Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý bền vững rừng ngập mặn tại xã Giao lạc và xã Giao xuân, huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH NGUYỄN QUỐC HOÀN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ ĐẾN QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG NGẬP MẶN TẠI XÃ GIAO LẠC VÀ XÃ GIAO XUÂN, HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG HÀ NỘI - NĂM 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH NGUYỄN QUỐC HOÀN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ ĐẾN QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG NGẬP MẶN TẠI XÃ GIAO LẠC VÀ XÃ GIAO XUÂN, HUYỆN GIAO THỦ

docx129 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý bền vững rừng ngập mặn tại xã Giao lạc và xã Giao xuân, huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y, TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải HÀ NỘI - NĂM 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất ký một công trình khoa học nào khác Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. TÁC GIẢ Nguyễn Quốc Hoàn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý bền vững rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn trong suốt thời gian qua, truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm quý báu, chỉ bảo tận tình và động viên giúp tôi hoàn thành bài báo cáo luận văn này. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Quý thầy cô Khoa Các Khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý giá trong suốt thời gian học cao học tại Khoa. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Anh Nguyễn Xuân Tùng - Cán bộ thuộc Trung tâm Nghiên cứu hệ sinh thái Rừng ngập mặn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Học viên Võ Văn Thành - Lớp cao học CH3MT2, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đồng hành và giúp đỡ tôi trong thời gian đi thực địa. Tôi xin chân thành cảm ơn Hội chữ Thập đỏ xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy đã cung cấp cho tôi số liệu về hiện trạng rừng ngập mặn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Giao Thủy, Ban Quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy đã cung cấp các số liệu về hiện trạng quản lý rừng tại địa phương. Đồng thời, tôi xin cảm ơn người dân xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy đã cung cấp cho tôi các thông tin về hoạt động sinh kế của hộ gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Tổng Cục Môi trường, Ban lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ và chia sẻ công việc để tôi có thời gian học tập và nghiên cứu. Cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn sát cánh, giúp đỡ, động viên và là nguồn động lực để tôi vươn lên. Trân trọng cảm ơn đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo xu hướng thay đổi hệ sinh thái rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở các tỉnh ven biển Bắc Bộ”, mã số TNMT.2018.05.06 đã hỗ trợ kinh phí thực địa và điều tra. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! HỌC VIÊN Nguyễn Quốc Hoàn i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC HÌNH vi MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ ĐẾN QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG NGẬP MẶN .. 6 1.1. Cơ sở lý luận của nghiên cứu 6 1.1.1. Một số khái niệm về quản lý tài nguyên thiên nhiên, rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn, vùng lõi và vùng đệm 6 1.1.2. Khái niệm về sinh kế, sinh kế bền vững 9 1.2. Tổng quan về rừng ngập mặn và vai trò của rừng ngập mặn đối với sinh kế của cộng đồng 13 1.2.1. Tổng quan về rừng ngập mặn 13 1.2.2. Vai trò của rừng ngập mặn đối với sinh kế của cộng đồng ven biển 17 1.3. Nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động sinh kế đến rừng ngập mặn và công tác phục hồi, quản lý rừng 21 1.3.1. Nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động sinh kế đến rừng ngập mặn 21 1.3.2. Công tác phục hồi và quản lý rừng ngập mặn ở một số địa phương ven biển 24 1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 27 1.4.1. Điều kiện tự nhiên huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 27 1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 34 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39 2.1. Đối tượng nghiên cứu 39 2.2. Phạm vi nghiên cứu 39 2.3. Thời gian nghiên cứu 40 2.4. Phương pháp nghiên cứu 40 2.4.1. Cách tiếp cận của luận văn 40 2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập tài liệu 40 2.4.3. Phương pháp điều tra xã hội học 41 2.4.4. Phương pháp phỏng vấn sâu 42 ii 2.4.5. Phương pháp chuyên gia 43 2.4.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 43 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44 3.1. Hiện trạng công tác quản lý rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 44 3.1.1. Hiện trạng rừng ngập mặn vùng ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 44 3.1.2. Hiện trạng quản lý rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 52 3.2. Ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 58 3.2.1. Sinh kế, cơ cấu ngành nghề và thu nhập bình quân 58 3.2.2. Ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến rừng ngập mặn 61 3.2.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong hoạt động sinh kế của cộng đồng, đề xuất các mô hình sinh kế hiệu quả tai địa phương 68 3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn 70 3.3.1. Nhóm giải pháp về Kinh tế 70 3.3.2. Nhóm giải pháp về Văn hoá, xã hội 71 3.3.3. Nhóm giải pháp về Sinh thái và môi trường 75 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78 KẾT LUẬN 78 KHUYẾN NGHỊ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH Cs IPCC IUCN HST MCD Biến đổi khí hậu Cộng sự Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change) Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) Hệ sinh thái Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD) NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NTTS Nuôi trồng thủy sản RNM Rừng ngập mặn UBND Ủy ban nhân dân iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam, năm 1943 - 2000 15 Bảng 1.2. Hiện trạng diện tích RNM toàn quốc tính đến ngày 31/12/2015 16 Bảng 1.3. Hiện trạng diện tích và độ che phủ rừng các tỉnh ven biển miền Bắc tính đến ngày 31/12/2015 17 Bảng 1.4. Diễn biến thời tiết khí hậu từ năm 2015 đến năm 2017 khu vực nghiên cứu 30 Bảng 1.5. Chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2012 - 2016 34 Bảng 1.6. Dân số và lao động huyện Giao Thủy giai đoạn 2012 - 2016 35 Bảng 1.7. Hệ thống giao thông đường bộ huyện Giao Thủy 36 Bảng83.1. Hiện trạng diện tích rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định tính đến ngày 31/10/2015 46 Bảng93.2. Hiện trạng diện tích rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 47 Bảng103.3. Một số loài cây ngập mặn chủ yếu ở ven biển huyện Giao Thủy 49 Bảng113.4. Cơ cấu các lĩnh vực nghề nghiệp xã Giao Lạc và xã Giao Xuân 59 Bảng123.5. Thu nhập bình quân từ các hoạt động sinh kế 60 Bảng133.6: Hiện trạng sinh kế của các nhóm đối tượng nghiên cứu 62 Bảng143.7. Kết quả điều tra về nguyên nhân diện tích rừng ngập mặn suy giảm 67 v DANH MỤC HÌNH Hình 1. Sơ đồ liên kết các nội dung nghiên cứu của luận văn 4 Hình21.1. Khung sinh kế bền vững (theo DFID, 2001) 10 Hình31.2. Vị trí khu vực nghiên cứu - xã Giao xuân, Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 29 Hình43.1. Biến động diện tích rừng ngập mặn xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định từ năm 1997 đến năm 2017 47 Hình53.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý rừng ngập mặn tại huyện Giao Thủy 53 Hình63.3. Số vụ vi phạm về rừng ngập mặn từ năm 2009 đến năm 2016 tại xã Giao Lạc và Giao Xuân, huyện Giao Thủy 54 Hình73.4. So sánh cơ cấu ngành nghề xã Giao Lạc và xã Giao Xuân 60 Hình83.5. Rừng trang (Kandelia obovata) 12 tuổi tại RNM xã Giao lạc, huyện Giao Thủy bị chặt phá năm 2007 66 vi MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng 3260 km, rất nhiều cửa sông, sự tồn tại của các hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần phòng chống thiên tai, chống xâm nhập mặn và bảo vệ môi trường các vùng cửa sông ven biển. Nhằm đưa ra giải pháp bảo vệ môi trường, góp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, ngày 05 tháng 09 năm 2012 Thủ Tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1216/QĐ-TTg “Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Tại điều 1 của Quyết định có nội dung: Xây dựng năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; Khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Đưa ra các giải pháp hướng tới mục tiêu phục hồi, tái sinh các hệ sinh thái tự nhiên đã bị suy thoái, đặc biệt là rừng ngập mặn. Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, Hội nghị Trung ương 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đưa ra mục tiêu tổng quát là: - Đến năm 2020, Việt Nam chủ động trong thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, giảm nhẹ cường độ phát thải khí nhà kính; Có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững; Kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện môi trường. - Đến năm 2050, Việt Nam thành quốc gia phát triển, thích ứng với biến đổi khí hậu; khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững; chất lượng môi trường sống, đa dạng sinh học và đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với các nước công nghiệp trong khu vực. Đồng thời, Trung ương cũng xác định những mục tiêu cụ thể đến năm 2020 về ứng phó với biến đổi khí hậu; về quản lý tài nguyên; về bảo vệ môi trường. Để đạt mục tiêu trên, cần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm chung, một số nhiệm vụ cụ thể về ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường với các giải pháp chủ yếu: tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm 1 tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Huyện Giao Thủy là một trong ba huyện ven biển (Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng) của tỉnh Nam Định. Huyện Giao Thủy có 9 xã, trong đó có 5 xã ven biển là Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải. Kinh tế của các xã ven biển chủ yếu phát sinh từ hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp. Trước năm 1991, rừng ngập mặn tự nhiên tại các xã ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã bị chặt phá hoàn toàn, điều này ảnh hưởng nhiều tới đời sống của người dân ven biển mỗi khi thủy triều dâng cao hay khi có gió bão. Năm 1994, chính quyền địa phương đã phát động nhân dân trồng rừng bảo vệ đê biển nhưng diện tích trồng không đáng kể. Từ năm 1997 đến nay, được sự tài trợ của Hội chữ thập đỏ Đan Mạch và sự giúp đỡ về kĩ thuật của Trung tâm nghiên cứu Hệ sinh thái RNM thì diện tích rừng đã tăng lên đáng kể (Phan Nguyên Hồng và cs, 1999). Tuy nhiên, dưới sức ép của sự gia tăng dân số, phát triển công nghiệp, nông nghiệp làm cho diện tích rừng ngập mặn các xã ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định vẫn đang đứng trước nguy cơ bị khai thác và sử dụng không hợp lý để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội dẫn tới rừng bị suy thoái. Bài toán mâu thuẫn giữa lợi ích của việc bảo tồn tài nguyên rừng và phát triển kinh tế, sinh kế cho cộng đồng dân cư ven biển vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, còn gặp nhiều khó khăn. Để có thể quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn một cách bền vững thì những giải pháp đưa ra phải xuất phát từ thực tế địa phương, điều kiện sống của người dân cũng như vai trò của những bên liên quan đến rừng ngập mặn. Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý bền vững rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” nhằm đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đối với quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng từ đó đề xuất các giải pháp quản lý rừng ngập mặn tại các xã ven biển, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định và xây dựng khuyến nghị cho các hoạt động phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được hiện trạng sinh kế và quản lý tài nguyên rừng ngập mặn tại địa phương. 2 - Đánh giá được ảnh hưởng của hoạt động sinh kế của người dân đến công tác quản lý, bảo tồn rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. - Xác định được các nguyên nhân và đề xuất được giải pháp cải thiện sinh kế và quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn và nhân rộng các mô hình sinh kế có hiệu quả. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Cơ sở lý luận, tổng quan về ảnh hưởng các hoạt động sinh kế đến quản lý bền vững rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định - Cơ sở lý luận. - Tổng quan về ảnh hưởng của sinh kế đến quản lý bền vững rừng ngập mặn - Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của các xã ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 3.2. Hiện trạng công tác quản lý tài nguyên rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định - Thực trạng quản lý và hoạt động bảo vệ rừng ngập mặn. - Thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo vệ rừng ngập mặn ở địa phương. 3.3. Ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý tài nguyên rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định - Phân tích cụ thể ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hoạt động sinh kế tới công tác quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn tại địa phương. - Tiến hành điều tra tìm hiểu các hoạt động kinh tế chủ yếu tại địa phương. - Khó khăn và thuận lợi của người dân địa phương trong hoạt động sinh kế. - Đánh giá mức thu nhập và đời sống của người dân. - Tìm hiểu các mô hình sinh kế có hiệu quả hoặc có thể áp dụng tại địa phương. 3.4. Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn - Nhóm giải pháp về Kinh tế - Nhóm giải pháp về Văn hoá, xã hội - Nhóm giải pháp về Sinh thái và môi trường 3 Toàn bộ nội dung nghiên cứu được thể hiện qua Hình 1. 1. Cơ sở lý luận, tổng Thu thập tài liệu Điều tra khảo sát thực địa, thu thập và phân tích tài liệu, Điều tra xã hội học, về hiện trạng quản lý RNM, cơ cấu ngành nghề, hoạt động sinh kế, Điều tra xã hội học về các hoạt động sinh kế, mức thu nhập của các hộ gia đình, ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý RNM. quan về ảnh hưởng các hoạt động sinh kế đến quản lý bền vững rừng ngập mặn 2. Hiện trạng công tác quản lý tài nguyên RNM tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. 3. Các hoạt động sinh kế chủ yếu tại địa phương Ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý tài nguyên RNM tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định  Phương pháp chuyên gia 4. Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ RNM - Nhóm giải pháp về kinh tế - Nhóm giải pháp về xã hội - Nhóm giải pháp về Sinh thái và môi trường Hình 1. Sơ đồ liên kết các nội dung nghiên cứu của luận văn 4. Giải thuyết nghiên cứu - Về kinh tế: + Hoạt động sinh kế từ rừng ngập mặn tại huyện Giao Thủy cải thiện thu nhập đáng kể cho các hộ nông dân địa phương và có sự khác nhau về mặt địa lý và tập quán giữa xã Giao Lạc và xã Giao Xuân. + Sự phân chia về lợi ích chưa hài hòa trong chuỗi giá trị sinh kế giữa phát triển kinh tế các hộ dân và và cơ quan quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ngập mặn (chính quyền địa phương, cơ quan quản lý các cấp ở địa phương), cộng đồng dân cư. + Hoạt động sinh kế đóng góp tích cực vào phát triển nông thôn mới ở địa phương. - Về xã hội: 4 + Mô hình sinh kế này còn hạn chế sự tham gia của các hộ nghèo. + Sự phát triển sinh kế cộng đồng ảnh hưởng đến an ninh trật tự và an toàn xã hội ở nông thôn, gây ảnh hưởng đến môi trường và ảnh hưởng đến quản lý tài nguyên rừng tại địa phương - Về môi trường: Ảnh hưởng của sinh kế tới môi trường ở nông thôn về cảnh quan, xử lý rác, suy giảm tài nguyên rừng. 5. Giới thiệu về kết cấu của luận văn Luận văn có cấu trúc 83 trang, không kể phụ lục. Nội dung luận văn gồm các phần: Mở đầu, Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu, Chương 2. Đối tượng, địa điểm và phương pháp nghiên cứu, Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận, Kết luận và Kiến nghị. Phần Phụ lục của luận văn gồm 8 phụ lục Luận văn sử dụng 33 tài liệu tham khảo, trong đó có 22 tài liệu tiếng Việt, 11 tài liệu tiếng Anh. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ ĐẾN QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG NGẬP MẶN 1.1. Cơ sở lý luận của nghiên cứu 1.1.1. Một số khái niệm về quản lý tài nguyên thiên nhiên, rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn, vùng lõi và vùng đệm Quản lý tài nguyên thiên nhiên là công việc đưa ra các kế hoạch, các phương hướng, chiến lược cụ thể, các biện pháp quy hoạch và cùng với đó là các chế tài phù hợp, nghiêm khắc, nhằm giúp cho công việc khai thác, sử dụng vài tái tạo tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, đúng đắn để mang lại lợi ích tối ưu nhất cho đất nước và toàn cầu, song song vẫn phải hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm tới môi trường trong việc sử dụng tài nguyên (IUCN, 2002). Khái niệm rừng: theo Luật bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam (2004) đưa ra khái niệm về rừng như sau: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”. Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên tái tạo được. Nhưng nếu sử dụng không hợp lí, tài nguyên rừng có thể bị suy thoái không thể tái tạo lại. Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với khí quyển, đất đai, mùa màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác. Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nước và không khí. Con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên này để khai thác, sử dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống. Ở những vùng khí hậu khác nhau thì tài nguyên rừng cũng khác nhau (Bách khoa toàn thư, 2014). Rừng ngập mặn (RNM) là kiểu rừng phát triển trên vùng đầm lầy, ngập nước mặn vùng cửa sông, ven biển, dọc theo các sông ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy triều lên xuống hàng ngày. Rừng ngập mặn là hệ thống nuôi thủy sản tự nhiên. Là nơi sinh đẻ, nuôi dưỡng nhiều loài hải sản trong từng giai đoạn phát triển hoặc suốt vòng 6 đời của chúng qua quá trình chuyển hóa các chất rơi rụng và phân hủy mùn bã thành các chất dinh dưỡng. Cũng như vai trò của chúng trong việc cung cấp thức ăn, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường Rừng ngập mặn mang lại giá trị to lớn về kinh tế, sinh thái và môi trường (Phan Nguyên Hồng và cs, 1997). Quản lý bền vững rừng ngập mặn là việc áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp với môi trường và lợi ích kinh tế, xã hội lâu bền cho các thế hệ hiện tại và tương lai (Saenger và Bilham, 1996). Mỗi quốc gia đều có những đặc điểm về kiểu rừng và hệ sinh thái khác nhau, đòi hỏi phải áp dụng các chiến lược quản lý bền vững rừng ngập mặn khác nhau. Hệ sinh thái rừng ngập mặn rất phức tạp và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài. Do đó, các tiêu chí để quản lý bền vững rừng ngập mặn phải liên tục thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới. Các tiêu chí này phải phản ánh bối cảnh của quốc gia và các điều kiện sinh thái, môi trường cụ thể cũng như các khía cạnh xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa và tinh thần. Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) là vùng đất liền hay vùng biển đặc biệt được dành để bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hóa và được quản lý bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác (IUCN, 1994). Theo nghĩa hẹp, khu bảo tồn thiên nhiên còn gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo tồn loài sinh cảnh, là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế tự nhiên. Theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng, KBTTN gồm hai loại đó là: Khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn loài - sinh cảnh. Vườn quốc gia là một khu vực đất hay biển được bảo tồn bằng các quy định pháp luật của chính quyền sở tại, được bảo vệ nghiêm ngặt khỏi sự khai thác, can thiệp bởi con người; được thành lập ở những khu vực có địa mạo độc đáo có giá trị khoa học hoặc những khu vực có hệ sinh thái phong phú, có nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự khai thác của con người. Vườn quốc gia tại Việt Nam là một danh hiệu được Chính phủ Việt Nam công nhận chính thức thông qua Nghị định. Thông thường, vườn quốc gia nằm trên địa phận nhiều tỉnh, thành phố thì do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý còn vườn quốc gia nằm trong địa giới một tỉnh, thành phố thì do Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố đó 7 quản lý. Năm 1966, Việt Nam có Vườn quốc gia đầu tiên là Vườn quốc gia Cúc Phương, tính đến tháng 1 năm 2018, cả nước có 32 vườn quốc gia. Bảo tồn đất ngập nước, theo định nghĩa của Công ước Ramsar, Việt Nam có tới hơn 10 triệu ha đất ngập nước, phân bố ở hầu khắp các vùng sinh thái trên cả nước. Các khu vực đất ngập nước có mức độ đa dạng sinh học cao, mang nhiều chức năng và giá trị quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của người dân nông thôn cũng như đóng vai trò lớn trong đời sống văn hóa xã hội của người dân. Các hệ sinh thái đất ngập nước có vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế của nhiều ngành khác nhau như: nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, giao thông đường thủy, dịch vụ du lịch, khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, diện tích các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng do các hoạt động khai hoang của con người, biến đất ngập nước thành nơi nuôi trồng thủy sản, khai thác thuỷ - hải sản, sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra do nhiều hạn chế trong hiểu biết khoa học kỹ thuật, cũng như áp lực từ xã hội về việc cháy rừng, các khu đất ngập nước tại nhiều khu vực hiện nay đang được quản lý không đúng phương pháp. Vùng lõi của Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên là khu vực nằm bên trong ranh giới hành chính của một VQG & KBTTN, được quản lý và bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau. Theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, vùng lõi VQG & KBTTN được chia thành các phân khu chức năng như phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính. Vùng đệm là khu vực nằm tiếp giáp vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn thiên nhiên, có vai trò là vùng chuyển tiếp giữa khu vực được bảo vệ bên trong (vùng lõi) và khu vực không được bảo vệ hoặc canh tác nằm bên ngoài khu bảo tồn. Gần đây, vấn đề vùng đệm được người ta quan tâm nghiên cứu và kết quả là đã xác định được tầm quan trọng của vùng đệm đối với các VQG&KBTTN; đưa ra được một số biện pháp, một số chương trình giáo dục môi trường tại vùng đệm, xây dựng một số kế hoạch phát triển kinh tế tại vùng đệm nhằm tăng cường nhận thức về vai trò vùng đệm và hạn chế bớt tác động của cư dân vùng đệm tới các VQG&KBTTN. Vùng đệm là nơi có thể đáp ứng được một số nhu cầu nhất định của người dân địa phương về tài nguyên rừng. Tuy nhiên, mục đích chủ yếu của vùng đệm là giúp đẩy mạnh công tác bảo tồn và hạn chế bớt các hoạt động phá hoại của con người trong những khu vực bao quanh khu bảo tồn. 8 1.1.2. Khái niệm về sinh kế, sinh kế bền vững Sinh kế được xem như là tập hợp các nguồn lực và khả năng con người có được kết hợp với những quyết định mà họ thực thi nhằm để sống cũng như để đạt được mục tiêu và ước nguyện của họ (DFID, 1999). Theo Champers, sinh kế gồm năng lực, tài sản, cách tiếp cận (sự dự trữ, tài nguyên, quyền sở hữu, quyền sử dụng) và các hoạt động cần thiết cho cuộc sống (Chambers, 1983). Trong khung phân tích sinh kế bền vững của Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) thì sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bảo gồm cả nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống (DFID, 1999). Như vậy, sinh kế không đơn thuần chỉ là vấn đề kiếm sống, kiếm ăn và nơi ở mà nó còn đề cập đến đến vấn đề tiếp cận các quyền sở hữu, thông tin, kỹ năng và các mối quan hệ. Xét một cách tổng thể, các hoạt động sinh kế đều do mỗi cá nhân hay hộ gia đình tự quyết định dựa trên năng lực của họ, đồng thời chịu những thể chế, chính sách và các mối quan hệ xã hội mà họ thiết lập trong cộng đồng. Ở Việt Nam, khái niệm sinh kế được giải thích trong Từ điển Tiếng Việt là việc làm để kiếm ăn, để mưu sống. Trên thực tế khái niệm sinh kế hay hoạt động mưu sinh, phương cách kiếm sống, hoạt động kinh tế, tập quán mưu sinh được các nhà nghiên cứu sử dụng trong các nghiên cứu của mình khi nghiên cứu về hoạt động kinh tế của người dân, công đồng. Sinh kế bền vững: Một sinh kế được cho là bền vững khi con người có thể đối phó và khắc phục được những áp lực và cú sốc. Đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản cả ở hiện tại và trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở vật chất các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Với một cộng đồng hay nhỏ hơn là một hộ gia đình đều có 5 loại nguồn vốn tạo thành một ngũ giác sinh kế và ngũ giác này sẽ bị thay đổi khi có các điều kiện bên ngoài tác động vào. Tuy nhiên, tùy thuộc vào khả năng ứng phó của cộng đồng hay hộ gia đình trước các tác động bên ngoài mà khả năng phát triển sinh kế có thể đi theo hướng tốt hơn hay tồi tệ đi. Năm nguồn vốn bao gồm: nguồn vốn (tài sản), chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế, các quy trình về thể chế và chính sách, ngữ cảnh thay đổi bên ngoài. 9 Hình21.1. Khung sinh kế bền vững (Nguồn: DFID, 1999) - Nguồn vốn hay tài sản sinh kế là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật chất mà con người có thể sử dụng để duy trì hay phát triển sinh kế của họ. Nguồn vốn hay tài sản sinh kế được chia làm 5 loại vốn chính: vốn nhân lực, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn xã hội và vốn tự nhiên. + Vốn nhân lực (Human capital): Vốn nhân lực là khả năng, kĩ năng, kiến thức làm việc và sức khỏe để giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau nhằm đạy được kết quả sinh kế hay mục tiêu sinh kế của họ. Với mỗi hộ gia đình vốn nhân lực biểu hiện ở trên khía cạnh lượng và chất về lực lượng lao động ở trong gia đình đó. Vốn nhân lực là điều kiện cần để có thể sử dụng và phát huy hiệu quả bốn loại vốn khác. + Vốn tài chính (Financial capital): Vốn tài chính hay vốn trong tài chính và kế toán là các quỹ được cung cấp bởi những người cho vay (và các nhà đầu tư) cho các kinh doanh để mua vốn thực tế trang bị cho việc sản xuất các hàng hóa/dịch vụ. Vốn tài chính thường dùng để lưu giữ của cảu tài chính, đặc biệt là được sử dụng để bắt đầu hoặc duy trì một kinh doanh. + Vốn tự nhiên (Natural capital): Vốn tự nhiên là các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, nước,.. mà con người có được hay có thể tiếp cận được nhằm phục vụ cho các hoạt động và mục tiêu sinh kế của họ. Nguồn vốn tự nhiên thể hiện khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra thu nhập phục vụ cho các mục tiêu sinh kế của họ. Đây có thể là khả năng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nguồn vốn tự 10 nhiên thể hiện qui mô và chất lượng đát đai, qui mô và chất lượng nguồn nước, qui mô và chất lượng các nguồn tài nguyên khoáng sản, qui mô và chất lượng tài nguyên thủy sản và nguồn không khí. Đây là những yếu tố tự nhiên mà con người có thể sử dụng để tiến hành các hoạt động sinh kế như đất, nước, khoáng sản và thủy sản hay những yếu tố tự nhiên có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của con người như không khí hay sự đa dạng sinh học. + Vốn vật chất (Physical capital): Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và hàng hóa vật chất nhằm hỗ trợ cho sinh kế. Nguồn vốn vật chất thể hiện ở cả cấp cơ sở cộng đồng hay cấp hộ gia đình. Trên góc độ cộng đồng, đó chính là cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ cho sinh kế của cộng đồng hay cá nhân gồm hệ thống điện, đường, trường, trạm, hệ thống cấp nước và vệ sinh môi trường, hệ thống tưới tiêu và hệ thống chợ. Đây là phần vốn vật chất hỗ trợ cho hoạt động sinh kế phát huy hiệu quả. Ở góc độ hộ gia đình, vốn vật chất là trang thiết bị sản xuất như máy móc, dụng cụ sản xuất, nhà xưởng hay các tài sản nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày như nhà cửa và thiết bị sinh hoạt gia đình. + Vốn xã hội (Social capital): Vốn xã hội là loại tài sản sinh kế. Nó nằm trong các mối quan hệ xã hội (hoặc các nguồn lực xã hội) chính thể mà qua đó người dân có thể tạo ra cơ hội và thu được lợi ích trong quá trình thực thi sinh kế. Nguồn vốn sinh kế không chỉ thể hiện ở trạng thái hiện tại mà còn thể hiện khả năng thay đổi trong tương lai. Chính vì thế khi xem xét vốn, con người không chỉ xem xét hiện trạng các nguồn vốn sinh kế mà cần có sự xem xét khả năng hay cơ hội thay đổi của nguồn vốn đó như thế nào ở trong tương lai. - Tiến trình và cấu trúc (Structure and processes) đây là yếu tố thể chế, tổ chức, chính sách và pháp luật xác định hay ảnh hưởng khả năng tiếp cận đến các nguồn vốn, điều kiện trao đổi của các nguồn vốn và thu nhập từ các chiến lược sinh kế khác nhau. Những yếu tố trên có tác động thúc đẩy hay hạn chế đến các chiến lược sinh kế. Chính vì thế sựu hiểu biết các cấu trúc, tiến trình có thể xác định được những cơ hội cho các chiến lược sinh kế thông qua quá trình chuyển đổi cấu trúc. - Kết quả của sinh kế (livelihood outcome) đó là mục tiêu hay kết quả của các chiến lược sinh kế. Kết qu...Hải Phòng: - Tổ chức quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) là cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nông lâm nghiệp, tham mưu giúp việc UBND thành phố, chỉ đạo giám sát công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn thành phố. Chi cục Kiểm lâm Hải Phòng là cơ quan quản lý nhà nước và thừa hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, tham mưu giúp việc cho Sở NN&PTNT và UBND thành phố công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Trung tâm Phát triển Nông lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở NN&PTNT có trách nhiệm phối kết hợp với các Phòng NN&PTNT các quận, huyện, thị xã ven biển triển khai các dự án bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn huyện. - Thực trạng quản lý bảo vệ rừng ngập mặn Hải Phòng: từ năm 1992 đến nay, thành phố Hải Phòng đã xây dựng và thực hiện các dự án nhằm khôi phục, phát triển và bảo vệ rừng ngập mặn. Nhờ đó, từ chỗ chỉ có 293 ha rừng năm 1992 đến nay diện tích rừng đã được mở rộng lên tới 3.720 ha. Thành phố Hải Phòng đưa ra phương hướng phục hồi và quản lý rừng ngập mặn như phân vùng và xây dựng quy hoạch rừng ngập mặn, phát triển lâm nghiệp thành phố Hải Phòng. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng rừng ngập mặn, chọn các loài cây ưu thế chắn sóng như trang, bần, mắm và trồng rừng hỗ giao để nâng cao khả năng phòng hộ. Rừng phát triển tốt, nhiều tầng tán, nâng cao khả năng phòng hộ của rừng, hình thành các vành đai rừng chắn sóng bảo vệ đê và tạo sinh kế cho cộng đồng người dân ven biển. Tại tỉnh Thái Bình, từ năm 1994, tỉnh đã được Hội Chữ Đan Mạch hỗ trợ chương trình trồng RNM phòng ngừa thảm họa tại 10 xã thuộc hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy. Kết quả là từ năm 1994 đến năm 2005, tỉnh đã trồng được 3919 ha RNM. Hiện nay, bảo vệ rừng ngập mặn do Hội Chữ thập đỏ Thái Bình chịu trách nhiệm và là cơ quan giấm sát độc lập, không phụ thuộc vào chính quyền địa phương cũng như Sở NN&PTNT tỉnh. 25 Tại tỉnh Ninh Bình, chương trình trồng rừng ngập mặn do Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản tài trợ và Trung ương hội CTĐ Việt Nam được thực hiện tại tỉnh Ninh Bình. Cùng với chương trình 661 thuộc chương trình 5 triệu ha rừng của nhà nước đã tạo thành một vành đai xanh ở vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đưa lại hiệu quả to lớn trong việc bảo vệ đe biển, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, tăng nguồn lợi thủy sản và tăng nguồn thu nhập cho các hộ nghèo vùng ven biển. Về công tác bảo vệ rừng của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Trong những năm qua, tỉnh đã vận dụng các văn bản chính sách của nhà nước và địa phương gắn chặt lợi ích và trách nhiệm của người trồng rừng với nhiệm vụ bảo vệ rừng. Phối hợp tập huấn nâng cao năng lực bảo vệ và xử lý các tình huống vi phạm RNM cho đội ngũ nhân viên làm công tác bải vệ rừng ngập mặn. Tại tỉnh Thanh Hóa, từ năm 1990 đến năm 2007 đã trồng được 3479,7 ha các loài cây phòng hộ ven biển Nguyễn Thị Kim Cúc và cs, 2008). Rừng ngập mặn được giao cho UBND xã quản lý, do chạy theo lợi ích kinh tế, nuôi trồng thủy sản dẫn đến diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp. Trước thực trạng đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1624/2007/QĐ-UNND ngày 01/6/2007 về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Sở NN&PTNT Thanh Hóa đã trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển RNM ven biển giai đoạn 2008 - 2020, địa điểm quy hoạch là RNM và bãi bồi ven biển trên địa bàn 6 huyện với quy mô 1900 ha. Bảo vệ RNM hiện có, ưu tiên cho việc trồng RNM phòng hộ chắn sóng, lấn biển và hộ đê. Quy hoạch ổn định khu vực nuôi trồng thủy sản, nghiêm cấm việc lấn chiểm rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp để nuôi trồng thủy hải sản, xử lý nghiêm khắc những trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích làm tổn hại đến rừng và môi trường ven biển. Tại Hà Tĩnh, từ năm 1998 đến 2008, tổng diện tích rừng ngập mặn trồng và phi lao chắn cát trên biển đạt 1.113 ha trên địa bàn 4 huyện (Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân và Lộc Hà) gồm 26 xã. Các loại cây trồng gồm đâng, trang, mắm, bần và phi lao. Theo đánh giá của Phòng NN&PTNT và Kiểm Lâm các huyện phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, tỷ lệ cây sống đạt trung bình 68 - 70 %, trong đó có 40 % phát triển tốt, đã phát huy tác dụng bảo vệ tuyến đê biển, ngăn bão lũ, triều cường (Nguyễn Thị Kim Cúc và cs, 2008). 26 Tại tỉnh Bình Định, nhằm góp phần ổn định và phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, từ năm 2003, Sở Thủy sản Bình Định tiến hành thử nghiệm phục hồi cây ngập mặn tại Cồn Chim - đầm Thị Nải, với các mô hình: trồng rừng ngập mặn tập trung trong đầm tôm, trồng rừng ngập mặn tập trung tại vùng bãi triều, trồng rừng phân tán, trồng rừng kết hợp với nuôi trồng thủy hải sản. Triển khai một số dự án và kế hoạch trồng RNM của tỉnh và Tổ chức Hành động phục hồi RNM (ACTMANG, Nhật Bản) đã được triển khai. Trong thời gian qua tỉnh đã trồng được 80 ha RNM tập trung và 550 ha ao đầm nuôi tôm trồng cây phân tán, ngoài ra nhân dân các địa phương cũng tự trồng cây ngập mặn tại các ao đầm nuôi tôm, vùng bãi triều (Sở Thủy sản Bình Định, 2007). Công tác trồng rừng ngày càng được thu hút ủng hộ của các cấp chính quyền, cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, diện tích rừng phục hồi còn ít, trong quá trình thực hiện còn gặp những khó khăn từ khâu chuyên môn, kỹ thuật đến công tác quản lý và chịu không ít tác động của chính sách, đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương (Nguyễn Thị Liên, 2008). 1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 1.4.1. Điều kiện tự nhiên huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 1.4.1.1. Vị trí địa lý Tỉnh Nam Định có 91 km đê biển thuộc ba huyện đó là Nghĩa Hưng, Hải Hậu và Giao Thủy. Trong những năm gần đây, do biến động bất thường của khí hậu với sự gia tăng về cường độ và tần suất của những cơn bão, khi đổ bộ vào khu vực ven biển đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của cộng đồng. Huyện Giao Thủy là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Nam Định, cách thành phố Nam Định khoảng 45 km về phía Nam. Phía Nam và Đông Nam của huyện giáp Biển Đông với 32 km bờ biển, phía Tây giáp với huyện Hải Hậu, phía Bắc - tây Bắc giáp huyện Xuân Trường, phía Bắc - đông Bắc giáp với tỉnh Thái Bình. Cực Đông là cửa Ba Lạt của sông Hồng, cực Nam là thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy thuộc vùng châu thổ sông Hồng với diện tích bãi bồi trên 10000 ha. Theo số liệu thống kê năm 2016 của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Giao Thủy, diện tích đất huyện Giao Thuỷ như sau: Tổng diện tích hành chính là 23775.63 ha, trong đó: Đất nông nghệp là 16599.77 ha; Đất phi nông nghiệp là 6412.69 ha; Đất chưa sử dụng là 763.18 ha. Đất có mặt nước ven biển (quan sát) là 3655.29 ha. 27 Với vị trí địa lý như trên, huyện Giao Thủy có nhiều tiềm năng để xây dựng phát triển kinh tế đa dạng, phong phú trên cơ sở tiếp tục ổn định sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực, nông thôn. Tập trung huy động mọi nguồn lực khai thác có hiệu quả tiềm năng biển, đưa kinh tế biển thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng, phát triển đồng bộ và chuyên môn hoá các ngành công nghiệp, dịch vụ du lịch. Xã Giao Lạc có diện tích 840,7 ha. Vị trí địa lí nằm giữa 20o13’ - 20o15’ vĩ độ Bắc, 106o15’- 106o30’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp với xã Giao An, phía Nam giáp với xã Giao Xuân, phía đông giáp với biển. Xã Giao Lạc là một trong năm xã thuộc vùng đệm của khu bảo tồn Ramsar. Xã Giao Xuân nằm phía Đông của huyện Giao Thủy, phía Bắc giáp với xã Giao Lạc, phía Tây Giáp xã Bình Hòa và Giao Hà, phía Nam giáp xã Giao Hải, phía Đông giáp biển Đông. Xã Giao Xuân cũng là xã thuộc vùng đệm của khu bảo tồn Ramsar. Xã Giao Xuân và xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy thuộc vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Vị trí khu vực nghiên cứu được thể hiện trên hình 1.1. 28 Hình31.2. Vị trí khu vực nghiên cứu - xã Giao xuân, Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Nguồn: Nguyễn Quốc Hoàn, 2018) 1.4.1.2. Đặc điểm địa hình Huyện Giao Thủy có địa hình tương đối bằng phẳng với xu hướng dốc từ Bắc đến Nam, độ cao trung bình từ 0,5 - 0,7 m so với mực nước biển. Tổng diện tích đất tự nhiên của Giao Thủy là 23.206 ha, có thể phân ra hai vùng bởi một khống chế nhân tạo quan trọng đó là đê biển. Sau khi quai đê lấn biển, con người từng bước thau chua, rửa mặn và làm cho đất thuần thục và tăng độ phì, thích hợp cho sự phát triển của các loại cây trồng, trước hết là cây lúa. Hệ thống RNM tiếp nhận lượng phù sa rất lớn do Sông Hồng và sông Ninh Cơ đưa đến nên bề mặt địa hình bằng phẳng, ít cồn cát, lớp trầm 29 tích phù sa dày. Đê quốc gia là phương tiện ngăn mặn, bảo vệ đồng ruộng làng mạc đồng thời trở thành yếu tố sinh thái quan trọng phân chia đất giao thủy thành 2 vùng với các đặc điểm cơ bản như sau: + Vùng trong đê Quốc gia có diện tích 16.644 ha đất phù sa được con người cải tạo và sử dụng vào canh tác nông nghiệp, một phần nhiễm mặn nhẹ được sử dụng làm đầm muối và nuôi trồng thủy sản. Đất trong đê chịu tác động mạnh của con người thông qua các biện pháp thủy lợi, phân hạng sử dụng đất cho các nhóm cây trồng thích hợp bón phân Đây là cơ sở chính duy trì đời sống cho các cộng đồng dân cư nhiều đời nay. + Vùng bãi bồi ven biển, ngoài đê, có diện tích 6.652 ha và bãi bồi Cồn Xanh khoảng 3.000 ha, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản và trồng rừng phòng hộ, trong đó đất nông nghiệp chiếm khoảng 11.173 ha (48,15 % tổng diện tích). Đất ngoài đê còn mang nhiều nét sơ hoang, nơi phát triển của thảm thực vật ngập mặn. Chức năng chính của vùng này phòng hộ và hỗ trợ cho đời sống cộng đồng thông qua khai thác và nuôi trồng thủy hải sản. Đây cũng là địa bàn mở rộng quỹ đất nhờ sự bồi đắp hang năm của các dòng sông. Hiện nay, trong sự chuyển dịch của nền kinh tế, các huyện ven biển coi địa bàn này với kinh tế biển là mũi nhọn để tạo nên bước đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội. 1.4.1.3. Đặc điểm khí hậu và thủy văn Đặc điểm khí hậu: Các số liệu khí tượng, thủy văn khu vực nghiên cứu được thống kê tại bảng 1.4 do Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thủy văn quốc gia cung cấp. Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình năm là 23,8°C, lượng bức xạ cao vào khoảng 115 kcal/cm2/năm, từ tháng 5 đến tháng 10 mặt đất có thể thu nhận từ 10 -15 kcal/cm2, từ tháng 6 đến tháng 4 năm sau lượng bức xạ khoảng từ 7- 9 kcal/cm2/tháng. Lượng mưa: Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.500 - 1.800 mm, lượng mưa phân bố theo mùa; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 lượng mưa chiếm trên 85% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm. số ngày mưa trong năm dao động khoảng 143 ngày. Tháng có lượng mưa trung bình cao nhất là tháng 9. 30 Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình các tháng/năm là khá cao (81 - 83%) và cao vào mùa hè, thấp vào mùa đông. Cuối mùa đông do có mưa phùn nên độ ẩm khá cao (trung bình 86 - 87%) và nhiệt độ có xu hướng tăng. Độ ẩm thấp nhất vào các tháng đầu và cuối năm. Các đợt nắng nóng tập trung chủ yếu vào tháng 6, tháng 7. Bảng 1.4. Diễn biến thời tiết khí hậu từ năm 2015 đến năm 2017 khu vực nghiên cứu Tháng Nhiệt độ Lượng mưa Độ ẩm Bốc hơi Số giờ nắng Ttb Tmin Tmax R Rx N Utb E S 1 16,9 7,5 27,0 22,0 15,6 8,0 79,0 63,7 120,3 2 18,2 7,9 31,4 21,7 11,2 10,0 89,0 31,8 23,2 3 19,1 12,2 29,4 76,5 47,4 18,0 84,0 29,2 23,8 4 24,2 15,3 34,0 44,4 15,6 10,0 86,0 63,5 129,9 5 27,5 19,3 38,4 283,3 142,2 13,0 86,0 87,9 219,6 6 29,1 23,6 37,7 146,5 76,3 12,0 93,0 92,6 225,2 7 28,6 23,2 38,4 597,9 94,4 23,0 92,0 102,3 152,9 8 27,7 23,0 36,5 290,3 101,6 19,0 91,0 80,5 202,0 9 28,0 21,7 34,0 324,3 55,8 17,0 91,0 49,8 136,6 10 25,9 17,4 33,8 42,8 8,5 10,0 83,0 88,7 172,3 11 23,6 14,0 31,5 92,2 57,9 11,0 82,0 50,3 109,1 12 16,7 10,6 24,6 33,0 16,1 5,0 80,0 40,6 93,7 TB 23,8 16,3 33,1 164,6 53,6 13,0 85,8 65,1 137,7 (Nguồn: Trung tâm Tư liệu Khí tượng Thủy văn) Các kí hiệu trong bảng: Ttb : Nhiệt độ không khí trung bình tháng (0C) Tmin: Nhiệt độ không khí thấp nhất trong tháng (0C) Tmax: Nhiệt độ không khí cao nhất trong tháng (0C) R : Tổng lượng mưa tháng (mm) Cường độ mưa ngày cao nhất trong tháng Rx : N : Số ngày có mưa trong tháng (ngày) Utb: Độ ẩm không khí trung bình tháng (%) E : Tổng lượng bốc hơi tháng (mm) S : Tổng số giờ nắng tháng (giờ) (mm) 31 Lượng bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi trung bình trong năm khoảng 65,1 mm. Lượng bốc hơi cao nhất vào tháng 7 (102,2 mm/tháng), thấp nhất vào khoảng tháng 3 (29,2 mm/tháng). Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm là 137,7 giờ. Tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 5 và tháng 6 (219,6 - 225,2 giờ/tháng). - Lượng bốc hơi có giá trị cực đại vào tháng 7 (112,8 mm) và cực tiểu vào tháng 3 (39,9 mm). Tổng lượng bốc hơi trung bình hàng năm 882,3 mm bằng một nửa của lượng mưa. - Gió: Khu vực chịu ảnh hưởng của gió thịnh hành chủ yếu theo hai mùa: mùa hạ là hướng gió Đông Nam, mùa đông là hướng gió Bắc - Đông Bắc. Theo các số liệu quan trắc tốc độ gió trung bình năm là 1,8 m/s, tốc độ gió trung bình vào tháng nóng nhất (tháng 7 năm 2016) là 2 m/s, tháng lạnh nhất là 1,7 m/s. Nhìn chung khí hậu huyện Giao Thủy thuộc miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, mưa nhiều và được phân hoá theo mùa, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa và các tháng trong năm tương đối lớn, lượng bức xạ và tổng số giờ nắng trong năm tương đối cao; mưa phân bố theo mùa, lượng mưa tập trung vào mùa hạ, độ ẩm không khí trung bình cao, đây là điều kiện thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng, phát triển quanh năm. Đồng thời thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của rừng ngập mặn ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Đặc điểm thủy văn: Huyện Giao Thủy được bao bọc bởi hai sông chính là sông Hồng, sông Sò và biển với chiều dài bờ biển khoảng 32 km. Sông Hồng là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Nam Định và tỉnh Thái Bình, sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển tại cửa Bà Lạt. Mực nước sông Hồng thay đổi rõ rệt, cao nhất tháng 8 là 481cm, thấp nhất tháng 4 là 10cm. Dòng chảy của sông Hồng kết hợp với chế độ triều cường đã bồi tụ vùng cửa sông, tạo thành bãi bồi lớn nhất là Cồn Lu, Cồn Ngạn. Ngoài ra, còn có hệ thống sông nhỏ, kênh tưới tiêu phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp. Sông Sò là ranh giới tự nhiên giữa huyện Xuân Trường, Giao Thủy và Hải Hậu bắt nguồn từ sông Hồng chảy ra cửa Hạ Lạn. 32 Hệ thống sông ngòi của huyện chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều, giúp quá trình thau chua, rửa mặn trên đồng ruộng tốt hơn. Chế độ thủy triều ở vùng biển Giao Thủy là chế độ nhật triều do đó thời gian ngập nước của cây ngập mặn khá dài. Biên độ triều khá lớn (từ 3-3,5 m), mực triều thấp nhất là 0,5 m, cao nhất là 3,8 m. Mỗi ngày có 1 chân triều và một đỉnh triều, mỗi tháng có 2 chu kì triều (mỗi chu kì là 14 con nước) trong đó có giai đoạn triều cường và triều kém. Mùa cạn chịu ảnh hưởng của thủy triều lớn, biên độ thủy triều có khi đạt tới 3,5 m. Mùa lũ chế độ dòng chảy chịu ảnh hưởng của cả nước lũ lẫn cả thủy triều. Biến thiên của thủy triều trong khoảng nửa tháng có một lần triều cường và một lần triều kém, đôi khi có thể xảy ra một tháng ba lần triều cường hai lần triều kém hoặc ngược lại. Chế độ thủy văn của vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió, lượng mưa và lưu lượng nước sông, đặc biệt là lưu lượng nước sông Hồng vào mùa lũ (từ tháng 6 đến tháng 10). Hướng của dòng triều là hướng Đông Bắc - Tây Nam. Điều kiện ngập nước kéo dài cũng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây. Dòng triều mạnh gây xói lở các bãi lầy ven biển và hạn chế sự định cư của cây con, quả, hạt của cây ngập mặn. Trên địa bàn huyện Giao Thủy có Vườn Quốc gia Xuân Thủy được công nhận là thành viên thứ 50 của Công ước Ramsar vào năm 1989 với tổng diện tích 7110 ha với 8000 ha vùng đệm (trong đó có 5 xã của huyện Giao Thủy). Vườn Quốc gia Xuân Thủy có độ đa dạng sinh học cao. Trong 3 năm vừa qua, trung bình mỗi năm huyện đã đưa khoảng 4 % diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng, chủ yếu là trồng rừng. Qua khảo sát cho thấy, có 14 loài cây ngập mặn thực thụ trong số 192 loài thực vật ngập mặn ven biển, bao gồm cả các loài cây từ nội địa chuyển ra và một số loài di thực. Huyện có 2.662 ha đất ngập mặn đang nuôi trồng thủy hải sản (Vũ Trung Tạng và cs, 2005). Mặc dù đã có sự chuyển biến nhất định trong nhận thức và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn, đâu đó vẫn có những hoạt động và những nguy cơ tiềm ẩn khiến cho hệ sinh thái RNM bị đe dọa và có thể bị suy thoái (Vũ Trung Tạng và cs, 2005). 33 1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 1.4.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế huyện Giao Thủy Trong những năm qua nền kinh tế của huyện phát triển tương đối toàn diện và có dấu hiệu vững chắc. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện tương đối rõ và đúng hướng, nông nghiệp có xu hướng giảm, công nghiệp xây dựng, dịch vụ có chiều hướng tăng. Đây là sự chuyển biến tích cực, đã khai thác tốt lợi thế, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Thực trạng phát triển kinh tế huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định được thể hiện trong bảng 1.5. Bảng 1.5. Chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2012 - 2016 Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ TTKT (%) 2012 - 2016 2012 2014 2016 1. GTSX (giá 2010) Tỷ đồng 4.811,498 5.908,071 6.404,26 11,8 - Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 2.082,553 2.227,162 2.396,828 4,8 - Công nghiệp, xây dựng Tỷ đồng 1.063,569 1.392,929 1.322,432 14,6 - Dịch vụ Tỷ đồng 1.665,376 2.287,980 2.685,00 14.2 2. GDP bình quân đầu người Tr.đ/ng 17,65 24,16 29,43 3. Cơ cấu kinh tế - Nông, lâm, thủy sản % 43,6 39,0 37,43 - Công nghiệp, xây dựng % 16,5 19,1 20,65 - Dịch vụ % 39,9 41,9 41,92 (Nguồn: Ủy ban Nhân dân huyện Giao Thủy (2012 - 2016)) Bảng 1.5 cho thấy, việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế huyện tiếp tục có tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện có sự chuyển biến tích cực. + Cơ cấu kinh tế ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 43,6% năm 2012 xuống còn 37,43% năm 2016. + Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng từ 16,5% lên 20,65% năm 2016 + Ngành dịch vụ tăng từ 39% năm 2012 lên 41,92% năm 2016 34 1.4.2.2. Dân số, lao động và việc làm Theo số liệu thống kê của huyện Giao Thủy đến ngày 31/12/2016, dân số toàn huyện là 190.587 người. Tổng số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động tăng dần qua các năm, cụ thể được thể hiện qua bảng 1.6. Bảng 1.6. Dân số và lao động huyện Giao Thủy giai đoạn 2012 - 2016 TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 2014 2016 1 Tổng số nhân khẩu Người 189.006 190.291 190.587 2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 0,11 0,12 0,13 3 Tổng số người trong độ tuổi LĐ có khả năng LĐ Người 109.406 114.547 114.593 3.1 Tổng số lao động có việc làm trong năm Người 100.373 113.024 113.116 Lao động nông nghiệp Người 78.809 78.441 78.425 Lao động phi nông nghiệp Người 21.564 34.583 34.681 3.2 Số LĐ được tào tạo trong năm Người 2.350 2596 3716 Tỷ lệ LĐ đã qua đào tạo % 30,5 32,68 38,26 3.3 Cơ cấu lao động % 100 100 100 Nông, lâm, thủy sản % 72,03 71,11 69,33 Công nghiệp - xây dựng % 16,23 16,19 16,24 Dịch vụ % 11,74 12,69 14,43 4 Tổng số hộ Hộ 57.523 60.554 61.459 Tỷ lệ hộ nghèo % 5,43 3,32 3,86 Số hộ thoát nghèo trong năm Hộ 1213 753 545 (Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Giao Thủy (2012-2016)) Trong cân đối lao động xã hội, toàn huyện có 114.593 người đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, chiếm 60,13% dân số toàn huyện. Lực lượng lao động được đào tạo trong năm càng tăng thông qua việc mở các trung tâm dạy nghề, các công ty sản xuất kinh doanh Trong cơ cấu lao động của huyện năm 2016, lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao 69,33% tổng số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 16,24%, lao động 35 trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 14,43%. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tích cực, giảm dần lao động khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong khu vực sản xuất phi nông nghiệp nhưng tốc độ chuyển dịch khá chậm. 1.4.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng Giao thông: Mạng lưới giao thông đường bộ của huyện tương đối thuận lợi cho vận chuyển giao lưu kinh tế trong và ngoài huyện. Cụ thể các tuyến đường, diện tích, mật độ được thể hiện ở bảng 1.7 Bảng 1.7. Hệ thống giao thông đường bộ huyện Giao Thủy TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên Ha 23.775,62 Tổng chiều dài đường bộ Km 1.051,625 100 1 Đường quốc lộ, tỉnh lộ Km 46,405 4,41 Quốc lộ 37B Km 14,83 1,41 Đường 489B Km 5,475 0,52 Đường 489 Km 26,1 2,48 2 Đường huyện Km 19 1,81 Đường Tiến Hải Km 10,5 0,1 Đường Bình Xuân Km 8,5 0,81 3 Đường xã Km 306,27 29,12 4 Đường liên thôn Km 679,95 64,66 5 Mật độ giao thông đường bộ Km/km2 4,42 (Nguồn: Phòng Công thương huyện Giao Thủy, 2016) Đường bộ: - Quốc lộ: Trên địa bàn huyện Giao Thủy có đường Quốc lộ 37B đi qua dài gần 14,83 km từ đầu cầu Hà Lạn (xã Giao Thịnh) đến cống Cồn Nhất, hiện nay đã được nâng cấp cải tạo, theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. - Tỉnh lộ: Đường 489B: Chiều dài 5,475 km. Điểm đầu là cầu Thức Khóa điểm cuối là bãi tắm Quất Lâm đường có B nền = 9 m, B mặt = 6 m, đoạn qua thị trấn Quất Lâm được xây dựng theo quy hoạch B nền = 18m, B mặt = 11 m, tuyến đường được đầu tư nâng cấp từ năm 2008 đến nay mặt đường chất lượng trung bình. Đường 489: Chiều dài 26,1 km. Điểm đầu cầu Nam Điền B, điểm cuối nhà môi trường. - Huyện lộ: 36 + Đường Tiến Hải: Có chiều dài 10,5 km, điểm đầu là dốc Hoành Nha, điểm cuối là cầu Tiền Lang (chân đê Giao Hải). + Đường Bình Xuân: Có chiều dài 8,5km, điểm đầu là cầu Diêm (nút giao với đường QL37B), điểm cuối là cầu chân đê Giao Xuân đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng, B mặt = 5,5m, B nền = 7,5m. Tuy nhiên, trên tuyến còn cầu Diêm chưa được nâng cấp cải tạo dẫn đến không khai thác hết khả năng của tuyến đường. - Đường trục xã, liên xã: Chiều dài 306,27km. Trong đó đường nhựa và bê tông xi măng là 262,059 km (đạt 85,6%); còn lại là đường cấp phối. Hiện tại 60% mặt đường đã bị xuống cấp cần được duy tu sửa chữa. Đến nay, tuyến đường Thiện Hải - Thanh Hương đang được nâng cấp cải tạo, đường Giao Yến - Bạch Long đã được nâng cấp xong. - Đường thôn xóm:Có chiều dài 679,95 km, đường nhựa và bê tông xi măng là 581,193km. Chất lượng mặt đường tốt, đáp ứng nhu cầu đi lại của các phương tiện nhỏ. Đường thủy: Giao Thủy có hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và Sông Sò với chiều dài 26 km. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có hệ thống sông, kênh mương nội đồng tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy phân bố đều khắp trên địa bàn huyện tạo điều kiện cho việc phát triển nông nghiệp. Thủy lợi: Các công trình thủy lợi của huyện khá hoàn chỉnh, hệ thống sông, đê biển đang được bổ sung tu sửa và nâng cấp. Hệ thống thủy nông của toàn huyện được quy hoạch và từng bước điều chỉnh phân bổ, bổ sung để đáp ứng với nhu cầu tưới tiêu của sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, thâm canh tăng vụ. Hệ thống dòng chảy khá dày, hiện có 123 km kênh cấp I (sông Cống Giữa - Hoành Thu), 272 km kênh cấp II, 613 kênh cấp III. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 27 cống dưới đê trong đó có 5 cống được xây dựng mới là cống Đại Đồng, cống Hoành Đông, cống 8B, cống Thanh Niên, cống Mộc Giang đạt tiêu chuẩn. Huyện đã triển khai dự án thủy lợi đông Giao Thủy, dự án thủy lợi Cồn Ngạn, dự án Sông Sò, cứng hóa mặt đê Hữu Hồng, nâng cấp kè đê biển. Các công trình công cộng: - Giáo dục: Thực hiện xã hội hóa giáo dục, trong những năm qua huyện Giao Thủy đã chú trọng đến công tác giáo dục với các loại hình đào tạo phong phú, đồng 37 thời từng bước nâng cấp xây dựng cơ sở vật chất với 100% số xã có trường học cao tầng (2 - 3 tầng), nhiều địa phương đã xây dựng 2 đến 3 trường cao tầng, toàn huyện có 90% phòng học, kiên cố, khuôn viên đất đai trường học đã được mở rộng. - Y tế: Toàn huyện có 26 cơ sở khá chữa bệnh, trong đó có 3 cơ sở là bệnh viện và phòng khám Đa khoa. Mạng lưới y tế cơ sở tương đối hoàn chỉnh đáp ứng kịp thời việc khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân. - Văn hóa, xã hội, thể thao: Các công trình văn hóa - thể thao từ huyện đến xã đã có quy hoạch. Hầu hết các xã đã hình thành khu trung tâm kinh tế - văn hóa. Huyện đã xây dựng hệ thống Nhà văn hóa từ huyện xuống xã, thôn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần cho người dân trên địa bàn. Tóm lại, huyện Giao Thủy có nguồn lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong những năm qua huyện Giao Thủy đã đẩy mạnh phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, điều này đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế huyện tiếp tục có tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện có sự chuyển biến tích cực. Cơ cấu kinh tế ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 43,6% năm 2012 xuống còn 37,43% năm 2016. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng từ 16,5% lên 20,65% năm 2016. Ngành dịch vụ tăng từ 39% năm 2012 lên 41,92% năm 2016. Cơ cấu kinh tế ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm, đã làm giảm áp lực rủi ro đến ngành nghề nuôi trồng thủy sản, điều này có ý nghĩa giảm áp lực lên hệ sinh thái rừng. Trong tương lai huyện cần có chính sách phát triển ngành nghề nhằm tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. 38 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Để đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến công tác quản lý bền vững rừng ngập mặn ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, chúng tôi nghiên cứu trên đối tượng: - Các loại hình sinh kế của các hộ gia đình - Công tác quản lý rừng của các nhà quản lý - Ảnh hưởng của các loại hình sinh kế đến công tác quản lý bền vững rừng ngập mặn ven biển xã Giao Lạc và xã Giao Xuân. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: nghiên cứu được tiến hành tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Lý do lựa chọn địa điểm nghiên cứu như sau: Huyện Giao Thủy có 9 xã, trong đó có 5 xã ven biển là Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải. Nhằm bảo tồn sinh vật biển và phát triển sinh kế cho cộng đồng, trong những năm qua, Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD) đã triển khai một số mô hình sinh kế cho xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy. Để có cơ sở đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý rừng ngập mặn, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu tại 02 xã ven biển đó là xã Giao Lạc và xã Giao Xuân của huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Từ kết quả nghiên cứu, so sánh hiệu quả của các mô hình sinh kế trong đó có mô hình sinh kế do MCD triển khai tại xã Giao Xuân, từ đó đề xuất và nhân rộng các mô hình sinh kế có hiệu quả góp phần quản lý bền vững rừng ngập mặn. - Phạm vi về nội dung: nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế (nuôi trồng thủy hải sản, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đánh bắt hải sản trong rừng, ...) đến quản lý bền vững rừng ngập mặn. 2.3. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 03 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018. Trong quá trình thực hiện đề tài, tiến hành thực địa 3 đợt tại địa điểm nghiên cứu, cụ thể: 39 Tháng 6 năm 2017, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu về hiện trạng rừng ngập mặn, công tác phục hồi, quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn tại xã, huyện và tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, báo cáo kinh tế - xã hội tại UBND xã Giao Xuân và xã Giao Lạc, UBND huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Tháng 8 đến tháng 12 năm 2017, điều tra xã hội học về mức thu nhập, hoạt động sinh kế của các hộ gia đình tại địa điểm nghiên cứu, ghi chép và chụp hình ảnh khi thăm quan các hoạt động sinh kế tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy. Tháng 1 đến tháng 2 năm 2018, xử lý số liệu. Tháng 3 đến tháng 5 năm 2018, viết báo cáo và bảo vệ luận văn. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Cách tiếp cận của luận văn Tiếp cận bền vững dựa trên các nguyên lý phát triển bền vững các ảnh hưởng của sinh kế liên quan đến quản lý rừng ngập mặn. Tiếp cận chuỗi giá trị sinh kế, bao gồm các tác nhân là hộ nông dân, cán bộ địa phương và các nhà làm chính sách. Tiếp cận phương pháp quản lý tài nguyên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường: Đây là cách tiếp cận nhằm phòng tránh và giảm thiểu hiểm họa thiên tai phù hợp với tiềm lực kinh tế của địa phương còn nhiều hạn chế, khả năng đầu tư chưa cao, thiếu cơ sở vật chất và những đặc thù về văn hóa xã hội, tập quán của vùng. Và đặc biệt bảo vệ tính đa dạng sinh học và môi trường của vùng lãnh thổ vốn giàu tiềm năng này. Tiếp cận nguyên lý phát triển bền vững: Tiếp cận mang tính kinh tế - xã hội, đề cập đến nguyên tắc đền bù do tổn hại tài nghuyên môi trường, phát triển tiến bộ khoa học kỹ thuật để hạn chế việc sử dụng tài nguyên nước và tối ưu hóa việc sử dụng nước để tái tạo. Tiếp cận sinh thái: Quản lý các hệ sinh thái, đảm bảo tính phục hồi, đa dạng sinh học để phát triển bền vững. 2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập tài liệu Phương pháp khảo sát thực địa: tiến hành khảo sát thực địa tại xã Giao Xuân và xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Quan sát và tìm hiểu sơ bộ về các mô hình sinh kế của cộng đồng người dân, ghi chép và chụp ảnh một số mô hình sinh kế của cộng đồng. Dựa trên kết quả khảo sát thực địa tiến hành xây dựng phiế... Giao Xuân 70,00 72,18 74,00 76,00 66,72 60,88 57,35 42,46 Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái rừng ngập mặn [2010, 2017] Kết quả thống kê tại bảng 2 cho thấy, diện tích rừng ngập mặn xã Giao Lạc cao hơn so với xã Giao Xuân, nguyên nhân là do diện tích bãi bồi của xã Giao Xuân thấp hơn xã Giao Lạc, ngay từ thời điểm ban đầu triển khai dự án trồng RNM của Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch vào năm 1997, diện tích rừng ngập mặn trồng tại xã Giao Xuân là 70,00 ha, trong khi đó ở xã Giao Lạc là 165,00 ha. Trong các năm tiếp theo: năm 1998 dự án tiếp tục trồng thêm 100 ha tại xã Giao Lạc và 2,18 ha tại xã Giao Xuân; năm 1999 trồng thêm được 61,35 ha tại xã Giao Lạc và 1,82 ha tại xã Giao Xuân; năm 2004 trồng thêm được 21,3 ha tại xã Giao Lạc và 2,00 ha tại xã Giao Xuân. Tuy nhiên, sau khi dự án trồng RNM của Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch kết thúc vào năm 2006, diện tích rừng ngập mặn có xu hướng suy giảm. Xu hướng biến động diện tích rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và Giao Xuân được thể hiện qua hình 1. Diện tích rừng (ha) 400 350 300 Xã Giao Lạc 250 200 150 100 50 0 1997 1998 1999 Xã Giao Xuân 2004 2010 2014 2015 2017 Năm Hình 1. Biến động diện tích rừng ngập mặn xã Giao Lạc và Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định từ năm 1997 đến năm 2017 Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn [2010, 2017] Kết quả ở bảng 2 và hình 1 cho thấy, diện tích rừng ngập mặn của xã Giao Lạc và Giao Xuân có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2004, nguyên nhân là do Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch hỗ trợ trồng RNM và sự giúp đỡ về kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái rừng ngập mặn trong giai đoạn này. Từ giai đoạn 2006 đến năm 2017, mặc dù chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng trong quản lý và bảo vệ nhưng diện tích RNM của xã Giao Lạc và Giao Xuân suy giảm. Theo ý kiến của các nhà quản lý, nguyên nhân dẫn đến diện tích RNM suy giảm là do ảnh hưởng của địa chất và tác động của biến đổi khí hậu làm cho tăng độ mặn của nước dẫn đến cây rừng bị chết, đặc biệt do ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế trong việc quai đê lấn biển, làm đầm nuôi trồng thủy hải sản của cộng đồng trong thời gian qua. 3.2. Ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý rừng ngập mặn 3.2.1. Sinh kế, cơ cấu ngành nghề và thu nhập bình quân Sinh kế: Cộng đồng người dân xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản. Số hộ làm nông nghiệp chiếm trên 80% số hộ trong xã. Hầu hết các hộ trong xã đều có người tham gia khai thác thủy sản tự nhiên. Cơ cấu ngành nghề: Theo Chi cục Thống kê huyện Giao Thủy cơ cấu lao động của huyện Giao Thủy giai đoạn năm 2014 đến năm 2016 được chia thành 3 nhóm: Nông, lâm, thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ. Các cơ cấu lao động này có sự thay đổi theo các năm. Nhóm lao động nông - lâm - thủy sản có chiều hướng giảm, năm 2014 là 72,03% giảm xuống còn 69,33% vào năm 2016; nhóm lao động dịch vụ có chiều hướng gia tăng, năm 2014 là 11,74%, năm 2016 là 14,43%. Còn nhóm lao động công nghiệp - xây dựng có chiều hưởng ổn định qua các năm. Tính đến hết năm 2017 xã Giao Lạc có 2750 hộ gia đình. Nhóm cơ cấu ngành nghề nông - lâm - ngư nghiệp giữ vai trò chủ đạo chiếm 82% với 2255 hộ, nhóm ngành thương mại - dịch vụ chiếm 18% với 495 hộ [8]. Xã Giao Xuân có 2978 hộ gia đình. Nhóm cơ cấu ngành nghề nông - lâm - ngư nghiệp cũng giữ vai trò chủ đạo chiếm 80,08% với 2385 hộ, nhóm ngành thương mại - dịch vụ chiếm 19,92% với 593 hộ [9]. Kết quả điều tra về cơ cấu các lĩnh vực nghề nghiệp xã Giao Lạc và Giao Xuân được tổng hợp trong bảng 3. Bảng 3. Cơ cấu các lĩnh vực nghề nghiệp ở xã Giao Lạc và Giao Xuân Lĩnh vực Giao Lạc Giao Xuân Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Trồng lúa và hoa màu 10 20 9 18 Buôn bán dịch vụ 4 8 10 20 Buôn bán hải sản nhỏ, lẻ và những hoạt động sinh kế khác 4 8 4 8 May áo cưới, com lê 8 16 0 0 Mô hình du lịch sinh thái 0 0 8 16 Nuôi trồng thủy sản (trong và ngoài đê) 12 24 6 12 Đánh bắt, khai thác thủy sản 8 16 5 10 Chăn nuôi gia súc, gia cầm (VAC) 4 8 8 16 Tổng cộng 50 100% 50 100% Kết quả điều tra cơ cấu các lĩnh vực nghề nghiệp (bảng 3) cho thấy, xã Giao Lạc có hoạt động may áo cưới và com lê với 8 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 16%) so với 50 hộ điều tra, tại Giao Xuân không có hoạt động sinh kế này. Theo ý kiến của lãnh đạo UBND xã Giao Lạc, trong những năm gần đây xã phát triển hoạt động sản xuất may áo cưới với quy mô trên 200 hộ gia đình. Có gia đình thành lập xưởng may lớn, tạo công ăn việc làm cho nhiều người trong xã. Còn xã Giao Xuân có mô hình du lịch sinh thái, mô hình này do Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) hỗ trợ. So sánh cơ cấu ngành nghề của hai xã cho thấy, hoạt động nuôi trồng thủy sản (trong và ngoài đê) và hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản tại xã Giao Lạc nhiều hơn xã Giao Xuân. Xã Giao Lạc với 24% số hộ điều tra nuôi trồng thủy sản, trong khi xã Giao Xuân là 12%. Hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản tại xã Giao Lạc là 16%, ở xã Giao Xuân là 10%. Thu nhập từ các hoạt động sinh kế: Kết quả điều tra thu nhập bình quân tháng của 100 hộ gia đình (50 hộ gia đình xã Giao Lạc, 50 hộ gia đình xã Giao Xuân) cho thấy, trung bình mỗi hộ có 2 -3 lao động chính, trong đó ít nhất là 1 lao động, nhiều nhất là 5 lao động. Thu nhập bình quân của các hộ dân tại đây khá đồng đều. Thu nhập bình quân 2 - 4 triệu đồng/tháng là chiếm 26% - 38%. Mức thu nhập bình quân trên 4 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao hơn 62% - 74% (bảng 4). Bảng 4. Thu nhập bình quân từ các hoạt động sinh kế Thu nhập bình quân Giao Lạc Giao Xuân Số lao động Tỷ lệ (%) Số lao động Tỷ lệ (%) Dưới 2 triệu 0 0 0 0 2 - 4 triệu 13 26 19 38 Trên 4 triệu 37 74 31 62 Tổng 50 100 50 100 Kết quả điều tra cho thấy, so với 5 - 10 năm trước, mức thu nhập bình quân của các hộ gia đình đều tăng lên. Tuy nhiên, do nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, đồng tiền mất giá nên với mức thu nhập như trên người dân địa phương ở đây còn gặp nhiều khó khăn. Theo Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2017 của UBND xã Giao Xuân, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo đạt dưới 2,0% theo tiêu chí mới, toàn xã có 94 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 3,23%); hộ cận nghèo là 208, đạt tỷ lệ 7,14%. Khảo sát xác định sơ bộ tỷ lệ hộ chưa tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội, hộ có mức sống dưới trung bình là 797 hộ, đạt tỷ lệ 27,37%. So với năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 5%. Điều này cho thấy, thu nhập từ các hoạt động sinh kế của xã đã có chiều hướng đi lên. Tương tự, theo Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2017 của UBND xã Giao Lạc, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, toàn xã có 54 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,95%. So với chỉ tiêu đặt ra, số hộ nghèo đã giảm 3,05%. Như vậy tỷ lệ hộ nghèo của xã Giao Xuân lớn hơn xã Giao Lạc là 40 hộ, tương đương 1,28%. 3.2.2. Ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến rừng ngập mặn Để đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sinh kế đến rừng ngập mặn ven biển xã Giao Lạc và Giao Xuân, huyện Giao Thủy, dựa vào kết quả điều tra, chúng tôi đã chia các hoạt động sinh kế thành 3 nhóm sau: Nhóm 1: các hộ gia đình có hoạt động sinh kế liên quan trực tiếp tới RNM (nuôi trồng thủy sản; đánh bắt, khai thác thủy sản). Nhóm 2: các hộ gia đình có hoạt động sinh kế ít liên quan đến rừng ngập mặn (bao gồm các hộ gia đình sinh sống cạnh đê biển, đôi khi chăn thả gia súc như trâu, bò, dê gần hoặc trong rừng ngập mặn, hoạt động du lịch sinh thái như đưa khách tham quan hệ sinh thái rừng ngập mặn) và các hoạt động sinh kế khác (nuôi ong, ). Nhóm 3: các hộ gia đình có hoạt động sinh kế không liên quan đến rừng ngập mặn (đa số các hộ gia đình sinh sống trong đê biển, cách xa rừng ngập mặn và chủ yếu sản xuất nông nghiệp thuần túy như trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm và những hoạt động dịch vụ khác như buôn bán nhỏ lẻ, may áo cưới, com lê, ). Thông qua mỗi nhóm đối tượng, có thể thấy thu nhập của họ từ hoạt động sinh kế và đánh giá mức độ hiệu quả mang lại từ các hoạt động sinh kế của các hộ gia đình. Kết quả điều tra tại xã Giao lạc và Giao Xuân cho thấy, trong 3 nhóm đối tượng nêu trên, thu nhập bình quân của các hộ gia đình có hoạt động sinh kế thuộc nhóm 2 là thấp nhất (trung bình 3 - 4 triệu đồng/tháng), thậm trí có hộ gia đình với mức thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng, các nhóm đối tượng này phân bố chủ yếu ở vùng ven đê biển với các hoạt động chính là chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê, ), trồng lúa, hoa màu gần đê. Còn các nhóm đối tượng 1 và 3 có mức thu nhập trung bình cao hơn nhóm 2, mức thu nhập trung bình giữa các hộ gia đình có chệnh lệch lớn, có hộ gia đình sinh kế từ nuôi trồng thủy hải sản với mức thu nhập phi lợi nhuận, có hộ gia đình thu nhập 200 triệu đồng/tháng. Sự khác biệt về mức thu nhập giữa các nhóm sinh kế là do quy mô sản xuất khác nhau (bảng 5). Bảng 5. Hiện trạng sinh kế của các nhóm đối tượng nghiên cứu Nội dung Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nuôi trồng thủy sản; đánh bắt, khai thác thủy sản Trồng lúa, hoa màu gần đê Chăn nuôi gia súc liên quan đến rừng Du lịch sinh thái và các sinh kế khác Trồng lúa, hoa màu xa đê Chăn nuôi theo mô hình VAC Sản xuất công nghiệp, xây dựng, kinh doanh Thu nhập bình quân mỗi hộ (VNĐ/tháng) 5 - 200 triệu 2,5 - 4 triệu 2,5 - 4 triệu Trên 4 triệu Trên 4 triệu 20 - 30 triệu 30 - 100 triệu Diện tích sản xuất Lớn Nhỏ Nhỏ Nhỏ Nhỏ Lớn Lớn Quy mô sản xuất Lớn Nhỏ Nhỏ Nhỏ Nhỏ Lớn Lớn Rủi ro Lớn (lỗ từ 500 triệu/năm) Nhỏ Nhỏ Nhỏ Nhỏ Lớn (lỗ trên 20 triệu/năm) Lớn (lỗ trên 100 triệu/năm) Theo Báo cáo phát triển kinh tế của UBND xã Giao Lạc năm 2017, sản lượng khai thác nuôi trồng thủy hải sản năm 2017 đạt 4.150 tấn (đạt 103,8% chỉ tiêu kế hoạch). Đối với xã Giao Xuân do diện tích bãi bồi cũng như diện tích rừng ngập mặn thấp hơn xã Giao Lạc, vì vậy hoạt động sinh kế từ nuôi trồng thủy hải sản cũng thấp hơn. Theo Báo cáo kinh tế - xã hội của UBND xã Giao Xuân, sản lượng thủy hải sản nuôi trồng và đánh bắt năm 2017 ước đạt 11.200 tấn. Cả hai xã đều có mức thu nhập từ các hoạt động sinh kế khác, thấp hơn so với hoạt động sinh kế từ nuôi trồng thủy hải sản. Kết quả ở bảng 5 cho thấy, mức thu nhập từ hoạt động sinh kế nuôi trồng thủy sản, đánh bắt, khai thác thủy sản của xã Giao Lạc và Giao Xuân là cao nhất, tiếp đến là ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng và kinh doanh, kế tiếp là hoạt động chăn nuôi theo mô hình vườn - ao - chuồng, tiếp đến là hoạt động du lịch sinh thái và các hoạt động sinh kế khác (nuôi ong, ), thấp nhất là trồng lúa, hoa màu gần đê và chăn thả gia súc trên đê, đôi khi vào rừng. - Đối với hoạt động sinh kế nuôi trồng thủy hải sản, đánh bắt, khai thác thủy sản với mức thu nhập cao, thì khai thác thủy, hải sản dưới tán RNM là hoạt động kinh tế phổ biến tại xã Giao Lạc và Giao Xuân; nhiều loại thủy, hải sản được khai thác thường xuyên và mạng lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân như: cua, vạng, ốc, sò, Các sản phẩm khai thác được sử dụng cho gia đình hoặc đem bán tại địa phương và các khu vực lân cận. Hiệu quả kinh tế của nuôi trồng thủy hải sản, đánh bắt, khai thác thủy hải sản rất cao, trung bình mỗi gia đình thu được từ vài trăm ngàn đến hàng triệu đồng mỗi ngày, sự chênh lệch về mức thu nhập cũng rất khác nhau, dao động từ 5 triệu đồng đến 200 triệu đồng/tháng. Kết quả phỏng vấn sâu một số hộ nuôi trồng thủy hải sản cho thấy, nếu được mùa thì mức thu nhập là phi lợi nhuận. Tuy nhiên, diện tích sản xuất và quy mô sản xuất là rất lớn, mức đầu tư cao, mức rủi ro cũng rất lớn, nếu không gặp thuận lợi trong sản xuất, con giống chết, thua lỗ có thể hơn 500 triệu đồng/năm. Do mức thu nhập từ hoạt động sinh kế nuôi trồng thủy hải sản, đánh bắt, khai thác thủy sản cao, nên đã tạo áp lực cho công tác quản lý rừng ngập mặn ven biển. Kết quả phỏng vấn sâu cấp quản lý xã và Ban Quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy cho thấy, một số hộ gia đình nuôi trồng thủy hải sản gần rừng có xu hướng muốn tăng diện tích đầm nên đã lấn đất rừng, bên cạnh đấy một số hộ còn nuôi con hà (Chthamalus stellatus) trong rừng, lợi dụng cây rừng để làm giá thể cho hà bám, sau một thời gian đã làm cây suy yếu và chết. Đồng thời, hoạt động đánh bắt, khai thác thủy hải sản tự nhiên trong rừng của người dân đã tác động đến cây rừng như đào bới, dọn thành băng nước rộng để đặt các lô đó ảnh hưởng trực tiếp đến cây rừng. - Hoạt động sinh kế sản xuất công nghiệp, xây dựng, kinh doanh cũng mang lại nguồn thu cho cộng đồng. Hoạt động sinh kế này không liên quan đến rừng ngập mặn. Tại xã Giao Lạc hiện nay có mô hình may áo cưới, com lê đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Trong chuyến điều tra, chúng tôi đã đến thăm xưởng may áo cưới Lan Thượng, kết quả phỏng vấn sâu chủ xưởng may cho thấy, hiện nay số lượng người làm tại xưởng trên 70 người, một ngày công lao động với giá là 250.000 đồng/người. Mức lương trả cho người lao động trung bình từ 6 triệu đồng đến trên 8 triệu đồng/tháng. Nhiều người lao động có trình độ đại học, sau khi tốt nghiệp không xin được việc đã xin vào làm tại xưởng may. Sản phẩm được xuất đi các cửa hiệu áo cưới của các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số nước khác. Hiện nay, toàn huyện Giao Thủy có 370 xưởng sản xuất áo cưới, trong đó xã Giao Lạc có hơn 200 xưởng. Đây là hoạt động sinh kế mang lại nguồn kinh tế cao cho cộng đồng địa phương, tăng thu nhập cho người lao động. Mức độ rủi ro đối với hoạt động sinh kế sản xuất công nghiệp, xây dựng, kinh doanh cũng lớn, tuy nhiên tần suất rủi ro thấp, xảy ra khi phá vỡ hợp đồng. - Hoạt động chăn nuôi theo mô hình VAC (vườn - ao - chuồng) cách xa đê biển cũng không ảnh hưởng đến rừng ngập mặn. Trong chuyến điều tra thực địa, chúng tôi đã đến thăm quan một số hộ gia đình hoạt động chăn nuôi theo mô hình VAC tại xã Giao Xuân và Giao Lạc, kết quả phỏng vấn sâu các chủ hộ gia đình chăn nuôi theo kiểu trang trại cho thấy, hiện nay các hộ này chuyển sang hướng nuôi vịt trời, quy mô 3.000 đến 4.000 con/năm, ngoài lực lượng chăn nuôi của gia đình, đến mùa thu hoạch thuê nhân công. Diện tích ao thả cá là 3.000 m2 đến 5.000 m2, thu hoạch từ 3 đến 4 tấn cá/năm, cá thả chủ yếu là trắm cỏ, chép nuôi sen canh với tôm, chăn nuôi lợn 300 con/năm, thu sản lượng lợn 300 tấn/năm. Hoạt động sinh kế này cho thu nhập cao, trung bình 20 - 30 triệu đồng/tháng, diện tích sản xuất lớn, quy mô sản xuất lớn, mức rủi ro tương đối lớn khi vật nuôi bị bệnh, giá cá thị trường không ổn định. - Hoạt động sinh kế theo mô hình du lịch sinh thái, trồng lúa, hoa màu xa đê và các hoạt động khác (nuôi ong, ) ít liên quan đến rừng ngập mặn, do vậy sự tác động đến rừng ngập mặn là ít. Hoạt động sinh kế nuôi ong gặp ở cả hai xã, tuy nhiên hoạt động sinh kế theo mô hình du lịch sinh thái chỉ có tại xã Giao Xuân. Để góp phần nâng cao sinh kế cho người dân, năm 1997 - 2017, tại xã Giao Xuân Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) đã triển khai một số mô hình sinh kế, trong đó có mô hình du lịch sinh thái, những người tham gia mô hình được đào tạo về hướng dẫn du lịch, đón tiếp khách tại nhà (Home say), vệ sinh môi trường, Mô hình này cũng đã góp phần tạo việc làm, nâng cao sinh kế cho cộng đồng, giảm áp lực đến quản lý rừng ngập mặn tại địa phương. Mức thu nhập với hoạt động sinh kế theo mô hình du lịch sinh thái và các hoạt động khác (nuôi ong, ) trung bình trên 4 triệu đồng/tháng. - Hoạt động trồng lúa, hoa màu gần đê và chăn thả gia súc trên đê, đôi khi vào rừng có thu nhập bình quân tháng thấp, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu những năm gần đây xâm nhập mặn biểu hiện rõ rệt đã làm ảnh hưởng tới ruộng lúa gần đê, vì vậy sản lượng lúa khu vực gần đê giảm. Theo báo cáo kinh tế - xã hội năm 2017 của UBND xã Giao lạc, sản lượng lúa năm 2017 là 99,33 tạ/ha/năm (chỉ tiêu giao là 130 tạ/ha/năm, không đạt kế hoạch so với chỉ tiêu giao). Kết quả điều tra và phân tích trên cho thấy, hoạt động sinh kế nuôi trồng thủy sản, đánh bắt, khai thác thủy sản có mức thu nhập cao nhưng ảnh hưởng nhiều đến rừng ngập mặn. Nhận định này của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Aye Aye Saw (2014) kết quả nghiên cứu sinh kế của người dân địa phương và các hoạt động bảo tồn rừng ngập mặn ở Myanmar và Thái Lan, cho thấy hoạt động sinh kế nuôi trồng thủy sản, đánh bắt, khai thác thủy sản của người dân địa phương ở Myanmar đã làm diện tích rừng ngập mặn suy giảm nghiêm trọng, cần phải có những thay đổi sử dụng đất và các hoạt động sinh kế khác nhằm bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn nơi đây. Kết quả phỏng vấn sâu nhà quản lý tại xã Giao Lạc cho thấy, năm 2007 tại xã đã có một số vụ vi phạm pháp luật liên quan đến rừng, phá rừng làm đầm nuôi tôm và ươm nuôi giống ngao, làm cho diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Kết quả điều tra về nguyên nhân suy giảm diện tích rừng ngập cho thấy, suy giảm là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã làm tăng độ mặn của nước, ảnh hưởng đến phát triển của rừng. Bên cạnh đó hoạt động sinh kế của cộng đồng còn làm diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm (bảng 6). Bảng 6. Kết quả điều tra về nguyên nhân diện tích rừng ngập mặn suy giảm Nguyên nhân Giao Lạc Giao Xuân Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Hoạt động sinh kế 22 44 17 34 Thời tiết và BĐKH 27 54 33 66 Nạn lâm tắc 1 2 0 0 Lý do khác 0 0 0 0 Tổng 50 100 50 100 Kết quả điều tra cho thấy, tại xã Giao Lạc có 44% số người được hỏi cho rằng nguyên nhân diện tích rừng ngập mặn suy giảm là do hoạt động sinh kế, 54% số người được hỏi cho rằng do thời tiết và biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, tại xã Giao Xuân có 34% số người được hỏi cho rằng nhân diện tích rừng ngập mặn suy giảm là do hoạt động sinh kế, 66% số người được hỏi cho rằng do thời tiết và biến đổi khí hậu. Chỉ có 2% số người được hỏi tại xã Giao Lạc cho rằng nguyên nhân suy giảm diện tích rừng ngập mặn là do nạn lâm tặc. Tương tự, theo kết quả điều tra các nhà quản lý cấp huyện và cấp xã về nguyên nhân diện tích rừng suy giảm, có 100% số người được hỏi cho rằng do hoạt động sinh kế của người dân, 85% cho rằng do thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu. Từ kết quả điều tra và nghiên cứu có thể thấy, trong những năm gần đây biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã làm thay đổi các yếu tố sinh thái, ảnh hưởng đến cây rừng ngập mặn, làm diện tích rừng ngập mặn suy giảm. Đồng thời hoạt động sinh kế của người dân, đặc biệt là hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản; đánh bắt, khai thác thủy hải sản trong rừng, sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các nhà quản lý đã làm cho diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm nghiêm trọng. Đứng trước tình hình đó, cần phải có những giải pháp quản lý bền vững rừng ngập mặn, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao sinh kế của cộng đồng người dân ven biển. 3.3. Đề xuất giải pháp quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn 3.3.1. Nhóm giải pháp về kinh tế Xây dựng và thiết lập các chính sách liên quan đến hộ nghèo, tạo thu nhập từ ngành nghề phi nông nghiệp. Để giảm áp lực lên tài nguyên ven biển, việc tạo thu nhập, ngành nghề cũng như nâng cao đời sống người dân là rất quan trọng. Phục hồi các loài cây có giá trị hay phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp là một trong những hướng có thể được đề ra ở vùng này. Hiện nay ở địa phương đang có những mô hình sinh kế phi nông nghiệp không liên quan đến RNM khá phát triển như mô hình VAC, mô hình làm áo cưới, bộ com lê, mô hình du lịch sinh thái, nuôi ong, Đó là những hướng đi mới mà chính quyền địa phương cần xây dựng phương án phát triển và khuyến khích hỗ trợ nông dân nghèo có nhu cầu muốn phát triển theo các mô hình như vậy. Đó cũng chính là biện pháp phát triển sinh kế bền vững mà không gây ảnh hưởng tới RNM. Chi trả dịch vụ môi trường rừng là giải pháp nhằm hạn chế, ngăn chặn, phục hồi các diện tích rừng đã mất. Việc chi trả các dịch vụ hệ sinh thái là đòn bẩy hiệu quả để thực hiện các sáng kiến hướng tới sự phát triển thân thiện với rừng ngập mặn. Các dịch vụ hệ sinh thái (HST) là “Những lợi ích con người có được từ các hệ sinh thái, bao gồm dịch vụ cung cấp như thức ăn và nước; các dịch vụ điều tiết như điều tiết lũ lụt, hạn hán; các dịch vụ hỗ trợ như hình thành đất và chu trình dinh dưỡng và các dịch vụ văn hóa như giải trí, tinh thần, tín ngưỡng và các lợi ích phi vật chất khác”. 3.3.2. Nhóm giải pháp về văn hoá, xã hội Giải pháp quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng: Quá trình điều tra khảo sát cho thấy, sự tham gia và việc lấy ý kiến đóng góp của cộng đồng địa phương trong việc quản lý và sử dụng bền vững hệ sinh thái RNM là vô cùng quan trọng vì chính họ là những người gắn bó mật thiết nhất và xứng đáng được hưởng lợi nhiều nhất từ nguồn tài nguyên rừng ngập mặn. Sự tham gia này đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng sự đồng thuận giữa các bên trong việc quản lý RNM. Giảm hoạt động đánh bắt ven bờ là giải pháp hữu hiệu nhằm giảm áp lực lên rừng ngập mặn, đồng thời loại trừ các nghề làm tổn hại đến môi trường và nguồn lợi thủy sản. Bên cạnh đó, tỉnh cần quy hoạch lại hệ thống ao đầm, tập trung theo phương thức dồn điền đổi thửa. Ưu tiên hàng đầu là duy trì, khôi phục diện tích rừng đã có và trồng mới rừng phòng hộ ở những vùng ven sông, ven biển, các khu xung yếu để giữ đất và bảo vệ các công trình sản xuất. Phương hướng duy trì hoạt động trồng và bảo vệ RNM Trồng rừng đã khó nhưng việc bảo vệ rừng lại càng khó khăn hơn. Ở những nơi hoạt động khai thác nuôi trồng thủy hải sản mạnh thì việc xâm hại RNM càng nghiêm trọng do con người chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt. Đây là thách thức lớn trong việc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn. Phát huy kết quả của chương trình trồng RNM, phòng ngừa thảm họa, tiếp tục động viên cán bộ Hội viên Chữ thập đỏ nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia chương trình trồng và bảo vệ RNM. Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của rừng ngập mặn trong phòng ngừa tác động của biến đổi khí hậu cho mọi tầng lớp nhân dân trong cộng đồng. 3.3.3. Nhóm giải pháp về sinh thái và môi trường Quy hoạch tổng hợp ven bờ Việc quy hoạch phát triển và sử dụng bãi bồi một cách tổng thể với sự tham gia của tất cả các ngành liên quan là rất cần thiết. Một số gợi ý cụ thể trong việc quy hoạch có thể như: Quy hoạch vùng nuôi vạng, ngao hợp lý, giảm bớt diện tích nuôi để tạo môi trường sống cho các loài kinh tế khác ngoài tự nhiên, đồng thời tăng khu vực đánh bắt hải sản cho người nghèo, giảm dần sự xung đột quyền lợi cho cộng đồng địa phương. Quy hoạch diện tích đất có khả năng và cần thiết trồng RNM nhằm đảm bảo cân bằng hệ sinh thái và các dịch vụ sinh như bảo vệ đê điều. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững Việc đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản ven RNM là nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng xấu tới RNM. Chính quyền đại phương cần nhận thức rõ rằng hàng trăm người phải phụ thuộc vào các hoạt động đánh bắt truyền thống ở RNM để tạo thu nhập. Do đó cần xem xét thận trọng nhằm hỗ trợ sinh kế của người dân, nâng cao nhận thức đồng thời hỗ trợ cộng đồng những phương thức đánh bắt nuôi trồng hợp lý và bền vững. Cần khoanh vùng rõ các khu vực mà cộng đồng địa phương được phép thực hiện, tiến hành các biện pháp, hành động đánh bắt không hủy diệt, đồng thời khoanh vùng đánh bắt cho dân nghèo được đánh bắt bằng tay. Các hoạt động đánh bắt có hại cho hệ sinh thái như đăng đó, te điện, cần được quy định chặt chẽ và có sự tham vấn của cộng đồng. Tạo cơ sở pháp lý, cam kết bảo vệ rừng đối với những hộ có liên quan Xây dựng cơ chế quản lý vùng RNM nói chung, bãi bồi của VQG Xuân Thủy nói riêng. Ngay cả đối với vùng lõi của VQG ngoài trách nhiệm của Ban quản lý VQG thì cũng cần sự huy động các bên tham gia khác làm họ hiểu rõ và tham gia chủ động vào quá trình quản lý và bảo vệ vì bảo vệ tốt các tài nguyên vùng lõi là để phát triển nguồn giống hải sản cho vùng đệm và các khu vực ven biển. Bên cạnh đó cần thiết lập các cam kết, thỏa thuận giữa các chủ đầm nuôi trồng thủy sản, trong đó yêu cầu các chủ đầm phải cam kết phát triển sinh kế của họ không làm ảnh hưởng xấu tới môi trường và hệ sinh thái RNM. Đó sẽ là một yêu cầu bắt buộc trước khi chính quyền cho phép thuê đất để sử dụng. 4. KẾT LUẬN Diện tích rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định bị suy giảm trong giai đoạn năm 2007 đến nay. Ngoài yếu tố khách quan do biến đổi khí hậu, còn do ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế của cộng đồng sống tại khu vực ven biển làm suy giảm diện tích cũng như chất lượng RNM. Các hoạt động sinh kế ảnh hưởng nhiều đến quản lý rừng ngập mặn, đó là nuôi trồng thủy hải sản; đánh bắt, khai thác thủy hải sản tự nhiên trong RNM. Hoạt động sinh kế ít ảnh hưởng đến RNM là hoạt động du lịch sinh thái, trồng lúa, hoa màu gần đê, nuôi ong và chăn thả gia súc trên đê, đôi khi có vào RNM. Hoạt động sinh kế không ảnh hưởng đến quản lý RNM là sản xuất công nghiệp, xây dựng và kinh doanh; kế tiếp là chăn nuôi theo mô hình VAC và trồng lúa, hoa màu xa đê biển. Mô hình sinh kế bền vững không ảnh hưởng đến quản lý RNM tại địa phương là mô hình may áo cưới, com lê (xã Giao lạc), chăn nuôi theo mô hình VAC, du lịch sinh thái (xã Giao Xuân), nuôi ong, trồng lúa, hoa màu mang lại sinh kế ổn định lâu dài cho cộng đồng người dân, cần khuyến khích phát triển các mô hình này. Ba nhóm giải pháp đã được đề xuất để góp phần quản lý và bảo vệ hiệu quả RNM: Nhóm giải pháp về kinh tế; nhóm giải pháp về văn hóa, xã hội; nhóm giải pháp về sinh thái và môi trường. Trong đó, chú ý giải pháp thiết lập cơ chế hỗ trợ tài chính cho người bảo vệ rừng tại địa phương; cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái RNM; tăng cường phát triển các ngành nghề không ảnh hưởng hoặc ít ảnh hưởng đến rừng ngập mặn; xây dựng và thiết lập các chính sách cho các hộ nghèo để tạo thêm thu nhập từ ngành nghề phi nông nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aye Aye Saw, Mamoru Kanzaki (2014). Local livelihoods and encroachment into a mangrove forest reserve: a case study of the Wunbaik reserved mangrove forest, Myanmar. Procedia Environmental Sciences 28 (2015): 483- 492. 2. Phan Nguyên Hồng (chủ biên), Trần Văn Ba, Viên Ngọc Nam, Hoàng Thị Sản, Lê Thị Trễ, Nguyễn Hoàng Trí, Mai Sỹ Tuấn, Lê Xuân Tuấn (1997). Vai trò của rừng ngập mặn Việt Nam, kỹ thuật trồng và chăm sóc. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr. 74-92. 3. Phan Nguyên Hồng (chủ biên), Trần Văn Ba, Viên Ngọc Nam, Hoàng Thị Sản, Vũ Trung Tạng, Lê Thị Trễ, Nguyễn Hoàng Trí, Mai Sỹ Tuấn, Lê Xuân Tuấn (1999). Rừng ngập mặn Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 205 tr. 4. Lê Xuân Huệ, Nguyễn Thị Thu Hà (2004). Sự đa dạng côn trùng ở RNM Nam Định và Thái Bình. Hệ sinh thái RNM vùng ven biển đồng bằng sông Hồng: Quản lý Đa dạng sinh học, sinh thái học, kinh tế - xã hội và giáo dục. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 109-121. 5. Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn (2010). Nghiên cứu khả năng tích lũy CO2 của rừng ngập mặn trồng. Báo cáo kết quả dự án TEPCO, Nhật Bản. 6. Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn (2017). Báo cáo đánh giá hiện trạng thảm thực vật ngập mặn ven biển đồng bằng sông Hồng. 7. Ủy ban Nhân dân huyện Giao Thủy (2015). Quyết định số 2156/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định về việc Công bố diện tích rừng tỉnh Nam Định. 8. Ủy ban Nhân dân xã Giao Lạc (2017). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH, quốc phòng an ninh năm 2017, phương hướng nhiệm vụ phát triển KTXH, quốc phòng an ninh năm 2018. 9. Ủy ban Nhân dân xã Giao Xuân (2017). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH, quốc phòng an ninh năm 2017, phương hướng nhiệm vụ phát triển KTXH, quốc phòng an ninh năm 2018. STUDY ON IMPACTS OF LIVESTOCK ACTIVITIES TO MANGROVE MANAGEMENT IN THE COASTAL AREA OF GIAO THUY DISTRICT, NAM DINH PROVINCE Nguyen Quoc Hoan1, Nguyen Manh Khai2, Nguyen Thi Hong Hanh3, Pham Hong Tinh3, Bui Thi Thu Trang3, Nguyen Duy Tung3 1Vietnam Environment Administration, Master student of Vietnam National University (VNU) 2Hanoi University of Science, VNU 3Hanoi University of Natural Resources and Environment To provide a basis for the effective management of mangroves, this study project on the impacts of livelihood activities to mangrove management in the coastal area of Giao Thuy district, Nam Dinh province was conducted. The results indicated that the status of mangroves in Giao Thuy district, Nam Dinh province has been seriously reduced since 2007, due to not only climate change, but also the affects of the livelihood activities of local community. Livelihood activities that greatly affected mangrove management are related to aquaculture; aquatic resources exploitation in the mangroves. Sustainable livelihood models such as garden - pond - barn (vườn-ao-chuồng) model, ecotourism (in Giao Xuan commune), honey bee rasing, rice and other crops cultivation or sewing wedding dress and vests (in Giao Lac commune), that did not affect mangrove management and provided sustainable livelihoods for the local community should be encouraged for replication. Basing on the study results, three groups of solutions were proposed, including: economic solutions; cultural and social solutions; ecological and environmental solutions for the effective management of mangroves. In which, attention should be paid to the establishment of financial support mechanisms for local mangrove protection, mangrove payment for ecosystem services, development of sustainable livelihood models which does not or insignificantly affect mangroves, establishment of policies for poor households to get more income from non-agricultural activities. Keywords: Livelihood activities, mangroves, mangrove managment, aquaculture. Người phản biện: TS. Trịnh Quang Thoại Ngày nhận bài: 5/4/2018 Ngày thông qua phản biện: 7/5/2018 Ngày duyệt đăng: 14/5/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_van_nghien_cuu_anh_huong_cua_cac_hoat_dong_sinh_ke_den.docx
Tài liệu liên quan