Luận văn Nghiên cứu đánh giá rủi ro thiên tai do hạn hán và mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI ------------------------------------ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI DO HẠN HÁN VÀ MƯA LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG CHUYÊN NGÀNH: KHÍ TƯỢNG VÀ KHÍ HẬU HỌC TRẦN XUÂN HIỀN HÀ NỘI, NĂM 2018 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI ------------------------------------ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI DO HẠN HÁN VÀ MƯA L

pdf100 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá rủi ro thiên tai do hạn hán và mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG TRẦN XUÂN HIỀN CHUYÊN NGÀNH: KHÍ TƯỢNG VÀ KHÍ HẬU HỌC MÃ SỐ: 60440222 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. THÁI THỊ THANH MINH 2. TS. CHU THỊ THU HƯỜNG HÀ NỘI, NĂM 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Cán bộ hướng dẫn chính: TS.Thái Thị Thanh Minh Cán bộ hướng dẫn phụ: TS.Chu Thị Thu Hường Cán bộ chấm phản biện 1: Bùi Minh Tĕng Cán bộ chấm phản biện 2: Vũ Thanh Hằng Luận vĕn thạc sĩ được bảo vệ tại: HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĔN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày 22 tháng 9 nĕm 2018 i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan Luận vĕn thạc sĩ “Nghiên cứu đánh giá rủi ro thiên tai do hạn hán và mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” là do Em thực hiện với sự hướng dẫn của TS. Thái Thị Thanh Minh và TS. Chu Thị Thu Hường. Các kết quả nghiên cứu trong Luận vĕn do Em thực hiện và chưa công bố bất cứ ở đâu. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà Em trình bày trong Luận vĕn này. Hà Nội, ngày 22 tháng 10 nĕm 2018 Người viết cam đoan Trần Xuân Hiền ii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian nghiên cứu với sự cố gắng của bản thân Luận vĕn “Nghiên cứu đánh giá rủi ro thiên tai do hạn hán và mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” đã hoàn thành. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận vĕn, Em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các Thầy, Cô và bạn bè. Trước hết Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng tới TS. Thái Thị Thanh Minh và TS. Chu Thị Thu Hường những người đã chỉ bảo, hướng dẫn trực tiếp và giúp đỡ Em rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện Luận vĕn. Em xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Đào tạo và Khoa Khí tượng Thủy vĕn Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và toàn thể các Thầy, Cô đã giúp đỡ Em trong thời gian học tập cũng như thực hiện Luận vĕn. Nhân dịp này, Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ viên chức Đài Khí tượng Thủy vĕn tỉnh Lâm Đồng và Thạc sĩ Vũ Đức Long, chuyên gia Bùi Đức Long Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy vĕn Quốc gia, cùng những đồng nghiệp đã giúp đỡ Em trong quá trình thực hiện Luận vĕn. Cuối cùng Em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, người thân đã động viên, ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp Em tập trung nghiên cứu và hoàn thành Luận vĕn. Do thời gian nghiên cứu hạn chế, trình độ và kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên Luận vĕn chắc chắn không tránh được thiếu sót, vì vậy kính mong các Quý Thầy, Cô giáo cùng các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn./- Hà Nội, ngày 22 tháng 10 nĕm 2018 Tác giả Trần Xuân Hiền iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan... I Lời cảm ơn.......................... ii Mục lục..... iii Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt vi Danh mục các bảng biểu..... vii Danh mục các hình vẽ, đồ thị. viii MỞ ĐẦU.. 1 CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ RỦI RO THIÊN TAI............................... 3 1.1. Cơ sở lý luận. 3 1.1.1. Các khái niệm cơ bản . 3 1.1.2. Bộ chỉ số xác định mức độ rủi ro thiên tai do hạn hán và mưa lớn 5 1.2. Tổng quan về nghiên cứu rủi ro thiên tai.. 8 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới... 8 1.2.2. Các nghiên cứu ở trong nước.. 10 1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu... 12 1.3.1. Điều kiên tự nhiên... 12 1.3.2. Đặc điểm khí hậu thủy vĕn. 16 1.3.2. Các hình thế thời tiết gây hạn hạn hán và mưa lớn.... 22 CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU. 27 2.1. Phương pháp nghiên cứu.... 27 2.1.1. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích... 27 2.1.2. Phương pháp khảo sát thực địa... 27 2.1.3. Một số phương pháp khác . 28 2.1.4. Phương pháp xác định rủi ro thiên tai. 28 2.2. Nguồn số liệu. 31 2.2.1. Tình hình số liệu nghiên cứu.. 31 2.2.2. Mạng lưới trạm khí tượng thủy vĕn 31 2.2.3. Dữ liệu về hạn hán, mưa lớn và tình hình thiệt hại 33 CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....... 34 3.1. Đánh giá tình hình hạn hán và mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.. 34 3.1.1. Hiện trạng về hạn hán. 34 iv 3.1.2. Hiện trạng mưa lớn (mưa to) . 44 3.2. Phân cấp nguy cơ rủi ro do hạn hán và mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 49 3.2.1. Phân cấp nguy cơ về cấp độ rủi ro do hạn hán ở tỉnh Lâm Đồng... 49 3.2.2. Phân cấp nguy cơ về cấp độ rủi ro do mưa lớn ở tỉnh Lâm Đồng.. 53 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống thiên tai do hạn hán và mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng... 61 3.3.1. Giải pháp chung.. 61 3.3.2. Giải pháp trước mắt 63 3.3.3. Giải pháp lâu dài. 63 3.3.4. Giải pháp cụ thể.. 63 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 68 PHỤ LỤC. 69 v Tóm tắt luận vĕn Họ và tên học viên: Trần Xuân Hiền Lớp: CH2B.K Khóa: 2016 - 2018 Cán bộ hướng dẫn: TS. Thái Thị Thanh Minh và TS. Chu Thị Thu Hường. Tên đề tài “Nghiên cứu đánh giá rủi ro thiên tai do hạn hán và mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”. Để đạt được mục tiêu đề ra, Luận vĕn tiến hành thu thập các dữ liệu bao gồm: số liệu Khí tượng, Thủy vĕn; số hạn hán; mưa lớn cũng như những thiệt hại do hạn hán và mưa lớn xảy ra trong khu vực nghiên cứu và một số tài liệu có liên quan khác. Sử dụng các chỉ số, hệ số hạn và ngưỡng phân cấp mưa lớn đã được áp dụng tại Việt Nam để tiến hành đánh giá thực trạng về hạn hán và mưa lớn trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng. Sau khi tính toán, phân tích đánh giá thực trạng và tình hình thực tế Luận vĕn đã phân cấp được nguy cơ về cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán và mưa lớn ở tỉnh Lâm Đồng dựa theo Điều 5 và Điều 7 của Quyết định 44/QĐ-TTg, ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Từ đó Luận vĕn đã đề xuất được một số giải pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống thiên tai do hạn hán và mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Ý nghĩa 01 ATNĐ Áp thấp nhiệt đới 02 BCTK Báo cáo tổng kết 03 BCKH-ĐH QGHN Báo cáo khoa học - Đại học quốc gia Hà Nội 04 BĐ Báo động 05 BĐKH Biến đổi khí hậu 06 DHTNĐ Dải hội tụ nhiệt đới 07 E.s Tổng lượng bốc hơi 08 GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn 09 H.n Mực nước thấp nhất 10 H.tb Mực nước trung bình 11 H.x Mực nước cao nhất 12 IPCC Ủy ban liên chính phủ về BĐKH 13 KHCN Khoa học công nghệ 14 KTTVQG Khí tượng Thủy vĕn quốc gia 15 QĐ-TTg Quyết định Thủ tướng 16 Q.n Lưu lượng nước nhỏ nhất 17 Q.tb Lưu lượng nước trung bình 18 Q.x Lưu lượng nước lớn nhất 19 RCP4.5 Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp 20 S.đ Tổng số giờ nắng 21 SREX Báo cáo đặc biệt về kịch bản phát thải 22 TBNN Trung bình nhiều nĕm 23 T.n Nhiệt độ không khí thấp nhất 24 TN&MT Tài nguyên và Môi trường 25 T.tb Nhiệt độ không khí trung bình 26 T.x Nhiệt độ không khí cao nhất 27 TV Thủy vĕn 28 UBND Ủy ban nhân dân 29 U.tb Độ ẩm tương đối 30 WMO Tổ chức Khí tượng thế giới vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số bảng biển và tên bảng Trang Bảng 1.1 - Phân cấp rủi ro thiên tai do hạn hán..................................................... 7 Bảng 1.2 - Phân cấp rủi ro thiên tai do mưa lớn.................................................... 8 Bảng 1.3 - Số liệu tổng hợp trạm khí tượng Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng..................... 18 Bảng 1.4 - Số liệu tổng hợp trạm khí tượng Liên Khương tỉnh Lâm Đồng.......... 18 Bảng 1.5 - Số liệu tổng hợp trạm khí tượng Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng.................. 19 Bảng 1.6 - Số liệu tổng hợp trạm khí tượng Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng.................. 19 Bảng 1.7 - Đặc trưng lượng mưa TBNN tại các trạm thuộc tỉnh Lâm Đồng........ 20 Bảng 1.8 - Đặc trưng mực nước và lưu lượng trạm Thanh Bình........................... 21 Bảng 1.9 - Đặc trưng mực nước và lưu lượng trạm Đại Nga................................ 21 Bảng 1.10 - Đặc trưng mực nước trạm Đại Ninh.................................................. 21 Bảng 1.11 - Tổng hợp hình thế các đợt mưa lớntrên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.. 25 Bảng 2.1 - Tổng hợp các chỉ tiêu phân cấp hạn... 29 Bảng 2.2 - Danh sách các trạm khí tượng trong tỉnh Lâm Đồng. 32 Bảng 2.3 - Danh sách các trạm đo mưa nhân dân trong tỉnh Lâm Đồng.. 32 Bảng 2.4 - Danh sách các trạm thủy vĕn trong tỉnh Lâm Đồng....... 32 Bảng 3.1 - Tổng hợp nĕm hạn vụ Đông xuân toàn tỉnh Lâm Đồng. 42 Bảng 3.2 - Tổng hợp nĕm han vụ Hè thu toàn tỉnh Lâm Đồng. 43 Bảng 3.3 - Lượng mưa (mm) gây ra trận lũ đặc biệt lớn từ ngày 7-10/10/2000... 45 Bảng 3.4 - Đặc trưng trận lũ lịch sử trên sông Cam Ly từ ngày 07-10/10/2000 .. 45 Bảng 3.5 - Lượng mưa (mm) gây ra trận lũ đặc biệt lớn từ ngày 11-15/8/2002.. 48 Bảng 3.6 - Đặc trưng trận lũ lịch sử trên sông La Ngà từ ngày 11-16/8/2002. 48 Bảng 3.7 - Phân vùng nguy cơ về mức độ hiểm họa và rủi ro do hạn hán 51 Bảng 3.8 - Đặc trưng lượng mưa thời đọan 1, 3, 5, 7 ngày.. 54 Bảng 3.9 - Lượng mưa ngày lớn nhất ứng với các tần suất...... 54 Bảng 3.10 - Lượng mưa 3, 5, 7 ngày lớn nhất ứng với các tần suất.. 55 Bảng 3.11 - Phân vùng nguy cơ về mức độ hiểm họa và rủi ro do mưa lớn. 58 viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Số hình và tên hình Trang Hình 1.1 - Cách tiếp cận trong xác định phân cấp cấp độ rủi ro của IPCC...... 5 Hình 1.2 - Bản đồ địa hình tỉnh Lâm Đồng.. 13 Hình 1.3 - Bản đồ phân bố nhiệt độ trung bình nĕm tỉnh Lâm Đồng.......... 17 Hình 1.4 - Bản đồ phân bố lượng mưa nĕm tỉnh Lâm Đồng 20 Hình 1.5 - Bản đồ chuẩn dòng chảy nĕm tỉnh Lâm Đồng. 21 Hình 2.1 - Bản đồ mạng lưới trạm khí tượng thủy vĕn tỉnh Lâm Đồng............ 33 Hình 3.1 - Mực nước hồ Tuyền Lâm tại thành phố Đà Lạt bị cạn (2010). 34 Hình 3.2 - Mực nước Hồ Thủy điện Đại Ninh xuống khá thấp. 37 Hình 3.3 - Nông dân huyện Lâm Hà chống hạn cho cây cà phê 37 Hình 3.4 - Cà phê bị héo do thiếu nước tại Di Linh. 38 Hình 3.5 - Kênh thủy lợi nằm ở hạ lưu hồ Đạ Tẻh bị cạn... 40 Hình 3.6 - Hạn hán tại huyện Cát Tiên nĕm 2011 41 Hình 3.7 - Bản đồ phân vùng nguy cơ về mức độ hiểm họa do hạn hán.. 52 Hình 3.8 - Bản đồ phân vùng nguy cơ về cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán tỉnh Lâm Đồng... 53 Hình 3.9 - Bản đồ tần suất lượng mưa ngày lớn nhất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng................................................................................................................... 56 Hình 3.10 - Bản đồ tần suất lượng mưa max 3 ngày trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng................................................................................................................... 56 Hình 3.11 - Bản đồ tần suất lượng mưa max 5 ngày trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng................................................................................................................... 57 Hình 3.12 - Bản đồ tần suất lượng mưa max 7 ngày trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng................................................................................................................... 57 Hình 3.13 - Bản đồ phân vùng nguy cơ về mức độ hiểm họa do mưa lớn.. 58 Hình 3.14 - Bản đồ phân vùng nguy cơ về cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn tỉnh Lâm Đồng. 61 1 MỞ ĐẦU Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi bất thường của thời tiết, khí hậu mà trong đó có tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và sự nóng lên toàn cầu. Trên quy mô toàn cầu, tác động này thể hiện rõ ở xu thế tĕng nhiệt độ trên bề mặt Trái đất, sự tan bĕng ở hai cực, hiện tượng nước biển dâng,... Ở quy mô khu vực, BĐKH đã tác động mạnh mẽ đến các hiện tượng thiên tai, với tính chất biến động mạnh hơn, cực đoan, dị thường hơn về cả tần suất và cường độ. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai. Trong những nĕm qua, thiên tai xảy ra ở khắp các khu vực trên cả nước, gây tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, vĕn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường. Điều này có thể ghi nhận qua một vài minh chứng gần đây, như sự xuất hiện hạn hán, mưa lớn gây lũ lụt ngày một nhiều: - Đợt hạn hán nặng nề nĕm 1998 đã xảy ra trên hầu khắp các tỉnh trong cả nước. Tình trạng hạn hán, cạn kiệt nước ngọt trầm trọng và kéo dài liên tục nhiều tháng đã làm cho nạn cháy rừng xảy ra trên diện rộng, đây là nĕm hạn hán nghiêm trọng ít thấy trong nhiều thập kỷ qua, gây hậu quả lâu dài về kinh tế, xã hội và môi trường. Tổng thiệt hại cả thời kỳ hạn hán thiếu nước này ước tính khoảng 8.200 tỷ đồng. - Trận lũ lụt lịch sử tháng 11 và 12 nĕm 1999 xảy ra trên nhiều tỉnh miền Trung nước ta, gây thiệt hại lớn về kinh tế, dân sinh, môi trường: hơn 700 người chết, gần 500 người bị thương, hàng vạn hộ gia đình bị mất nhà cửa, tài sản, thiệt hại ước tính lên tới gần 5000 tỷ đồng, vượt xa mức thiệt hại xảy ra nĕm 1996, nĕm lũ lụt lớn trên cả nước. - Hay trận mưa, lũ cuối tháng 9/2009, do mưa bão số 9, trên các sông từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và Kon Tum đã xuất hiện lũ đặc biệt lớn và lũ lịch sử, đỉnh lũ trên báo động cấp 3 (BĐIII) từ 1,0 - 4,0m. Bão, mưa, lũ lớn đã gây thiệt hại nặng nề về người và của ở các tỉnh Miền Trung và Tây nguyên (Kon Tum bị thiệt hại lớn nhất). Tổng thiệt hại ước tính khoảng 16.078 tỷ đồng. Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng hàng nĕm nhiều loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra với tần suất ngày càng gia tĕng, trong đó có loại hình thiên tai là hạn hán và mưa lớn, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp, đời sống vĕn hóa-kinh tế xã hội và môi trường sinh thái. Nĕm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 44/2014/QĐ- TTg về quy định cấp độ rủi ro thiên tai và Quyết định số 46/2014/QĐ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai. Hai Quyết định này đã quy định chi tiết những loại thiên tai và cấp độ cần dự báo, cảnh báo và truyền tin với một số điểm mới như đưa cảnh báo về cấp độ rủi ro thiên tai. Việc triển khai thực hiện các quy định này cũng đã quan tâm, chú trọng ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, 2 cấp độ rủi ro thiên tai được xây dựng cho không gian rộng với nhiều loại hình thiên tai khác nhau, nên việc chi tiết hóa các quy định này cho một địa phương cụ thể sẽ gặp nhiều khó khĕn và hạn chế trong công tác cảnh báo, dự báo cũng như việc ứng phó khi có thiên tai xảy ra ở các địa phương. Do vậy “Nghiên cứu đánh giá rủi ro thiên tai do hạn hán và mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” đã được chọn là hết sức cần thiết, góp phần vào việc ứng phó với thiên tai và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Mục tiêu của luận vĕn đặt ra là nghiên cứu và phân vùng nguy cơ về cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán và mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Do thời gian có hạn và quan trọng nhất là nguồn dữ liệu về tình hình hạn hán, mưa lớn cũng như những thiệt hại do chúng gây ra cho các khu vực không được lưu trữ đầy đủ, đồng bộ, dẫn tới việc không thể xác định được đầy đủ về mức độ phơi nhiễm trước hiểm họa do hạn hán, mưa lớn: như dân số, kinh tế-xã hội, môi trường, Chính vì những lý do trên, trong Luận vĕn này đã xử dụng các bộ chỉ số rủi ro do thiên tai theo Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg để phân vùng nguy cơ rủi ro nhằm mục đích để đưa ra các thông tin cảnh báo, dự báo cũng như giúp Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai các cấp chủ động hơn trong công tác Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho các vùng thuộc tỉnh Lâm Đồng. Mục tiêu của luận vĕn - Phân vùng nguy cơ về cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán và mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. - Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống thiên tai do hạn hán và mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ RỦI RO THIÊN TAI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm cơ bản Thiên tai hay còn gọi là hiểm họa là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế-xã hội (KT-XH). Các loại thiên tai cơ bản bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lụt, lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác. Trong đó, hai loại hình thiên tai là hạn hán và mưa lớn được khái niệm như sau: 1.1.1.1. Hạn hán Hạn hán là hậu quả của việc không có mưa trong một thời gian dài và những yếu tố khí tượng đi kèm như nhiệt độ cao, gió mạnh, độ ẩm không khí thấp, nguồn nước thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều nĕm (TBNN). Hạn thường gây ảnh hưởng trên diện rộng, tuy ít khi là nguyên nhân trực tiếp gây tổn thất về con người nhưng thiệt hại về KT-XH do hạn gây ra rất lớn. Theo các nhà nghiên cứu, hạn được phân 4 loại là: Hạn khí tượng, hạn thủy vĕn, hạn nông nghiệp và hạn kinh tế-xã hội. Hạn khí tượng: Hạn khí tượng được dựa trên mức độ khô hạn và khoảng thời gian khô hạn. Hạn khí tượng được xem như là sự di chuyển khí quyển từ vùng này qua vùng khác. Hạn thuỷ vĕn: Hạn thuỷ vĕn là giai đoạn lượng mưa không đủ cung cấp cho tầng nước mặt và tầng sát mặt (dòng suối, mực nước sông, hồ, nước ngầm). Đánh giá hạn thuỷ vĕn người ta dựa theo mức độ khô và mức độ cạn. Đồng thời vừa khô vừa cạn mới sinh ra hạn. Hạn nông nghiệp: Hạn nông nghiệp liên quan đến hạn khí tượng, hạn thuỷ vĕn và ảnh hưởng đến nông nghiệp. Nguyên nhân do thiếu mưa và có sự khác nhau giữa bốc hơi thực tế và bốc hơi tiềm nĕng do thiếu nước trong đất. Khi hạn nông nghiệp xảy ra thì ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như nĕng suất của cây trồng. Hạn kinh tế-xã hội: Hạn kinh tế-xã hội liên quan đến nhu cầu và khả nĕng cung cấp sản phẩm kinh tế, nó liên quan đến hạn khí tượng, hạn thuỷ vĕn, hạn nông nghiệp. Hạn kinh tế-xã hội xảy ra khi khả nĕng cung cấp hàng hóa giảm, kể cả việc giảm cung cấp điện do thiếu nước. 4 1.1.1.2. Mưa lớn (to) Mưa lớn hay mưa to diện rộng là quá trình mưa xảy ra mang tính hệ thống trên một hay nhiều khu vực. Mưa lớn diện rộng có thể xảy ra một hay nhiều ngày, liên tục hoặc ngắt quãng, một hay nhiều trận mưa và không phân biệt dạng mưa. Cĕn cứ vào lượng mưa thực tế đo được tích lũy trong 12 hoặc 24 giờ tại các trạm quan trắc khí tượng bề mặt, trạm đo mưa trong mạng lưới khí tượng thủy vĕn (KTTV) mà phân định các cấp mưa khác nhau. Theo quy định của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), mưa lớn được chia làm 3 cấp: - Mưa vừa: Lượng mưa đo được từ 16 - 50mm/24h, hoặc 8 - 25 mm/12h; - Mưa to: Lượng mưa đo được từ 51 - 100mm/24h, hoặc 26 - 50mm/12h; - Mưa rất to: Lượng mưa đo được > 100mm/24h, hoặc > 50mm/12h. Tại Việt Nam, theo Quy chế báo áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), bão, lũ của Trung tâm KTTV quốc gia, mưa to (lớn) cũng được chia làm 3 cấp: - Mưa vừa: Lượng mưa đo được từ 16 - 50mm/24h; - Mưa to: Lượng mưa đo được từ 51 - 100mm/24h; - Mưa rất to: Lượng mưa đo được > 100mm/24h. Mưa lớn diện rộng là mưa lớn xảy ra ở một hay nhiều khu vực liền kề với tổng số trạm quan trắc được mưa lớn theo quy định sau đây: - Một khu vực được coi là có mưa lớn diện rộng khi mưa lớn xảy ra ở quá 1/2 số trạm trong toàn bộ số trạm quan trắc của khu vực đó; - Mưa lớn xảy ra ở 2 hoặc 3 khu vực liền kề nhau, thì khi tổng số trạm quan trắc được mưa lớn phải vượt quá 1/2 hoặc 1/3 tổng số trạm quan trắc trong 2 hoặc 3 khu vực liền kề. Khi mưa lớn xảy ở nhiều khu vực liền kề nhau thì các trạm quan trắc được mưa lớn cũng phải liền kề nhau trong khu có mưa đó. Một đợt mưa lớn diện rộng là một đợt mưa xảy ra tương đối liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, trong đó có ít nhất một ngày đạt tiêu chuẩn mưa lớn diện rộng. Khi quá trình mưa lớn diện rộng xảy ra nhiều đợt trong một thời gian dài, các đợt mưa lớn diện rộng khác nhau phải cách nhau một khoảng thời gian liên tục ít nhất là 24 giờ với trên 1/2 tổng số trạm quan trắc hoàn toàn không có mưa. Như đã trình bày ở trên, Luận vĕn lựa chọn ngưỡng lượng mưa đo được từ 51 đến 100mm/24h để xác định đợt mưa to và lượng mưa đo được trên 100mm/24h cho đợt mưa rất to. Mặt khác, trong Luận vĕn này chỉ tập trung vào phân tích các đợt mưa to diện rộng. 1.1.1.3. Rủi ro thiên tai Theo báo cáo SREX của IPCC (2012), rủi ro thiên tai được cấu thành từ 3 yếu tố: (1) Hiểm họa (Hazard); (2) Mức độ phơi nhiễm trước hiểm họa (Exposure); và (3) Tính dễ bị tổn thương (Vulnerability). Nếu thiếu một trong ba 5 yếu tố thì không hình thành rủi ro thiên tai [1, 12]. Trong đó, hiểm họa (H) là khả nĕng xảy ra trong tương lai của các hiện tượng tự nhiên hoặc do con người gây ra, có tác động bất lợi đến các đối tượng dễ bị tổn thương, nằm trong phạm vi ảnh hưởng của hiểm họa đó. Mức độ phơi nhiễm (phơi bày) trước hiểm họa (E) được sử dụng để chỉ sự hiện diện (theo vị trí) của con người, hoạt động sinh kế, dịch vụ môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, tài sản, xã hội, vĕn hóa, ở những nơi có thể chịu những ảnh hưởng bất lợi. Tính dễ bị tổn thương (V) đề cập đến xu hướng của các yếu tố dễ bị tác động của hiểm họa thiên tai như con người và tài sản. Theo hướng tiếp cận của IPCC cũng như nhiều nghiên cứu khác, cấp độ rủi ro thiên tai dựa trên đặc điểm của 3 yếu tố: Hiểm họa (H), Mức độ phơi nhiễm (E) và Tính dễ bị tổn thương (V) (Hình 1.1). Hình 1.1 - Cách tiếp cận trong xác định, phân cấp cấp độ rủi ro của IPCC Cấp độ rủi ro thiên tai là sự phân định mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động KT-XH. 1.1.2. Bộ chỉ số xác định mức độ rủi ro thiên tai do hạn hán và mưa lớn Điều 18, Luật phòng chống thiên tai cũng đã bước đầu đưa ra một số quy định về rủi ro thiên tai. Theo đó, “Rủi ro thiên tai được phân thành các cấp độ. Cấp độ rủi ro thiên tai là cơ sở cho việc cảnh báo, chỉ đạo, chỉ huy, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai” và “Tiêu chí phân cấp độ rủi ro thiên tai bao gồm: a) Cường độ hoặc mức độ nguy hiểm của thiên tai; b) Phạm vi ảnh hưởng; c) Khả nĕng gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường”. 6 Cĕn cứ Luật Phòng, chống thiên tai, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 nĕm 2014, quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai. Trong đó, “Cấp độ rủi ro thiên tai là sự phân định mức độ thiệt hại do áp thấp nhiệt đới, bão, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế-xã hội”; “Cấp độ rủi ro thiên tai được xác định cho từng loại thiên tai và công bố cùng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai, làm cơ sở cho việc phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó với thiên tai”. Nguyên tắc phân cấp cấp độ rủi ro cho từng loại thiên tai được “Cĕn cứ vào cường độ, phạm vi ảnh hưởng, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả nĕng gây thiệt hại của thiên tai”; “Cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai được phân tối đa thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng, theo mức độ tĕng dần của rủi ro thiên tai: a) Cấp 1 màu xanh dương nhạt là rủi ro nhỏ; b) Cấp 2 màu vàng nhạt là rủi ro trung bình; c) Cấp 3 màu da cam là rủi ro lớn; d) Cấp 4 màu đỏ là rủi ro rất lớn; đ) Cấp 5 màu tím là thảm họa”. a) Bộ chỉ số xác định mức độ rủi ro do hạn hán Tại Điều 7 của Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 nĕm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định cấp độ rủi ro thiên tai cho loại hình thiên tai do hạn hán có 4 cấp và được tóm tắt như bảng 1.1; 1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau: a) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng trên 50%, kéo dài từ 2 tháng đến 3 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt từ trên 50% đến 70% so với trung bình nhiều nĕm; b) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng trên 50%, kéo dài từ trên 3 tháng đến 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt từ 20% đến 50% so với trung bình nhiều nĕm. 2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau: a) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài từ 2 tháng đến 3 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt tới trên 70% so với trung bình nhiều nĕm; b) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài từ trên 3 tháng đến 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt từ trên 50% đến 70% so với trung bình nhiều nĕm; c) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài trên 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt từ 20% đến 50% so với trung bình nhiều nĕm. 7 3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau: a) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài từ trên 3 tháng đến 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt tới trên 70% so với trung bình nhiều nĕm; b) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài trên 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt từ trên 50% đến 70% so với trung bình nhiều nĕm. 4. Rủi ro thiên tai cấp độ 4 khi xảy ra tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài trên 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt tới trên 70% so với trung bình nhiều nĕm. Bảng 1.1 - Phân cấp rủi ro thiên tai do hạn hán Khoảng thời gian lượng mưa tháng thiếu hụt trên 50% trong khu vực (tháng) Cấp độ rủi do Trên 6 2 3 4 Trên 3 đến 6 1 2 3 Từ 2 đến 3 - 1 2 Thiếu hụt nguồn nước trong khu vực hạn hán (%) Từ 20 đến 50 Trên 50 đến 70 Trên 70 b) Bộ chỉ số xác định mức độ rủi ro do mưa lớn Tại Điều 5 của Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 nĕm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định cấp độ rủi ro thiên tai cho loại hình thiên tai do mưa lớn có 3 cấp và được tóm tắt như bảng 1.2; 1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau: a) Lượng mưa trong 24 giờ từ 100 mm đến 200 mm, kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày ở vùng trung du, miền núi; b) Lượng mưa trong 24 giờ từ trên 200 mm đến 500 mm, kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày ở khu vực đồng bằng. 2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau: a) Lượng mưa trong 24 giờ từ 100 mm đến 200 mm, kéo dài từ trên 2 ngày đến 4 ngày ở khu vực đồng bằng, trung du, miền núi; b) Lượng mưa trong 24 giờ từ trên 200 mm đến 500 mm, kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày ở khu vực trung du, miền núi; c) Lượng mưa trong 24 giờ trên 500 mm, kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày ở khu vực đồng bằng. 3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau: a) Lượng mưa trong 24 giờ từ trên 200 mm đến 500 mm, kéo dài từ trên 2 ngày đến 4 ngày ở khu vực đồng bằng, trung du, miền núi; 8 b) Lượng mưa trong 24 giờ trên 500 mm, kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày ở khu vực trung du, miền núi. Bảng 1.2 - Phân cấp rủi ro thiên tai do mưa lớn Lượng mưa trong 24h Thời gian kéo dài Cấp độ rủi ro thiên tai 100 200 mm Từ 1 đến 2 ngày 1 - Từ 2 đến 4 ngày 2 2 200 500 mm Từ 1 đến 2 ngày 2 1 Từ 2 đến 4 ngày 3 3 500 mm Từ 1 đến 2 ngày 3 2 Khu vực ảnh hưởng Trung du và miền núi Đồng bằng Tuy nhiên Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg cho hai loại hình thiên tai do hạn hán và mưa lớn được áp dụng cho từng khu vực lớn, chưa chi tiết, cụ thể đến từng tỉnh, huyện,trong khu vực nên các đơn vị làm công tác dự báo khí tượng thủy vĕn ở các tỉnh gặp khó khĕn khi đưa ra bản tin dự báo và cảnh báo có thêm thông tin về cấp độ rủi ro đến cấp huyện hoặc vùng bị ảnh hưởng. Các đơn vị quản lý cũng gặp khó khĕn trong việc chỉ đạo phòng chống theo mức độ rủi ro khi thiên tai xảy ra. 1.2. Tổng quan về nghiên cứu rủi ro thiên tai 1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới Crichton (2002) đã định nghĩa: Rủi ro là tổn thất tiềm nĕng của cộng đồng trước một hiện tượng tai biến nhất định, nó phụ thuộc vào mức độ tai biến, tính dễ bị tổn thương và độ phơi nhiễm. Từ đó tác giả đã đề xuất một tam giác rủi ro và diện tích của tam giác ấy chính là mức độ rủi ro. Tam giác được hình thành bởi 3 thành phần là: tai biến, tính dễ bị tổn thương và độ phơi nhiễm. Nếu một trong 3 thành phần này tĕng lên thì diện tích tam giác tĕng lên và kéo theo là mức độ rủi ro tĕng theo, ngược lại mức độ rủi ro sẽ giảm. Kế thừa và phát triển nghiên cứu này, nĕm 2004 Dwyer và cộng sự đã đề xuất kim tự tháp 3 chiều và thể tích của kim tự tháp là giá trị rủi ro. Ba mặt của kim tự tháp đặc trưng cho 3 thành phần là tai biến, tính dễ bị tổn thương và độ phơi nhiễm. Bất kỳ thành phần nào của kim tự tháp tĕng lên đều làm cho thể tích kim tự tháp tĕng, kéo theo là giá trị rủi ro tĕng và ngược lại. Đến nĕm 2005 Trung tâm giảm nhẹ thiên tai Châu Á (ADRC) cho rằng mỗi khi tai biến, độ phơi nhiễm hay tính dễ bị tổn thương tĕng lên sẽ kéo theo rủi ro sẽ tĕng. Do vậy, các hiện tượng không được coi là tai biến 9 trong chính bản thân chúng. Ví dụ, động đất xảy ra ở sa mạc hay đảo mà không có người ở hay động vật thì không được coi là tai biến. Sự phát triển của việc phân tích hiểm họa đã được nghiên cứu song song với đánh giá thiệt hại do hiểm họa gây ra. Trong vài thập kỷ qua, phân tích hiểm họa tập trung chủ yếu vào các đại lượng vật lý (tần suất, cường độ, mức độ của thiên tai....) và thiệt hại trực tiếp của các thành phần kinh tế do thiên tai gây ra. Tuy nhiên, trong những nĕm gần đây phân tích rủi ro cũng đã đề cập đến rủi ro về môi trường-xã hội theo hướng tiếp cận quản lý tổng hợp thiên tai. 1.2.1.1. Cấp độ rủi ro do hạn hán Nghiên cứu của DeLong và cộng sự (2011) sử dụng cách tiếp cận cân bằng nước hàng nĕm để đánh giá rủi ro hạn hán tương đối trong hiện tại và tương lai đối với thực vật ở British, Columbia nhằm xây dựng bản đồ rủi ro hạn hán phục vụ công tác quản lý rừng và hỗ trợ ra quyết định trong lĩnh vực nông lâm nghiệp nhằm ứng phó với BĐKH. Các khái niệm về độ ẩm tuyệt đối của đất được áp dụng và các kết quả tính toán dựa trên một phương trình cân bằng nước sử dụng dữ liệu khí hậu hạn dài và điều kiện đất tại nhiều vị trí khác nhau được so sánh dựa trên phương pháp chuyên gia. Kết quả cho thấy, các giá trị tính toán độ ẩm tuyệt đối của đất là tương đối thống nhấ...nhiệt độ có thể tĕng khá cao vào buổi trưa nhưng nắng nóng không gay gắt, độ ẩm từ 80 đến 90%, ban đêm trời mát. Trong một số trường hợp, có một số vùng nằm sâu trong phần phía Tây của lưỡi áp cao cận nhiệt đới, có thể có mưa rào và dông xảy ra vào sau đêm và sáng. 1.3.2.2. Các hình thế gây mưa lớn ở tỉnh Lâm Đồng Theo số liệu thống kê tại Đài Khí tượng Thủy vĕn tỉnh Lâm Đồng từ nĕm 1999 đến 2016 cho thấy, nguyên nhân gây mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do một số hình thế thời tiết như sau: 23 a) Hình thế thứ nhất: Rìa phía Nam của rãnh áp thấp có trục ngang qua Trung Trung Bộ, kết hợp với gió mùa tây nam có cường độ trung bình đến mạnh (Hình 01 - Phụ lục 3). Hình thế này thường gây mưa vừa đến mưa to ở vùng phía Bắc và phía Đông tỉnh, phía Nam tỉnh có mưa rất to. Thời gian mỗi đợt mưa kéo dài phổ biến từ 6 đến 7 ngày và thường xảy ra vào các tháng 5, 6 và 7. Tổng lượng mưa cả đợt ở vùng phía Bắc và phía Đông phổ biến dao động trong khoảng từ 70 đến 90mm; phía Nam từ 70 đến 100mm. b) Hình thế thứ hai: Rìa phía Nam của rãnh áp thấp có trục ngang qua Trung Trung Bộ nối với tâm áp thấp trên khu vực giữa và Nam Biển Đông, kết hợp với gió mùa tây nam có cường độ mạnh (Hình 02 - Phụ lục 3). Ở vùng phía Bắc và phía Đông tỉnh có mưa vừa đến mưa to, phía Nam có mưa rất to. Thời gian mỗi đợt mưa kéo dài phổ biến từ 5 đến 7 ngày và thường xảy ra từ tháng 7 đến 9. Tổng lượng mưa toàn đợt ở vùng phía Bắc và phía Đông phổ biến đạt từ 70 đến 100mm; phía Nam đạt từ 100 đến 200mm. Đây là thời kỳ gió mùa tây nam hoạt động mạnh và có sự kết hợp của nhiễu động nhiệt đới trên khu vực giữa và Nam Biển Đông càng làm cho gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh hơn; do vậy, đã gây ra mưa vừa, mưa to trên diện rộng đặc biệt các huyện phía Nam lượng mưa ngày có thể đạt tới trên 200mm. c) Hình thế thứ ba: Rìa phía Nam của DHTNĐ có trục ngang qua Trung và Nam Trung Bộ, kết hợp với hệ thống gió mùa tây nam có cường độ mạnh (Hình 03 - Phụ lục 3). Đây là hình thế gây ra mưa to đến rất to trên diện rộng và gây ra lũ lớn trên các sông. Tổng lượng mưa đợt khu vực phía Bắc phổ biến đạt từ 100 đến 120mm, khu vực phía Đông từ 60 đến 100mm, khu vực phía Nam từ 100 đến 200mm. Thời gian mỗi đợt mưa kéo dài phổ biến từ 9 đến 11 ngày và thường xảy ra từ tháng 7 đến 9. d) Hình thế thứ tư: Rìa phía Nam của DHTNĐ có trục ngang qua Trung Bộ nối với tâm ATNĐ trên khu vực giữa và Nam Biển Đông, kết hợp với hệ thống gió mùa tây nam có cường độ mạnh (Hình 04 - Phụ lục 3). Đây là một trong những hình thế gây mưa đặc biệt lớn và thường xảy ra lũ lớn, lũ đặc biệt lớn trên các sông tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Tổng lượng mưa cả đợt ở vùng phía Bắc phổ biến đạt từ 120 đến 150mm, khu vực phía Đông từ 80 đến 150mm, khu vực phía Nam từ 130 đến 240mm. Thời gian mỗi đợt mưa kéo dài phổ biến từ 10 đến 12 ngày và thường xảy ra vào tháng 8, 9. Đặc biệt lượng mưa ngày xảy ra tại một số huyện thuộc khu vực phía Nam có thể đạt 250mm. e) Hình thế thứ nĕm: Rìa phía Nam của rãnh áp thấp có trục ngang qua Bắc Bộ, kết hợp với đới gió tây nam có cường độ trung bình đến mạnh (Hình 05 - Phụ lục 3). 24 Ở vùng phía Bắc và phía Đông tỉnh có mưa vừa đến mưa to, phía Nam có mưa rất to. Thời gian đợt mưa kéo dài phổ biến từ 7 đến 9 ngày và thường xảy ra từ tháng 6 đến 8. Tổng lượng mưa cả đợt ở vùng phía Bắc phổ biến từ 50 đến 70mm; phía Đông từ 40 đến 60mm; khu vực phía Nam từ 70 đến 120mm. f) Hình thế thứ sáu: Rìa phía Bắc của rãnh áp thấp có trục ngang qua Nam Bộ (nối với tâm ATNĐ trên khu vực giữa và Nam Biển Đông), kết hợp với với đới gió tây nam có cường độ trung bình đến mạnh (Hình 06 - Phụ lục 3). Mưa lớn chủ yếu tập trung ở các huyện thuộc phía Nam tỉnh, với tổng lượng mưa cả đợt phổ biến từ 100 đến 120mm, các khu vực khác từ 60 đến 80mm. Thời gian đợt mưa kéo dài phổ biến từ 7 đến 9 ngày và thường xảy ra vào tháng 6 và 7. g) Hình thế thứ bảy: Rìa phía Nam của rãnh áp thấp có trục ngang qua Bắc Bộ nghiêng theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, kết hợp với gió mùa tây nam có cường độ mạnh (Hình 07 - Phụ lục 3). Với hình thế này, mưa lớn thường tập trung ở các huyện thuộc phía Nam tỉnh tổng lượng mưa đợt phổ biến từ 60 đến 110mm, các khu vực khác từ 40 đến 60mm. Thời gian đợt mưa kéo dài phổ biến từ 7 đến 9 ngày, thường xảy ra vào tháng 7 và 8. h) Hình thế thứ tám: Rìa phía Nam của rãnh áp thấp có trục ngang qua Bắc Bộ hoặc nối với tâm ATNĐ trên khu vực giữa Biển Đông, kết hợp với gió mùa tây nam có cường độ mạnh (Hình 08 - Phụ lục 3). Đây cũng là hình thế gây mưa vừa, mưa to trên diện rộng và thời gian đợt mưa kéo dài từ 8 đến 10 ngày, với tổng lượng mưa đợt phổ biến trên toàn tỉnh từ 50 đến 120mm và thời gian xảy ra từ tháng 8 đến 11. i) Hình thế thứ chín: Rìa phía Đông Nam vùng áp thấp phía Tây mở rông sang phía Đông, kết hợp với rìa phía Tây của lưỡi áp cao cận nhiệt đới ở trên cao (Hình 09 - Phụ lục 3). Trường hợp này, thường gây mưa vừa, mưa to cục bộ. Tổng lượng mưa cả đợt ở vùng phía Bắc phổ biến đạt từ 40 đến 70mm, phía Đông từ 30 đến 50mm, phía Nam từ 40 đến 60mm. Thời gian đợt mưa không kéo dài, phổ biến từ 4 đến 6 ngày, thường xảy ra từ tháng 3, 4 và tháng 5. j) Hình thế thứ mười: Hoàn lưu phía Tây của bão hoạt động trân khu vực giữa và Nam Biển Đông, kết hợp với gió mùa tây nam có cường độ mạnh (Hình 10 - Phụ lục 3). Trường hợp này, thường gây mưa vừa, mưa to trên diện rộng. Tổng lượng mưa phổ biến trên toàn tỉnh từ 60 đến 100mm. Thời gian đợt mưa không kéo dài, phổ biến từ 4 đến 6 ngày, thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 11. 25 Bảng 1.11 - Tổng hợp hình thế các đợt mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Hình thế 1: Rìa phía Nam của rãnh thấp có trục ngang qua T.T. Bộ, kết hợp với đới gió tây nam có cường độ trung bình (Tổng số có 30 đợt trong chuỗi số liệu được thống kê) Trạm Đà Lạt Lạc Dương Suối Vàng Liên Khương Thanh Bình Nam Ban Đơn Dương Di Linh Bảo Lộc Đại Nga Đạ Tẻh Đợt Phổ biến 89.9 88.6 88.1 77.1 75.7 68.9 76.2 67.9 95.1 65.1 97.6 Max 79.1 133.6 95 113.2 92 111.3 90.7 91.5 174.2 90.3 122.5 Số ngày 7 ngày Thời gian Tháng 5, 6 và 7 Hình thế 2: Rìa phía Nam của rãnh áp thấp có trục qua T.T. Bộ nối với tâm ATNĐ trên khu vực giữa và Nam Biển Đông, kết hợp với gió tây nam có cường độ mạnh (Tổng số có 10 đợt trong chuỗi số liệu được thống kê) Trạm Đà Lạt Lạc Dương Suối Vàng Liên Khương Thanh Bình Nam Ban Đơn Dương Di Linh Bảo Lộc Đại Nga Đạ Tẻh Đợt Phổ biến 97.3 103.5 92.9 96.9 84.8 73.4 81.4 99.7 201.3 119.2 173.4 Max 70.3 58.8 76.6 115.6 104.5 58.5 74.0 57.0 218.5 67.8 127.6 Số ngày 7 ngày Thời gian Tháng 7, 8 và 9 Hình thế 3: Rìa phía Nam của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung và Nam Trung Bộ kết hợp với đới gió tây nam có cường độ mạnh (Tổng số có 12 đợt trong chuỗi số liệu được thống kê) Trạm Đà Lạt Lạc Dương Suối Vàng Liên Khương Thanh Bình Nam Ban Đơn Dương Di Linh Bảo Lộc Đại Nga Đạ Tẻh Đợt Phổ biến 101.0 95.2 99.0 70.9 71.8 90.9 61.5 107.1 207.1 138.3 201.2 Max 55.0 55.7 68.2 61.1 58.5 103.7 82.9 47.5 97.0 70.7 129.4 Số ngày 11 ngày Thời gian Tháng 7, 8, 9 Hình thế 4: Rìa phía Nam của dải HTNĐ có trục ngang qua Trung Bộ nối với tâm ATNĐ trên khu vực giữa và Nam Biển Đồng, kết hợp với đới gió tây nam có cường độ mạnh (Tổng số có 20 đợt trong chuỗi số liệu được thống kê) Trạm Đà Lạt Lạc Dương Suối Vàng Liên Khương Thanh Bình Nam Ban Đơn Dương Di Linh Bảo Lộc Đại Nga Đạ Tẻh Đợt Phổ biến 130.1 147.2 130.4 108.1 96.8 117.0 84.0 126.2 241.3 163.3 228.7 Max 88.7 129.2 70.6 97.8 79.0 103.7 72.5 68.0 235.7 161.5 204.2 Số ngày 11 ngày Thời gian Tháng 8 và 9 Hình thế 5: Rìa xa phía Nam của rãnh áp thấp có trục ngang qua Bắc bộ, kết hợp với đới gió tây nam có cường độ trung bình (Tổng số có 24 đợt trong chuỗi số liệu được thống kê) Trạm Đà Lạt Lạc Dương Suối Vàng Liên Khương Thanh Bình Nam Ban Đơn Dương Di Linh Bảo Lộc Đại Nga Đạ Tẻh Đợt Phổ biến 63.7 64.6 54.1 47.9 51.8 80.9 55.7 65.3 106.7 82.5 122.8 Max 66.7 50.5 64.0 59.2 83.0 87.8 71.0 66.0 72.1 161.5 142.7 Số ngày 8 ngày Thời gian Tháng 6, 7 và 8 26 Hình thế 6: Rìa phía Bắc của rãnh áp thấp có trục qua Nam bộ (nối với tâm ATNĐ trên khu vực giữa và Nam Biển Đông), kết hợp với gió tây nam có cường độ mạnh (Tổng số có 21 đợt trong chuỗi số liệu được thống kê) Trạm Đà Lạt Lạc Dương Suối Vàng Liên Khương Thanh Bình Nam Ban Đơn Dương Di Linh Bảo Lộc Đại Nga Đạ Tẻh Đợt Phổ biến 81.3 88.6 62.5 89.3 94.9 78.7 63.8 68.9 110.7 120.7 95.1 Max 62.4 63.2 56.8 79.8 212.5 125.7 62.1 67.4 93.2 98.0 83.7 Số ngày 9 ngày Thời gian Tháng 8, 9, 10 và 11 Hình thế 7: Rìa phía Nam của rãnh áp thấp có trục ngang qua Bắc bộ nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, kết hợp với đới gió tây nam có cường độ trung bình đến mạnh (Tổng số có 18 đợt trong chuỗi số liệu được thống kê) Trạm Đà Lạt Lạc Dương Suối Vàng Liên Khương Thanh Bình Nam Ban Đơn Dương Di Linh Bảo Lộc Đại Nga Đạ Tẻh Đợt Phổ biến 58.9 66.6 52.2 46.1 57.9 60.8 44.5 59.8 82.0 56.8 111.1 Max 72.5 76.2 74.1 78.6 95.5 52.2 38.0 67.3 73.6 69.2 95.0 Số ngày 8 ngày Thời gian Tháng 6 và 7 Hình thế 8: Rìa phía Nam của rãnh thấp có trục ngang qua Bắc bộ nối với tâm ATNĐ trên khu vực giữa Biển Đông, kết hợp với đới gió tây nam có cường độ mạnh (Tổng số có 15 đợt trong chuỗi số liệu được thống kê) Trạm Đà Lạt Lạc Dương Suối Vàng Liên Khương Thanh Bình Nam Ban Đơn Dương Di Linh Bảo Lộc Đại Nga Đạ Tẻh Đợt Phổ biến 55.4 58.3 42.7 59.7 49.3 46.7 41.3 55.4 110.6 72.9 119.8 Max 67.9 75.0 77.1 114.2 100.5 62.4 133.5 98.5 99.2 78.6 110.4 Số ngày 8 ngày Thời gian Tháng 7 và 8 Hình thế 9: Rìa phía Đông Nam vùng áp thấp phía tây mở rộng sang phía Đông, kết hợp với rìa phía Tây của lưỡi áp cao cận nhiệt đới trên cao (Tổng số có 23 đợt trong chuỗi số liệu được thống kê) Trạm Đà Lạt Lạc Dương Suối Vàng Liên Khương Thanh Bình Nam Ban Đơn Dương Di Linh Bảo Lộc Đại Nga Đạ Tẻh Đợt Phổ biến 53.2 68.1 39.2 44.6 43.4 35.2 27.8 39.0 58.6 61.0 43.4 Max 78.0 91.3 53.1 62.7 89.0 71.5 40.0 58.4 95.1 96.5 79.3 Số ngày 5 ngày Thời gian Tháng 3, 4 và 5 Hình thế 10: Hoàn lưu phía Tây của cơn bão hoạt động trên khu vực giữa và Nam Biển Đông, kết hợp với đới gió tây nam có cường độ mạnh (Tổng số có 16 đợt trong chuỗi số liệu được thống kê) Trạm Đà Lạt Lạc Dương Suối Vàng Liên Khương Thanh Bình Nam Ban Đơn Dương Di Linh Bảo Lộc Đại Nga Đạ Tẻh Đợt Phổ biến 87.8 74.9 86.4 56.3 68.4 82.8 70.0 60.6 96.6 68.6 86.2 Max 113.9 80.1 83.5 109.7 103.0 66.0 86.5 66.4 157.4 53.0 146.7 Số ngày 5 ngày Thời gian Tháng 9, 10 và 11 27 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích Thực hiện trên cơ sở thống kê, tổng hợp và kế thừa bổ sung, thu thập các nguồn tài liệu. Xử lý, phân tích, kiểm tra và tổng hợp một cách chọn lọc, đánh giá và sử dụng cho yêu cầu, mục đích nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng sau khi tất cả các nguồn số liệu thu thập được hoàn tất và đã có đủ dữ liệu để phân tích và đánh giá. Đầu tiên, các phương pháp tính toán đã được sử dụng để tìm ra các đặc trưng KTTV hoặc tính bất thường trong chuỗi số liệu nhận được. Dựa trên các kết quả này, phương pháp phân tích, xử lý và tổng hợp dữ liệu đã được sử dụng để đưa ra các kết luận và nhận định về loại hình thiên tai hạn hán và mưa lớn ở tỉnh Lâm Đồng. Từ những kết quả nghiên cứu của các đề tài đã nói ở trên, Luận vĕn đã kế thừa số liệu, một số nội dung và phương pháp luận như: - Số liệu về khí tượng thủy vĕn của các trạm cơ bản trong tỉnh Lâm Đồng từ nĕm 1995-2017 để phục vụ cho việc đánh giá thực trạng và lựa chọn cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán và mưa lớn có nguồn gốc khí tượng thủy vĕn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; - Kết quả phân vùng và tiểu vùng khí hậu, thuỷ vĕn tỉnh Lâm Đồng cùng các đặc trưng cơ bản của các yếu tố khí tượng thủy vĕn trong từng vùng và tiểu vùng phục vụ cho việc đánh giá thực trạng và lựa chọn cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán và mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; - Các kết quả nghiên cứu về lũ, lụt và hạn hán này phục vụ cho việc đánh giá thực trạng và lựa chọn cấp độ rủi ro thiên tai theo Quyết định 44/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ do hạn hán và mưa lớn của từng vùng khác nhau trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; - Các dữ liệu có liên quan và số liệu KTTV đã được thu thập, xử lý từ các đề tài trước sẽ được khai thác tối đa để tránh những sai sót đáng tiếc. 2.1.2. Phương pháp khảo sát thực địa Phương pháp này được áp dụng để tiến hành lấy thông tin về tình hình thiệt hại do hạn hán, mưa lớn gây ra, hiện trạng hạn hán, mưa lớn đã và đang xảy ra trên khu vực tỉnh Lâm Đồng, làm cơ sở cho việc đánh giá độ chính xác và tính phù hợp của các kết quả, kết luận trong khi nghiên cứu. Để có số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, Luận vĕn đã tiến hành điều tra khảo sát về tình hình kinh tế-xã hội và thiên tai do mưa lớn và hạn hán ở các huyện và thành phố trong tỉnh Lâm Đồng, cụ thể: 28 - Thiết kế 2 mẫu phiếu và tiến hành điều tra khảo sát về tình hình kinh tế- xã hội với 2 chỉ tiêu, và điều tra khảo sát về 2 loại hình thiên tai là mưa lớn và hạn hán với 6 chỉ tiêu. - Tuy nhiên, tùy theo tình hình thực tế, tùy theo từng khu vực chịu ảnh hưởng nhiều hoặc thiệt hại lớn bởi thiên tai thì chỉ tiêu cũng như số phiếu của khu vực đó sẽ được tập trung và điều tra khảo sát cũng như phân tích nhiều hơn để đánh giá một cách đầy đủ và khách quan hơn. Bên cạnh đó Luận vĕn cũng đồng thời tiến hành khảo sát và tìm hiểu công tác phòng chống thiên tai của các địa phương trong thời gian qua nhằm đánh giá thực trạng công tác này ở các địa phương. Từ kết quả nghiên cứu từng yếu tố gây nên, tiến hành tổng hợp lại để có cái nhìn đầy đủ hơn về rủi ro thiên tai gây ra cho từng vùng khác nhau trong tỉnh. 2.1.3. Một số phương pháp khác - Phương pháp chuyên gia: Được thực hiện thông qua trao đổi xin ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia trong một số lĩnh vực nghiên cứu để có những phương pháp luận tốt nhất. - Phương pháp tham vấn cộng đồng: Để lấy thông tin từ nhiều người dân ở các khu vực thường xảy ra thiên tai dựa vào các câu hỏi điều tra cụ thể để bổ sung cho việc đánh giá và phân tích một cách khách quan hơn về rủi ro thiên tai do hạn hán và mưa lớn. Bên cạnh đó, phương pháp tham vấn cộng đồng còn được dùng trong Luận vĕn này để hoàn thiện và kiểm chứng lại các số liệu, tình hình kinh tế-xã hội, tài nguyên môi trường ở các khu vực tỉnh Lâm Đồng. 2.1.4. Phương pháp xác định rủi ro thiên tai Dùng phương pháp luận để đánh giá hiện trạng của các cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán và mưa lớn dựa theo Quyết định 44/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết định này, cách phân cấp đối với từng loại thiên tai, cĕn cứ vào cường độ, phạm vi ảnh hưởng, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả nĕng thiệt hại của thiên tai. Do đó, Luận vĕn tính toán mức độ hiểm họa do hạn hán và mưa lớn như sau: Tính toán hiểm họa do hạn hán chủ yếu dựa trên cơ sở tính toán theo chỉ tiêu hạn hán KTTV. Đánh giá sơ bộ về mức độ ảnh hưởng của hạn hán đến diện tích cây trồng thời gian qua. Từ đó tính toán xác định nguy cơ cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán. Tính toán hiểm họa do mưa lớn trên cơ sở tính toán theo chỉ tiêu phân cấp mưa lớn, tần suất mưa lớn,kết hợp với việc phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của mưa lớn đến đời sống sinh hoạt và cơ sở hạ tầng của các địa phương trong thời gian qua. Từ đó tính toán xác định nguy cơ cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn. 29 Đánh giá công tác phòng chống thiên tai của các cấp, các ngành và từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh BĐKH. Tính hiểm họa (H) được tính theo công thức: H = P x F x I x EA Trong đó: H: hiểm họa P: tần suất xảy ra F: khả nĕng xảy ra trong tương lai I: cường độ EA: phạm vi ảnh hưởng Tần suất P: chia ra các cấp tần suất xảy ra thấp, trung bình, cao P thấp = 1 (P = 8 - 15%) P T.bình = 3 (P = 16 - 23%) P cao = 5 (P = 24 - 30%) Giả thiết F: Theo kịch bản BĐKH áp dụng cho phát thải trung bình (RCP4.5) nĕm 2016 [2], vào giữa thế kỷ, nhiệt độ trung bình mùa khô tại Lâm Đồng tĕng trung bình 1,50C so với thời kỳ cơ sở 1986-2005, lượng mưa mùa khô giảm 1,1%; đến cuối thế kỷ, mức biến thiên nhiệt độ trung bình mùa khô có thể tĕng 1,90C, lượng mưa mùa khô tĕng 6,1%. Lượng mưa trung bình mùa mưa vào giữa thế kỷ tại Lâm Đồng tĕng trung bình 4,6%, lượng mưa 1 ngày lớn nhất trung bình có xu thế tĕng phổ biến từ 10÷20%; đến cuối thế kỷ, mức biến thiên lượng mưa trung bình mùa mưa tĕng ít hơn là 4,1%, lượng mưa 1 ngày lớn nhất trung bình có xu thế tĕng phổ biến từ 10÷40%. Tính F = Pquá khứ x mức biển đổi, tính được giá trị tần suất xảy ra trong tương lai. Đối với hiểm họa do hạn hán, tính I và EA theo các chỉ tiêu phân cấp hạn KTTV ở bảng 2.1, [4]. Bảng 2.1 - Tổng hợp các chỉ tiêu phân cấp hạn TT Loại Chỉ tiêu Công thức Thời đoạn Ngưỡng Ghi chú 1 Hạn không khí Thiếu hụt mưa %100. O O X XXD  3 tháng Theo Cục Khí tượng Trung Quốc và nhiều nơi khác 2 2 tháng 3 Chỉ số ẩm mam Z XK  Trung bình nhiều nĕm 4/3 1 2/3 1/3 Rừng ẩm Chuyển tiếp Rừng - Thảo nguyên Thảo nguyên ôn đới Thảo nguyên khô hạn <25 255 0 >5070 hạn nặng rất nặng < 5080 > 80 hạn hán Hạn rất nặng 30 4 Chỉ số khô am m kho KX Z K 1 1 nĕm, 1 tháng 7 Rất ẩm ẩm Khô Rất khô Hạn 5 Hệ số thuỷ nhiệt   OT X K 101.0 1 tháng < 0.4 0.40.5 0.50. 6 0.60. 8 0.81 Hạn rất nặng Hạn nặng Hạn vừa Hạn nhẹ Bắt đầu khô 6 Tổ hợp ẩm A(%), nhiệt độ T(O), tốc độ gió U (m/s)  UTA Ngày A < 55% T  35O U  5 m/s Trạng thái không khí: Rất khô nóng, hạn không khí ở miền Trung gọi là thời tiết gió Tây khô nóng 7 Hạn khí tượng Chỉ số gió mùa     jk k thangi thangi ii XwGMI 1 tháng, 1 vụ sản xuất > 80 4180 2140 1120 < 10 úng Bình thườn g Hạn vừa Hạn nặng Hạn thiên tai 8 Tổng hợp Chỉ số Palmer   LRORExPKPDSI jjjjj   j: thời đoạn tính toán; P,E,R,RO,L: Lượng nước thực tế, luợng bốc hơi, hút từ đất, dòng chảy, tổn thất thời đoạn j;  ,,, - Hệ số gia quyền tương ứng thành phần trên +0.4  -0.44 - 0.45 -0.99 -1.0  -1.99 -2.0  -2.99 -3.0  -3.99 < -4.0 Bình thườ ng Bắt đầu hạn Hạn nhẹ Hạn vừa Hạn nặng Hạn rất nặng 9 Hạn thuỷ vĕn Hệ số cạn oi j can QQ Q K 1 10 ngày <0.5 0.5  0.7 >0.7 jQ , iQ , oQ - Lưu lượng TB thời đoạn j, TB nĕm i có thời đoạn j và trung bình nhiều nĕm. Bình thừơn g Cạn nhẹ Cạn nặng 10 Hệ số hạn cankhohan KKK . 10 ngày =0,5 0.5 0.6 0.6 0.8 0.8 0.95 0.951 Dấu hiệu hạn Hạn nhẹ Hạn vừa Hạn nặng Hạn đặc biệt Hệ số khô 10 ngày K t X t Zm t t X t Zm t Zm t t X t Zm t Zm t Zm tkho                 1 1 1 1 2 1 1 2 1 3 1 2   ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) / ( ( ) ( )) ( ) ( ) / ( ( ) ( ) ( )) a(t) = 1.0, a(t-1) = 0.5, a(t-2) = 0.25 Hệ số thuỷ nhiệt cải biên i n i m n i i Z X K     1 1 1 ngày Chú dẫn: Xo - Trị số lượng mưa trung bình nhiều nĕm cùng thời kỳ Với phạm vi ảnh hưởng EA, chia sự ảnh hưởng của hạn hán theo chỉ tiêu phân cấp mức độ hạn cho Lâm Đồng [4]: Ảnh hưởng ít khi: Khạn = 0,5 : Dấu hiệu sinh hạn 0,5 < Khạn  0,6 : Hạn nhẹ Ảnh hưởng trung bình khi: 0,6 < Khạn  0,8 : Hạn vừa 0,8 < Khạn  0,95 : Hạn nặng Ảnh hưởng cao khi: 0,95 < Khạn  1 : Hạn đặc biệt 31 Đối với hiểm họa do mưa lớn, tính I và EA, tính tương tự như với tần suất, bao gồm: số liệu quan trắc quá khứ và số liệu dự báo cho tỉnh Lâm Đồng. Cường độ I: Với lượng mưa ngày và trận Mưa nhỏ = 1 với lượng mưa 50 - 100mm (1 ngày), 100 - 200mm (3 ngày), 200 - 300mm (5 ngày); Mưa vừa = 3 với lượng mưa 100 - 200mm (1 ngày), 200 - 400mm (3 ngày), 300 - 500mm (5 ngày); Mưa lớn = 5 với lượng mưa > 200mm (1 ngày), > 400mm (3 ngày), > 500mm (5 ngày). 2.2. Nguồn số liệu 2.2.1. Tình hình số liệu nghiên cứu Nguồn số liệu tại các trạm khí tượng thủy vĕn cơ bản trong tỉnh Lâm Đồng từ nĕm 1995-2017. Với chuỗi tài liệu tính toán khá dài đảm bảo độ tin cậy. Tuy nhiên cũng có một số trạm chỉ tham khảo, do thời kỳ đo đạc ngắn. Ngoài ra còn sử dụng các số liệu đã được tiến hành khảo sát về khí tượng tại các huyện Đam Rông, Đơn Dương, Di Linh và Đa Huoai. Số liệu khảo sát thủy vĕn tại các huyện Lạc Dương, Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm và Đa Huoai trong đề tài nghiên cứu khoa học [3, 4, 10] để tham khảo thêm về tình hình khí tượng thủy vĕn tại một số huyện không có trạm cơ bản. Số liệu hạn hán, mưa lớn và tình hình thiệt hại đã tiến hành thu thập và điều tra tất cả các huyện thị toàn tỉnh Lâm Đồng với thời gian từ 1990-2016. Dữ liệu về kinh tế-xã hội được tiến hành thu thập theo các báo cáo kinh tế- xã hội nĕm 2015 và 2016 của các huyện, thị và thành phố. 2.2.2. Mạng lưới trạm khí tượng thủy vĕn 2.2.2.1. Mạng lưới trạm khí tượng và trạm đo mưa (Bảng 2.2 và 2.3) Trạm Khí tượng: Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 4 trạm khí tượng: Đà Lạt, Liên Khương, Bảo Lộc và Cát Tiên quan trắc đầy đủ các yếu tố như mưa, bốc hơi, nhiệt độ, độ ẩm, gió và một số yếu tố khác, có thời gian quan trắc trên 30 nĕm, riêng trạm khí tượng Cát Tiên mới được xây dựng và đưa vào hoạt động từ nĕm 2011. Trạm đo mưa: Ngoài những trạm khí tượng, thủy vĕn cơ bản ra thì toàn tỉnh có 8 trạm đo mưa khác nằm rải rác các huyện trong tỉnh (Bảng 2.3). 2.2.2.2 Mạng lưới trạm thủy vĕn (Bảng 2.4) Trong tỉnh Lâm Đồng có 3 trạm thủy vĕn đó là: trạm Thanh Bình, trạm Đại Ninh và trạm Đại Nga. Trạm thủy vĕn Thanh Bình là trạm cấp 2, đặt trên sông Cam Ly, thuộc hệ thống sông Đồng Nai, có số liệu đầy đủ từ nĕm 1980 đến nay, trạm quan trắc mực nước, lưu lượng và một số yếu tố khác. 32 Trạm thủy vĕn Đại Ninh là trạm cấp 3, đặt trên sông Đa Nhim, cách cầu Đại Ninh khoảng 500m về phía hạ lưu. Có số liệu đầy đủ từ nĕm 1985 đến nay. Trạm quan trắc mực nước và một số yếu tố khác. Trạm thủy vĕn Đại Nga là trạm cấp 2, đặt trên sông La Ngà, có số liệu đầy đủ từ 1980 đến nay. Trạm quan trắc mực nước, lưu lượng và một số yếu tố khác. Bảng 2.2 - Danh sách các trạm khí tượng trong tỉnh Lâm Đồng TT Tên Trạm Tỉnh Vị trí địa lý Thời kỳ quan trắc Vĩ độ Kinh độ 1 Đà Lạt Lâm Đồng 11o56’02”N 108o27’01”E 1928 - nay 2 Liên Khương Lâm Đồng 11o45’00”N 108o23’08”E 1949 - nay 3 Bảo Lộc Lâm Đồng 11o32’05”N 107o49’00”E 1962 - nay 4 Cát Tiên Lâm Đồng 11o33’00”N 107o23’00”E 2011 - nay Bảng 2.3 - Danh sách các trạm đo mưa nhân dân trong tỉnh Lâm Đồng TT Tên Trạm Huyện Vị trí địa lý Thời kỳ quan trắc Vĩ độ Kinh độ 1 Lạc Dương Lạc Dương 12o00’00”N 108o25’00”E 1981 - nay 2 Suối Vàng Lạc Dương 11o59’00”N 108o22’00”E 1981 - nay 3 Đa Nhim Lạc Dương 12o27’00”N 108o35’00”E 1984 - nay 4 Đam Ron Đam Rông 12o10’00”N 108o16’00”E 1986 - nay 5 Nam Ban Lâm Hà 12o10’00”N 108o16’00”E 1981 - nay 6 Thành Mỹ Đơn Dương 11o46’00”N 108o30’00”E 1981 - nay 7 Di Linh Di Linh 11o34’00”N 108o04’00”E 1981 - nay 8 Đạ Tẻh Đạ Tẻh 11o34’00”N 107o34’00”E 1981 - nay Bảng 2.4 - Danh sách các trạm thủy vĕn trong tỉnh Lâm Đồng TT Tên Trạm Huyện Vị trí địa lý Thời kỳ quan trắc Vĩ độ Kinh độ 1 Thanh Bình Đức Trọng 11o46’30’’N 108o18’00’’E 1978 - nay 2 Đại Ninh Đức Trọng 11o42’00”N 108o17’00”E 1981 - nay 3 Đại Nga Bảo Lâm 12o32’00’’N 107o52’24’’E 1978 - nay Nhìn chung hệ thống mạng lưới các trạm quan trắc khí tượng thủy vĕn trong tỉnh Lâm Đồng phân bố tương đối đồng đều. Tuy nhiên trên dòng chính của 33 sông Đồng Nai đoạn từ Đại Ninh đến Tà Lài khoảng 7.000km2 không có một trạm quan trắc thủy vĕn nào (Hình 2.1). 2.2.3. Dữ liệu về hạn hán, mưa lớn và tình hình thiệt hại Dữ liệu về hạn hán được thu thập từ nĕm 1990-2016 và dữ liệu về mưa lớn được thu thập từ nĕm 1999-2016. Các đợt khô hạn và mưa lớn, tình hình thiệt hại được thu thập từ nguồn của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện và tỉnh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên việc thu thập số liệu không được đầy đủ theo như mục tiêu đặt ra. Cụ thể, trong Luận vĕn này chỉ thu thập được tình hình thiệt hại về nông nghiệp của các nĕm bị khô hạn từ nĕm 1990-2016 và thiệt hại về dân sinh, nông nghiệp, do mưa lũ từ 2006-2016. Các thông tin khác như tổn thương về dân sinh, kinh tế-xã hội, môi trường, cơ sở hạ tầng và đánh giá mức độ giảm thiệt hại do chủ động phòng chống, hầu như không có hoặc không đồng bộ. Chính vì vậy, Luận vĕn này chưa đủ cơ sở để tính toán chi tiết về mức độ phơi nhiễm do các hiểm họa này gây ra theo như IPCC. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng ảnh hưởng tới việc xác định chỉ tiêu phân cấp rủi ro thiên tai do hạn hán và mưa lớn cho tỉnh Lâm Đồng. Hình 2.1 - Bản đồ mạng lưới trạm khí tượng thủy vĕn tỉnh Lâm Đồng 34 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá tình hình hạn hán và mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 3.1.1. Hiện trạng về hạn hán 3.1.1.1. Khu vực thành phố Đà Lạt (Bảng 01 và 02 - Phụ lục 1). Thành Phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên với độ cao trung bình 1500m so với mặt nước biển, diện tích tự nhiên là 393,29km2. Tình hình hạn: Qua thống kế số liệu về tình hình hạn hán từ nĕm 1990 đến 2016 cho thấy, thời gian xuất hiện hạn ở thành phố Đà Lạt chủ yếu từ đầu tháng 02 đến tháng 3, chủ yếu hạn ảnh hưởng tới cây trồng. Những nĕm có hạn xảy ra là các nĕm: 1990, 1991, 1992, 1995, 1996, 1997, 1999, 2002, 2004, 2006, 2007, 2011, 2015 và 2016. Diện tích bị thiệt hại: - Đối với cây cà phê: Diện tích bị mất trắng khoảng 649ha, chiếm 25% tổng diện tích canh tác. Hạn nặng xảy ra vào các nĕm 1990, 1991, 1992, 1995, 1996, 1997, 1999, 2002, 2004, 2006, 2007, 2011, 2016. Nĕm bị thiệt hại nhiều nhất là 1990, 1995, 1997 tỷ lệ diện tích bị mất trắng chiếm tới 40% diện tích canh tác. Hình 3.1 - Mực nước hồ Tuyền Lâm tại thành phố Đà Lạt bị cạn (2010) - Đối với cây hoa màu: Thời gian hạn chủ yếu tập trung tháng 02 và tháng 3. Diện tích bị hạn khoảng 408ha, chiếm 8% tổng diện tích canh tác. Hạn nặng đối với hoa màu xảy ra vào các nĕm 1990, 1991, 1992, 1993, 1996, 1997, 1999, 2002, 2004, 2006, 2007, 2008, 2009, 2012. Các nĕm bị thiệt hại nhiều nhất là 1997, 2006, 2007 và 2016 tỷ lệ diện tích bị mất trắng chiếm từ 46%. 3.1.1.2. Khu vực huyện Lạc Dương (Bảng 03 - Phụ lục 1). Lạc Dương là huyện miền núi có địa hình tương đối phức tạp dạng đồi núi cao và thung lũng xen lẫn, với diện tích tự nhiên khoảng 130.963ha. 35 Tình hình hạn: Do huyện Lạc Dương được tách ra thành 2 huyện từ nĕm 2005 là huyện Lạc Dương và huyện Đam Rông, nên việc thống kê số liệu không được đầy đủ chỉ tính từ nĕm 2005-2016 có các nĕm hạn chủ yếu xảy ra vào vụ Đông xuân sau đây: Nĕm 2000, 2001, 2002, 2003, 2005, 2006, 2007, 2008, 2016. Các nĕm hạn ở trên đều xuất hiện 1 đợt hạn, kéo dài phổ biến từ tháng 01 đến tháng 3. Diện tích bị thiệt hại: Diện tích bị hạn phổ biến là 362ha. Tỷ lệ diện tích những nĕm bị hạn ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như nĕng suất của cây trồng mỗi vụ sản xuất chiếm khoảng từ 7 đến 10% diện tích canh tác. Những nĕm hạn nặng là 2002, 2003, 2006, 2007 và 2016 (chiếm từ 10 đến 17% diện tích). 3.1.1.3. Khu vực huyện Đam Rông (Bảng 04 và 05 - Phụ lục 1). Huyện Đam Rông có tổng diện tích 89.220ha, địa hình chủ yếu là đồi núi cao và thung lũng, điều kiện khí hậu nhiệt đới của vùng này mát mẻ, ôn hòa thuận lợi cho việc phát triển trồng các loại cây công nghiệp, hoa màu và cây lương thực. Tình hình hạn: Do huyện được tách ra từ nĕm 2005 nên số liệu thống kê cũng không được đầy đủ, chỉ tính từ nĕm 2005-2016 có các nĕm hạn chủ yếu là vụ Đông xuân 2010, 2012, 2013, 2014, 2016 tập trung chủ yếu từ tháng 12 đến tháng 3 nĕm sau. Các nĕm hạn ở trên đều xuất hiện 1 đợt hạn. Diện tích bị thiệt hại: Đối với cây lúa và ngô diện tích bị hạn trung bình khoảng 45ha, chiếm 3% tổng diện tích canh tác. Nĕm bị thiệt hại nhiều nhất là 2010, 2013, 2014 và 2016 với diện tích hạn từ 100 - 200ha, chiếm từ 7 đến 14% diện tích canh tác. Thiệt hại đối với cây cà phê: Diện tích bị hạn khoảng 433ha, chiếm 60% tổng diện tích canh tác. Các nĕm bị thiệt hại nhiều nhất là 2013, 2014 và 2016 với diện tích hạn từ 500ha, chiếm 67% diện tích canh tác. 3.1.1.4. Khu vực huyện Đơn Dương (Bảng 06, 07, 08 và 09 - Phụ lục 1). Đơn Dương là một huyện nằm ở phía Đông của tỉnh có độ cao địa hình từ 500-1000m so với mặt nước biển, với diện tích tự nhiên 61.000ha. Đây là một trong những huyện có tổng lượng mưa nĕm thấp nhất trong tỉnh, do mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm. Nên hàng nĕm thường xảy ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sinh hoạt của người dân trong vùng. Tình hình hạn: Theo số liệu thống kê từ nĕm từ 1990 - 2016, các nĕm xảy ra hạn đáng kể là 1991, 1998, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2011, 2012, 2013, 2015 và 2016. Các nĕm hạn ở trên xuất hiện từ 1 - 2 đợt hạn. Đợt hạn thứ nhất trong nĕm xảy ra vào thời kỳ vụ Đông xuân thời gian bắt đầu từ tháng 02 đến cuối tháng 4; xảy ra vào các nĕm 2001, 2002, 2003, 2005, 2011, 2012, 2013, 2015 và 2016. 36 Đợt hạn thứ hai trong nĕm là thời kỳ vụ Hè...5 / / 215 30 429 1993 T1 - T3 730 / / 146 20 292 1994 T2 - T4 740 / / 148 20 296 1995 T2 - T4 1253 / / 501 40 1000 1996 T2 - T3 1270 / / 381 30 762 1997 T2 - T4 1850 / / 740 40 1480 1998 T12 - T2 1890 / / 378 20 756 1999 T2 - T4 1926 / / 578 30 1155 2000 T1 - T3 4110 / / 822 20 1644 2001 T2 - T3 3956 / / 791 20 1582 2002 T2 - T4 3705 / / 1112 30 2223 2003 T12 - T3 3755 / / 751 20 1502 2004 T12 - T2 3618 / / 1085 30 2170 2005 T12 - T3 3732 / / 746 20 1493 2006 T1 - T4 3808 / / 1142 30 2285 2007 T12 - T2 4065 / / 813 20 1626 2008 T2 - T3 3878 / / 388 10 775 2009 T2 - T3 4005 / / 801 20 1602 2010 T12 - T2 4233 / / 423 10 846 2011 T1 - T3 4375 / / 1313 30 2625 2012 T12 - T2 4035 / / 807 20 1614 2013 T2 - T3 4376 / / 875 20 1750 2014 2015 2016 735 7348 TB / 2815 / / 649 25 533 Bảng 02 - Thống kê hạn thành phố Đà Lạt Nĕm VỤ ĐÔNG XUÂN (THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4): RAU HOA MÀU Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1990 T2 - T4 2000 300 15 1200 60 540 1991 T2 - T3 1927 150 8 964 50 225 1992 T2 - T3 2116 300 14 1058 50 450 1993 T1 - T3 2240 400 18 896 40 480 1994 T2 - T4 2628 200 8 Bỏ hoang / / 1995 T2 - T4 3114 200 6 Bỏ hoang / / 1996 T2 - T3 3470 500 14 1388 40 600 1997 T2 - T4 3414 500 15 2048 60 900 1998 T12 - T2 4969 200 4 1988 40 240 1999 T2 - T4 5740 350 6 2870 50 525 2000 T1 - T3 6434 300 5 1930 30 270 2001 T2 - T3 6676 700 10 2003 30 630 2002 T2 - T4 6764 500 7 2029 30 450 70 2003 T12 - T3 7028 200 3 2108 30 180 2004 T12 - T2 7176 400 6 2870 40 480 2005 T12 - T3 7466 250 3 2240 30 225 2006 T1 - T4 9271 2300 25 7417 80 5500 2007 T12 - T2 8404 500 6 5883 70 1000 2008 T2 - T3 8377 600 7 Bỏ hoang / / 2009 T2 - T3 8400 400 5 Bỏ hoang / / 2010 T12 - T2 8622 350 4 Bỏ hoang / / 2011 T1 - T3 7200 150 2 Bỏ hoang / / 2012 T12 - T2 6725 80 1 Bỏ hoang / / 2013 T2 - T3 7859 200 3 Bỏ hoang / / 2014 2015 2016 170 3401 TB / 5751 408 8 2431 45 / Bảng 03 - Thống kê hạn huyện Lạc Dương Nĕm VỤ ĐÔNG XUÂN (THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4): CÁC LOẠI CÂY TRỒNG Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2000 T1 - T3 5844 351 8 0 Chưa 2001 T2 - T3 6538 327 7 0 Tách 2002 T2 - T4 7227 578 12 0 Huyện 2003 T12 - T3 7916 633 12 0 2004 T12 - T2 8605 516 6 0 2005 T12 - T2 4506 315 7 0 / 2006 T12- T2 4512 541 17 0 / 2007 T12 - T2 4512 541 10 0 / 2008 T12 - T1 4536 363 7 0 / 2009 T2 - T4 4559 273 6 0 / 2010 T12 - T2 4865 243 5 0 / 2011 T1 - T3 5027 151 3 0 / 2012 T12 - T2 5298 120 2 0 / 2013 T2 - T3 5342 120 2 0 / TB / 5663 362 7 Bảng 04 - Thống kê hạn huyện Đam Rông Nĕm VỤ ĐÔNG XUÂN (THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4): LÚA + NGÔ Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2005 / 1400 0 0 0 0 0 2006 / 0 0 0 0 0 2007 / 0 0 0 0 0 2008 / 0 0 0 0 0 2009 / 0 0 0 0 0 2010 T1 - T3 1400 100 7 0 0 Giảm nĕng suất 2011 / 0 0 0 0 0 2012 / 0 0 0 0 0 2013 T1 - T3 1400 150 11 0 0 Giảm nĕng suất 2014 T1 - T3 1400 200 14 0 0 Giảm nĕng suất 2015 2016 40.6 107.5 1576 TB / 1400 150 11 71 Bảng 05 - Thống kê hạn huyện Đam Rông Nĕm VỤ ĐÔNG XUÂN (THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4): CÂY CÀ PHÊ Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2005 5300 / / / / 2006 5300 / / / / 2007 5300 / / / / 2008 5300 / / / / 2009 5300 / / / / 2010 5300 / / / / 2011 5300 / / / / 2012 T12 - T2 6500 300 46 / / 360 2013 T2 - T3 7500 500 67 / / 700 2014 T12 - T2 7500 500 67 / / 700 2015 2016 454 4589 TB / 5860 433 60 1587 Bảng 06 - Thống kê hạn huyện Đơn Dương Nĕm HẠN CÂY LƯƠNG THỰC: LÚA + NGÔ Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1990 / 5462 0 0 / 1991 T1 - T4, T8 5347 650 12 0 / 1992 / 5112 0 0 / 1993 / 4806 0 0 / 1994 / 4841 0 0 / 1995 / 5152 0 0 / 1996 / 5524 0 0 / 1997 / 5633 0 0 / 1998 T6 6257 360 6 0 / 1999 T7, 8 6219 700 11 130 2 / 2000 T1 - T4 6305 0 1583 25 / 2001 T3, T7,T8 6225 3305 53 460 7 / 2002 T6 - T8 6217 710 11 197 3 / 2003 T3 - T4 6482 312 5 358 6 / 2004 T1 - T2,T8 - T9 6670 900 13 233 3 / 2005 T1 - T4 6045 660 11 0 / 2006 / 5950 0 0 / 2007 / 5849 0 0 / 2008 / 6174 0 0 / 2009 / 6314 0 0 / 2010 / 5446 0 0 / 2011 T2 - T3 5447 80 1 0 / 2012 T2 - T3 5268 67 1 0 / 2013 T3 - T4 4593 25 1 0 / 2014 2015 2016 T12 - T4 1 50 TB / 5722 31 11 123 8 50 72 Bảng 07 - Thống kê hạn huyện Đơn Dương Nĕm VỤ ĐÔNG XUÂN (TỪ THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4): CÀ PHÊ, DÂU TẰM, TIÊU, MÍA, THUỐC LÁ Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1990 / 2580 0 0 / 1991 / 2758 0 0 / 1992 / 2750 0 0 / 1993 / 2670 0 0 / 1994 / 2670 0 0 / 1995 / 2415 0 0 / 1996 / 2190 0 0 / 1997 / 2016 0 0 / 1998 / 2070 0 0 / 1999 / 2150 0 0 / 2000 / 2202 0 0 / 2001 / 1534 0 0 / 2002 T2 - T4 1406 250 18 70 5 / 2003 / 1337 0 0 / 2004 / 1202 0 0 / 2005 / 1173 0 0 / 2006 / 1157 0 0 / 2007 / 972 0 0 / 2008 / 984 0 0 / 2009 / 1052 0 0 / 2010 / 1173 0 0 / 2011 / 1556 0 0 / 2012 / 1607 0 0 / 2013 / 1669 0 0 / 2014 2015 2016 TB / 1804 18 3 5 / Bảng 08 - Thống kê hạn huyện Đơn Dương Nĕm VỤ ĐÔNG XUÂN (THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4): CÂY LÚA Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1990 / 1991 520 0 0 / 1992 547 0 0 / 1993 403 0 0 / 1994 450 0 0 / 1995 460 0 0 / 1996 417 0 0 / 1997 484 0 0 / 1998 589 0 0 / 1999 656 0 0 / 2000 T1 - T4 744 54 7 0 / 2001 786 0 0 / 2002 780 0 0 / 2003 T1 - T4 811 412 51 97 12 / 2004 779 0 0 / 2005 T1 - T3 566 400 71 233 41 / 2006 680 0 0 / 2007 640 0 0 / 2008 740 0 0 / 73 2009 917 0 0 / 2010 910 0 0 / 2011 922 0 0 / 2012 928 0 0 / 2013 845 0 0 / 2014 2015 2016 21 495 TB / 677 38 43 15 7 495 Bảng 09 - Thống kê hạn huyện Đơn Dương Nĕm VỤ HÈ THU (THÁNG 5 ĐẾN THÁNG 10): CÂY LÚA Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1990 / / 1991 / 2920 0 0 / 1992 / 2633 0 0 / 1993 / 2835 0 0 / 1994 / 2841 0 0 / 1995 / 3201 0 0 / 1996 / 2862 0 0 / 1997 / 3195 0 0 / 1998 / 3262 0 0 / 1999 / 3310 0 0 / 2000 T7 3378 2320 69 1243 37 / 2001 T6 - T7 3426 710 21 460 13 / 2002 3020 0 0 / 2003 T7 - T9 3599 900 25 358 10 / 2004 3565 0 0 / 2005 / 3487 0 0 / 2006 / 3215 0 0 / 2007 / 3350 0 0 / 2008 / 3366 0 0 / 2009 / 3370 0 0 / 2010 / 3205 0 0 / 2011 / 3110 0 0 / 2012 / 2990 0 0 / 2013 / 2797 0 0 / 2014 TB / 3171 171 38 90 20 / Bảng 10 - Thống kê hạn huyện Đức Trọng Nĕm VỤ ĐÔNG XUÂN (THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4): CÂY HOA Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2006 T12 - T2 435 / / 90 21 / 2007 463 / / 0 / / 2008 499 / / 0 / / 2009 560 / / 0 / / 2010 639 / / 0 / / 2011 545 / / 0 / / 2012 522 / / 0 / / 2013 529 / / 0 / / 2014 2015 2016 400 20000 TB / 510 / / 11 21 2000 74 Bảng 11 - Thống kê hạn huyện Đức Trọng Nĕm VỤ ĐÔNG XUÂN (THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4): CÂY LÚA Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2006 T12 - T3 928 / 73 8 / 2007 T1 - T4 579 / 78 13 / 2008 T12 - T4 720 / 43 6 / 2009 T12 - T2 866 / 28 3 / 2010 T12 - T4 818 / 21 3 / 2011 T1 - T4 987 / 22 2 / 2012 T1 - T3 1003 / 7 1 / 2013 / 967 / 0 0 / 2014 2015 2016 108 324 TB / 859 / / 42 5 324 Bảng 12 - Thống kê hạn huyện Đức Trọng Nĕm VỤ HÈ THU (THÁNG 5 ĐẾN THÁNG 10): CÂY LÚA Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2006 T7 3886 / 695 8 / 2007 T6 3846 / 76 2 / 2008 T6 3666 / 245 7 / 2009 3705 / 0 0 / 2010 T8 3600 / 108 3 / 2011 T6 3502 / 19 1 / 2012 T8 3511 / 25 1 / 2013 3419 / 0 0 / 2014 2015 2016 TB / 3642 / / 146 3 / Bảng 13 - Thống kê hạn huyện Lâm Hà Nĕm VỤ ĐÔNG XUÂN (THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4): CÂY TRỒNG HÀNG NĔM Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1992 1311 0 0 1993 T1 - T4 1449 350 24 200 14 225 1994 1733 0 0 0 1995 1759 0 0 0 1996 1757 0 0 0 1997 1804 0 0 0 1998 1783 0 0 0 1999 2001 0 0 0 2000 2034 0 0 0 2001 T1 - T4 2241 550 25 480 21 450 2002 T1 - T4 2352 1,200 51 600 26 1,200 2003 2388 0 0 2004 1933 0 0 2005 T1 - T4 1479 620 42 420 28 800 2006 1790 0 0 0 2007 1804 0 0 0 2008 1558 0 0 0 2009 1721 0 0 0 75 2010 1695 0 0 0 2011 1781 0 0 0 2012 1746 0 0 0 2013 1662 0 0 0 2014 T12 - T3 3255 60 2 10 0.3 300 2015 2016 TB / 1871 121 29 86 18 129 Bảng 14: Thống kê hạn huyện Lâm Hà Nĕm VỤ ĐÔNG XUÂN (THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4): CHÈ + CÀ PHÊ + HỒ TIÊU Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1992 6196 0 0 / 1993 T12 - T4 7969 500 6 0 200 1994 8322 0 0 / 1995 9543 0 0 / 1996 10532 0 0 / 1997 15532 0 0 / 1998 21632 0 0 / 1999 28698 0 0 / 2000 35000 0 0 / 2001 T12 - T4 39343 700 2 0 200 2002 T12 - T4 34637 1000 3 0 350 2003 36137 0 0 / 2004 37737 0 0 / 2005 T12 - T4 39237 500 1 0 150 2006 39544 0 0 / 2007 40362 0 0 / 2008 39340 0 0 0 2009 41116 0 0 0 2010 41935 0 0 0 2011 44873 0 0 0 2012 44348 0 0 0 2013 42647 2000 5 0 2000 2014 2015 2016 4.9 97.2 TB / 30123 214 3 0 / 271 Bảng 15 - Thống kê hạn huyện Di Linh Nĕm VỤ ĐÔNG XUÂN (THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4): HOA MÀU Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2005 11/01 - 26/3 46331 15.000 32 / 2006 / 2007 / 2008 01/01 - 24/02 48632 15000 32 / 2009 01/01 - 29/03 49739 15000 32 / 2010 01/01 - 25/02 49606 15000 32 / 2011 01/01 - 07/03 50070 15000 32 / 2012 01/01 - 27/02 50079 15000 32 / 2013 17/01 - 26/03 50080 14900 32 100 0,2 1265 2014 01/01 - 12/04 50082 15808 34 54,3 0,1 / 2015 2016 TB / 49755 15101 32 100 / 1265 76 Bảng 16 - Thống kê hạn huyện Di Linh Nĕm VỤ ĐÔNG XUÂN (THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4): CÂY CÔNG NGHIỆP Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2005 12/01 - 26/03 36180 15000 41 / / / 2006 01/01 - 15/02 36180 15000 41 / / / 2007 01/01 - 22/03 36180 15000 41 / / / 2008 01/01 - 24/02 36180 15000 41 / / / 2009 01/01 - 29/03 36180 15000 41 / / / 2010 01/01 - 25/02 36180 15000 41 / / / 2011 01/01 - 07/03 36180 15000 41 / / / 2012 01/01 - 27/02 36180 15000 41 / / / 2013 17/01 - 26/03 36180 15000 41 / / / 2014 01/01 - 12/04 42664 15000 35 / / / 2015 2016 10860 2133 86720 TB / 36828 14624 40 2133 / 86720 Bảng 17 - Thống kê hạn huyện Di Linh Nĕm VỤ ĐÔNG XUÂN (THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4): CÂY LƯƠNG THỰC Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2005 12/01 - 26/03 4555 0 0 2006 01/01 - 15/02 4555 0 0 2007 01/01 - 22/03 4555 0 0 2008 01/01 - 24/02 4555 0 0 2009 01/01 - 29/03 4555 0 0 2010 01/01 - 25/02 4555 0 0 2011 01/01 - 07/03 4555 0 0 2012 01/01 - 27/02 4555 0 0 2013 17/01 - 26/03 4555 0 100 2 / 2014 01/01 - 12/04 5955 0 54 1 / 2015 2016 81 1215 TB / 4695 0 / 78 2 135 Bảng 18 - Thống kê hạn huyện Bảo Lâm Nĕm VỤ ĐÔNG XUÂN (THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4): CHÈ + CÀ PHÊ Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1998 T1 - T3 43000 12900 30 0 / 1999 0 0 / 2000 0 0 / 2001 0 0 / 2002 T1 - T3 43700 13110 20 0 / 2003 T1 - T2 43700 4370 10 0 / 2004 0 0 / 2005 0 0 / 2006 T1 - T3 44000 13200 20 0 / 2007 0 0 / 2008 0 0 / 2009 0 0 / 2010 0 0 / 2011 0 0 / 2012 T1 - T2 46000 4600 10 0 / 77 2013 46000 0 0 / 2014 2015 2016 9634 28902 TB / 44400 3401 18 0 28902 Bảng 19 - Thống kê hạn huyện Đa Huoai Nĕm VỤ ĐÔNG XUÂN (THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4): CÁC LOẠI CÂY TRỒNG Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1997 Mất số liệu Bị hạn 60 / 1998 Mất số liệu Bị hạn 50 / 1999 Mất số liệu / 2000 Mất số liệu / 2001 Mất số liệu / 2002 Mất số liệu Bị hạn 50 / 2003 Mất số liệu / 2004 Mất số liệu / 2005 T1 - T4 11116 5558 50 112 10 / 2006 12/2005 - 4/2006 11987 4795 40 / 2007 T1 - T4 12264 3679 30 / 2008 T1 - T4 12468 3740 30 / 2009 T1 - T4 12922 3877 30 / 2010 T1 - T4 12559 3768 30 / 2011 T1 - T4 12941 6470 50 905 7 / 2012 12/2011 - 4/2012 12777 6389 50 / 2013 T1 - T3 11117 4509 40 556 5 / 2014 2015 2016 11/2015 - 4/2016 355 TB / 12239 4314 43 524 7 / Bảng 20 - Thống kê hạn huyện Đạ Tẻh Nĕm VỤ ĐÔNG XUÂN (THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4): LÚA + NGÔ Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2010 T1 - T3 2620 360 14 82 3 2452 2011 T1 - T4 2807 310 11 66 2 1973 2012 T1 - T3 3040 236 8 50 2 1495 2013 T1 - T3 3118 186 6 39 1 1166 2014 T1 - T2 3135 120 4 19 1 568 2015 2016 TB / 2944 242 9 51 2 1531 Bảng 21 - Thống kê hạn huyện Đạ Tẻh Nĕm VỤ HÈ THU (THÁNG 5 ĐẾN THÁNG 10) : LÚA + NGÔ (CẢ HAI VỤ) Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2010 T5- T6 3354 380 11 95 3 2840 2011 T5 4359 345 8 86 2 2571 2012 T5 - T6 4068 320 8 80 2 2392 78 2013 T5,T6 3966 250 6 63 2 1884 2014 4472 230 5 60 1 1794 2015 2016 TB / 4044 305 8 77 2 2296 Bảng 22 - Thống kê hạn huyện Đạ Tẻh Nĕm CÂY LƯƠNG THỰC: LÚA + NGÔ Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2010 T1 - T3 5974 125 2 21 0.4 628 T3 - T5 235 4 61 1.0 1824 T5 - T6 380 6 95 1.6 2840 2011 T1 - T3 7166 115 2 18 0.3 538 T3 - T5 195 3 48 0.7 1435 T5 345 5 86 1.2 2571 2012 T1 - T3 7108 90 1 13 0.2 389 T3 - T5 146 2 37 0.5 1106 T5 - T6 320 5 80 1.1 2392 2013 T1 - T3 7085 70 1 12 0.2 359 T3 - T5 116 2 27 0.4 807 T5, T6 250 4 63 0.9 1884 2014 T1 - T3 7607 120 2 19 0.2 568 2015 TB / 6988 193 3 45 1 1334 Bảng 23 - Thống kê hạn huyện Đạ Tẻh Nĕm VỤ ĐÔNG XUÂN (THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4): CÀ PHÊ + HỒ TIÊU Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2010 T1 - T3 460 295 64 Không / 8760 2011 T1 - T4 480 376 78 / / 11280 2012 T1 - T3 520 312 60 / / 9360 2013 T1 - T3 692 337 49 / / 10080 2014 T1 - T2 709 155 22 / / 4680 2015 2016 278 716 TB / 572 292 55 / / 7479 Bảng 24 - Thống kê hạn huyện Cát Tiên Nĕm VỤ ĐÔNG XUÂN (THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4): CÂY LÚA Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1990 546 0 / 1991 651 0 / 1992 757 0 / 1993 862 0 / 1994 967 0 / 1995 1072 0 / 1996 1178 0 / 1997 12/1996 - T4 1283 955 74 / 1998 1388 0 / 1999 1494 0 / 2000 1599 0 / 2001 T1 - T4 2049 50 2 10 1 / 2002 T1 - T4 2248 820 36 0 / 2003 2233 0 0 / 79 2004 T1 - T3 2478 67 3 0 / 2005 T1 - T4 2500 270 11 66 3 / 2006 2720 0 0 / 2007 2997 0 0 / 2008 T1 - T3 3275 481 15 47 1 / 2009 3552 0 0 / 2010 12/2009 - T2 3829 91 2 0 / 2011 12/2010 - T3 3832 941 25 16 1 / 2012 T1 - T2 3652 400 11 0 / 2013 12/2012 - T3 3739 265 7 150 4 / 2014 2015 2016 11/2015 - 4/16 345 237 2599 TB / 2121 187 19 38 2 2599 Bảng 25 - Thống kê hạn huyện Cát Tiên Nĕm VỤ HÈ THU (THÁNG 5 ĐẾN THÁNG 10): CÂY LÚA Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1990 1050 / 1991 1155 / 1992 1260 / 1993 1365 / 1994 1500 / 1995 1655 / 1996 1810 / 1997 T6 2005 32 2 / 1998 2200 / 1999 2395 / 2000 2490 / 2001 T8 2585 1488 58 535 21 / 2002 2680 / 2003 T6 2670 1581 59 495 19 / 2004 T7 2815 385 14 / 2005 2940 / 2006 3038 / 2007 3072 / 2008 3106 / 2009 3141 / 2010 3209 / 2011 3277 / 2012 T6 3321 500 15 / 2013 T6 3422 141 4 56 2 / 2014 2015 2016 TB / 2423 688 25 362 14 / Bảng 26 - Thống kê hạn huyện Cát Tiên Nĕm VỤ ĐÔNG XUÂN (THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4): HOA MÀU Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1990 150 / 1991 232 / 1992 313 / 1993 395 / 1994 476 / 80 1995 557 / 1996 639 / 1997 720 / 1998 802 / 1999 883 / 2000 964 / 2001 T1 - T4 1046 103 10 60 6 / 2002 1128 / 2003 T1 - T4 1209 256 21 180 15 / 2004 1290 / 2005 1371 / 2006 1370 / 2007 1381 / 2008 1392 / 2009 1403 / 2010 1414 / 2011 1409 / 2012 1409 / 2013 T1 - T2 1409 141 10 56 4 / 2014 2015 2016 25 12 490 TB / 973 167 14 99 8 490 Bảng 27 - Thống kê hạn huyện Cát Tiên Nĕm VỤ ĐÔNG XUÂN (THÁNG 11 ĐẾN THÁNG 4): LÚA + NGÔ Đợt hạn (thời gian bắt đầu và kết thúc) Tổng diện tích canh tác (ha) Bị hạn Mất trắng Thiệt hại ước tính thành tiền (Triệu đồng) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1990 3474 / / 1991 3536 / / 1992 3597 / / 1993 3658 / / 1994 3719 / / 1995 3780 / / 1996 3841 / / 1997 12/1996 - T4 3902 987 25 / 1998 3963 0 / 1999 4024 0 / 2000 4085 0 / 2001 T1 - T4 4085 1538 38 545 13 / 2002 T1 - T4 4085 820 20 0 / 2003 4085 1581 39 495 12 / 2004 T1 - T3 4085 452 11 0 / 2005 T1 - T4 4396 270 6 66 2 / 2006 4384 0 0 / 2007 4349 0 0 / 2008 T1 - T3 4314 481 11 47 1 / 2009 4279 0 0 / 2010 12/2009 - T2 4244 91 2 0 / 2011 12/2010 - T3 4236 940 16 / 2012 T1 - T2 4057 900 22 0 / 2013 12/2012 - T3 4022 406 10 205 5 / 2014 2015 2016 TB / 4008 498 18 106 7 / 81 Phụ lục 2 Lượng mưa (mm) ngày lớn nhất trong nĕm các trạm thuộc tỉnh Lâm Đồng Nĕm Đà Lạt Lạc Dương Suối Vàng Liên Khương Thanh Bình Nam Ban Đơn Dương Di Linh Bảo Lộc Đại Nga Đạ Tẻh Đam Rông Đại Ninh 1995 66.9 84.1 105.6 72.8 68.0 91.0 55.5 53.0 98.5 60.2 124.2 61.7 87.8 1996 61.3 123.0 61.8 95.6 75.0 82.9 100.3 74.5 66.6 82.0 100.9 79.2 96.3 1997 69.7 94.7 48.6 93.8 93.3 53.5 40.3 50.0 112.0 65.9 76.1 79.7 91.0 1998 59.6 97.6 100.2 122.4 87.0 80.0 79.8 79.0 90.2 90.8 113.4 189.1 81.0 1999 76.0 64.2 94.9 88.0 69.0 69.6 80.6 91.5 97.5 82.4 142.7 63.6 88.5 2000 113.9 69.5 81.5 109.7 103.0 90.2 86.5 79.0 174.2 87.5 146.7 226.2 109.8 2001 72.5 80.1 94.1 115.6 63.2 60.5 49.1 58.0 216.8 78.9 129.4 142.3 63.5 2002 64.6 85.7 59.1 68.8 79.0 48.0 47.2 68.0 235.7 161.5 102.7 123.0 56.6 2003 95.0 96.9 49.1 86.0 212.5 61.5 113.7 60.0 218.5 98.0 121.6 119.3 79.4 2004 67.9 73.6 23.9 101.9 82.0 47.1 56.6 48.0 81.9 73.2 102.8 64.6 87.8 2005 90.7 64.9 69.6 97.8 89.0 88.0 74.1 50.2 95.9 77.9 150.0 146.9 57.4 2006 59.0 69.2 65.4 62.3 68.0 103.7 72.5 56.1 130.9 86.5 94.5 76.6 47.4 2007 77.9 105.8 109.4 113.2 89.0 99.9 70.5 72.0 122.8 81.2 102.0 126.9 70.5 2008 76.4 72.2 53.1 64.3 68.4 79.6 82.9 74.0 68.3 53.1 109.0 90.8 57.8 2009 63.2 69.7 111.8 78.1 77.0 101.2 71.5 45.5 76.2 71.0 135.1 86.4 69.9 2010 75.4 91.3 69.9 63.0 76.4 154.5 91.0 69.1 75.8 83.5 122.5 59.2 80.3 2011 66.7 97.4 63.7 77.7 104.5 69.5 90.7 74.0 127.6 96.5 82.4 109.4 67.0 2012 68.3 129.2 102.2 66.5 66.5 98.2 64.8 66.4 143.2 82.3 111.3 119.3 119.3 2013 85.2 79.2 105.2 114.2 166.5 125.7 133.5 98.5 79.9 62.5 204.2 79.9 87.0 2014 79.1 133.6 95.0 78.0 92.0 111.3 104.0 118.3 93.2 83.0 111.2 104.4 111.2 2015 70.4 91.3 56.8 60.5 72.0 84.7 59.5 85.5 89.6 47.0 113.2 84.2 49.2 2016 102.5 69.9 58.5 78.8 64.0 95.2 57.7 72.8 77.2 68.0 109.7 78.2 78.8 2017 94.0 68.0 71.0 77.0 112.0 138.0 66.9 97.5 89.0 91.0 121.8 142.7 100.0 TB 76.4 87.4 76.1 86.3 90.3 88.4 76.1 71.3 115.7 81.0 118.6 106.7 79.9 Max 113.9 133.6 111.8 122.4 212.5 154.5 133.5 118.3 235.7 161.5 204.2 226.2 119.3 Min 59.0 64.2 23.9 60.5 63.2 47.1 40.3 45.5 66.6 47.0 76.1 59.2 47.4 82 Phụ lục 3 Hình 01- Rìa phía Nam của rãnh thấp có trục ngang qua Trung trung Bộ, kết hợp với đới gió tây nam có cường độ trung bình Hình 02 - Rìa phía Nam của rãnh áp thấp có trục qua Trung trung Bộ nối với tâm ATNĐ trên khu vực giữa và Nam Biển Đông, kết hợp với gió tây nam có cường độ mạnh 83 Hình 03 - Rìa phía Nam của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung và Nam trung Bộ kết hợp với đới gió tây nam có cường độ mạnh Hình 04 - Rìa phía Nam của dải HTNĐ có trục ngang qua Trung Bộ nối với tâm ATNĐ trên khu vực giữa và Nam Biển Đồng, kết hợp với đới gió tây nam có cường độ mạnh 84 Hình 05 - Rìa xa phía Nam của rãnh áp thấp có trục ngang qua Bắc bộ, kết hợp với đới gió tây nam có cường độ trung bình Hình 06 - Rìa phía Bắc của rãnh áp thấp có trục qua Nam bộ (nối với tâm ATNĐ trên khu vực giữa và Nam Biển Đông), kết hợp với gió tây nam có cường độ mạnh 85 Hình 07 - Rìa phía Nam của rãnh áp thấp có trục ngang qua Bắc bộ nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, kết hợp với đới gió tây nam có cường độ trung bình đến mạnh Bảng 08 - Hình thế thứ tám: Rìa phía Nam của rãnh thấp có trục ngang qua Bắc bộ nối với tâm ATNĐ trên khu vực giữa Biển Đông, kết hợp với đới gió tây nam có cường độ mạnh 86 Hình 09 - Rìa phía Đông Nam vùng áp thấp phía tây mở rộng sang phía Đông, kết hợp với rìa phía Tây của lưỡi áp cao cận nhiệt đới trên cao Hình 10 - Hoàn lưu phía Tây của cơn bão hoạt động trên khu vực giữa và Nam Biển Đông, kết hợp với đới gió tây nam có cường độ mạnh 87 Phụ lục 4 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CÁC HUYỆN TRONG TỈNH LÂM ĐỒNG Đơn vị Thông tin khảo sát Đà Lạt Lạc ương Đức trọng Lâm Hà Đơn dương Đam rông Di Linh Bảo Lâm Bảo Lộc Đạ Tẻh Cát Tiên Đạ Huoai Tổng 1. Tình hình khu vực ha Tổng diện tích (huyện - xã) 39446 131136 90362 93023 61135 87209 161420 146343 23315 52696 42694 49556 81527.9 ha Diện tích đồi núi 21000 37470 30461 23846 37469 57416 83586 86946 1505 32655 27556 39991.8 DT đồng bằng + vùng thấp 14000 131136 48618 86693 20322 24150 67215 50189 18575 14403 40590 15398 44274.1 Khu dân cư 1522 76746 1770 1232 767.46 767 3497 744 830 395 276 249 7399.6 Tổng số xã (thôn làng) 4 8 14 14 8 8 17 13 5 10 11 8 10.0 người Dân số 220,151 21,402 180,459 146,502 100,390 43,854 164,719 117,399 158,041 47,015 39,438 11,205 104214.6 Dân tộc kinh 126321 Dân tộc thiểu số 54138 người Trình độ vĕn hóa > ĐH TN PTTH 38855 3051 5703 46426 3051 1650 5850 3981 6430 1782 1350 1039 9930.7 Phổ cập PTCS 47855 6275 11646 9052 6253 3841 10293 6326 10274 3054 2192 2188 9937.4 2. Tình hình kinh tế a. Về nông nghiệp ha Diện tích lúa 16 2915 4337 2402 2915 3925 3001 39 - 2549 9198 332 2875.4 ha Diện tích trồng rau 6987 1029 19726 1406 25102 300.2 474.47 699 168 483 611 115 4758.4 ha Diện tích cây CN ngắn ngày 4200 - 221000 175 406 159 - 86 - 154 144 80.5 25156.1 ha Diện tích cây ĕn quả 3.6 375 1355.01 755 1409.1 644.7 1508 3160 752000 544 607 3071 63786.0 ha Diện tích trồng hoa 5000 1029 962.3 204.1 1029 - - 64.3 - 0.35 - - 1184.2 ha Diện tích nuôi trồng thủy sản 24.5 231 307.5 1139 231 67.2 1217 190 137 128 206 4923 733.4 b. Về lâm Nghiệp ha Diện tích rừng tự nhiên 19075 21854 29983 16504 21854 57416 72121 73338 940 25992 26634 31570 33106.8 ha Diện tích rừng trồng 7335 4220 7802 7342 4220 231 14701 8579 361 6588 92.3 2474 5328.8 c. Chĕn nuôi con Trâu, bò 1720 25239 24657 8355 25293 5435 5768 4420 4428 5212 12097 4434 10588.2 con Gia cầm 297000 208200 696200 710900 208200 106500 640000 934000 1501000 238000 230000 129100 491591.7 88 con Các loại khác 332 10478 80623 80623 106014 10478 364.4 30939 90654 8259 18757 18174 37974.6 d. CN và thủ CN (cơ sở) 941 499 854 889 525 499 841 803 1087 792 596 789 759.6 đ. Thương mai và dịch vụ (cơ sở) 14989 4053 7738 5454 5311 4053 5648 3962 7576 2040 2021 1596 5370.1 3. Vĕn hóa xã hội: trường Tổng số ĐH, CĐ: 8 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0.7 Trung cấp 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0.1 TN PTTH 6 5 6 5 5 3 6 7 8 3 3 2 4.9 Phổ cập PTCS 5 12 20 20 12 10 21 12 13 8 10 8 12.6 Tiểu học 27 21 30 35 21 15 31 24 26 13 13 10 22.2 Cái - Bệnh viện 4 1 3 1 1 1 2 1 2 1 1 1 1.6 - bệnh xá 19 13 15 18 13 10 21 16 14 11 11 11 14.3 xã - Số xã đạt nông thôn mới 4 7 12 5 7 0 7 8 5 4 4 3 5.5 người - LĐ có việc làm ổn định 15243 101357 79082 7353 27385 90764 69905 78709 28478 26286 20576 49558.0 - LĐ thất nghiệp 83657 41566 62611.5 Phụ lục 5 THỐNG KÊ THIỆT HẠI DO MƯA LŨ TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG THUỘC TỈNH LÂM ĐỒNG TỪ NĔM 2006-2016 Loại thiệt hại Hạng mục Thành phố, huyện Tổng ĐVT Lạc Dương Đà Lạt Đam Rông Đơn Dương Đức Trọng Lâm Hà Di Linh Bảo Lâm Bảo Lộc Đa Huoai Đạ Tẻh Cát Tiên Người Số người chết Người 5 13 3 4 4 7 5 10 6 2 1 8 68 D.sinh Nhà sập bị cuốn trôi cĕn 1 15 67 20 2 27 92 32 2 2 35 212 507 Nhà bị ngập nước, tốc mái cĕn 30 618 193 35 568 45 161 355 15 352 2176 6927 11475 Giếng nước bị ngập Cái 2 29 21 3 378 9 16 26 17 37 5130 6642 12310 G.giục Tổng số phòng bị ngập, trôi Phòng 45 79 27 43 81 84 29 78 71 100 41 1104 1782 Phòng học bị đổ phòng 7 40 36 5 30 29 0 9 112 3 86 1039 1396 Phòng học bị ngập nước phòng 42 4 209 3 36 3 0 46 216 2 60 1616 2237 Y tế Số BV, BX bị ảnh hưởng BV, BX 1 1 2 0 0 0 0 0 728 4 540 5635 6911 N.nghiệp Tổng diện tích lúa bị ngập ha 866 16.7 83 1227 168.1 29 77 0 0 1561 644.2 71669.6 76342 Trong đó: F mất trắng ha 645 7.5 298 3 155 5.7 0 36 0 127 604.5 2224 4106 F giảm nĕng suất ha 0 1.1 106.7 250 63.2 12 13 55 86.1 27 975 398 1987 cây CN dài ngày bị ngập ha 16.9 139.9 67.4 0 150 831 661 218 80 39.54 507.2 218.87 2930 89 cây CN ngắn ngày bị ngập ha 9.27 2 399.4 4 70 1 6 259 0 85.8 852 1071.6 2760 cây cafe giống bị ngập cây 0 0 38 0 15 0 0 22000 0 8.29 58 301 22420 cây rau màu, hoa màu ngập ha 8562.2 827.8 206 191 294.95 451.75 12.25 0 48.3 101 566.7 835.4 12097 cây ĕn trái bị ngập ha 0 0 200 0 0.7 0 10 0 190 8.29 301.5 272.8 983 lương thực bị hư tấn 1 0 7.5 0 0 0 45 0 2370 0 240 852.1 3516 tằm bị hại hộ 3 73.6 179.3 347.3 0 35.6 0 0 86.1 15 672 438.2 1850 Dâu tằm bị ngập ha 0 0 47 0 0 0 1 0 0 12.1 300.3 22 382 Ao cá bị ngập, trôi ha 61 14.2 12 0 3 1.7 426 12 1018 13.38 6.1 257.86 1825 Gia cầm, gia súc bị chết con 9783 140 1 0 1091 4 165 0 0 740.02 544.3 5160.4 17629 G.thông Đường liên tỉnh bị ngập m 2 0 2 45 0 0 0 1.1 24.3 5.2 4.15 4531.1 4615 Đường nông thôn bị ngập m 102 0 20 13.5 770 2 400 20 162 15.4 706 780.6 2992 Tà luy, Đường GT bị sạt lở m3 500 2752 0 0 12 30 0 26007 700 942 653.5 0 31597 cầu cấu bị cuốn trôi cầu 1 13 0 5 14.1 0 0 1 152 11 56.3 17.3 271 T.lợi Công trình bị cuối trôi cầu 5 46 0 1.5 3 2 20 12 3 3.9 7.6 258.6 363 kênh mương bị lụt m 0 0 10 0 15 0 0 3 0 9 130.2 86.375 254 K mương bị sạt lở, bổi lấp m 30 178 500 727 100 10 0 20 1000 11 344 38 2958 C.T.khác Trụ sở, cơ quan bị ngập trụ sở 2 12 4.2 6.6 4.05 1 34 1.8 1 4 4 43 118

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_danh_gia_rui_ro_thien_tai_do_han_han_va.pdf
Tài liệu liên quan