Luận văn Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động làm việc trong môi trường hóa chất tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------------------- TẠ THỊ THỦY NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU NGUY CƠ VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN SỨC KHỎE CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG MÔI TRƯỜNG HÓA CHẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường Mã số ngành: 60520320 TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------------------- TẠ THỊ

pdf154 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận văn Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động làm việc trong môi trường hóa chất tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ị THỦY NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU NGUY CƠ VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN SỨC KHỎE CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG MÔI TRƯỜNG HÓA CHẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường Mã số ngành: 60520320 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HUỲNH PHÚ TP.HCM, tháng 08 năm 2017 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Huỳnh Phú Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 10 năm 2017 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 GS.TS. Hoàng Hưng Chủ tịch 2 TS. Nguyễn Quốc Bìn Phản biện 1 3 PGS.TS. Trịnh Xuân Ngọ Phản biện 2 4 PGS.TS. Tôn Thất Lãng Ủy viên 5 TS. Nguyễn Thị Phương Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TP.HCM, ngày ... tháng 10 năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Tạ Thị Thủy Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 27/02/1990 Nơi sinh: Hà Nội Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường MSHV: 1641810009 I- Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động làm việc trong môi trường hóa chất tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). II- Nhiệm vụ và nội dung: 1. Tìm hiểu các khái niệm về hóa chất, DNVVN, quy định pháp luật về sản xuất và sử dụng hóa chất tại Việt Nam và Thế giới và các nghiên cứu có liên quan. 2. Đánh giá tình hình kinh doanh, đảm bảo an toàn hóa chất đối với người lao động tại các DNVVN trên địa bàn Quận 5. 3. Xác định các nguy cơ và những vấn đề sức khỏe thường gặp do hóa chất đối với người lao động tại các DNVVN trên địa bàn Quận 5. 4. Nhận định và dự báo các tình huống sự cố hóa chất có thể xảy ra tại các DNVVN trên địa bàn Quận 5. 5. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn hóa chất cho người lao động trong các DNVVN trên địa bàn Quận 5. III- Ngày giao nhiệm vụ: ngày 15 tháng 02 năm 2017 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày 15 tháng 08 năm 2017 V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Huỳnh Phú CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) PGS. TS. Huỳnh Phú PGS. TS. Thái Văn Nam i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) Tạ Thị Thủy ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này cho phép tôi gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực luận văn này. Cảm ơn PGS.TS. Huỳnh Phú đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Bên cạnh đó, xin gửi lời cảm ơn đến anh Nguyễn Văn Hải (Chuyên viên an toàn Hóa chất và Môi trường, Sở Công thương TP.HCM đã hỗ trợ cho tôi nghiên cứu thực tế về hiện trạng hóa chất trên địa bàn TP.HCM). Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Gia đình, anh chị em, bạn bè và người thân đã giúp đỡ và động viên tôi, giúp tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Do thời gian thực hiện luận văn có hạn và những hạn chế về kinh nghiệm, các kết quả thực hiện luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các quý thầy, cô để giúp tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) Tạ Thị Thủy iii TÓM TẮT Việc đảm bảo an toàn hóa chất cho người lao động lâu nay vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức ở các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các mối nguy, ảnh hưởng của hóa chất đến người lao động từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động làm việc trong môi trường hóa chất tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể nghiên cứu trên các doanh nghiệp kinh doanh hóa chất công nghiệp trên địa bàn Quận 5, TP.HCM. Thông qua các phương pháp thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước và đặc biệt là thực hiện điều tra khảo sát thực tế tình hình đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động làm việc trong môi trường hóa chất tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Quận 5, nghiên cứu đã đạt được một số kết quả đáng lưu ý. (1)-Nghiên cứu đã thống kê được số lượng doanh nghiệp kinh doanh hóa chất công nghiệp trên địa bàn Quận; (2)-Đánh giá tình hình đảm bảo an toàn hóa chất trên địa bàn Quận; (3)-Xác định các mối nguy đến sức khỏe của người lao động làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh hóa chất công nghiệp đồng thời đề xuất những giải pháp thực tế nhằm giảm thiểu nguy cơ, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động làm việc tại những doanh nghiệp này. Việc thực hiện nghiên cứu này sẽ cung cấp các số liệu về hiện trạng kinh doanh hóa chất công nghiệp tại các DNVVN trên địa bàn Quận 5 cho các nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra, nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn cụ thể về tình hình đảm bảo an toàn hóa chất cho người lao động tại khu vực này từ đó có những giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động. iv ABSTRACT Ensure chemical safety for workers hasn't been properly interested in almost businesses, especially small and medium businesses. The objective of the study was to identify the hazards and effects of chemicals on workers, thereby proposing solutions to reduce risks and ensure health and safety for workers working in the chemical environment in small and medium businesses. Specific, research in the business of industrial chemicals in District 5, Ho Chi Minh City. Through methods such as data collection, analysis and synthesis of research in Vietnam and the world, and especially investigate the situation of ensure health safety for employees working in chemical environments in small and medium businesses in District 5, the study has achieved some remarkable results. (1)-The Study has been statistics the number of businesses dealing in industrial chemicals in the District 5. (2)-Assessing the situation of chemical safety in District 5. (3)-Identify hazards to the health of employees working in industrial chemical trading businesses and propose practical solutions aimed at minimize the risk, ensure health safety of employees working in these businesses. The implementation of this study will provide data on the current status of industrial chemical business in SMEs in District 5 for next studies. In addition, this study will give managers a specific view on the situation of chemical safety for workers in this area, so that there are specific solutions to reduce the risk and ensure health and safety for workers. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii ABSTRACT ............................................................................................................. iv MỤC LỤC .................................................................................................................. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... x DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. xi DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... xii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 1 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2 III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2 IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................. 3 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU ...................................................................... 3 V.1. Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu ........................................................ 3 V.2. Phương pháp điều tra, khảo sát ................................................................... 4 V.3. Phương pháp thống kê ................................................................................. 4 V.4. Phương pháp phân tích tổng hợp ................................................................ 4 V.5. Phương pháp tham khảo kết quả nghiên cứu của trong và ngoài nước ...... 4 V.6. Phương pháp chuyên gia ............................................................................. 5 VI. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................. 5 VI.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 5 vi VI.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 5 VII. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 6 1.1. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ ...................................................... 6 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ .................................................... 6 1.1.2. Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ ...................................................... 6 1.2. Tổng quan về hóa chất ................................................................................. 9 1.2.1. Khái niệm hóa chất................................................................................ 9 1.2.2. Phân loại hóa chất ................................................................................. 9 1.2.3. Khái niệm hóa chất công nghiệp ......................................................... 10 1.3. Tình hình quản lý an toàn hóa chất tại Việt Nam ...................................... 11 1.3.1. Tình hình quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất trên địa bàn Hà Nội ....................................................................................... 11 1.3.2. Thực trạng hoạt động hóa chất trên địa bàn TP.HCM ........................ 13 1.4. Các văn bản quy phạm pháp luật về hóa chất trên Thế giới và Việt Nam . 20 1.4.1. Trên thế giới ........................................................................................ 20 1.4.2. Tại Việt Nam ....................................................................................... 26 1.5. Ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe con người ..................................... 31 1.5.1. Các yếu tố quyết định độc tính của hóa chất....................................... 31 1.5.2. Ảnh hưởng của hóa chất đến cơ thể con người ................................... 37 1.5.3. Nguy cơ cháy nổ ................................................................................. 37 1.6. Các nghiên cứu, hướng dẫn liên quan đến đảm bảo an toàn hóa chất cho các doanh nghiệp ..................................................................................................... 44 1.6.1. Các nghiên cứu, hướng dẫn trên thế giới ............................................ 44 vii 1.6.2. Các nghiên cứu hướng dẫn tại Việt Nam ............................................ 45 CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ CỐ HÓA CHẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 5 ........................................................... 47 2.1. Tình hình hoạt động, kinh doanh hóa chất công nghiệp ............................ 47 2.1.1. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất .......... 47 2.1.2. Các nhóm hóa chất công nghiệp kinh doanh chủ yếu ......................... 58 2.1.3. Tình hình tuân thủ quy định hóa chất ................................................. 60 2.1.4. Những hạn chế trong quản lý hóa chất công nghiệp ........................... 65 2.2. Hiện trạng các sự cố liên quan đến hóa chất .............................................. 65 2.2.1. Các sự cố hóa chất lớn ........................................................................ 65 2.2.2. Đánh giá nguyên nhân xảy ra sự cố hóa chất ...................................... 67 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ, NHẬN ĐỊNH VÀ DỰ BÁO TÌNH HUỐNG SỰ CỐ HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐÊN SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG ................................................................................. 69 3.1. Xác định những nguy cơ hóa chất đối với người lao động ........................ 69 3.1.1. Sang chiết hóa chất trái phép và không đảm bảo an toàn ................... 69 3.1.2. Nguy cơ từ sự cố rò rỉ hóa chất ........................................................... 70 3.1.3. Nguy cơ từ vật liệu chứa hóa chất không an toàn ............................... 71 3.1.4. Nguy cơ từ quá trình vận chuyển hóa chất không an toàn .................. 72 3.1.5. Nguy cơ cháy, nổ hóa chất .................................................................. 74 3.2. Các vấn đề sức khoẻ thường gặp của người lao động................................ 75 3.2.1. Các vấn đề sức khỏe thường gặp ........................................................ 75 3.2.2. Các vấn đề sức khỏe qua khảo sát ....................................................... 79 3.3. Nhận định và dự báo các tình huống sự cố hoá chất có thể xảy ra ............ 80 viii 3.3.1. Nhận định về sự cố hóa chất ............................................................... 80 3.3.2. Dự báo các tình huống sự cố hóa chất có thể xảy ra ........................... 81 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢM THIỂU NGUY CƠ VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN SỨC KHỎE CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ................................................. 83 4.1. Giải pháp quy hoạch quản lý ...................................................................... 83 4.1.1. Kiểm soát hoạt động mua bán hóa chất ngành công nghiệp ............... 83 4.1.2. Quy hoạch khu tập trung chuyên kinh doanh hóa chất công nghiệp .. 84 4.1.3. Tăng cường kiểm soát, quản lý hoạt động kinh doanh hóa chất công nghiệp ............................................................................................................ 85 4.2. Giải pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nâng cao nhận thức về an toàn hóa chất ............................................................................................................. 85 4.3. Giải pháp nâng cao năng lực phòng ngừa sự cố hóa chất từ phía các doanh nghiệp ................................................................................................................ 86 4.3.1. Giải pháp chung .................................................................................. 86 4.3.2. Giải pháp huấn luyện đào tạo theo thông tư 36/2014/TT-BCT .......... 87 4.4. Giải pháp xây dựng biện pháp ứng phó sự cố hóa chất tại các doanh nghiệp ........................................................................................................................... 89 4.4.1. Các bước thực hiện ứng phó sự cố hóa chất ....................................... 89 4.4.2. Quy trình ứng phó khi xảy ra sự cố rò rỉ hoặc tràn đổ hóa chất ......... 89 4.5. Giải pháp kỹ thuật khắc phục sự cố hóa chất ............................................. 90 4.6. Giải pháp phòng chống hóa chất độc hại trong quá trình làm việc............ 91 4.7. Giải pháp trang bị bảo hộ lao động môi trường hóa chất cho người lao động ........................................................................................................................... 92 4.7.1. Trang bị mặt nạ phòng độc ................................................................. 92 4.7.2. Trang bị phương tiện bảo vệ da .......................................................... 93 ix 4.7.3. Trang bị bảo vệ mắt............................................................................. 93 4.7.4. Vệ sinh thân thể ................................................................................... 94 4.8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất .............................. 94 4.8.1. Trong phòng ngừa sự cố hóa chất ....................................................... 94 4.8.2. Trong ứng phó sự cố hóa chất ............................................................. 94 4.8.3. Trong khắc phục sự cố hóa chất .......................................................... 95 4.8.4. Trong quá trình kinh doanh, sản xuất ................................................. 95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 96 1. Kết luận ............................................................................................................. 96 2. Kiến nghị ........................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 98 1. TIẾNG VIỆT ..................................................................................................... 98 2. TIẾNG ANH ..................................................................................................... 98 3. WEBSITE ......................................................................................................... 99 x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 BCT Bộ Công Thương Bộ Nông nghiệp Phát triển 2 BNNPTNT Nông thôn 3 BVTV Bảo vệ thực vật 4 CP Chính Phủ 5 DN Doanh nghiệp 6 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ European Economic 7 EEA Khu vực kinh tế châu Âu Area 8 EU European Union Liên minh châu Âu 9 HC Hóa chất 10 NĐ Nghị định 11 QH Quốc Hội 12 SCT Sở Công thương 13 Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 14 TT Thông tư 15 PCCC Phòng cháy chữa cháy xi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các quy ước quốc tế và chính sách của Châu Âu. .................................... 21 Hình 1.2: Không khí vào phổi tới tận phế nang, nơi đó xảy ra sự trao đổi giữa oxy (O2) và cacbonic (CO2). ............................................................................................ 32 Hình 1.3: Khi hai bề mặt khác nhau đến gần nhau và bị tách ra, dẫn đến sự tích điện. ................................................................................................................................... 41 Hình 1.4: Pha trộn hai hoặc nhiều hóa chất với nhau có thể sinh ra nhiệt. ............... 41 Hình 2.1: Phân loại doanh nghiệp hóa chất theo loại hóa chất kinh doanh. ............. 47 Hình 2.2: Phân loại doanh nghiệp hóa chất theo khu vực. ........................................ 48 Hình 2.3: Số DNVVN kinh doanh các nhóm hóa chất công nghiệp tại Quận 5. ...... 59 Hình 2.4: Phần trăm số doanh nghiệp kinh doanh các nhóm hóa chất công nghiệp.60 Hình 2.5: Số lỗi vi phạm về kinh doanh hóa chất trên địa bàn Quận 5. ................... 64 Hình 2.6: Nam công nhân làm việc trong công trình gần chợ Kim Biên bị axit văng trúng. ......................................................................................................................... 67 Hình 3.1: Kho chứa hóa chất ngổn ngang sau sự cố rò rỉ hóa chất gây cháy nổ. ..... 70 Hình 3.2: Vật liệu chứa acid không đảm bảo dẫn đến phát nổ khi va chạm mạng. .. 71 Hình 3.3: Người lao động vận chuyển hóa chất cồng kềnh bằng xe máy. ............... 73 Hình 3.4: Kết quả khảo sát những bệnh thường của người lao động tiếp xúc với hóa chất công nghiệp. ...................................................................................................... 80 Hình 4.1: Quy trình xử lí rò rỉ hoặc tràn đổ hóa chất tại nơi làm việc. ..................... 89 xii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia và khu vực ............................................................................................................................... 6 Bảng 1.2: Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ ............................................................ 8 Bảng 1.3: Phân loại hóa chất theo luật hóa chất 06/2007/QH12 ................................ 9 Bảng 1.4: Loại hình hoạt động trong lĩnh vực hóa chất tại TP.HCM ....................... 14 Bảng 1.5: Các nhóm cơ sở kinh doanh hóa chất ....................................................... 15 Bảng 1.6: Danh mục văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hóa chất công nghiệp ................................................................................................................................... 26 Bảng 1.7: Nhiệt độ bùng cháy của một số chất lỏng thông thường .......................... 38 Bảng 1.8: Một vài hóa chất có thể thoát ra oxy khi bị đốt nóng ............................... 43 Bảng 1.9: Chỉ số cháy nổ của một số chất khí nguy hiểm ........................................ 43 Bảng 2.1: Danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất công nghiệp trên địa bàn Quận 5 ................................................................................................................ 50 Bảng 2.2: Các nhóm hóa chất công nghiệp kinh doanh chủ yếu tại các DNVVN trên địa bàn Quận 5 .......................................................................................................... 58 Bảng 2.3: Danh sách các cở sở kinh doanh hóa chất vi phạm trên địa bàn Quận 5 . 62 1 MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI An toàn trong việc sử dụng hóa chất đã trở thành chủ đề được cộng đồng quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây bởi hầu hết tất cả mọi người đều làm việc với hóa chất hoặc tiếp xúc với môi trường xung quanh hay các sản phẩm chứa hóa chất mỗi ngày. Nhiều hóa chất có tính độc hại sẽ gây ra các mối nguy về cháy, nổ hoặc các mối nguy về sức khỏe con người (ngộ độc, bỏng hóa chất và hơi nguy hiểm), đặc biệt là người lao động [13]. Nhiều hóa chất đã từng được coi là an toàn nhưng nay đã được xác định là có liên quan đến bệnh tật, từ mẩn ngứa nhẹ đến suy yếu sức khỏe lâu dài và ung thư. Đối với người lao động trong công nghiệp, hít thở là đường vào thông thường và nguy hiểm nhất. Trong khi thở, không khí có lẫn hóa chất vào mũi hoặc mồm, qua họng, khí quản và cuối cùng tới vùng trao đổi khí, tại đó hóa chất lắng đọng lại hoặc khuếch tán qua thành mạch vào máu. Ngoài ra, hóa chất còn có thể hấp thụ qua da và qua đường tiêu hóa của người lao động [14]. Theo khảo sát và kiểm tra gần đây ở tất cả các nước EU/EEA cho thấy gần 70% các doanh nghiệp (DN) nhỏ ngoài ngành hóa học không nắm được các quy định của EU về đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế hóa chất (Authorization and Restriction of Chemicals - REACH) và việc phân loại, ghi nhãn và đóng gói của các chất và hỗn hợp (Classification, Labelling and Packaging of substances and mixtures - CLP). Nguyên nhân là do các công ty nhỏ thường có doanh thu thấp do đó việc phải tuân thủ REACH thường rất hạn chế, điều này dẫn đến nguy cơ của việc sử dụng hóa chất không an toàn và có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp của họ [10]. Nhận thức được vấn đề trên nhiều tổ chức thế giới đã ban hành nhiều hướng dẫn về an toàn hóa chất trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Cụ thể là năm 2006, Hiệp hội hóa chất của Mỹ (American Chemical Society - ACS) [15], Ủy ban 2 về an toàn hóa chất (Committee on Chemical Safety - CCS) đã ban hành những hướng dẫn cho việc sử dụng an toàn hóa chất trong các DN nhỏ, nhằm giúp các doanh nghiệp ý thức hơn trong việc đảm bảo an toàn hóa chất cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động trong DNVVN. Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng, tình hình về an toàn hóa chất cũng chưa thực sự được quan tâm, đặc biệt là ở các DNVVN. Theo Bộ Công Thương, TP.HCM là địa phương có nguy cơ xảy ra sự cố an toàn hóa chất cao nhất. Thống kê từ năm 2010 đến hết năm 2014, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 7 vụ nổ liên quan đến hóa chất, làm chết 8 người, bị thương 7 người. Quận 5 là một trong những khu vực có nhiều cửa hàng kinh doanh hóa chất nhiều nhất trên địa bàn Thành phố, trong đó trọng tâm là chợ Kim Biên. Nhiều hoạt động lưu trữ, vận chuyển và sang chiết hóa chất được diễn ra hằng ngày mà người lao động là tác nhân trực tiếp thực hiện việc này. Do đó, sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động nếu như không có những nghiên cứu đánh giá và những giải pháp kiểm soát một cách chặt chẽ. Vì vậy việc Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động làm việc trong môi trường hóa chất tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề cần thiết hiện nay, bởi yếu tố con người là trên hết. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Xác định được các nguy cơ về hóa chất đối với người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.  Đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn hóa chất cho người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  Nội dung 1: Tổng quan các tài liệu có liên quan đến nghiên cứu, bao gồm: + Khái niệm và cách phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ; 3 + Các khái niệm, phân loại về hóa chất và hóa chất công nghiệp; + Tìm hiểu tình hình quản lý an toàn hóa chất tại Việt Nam, cụ thể là tại 02 trung tâm sản xuất và sử dụng hóa chất lớn là Hà Nội và TP. HCM; + Các văn bản quy phạm pháp luật về hóa chất trên thế giới và Việt Nam; + Những ảnh hưởng của hóa chất sức khỏe con người; + Các nghiên cứu, hướng dẫn liên quan đến an toàn hóa chất cho các doanh nghiệp.  Nội dung 2: Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh hóa chất và các sự cố liên quan đến hóa chất tại các DNVVN trên địa bàn Quận 5.  Nội dung 3: Xác định các nguy cơ hóa chất và các vấn đề sức khỏe thường gặp đối với người lao động tại các DNVVN trên địa bàn Quận 5 từ đó nhận định và dự báo các tình huống sự cố hóa chất có thể xảy ra.  Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn hóa chất cho người lao động trong các DNVVN trên địa bàn Quận 5. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tập trung tại những doanh nghiệp kinh doanh hóa chất công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Quận 5, TP.HCM. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU V.1. Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu  Thu thập hoặc kế thừa những thông tin có sẵn về tình hình sản xuất, sử dụng hóa chất, các thông tin sẵn có về tình hình xảy ra sự cố hoá chất, mức độ thiệt hại và tác động xấu của hóa chất đến người lao động tại DNVVN trên địa bàn Quận 5, TP.HCM.  Thu thập các thông tin quy định về sản xuất và sử dụng hóa chất tại Việt Nam và trên Thế giới.  Thu thập các thông tin về phân loại DNVVN có liên quan đến kinh doanh hóa chất công nghiệp. 4 V.2. Phương pháp điều tra, khảo sát Sử dụng để điều tra các thông tin về nguy cơ ảnh hưởng của hóa chất đến người lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các phiếu khảo sát. Bảng hỏi khảo sát sẽ bao gồm các thông tin liên quan: Thông tin doanh nghiệp; Các thông tin về tên, số lượng và đặc tính lý hóa của hóa chất sử dụng tại doanh nghiệp; Thông tin về tình hình đảm bảo an toàn hóa chất tại doanh nghiệp và những ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe của người lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quá trình khảo sát được thực hiện bằng cách ghi nhận và phỏng trực tiếp. Các doanh nghiệp được lựa chọn để khảo sát ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe của người lao động dựa trên những thông tin về quy mô về số lượng hóa chất công nghiệp nguy hại được kinh doanh tại doanh nghiệp. Do những giới hạn về thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ tiến hành khảo sát 20/70 doanh nghiệp có quy mô kinh doanh hóa chất công nghiệp nguy hiểm đến con người nhiều nhất, trong đó tập trung chủ yếu vào khu vực phường 13 do là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp kinh doanh hóa chất công nghiệp, các khu vực còn lại được khảo sát từ 1-2 doanh nghiệp. V.3. Phương pháp thống kê Sử dụng để xử lý các nguồn số liệu thống kê thu thập được từ việc khảo sát; triết xuất các thông tin cần biết phục vụ cho các nội dung thực hiện của nghiên cứu. V.4. Phương pháp phân tích tổng hợp Phân tích tổng hợp, gắn kết nguồn thông tin cần thiết với nhau một cách có hệ thống, để đưa ra các đánh giá tổng hợp, các đánh giá và biên soạn các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp và tóm tắt. V.5. Phương pháp tham khảo kết quả nghiên cứu của trong và ngoài nước Sử dụng để so sánh, đánh giá và cân nhắc kết quả đạt được, đồng thời để tìm ra hướng mới tương thích với các đề án đã triển khai tương tự, sao cho phù hợp nhất với các điều kiện th...g thời bãi bỏ Quy định của Hội đồng (EEC) số 793/93 và Quy định của Ủy ban (EC) số 1488-1494 cũng như Chỉ thị của Hội đồng số 76/769 / EEC và các Chỉ thị của Ủy ban số 91/155/ EEC, 93/67/EEC, 93/105/EC và 2000/21/EC (Văn bản liên quan đến EEA). Mục tiêu chính của REACH là cải thiện việc bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường khỏi các nguy cơ có thể gây ra bởi hóa chất, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp hoá chất của EU. REACH áp dụng cho tất cả các hóa chất không chỉ cho những sản phẩm sử dụng trong quy trình công nghiệp mà còn trong cuộc sống hằng ngày của con người, ví dụ như trong các sản phẩm làm sạch, sơn, cũng như trong các sản phẩm như quần áo, đồ nội thất và thiết bị điện. 24 Quy định REACH thay thế một số luật của EU liên quan đến hóa chất và bổ sung pháp luật về môi trường và an toàn khác, nhưng nó không thay thế cho các quy định chuyên ngành (ví dụ, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, chất bi-ô-xít...) Theo REACH, nghĩa vụ chứng minh việc sử dụng an toàn hóa chất được chuyển giao từ các nước thành viên EU cho ngành công nghiệp để đảm bảo tránh hoặc kiểm soát đầy đủ các rủi ro đối với sức khỏe con người và môi trường. Cơ quan hóa chất châu Âu (ECHA) là đầu mối trung tâm trong hệ thống REACH. Cơ quan này quản lý và điều phối các quy trình đăng ký, thẩm định, cấp phép và hạn chế đối với các chất hóa học để đảm bảo nhất quán trong quản lý hóa chất trên toàn Liên minh châu Âu. b) CLP (Classification, Labelling and Packaging of substances and mixtures) CLP là một quy định của EU về Phân loại, Ghi nhãn và Đóng gói các chất và hợp chất. Quy định số 1272/2008 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 16 tháng 12 năm 2008 về phân loại, ghi nhãn và đóng gói (CLP) các chất và hợp chất, sửa đổi và thay thế Chỉ thị 67/548/EEC và 1999/45/EC, và sửa đổi Quy định (EC) số 1907/2006. CLP được quy định nhằm đảm bảo những nguy cơ hóa chất được thông báo rõ ràng cho người lao động và người tiêu dùng trong Liên minh châu Âu thông qua việc phân loại và dán nhãn hóa chất. Phạm vi của CLP bao gồm các chất và hợp chất hóa học có cấu tạo từ hai chất hóa học trở lên, nhưng không áp dụng đối với các sản phẩm thuốc, mỹ phẩm, thiết bị y tế, chất thải, thực phẩm, các chất phóng xạ... 25 Quy định CLP đưa vào toàn bộ EU một hệ thống mới dựa trên Hệ thống Hài hòa hóa toàn cầu của Liên Hợp Quốc (GHS) trong đó quy định việc phân loại hóa chất theo đặc tính nguy hiểm của chúng và xác định các chữ tượng hình và các thông báo khác phải xuất hiện trên nhãn. 26 1.4.2. Tại Việt Nam [8] Bảng 1.6: Danh mục văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hóa chất công nghiệp Cơ quan Hiệu lực STT Số hiệu Ngày ban hành Trích yếu ban hành thi hành I QUY ĐỊNH CHUNG 1 06/2007/QH12 21/11/2007 Quốc hội Luật Hóa chất 01/7/2008 108/2008/NĐ- Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều 2 07/10/2008 Chính phủ 05/11/2008 CP của Luật Hóa chất Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của 3 26/2011/NĐ-CP 08/4/2011 Chính phủ 01/06/2011 Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất 163/2013/NĐ- Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh 4 12/11/2013 Chính phủ 31/12/2013 CP vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp II LĨNH VỰC HÓA CHẤT NGÀNH CÔNG NGHIỆP II.1 Quản lý vật liệu nổ Ủy ban 16/2011/UBTV Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công 1 30/6/2011 Thường vụ 01/01/2012 QH12 nghiệp hỗ trợ Quốc hội 27 Ủy ban 07/2013/UBTV Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh 2 12/7/2013 Thường vụ 01/3/2014 QH13 quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ Quốc hội Quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh sửa đổi, 3 76/2014/NĐ-CP 29/7/2014 Chính phủ bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng 15/9/2014 vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 4 39/2009/NĐ-CP 23/4/2009 Chính phủ Về vật liệu nổ công nghiệp 22/6/2009 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 5 54/2012/NĐ-CP 22/6/2012 Chính phủ 10/8/2012 39/2009/NĐ-CP 23/2009/TT- Bộ Công Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 6 11/8/2009 30/9/2009 BCT Thương 39/2009/NĐ-CP 26/2012/TT- Bộ Công Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 7 21/9/2012 05/11/2012 BCT Thương 23/2009/TT-BCT II.2 Quản lý tiền chất công nghiệp 1 82/2013/NĐ-CP 19/7/2013 Chính phủ Ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất 15/9/2013 42/2013/TT- Bộ Công Quy định quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực 2 31/12/2013 10/3/2014 BCT Thương công nghiệp 28 II.3 Quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, tồn trữ hóa chất nguy hiểm 28/2010/TT- Bộ Công Quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và 1 28/6/2010 16/08/2010 BCT Thương Nghị định số 108/2008/NĐ-CP 18/2011/TT- Bộ Công Bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 2 21/4/2011 06/6/2011 BCT Thương 28/2010/TT-BCT 40/2011/TT- Bộ Công 3 14/11/2011 Quy định về khai báo hóa chất 31/12/2011 BCT Thương 04/2012/TT- Bộ Công 4 13/02/2012 Quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất 30/3/2012 BCT Thương Quy định việc đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm để 07/2013/TT- Bộ Công 5 22/4/2013 sản xuất sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực công 01/01/2014 BCT Thương nghiệp 20/2013/TT- Bộ Công Quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng 6 05/8/2013 15/10/2013 BCT Thương phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp II.4 Về vận chuyển hàng nguy hiểm Quy định Danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển 104/2009/NĐ- 1 09/11/2009 Chính phủ hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới 31/12/2009 CP đường bộ Quy định Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải 44/2012/TT- Bộ Công 2 28/12/2012 đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển 20/02/2013 BCT Thương hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao 29 thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa III LĨNH VỰC HÓA CHẤT NGÀNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT III.1 Quản lý thuốc bảo vệ thực vật Ủy ban 36/2001/PL- 1 25/7/2001 Thường vụ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật 05/11/2008 UBTVQH10 Quốc hội 2 02/2007/NĐ-CP 05/01/2007 Chính phủ Về kiểm dịch thực vật 22/02/2007 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 quy Bộ Nông định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử nghiệp và Phát trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Quyết 85/2011/TT- 3 14/12/2011 triển nông định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 6/10/2008 quy định 28/01/2012 BNNPTNT thôn (Bộ về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, NN&PTNT) sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 03/2013/TT- Bộ 4 11/01/2013 Về quản lý thuốc bảo vệ thực vật 25/02/2013 BNNPTNT NN&PTNT 14/2013/TT- Bộ Quy định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện, sản xuất, 5 25/02/2013 11/4/2013 BNNPTNT NN&PTNT kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. 30 Về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật 21/2013/TT- Bộ được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng và 6 17/4/2013 01/6/2013 BNNPTNT NN&PTNT Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam 37/2013/TT- Bộ Về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư 7 02/8/2013 15/9/2013 BNNPTNT NN&PTNT 21/2013/TT-BNNPTNT Ban hành Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề 97/2008/QĐ- Bộ 8 06/10/2008 sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán 05/11/2008 BNN NN&PTNT thuốc bảo vệ thực vật III.2 Quản lý phân bón 202/2013/NĐ- 1 27/11/2013 Chính phủ Về quản lý phân bón 01/02/2014 CP 85/2009/TT- Bộ Về việc bàn hành “Danh mục bổ sung phân bón được 2 30/12/2009 13/02/2010 BNNPTNT NN&PTNT phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam 36/2010/TT- Bộ Về việc ban hành Quy định sản xuất, kinh doanh và sử 3 24/6/2010 09/8/2010 BNNPTNT NN&PTNT dụng phân bón 55/2012/TT- Bộ Hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp 4 31/10/2012 15/12/2012 BNNPTNT NN&PTNT quy và công bố hợp quy. (Nguồn: Sở Công thương TP.HCM, 2016) 31 1.5. Ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe con người 1.5.1. Các yếu tố quyết định độc tính của hóa chất [5] Các yếu tố quyết định mức độ độc hại của hóa chất, bao gồm độc tính, đặc tính vật lý của hóa chất, trạng thái tiếp xúc, đường xâm nhập vào cơ thể và tính mẫn cảm của cá nhân và tác hại tổng hợp của các yếu tố này. 1.4.1.1. Các con đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể Hóa chất có thể đi vào cơ thể con người, đặc biệt là người lao động theo 03 con đường sau: + Đường hô hấp: khi hít thở các hóa chất dưới dạng khí, hơi hay bụi. + Hấp thụ qua da: khi hóa chất dây dính vào da. + Đường tiêu hóa: do ăn, uống phải thức ăn hoặc sử dụng những dụng cụ ăn đã bị nhiễm hóa chất. a) Qua đường hô hấp Hệ thống hô hấp bao gồm đường hô hấp trên (mũi, mồm, họng); đường thở (khí quản, phế quản, cuống phổi) và vùng trao đổi khí (phế nang), nơi ô xy từ không khí vào máu và đioxit cacbon từ máu khuyếch tán vào không khí, (hình 1.2). 32 Hình 1.2: Không khí vào phổi tới tận phế nang, nơi đó xảy ra sự trao đổi giữa oxy (O2) và cacbonic (CO2). Đối với người lao động trong công nghiệp, hít thở là đường vào thông thường và nguy hiểm nhất nhất. Với diện tích bề mặt phổi 90 m2 ở một người lớn khỏe mạnh; trong đó có 70 m2 là diện tích tiếp xúc của phế nang. Trong khi thở, không khí có lẫn hóa chất vào mũi hoặc mồm, qua họng, khí quản và cuối cùng tới vùng trao đổi khí, tại đó hóa chất lắng đọng lại hoặc khuếch tán qua thành mạch vào máu. Một hóa chất khi lọt vào đường hô hấp sẽ kích thích màng nhầy của đường hô hấp trên và phế quản - đây là dấu hiệu cho biết sự hiện diện của hóa chất. Sau đó, chúng sẽ xâm nhập sâu vào phổi gây tổn thương phổi hoặc lưu hành trong máu. b) Hấp thụ hóa chất qua da Một trong những đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể là qua da. Độ dày của da cùng với sự đổ mổ hôi và tổ chức mỡ ở lớp dưới da có tác dụng như một hàng rào bảo vệ chống lại việc hóa chất xâm nhập vào cơ thể và gây các tổn thương cho da. Hóa chất dây dính trên da có thể có các phản ứng sau:  Phản ứng với bề mặt của da gây viêm da xơ phát;  Xâm nhập qua da, kết hợp với tổ chức protein gây cảm ứng da. 33  Xâm nhập qua da vào máu. Những hóa chất có dung môi thấm qua da hoặc chất dễ tan trong mỡ (như các dung môi hữu cơ và phenol) dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua da. Những hóa chất này có thể thấm vào quần áo làm việc mà người lao động không biết. Điều kiện làm việc nóng làm các lỗ chân lông ở da mở rộng hơn cũng tạo điều kiện cho các hóa chất thâm nhập qua da nhanh hơn. Khi da bị tổn thương do các vết xước hoặc các bệnh về da thì nguy cơ bị hóa chất thâm nhập vào cơ thể qua da sẽ tăng lên. c) Qua đường tiêu hóa Do bất cẩn để chất độc dính trên môi, mồm rồi vô tình nuốt phải hoặc ăn, uống, hút thuốc trong khi bàn tay dính hóa chất hoặc dùng thức ăn và đồ uống bị nhiễm hóa chất là những nguyên nhân chủ yếu để hóa chất xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Các chất càng dễ tan trong mỡ thì độc tính cho hệ thần kinh càng cao. Độ hòa tan trong mỡ được biểu thị bằng hệ số Owerton Mayer là tỷ số giữa độ hòa tan của một chất trong mỡ so với nước. Ví dụ benzen có hệ số 300 độc hơn rượu etylic có hệ số là 2,5. Ngoài ra, có một số hạt bụi từ đường thở lọt vào họng và sau đó theo nước bọt vào đường tiêu hóa. Hệ tiêu hóa bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già. Sự hấp thụ thức ăn và các chất khác (gồm cả hóa chất nguy hiểm) ban đầu xẩy ra ở ruột non. Thông thường hóa chất hấp thụ qua đường tiêu hóa ít hơn so với 2 đường trên, hơn nữa tính độc sẽ giảm khi qua đường tiêu hóa do tác động của dịch dạ dày và dịch tụy. 34 1.4.1.2. Loại hóa chất tiếp xúc Đặc tính lý, hóa của hóa chất quyết định khả năng xâm nhập của nó vào cơ thểcon người, chẳng hạn: các hóa chất dễ bay hơi sẽ có khả năng tạo ra trong không khí tại nơi làm việc một nồng độ cao; các chất càng dễ hòa tan trong dịch thể, mỡ và nước thì càng độc... Do các phản ứng lý hóa của chất độc với các hệ thống cơ quan tưng ứng mà có sự phân bố đặc biệt cho từng chất:  Hóa chất có tính điện ly như chì, bary, tập trung trong xương; bạc, vàng tập trung ở da hoặc lắng đọng trong gan, thận dưới dạng phức chất.  Các chất không điện ly loại dung môi hữu cơ tan trong mỡ tập trung trong các tổ chức giầu mỡ như hệ thần kinh.  Các chất không điện ly và không hòa tan trong các chất béo khả năng thấm vào các tổ chức của cơ thể kém hơn và phụ thuộc vào kích thước phân tử và nồng độ chất độc. Thông thường khi hóa chất vào cơ thể tham gia các phản ứng sinh hóa hay là quá trình biến đổi sinh học: oxy hóa, khử oxy, thủy phân, liên hợp. Quá trình này có thể xảy ra ở nhiều bộ phận và mô, trong đó gan có vai trò đặc biệt quan trọng. Quá trình này thường được hiểu là quá trình phá vỡ cấu trúc hóa học và giải độc, song có thể sẽ tạo ra sản phẩm phụ hay các chất mới có hại hơn các chất ban đầu. Tùy thuộc vào tính chất lý, hóa, sinh mà một số hóa chất nguy hiểm sẽ được đào thải ra ngoài:  Qua ruột : chủ yếu là các kim loại nặng.  Qua mật: Một số chất độc được chuyển hóa rồi liên hợp sunfo hoặc glucuronic rồi đào thải qua mật.  Qua hơi thở có thể đào thải một số lớn chất độc dưới dạng khí hơi.  Chất độc có thể còn được đào thải qua da, sữa mẹ. 35 Đường đào thải chất độc rất quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị nhiễm độc nghề nghiệp. Một số hơi, khí độc có mùi làm cho ta phát hiện thấy có chúng ngay cả khi nồng độ nằm dưới mức cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh. Nhưng sau một thời gian ngắn, một số sẽ mất mùi khiến ta không cảm nhận được nữa và dễ dàng bị nhiễm độc (ví dụ H2S). Một số hơi, khí độc không có mùi và lại không gây tác động kích thích với đường hô hấp. Đây là loại rất nguy hiểm, bởi lẽ ta không thể phát hiện được bằng trực giác ngay cả khi chúng vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. 1.4.1.3. Nồng độ và thời gian tiếp xúc Về nguyên tắc, tác hại của hóa chất đối với cơ thể phụ thuộc vào lượng hóa chất đã hấp thu. Trong trường hợp hấp thu qua đường hô hấp, lượng hấp thu phụ thuộc chính vào nồng độ của hóa chất trong không khí và thời gian tiếp xúc. Thông thường, khi tiếp xúc trong thời gian ngắn nhưng với nồng độ hóa chất cao có thể gây ra những ảnh hưởng cấp tính (nhiễm độc cấp), trong khi đó tiếp xúc trong thời gian dài nhưng với nồng độ thấp sẽ xảy ra hai xu hướng: hoặc là cơ thể chịu đựng được, hoặc là hóa chất được tích lũy với khối lượng lớn hơn, để lại ảnh hưởng mãn tính. 1.4.1.4. Ảnh hưởng kết hợp của các hóa chất Hoạt động nghề nghiệp thường không chỉ tiếp xúc với một loại hóa chất. Hầu như cùng một lúc, người lao động phải tiếp xúc với hai hoặc nhiều hóa chất khác nhau. Ảnh hưởng kết hợp khi tiếp xúc với nhiều hóa chất thường thiếu thông tin. Mặt khác, khi xâm nhập vào cơ thể giữa hai hay nhiều hóa chất có thể kết hợp với nhau tạo ra một chất mới với những đặc tính khác hẳn và sẽ có hại tới sức khỏe hơn tác hại của từng hóa chất thành phần (cũng có thể là tác hại sẽ giảm). 36 Chẳng hạn như khi hít phải Tetraclorua cacbon (CCl4) trong một thời gian ngắn sẽ không bị nhiễm độc nhưng khi đã uống dù chỉ một lượng nhỏ rượu etylic (C2H5OH) thì sẽ bị ngộ độc mạnh có thể sẽ dẫn tới tử vong. Dù thế nào đi nữa cũng nên tránh hoặc giảm tới mức thấp nhất việc tiếp xúc với nhiều loại hóa chất tại nơi làm việc. 1.4.1.5. Tính mẫn cảm của người tiếp xúc Có sự khác nhau lớn trong phản ứng của mỗi người khi tiếp xúc với hóa chất. Tiếp xúc với cùng một lượng trong cùng một thời gian một vài người bị ảnh hưởng trầm trọng, một vài người bị ảnh hưởng nhẹ, có thể có một số người nhìn bên ngoài không thấy có biểu hiện gì. Phản ứng của từng cá thể phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe... Ví dụ như trẻ em nhạy cảm hơn người lớn; bào thai thường rất nhạy cảm với hóa chất... Do đó với mỗi nguy cơ tiềm ẩn, cần xác định các biện pháp cẩn trọng khác nhau với các đối tượng cụ thể. 1.4.1.6. Các yếu tố làm tăng nguy cơ người lao động bị nhiễm độc  Vi khí hậu:  Nhiệt độ cao: làm tăng khả năng bay hơi của chất độc, tăng tuần hoàn, hô hấp do đó làm tăng khả năng hấp thu chất độc.  Độ ẩm không khí tăng: làm tăng sự phân giải của một số hóa chất với nước, tăng khả năng tích khí lại ở niêm mạc, làm giảm hơi độc bằng mồ hôi, do đó cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm độc.  Lao động thể lực quá sức làm tăng tuần hoàn, hô hấp và tăng mức độ nhiễm độc.  Chế độ dinh dưỡng không đủ hoặc không cân đối làm giảm sức đề kháng của cơ thể. 37 1.5.2. Ảnh hưởng của hóa chất đến cơ thể con người [11]  Tác động lên não và hệ thần kinh. Ví dụ, tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thủy ngân, chì, dung môi, khí carbon monoxide.  Mắt, mũi và họng (khô, sưng hoặc đau). Ví dụ, tiếp xúc với sương và hơi acid, khí hàn hoặc khí thải động cơ diesel.  Ảnh hưởng đến phổi: (1) – Tổn thương phổi (Ví dụ amiăng - Ung thư phổi, tắc nghẽn mãn tính và bệnh phổi; (2) – Ho kéo dài; (3) – Hen suyễn dị ứng.  Tổn thương gan. Ví dụ, tiếp xúc với vinyl chloride.  Tổn thương bàng quang. Ví dụ, tiếp xúc với một số thuốc nhuộm azo (ung thư bàng quang).  Tổn hại đến máu và tủy xương. Ví dụ, tiếp xúc với benzen trong khói xăng (thiếu máu và bệnh bạch cầu).  Ảnh hưởng đến da: (1) – Viêm da tiếp xúc di ứng (Ví dụ niken, cao su, cromat (tìm thấy trong một số loại xi măng); (2) – Viêm da tiếp xúc kích ứng (Ví dụ các dung môi, chất tẩy rửa, dầu, chất bôi trơn). 1.5.3. Nguy cơ cháy nổ Đa số hóa chất đều tiềm ẩn các nguy cơ gây cháy nổ. Việc sắp xếp, bảo quản, vận chuyển, sử dụng hóa chất không đúng cách đều có thể dẫn đến tai nạn từ một đám cháy nhỏ tới thảm họa thiệt hại lớn về người và tài sản. 1.4.3.1. Nguy cơ cháy Cháy cần 3 yếu tố: Nhiên liệu (chất cháy), oxy và một nguồn nhiệt. Những yếu tố này phải ở trong một tỷ lệ, hoàn cảnh thích hợp trước khi bắt lửa và gây cháy. Nhiên liệu bắt đầu cháy ở một nhiệt độ xác định là điểm chớp cháy. Phải đủ nhiệt để 38 đưa nhiên liệu tới điểm chớp cháy song cũng cần phải có đủ oxy để sự cháy xảy ra và duy trì nó. Bình thường để bắt lửa và bốc cháy môi trường không khí cần có nồng độ oxy từ 15 - 21%. a) Nhiên liệu Để kiểm soát các nguy cơ cháy nổ do hóa chất, việc đầu tiên là xác định rõ hóa chất đang sử dụng và những đặc tính riêng của nó. Hầu hết hóa chất đều là nguồn nhiên liệu - một trong 3 yếu tố gây cháy nổ. Nhiên liệu lỏng + Điểm chớp cháy của chất lỏng: Điểm chớp cháy (nhiệt độ bùng cháy) của chất lỏng là nhiệt độ thấp nhất mà tại nhiệt độ đó chất lỏng hóa hơi tạo thành hỗn hợp cháy với không khí và bốc cháy khi có nguồn lửa. Bảng 1.7: Nhiệt độ bùng cháy của một số chất lỏng thông thường Hóa chất Nhiệt độ bùng cháy (oC) Xăng A72 -36 Axeton -18 Xy len 24 Dầu hỏa KO-20 40 Heptan -4 Toluen 6 (Ghi nhớ: Hóa chất có điểm chớp cháy thấp hơn thì nguy hiểm hơn) Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt tới điểm chớp cháy của chất lỏng, chẳng hạn như dầu lửa khi được phun nó sẽ bùng cháy ngay cả khi nhiệt độ xung quanh thấp hơn điểm chớp cháy của nó; một chất lỏng có thể bị nóng lên tới điểm chớp cháy của nó do một chất khác (có điểm chớp cháy thấp 39 hơn) đang cháy ở gần nó. Cần đặc biệt lưu ý vấn đề này khi tiến hành các công việc có liên quan tới các chất dễ cháy nổ. Nếu nhiệt độ chất lỏng đạt tới nhiệt độ bốc lửa (bình thường chỉ một vài độ trên điểm chớp cháy) hơi cháy sẽ tiếp tục được sinh ra và tiếp tục cháy mặc dù đã tách bỏ nguồn lửa. nhiệt độ bùng cháy thường có trong các tài liệu an toàn hóa chất. + Khối lượng riêng: Một yếu tố nữa cần xem xét là khối lượng riêng của hơi nhiên liệu. Các hơi, khí có khối lượng riêng lớn hơn không khí như: xăng, dầu hỏa, cacbon đisunfua, axetylen và cacbon monoxit... có thể phát tán đi xa và tập trung ở nơi có vị trí thấp chẳng hạn như hầm chứa. Ghi nhớ: Hơi nhiên liệu có khối lượng riêng lớn hơn không khí có thể phát tán xa và tích tụ trong hầm chứa. Nhiên liệu rắn Một vài hóa chất ở trạng thái rắn (thí dụ: Mg) sẽ cháy một cách nhanh chóng khi bắt lửa và sẽ rất khó dập tắt. Một số loại bụi, bột cũng có khả năng bốc cháy và gây nổ khi đạt một tỷ lệ nhất định trong không khí. Khi trộn và nguồn lửa xuất hiện, nhiên liệu dạng bột sẽ cháy tạo tiếng nổ liên tục bởi lượng nhiên liệu bị kích thích cháy nổ thêm vào. Nhiên liệu khí Phần lớn các khí như C2H2, C2H6, CH4... được dùng trong công nghiệp đều dễ cháy nổ khi có nồng độ oxy thích hợp và khi nguồn lửa xuất hiện. Phải đặc biệt thận trọng đối với các khí nén lưu giữ trong các bình chịu áp lực, cháy nổ có thể xảy ra khi bình chứa có các khuyết tật và thường dẫn đến các tai nạn nghiêm trọng. b) Nhiệt: Nhiệt - yếu tố thứ 2 của bộ ba gây cháy nổ (hình 10). nhiệt là yếu tố để đưa nhiên liệu tới điểm chớp cháy (nếu điểm chớp cháy ở trên nhiệt độ xung quanh) và kích thích hỗn hợp cháy bùng cháy. Nguồn nhiệt có thể là các dòng điện, tĩnh điện, 40 phản ứng hóa học, quy trình nhiệt, sự ma sát, ngọn lửa trần, nhiệt bức xạ và tia lửa điện... Vấn đề then chốt để phòng cháy nổ các hóa chất nguy hiểm là kiểm tra các nguồn nhiệt. Dòng điện Nhiệt sinh từ dòng điện theo 3 cách: + Khi dòng điện đi qua một sợi dây có tiết diện không đủ lớn để tải điện hoặc các mối nối, các điểm tiếp xúc không chặt,kết quả hoặc là tóe lửa, đoản mạch hoặc dây điện nóng lên. Nhiệt độ của dây điện có thể đạt tới điểm đủ để kích thích hơi cháy có trong không khí hoặc gây cháy các vật liệu dễ bắt lửa hay nâng nhiệt độ của các hóa chất ở gần đó tới điểm chớp cháy và cháy. + Hồ quang điện thường được tạo ra khi chập trong công tắc hoặc trong hộp nối do dây điện bị đứt hoặc mất vỏ bọc giữa dây dương và dây âm. Hậu quả là phát sinh nhiệt, kích thích hơi dễ cháy gây cháy. Thép nóng chảy bởi hồ quang điện có thể cũng kích thích các vật liệu dễ cháy, và làm nóng các hóa chất dễ cháy. + Tia lửa điện là một trong các nguồn nhiệt thường gặp nhất trong công nghiệp, nhiệt độ của tia lửa thường cao hơn rất nhiều so với nhiệt độ bùng cháy của nhiên liệu. Tĩnh điện Điện tích của tĩnh điện có thế hiệu cao và có thể phát ra tia lửa rất nguy hiểm. Tĩnh điện có thể tập trung trên bề mặt các vật rắn, trên mặt các chất lỏng, ở các mặt trong của các máy chế biến nhào trộn, thùng chứa... Tĩnh điện có thể tạo ra khi 2 bề mặt khác nhau đến gần nhau, sau đó tách ra. Thí dụ: trong các máy sản xuất phim và sản xuất tấm vật liệu, vật liệu cách điện trở thành vật được nạp điện sau khi qua máy. Nếu những vật liệu như vậy liên tục được sản xuất ra trong môi trường có khí dễ cháy thì cần có biện pháp trung hòa điện tích, tránh để phát tia lửa điện. Sự tích điện cũng có thể xẩy ra khi các chất lỏng dễ cháy chuyển từ thùng chứa này tới thùng chứa khác mà không có dây nối đất. 41 Hình 1.3: Khi hai bề mặt khác nhau đến gần nhau và bị tách ra, dẫn đến sự tích điện. Nhiệt sinh khi pha trộn 2 hóa chất Khi hai hay nhiều hóa chất pha trộn, ảnh hưởng kết hợp có thể nguy hiểm hơn tổng những ảnh hưởng riêng rẽ, tức là cũng có thể dẫn tới một nguy cơ cháy nổ cao hơn. Chẳng hạn: + Việc pha trộn tạo ra hợp chất có điểm cháy và điểm sôi thấp hơn, khi đó sẽ dễ dàng kích thích hơi hợp chất đó cháy. + Khi hai hóa chất phản ứng có thể sinh nhiệt, làm cho các hóa chất bị nóng đến nhiệt độ nguy hiểm và phản ứng cháy dây chuyền xảy ra có thể để lại những hậu quả thảm khốc. Hình 1.4: Pha trộn hai hoặc nhiều hóa chất với nhau có thể sinh ra nhiệt. 42 Nhiệt sinh do ma sát Khi hai bề mặt cọ sát vào nhau có thể sinh ra nhiệt. Đó là nhiệt sinh do sự ma sát. Sự cọ sát của dây cua roa với vật che đỡ hoặc giữa hai mặt kim loại có thể phát sinh một lượng nhiệt đủ để kích thích hơi cháy bùng cháy. Nguyên nhân sự cọ sát thường là do thiếu sự bảo dưỡng cần thiết dẫn đến mất vật che chắn hoặc không đủ dầu mỡ bôi trơn bề mặt kim loại tiếp xúc với nhau. Tia lửa cũng có thể xuất hiện khi một hòn đá găm vào đế giầy cọ sát với bề mặt bê tông. Bức xạ nhiệt Nhiệt từ lò nung, bếp lò và các bề mặt nóng khác có thể đốt cháy hơi cháy. Quá trình sản xuất bình thường của nhà máy cũng có thể tạo ra lượng nhiệt đưa các hóa chất cất giữ ở gần đó tới điểm cháy và đốt cháy hơi cháy. Những tia nắng trực tiếp hoặc tự nó hoặc được phóng đại bởi nhựa hoặc thủy tinh có thể cũng có ảnh hưởng này. Ngọn lửa trần Ngọn lửa không được che chắn, bảo vệ sinh ra bởi thuốc lá, diêm, lửa hàn và động cơ đốt trong là nguồn nhiệt rất quan trọng. Khi kết hợp đủ nhiên liệu và oxy, chúng có thể gây ra cháy nổ. + Oxy Oxy là yếu tố thứ 3 của bộ ba gây cháy nổ. Hầu hết nhiên liệu cần ít nhất 15% oxy để cháy, vượt quá 21% oxy có thể tự cháy và dẫn tới nổ. Nguồn oxy, ngoài lượng có trong môi trường không khí còn gồm cả bình chứa oxy dùng trong các hoạt động cắt hàn, oxy được cung cấp bởi một ống dẫn dùng cho quá trình hoạt động và oxy tạo ra trong các phản ứng hóa học. Oxy có thể thoát ra khi một hóa chất (thường là chất oxy hóa) bị đốt nóng. 43 Bảng 1.8: Một vài hóa chất có thể thoát ra oxy khi bị đốt nóng Hợp chất chứa gốc Ví dụ - (NO3) - NaNO3, NH4NO3 - (NO2) - NH4NO2 - (-O-O-) với các chất vô cơ H2O2 - (MnO4) - KMnO4 1.4.3.2. Nguy cơ nổ Hỗn hợp nhiên liệu với ôxy chỉ nổ khi ở trong giới hạn nhất định về nồng độ. Lượng nhiên liệu quá mức với một lượng ôxy không đủ (có nghĩa là hóa chất đó quá nhiều), hay ngược lại nồng độ ôxy cao và một lượng nhiên liệu không đủ (có nghĩa là chất đó quá ít) đều không thể nổ được. Bảng 1.9: Chỉ số cháy nổ của một số chất khí nguy hiểm Loại nguyên Tính chất nổ Nhiệt độ bùng Giới hạn nổ (% thể tích) liệu (ký hiệu) cháy Dưới Trên Axetylen CNN 2,5 11 Etylen CNN 24 3,11 28,5 Isobutan CCK 1,81 77 Một vài loại khí được đánh giá là nguy hiểm nổ (viết tắt CNN) tức là có khả năng nổ hay kích thích nổ mà không cần có sự tham gia của oxy. Giới hạn nổ sẽ thay đổi tùy theo: nhiệt độ của hỗn hợp, tỷ lệ các chất không cháy, áp lực...và nhiều yếu tố khác. 44 1.6. Các nghiên cứu, hướng dẫn liên quan đến đảm bảo an toàn hóa chất cho các doanh nghiệp 1.6.1. Các nghiên cứu, hướng dẫn trên thế giới Hiện nay có rất ít các nghiên cứu về vấn đề đưa ra các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn hóa chất cho người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vấn đề này chỉ được quan tâm bởi các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm có liên quan đến vấn đề đảm bảo an toàn hóa chất. Cụ thể, Cơ quan ECHA (European Chemical Agency) ban hành "Hướng dẫn an toàn hóa chất dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ" (2015) với nội dung trình bày các quy định về sản xuất, tiếp thị và sử dụng hóa chất ở Châu Âu và cách thức để tìm ra hướng quản lý của mỗi công ty thông qua những quy định về luật hóa chất ở Châu Âu (bao gồm các yêu cầu, cách để giảm chi phí và biến những nghĩa vụ pháp lý thành cơ hội cho công ty [10]. Năm 2007, Ủy ban hóa chất Mỹ ban hành hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất cho các doanh nghiệp nhỏ [12] với mực tiêu hướng dẫn các vấn đề về an toàn hóa chất cho các nhà quản lý bao gồm: Các thông tin về trách nhiệm an toàn, các quy tắc an toàn hóa chất tại nơi làm việc, các thiết bị an toàn và các chuẩn bị cho trường hợp y tế khẩn cấp. Mục tiêu thứ hai là các hướng dẫn dành cho nhân viên bao gồm: các vấn đề về thực hành nơi làm việc, đào tạo an toàn, hành động khẩn cấp, các loại hóa chất độc hại và một số hành động ứng phó khi xảy ra sự cố tràn đổ các loại hóa chất, dung môi tại nơi làm việc. Ngoài ra, Cơ quan Y tế và An toàn (HSA – Health and Safety Authority) còn đưa ra hướng dẫn về các bước để đảm bảo an toàn hóa chất dành cho các doanh nghiệp nhỏ. Theo đó, hướng dẫn đưa ra 03 bước để một doanh nghiệp nhỏ có thể quản lý an toàn hóa chất một cách hiệu quả: (1) – Thực hiện đánh giá rủi ro hóa chất để đảm bảo các yêu cầu của luật pháp; (2) – Bảo vệ an toàn và sức khỏe của nhận viên; (3) – Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp [11]. 45 1.6.2. Các nghiên cứu hướng dẫn tại Việt Nam Các nghiên cứu cụ thể tại Việt Nam, bao gồm: Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng giáo trình đào tạo và tổ chức đào tạo về an toàn hóa chất cho một số doanh nghiệp hóa chất của Đỗ Thanh Bái và cộng sự (2007). Mục tiêu của đề tài là xây dựng một giáo trình đào tạo cho ngành hoá chất phù hợp với thực tế trong bối cảnh Luật Hoá chất ra đời và sẽ có hiệu lực vào năm 2008, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hoá chất nói riêng sẽ phải có những thay đổi để thích ứng. Nội dung của nghiên cứu là trình bày các kết quả của chương trình điều tra khảo sát về thực trạng sản xuất và sử dụng hoá chất của các doanh nghiệp hoá chất, đồng thời cũng đưa ra những nguy cơ tiềm ẩn của từng ngành sản xuất trong công nghiệp hoá chất. Bên cạnh đó, đề tài còn xây dựng giáo trình đào tạo về an toàn hoá chất phù hợp với điều kiện Việt Nam [1]. Nghiên cứu đánh giá tác động của Thông tư số 28/2010/TT-BCT và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý an toàn hoá chất tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hoá chất của Nguyễn Thị Hồng Hà và cộng sự (2012). Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tác động của việc thực hiện các quy định quản lý an toàn hóa chất tại các doanh nghiệp theo Thông tư số 28/2010/TT-BCT và xây dựng các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý an toàn hóa chất tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hóa chất. Nội dung của nghiên cứu bao gồm: (1) điều tra trực trạng, đánh giá thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện Thông tư 28/2010/TT-BCT của các doanh nghiệp và các Sở...Butanol 1120 276 Butyl acid phosphat 1718 277 Butyl acrylat 2348 278 Butyl axetat 1123 279 Butyl mercaptan 2347 280 Butyl metyl ete 2350 281 Butyl nitrid 2351 282 Butyl propionat 1914 283 Butyl vinyl ete 2352 284 Butylbenzen 2709 PL-9 285 Butyltoluen 2667 286 Butyltriclorosilan 1747 287 Butyraldehyd 1129 288 Butyraldoxim 2840 289 Butyric anhydrid 2739 290 Butyronitril 2411 291 Butyryl clorid 2353 292 Cacbon disulphid 1131 293 Cacbon monoxit 1016 294 Cacbon tetrabromid 2516 295 Cacbon tetraclorid 1846 296 Cacbonyl florid 2417 297 Cacbonyl sulphid 2204 Cacodylic acid (Dimethylarsinic acid, 298 1572 C2H7AsO2) 299 Canxi 1401 300 Canxi arsenat 1573 301 Canxi carbid 1402 302 Canxi clorat 2429 303 Canxi cyanamid 1403 304 Canxi cyanid 1575 305 Canxi dithionit 1923 306 Canxi hypoclorid 2208 307 Canxi hypoclorid 2880 308 Canxi mangan silicon 2844 309 Canxi nitrat 1454 310 Canxi perclorat 1455 311 Canxi permanganat 1456 312 Canxi peroxit 1457 313 Canxi resinat 1313 314 Canxi silic 1405 315 Cerium sắt 1323 316 Cesi nitrat 1451 317 Cesium 1407 318 Cesium hydroxit 2682 319 Chì arsenat 1617 320 Chì arsenid 1618 PL-10 321 Chì axetat 1616 322 Chì cyanid 1620 323 Chì dioxit 1872 324 Chì nitrat 1469 325 Chì perclorat 1470 326 Chì photphid 2989 327 Chì sulphat 1794 328 Clo 1017 329 Clo dioxid 1496 330 Clo triflorid 1749 331 Cloro butan 1127 332 Cloroacetaldehyd 2232 333 Cloroaceton 1695 334 Cloroacetonitril 2668 335 Cloroacetophenon 1697 336 Cloroacetyl clorid 1752 337 Cloroanilin 2018 338 Cloroanisidin 2233 339 Clorobenzen 1134 340 Clorobenzotriflorid 2234 341 Clorobenzyl clorid 2235 342 Clorocresol 2669 343 Clorodiflorobromometan 1974 344 Clorodinitrobenzen 1577 345 Cloroform 1888 346 Cloroformat 2742 347 Cloromety etyl ete 2354 348 Clorometyl cloroformat 2745 349 Cloronitroanilin 2237 350 Cloronitrobenzen 1578 351 Cloronitrotoluen 2433 352 Clorophenol 2020 353 Clorophenolat 2904 354 Clorophenyltriclorosilan 1753 355 Cloropren 1991 356 Clorosilan 2985 357 Clorotoluen 2238 PL-11 358 Clorotoluidin 2239 359 Coban naphthenat 2001 360 Coban resinat 1318 361 Cresol 2076 362 Crom nitrat 2720 363 Crom oxyclorid 1758 364 Crom trioxit 1463 365 Cromic florid 1756 366 Crotonaldehyd 1143 367 Crotonylen (2-Butyn) 1144 368 Cuprietylendiamin 1761 369 Cyanogen 1026 370 Cyanogen bromid 1889 371 Cyanuric clorid 2670 372 Cyclobutan 2601 373 Cyclobutyl cloroformat 2744 374 Cycloheptan 2241 375 Cycloheptatrien 2603 376 Cyclohepten 2242 377 Cyclohexan 1145 378 Cyclohexanon 1915 379 Cyclohexen 2256 380 Cyclohexenyltriclorosilan 1762 381 Cyclohexyl axetat 2243 382 Cyclohexyl isocyanat 2488 383 Cyclohexyl mercaptan 3054 384 Cyclohexylamin 2357 385 Cyclohexyltriclorosilan 1763 386 Cyclooctadin 2520 387 Cyclooctatetraen 2358 388 Cyclopentan 1146 389 Cyclopentanol 2244 390 Cyclopentanon 2245 391 Cyclopenten 2246 392 Cyclopropan 1027 393 Cymen (Metyl isopropyl benzen) 2046 394 Decahydronaphathalen 1147 PL-12 395 Deuterium 1957 396 Diaceton 1148 397 Diallyl ete 2360 398 Diallylamin 2359 399 Dibenzyl peroxydicacbonat 2149 400 Dibenzyldiclorosilan 2434 401 Dibromocloropropan 2872 402 Dibromodiflorometan 1941 403 Dibromometan 2664 404 Dibutyl ete 1149 405 Dibutylaminoetanol 2873 406 Dicloroacetyl clorid 1765 407 Dicloroanilin 1590 408 Dicloroisopropyl ete 2490 409 Diclorometan 1593 410 Dicloropentan 1152 411 Diclorophenyl isocyanat 2250 412 Diclorophenyltriclorosilan 1766 413 Dicloropropen 2047 414 Diclorosilan 2189 415 Dicyclohexyl nitrid 2687 416 Dicyclohexylamin 2565 417 Dicyclopentadien 2048 Didymium nitrat (Praseodymium (III) 418 1465 nitrat hexahydrat: Pr(NO3)3.6(H2O) 419 Dietoxymetan 2373 420 Dietyl cacbonat (etyl cacbonat) 2366 421 Dietyl ete (Etyl ete) 1155 422 Dietyl kẽm 1366 423 Dietyl keton 1156 424 Dietyl peroxydicacbonat 2175 425 Dietyl sulphat 1594 426 Dietyl sulphid 2375 427 Dietylamin 1154 428 Dietylaminopropylamin 2684 429 Dietylbezen 2049 430 Dietyldiclorosilan 1767 PL-13 431 Dietylentriamin 2079 432 Dietylthiophosphoryl clorid 2751 433 Diflorometan 3252 434 Diisobutyl keton 1157 435 Diisobutylamin 2361 436 Diisobutyllen 2050 437 Di-isobutylryl peroxid 2182 438 Diisooctyl acid phosphat 1902 439 Diisopropyl ete 1159 440 Diisopropylamin 1158 441 Diketen (3-Butenoic acid) 2521 442 Dimetyl cacbonat 1161 443 Dimetyl disulphid 2381 444 Dimetyl ete 1033 445 Dimetyl kẽm 1370 446 Dimetyl sulphat 1595 447 Dimetyl sulphid 1164 448 Dimetyl thiophosphoryl clorid 2267 449 Dimetylamin 1160 450 Dimetylcarbamoyl clorid 2262 451 Dimetylcyclohexan 2263 452 Dimetylcyclohexylamin 2264 453 Dimetyldiclorosilan 1162 454 Dimetyldietoxysilan 2380 455 Dimetyldioxan 2707 456 Dimetylhydrazin 2382 457 Dimetylnitrosamin 3382 458 Dimetyl-n-propylamin 2266 459 Di-n-amylamin 2841 460 Dinatri trioxosilicat 3253 461 Di-n-butylamin 2248 462 Dinitơ tetraoxit 1067 463 Dinitro monooxit 2201 464 Dinitroanilin 1596 465 Dinitrobenzen 1597 466 Dinitro-o-cresol 1598 467 Di-n-propyl ete 2384 PL-14 468 Di-n-propyl peroxydicacbonat 2176 469 Dioxan 1165 470 Dioxolan 1166 471 Dipenten 2052 472 Diphenylamin cloroarsin 1698 473 Diphenylcloroarsin 1699 474 Diphenyldiclorosilan 1769 475 Diphenylmetyl bromid 1770 476 Dipropyl keton 2710 477 Dipropylamin 2383 478 Di-sec-butyl peroxydicacbonat 2150 479 Divinyl ete 1167 480 Dodecyltriclorosilan 1771 481 Đồng acetoarsenid 1585 482 Đồng arsenid 1586 483 Đồng clorat 2721 484 Đồng clorid 2802 485 Đồng cyanid 1587 486 Epibromohydrin 2558 487 Epiclorohydrin 2023 488 Etan 1961 489 Etanolamin 2491 490 Etyl 2-cloropropionat 2935 491 Etyl acrylat 1917 492 Etyl amyl ceton 2271 493 Etyl axetat 1173 494 Etyl borat 1176 495 Etyl bromid 1891 496 Etyl bromoaxetat 1603 497 Etyl butyl axetat 1177 498 Etyl butyl ete 1179 499 Etyl butyrat 1180 500 Etyl clorid 1956 501 Etyl cloroaxetat 1181 502 Etyl cloroformat 1182 503 Etyl clorothioformat 2826 504 Etyl crotonat 1862 PL-15 505 Etyl diclorosilan 1183 506 Etyl format 1190 507 Etyl isobutyrat 2385 508 Etyl lactat 1192 509 Etyl mercaptan 2363 510 Etyl metacrylat 2277 511 Etyl metyl keton 1193 512 Etyl nitrid 1194 513 Etyl orthoformat 2524 514 Etyl oxalat 2525 515 Etyl propionat 1195 516 Etyl propyl ete 2615 517 Etyl triclorosilan 1196 518 Etylacetylen 2452 519 Etylamin 2270 520 Etylbenzen 1175 521 Etyldicloroarsin 1892 522 Etylen 1962 523 Etylen clorohydrin 1135 524 Etylen dibromid 1605 525 Etylen glycol dietyl ete 1153 526 Etylen glycol monoetyl ete 1171 527 Etylen glycol monoetyl ete axetat 1172 528 Etylen glycol monometyl ete 1188 529 Etylen glycol monometyl ete axetat 1189 530 Etylen oxit 1040 531 Etylendiamin 1604 532 Etylenimin 1185 533 Etylphenyldiclorosilan 2435 534 Ferrosilicon nhôm 1395 535 Flo 1052 536 Floroanilin 2941 537 Florobenzen 2387 538 Florosilicat 2854 539 Florosilicat 2856 540 Florotoluen 2388 541 Formaldehyd 1198 PL-16 542 Fumaryl clorid 1780 543 Furaldehyd 1199 544 Furan 2389 545 Furfuryl alcohol 2874 546 Furfurylamin 2526 547 Gali 2803 548 Glycerol alpha-monoclorohydrin 2689 549 Glycidaldehyd 2622 550 Guanidine nitrat 1467 551 Hafnium 1326 552 Heli 1046 553 Heptan 1206 554 Hexacloroaceton 2661 555 Hexaclorobenzen 2729 556 Hexaclorobutadien 2279 557 Hexaclorocyclopentadien 2646 558 Hexaclorophen 2875 559 Hexadecyltriclorosilan 1781 560 Hexadien 2458 561 Hexaetyl tetraphosphat 1611 562 Hexafloroaceton hydrat 2552 563 Hexafloroceton 2420 564 Hexaldehyd 1207 565 Hexametylen diisocyanat 2281 566 Hexametylendiamin 1783 567 Hexametylendiamin 2280 568 Hexametylenimin 2493 569 Hexametylentetramin 1328 570 Hexan 1208 571 Hexanol 2282 572 Hexyltriclorosilan 1784 573 Hỗn hống (Amalgam) kim loại kiềm 1389 574 Hỗn hống (Amalgam) kim loại kiềm thổ 1392 575 Hợp chất Beri 1566 576 Hợp chất cadmium 2570 577 Hợp chất mercaptan 1228 578 Hydrazin 2030 PL-17 579 Hydro 1049 580 Hydro bromid 1048 581 Hydro clorid 1050 582 Hydro florid 1052 583 Hydro peroxid 2984 584 Hydro selenid 2202 585 Hydro sulphid 1053 586 Hydrodiflorid 1740 587 Hydrodiflorid 2817 588 Hydroquinon 2662 589 Hydroxylamin sulphat 2865 590 Hypoclorid 1791 591 Iodine monoclorid 1792 592 Iodine pentaflorid 2495 593 Iodometylpropan 2391 594 Iodopropan 2392 595 Isobutan 1969 596 Isobutanol 1212 597 Isobutyl acrylat 2527 598 Isobutyl axetat 1213 599 Isobutyl format 2393 600 Isobutyl isobutyrat 2528 601 Isobutyl isocyanat 2486 602 Isobutyl metacrylat 2283 603 Isobutyl propionat 2394 604 Isobutylamin 1214 605 Isobutylronitril 2284 606 isobutyraldehyd 2045 607 Isobutyric anhydrid 2530 608 Isobutyryl clorid 2395 609 Isocyanat 2206 610 Isocyanatobenzotriflorid 2285 611 Isohepten 2287 612 Isohexen 2288 613 Isooctan 1216 614 Isopenten 2371 615 Isophorondiamin 2289 PL-18 616 Isophorondiisocyanat 2290 617 Isopren 1218 618 Isopropanol 1219 619 Isopropenyl axetat 2403 620 Isopropenylbenzen 2303 621 Isopropyl 2-cloropropionat 2934 622 Isopropyl acid phosphat 1793 623 Isopropyl axetat 1220 624 Isopropyl butyrat 2405 625 Isopropyl cloroaxetat 2947 626 Isopropyl isobutyrat 2406 627 Isopropyl isocyanat 2483 628 Isopropyl nitrat 1222 629 Isopropyl propionat 2409 630 Isopropylamin 1221 631 Isopropylbenzen (Cumen) 1918 632 Kali 2257 633 Kali arsenat 1677 634 Kali arsenid 1678 635 Kali bromat 1484 636 Kali cuprocyanid 1679 637 Kali cyanid 1680 638 Kali dicromat 3080 639 Kali dithionid 1929 640 Kali florid 1812 641 Kali floroaxetat 2628 642 Kali florosilicat 2655 643 Kali hydro sulphat 2509 644 Kali hydrodiflorid 1811 645 Kali hydroxit 1813 646 Kali metavanadat 2864 647 Kali monoxit 2033 648 Kali nitrid 1488 649 Kali permanganat 1490 650 Kali persulphat 1492 651 Kali sulphid 1382 652 Kali sunphid 1847 PL-19 653 Kẽm 2858 654 Kẽm arsenat 1712 655 Kẽm bromat 2469 656 Kẽm clorat 1513 657 Kẽm clorid 1840 658 Kẽm cyanid 1713 659 Kẽm dithionid 1931 660 Kẽm florosilicat 2855 661 Kẽm hydrid 1437 662 Kẽm nitrat 1514 663 Kẽm permanganat 1515 664 Kẽm peroxit 1516 665 Kẽm resinat 2715 666 Kẽm tetraclorid 2503 667 Keton 1224 668 Krypton 1056 669 Liti 1415 670 Liti alkyl 2445 671 Liti ferrosilicon 2830 672 Liti hydrid 2805 673 Liti hydroxit 2680 674 Liti hypoclorid 1471 675 Liti nitrat 2722 676 Liti peroxit 1472 677 Liti silicon 1417 678 Lưu huỳnh 1350 679 Lưu huỳnh dioxit 1079 680 Lưu huỳnh hexaflorid 1080 681 Lưu huỳnh trioxit 1829 682 Magan nitrat 2724 683 Magiê 1418 684 Magiê alkyl 3053 685 Magiê arsenat 1622 686 Magiê bromat 1473 687 Magiê clorat 2723 688 Magiê diamid 2004 689 Magiê diphenyl 2005 PL-20 690 Magiê florosilicat 2853 691 Magiê nitrat 1474 692 Magiê perclorat 1475 693 Magiê peroxit 1476 694 Magiê silicid 2624 695 Maleic anhydrid 2215 696 Malononitril 2647 Maneb (công thức hóa học: 697 2968 C4H6MnN2S4) 698 Mangan resinat 1330 699 Mesityl oxit 1229 700 Metacrylaldehyd 2396 701 Metaldehyd 1332 702 Metanol 1230 703 Metansulphonyl clorid 3246 704 Metarylonitril 3079 705 Metavanadat 2859 706 Methallyl alcohol 2614 707 Methoxymetyl isocyanat 2605 708 Metyl 2-cloropropionat 2933 709 Metyl acrylat 1919 710 Metyl axetat 1231 711 Metyl bromid 1062 712 Metyl bromoaxetat 2643 713 Metyl butyrat 1237 714 Metyl clorid 1063 715 Metyl cloroaxetat 2295 716 Metyl cloroformat 1238 717 Metyl clorometyl ete 1239 718 Metyl dicloroaxetat 2299 719 Metyl diclorosilan 1242 720 Metyl etyl keton peroxid 2550 721 Metyl format 1243 722 Metyl hydrazin 1244 723 Metyl iodid 2644 724 Metyl isobutyl carbinol 2053 725 Metyl isobutyl keton 1245 PL-21 726 Metyl isobutyl keton peroxit 2126 727 Metyl isopropenyl keton 1246 728 Metyl isothiocyanat 2477 729 Metyl isovalerat 2400 730 Metyl mercaptan 1064 731 Metyl metacrylat 1247 732 Metyl orthosilicat (Tetramethoxysilan) 2606 733 Metyl propionat 1248 734 Metyl propyl ete 2612 735 Metyl propyl keton 1249 736 Metyl tert-butyl ete 2398 737 Metyl tricloroaxetat 2533 738 Metyl triclorosilan 1250 739 Metyl vinyl keton 1251 740 Metylal 1234 741 Metylallyl clorid 2554 742 Metylamin 1235 743 Metylamyl axetat 1233 744 Metylat natri 1289 745 Metylat natri 1431 746 Metylcyclohexan 2296 747 Metylcyclohexanol 2617 748 Metylcyclohexanon 2297 749 Metylcyclopentan 2298 750 Metylisoxyanat 2480 751 Metylpentadien 2461 752 Metylphenyldiclorosilan 2437 753 Metyltetrahydrofuran 2536 754 Molybdenum pentaclorid 2508 755 Morpholin 2054 756 N,N-Butylimidazol 2690 757 N,N-Dietylanilin 2432 758 N,N-Dietyletylendiamin 2685 759 N,N-Dimetylanilin 2253 760 N,N-Dimetylformamid 2265 761 N-Aminoetylpiperazin 2815 762 N-Amyl metyl keton 1110 PL-22 763 N-amylamin 1106 764 Naphthalen 1334 765 Naphthalen 2304 766 Naphthylthiourea 1651 767 Naphthylurea 1652 768 Natri 1428 769 Natri aluminat 1819 770 Natri arsanilat 2473 771 Natri arsenat 1685 772 Natri asenid 2027 773 Natri bromat 1494 Natri cacodylat (công thức hóa học là 774 1688 (CH3)2AsNaO2 3H2O) 775 Natri cloroaxetat 2659 776 Natri cuprocyanid 2316 777 Natri cyanid 1689 778 Natri dithionid natri (hydrosulphid natri) 1384 779 Natri florid 1690 780 Natri floroaxetat 2629 781 Natri florosilicat 2674 782 Natri hydrodiflorid 2439 783 Natri hydrosulphid 2318 Natri hydrosulphid ngậm nước trên 25% 784 2949 nước 785 Natri hydroxit 1823 786 Natri monoxit 1825 787 Natri nhôm hydrid 2835 788 Natri nitrid 1500 789 Natri perclorat 1502 790 Natri permanganat 1503 791 Natri peroxoborat 3247 792 Natri persulphat 1505 793 Natri sulphid 1385 794 Natri sulphid 1849 795 Natri vanadat 2863 796 N-Butyl cloroformat 2743 797 n-Butyl format 1128 PL-23 798 N-Butyl isocyanat 2485 799 N-Butyl metacrylat 2227 800 n-Butylamin 1125 801 N-Butylanilin 2738 802 N-Decan 2247 803 Neon 1065 804 Neon 1913 805 N-Etylanilin 2272 806 N-Etylbenzyltoluidin 2753 807 N-Etyl-N-benzylanilin 2274 808 N-Etyltoluidin 2754 809 N-Heptaldehyd 3056 810 N-Hepten 2278 811 Nhôm alkyl 3051 812 Nhôm alkyl hydrid 3076 813 Nhôm borohydrid 2870 814 Nhôm bromid 2580 815 Nhôm carbid 1394 816 Nhôm clorid 2581 817 Nhôm nitrat 1438 818 Nicotin 1654 819 Nicotin salicylat 1657 820 Nicotin sulphat 1658 821 Nicotin tartrat 1659 822 Niken cacbonyl 1259 823 Niken cyanid 1653 824 Niken nitrat 2725 825 Niken nitrid 2726 826 Nitơ 1066 827 Nitric oxit 1660 828 Nitrid ammonium kẽm 1512 829 Nitroanilin 1661 830 Nitroanisol 2730 831 Nitrobenzen 1662 832 Nitrobenzotriflorid 2306 833 Nitrobromobenzen 2732 834 Nitrocellulo 2059 PL-24 835 Nitrocresol 2446 836 Nitroetan 2842 837 Nitronaphthalen 2538 838 Nitrophenol 1663 839 Nitropropan 2608 840 Nitrotoluen 1664 841 Nitrotoluidin (mono) 2660 842 Nitrotriflorid 2451 843 Nitroxylen 1665 844 N-metylanilin 2294 845 N-Metylbutylamin 2945 846 Nonan 1920 847 Nonyltriclorosilan 1799 848 n-Propanol 1274 849 n-Propybenzen 2364 850 N-Propyl axetat 1276 851 N-Propyl cloroformat 2740 852 N-Propyl isocyanat 2482 853 Ocryl aldehyd (etyl hexadehyd) 1191 854 Octadecyltriclorosilan 1800 855 Octadien 2309 856 Octaflorocyclobutan 1976 857 Octan 1262 858 Octyltriclorosilan 1801 859 O-Diclorobenzen 1591 860 Organometallic 3282 861 Osmium tetroxit 2471 862 Oxy 1072 863 Paraformaldehyd 2213 864 Paraldehyd 1264 865 Pentaboran 1380 866 Pentacloroetan 1669 867 Pentaclorophenol 3155 868 Pental 1265 869 Pentametylheptan (isododecan) 2286 870 Pentan-2,4-dion 2310 871 Pentanol 1105 PL-25 872 Percloro (etylvinyl ete) 3154 873 Perclorometyl mercaptan 1670 874 Percloryl florid 3083 875 Phenacyl bromid 2645 876 Phenetidin 2311 877 Phenol 1671 878 Phenolat 2905 879 Phenyl cloroformat 2746 880 Phenyl isocyanat 2487 881 Phenyl mercaptan 2337 882 Phenylacetonitril 2470 883 Phenylacetyl clorid 2577 884 Phenylcarbylamin clorid 1672 885 Phenylendiamin 1673 886 Phenylhydrazin 2572 887 Phenylphotpho diclorid 2798 888 Phenylphotpho thiodiclorid 2799 889 Phenyltriclorosilan 1804 890 Photpho 1338 891 Photpho heptasulphid 1339 892 Photpho oxybromid 1939 893 Photpho oxybromid 2576 894 Photpho pentabromid 2691 895 Photpho pentasulphid 1340 896 Photpho pentoxit 1807 897 Photpho sesquisulphid 1341 898 Photpho tribromid 1808 899 Photpho trihydrid (phosphin) 2199 900 Photpho trioxit 2578 901 Photpho trisulphid 1343 902 Phthalic anhydrid 2214 903 Picolin 2313 904 Piperazin 2579 905 Piperidin 2401 906 p-Nitrosodimetylanilin 1369 907 Polysulphid 2818 908 Polyvanadat 2861 PL-26 909 Propadien 2200 910 Propan 1978 911 Propanethiol (propyl mercaptan) 2402 912 Propionaldehyd 1275 913 Propionic anhydrid 2496 914 Propionitril 2404 915 Propionyl clorid 1815 916 Propyl format 1281 917 Propylamin 1277 918 Propylen 1077 919 Propylen clorohydrin 2611 920 Propylen oxit 1280 921 Propylen tetrame (Tetrapropylen) 2850 922 Propylenimin 1921 923 Propyltriclorosilan 1816 924 Pyridin 1282 925 Pyrolidin 1922 926 Pyrosulphuryl clorid 1817 927 Quinolin 2656 928 Resorcinol 2876 929 Rubidi 1423 930 Rubidi hydroxit 2678 931 Sắt arsenat 1606 932 Sắt arsenid 1607 933 Sắt clorid 2582 934 Sắt nitrat 1466 935 Sắt pentacacbonyl 1994 936 Sắt silicon 1408 937 Selen disulphid 2657 938 Selen Hexaflorid 2194 939 Selen oxyclorid 2879 940 Silan 2203 941 Silicon 1346 942 Silicon tetraclorid 1818 943 Soda 1907 944 Stannic clorid 1827 945 Stannic clorid pentahydrat 2440 PL-27 946 Stibin (Antimon hydrill) 2676 947 Stroni arsenid 1691 948 Stronti clorat 1506 949 Stronti nitrat 1507 950 Stronti perclorat 1508 951 Stronti peroxit 1509 Strychnin (công thức hóa học 952 1692 C21H22N2O2) 953 Sulphuryl clorid 1834 954 Sylphuryl florid 2191 955 Tali 1707 956 Tali clorat 2573 957 Tali nitrat 2727 Telu Hexaflorid (Tellurium hexafluoride: 958 2195 TeF6) 959 Terpen hydrocacbon 2319 960 Terpinolen 2541 961 Tert-butyl isocyanat 2484 962 Tert-butyl peroxy axetat 2095 963 Tert-butyl peroxy isobutyrat 2562 964 Tert-Butylcyclohexyl cloroformat 2747 965 Tert-butylperoxy isopropylcacbonat 2103 966 Tert-butylperoxy maleat 2099 967 Tert-butylperoxy pivalat 2110 968 Tetrabromoetan 2504 969 Tetracloroetylen 1897 970 Tetraetyl dithiopyrophosphat 1704 971 Tetraetyl silicat 1292 972 Tetraetylenpentamin 2320 973 Tetraflorometan 1982 974 Tetraflorua silic 1859 975 Tetrahydrofuran 2056 976 Tetrahydrofurfurylamin 2943 977 Tetrahydrophthalic anhydrid 2698 978 Tetrahydrothiophen (thiolan) 2412 979 Tetrametyl hydroxid 1835 980 Tetrametylsilan 2749 PL-28 981 Tetranitrometan 1510 982 Tetrapropyl orthotitanat 2413 983 Thioglycol 2966 984 Thiophen 2414 985 Thiophosgen 2474 986 Thiophosphoryl clorid 1837 987 Thiourea dioxit 3341 988 Thủy ngân 2809 989 Thủy ngân arsenat 1623 990 Thủy ngân axetat 1629 991 Thủy ngân benzoat 1631 992 Thủy ngân bromid 1634 993 Thủy ngân clorid 1624 994 Thủy ngân clorid amon 1630 995 Thủy ngân cyanid 1636 996 Thủy ngân cyanid kali 1626 997 Thủy ngân gluconat 1637 998 Thủy ngân iodid 1638 999 Thủy ngân iodid kali 1643 1000 Thủy ngân nitrat 1625 1001 Thủy ngân nucleat 1639 1002 Thủy ngân oleat 1640 1003 Thủy ngân oxit 1641 1004 Thủy ngân oxycyanid 1642 1005 Thủy ngân phenyl axetat 1674 1006 Thủy ngân phenyl hydroxit 1894 1007 Thủy ngân phenyl nitrat 1895 1008 Thủy ngân salicylat 1644 1009 Thủy ngân sulphat 1645 1010 Thủy ngân thiocyanat 1646 1011 Titan 2878 1012 Titan hydrid 1871 1013 Titanium 1352 1014 Titanium tetraclorid 1838 1015 Toluen 1294 1016 Toluen diisocyanat 2078 1017 Toluidin 1708 PL-29 1018 Triallyl boral 2609 1019 Triallylamin 2610 1020 Tributylamin 2542 1021 Tricloroacetyl clorid 2442 1022 Triclorobenzen 2321 1023 Triclorobuten 2322 1024 Tricloroetylen 1710 1025 Triclorosilan 1295 1026 Tricresyl phosphat 2574 1027 Trietylamin 1296 1028 Trietylentetramin 2259 1029 Trifloracetyl clorid 3057 1030 Triflorometan 1984 1031 Triflorometan 3136 1032 Triisobutylen 2324 1033 Triisopropyl borat 2616 1034 Trimetyl borat 2416 1035 Trimetylacetyl clorid 2438 1036 Trimetylamin 1083 1037 Trimetylamin 1297 1038 Trimetylclorosilan 1298 1039 Trimetylcyclohexylamin 2326 1040 Trimetylhexametylen diisocyanat 2328 1041 Trimetylhexametylendiamin 2327 1042 Trinitrobenzen 1354 1043 Tripropylamin 2260 1044 Tripropylen 2057 1045 Tris-(1-aziridinyl) phosphin oxid 2501 1046 Tro kẽm (Zinc ashe) 1435 1047 Undecan 2330 1048 Urea hydeogen peroxid 1511 1049 Valeradehyd 2058 1050 Valeryl clorid 2502 1051 Vanadi oxytriclorid 2443 1052 Vanadi pentoxit 2862 1053 Vanadi tetraclorid 2444 1054 Vanadium triclorid 2475 PL-30 1055 Vanadyl sulphat 2931 1056 Vinyl axetat 1301 1057 Vinyl bromid 1085 1058 Vinyl butyrat 2838 1059 Vinyl clorid 1086 1060 Vinyl cloroaxetat 2589 1061 Vinyl etyl ete 1302 1062 Vinyl florid 1860 1063 Vinyl isobutyl ete 1304 1064 Vinyl metyl ete 1087 1065 Vinylbenzen 2055 1066 Vinyliden clorid 1303 1067 Vinylpyridin 3073 1068 Vinyltoluen 2618 1069 Vinyltriclorosilan 1305 1070 Xanthat 3342 1071 Xeri 3078 1072 Xylen 1307 1073 Xylenol (dimetylphenol) 2261 1074 Xylidin 1711 1075 Xylyl bromid 1701 1076 Ziriconi nitrat 2728 PL-31 PHỤ LỤC 2: BẢNG TỔNG HỢP ĐIỀU TRA KHẢO SÁT BỆNH THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG Kết quả khảo sát Viêm Hen Nhiễm STT Tên doanh nghiệp Địa chỉ trụ sở chính Phường Bệnh Đau Không Bệnh phế phế độc hóa về da mắt vấn đề gì khác quản quản chất Công ty TNHH TM 91/3 Trần Bình Trọng, 1 2 X X Việt Bình Phát Phường 2, Quận 5 DNTN Hóa Chất Việt 297 Trần Bình Trọng, 2 4 X Đức Phường 4, Quận 5 Công ty TNHH TM 14/5B An Bình, Phường 3 5 X Ngân Long 5, Quận 5 Hộ Kinh Doanh 568 Nguyễn Trãi, 4 8 X Tường Hưng Phường 8, Quận 5 Công ty TNHH SX 11/10 Tân Hàng, 5 TM Hóa Chất Thiên 10 X Phường 10, Quận 5 Tân Công ty TNHH DV 646T Nguyễn Trãi, 6 11 X Hóa Chất Kim Giang Phường 11, Quận 5 CN Công ty CP Hóa 11-12 Hải Thượng Lãn 7 Chất Vật Tư Khoa Ông, Phường 13, Quận 13 X học Kỹ thuật 5 131 Gò Công, Phường 8 Cửa hàng Vạn Hưng 13 X 13, Quận 5 Công ty TNHH 30 Vạn Tượng, Phường 9 13 X SXTM Minh Trường 13, Quận 5 PL-32 Chi nhánh DNTN 33b Phan Văn Khỏe, 10 13 X Hóa chất Lê Nguyên Phường 13, Quận 5 87 Phùng Hưng, 11 Cửa hàng Hữu Vinh 13 X Phường 13, Quận 5 Công ty TNHH MTV 128 Phùng Hưng, 12 13 X TM Lý Phát Phường 13, Quận 5 CN Công ty TNHH 28B Phan Văn Khoẻ, 13 Hóa chất Lê Đương - 13 X Phường 13, Quận 5 Cửa hàng Minh Hoài CN Công ty TNHH 31B Phan Văn Khỏe, 14 MTV Hóa Chất Quốc 13 X X Phường 13, Quận 5 Huy Chi nhánh Công ty 103 Phùng Hưng, 15 TNHH Tỷ Phước 13 X Phường 13, Quận 5 Hùng Nam Công ty TNHH Càn 34 Kim Biên , Phường 16 13 X X Phát Triển 13, Quận 5 Công ty TNHH Phú 475 An Dương Vương, 17 14 X Phong Phường 14, Quận 5 Công ty TNHH 389 Hồng Bàng, 18 TMDV Hóa Chất Phú 14 X Phường 14, Quận 5 Hà 485 Hồng Bàng, 19 DNTN Vạn Vạn Lợi 14 X Phường 14, Quận 5 Công ty TNHH TM 26 Tạ Uyên, Phường 15, 20 15 X Phú Vinh Quận 5 PL-33 PHỤ LỤC 3: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC LOẠI HÓA CHẤT KINH DOANH CHỦ YẾU Loại hóa chất công nghiệp Hóa Hóa chất Phân Sơn và Điện Khí TT Công ty/Doanh nghiệp Địa chỉ Thuốc Cao chất vô cơ cơ bón hóa mực hóa công BVTV su tẩy bản học in học nghiệp rửa Công ty TNHH TM Hóa Số 03 Trang Tử, 1 X Chất Đăng Hưng Phường 14, Quận 5 DNTN Hóa Chất Quốc 121 Gò Công, 2 X Dũng Phường 13, Quận 5 40 Kim Biên, Phường 3 Hộ Kinh doanh Thuận Trí X 13, Quận 5 CN Công ty CP Hóa Chất 11-12 Hải Thượng 4 Vật Tư Khoa học Kỹ Lãn Ông, Phường 13, X thuật Quận 5 Công ty TNHH TM Trúc 5 Trang Tử, Phường 5 X X X Giang 14, Quận 5 475 An Dương Công ty TNHH Phú 6 Vương, Phường 14, X X Phong Quận 5 Công ty TNHH Toàn 451 Hồng Bàng, 7 X Hưng Long Phường 14, Quận 5 131 Gò Công, 8 Cửa hàng Vạn Hưng X Phường 13, Quận 5 Công ty TNHH SXTM 30 Vạn Tượng, 9 X Minh Trường Phường 13, Quận 5 PL-34 Chi nhánh DNTN Hóa 33b Phan Văn Khỏe, 10 X chất Lê Nguyên Phường 13, Quận 5 87 Phùng Hưng, 11 Cửa hàng Hữu Vinh X Phường 13, Quận 5 Công ty TNHH TMDV 389 Hồng Bàng, 12 X X X Hóa Chất Phú Hà Phường 14, Quận 5 448/19 Trần Hưng Công ty TNHH TM Hóa 13 Đạo, Phường 2, Quận X Chất Uy Long 5 Công ty TNHH TM Ngân 14/5B An Bình, 14 X X Long Phường 5, Quận 5 DNTN TM Nguyễn Minh 100 Phùng Hưng, 15 X Trí Phường 13, Quận 5 Công ty TNHH TM Phú 26 Tạ Uyên, Phường 16 X Vinh 15, Quận 5 40 Kim Biên, Phường 17 DNTN Hạnh Xuân X 13, Quận 5 93 Gò Công, Phường 18 Cửa hàng Ngọc Sơn X 13, Quận 5 102 Nguyễn Thị Nhỏ, 19 DNTN TM Duy Phát X Phường 15, Quận 5 CN Công ty TNHH Lan 34 Kim Biên, Phường 20 X Giám 13, Quận 5 Công ty TNHH MTV SX- 39 Vạn Tượng, 21 X TM Yến Bích Phường 13, Quận 5 PL-35 299, Hải Thượng Lãn 22 DNTN TM Tân Tiến Lợi Ông, Phường 13, X Quận 5. 40 Kim Biên, Phường 23 Cửa hàng Tân Kim Long X 13, Quận 5 Công Ty TNHH TM DV 24C, Phan Văn Khỏe, 24 XNK Hóa Chất Hoàng X X X Phường 13, Quận 5 Minh Nguyên Công ty TNHH MTV 31 Vạn Tượng, 25 X Trần Phương Mai Phường 13, Quận 5 485 Hồng Bàng, 26 DNTN Vạn Vạn Lợi X X Phường 14, Quận 5 Công ty TNHH MTV TM 40 Kim Biên, phường 27 X DV Ngọc Diễm 13, Quận 5 Công ty TNHH MTV TM 40 Kim Biên, Phường 28 DV XNK Hóa chất Lợi X 13, Quận 5 Tín Công ty TNHH Cao Minh 137 Gò Công, 29 X Trường Phường 13, Quận 5 Công ty TNHH MTV Chí 101 Phùng Hưng, 30 X Hùng Phường 13, Quận 5 Hộ Kinh doanh Minh 4D Phan Văn Khỏe, 31 X Long Phường 13, Quận 5 145 Gò Công, 32 Hộ Kinh doanh Kim Tiền X Phường 13, Quận 5 Công ty TNHH MTV TM 128 Phùng Hưng, 33 X Lý Phát Phường 13, Quận 5 PL-36 91/3 Trần Bình Công ty TNHH TM Việt 34 Trọng, Phường 2, X Bình Phát Quận 5 CN Công ty TNHH Hóa 28B Phan Văn Khoẻ, 35 chất Lê Đương - Cửa X X Phường 13, Quận 5 hàng Minh Hoài CN Công ty TNHH MTV 31B Phan Văn Khỏe, 36 X Hóa Chất Quốc Huy Phường 13, Quận 5 Chi nhánh Công ty TNHH 103 Phùng Hưng, 37 X Tỷ Phước Hùng Nam Phường 13, Quận 5 Công ty TNHH Càn Phát 34 Kim Biên , 38 X Triển Phường 13, Quận 5 Công ty TNHH SX TM 11/10 Tân Hàng, 39 X Hóa Chất Thiên Tân Phường 10, Quận 5 Công ty CP SX & TM 40 Kim Biên, Phường 40 X Phương Đông 13, Quận 5 57 Phù Đổng Thiên Công ty TNHH Hóa Chất 41 Vương, Phường 11, X X X Ôxy Quận 5 285/8 Trần Bình Công ty TNHH MTV Hóa 42 Trọng, Phường 4, X Chất Lê Quang Quận 5 PL-37 Công ty TNHH TM Hóa 22 Phùng Hưng, 43 X Chất In Nhuộm Kim Vũ Phường 13, Quận 5 Công ty TNHH MTV SX 24 Phan Văn Khỏe, 44 TMDV Hóa Chất Đại X Phường 13, Quận 5 Minh Quang Công ty TNHH SXTM 1A Phan Văn Khỏe, 45 X X X XNK Thư Trần Hớn Phường 13, Quận 5 CN Công ty TNHH TM 31 Vạn Tượng, 46 X Nguyễn Phương Vi Phường 13, Quận 5 255 Hải Thượng Lãn Công ty TNHH Hóa Chất 47 Ông, Phường 13, X X X X X Song Toàn Quận 5 Công ty TNHH 33 An Dương Vương, 48 SXTMDV Hóa Chất Thái X Phường 8, Quận 5 Lai Công ty TNHH TMDV 35 Phan Văn Khỏe, 49 X Hóa Chất Phương Yến Phường 13, Quận 5 313 Hải Thượng Lãn Công ty TNHH Thành 50 Ông, Phường 13, X X Nguyên Quận 5 Công ty TNHH TMDV 31 Kim Biên, Phường 51 X Hóa Chất Ngọc Hương 13, Quận 5 Công ty TNHH DV Hóa 646T Nguyễn Trãi, 52 X Chất Kim Giang Phường 11, Quận 5 PL-38 DNTN Hóa Chất Việt 297 Trần Bình Trọng, 53 X Đức Phường 4, Quận 5 Công ty TNHH Hóa Chất 562 Nguyễn Trãi, 54 X Việt Mã Phường 8, Quận 5 Công ty TNHH MTV 109 Phùng Hưng, 55 X X X X Thái Ngọc Phát Phường 13, Quận 5 Công ty TNHH TM Đạt 52 Phùng Hưng, 56 X X Huê Phường 13, Quận 5 Công ty TNHH TM Sơn 191-193 Nguyễn Văn 57 X Dầu Mô Tô Kiều Cừ, P4, Quận 5 Hộ Kinh Doanh Tường 568 Nguyễn Trãi, 58 X X Hưng Phường 8, Quận 5 Hộ Kinh doanh Mai Văn 38A Vạn Tượng, 59 X Khánh Phường 13, Quận 5 DNTN TM Kim Vinh 35 Trịnh Hoài Đức, 60 X X Long Phường 13, Quận 5 145 Gò Công, 61 Hộ Kinh Doanh Lê Lợi X X Phường 13, Quận 5 94 Gò Công, Phường 62 Công ty XNK Trần Tiến X X 13, Quận 5 DNTN TM và SX Hóa 29 Gò Công, Phường 63 X Việt 13, Quận 5 35 Trịnh Hoài Đức, 64 DNTN Kim Vĩnh Long X Phường 13, Quận 5 Công ty TNHH Hoá chất 126 Phùng Hưng, 65 X Thuận Đạt Phường 13, Quận 5 PL-39 Chi nhánh DNTN Bảo 99 Phùng Hưng, 66 X Kim Phường 13, Quận 5 Chi nhánh Công ty TNHH 23 Phùng Hưng, 67 X - DV Tân Hồng Lễ Phường 13, Quận 5 Chi nhánh Công ty TNHH 405 Hồng Bàng, 68 X Vĩnh Giai Phường 14, Quận 5 Công ty TNHH SX TM 35 Xóm Chỉ, Phường 69 X Phước Lân 10, Quận 5 Cửa hàng hoá chất Yến 19 Phan Văn Khoẻ, 70 X Loan Phường 13, Quận 5 Tổng số doanh nghiệp kinh doanh 35 5 1 21 1 10 22 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_de_xuat_cac_giai_phap_giam_thieu_nguy_co.pdf
Tài liệu liên quan