1
LỜI CẢM ƠN
Luận văn đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Điện lực dƣới sự
hƣớng dẫn của Tiến sỹ Nguyễn Anh Tuấn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới Tiến sỹ Nguyễn
Anh Tuấn, ngƣời đã luôn quan tâm, động viên và tận tình hƣớng dẫn tôi
trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Đào tạo sau đại
học, các Thầy giáo, Cô giáo của Trƣờng Đại học Điện lực, Viện Năng Lƣợng
đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tr
79 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận văn Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp trong công tác thí nghiệm chẩn đoán ngăn ngừa sự cố cho lưới điện phân phối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực
miền Nam – Công ty Thí nghiệm điện miền Nam, cùng các đồng nghiệp và
gia đình đã tạo điều kiện, động viên, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 7 năm 2015
Học viên
Phan Nam Thanh
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi
dƣới sự hƣớng dẫn của Tiến sỹ Nguyễn Anh Tuấn. Tôi cũng xin cam đoan
rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn này đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Phan Nam Thanh
3
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 1
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ ........................................................................... 6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 7
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 8
Chƣơng 1 ................................................................................................................... 11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM CHẨN ĐOÁN NGĂN NGỪA
SỰ CỐ CHO LƢỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI. ................................................................. 11
1.1 Khái niệm cơ bản ................................................................................................ 11
1.1.1 Lƣới điện phân phối ...................................................................................... 11
1.1.2 Chất lƣợng điện năng lƣới phân phối ............................................................ 11
1.1.3 Một số thiết bị chủ yếu trong lƣới phân phối ................................................ 12
1.1.3.1 Máy Biến áp lực ...................................................................................... 12
1.1.3.2 Máy cắt .................................................................................................... 13
1.1.3.3 Cáp lực ..................................................................................................... 13
1.1.3.4 Dao cách ly thƣờng .................................................................................. 14
1.1.3.5 Dao cách ly tự động ................................................................................. 14
1.1.3.6 Cầu dao phụ tải ........................................................................................ 14
1.1.4 Độ tin cậy ...................................................................................................... 15
1.1.5 Bảo dƣỡng định kỳ ........................................................................................ 17
1.1.6 Sự cố tiềm ẩn ................................................................................................. 19
1.1.6.1. Các dạng sự cố tiềm ẩn trong Cáp lực .................................................... 19
1.1.6.2. Các dạng sự cố tiềm ẩn trong MBA ....................................................... 19
1.1.7 Thí nghiệm chẩn đoán ................................................................................... 20
1.2 Cơ sở lý luận thực tiễn của công tác ngăn ngừa sự cố ........................................ 20
1.2.1 Ý nghĩa, mục đích ......................................................................................... 20
1.2.2 Thực tiễn áp dụng tại Việt nam ..................................................................... 21
1.2.3 Thực tiễn đã áp dụng trên thế giới................................................................. 24
1.3 Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................... 26
Chƣơng 2 ................................................................................................................... 27
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM CHẨN ĐOÁN NGĂN
NGỪA SỰ CỐ CHO LƢỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ..................................................... 27
2.1 Đặc điểm lƣới điện phân phối ............................................................................. 27
2.2 Hiện trạng thiết bị................................................................................................ 28
2.2.1 Đặc điểm ........................................................................................................ 28
2.2.2 Chế độ vận hành ............................................................................................ 29
2.2.3 Chế độ bảo dƣỡng định kỳ ............................................................................ 33
2.3 Hiện trạng về công tác thí nghiệm ...................................................................... 34
2.3.1 Năng lực thí nghiệm ...................................................................................... 35
2.3.1.1 Năng lực thí nghiệm các hạng mục thông thƣờng: ................................. 36
4
2.3.1.2 Năng lực thí nghiệm chẩn đoán: .............................................................. 40
2.3.2 Nghiên cứu các phƣơng pháp thí nghiệm chẩn đoán .................................... 41
2.3.2.1 Kỹ thuật đo phóng điện cục bộ (PD): ...................................................... 41
2.3.2.2 Kỹ thuật phân tích độ ẩm cách điện rắn: ................................................. 43
2.3.2.3 Kỹ thuật phân tích đáp ứng tần số: .......................................................... 44
2.3.2.4 Phƣơng pháp thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao tần số rất thấp .... 45
2.3.3 Các quy định về thí nghiệm định kỳ ............................................................. 46
2.4 Yêu cầu phụ tải và các chỉ tiêu tin cậy cung cấp điện ....................................... 47
2.4.1 Yêu cầu phụ tải .............................................................................................. 47
2.4.1.1 Chất lƣợng điện năng lƣới điện phân phối .............................................. 47
2.4.1.2 Thử nghiệm để đƣa vào vận hành thiết bị sau điểm đấu nối ................... 48
2.4.1.3 Kiểm tra và giám sát vận hành các thiết bị đấu nối ................................. 49
2.4.1.4 Thay thế thiết bị tại điểm đấu nối ............................................................ 50
2.4.2 Các chỉ tiêu tin cậy cung cấp điện ................................................................. 50
2.5 Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................ 55
Chƣơng 3 ................................................................................................................... 56
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY TRONG CÔNG TÁC THÍ
NGHIỆM CHẨN ĐOÁN NGĂN NGỪA SỰ CỐ CHO LƢỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
3.1 Giải pháp đầu tƣ thiết bị ...................................................................................... 56
3.1.1 Đầu tƣ mới ..................................................................................................... 56
3.1.1.1 Thiết bị chính cho lƣới điện phân phối: .................................................. 56
3.1.1.2 Thiết bị thí nghiệm chẩn đoán ................................................................. 56
3.1.2 Đầu tƣ phát triển mở rộng ............................................................................. 60
3.2 Giải pháp Thí nghiệm chẩn đoán ........................................................................ 61
3.2.1 Thí nghiệm thiết bị chính ................................................................................. 61
3.2.1.1 Máy Biến Áp: .......................................................................................... 61
3.2.1.2 Hệ thống GIS: .......................................................................................... 63
3.2.2 Thí nghiệm các thiết bị phụ trợ ..................................................................... 64
3.2.2.1 Cáp lực: .................................................................................................... 64
3.2.2.2 Tủ hợp bộ và các thiết bị đóng cắt: ......................................................... 65
3.3 Giải pháp quản lý ................................................................................................ 65
3.3.1 Công tác Tổ chức .......................................................................................... 65
3.3.2 Công tác quản lý vận hành ............................................................................ 67
3.3.3 Công tác Đào tạo ........................................................................................... 67
3.3.4 Phân cấp quản lý............................................................................................ 69
3.3.4.1 Tập đoàn điện lực .................................................................................... 69
3.3.4.2 Các Tổng công ty điện lực ....................................................................... 70
3.3.4.3 Đơn vị quản lý vận hành .......................................................................... 70
3.3.4.4 Đơn vị thí nghiệm .................................................................................... 70
3.4 Kết luận chƣơng 3: .............................................................................................. 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 75
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 77
5
Phụ lục 1 .................................................................................................................... 77
Các kết quả nâng cao độ tin cậy mà Công ty Điện lực Singapore đạt đƣợc khi áp
dụng bảo dƣỡng phòng ngừa ..................................................................................... 77
Phụ lục 2 .................................................................................................................... 79
Bảng thống kê số lƣợng chủng loại các MBA 110kV đang vận hành trên lƣới do
Tổng Công ty Điện lực miền Nam quản lý ............................................................... 79
Phụ lục 380
Bảng thống kê thiết bị thí nghiệm.80
Phụ lục 490
Các tiêu chuẩn hiện hành: TCVN, IEC,90
Phụ lục 591
Giới thiệu các phƣơng pháp chẩn đoán.91
Phụ lục 6..117
Các tiêu chuẩn đánh giá thiết bị chẩn đoán.117
Phụ lục 7..124
Các kết quả chẩn đoán đạt đƣợc..124
6
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
Trang
Bảng 1 - Số lƣợng hƣ hỏng trong các năm 2012, 2013, 2014 theo Nhà sản 30
xuất, tính tỉ lệ hƣ hỏng so với vận hành trên lƣới.
Bảng 2 - Thống kê các dạng hƣ hỏng MBA trong các năm vừa qua: hƣ hỏng 31
do có sự cố ngắn mạch ngoài lƣới, tự hƣ hỏng.
Bảng 3 - Thống kê dạng hƣ hỏng cuộn dây: hƣ hỏng cuộn 110kV và/hoặc 31
22kV, hƣ hỏng cuộn tam giác và dạng khác.
Bảng 4 - Thống kê sự cố lƣới điện ngầm 22kV từ 2012 đến Quí 1/2015 32
Bảng 5 - Số liệu độ tin cậy cung cấp điện của Tổng Công ty Điện Lực miền 55
Nam
Bảng 6 - Các thiết bị thí nghiệm chẩn đoán cần đầu tƣ 57
Hình 1 - Giải pháp đo và định vị PD bằng phƣơng pháp kết hợp sóng âm với 62
sóng siêu cao tần.
Hình 2 - Phƣơng pháp kết hợp thí nghiệm và chẩn đoán cáp 64
7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Giải nghĩa
HTĐ Hệ thống điện
LPP Lƣới điện phân phối
CCĐ Cung cấp điện
MBA Máy biến áp
DCL Dao cách ly
DCLTĐ Dao cách ly tự động
CDPT Cầu dao phụ tải
IEEE Institute of Electrical and Electronic Engineers
XLPE cross-linked polyethylene
DGA Dissolved Gas Analysis
PD Partial discharge
UHF Ultra High Frequency
SFRA Sweep Frequency Response Analysis
DFR Dielectric Frequency Response
VLF Very Low Frequency
GIS Gas Insulated Substation
GST Ground Speciment Test (Sơ đồ đo có nối đất)
UST Unground Speciment Test (Sơ đồ đo không nối đất)
CNSX Công Nghệ Sàn Xuất
TTĐĐ HTĐ Trung Tâm Điều độ Hệ thống điện
IRC Isothermal Relaxation Current (dòng phục hồi đẳng nhiệt)
RVM Return voltage measurements (Đo điện áp rơi)
HFCT Hight Frequency Current Transfomer
8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhiệm vụ của hệ thống điện là sản xuất, truyền tải và phân phối điện
năng đến các hộ tiêu thụ, trong đó phải đảm bảo các tiêu chuẩn chất lƣợng điện
năng theo quy định và có độ tin cậy cung cấp điện hợp lý. Độ tin cậy cung cấp
điện là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phải tính đến khi quy hoạch,
thiết kế và vận hành hệ thống điện, đảm bảo hệ thống điện đƣợc phát triển tối
ƣu và vận hành đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Hệ thống điện Việt Nam trải dài từ Bắc đến Nam theo điều kiện địa hình
đất nƣớc, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mƣa bão nhiều gây ra nhiều sự cố cho việc
vận hành hệ thống điện. Trong những năm qua, hệ thống điện Việt Nam có sự tăng
trƣởng vƣợt bậc về quy mô công suất, các thiết bị phân phối điện phát triển mạnh,
đã đặt ra những vấn đề cấp thiết về việc đảm bảo độ tin cậy của hệ thống điện. Độ
tin cậy cung cấp điện kém, thƣờng xuyên xảy ra sự cố, hỏng hócVì vậy, cần
đƣợc quan tâm tính toán, phát triển lĩnh vực thí nghiệm chẩn đoán, đề xuất các
biện pháp giảm sự cố, nâng cao độ tin cậy đảm bảo các tiêu chuẩn điện năng theo
quy định.
Thiết bị điện trong lƣới điện đang vận hành bình thƣờng, vẫn có thể tiềm
ẩn các hƣ hỏng mà các thử nghiệm thông thƣờng (routine test) không thể phát hiện
đƣợc. Các hƣ hỏng tiềm ẩn này có thể bất ngờ tạo nên một sự cố lớn gây hƣ hỏng
thiết bị, ảnh hƣởng đến độ tin cậy cung cấp điện, gây thiệt hại lớn về kinh tế do
gián đoạn truyền tải và phân phối. Thí nghiệm chẩn đoán hƣ hỏng thiết bị điện
đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực thí nghiệm cao áp. Với dữ liệu đo đƣợc, có
thể đánh giá đƣợc chính xác tình trạng của cách điện trong các thiết bị nhƣ: Cáp
lực, tủ hợp bộ, máy biến ápTuy nhiên, hiện nay tại Việt nam, lĩnh vực này chƣa
đƣợc phát triển mạnh. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu và đề xuất một số giải
pháp kết hợp hữu hiệu nhƣ: Phƣơng pháp phân tích hàm lƣợng khí hóa tan trong
dầu, Phƣơng pháp đo phóng điện cục bộ, phƣơng pháp phân tích đáp ứng tần số,
cũng nhƣ các giải pháp nâng cao năng lực thí nghiệm chẩn đoán là thật sự cần
9
thiết.
Luận văn: “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp trong công tác thí nghiệm
chẩn đoán ngăn ngừa sự cố cho lƣới điện phân phối” đƣợc thực hiện nhằm giải
quyết các vấn đề nêu trên, có thể áp dụng trực tiếp cho lƣới điện phân phối phía
Nam nói riêng và cả nƣớc nói chung.
Trong luận văn, phƣơng pháp chủ yếu đƣợc áp dụng là phân tích số liệu,
đánh giá độ tin cậy lƣới điện phân phối, đặc điểm các thiết bị chính trên lƣới điện
hiện nay để đề ra giải pháp ngăn ngừa sự cố.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết kết hợp cùng thực tiễn, có thể đề xuất các
giải pháp triển khai đầu tƣ, tổ chức, đào tạo và sử dụng các thiết bị chẩn đoán vào
công tác ngăn ngừa sự cố lƣới điện phân phối.
Đề xuất giải pháp tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho các
nhân viên thuộc các đơn vị thí nghiệm và sửa chữa thiết bị điện. Phát triển nguồn
nhân lực thí nghiệm, sửa chữa điện, đáp ứng tốt yêu cầu công việc, làm chủ thiết
bị, đặc biệt là thiết bị công nghệ mới, tập trung chú trọng khâu nguồn lực đầu vào
và đào tạo tại chỗ làm nền tảng, cơ sở để củng cố phát triển nâng cao năng lực lao
động. Nâng cao chất lƣợng công tác thí nghiệm chẩn đoán, bảo đảm sự chủ động,
xử lý nhanh sự cố và tình trạng bất thƣờng trên lƣới điện phân phối đáp ứng yêu
cầu vận hành tin cậy lƣới điện trong điều kiện thị trƣờng điện cạnh tranh sắp tới.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Lƣới điện phân phối (các cáp lực phân phối cấp điện áp trung áp, tủ hợp
bộ, các máy biến áp phân phối,). Sự ảnh hƣởng của các đƣờng cáp lực và máy
biến áp đến độ tin cậy cung cấp điện của lƣới điện phân phối và các hộ phụ tải.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tình trạng một số thiết bị chính trên lƣới điện phân phối và công tác thí
nghiệm chẩn đoán tại Tổng Công ty Điện Lực miền Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết về lƣới phân phối, thực tiễn về năng lực thí nghiệm
10
chẩn đoán trong và ngoài nƣớc, các phƣơng pháp nghiên cứu và tính toán độ tin
cậy.
- Phƣơng pháp khảo sát thực tế, thu thập dữ liệu;
- Phân tích, xử lý số liệu;
- Đánh giá thông qua số liệu thực tiễn;
- Tính toán, phân tích phƣơng án/ giải pháp
- Tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia về lĩnh vực chẩn
đoán.
6. Bố cục luận văn
Các nội dung chính đƣợc trình bày theo các chƣơng sau:
Mở đầu
Chƣơng 1. Các khái niệm cơ bản và cơ sở lý luận về công tác ngăn ngừa
sự cố.
Chƣơng 2. Phân tích hiện trạng lƣới điện phân phối
Chƣơng 3. Đề xuất giải pháp nâng cao độ tin cậy trong công tác thí
nghiệm chẩn đoán ngăn ngừa sự cố cho lƣới điện phân phối.
Kết luận chung và kiến nghị
Danh sách các tài liệu tham khảo
11
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM CHẨN ĐOÁN
NGĂN NGỪA SỰ CỐ CHO LƢỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI.
1.1 Khái niệm cơ bản
1.1.1 Lƣới điện phân phối
Nguồn cấp điện chính cho LPP hiện nay là từ các thanh cái phía hạ áp của
các trạm biến áp trung gian, ngoài ra trong LPP còn có các nguồn điện đƣợc huy
động hoặc dự phòng là các trạm phát diesel, trạm phát điện năng lƣợng tái tạo
Tùy thuộc vào yêu cầu của hệ thống điện, mỗi nguồn điện khác nhau đều có ảnh
hƣởng nhất định đến độ tin cậy của hệ thống điện.
Lƣới phân phối đƣợc chia thành 2 phần gồm lƣới phân phối trung áp và
lƣới phân phối hạ áp, với các dạng sơ đồ cơ bản là sơ đồ hình tia và sơ đồ mạch
vòng – vận hành hở. Qua nhiều thời kỳ lịch sử, lƣới phân phối trung áp ở Việt
Nam tồn tại khá nhiều cấp điện áp: 35kV, 22kV, 10kV, 6kV, một số nơi sử dụng
cấp điện áp 15kV, kèm theo đó là khối lƣợng rất lớn các thiết bị điện, trong đó có
thiết bị phân đoạn với các cấp điện áp tƣơng ứng trên lƣới điện. [1, 2]
1.1.2 Chất lƣợng điện năng lƣới phân phối
Chất lƣợng điện năng bao gồm các chỉ tiêu tần số, điện áp, sóng hài, cân
bằng pha, mức điện áp nhấp nháy, Với lƣới điện phân phối tập trung vào chỉ
tiêu chất lƣợng điện áp, sóng hài, cân bằng pha, mức điện áp nhấp nháy.
Cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế, đặc biệt là ngành điện các phụ
tải không ngừng tăng lên, các thiết bị hiện đại đòi hỏi hiệu năng cao và yêu cầu
ngày càng khắt khe đối với tiêu chuẩn cung cấp điện. Vấn đề chất lƣợng điện
năng càng trở nên quan trọng đối với các đơn vị điện lực lẫn khách hàng tiêu thụ
điện. Yêu cầu đặt ra khi thiết kế, vận hành lƣới điện phân phối là làm thế nào để
cung cấp năng lƣợng điện đến khách hàng liên tục, tin cậy, chất lƣợng và đảm bảo
tính kinh tế. Các yêu cầu đó thể hiện trong các tiêu chuẩn cụ thể là: chất lƣợng
điện năng, độ tin cậy cung cấp điện.
12
Trong vận hành, lƣới phân phối đƣợc đánh giá thƣờng xuyên dựa trên công
tác theo dõi thông số, số liệu vận hành, kinh doanh điện năng từ đầu lộ xuất tuyến
đến các nút phụ tải. Trên cơ sở số liệu thu thập đƣợc, thực hiện tính toán lƣới điện,
đề ra các biện pháp làm tăng chất lƣợng làm việc của lƣới phân phối hoặc kịp thời
sửa chữa cải tạo lƣới sao cho các chỉ số tính toán không vƣợt quá giá trị cho phép.
Các tiêu chuẩn chất lƣợng còn dùng để đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý
vận hành lƣới phân phối nhƣ: tổ chức sửa chữa định kỳ, bảo quản thiết bị, khắc
phục sự cố, dự phòng thiết bị [5]
1.1.3 Một số thiết bị chủ yếu trong lƣới phân phối
1.1.3.1 Máy Biến áp lực
Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh, làm việc trên nguyên lý cảm ứng
điện từ, biến đổi điện áp xoay chiều từ cấp này sang cấp khác với tần số không
đổi, để phù hợp cho việc truyền tải hoặc phân phối. Máy biến áp thƣờng dùng
trong LPP hiện nay là MBA hai cuộn dây.
Qua thực tế Vận hành, nguyên nhân chính gây nên hƣ hỏng ở các máy biến
áp trên lƣới điện đƣợc thống kê và phân loại nhƣ sau :
- Do quá trình sản xuất (chƣa hoàn thiện ở khâu thiết kế, các vấn đề liên
quan đến công nghệ chế tạo, các vấn đề liên quan đến vật liệu,).
- Do quá trình vận chuyển, bảo quản và vận hành (các vấn đề về vận
chuyển, bảo quản và lắp đặt; bảo dƣỡng không đúng quy định, quá tải thƣờng
xuyên, chế độ làm mát chƣa phù hợp; ảnh hƣởng của dòng ngắn mạch do sự cố
các phát tuyến trung thế, ảnh hƣởng của các quá điện áp trên lƣới).
Thử nghiệm máy biến áp sẽ phải tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất
và tiêu chuẩn công nghiệp. Thử nghiệm định kỳ nằm trong kế hoạch bảo dƣỡng
phòng ngừa bao gồm: Kiểm tra cách điện, thử nghiệm tgδ, quét hồng ngoại cho
các đầu cực sứ xuyên, chụp sóng bộ đổi nấc, phân tích hàm lƣợng khí hòa tan
trong dầu,... Căn cứ vào kết quả phân tích hàm lƣợng khí hóa tan trong dầu, đề
xuất một số thử nghiệm theo tiêu chuẩn công nghiệp đối với các cuộn dây chính
và lõi từ. [1, 6]
13
1.1.3.2 Máy cắt
Máy cắt điện là thiết bị đóng cắt cả trong chế độ bình thƣờng và sự cố.
Do yêu cầu tự động hoá nâng cao độ tin cậy và ổn định lƣới điện phân phối,
khi hệ thống thông tin điều khiển từ xa phát triển hoàn thiện hơn thì việc lắp đặt
máy cắt hoặc các thiết bị có khả năng điều khiển từ xa và khả năng đóng cắt có tải
là một xu hƣớng để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đảm bảo sự liên tục cung
cấp điện và ổn định hệ thống điện. Bên cạnh tính ƣu việt đó, việc sự cố máy cắt
làm ảnh hƣởng đến độ tin cậy cũng có thể xảy ra, cần phải có kế hoạch bảo dƣỡng
ngăn ngừa thích hợp.
Hầu hết việc bảo dƣỡng máy cắt ngoại trừ quét hồng ngoại đều đƣợc ngắt
điện trƣớc khi thực hiện. Các thiết bị đóng cắt đƣợc thử nghiệm theo các khuyến
nghị của nhà sản xuất và tiêu chuẩn công nghiệp. thử nghiệm điện trở tiếp xúc và
phân tích chuyển động đƣợc khuyến nghị nhiều cho các máy cắt đang vận hành
theo 1 lịch trình định trƣớc để giám sát cơ cấu truyền động. Kiểm tra độ ẩm khí
SF6 trong máy cắt cũng đƣợc thực hiện theo định kỳ. Các đồng hồ đo và áp lực kế
đƣợc cân chỉnh hàng năm. Hƣớng dẫn của nhà sản xuất đƣợc thực hiện nghiêm túc
trong thử nghiệm điện áp AC đối với buồng cắt chân không để tránh bức xạ tia
X,... [1, 7]
1.1.3.3 Cáp lực
Cáp lực là thiết bị truyền dẫn điện trong LPP, đƣợc sử dụng với tiêu chí
ngầm hóa, tăng mỹ quan đô thị.
Cáp điện thƣờng đƣợc sử dụng là loại cách điện rắn hoặc dầu. Cáp đƣợc thử
nghiệm theo các khuyến nghị của nhà sản xuất và tiêu chuẩn công nghiệp.Trong
trƣờng hợp các mạch điện quan trọng, các thử nghiệm bảo dƣỡng định kỳ là cần
thiết để đánh giá sự giảm tuổi thọ của cáp do điều kiện vận hành hoặc môi trƣờng.
Khi thực hiện đúng thử nghiệm bảo trì có thể phát hiện cáp bị lỗi mà không làm
tăng nhanh quá trình phá hỏng cáp.
Các dạng hƣ hỏng có thể gặp ở cáp ngầm bao gồm: chạm đất một pha, ngắn
mạch nhiều pha, đứt lõi dẫn dòng, ngắn mạch chập chờn và các dạng hƣ hỏng
14
phức tạp là tổ hợp của các dạng hƣ hỏng trên.
Việc nghiên cứu về những hƣ hỏng và phát triển các phƣơng pháp xác định,
dò tìm sự cố chính xác của cáp ngầm đang đƣợc áp dụng. Những kỹ thuật dò tìm
hƣ hỏng tại chỗ và các phƣơng pháp xác định sự cố chính xác đã đƣợc phát triển
đối với hệ thống phân phối trên không. Tuy nhiên, công nghệ xác định và dò tìm
hƣ hỏng đối với hệ thống cáp ngầm vẫn đang trong giai đoạn phát triển. [1, 2]
1.1.3.4 Dao cách ly thƣờng
Dao cách ly thƣờng có ƣu điểm là giá thành rẻ, phù hợp với lƣới điện trên
không, tuy nhiên có nhƣợc điểm là không đóng cắt có tải đƣợc và không điều
khiển từ xa đƣợc. Quy trình thao tác DCL mất nhiều thời gian do phải thao tác
máy cắt đầu nguồn, khi xảy ra sự cố quá trình thao tác đóng cắt máy cắt, DCL
thƣờng lặp lại nhiều lần dẫn đến giảm tuổi thọ của thiết bị và giảm độ tin cậy cung
cấp điện.
1.1.3.5 Dao cách ly tự động
DCLTĐ khác với DCL thƣờng ở chỗ có thể điều khiển từ xa, khi xảy ra sự
cố bằng thao tác đóng cắt từ xa có thể xác định và cách ly phân đoạn sự cố, ƣu
điểm này của DCLTĐ giúp đơn vị Quản lý Vận hành giảm thời gian tìm kiếm xác
định sự cố và thời gian gián đoạn cung cấp điện.
1.1.3.6 Cầu dao phụ tải
CDPT là thiết bị đóng cắt có tải đƣợc sử dụng tƣơng đối phổ biến hiện nay
ở các khu vực các đô thị có lƣới điện phân phối trung áp ngầm. CDPT có thể đóng
cắt có tải nên khi thao tác không cần phải cắt điện, tránh hiện tƣợng mất điện
không cần thiết của các phụ tải khi phải đổi nguồn, san tải hoặc cắt điện một phần
lƣới điện để thao tác.
Điểm hạn chế của CDPT là không kết hợp đƣợc với các điểu khiển từ xa,
các thiết bị bảo vệ thời gian thao tác cô lập sự cố lâu do phải thao tác tại chỗ. Tuy
nhiên với ƣu điểm có khả năng đóng cắt có tải, giá thành thấp, trong các trƣờng
hợp ngừng điện theo kế hoạch, CDPT có ƣu điểm hơn hẳn so với các thiết bị nhƣ
15
DCL thƣờng, CDPT nhờ khả năng đóng cắt có tải nên đƣợc sử dụng rộng rãi ở các
khu vực có mật độ phụ tải cao.
1.1.4 Độ tin cậy
Độ tin cậy cung cấp điện của lƣới điện phân phối đƣợc hiểu là khả năng của
hệ thống cung cấp đầy đủ và liên tục điện năng cho hộ tiêu thụ, với chất lƣợng
điện năng (điện áp và tần số) đảm bảo (đúng quy định).
Một số công ty Điện lực ở các nƣớc đã xây dựng các chỉ số chất lƣợng để
theo dõi độ tin cậy vận hành của hệ thống. Các chỉ số chất lƣợng này có thể dùng
để so sánh chất lƣợng phục vụ giữa các công ty, giữa các đơn vị trong cùng công
ty hay dùng để so sánh trực tiếp chất lƣợng trƣớc và sau cải tạo của một xuất tuyến
hay của cả một hệ thống. Tổ chức IEEE của Mỹ đã xây dựng một số chỉ tiêu để
đánh giá độ tin cậy cung cấp điện, cụ thể nhƣ sau :
- Các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy về mặt mất điện kéo dài:
1. Chỉ tiêu tần suất mất điện trung bình của hệ thống (System Average Interruption
Frequency Index - SAIFI): Chỉ tiêu này cung cấp thông tin về số lần mất điện
trung bình của một khách hàng (trong một khu vực) trong một năm.
2. Chỉ tiêu thời gian mất điện trung bình của hệ thống (System Average
Interruption Duration Index - SAIDI): Chỉ tiêu này cung cấp thông tin về thời gian
(phút hoặc giờ) mất điện trung bình của một khách hàng (trong một khu vực) trong
một năm.
3. Chỉ tiêu thời gian mất điện trung bình của khách hàng (Customer Average
Interruption Duration Index - CAIDI): Chỉ tiêu này thể hiện thời gian trung bình
cần để phục hồi cung cấp điện cho khách hàng trong một lần mất điện (vĩnh cửu).
4. Chỉ tiêu tổng thời gian mất điện trung bình của khách hàng (Customer Total
Average Interruption Duration Index - CTAIDI): Đối với khách hàng thực tế đã
mất điện, chỉ tiêu này thể hiện tổng thời gian trung bình khách hàng trong thông
báo bị mất điện. Chỉ tiêu này đƣợc tính toán nhƣ chỉ tiêu CAIDI, trừ việc khách
hàng bị mất điện nhiều lần chỉ đƣợc tính một lần.
5. Chỉ tiêu tần suất mất điện trung bình của khách hàng (Customer Average
16
Interruption Frequency Index - CAIFI): Chỉ tiêu này thể hiện số lần mất điện trung
bình của một khách hàng (trong một khu vực) trong một năm.
6. Chỉ tiêu sẵn sàng cấp điện trung bình (Average Service Availability Index
ASAI): Chỉ tiêu này thể hiện thời gian trung bình (thƣờng tính bằng %) mà khách
hàng đƣợc cung cấp điện trong vòng một năm. Đƣợc định nghĩa là tỉ số giữa tổng
số giờ của khách hàng đƣợc cung cấp trong năm và tổng số giờ khách hàng yêu
cầu (số giờ khách hàng yêu cầu = 24giờ/ngày * 365 ngày = 8760 giờ ).
7. Chỉ tiêu tần suất mất điện trung bình của hệ thống (Average System Interruption
Frequency Index - ASIFI) về mặt phụ tải: Đƣợc định nghĩa là tỉ số giữa tổng số
công suất (kVA) bị gián đoạn trên tổng số công suất (kVA) đƣợc cung cấp. Đây là
chỉ tiêu quan trọng đối với các khu vực cấp điện chủ yếu cho ngành công, thƣơng
nghiệp. Chỉ tiêu này cũng đƣợc sử dụng bởi các công ty không có hệ thống theo
dõi khách hàng.
8. Chỉ tiêu thời gian trung bình mất điện của hệ thống (Average System
Interruption Duration Index - ASIDI) về mặt phụ tải: Đƣợc định nghĩa là tỉ số giữa
tổng điện năng không cung cấp đƣợc (do bị gián đoạn cung cấp điện) trên tổng số
công suất (kVA) đƣợc cung cấp.
9. Chỉ tiêu tần suất mất điện trung bình của khách hàng (Customers Experiencing
Multiple Interruptions - CEMIn): Chỉ tiêu này để theo dõi số sự kiện (n) những lần
mất điện đối với một khách hàng nào đó. Mục đích là xác định sự phiền toái cho
khách hàng mà giá trị trung bình không thấy đƣợc.
- Các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy về mặt mất điện thoáng qua:
1. Chỉ tiêu tần suất mất điện thoáng qua trung bình của hệ thống (Momentary
Average Interruption Frequency Index - MAIFI): Chỉ tiêu này cung cấp thông tin
về số lần mất điện thoáng qua trung bình của một khách hàng (trong một khu vực)
trong một năm.
2. Chỉ tiêu tần suất mất điện thoáng qua trung bình của hệ thống (Momentary
Average Interruption event Frequency Index - MAIFIE): Chỉ tiêu này cung cấp
thông tin về con số trung bình của các sự kiện mất điện thoáng qua của một khách
17
hàng (trong một khu vực) trong một năm.
3. Chỉ tiêu tần suất mất điện (thoáng qua và kéo dài) trung bình của khách hàng
(Customers Experiencing Multiple Sustained Interruptions and Momentary
Interruptions events-CEMSMIn): Chỉ tiêu này để theo dõi số sự kiện (n) những lần
mất điện thoáng qua và kéo dài đối với một khách hàng nào đó. Mục đích là xác
định sự phiền toái cho khách hàng mà giá trị trung bình không thấy đƣợc.
- Một số chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy cung cấp điện khác:
1. Chỉ tiêu độ không sẵn sàng cấp điện trung bình (Average Service Unavailability
Index - ASUI);
2. Chỉ tiêu điện năng không cung cấp (Energy N...có kiến
thức chuyên sâu, vì vậy trong công tác thí nghiệm nghiêm thu mới và thí nghiệm
định kỳ đƣợc chỉ đạo triển khai nhanh chóng và xử lý kịp thời, hiệu quả.
- Công tác thí nghiệm, đƣợc phân công cho các phòng (phân xƣởng) thí
nghiệm, thƣờng xuyên nghiệm thu các công trình mới và đƣợc chuyển giao, cập
nhật các công nghệ mới vì vậy có thể phục vụ công tác thí nghiệm chuyên sâu.
- Mô hình quản lý hiện nay của Công ty Thí nghiệm điện miền Nam phân
ra các phòng chuyên trách (nhƣ Phòng Thí nghiệm Rơle-Tự Động, phòng Thí
nghiệm Cao áp, phòng Thí nghiệm Hóa Dầu, phòng Thí nghiệm Đo Lƣờng,...) vì
vậy Công ty nắm rõ thiết bị hơn, đào tạo ra các chuyên gia giỏi về từng lĩnh vực
chuyên ngành. Trong đó, phòng Thí nghiệm Hóa dầu, phòng Thí nghiệm Cao áp là
hai đơn vị tiên phong và là tiền đề để tham gia lĩnh vực Thí nghiệm Chẩn đoán
đang hình thành và phát triển
Do giải quyết các công việc liên quan đến lƣới điện phân phối, trạm biến áp
trực tiếp tại hiện trƣờng nên các Công ty Thí nghiệm điện nắm bắt rõ tình hình
thiết bị thực tế, giúp cho giải quyết công việc đƣợc nhanh chóng. Đặc biệt, các
công trình cải tạo mở rộng sơ đồ nhất thứ, nhị thứ đƣợc các Công ty này thực hiện,
đã góp phần giảm đƣợc thời gian nghiên cứu, chủ động trong phƣơng thức cắt điện
và triển khai công việc nhanh chóng.
Tuy vậy, với cơ sở hạ tầng về trang thiết bị cũng nhƣ nhân lực hiện nay của
các Công ty Thí nghiệm, hoạt động thí nghiệm điện nói chung và thí nghiệm chẩn
đoán nói riêng gặp phải những khó khăn sau đây:
- Trong những năm gần đây ngoài công tác phục vụ cho quản lý vận hành
nhƣ thí nghiệm định kỳ, xử lý sự cố, các Công ty thí nghiệm còn tham gia một số
công trình thí nghiệm lắp đặt hiệu chỉnh các công trình đầu tƣ mới, cải tạo, mở
35
rộng, vì vậy nhân lực và các dụng cụ thiết bị dàn trải do có số lƣợng hạn chế đã
ảnh hƣởng đến chất lƣợng, tiến độ giải quyết công việc nói chung và thí nghiệm
chẩn đoán nói riêng.
- Trang thiết bị thí nghiệm hiện tại, chỉ thực hiện đƣợc các hạng mục thử
nghiệm thông thƣờng theo quy định hiện hành, chƣa có các thiết bị thí nghiệm
chẩn đoán, ngoại trừ thiết bị DGA cho dầu Máy Biến Áp.
- Do lĩnh vực chẩn đoán là lĩnh vực mới, thiết bị chƣa đƣợc trang bị đầy đủ,
các thí nghiệm viên chƣa đƣợc trải nghiệm thực tế, nên khả năng phân tích kết quả
chẩn đoán còn nhiều hạn chế.
Với những lý do nêu trên, việc đầu tƣ nâng cấp và nâng cao năng lực thí
nghiệm, để phát triển lĩnh vực thí nghiệm chẩn đoán là cấp thiết và phải triển khai
thực hiện ngay.
2.3.1 Năng lực thí nghiệm
Công tác thí nghiệm hiệu chỉnh nói chung và công tác thí nghiệm hiệu
chỉnh đƣa vào vận hành các công trình điện thuộc hệ thống điện Quốc gia là một
công tác phức tạp đòi hỏi ngƣời thực hiện phải có chuyên môn kỹ thuật cao,
chuyên sâu, kinh nghiệm nhiều năm công tác về lĩnh vực này. Đây là công đoạn
cuối cùng của công tác thí nghiệm hiệu chỉnh, việc thí nghiệm này nhằm đánh giá
chất lƣợng thiết bị (đối với từng thiết bị, từng hạng mục công trình cũng nhƣ sự
kết nối đồng bộ toàn hệ thống - việc này rất quan trọng nhất là khi thiết bị do nhiều
nhà sản xuất cung cấp thông qua nhà thầu thƣơng mại) và đánh giá chất lƣợng lắp
máy góp phần nâng cao tuổi thọ thiết bị, tuổi thọ công trình đồng thời đảm bảo các
Nhà máy khi đấu nối vào lƣới điện Quốc gia hoạt động an toàn, các thông số vận
hành đạt đúng theo qui định đấu nối của Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam.
Việc thí nghiệm này đƣợc ràng buộc bởi “Khối lƣợng và tiêu chuẩn thiết bị
điện”, “Qui trình quy phạm kỹ thuật của Ngành điện”, “Tiêu chuẩn của các nhà
chế tạo”, “ Tiêu chuẩn thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện của Quốc tế -
IEC”(phụ lục 1). Công tác thí nghiệm này tƣơng tự nhƣ làm dịch vụ kiểm tra
chất lƣợng sản phẩm thiết bị điện, tuy nhiên không phải chỉ kiểm tra đơn thuần mà
36
còn cài đặt, hiệu chỉnh đồng bộ thiết bị, sơ đồ đấu nối theo đúng thiết kế ban đầu
hoặc đề nghị điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với thiết bị và điều kiện lắp đặt thực
tế theo đúng qui trình, qui phạm của Ngành điện. Tất cả các thử nghiệm đƣợc thực
hiện trong các điều kiện gần giống với điều kiện vận hành bình thƣờng.
Công tác thí nghiệm hiệu chỉnh đƣa vào vận hành này, hiện nay, các Chủ
đầu tƣ thƣờng gộp vào gói thầu lắp đặt hoặc cung cấp thiết bị, thƣờng là các nhà
thầu thƣơng mại hoặc nhà thầu lắp đặt vừa là nhà thầu thí nghiệm nên không đảm
bảo tính khách quan của công tác thí nghiệm cũng nhƣ không đảm bảo cho hệ
thống hoạt động ổn định, lâu dài và tin cậy.
2.3.1.1 Năng lực thí nghiệm các hạng mục thông thƣờng:
a. Các hạng mục thí nghiệm:
Các hạng mục thí nghiệm thông thƣờng bao gồm:
Chống sét van :
- Đo điện trở cách điện
- Đo dòng rò
- Đo Điện áp chọc thủng (Breakdown Voltage) đối với cấp điện áp ≤
24kV.
Dao cách ly :
- Đo điện trở cách điện
- Kiểm tra cơ cấu truyền động
- Đo điện trở tiếp xúc
- Thử nghiệm chịu đựng điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp
(chỉ áp dụng đối với cấp điện áp ≤ 24kV).
Máy cắt SF6 :
- Đo điện trở cách điện
- Kiểm tra cơ cấu truyền động
- Đo điện trở tiếp xúc
- Đo thời gian đóng - cắt
- Kiểm tra chu trình đóng mở (O-CO) cho máy cắt 110kV
37
- Đo độ ẩm khí SF6 ( cho máy cắt 110kV )
- Thử nghiệm chịu đựng điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp
(áp dụng đối với cấp điện áp ≤ 24kV).
Máy biến điện áp :
- Đo điện trở cách điện
- Thí nghiệm tỉ số biến áp
- Kiểm tra cực tính
- Đo tổn hao không tải (không áp dụng cho biến điện áp kiểm tụ - CVT)
- Đo hệ số tổn hao điện môi (tgδ) và điện dung (nếu có)
- Thử nghiệm chịu đựng điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp
(áp dụng đối với cấp điện áp ≤ 24kV)
Máy biến dòng điện :
- Đo điện trở cách điện
- Thí nghiệm tỉ số biến dòng
- Kiểm tra cực tính
- Kiểm tra đặc tính bão hòa (đặc tính từ hóa)
- Đo hệ số tổn hao điện môi (tgδ) cho cấp điện áp 110kV
- Thử nghiệm chịu đựng điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp
(áp dụng đối với cấp điện áp ≤ 24kV)
Máy Biến áp lực :
- Đo điện trở cách điện và hệ số hấp thụ
- Đo điện trở một chiều cuộn dây (ở tất cả các vị trí)
- Đo tỉ số biến (ở tất cả các vị trí)
- Kiểm tra tổ đấu dây
- Đo tổn hao không tải
- Đo tổng trở ngắn mạch Uk Và tổn hao Pk
- Đo hệ số tổn hao điện môi của cuộn dây
- Đo hệ số tổn hao điện môi của sứ xuyên 110kV
- Kiểm tra biến dòng xuyên sứ
38
+ Điện trở cách điện
+ Tỉ số biến
+ Cực tính
+ Đặc tính bão hòa (đặc tính từ hóa)
- Thử nghiệm mẫu dầu cho bình dầu chính và bộ điều áp dƣới tải (OLTC)
+ Điện áp chọc thủng
+ Hệ số tổn hao điện môi (tgδ)
+ Hàm lƣợng ẩm
+ Hàm lƣợng PCB
+ Hàm lƣợng khí cháy
+ Chỉ số Acid
+ Điểm chớp cháy
+ Độ nhớt
+ Cặn lắng
+ Độ Acid hoặc bazơ
Thanh cái :
- Đo điện trở cách điện
- Thử nghiệm chịu đựng điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp
(áp dụng đối với cấp điện áp ≤ 24kV)
b. Thiết bị thí nghiệm
Hiện nay các thiết bị thí nghiệm đƣợc trang bị tại các Công ty Thí nghiệm
Điện đều là các thiết bị hiện đại do các nƣớc Tây Âu sản xuất theo công nghệ tiên
tiến. Các hãng sản xuất có bề dày và uy tín lâu đời về mặt hàng đặc chủng này
nhƣ hãng VANGUARD, SCHLUMBERGER, OMICRON, PROGRAMMA,
Doble, v.v Hằng năm các Công ty này đều liên hệ Tổng Cục Đo lƣờng Tiêu
chuẩn Chất lƣợng tiến hành công tác kiểm chuẩn cũng nhƣ có phƣơng án bổ sung
thiết bị thí nghiệm nhằm hiện đại hoá thiết bị để theo kịp sự phát triển của khoa
học công nghệ. Vì vậy thiết bị thí nghiệm hiện tại của đơn vị đảm bảo để có thể
thực hiện nhiều công trình cùng một lúc (phụ lục 3).
39
c. Nhân lực thực hiện
Nhân lực tại các Công ty Thí nghiệm Điện đa số là các kỹ sƣ, Cán sự đƣợc
đào tạo tại các trƣờng đại học và Cao đẳng. Các Công ty đã đảm nhận thực hiện
và hoàn thành xuất sắc nhiều công trình quy mô lớn nhƣ: thí nghiệm hiệu chỉnh
đƣa vào vận hành trạm biến áp 500kV, các trạm 220kV và 110kV thuộc khu vực
phân quyền quản lý ba miền. Các Công ty thí nghiệm điện trực thuộc các Tổng
Công ty điện lực có thiết bị thí nghiệm hiện đại, đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật
có trình độ cao về chuyên ngành thí nghiệm điện.
Với kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thí
nghiệm các thiết bị điện trên lƣới điện Quốc gia, nhân lực của các Công ty Thí
nghiệm điện có khả năng nghiên cứu và phát triển lĩnh vực thí nghiệm chẩn đoán,
nhằm theo dõi để phát hiện sớm các hƣ hỏng tiềm ẩn trong thiết bị điện đang hoạt
động trên lƣới.
d. Tổ chức công trƣờng :
Việc tổ chức, điều hành và bố trí nhân lực điều hành thực hiện công việc tại
công trình là một việc rất quan trọng.
Vì vậy các Công ty Thí nghiệm Điện đã bố trí nhân lực thực hiện tại công
trình và tại trụ sở nhƣ sau :
Tuỳ theo tình hình công việc và thời điểm thực hiện mà có thể bố trí nhiều
nhóm công tác thuộc các Phòng thí nghiệm Rơle, Cao áp, Điện kế và đo lƣờng để
có thể thực hiện cùng một lúc nhiều hạng mục công trình liên quan. Nhóm công
tác gồm 3 đến 6 ngƣời hoặc có thể lên đến 10 ngƣời. Các nhóm công tác này
thƣờng xuyên liên hệ chặt chẽ và trao đổi thông tin với các bộ phận theo dõi công
trình của Phòng Kỹ thuật, Kế hoạch tại Công ty, để kịp thời xử lý các tình huống
phát sinh khi cần thiết.
e. Nghiệm thu, bàn giao :
Khi công trình hoàn tất, các bên liên quan cử đại diện tham gia nghiệm thu,
đóng điện.
Các Công ty thí nghiệm chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu liên quan để trình hội
40
đồng nghiệm thu và chuẩn bị nhân lực, phƣơng tiện phục vụ cho việc đóng điện và
xử lý sự cố (nếu có). Các số liệu thí nghiệm đƣợc lƣu giữ và thống kê thành hệ
thống, để phục vụ cho công tác theo dõi, dự báo, lập kế hoạch thí nghiệm và bảo
dƣỡng định kỳ.
2.3.1.2 Năng lực thí nghiệm chẩn đoán:
Hiện nay, tại Việt Nam, Công tác thí nghiệm chẩn đoán mới dừng lại ở giai
đoạn nghiên cứu tiếp cận công nghệ và tìm hiểu thiết bị. Phƣơng pháp chẩn đoán
chủ yếu đƣợc áp dụng hiện nay tại 3 Công ty Thí nghiệm miền Bắc, miền Trung
và miền Nam là phƣơng pháp phân tích khí hóa tan trong dầu Máy Biến Áp
(DGA), để đƣa ra cách báo về một số tình trạng bất thƣờng trong MBA nhƣ:
phóng điện cục bộ, phân hủy cellulose, quá nhiệt,
Hiện nay, tại 3 Công ty Thí nghiệm điện có các thiết bị phục vụ lĩnh vực
chẩn đoán nhƣ sau:
Công ty Thí nghiệm điện miền Bắc:
- Máy phân tích khí hòa tan trong dầu
Công ty Thí nghiệm điện miền Trung:
- Máy phân tích khí hòa tan trong dầu
- Máy phân tích đáp ứng tần số quét (SFRA)
Công ty Thí nghiệm điện miền Nam:
- Máy phân tích khí hòa tan trong dầu
- Máy phân tích hàm lƣợng Fufural trong dầu
- Máy đo phóng điện cục bộ (PD)
Sở dĩ các thiết bị chẩn đoán còn hạn chế ở 3 Công ty trên là do hiện nay
chƣa có các quy định cụ thể về công tác thí nghiệm chẩn đoán, nên các Công ty
còn do dự trong việc đầu tƣ thiết bị và đào tạo nhân lực.
Nhìn chung, về lĩnh vực thí nghiệm chẩn đoán hiện nay tại nƣớc ta, còn
nghèo về thiết bị, hạn chế về chuyên môn, cần phải có các quy định khuyến khích
đầu tƣ và đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này.
41
2.3.2 Nghiên cứu các phƣơng pháp thí nghiệm chẩn đoán
2.3.2.1 Kỹ thuật đo phóng điện cục bộ (PD):
a. Vài nét về đo phóng điện cục bộ (PD):
- Phóng điện cục bộ trong các thiết bị điện cao áp thƣờng thể hiện ở các
dạng:
+ Phóng điện bề mặt,
+ Phóng điện do vết nứt, bọt khí, khuyết tật,
+ Sự không đồng nhất của điện môi,
+ Đốt nóng và phản ứng hóa học.
- Đo phóng điện cục bộ trong MBA là một phƣơng pháp đƣợc chấp nhận
(IEC 60270, Draft IEC 62478) để kiểm soát chất lƣợng của thiết bị khi xuất xƣởng
và khi vận hành.
b. Các phƣơng pháp để phát hiện PD
Phƣơng pháp truyền thống hiện nay đang áp dụng phổ biến là:
+ Đo theo tiêu chuẩn IEC 60270 băng thông 100 – 500 kHz dùng để phát
hiện, định lƣợng, theo dõi xu hƣớng phát triển PD.
+ Phát hiện hóa học: phân tích khí hòa tan trong dầu (DGA).
Các phƣơng pháp không truyền thống theo tiêu chuẩn Draft IEC 62478 (dự
kiến sẽ ban hành chính thức vào tháng 9 năm 2015) gồm có:
+ Phát hiện bằng phƣơng pháp đo lƣờng siêu cao tần – UHF
+ Phát hiện Âm thanh (Acoustic)
c. Nguyên lý thực hiện:
Phƣơng pháp PD theo tiêu chuẩn IEC 60270 :
+ Đo các xung dòng xuất hiện trong quá trình phóng điện cục bộ.
+ Phƣơng pháp này đo điện tích biểu kiến với giá trị đƣợc xác định bằng
pC.
+ Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng cho thí nghiệm xuất xƣởng các thiết bị
cao áp và theo dõi PD định kỳ để xem xét xu hƣớng, tốc độ phát triển của PD.
42
Phƣơng pháp đo phóng điện cục bộ bằng sóng âm (PD Acoustic):
+ Hiện tƣợng phóng điện cục bộ sinh ra các sóng âm với biên độ rất bé và
tần số cao. Các song âm đó sẽ truyền qua các vật liệu cách điện (rắn, lỏng)
truyền tới vỏ thùng MBA rồi đến các sensor đƣợc bố trí thích hợp. Bằng việc di
chuyển vị trí các sensor kết nối với máy định vị PD Acoustic có thể định vị đƣợc
tƣơng đối chính xác các điểm phát sinh phóng điện cục bộ bên trong MBA.
Phƣơng pháp đo phóng điện cục bộ bằng UHF:
+ Sử dụng cảm biến siêu cao tần (UHF sensor) gắn vào van xả dầu của
MBA để lấy tín hiệu PD, kèm theo một bộ kích hoạt (trigger) trong quá trình đo.
+ Phƣơng pháp này đo độ lớn phóng điện cục bộ với giá trị đƣợc xác định
bằng mV.
Phƣơng pháp phân tích khí hòa tan trong dầu (DGA):
Trong quá trình vận hành MBA, dầu cách điện làm việc ở nhiệt độ cao,
trong cƣờng độ trƣờng điện từ cao, bị phân hủy và diễn ra theo cơ chế phá vỡ
mạch C-H và C-C tạo thành hydro nguyên tử và các radical hydrocarbon. Các sản
phẩm rất hoạt hóa vừa mới sinh ra này kết hợp với nhau hình thành khí H2, CH4,
C2H6 và hydrocarbon mới. Khi có các nguồn nhiệt lớn sinh ra trong MBA (quá
nhiệt mối nối, phóng điện cục bộ hoặc phóng hồ quang) sự phân hủy diễn ra
mạnh hơn và sản sinh thêm khí C2H4 và C2H2 và thâm chí là cả carbon dạng hạt.
Ngâm trong dầu có giấy cách điện (cellulose) và các vật liệu cách điện rắn, do quá
trình phân hủy và sinh ra các khí CO2, CO. Do vậy khi thí nghiệm về hàm lƣợng
khí trong dầu cách điện sẽ giúp ngƣời quản lý vận hành chẩn đoán sớm tình trạng
vận hành MBA.
Kỹ thuật phân tích khí hòa tan trong dầu cách điện và theo dõi tốc độ sinh
khí cháy giúp ta phán đoán một cách chặt chẽ nguyên nhân nào khí sinh ra, đánh
giá độ hƣ hỏng trong MBA để có biện pháp khắc phục đảm bảo cho MBA vận
hành an toàn đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trên lƣới điện.
Định vị phóng điện cục bộ trong MBA
Qua quá trình nghiên cứu ứng dụng thực tế đã chứng minh, phƣơng pháp
43
định vị phóng điện cục bộ chính xác nhất là kết hợp giữa nguyên lý PD acoustic
với PD UHF.
2.3.2.2 Kỹ thuật phân tích độ ẩm cách điện rắn:
a. Phƣơng pháp phân tích độ ẩm cách điện rắn
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, ngƣời ta đã dần phát triển đƣợc
các phƣơng pháp thí nghiệm trên miền tần số, mà một trong số đó là phân tích đáp
ứng tgδ trên miền tần số, với dải tần đƣợc mở rộng trong khoảng 5 kHz xuống tận
0.1 mHz. Với phƣơng thức này, ta có thể phân tích rõ ràng một cách biệt lập độ ẩm
của dầu và giấy cách điện.
b. Phƣơng pháp đo và tiêu chuẩn đánh giá độ ẩm cách điện rắn
Đặc tuyến thu đƣợc từ phép đo sẽ đƣợc so sánh với đặc tuyến mẫu dựa trên
mô hình chuẩn, với ảnh hƣởng của nhiệt độ dầu, kích thƣớc hình học của MBA,
cũng nhƣ dẫn suất của dầu. Từ đó, phần mềm sẽ ƣớc lƣợng đƣợc hàm lƣợng ẩm
trong giấy cách điện bằng những thuật toán thông minh.
Hàm lƣợng ẩm này sau đó sẽ đƣợc tham chiếu với quy định trong tiêu chuẩn
IEC 60422 để đánh giá tình trạng ẩm ƣớt của cách điện rắn.
Phƣơng pháp phân tích độ ẩm cách điện rắn nên đƣợc dùng đến sau khi phát
hiện có bất thƣờng với phép đo tgδ, phân tích dầu cách điện và khí hòa tan. Sơ đồ
đo hoàn toàn giống với phép đo tgδ thông thƣờng.
Đối với máy biến áp chƣa biết tình trạng ẩm hoặc máy biến áp còn mới, chọn
tần số dừng quét ở 0.01 mHz hoặc dừng khi thấy cực trị xuất hiện.
Đối với máy biến áp đã biết rõ tình trạng ẩm ƣớt nghiêm trọng, thƣờng chỉ
cần quét đến 1 mHz là đã có thể thấy đƣợc cực trị.
Sau khi thu đƣợc đặc tuyến, ngƣời phân tích sẽ tiến hành thao tác để phần
mềm tiến hành so sánh đặc tuyến đo đƣợc với đặc tuyến mẫu, ƣớc lƣợng ra hàm
lƣợng ẩm trong cách điện rắn để đánh giá.
44
2.3.2.3 Kỹ thuật phân tích đáp ứng tần số:
a. Phƣơng pháp phân tích đáp ứng tần số
Phƣơng pháp phân tích đáp ứng tần số về cơ bản là biến thể của các phép đo
không tải, ngắn mạch và tỉ số biến đƣợc thực hiện trên miền tần số.
Bằng cách đo tổng trở của mô hình trên miền tần số (tỉ số của điện áp ngõ ra
so với ngõ vào), ta có thể xác định đƣợc tình trạng cơ khí của máy biến áp.
b. Các đặc điểm nhận dạng đƣờng đặc tuyến đáp ứng tần số
Cũng giống nhƣ phƣơng pháp phân tích độ ẩm cách điện rắn, các vùng tần số
khác nhau cho các thông tin khác nhau về tình trạng cơ khí của máy biến áp, mà cụ
thể là mạch từ, cấu trúc hình học cũng nhƣ cách điện của các cuộn dây.
Thông thƣờng, các vùng phân tích đƣợc chia nhƣ sau:
- Mạch từ;
- Điện dung song song (giữa mạch từ và vỏ máy);
- Hỗ cảm giữa các cuộn dây;
- Điện dung giữa các vòng dây, các cuộn dây;
- Ảnh hƣởng của cách đấu dây.
c. Các phép đo và phƣơng pháp đánh giá đáp ứng tần số
Về cơ bản, ta chia phƣơng pháp phân tích đáp ứng tần số thành 2 nhóm phép
đo chính:
Phép đo end-to-end: Đo từ 1 phía, bao gồm
+ Đo tổng trở không tải (từ hóa):
+ Đo tổng trở ngắn mạch (cuộn dây):
Phép đo inter-winding: đƣợc chia thành 2 loại
+ Đo inter-winding dạng kháng
+ Đo inter-winding dạng dung
Tùy thuộc vào nhu cầu mà ngƣời ta định dạng các nhóm phép đo cho phù
hợp. Khuyến cáo của IEEE C57.149-2012 [14] có đề cập đến cả 4 phép đo, bao
gồm end-to-end không tải và ngắn mạch, inter-winding dạng kháng và dạng dung.
Tuy nhiên, để thực hiện toàn bộ các phép đo trên sẽ mất rất nhiều thời gian, đặc biệt
45
là với các máy biến áp có 3 cuộn dây trở lên (tổng cộng có đến 33 phép đo cho máy
biến áp 3 pha 3 cuộn dây).
Ngoài ra, để lấy thêm thông tin về cách điện giữa cuộn cao và cuộn hạ, ta có
thể tiến hành thêm phép đo inter-winding dạng dung. Phép đo inter-winding dạng
kháng chỉ để tham khảo và bổ trợ cho phép đo tỉ số biến.
Phƣơng pháp phân tích đáp ứng tần số nên đƣợc dùng đến sau khi phát hiện
có bất thƣờng với phép đo điện trở một chiều cuộn dây hoặc phép đo ngắn mạch.
Phƣơng pháp này có khả năng phát hiện đƣợc những hƣ hỏng cơ khí của gông từ và
các cuộn dây (xuống cấp vòng dây, lệch vị trí vòng dây, lệch gông từ)
Trƣớc khi thực hiện phép đo, cần phải tiến hành khử từ dƣ của máy biến áp,
đặc biệt là sau khi thực hiện phép đo điện trở một chiều cuộn dây.
Thực hiện các phép đo end-to-end không tải và ngắn mạch.Nếu cần thêm dữ
liệu tham khảo, tiến hành thêm các phép đo inter-winding.
Sau khi thu đƣợc đặc tuyến, ngƣời phân tích sẽ tiến hành thao tác để phần
mềm tiến hành so sánh đặc tuyến đo đƣợc với các đặc tuyến có trong cơ sở dữ liệu
(của các lần đo trƣớc) hoặc đặc tuyến của cùng một phép đo trên các pha với nhau.
2.3.2.4 Phƣơng pháp thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao tần số rất
thấp
VLF là phƣơng pháp thí nghiệm cáp trung thế rất phổ biến trên thế giới hiện
nay, điện áp thử nghiệm có thể lên đến 60kV đỉnh, có thể dùng sóng sine chuẩn (thử
chịu đựng, đo PD và tgδ cáp) hoặc sóng cosine vuông (thử chịu đựng, đo PD, đo
dòng rò DC).
Ƣu điểm của phƣơng pháp này là: nguồn gọn nhẹ, thuận tiện cho việc thí
nghiệm ngoài công trƣờng và hiện nay đã có tiêu chuẩn đề cập đến vấn đề thử VLF
(tiêu chuẩn IEEE 400.2)
Tuy nhiên phƣơng pháp VLF có một số hạn chế là : không kinh tế khi áp
dụng đối với cáp cao thế, thời gian thí nghiệm bị kéo dài (do tần số thấp).
a. Thí nghiệm phóng điện PD bằng VLF
Sử dụng VLF thí nghiệm PD cho hệ thống cáp lực có màn chắn bao gồm:
46
cáp, hộp nối cáp, đầu cáp. Đo phóng điện PD bằng VLF là loại thử nghiệm có thể
phát hiện, đo lƣờng, định vị PD v.v. từ đó đánh giá tình trạng cách điện của hệ
thống cáp.
b. Thí nghiệm đo tổn hao điện môi (tgδ) bằng VLF
Đo tổn hao điện môi sử dụng VLF thƣờng đo ở dải tần số 0,1Hz, điện áp thí
nghiệm đƣợc đặt vào các đầu cáp và toàn bộ thông số đo tổn hao điện môi đƣợc gửi
về bộ phận điều khiển và chẩn đoán, thiết bị sẽ chẩn đoán đƣa ra số đo tổn hao điện
môi tgδ.
Các kết quả đo đƣợc đƣợc so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật chung hoặc so với
số liệu cung cấp bởi nhà chế tạo hay so với số liệu đo đƣợc trƣớc đó, ngoài ra, cũng
có thể so với số liệu cáp khác cùng chủng loại đã thí nghiệm để xác định cáp đã cần
thay thế ngay hay có thể chờ đợi thêm một thời gian. Các kết quả thí nghiệm có thể
đƣợc sử dụng nhƣ là một chuẩn so sánh thí nghiệm lần sau.
Do tổn hao điện môi phụ thuộc vào nhiệt độ, do vậy giá trị đo của tgδ thƣờng
đƣợc quy đổi về nhiệt độ t = 20o C.
c. Thí nghiệm chịu đựng điện áp cao bằng VLF
Thiết bị thí nghiệm VLF phát ra điện áp AC có dạng sóng sin.
Thí nghiệm tiến hành nhƣ thí nghiệm điện áp tăng cao tần số công nghiệp
đang đƣợc sử dụng phổ biến hiện nay. [10]
Mô tả chi tiết các kỹ thuật thí nghiệm chẩn đoán vừa nêu tại mục 2.3.2 đƣợc
trình bày trong Phụ lục 5.
2.3.3 Các quy định về thí nghiệm định kỳ
Hiện nay, trong công tác thí nghiệm định kỳ lƣới điện phân phối chủ yếu căn
cứ các quy định sau:
Quy định về các hạng mục thí nghiệm thiết bị điện theo Công văn số
3075/EVN-KTLĐ ngày 14/7/2003 của EVN;
Thông tƣ 32/2010/TT-BCT - quy định về hệ thống điện phân phối
Tiêu chuẩn ngành về khối lƣợng và tiêu chuẩn thử nghiệm, nghiệm thu, bàn
giao các công trình điện (TCN-26-87).
47
Quy định 1258/QĐ-EVN SPC – quy định tổ chức công tác thí nghiệm định
kỳ các trạm 110 kV.
Các quy định này, chủ yếu chỉ quy định thí nghiệm định kỳ với các hạng
mục thí nghiệm thông thƣờng. Kết quả thí nghiệm đƣợc so sánh với số liệu xuất
xƣởng hoặc với kết quả thí nghiệm của đợt trƣớc kế cận. Các kết quả thí nghiệm
này chỉ phát hiện đƣợc bất thƣờng của thiết bị, khi có biểu hiện rõ rệt sai lệch so với
số liệu cho phép tƣơng ứng với từng hạng mục thử nghiệm, không phát hiện đƣợc
các hƣ hỏng nhỏ, tiềm ẩn trong thiết bị.
2.4 Yêu cầu phụ tải và các chỉ tiêu tin cậy cung cấp điện
Yêu cầu tổng quát đối với lƣới điện phân phối là: cung cấp điện năng cho
phụ tải với chất lƣợng điện năng đảm bảo, độ tin cậy cao, an toàn và đem lại cho
doanh nghiệp ngành điện lợi nhuận cao nhất trong toàn bộ thời gian vận hành. Đối
với lƣới điện không phát triển, đó là thời gian tuổi thọ kỹ thuật, sau thời gian này
đƣờng dây hay máy biến áp đƣợc thay mới. Đối với lƣới điện phát triển là thời gian
quy ƣớc 15, 20 năm. Lợi nhuận tối đa có thể đƣợc thể hiện qua giá thành tải điện
trung bình trong thời gian vận hành của lƣới điện là tối thiểu.
Chất lƣợng điện năng, độ tin cậy cung cấp điện và an toàn cho thiết bị phân
phối điện, ngƣời vận hành và ngƣời dùng điện đƣợc xem là các điều kiện kỹ thuật
bắt buộc phải đảm bảo. [2]
2.4.1 Yêu cầu phụ tải
2.4.1.1 Chất lƣợng điện năng lƣới điện phân phối
Chất lƣợng điện năng bao gồm các chỉ tiêu tần số, điện áp, sóng hài, cân
bằng pha, mức điện áp nhấp nháy, Với lƣới điện phân phối tập trung vào chỉ tiêu
chất lƣợng điện áp, sóng hài, cân bằng pha, mức điện áp nhấp nháy.
Cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế, đặc biệt là ngành điện các phụ
tải không ngừng tăng lên, các thiết bị hiện đại đòi hỏi hiệu năng cao và yêu cầu
ngày càng khắt khe đối với tiêu chuẩn cung cấp điện. Vấn đề chất lƣợng điện năng
càng trở nên quan trọng đối với các đơn vị điện lực lẫn khách hàng tiêu thụ điện.
Yêu cầu đặt ra khi thiết kế, vận hành lƣới điện phân phối là làm thế nào để cung cấp
48
năng lƣợng điện đến khách hàng liên tục, tin cậy, chất lƣợng và đảm bảo tính kinh
tế. Các yêu cầu đó thể hiện trong các tiêu chuẩn cụ thể là: chất lƣợng điện năng, độ
tin cậy cung cấp điện.
Trong vận hành, lƣới phân phối đƣợc đánh giá thƣờng xuyên dựa trên công
tác theo dõi thông số, số liệu vận hành, kinh doanh điện năng từ đầu lộ xuất tuyến
đến các nút phụ tải. Trên cơ sở số liệu thu thập đƣợc thực hiện tính toán lƣới điện,
đề ra các biện pháp làm tăng chất lƣợng làm việc của lƣới phân phối hoặc kịp thời
sửa chữa cải tạo lƣới, sao cho các chỉ số tính toán không vƣợt ra khỏi giá trị cho
phép. Các tiêu chuẩn chất lƣợng còn dùng để đánh giá hiệu quả của hệ thống quản
lý vận hành lƣới phân phối nhƣ: tổ chức sửa chữa định kỳ, bảo quản thiết bị, khắc
phục sự cố, dự phòng thiết bị[1][4]
2.4.1.2 Thử nghiệm để đƣa vào vận hành thiết bị sau điểm đấu nối
Trong thời gian thử nghiệm để đƣa vào vận hành các thiết bị sau điểm đấu
nối của khách hàng đề nghị đấu nối, khách hàng phải cử nhân viên vận hành trực và
thông báo danh sách nhân viên trực kèm theo số điện thoại, số fax cho Đơn vị phân
phối điện để phối hợp vận hành khi cần thiết.
Trong thời gian nghiệm thu chạy thử, khách hàng đề nghị đấu nối có trách
nhiệm phối hợp với Đơn vị phân phối điện để đảm bảo các thông số vận hành đáp
ứng các yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối trong giới hạn cho phép quy định.
Kết thúc quá trình nghiệm thu chạy thử, khách hàng đề nghị đấu nối phải xác
nhận thông số vận hành thực tế tại điểm đấu nối của các thiết bị điện, đƣờng dây,
trạm biến áp và tổ máy phát điện. Trƣờng hợp các thông số vận hành tại điểm đấu
nối không đáp ứng đƣợc các yêu cầu kỹ thuật quy định, do lƣới điện hoặc thiết bị
điện của khách hàng gây ra, Đơn vị phân phối điện có quyền tách nhà máy điện
hoặc lƣới điện của khách hàng ra khỏi hệ thống điện phân phối và yêu cầu khách
hàng tiến hành các biện pháp khắc phục.
Lƣới điện, nhà máy điện và các thiết bị điện sau điểm đấu nối của khách
hàng đề nghị đấu nối chỉ đƣợc phép chính thức đƣa vào vận hành sau khi đã đƣợc
nghiệm thu chạy thử từng phần, toàn phần và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật tại điểm
49
đấu nối theo quy định. Trong nghiệm thu chạy thử và vận hành chính thức, Khách
hàng sử dụng lƣới điện phân phối phải tuân thủ Quy trình điều độ hệ thống điện
quốc gia và các quy trình khác có liên quan. [5]
2.4.1.3 Kiểm tra và giám sát vận hành các thiết bị đấu nối
Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có trách nhiệm vận hành thiết bị
đảm bảo các tiêu chuẩn vận hành và các yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối trong giới
hạn quy định tại Thông tƣ số 32/2010/TT-BCT ban hành ngày 30 tháng 7 năm 2010
của Bộ Công Thƣơng [5]. Trƣờng hợp thông số vận hành thiết bị điện của khách
hàng không đáp ứng các tiêu chuẩn vận hành và các yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu
nối, Đơn vị phân phối điện có quyền yêu cầu khách hàng tiến hành kiểm tra thử
nghiệm lại các thiết bị thuộc phạm vi quản lý của khách hàng để xác định nguyên
nhân và tiến hành các biện pháp khắc phục.
Trƣờng hợp hai bên không thống nhất về kết quả kiểm tra và nguyên nhân
gây ra vi phạm, hai bên phải thỏa thuận về phạm vi kiểm tra để khách hàng thuê bên
thứ ba độc lập tiến hành kiểm tra thử nghiệm lại. Trƣờng hợp kết quả kiểm tra của
bên thứ ba cho thấy các vi phạm gây ra do thiết bị của khách hàng mà khách hàng
không chấp nhận các giải pháp khắc phục, Đơn vị phân phối điện có quyền tách đấu
nối các thiết bị của khách hàng ra khỏi lƣới điện phân phối.
Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối phải chịu chi phí thực hiện kiểm tra
và thử nghiệm bổ sung trong trƣờng hợp kết quả kiểm tra cho thấy thiết bị của
khách hàng vi phạm các tiêu chuẩn vận hành và các yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu
nối. Đơn vị phân phối điện phải chịu chi phí thực hiện kiểm tra và thử nghiệm bổ
sung trong trƣờng hợp kết quả kiểm tra cho thấy thiết bị của khách hàng không vi
phạm các tiêu chuẩn vận hành và các yêu cầu kỹ thuật tại điểm đấu nối .
Trƣớc khi kiểm tra thiết bị đấu nối để xác định các vi phạm tiêu chuẩn vận
hành điểm đấu nối, Đơn vị phân phối điện phải thông báo trƣớc cho Khách hàng sử
dụng lƣới điện phân phối thời gian kiểm tra, danh sách ngƣời kiểm tra. Trƣờng hợp
kiểm tra có thể gây mất điện của khách hàng, Đơn vị phân phối điện phải thông báo
trƣớc ít nhất mƣời lăm ngày cho Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối. Khách
50
hàng sử dụng lƣới điện phân phối có trạm riêng có trách nhiệm phối hợp và tạo mọi
điều kiện cần thiết để thực hiện công tác kiểm tra.
Trong quá trình kiểm tra, Đơn vị phân phối điện đƣợc phép lắp đặt các thiết
bị đo đếm điện và kiểm tra tại thiết bị đấu nối nhƣng không đƣợc làm ảnh hƣởng
đến an toàn vận hành của nhà máy điện, lƣới điện và thiết bị điện của Khách hàng
sử dụng lƣới điện phân phối.
Trong quá trình vận hành, nếu tại điểm đấu nối phát hiện thấy có nguy cơ
không đảm bảo vận hành an toàn cho hệ thống điện do các thiết bị thuộc sở hữu của
khách hàng gây ra, Đơn vị phân phối điện phải thông báo ngay cho Khách hàng sử
dụng lƣới điện phân phối có trạm riêng và yêu cầu thời gian khắc phục để loại trừ
nguy cơ không đảm bảo vận hành an toàn cho hệ thống điện. Nếu sau thời gian khắc
phục yêu cầu mà nguyên nhân kỹ thuật vẫn chƣa đƣợc giải quyết, Đơn vị phân phối
điện có quyền tách điểm đấu nối và thông báo cho khách hàng. Khách hàng phải
tiến hành thử nghiệm lại để đƣa vào vận hành thiết bị sau điểm đấu nối theo quy
định. [5]
2.4.1.4 Thay thế thiết bị tại điểm đấu nối
Trƣờng hợp Khách hàng sử dụng lƣới điện phân phối có trạm riêng dự định
thay thế, nâng cấp các thiết bị đấu nối, lắp đặt các thiết bị điện mới có khả năng ảnh
hƣởng đến hiệu suất và chế độ làm việc của lƣới điện phân phối, phải thông báo và
thỏa thuận với Đơn vị phân phối điện về các thay đổi này và nội dung thay đổi phải
đƣợc bổ sung trong Thỏa thuận đấu nối.
Trƣờng hợp không chấp thuận đề xuất của khách hàng thì Đơn vị phân phối
điện phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng các yêu cầu bổ sung cần thiết
khác đối với các thiết bị mới dự kiến thay đổi.
Toàn bộ thiết bị thay thế tại điểm đấu nối phải đƣợc kiểm tra, th... các giải pháp
sẽ bắt đầu từ việc đầu tƣ thiết bị liên quan với công tác thí nghiệm chẩn đoán đến
các giải pháp quản lý, nhằm mục tiêu giảm sự cố trên lƣới điện phân phối, nâng
cao độ tin cậy cung cấp điện.
56
Chƣơng 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY TRONG CÔNG
TÁC THÍ NGHIỆM CHẨN ĐOÁN NGĂN NGỪA SỰ CỐ CHO LƢỚI
ĐIỆN PHÂN PHỐI
3.1 Giải pháp đầu tƣ thiết bị
Khi đầu tƣ thiết bị phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Thiết bị phải đồng bộ và đƣợc kiểm tra, giám sát chất lƣợng theo một quy
trình chặt chẽ.
- Thuận lợi cho công tác thí nghiệm chẩn đoán và theo dõi, đánh giá trong
quá trình vận hành.
- Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu tối ƣu cả về kỹ thuật và chi phí.
3.1.1 Đầu tƣ mới
3.1.1.1 Thiết bị chính cho lƣới điện phân phối:
Thiết bị đƣợc xem là quan trọng nhƣ trái tim của trạm phân phối, đó là
MBA. Khi đầu tƣ thiết bị này, ngoài việc yêu cầu thiết bị phải có đầy đủ biên bản
thí nghiệm điển hình, thử nghiệm xuất xƣởng, chủ đầu tƣ cần yêu cầu nhà cung
ứng phải thử nghiệm và có biên bản cho các hạng mục sau:
- Phóng điện cục bộ (theo IEC 60076-3)
- Lấy “dấu vân tay” (fingerprint) đáp ứng tần số (FRA)
- Yêu cầu nhà sản xuất phải bố trí các vị trí phục vụ cho thí nghiệm chẩn
đoán nhƣ: Van xả dầu MBA phải phù hợp cho công tác lấy mẫu dầu và lắp cảm
biến UHF để đo PD online.
3.1.1.2 Thiết bị thí nghiệm chẩn đoán
Việc đầu tƣ các thiết bị chẩn đoán nhằm phục vụ các nhiệm vụ trọng yếu
sau:
- Kiểm tra và chẩn đoán tình trạng cách điện nhằm giảm thiểu sự cố các
thiết bị nhất thứ.
57
- Chẩn đoán các hƣ hỏng tiềm ẩn trong MBA, GIS, Tủ hợp bộ, cáp lực,
để đề xuất kế hoạch sửa chữa kịp thời.
- Theo dõi, phát hiện sớm để ngăn ngừa các hƣ hỏng MBA do ảnh hƣởng
dòng ngắn mạch lớn tại các phát tuyến 22 kV.
- Hỗ trợ cho công tác nghiệm thu thiết bị mới và thiết bị sửa chữa, đặc biệt
áp dụng cho các MBA lực.
- Kết hợp cùng với các thử nghiệm dầu cách điện MBA, xây dựng lý lịch
theo dõi tình trạng vận hành của MBA.
- Các thiết bị thí nghiệm / thí nghiệm chẩn đoán đƣợc đầu tƣ mới phải tuân
thủ các tiêu chuẩn quốc tế và phải đƣợc các đơn vị cấp hàng thử nghiệm thực tế tại
hiện trƣờng, nhằm đánh giá tính năng thực của thiết bị.
- Các hệ thống thiết bị phải thuộc thế hệ tiên tiến, công nghệ hiện đại, phục
vụ công tác nghiên cứu, đào tạo và thí nghiệm cần phải có độ chính xác cao nhất,
đa nhiệm và khả năng tích hợp cao.
Các thiết bị thí nghiệm chẩn đoán cần đầu tƣ theo Bảng 6.
Bảng 6 - Các thiết bị thí nghiệm chẩn đoán cần đầu tƣ
Giá
STT Tên Thiết bị Mục đích sử dụng
(Triệu đồng)
I. Thiết bị phân tích dầu MBA
Phân tích các khí
cháy hòa tan trong
Máy phân tích hàm lƣợng khí dầu để đánh giá,
1 1.700
hóa tan trong dầu (DGA) chẩn đoán các biểu
hiện hƣ hỏng xuất
hiện trong MBA.
Đánh giá tình trạng
Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng
2 vận hành của vật 1.540
cao phân tích furfural trong dầu
liệu cách điện rắn
58
Đánh giá chất
3 Máy thử ăn mòn sulphur lƣợng dầu cách 143
điện
Kiểm soát hàm
lƣợng chất kháng
Máy xác định hàm lƣợng chất oxy hóa của dầu
4 1.540
kháng oxy hóa cách điện để có chế
độ bảo dƣỡng thích
hợp
Chẩn đoán tình
trạng ăn mòn kim
Máy xác định hàm lƣợng kim
5 loại trong MBA, 3.300
loại trong dầu
làm giảm cách điện
của dầu.
II. Thiết bị đo phóng điện cục bộ
- Thử cao áp cho
các thiết bị tại hiện
Hợp bộ thử cao áp đến 500 kV trƣờng.
1 10.000
- Tạo nguồn sạch
đến 500kV để đo
phóng điện cục bộ.
- Đánh giá hạng
mục phóng điện cục
bộ theo tiêu chuẩn
IEC 60270 và IEC
2 Hợp bộ đo PD điện 3.500
60076-3 khi xuất
xƣởng MBA.
- Đo phóng điện
cục bộ đầu cáp.
59
Theo dõi phóng
Hợp bộ đo PD bằng tần số siêu
3 điện cục bộ trong 1.500
cao UHF
quá trình vận hành.
Định vị điểm phóng
4 Hợp bộ đo PD bằng sóng âm 1.500
điện cục bộ.
III. Thiết bị phân tích đáp ứng tần số quét SFRA
- Lấy dấu vân tay
khi xuất xƣởng.
- Theo dõi tình
Hợp bộ phân tích đáp ứng tần số
1 trạng biến dạng cơ 750
quét
trong MBA khi xảy
ra ngắn mạch tại
đầu phát tuyến.
IV. Thiết bị đo độ ẩm cách điện rắn
Hợp bộ phân tích độ ẩm trong Đánh giá độ ẩm
1 1.100
cách điện rắn trong cách điện rắn.
V. Thiết bị thử nghiệm VLF
- Thí nghiệm chịu
đựng điện áp xoay
chiều tăng cao trên
Hợp bộ thí nghiệm VLF (Very cáp trung thế đến
1 1.500
Low Frequency) 33 kV.
- Kết hợp đo tổn
hao điện môi tan
delta cáp.
Tổng 28.073
Lợi ích mang lại của việc đầu tư:
- Về Kỹ thuật: Đầu tƣ đƣợc thiết bị đồng bộ, có chất lƣợng đảm bảo, kiểm
60
soát đƣợc quá trình vận hành bằng các thiết bị chẩn đoán, giảm sự cố trên lƣới
điện phân phối, đồng thời tăng độ tin cậy cung cấp điện.
- Về kinh tế: Giảm thiệt hại gây ra do sự cố ảnh hƣởng đến tài sản của
ngành điện và sản phẩm tạo ra của khách hàng tiêu thụ điện.
Để thấy rõ lợi ích trên, chúng ta cùng phân tích một ví dụ nhỏ sau:
- Hiện nay Tổng Công ty Điện lực miền Nam quản lý vận hành 268 MBA
bao gồm:
+ 5 MBA 16 MVA
+ 77 MBA 25 MVA
+ 117 MBA 40 MVA
+ 69 MBA 63 MVA
- Năm 2014 vừa qua xảy ra hƣ hỏng tổng cộng 8 MBA (gồm 3 máy 40
MVA có giá trị 14 tỉ đồng /1 máy, 5 máy 63 MVA có giá trị 17 tỉ đồng /1 máy)
với tổng số thiệt hại về thiết bị là:
(14.000.000.000) x 3 + (17.000.000.000 x 5) = 127.000.000.000 đ
Nhƣ vậy: giá đầu tƣ thiết bị chẩn đoán là 28,073 tỉ đồng chỉ chiếm 22% trên
tổng giá trị thiệt hại do hƣ hỏng MBA năm 2014.
- Hơn nữa, Còn một số thiệt hại chƣa tính đƣợc nhƣ: thiệt hại do hƣ hỏng
sản phẩm của khách hàng khi mất điện không có kế hoạch, chi phí sửa chữa bất
thƣờng, không bán đƣợc điện,
Vì vậy việc đầu tƣ này là thực sự cần thiết và hiệu quả cả về kỹ thuật và
kinh tế.
3.1.2 Đầu tƣ phát triển mở rộng
Yêu cầu đối với lƣới điện phân phối:
- Các thiết bị đầu tƣ mở rộng phải đồng bộ với các thiết bị hiện hữu.
- Đảm bảo các yêu cầu về thử nghiệm điển hình, thử nghiệm xuất xƣởng
61
theo các tiêu chuẩn quốc tế.
- Các thiết bị đƣợc đầu tƣ mở rộng cũng phải đƣợc trang bị và bố trí các vị
trí, thiết bị phục vụ cho công tác thí nghiệm chẩn đoán.
Các yêu cầu đối với trang thiết bị thí nghiệm:
- Tuân thủ theo các tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành, các quy định của
Tập đoàn điện lực Việt Nam và văn bản hƣớng dẫn của các Tổng công điện lực.
- Thiết bị thí nghiệm cũng phải thuộc thế hệ tiên tiến, công nghệ hiện đại.
- Các đơn vị quản lý vận hành cần đƣợc trang bị bổ sung các thiết bị thử
nghiệm có tính năng cơ bản, để có thể phục vụ cho công tác bảo dƣỡng, sửa chữa
và xử lý sự cố kịp thời.
Khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên, đơn vị quản lý vận hành sẽ đạt
đƣợc các lợi ích sau:
- Các thiết bị mở rộng đồng bộ với các thiết bị đang vận hành sẽ thuận lợi
cho việc theo dõi vận hành, bảo dƣỡng định kỳ.
- Thiết bị đảm bảo về chất lƣợng sẽ vận hành ổn định, góp phần nâng cao
độ tin cậy cung cấp điện.
- Trang bị các phƣơng tiện bảo dƣỡng tốt sẽ giúp ngƣời quản lý vận hành
chủ động hơn trong công tác theo dõi, sửa chữa kịp thời các thiết bị, giảm thời
gian gián đoạn cung cấp điện, tránh thiệt hại về kinh tế do ngừng cung cấp điện.
3.2 Giải pháp Thí nghiệm chẩn đoán
Qua phân tích các tính năng của thiết bị chẩn đoán đã đƣợc trình bày ở
Chƣơng 2, các phƣơng pháp chẩn đoán riêng biệt không thể đánh giá và kiểm soát
hết các tình trạng hƣ hỏng tiềm ẩn trong thiết bị. Vì vậy, tùy đặc điểm cấu tạo của
từng thiết bị cần chẩn đoán, chúng ta có thể áp dụng giải pháp kết hợp các phƣơng
pháp chẩn đoán nhƣ sau:
3.2.1 Thí nghiệm thiết bị chính
3.2.1.1 Máy Biến Áp:
Thiết bị chính đóng vai trò quan trọng trong trạm phân phối là MBA. Thiết
62
bị này cần phải đƣợc quan tâm theo dõi chặt chẽ suốt quá trình vận hành. Để kiểm
soát đƣợc thiết bị, ngoài việc theo dõi chặt chẽ lý lịch thiết bị, các thông số vận
hành, kết quả thí nghiệm định kỳ, chúng ta cần bổ sung thêm các hạng mục thí
nghiệm chẩn đoán. Giải pháp áp dụng thí nghiệm chẩn đoán cụ thể nhƣ sau:
Đối với phương pháp đo phóng điện cục bộ:
Hiện nay, phƣơng pháp đo phóng điện cục bộ đã đƣợc sử dụng nhiều trên
thế giới để theo dõi, chẩn đoán hƣ hỏng bên trong MBA, giúp chủ động trong công
tác sửa chữa, bảo dƣỡng, góp phần hạn chế sự cố lan rộng. Vì vậy, cần quy định:
- Khi đóng điện nghiệm thu, thực hiện đo PD UHF hoặc PD Acoustic để
xác định cơ sở dữ liệu ban đầu.
- Khi thí nghiệm định kỳ:
+ Đo PD UHF hoặc PD Acoustic để kiểm tra xu hƣớng phát triển.
+ Khi phát hiện có PD, tiến hành định vị phóng điện cục bộ.
Hình 1 – Giải pháp đo và định vị PD bằng phƣơng pháp kết hợp sóng âm với sóng
siêu cao tần.
Đối với phương pháp phân tích đáp ứng tần số:
- Hiện nay, các công ty điện lực trên thế giới đã áp dụng kỹ thuật SFRA vào
việc đánh giá tình trạng của các MBA lực.
Trong thời gian tới, cần xem đây nhƣ là một tiêu chuẩn cần thiết để tiến
hành các phép đo SFRA trong các trƣờng hợp sau:
63
- Ở tất cả các MBA mới với mục đích lấy số liệu gốc ban đầu (fingerprint)
- Sau các sự cố ở MBA hoặc ngắn mạch ngoài lƣới.
- Sau đại tu hoặc sửa chữa có rút ruột máy.
Khi phát hiện có PD trong MBA bằng phương pháp DGA, cần thực hiện
các bước sau:
- Thống kê các kết quả DGA từ lúc đƣa vào vận hành, đồng thời thống kê
số lần ngắn mạch ngoài trong thời gian MBA vận hành trên lƣới.
- Đo, định vị PD bằng phƣơng pháp UHF - Acoustic.
- Tháo máy để kiểm tra xác định vị trí hƣ hỏng, đồng thời đánh giá giữa kết
quả thí nghiệm và thực tế hƣ hỏng.
- Sau khi sửa chữa xong, đo lại PD tại nhà máy sửa chữa, kết quả đo phải
đạt theo tiêu chuẩn IEC 60076-3.
Đối với phương pháp đo độ ẩm cách điện rắn:
- Khi phân tích dầu MBA, thấy có dấu hiệu phân hủy cellulose, chứng tỏ
dầu đã bị nhiễm ẩm.
- Cần thí nghiệm độ ẩm cách điện rắn để đánh giá độ ẩm trong cách điện.
- Nếu độ ẩm cao cần sấy lọc dầu bằng phƣơng pháp sấy lọc tuần hoàn.
- Sau khi sấy lọc, thí nghiệm lại độ ẩm cách điện rắn để khẳng định cách
điện đã đƣợc phục hồi và quyết định đƣa MBA trở lại vận hành.
3.2.1.2 Hệ thống GIS:
- Thƣờng xuyên kiểm tra rò rỉ và độ ẩm khí SF6.
- Dùng phƣơng pháp quét nhiệt bằng tia hồng ngoại để kiểm tra phát nhiệt
tại các mối nối, điểm tiếp xúc.
- Kiểm tra phóng điện cục bộ bằng sóng âm tần AE và siêu cao tần UHF.
Lợi ích mang lại của việc áp dụng giải pháp thí nghiệm chẩn đoán cho
các thiết bị chính là:
- Kiểm soát chặt chẽ tình trạng của thiết bị bằng cách kết hợp các kỹ thuật
chẩn đoán để phân tích và đƣa ra các quyết định chính xác, phù hợp với đặc điểm
cấu trúc riêng của từng thiết bị. Giải pháp này nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các
64
hƣ hỏng nhỏ, ngăn ngừa các sự cố lớn xảy ra, đồng thời kéo dài tuổi thọ của thiết
bị.
- Khi tiến hành thí nghiệm chẩn đoán từ khi thiết bị mới đƣa vào vận hành,
sẽ theo dõi đƣợc xu hƣởng phát triển của các sự cố tiềm ẩn để chủ động lập kế
hoạch, điều chuyển thiết bị thay thế, đƣa thiết bị ra sửa chữa mà không ảnh hƣởng
đến việc liên tục cung cấp điện cho khách hàng. Giải pháp này giúp các đơn vị
cung cấp điện giảm đƣợc chi phí khắc phục sự cố và tăng uy tín lâu dài cho ngành
điện.
3.2.2 Thí nghiệm các thiết bị phụ trợ
3.2.2.1 Cáp lực:
Các phƣơng pháp chẩn đoán riêng biệt không thể kiểm soát đƣợc hết các hƣ
hỏng tiềm ẩn bên trong cáp. Qua nghiên cứu từ thực nghiệm cho thấy cần kết hợp
giữa phƣơng pháp chẩn đoán và thí nghiệm mới có thể kiểm soát đƣợc tình trạng
hƣ hỏng của cáp nhƣ đƣợc thể hiện tóm tắt trên Hình 2.
Hình 2 – Phƣơng pháp kết hợp thí nghiệm và chẩn đoán cáp
Chú thích:
- RVM là phương pháp đo điện áp rơi
- IRC là phương pháp đo dòng phục hồi đẳng nhiệt
65
3.2.2.2 Tủ hợp bộ và các thiết bị đóng cắt:
Để sớm phát hiện các hƣ hỏng tiềm ẩn nhƣ phóng điện cục bộ bên trong
cách điện, phóng điện bề mặt, corona,... cần định kỳ kiểm tra các hạng mục sau:
- Thƣờng xuyên kiểm tra rò rỉ khí cho máy cắt.
- Dùng phƣơng pháp quét nhiệt bằng tia hồng ngoại để kiểm tra phát nhiệt
tại các mối nối, điểm tiếp xúc, các đầu nối cáp.
- Kiểm tra phóng điện cục bộ bằng sóng âm tần AE, biến dòng cao tần
HFCT và siêu cao tần UHF.
- Kiểm tra phóng điện cục bộ bằng siêu âm tại mặt trƣớc và mặt sau của tủ
hợp bộ hoặc thiết bị đóng cắt.
Khi chú trọng đến công tác thí nghiệm chẩn đoán cho các thiết bị phụ trợ,
ngoài việc ngăn chặn sự cố cho chính bản thân thiết bị. Đơn vị quản lý vận hành
còn ngăn chặn đƣợc sự ảnh hƣởng do dòng ngắn mạch lớn làm ảnh hƣởng đến
thiết bị chính (nhƣ làm xô lệch cuộn dây, xô lệch mạch từ MBA), gây ra hƣ hỏng
làm thiệt hại lớn về kinh tế nhƣ đã phân tích trong mục 3.1.1.
3.3 Giải pháp quản lý
3.3.1 Công tác Tổ chức
Công tác thí nghiệm hiệu chỉnh đƣa vào vận hành phải đƣợc giao cho một
đơn vị độc lập, có năng lực chuyên môn cao, trình độ kỹ thuật và trang thiết bị
hiện đại đảm trách, để tránh trƣờng hợp nhà cung cấp hàng hóa (thƣờng là các nhà
thầu thƣơng mại), hoặc nhà thầu lắp đặt vừa là nhà thầu thí nghiệm. Giải pháp lựa
chọn này nhằm đảm bảo tính khách quan của công tác thí nghiệm, cũng nhƣ đảm
bảo cho hệ thống hoạt động ổn định, lâu dài và tin cậy.
Nguyên tắc chung trong việc tổ chức nhằm tới mục tiêu trong tƣơng lai sẽ
nâng cao năng lực hoạt động thí nghiệm của các Công ty thí nghiệm điện trực
thuộc Tổng Công ty điện lực các miền, dự án đề xuất mô hình tổ chức cho hoạt
động thí nghiệm điện tại các Công ty thí nghiệm điện, cụ thể sẽ đƣợc trình bày
dƣới đây.
66
Duy trì mô hình Công ty thí nghiệm tại các Tông công ty điện lực nhƣ sau:
Đối với các Phòng Thí nghiệm đảm trách thí nghiệm chẩn đoán (Cao áp,
Đo lƣờng, Hóa dầu), mô hình tổ chức sẽ nhƣ sau:
Tuy nhiên, trong giai đoạn triển khai, cần phải có lộ trình để thực hiện đƣợc
mục tiêu cơ cấu tổ chức nhƣ trên.
67
Trƣớc mắt, với những đặc điểm hoạt động khác nhau trong công tác thí
nghiệm điện tại các Công ty thí nghiệm điện miền Bắc, Trung và Nam nên các giải
pháp tái cơ cấu tổ chức cũng sẽ đƣợc triển khai khác nhau và phù hợp với điều
kiện của từng Công ty với mục tiêu đảm bảo tính hiệu quả của việc tái cơ cấu.
3.3.2 Công tác quản lý vận hành
Trong quá trình quản lý vận hành, các đơn vị cần thiết lập bộ cơ sở dữ liệu
theo dõi thiết bị điện trong trạm phân phối, đặc biệt đối với MBA.
Khi phân tích kết quả khí hòa tan trong dầu, cần phân biệt rõ các trƣờng
hợp sau để có quyết định xử lý thích hợp.
- Sự phân hủy dầu cách điện do nhiệt và điện sinh ra các khí H2; CH4;
C2H6, Khi xuất hiện các thành phần khí này, chứng tỏ đã có các bất thƣờng về
điện trong MBA, lúc này tuyệt đối không đƣợc sấy lọc dầu, mà phải tăng cƣờng
lấy mẫu để theo dõi tốc độ sinh khí, đo phóng điện cục bộ và chuẩn bị kế hoạch
thay thế, xử lý.
- Sự phân hủy cách điện rắn do nhiệt và độ ẩm sinh ra các khí CO; CO2.
Trong trƣờng hợp này, khi không có các thành phần khí cháy mới đƣợc phép sấy
lọc dầu online để xử lý nhiễm ẩm.
Quản lý chặt chẽ việc làm đầu cáp, kéo cáp và bố trí lắp đặt đầu cáp phải
đúng quy cách, tránh vặn xoắn, bẻ gãy hoặc thi công phạm vào lớp bán dẫn.
Lập lý lịch theo dõi các thiết bị phụ trợ trong trạm phân phối.
Theo dõi chặt chẽ số lần sự cố phát tuyến ngoài, đồng thời tìm giải pháp
giảm sự cố ngoài đến mức tối thiểu, tránh ảnh hƣởng đến tuổi thọ của MBA.
3.3.3 Công tác Đào tạo
Nguồn nhân lực phải đảm bảo đƣợc 2 yếu tố nhƣ sau:
- Làm chủ đƣợc các công nghệ, vận hành và khai thác tối đa các tính năng
của thiết bị mới đƣợc trang bị, thông qua việc chuyển giao công nghệ và đào tạo
của các nhà sản xuất/cấp hàng các trang thiết bị.
- Nhân lực đƣợc huấn luyện đào tạo phải nắm bắt đƣợc đầy đủ về các công
68
tác thí nghiệm. Công tác này đƣợc thông qua việc đào tạo nội bộ trong các Công ty
thí nghiệm, các phòng thí nghiệm. Ngoài ra căn cứ theo tình hình thực tế việc đào
tạo nguồn nhân lực trên cũng có thể liên kết đào đạo giữa các công ty thí nghiệm
điện của ngành điện hoặc có thể mời các chuyên gia thí nghiệm quốc tế để huấn
luyện và đào tạo các hạng mục thí nghiệm chuyên sâu.
Để đảm bảo đƣợc các mục tiêu trên, các giải pháp về đào tạo sẽ là:
- Đào tạo tại chỗ tại các Công ty thí nghiệm điện của các Tổng công ty điện
lực, tổ chức các lớp học nâng cao nghiệp vụ liên quan công tác thí nghiệm, tay
nghề, chia sẻ kinh nghiệm do các Tổng công ty, các Công ty thí nghiệm điện chủ
trì;
- Đào tạo theo các khóa học nâng cao tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành thí
nghiệm và thí nghiệm chẩn đoán ở nƣớc ngoài.
- Đào tạo chuyển giao công nghệ theo gói thiết bị mua về có chứng chỉ sau
đào tạo;
Nội dung đào tạo theo chuyên đề cụ thể nhƣ sau:
- Khả năng phân tích, đánh giá chính xác kết quả đo PD từ phần mềm
chuyên dùng, định vị chính xác vị trí PD.
- Khả năng phân tích, đánh giá tình trạng thiết bị bằng phƣơng pháp phân
tích đáp ứng tần số.
Chú trọng công tác đào tạo theo các tiêu chí nêu trên, kết quả sẽ đem đến
cho nhà quản lý các lợi ích:
- Làm chủ đƣợc công nghệ, không phụ thuộc vào nguồn lực của nƣớc
ngoài.
- Không tốn chi phí chuyên gia cho mỗi lần phân tích kết quả chẩn đoán
(1000 USD cho một lần phân tích). Nếu tính chi phí thuê chuyên gia để phân tích
chẩn đoán cho 268 MBA do Tổng Công ty Điện lực miền Nam quản lý chúng ta sẽ
tiêu tốn: 268 x 1000 = 268000 USD (tƣơng đƣơng 5.698.000.000 đ). Trong khi giá
đào tạo nâng cao cho 26 nhân viên thí nghiệm chuyên về thí nghiệm chẩn đoán tại
Hongkong hoặc Malaysia chỉ với giá 700.000.000 đ.
69
- Khi đào tạo chuyển giao, cũng sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí, đồng thời tạo
tiền đề cho các bƣớc đào tạo nâng cao tiếp theo, rút ngắn đƣợc thời gian đào tạo và
nhanh chóng tiếp cận đƣợc công nghệ mới, do đƣợc trực tiếp thực nghiệm với
chính thiết bị mà mình sẽ tiếp nhận.
3.3.4 Phân cấp quản lý
Việc phân cấp quản lý tuân theo nguyên tắc: tập trung, chủ động và phát
huy mạnh nguồn lực tùy theo đặc điểm chuyên môn của từng cấp quản lý.
Để thực hiện một cách có hiệu quả các giải pháp trong công tác thí nghiệm
chẩn đoán, đề nghị phân cấp quản lý nhƣ sau:
Phân cấp quản lý sẽ đem lại các lợi ích thiết thực sau:
- Đối với cấp lãnh đạo: trao quyền chủ động đến các đơn vị trực thuộc, sẽ
phát huy đƣợc tính chuyên môn hóa, phát huy đƣợc các nguồn lực tại chỗ.
- Các đơn vị đƣợc phân cấp sẽ chủ động hơn trong công tác khắc phục và
phòng ngừa sự cố, tối ƣu hóa chi phí bảo trì, bảo dƣỡng.
- Công tác quản lý sẽ tập trung, không chồng chéo.
- Công tác đầu tƣ đúng nhu cầu, đúng mục đích, tránh đƣợc việc đầu tƣ tràn
lan, kém hiệu quả.
- Công tác đào tạo sẽ đúng trọng tâm phù hợp với từng đơn vị quản lý vận
hành và đơn vị thí nghiệm, góp phần giảm chi phí đào tạo.
3.3.4.1 Tập đoàn điện lực
- Đề ra các chủ trƣơng và tiêu chí nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.
- Phân cấp cho các Tổng công ty điện lực trực thuộc chủ động đầu tƣ thiết
bị và nhân lực, phát triển lĩnh vực thí nghiệm chẩn đoán, chủ động thay thế các
70
thiết bị không đủ tin cậy vận hành trên lƣới.
- Ban hành các quy định pháp quy ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ của
khách hàng trong việc ngăn ngừa, giảm các tác nhân gây ra sự cố, góp phần đảm
bảo độ tin cậy cung cấp điện ngày càng đƣợc nâng cao.
3.3.4.2 Các Tổng công ty điện lực
- Trực tiếp chỉ đạo các Công ty điện lực thực hiện công tác chẩn đoán, bảo
dƣỡng, sửa chữa thiết bị đang vận hành trên lƣới điện phân phối trong phạm vi
mình quản lý.
- Theo dõi chặt chẽ các chỉ tiêu về độ tin cậy, phân tích nguyên nhân và kịp
thời đề ra các giải pháp khắc phục việc suy giảm độ tin cậy của lƣới điện.
- Ban hành các quy định phù hợp với điều kiện cụ thể của lƣới điện địa
phƣơng về công tác chẩn đoán, bảo dƣỡng và sửa chữa, nhằm ngăn ngừa, giảm sự
cố trên lƣới điện phân phối.
3.3.4.3 Đơn vị quản lý vận hành
- Chịu trách nhiệm quản lý và vận hành các thiết bị điện trên lƣới phân phối
theo phân cấp nhƣ sau:
+ Các Công ty điện lực: quản lý các thiết bị điện từ 22 kV xuống 0.4 kV.
+ Các Công ty Lƣới điện Cao thế: quản lý các thiết bị điện cấp điện áp
110kV.
- Giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công, tiếp nhận thiết bị đƣa vào vận
hành an toàn, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và chất lƣợng.
- Quản lý theo dõi chặt chẽ các lý lịch, hiện trạng vận hành, các biểu hiện
bất thƣờng của thiết bị để đề ra kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa, thay thế phù hợp.
- Phối hợp các Công ty thí nghiệm thực hiện các thí nghiệm và thí nghiệm
chẩn đoán định kỳ các thiết bị điện.
- Chủ động chuẩn bị các thiết bị, vật tƣ dự phòng để sẵn sàng xử lý các tình
huống sự cố một cách nhanh chóng và hiệu quả.
3.3.4.4 Đơn vị thí nghiệm
- Thƣờng xuyên tìm hiểu, bổ sung thiết bị theo công nghệ mới, đào tạo
71
nhân lực, nhằm phát triển mạnh về nguồn lực, làm chủ về công nghệ thí nghiệm và
thí nghiệm chẩn đoán, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực này.
- Nghiên cứu và chủ động đề xuất với cấp trên ban hành các quy định, tiêu
chuẩn áp dụng phù hợp trong lĩnh vực thí nghiệm.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý vận hành để thực hiện có hiệu
quả công tác kiểm soát thiết bị, nhằm giảm sự cố lƣới điện phân phối đến mức
thấp nhất.
- Thƣờng xuyên chuẩn bị lực lƣợng tham gia chẩn đoán theo dõi tình trạng
thiết bị vận hành trên lƣới, để sớm đƣa ra các cảnh báo sự cố tiềm ẩn trong thiết bị
một cách chính xác về kỹ thuật và hiệu quả về kinh tế.
3.4 Kết luận chƣơng 3:
Trên cơ sở phân tích ở Chƣơng 2 về các vấn đề liên quan đến công tác thí
nghiệm chẩn đoán, Chƣơng 3 đã đề xuất 3 giải pháp có thể áp dụng hiệu quả trong
công tác đầu tƣ thiết bị, thí nghiệm chẩn đoán và quản lý. Các giải pháp này đƣợc
hình thành trên cơ sở nghiên cứu, tiếp cận công nghệ từ thực tiễn, tìm hiểu đánh
giá đặc điểm, tình trạng thiết bị vận hành trên lƣới điện phân phối tại Việt nam.
Trong đó, giải pháp đầu tƣ đã đề ra các tiêu chí lựa chọn thiết bị trong công
tác mua sắm mới, cũng nhƣ trang bị mở rộng kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và
các kỹ thuật phục vụ cho công tác thí nghiệm chẩn đoán. Với các phân tích từ số
liệu sát thực trong quản lý vận hành, giải pháp đã chứng tỏ sẽ góp phần nâng cao
độ tin cậy cho thiết bị của lƣới điện phân phối và công tác thí nghiệm.
Giải pháp thí nghiệm chẩn đoán đề xuất các kỹ thuật chẩn đoán kết hợp, tập
trung vào các thiết bị chính và các thiết bị phụ trợ có khả năng ảnh hƣởng đến thiết
bị chính khi xảy ra sự cố. Giải pháp này sẽ góp phần kiểm soát đƣợc các sự cố
tiềm ẩn trong thiết bị, giúp ngăn ngừa và hạn chế sự cố.
Bên cạnh hai giải pháp trên, giải pháp về quản lý đề xuất chú trọng từ công
tác tổ chức, quản lý vận hành, đào tạo, đến việc phân cấp quản lý một cách có
khoa học. Giải pháp góp phần nâng cao năng lực, tính chuyên môn hóa cho các
cấp quản lý, các đơn vị quản lý vận hành và thí nghiệm điện.
72
Ba giải pháp đƣợc đề xuất, đã mở ra một tầm nhìn mới trong việc quản lý
tài sản trên lƣới điện phân phối thông qua công tác bảo dƣỡng dự phòng và thí
nghiệm chẩn đoán. Giải pháp sẽ góp phần sớm phát hiện các hƣ hỏng tiềm ẩn
trong thiết bị điện, nhằm mục tiêu nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho lƣới điện
phân phối. Ngoài ra, giải pháp sẽ giúp đơn vị quản lý vận hành có thể đề ra một kế
hoạch mua sắm, bảo dƣỡng hợp lý và kịp thời với một quyết định có cơ sở khoa
học, độ tin cậy cao.
73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Với nội dung của đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp trong công
tác thí nghiệm chẩn đoán ngăn ngừa sự cố cho lƣới điện phân phối”. Tác giả đã
phân tích và trình bày trong ba chƣơng. Luận văn đã hoàn thiện theo mục tiêu và
yêu cầu đề ra, cụ thể nhƣ sau:
- Trình bày một số khái niệm cơ bản của lƣới phân phối điện nhƣ: lƣới điện
phân phối, yêu cầu về chất lƣợng điện năng, một số thiết bị chủ yếu trong lƣới
điện phân phối và các hƣ hỏng thƣờng gặp.
- Trình bày một số khái niệm cơ bản về lý thuyết độ tin cậy nhƣ: độ tin cậy
của hệ thống, độ tin cậy của phần tử, các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy của hệ thống
điện, những ảnh hƣởng của độ tin cậy đến tổn thất kinh tế do việc ngừng cung cấp
điện.
- Các khái niệm về sự cố tiềm ẩn, bảo dƣỡng định kỳ, thí nghiệm chẩn
đoán, các cách nhìn mới về công tác thí nghiệm kết hợp bảo dƣỡng và vai trò của
nó trong việc nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.
- Ngoài ra, trong phần cơ sở lý luận thực tiễn, tác giả cũng dẫn ra một số áp
dụng hiệu quả công tác ngăn ngừa sự cố của các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á
và trên thế giới, thông qua kết quả đánh giá chỉ số tin cậy SAIFI.
Trên cơ sở các khái niệm cơ bản và thực tiễn, Luận văn đã phân tích đặc
điểm, hiện trạng của lƣới điện phân phối từ chế độ vận hành đến công tác bảo
dƣỡng, thí nghiệm. Từ việc phân tích các ảnh hƣởng của nó đến chỉ tiêu tin cậy
cung cấp điện, đã chỉ ra sự cần thiết của các phƣơng pháp thí nghiệm chẩn đoán
trong việc phát hiện sớm hƣ hỏng tiềm ẩn trong thiết bị, ngăn ngừa các sự cố
nghiêm trọng cho lƣới điện phân phối.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đi sâu vào phân tích năng lực hiện tại và tiềm
năng phát triển của các công ty thí nghiệm trong nƣớc để đề xuất ba giải pháp khả
thi trong công tác đầu tƣ, thí nghiệm / thí nghiệm chẩn đoán và phân cấp quản lý.
Các giải pháp này đã nhắm đến mục tiêu nâng cao tính hiệu quả, tin cậy trong
74
công tác quản lý vận hành lƣới điện phân phối.
Phƣơng hƣớng tiếp cận nghiên cứu:
- Nghiên cứu đánh giá các trƣờng hợp hƣ hỏng tiềm ẩn điển hình trong các
thiết bị điện chủ yếu nhƣ MBA, Cáp ngầm, các tủ hợp bộ, các thiết bị đóng cắt, hệ
thống GIS,tạo thành bộ cẩm nang trong công tác phân tích đánh giá hƣ hỏng
tiềm ẩn thiết bị lƣới điện phân phối.
- Nghiên cứu tính toán số lƣợng dự phòng tối ƣu máy biến áp để nâng cao
độ tin cậy cung cấp điện cho phụ tải thông qua kết quả thí nghiệm chẩn đoán.
75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS TS Trần Bách, Lƣới điện và Hệ thống điện, tập 1,2,3, (2000), NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[2] PGS TS Trần Bách, Lƣới điện, 2007, NXB Giáo dục
[3] Nhóm nghiên cứu: Phạm Hữu Nhân, Nguyễn Sĩ Chƣơng, Phan Nam Thanh,
Hồng Mạnh Quang, Nguyễn Trƣờng Hải, Nguyễn Sĩ Huy Cƣờng – Báo cáo
nghiên cứu “một số giải pháp trong công tác thí nghiệm chẩn đoán ngăn
ngừa sự cố máy biến áp” (đƣợc đăng tại Hội nghị Khoa học và công nghệ
điện lực toàn Quốc năm 2014 do Hội Điện Lực Việt Nam – Tập Đoàn Điện
Lực Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng ngày 6/11/2014).
[4] Tiêu chuẩn IEEE 1366
[5] Thông tƣ số 32/2010/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Công
Thƣơng qui định hệ thống điện phân phối.
[6] TNB Distribution Division Maintenance Manual : Transformer – Tenaga
Nasional Bernad.
[7] TNB Distribution Division Maintenance Manual : Switchgear – Tenaga
Nasional Bernad.
[8] International Standard IEC 60270 Third edition, 2000-12, High-voltage test
techniques –Partial discharge measurements.
[9] International Standard IEC 60076-3 Edition 3.0 2013-07, Power
transformers – Part 3: Insulation levels, dielectric tests and external
clearances in air.
[10] IEEE 400.2 - IEEE Guide for Field Testing of Shielded Power Cable Systems
Using Very Low Frequency (VLF) (less than 1 Hz)
[11] Partial Discharge Detection and Defect Identification using Phase Resolved
Patterns on HV Insulation systems - Karl Haubner.
76
[12] International Standard IEC 60076-18 Edition 1.0 2012-07, Power
transformers – Part 18: Measurement of frequency response
[13] International Standard IEC 60422, 2013, mineral insulating oils in electrical
equipment – supervision and maintenance guidance
[14] IEEE C57.149-2012 - Guide for the Application and Interpretation of
Frequency Response Analysis for Oil-Immersed Transformers
[15] Các tài liệu hội thảo khác của các hãng Omicron, Doble Lemke, PD power,
HVPD.
[16] International Standard IEC 62478-Draft, High Voltage Test Techniques:
Measurement of Partial Discharges by Electromagnetic and Acoustic
Methods
[17] ThS. Lê Công Doanh - nghiên cứu phƣơng pháp chẩn đoán và xác định điểm
sự cố cáp lực ngầm trong lƣới trung thế, Hà Nội, 2010.
[18] SP Global Solutions, A menber of Singapore Power Group – Network Asset
Manegement Philosophy
[19] Tập đoàn điện lực Việt Nam, quy định số 717/QĐ-EVN ngày 28/08/2014, Hà
Nội
[20] Lê Văn Doanh, Phạm Văn Chới, Nguyễn Thế Công, Nguyễn Đình Thiên –
Bảo dƣỡng và thử nghiệm thiết bị điện trong hệ thống điện, Nhà xuất bản
khoa học kỹ thuật Hà nội 2008.
77
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Các kết quả nâng cao độ tin cậy mà Công ty Điện lực Singapore đạt
đƣợc khi áp dụng bảo dƣỡng phòng ngừa
- Cải thiện chỉ số SAIFI:
Hình PL1-1 Biểu đồ thay đổi chỉ số SAIFI tại Công ty Điện lực Singapore hàng
năm
- Cải thiện chỉ số SAIDI:
78
Hình PL1-2 Biểu đồ thay đổi chỉ số SAIDI tại Công ty Điện lực Singapore hàng
năm
- Vƣơn lên đứng đầu các nƣớc trong khu vực:
Hình PL1-3 Biểu đồ so sánh chỉ số SAIFI của Công ty Điện lực Singapore với
các nƣớc trên thế giới
79
Phụ lục 2
Bảng thống kê số lƣợng chủng loại các MBA 110kV đang vận hành trên
lƣới do Tổng Công ty Điện lực miền Nam quản lý
Số MBA theo dung lƣợng Tỷ lệ
S Tổng
Nhà sản xuất MBA theo
TT 16 25 40 63 cộng
NSX (%)
1 ABB 0 17 40 13 70 26.12
2 Đông Anh 0 2 23 20 45 16.79
3 Cơ điện Thủ Đức 0 19 19 19 57 21.27
4 Tira - Thai 0 17 8 6 31 11.57
5 Vinatakaoka 0 8 6 5 19 7.09
6 Than khoáng sản Việt Nam 0 0 10 3 13 4.85
7 Gec Alsthom 2 8 1 0 11 4.10
8 QRE_CHINA 0 0 4 2 6 2.24
9 AEG 0 4 1 0 5 1.87
10 Alstom 0 0 1 0 1 0.37
11 Best - Turkey 0 1 0 0 1 0.37
12 EFACECEnergia 0 0 1 0 1 0.37
13 HUYNDAI - Korea 0 1 1 1 3 1.12
14 Pauwels - Belgium 2 0 0 0 2 0.75
15 Siemens 1 0 1 0 2 0.75
16 TPAH 0 0 1 0 1 0.37
Tổng cộng 5 77 117 69 268 100.00
Tỷ lệ MBA theo gam máy (%) 1.87 28.73 43.66 25.75
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_de_xuat_mot_so_giai_phap_trong_cong_tac.pdf