.9 km2 364.9 km2
>2 oC 0.7 km2 1.6 km2 0.21 km2 0.24 km2
12
>1 oC 365.21 km2 365.18 km2 365.16 km2 365.16 km2
>2 oC 0 0 0 0
75
KẾT LUẬN:
Trước hết về thủy động lực học: Modul Mike 21/3 cho kết quả về trường vận tốc
và trường mực nước tốt, các quy luật của sóng đứng vùng cửa sông ổn định.
Thứ 2 là qúa trình lan truyền nhiệt: Mike 21/3 đáp ứng tốt quá trình mô phỏng lan
truyền nhiệt, đưa ra bức tranh đầy đủ về cả xu hướng và quá trình lan truyền nhiệt khu
vực nghiên cứu. Trong nước biển, lan truyền và khuếch tán nhiệt phụ thuộc chủ yếu vào
các yếu tố khí tượng, hải văn như gió, nhiệt độ mặt nước, triều, dòng chảy.
Vào mùa khô lưu lượng dòng chảy nhỏ hơn nhiều so với mùa mưa vì thế khi mô
phỏng quá trình truyền nhiệt của khu vực vào mùa này sẽ xuất hiện những vùng có chênh
lệch nhiệt độ với môi trường tương đối cao trên 4oC (tương ứng 22oC), Đặc biệt trong
phương án 5 ở cả 4 pha triều những vùng nhiệt độ nước khu vực nghiên cứu trên 22oC
khá cao.
Vào mùa mưa kết quả mô phỏng cho thấy khối nước xả của nhà máy gần như
không gây ra sự chênh lệch nhiệt độ với nhiệt độ nước của môi trường. Những vùng lớn
hơn 2oC (tương ứng 30oC) là rất nhỏ và hầu hết chỉ xảy ra trong các phương án có lưu
lượng xả 60m3/s.
Nghiên cứu tài liệu Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ven bờ:
QCVN 10: 2008/BTNMT [] áp dụng cho giới hạn của các thông số nước ven bờ cho
thấy: Những vùng nước ven biển trong khoảng 30oC là an toàn đối với sinh vật và hệ
sinh thái trong khu vực đó. Quá trình tính toán lan truyền nhiệt vùng cửa sông Trà Lý
dưới ảnh hưởng của nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 cho kết quả đều nhỏ hơn hoặc bằng
30oC thỏa mãn quy chuẩn chất lượng nước nói trên, vì thế không gây ảnh hưởng tới môi
trường.
Để có thể đánh giá chính xác hơn việc lan truyền khuếch tán nhiệt tại khu vực nhà
máy điện. Cần thiết phải thực hiện nghiên cứu thực nghiệm và khảo sát để có kết quả so
sánh và kiểm chứng.
76
Tài liệu tham khảo.
Tài liệu tiếng Việt
1. Đoàn Văn Bộ (2001), “Hóa học biển”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Lai, Lê Đức Hậu, Nguyễn Quang Minh “Tính toán truyề nhiệt trên
hệ thống sông Trà Lý- tỉnh Thái Bình khi trung tâm điện lực Thái Bình lấy nước
làm mát” Trung tâm thủy văn ứng dụng và kỹ thuật môi trường.
3. Phạm Văn Tiến, Lê Quốc Huy, Trần Duy Hiền, Khương Văn Hải “Ứng dụng mô
hình Mike 3 tính toán lan truyền nhiệt trong nước biển khu vực nhà máy nhiệt
điện Quảng Trạch”. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường-Vụ Khoa
học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường
4. QCVN 10 : 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ven
bờ.
5. Ứng dụng Mapinfo trong xây dựng bản đồ- Nhà xuất bản Địa lý.
6. Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam, tập 3, NXb Giáo dục, 2005
7.
8. Niên giám thống kê Thái Bình. Nhà xuất bản thống kê.
9. Sổ tay tra cứu các đặc điểm khí tượng thủy văn thềm lục địa.
10. Bản thiết kế nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2
11. Leo C. Van Rijn.Các nguyên lý của dòng chảy chất lỏng và sóng mặt trong sông,
cửa sông, biển và đại dương (Biên dịch Nguyễn Thọ Sáo) Giáo trình ĐHKHTN,
2004
77
Tài liệu tiếng Anh
1 DHI Water & Environment, 2005. Mike 21 Flow Model, Hydrodynamic Module-
Scientific Documentation
2 DHI Water & Environment, 2005. Mike 21 Flow Model, Mud Transport Module-
Scientific Documentation
78
Phụ lục
79
Bảng 2: Số liệu hiệu chỉnh tại trạm Định Cư (Đông Quý)
Thời gian (m/d/y) Thực đo (mét) Tính toán (mét)
3/9/2004 0:00 3.03E-37 0.603875
3/9/2004 1:00 1.10045 0.510323
3/9/2004 2:00 0.907488 0.430102
3/9/2004 3:00 0.663494 0.378543
3/9/2004 4:00 0.601065 0.355819
3/9/2004 5:00 0.570471 0.347886
3/9/2004 6:00 0.527488 0.331441
3/9/2004 7:00 0.469739 0.28153
3/9/2004 8:00 0.387196 0.179727
3/9/2004 9:00 0.265869 0.020702
80
3/9/2004 10:00 0.108144 -0.18466
3/9/2004 11:00 -0.05783 -0.41041
3/9/2004 12:00 -0.22806 -0.62088
3/9/2004 13:00 -0.38198 -0.7787
3/9/2004 14:00 -0.49339 -0.85372
3/9/2004 15:00 -0.56481 -0.83034
3/9/2004 16:00 -0.54784 -0.71153
3/9/2004 17:00 -0.41206 -0.51849
3/9/2004 18:00 -0.21241 -0.28583
3/9/2004 19:00 0.010894 -0.05373
3/9/2004 20:00 0.221624 0.141151
3/9/2004 21:00 0.35905 0.273753
3/9/2004 22:00 0.45113 0.335593
3/9/2004 23:00 0.485367 0.335549
3/10/2004 0:00 0.478467 0.296286
3/10/2004 1:00 0.449217 0.247337
3/10/2004 2:00 0.420668 0.216655
3/10/2004 3:00 0.410951 0.22285
3/10/2004 4:00 0.427003 0.270095
3/10/2004 5:00 0.461653 0.347012
3/10/2004 6:00 0.510386 0.429781
3/10/2004 7:00 0.55141 0.488635
3/10/2004 8:00 0.561605 0.496053
3/10/2004 9:00 0.525104 0.434483
3/10/2004 10:00 0.44739 0.301615
3/10/2004 11:00 0.315014 0.111805
3/10/2004 12:00 0.147937 -0.10671
3/10/2004 13:00 -0.01789 -0.31815
3/10/2004 14:00 -0.16667 -0.48741
3/10/2004 15:00 -0.30446 -0.5882
3/10/2004 16:00 -0.39643 -0.60896
3/10/2004 17:00 -0.42704 -0.55511
3/10/2004 18:00 -0.37219 -0.44717
3/10/2004 19:00 -0.25754 -0.31517
3/10/2004 20:00 -0.14274 -0.19091
3/10/2004 21:00 -0.04614 -0.09996
3/10/2004 22:00 0.023228 -0.05546
3/10/2004 23:00 0.049857 -0.05537
3/11/2004 0:00 0.049292 -0.0836
81
3/11/2004 1:00 0.035287 -0.11492
3/11/2004 2:00 0.02854 -0.12221
3/11/2004 3:00 0.052768 -0.08415
3/11/2004 4:00 0.117909 0.008545
3/11/2004 5:00 0.237921 0.149985
3/11/2004 6:00 0.376583 0.3199
3/11/2004 7:00 0.524797 0.488102
3/11/2004 8:00 0.649079 0.621506
3/11/2004 9:00 0.728462 0.69196
3/11/2004 10:00 0.745785 0.682905
3/11/2004 11:00 0.698188 0.593233
3/11/2004 12:00 0.595211 0.437438
3/11/2004 13:00 0.466733 0.242046
3/11/2004 14:00 0.298942 0.039314
3/11/2004 15:00 0.13193 -0.14024
3/11/2004 16:00 -0.01369 -0.27453
3/11/2004 17:00 -0.12467 -0.35429
3/11/2004 18:00 -0.21903 -0.38402
3/11/2004 19:00 -0.26615 -0.37938
3/11/2004 20:00 -0.27876 -0.3619
3/11/2004 21:00 -0.27769 -0.35232
3/11/2004 22:00 -0.28295 -0.36434
3/11/2004 23:00 -0.30324 -0.40053
3/12/2004 0:00 -0.33313 -0.45123
3/12/2004 1:00 -0.36429 -0.497
3/12/2004 2:00 -0.3812 -0.51364
3/12/2004 3:00 -0.35747 -0.47886
3/12/2004 4:00 -0.27277 -0.37856
3/12/2004 5:00 -0.12816 -0.21141
3/12/2004 6:00 0.066265 0.009676
3/12/2004 7:00 0.301386 0.259342
3/12/2004 8:00 0.526133 0.50462
3/12/2004 9:00 0.731356 0.711506
3/12/2004 10:00 0.883957 0.85178
3/12/2004 11:00 0.961826 0.908445
3/12/2004 12:00 0.962962 0.878568
3/12/2004 13:00 0.89869 0.772938
3/12/2004 14:00 0.785331 0.612757
3/12/2004 15:00 0.6563 0.424299
82
3/12/2004 16:00 0.485446 0.232881
3/12/2004 17:00 0.317758 0.057672
3/12/2004 18:00 0.159593 -0.09147
3/12/2004 19:00 0.021005 -0.21443
3/12/2004 20:00 -0.10586 -0.31864
3/12/2004 21:00 -0.22471 -0.41493
3/12/2004 22:00 -0.33506 -0.51259
3/12/2004 23:00 -0.43169 -0.6151
3/13/2004 0:00 -0.50717 -0.71757
3/13/2004 1:00 -0.58791 -0.80673
3/13/2004 2:00 -0.65495 -0.86338
3/13/2004 3:00 -0.69273 -0.8668
3/13/2004 4:00 -0.67537 -0.80003
3/13/2004 5:00 -0.55838 -0.65469
3/13/2004 6:00 -0.39302 -0.43414
3/13/2004 7:00 -0.14361 -0.15428
3/13/2004 8:00 0.173154 0.15844
3/13/2004 9:00 0.488565 0.471086
3/13/2004 10:00 0.766461 0.749804
3/13/2004 11:00 0.992982 0.965416
3/13/2004 12:00 1.13539 1.09798
3/13/2004 13:00 1.19387 1.13936
3/13/2004 14:00 1.17982 1.09336
3/13/2004 15:00 1.10165 0.973637
3/13/2004 16:00 0.972391 0.799849
3/13/2004 17:00 0.815409 0.593274
3/13/2004 18:00 0.613232 0.372752
3/13/2004 19:00 0.406586 0.151952
3/13/2004 20:00 0.212087 -0.06153
3/13/2004 21:00 0.031726 -0.26522
3/13/2004 22:00 -0.14237 -0.45936
3/13/2004 23:00 -0.30374 -0.64386
3/14/2004 0:00 -0.46172 -0.8155
3/14/2004 1:00 -0.57507 -0.96619
3/14/2004 2:00 -0.68983 -1.08289
3/14/2004 3:00 -0.78328 -1.14925
3/14/2004 4:00 -0.85557 -1.14865
3/14/2004 5:00 -0.88822 -1.06802
3/14/2004 6:00 -0.8261 -0.90147
83
3/14/2004 7:00 -0.61657 -0.65297
3/14/2004 8:00 -0.36961 -0.33724
3/14/2004 9:00 -0.01645 0.021203
3/14/2004 10:00 0.399593 0.39094
3/14/2004 11:00 0.751359 0.737861
3/14/2004 12:00 1.0521 1.0299
3/14/2004 13:00 1.26433 1.24141
3/14/2004 14:00 1.38342 1.35637
3/14/2004 15:00 1.42149 1.36991
3/14/2004 16:00 1.37742 1.28782
3/14/2004 17:00 1.25935 1.12455
3/14/2004 18:00 1.09981 0.899899
3/14/2004 19:00 0.866963 0.635403
3/14/2004 20:00 0.613875 0.351109
3/14/2004 21:00 0.362057 0.063344
3/14/2004 22:00 0.133094 -0.21611
3/14/2004 23:00 -0.05826 -0.47943
3/15/2004 0:00 -0.24929 -0.72112
3/15/2004 1:00 -0.42524 -0.93584
3/15/2004 2:00 -0.56439 -1.11652
3/15/2004 3:00 -0.68763 -1.2532
3/15/2004 4:00 -0.79417 -1.33328
3/15/2004 5:00 -0.88242 -1.34303
3/15/2004 6:00 -0.94691 -1.27032
3/15/2004 7:00 -0.9636 -1.10783
3/15/2004 8:00 -0.82204 -0.85613
3/15/2004 9:00 -0.55515 -0.52576
3/15/2004 10:00 -0.22456 -0.13771
3/15/2004 11:00 0.251663 0.277979
3/15/2004 12:00 0.698736 0.685437
3/15/2004 13:00 1.0615 1.04752
3/15/2004 14:00 1.33766 1.33086
3/15/2004 15:00 1.51375 1.51051
3/15/2004 16:00 1.59467 1.57323
3/15/2004 17:00 1.57668 1.51888
3/15/2004 18:00 1.46592 1.35954
3/15/2004 19:00 1.29319 1.11671
3/15/2004 20:00 1.05111 0.817177
3/15/2004 21:00 0.764279 0.488406
84
3/15/2004 22:00 0.471494 0.154563
3/15/2004 23:00 0.216772 -0.16611
3/16/2004 0:00 0.002786 -0.46207
3/16/2004 1:00 -0.18525 -0.72733
3/16/2004 2:00 -0.37329 -0.95898
3/16/2004 3:00 -0.52531 -1.15407
3/16/2004 4:00 -0.655 -1.30699
3/16/2004 5:00 -0.76487 -1.40799
3/16/2004 6:00 -0.85996 -1.44363
3/16/2004 7:00 -0.93737 -1.39916
3/16/2004 8:00 -0.98746 -1.26223
3/16/2004 9:00 -0.95943 -1.02732
3/16/2004 10:00 -0.71722 -0.6994
3/16/2004 11:00 -0.40107 -0.29614
3/16/2004 12:00 0.061289 0.152406
3/16/2004 13:00 0.610502 0.606765
3/16/2004 14:00 1.02371 1.02318
3/16/2004 15:00 1.3535 1.36012
3/16/2004 16:00 1.5692 1.58474
3/16/2004 17:00 1.67802 1.67796
3/16/2004 18:00 1.67431 1.63714
3/16/2004 19:00 1.56633 1.47563
3/16/2004 20:00 1.38544 1.21942
3/16/2004 21:00 1.14263 0.901675
3/16/2004 22:00 0.84145 0.556372
3/16/2004 23:00 0.531828 0.212527
3/17/2004 0:00 0.267313 -0.10968
3/17/2004 1:00 0.04707 -0.40008
3/17/2004 2:00 -0.1412 -0.65695
3/17/2004 3:00 -0.32649 -0.88315
3/17/2004 4:00 -0.47603 -1.08134
3/17/2004 5:00 -0.61643 -1.24961
3/17/2004 6:00 -0.72807 -1.37881
3/17/2004 7:00 -0.82796 -1.45267
3/17/2004 8:00 -0.91169 -1.45072
3/17/2004 9:00 -0.97621 -1.35337
3/17/2004 10:00 -0.99469 -1.14808
3/17/2004 11:00 -0.82579 -0.83491
3/17/2004 12:00 -0.51619 -0.42978
85
3/17/2004 13:00 -0.09716 0.035366
3/17/2004 14:00 0.487382 0.516055
3/17/2004 15:00 0.950386 0.961857
3/17/2004 16:00 1.30976 1.32463
3/17/2004 17:00 1.54146 1.56673
3/17/2004 18:00 1.65837 1.66735
3/17/2004 19:00 1.65729 1.62552
3/17/2004 20:00 1.55006 1.45909
3/17/2004 21:00 1.36869 1.20006
3/17/2004 22:00 1.13499 0.887257
3/17/2004 23:00 0.841641 0.5583
3/18/2004 0:00 0.544843 0.242589
3/18/2004 1:00 0.292585 -0.04288
3/18/2004 2:00 0.079142 -0.29409
3/18/2004 3:00 -0.0999 -0.51695
3/18/2004 4:00 -0.27653 -0.72162
3/18/2004 5:00 -0.43552 -0.91586
3/18/2004 6:00 -0.5659 -1.09941
3/18/2004 7:00 -0.68183 -1.26093
3/18/2004 8:00 -0.78673 -1.37864
3/18/2004 9:00 -0.8777 -1.42462
3/18/2004 10:00 -0.95006 -1.37176
3/18/2004 11:00 -0.98712 -1.20172
3/18/2004 12:00 -0.88631 -0.91169
3/18/2004 13:00 -0.59285 -0.51817
3/18/2004 14:00 -0.20825 -0.05658
3/18/2004 15:00 0.363494 0.423585
3/18/2004 16:00 0.849404 0.866952
3/18/2004 17:00 1.20332 1.22225
3/18/2004 18:00 1.42957 1.4516
3/18/2004 19:00 1.53551 1.53715
3/18/2004 20:00 1.52758 1.48335
3/18/2004 21:00 1.42202 1.31454
3/18/2004 22:00 1.2491 1.06835
3/18/2004 23:00 1.03581 0.786722
3/19/2004 0:00 0.773842 0.506665
3/19/2004 1:00 0.51875 0.253016
3/19/2004 2:00 0.30192 0.035004
3/19/2004 3:00 0.114039 -0.15275
86
3/19/2004 4:00 -0.04317 -0.32517
3/19/2004 5:00 -0.20191 -0.49912
3/19/2004 6:00 -0.3495 -0.68544
3/19/2004 7:00 -0.48092 -0.88277
3/19/2004 8:00 -0.60472 -1.07512
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_su_dung_mo_hinh_mike_21_danh_gia_qua_trinh_lan_truy.pdf