ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
LÃ XUÂN KIÊN
NÂNG CẤP ỨNG DỤNG KHAI THÁC CÁC LỖ HỔNG AN NINH
METASPLOIT FRAMEWORK
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Hà Nội – 2020
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
LÃ XUÂN KIÊN
NÂNG CẤP ỨNG DỤNG KHAI THÁC CÁC LỖ HỔNG AN NINH
METASPLOIT FRAMEWORK
Ngành: Công nghệ Thông tin
Chuyên ngành: An toàn Thông tin
Mã số: 8480202.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN
71 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 07/01/2022 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận văn Nâng cấp ứng dụng khai thác các lỗ hổng an ninh Metasploit Framework, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI THỌ
Hà Nội – 2020
3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 5
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 6
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................................. 7
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ 7
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................................ 8
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 9
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THÔNG TIN ................. 11
1.1. Bối cảnh hiện tại ............................................................................................ 11
1.2. Giới thiệu bài toán ......................................................................................... 12
Chương 2. TỔNG QUAN VỀ METASPLOIT ....................................................... 13
2.1. Khái niệm cơ bản ........................................................................................... 13
2.2. Các phiên bản Metasploit .............................................................................. 13
2.2.1. Metasploit Community Edition ................................................................. 13
2.2.2. Metasploit Framework Edition ................................................................. 14
2.2.3. Metasploit Pro .......................................................................................... 15
2.3. Kiến trúc của Metasploit ............................................................................... 17
2.3.1. Thư viện chính ......................................................................................... 17
2.3.2. Giao diện .................................................................................................. 17
2.3.3. Mô đun chức năng ................................................................................... 19
2.3.4. Thành phần mở rộng ................................................................................ 19
Chương 3. HỆ THỐNG CÁC TIÊU CHUẨN VỀ AN TOÀN THÔNG TIN ........ 20
3.1. Các tiêu chuẩn quản lý an toàn thông tin ..................................................... 21
3.2. Họ tiêu chuẩn ISMS....................................................................................... 23
3.3. Chuẩn ISO 27001 ........................................................................................... 24
3.4. Chi tiết phụ lục chuẩn ISO 27001 ................................................................. 25
Chương 4. XÂY DỰNG CÔNG CỤ LẬP LỊCH QUÉT TỰ ĐỘNG VÀ TUÂN
THỦ TIÊU CHUẨN CHO METASPLOIT FRAMEWORK ................................ 40
4.1. Tính năng Automatic Task Chain trong Metasploit Pro ............................. 40
4.2. Phân tích yêu cầu ........................................................................................... 44
4.3. Lập danh sách các mã khai thác ................................................................... 45
4
4.4. Thiết kế kịch bản kiểm thử ........................................................................... 50
4.5. Cấu trúc Compliance Chain .......................................................................... 50
4.5.1. Biểu đồ lớp ................................................................................................ 51
4.5.2. Danh sách chức năng ............................................................................... 52
4.5.3. Các thao tác nạp kịch bản kiểm thử ......................................................... 52
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 71
5
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin dành lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Thầy giáo, TS.
Nguyễn Đại Thọ – người đã tận tình hướng dẫn, khuyến khích, chỉ bảo, tạo cho tôi
những điều kiện tốt nhất từ khi bắt đầu cho tới khi hoàn thành công việc làm luận văn
của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy giáo, Cô giáo giảng dạy tại bộ
môn An toàn Thông tin, khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Công nghệ - ĐHQGHN
đã tận tình đào tạo, cung cấp cho tôi những kiến thức vô cùng quý giá và đã tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Đồng thời tôi xin cảm ơn tất cả những người thân yêu trong gia đình cùng toàn
thể bạn bè, đồng nghiệp những người đã luôn giúp đỡ, động viên những khi tôi vấp
phải những khó khăn, bế tắc trong cuộc sống và công việc.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu
sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đánh giá và phê bình từ phía các Thầy giáo,
Cô giáo để luận văn này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
6
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn Thạc sĩ Công nghệ Thông tin với đề tài “Nâng
cấp ứng dụng khai thác các lỗ hổng an ninh Metasploit Framework” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Đại Thọ, không sao chép
lại của người khác. Trong toàn bộ nội dung của luận văn, những điều đã được trình
bày là hoàn toàn trung thực, hoặc là của chính cá nhân tôi tìm hiểu, hoặc là được tổng
hợp từ nhiều nguồn tài liệu và chưa từng được công bố đồ án, luận văn, luận án tại
trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN hoặc bất kỳ trường đại học nào khác. Tất cả
các nguồn tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và hợp pháp.
Nếu có bất cứ phát hiện nào về sự gian lận, sao chép tài liệu, công trình nghiên
cứu của tác giả khác mà không ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo, tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định cho lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2020
Học viên
Lã Xuân Kiên
7
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Metasploit Community Edition .................................................................. 14
Hình 2.2. Giao diện Metasploit Framework ............................................................... 14
Hình 2.3. Metasploit Pro ............................................................................................ 15
Hình 2.4. So sánh phiên bản Metasploit Pro và Framework ....................................... 16
Hình 2.5. Kiến trúc Metasploit ................................................................................... 17
Hình 2.6. Giao diện Console ...................................................................................... 18
Hình 2.7. Giao diện CLI ............................................................................................ 18
Hình 2.8. Giao diện Web-GUI ................................................................................... 19
Hình 3.1. Hệ thống các quy chuẩn về an toàn thông tin .............................................. 21
Hình 3.2. Họ tiêu chuẩn ISMS ................................................................................... 23
Hình 3.3. Danh sách các yêu cầu cần kiểm soát ......................................................... 24
Hình 4.1. Danh sách Task Chains .............................................................................. 40
Hình 4.2. Danh sách Module trong Task Chain .......................................................... 41
Hình 4.3. Danh sách thao tác trong Module ............................................................... 41
Hình 4.4. Danh sách các thao tác Module trong Task Chain ...................................... 42
Hình 4.5. Lập lịch tự động chạy Chain ....................................................................... 43
Hình 4.6. Lập lịch tự động chạy Chain ....................................................................... 44
Hình 4.7. Biểu đồ lớp Compliance Chain ................................................................... 51
Hình 4.8. Danh sách chức năng trong Compilance Chain ........................................... 52
Hình 4.9. Hướng dẫn thao tác Compliance Chain ...................................................... 53
Hình 4.10. Nạp kịch bản vào công cụ Compliance Chains ......................................... 68
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Danh sách các mã khai thác ....................................................................... 49
Bảng 4.2. Danh sách Chains ...................................................................................... 50
Bảng 4.3. Mô tả kịch bản ........................................................................................... 67
8
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Thuật ngữ Ý nghĩa
API Application Programming Interface Giao diện lập trình ứng dụng
CLI Command Line Interface Giao diện dòng lệnh
GUI Graphical User Interface Giao diện đồ họa người dùng
HTTPS Hypertext Transfer Protocol Secure Mã hóa giao thức truyền tải siêu
văn bản
HTTP HyperText Transfer Protocol Giao thức truyền tải siêu văn bản
IoT Internet of Things Internet vạn vật
ISO International Organization for
Standardization
Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế
IEC International Electrotechnical
Commission
Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế
ISMS Information Security Magagement
System
Hệ thống quản lý an toàn thông tin
MSF Metasploit Framework
SSL Secure Sockets Layer Mã hóa lớp Sockets
SMB Server Message Block
XML eXtensible Markup Language Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng
9
MỞ ĐẦU
Ngày nay, an ninh thông tin đã, đang đi vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội
và dần trở thành một bộ phận quan trọng của an ninh quốc gia. Nguy cơ gây mất an
ninh thông tin là mối đe dọa rất lớn và ngày càng gia tăng đối với an ninh quốc gia.
Lĩnh vực viễn thông, Internet, tần số vô tuyến điện có sự phát triển mạnh mẽ, đạt được
mục tiêu số hóa hoàn toàn mạng lưới, phát triển nhiều dịch vụ mới, phạm vi phục vụ
được mở rộng, bước đầu hình thành những doanh nghiệp mạnh, có khả năng vươn tầm
khu vực, quốc tế. Hệ thống bưu chính chuyển phát, báo chí, xuất bản phát triển nhanh
cả về số lượng, chất lượng và kỹ thuật nghiệp vụ, có đóng góp quan trọng cho sự phát
triển kinh tế - xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước.
Tình hình an ninh thông tin ở Việt Nam đã và đang có những diễn biến phức
tạp. Các cơ quan đặc biệt nước ngoài, các thế lực thù địch, phản động tăng cường hoạt
động tình báo, gián điệp, khủng bố, phá hoại hệ thống thông tin; tán phát thông tin
xấu, độc hại nhằm tác động tới chính trị nội bộ, can thiệp, hướng lái chính sách, pháp
luật của Việt Nam. Gia tăng hoạt động tấn công mạng nhằm vào hệ thống thông tin
quan trọng về an ninh quốc gia. Theo thống kê, trung bình mỗi năm, qua kiểm tra,
kiểm soát các cơ quan chức năng đã phát hiện trên 850.000 tài liệu chiến tranh tâm lý,
phản động, ân xá quốc tế, tài liệu tuyên truyền tà đạo trái phép; gần 750.000 tài liệu
tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước được phát tán vào Việt Nam qua đường bưu
chính. Từ 2010 đến 2019 đã có 53.744 lượt cổng thông tin, trang tin điện tử có tên
miền .vn bị tấn công, trong đó có 2.393 lượt cổng thông tin, trang tin điện tử của các
cơ quan Đảng, Nhà nước dưới tên miền gov.vn, xuất hiện nhiều cuộc tấn công mang
màu sắc chính trị, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin diễn biến phức tạp, gia
tăng về số vụ, thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại nghiêm trọng về nhiều mặt. Các hành vi
phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin, gây mất an toàn, hoạt động bình thường, vững mạnh
của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân, hệ thống thông tin vô tuyến điện, đã và đang gây ra những thiệt hại lớn về
kinh tế, xâm hại trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá
nhân.
Thực tế nêu trên đã làm xuất hiện nhiều nguy cơ đe dọa đến an ninh thông tin của
Việt Nam ở cả bên trong và bên ngoài. Ở trong nước, trước hết là nguy cơ tụt hậu về
công nghệ, lệ thuộc vào công nghệ của nước ngoài, nhất là hệ thống mạng lõi; phần
mềm hệ thống, dịch vụ thông tin của nước ngoài (nhất là dịch vụ mạng xã hội) dẫn tới
mất chủ quyền nội dung số, tài nguyên thông tin về các công ty công nghệ nước ngoài
ngày càng nghiêm trọng hơn; các đối tượng cơ hội, chống đối chính trị trong nước,
triệt để sử dụng mạng xã hội tán phát thông tin giả, thông tin xấu, độc nhằm gây rối
nội bộ, kích động biểu tình, bạo loạn.
10
Hệ thống thông tin của Việt Nam còn tồn tại nhiều điểm yếu, lỗ hổng bảo mật dễ
bị khai thác, tấn công, xâm nhập, tình trạng lộ, mất bí mật nhà nước qua hệ thống
thông tin gia tăng đột biến, hiện tượng khai thác, sử dụng trái phép cơ sở dữ liệu, tài
nguyên thông tin quốc gia, dữ liệu cá nhân người dùng diễn biến phức tạp, xuất hiện
nhiều dịch vụ mới, hiện đại gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát của các cơ
quan chức năng.
Hiện nay, đất nước ta đang đứng trước những nguy cơ, thách thức lớn từ cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự phát triển, ứng dụng mạnh mẽ của trí tuệ
nhân tạo, rô-bốt, công nghệ sinh học, sẽ hình thành nên nhiều lĩnh vực mới như:
“Internet công nghiệp”, “Nhà máy thông minh”, “Thành phố thông minh”, “Xã hội
siêu thông minh”, “Chính phủ điện tử”, hoạt động trên môi trường không gian
mạng, tạo sự đột phá về phát triển kinh tế, chính trị - xã hội. Xu hướng Internet kết nối
vạn vật (IoT), gồm Internet kết nối với năng lượng, dịch vụ, truyền thông đa phương
tiện, con người, vạn vật sẽ thay đổi phương thức hoạt động của cả một nền kinh tế,
thói quen, tâm lý, văn hóa xã hội. Sự phát triển kinh tế xã hội cũng như đảm bảo an
ninh quốc gia ở Việt Nam những năm tới chủ yếu dựa trên nền tảng kỹ thuật số. Với
xu thế phát triển của nền kinh tế chia sẻ, chuyển đổi số, công nghiệp công nghệ
thông tin sẽ trở thành ngành kinh tế chủ đạo, quyết định sự phát triển nhanh, bền vững
của quốc gia.
Vậy để thông tin được bảo vệ, hạn chế tấn công, vừa giúp cho doanh nghiệp, tổ
chức có được hình ảnh uy tín cũng như được các bên đối tác đánh giá và tin tưởng khi
hợp tác với các doanh nghiệp có được sự bảo vệ thông tin một cách an toàn thì vấn đề
an toàn thông tin lại càng quan trọng, là nhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp, tổ
chức. Vậy làm thế nào để giúp các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện được điều đó?
Để trả lời cho câu hỏi này, trong luận văn “Nâng cấp ứng dụng khai thác các lỗ
hổng an ninh Metasploit Framework” tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu cách xây dựng
công cụ lập lịch tự động dò quét để kiểm thử an ninh hệ thống (Penetration Testing) sử
dụng công cụ miễn phí nguồn mở Metasploit Framework theo các yêu cầu tiêu chuẩn
về an toàn thông tin ISO 27001 giúp cho doanh nghiệp quản lý, bảo vệ thông tin của
mình một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Luận văn của tôi được chia làm 4 chương:
Chương 1: Trình bày tổng quan về kiểm định an toàn thông tin
Chương 2: Trình bày tổng quan về Metasploit
Chương 3: Trình bày hệ thống tiêu chuẩn về an toàn thông tin
Chương 4: Xây dựng công cụ lập lịch dò quét tự động cho Metasploit Framework
11
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THÔNG TIN
1.1. Bối cảnh hiện tại
Với sự phát triển của Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, xã hội càng phát
triển càng kéo thêm nhiều nguy cơ mất an toàn thông tin. Đặc biệt là vấn đề đe dọa
thông tin trên các đường truyền Internet, qua máy tính, những chiếc điện thoại thông
minh, những thiết bị thông minh khác đều để lại những nguy cơ tiềm ẩn. Tình trạng rất
đáng lo ngại trước hành vi thâm nhập vào hệ thống, phá hoại các hệ thống mã hóa, các
phần mềm xử lý thông tin tự động gây thiệt hại vô cùng lớn. Sau đây là một số nguy
cơ rủi ro mất an toàn thông tin:
Nguy cơ mất an toàn thông tin về khía cạnh vật lý: Là nguy cơ do mất điện,
nhiệt độ, độ ẩm không đảm bảo, hỏa hoạn, thiên tai, thiết bị phần cứng bị hư hỏng.
Nguy cơ bị mất, hỏng, sửa đổi nội dung thông tin: Người dùng có thể vô tình
để lộ mật khẩu hoặc không thao tác đúng quy trình tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng để
lấy cắp hoặc làm hỏng thông tin.
Nguy cơ bị tấn công bởi các phần mềm độc hại: Các phần mềm độc hại tấn
công bằng nhiều phương pháp khác nhau để xâm nhập vào hệ thống với các mục đích
khác nhau như: Virus, sâu máy tính (Worm), phần mềm gián điệp (Spyware, Trojan,
Adware).
Nguy cơ xâm nhập từ lỗ hổng bảo mật: Lỗi do lập trình, lỗi hoặc sự cố phần
mềm, nằm trong một hoặc nhiều thành phần tạo nên hệ điều hành hoặc trong chương
trình cài đặt trên máy tính.
Nguy cơ xâm nhập do bị tấn công bằng cách phá mật khẩu: Những kẻ tấn
công có rất nhiều cách khác phức tạp hơn để tìm mật khẩu truy nhập. Những kẻ tấn
công có trình độ đều biết rằng luôn có những khoản mục người dùng quản trị chính.
Nguy cơ mất an toàn thông tin do sử dụng Email: Tấn công có chủ đích bằng
thư điện tử là tấn công bằng Email giả mạo giống như email được gửi người quen, có
thể gắn tập tin đính kèm nhằm làm cho thiết bị bị nhiễm virus. Cách thức tấn công này
thường nhằm vào một cá nhân hay một tổ chức cụ thể. Thư điện tử đính kèm tập tin
chứa virus được gửi từ kẻ mạo danh là một đồng nghiệp hoặc một đối tác nào đó.
Người dùng bị tấn công bằng thư điện tử có thể bị đánh cắp mật khẩu hoặc bị lây
nhiễm virus.
Nguy cơ mất an toàn thông tin trong quá trình truyền tin: Trong quá trình
lưu thông và giao dịch thông tin trên mạng Internet nguy cơ mất an toàn thông tin
trong quá trình truyền tin là rất cao do kẻ xấu chặn đường truyền và thay đổi hoặc phá
hỏng nội dung thông tin rồi gửi tiếp tục đến người nhận.
Mặt khác, ngày nay Internet/Intranet là môi trường tiện lợi cho việc trao đổi
thông tin giữa các tổ chức và giữa các cá nhân trong tổ chức với nhau. Các giao dịch
trao đổi thư tín điện tử (Email), các trao đổi thông tin trực tuyến giữa cơ quan nhà
12
nước và công dân, tìm kiếm thông tin, thông qua mạng Internet không ngừng được
mở rộng và ngày càng phát triển.
Bên cạnh các lợi ích mà Internet/Intranet mang lại thì đây cũng chính là môi
trường tiềm ẩn các nguy cơ gây mất an toàn an ninh cho các hệ thống mạng của các tổ
chức có tham gia giao dịch trên Internet/Intranet. Một vấn đề đặt ra cho các tổ chức là
làm sao bảo vệ được các nguồn thông tin dữ liệu như các số liệu trong công tác quản
lý hành chính nhà nước, về tài chính kế toán, các số liệu về nguồn nhân lực, các tài
liệu về công nghệ, sản phẩm., trước các mối đe dọa trên mạng Internet hoặc mạng
nội bộ có thể làm tổn hại đến sự an toàn thông tin và gây ra những hậu quả nghiêm
trọng khó có thể lường trước được.
1.2. Giới thiệu bài toán
Đề tài là sự kết hợp giữa 2 bài toán, một là bài toán nâng cấp Metasploit
Framework. Hiện tại, Framework không có các chức năng nâng cao của Metasploit
Pro như kiểm thử hệ thống theo kịch bản sẵn có, kiểm thử tự động, lập lịch quét, ...
Hai là với nhu cầu thực tế về kiểm thử hệ thống đảm bảo tuân thủ các chuẩn an toàn
thông tin, Framework chưa đáp ứng được mà chỉ được sử dụng như một công cụ cung
cấp rất nhiều Exploit rời rạc. Do đó, tôi đã tìm hiểu xây dựng một phần mở rộng cho
Framework và cụ thể hóa các yêu cầu của chuẩn an toàn thông tin mẫu là chuẩn ISO
27001 thành các Exploit từ cơ sở dữ liệu về Exploit của Metasploit Framework, sắp
xếp thành các nhóm để lên 1 kịch bản kiểm thử, từ đó lập lịch định kỳ chạy.
13
Chương 2. TỔNG QUAN VỀ METASPLOIT
2.1. Khái niệm cơ bản
Metasploit (Metasploit Project) là một dự án liên quan đến bảo mật máy tính,
cung cấp những thông tin về các lỗ hổng bảo mật. Đối tượng của Metasploit chính là
những quá trình tấn công xâm nhập kiểm thử (Penetration Testing) và phát triển các hệ
thống phát hiện xâm nhập (IDS - Intrusion Detection System)
Metasploit Framework có mã nguồn mở, sử dụng các Shellcode (Payload) để tấn
công máy đích có lỗ hổng. Cùng với một số bộ công cụ bảo mật khác, Metasploit có
cơ sở dữ liệu chứa hàng ngàn Shellcode, Exploit (khai thác) của các hệ điều hành, các
chương trình hay dịch vụ. Trong quá trình phát triển Metasploit liên tục cập nhật các
Exploit vào cơ sở dữ liệu nên càng ngày nó càng trở thành một bộ công cụ mạnh mẽ
trong kiểm thử an ninh hệ thống.
Metasploit Framework được tích hợp sẵn trong hệ điều hành Kali Linux. Phiên
bản mới nhất cài đặt dành cho các hệ điều hành Linux/ MacOS/ Windows có thể được
tải xuống từ địa chỉ Website của nhà phát triển Rapid 7 tại
https://github.com/rapid7/metasploit-framework/wiki/Nightly-Installers
Các tính năng chính của Metasploit:
- Quét cổng để xác định các dịch vụ đang hoạt động trên máy chủ (Server).
- Xác định các lỗ hổng dựa trên phiên bản của hệ điều hành và phiên bản các phần
mềm cài đặt trên hệ điều hành đó.
- Thực nghiệm khai thác các lỗ hổng đã được xác định.
Lịch sử phát triển Metasploit:
Metasploit được phát triển ra bởi H. D. Moore, sinh năm 1981, là chuyên gia về
bảo mật mạng, lập trình viên nguồn mở và cũng là 1 Hacker. Ông là người sáng lập
Metasploit Project vào năm 2003 như là một công cụ kiểm thử thâm nhập sử dụng
ngôn ngữ lập trình Perl. Đến năm 2007, Metasploit Framework đã được viết lại hoàn
toàn bằng ngôn ngữ lập trình Ruby. Vào ngày 21 tháng 10 năm 2009, dự án Metasploit
đã được mua lại bởi Rapid7, một công ty bảo mật chuyên cung cấp các giải pháp bảo
mật quản lý lỗ hổng.
2.2. Các phiên bản Metasploit
2.2.1. Metasploit Community Edition
Phiên bản này được phát hành vào tháng 10 năm 2011 bao gồm một giao diện
người dùng dựa trên web miễn phí cho Metasploit. Metasploit Community Edition dựa
trên chức năng thương mại của các phiên bản trả phí với một số tính năng được giảm
bớt như Network Discovery/Module Browsing/Manual Exploitation.
Vào ngày 18 tháng 7 năm 2019, Rapid7 đã thông báo về việc kết thúc bán
Metasploit Community Edition. Người dùng hiện tại có thể tiếp tục sử dụng nó cho
đến khi giấy phép hết hạn.
14
Hình 2.1. Metasploit Community Edition
2.2.2. Metasploit Framework Edition
Là phiên bản mã nguồn mở, hoàn toàn miễn phí, rất phù hợp cho việc phát triển
và nghiên cứu, sử dụng giao diện dòng lệnh, chỉ có một số tính năng cơ bản. Chính vì
vậy việc phát triển, tích hợp các tính năng mới vào Metasploit Framework là rất cần
thiết, phù hợp với những nhu cầu, nhiệm vụ kiểm thử an ninh hệ thống khi mà có giới
hạn về mặt chi phí. Tuy có nhiều hạn chế về những tính năng ưu việt thì phiên bản này
có thể coi là công cụ không thể thiếu của những nhà nghiên cứu bảo mật chuyên
nghiệp, những người kiểm thử xâm nhập và được giới Hacker rất ưa chuộng.
Hình 2.2. Giao diện Metasploit Framework
15
2.2.3. Metasploit Pro
Tháng 10 năm 2010, Rapid7 đã phát hành Metasploit Pro, một phiên bản thương
mại. Có thể nói đây là một phiên bản mạnh mẽ nhất của Metasploit, nó bao gồm tất cả
các tính năng của Metasploit Express và phát triển thêm các tính năng ưu việt khác
như “Quick Start Wizards/MetaModules”, xây dựng, quản lý những hoạt động tấn
công sử dụng kỹ nghệ xã hội (Social Engineering), kiểm thử ứng dụng Web, tạo các
Payload một cách tự động để tránh sự phát hiện của các phần mềm Anti-Virus, tích
hợp cả công cụ mạnh mẽ Nexpose cho việc quét lỗ hổng trên mạng.
Phiên bản Metasploit Pro hỗ trợ cả chế độ dòng lệnh và giao diện người dùng.
Phiên bản này hiện tại có giá cao nhất so với các phiên bản khác, phù hợp cho những
người thực hiện kiểm thử xâm nhập, những nhóm bảo mật.
Hình 2.3. Metasploit Pro
16
Hình 2.4. So sánh phiên bản Metasploit Pro và Framework
17
2.3. Kiến trúc của Metasploit
Hình 2.5. Kiến trúc Metasploit
2.3.1. Thư viện chính
Rex (Ruby Extension Library): sẽ bao gồm các thư viện cơ bản được sử dụng
trong Framework cho các giao thức các giao thức khác nhau, chuyển đổi, và xử lý kết
nối. hỗ trợ SSL, SMB, HTTP, XOR, Base64, Unicode.
MSF Core: là phần lõi của Metasploit Framework, là thư viện định nghĩa các lớp
điều khiển vận hành chung của Framework và cung cấp các API cơ bản.
MSF Base: cung cấp các API đơn giản và thân thiện cho Metasploit Framework
2.3.2. Giao diện
Console:
18
Hình 2.6. Giao diện Console
CLI:
Hình 2.7. Giao diện CLI
19
Web (GUI)
Hình 2.8. Giao diện Web-GUI
2.3.3. Mô đun chức năng
Payloads: là một đoạn code được chạy (thực thi) trên máy nạn nhân dùng để thực
hiện một số hoạt động nào đó gồm 2 loại:
- Bind payload: nếu có thể tiếp cận mạng từ bên ngoài, sau khi khai thác thành
công, máy tấn công sẽ gửi kết nối tới máy nạn nhân để gửi Payload và tương
tác từ bên ngoài mạng.
- Reverse payload: sau khi khai thác thành công, máy nạn nhân sẽ mở một kết
nối tới máy tấn công (kết nối đi ra ngoài mạng) để vượt qua tường lửa từ bên
trong.
Exploits: là chương trình khai thác lỗ hổng dịch vụ, ta bắt buộc phải biết được lỗ
hổng trên máy nạn nhân.
Encoders: là payload được encoding, mã hóa và được chèn vào những kí tự đặc
biệt giúp tránh bị phát hiện bởi phần mềm diệt virus hoặc tường lửa.
Nops: là một module tùy chọn thêm để đảm bảo kích thước của payload.
Auxiliary: là một loại module đặc biệt, nó cung cấp chức năng tăng cường cho
các thử nghiệm xâm nhập và quét lỗ hổng, thu thập thông tin, quét cổng, ...
2.3.4. Thành phần mở rộng
Plugins: gồm các Plugin có thể tải vào trong quá trình chạy. Plugin là các công
cụ, module giúp tương tác với công cụ bên thứ 3 hoặc hỗ trợ quá trình khai thác
Metasploit Framework. Các nhà phát triển cá nhân khi muốn phát triển module hoặc
chức năng mới cho Metasploit sẽ cần phát triển thành một Plugin và được đánh giá bởi
cộng đồng người sử dụng.
Tools: chứa một vài tiện ích dòng lệnh hữu dụng hỗ trợ trong quá trình khai thác
như bộ dịch ASM, ....
20
Chương 3. HỆ THỐNG CÁC TIÊU CHUẨN VỀ AN TOÀN THÔNG TIN
Hiện nay, trên thế giới đã hình thành một hệ thống tiêu chuẩn An toàn thông tin
tương đối đầy đủ, bao quát được hầu hết các khía cạnh của lĩnh vực an toàn thông tin
và đáp ứng mọi đối tượng cần tiêu chuẩn hóa (sản phẩm, dịch vụ, quy trình). Hệ thống
tiêu chuẩn này có thể phân thành ba loại gồm: tiêu chuẩn đánh giá, tiêu chuẩn đặc tả
và tiêu chuẩn về quản lý
Tuân thủ tiêu chuẩn an toàn thông tin (ATTT) là yếu tố quan trọng đảm bảo cho
sự hoạt động ổn định và tin cậy của hạ tầng kỹ thuật, sự an toàn của hệ thống thông tin
và dữ liệu của tổ chức, cá nhân. Đối với các nhà thiết kế và sản xuất, tiêu chuẩn sẽ hỗ
trợ để họ có thể cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng cao và phù hợp
với các đối tượng sử dụng.
Tiêu chuẩn hóa trong ATTT với tư cách là một lĩnh vực, được khởi đầu ở Mỹ
vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước, khi mạng máy tính ở Bộ Quốc phòng (Mỹ)
xuất hiện những vấn đề đầu tiên về an ninh, an toàn. Tiêu chuẩn ATTT đầu tiên được
thừa nhận ở phạm vi quốc tế và có ảnh hưởng đặc biệt đối với quá trình xây dựng
nhiều tiêu chuẩn sau này là “Các tiêu chí đánh giá các hệ thống máy tính tin cậy”
(Trusted Computer System Evaluation Criteria - TCSEC), được Bộ Quốc phòng (Mỹ)
xây dựng và công bố năm 1983. Tiêu chuẩn này được sử dụng trong đánh giá, phân
loại, lựa chọn để xử lý, lưu trữ, phục hồi thông tin nhạy cảm và thông tin mật trong Bộ
Quốc phòng (Mỹ). Trong tiêu chuẩn này, lần đầu tiên hàng loạt các khái niệm và nội
dung cơ bản về ATTT được đề cập như: hệ thống an toàn và tin cậy, mức độ đảm bảo,
cơ sở tính toán tin cậy, trọng tâm và phạm vi an toàn, chính sách an toàn thông tin,
quản lý truy cập....
Sau TCSEC, nhiều tiêu chuẩn ATTT, dựa trên nền tảng của tiêu chuẩn này ra
đời. Kết quả của hoạt động khẩn trương đó là trong hai thập kỷ 80, 90 của thế kỷ
trước, một số lượng lớn tiêu chuẩn trong lĩnh vực ATTT đã được xây dựng và công
bố. Những tiêu chuẩn này được sàng lọc trong thực tiễn, nhiều tiêu chuẩn trong số đó
được áp dụng hiệu quả và được nhiều quốc gia, tổ chức chấp nhận, khuyến cáo thành
tiêu chuẩn chính thức. Đến nay, hầu hết các khía cạnh của lĩnh vực ATTT đã được tiêu
chuẩn hóa (sản phẩm, dịch vụ, quy trình). Hệ thống tiêu chuẩn này có thể phân thành
ba loại như sau:
- Các tiêu chuẩn đánh giá: là các tiêu chuẩn dùng để đánh giá, phân loại các hệ
thống thông tin và các phương tiện bảo vệ thông tin.
- Các tiêu chuẩn đặc tả: là các tiêu chuẩn mang đặc tính kỹ thuật, chúng xác lập
các phương diện khác nhau trong việc thực thi và sử dụng các phương tiện bảo vệ
thông tin.
- Các tiêu chuẩn về quản lý: Các tiêu chuẩn này xác định yêu cầu đối với công
tác tổ chức và quản lý ATTT, quản lý rủi ro và hướng dẫn về ATTT.
21
Hình 3.1. Hệ thống các quy chuẩn về an toàn thông tin
Công nghệ thông tin được phát triển và ứng dụng trước hết ở các quốc gia công
nghiệp tiên tiến như Mỹ, Canada, Nhật Bản và các nước phương Tây. Do đó, vai trò
quyết định trong quá trình hình thành hệ thống tiêu chuẩn ATTT thuộc về các tổ chức
tiêu chuẩn hóa tại các quốc gia này, nổi bật là NIST, ANSI (Mỹ), BSI (Anh). Ở đây có
vai trò đặc biệt của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, một tổ chức liên kết các nước
thành viên và hoạt động với mục tiêu “quốc tế hóa” các tiêu chuẩn trên phạm vi toàn
cầu. Ngoài các cơ quan chính phủ và các tổ chức tiêu chuẩn hóa uy tín nêu trên, một số
tổ chức khác như Cộng đồng Internet (Internet Community), ... đã có đóng góp không
nhỏ vào sự hình thành hệ thống tiêu chuẩn về ATTT, đặc biệt là trong việc xây dựng
các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Hệ thống tiêu chuẩn về ATTT hiện tại trên thế giới bao gồm Tiêu chuẩn quốc tế
ISO tổ chức xây dựng và công bố, các Tiêu chuẩn quốc gia (do Chính phủ các nước
công bố) và các Tiêu chuẩn của các tổ chức chuyên ngành (tương ứng ở nước ta gọi là
tiêu chuẩn cơ sở).
3.1. Các tiêu chuẩn quản lý an toàn thông tin
Một trong những tiêu chuẩn về quản lý an toàn thông tin ra đời sớm nhấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nang_cap_ung_dung_khai_thac_cac_lo_hong_an_ninh_met.pdf