LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, những kiến thức trình bày trong luận văn là do tôi tìm
hiểu, nghiên cứu và trình bày dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hoàng Xuân
Huấn. Trong quá trình làm luận văn, tôi đã tham khảo các tài liệu có liên quan
và đều trích dẫn nguồn đầy đủ, rõ ràng. Những kết quả mới trong luận văn là
của riêng tôi, không sao chép từ bất kỳ một công trình nào khác. Nếu có điều gì
không trung thực, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Học viên
Vũ Minh Mạnh
LỜI CẢM ƠN
Trước h
69 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận văn Giảm thiểu tối đa thiệt hại do thông tin sai lệch gây ra trên mạng xã hội trực tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Hoàng Xuân Huấn,
người thầy đã giành nhiều thời gian để hướng dẫn, góp ý giúp tôi hoàn thành
luận văn này. Thầy luôn truyền cho tôi cảm hứng, nhiệt huyết nghiên cứu khoa
học, động viên và cho tôi nhiều lời khuyên quý báu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô giáo đã giảng dạy
tôi trong suốt 2 năm học tại Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà
Nội. Mỗi thầy cô đều cho tôi những bài giảng thật hay và bổ ích.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc Học viện An ninh nhân dân,
Lãnh đạo Khoa Công nghệ và An ninh thông tin cùng các anh chị đồng nghiệp
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi tham gia và hoàn thành khóa học.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn đến bố mẹ, anh chị trong gia đình, bạn bè,
người thân đã luôn ủng hộ, động viên tôi vượt qua những khó khăn trong cuộc
sống, để tôi có thể theo đuổi ước mơ và hoài bão của mình.
Học viên
Vũ Minh Mạnh
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
1 GIỚI THIỆU VỀ MẠNG XÃ HỘI 5
1.1 Giới thiệu chung về mạng xã hội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.1.1 Lịch sử phát triển của mạng xã hội . . . . . . . . . . . . . . 7
1.1.2 Những tính năng của mạng xã hội . . . . . . . . . . . . . . 9
1.2 Các đặc trưng cơ bản của mạng xã hội . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.2.1 Đặc trưng thế giới nhỏ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.2.2 Đặc trưng tập nhân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.2.3 Phân bố luật lũy thừa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.2.4 Đặc trưng cấu trúc cộng đồng . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.2.5 Các đặc trưng khác của mạng xã hội . . . . . . . . . . . . . 13
1.3 Một số chủ đề được nghiên cứu trên mạng xã hội . . . . . . . . . . 14
1.3.1 Phát hiện cấu trúc cộng đồng trên mạng xã hội . . . . . . 14
1.3.2 Dự đoán liên kết trên mạng xã hội . . . . . . . . . . . . . . 15
1.3.3 Tính riêng tư trên mạng xã hội . . . . . . . . . . . . . . . . 16
1.3.4 Tiến hóa động trên mạng xã hội . . . . . . . . . . . . . . . 16
1.3.5 Khai phá dữ liệu trên mạng xã hội . . . . . . . . . . . . . . 17
1.3.6 Tối đa hóa ảnh hưởng trên mạng xã hội . . . . . . . . . . . 18
1.3.7 Phát hiện, giám sát và ngăn ngừa thông tin sai lệch trên
mạng xã hội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
2 THÔNG TIN SAI LỆCH VÀ CÁC MÔ HÌNH LAN TRUYỀN
THÔNG TIN SAI LỆCH 20
2.1 Định nghĩa thông tin sai lệch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
2.2 Mô hình lan truyền thông tin sai lệch . . . . . . . . . . . . . . . . 24
2.2.1 Mô hình tầng độc lập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
2.2.2 Mô hình ngưỡng tuyến tính . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
2.3 Một số hướng nghiên cứu liên quan đến bài toán hạn chế lan
truyền thông tin sai lệch trên mạng xã hội trực tuyến . . . . . . . 29
3 GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TỐI ĐA THIỆT HẠI DO THÔNG
TIN SAI LỆCH GÂY RA TRÊN MẠNG XÃ HỘI TRỰC TUYẾN 34
3.1 Phát biểu bài toán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
3.2 Độ khó của bài toán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
3.3 Các thuật toán đề xuất giải quyết bài toán MDM . . . . . . . . . 41
3.3.1 Thuật toán tham lam dựa trên hàm f(I) . . . . . . . . . . 41
3.3.2 Thuật toán tham lam dựa trên hàm α(v) . . . . . . . . . . 43
4 THỰC NGHIỆM 45
4.1 Mục đích thực nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
4.2 Dữ liệu tiến hành thực nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
4.3 Cài đặt thực nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
4.4 Kết quả thực nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47
4.5 Kết luận và nhận xét . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
KẾT LUẬN 52
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 54
PHỤ LỤC 62
Danh mục các từ viết tắt
Từ viết tắt Thuật ngữ tiếng Anh Thuật ngữ tiếng Việt
IC Independent Cascade Mô hình tầng độc lập
LT Linear Threshold Mô hình ngưỡng tuyến tính
MDM Minimize Damage of Misinforma- Bài toán cực tiểu hóa thiệt hại do
tion thông tin sai lệch gây ra
MXH Social Network Mạng xã hội
Danh sách bảng
1.1 Một số mạng xã hội tiêu biểu cho phân bố luật lũy thừa . . . . . 12
4.1 Dữ liệu thực nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
Danh sách hình vẽ
1.1 Bảng xếp hạng các mạng xã hội theo số lượng người dùng, tháng
1/2017 (đơn vị Triệu người dùng) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.2 Các trang mạng xã hội trên Internet . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.3 Đặc trưng thế giới nhỏ của mạng xã hội . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.4 Đặc trưng tập nhân của mạng xã hội . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.5 Mạng đồng tác giả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.6 Đường kính mạng xã hội Facebook . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
1.7 Mô hình câu lạc bộ karate của Zachary, một trong những mô hình
chuẩn cho bài toán phát hiện cấu trúc cộng đồng . . . . . . . . . . 14
1.8 Sự tiến hóa của mạng lưới những nhà phát minh làm việc cho
Apple trong 6 năm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
2.1 Một ví dụ quá trình lan truyền thông tin trên mô hình IC . . . . 26
2.2 Một ví dụ quá trình lan truyền thông tin trên mô hình LT . . . . 28
3.1 Phép dẫn từ bài toán Tập phủ dạng 0 − 1 đến bài toán MDM . . . 40
4.1 Tổng thiệt hại khi ngân sách B thay đổi, d = 6, |S| = 10 . . . . . . 48
4.2 Tổng thiệt hại khi ngân sách B thay đổi, d = 6, |S| = 20 . . . . . . 49
4.3 Độ giảm thiệt hại khi kích thước nguồn S thay đổi, d = 5, B = 25 50
1
MỞ ĐẦU
Ngày nay, các mạng xã hội trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu
trong cuộc sống của con người, cho phép mỗi chúng ta có thể tạo, chia sẻ và trao
đổi thông tin, ý tưởng một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết. Đối
với nhiều người dùng, các trang mạng xã hội trực tuyến như Facebook, Twitter,
Google+ được coi là những kênh tin tức chính. Trong nhiều trường hợp, các trang
mạng xã hội này còn đưa những tin tức quan trọng trước cả một số phương tiện
truyền thông đại chúng khác như phát thanh, truyền hình vv.. Ví dụ, tin tức về
trùm khủng bố Bin Laden bị tiêu diệt lan truyền trên Twitter trước khi Tổng
thống Mỹ chính thức thông báo trên các phương tiện truyền thông công cộng [52]
hoặc câu chuyện về cái chết của ca sĩ Whitney Houston lan rộng trên Twitter,
trước 27 phút so với hãng tin AP (Associated Press) [53]. Có thể nói rằng, các
trang mạng xã hội ngày nay là một trong những nguồn cung cấp thông tin phong
phú, đa chiều và là "nơi khám phá tin tức" của nhiều độc giả, đặc biệt là những
độc giả trẻ và phụ nữ, chiếm số đông nhất trong nhóm chọn mạng xã hội để cập
nhật tin tức.
Bên cạnh những thông tin tin cậy, chính xác thì những thông tin sai lệch cũng
lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội một cách dễ dàng. Một nhóm nghiên cứu
đến từ Đại học Columbia (New York, Mỹ) [23] đã chỉ ra rằng tốc độ lan truyền
của thông tin sai lệch ngang bằng so với những tin tức chính thống. Chính những
điều này đã gây ra những thiệt hại to lớn cho các cá nhân, tổ chức không những
về kinh tế, chính trị mà còn tác động đến tâm lý, cuộc sống con người. Gần
đây, diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum, 2014) đã coi sự gia tăng
nhanh chóng của thông tin sai lệch trên các phương tiện xã hội trực tuyến là
một trong mười xu hướng hàng đầu mà thế giới phải đối mặt.
Trước những thách thức nêu trên, làm thể nào để có thể hạn chế sự lan truyền
của thông tin sai lệch trên mạng xã hội một cách kịp thời và hiệu quả? là một
câu hỏi đang nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong
thời gian gần đây.
Một số nghiên cứu tập trung vào việc nhận dạng thông tin sai lệch và tin đồn
(Rumor) như nghiên cứu của Qazvinian, 2011, [6] và Kwwon, 2013, [7].
Một số khác, nghiên cứu vấn đề xác định tập đỉnh là nguồn phát thông tin sai
2
lệch ban đầu. Chẳng hạn, Dung T. Nguyen và các cộng sự, 2012, [65] đã nghiên
cứu bài toán xác định k nguồn phát tán thông tin sai lệch khả nghi nhất từ tập
người dùng bị kích hoạt bởi thông tin sai lệch cho trước.
Bên cạnh đó, một số tác giả đề xuất giải pháp hạn chế sự lan truyền thông tin
sai lệch trên mạng xã hội bằng cách chọn ra một số đỉnh ban đầu để tiêm thông
tin tốt, từ đó lan truyền những thông tin này trên cùng mạng nhằm thuyết phục
những người dùng khác tin theo, trong đó sử dụng các mô hình lan truyền thông
tin khác nhau [2–4]. Budak và các cộng sự, 2011, [2], đã đưa ra mô hình tầng độc
lập đa chiến dịch (Multi-Campaign Independent Cascade Model), gồm chiến dịch
phổ biến thông tin tốt và chiến dịch phổ biến thông tin sai lệch cùng cạnh tranh
với nhau. H. Zhang và các cộng sự, 2015, [3], đã nghiên cứu bài toán hạn chế
sự lan truyền thông tin sai lệch dưới mô hình kích hoạt cạnh tranh (Competitive
Activation Model). Hay như trong nghiên cứu của N. P. Nguyen và các cộng sự,
2013, [4], đã nghiên cứu bài toán hạn chế thông tin sai lệch dưới hai mô hình
tầng độc lập (Independent Cascade) và ngưỡng tuyến tính (Linear Threshold),
đồng thời đề xuất thuật toán xác định một tập nhỏ nhất các đỉnh có ảnh hưởng
lớn nhất, từ đó lan truyền những thông tin tốt nhằm hạn chế ảnh hưởng của
thông tin sai lệch.
Đặc biệt, ngoài những hướng nghiên cứu kể trên còn một cách tiếp cận khác
trong việc ngăn chặn thông tin sai lệch lan truyền trên mạng xã hội được trình
bày trong công trình nghiên cứu của H. Zhang và các cộng sự, 2016, [1], bằng
cách đặt giám sát (Monitor Placement) trên một số đỉnh của đồ thị mạng nhằm
ngăn chặn thông tin sai lệch lây lan đến những đỉnh khác trong cùng mạng. Đặt
giám sát là phương pháp sử dụng các bộ lọc nội dung nhằm phát hiện thông tin
sai lệch ở người dùng (đỉnh) được cài đặt và ngăn chặn sự chia sẻ, lan truyền
thông tin sai lệch từ đỉnh này; hoặc trong ngữ cảnh khác có thể hiểu là việc
thuyết phục người dùng (đỉnh) không tin theo và lan truyền thông tin sai lệch.
Một số công trình nghiên cứu khác gọi phương pháp này với tên gọi đó là phương
pháp tạo miễn dịch (Immunize) cho các đỉnh trong đồ thị mạng xã hội.
Đứng trước những nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin trên mạng xã hội
do thông tin sai lệch gây ra, đồng thời thúc đẩy bởi những công trình nghiên cứu
đã nêu ở trên, đặc biệt là nghiên cứu của H. Zhang, 2016, [1] đã tạo động lực
cho tác giả lựa chọn đề tài "Giảm thiểu tối đa thiệt hại do thông tin sai
lệch gây ra trên mạng xã hội trực tuyến" làm đề tài luận văn của mình.
3
Đóng góp chính của luận văn bao gồm:
- Thứ nhất, đề xuất một mô hình ngưỡng tuyến tính cho bài toán Cực tiểu
hóa thiệt hại do thông tin sai lệch gây ra, đồng thời chứng mình bài toán
này thuộc lớp bài toán NP-khó.
- Thứ hai, đề xuất hai thuật toán tham lam nhằm giải quyết bài toán đặt ra.
- Thứ ba, kết quả thực nghiệm cho thấy ưu điểm nổi trội của hai thuật toán
đề xuất so với các thuật toán thông dụng khác như thuật toán bậc cực đại
(Max Degree) và thuật toán ngẫu nhiên (Random) trong việc hạn chế thông
tin sai lệch lan truyền trên mạng.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục chính của luận văn gồm bốn chương
như sau:
Chương 1: Giới thiệu về mạng xã hội
Chương này giới thiệu tổng quan về mạng xã hội gồm: Định nghĩa mạng xã
hội, lịch sử hình thành, phát triển và những đặc trưng cơ bản của mạng xã hội.
Đặc biệt, trong chương này trình bày tổng quan một số chủ đề nổi bật liên quan
đến mạng xã hội, đã và đang nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học
giả trong thời gian gần đây.
Chương 2: Thông tin sai lệch và các mô hình lan truyền thông tin
sai lệch
Chương này tác giả trình bày định nghĩa thông tin sai lệch, những nguy cơ
và hậu quả do thông tin sai lệch gây ra đối với các cá nhân, tổ chức. Đồng thời,
phân tích cơ chế lan truyền thông tin và những đặc tính của hai mô hình lan
truyền thông tin đang được sử dụng rộng rãi bao gồm: Mô hình tầng độc lập
và mô hình ngưỡng tuyến tính. Ngoài ra, ở Chương 2 tổng quan một số hướng
nghiên cứu liên quan đến bài toán hạn chế lan truyền thông tin sai lệch trên
mạng xã hội trực tuyến.
Chương 3: Giải pháp giảm thiểu tối đa thiệt hại do thông tin sai
lệch gây ra trên mạng xã hội trực tuyến
Từ thực trạng đã nêu trong Chương 2 và xuất phát từ những công trình
nghiên cứu liên quan trước đó, tác giả phát biểu bài toán Cực tiểu hóa thiệt hại
do thông tin sai lệch gây ra trên mạng xã hội trực tuyến, chứng minh bài toán
này thuộc lớp bài toán NP-khó, đồng thời đề xuất thuật toán nhằm giải quyết
bài toán này.
4
Chương 4: Thực nghiệm
Mô tả các bước tiến hành và kết quả thực nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả
của thuật toán đề xuất trong việc ngăn chặn sự lan truyền của thông tin sai
lệch. Thực nghiệm tiến hành dựa trên ba bộ dữ liệu là các mạng xã hội thực,
bao gồm: Gnutella, CollegeMsg và Email. Kết quả thực nghiêm cho thấy, thuật
toán do tác giả đề xuất tốt hơn các thuật toán thông dụng khác như thuật toán
bậc cực đại (Max Degree) và thuật toán ngẫu nhiên (Random).
5
Chương 1
GIỚI THIỆU VỀ MẠNG XÃ HỘI
Chương này giới thiệu tổng quan về mạng xã hội bao gồm: Định nghĩa mạng
xã hội, lịch sử hình thành, phát triển và những đặc trưng cơ bản của mạng xã
hội. Đặc biệt, trong chương này trình bày tổng quan một số chủ đề nổi bật liên
quan đến mạng xã hội, đã và đang nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
học giả trong thời gian gần đây.
1.1 Giới thiệu chung về mạng xã hội
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của Web 2.0, các mạng xã
hội trực tuyến như Facebook1, Twitter2, Instagram3 ngày càng trở lên phổ biến
và có sự phát triển nhanh chưa từng thấy. Theo số liệu thống kê công bố trên
trang Statista4, tính đến tháng 1/2017, Facebook vẫn là mạng xã hội có lượng
người dùng lớn nhất thế giới với hơn 1.87 tỉ người sử dụng, Twitter với 317 triệu
người dùng đứng ở vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng.
Theo Marin và Wellman [30], mạng xã hội (MXH) là một tập hợp các tác
nhân có yếu tố xã hội được kết nối với nhau bởi một hoặc nhiều các quan hệ xã
hội.
Ngoài ra, MXH còn có những định nghĩa khác: MXH là một cấu trúc xã hội
được tạo thành từ các nút và các cung mà mỗi nút được liên kết bởi một hoặc
nhiều cung khác nhau, thể hiện một mối quan hệ cụ thể [31]. Mỗi nút thường
được gọi là tác nhân, đại diện cho một đối tượng trong mạng xã hội, có thể là
một người, một nhóm người, một tài liệu, một tổ chức hay một quốc gia vv..
Mỗi cung là một liên kết giữa các nút, biểu diễn mối quan hệ giữa các đối tượng.
Liên kết này có thể là mối quan hệ họ hàng, người quen, bạn bè, đồng nghiệp,
cũng có thể là các giao dịch, trao đổi tài chính vv.. Nếu mối quan hệ giữa các
đối tượng là quan hệ qua lại thì có thể biểu diễn bằng một liên kết vô hướng,
chẳng hạn nếu người A là đồng nghiệp của người B thì ngược lại người B cũng
1https://www.facebook.com
2https://www.twitter.com
3https://www.instagram.com
4
6
là đồng nghiệp của người A. Nếu mối quan hệ này là quan hệ một chiều thì có
thể biểu diễn bằng một liên kết có hướng, ví dụ người A mua hàng của người B
nhưng chưa chắc người B đã mua hàng của người A.
Rõ ràng, khái niệm về MXH không chỉ giới hạn trong trường hợp cụ thể là
những trang mạng xã hội (Social Network Sites) như WhatsApp, Instagram,
Viber vv.. Các vấn đề của MXH đã được nghiên cứu thường xuyên trong lĩnh
vực xã hội học, trước sự ra đời của máy tính và Internet. Khi MXH này được
thiết lập và thi hành bằng các phương tiện truyền thông Internet, nó được hiểu
là MXH trực tuyến (Online Soial Network).
Nhìn từ nhiều phía, MXH trực tuyến là một đại diện tiêu biểu của Web 2.0
mô phỏng các quan hệ xã hội thực. MXH trực tuyến tạo ra một hệ thống trên
nền Internet kết nối các thành viên cùng sở thích với nhiều mục đích khác nhau
không phân biệt không gian và thời gian qua những tính năng như kết bạn, chat,
e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ tập tin, blog và xã luận. Những người sử
dụng MXH này được gọi là những cư dân mạng. Nhờ vào những ưu việt này mà
MXH trực tuyến đang có tốc độ phát triển chóng mặt ở mọi lứa tuổi, đặc biệt
là ở giới trẻ trên toàn thế giới.
Hình 1.1: Bảng xếp hạng các mạng xã hội theo số lượng người dùng, tháng 1/2017 (đơn vị Triệu người
dùng)
7
1.1.1 Lịch sử phát triển của mạng xã hội
Lịch sử phát triển của MXH luôn đồng hành cùng với sự phát triển của
Internet. Từ những email đầu tiên được gửi đi bởi các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ
vào năm 1971 đến những MXH hiện đại như Facebook, Twitter vv.. Internet và
các nội dung chia sẻ luôn gắn liền với tính chất cộng đồng. Mục tiêu chính của
Internet là tạo phương tiện để con người có thể kết nối, giao tiếp và tương tác
với nhau. Tuy nhiên, từ lúc xuất hiện đến nay, mạng xã hội đã trải qua nhiều
thay đổi nhanh chóng cả về nguyên lý làm việc lẫn giao diện đồ họa.
Năm 1991, nhà khoa học Tim Berner-Lee thuộc Phòng thí nghiệm vật lý vi
mô châu Âu (CERN) đã đề xuất một giao thức mới để phát tán thông tin. Giao
thức đính kèm đường dẫn dưới dạng ký tự ẩn dưới những ký tự khác (Link).
Cuối cùng hình thành nên giao thức kết nối Internet World Wide Web (WWW).
Năm 1994 đánh dấu sự ra đời của Blog cá nhân đầu tiên. Justin Hall là sinh
viên đại học Swarthmore đã phát triển website mang tên Justin’s Link from the
Underground để kết nối với thế giới bên ngoài. Hall đã xây dựng trang web trong
suốt 11 năm và anh được mệnh danh là "cha đẻ của trang blog cá nhân".
Năm 1995 đánh dấu sự ra đời của trang Classmate5 với mục đích hỗ trợ những
người di cư có thể tìm lại bạn bè đã thất lạc của họ. Đây là một dịch vụ cộng
đồng được tạo ra để giúp tìm lại những bạn học từ thời tiểu học, trung học và
đại học của người dùng.
Năm 1997, một chương trình nhắn tin có quảng cáo AOL Instant Messenger6
(AIM) đã ra đời, cho phép hàng triệu người có thể trò chuyện thời gian thực với
nhau. Trong khoảng thời gian này, trang MXH SixDegree7 được thành lập với
mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích.
Năm 2000, Jimmy Wales và Larry Sanger sáng lập nên Wikipedia8, bách khoa
toàn thư nguồn mở, trực tuyến và có tính cộng tác đầu tiên trên thế giới.
Năm 2001, sau vụ khủng bố trung tâm thương mại thế giới vào ngày 11/9/2001
đã gợi cảm hứng cho Scott Heiferman tìm cách tạo ra trang web Meetup9 nhằm
giúp mọi người có thể kết nối với nhau và thậm chí không cần online. Meetup.com
có mục đích duy nhất là tạo điều kiện cho những người có cùng suy nghĩ gặp gỡ,
trò truyện, học tập và kết nối. Trang web hướng tới mục đích mang mọi người
5https://www.classmate.com
6https://www.aol.com
7https://www.sixgegrees.org
8https://www.wikipedia.org
9https://www.meetup.com
8
ra khỏi nhà, tham gia vào các mối quan hệ và giao tiếp cùng với những người
khác. Hiện trang web đã được phổ biến rộng rãi, mỗi tháng có hơn 340.000 hội
nhóm tổ chức gặp gỡ, giao tiếp, làm việc, ăn uống và cùng nhau học tập.
Năm 2002, MXH Friendster10 ra đời và trở thành một trào lưu mới tại Hoa
Kỳ với hàng triệu người dùng đăng ký. Friendster cho phép người dùng tạo thông
tin cá nhân và kết nối ảo với những người khác. Đây là MXH đầu tiên đạt được
hơn 1 triệu người dùng.
Kế thừa các bước phát triển của các MXH đi trước, MXH MySpace11 được
sáng lập và ra đời vào năm 2003 bởi Chris DeWolfe và Tom Andersonra. Với
nhiều tính năng mới cho phép người dùng tải các hình ảnh, video do vậy chỉ 1
tháng sau khi ra mắt, MySpace nhanh chóng đạt hơn 1 triệu tài khoản đăng ký.
Do nắm được các nhu cầu của người dùng, MySpace trở thành MXH đầu tiên có
nhiều lượt xem vượt qua cả Google, tuy nhiên sự ra đời của Facebook đã khiến
cho Myspace nhanh chóng trở thành dĩ vãng.
Năm 2004, Mark Zuckerburg giới thiệu MXH Facebook, đánh dấu bước ngoặt
mới cho hệ thống MXH trực tuyến. Với nền tảng Facebook Platform hỗ trợ mạnh
mẽ cho các ứng dụng, người dùng có thể tạo ra những ứng dụng mới cho cá nhân
mình cũng như các thành viên khác. Facebook nhanh chóng gặt hái được thành
công vược bậc, mang lại hàng trăm tính năng mới và trung bình các thành viên
bỏ ra 19 phút trên trang này mỗi ngày.
Hình 1.2: Các trang mạng xã hội trên Internet
10https://www.friendster.org
11https://www.myspace.org
9
Năm 2005, MXH YouTube12 ra đời, cho phép người dùng tự do đăng tải và
chia sẻ video với gia đình, bạn bè. Tiếp sau đó, năm 2006, MXH Twitter ra đời,
cho phép mỗi cá nhân có thể truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng và dễ
dàng đến với một nhóm lớn. Năm 2011, MXH Google+ ra đời, đây là một MXH
có đầy đủ tính năng của Google. Người dùng Google+ đánh giá cao khả năng
nhóm các danh sách liên lạc vào các đoạn khác nhau (thường gọi là Vòng) và giao
tiếp với nhau qua công cụ chat Video có tên Hangouts. Năm 2012, Pinterest13
là MXH hình ảnh đồ họa và đã vượt mức 10 triệu người dùng, phát triển nhanh
hơn bất cứ trang web độc lập nào khác.
Ngoài những MXH nổi tiếng nêu trên, còn có hàng trăm MXH khác trên toàn
thế giới: Flickr, WeChat, Sina Weibo, Baidu Tieba vv.. Ở Việt Nam hiện nay có
một số MXH như: Zing Me, YuMe, Tamtay cũng đã thu hút được nhiều người
dùng nhiều với mục đích khác nhau.
1.1.2 Những tính năng của mạng xã hội
- Tính liên kết cộng đồng: Đây là tính năng nổi bật của MXH trực tuyến cho
phép mở rộng phạm vi kết nối giữa con người với con người trong một không
gian đa dạng. Người sử dụng có thể trở thành bạn của nhau thông qua việc
gửi lời mời kết bạn mà không cần gặp gỡ trực tiếp. Việc tạo ra các liên kết
này hình thành một cộng đồng mạng với số lượng thành viên lớn. Những
người chia sẻ cùng một mối quan tâm có thể tập hợp lại thành các nhóm
trên MXH, thường xuyên giao lưu, chia sẻ trên mạng thông qua việc bình
luận hay dẫn đến các liên kết trên trang chung của nhóm.
- Tính đa phương tiện: Hoạt động theo nguyên lý của web 2.0, MXH có rất
nhiều tiện ích nhờ sự kết hợp giữa các yêu tố văn bản, âm thanh, hình ảnh,
hình ảnh động, video vv.. Sau khi đăng ký mở tài khoản, người dùng có thể
tự do xây dựng một không gian riêng cho bản thân. Nhờ những tiện ích và
dịch vụ mà MXH cung cấp, người dùng có thể chia sẻ đường dẫn, tệp âm
thanh, hình ảnh, video vv.. Không những vậy, họ còn có thể tham gia vào
các trò chơi trực tuyến, gửi tin nhắn, trò chuyện trực tuyến với bạn bè từ
đó tạo dựng các mối quan hệ mới trong xã hội ảo.
- Tính tương tác: Thể hiện không chỉ ở chỗ thông tin được truyền đi sau đó
12https://www.youtube.com
13https://www.pinterest.com
10
được phản hồi từ phía người nhận, mà còn phụ thuộc vào cách người dùng
sử dụng ứng dụng của MXH.
- Khả năng truyền tải và lưu trữ thông tin: Một tính năng quan trọng của
MXH giúp thông tin được lan truyền rộng rãi trong một khoảng thời gian
ngắn. Những thành viên trong MXH là một mắt xích để tạo ra mạng lưới
truyền tải thông tin, họ có thể tương tác với nhau bất kể khoảng cách về
địa lý, ngôn ngữ, giới tính, tôn giáo. Nếu như trong thế giới thực, chúng ta
phải gặp nhau để trao đổi, trò chuyện, hay cùng hợp tác thì ngày nay việc
đó thật đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều nhờ MXH.
1.2 Các đặc trưng cơ bản của mạng xã hội
1.2.1 Đặc trưng thế giới nhỏ
Vấn đề nghiên cứu cấu trúc MXH đã gây được sự chú ý và quan tâm sâu sắc
của các nhà nghiên cứu trong nhiều năm qua. Đầu tiên là thí nghiệm nổi tiếng
có tên gọi "thí nghiệm thế giới nhỏ" (Small World Experiment) được thực hiện
bởi Stanley Milgram, 1967, nhằm tính toán số bước cần thiết để hai người bất kỳ
trong một dân số đã được xác định có thể biết nhau. Để thực hiện được điều nay,
Milgram đã chọn ngẫu nhiên một số cá nhân ở các thành phố là điểm khởi đầu
và điểm kết thúc. Mỗi cá nhân ở điểm khởi đầu được yêu cầu gửi một bức thư có
nội dung là thông tin liên lạc của cá nhân cần tìm ở điểm kết thúc tới người mà
họ biết. Người nhận được thư sẽ phải chuyển tiếp bức thư tới một người là bạn
bè hoặc người thân của họ mà họ cho rằng người đó có khả năng cao nhất biết
người cần tìm. Cứ như vậy cho đến khi bức thư đến được tay người cần tìm. Và
kết quả là 64 trong 296 bức thư đã được chuyển đến đích với số bước trung bình
khoảng 5.5 hoặc 6. Do đó, các nhà nghiên cứu kết luận rằng giữa hai người dân
bất kỳ ở Hoa Kỳ có thể biết nhau thông qua trung bình khoảng 6 bước.
Trên thực tế, người ta đã kiểm chứng được "hiện tượng thế giới nhỏ" (Small
World Phenomenon) đúng với hầu hết các MXH nhỏ. Đối với các MXH lớn như
Facebook, khoảng cách trung bình kết nối giữa hai người dùng bất kỳ trên thế
giới là 5.28 bước vào năm 2008 và đến năm 2011 khoảng cách này rút ngắn xuống
còn 4.74.
11
Hình 1.3: Đặc trưng thế giới nhỏ của mạng xã hội
1.2.2 Đặc trưng tập nhân
Cấu trúc và sự vận động của MXH chịu tác động bởi các nút có số lượng lớn
các cung kết nối hay các nút có bậc cao. Người ta gọi những nút này là nút trung
tâm hay nút nhân. Phân tích cấu trúc MXH đã chỉ ra rằng, MXH luôn chứa một
lượng lớn những nút có bậc cao [32]. Bao quanh các nút này là các nút có bậc
thấp hơn, và quanh những nút có bậc thấp hơn này lại là các nút có bậc thấp
hơn chúng, cứ như vậy tạo thành một hệ thống phân cấp. Các nút nhân có vai
trò quan trọng trong việc kết nối luồng thông tin của toàn mạng. Nếu ta chọn
một nút có số bậc lớn và đưa ra khỏi mạng, mạng sẽ phân chia thành các nhóm
cô lập nhau.
Một nút mới khi được thêm vào mạng thường có xu hướng kết nối đến những
nút có bậc cao, đây gọi là hiện tượng "rich get richer" ("người giàu thường trở
lên giàu hơn"). Điều này giải thích tại sao trong mạng những công trình khoa
học, các bài báo được tham chiếu nhiều thì lại được nhiều người nghiên cứu và
tham chiếu hay như trong các MXH trực tuyến chúng ta thường có xu hướng
kết bạn với những người nổi tiếng vv..
1.2.3 Phân bố luật lũy thừa
Sự phân bố bậc của các nút trong mạng được mô tả bởi hàm P (k), hàm này
cho biết xác suất của một nút có bậc là k. Phân bố bậc mô tả các các liên kết
trong mạng phân bố như thế nào giữa các nút.
12
Hình 1.4: Đặc trưng tập nhân của mạng xã hội
Phân bố bậc của một mạng là tuân theo luật lũy thừa nếu xác suất một nút
có bậc là k tỉ lệ với k−α, với k lớn và α > 1. Hiện nay, hầu hết các MXH đều có
phân bố bậc theo luật lũy thừa [33]. Bảng 1.1 liệt kê một số mạng với số mũ α.
Tên mạng Số mũ α
WWW 2.3/2.7
Film Actors 2.3
Telephone Call Graph 2.1
Email Networks 1.5/2.0
Sexual Contacts 3.2
Internet 2.5
Peer-To-Peer 2.1
Metabolic Network 2.2
Protein Interactions 2.4
Bảng 1.1: Một số mạng xã hội tiêu biểu cho phân bố luật lũy thừa
1.2.4 Đặc trưng cấu trúc cộng đồng
Theo Simmel, 1995, thì cộng đồng là một tập các thực thể có những tính chất
tương tự nhau và/hoặc cùng đóng một vai trò trong MXH. Trong xã hội ngày
nay, tồn tại nhiều nhóm cộng đồng khác nhau, chẳng hạn như nhóm bạn bè có
cùng sở thích, cộng đồng những nhà khoa học, các câu lạc bộ thể thao vv.. Sự
phát triển của MXH trực tuyến cũng tạo ra nhiều nhóm ảo, hay còn gọi là các
cộng đồng trực tuyến.
MXH có một đặc trưng quan trọng đó là cấu trúc cộng đồng, trong mạng được
phân chia thành các cộng đồng lớn nhỏ khác nhau; bên trong các cộng đồng lớn
13
có những cộng đồng con nhỏ hơn. Giữa các nút trong một cộng đồng có mật độ
kết nối lớn hơn so với các nút bên ngoài.
Hình 1.5: Mạng đồng tác giả
Xét theo tiêu chí cấu trúc, cộng đồng được chia thành hai kiểu: cấu trúc cộng
đồng tách rời và cấu trúc cộng đồng chồng chéo. Đối với cấu trúc cộng đồng
chồng chéo, một nút có thể thuộc nhiều cộng đồng khác nhau. Ngược lại, trong
cấu trúc cộng đồng tách rời, một nút chỉ thuộc duy nhất một cộng đồng.
1.2.5 Các đặc trưng khác của mạng xã hội
Một mạng có đường kính d nếu mọi cặp nút trong mạng được kết nối với nhau
bằng một đường chiều dài tối đa bằng d. Leskovec, 2005, [34] đã chỉ ra rằng MXH
không chỉ có đường kính nhỏ (đặc trưng thế giới nhỏ) mà đường kính mạng còn
co ngắn lại và sau đó giữ ổn định theo thời gian. MXH trực tuyến Facebook là
một ví dụ điển hình cho đặc trưng này, năm 2008 đường kính của mạng Facebook
là 5.28, đến năm 2011 đường kính của mạng rút ngắn xuống còn 4.74 và đến thời
điểm hiện tại là 3.57.
Ngoài ra, nghiên cứu của Leskovec cũng chỉ ra rằng, bậc trung bình của các
nút trong mạng tăng theo thời gian do số lượng liên kết tăng "siêu" tuyến tính
so với số lượng nút.
14
Hình 1.6: Đường kính mạng xã hội Facebook
1.3 Một số chủ đề được nghiên cứu trên mạng xã hội
1.3.1 Phát hiện cấu trúc cộng đồng trên mạng xã hội
Một vấn đề quan trọng trong phân tích MXH đó là bài toán phát hiện cấu
trúc cộng đồng (Community Structure). Mục tiêu của bài toán là từ các MXH
cho trước, phát hiện được các cấu trúc cộng đồng nằm trong đó và tìm hiểu mối
liên hệ bên trong các cộng đồng cũng như giữa các cộng đồng với nhau, mối liên
hệ đó ảnh hưởng thế nào đến cấu trúc của toàn MXH.
Hình 1.7: Mô hình câu lạc bộ karate của Zachary, một trong những mô hình chuẩn cho bài toán phát
hiện cấu trúc cộng đồng
Bài toán phát hiện cấu trúc cộng đồng có liên quan chặt chẽ với các bài toán
phân cụm nhằm phát hiện những khu vực mạng có mật độ liên kết dày đặc [35].
Việc phát hiện cấu trúc cộng đồng có nhiều ứng dụng cụ thể. Chẳng hạn,
15
trong mạng lưới quan hệ giữa khách hàng và sản phẩm trên một website bán
hàng trực tuyến như Amazon14, việc xác định các cụm khách hàng có chung sở
thích giúp xây dựng hệ thống tư vấn bán hàng hiệu quả. Hay trong bài toán
phân cụm các Web Client gần nhau về mặt địa lý và có sở thích, thói quen tương
tự nhau giúp cải thiện hiệu suất cung cấp dịch vụ trên World Wide Web, trong
đó mỗi cụm khách hàng được phục vụ bởi một máy chủ chuyên dụng. Phát hiện
cộng đồng giúp chúng ta hiểu được người dùng và giúp đưa ra góc nhìn về sự
tương tác của người dùng trong MXH.
Các nghiên cứu về phát hiện cấu trúc cộng đồng điển hình có thể kể đến là
nghiên cứu của Newman, 2006, [36], nghiên cứu của Fortunato, 2010, [22] trình
bày họ thuật toán phân tách Girvan-Newman theo độ trung gian cạnh Girvan-
Newman, nghiên cứu của Gregory, 2009, [37] trình bày thuật toán chia đỉnh
CONGA, CONGO, gán nhãn COPRA.
1.3.2 Dự đoán liên kết trên mạng xã hội
Dự đoán liên kết không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng trong phân tích MXH
...ghiệm
sản phẩm đó (bằng cách tặng quà hoặc các khoản thanh toán). Công ty muốn
rằng những người sử dụng ban đầu sẽ thích ứng dụng đó và bắt đầu ảnh hưởng
đến bạn bè của họ để cùng sử dụng nó, và bạn bè của họ cũng sẽ như vậy. Bài
toán đặt ra là với nguồn ngân sách cho trước, xác định được ai là người sẽ trải
nghiệm ứng dụng để giúp lan truyền đến nhiều người dùng nhất cùng sử dụng
sản phẩm.
Trong bài báo đã công bố [47], Kempe và các cộng sự tập trung nghiên cứu
vấn đề tối ưu hóa ảnh hưởng trên hai mô hình lan truyền thông tin: Mô hình IC
và mô hình LT. Trong bài toán tối ưu hóa ảnh hưởng, có hai nhiệm vụ tính toán
cần thực hiện: Đầu tiên, là việc xác định tập hạt giống nhằm cực đại hóa giá trị
hàm lan truyền ảnh hưởng như trong Định nghĩa 2.1. Thứ hai, là việc tính giá trị
hàm lan truyền ảnh hưởng σ(S0), với S0 là tập hạt giống. Cả hai nhiệm vụ tính
toán này đều đã được chứng minh là hai vấn đề #P-khó dưới cả hai mô hình
IC và LT [60,61]. Dựa trên tính chất của hàm mục tiêu σ(S0) (tính đơn điệu và
tính submodular), Kempe đã đề xuất thuật toán tham lam cho lời giải có tỉ lệ
tối ưu (1 − 1/e) ≈ 63%. Tuy nhiên, thuật toán này đòi hỏi phải tính lại hàm lan
1Hàm argmax trả về các tập hạt giống tối ưu, S∗ là một tập trong số đó.
31
truyền ảnh hưởng σ(S0) nhiều lần, mà việc tính σ(S0) lại là vấn đề #P-khó. Để
giải quyết vấn đề này, Wei Chen, 2014, [60] đã sử dụng phương pháp mô phỏng
Monte Carlo quá trình lan truyền thông tin, từ đó ước lượng giá trị hàm lan
truyền ảnh hưởng σ(S0). Với mỗi tập hạt giống S0, ta có thể mô phỏng quá trình
lan truyền thông tin ngẫu nhiên R lần. Mỗi lần ta tính số đỉnh ở trạng thái kích
hoạt khi quá trình lan truyền thông tin kết thúc, sau đó tính tổng trung bình
trên R lần mô phỏng. Khi số lần mô phỏng R càng lớn thì ước lượng hàm σ(S0)
có độ chính xác càng cao.
Một nhược điểm của thuật toán tham lam (sử dụng phương pháp mô phỏng
Monte Carlo) đó là không hiệu quả về mặt thời gian thực thi đối với những đồ
thị có số đỉnh lớn. Để giải quyết vấn đề này, một loạt những nghiên cứu đã được
tiến hành nhằm tìm ra thuật toán hiệu quả cho vấn đề tối ưu hóa ảnh hưởng,
chẳng hạn như thuật toán CELF được đề xuất bởi Leskovec, 2007, [63], CELF++
được đề xuất bởi Goyal, 2011, [64], tiếp sau đó là SPM, SP1M, SIMPATH, BCT,
SSA/D-SSA.
Bên cạnh vấn đề lan truyền thông tin, lan truyền ảnh hưởng cũng có nhiều
nghiên cứu tập trung giải quyết bài toán hạn chế thông tin sai lệch lan truyền
trên các MXH trực tuyến.
Một số nghiên cứu tập trung vào việc nhận dạng thông tin sai lệch và tin đồn
(Rumor) dựa trên đặc trưng ngôn ngữ, cấu trúc, thời gian như nghiên cứu của
Qazvinian, 2011, [6] và Kwwon, 2013, [7].
Một số khác, nghiên cứu vấn đề xác định tập đỉnh là nguồn phát thông tin sai
lệch ban đầu. Chẳng hạn, Dung T. Nguyen và các cộng sự, 2012, [65] đã nghiên
cứu bài toán xác định k nguồn phát tán thông tin sai lệch khả nghi nhất từ tập
người dùng bị kích hoạt bởi thông tin sai lệch cho trước và chứng minh bài toán
thuộc lớp NP-khó xét trên mô hình lan truyền IC, đồng thời tác giả đã đề xuất
hai thuật toán dựa trên cách tiếp cận xếp hạng (Ranking) và cách tiếp cận xấp
xỉ đạt tỉ lệ tối ưu (1 − 1/e − ).
Bên cạnh đó, một số tác giả đề xuất giải pháp hạn chế sự lan truyền thông tin
sai lệch trên mạng xã hội bằng cách chọn ra một số đỉnh ban đầu để tiêm thông
tin tốt, từ đó lan truyền những thông tin này trên cùng mạng nhằm thuyết phục
những người dùng khác tin theo, trong đó sử dụng các mô hình lan truyền thông
tin khác nhau [2–4].
32
Trong [2], Budak và các cộng sự, 2011, đã đưa ra mô hình tầng độc lập đa
chiến dịch (Multi-Campaign Independent Cascade Model), gồm chiến dịch phổ
biến thông tin sai lệch và chiến dịch phổ biến thông tin tốt cùng cạnh tranh với
nhau. Budak giả sử rằng nếu cả thông tin sai lệch và thông tin tốt cùng kích
hoạt một đỉnh thì đỉnh đó sẽ được ưu tiên kích hoạt bởi thông tin tốt. Bài toán
đặt ra là với ngân sách giới hạn k cho trước, cần tìm tập đỉnh kích thước k để
tiêm thông tin tốt, từ đó lan truyền thông tin này trên MXH nhằm cực tiểu hóa
số đỉnh bị kích hoạt bởi thông tin sai lệch. Budak đã chứng minh bài toán thuộc
lớp NP-khó và đề xuất thuật toán tham lam đạt tỉ lệ tối ưu 1 − 1/e dựa trên
thuộc tính submodular của hàm mục tiêu.
Trong [3], H. Zhang và các cộng sự, 2015, đã nghiên cứu bài toán hạn chế sự
lan truyền thông tin sai lệch dưới mô hình kích hoạt cạnh tranh (Competitive
Activation Model). Trong đó, mỗi đỉnh v ∈ V có thể phơi bày cả thông tin tốt và
thông tin sai lệch, đồng thời v có hai ngưỡng kích hoạt thông tin tốt A và thông
A B A B
tin sai lệch B tương ứng là θv và θv . Gọi I0 và I0 tương ứng là tập đỉnh kích hoạt
thông tin tốt và thông tin sai lệch ban đầu. Tại thời điểm t, đỉnh v bị kích hoạt
P A A
bởi thông tin tốt nếu A w ≥ θ hoặc bị kích hoạt bởi thông tin sai lệch
u∈It−1 uv v
P B B
nếu B w ≥ θ . Nếu cả hai ngưỡng đều thỏa mãn, v được coi là bị kích hoạt
u∈It−1 uv v
A B i P i i
bởi thông tin tốt nếu P ≥ P và ngược lại, trong đó P = ( in w )/θ ,
v v v u∈Na (v) uv v
với i ∈ {A, B}. Sau khi đỉnh v bị kích hoạt, nó sẽ giữ nguyên trạng thái cho đến
khi quá trình lan truyền thông tin kết thúc. Bài toán đặt ra là với tập các đỉnh
B
phát thông tin sai lệch I0 ban đầu và số kA cho trước, hãy xác định tập các đỉnh
A A
nguồn phát thông tin tốt I0 , với |I0 | = kA sao cho cực tiểu hóa số đỉnh bị kích
hoạt bởi thông tin sai lệch và cực đại hóa số đỉnh bị kích hoạt bởi thông tin tốt.
H. Zhang đã chứng minh đây là bài toán thuộc lớp NP-đầy đủ đồng thời đề xuất
thuật toán hiệu quả dựa trên việc xác định những đỉnh quan trọng đóng vai trò
là đỉnh nguồn phát thông tin tốt.
Trong [4], N. P. Nguyen và các cộng sự, 2013, đã nghiên cứu bài toán hạn chế
thông tin sai lệch dưới hai mô hình IC và mô hình LT, đồng thời đề xuất thuật
toán xác định một tập nhỏ nhất các đỉnh có ảnh hưởng lớn nhất, từ đó lan truyền
những thông tin tốt nhằm hạn chế ảnh hưởng của thông tin sai lệch. Điểm khác
biệt trong nghiên cứu của N. P. Nguyen so với nghiên cứu của Budak [3] đó là:
Budak đã giới hạn kích thước của tập các đỉnh được lựa chọn để phổ biến thông
tin tốt bởi ngân sách k cho trước, đồng thời Budak đã giả sử thông tin tốt có sự
33
ưu tiên kích hoạt hơn so với thông tin sai lệch khi cùng với tới một đỉnh. Ngoài
ra, trong nghiên cứu của N. P. Nguyen còn mở rộng hơn đó là xét cả hai trường
hợp, tập các đỉnh phát thông tin sai lệch ban đầu có thể biết trước hoặc chưa
biết trước.
Liên quan gần nhất đến vấn đề nghiên cứu trong luận văn của tác giả đó là
công trình nghiên cứu của H. Zhang và các cộng sự, 2016, [1]. Trong nghiên cứu
của mình, H. Zhang đề xuất hai bài toán:
- Bài toán phát hiện thông tin sai lệch (Misinformation Detection): Giả sử
không biết trước nguồn phát thông tin sai lệch (xác suất các đỉnh trở thành
nguồn phát thông tin sai lệch là như nhau), yêu cầu xác định k vị trí đặt
giám sát (Monitor) trên MXH sao cho cực đại hóa xác suất phát hiện thông
tin sai lệch. H. Zhang đã chứng minh bài toán này tương đương với bài toán
cực đại hóa ảnh hưởng theo Định nghĩa 2.1 trong đồ thị đảo ngược (đảo
chiều mỗi cạnh).
- Bài toán đặt giám sát (τ-Monitor Placement): Giả sử biết trước nguồn phát
thông tin sai lệch là tập các đỉnh S, r là đỉnh ta cần bảo vệ. Yêu cầu, tìm ra
tập đỉnh có kích thước nhỏ nhất để đặt giám sát (sử dụng bộ lọc nội dung
nhằm phát hiện thông tin sai lệch ở người dùng (đỉnh) được cài đặt và ngăn
chặn sự chia sẻ, lan truyền thông tin sai lệch từ đỉnh này đến những đỉnh
láng giềng. Việc đặt giám sát ở một đỉnh tương đương với việc loại bỏ đỉnh
này và các cạnh kề với nó khỏi đồ thị ban đầu) sao cho xác suất thông tin sai
lệch kích hoạt thành công đỉnh r nhỏ hơn ngưỡng τ cho trước (0 ≤ τ ≤ 1).
H. Zhang đã chứng minh bài toán này thuộc lớp #P-khó trên mô hình IC
và đề xuất thuật toán tham lam dựa trên định nghĩa cut − set2. Sau đó mở
rộng bài toán này cho một nhóm đỉnh cần bảo vệ.
34
Chương 3
GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TỐI ĐA THIỆT HẠI DO
THÔNG TIN SAI LỆCH GÂY RA TRÊN MẠNG XÃ HỘI
TRỰC TUYẾN
Chương này tập trung vào việc xây dựng bài toán Cực tiểu hóa thiệt hại do
thông tin sai lệch gây ra - MDM, chứng minh bài toán thuộc lớp bài toán NP-khó,
đồng thời đề xuất hai thuật toán tham lam nhằm giải quyết bài toán.
3.1 Phát biểu bài toán
Tác giả nghiên cứu vấn đề ngăn chặn sự lan truyền của thông tin sai lệch xét
trên mô hình lan truyền thông tin LT. Như đã đề cập trong chương trước, mô
hình LT mô tả việc một cá nhân thay đổi hành vi của mình khi chịu sự tác động
độc lập của nhiều cá nhân khác trên MXH. Chẳng hạn, với một thông tin sai
lệch mới đăng tải trên một trang MXH, ban đầu một người bất kỳ chưa thực
sự tin tưởng vào thông tin sai lệch đó. Tuy nhiên, khi thấy nhiều bạn bè, người
thân của họ đều chấp nhận và đăng tải, chia sẻ lại những thông tin đó trên trang
cá nhân của mình, điều này có thể sẽ khiến họ thay đổi quan điểm, tin theo và
tiếp tục chia sẻ thông tin sai lệch nhận được cho những người khác. Cứ như vậy,
thông tin sai lệch lan truyền rộng rãi trên MXH.
Trong một số trường hợp, ta có thể biết trước nguồn phát tán thông tin sai
lệch trên MXH. Ví dụ, bằng các biện pháp nghiệp vụ điều tra, có thể xác định
được chính xác các tài khoản Facebook của những đối tượng cơ hội chính trị
là nguồn phát tán những thông tin sai lệch; hoặc các bài viết không chính xác,
"thổi phồng", phóng đại đặc tính của một sản phẩm khả năng cao đến từ những
người tiếp thị cho sản phẩm đó. Một số nghiên cứu về xác định vị trí nguồn phát
thông tin có thể kể đến như nghiên cứu của Prakash, 2012, [5]; Shah và Zaman,
2011, [8]; Zhu và Ying, 2014, [11]; Luo, 2013, [12]. Trong luận văn, tác giả xem
xét bài toán trong trường hợp đã biết trước nguồn lan truyền thông tin sai lệch
ban đầu.
Quá trình phát tán thông tin từ tập nguồn S biết trước tới các đỉnh khác
35
trong MXH phát triển theo từng bước thời gian rời rạc t = 0, 1, 2, ... Mỗi đỉnh
u ∈ V có thể ở một trong hai trạng thái kích hoạt (active) hoặc không kích hoạt
(inactive) với thông tin sai lệch. Tại mỗi bước t, đỉnh u ở trạng thái kích hoạt
nếu u là đỉnh nguồn phát thông tin sai lệch S (đỉnh khởi tạo quá trình lan truyền
thông tin sai lệch) hoặc u nhận được thông tin sai lệch từ các đỉnh hàng xóm ở
trạng thái kích hoạt và chấp nhận thông tin này để tiếp tục chia sẻ, lan truyền
những thông tin đó đến những đỉnh khác trong các bước tiếp theo, ngược lại, u
ở trạng thái không kích hoạt.
Trong luận văn, tác giả quan tâm tới vấn đề ngăn chặn thông tin sai lệch lan
truyền trong d bước thời gian (deadline d), vì nếu không ngăn chặn sớm số người
dùng bị kích hoạt sẽ tăng lên rất nhanh do tốc độ lan truyền nhanh chóng của
thông tin sai lệch. Mặt khác, trong nhiều trường hợp đặt ra vấn đề phải ngăn
chặn sự lan truyền của thông tin sai lệch trước một khoảng thời gian xác định.
Ví dụ, trước kỳ các sự kiện chính trị trọng đại của một quốc gia, các tổ chức,
cá nhân thù địch thường xuyên đăng tải những quan điểm sai trái, thù địch trên
mạng xã hội với mục đích phá hoại sự thành công các sự kiện đó. Do vậy, cần
phải ngăn chặn sớm những thông tin đó lan truyền trên mạng góp phần đảm
bảo sự thành công của các sự kiện chính trị quan trọng. Vì những lý do nêu trên,
tác giả đặt ràng buộc cho bài toán của mình là ngăn chặn thông tin sai lệch lan
truyền trong khoảng thời gian giới hạn là d bước lan truyền, d ∈ Z+.
Toàn bộ các hoạt động của người dùng trên MXH trực tuyến như đăng bài,
bình luận, chia sẻ vv.. đều được thu thập (Capture) và phân tích, từ đó thông tin
sai lệch có thể được phát hiện một cách tự động. Các kỹ thuật này được đề cập
trong các công trình nghiên cứu của Qazvinian, 2011, [9] và Kwon, 2013, [10].
Sau khi thông tin sai lệch được phát hiện, các bộ lọc nội dung sẽ giúp ngăn chặn
hay vô hiệu hóa việc người dùng lan truyền những thông tin đó đến bạn bè của
họ. Tác giả đề cập đến các kỹ thuật này như là việc tạo miễn dịch (Immunize)
hay đặt giám sát (Monitor) cho các đỉnh trong đồ thị MXH (về sau, tác giả sử
dụng thuật ngữ tạo miễn dịch để chỉ chung phương pháp này). Trong ngữ cảnh
khác, kỹ thuật tạo miễn dịch còn có thể hiểu là việc thuyết phục một người dùng
nào đó trên MXH không chấp nhận và lan truyền những thông tin sai lệch đến
những người dùng khác. Như vậy, việc tạo miễn dịch cho một đỉnh tương đương
với việc loại bỏ đỉnh này và những cạnh kề với nó khỏi đồ thị ban đầu.
Do đặc tính của mỗi người dùng là khác nhau trong một MXH, nên chi phí
36
bỏ ra để tạo miễn dịch đối với những người dùng đó cũng khác nhau. Với tính
quy mô lớn của các MXH trực tuyến, sẽ là quá đắt để tạo miễn dịch cho toàn
bộ người dùng trên mạng. Giải pháp thiệt thực hơn đó là chọn ra một số người
dùng để tạo miễn dịch sao cho có thể hạn chế tối đa số đỉnh bị kích hoạt bởi
thông tin sai lệch. Như vậy, cần tìm một chiến lược tối ưu nhằm chọn ra những
đỉnh để tạo miễn dịch với thông tin sai lệch.
Mô hình hóa bài toán
Mỗi mạng xã hội được biểu diễn bởi một đồ thị có hướng G = (V, E), trong đó
V là tập đỉnh và E ⊆ V × V là tập cạnh, |V | = n, |E| = m. Mỗi đỉnh trong tập V
tương ứng với một người dùng trong mạng xã hội, mỗi cạnh có hướng e = (u, v)
trong tập E biểu diễn mối quan hệ giữa người dùng u và người dùng v tương
ứng.
Trong bài toán này, tác giả giả thuyết đã xác định được nguồn phát thông tin
sai lệch ban đầu là tập các đỉnh S ⊂ V , S = {s1, s2, ..., sp} và ta không can thiệp
trực tiếp được vào tập nguồn S nhưng có thể tạo miễn dịch (hay bố trí các máy
giám sát) ở các đỉnh khác để hạn chế sự lan truyền thông tin. Phương pháp đặt
giám sát cũng đã được Zhang [1] đề xuất sử dụng để ngăn chặn thông tin sai
lệch truyền từ nguồn cho trước tới một đỉnh cần bảo vệ.
Mỗi đỉnh u ∈ V có một chi phí c(u) ≥ 0 để tạo miễn dịch với thông tin sai lệch,
đồng thời đỉnh u khi bị thông tin sai lệch kích hoạt, tức là người dùng tương ứng
tin vào thông tin này sẽ gây ra thiệt hại được lượng hóa bởi đại lượng r(u) ≥ 0.
Vì khó ước lượng thiệt hại cho mỗi đỉnh nên trong bài toán này ta xem thiệt hại
của mỗi đỉnh kích hoạt gây ra như nhau. Không mất tính tổng quát ta giả thiết
r(u) = 1 với mọi đỉnh u là đỉnh kích hoạt. Như vậy, với trường hợp r(u) = 1, tổng
thiệt hại do thông tin sai lệch gây ra chính bằng tổng số đỉnh ở trạng thái kích
hoạt sau khi quá trình lan truyền thông tin kết thúc. Tuy nhiên, về sau ta vẫn
dùng thuật ngữ thiệt hại để chỉ chung hai đại lượng này.
Như trình bày trong Chương 2, Chen [60, 61] đã chỉ ra mô hình LT là tương
đương với mô hình đồ thị mẫu. Bây giờ, ta sẽ sử dụng mô hình đồ thị mẫu để
phân tích bài toán đặt ra.
Gọi G là tập hợp tất cả các đồ thị mẫu sinh ra từ đồ thị G = (V, E), P r(GL)
37
là xác suất lựa chọn (xác suất sinh) đồ thị mẫu GL = (V, EGL ) từ tập G, ta có:
Y
P r(GL) = p(v) (3.1)
v∈V
Trong đó
w(u, v) nếu ∃u :(u, v) ∈ EG
p(v) = L
P
1 − u∈N in(v) w(u, v) ngược lại
Ký hiệu σ(S) là kỳ vọng số đỉnh kích hoạt gây ra bởi nguồn thông tin sai lệch
S khi kết thúc quá trình lan truyền và R(GL,S) là tập hợp các đỉnh có thể đi
đến từ tập S trong đồ thị GL, khi đó σ(S) được xác định bởi công thức sau:
X
σ(S) = P r(GL)|R(GL,S)| (3.2)
GL∈G
Ký hiệu D(S) là kỳ vọng thiệt hại tích hợp từ các đỉnh kích hoạt trong quá
trình lan truyền gây bởi tập nguồn thông tin sai lệch S, như vậy D(S) tỉ lệ với
σ(S). Do mỗi đỉnh u ∈ V khi bị kích hoạt gây ra thiệt hại r(u) = 1, cho nên D(S)
trùng với kỳ vọng số đỉnh kích hoạt σ(S), tức là:
X
D(S) = σ(S) = P r(GL)|R(GL,S)| (3.3)
GL∈G
Ký hiệu Rd(GL,S) là tập hợp các đỉnh có thể đi đến từ S trong đồ thị GL sau
d bước lan truyền hay d bước thời gian. Gọi dGL (S, v) là khoảng cách ngắn nhất
trong số tất cả các đường đi từ tập S đến đỉnh v trong đồ thị GL (nếu không
tồn tại đường đi từ S đến v thì dGL (S, v) = ∞, nếu v ∈ S thì dGL (S, v) = 0). Đại
lượng dGL (S, v) cũng được gọi là khoảng cách từ tập S đến đỉnh v trong đồ thị
GL. Khi đó ta có:
Rd(GL,S) = {v ∈ V | dGL (S, v) ≤ d} (3.4)
S
Khi đó từ Công thức 3.3 ta xác định được thiệt hại Dd do nguồn thông tin
sai lệch S gây ra sau d bước lan truyền như sau:
S X
Dd = P r(GL)|Rd(GL,S)| (3.5)
GL∈G
Ta sẽ xét bài toán tìm tập đỉnh I để tạo miễn dịch sao cho chi phí tạo miễn
dịch không vượt quá ngân sách B cho trước và có thiệt hại sau d bước lan truyền
thông tin sai lệch nhỏ nhất.
Gọi G(I) là đồ thị con của G sau khi loại bỏ tập đỉnh I và tập các cạnh kề với
I. Khi đó, thiệt hại gây bởi nguồn thông tin sai lệch S trên đồ thị G sau khi tạo
38
miễn dịch cho tập đỉnh I chính bằng thiệt hại gây bởi nguồn thông tin sai lệch
S trên đồ thị G(I).
Ta dùng ký hiệu G(I) là tập hợp tất cả các đồ thị mẫu sinh ra từ đồ thị G(I)
S
và Dd (I) là hàm thiệt hại gây bởi nguồn S sau d bước lan truyền khi đã tạo miễn
dịch cho tập đỉnh I. Khi đó từ Công thức 3.5 ta có:
S X
Dd (I) = P r(GL)|Rd(GL,S)| (3.6)
GL∈G(I)
Với quá trình lan truyền thông tin sai lệch theo mô hình LT, bài toán Cực tiểu
hóa thiệt hai do thông tin sai lệch gây ra (Minimize Damage of Misinformation-
MDM ) trên MXH trực tuyến được phát biểu như sau:
Định nghĩa 3.1 (Bài toán Cực tiểu hóa thiệt hại-MDM) Cho đồ thị G =
(V, E) biểu diễn một MXH cùng với mô hình lan truyền LT. S ⊂ V là tập nguồn
thông tin sai lệch. Mỗi đỉnh u ∈ V có một chi phí c(u) ≥ 0 để tạo miễn dịch với
thông tin sai lệch và thiệt hại r(u) = 1 khi bị thông tin sai lệch kích hoạt. Với
nguồn ngân sách giới hạn B > 0 và số bước lan truyền thông tin d ∈ Z+ cho
trước, mục tiêu của bài toán là tìm tập đỉnh cần tạo miễn dịch I ⊂ V \S với tổng
P S
chi phí không vượt quá B, u∈I c(u) ≤ B, nhằm cực tiểu hóa hàm Dd (I).
Bài toán MDM được viết gọn như sau: Tìm tập I ⊂ V \S làm cực tiểu hóa hàm
S P
Dd (I) với điều kiện u∈I c(u) ≤ B.
Điểm khác nhau giữa nghiên cứu của tác giả với nghiên cứu của H. Zhang,
2016, [1] đó là:
- H. Zhang xét bài toán trong trường hợp mỗi đỉnh u ∈ V có chi phí đặt giám
sát như nhau. Trong bài toán MDM, tác giả mở rộng hơn với chi phí c(u) ≥ 0
khác nhau cho mỗi đỉnh.
- H. Zhang nghiên cứu bài toán ngăn chặn thông tin sai lệch đến với 1 đỉnh
hoặc một nhóm đỉnh cần bảo vệ. Trong bài toán MDM xét với tất cả các
đỉnh trong toàn mạng cần bảo vệ, đồng thời có yếu tố ràng buộc về thời
gian d.
- H. Zhang nghiên cứu bài toán trên mô hình lan truyền thông tin IC, còn
trong bài toán MDM, tác giả xét trên mô hình lan truyền thông tin LT.
39
3.2 Độ khó của bài toán
Trong mục này, tác giả chỉ ra rằng bài toán MDM thuộc lớp bài toán NP-khó
bằng cách dẫn nó từ bài toán Tập phủ dạng 0 − 1 (hay phiên bản quyết định của
bài toán Tập phủ) được định nghĩa như dưới đây.
Bài toán Tập phủ dạng 0 − 1: Cho tập vũ trụ U gồm m phần tử, U =
{e1, e2, ..., em}, tập S gồm n phần tử là các tập con của U, S = {S1,S2, ..., Sn}, sao
S
cho i Si = U. Cho trước số tự nhiên k ≤ n, có tồn tại hay không một tập con
0 S
S ⊆ S kích thước nhỏ hơn hoặc bằng k, sao cho 0 S = U.
Si∈S i
Định lý 3.1 MDM là bài toán NP-khó.
Chứng minh. Để chứng minh MDM thuộc lớp bài bài toán NP-khó, đầu tiên ta
xây dựng phép dẫn (Reduce) từ một bài toán NP-đầy đủ đã biết đó là bài toán
Tập phủ dạng 0 − 1 (0 − 1 Set Cover problem) [66]. Tiếp theo, ta chỉ ra sự tương
đương giữa hai thể hiện của bài toán MDM và bài toán Tập phủ dạng 0 − 1.
Xét phiên bản quyết định của bài toán MDM: Cho đồ thị G = (V, E) biểu diễn
một mạng xã hội cùng với mô hình lan truyền LT. S ⊂ V là tập nguồn thông tin
sai lệch. Mỗi đỉnh u ∈ V có một chi phí c(u) ≥ 0 để tạo miễn dịch với thông tin
sai lệch và thiệt hại r(u) = 1 khi bị thông tin sai lệch kích hoạt. Với nguồn ngân
sách giới hạn B > 0 và số bước lan truyền thông tin d ∈ Z+ cho trước, có tồn
P
tại hay không tập đỉnh cần tạo miễn dịch I ⊂ V \S với u∈I c(u) ≤ B sao cho
S
Dd (I) ≤ t, trong đó t là số tự nhiên.
Xây dựng phép dẫn từ bài toán Tập phủ dạng 0−1 đến bài toán MDM:
Cho một thể hiện của bài toán Tập phủ dạng 0−1 là ISC = {U, S, k}, ta xây dựng
một thể hiện của bài toán MDM là IMDM = {G, w(u, v), θv, S, c(u), r(u), d, B, t}
(Hình 3.1) như sau:
• Ứng với mỗi tập Si ∈ S ta xây dựng một đỉnh nguồn thông tin sai lệch si ∈ S
và một đỉnh ui, nối hai đỉnh này bằng một cạnh có hướng (si, ui) với trọng
số w(si, ui) = 1, ngưỡng kích hoạt θui = 1.
• Ứng với mỗi phần tử ej ∈ U ta xây dựng một đỉnh vj. Nếu ej ∈ Si, ta xây
1
dựng một cạnh có hướng (ui, vj) với trọng số w(ui, vj) = , trong đó
d+(vj )
d+(vj) là bậc đi đến của đỉnh vj, ngưỡng kích hoạt θvj = 1.
• Thiệt hại của mỗi đỉnh khi bị kích hoạt bởi thông tin sai lệch r(ui) = r(vj) = 1
(i = 1..n, j = 1..m).
40
• Chi phí tạo miễn dịch trên mỗi đỉnh c(u1) = c(u2) = ... = c(un) = 1, c(v1) =
c(v2) = ... = c(vm) = +∞.
6
• Cuối cùng, đặt B = k, d = 2, t = n − k.
HìnhHình 3.1: 1: Phép Thuật dẫn toán từ bài dẫn toán từ Tập bài phủ toán dạng Tập0 − phủ1 đến đến bàiMDM toán .MDM
Dễ thấy rằng phép dẫn này thực hiện trong thời gian đa thức theo n.
Qua phép dẫn trên ta sẽ chứng minh bài toán Tập phủ tương đương với bài
Qua phép dẫn xây dựng ở trên, ta sẽ chứng minh hai thể hiện ISC = {U, S, k}
toán có tồn tại hay không một tập giám sát A sao cho thiệt hai của tập S gây
và IMDM = {G, w(u, v), θv, S, c(u), r(u), d, B, t} là tương đương với nhau.
S
ra Dd (APhần) ≤ n − thuận:k và ngượcNếu bài lại. toán Tập phủ dạng 0 − 1 có lời giải thì bài toán MDM
Giảcũng sử bài có lời toán giải Tập tương phủ ứng. có lời giải là S0 với |S0| ≤ k. Ta chọn các tập tập giám
0 0 0
sát là AGiả= {u sửi|S thểi ∈ hiện S },I lúcSC có này lời tất giải cả là các tập S đỉnhvớiv|Sj, j| ≤=k 1và..m nóđều có thểkề với phủ ít toàn nhất bộ một
các phân tử của tập U. Bằng phép dẫn ở trên,P chọn tập đỉnh để tạo miễn dịch là
đỉnh ui ∈ A, do đó sau thời gian d ta có: a w(ui, vj) < 1 = θv , j = 1..m có
0 N (vj ) 0 j
I = {u | S ∈ S }. Khi đó, ta có P c(u ) ≤ k = B. Do S phủ tất cả các phần
i i ui∈I i
nghĩa là không có đỉnh nào được kích hoạt. Các đỉnh ui ∈/ A không được chọn là
tử tập U nên mọi đỉnh vj (j = 1..m) đều kề với ít nhất một đỉnh ui ∈ I. Như vậy
S
giám sát nên sẽ bị kích hoạt bởi S, doP đó thiệt hại sẽ là Dd (A) = n − k.
khi tạo miễn dịch trên tập I ta có: in w(ui, vj) < 1 = θvj , suy ra không
ui∈Nactive(vj )
S
Ngượccó bất lại, kỳ ta đỉnh giảvj sửnào bài được toán kíchMDM hoạt.có Các lời đỉnh giảiu lài ∈/AI saovà kề cho trựcD tiếpd (A) với≤ cácn − k.
S
Ta thấyđỉnh rằng thuộc tập tậpASchỉsẽ bị có thông thể bao tin sai gồm lệch các kích phần hoạt, tử doui đómàDd không(I) = n − thểk. chứa một
Phần nghịch. Nếu bài toán MDM có lờiS giải thì bài toán Tập phủ dạng 0 − 1
trong các đỉnh vj do c(vj) = +∞ > C. Do Dd (A) ≤ n − k và các đỉnh được thuộc
cũng có lời giải tương ứng.
A đều không bị kích hoạt nên số đỉnh thuộc tập {vj, j = 1..m} bằng m điều này
Giả sử thể hiện IMDM có lời giải là tập đỉnh cần tạo miễn dịch I ⊂ V \S với
có nghĩaP là mỗi đỉnh trong tậpS này kề với ít nhất một đỉnh ui ∈ A. Trong bài
u∈I c(u) = B = k sao cho Dd (I) ≤ n − k. Bằng phép dẫn ở trên, ta xác định
toán Tập phủ,0 ta chọn S0 = {S |u ∈ A} thì0 đây chính là lời giải của bài toán này.
tập S = {Si | ui ∈ I}. Khi đó,i i ta có |S | = k. Do c(vj) = +∞ > B (j = 1..m) nên
Địnhkhông lý được thể chứngtạo miễn minh dịch hoàntrên toàn! các đỉnh vj (j = 1..m), như vậy tập I chỉ có thể
Tài liệu
[1] H. Zhang, M. Alim, X. Li, M. T. Thai, and H. Nguyen, Misinformation in
Online Social Networks: Catch Them All with Limited Budget, ACM Trans-
actions on Information Systems (TOIS) 2016.
41
S
bao gồm các đỉnh ui (i = 1..n). Ngoài ra, Dd (I) ≤ n − k nên chứng tỏ mọi đỉnh vj
(j = 1..m) đều không bị thông tin sai lệch kích hoạt, suy ra mỗi đỉnh vj đều kề
0
với ít nhất một đỉnh ui ∈ I hay tập S phủ toàn bộ các phần tử của tập U.
Định lý được chứng minh hoàn toàn!
3.3 Các thuật toán đề xuất giải quyết bài toán MDM
Đối với các bài toán dạng lan truyền thông tin, người ta có thể dùng các thuật
toán cơ sở Max Degree và thuật toán Random để tìm lời giải “đủ tốt”. Hai thuật
toán cơ sở này thường được sử dụng để kiểm định tính hiệu quả khi so sánh với
các thuật toán mới đề xuất [1,4,47,55].
Ký hiệu Nk(S) là tập hợp các đỉnh có khoảng cách không quá k tính từ tập
nguồn phát thông tin sai lệch S trong đồ thị G. Khi k = 1, Nk(S) là tập đỉnh
hàng xóm đi ra từ S. Để ngăn chặn thông tin sai lệch lan truyền sau d bước thời
gian thì các đỉnh được lựa chọn để tạo miễn dịch cũng phải nằm trong tập Nd(S)
với d ∈ Z+.
Trong mục này, tác giả đề xuất hai thuật toán tham lam cho bài toán MDM,
thuật toán thứ nhất dựa trên đặc tính hàm số f(I) (cho bởi Công thức 3.7) đo
độ giảm thiệt hại sau khi chọn tập đỉnh I để tạo miễn dịch, thuật toán hai sử
dụng hàm số α(v) (cho bởi Công thức 3.8) đo độ tăng của hàm f(I) tính trên
một đơn vị chi phí khi thêm một đỉnh mới v vào tập I.
Hàm giảm thiệt hại. Với mỗi tập I ⊂ Nd(S), ta định nghĩa hàm giảm thiệt hại
f(I) thức sau:
S S S S
f(I) = Dd (∅) − Dd (I) = Dd − Dd (I) (3.7)
S S
trong đó ngầm định Dd (∅) = Dd .
Hàm tăng giá trị của f(I) trên một đơn vị chi phí. Với mỗi tập I đã cho, hàm
α(v) đo độ tăng giá trị hàm f(I) khi thêm một đỉnh v ∈ Nd(S) vào tập I xác định
như sau:
(f(I ∪ {v}) − f(I))
α(v) = (3.8)
c(v)
3.3.1 Thuật toán tham lam dựa trên hàm f(I)
Mục tiêu của bài toán MDM là cực tiểu hóa tổng thiệt do thông tin sai lệch
S
gây ra, tức là cực tiểu hóa hàm Dd (I) hoặc hiểu theo cách khác là cực đại hóa
độ giảm thiệt hại, tức là cực đại hóa hàm f(I). Như vậy, ta có thể sử dụng f(I)
42
như là một hàm mục tiêu thay thế trong bài toán MDM, thuật toán tác giả đề
xuất hoạt động dựa trên việc bổ sung dần tập I theo kiểu ăn tham.
Ý tưởng thuật toán: Khởi tạo I = ∅, tiếp theo thực hiện lặp việc chọn đỉnh
v ∈ Nd(S) sao cho hàm f(I ∪ {v}) đạt giá trị lớn nhất, nếu tổng chi phí hiện tại
để tạo miễn dịch chưa vượt ngưỡng ngân sách B thì bổ sung v vào I, ngược lại
thì dừng và trả về kết quả tập I. Quá trình này kết thúc khi tổng chi phí để tạo
miễn dịch cho tập đỉnh I vượt ngưỡng ngân sách B đã cho hoặc đã xét hết tất
cả các đỉnh trong tập Nd(S). Chi tiết thuật toán được đặc tả trong phần giả mã
của Thuật toán 5.
Algorithm 1: Thuật toán tham lam dựa trên hàm f(I)
Input : G = (V, E), w(u, v), d, B, tập nguồn phát thông tin sai lệch S.
Output: Tập đỉnh I là lời giải của bài toán MDM.
1 begin
2 I ← ∅;
3 N ← Nd(S);
4 C ← 0;
5 while (C < B) and (N 6= ∅) do
6 u ← argmaxv∈N f(I ∪ {v}); //Chọn ra đỉnh v sao cho f(I ∪ {v}) đạt giá trị lớn nhất
7 if C + c(u) ≤ B then
8 I ← I ∪ {u};
9 C ← C + c(u);
10 end
11 N ← N\{u};
12 end
13 Return I;
14 end
2
Dễ thấy rằng, trong trường hợp xấu nhất, Thuật toán 5 thực hiện tối đa n1
vòng lặp việc tính lại giá trị hàm f(I), với n1 = |Nd(S)|, tuy nhiên theo Công
thức 3.7, để tính được giá trị hàm f(I) ta cần tính toán được kỳ vọng số đỉnh bị
thông tin sai lệch kích hoạt sau d bước lan truyền. Việc tính toán chính xác giá
trị kỳ vọng số đỉnh bị kích hoạt là vấn đề #P-khó [21,60]. Để giải quyết vấn đề
này, Wei Chen [21,60] đã sử dụng phương pháp mô phỏng Monte Carlo quá trình
lan truyền thông tin, từ đó ước lượng giá trị kỳ vọng số đỉnh bị kích hoạt. Ước
S
lượng giá trị hàm Dd (I) bằng pháp mô phỏng Mote Carlo quá trình lan truyền
thông tin được trình bày trong Thuật toán 2.
Với mỗi tập hạt giống S, tiến hành mô phỏng quá trình lan truyền thông tin
ngẫu nhiên R lần. Mỗi lần, tính số đỉnh ở trạng thái kích hoạt sau d bước lan
truyền, sau đó tính tổng trung bình trên R lần mô phỏng. Khi số lần mô phỏng
R càng lớn thì ước lượng giá trị kỳ vọng số đỉnh bị kích hoạt có độ chính xác
càng cao.
43
S
Algorithm 2: Thuật toán ước lượng giá trị hàm Dd (I)
Input : G = (V, E), w(u, v), tập nguồn phát thông tin sai lệch S, tập đỉnh I tạo miễn dịch.
S
Output: Giá trị ước lượng hàm Dd (I).
1 begin
2 Đồ thị G(I) thu được sau khi loại bỏ tập đỉnh I từ đồ thị G;
3 count ← 0;
4 for j = 1 to R do
5 mô phỏng quá trình lan truyền thông tin trên đồ thị G(I) từ tập nguồn S;
6 na ← số đỉnh kích hoạt sau d bước lan truyền;
7 count ← count + na;
8 end
9 Return count/R;
10 end
Như vậy, trong trường hợp xấu nhất, Thuật toán 1 có độ phức tạp tính toán
2
là O(n1R), với n1 = |Nd(S)|, R là số lần mô phỏng.
3.3.2 Thuật toán tham lam dựa trên hàm α(v)
Trong mục trước, Thuật toán 1 dựa trên ý tưởng chọn ra những đỉnh thu được
độ giảm thiệt hại lớn nhất để thêm vào tập đỉnh cần tạo miễn dịch, tuy nhiên,
trong mục này tác giả đề xuất thuật toán khác dựa trên ý tưởng lựa chọn ra
những đỉnh thu được lợi nhuận lớn nhất nhưng xét đến yếu tố chi phí bỏ ra.
Ý tưởng thuật toán: Khởi tạo I = ∅, tiếp theo thực hiện lặp việc chọn đỉnh
v ∈ Nd(S) sao cho hàm α(v) đạt giá trị lớn nhất, nếu tổng chi phí hiện tại để tạo
miễn dịch chưa vượt ngưỡng ngân sách B thì bổ sung v vào I, ngược lại thì dừng
và trả về kết quả tập I. Quá trình này kết thúc khi tổng chi phí để tạo miễn dịch
cho tập đỉnh I vượt ngưỡng ngân sách B đã cho hoặc đã xét hết tất cả các đỉnh
trong tập Nd(S). Chi tiết thuật toán được đặc tả trong phân giả mã của Thuật
toán 3.
Trong trường hợp xấu nhất, Thuật toán 3 cũng có độ phức tạp tính toán là
2
O(n1R), với n1 = |Nd(S)|, R là số lần mô phỏng.
44
Algorithm 3: Thuật toán tham lam dựa trên hàm α(v)
Input : G = (V, E), w(u, v), d, B, tập nguồn phát thông tin sai lệch S.
Output: Tập đỉnh I là lời giải của bài toán MDM.
1 begin
2 I ← ∅;
3 N ← Nd(S);
4 C ← 0;
5 while (C < B) and (N 6= ∅) do
(f(I ∪ {v}) − f(I))
α(v) = , ∀v ∈ N;
6 c(v)
7 u ← argmaxv∈N α(v); //Chọn ra đỉnh v sao cho α(v) đạt giá trị lớn nhất
8 if C + c(u) ≤ B then
9 I ← I ∪ {u};
10 C ← C + c(u);
11 end
12 N ← N\{u};
13 end
14 Return I;
15 end
45
Chương 4
THỰC NGHIỆM
Ở Chương 4 tác giả tập trung đánh giá chi tiết hiệu quả hai thuật toán đề
xuất: Thuật toán 1 và Thuật toán 3, so sánh với các thu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_giam_thieu_toi_da_thiet_hai_do_thong_tin_sai_lech_g.pdf