BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN SINH KHÍ HẬU VÀ QUY HOẠCH
KHÔNG GIAN CANH TÁC MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG PHÙ HỢP
VỚI ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU TỈNH BẮC KẠN
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
HOÀNG NGỌC YẾN
HÀ NỘI, NĂM 2018
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN SINH KHÍ HẬU VÀ QUY HOẠCH
KHÔNG GIAN CANH TÁC MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒN
104 trang |
Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận văn Phân loại tài nguyên sinh khí hậu và quy hoạch không gian canh tác một số loài cây trồng phù hợp với điều kiện sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G PHÙ HỢP
VỚI ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU TỈNH BẮC KẠN
CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH: 84403018
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Nguyễn Thế Hưng
2. TS. Hoàng Lưu Thu Thủy
HÀ NỘI, NĂM 2018
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hướng dẫn chính:PGS.TS. Nguyễn Thế Hưng
Cán bộ hướng dẫn phụ :TS. Hoàng Lưu Thu Thủy
Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Phạm Thị Việt Anh
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 1 tháng 10 năm 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung,sốliệu,kếtquả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hoàng Ngọc Yến
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ “Phân loại tài nguyên sinh khí hậu và quy hoạch không
gian canh tác một số loài cây trồng phù hợp với điều kiện sinh khí hậu tỉnh
Bắc Kạn” đã được hoàn thành tại KhoaMôi trường- Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội.Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡrất nhiều của các thầy cô, bạn
bè và gia đình.
Đầu tiên, tác giả xin được gửi lời cảmơnchân thành đếnPGS.TS Nguyễn
Thế Hưng vàTS. Hoàng Lưu Thu Thủyđã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác
giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tác giảxin cảmơntớitập thể phòng Địa lý Khí hậu, Viện Địa lý, Viện
Hàm lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã hỗ trợ chuyên môn, thu thập
tài liệu liên quan để có thể hoàn thành được luận văn.
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa Môi
trường-Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và toàn thể các thầy cô
giáo đã giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợicho tác giả trong thời gian học
tập cũng như khi thực hiện luận văn.
Trong khuôn khổ của một luận văn, do thời gian cũng như điều kiện hạn
chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được
nhữngý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, tháng 12 năm 2018
Tác giả
Hoàng Ngọc Yến
iii
THÔNG TIN LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Hoàng Ngọc Yến
Lớp: CH2B.MT Khoá:2016-2018
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thế Hưng
TS. Hoàng Lưu Thu Thủy
Tên đề tài:Phân loại tài nguyên sinh khí hậu và quy hoạch không gian
canh tác một số loài cây trồng phù hợp với điều kiện sinh khí hậu tỉnh Bắc
Kạn.
Nội dung chủ yếu của đề tài: Thu thập số liệu về các yếu tố khí hậu và
phân tích về các biểu hiện của biến đổi khí hậu tạitỉnh Bắc Kạn. Xây dựng hệ
thống chỉ tiêu (hệ chỉ tiêu nhiệt và hệ chỉ tiêu ẩm)đểthành lập bản đồ sinh khí
hậu tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1961 – 2016, tỷ lệ 1:100.000.
Căn cứ vào điều kiện sinh khí hậu và đặc điểm sinh thái của cây trồng,
đánh giámức độ phù hợp của ba loài cây trồng chủ lực (cam, chè, mía) với
sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn vàquy hoạch không gian canh tác cho các loài cây
trồng phù hợpvới điều kiện sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnhBĐKH.
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 BĐKH Biến đổi khí hậu
2 GDP Gross Domestic Product (Tổng sản
phẩm quốc nội)
3 IPCC Intergovernmental Panel on Climate
Change (Ủy ban Liên chính phủ về
biến đổi khí hậu)
4 KTXH Kinh tế xã hội
5 SKH Sinh khí hậu
6 TTV
Thảm thực vật
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
THÔNG TIN LUẬN VĂN .............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU .................... 4
1.1. Cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu ...................................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu ........................... 4
1.1.1.1. Khí hậu ................................................................................................. 4
1.1.1.2. Khí hậu ứng dụng và Sinh khí hậu ....................................................... 5
1.1.1.3. Biến đổi khí hậu ................................................................................... 6
1.1.2. Vai trò cuả các yếu tố sinh khí hậu đối với đời sống và sự phân bố cây
trồng ................................................................................................................... 6
1.1.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông – lâm nghiệp ......... 8
1.2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến
SKH ................................................................................................................. 10
1.2.1. Nghiên cứu sinh khí hậu trên thế giới ................................................... 10
1.2.2. Nghiên cứu SKH ở Việt Nam .......................................................... 13
1.3. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ................................................................. 16
1.3.1. Vị trí địa lý tỉnh Bắc Kạn ...................................................................... 16
1.3.2. Đặc điểm địa hình ................................................................................. 17
1.3.3. Khí hậu .................................................................................................. 18
1.3.4. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn ................................................. 22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 28
vi
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 28
2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 28
2.3.1. Phương pháp thu thập, phân tích, xử lí tài liệu ..................................... 28
2.3.2. Phương pháp tham vấn chuyên gia ....................................................... 29
2.3.3. Phương pháp phân loại sinh khí hậu ..................................................... 29
2.3.4. Phương pháp đánh giá mức độ phù hợp của cây trồng với điều kiện tỉnh
Bắc Kạn ........................................................................................................... 29
2.3.5. Phương pháp phân tích thống kê ........................................................... 32
2.3.6. Phương pháp bản đồ và thông tin địa lý (GIS) ..................................... 33
2.4. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 33
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 36
3.1. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Bắc Kạn ........................................ 36
3.2. Nghiên cứu và thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn .................... 42
3.2.1. Vai trò, ý nghĩa của việc nghiên cứu và thành lập bản đồ sinh khí hậu 42
3.2.2. Nguyên tắc thành lập bản đồ sinh khí hậu ............................................ 42
3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu khí hậu phục vụ thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh
Bắc Kạn ........................................................................................................... 43
3.3. Đánh giá mức độ phù hợp của các loài cây trồng chủ lực với điều kiện
SKH tỉnh Bắc Kạn ........................................................................................... 51
3.3.1. Đánh giá mức độ phù hợp của cây mía bầu với điều kiện SKH tỉnh Bắc
Kạn .................................................................................................................. 51
3.3.2. Đánh giá mức độ phù hợp của cây chè trung du với điều kiện SKH tỉnh
Bắc Kạn ........................................................................................................... 58
3.3.3. Đánh giá mức độ phù hợp của cây cam sành với điều kiện SKH tỉnh
Bắc Kạn ........................................................................................................... 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 70
Kết luận ........................................................................................................... 70
Kiến nghị: ........................................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 72
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và nămtại ............................. 19
tỉnh Bắc Kạn(°C)giai đoạn 1961-2016 ........................................................... 19
Bảng 1.2: Lượng mưa trung bình năm tại Bắc Kạn (mm) .............................. 20
giai đoạn 1961-2016 ........................................................................................ 20
Bảng 1.3: Diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt năm 2016 ................... 24
Bảng 1.4: Diện tích, sản lượng cây trồng hàng năm 2016 .............................. 24
Bảng 1.5: Diện tích,sản lượng và phân bố một số cây trồng ......................... 25
Bảng 2.1: Phân cấp mức độ phù hợp của cây trồng với các yếu tố SKH tỉnh
Bắc Kạn ........................................................................................................... 31
Bảng 3.1: Phân cấp nhiệt độ để xây dựng bản đồ SKH tỉnh Bắc Kạn ........... 44
Bảng 3.2: Phân cấp chỉ tiêu độ dài mùa lạnh (N) ở tỉnh Bắc Kạn .................... 44
Bảng 3.3: Phân cấp Tổng lượng mưa năm (R) ở tỉnh Bắc Kạn ....................... 45
Bảng 3.4: Phân cấp độ dài mùa khô tỉnh Bắc Kạn .......................................... 45
Bảng 3.5: Hệ chỉ tiêu tổng hợp và các loại SKH tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1961
– 2016 .............................................................................................................. 46
Bảng 3.6: Cơ sở đánh giá mức độ phù hợp của cây mía bầu vớicác yếu
tốSKHở tỉnh Bắc Kạn ..................................................................................... 53
Bảng 3.7. Phân cấp mức độ phù hợp của cây mía bầu với ............................. 54
điều kiện SKHtỉnh Bắc Kạn ............................................................................ 54
Bảng 3.8: Mức độ phù hợp của cây mía bầu với các loại ............................... 55
SKH trên địa bàntỉnh Bắc Kạn ........................................................................ 55
Bảng 3.9: Bảng cơ sở đánh giá mức độ phù hợp của cây chè trung du với
điều kiện SKH tỉnh Bắc Kạn ........................................................................... 60
Bảng 3.10: Phân cấp các mức độ phù hợp cây chè trung du với điều kiện SKH
tỉnh Bắc Kạn ................................................................................................... 61
Bảng 3.11: Mức độ thuận lợi của các loại SKH đối với cây chè trung du .... 61
Bảng 3.12: Cơ sở đánh giá mức độ phù hợp của cây cam sành với các yếu tố
SKH chính ở tỉnh Bắc Kạn .............................................................................. 66
Bảng 3.13: Phân cấp mức độ phù hợp của cây cam sànhvới điều kiện SKH . 67
Bảng 3.14: Mức độ phù hợp của cây cam sànhvới các loại SKH tỉnh Bắc Kạn ... 67
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Bắc Kạn ................................................. 16
Hình 3.1: Bản đồ nhiệt độ trung bình năm tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 1961 – 2016 ...... 37
Hình 3.2: Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm tại trạm Chợ Rã, Ngân Sơn, Bắc
Kạn (tỉnh Bắc Kạn) thời kỳ 1961 – 2016 ............................................................ 38
Hình 3.3: Lượng mưa trung bình năm tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 1961 – 2016 ............ 40
Hình 3.4: Sự thay đổi lượng mưa trung bình năm tại trạm Chợ Rã, Bắc Kạn, Ngân
Sơn (tỉnh Bắc Kạn) thời kỳ 1961 – 2016 ............................................................. 41
Hình 3.5: Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1961-2016 ................ 47
Hình 3.6: Chú giải bản đồ sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1961-2016 . 48
Hình 3.7: Bản đồ mức độ phù hợp của cây mía bầu với điều kiện SKH tỉnh
Bắc Kạn giai đoạn 1961 – 2016, tỉ lệ 1: 100.000 ............................................ 57
Hình 3.8: Bản đồ mức độ phù hợp của cây chè trung du với điều kiện
SKHtỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1961 - 2015, tỉ lệ 1:100.000 .............................. 63
Hình 3.9: Bản đồ mức độ phù hợp của cây cam sành với điều kiện SKH tỉnh
Bắc Kạn giai đoạn 1961 - 2016, tỉ lệ 1: 100.000 ............................................ 69
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khu vực Đông Nam Áchịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
nhiều hơn so với các khu vực khác, với sự gia tăng về tần suất và cường độ
của các hiện tượng thời tiết cực đoan; sự giảm năng suất cây trồng; việc mất
đi các rừng; thảm họa xảy đến đối với tài nguyên vùng ven biển; sự gia tăng
bùng phát các dịch bệnh; và các liên minh kinh tế bị phá vỡ và sự chịu đựng
của con người [40].Để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, thời tiết
đối với thành phần sống của hệ sinh thái (quần xã sinh vật), người ta nghiên
cứu về Sinh khí hậu, đó là hướng nghiên cứu về điều kiện khí hậu, thời tiết
đặc thù của mỗi một vùng lãnh thổ đối với sự tồn tại, phát triển và khả năng
cho năng suất sinh học của quần xã sinh vật,nhằm khai thác sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Trong nghiên cứu sinh khí hậu,ngôn
ngữ bản đồ thể hiện sự phân hoá các điều kiện khí hậu, làm cơ sở khoa học
cho việc quy hoạch, khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng lãnh thổ một
cách hợp lý.
Bắc Kạn có khí hậu thuận lợi để phát triển một tập đoàn cây trồng, vật
nuôi đa dạng, đặc biệt là cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc.
Đây là lợi thế để phát triển một nền nông nghiệp sinh thái,tạo ra các sản phẩm
tập trung phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ
20-22oC, trung bình cao nhất từ 25-28oC, trung bình thấp nhất từ 10-
11oC. Với chế độ nhiệt như vậy, đã hình thành trên địa bàn tỉnh nhiều tiểu
vùng khí hậu đất đai khác nhau, thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi,
tạo thế mạnh cho từng khu vực, với các loại sản phẩm đặc trưng của vùng
nhiệt đới và á nhiệt đới.[9]
Tuy nhiên, trong thời gian qua, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tỉnh
2
Bắc Kạn cũng ngày một rõ nét, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh
tế-xã hội, cũng như ngành trồng trọt nông lâm ngiệp.
Hiện nay, mục tiêu phát triển bền vững cần phải đáp ứng yêu cầu cả về
“kinh tế”,“xã hội” và “môi trường” đang là vấn đề được xem trọng ở nước
ta. Trong đó, đối với lĩnh vực trồng trọt, tái cơ cấu theo hướng phát triển sản
xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi
giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền; đẩy mạnh
áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất,
chất lượng,giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu; tập trung đầu tư
phát triển công nghiệp chế biếnvà bảo quản sau thu hoạch theo hướng hiện
đại, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản
phẩm.
Trong nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế-xã
hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh 5 năm (2015-2020) của tỉnh Bắc Kạn đã
xác định: “Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nâng cao
giá trị gia tăng của sản phẩm gắn với bảo quản, chế biến, tiêu thụ và sức
cạnh tranh trên thị trường. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ nhằm
tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí
hậu.Tập trung đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp.”[30]
Trước thực trạng trên, nhằm đề xuất các giải pháp chuyển dịch cơ cấu
cây trồng của tỉnh Bắc Kạn theo hướng chất lượng, hiệu quả,phát triển bền
vững,chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phân loại tài nguyên sinh khí hậu và quy
hoạch không gian canh tác một số loại cây trồng phù hợp với điều kiện
sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn”nhằm đề xuất những định hướng quy hoạch
không gian phát triển sản xuất cây trồng hợp lý trong bối cảnh biến đổi khí
hậu.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân loại được tài nguyên sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn theo hệ chỉ tiêu
nhiệt và ẩm.
- Đánh giá được mức độ phù hợp của một số loài cây trồng chủ lực với
điều kiện sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn (cây mía bầu, cam, chè).
- Đề xuất định hướng bố trí canh tác cây trồng hợp lý mang lại hiệu quả
kinh tế cao, đảm bảo phát triển ngành nông nghiệptỉnh Bắc Kạn bền vững
trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH).
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Các biểu hiện biến đổi khí hậu ở Bắc Kạn
3.2. Nghiên cứu và thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn tỉ lệ
1:100.000
3.3. Đánh giá mức độ phù hợp của các loài cây trồng phù hợp với điều
kiện sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn
4. Đóng góp mới của luận văn
- Cho đến nay,chưa có công trình nghiên cứu, thành lập bản đồ SKH,
đánh giá mức độ phù hợp của một số loài cây trồng có giá trị kinh tế cao đối
với tài nguyên SKH tỉnh Bắc Kạn. Đây là hướng nghiên cứu Sinh thái học
ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn, phục vụ kịp thời việc phê duyệt quy
hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của
Thủ tướng Chính Phủ[25].
- Kết quả nghiên cứu của đề tài không chỉ là cơ sở khoa học giúp các nhà
quản lý hoạch định chính sách về phát triển nông – lâm nghiệp, mà còn là cơ
sở khoa học trong việc chỉ đạo kỹ thuật canh tác hệ thống cây trồng phù hợp
với điều kiện sinh khí hậu của tỉnh Bắc Kạn, đảm bảo phát triển ngành nông
nghiệp bền vững.
4
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1.1. Khí hậu
Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí
quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác
trong khoảng thời gian dài ở một vùng,miền xác định. Điều này trái ngược với
khái niệm thời tiết về mặt thời gian. Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi
tọa độ địa lý, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng như
các dòng nước lưu ở các đại dương lân cận. Khí hậu phân ra các kiểu khác
nhau dựa trên các thông số chính xác về nhiệt độ và lượng mưa[40].
Khí hậu là định nghĩa phổ biến về thời tiết trung bình trong khoảng
thời gian dài, khoảng vài thập kỷ[40].
Từ điển thuật ngữ của Ban Liên chính phủ (The Intergovernmental Panel on
Climate Change - IPCC) về biến đổi khí hậu định nghĩa như sau: Khí hậu trong
nghĩa hẹp thường định nghĩa là "Thời tiết trung bình", hoặc chính xác hơn, là
bảng thống kê mô tả định kì về ý nghĩa các sự thay đổi về số lượng có liên
quan trong khoảng thời gian khác nhau, từ hàng tháng cho đến hàng nghìn,
hàng triệu năm[36]. Khoảng thời gian truyền thống là 30 năm, theo như định
nghĩa của Tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological Organization -
WMO). Các số liệu thường xuyên được đưa ra là các biến đổi về nhiệt độ,
lượng mưa và gió. Khí hậu trong nghĩa rộng hơn là một trạng thái, gồm
thống kê mô tả của hệ thống khí hậu[10].
Theo Nguyễn Công Minh (2007)[17], khí hậu và những đặc điểm địa lý
và các thành phần của cảnh quan địa lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Hoàn cảnh địa lí không những chỉ vị trí của địa phương tức là vĩ độ, kinh độ
5
và độ cao trên mực biển mà còn chỉ đặc điểm của mặt đất, địa hình, lớp phủ
thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật. Do đó, khí hậu có đặc tính tương đối ổn định và
là một trong những đặc trưng địa lí tự nhiên của địa phương.
1.1.1.2. Khí hậu ứng dụng và Sinh khí hậu
Các lĩnh vực sử dụng số liệu khí hậu thu thập được phục vụ cho các
công việc mang tính nghiệp vụ của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, y
học, kỹ thuật, xây dựng, giao thông, hàng không được gọi là Khí hậu ứng
dụng.
Các lĩnh vực khí hậu ứng dụng phục vụ rất đa dạng, bao gồm:
- Khí hậu lâm nghiệp
- Khí hậu nông nghiệp
- Khí hậu y học
- Khí hậu du lịch
- Khí hậu xây dựng
- Khí hậu giao thông vận tải, quân sự......
Trong các lĩnh vực trên,nhóm chuyên nghiên cứu về ảnh hưởng của khí
hậu đến thế giới sinh vật và con người như khí hậu lâm nghiệp, nông nghiệp,
y học, du lịch, xây dựng hay nói cách khác, khí hậu liên quan đến hợp phần
sinh học của các đơn vị tự nhiên trong Tổng hợp thể tự nhiên hoặc Hệ sinh
thái được gọi làSinh khí hậu.Trong trường hợp này, các yếu tố khí hậu, thời
tiết như bức xạ Mặt Trời, nhiệt độ, độ ẩm không khí, mưa, gióđược gọi là
các yếu tố sinh khí hậu. Đối tượng nghiên cứu của SKH khá đa dạng, bao
gồm rất nhiều lĩnh vực của các khoa học về sự sống cũng như các lĩnh vực
khác nhau của nền kinh tế mà có thể kể đến như trong y học, nông nghiệp,
khoa học kiến trúc – xây dựng, khoa học du lịch, khí hậu học sinh thái, SKH
thảm thực vật tự nhiên, SKH người. Tuy nhiên, khócó thể tách bạch được
nghiên cứu và ứng dụng của SKH khỏi các khoa học nói chung vì bản chất
6
của SKH là bộ môn khoa học liên ngành (Nguyễn Thanh Vân,2006)[33].
Nói cách khác, sinh khí hậu là bộ môn khoa học nghiên cứu giữa khí hậu
học và những thành phần trong hệ sinh thái. Bản chất của các tác động khí
hậu, thời tiết lên các cơ thể sống.
1.1.1.3. Biến đổi khí hậu
Định nghĩa chung nhất cho biến đổi khí hậu là sự thay đổi các đặc điểm
mang tính thống kê của hệ thống khí hậu khi xét đến những chu kỳ dài hàng
thập kỷ hoặc lâu hơn, mà không kể đến các nguyên nhân[39],[40].
Theo IPCC (2007)[40], Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng
thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình
và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ
dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn.
Theo Phạm Văn Cự (2011)[10], nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống
khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong
khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân
bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu.
1.1.2. Vai trò cuả các yếu tố sinh khí hậu đối với đời sống và sự phân bố cây
trồng
Các yếu tố thời tiết, khí hậu sẽ tác động đến năng suất và chất lượng của
cây trồng.
Theo từ điển bách khoa nông nghiệp(2004)[28]: “Sinh khí hậu học chú
trọng nghiên cứu tác động của các yếu tố khí hậu (bức xạ, nhiệt độ, độ ẩm)
trong thời gian dài và theo dõi tác động của thời tiết trong từng ngày, từng tháng.
Nghiên cứu khí hậu trong phạm vi vùng và trong từng khu vực nhỏ (vi khí hậu),
trong cảnh quan và thiết bị chuồng trại do con người tạo nên cho cây trồng, vật
nuôi. Nghiên cứu sinh khí hậu là cơ sở cho việc nghiên cứu mức độ phù hợp của
sinh vật đểnâng cao sức sản xuất của một môi trường nhất định”.
7
- Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ
yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng. Tác giả Lâm
Công Định(1992)[13] đề xuất công thức Nhiệt -Ẩm - Quang như một tổng
hợp có hệ thống của ba yếu tố chủ đạo là chế độ nhiệt, chế độ mưa ẩm và chế
độ chiếu sáng được xem xét theo quan điểm sinh học trong mối liên hệ với
đời sống thực vật để biểu thị được đồng thời tất cả ba loại đặc trưng của một
chế độ SKH, đáp ứng những yêu cầu nghiên cứu về trồng rừng.
+ Nhiệt độ: Mỗi loài sinh vậtphù hợp với một giới hạn về nhiệt độ nhất
định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở vùng nhiệt đới xích đạo; những loài
chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ
thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn. Sự diễn biến của nhiệt
độ có ý nghĩa quyết định đến cơ cấu thời vụ gieo trồng khi các điều kiện khác
được đảm bảo. Theo Xelianinop G.T thì“Cây trồng bắt đầu sinh trưởng ở nhiệt
độ nào thì kết thúc sinh trưởng ở nhiệt độ đó” (Nguyễn Khanh Vân, 2006)[33]
+ Nước và độ ẩm không khí: Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước
thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm
là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô
khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ở đây. Mưa là một yếu tố biến
động rất lớn theo không gian và thời gian. Các chỉ tiêu lượng mưa trung bình
hàng tháng hay hàng năm thể hiện đặc trưng của một vùng khí hậu nhất
định, có thể coi là công cụ đánh giá hữu ích đối với chế độ mưa của một khu
vực đồng nhất. Do đó, việc đánh giá chế độ mưa - ẩm của một khu vực cụ
thể có ý nghĩa thiết thực trong việc quy hoạch, bố trí cây trồng hợp lý [35].
+Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Bên cạnh việc
sử dụng ánh sáng trong suốt thời gian sinh trưởng, thì thực vật cũng khá mẫn
cảm với cường độ và thời gian chiếu sáng. Những cây ưa sáng thường sống và
phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống
8
trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác. Do vậy, khi nghiên cứu vai trò
của ánh sáng đối với cây trồng phải xem xét độ dài ngày theo mùa sinh trưởng
của cây trồng [35].
- Đất
Theo Dacutraep: “Đất và khí hậu là những yếu tố cơ bản và quan trọng
nhất của nông nghiệp, đó là điều kiện ban đầu và không thể thiếu được của
mùa màng” (Theo Nguyễn Khanh Vân, 2006)[33].
Các yếu tố khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất và các
đặc tính vật lí, hoá học, sinh học của đất.
Ví dụ: Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt,
đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ở khu vực ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí
tốt, nên nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
- Địa hình
Ở vùng núi, độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật.
Khi lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật cũng thay
đổi theo. Thực vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn
khác nhau cũng tạo nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó
cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực
vật[34].
Các yếu tố khí hậu đều tác động đến sự phát triển và năng suất của cây
trồng nhưng yếu tố nhiệt độ, lượng mưa là yếu tố biến đổi liên tục nhiều nhất
và tác động trực tiếp đến đời sống cây trồng.
1.1.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông – lâm nghiệp
Khí hậu đãvà đang biến đổi và cónhững tác động bất lợi đến phát triển.
Biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề của một ngành riêng lẻ mà chính là vấn
đề của những ngành, những lĩnh vực và liên quan tới phát triển bền vững.
9
Tác động của biến đối khí hậu đối với lĩnh vực nông lâm nghiệp là rất
lớn. Biểu hiện rõ nhất của BĐKH là việc tăng tần suất của các hiện tượng
thiên tai như bão, lũ lụt gây nguy cơ ngập lụt đối với các vùng vốn bị nhiễm
mặn, nhiễm phèn, chua úng trên diện rộng, làm xói lở đất ảnh hưởng xấu đến
mùa màng, tài sản và con người. Hậu quả nghiêm trọng do BĐKH gây ra
chính là hạn hán. Đối với sản xuất nông lâm nghiệp, đây là loại thiên tai tồi tệ
nhất, xảy ra ngày càng nghiêm trọng, với tần suất và quy mô ngày càng lớn,
gây nhiều thiệt hại và kéo dài dai dẳng nhất.
Nhiệt độ ấm hơn có thể làm cho nhiều loại cây trồng nhiệt đới phát triển
nhanh hơn, nhưng nhiệt độ ấm hơn cũng có thể làm giảm sản lượng các loại
cây trồng. Nhiều cỏ dại, sâu bệnh và nấm phát triển mạnh trong điều kiện
nhiệt độ ấm hơn, khí hậu ẩm ướt hơn và nồng độ CO2 tăng. BĐKH còn gây
các bệnh dịch mới đến vật nuôi và cây trồng.
Nhìn chung, những tác động đó được thể hiện muôn màu, muôn vẻ, có
cả những bất lợi và thuận lợi: “Trong thiên nhiên tất cả đều đẹp đẽ, ngay cả
một số nhân tố bất lợi, kẻ thù của sản xuất nông nghiệp như gió lớn, mưa to,
hạn hán, gió khô nóng, bão lốc, tố.sở dĩ là đáng sợ, vì chúng ta chưa hiểu
biết nó và chưa biết khống chế hay né tránh nó. Nó không hung dữ và chỉ cần
chúng ta nghiên cứu biết được cách phòng tránh thì lúc đó nó sẽ có lợi cho
chúng ta”( Nguyễn Văn Viết, 2012)[35].
Do vậy, để thu được lợi nhuận cao nhất, đồng thời cũng bảo đảm được
sự phát triển bền vững của các hệ sinh thái, thì các nhà nông nghiệp và sinh
học phải biết sử dụng, khai thác hữu hiệu tài nguyên khí hậu để nâng cao
hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phòng tránh thiên tai. Trong sản xuất nông
nghiệp, nếu không hiểu biết về những yêu cầu của cây trồng với các nhân tố
khí hậu thì những dữ liệu về khí tượng vô cùng, vô tận được lưu trữ trong kho
chỉ là vô nghĩa.
10
1.2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến
SKH
1.2.1. Nghiên cứu sinh khí hậu trên thế giới
Ở phương Tây, ngành Sinh khí hậu...ứu, đánh giá. Trên cơ sở mục tiêu của đề tài, chúng tôi đã xác định
các tài liệu, số liệu cần thu thập tại khu vực nghiên cứu như điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, các số liệu quan trắc từ các trạm khí tượng trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn trong khoảng thời gian đủ dài (1961-2016) để đảm bảo độ tin
29
cậy của kết quả nghiên cứu. Các tài liệu, số liệu được thu thập từ nhiều nguồn
khác nhau: Báo cáo tổng kết của UBND tỉnh Bắc Kạn; số liệu quan trắc khí
tượng của từng trạm (Chợ Rã, Ngân Sơn, Bắc Kạn) trong chuỗi từ năm 1961-
2016; các đề án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn, các
công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu
2.3.2. Phương pháp tham vấn chuyên gia
Đề tài đánh giá mức độ phù hợp của một số loài cây trồng chủ lực với
điều kiện sinh khí hậu của tỉnh Bắc Kạn, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH hiện
nay là một nội dung có ý nghĩa thực tế,mang tính liên ngành. Trong đề tài, tác
giả có tham vấn nhiều kiến thức, ý kiến tham vấn từ các chuyên gia về đối
tượng nghiên cứu (xác định các loại cây trồng chủ lực), về nhu cầu sinh thái
và ngưỡng sinh thái đối với từng loại cây trồng được lựa chọn.
2.3.3. Phương pháp phân loại sinh khí hậu
Cấp phân vị cơ sở của bản đồ SKH đối với một tỉnh là cấp loại SKH,
phản ánh sự phân hoá về yếu tố nhiệt, mưa-ẩm của lãnh thổ, quyết định sự tồn
tại và phát triển của các kiểu TTV tự nhiên. Phân loại SKH được tiến hành
dựa trên các nguyên tắc cơ bản:
-Phải phản ánh khách quan đặc điểm phân hóa khí hậu của vùng lãnh thổ;
-Phải thể hiện được đặc điểm sinh thái TTV tự nhiên của chính lãnh thổ đó.
Phương pháp này dùng để phân cấp các hệ chỉ tiêu nhiệt (nhiệt độ trung
bình năm, chỉ tiêu độ dài mùa lạnh) và phân cấp các hệ chỉ tiêu ẩm (tổng
lượng mưa năm, độ dài mùa khô)
2.3.4. Phương pháp đánh giá mức độ phù hợp của cây trồng với điều kiện
tỉnh Bắc Kạn
Mỗi loài cây trồng có giới hạn sinh thái khác nhau đối với từng nhân tố
sinh thái, nên mức độ phù hợp với điều kiện SKH được đánh giá riêng cho
30
từng loại cây trồng, theo một phương pháp chung là so sánh các chỉ tiêu sinh
thái của các loài cây trồng với chỉ tiêu các loại sinh khí hậu có trong khu vực
nghiên cứu. Trong công tác đánh giá, các chỉ tiêu đánh giá có ý nghĩa hết sức
quan trọng. Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá thường phụ thuộc vào đối
tượng, mục đích đánh giá và cả đặc trưng của lãnh thổ. Tùy thuộc vào mục
đích đánh giá,thứ tự ưu tiên và mức độ quan trọng của các chỉ tiêu có thể thay
đổi. Với mỗi một mục đích đánh giá cụ thể, sẽ có những chỉ tiêu thích hợp.
Kết quả đánh giá là xác định mức độ phù hợp của từng loài cây được thể
hiện trên bản đồ với các khoanh vi khác nhau trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
* Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá:
- Các chỉ tiêu SKH được lựa chọn phải phản ánh mối quan hệ của chúng
đối với chủ thể đánh giá (cây trồng).
- Ưu tiên lựa chọn các chỉ tiêu có sự phân hóa không gian.
- Đánh giá mức độ phù hợp của cây trồng với điều kiện SKH: Mức độ
rất phù hợp (những loại SKH mà ở đó cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt
nhất). Mức độ tương đối phù hợp (những loại SKH có một vài giới hạn nhất
định đối với cây trồng). Mức độ không phù hợp (những loại SKH có những
chỉ tiêu bất lợi cho sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của cây trồng)[33].
*Quy trình và phương pháp đánh giá mức độ phù hợp của cây trồng với
điều kiện SKH:
Mức độ phù hợpvới điều kiện SKH của cây trồng với điều kiện SKH
tỉnh Bắc Kạn được đánh giá theo phương pháp so sánh chỉ tiêu giữa đặc
điểm sinh thái củatừng loài cây trồng với các yếu tố SKH [15], [23].
Quy trình đánh giá gồm 4 bước, giữa các bước có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau và đều hướng tới các mục tiêu đã xác định[15], [23]:
* Bước 1: Xác định nhu cầu sinh thái, các ngưỡng sinh thái của từng loài
cây trồng đối với các yếu tố sinh khí hậu.
31
* Bước 2: Căn cứ vào đặc điểm sinh thái của từng loại cây trồng và các
chỉ tiêu SKH (Nhiệt độ trung bình năm, Lượng mưa, Độ dài mùa lạnh, Độ
dài mùa khô) đã được phân cấp trong phân loại SKH Bắc Kạn, tiến hành phân
cấp mức độ phù hợp của các loại cây trồng với từng yếu tố SKH theo 3 mức
độ, tương ứng với điểm số đánh giá (Bảng 2.1):
Bảng 2.1: Phân cấp mức độ phù hợp của cây trồng với các yếu tố SKH
tỉnh Bắc Kạn
Ký hiệu Mức độ phù hợp Điểm
S1 Rất phù hợp 2
S2 Tương đối phù hợp 1
N Không phù hợp 0
* Bước 3: Lập bảng ma trận đánh giá mức độ phù hợp của các loại cây
trồng với các yếu tố SKH. Trong bảng ma trận, các cột thể hiện các loại sinh
khí hậu; các hàng thể hiện các yếu tố khí hậu đã được phân cấp. Giá trị phù
hợp được thể hiện bằng các điểm số tỉ lệ tương ứng.
* Bước 4: Kết quả đánh giá mức độ phù hợp với điều kiện sinh khí hậu
của các loại cây trồng.
Để đánh giá tổng hợp mức độ phù hợp của các loại cây trồng đối với
từng loại sinh khí hậu, dựa vào công thức đánh giá như sau:
- Tổng điểm phù hợp (Sc):
∑Sc = ST + SR + Sk + Sn [1]
Trong đó:
ST: Sốđiểm phù hợp với nhiệt độ trung bình năm
SR: Số điểm phù hợp với lượng mưa trung bình năm
Sk: Số điểm phù hợp với độ dài mùa khô
Sn: Số điểm phù hợp với độ dài mùa lạnh
32
c: Loài cây trồng
- Tính tỷ lệ điểm phù hợp trung bình củatừng cây đối với các l loại SKH:
S = ∑Sc / ∑Stuyệt đối [2]
∑Stuyệt đối là điểm tuyệt đối của 4 yếu tố đánh giá, ở mức độ rất phù hợp
mỗi yếu tố sẽ có điểm tuyệt đối là 2 nên ∑Stuyệt đối được dùng để tính toán là 8.
Ví dụ: Để đánh giá mức độ phù hợp của loại sinh khí hậu IB1a đối với
cây mía bầu được tính như sau:
∑Sc = (1 + 2 + 1 + 1) = 5
S = ∑Sc / ∑Stuyệt đối = 5/8 = 0,625
Như vậy, đối với loại sinh khí hậu IB1a cây mía bầu có tỉ lệ điểm phù
hợp trung bình là 0,625.
Kết quả đánh giá được thể hiện bằng bảng ma trận tỉ lệ điểm số phù
hợp và phân hạng phù hợp. Trên bảng ma trận, các cột biểu hiện các loại
SKH, các hàng biểu thị tổng tỉ lệ điểm, tỉ lệ phù hợp và cấp phù hợp cho các
loài cây.
- Phân hạng mức độ phù hợp: Mỗi cấp đánh giá (phân hạng phù hợp)
tương ứng với những khoảng giá trị nhất định. Khoảng cách giữa các hạng
đánh giá, được tính theo công thức:
∆S =
Smax−Smin
M
[3]
Trong đó:
∆S: Khoảng cách điểm giữa các hạng đánh giá
Smax: Tỷ lệ điểm phù hợp cao nhất của cây trồng
Smin: Tỷ lệ diểm phù hợp thấp nhất của cây trồng
M: Số lượng cấp phân hạng phù hợp phục vụ đánh giá (3 cấp)
2.3.5. Phương pháp phân tích thống kê
Các số liệu được xử lí theo phương pháp Thống kê toán học. Sử dụng
phần mềm Microsoft Excell để xử lí và mô hình hóa số liệu để xử lý số liệu
và vẽ biểu đồ biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa tại các trạm Chợ
33
Rã, Ngân Sơn, Bắc Kạn thời kỳ 1961-2016.
2.3.6. Phương pháp bản đồ và thông tin địa lý (GIS)
Đề tài đánh giá mức độ phù hợp của cây trồng dựa trên bản đồ SKH. Bản
đồ SKH được thành lập bằng phần mềm Mapinfor và được quản lý trong cơ
sở dữ liệu GIS.
2.4. Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm các nội dung chính sau:
Mở đầu
Phần mở đầu nêu lên lý do chọn đề tài, đưa ra các mục tiêu nghiên cứu
cũng như các câu hỏi nghiên cứu. Ngoài ra, nội dung chính của báo cáo cũng
được giới thiệu ở phần này.
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Chương này tập trung vào khái quát tổng quan vấn đề nghiên cứu đã
được trình bày trong các báo cáo của các chuyên gia trên thế giới, trong khu
vực và Việt Nam. Tổng quan các nghiên cứu trước đây trên thế giới, trong
nước và trên địa bàn nghiên cứu được tóm lược nhằm tìm hiểu phương pháp
nghiên cứu, đề tài kế thừa một số kết quả nghiên cứu đã được công bố để
tránh thực hiện trùng lặp và thiếu chính xác. Bên cạnh các khái niệm cơ bản
liên quan đến đề tài, chương này còn trình bày khung lý thuyết vận dụng
trong nghiên cứu. Các khái niệm và quy trình nghiên cứu được đưa ra rõ ràng
làm cơ sở để phân tích dữ liệu thu thập được. Khung lý thuyết vận dụng trong
nghiên cứu cũng được tóm tắt lại tiến trình thực hiện nghiên cứu và được thể
hiện bằng sơ đồ.
Chương 2: Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
Chương 2 là chương giới thiệu địa bàn nghiên cứu, cách tiếp cận và
phương pháp nghiên cứu. Chương này cung cấp các thông tin về điều kiện tự
nhiên và đặc điểm kinh tế-xã hội của tỉnh Bắc Kạn. Cách tiếp cận liên ngành
34
được vận dụng để thu thập thông tin cho phân tích, đánh giá một cách toàn
diện. Các phương pháp nghiên cứu bao gồm thu thập, phân tích,xử lý tài liệu,
tham vấn chuyên gia, phân loại sinh khí hậu,đánh giá mức độ phù hợp về sinh
khí hậu của cây trồng, phân tích thống kê, bản đồ và thông tin địa lý (GIS).
Chương 3: Phân loại tài nguyên sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn và đánh giá
mức độ phù hợp của một số loài cây trồng với điều kiện SKH tỉnh Bắc Kạn
trong bối cảnh BĐKH
Chương này trình bày về các biểu hiện của biến đổi khí hậu tại tỉnh Bắc
Kạn, diễn biến của biến đổi khí hậu thông qua các phân tích về nhiệt độ,
lượng mưa trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân loại SKH (hệ chỉ tiêu nhiệt gồm 2 chỉ
tiêu: nhiệt độ trung bình và số tháng lạnh trong năm; hệ chỉ tiêu ẩm bao gồm
2 chỉ tiêu: lượng mưa trung bình và số tháng khô trong năm), từ đó xây dựng
phương pháp đánh giá tài nguyên sinh khí hậu.
Từ các số liệu thu thập được, thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn giai
đoạn 1961 – 2016, tỷ lệ 1:100.000.
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá (gồm chỉ tiêu nhiệt và ẩm) và
phương pháp đánh giá mức độ phù hợp đối với điều kiện sinh khí hậu của một
số loài cây trồng (cam, chè, mía bầu).
Căn cứ vào đặc điểm sinh thái của cây trồng và điều kiện sinh khí hậu
tỉnh Bắc Kạn, đánh giá mức độ phù hợp của một số loại cây trồng chủ lực
(cam, chè, mía bầu) đối với điều kiện sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn trong bối
cảnh BĐKH và quy hoạch không gian canh tác cho một số loài cây trồng phù
hợp với điều kiện sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn, nhằm giảm nhẹ các tác động của
biến đổi khí hậu và tăng năng suất cây trồng giúp hoàn thành mục tiêu phát
triển bền vững của tỉnh Bắc Kạn.
35
Kết luận và kiến nghị
Trình bày những kết quả nghiên cứu chủ yếu của đề tài. Kết quả nghiên
cứu của đề tài cho phép xem xét mục tiêu nghiên cứu có đạt hay không; và đạt
được ở mức độ như thế nào.Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra các kết
luận, nhận định ngắn gọn củavề sự phân hoá của sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn và
qui hoạch không gian canh tác cam, chè, mía trên địa bàn tỉnh. Luận văn cũng
đưa ra một vài khuyến nghị cho địa phương và các bên liên quan trong
nghiên cứu này.
36
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Bắc Kạn
Khí hậu của tỉnh Bắc Kạn cũng có những sự thay đổi về nhiệt độ trung
bình năm, tổng lượng mưa năm và các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan,
gây ra nhiều tác động tích cực lên đời sống kinh tế - xã hội của Tỉnh.
- Nhiệt độ:
Trong giai đoạn 1961-2016, nhiệt độ trung bình năm tỉnh Bắc Kạn tăng
khoảng 0,23°C. Ngày có nhiệt độ cao nhất 41,5°C (ngày 3/5/1994 tại trạm
Chợ Rã), ngày có nhiệt độ lạnh nhất là -1,7°C (ngày 27/17/1982). Trong đó,
nhiệt độ trung bình năm ở trạm Chợ Rã tăng 0,67°C, trạm Bắc Kạn tăng
0,018°C ở trạm Ngân Sơn tăng 0,015°C. Từ năm 1961 đến năm 2016, nhiệt
độ theo mùa tại các trạm thuộc tỉnh Bắc Kạn đều có xu hướng tăng lên. Cụ
thể, nhiệt độ trung bình tại trạm Chợ Rã tăng 0,13°C vào mùa Xuân; tăng
0,17°C vào mùa Hè; tăng 0,18°C vào mùa Thu vàtăng 0,02°C vào mùa Đông.
Từnăm 1961 đến năm 2016, nhiệt độ tăng tại trạm Bắc Kạn vào mùa Xuân,
Hè, Thu, Đônglần lượt là 0,02°C; 0,018°C;0,06°C; 0,02°C. Tại trạm Ngân
Sơntăng 0,04°C; 0,07°C lần lượt vào mùa Xuân, Hạ; tăng0,06°C; 0,06°C lần
lượt vào mùa Thu, Đông. (Hình 3.1).
37
Hình 3.1: Bản đồ nhiệt độ trung bình năm tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 1961 – 2016
38
Hình 3.2: Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm tại trạm Chợ Rã, Ngân Sơn,
Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn) thời kỳ 1961 – 2016
39
- Lượng mưa:
Trong thời kỳ 1961 – 2016, lượng mưa trung bình năm trên toàn tỉnh
Bắc Kạn có xu hướng giảm. Trong đó, lượng mưa trung bình năm tại trạm
Chợ Rã tăng 0,17 mm; tại trạm Bắc Kạn giảm 0,24 mm và tại trạm Ngân Sơn
tăng 0,2 mm.
Lượng mưa mùa tại các trạm đều có sự biến động, tuy nhiên, lượng mưa
không biến động đều ở các tháng, mà có xu hướng giảm nhẹ vào mùa Hè và
giảm mạnh vào mùa Thu. Trong khi đó, lượng mưa có xu hướng tăng lên mùa
Xuân và mùa Đông, nhưng không đáng kể.Tại trạm Chợ Rã, lượng mưa trung
bình mùa Xuân tăng 0,19mm; mùa Hè giảm 0,18mm; mùa Thu giảm 0,47mm;
mùa Đông tăng 0,12mm. Tại trạm Bắc Kạn, lượng mưa tăng 0,09mm vào
mùa Xuân; giảm 0,06mm vào mùa Hè; giảm 0,68mm vào mùa Thu; giảm
0,19mm vào mùa Đông. Mức tăng, giảm tương ứng vào mùa Xuân, Hè, Thu,
Đông tại trạm Ngân Sơn lần lượt tăng 0,1mm; tăng 0,06mm; giảm 0,48mm;
tăng 0,07mm.
40
Hình 3.3: Lượng mưa trung bình năm tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 1961 – 2016
41
Hình 3.4: Sự thay đổi lượng mưa trung bình năm tại trạm Chợ Rã, Bắc Kạn,
Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) thời kỳ 1961 – 2016
42
3.2. Nghiên cứu và thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn
3.2.1. Vai trò, ý nghĩa của việc nghiên cứu và thành lập bản đồ sinh khí hậu
Việc nghiên cứu SKH và thành lập bản đồ SKH đã đóng góp tích cực
cho khoa học địa lý thực vật, cho khoa học địa lý tự nhiên và khí hậu nông
nghiệp. Ý nghĩa khoa học của các đơn vị SKH mà các bản đồ đưa ra cho phép
người nghiên cứu có thể dùng nó như một đơn vị cơ sở, như một chỉ tiêu cụ
thể trong nghiên cứu địa lý thảm thực vật, địa lý tự nhiên tổng hợp và khí
hậu nông nghiệp.
Trên cơ sở sử dụng các bản đồ sinh khí hậu, việc nghiên cứu, đánh giá
tài nguyên SKH có một ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng. Kết quả
đánh giá mức độ thích hợp của điều kiện SKH của từng vùng lãnh thổ cụ thể
đối với các cây trồng khác nhau cho phép xác định được một cơ cấu cây trồng
nông, lâm nghiệp thích hợp cho vùng lãnh thổ nghiên cứu, nhằm sử dụng hợp
lý tài nguyên SKH và bảo vệ môi trường lâu dài và bền vững. Từ đó, có thể
từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mang lại nguồn hàng hóa nông, lâm
nghiệp có giá trị kinh tế cao cho từng vùng cụ thể[34].
3.2.2. Nguyên tắc thành lập bản đồ sinh khí hậu
Xuất phát từ quan điểm nghiên cứu SKH trên cơ sở xem xét mối quan hệ
mật thiết giữa điều kiện khí hậu và quan điểm sinh thái phát sinh của TTV tự
nhiên, bản đồ SKH được thành lập cần phải thỏa mãn một số nguyên tắc cơ
bản[14]:
- Phản ánh được đặc điểm khí hậu của vùng lãnh thổ nghiên cứu, sự
phân hóa của chúng trong không gian và theo thời gian.
- Phản ánh được đặc điểm sinh thái của các kiểu TTV có trên lãnh thổ
nghiên cứu.
43
- Đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, quy hoạch
không gian lãnh thổ nghiên cứu[34].
3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu khí hậu phục vụ thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh
Bắc Kạn
Thành lập bản đồ SKH tỉnh Bắc Kạn đưa ra cơ sở khoa học cho các nhà
hoạch định chính sách ra quyết định bố trí hợp lý, phát triển các loài cây trồng
chủ lực (với các nhu cầu và giới hạn sinh thái khác nhau) trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn.
Để đánh giá và xây dựng bản đồ SKHvới tỷ lệ 1: 100.000, ở phạm vi
tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi lựa chọn cấp phân loại cơ sở là loại sinh khí hậu.
Các chỉ tiêu được lựa chọn làm hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu và xây dựng
bản đồ SKH đối với các loại cây trồng ở tỉnh Bắc Kạn là nền nhiệt ẩm, độ dài
và cường độ mùa khô, mùa lạnh.
3.2.3.1. Hệ chỉ tiêu nhiệt
* Nhiệt độ không khí trung bình năm(Tn) được sử dụng để phân tích sự
phân hóa của các đặc trưng nhiệt độ, đánh giá điều kiện chung trong mối liên
hệ với các đặc điểm phân bố của một số kiểu TTV tự nhiên.
Tổng hợp số liệu quan trắc từ các trạm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai
đoạn 1961-2016 cho thấy, nền nhiệt tỉnh Bắc Kạncó sự phân hóa theo không
gian, theo sự thay đổi của vị trí địa lý và điều kiện địa hình. Ở các vùng thấp,
nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,3oC. Càng lên cao nhiệt độ càng hạ thấp,
mùa lạnh kéo dài hơn, phù hợp với quy luật giảm nhiệt độ theo độ cao.
Trên cơ sở đó, nền nhiệt tỉnh Bắc Kạn được chia làm 4 cấp: Nóng, Hơi
nóng, Mát và Hơi lạnh (Bảng 3.1)
44
Bảng 3.1: Phân cấp nhiệt độ để xây dựng bản đồ SKH tỉnh Bắc Kạn
Ký hiệu
và tên gọi
Đai độ cao
(độ cao tuyệt đối)
Thảm thực vật
I - Nóng < 200m
Thực vật nhiệt đới vùng thấp. Các cây trồng
nhiệt đới đủ nhiệt.
II –Hơi
Nóng
200 - 600m
Thực vật nhiệt đới phát triển bình thường, có
thể xen một số cây á nhiệt đới.
III - Mát 600 – 1000m
Thực vật á nhiệt đới núi thấp, tầng dưới. Có
thể tồn tại thực vật nhiệt đới, bắt đầu xuất
hiện các loài cây ôn đới.
IV - Hơi
Lạnh
>1000 m
Thực vật á nhiệt đới núi thấp, tầng dưới. Rau
màu, cây ăn quả xứ lạnh có thể phát triển tốt.
Rừng hỗn giao cây lá rộng, cây lá kim phát
triển.
* Chỉ tiêu Độ dài mùa lạnh: Chỉ tiêu này phản ánh đặc thù của chế độ
nhiệt của khu vực nghiên cứu. Chỉ tiêu về độ dài mùa lạnh được phân chia
căn cứ vào số tháng lạnh trong năm (Tháng lạnh là tháng có nhiệt độ trung
bình dưới 18oC- nhiệt độ mà Koppen coi là nhiệt độ của vùng ôn đới ấm). Chỉ
tiêu độ dài mùa lạnh tỉnh Bắc Kạn được phân làm 3 cấp: Mùa lạnh dài, mùa
lạnh trung bình, mùa lạnh ngắn (Bảng 3.2)
Bảng 3.2: Phân cấp chỉ tiêu độ dài mùa lạnh (N) ở tỉnh Bắc Kạn
Cấp
Độ cao địa
hình (m)
Số tháng lạnh
trong năm (N)
Cấp độ dài mùa lạnh
1 < 200 N = 2-3 Mùa lạnh ngắn
2 200 – 1000 N = 3-4 Mùa lạnh trung bình
3 >1000 N ≥ 4 Mùa lạnh dài
45
3.2.3.2. Hệ chỉ tiêu ẩm:
Chỉ tiêu ẩm được biểu thị qua Tổng lượng mưa năm (Rn) và Độ dài mùa khô
(n).
*Tổng lượng mưa năm (Rn)
Trên cơ sở phân tích quan hệ giữa lượng mưa và đặc điểm các kiểu thảm
thực vật tự nhiên trên lãnh thổ nghiên cứu, Tổng lượng mưa năm (Rn) được
phân chia ra 3 cấp: Mưa nhiều, Mưa vừa, Mưa ít (bảng 3.3)
Bảng 3.3: Phân cấp Tổng lượng mưa năm (R) ở tỉnh Bắc Kạn
Cấp Lượng mưa (mm)
Các cấp của tổng lượng
mưa năm
A 1800<R Mưa nhiều
B 1500< R≤1800 Mưa vừa
C R≤1500 Mưa ít
* Chỉ tiêu Độ dài mùa khô(n): Độ dài mùa khô được phân chia căn cứ
vào số tháng khô trong năm(Trong đó, số tháng khô được xác định theo chỉ tiêu
của Gaussen (n< 2t). Theo Gaussen, tháng khô đối với “thực vật cạn” là tháng có
lượng mưa nhỏ hơn 2 lần nhiệt độ tháng đó. Vùng nhiệt đới nơi đất thấp, khi
nhiệt độ trung bình tháng xấp xỉ 25ºC, thì lượng mưa tháng thường dưới
50mm[5].
Theo thống kê lượng mưa trung bình theo tháng trong năm, độ dài mùa
khô trên lãnh thổ tỉnh Bắc Kạn được phân chia thành 2 cấp: Mùa khô dài và
Mùa khô trung bình (bảng 3.4)
Bảng 3.4: Phân cấp độ dài mùa khô tỉnh Bắc Kạn
Cấp Số tháng khô (n) Cấp độ dài mùa khô
a n= 3-4 tháng Mùa khô trung bình
b n ≥ 5 tháng Mùa khô dài
Trên cơ sở phân cấp cho các chỉ tiêu SKH (nhiệt độ trung bình năm, độ dài
46
mùa lạnh, tổng lượng mưa năm, độ dài mùa khô), các cấp loại SKH được
tổng hợp dưới dạng bảng ma trận. Trong đó, các đơn vị SKH được thể hiện
trên bản đồ là các loại SKH, thể hiện thông qua một tổ hợp các chỉ tiêu khí
hậu (bảng 3.4, 3.5).
Bảng 3.5: Hệ chỉ tiêu tổng hợp và các loại SKH tỉnh Bắc Kạn giai đoạn
1961 – 2016
Ẩm
Nhiệt
Rn
n
A - Mưa nhiều
R ≥ 1800mm
B – Mưa vừa
1800mm > R ≥
1500mm
C - Mưa ít
R ≤
1500mm
Tn
N
a.Mùa khô
trung bình
n =3-4 tháng
a. Mùa khô
trung bình
n =3-4
tháng
b. Mùa
khô dài
n ≥ 5
tháng
b. Mùa khô
dài
n ≥ 5 tháng
IV-Hơi lạnh
Tn < 18°C
3. Mùa lạnh dài
N ≥4
IVA3a
(3)
IVB3a
(2)
IVC3b
(1)
III - Mát
18° C ≤ Tn< 20°C
2. Mùa lạnh
trung bình
N = 3 – 4
IIIA2a
(1)
IIIB2a
(2)
IIIC2b
(3)
II–Hơi nóng
20° C ≤ Tn< 22°C
2. Mùa lạnh
trung bình
N = 3 – 4
IIB2a
(3)
IIC2b
(2)
I- Nóng
Tn≥ 22°C
1. Mùa lạnh
ngắn
N = 2 – 3
IB1a
(2)
IB1b
(1)
IC2b
(3)
Dựa trên hệ thống chỉ tiêu đã được xác định, bản đồ SKH của tỉnh Bắc
Kạn trong giai đoạn 1961 – 2016 được thành lập (Hình 3.5).
47
Hình 3.5: Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1961-2016
48
Hình 3.6: Chú giải bản đồ sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1961-
2016
* Bản đồ SKH tỉnh Bắc Kạn tỉ lệ 1:100.000 giai đoạn 1961-2016, cho
thấy trên toàn tỉnh xuất hiện 11 loại SKH phân bố ở 4 đai khí hậu (Nóng, Hơi
nóng, Mát,Hơi lạnh) với 23 khoanh vi riêng biệt:
49
- Đai khí hậu nóng:
+ IB1a: Loại SKH nhiệt đới gió mùa, nóng, mưa vừa, mùa lạnh ngắn và
mùa khô trung bình.
Trên bản đồ SKH, loại SKH này xuất hiện với hai khoanh vi, có tổng
diện tích 15.552,9 ha; chủ yếu phân bố ở thị xã Bắc Kạn, huyện Phủ Thông và
một phần huyện Chợ Đồn.
+ IB1b: Loại SKH nhiệt đới gió mùa, nóng, mưa vừa, độ dài mùa lạnh
ngắn và mùa khô trung bình
Loại SKH này xuất hiện với một khoanh vi và chiếm khoảng 18.190 ha,
phân bố ở huyện Chợ Mới và một phần huyện Phủ Thông .
+ IC1b: Loại SKH nhiệt đới gió mùa, nóng, ít mưa, mùa lạnh ngắn và
mùa khô dài
Loại SKH này chỉ xuất hiện ở ba khoanh vi, kéo dài trên địa phận 3
huyện: huyện Ba Bể, huyện Chợ Đồn và huyện Chợ Mới với tổng diện tích
8.822 ha.
- Đai khí hậu hơi nóng
+ IIB2a: Loại SKH nhiệt đới gió mùa, ấm, mưa vừa, mùa lạnh trung
bình và mùa khô trung bình
Loại SKH này cũng chỉ xuất hiện trên bản đồ SKH với ba khoanh vi, có
diện tích 202.170 ha, chiếm phần lớn diện tích của toàn tỉnh, xuất hiện ở các
huyện: Ba Bể, Chợ Đồn, Chợ Mới, Phủ Thông và Ngân Sơn.
+IIC2b: Loại SKH nhiệt đới gió mùa, ấm, ít mưa, mùa lạnh trung bình
và mùa khô dài
Xuất hiện 2 khoanh vi của loại SKH này trên bản đồ SKH, tổng diện tích
lên đến 114.110 ha; chủ yếu thuộc địa phận huyện Pác Nặm, một phần huyện
Ba Bể và huyện Na Rì.
50
- Đai khí hậu mát
+ IIIA2a: Loại SKH nhiệt đới gió mùa, mát, mưa nhiều, mùa lạnh trung
bình và mùa khô trung bình
Trên bản đồ SKH của tỉnh Bắc Kạn, loại SKH này chỉ xuất hiện 1 lần,
với diện tích 27.200 ha ở khu vực Huyện Ba Bể và khu vực tiếp giáp lân cận
huyện Phủ Thông và Huyện Chợ Đồn.
+ IIIB2a: Loại SKH nhiệt đới gió mùa, mát, mưa vừa, mùa lạnh trung
bình và mùa khô trung bình: xuất hiện ở 2 khoanh vi với tổng diện tích 68.966
ha, được phân bố ởhuyện Chợ Đồn và kéo dài đến các huyện Ngân Sơn,
huyện Na Rì, huyện Phủ Thông và huyện Chợ Mới.
+ IIIC2b: Loại SKH nhiệt đới gió mùa, mát, mưa ít, mùa lạnh trung bình
và mùa khô dài.
Loại sinh khí hậu này xuất hiện với ba khoanh vi, với tổng diện tích là
20.506 ha, được phân bố ở các khu vực huyện Pác Nặm và huyện Na Rì.
- Đai khí hậu hơi lạnh
+ IVA3a: Loại SKH nhiệt đới gió mùa, lạnh, mưa nhiều, mùa khô trung
bình và mùa lạnh dài
Trên bản đồ sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn xuất hiện loại sinh khí hậu này ở
3 khoanh vi với tổng diện tích 7.976,5 ha tại khu vực huyện Ba Bể và huyện
ChợĐồn.
+ IVB3a: Loại SKH nhiệt đới gió mùa, lạnh, mưa vừa, mùa khô trung
bình và mùa lạnh dài
Trên bản đồ SKH có hai khoanh vi loại sinh khí hậu này, chiếm 1.738,5
ha tại huyện Ngân Sơn.
+ IVC3b: Loại SKH nhiệt đới gió mùa, lạnh, mưa ít, mùa khô dài và mùa
lạnh dài
Loại sinh khí hậu này chỉ xuất hiện một lần trên bản đồ sinh khí hậu với
diện tích 2.047 ha tại Huyện Pác Nặm khu vực giáp với tỉnh Tuyên Quang.
51
3.3. Đánh giá mức độ phù hợp của các loài cây trồng chủ lực với điều kiện
SKH tỉnh Bắc Kạn
3.3.1. Đánh giá mức độ phù hợp của cây mía bầu với điều kiện SKH tỉnh Bắc
Kạn
3.3.1.1. Giá trị kinh tế và đặc điểm sinh thái của cây mía bầu
Cây mía bầu thuộc họ Hòa Thảo: Graminaeae
Tên khoa học: Saccharum sp.
* Giá trị kinh tế:Trong những năm gần đây, cây mía bầu được coi là cây
trồng mang lại lợi ích kinh tế lớn cho người dân các xã: xã Cao Kỳ, Hòa Mục
và Nông Hạ của huyện Chợ Mới. Cây mía bầu trông giống những cây mía bầu
trắng ở các tỉnh miền xuôi, nhưng thơm, nhiều nước, vị ngọt dịu và đặc biệt là
mềm, giòn. Mía bầu bầu là loại cây có nhiều chất dưỡng chất như đạm, canxi,
khoáng, sắt, nhiều nhất là đường, giúp thanh nhiệt, giải khát, xóa tan mệt mỏi,
trợ giúp tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đường giữ một vai trò
rất quan trọng trong khầu phần ăn hàng ngày của con người, là nhu cầu không
thể thiếu trong đời sống xã hội.[26]
Cây mía còn là nguyên liệu hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều
ngành công nghiệp như rượu, giấy, ván ép, dược phẩm, điện từ bã mía bầu;
thức ăn chăn nuôi, phân bón từ lá, ngọn mía bầu, bùn lọc và tro lò; rỉ
đườngmía bầu được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp để sản xuất
nhiên liệu sinh học, rượu, dung môi aceton, butanol, nấm men, axit citric, axit
lactic, aconitic và glyxerin, Các sản phẩm phụ của mía đường nếu được
khai thác triệt để, giá trị còn có thể gấp 3-4 lần chính phẩm (đường). Hơn nữa,
mía bầu là cây có thảm lá xanh dày. Mía có thể có 13-15 tấn rễ/1 ha. Sau khi
thu hoạch, bộ rễ để lại trong đất cùngvới bộ lá mía bầu là chất hữu cơ quý làm
tăng độ phì của đất[22]
52
* Đặc điểm sinh thái
Mía phân bố trong khoảng 32o vĩ Bắc đến 30o vĩ Nam. Thời gian sinh
trưởng khoảng 12 tháng trở lên.Thời gian sinh tưởng của mía bầu đông xuân
khoảng 10-12 tháng, mía bầu thu 11-16 tháng. Toàn bộ thời gian sinh trưởng
của mía bầu chia ra 5 thời kỳ với những điều kiện thời tiết khí hậu thích hợp
để phát triển Vụ thu hoạch mía bầu thường kèo dài từ tháng 10 năm trước đến
hết tháng 3 Âm lịch của năm sau [4].
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp với mía bầu trong phạm vi 20-25OC. Nhiệt
độ cao quá hoặc thấp quá ảnh hưởng đến sinh trưởng bình thường và giảm
cường độ quang hợp. Thời kỳ đầu, từ khi đặt hom đến mọc mầm thành cây con,
nhiệt độ thích hợp từ 20-25OC. Thời kỳ đẻ nhánh (cây có 6-9 lá), nhiệt độ thích
hợp 20-30OC. Ở thời kỳ mía bầu làm dóng vươn cao, yêu cầu nhiệt độ cao hơn
để tăng cường quang hợp, tốt nhất ở điều kiện 30-32OC [22].
- Ánh sáng: Ánh sáng rất cần cho sự quang hợp để tạo đường cho cây
mía bầu. Khi cường độ ánh sáng tăng, quá trình quang hợp của bộ lá cũng
tăng. Nếu thiếu ánh sáng cây mía bầu phát triển yếu, vóng cây, hàm lượng
đường thấp và cây mía bầu dễ bị sâu bệnh. Trong suốt chu kỳ sinh trưởng, cây
mía bầu cần khoảng 2.000 – 3.000 giờ chiếu sáng, tối thiểu cũng 1.200 giờ trở
lên. [22].
- Lượng nước và ẩm độ đất: Lượng nước và độ ẩm là yếu tố ảnh hưởng
rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây mía bầu. Trong thân cây mía bầu
chứa nhiều nước (70% khối lượng). Lượng mưa thích hợp 1.500 – 2.000
mm/năm, phân bố trong khoảng thời gian từ 8-10 tháng (từ khi cây mía bầu
mọc mầm đến thu hoạch). Cây mía bầu là loài cây trồng cạn, có bộ rễ ăn
nông, nên rất cần nước,nhưng không chịu ngập úng. Ở vùng đồi gò đất cao
cần tưới nước trong mùa khô. Ở nơi đất thấp, cần thoát nước tốt trong mùa
mưa. Thời kỳ cây mía bầu làm dóng vương cao cần rất nhiều nước,
độẩmthích hợp khoảng 70-80%, ở các thời kỳ khác trong chu trình phát triển
của mía bầu, cây mía bầu cần độ ẩm 65-70%.[22]
53
3.3.1.2. Đánh giá mức độ phù hợp của cây mía bầu với điều kiện SKH tỉnh
Bắc Kạn
Sau khi xác định nhu cầu sinh thái với các chỉ tiêu SKH của cây mía bầu,
ta lập bảng ma trận đánh giá mức độ phù hợp của cây chè như bảng 3.6.
Sử dụng công thức [1] và [2] để tính tỉ lệ điểm trung bình phù hợp của
cây mía bầu như bảng 3.6 sau:
Bảng 3.6: Cơ sở đánh giá mức độ phù hợp của cây mía bầu với các yếu tố
SKH ở tỉnh Bắc Kạn
Yếu tố
đánh giá
Mức độ
phù hợp
Loại SKH
IB1a IB1b IC1b IIB2a IIC2b IIIA2a IIIB2a IIIC2b IVA3a IVB3a IVC3b
N
h
iệ
t
đ
ộ
tb
n
ăm
(
0
C
) S1 2 2
S2 1 1 1 1 1 1
N 0 0 0
L
ư
ợ
n
g
m
ư
a
n
ăm
(m
m
)
S1 2 2 2 2 2
S2 1 1 1 1
N 0 0
Đ
ộ
d
ài
m
ù
a
lạ
n
h
(
th
án
g
)
S1 2 2 2 2 2
S2 1 1 1
N 0 0 0
Đ
ộ
d
ài
m
ù
a
k
h
ô
(
th
án
g
)
S1
S2 1 1 1 1 1 1
N 0 0 0 0 0
Tỉ lệ điểm phù hợp
trung bình
0,625 0,5 0,375 0,875 0,625 0,5 0,75 0,5 0,125 0,375 0,125
54
* Kết quả đánh giá mức độ phù hợp với điều kiện SKH tỉnh Bắc Kạn của
cây mía bầu
Dựa vào bảng cơ sở đánh giá mức độ phù hợp của cây mía bầu với điều
kiện SKH tỉnh Bắc Kạn bằng cách xác định điểm phù hợp (bảng 3.6), ta thấy
điểm trung bình phù hợp cao nhất của cây mía bầu là 0,875 và điểm trung
bình phù hợp thấp nhất là 0,125. Mức độ phù hợp của cây mía bầu với điều
kiện SKH được phân thành 3 cấp: Rất phù hợp (S1); Tương đối phù hợp (S2);
Không phù hợp (N); và sử dụng công thức [3] để tính khoảng cách giữa các
mức độ được tính như sau:
∆ S =
𝑆𝑚𝑎𝑥 − 𝑆𝑚𝑖𝑛
𝑀
=
0,875 − 0,125
3
= 0,25
Từ đó, xác định được khoảng điểm cho mỗi mức độ phù hợp (bảng 3.7)
Bảng 3.7. Phân cấp mức độ phù hợp của cây mía bầu với
điều kiện SKH tỉnh Bắc Kạn
STT Mức độ phù hợp Khoảng điểm
1 Rất phù hợp 0,625 – 0,875
2 Tương đối phù hợp 0,374 – 0,624
3 Không phù hợp 0,125 – 0,373
55
Bảng 3.8: Mức độ phù hợp của cây mía bầu với các loại
SKH trên địa bàntỉnh Bắc Kạn
STT
Mức độ phù
hợp
Loại SKH
Tổng
số
khoanh
vi
Diện
tích
(km2)
Tỉ lệ
diện
tích so
với cả
tỉnh
(%)
1
Rất phù hợp
(S1)
IB1a
IIB2a
IIC2b
IIIB2a
10 4007,99 82,3
2
Tương đối phù
hợp
(S2)
IB1b
IC1b
IIIA2a
IIIC2b
IVB3a
9 764,56 15,6
3
Không phù hợp
(N)
IVA3a
IVC3b
4 100,23 2,1
Tổng 11 23
4872,78
100
* Không gian canh tác rất phù hợp: Từ những nghiên cứu, phân tích nhu
cầu sinh thái cho thấy cây mía bầu rất thích hợp với khí hậu nóng, lượng mưa
vừa (1500 – 2000 mm/năm), mùa lạnh ngắn và mùa khô trung bình. Cây mía
bầu rất phù hợp với những loại SKH IB1b, IIB2a, IIC2b, IIIB2a đây cũng là
56
các loại SKH chiếm phần lớn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Do đó, tỉnh Bắc Kạn
có tiềm năng rất lớn để mở rộng diện tích trồng mía bầu. Với điều kiện SKH
của tỉnh hiện nay, tổng diện tích rất phù hợp của cây mía bầu lên đến 4007,99
km2, chiếm 82,3 % diện tích toàn tỉnh.
Phần lớn các huyện trong tỉnh Bắc Kạn nh...T Yến Lạc Nà Rì Bắc Kạn 10613 2215 61-2016 20,3 27,4 48,9 88,4 164,8 201,0 219,3 229,1 129,3 60,0 33,5 20,6 1242,6
9
Thạch
Thành 77-2003 41,5 21,1 25,1 34,1 109,1 86,2 56,5 75,8 223,8 552,8 484,4 203,1 1913,6
Đôn Phong Bạch Thông 66-1990 34,7 20,9 72,5 119,8 217,0 245,9 288,0 245,9 163,2 88,0 42,0 19,9 1558,0
Thuần
Mang Long Bằng 61-1982 22,1 26,4 29,3 101,2 158,3 187,8 200,2 248,6 92,6 83,4 47,1 27,7 1224,6
1. 6. Nhiệt độ trung bình trạm Ngân Sơn
1961 13,7 17,8 19,2 22,4 23,9 24,8 25,9 25 24 21,8 18 14,3 22,2
1962 10,2 14,7 16,7 20,5 25 25,2 25,7 25,2 24,1 20,8 16,8 14,1 19,9
1963 10 12,5 16,9 21 24,7 25,8 25,4 25,2 25 20,4 19 13,4 19,9
1964 12,6 11,3 17,6 22,1 24,1 24,9 25,3 25,3 24 21,4 16,2 11,9 19,7
1965 13,4 16,1 16,4 21,8 23,8 24,4 26 25 23,5 21,7 18,2 13,4 20,3
1966 14,4 16,3 18,8 22,6 23,3 24,1 25,9 25,2 23,3 21 17 15 20,6
1967 11,4 11,8 17,7 20,5 25,4 25,8 26 25,5 23,2 20,4 17,5 11 19,7
1968 13,4 8,2 16,9 18,7 23,7 24,7 25,6 25 24,1 20,2 18,3 17,9 19,7
1969 13,4 13,2 17,2 21,1 25,2 25,4 25,8 24,6 24 21,5 15,1 13 20,0
1970 11,2 15,7 14,7 19,9 24,1 25,1 25 25,2 24 20,7 16,7 14,3 19,7
1971 10,8 14 16,7 21,5 23,8 25,4 25 23,8 23,9 19,5 16,1 13,5 19,5
1972 12,7 13,7 17,9 20,9 24,9 26 25,5 24,6 23,7 21,8 17,4 13,4 20,2
1973 12,4 17,8 19,4 22,3 25,1 25,5 25,3 24,9 23,7 20,7 16,4 12,3 20,5
1974 11,9 12,8 15,4 21,2 24,9 25,2 25,3 24,8 24,4 21,7 18,2 14,5 20,0
1975 13,1 15,3 18,7 21,8 23,9 25,4 26 25,4 24,4 21,6 15,7 11,3 20,2
1976 11,8 15 16,2 20 23,6 24,9 25,7 24,7 24,1 21,1 14,5 13,7 19,6
1977 9,1 11,2 17,7 20,9 25,5 26,8 25,5 25,8 23,9 21,5 16 15,1 19,9
1978 12,7 13,7 18,2 21,5 24 25,4 25,8 25,6 23,2 20,6 16,7 14,6 20,2
1979 13,6 16,4 17,3 20,8 23,3 25 26,6 25,1 24 20,1 15,7 15,8 20,3
1980 13,9 11,7 19,9 21,3 24,1 25,1 25,7 25,6 23,5 21,6 18,8 13,6 20,4
1981 13 14,5 19,2 23 23,1 25,3 25,3 26,4 24,9 21,3 16,9 12,6 20,5
1982 14,3 13,7 17,8 20,3 24,1 25,6 26,8 25,5 23,7 22,3 18,4 11,3 20,3
1983 10,9 12,8 15,9 22 25 26,1 26,8 25,4 24,8 21,9 16,5 11,7 20,0
1984 9,6 12 17,1 21,6 23,5 25,7 25,9 25,3 23,8 20 18,6 12,7 19,7
1985 10,9 14,2 14,1 19,8 24,9 25,9 25,6 25,6 23,7 21,6 18 13,7 19,8
1986 12,7 12,9 17,6 22 24 25,9 25,4 25,3 23,1 20 17 15,2 20,1
1987 14,9 16,7 20,2 21 25,7 26 26,3 25,5 23,7 21,4 17,5 11,1 20,8
1988 13,9 13,5 14,6 19,9 25,2 26 26,1 25,1 23,7 21 16,8 14,3 20,0
1989 11,3 13,2 16,5 21,5 23,4 25,5 25,6 25,7 24,5 21,4 17,6 14 20,0
1990 13,4 14,1 17,4 21,3 22,8 25,7 25,2 26,5 24,7 21,4 18,5 15,4 20,5
1991 13,1 15,1 18,8 20,6 24 25,5 25,5 25,6 24,7 21,5 17 14,8 20,5
1992 11,8 12,7 16,5 22,1 24,3 25,6 25,1 26,2 24,4 20,1 16,3 15,2 20,0
1993 11,6 14,8 17,9 21,8 24,4 26,4 26,2 25,9 23,9 20,3 18 13,1 20,4
1994 14,2 15,5 15,5 23,5 24,9 25,5 25,1 25,4 24 19,8 18,1 15,3 20,6
1995 11,6 12,8 16,9 21,5 23,8 26,3 25,6 24,8 24 22 16,3 12,8 19,9
1996 11,7 12,6 17,3 18,3 23,9 25,4 25,7 25,1 24,1 20,9 18,3 13,2 19,7
1997 13,6 13,1 17,5 21,5 24,7 25,6 25 25,5 22,4 22,1 18,6 15,2 20,4
1998 13,5 15,5 18,1 22,9 24,9 25,9 26,1 26 24,2 21,5 17,9 15,7 21,0
1999 13,9 15,9 18,2 22,2 21,7 26 26,2 25,1 23,9 21,7 17,9 11,5 20,4
2000 14,6 12,4 17,1 22,1 23,9 24,9 25,9 25,8 23,4 21,6 16,7 15,1 20,3
2001 14,7 13,6 18,5 21,5 23,6 25,6 25,7 25,5 24,2 21,9 15,8 13,2 20,3
2002 12,9 15,9 18,5 22,3 23,7 25,6 25,8 24,6 23,5 20,3 17 14,6 20,4
2003 11,9 17,3 18,3 22,7 25 25,6 26,1 25,8 23,4 21,4 18,1 13,3 20,7
2004 12,8 14,3 17,1 21,2 23 24,8 24,8 25,6 23,8 20,2 17,8 13,1 19,9
2005 12,1 14,4 15,9 21,1 25,6 25,9 25,6 25,1 24,1 21,2 18 12,4 20,1
2006 14,2 14,5 17,3 22,5 23,2 25,7 25,5 24,8 23,4 22,8 19 13 20,5
2007 11,7 18,3 18,2 19,4 22,9 26,1 26,1 25,2 23,0 21,1 15,4 15,5 20,2
2008 10,3 9,8 17,6 20,8 23,3 24,8 25,3 25,0 24,4 22,3 16,2 12,7 19,4
2009 10,9 18,7 17,7 21,2 23,3 25,6 25,6 26,3 25,1 22,2 16,5 15,4 20,7
2010 14,6 17,4 18,7 20,7 25,1 25,7 26,2 25,0 24,5 20,9 16,3 14,4 20,8
2011 8,2 14,2 13,7 20,3 23,1 26,1 26,4 25,2 24,2 20,4 18,5 12,5 19,4
2012 10,9 12,8 17,2 23,5 25,3 25,8 25,6 25,7 23,4 21,6 18,7 14,4 20,4
2013 11,5 16,2 20,3 21,5 24,7 25,6 25,2 25,4 23,4 20,3 18,2 10,4 20,2
2014 12,1 13,4 17,0 22,0 25,0 25,9 26,1 25,3 24,9 21,6 18,1 12,4 20,3
2015 13,2 15,7 18,2 21,2 26,0 26,5 25,7 25,8 25,0 22,0 20,1 14,5 21,2
2016 13,4 12,4 17,4 23,5 25,1 27,0 26,8 26,3 25,1 23,5 18,3 15,9 21,2
61-2016 12,4 14,2 17,4 21,4 24,2 25,6 25,7 25,4 24,0 21,2 17,3 13,7 20,2
7. Lượng mưa trung bình trạm Ngân Sơn (mm)
1919 12,9 17 55,5 39 271,6 430,8 492,3 531,2 179,7 70 87,3
1920 11,7 37 43,4 172,3 143,8 276,6 426,6 360,9 391,5 136,3 48,6 10,9 2198,2
1921 73,1 108,1 4,5 57 362,9 266,9 392,8 363,5 182,3 50,5 13,9 15,5 2064,2
1922 17,5 22,7 117,6 62,8 93,8 373,9 391,9 382,6 78,7 75,1 26,8 10,2 1885,7
1923 0 40,2 71,1 178,9 248,4 234 362,5 499,5 189,6 62,5 84,8 34,9 1678,3
1924 18,6 71,4 22,5 42,3 191,1 306,8 527,3 265,3 127,4 37 7,2 38,1 2009,6
1925 37,8 28,5 49,8 99,6 142,3 498,1 288,1 229,9 104 112,9 63,1 0 1616,9
1926 59,5 42,6 95 23,5 111,6 523 531,8 409,9 271,9 129,4 8,8 9,4 1663,5
1927 5,8 30,2 19 65,5 76,9 309,3 455,6 324,8 259,2 95,3 11 43,1 2250,1
1928 29,9 107,6 9,6 55,7 348,6 628,8 466,9 387,8 25,4 18,8 39,3 9,6 1662,2
1929 38,4 59,7 18,6 64,8 223,3 130 358,3 460,9 281,1 21,8 15,5 11,4 2129,8
1930 1,2 27 65,3 110 194,2 450,6 331,7 279 104,2 46,7 30 32,6 1705
1931 32 3 3 151 138 195 266 255 63 41 0 5,4 1645,3
1932 0 72 71 26 52 301 344 318 196 57 2 30 1177
1933 6 19 104 119 396 195 372 236 99 250 32 1 1440
1934 0 93 2 170 191 274 496 590 224 109 157 0 1828
1935 11 70 14 35 421 409 395 374 146 104 14 39 2345
1936 27 33 61 63 287 176 273 483 252 0 7 76 2069
1937 28 38 1 88 307 391 302 364 311 41 87 65 1727
1938 9 15 6 85 260 318 329 357 181 139 10 27 1985
1939 27 139 41 128 157 350 285 216 191 64 46 23 1732
1940 11 67 108 28 117 498 312 187 106 122 121 0 1644
1941 5,5 41 9,9 65,9 136,5 317,1 272,9 341,4 138,5 109,1 126,7 11 1688
1942 3,2 8,9 110,9 196,5 131,8 358,2 608,5 198,7 65,7 146,2 24,9 42,3 1606,8
1943 20 3,8 68,9 128 119,1 117 176,2 505,7 34 18 28 34,6 1888,1
1944 27 34 7 41,6 117,5 127,9 93,7 178,4 22,1 112,2 76,8 10 1228,7
1945 3,6 2,6 X X X X X X X X X 0 838,2
1958 X X X X X 206,2 257,9 235,2 459,7 63,5 18,6 X X
1959 46,1 81,4 66,9 60,2 299,2 426 230,7 384 247,1 0,3 27,3 0 X
1960 40,5 26,7 108,5 16,1 128,2 169,2 608,2 187,8 217,8 123,3 65,8 32,2 1901,4
1961 7,8 22,4 132,5 109,7 61,1 452,4 304 307,2 185,2 618,4 97,5 2,4 1694,5
1962 12,3 2,7 14,1 55,5 157,7 288,4 242,3 264,4 80 21,8 24 123,5 2421,7
1963 0 44,7 36,1 39,2 79,9 78 288,5 336,8 163,4 55,6 187,3 1,6 1164,8
1964 18,9 23,5 57,7 109,7 80,3 260,3 238,9 179,3 165,2 214,1 29,5 32,1 1341,6
1965 3,4 16,1 29,4 222,5 101,4 378,5 163,7 191,1 115,2 98,4 91,4 45 1422,4
1966 31,9 16,4 13,2 90,8 69,9 413,7 377,4 138,5 39 63,2 6,8 33,7 1444,8
1967 3,4 55,7 19,4 116 85,9 165,9 262,3 271,2 132,5 4,4 41,2 3,5 1264,3
1968 29,9 49,8 23,2 111,6 294,4 396,5 452,4 662,7 230,6 53 80 27,7 1185,6
1969 9,5 4,2 12,7 130,7 113,4 193,8 324,9 340,5 157,1 168,7 29,6 1,3 2385,4
1970 24,3 33,2 19,5 65,9 159,1 229,7 411,7 361,9 200,8 38,2 17,2 6,2 1491,3
1971 9,1 26,7 21,9 20,5 169,9 459,4 364 522,6 180,4 86 0,5 32,6 1594,1
1972 2 14,7 72,8 73,2 304,7 144,2 248,7 420,5 78,8 156,1 47,6 45,9 1906,9
1973 7,8 27,3 95,5 230,4 274,7 223 414 275,3 248,5 24,5 4 25,3 1588,6
1974 53,6 2,1 64,6 87,6 163,8 416,3 295 153,1 153,7 93,8 59,7 5,9 1830,9
1975 68,2 6,7 54,3 159,1 519,8 334,9 158 229,5 97,1 36,5 50,5 12,6 1555,9
1976 33,8 69,3 18,9 67,3 416,3 222,5 247,4 312,5 96,7 77,6 24,2 45,3 1759,9
1977 39,8 12,3 11,9 209,8 97,9 75 413,4 156,2 49,5 112,8 18,1 6,7 1593,2
1978 9,4 27,5 15,1 67,9 410,2 251,7 147,7 383,7 175 195,7 121,7 91 1287,7
1979 59,4 60 34,9 59 247,2 330,6 193 447 206,2 6,4 0,6 8,1 1813,7
1980 10,1 41,3 22,6 56,7 173 173,7 486 243,8 152,3 71,7 17,9 0,1 1644,4
1981 52,5 29 263,6 253 276,7 198,3 393,2 162,2 175,2 111,4 90,5 44,9 1494
1982 22,2 29,9 30,9 147,4 217,4 194,3 362,2 348,9 206,6 74,1 173,1 0,7 2006,3
1983 45,6 53,7 27,3 117,3 264,5 119,3 300 218,8 259,1 164,6 91,6 13,1 1820,1
1984 13,7 10 11,8 61 245,2 285,2 189,7 282,5 156 82,5 69,5 21,1 1682,9
1985 27,6 19 39 81,8 175,6 262 157,7 299,9 256,7 87,3 167 7 1414,1
1986 12,9 15,4 3,4 186,5 293,9 243,9 584,8 153,4 255,7 91,6 28,6 2,6 1576,2
1987 29,5 14 19,5 65,9 148,8 192,7 186,2 226,6 121,5 111,6 60,4 1,8 1871,9
1988 25,6 33,6 6 31,1 119,7 205,4 304,5 369,4 131,1 96,5 3,5 0 1176,7
1989 41,9 22,7 98 91,8 183 428,6 203,1 271,4 176,7 91,5 15,7 0 1326,4
1990 60,3 88,4 411,9 164,2 341,7 313,7 443,9 73,2 376,5 167 65,4 8,2 1632,6
1991 35,5 15,3 63,7 21,1 140,6 256 398,3 258 71,6 53,5 48,2 5,1 2511,3
1992 27,6 103,2 18,4 18,9 338 281,6 543,8 82,4 117,7 5 3,4 50,4 1412,2
1993 14,2 119,7 13,9 65,9 304,2 198,9 434,7 197,7 132,9 28,7 42,8 67,8 1607,8
1994 14,4 40,9 79,7 25,1 178,1 153,9 684 395 214,1 81,3 1,5 3,9 1557,5
1995 40,8 42,6 8,9 28,5 153,3 349,1 307,4 460,3 141 23,5 25,1 86,1 1954,1
1996 15,2 10,2 228,3 33,1 207,8 492,8 309,2 343,5 119,7 123,3 83,8 0,4 1580,9
1997 52,8 4 130,5 148,8 174,3 275 436,8 343 171,8 142,9 10,1 7,8 1974,7
1998 13,8 15,7 73,8 103,4 101,2 494 402,2 183,8 87,3 45,5 12,6 10,1 1900,1
1999 47,5 10,2 42,8 205,6 225,3 158,9 245,3 218,4 115,2 95,4 45,2 8,3 1541,6
2000 14 28,3 46 67,2 226,8 107,7 344,6 158,6 221,7 301,5 3,2 30,2 1440
2001 24 46,4 91,6 111 255,6 289,4 417,7 176,3 47,2 57,2 25,8 7,5 1527,0
2002 24,9 34,4 45,1 65,4 361 356,7 355,5 406,3 34,8 120,1 28,8 17,3 1559,5
2003 49,9 24,6 41,5 84,2 225,2 169,2 227,7 288,1 138,4 46,4 0,3 75,8 1908,8
2004 34,3 17,3 23,7 121,6 206,5 295 462 178,9 87,6 3,1 71 12,7 1308,2
2005 37,9 48,7 82,7 27,8 124,3 356,3 248,7 363 154,8 80,8 91,5 7,1 1508,1
2006 2,1 31,5 9 40,2 397,5 306,6 469,5 487,1 32,8 22,9 172,9 51,8 1668,3
2007 8,1 75,2 43,6 126,3 144,5 274,9 267,9 331,9 279,8 58,2 26,2 17,1 1989,2
2008 22,5 39,1 29,6 144,8 142,1 336,4 344,7 495,0 254,2 85,7 107,3 43,0 1679,6
2009 4,8 16,2 29,9 178,1 403,3 314,6 247,7 146,7 76,2 20,3 2,7 6,1 2007,5
2010 115,6 2,8 20,9 117,1 243,4 297,3 333,0 178,3 297,1 47,9 12,8 0,0 1440,5
2011 35,5 15,9 105,7 67,6 124,8 419,9 193,5 228,4 99,3 61,4 15,3 90,5 1756,7
2012 67,3 14,2 42,3 69,3 386,9 242,6 382,4 251,7 114,0 94,0 98,8 17,0 1384,3
2013 21,3 20,1 45,6 90,9 363,6 74,7 369,8 510,3 151,8 50,6 87,3 33,9 1797,4
2014 7,4 36,7 64,8 244,3 130,1 267,4 351,2 188,2 298,6 55,8 109,9 106,0 1892
2015 72,0 29,0 66,0 47,0 476,0 283,0 294,0 275,0 367,0 59,0 219,0 13,7 1768,1
2016 88,0 14,0 38,0 117,0 112,0 197,0 257,0 372,0 178,0 69,0 43,0 105,0 2292
1919-
2016 26,6 36,1 53,8 95,5 215,0 287,5 342,8 306,2 166,8 87,8 51,6 7,0 1492
8. Lượng mưa trung bình tại trạm Bắc Kạn
(mm)
1958 31,8 45 26,9 58,2 60,1 199 191 326,3 433,2 41,9 0 0 1413,4
1959 36,3 70,3 75,5 50,2 473,6 310,8 433,5 449,8 173 8,5 40,9 33,9 2156,3
1960 39,9 3,7 98,9 13,8 154,8 97,9 476,1 276,4 390,2 77,8 45,2 3,9 1678,6
1961 5,3 21,5 85,4 185,8 34,9 314,7 170,9 265,2 204,7 119,5 66,2 71,7 1545,8
1962 0,2 3,3 15,6 60,8 160,5 419,7 160,7 360,3 71 42,8 13,2 2,6 1310,7
1963 2 42,2 33,3 27,7 144,9 144,3 268,3 226,1 69,3 79,6 118,4 36,2 1192,3
1964 14 12,9 55,3 150,2 197,7 216,4 181 143,8 150,2 161,3 16,6 45,1 1344,5
1965 2,1 17,7 29,7 158,7 96,8 284,1 278,3 115,5 139,1 60,2 91,9 28,9 1303
1966 38,9 15,5 22 123,6 59,3 514,3 329,7 201,2 24,6 76,6 5,7 8,2 1419,6
1967 2 29,2 20,2 97,8 109,1 209 242,7 331,9 213,2 15,6 36,3 14,4 1321,4
1968 20,6 61,8 19,9 89,9 146 272,3 359,1 677,8 115,3 86,8 43,2 2,1 1894,8
1969 10,2 2,1 12,3 97,8 77,2 185,5 272,4 430,9 192,4 132 44 0,8 1457,6
1970 19,6 17,9 29,9 185,7 171,5 376,5 268,5 348 168 21,7 5,8 22 1635,1
1971 5,7 30,1 18,7 39,5 170,7 364,5 343,8 550,3 61,6 68,9 0,4 27,2 1681,4
1972 2,8 9,9 68,3 36 304,9 166,1 199,1 365,7 140,2 132,4 42,6 24,6 1492,6
1973 1,1 12,9 81,4 171,7 137,6 565,3 434,2 199,1 200,9 23,8 1,2 2,5 1831,7
1974 47,2 2,1 30,4 123 160,3 148,5 328,7 157 164,5 101,3 0,3 9,3 1272,6
1975 61,5 3,4 76,7 209,5 415,6 345,5 100,9 201,1 76,1 20,7 20,7 39,2 1570,9
1976 35,5 57,8 18,1 165,4 213,5 86,7 216,2 310,6 102,4 104,4 7,2 3,2 1321
1977 26,7 8,5 23,4 125,4 66,3 114,2 464,2 128,5 49,5 121,2 47,7 66,4 1242
1978 20,6 25,2 30,4 147,4 312,2 374,4 143,5 346,3 246,2 215,4 104 10,4 1976
1979 43,5 104,1 47,4 40,7 213 347,3 173,8 360 236,9 12,3 0,8 0,2 1580
1980 6 43,6 61,6 70,7 199,5 231,5 546,7 208,2 152 117 33,4 42,1 1712,3
1981 29,8 39,7 98,9 289,2 196,6 227,3 301 284,2 212,5 117,9 64,7 0,9 1862,7
1982 53,8 20,3 19,8 175,4 110,8 123 297,2 334,2 239,2 171,4 127,5 20,3 1692,9
1983 36,1 54,4 30,3 142,4 224,8 215,5 430,1 190,3 125,2 159,7 84,4 23 1716,2
1984 2,5 8,7 7 88,6 211,8 292,5 234,7 347,3 167 115,1 125,9 5,6 1606,7
1985 22,6 54,9 71 95,5 225,5 219,9 144,3 358,8 241,2 160,6 112,9 2,5 1709,7
1986 3,4 10,6 4,2 282,7 282,7 222,8 485,8 128,1 163,1 29,5 22,7 3,9 1639,5
1987 49,1 10,8 20,1 81,6 336,6 133,6 190,3 226,3 199,5 145,6 62,8 0,8 1457,1
1988 15,8 26,9 9,8 28,5 98,4 243,5 201 523,9 139,5 35,5 8,9 1,8 1333,5
1989 35,1 12,2 121,5 149,3 273,3 360,9 259,8 177,2 149,9 50,4 10,2 7,7 1607,5
1990 40,5 67,4 322,5 101,6 156,5 255,6 331 137,1 467,9 81,3 84,8 4,6 2050,8
1991 17,3 6 97,2 20,8 74,6 293,1 216,3 194 86,6 23,4 50,9 28,8 1109
1992 40,2 80,2 27,5 16,1 256,4 249 397,8 54,8 102,5 2,4 1,3 61,1 1289,3
1993 12,9 98,8 24,3 63 264 147,7 204,9 286,7 129,2 34,4 71,3 2,3 1339,5
1994 5,9 36,4 73,3 37,6 216,4 308,6 445,9 392,8 135,9 82,3 4,3 45,6 1785
1995 18,3 52,1 28,1 35,4 137,6 424,1 202,1 413,6 105,3 59,5 47,3 5,2 1528,6
1996 11,5 5,6 156,8 25,1 97,5 354,7 299,1 309,3 70,8 59,5 47,3 5,2 1442,4
1997 46,8 2,4 116,4 200,2 127,2 218,3 273,1 251,2 123 97,7 2,2 32,8 1491,3
1998 3,8 16,6 125,7 133,4 210,5 536,2 276,3 156,1 105,8 27,8 10,6 6,9 1609,7
1999 50,9 3,5 14,5 157,1 158,4 208,1 191,2 319,4 76,3 156,3 42,8 31,5 1410
2000 3,6 41 47,4 102,5 316,5 150,6 319,6 81,1 122,1 158,1 1,8 2 1346,3
2001 10 40,6 70,8 78,1 118,5 322,5 492 194,5 59,9 78,1 23,1 4,2 1492,3
2002 29,6 15 52 77,4 196,1 301,1 317,2 211,1 76,8 77,7 26,1 50,3 1430,4
2003 32,6 39,3 7,6 69,1 118,1 102,9 237,1 304,6 104,5 20,9 0,3 5,4 1042,4
2004 23,1 12,2 14,3 166,8 228,5 163,1 329,2 224,5 50,1 0,7 52 0 1264,5
2005 19,1 12,5 97,2 75,0 175,1 314,4 143,8 346,1 177,2 22,3 51,3 28,1 1462,1
2006 1,2 13,4 8,1 52,4 214,5 192,9 401,7 275,3 74,3 10,0 54,1 3,2 1301,1
2007 4,3 68,5 22,0 81,7 160,1 249,3 297,1 287,5 147,6 3,8 8,2 13,6 1343,7
2008 6,8 44,4 28,2 133,2 68,8 359,2 416,3 299,0 278,2 137,4 141,1 3,2 1915,8
2009 9,0 15,6 8,6 115,6 427,6 171,5 274,5 120,9 212,1 5,8 0,7 2,2 1364,1
2010 67,9 1,7 14,9 89,0 88,4 237,9 242,3 186,2 97,2 3,1 0,5 54,7 1083,8
2011 24,0 14,4 116,4 75,2 247,6 215,6 77,6 244,0 x 50,4 12,0 1,2 1078,4
2012 42,0 10,8 31,6 65,6 126,4 197,2 387,2 208,0 384,4 40,4 52,0 38,4 1584
2013 77,2 34,0 55,8 135,0 656,0 189,6 575,6 104,8 51,6 53,2 64,4 81,6 2078,8
2014 2,3 13,4 49,0 84,2 147,6 281,2 334,7 177,2 226,4 76,9 42,6 6,1 1441,6
2015 52,2 18,6 64,5 37,3 222,5 184,8 232,4 252,4 121,3 34,6 118,8 87,4 1426,8
2016 37,8 6,5 30,9 92,1 96,9 163,8 329,7 290,3 118,2 40,0 25,4 2,4 1234,0
58-
2016 23,9 28,0 52,0 103,1 192,4 256,3 294,5 269,0 157,2 72,3 41,4 19,8 1509,869
9. Nhiệt độ trung bình tại trạm Bắc Kạn (oC)
1961 13,9 15,1 19,6 23,5 25,8 26,9 27,6 26,8 25,8 23,7 19,9 16,5 22,1
1962 12,2 16,4 18,5 22,2 26,9 26,9 27,5 26,8 25,9 23 19 15,6 21,7
1963 11,6 14,7 18,4 22,5 26,3 27,7 27,4 27,2 26,8 22,5 21,1 15,9 21,8
1964 15,3 13,7 19,6 23,7 26,2 26,9 27,3 27,3 26,1 23,8 18,1 14,4 21,9
1965 15,7 18,4 18,8 23,9 25,9 26,5 27,8 27,3 25,8 24,1 20,3 16,1 22,6
1966 17 18,5 20,8 24,6 25,4 26,1 28 27,4 25,4 23,4 19,6 17,8 22,8
1967 13,7 14,4 19,5 22,8 27,4 27,6 27,9 27,3 25,3 22,6 20 13,6 21,8
1968 15,8 11,3 18,9 20,7 25,8 26,6 27,6 26,9 26,2 22,7 20,8 20,3 22,0
1969 16,1 15,9 19,5 22,7 27,2 27,2 27,7 26,6 26 23,7 17,3 15 22,1
1970 13,8 17,9 17,4 22 26 26,9 26,9 26,9 26 22,4 19 16,9 21,8
1971 12,7 16 18,9 23,9 25,8 27,4 26,8 25,6 25,9 21,2 17,9 15,8 21,5
1972 14,9 16,1 19,7 22,3 27 28,1 27,2 26,3 25,6 23,9 19,8 15,7 22,2
1973 14,9 19,8 21,5 24,2 27,1 27,5 27,1 26,7 25,7 22,4 18,5 14,1 22,5
1974 13,9 14,9 17,2 22,9 26,7 27 27 26,5 26,4 23,3 20,5 17,1 22,0
1975 15,3 17,5 20,6 23,5 25,8 27,2 28 27,1 26,5 23,6 18 12,6 22,1
1976 13,7 17,1 18,4 21,7 25,5 26,6 27,7 26,4 26 23 16,9 16 21,6
1977 12 13,1 19,3 22,6 27,5 28,9 27,3 27,6 25,6 23,5 18 16,8 21,9
1978 14,8 15,9 20,1 23,4 26,1 27,2 27,7 27,2 24,9 22,1 18,8 16,4 22,1
1979 16,1 18,4 19,5 23 25,5 26,9 28,3 26,8 26 21,9 17,3 17,4 22,3
1980 16 14,2 21,6 23,1 25,9 27 27,4 27,3 25,5 23,4 20,5 16 22,3
1981 15,2 17,2 21,2 25 25,1 27,3 27 28 26,8 23,4 19,1 14,5 22,5
1982 16,4 16,1 19,7 22,4 25,9 27,6 28 27,9 25,7 24,3 20,6 13,4 22,3
1983 13 15,4 18,1 23,6 26,9 27,9 28,7 27,2 26,7 23,9 18 13,9 21,9
1984 12 14,5 19 23,6 25,6 27,4 27,8 27 25,6 22 20,4 15,4 21,7
1985 13,5 16,7 16,3 21,7 26,9 27,5 27,4 27,3 25,6 23,4 20 15,8 21,8
1986 14,5 15,4 19,6 23,6 25,8 27,8 27 27,1 25 22,4 19,1 17,5 22,1
1987 17,1 18,9 22 22,9 27,7 27,8 28 27,2 25,6 23,6 19,7 13,1 22,8
1988 16,5 16 17 22,1 27,5 28,1 28 26,8 25,9 23,1 18,6 16,4 22,2
1989 14 15,6 18,5 23,2 25,3 27,4 27,4 27,2 26,1 23,1 19,6 16 22,0
1990 15,9 16,3 19,2 23,1 24,4 27,4 26,8 28,2 26,3 23,4 20,6 17,5 22,4
1991 16 17,6 20,8 22,6 26,2 27,4 27,2 27,5 26,6 23,3 18,8 17,2 22,6
1992 14,1 15,2 19,1 23,8 26,3 27,3 26,6 28 26,6 22,1 17,8 17,2 22,0
1993 14,2 16,5 19,7 23,4 26 28,1 28,2 27,6 25,8 22,1 19,7 15 22,2
1994 16,2 18,1 17,4 25 26,7 27,2 26,6 26,8 26 22 20,3 17,6 22,5
1995 14,2 15,1 18,7 23,3 25,7 28 27,4 26,5 26,1 24,3 18,4 15,3 21,9
1996 14,4 15 19,4 20,5 26 27,2 27,6 26,9 26,1 23,1 20,6 15,4 21,9
1997 15,8 15,9 19,6 23,4 26,8 27,8 26,8 27,2 24,6 24,3 20,8 17,7 22,6
1998 16,3 18 20,1 24,6 26,9 27,7 27,9 28,1 26,2 23,3 20 17,7 23,1
1999 16 18,1 20,5 24,3 24,6 28,1 28 26,8 26,1 23,6 20,1 13,7 22,5
2000 17,1 15 19,1 24,1 25,7 26,8 27,9 28 25,7 23,7 18,9 17,7 22,5
2001 16,9 15,9 20,5 23,5 25,7 27,4 27,2 27,3 26,4 24,2 18,2 16,1 22,4
2002 15,5 18,1 20,5 24,4 26 27,5 27,5 26,6 25,5 22,7 19,5 17,1 22,6
2003 14,4 19,4 20,6 25 27,4 27,9 28,4 27,8 25,7 23,9 21 16,1 23,1
2004 15,6 16,7 19,7 23,5 25,4 27,4 26,9 27,5 26,4 22,9 20,7 16,2 22,4
2005 14,8 17,2 18,0 23,1 27,6 28,1 27,9 27,4 26,5 24,0 20,6 15,0 22,5
2006 16,5 17,4 19,8 24,9 25,6 28 27,9 26,9 26 25,6 22 15,7 23,0
2007 14,8 20,8 20,4 22,1 25,2 28,3 28,1 27,1 25,3 23,9 18,1 18,6 22,7
2008 13,5 12,4 19,8 23,5 25,6 26,9 27,2 27,3 26,6 24,6 18,6 15,5 21,8
2009 13,6 20,9 20,2 23,5 25,5 28,1 27,9 28,4 27,2 25,0 19,5 18,1 23,2
2010 17,2 19,8 21,0 22,7 27,4 28,3 28,4 27,2 27,1 23,6 19,2 17,2 23,3
2011 11,4 17,1 16,3 22,6 25,5 28,1 28,5 27,6 26,5 23,1 21,7 15,6 22,0
2012 14,1 15,6 19,9 25,6 28 28,3 27,8 27,9 26 24,4 21,3 17 23,0
2013 14,3 18,9 23,1 24 27,1 28,1 27,3 27,4 25,8 22,9 21 13,5 22,8
2014 14,9 16,1 19,6 24,3 27,7 28,3 28,1 27,6 27,3 24,4 21,0 15,3 22,9
2015 16,1 18,3 20,8 23,8 28,6 28,9 27,9 27,9 27,0 24,5 22,5 17,0 23,6
2016 15,9 14,7 19,4 25,1 27,2 29,3 28,6 28,0 27,1 25,6 20,5 18,3 23,3
61-
2016 14,8 16,5 19,5 23,3 26,3 27,6 27,6 27,2 26,1 23,4 19,6 16,1 22,3
10. Nhiệt độ trung bình tại trạm Chợ Rã(oC)
1961 X X X X X 26,7 27,5 26,7 25,7 23,5 19,2 16,3 23,7
1962 12,2 16,3 18,8 22,3 26,8 27 27,6 26,9 25,5 22,5 18,6 15,3 21,7
1963 11,3 14,6 18,5 23 26,7 27,6 27,3 27,2 26,5 22,2 20,8 15,5 21,8
1964 15,1 13,8 19,7 23,9 26,1 26,9 27,3 27,3 26,2 23,7 17,9 14,1 21,8
1965 15,5 18,1 19,1 23,8 25,9 26,3 27,7 26,7 25,5 23,7 19,6 15,8 22,3
1966 16,6 18,4 20,8 24,7 25,3 25,9 27,5 26,9 24,9 22,9 19,2 17,5 22,6
1967 13,3 14,3 19,8 22,7 27 27,3 27,6 27,1 25 22,4 19,5 13,5 21,6
1968 15,5 11,3 19 20,8 25,8 26,4 27,2 26,9 25,9 22,3 20,4 19,4 21,7
1969 15,4 15,7 19,6 23,4 27,1 27,1 27,7 26,5 25,8 23,4 16,9 14,2 21,9
1970 13,6 17,5 17,8 22,3 26,1 26,9 26,9 X 25,8 21,9 18,6 16,6 21,3
1971 12,3 15,9 19 23,4 25,5 27,2 26,8 25,6 25,7 20,7 17,3 15,3 21,2
1972 14,3 16 19,7 22,1 26,9 27,8 27,2 26,2 25,5 23,7 19,5 15,6 22,0
1973 14,6 19,3 21,4 24,3 27,2 27,4 27,2 26,8 25,6 22,2 18 13,5 22,3
1974 13,6 14,7 17,5 23,2 26,9 27 27,1 26,4 26,2 23 19,9 16,7 21,9
1975 15,4 17,5 20,9 23,6 25,7 27,2 28 27 26,3 23,4 17,4 12 22,0
1976 13,3 16,9 18,7 22,3 25,4 26,6 27,4 26,5 25,8 22,8 16,7 15,4 21,5
1977 11,9 13 19,5 23,1 27,4 28,4 27,3 27,4 25,4 23,2 17,6 16,4 21,7
1978 14,5 15,6 20,4 23,7 26,1 27,3 27,5 27,4 24,7 21,7 18,5 16 22,0
1979 15,8 18 19,6 23,1 25,8 27 28,3 27 26,1 21,7 17 16,9 22,2
1980 15,5 14,4 21,9 23,2 26,1 27 27,5 27,4 25,5 23,4 20,2 15,8 22,3
1981 15 17,1 21,1 24,6 25,1 27,2 27 28,2 26,7 23,3 19,2 14,2 22,4
1982 16,1 16 20,4 22,4 26,1 27,7 28,2 27,5 25,7 24,3 20,5 13,1 22,3
1983 12,9 15,5 18,3 24,2 27,3 28,1 28,9 27,5 26,6 23,8 18 13,6 22,1
1984 12 14,9 19,3 24,2 25,8 27,5 28 27,3 25,6 21,8 20,4 15,2 21,8
1985 13,7 16,8 16,6 22,2 27 27,9 27,5 27,5 25,5 23,3 19,9 15,5 22,0
1986 14,4 15,5 19,8 24,1 26 28 27,2 27,4 25,3 22,5 19,4 17,1 22,2
1987 17,1 19,3 22,3 23,3 27,9 28,2 28,5 27,6 25,9 23,7 19,9 13 23,1
1988 16,6 16,4 17,6 22,8 27,8 28,3 28,1 27 26,2 23,1 18,7 17,4 22,5
1989 13,9 15,3 18,9 23,7 25,5 27,6 27,6 27,7 26,4 23 19,6 15,8 22,1
1990 16 16,3 19,4 23,6 24,8 27,7 27,1 28,7 26,5 23,3 20,6 17,1 22,6
1991 16,1 17,3 21,3 23,2 26,3 27,5 27,5 27 26,7 23,4 18,6 16,9 22,7
1992 14 15,3 19,4 24,1 25,5 27,5 27 28,1 26,6 21,9 17,6 16,6 22,0
1993 14,1 16,4 19,9 23,6 26,2 28,2 28,1 28 26,1 21,9 19,5 14,7 22,2
1994 15,9 18,3 17,7 25,7 27,1 27,5 27 27,2 26 22,1 20,2 17,5 22,7
1995 14 15,2 19,3 23,9 26,1 28,3 27,9 26,8 26,3 24,1 18,2 14,8 22,1
1996 14,8 14,6 19,8 20,9 26 27,4 27,7 27,2 26,1 23,1 20,4 15,3 21,9
1997 15,7 15,7 20 23,5 26,9 28 27,2 27,5 24,7 24,4 20,5 17,5 22,6
1998 16,2 17,9 20,7 25 27 28 28 28,5 26,4 23,3 19,9 17,3 23,2
1999 16 18,3 20,8 24,5 24,7 28,3 28,2 27,2 26,3 23,6 20 13,6 22,6
2000 16,6 15,1 19,7 24,5 25,9 26,9 27,9 28,1 25,7 23,7 18,7 17,1 22,5
2001 16,8 16,1 20,8 23,9 25,7 27,7 27,5 27,7 26,6 23,9 17,9 15,8 22,5
2002 15,2 18,3 20,8 24,3 25,9 27,7 27,8 26,9 25,9 22,8 19,5 17,1 22,7
2003 14,2 19,5 20,7 25,1 27,2 27,8 28,5 28,3 26,1 24,0 20,5 15,7 23,1
2004 15,3 16,7 19,9 23,9 25,4 27,3 27,1 27,9 26,6 22,6 20,2 15,4 22,4
2005 14,7 17,1 18,4 23,2 28,1 28,4 28,1 27,7 26,7 23,6 20,5 14,8 22,6
2006 16,2 17,3 20,1 25,1 25,6 27,8 27,7 27,1 26,0 25,0 21,3 15,4 22,9
2007 14,3 20,2 20,7 22,0 25,1 28,3 28,0 27,5 25,2 23,5 17,7 17,7 22,5
2008 13,3 12,3 19,8 23,6 25,3 27,0 27,3 27,2 26,6 24,4 18,4 15,1 21,7
2009 13,2 20,6 19,9 23,4 25,4 27,9 27,6 28,3 26,9 24,4 18,6 17,5 22,8
2010 17,1 18,9 20,7 22,9 27,1 27,8 28,2 27,3 26,7 23,0 18,6 16,4 22,9
2011 11,2 16,4 16,1 22,2 25,0 27,8 28,1 27,5 26,2 22,5 20,4 14,7 21,5
2012 13,7 15,3 19,7 25,7 27,5 27,9 27,7 27,8 25,4 23,7 20,7 16,8 22,7
2013 14,1 18,5 22,4 23,8 26,5 27,4 27,1 27,3 25,4 22,2 20,3 13,1 22,3
2014 13,8 15,9 19,6 24,4 27,3 28,2 28,1 27,2 27,1 23,8 20,3 14,8 22,5
2015 16,2 17,3 20,1 25,1 25,6 27,8 27,7 27,1 26,0 25,0 21,3 15,4 22,9
2016 11,2 16,4 16,1 22,2 25,0 27,8 28,1 27,5 26,2 22,5 20,4 14,7 21,5
61-
2016 14,6 16,4 19,7 23,5 26,3 27,5 27,6 27,3 26,0 23,1 19,2 15,7 22,2
11. Lượng mưa trung bình tại trạm Chợ Rã (mm)
1919 2,5 12 47,1 62,6 217 336,9 198 230,7 81,3 49,2 43,2 3 1284
1920 0,7 21 34,4 230,3 168,7 217,4 269,7 349,7 364,1 101,7 37,9 16,3 1812
1921 32,9 86,5 9 32,8 373,9 291,9 368,2 293,5 104,6 27,8 0,2 1,6 1623
1922 0 9,5 99,4 40,5 92,5 327,5 273 306 69,5 33,5 6,5 29 1287
1923 0 25 33,4 191,5 174 146 181,5 639,5 200 73,7 52,4 8,7 1726
1924 7,2 20,9 1,5 66,8 226,9 372,6 469,2 269,8 83,9 64 0 0 1583
1925 15,3 3,3 7 67,1 308,1 339,2 350,8 158 135,1 63,6 28,1 23,6 1499
1926 41,6 23,5 75,5 79,2 128,2 323 496 290,8 277,5 121,5 3,9 24,3 1885
1927 0 16,2 20 45,8 112,3 157,6 337,9 169,6 118,3 64,1 14,7 0 1057
1928 0 64,7 0 40 458,5 353 326,3 299,7 60,1 2,1 30,8 1,4 1637
1929 0 44,3 2,4 63,2 323,5 61,9 437,5 288,8 266,5 7,6 24,1 6,9 1527
1930 1,2 19,3 63,9 166,4 117,6 282,4 298,4 240,6 301 30,8 38 40,2 1600
1931 0 1 19 172 164 334 195 342 62 48 0 22 1359
1932 0 37 52 60 57 261 263 218 209 96 25 0 1278
1933 2 10 59 134 349 256 376 373 157 242 35 3 1996
1934 3 85 4 80 175 204 256 325 202 45 54 15 1448
1935 0 7 0 59 209 190 221 291 79 93 10 55 1214
1936 1 23 34 56 284 290 123 395 264 1 0 11 1482
1937 0 18 0 39 314 299 207 340 204 13 29 18 1481
1938 0 12 4 30 319 131 261 270 129 111 5 0 1272
1939 60 85 3 130 163 253 246 295 113 30 28 0 1406
1940 6 39 90 47 125 333 304 344 205 80 15 0 1588
1941 0 19 10 50 192 162 150 245 106 78 90 4 1106
1942 0 0 101 130 100 280 123 54 14 68 13 15 898
1943 7 2 17 20 24 74 167 304 23 34 38 6 716
1944 0 43 8 39 192 185 94 123 9 119,5 X X X
1958 X X X X 55,3 144,8 159,2 253,9 259,2 2,3 13,2 0 887,9
1959 19,5 33,7 78,9 219,9 169 222,5 188,4 333,5 200,3 2,7 17,7 9,7 1496
1960 34,4 3 61 15,8 162,1 39,7 325,6 304,1 159,5 67,1 44,8 5,2 1222
1961 0,7 12,7 120,9 99,7 99,1 308,4 213,2 218 121,9 99,6 51,2 66,7 1412
1962 11,8 3 4,8 46,7 70,4 321,8 122,3 316,7 74,6 38 32,2 0,5 1043
1963 0 25,9 33,4 21,2 65,7 149,2 187,7 147,7 149,6 55,2 196,8 56,1 1089
1964 2,4 9,6 35,6 50 102,2 244,5 236 134,5 133,9 178 17 46,3 1190
1965 2,8 7,9 18,3 173,7 90,8 326,2 184,8 135,8 88,4 59,6 99,9 22,3 1211
1966 26,8 14,1 8,4 144,3 99,4 594,5 238,9 139,5 83,9 71,8 14,5 1,9 1438
1967 1,9 31,4 6,1 107,2 117,1 188,7 194,6 258,9 160,4 5,1 23,3 9,9 1105
1968 17,9 44,2 15,8 173,4 235,1 275,9 330,8 399,5 107,3 63,9 65,1 4,6 1734
1969 5,3 0,8 3,1 70 208,4 238,8 232,3 310,8 142,6 74,7 45,3 0,3 1332
1970 24 24,6 12,7 75,5 156,8 178,8 255,9 202,6 87 38,7 11,4 29,4 1097
1971 7,2 11,5 2 72,7 165,2 304 316,1 481,5 121,5 110 1,2 42,3 1635
1972 3,8 9,3 40,5 50 287,3 195,5 200,3 314,8 94,2 104,9 37,3 19 1357
1973 1,5 17,7 108,2 138,3 159,9 368,6 299,5 203,6 217,7 38,4 2,7 1,4 1558
1974 31,2 1,7 40 76,1 164,1 213 180,2 166,3 119,8 123,9 60 4,3 1181
1975 57,4 4,1 56,6 98,7 356,1 230,2 74,9 190,6 57,7 37,5 33,5 38,5 1236
1976 27,7 56,3 8,2 84,5 248,7 114,3 188,6 248,9 72 91,3 22,8 4,9 1168
1977 23,7 14 7,6 145 80,3 148 266,1 178,6 79,7 127,3 30,2 101,6 1202
1978 18,2 16,5 14,1 65,5 246,2 240,2 133 187,3 164,7 207,1 106,7 14,8 1414
1979 51,9 54,3 26,7 73,1 118,2 368,6 243,6 278,7 209 6,4 0,7 0,2 1431
1980 1,8 35,6 13,7 90,3 193,6 185,2 254,7 162,7 162 186,4 12,6 32,8 1331
1981 32,5 19,9 182,7 250,2 292,7 117,5 344,4 209,7 152,4 157,7 76,6 1,4 1838
1982 9,3 24,7 12,9 114,7 131,9 202,2 301,2 250,7 161,9 20,5 118,5 7,4 1356
1983 41,1 52,6 33 51,6 167,8 149,8 184,1 161,8 227,7 154,7 109,1 25,1 1358
1984 3,6 5,1 2,8 67,9 152,8 291,1 134 247,4 135,1 91,2 73,8 3,9 1209
1985 18,1 28,4 41,1 91,9 208,3 169,6 225 495,1 235,5 71,7 103,5 4,3 1693
1986 6,2 2,7 5,5 180,1 273,3 287,5 594,1 244,4 167,4 41,6 18,9 0,5 1822
1987 21,5 4,8 13,3 86,4 147,6 142,4 161,8 193,9 88,1 99,8 34,9 1,2 995,7
1988 51 24,5 1,4 54,6 98,5 131,3 251,7 301,6 56,6 99,7 3,8 4,8 1080
1989 39,6 7,9 66,7 132,1 176 271 172,2 264 137,5 58 11,3 4,3 1341
1990 34,1 65,9 251,1 119,3 220,9 180,8 375,1 80,2 257,5 94,6 63,7 2,8 1746
1991 23,6 15,3 41 15,1 165,9 226,9 246,1 287,2 61,3 17,2 65,6 36,7 1202
1992 27,8 114,2 3,3 21 283,2 221,5 376,3 91,6 114,5 3,6 1,2 73,7 1332
1993 17,4 77,6 11 155,8 255,6 210,2 270,4 166,3 139 46,6 28,8 2,5 1381
1994 3 9,2 66,4 8,2 169,3 233,5 482,3 269,7 135 74,5 14 37,8 1503
1995 29,8 32,1 19 51,4 108,1 249,2 188,8 253,4 93,1 75,9 30,4 0,7 1132
1996 2,8 7,9 208,2 28,9 170,2 263,6 215,6 373,4 101,1 108,7 77,8 3 1561
1997 63,3 3,6 142,2 151,4 106,6 176,5 275,7 259,7 89 86 2,8 11,8 1369
1998 1,5 10 93,3 110,4 82,5 339,8 262,3 127,1 81,8 16,1 22,3 6,2 1153
1999 38 3,5 24,4 199,2 191,7 169,8 187,4 411,4 88,5 107,8 42,9 24,9 1490
2000 12,4 17,2 25,2 39,7 297,8 152,1 271,2 151,5 82,5 281,7 2,8 5,6 1340
2001 8,5 34 69 78,2 107,9 213,3 353,5 243,8 86,7 121,4 9,6 6 1332
2002 13 21 50,6 73,2 238,2 361,9 495 261,8 55,6 121,6 27,1 48,9 1768
2003 41,4 15,4 34,9 52,3 253,3 172,8 193,9 230,5 140,8 45,2 0,4 7,5 1188
2004 20,9 11,5 9,3 121,8 204,2 256 220,4 362,7 24,6 0 75,4 3,2 1310
2005 17 15,2 95,1 30 153,1 263,8 131 204,6 86,2 66,8 57,1 43,7 1164
2006 0,4 17,6 6,2 57,1 301,6 211,6 547,8 239 61,7 27,4 94,4 3,7 1569
2007 3,4 42,9 21,5 111,7 194,3 257,1 217,5 177,6 273,0 8,3 12,2 28,4 1090,8
2008 4,8 47,3 62,2 166,3 116,8 393,2 176,7 460,4 312,2 85,6 152,2 0,0 1978
2009 2,4 11,1 17,3 190,9 280,5 160,9 384,6 157,7 120,6 9,8 1,2 0,0 111,4
2010 199,8 0,6 11,4 142,8 217,5 215,9 253,1 134,9 156,5 7,9 3,8 72,3 118
2011 17,4 5,7 91,5 30,0 182,1 232,9 80,5 141,8 98,1 66,9 1,9 11,3 80,0
2012 37,7 2,9 4,6 56,7 243,1 184,6 362,8 243,1 163,7 41,6 33,8 15,4 115,8
2013 10,6 11,7 70,0 33,1 295,6 160,7 386,0 347,8 81,8 54,1 22,1 79,0 129,4
2014 2,0 6,4 64,9 96,8 83,0 183,9 401,7 223,1 194,4 94,3 76,4 3,6 119,2
2015 20,9 11,5 9,3 121,8 204,2 256 220,4 362,7 24,6 66,5 75,4 3,2 1310
2016 29,8 32,1 19 51,4 108,1 249,2 188,8 253,4 93,1 75,9 30,4 0,7 1132
58-
2014 17,2 23,5 41,0 90,2 187,8 235,2 262,5 256,5 136,9 71,6 37,0 17,1 1376,6
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG
Họ và tên: Hoàng Ngọc Yến
Ngày tháng năm sinh: 31/05/1994 Nơi sinh: Bắc Hà-Lào Cai
Địa chỉ liên lạc: Tổ dân phố Na Quang 2, Thị Trấn Bắc Hà,Huyện Bắc
Hà, Tỉnh Lào Cai
Quá trình đào tạo:
-Năm 2012 học Đại học tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
- Năm 2016 học Thạc sỹ tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội
Quá trình công tác:
(Bắt đầu từ khi đi làm đến nay)
XÁC NHẬN QUYỂN LUẬN VĂN ĐỦ ĐIỆU KIỆN NỘP LƯU CHIỂU
CHỦ NHIỆM KHOA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)
PGS.TS. Nguyễn Thế Hưng
TS. Hoàng Thị Lưu Thuỷ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phan_loai_tai_nguyen_sinh_khi_hau_va_quy_hoach_khon.pdf