Luận văn Đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mê linh, thành phố Hà Nội

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI NGUYỄN ĐỨC KHÁNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT ĐÔ THỊ TẠI MỘT SỐ XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Hà Nội - Năm 2018 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI NGUYỄN ĐỨC KHÁNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG Đ

pdf102 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận văn Đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mê linh, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẤT ĐÔ THỊ TẠI MỘT SỐ XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Chuyên ngành : Quản lý đất đai Mã số : 8 85 01 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Dương Đăng Khôi Hà Nội - Năm 2018 i CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Dương Đăng Khôi. Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Hải Yến. Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Lưu Văn Năng. Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày 15 tháng 9 năm 2018 ii LỜI CAM ĐOAN Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, của tôi, không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Đức Khánh iii LỜI CẢM ƠN. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều cá nhân, tập thể. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, tập thể các thầy cô giáo khoa Quản lý đất đai, phòng Đào tạo trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Dương Đăng Khôi đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lòng biết ơn tới các cán bộ địa chính Uỷ ban nhân dân thị trấn Quang Minh, xã Tiền Phong, cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mê Linh cùng người dân địa phương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập thông tin, khảo sát thực địa để thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các tập thể cơ quan, ban ngành, bạn bè, gia đình và người thân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Đức Khánh iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN. ......................................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................ iv THÔNG TIN LUẬN VĂN ..................................................................................... vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ ix DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... x MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết ........................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................. 3 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 4 1.1. Đất nông nghiệp ................................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp ............................................................................... 4 1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp ................................................................................. 5 1.2. Đô thị hoá ............................................................................................................. 6 1.2.1. Khái niệm về đô thị hoá .................................................................................... 6 1.2.2. Đặc điểm và xu hướng đô thị hoá ..................................................................... 7 1.2.3. Vai trò của đô thị hoá đối với phát triển kinh tế, xã hội ................................... 8 1.3. Chuyển mục đích sử dụng đất ............................................................................ 10 1.3.1. Khái niệm ........................................................................................................ 10 1.3.2. Hình thức chuyển mục đích sử dụng đất ......................................................... 11 1.3.3. Quy định chuyển mục đích sử dụng đất .......................................................... 11 1.4. Tác động của đô thị hoá và chuyển mục đích sử dụng đất. ............................... 13 1.4.1. Tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị đối với đời sống và việc làm của người dân ............................................................. 13 1.4.2. Tác động của đô thị hoá đến đời sống kinh tế, xã hội ..................................... 15 v 1.5. Thực trạng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị ............. 17 1.5.1. Thực trạng và kinh nghiệm chuyển đổi đất đai ở một số nước trên thế giới .. 17 1.5.2. Quá trình đô thị hóa và tình hình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ở Việt Nam ........................................................................................... 21 1.5.3. Tình hình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ở Việt Nam .... 25 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 27 2.1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 27 2.1.1. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 27 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 27 2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 27 2.2.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội ............................................................................................................................. 27 2.2.2. Thực trạng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại huyện Mê Linh giai đoạn 2008 - 2017 ...................................................................... 27 2.2.3. Đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại huyện Mê Linh giai đoạn 2008 - 2017 ................................................. 27 2.2.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị................................................................................. 28 2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 28 2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ............................................... 28 2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp ................................................ 28 2.3.3. Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh mức độ tác động .......................... 30 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 31 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội .......... 31 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 31 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội .............................................................. 32 3.2. Thực trạng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại huyện Mê Linh giai đoạn 2008 - 2017 ................................................................................. 39 3.2.1. Hiện trạng và biến động sử dụng đất tại huyện Mê Linh giai đoạn 2008 - 2017 ... 39 vi 3.2.2. Thực trạng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị huyện Mê Linh giai đoạn 2008 - 2017 ................................................................................. 43 3.3. Đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị .......................................................................................................................... 44 3.3.1. Khái quát chung về các xã, thị trấn nghiên cứu .............................................. 44 3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai của xã, thị trấn nghiên cứu ....... 46 3.3.3. Tác động đến việc thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai. .. 49 3.3.4. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ....................................................... 56 3.3.5. Tác động đến việc làm của người dân............................................................. 57 3.3.6. Tác động đến thu nhập của người dân ............................................................ 62 3.3.7. Tác động đến đời sống của người dân ............................................................ 63 3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị ...................................................................................... 65 3.4.1. Nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục ................ 65 3.4.2. Nâng cao chất lượng và công khai đầy đủ quy hoạch, kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp .......................................... 66 3.4.3. Giải pháp về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ............................................................................................................... 67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 70 1. Kết luận ................................................................................................................. 70 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 72 vii THÔNG TIN LUẬN VĂN 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Đức Khánh 2. Lớp: CH2B.QĐ. Khoá: 2B 3. Cán bộ hướng dẫn: TS. Dương Đăng Khôi. 4. Tên đề tài: Đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. 5. Những nội dung được nghiên cứu trong luận văn và kết quả đạt được: Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội; Thực trạng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại huyện Mê Linh giai đoạn 2008 - 2017; Đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại huyện Mê Linh giai đoạn 2008 - 2017 đến một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; việc làm, thu nhập, đời sống của người dân; Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích HTX Hợp tác xã UBND Uỷ ban nhân dân KCN Khu công nghiệp QHC Quy hoạch chung BĐKH Biến đổi khí hậu TP Thành phố NN Nông nghiệp KD-DV Kinh doanh - dịch vụ SL Số lượng CT Công ty CPĐT Cổ phần đầu tư TNHH Trách nhiệm hữu hạn TN & MT Tài nguyên và Môi trường QĐ Quyết định NN Nông nghiệp THĐ Thu hồi đất ix DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Mê Linh năm 2017 ............................ 40 Bảng 3.2. Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng giai đoạn 2008 - 2017 ... 41 Bảng 3.3. Tổng hợp diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất đô thị tại huyện Mê Linh trong giai đoạn 2008 - 2017 .............................................................................. 44 Bảng 3.4. Tổng hợp số lượng các dự án đất nông nghiệp chuyển sang đất đô thị tại huyện Mê Linh theo năm trong giai đoạn 2008 - 2017 ............................................. 44 Bảng 3.5. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai xã Tiền Phong và ............... 46 thị trấn Quang Minh giai đoạn 2008 - 2017 .............................................................. 46 Bảng 3.6. Tổng hợp các dự án thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang đất đô thị tại xã Tiền Phong trong giai đoạn 2008 - 2017 .............................................................. 48 Bảng 3.7. Tổng hợp các dự án thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang đất đô thị tại thị trấn Quang Minh trong giai đoạn 2008 - 2017 .................................................... 49 Bảng 3.8. Ý kiến về tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất ...................... 50 nông nghiệp sang đất đô thị đến việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật .......... 50 về quản lý và sử dụng đất .......................................................................................... 50 Bảng 3.9. Ý kiến về tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị đến công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.................... 52 Bảng 3.10. Ý kiến về tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị đến công tác bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp ........... 54 Bảng 3.11. Ý kiến về tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị đến giá đất ......................................................................................... 55 Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2008 - 2017 ........................ 56 Bảng 3.13. Tình hình dân số, lao động và việc làm trên địa bàn điều tra ................. 57 Bảng 3.14. Tình hình biến động ngành nghề của các hộ có đất bị thu hồi ............... 58 Bảng 3.15. Tình hình việc làm của lao động ở hộ điều tra ....................................... 59 Bảng 3.16. Thu nhập bình quân của các hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2017 ....................................................................................................... 62 Bảng 3.17. Tình trạng kinh tế của các nông hộ điều tra 2008 - 2017 ....................... 64 x DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Thống kê tổng số đô thị ở Việt Nam giai đoạn 1990 - 2014 ..................... 23 Hình 1.2. Thống kê dân số đô thị Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014 ......................... 24 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Ngày nay toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế khách quan trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới. Trong lịch sử phát triển của nhân loại từ trước đến nay chưa có một quốc gia phát triển nào mà không trải qua giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chuyển nền kinh tế chủ yếu từ nông nghiệp lên công nghiệp và hiện đại hóa các ngành sản xuất cũng như dịch vụ do lợi ích phát triển của công nghiệp là rất lớn đối với sự phát triển của đất nước. Việt Nam là một nước đi lên từ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội với định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay ở nước ta nhu cầu về đất đô thị ngày càng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển. Vì vậy, cần phải mở rộng một diện tích không nhỏ đất đô thị, diện tích này chủ yếu được lấy từ quỹ đất nông nghiệp. Tuy nhiên quỹ đất nông nghiệp cũng cần phải được đảm bảo theo mục tiêu phát triển nông thôn mới, đảm bảo an ninh lương thực cũng như các vấn đề xã hội khác, vì vậy cần phải đưa ra các biện pháp để vừa đảm bảo cho mở rộng quỹ đất phát triển công nghiệp, vừa phải đảm bảo quỹ đất nông nghiệp. Như vậy, vấn đề đặt ra là quá trình đô thị hóa và việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị có tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đối với đất đai và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do đó vấn đề nghiên cứu tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị là rất cần thiết. Mê Linh với diện tích tự nhiên hơn 14.000 ha, dân số xấp xỉ 190.000 người, hiện có 16 xã và 2 thị trấn, có nhiều điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt về công nghiệp. Huyện nằm tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, điểm nút giao thông quan trọng mang tầm quốc gia, quốc tế. Tỷ trọng của riêng ngành công nghiệp chiếm hơn 80% cơ cấu kinh tế của toàn huyện. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, huyện Mê Linh sẽ trở thành một bộ phận quan trọng của Thủ đô, phát triển theo 2 hướng công nghiệp, đô thị và nông nghiệp sinh thái. Trong những năm qua trên địa bàn huyện Mê Linh đã và đang diễn ra quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá rất mạnh mẽ, nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu dân cư đô thị mới được xây dựng điều đó làm thay đổi đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương. Đồng thời với yêu cầu đẩy mạnh tăng trưởng, chuyển đổi nền kinh tế để phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ kéo theo sự mất đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp bị thu hẹp đã làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân địa phương đồng thời kéo theo nhiều vấn đề xã hội như: việc làm, thu nhập, bị thay đổi điều đó đã tác động và làm thay đổi bộ mặt đời sống của người dân. Do vậy cần tiến hành đánh giá tác động của quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị trên địa bàn huyện Mê Linh để thấy được thực trạng tác động. Từ đó đề ra những giải pháp hợp lý cho sự phát triển về kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tiếp theo. Xuất phát từ thực tế của những vấn đề trên, được sự phân công của Khoa Quản lý đất đai - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội với sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Dương Đăng Khôi, tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài "Đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội". 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu nghiên cứu chung - Đánh giá được các tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị trong quá trình đô thị hóa tại xã Tiền Phong và thị trấn Quang Minh trên địa bàn huyện Mê Linh đến phát triển kinh tế, xã hội, việc quản lý và sử dụng đất cũng như đời sống của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn 2008 - 2017. b. Mục tiêu cụ thể - Phân tích được thực trạng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại xã Tiền Phong và thị trấn Quang Minh trên địa bàn huyện Mê Linh trong giai đoạn 2008 - 2017. 3 - Đánh giá được các tác động của việc chuyển mục chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị đến việc thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, việc làm, thu nhập, đời sống của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mê Linh trong giai đoạn 2008 - 2017. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại địa bàn nghiên cứu. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn a. Ý nghĩa khoa học - Đề tài đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận về đô thị hóa, chuyển mục đích sử dụng đất, tác động của đô thị hóa và chuyển mục đích sử dụng đất đến đời sống, việc làm của người dân, đến đời sống kinh tế, xã hội trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam. - Đề tài đã đóng góp vào nguồn tài liệu tham khảo, học tập, nghiên cứu cho quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học của ngành Quản lý đất đai và các ngành khác có liên quan. b. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài đã phản ánh được thực trạng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị cũng như tác động của quá trình này đến phát triển kinh tế xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất và đời sống của người dân tại xã Tiền Phong và thị trấn Quang Minh trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Do vậy sẽ góp phần giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đưa ra được các giải pháp phù hợp cho việc sử dụng đất và phát triển đô thị. - Các nhóm giải pháp được đề xuất trong đề tài đã góp phần nâng cao hiệu quả chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại địa bàn nghiên cứu. 4 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đất nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp Theo quy định tại Điều 42 Luật đất đai năm 1993, đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp [20]. Luật đất đai 2003 đã mở rộng khái niệm đất nông nghiệp với tên gọi “nhóm đất nông nghiệp” thay cho “đất nông nghiệp” trước đây. Theo quy định của luật này có thể hiểu nhóm đất nông nghiệp là tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau, với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, khoanh nuôi tu bổ bảo vệ rừng, nghiên cứu thí nghiệm về nông lâm nghiệp [21]. Tiếp theo đó, Luật Đất đai năm 2013 đã tiếp tục sử dụng khái niệm nhóm đất nông nghiệp như Luật Đất đai năm 2003. Nhìn chung, trong Luật Đất đai năm 2013, khái niệm nhóm đất nông nghiệp cũng tương tự như quy định của Luật Đất đai năm 2003. Theo đó, nhóm đất nông nghiệp vẫn được hiểu là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất nông nghiệp khác [22]. Ngày 02 tháng 06 năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 28/2014-BTNMT về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Theo quy định tại thông tư này, khái niệm nhóm đất nông nghiệp được hiểu là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác [2]. Như vậy, khái niệm đất nông nghiệp được thể hiện rõ trong Luật Đất đai và các văn bản dưới luật của Việt Nam. Theo các khái niệm này, có thể hiểu rõ đất nông nghiệp là các loại đất đã có mục đích sử dụng nhưng không thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. 5 1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp Việc phân loại nhóm đất nông nghiệp được thể hiện rõ trong Thông tư 28 năm 2014 của bộ Tài nguyên và Môi trường [2]. Theo quy định tại văn bản này, nhóm đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Cụ thể: Đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. Trong đó, đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm; kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác. Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch là trên một năm; kể cả loại cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như thanh long, chuối, dứa, nho... Đất lâm nghiệp là đất đang có rừng đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và đất mới được trồng rừng hoặc trồng kết hợp khoanh nuôi tự nhiên. Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng. Trong đó, đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Đất rừng phòng hộ là đất sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Đất rừng đặc dụng là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Đất nuôi trồng thủy sản là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt. Đất làm muối là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối. 6 Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh. Như vậy, trong nhóm đất nông nghiệp gồm có 5 loại đất thành phần. Việc phân loại này đã tạo căn cứ và cơ sở khoa học giúp cho người quản lý và người sử dụng xác định được chính xác các loại đất nông nghiệp. Từ đó đưa ra được những biện pháp quản lý, sử dụng và bảo vệ đất phù hợp với từng loại đất nông nghiệp cụ thể. 1.2. Đô thị hoá 1.2.1. Khái niệm về đô thị hoá Đô thị hóa là một xu thế tất yếu, là một quá trình phát triển của xã hội mang tính chất toàn cầu và diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Khái niệm đô thị hóa được hiểu bằng nhiều cách khác nhau. Theo Đàm Trung Phường (2005) [18] đô thị hóa là một quá trình diễn thế về kinh tế - xã hội - văn hóa - không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng phát triển không gian thành hệ thống đô thị song song với tổ chức bộ máy hành chính, quân sự. Từ góc độ nhân khẩu học và địa lý kinh tế, đô thị hóa được hiểu là sự di cư từ nông thôn tới đô thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong những vùng lãnh thổ đô thị. Về mặt xã hội, đô thị hóa được hiểu là quá trình tổ chức lại môi trường cư trú của con người [5]. Đô thị hóa không chỉ thay đổi sự phân bố dân cư và những yếu tố vật chất, mà còn làm chuyển hóa những khuôn mẫu của đời sống kinh tế - xã hội, phổ biến lối sống đô thị tới các vùng nông thôn và toàn bộ xã hội. Như vậy, quá trình đô thị hóa không những diễn ra về mặt số lượng như tăng trưởng dân số, mở rộng lãnh thổ, tăng trưởng về năng suất, mà còn thể hiện cả về mặt chất lượng, nâng cao mức sống, làm phong phú hơn các khuôn mẫu và nhu cầu văn hóa [11]. 7 Như vậy, đô thị hóa được thể hiện trong rất nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên dù ở góc độ nghiên cứu nào, các khái niệm này đều đề cập đến sự phát triển của dân số đô thị cũng như thể hiện vai trò của đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế xã hội. 1.2.2. Đặc điểm và xu hướng đô thị hoá a. Đặc điểm đô thị hóa Đô thị hóa được nhìn nhận dưới nhiều quan điểm khác nhau, nhưng dù đứng trên quan điểm nào thì đô thị hóa đều có những đặc điểm chính như sau: Thứ nhất, đô thị hóa là người bạn đồng hành của công nghiệp hóa. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra song song và làm tiền đề cho nhau, không tách rời nhau. Ở nơi nào có đô thị hóa thì ở đó có quá trình công nghiệp hóa và ngược lại. Quá trình đô thị hóa làm gia tăng tỷ trọng các ngành kinh tế phi nông nghiệp, trong đó có ngành công nghiệp nên kéo theo quá trình công nghiệp hóa. Ngược lại, quá trình công nghiệp hóa dẫn đến tỷ trọng ngành công nghiệp tăng, việc xây dựng các khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp khác sẽ dẫn đến việc phát triển cơ sở hạ tầng, các hoạt động thương mại, dịch vụ, tập trung dân cư kéo theo quá trình đô thị hóa [28]. Thứ hai, đô thị hóa đưa đến nhiều thành tựu quan trọng nhưng cũng kéo theo nhiều mặt tiêu cực trong quá trình phát triển của các đô thị nói riêng và cả xã hội nói chung. Quá trình đô thị hóa làm đa dạng các thành phần kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế thị trường, nền kinh tế và các hoạt động sản xuất trở nên năng động hơn. Đô thị hóa làm tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, đồng thời các phương tiện máy móc dần thay thế sức lao động của con người. Đô thị hóa dẫn đến sự ra đời của các đô thị, làm cho các khu vực thay đổi hình thức tổ chức từ nông thôn thành các đơn vị mang tính chất đô thị, qua đó thay đổi hình thức quản lý, cơ chế chính sách và các hoạt động khác. Đồng thời, đô thị hóa góp phần chuyển dịch các hình thái kiến trúc, xây dựng từ dạng nông thôn sang dạng thành thị nên tạo ra nhiều kiểu kiến trúc mới, đẹp và hiện đại hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì nếu thiếu kiểm soát thì quá trình đô thị hóa cũng sẽ tạo nên những biến đổi theo hướng 8 tiêu cực. Cụ thể, quá trình đô thị hóa thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến gia tăng các tình trạng như: thất nghiệp, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, quy hoạch thiếu đồng bộ Những tồn tại này làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và nền văn minh của đô thị và cả xã hội [11]. b. Xu hướng đô thị hóa Qua quá trình nghiên cứu diễn biến của quá trình đô thị hóa trên thế giới, các nhà nghiên cứu đã kết luận, quá trình đô thị hóa diễn ra theo hai xu hướng chính là đô thị hóa tập trung và đô thị hóa phân tán. Trong đó: Đô thị hóa tập trung là quá trình phát triển tập trung toàn bộ các ngành công nghiệp và dịch vụ công cộng vào các thành phố lớn và các vùng xung quanh, làm hình thành các đô thị khổng lồ, tạo ra sự đối lập giữa thành thị với nông thôn, đồng thời gây ra sự mất cân bằng môi trường sinh t...điện Thác Bà, thủy điện Hòa Bình Ở miền Nam, do được Mỹ viện trợ để xây 22 dựng các căn cứ quân sự vững chắc nên quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ rất nhanh thông qua việc mở rộng các đô thị cũ như Sài Gòn, Biên Hòa, Đà Nẵng, Cần Thơ, Buôn Ma Thuột, Pleiku cùng với việc hình thành các đô thị mới bên cạnh các căn cứ quân sự như Cam Ranh, Trà Nóc, Xuân Lộc, Chu Lai, Phú Bài và các ấp chiến lược theo kiểu thị tứ dọc các tuyến đường huyết mạch. Hệ thống đô thị phát triển nhanh nhưng mục tiêu chủ yếu là phục vụ bộ máy chiến tranh khổng lồ cần hình thành cấp tốc nên hầu hết các đô thị mang tính chất dịch vụ chứ không mang tính chất sản xuất [9]. Từ 1975 đến nay, các thành phố dần trở thành các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội cho cả nước và từng khu vực. Thập kỷ cuối thế kỷ XX mở ra bước phát triển mới cho quá trình đô thị hóa ở Việt Nam. Đặc biệt, sau khi Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Doanh nghiệp (năm 2000), Luật Đất đai (năm 2003), Luật Đầu tư (năm 2005); Chính phủ ban hành Nghị định về Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất (năm 1997) nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh, gắn theo đó là sự hình thành trên diện rộng, tốc độ nhanh, số lượng lớn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới và sự cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng ở cả thành thị cũng như nông thôn. Vì vậy, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra nhanh hơn, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu từ đó làm cho bộ mặt đô thị ở Việt Nam có nhiều thay đổi rõ nét [9]. Mạng lưới đô thị Việt Nam được hình thành và phát triển trên cơ sở các đô thị trung tâm, gồm thành phố trung tâm cấp quốc gia như: thủ đô Hà Nội, các thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế; thành phố trung tâm cấp vùng như: thành phố Cần Thơ, Biên Hòa, Vũng Tàu, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Vinh, Nam Định, Hạ Long, Việt Trì, Thái Nguyên và Hòa Bình; các thành phố, thị xã trung tâm cấp tỉnh, bao gồm 5 thành phố trung tâm quốc gia, 11 đô thị là trung tâm vùng và các thành phố, thị xã tỉnh lị khác; các đô thị trung tâm cấp huyện, bao gồm các thị trấn huyện lị và các thị xã là vùng trung tâm chuyên ngành của tỉnh và các đô thị trung tâm cấp tiểu vùng, bao gồm các thị trấn là trung tâm các cụm khu dân cư nông thôn hoặc là các đô thị vệ tinh trong các vùng ảnh hưởng của đô thị lớn [27]. 23 Các đô thị trung tâm các cấp được phân bố hợp lí trên 10 vùng đô thị hóa đặc trưng của cả nước là: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng; vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ và Đông Nam Bộ; vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Trung Trung Bộ; vùng đồng bằng sông Cửu Long; vùng Nam Trung Bộ; vùng Tây Nguyên; vùng Bắc Trung Bộ; vùng Cao Bằng - Lạng Sơn - Bắc Ninh - Bắc Giang - Bắc Cạn - Thái Nguyên; vùng Lào Cai - Yên Bái - Hà Giang - Tuyên Quang - Phú Thọ - Vĩnh Phúc và vùng Tây Bắc. Các đô thị trung tâm lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng... được tổ chức thành các chùm đô thị, có vành đai xanh bảo vệ để hạn chế tối đa sự tập trung dân số, cơ sở kinh tế và phá vỡ cân bằng sinh thái, tránh sự hình thành các siêu đô thị [27]. Theo niên giám thống kê Việt Nam năm 2014 [26] các đô thị có sự chuyển biến rất rõ nét về số lượng. Cụ thể, năm 1990, Việt Nam mới có khoảng 500 đô thị. Đến năm 2000, số lượng đô thị của Việt Nam đã tăng lên thành 649 đô thị, năm 2005 là 680 đô thị, năm 2010 là 755 đô thị và đến năm 2014 cả nước đã có 772 đô thị. Số lượng các đô thị của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2014 được thể hiện qua hình 1.1. Đô thị 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2014 Hình 1.1. Thống kê tổng số đô thị ở Việt Nam giai đoạn 1990 - 2014 (Nguồn Tổng cục Thống kê [6]) Tính đến 31/12/2014, trong tổng số 772 đô thị của cả nước có 2 đô thị đặc biệtlà thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 15 đô thị loại I, 14 đô thị loại 24 II, 47 đô thị loại III, 64 đô thị loại IV và 630 đô thị loại V [26]. Cùng với sự tăng lên về số lượng các đô thị tại Việt Nam, dân số đô thị cũng có sự tăng trưởng rất rõ nét. Chi tiết được thể hiện qua hình 1.2. Người 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Hình 1.2. Thống kê dân số đô thị Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014 (Nguồn Tổng cục Thống kê [6]) Số liệu ở hình 1.2 cho thấy, năm 2005 Việt Nam chỉ có khoảng 22,33 triệu dâncư đô thị thì đến năm 2010 đã tăng lên khoảng 26,51 triệu người và năm 2014 cả nước đã có 30,035 triệu dân đô thị chiếm 31,10% tổng dân số và tăng 7,703 triệu người so với năm 2005. Dân số đô thị tập trung chủ yếu ở 2 đô thị đặc biệt và 15 đô thị loại I với khoảng 14,8 triệu người chiếm 49% dân số các đô thị trên toàn quốc Theo báo cáo “Thay đổi cảnh quan Đô thị Đông Á: Đánh giá một thập kỷ phát triển không gian” của Ngân hàng Thế giới (2015) [8], quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng cả về không gian và dân số. Cũng theo báo cáo này Việt Nam là nước có tốc độ đô thị hóa cao nhất ở khu vực Đông Nam Á. Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới trong giai đoạn 2000 - 2010, Việt Nam có dân số đô thị lớn thứ sáu trong khu vực Đông Nam Á, với khoảng 23 triệu người. Trong giai đoạn này, dân số đô thị tăng 7,5 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số đô thị bình quân hàng năm của Việt Nam là 4,1% đây là một trong những tỷ lệ cao nhất trong khu vực. Việt Nam không có các thành phố cực lớn với 10 triệu người hoặc hơn nhưng 25 thành phố Hồ Chí Minh (7,9 triệu người) và thành phố Hà Nội (7,3 triệu người) cũng nằm trong số các thành phố lớn nhất trong khu vực. Một điều đáng chú ý nhất trong quá trình mở rộng đô thị ở Việt Nam là tốc độ tăng nhanh khu đô thị tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tốc độ mở rộng của hai thành phố này lần lượt là 3,8% và 4% hàng năm lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng các khu đô thị của các nước khác trong khu vực, trừ Trung Quốc. Cũng theo đánh giá của báo cáo này đô thị hóa ở Việt Nam tập trung cao nhất tại vùng Đông Nam Bộ (64,15%), thấp nhất tại vùng Trung Du miền núi phía Bắc (21,72%). Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tỷ lệ dân số thành thị cao, cao nhất cả nước là thành phố Hồ Chí Minh (83%), Bình Dương (71,6%), Quảng Ninh (68,86%) Các tỉnh có tỷ lệ dân số thành thị thấp nhất cả nước gồm Thái Bình (10,7%), Tuyên Quang (12,41%), Sơn La (13,7%), Bắc Giang (13,05%). Năm 2014, diện tích đất đô thị của Việt Nam chiếm khoảng 10,26% tổng diện tích cả nước, tương ứng với 34.017 km2. Trong đó, diện tích đất nội thành, nội thị là 14.760 km2 [26]. Theo chỉ tiêu phát triển đô thị trong quyết định số 445/QĐ- TTg ngày 7 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ [24], dự báo dân số đô thị cả nước sẽ đạt khoảng 44 triệu người vào năm 2025 và khoảng 52 triệu người vào năm 2050. Đến năm 2020, nhu cầu đất xây dựng đô thị của cả nước sẽ là khoảng 400.000 ha, chiếm 1,3% diện tích tự nhiên cả nước và đến năm 2025, cả nước sẽ cần khoảng 450.000 ha, chiếm 1,4% diện tích tự nhiên cả nước để xây dựng đô thị. Như vậy, quá trình đô thị hóa đang diễn ra tương đối nhanh ở Việt Nam trong những năm gần đây. Với tốc độ phát triển như vậy, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội nhưng đồng thời sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh từ quá trình đô thị hóa trong đó có vấn đề quản lý sử dụng đất nói chung, vấn đề chuyển đổi đất nông nghiệp ở các vùng đô thị hóa nói riêng cũng như vấn đề ổn định và phát triển sinh kế cho người dân. 1.5.3. Tình hình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ở Việt Nam Do đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để ở Việt Nam diễn ra rất 26 mạnh mẽ. Theo báo cáo không đầy đủ của 49 tỉnh, thành phố, từ ngày 1-7-2004 đến năm 2011 cả nước đã thu hồi gần 750.000 ha đất để thực hiện hơn 29.000 dự án đầu tư. Trong tổng số đất thu hồi trên có hơn 80% là đất nông nghiệp. Hiện có khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm, nơi đất đai màu mỡ cho 2 vụ lúa/năm [29]. Những địa phương có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn là Tiền Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Nam, Hà Nội...[19]. Nhờ có quá trình chuyển đổi này, tính đến năm 2010 cả nước đã xây dựng được 254 khu công nghiệp. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi này đã làm cho hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện. Ngoài ra, với việc chuyển đổi này nhiều đô thị của Việt Nam đã được nâng cấp mở rộng, từng bước thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển đô thị của Việt Nam do vậy đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện thu hút, giải quyết việc làm ổn định cho hàng triệu lao động với mức thu nhập khá [25]. Tuy nhiên, theo điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy việc thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn 2003-2008 trên phạm vi cả nước đã tác động đến đời sống của trên 627.000 hộ gia đình với khoảng 950.000 lao động và trên 2,5 triệu người. Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Chương và cộng sự (2012) [4] đã cho thấy việc thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn 2004-2009 ở thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam đã có những tác động rõ rệt đến đời sống của người dân có đất bị thu hồi. Cụ thể, sau khi thu hồi đất có 26,30% số lao động nông nghiệp phải chuyển đổi nghề nghiệp để mưu sinh, trong khi đó có 69,71% số hộ có thu nhập tăng, 4,41% số hộ có thu nhập không thay đổi và 35,39% số hộ có thu nhập giảm so với trước khi thu hồi đất nông nghiệp. Theo tác giả Nguyễn Thị Diễn và cộng sự (2012) [6] việc thu hồi đất nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên đã làm cho 77% số hộ điều tra không tự chủ về lương thực, 69,60% số hộ điều tra lo ngại về các vấn đề ô nhiễm môi trường. Như vậy, trong những năm vừa qua diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam bị thu hồi rất lớn để chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác. Quá trình chuyển đổi này đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế xã hội và tạo điều kiện để phát triển đô thị, công nghiệp, cơ sở hạ tầng... ở Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình này cũng đã làm nảy nhiều vấn đề cần giải quyết trong đó có vấn đề giải quyết việc làm và ổn định sinh kế cho người dân. 27 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Phạm vi nghiên cứu Đề tài sử dụng số liệu từ năm 2008 đến năm 2017 để nghiên cứu đến tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị đến công tác quản lý đất đai và đời sống của người dân tại xã Tiền Phong và thị trấn Quang Minh trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Quỹ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp của địa bàn nghiên cứu. - Các dự án thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang đất đô thị tại xã Tiền Phong và thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. - Các hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi trên địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2017. - Các cán bộ chuyên môn về quản lý và sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội - Điều kiện tự nhiên - Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội 2.2.2. Thực trạng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại huyện Mê Linh giai đoạn 2008 - 2017 - Hiện trạng và biến động sử dụng đất huyện Mê Linh giai đoạn 2008 - 2017 - Thực trạng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại huyện Mê Linh giai đoạn 2008 - 2017 2.2.3. Đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại huyện Mê Linh giai đoạn 2008 - 2017 - Tác động đến việc thực hiện một số nội dung quản lý Nhà nước về đất đai - Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Tác động đến việc làm của người dân 28 - Tác động đến đời sống của người dân 2.2.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp Các thông tin thứ cấp liên quan đến việc nghiên cứu đề tài được thu thập dưới dạng tài liệu, số liệu, bản đồ từ các ban ngành có liên quan trên địa bàn huyện Mê Linh như Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mê Linh, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội - Chi nhánh huyện Mê Linh, Uỷ ban nhân dân thị trấn Quang Minh, xã Tiền Phong, Chi cục Thống kê huyện Mê Linh. Các thông tin thứ cấp thu thập được bao gồm: - Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017. - Niên giám thống kê huyện Mê Linh năm 2017. - Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai huyện Mê Linh, thị trấn Quang Minh, xã Tiền Phong từ năm 2008 đến năm 2017. - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Mê Linh đến năm 2010, tầm nhìn 2030. - Quy hoạch chung xây dựng huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/10.000. Bên cạnh đó, đề tài cũng thu thập các tài liệu, số liệu từ kế hoạch sử dụng đất, các ấn phẩm và các Website chuyên ngành có liên quan. 2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, thời gian và mục tiêu nghiên cứu, các thông tin sơ cấp liên quan đến đề tài được thu thập thông qua các phương pháp cụ thể sau: - Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin sơ cấp thông qua việc điều tra khảo sát thực tế về tình hình sử dụng đất, thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn nông hộ: 29 Để thu thập được các thông tin có liên quan đến tác động của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa đến tình hình đời sống và sinh kế của người dân, đề tài tiến hành phỏng vấn các hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi để chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp bằng bảng hỏi được xây dựng sẵn. Chọn ngẫu nhiên 200 hộ sản xuất nông nghiệp và bị thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ xây dựng khu đô thị trên địa bàn xã, thị trấn nghiên cứu để điều tra trong đó: xã Tiền Phong: 100 hộ; thị trấn Quang Minh: 100 hộ. Nội dung của bảng hỏi tập trung vào các thông tin như biến động ngành nghề, tình hình việc làm, thu nhập, tình trạng sử dụng nhà ở, quy mô diện tích nhà ở, tình hình trật tự, an toàn xã hội của các hộ dân trước và sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp. - Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: Để thu thập được các ý kiến, nhận xét đánh giá của những người có chuyên môn về công tác quản lý đất đai tại địa bàn nghiên cứu đối với các mối liên hệ và các tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị đến công tác quản lý sử dụng đất, đề tài đã tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc đối với cán bộ của phòng Tài nguyên môi trường huyện Mê Linh. Bên cạnh đó, đề tài cũng phỏng vấn toàn bộ cán bộ địa chính của các xã, thị trấn tại huyện Mê Linh. Tổng số người được phỏng vấn là 27 người. Nội dung phỏng vấn tập trung vào sự nhận biết của người được phỏng vấn về các vấn đề sau: + Mối quan hệ giữa việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa với các nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương. + Sự tác động của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa với việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương. + Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa đối với địa bàn nghiên cứu. 30 2.3.3. Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh mức độ tác động - Trên cơ sở những tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp, phân tích, tính toán trên phần mềm Excel. - Kết quả thu được là cơ sở để đánh giá, so sánh sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người dân sau khi bị thu hồi đất phục vụ cho xây dựng đất đô thị tại địa bàn nghiên cứu. - Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu các giá trị tuyệt đối và tương đối, số bình quân để tính toán các chỉ tiêu và so sánh sự thay đổi về mọi mặt của đời sống nhân dân trước và sau khi đô thị hoá. 31 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội 3.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 30 km. Huyện có 18 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có 2 thị trấn, hệ thống giao thông tương đối phát triển, đường ô tô, đường sắt, đường sông, gần sân bay quốc tế Nội Bài có đường cao tốc Hà Nội - Nội Bài chạy qua nối đường 18 đi qua cảng nước sâu Cái Lân, đồng thời nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Mê Linh có vị trí rất thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội của thủ đô Hà Nội với các tỉnh trong nước và nước ngoài. Địa giới hành chính của huyện như sau: - Phía Bắc giáp thành phố Phúc Yên - Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc - Phía Nam giáp huyện Đan Phượng - Phía Đông giáp huyện Đông Anh, Sóc Sơn. b. Địa hình, địa mạo Địa hình của huyện cơ bản là đồng bằng, một phần nhỏ là bán sơn địa, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có thể chia thành ba tiểu vùng trũng như sau: - Vùng gò đồi bán sơn địa ở phía Bắc huyện, độ cao trung bình từ 9 - 10 m nằm ven theo sông Cà Lồ, bao gồm một phần các xã: Vạn Yên, Tự Lập, Tiến Thắng, Thanh Lâm, Đại Thịnh, Kim Hoa, Quang Minh, Mê Linh và Tiền Phong, khoảng trên 6,5 nghìn ha, được hình thành trên nền phù sa cũ bạc màu có hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp, nguồn nước mặt hạn chế. Đây là vùng rất thích hợp để phát triển công nghiệp và xây dựng, trồng hoa màu và cây lương thực. - Vùng hai bên đê sông Hồng có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình từ 8- 10m, bao gồm một phần các xã Tiến Thịnh, Chu Phan, Thạch Đà, Hoàng Kim, Văn Khê, Tráng Việt. Đây là vùng đất phù sa có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, một số vùng ngoài đê được phù sa sông Hồng bồi đắp hàng năm, phù hợp với trồng hoa 32 màu, phát triển các bãi chăn thả, trong tương lai là vùng phát triển nông nghiệp hàng hoá kết hợp du lịch sinh thái rất phù hợp. - Vùng trũng ở giữa với độ cao từ 6 - 8 m, bao gồm các xã Văn Khê, Tam Đồng, Liên Mạc, đây là vùng được thuỷ lợi hoá hoàn chỉnh, đất phù sa có hàm lượng dinh dưỡng bình thường và cao, cũng là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, phù hợp cho phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao như sản xuất rau sạch, chăn nuôi gia súc, gia cầm sạch theo dây chuyền công nghệ tiên tiến và một số khu vực có thể là quỹ đất để phát triển đô thị. c. Khí hậu Huyện Mê Linh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với bốn mùa trong năm, trong đó có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 11, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 27- 29oC. Mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng 3, ít mưa, nhiệt độ trung bình 16 - 17oC. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1.450 - 1.550 giờ, nhiệt độ trung bình năm là 23,3oC, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.135 - 1.650 mm, với năm cao nhất là 1.682 mm, năm thấp nhất là 1.131 mm, lượng mưa phân bố không đều thường tập trung vào tháng 6 đến tháng 8. Độ ẩm không khí 84 - 86%, thấp nhất vào tháng 2 là 79 - 80%. Hướng gió chủ đạo từ tháng 4 đến tháng 9 là gió Đông Nam, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là gió Đông Bắc có kèm sương muối. d. Thuỷ văn. Hệ thống sông, hồ, kênh và đầm trên địa bàn huyện khá phong phú như sông Hồng, sông Cà Lồ, Đầm Và,.... có tác động rất lớn về mặt thuỷ lợi, chế độ thuỷ văn cả huyện phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn sông Hồng. 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng: đạt 17.027 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 5,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng 8,6%; Giá trị tiểu thủ công nghiệp đạt 206 tỷ đồng, tăng 5,6%. 33 Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 217,1 tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2010. Nguyên nhân: do bước đầu khôi phục và phát triển một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống như: Mây tre đan, thêu ren, bánh kẹo, bánh đa nem... Các hộ gia đình cá nhân mở các cơ sở sản xuất như hàn xì, sửa chữa máy móc... Giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 850 tỷ đồng (bằng 99,77% kế hoạch, tăng 10,8% so với cùng kỳ). Các ngành dịch vụ thường xuyên có các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân như: ngành điện cung cấp điện cơ bản đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và nhân dân; sản lượng điện thương phẩm đạt 511 triệu kwh, tăng 22% so cùng kỳ; doanh thu bán điện đạt 792 tỷ đồng, tăng 17,6% so cùng kỳ; triển khai phát triển hệ thống mạng lưới phòng giao dịch khách hàng theo mô hình hiện đại, tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng tiếp cận các thông tin về thủ tục cấp điện, giá bán... Hoạt động của các ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân cơ bản ổn định; Công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái được tiến hành thường xuyên, chặt chẽ; hệ thống bán buôn, bán lẻ hàng hóa được mở rộng đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Trong năm, đã tiến hành kiểm tra, xử lý 231 vụ vi phạm trong hoạt động kinh doanh, thương mại, thu nộp ngân sách nhà nước trên 400 triệu đồng, giảm 33% so cùng kỳ. - Về sản xuất nông nghiệp: huyện quan tâm đầu tư, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; triển khai thực hiện các mô hình về trồng trọt chăn nuôi; hỗ trợ nông dân đầu tư máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ giống, cây trồng cho bà con nông dân như Mô hình “trình diễn giống lúa mới năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh cao” quy mô 20 ha tại thôn Bồng Mạc, xã Liên Mạc; Mô hình “sử dụng vòm che nilon để sản xuất rau su hào, cải ngọt trái vụ” quy mô 4ha tại xã Tiền Phong; Mô hình nuôi lợn thương phẩm theo hướng an toàn sinh học quy mô 15 con tại xã Liên Mạc; Mô hình chăn nuôi gà Đông Tảo quy mô 10.000 con tại xã Thanh Lâm, Văn Khê; Mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu quy mô 10 ha tại xã Tiến Thắng... Do vậy, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 3,61% so cùng kỳ, đạt 1.494 tỷ đồng. Tổng diện tích gieo trồng 34 cây hàng năm 16.613 ha, đạt 97% kế hoạch, giảm 0,6% so cùng kỳ. Sản lượng lương thực có hạt đạt 55.211 tấn, bằng 97,71% kế hoạch, tăng 1,3% so cùng kỳ. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm được quan tâm chỉ đạo: Tổ chức phun khử trùng tiêu độc, tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm đạt 100% kế hoạch, trên địa bàn không để xảy ra dịch bệnh. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý, củng cố, tổ chức lại HTX theo luật HTX năm 2012; chỉ đạo củng cố, tổ chức lại các HTXDVNN ở 3 xã Thanh Lâm, Hoàng Kim, Vạn Yên theo hướng tăng quy mô thôn. Tuy nhiên việc triển khai còn chậm do phòng Kinh tế huyện và UBND các xã chưa tích cực vào cuộc, nhiều HTX còn tư tưởng không muốn sáp nhập các HTX quy mô thôn thành quy mô toàn xã. - Về xây dựng nông thôn mới: Triển khai đồng bộ việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xã trên địa bàn huyện, trong đó ưu tiên 5 xã trong kế hoạch 2015: Thanh Lâm, Tiến Thắng, Mê Linh, Kim Hoa, Tráng Việt; đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng: Trên đài báo, pano, băng zôn, các hội nghị, hội thảo, chuyên đề.... đến hết năm 2015 trên địa bàn huyện có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 62,5% tổng số xã, các xã còn lại đều đạt 11-17 tiêu chí. Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới còn chậm do nguồn lực còn hạn chế, nguồn kinh phí của thành phố, của huyện đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật gặp nhiều khó khăn, nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất đạt thấp, nguồn huy động xã hội hóa, tham gia đóng góp của nhân dân còn hạn chế... 3.1.2.2. Thực trạng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng Trong thời gian qua, hệ thống kết cấu hạ tầng của huyện đã được tăng cường đáng kể. Hệ thống điện, đường, trường, trạm, thủy lợi, nước sạch... trên địa bàn đã được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới; nhiều khu đô thị, khu công nghiệp, khu dịch vụ thương mại đã được xây dựng... đã và đang góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển. a. Hệ thống giao thông Trên địa bàn huyện Mê Linh tập trung nhiều đầu mối giao thông đường bộ 35 quan trọng có vai trò lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn huyện gồm: - Đường Bắc Thăng Long - Nội Bài: Đoạn qua huyện dài 2,3km, từ Km 7 + 300 đến Km 9 + 600, đi qua địa phận thị trấn Quang Minh. Mặt đường rộng 23m, có dải phân cách cứng và mềm. Trung bình một ngày có khoảng 40500 lượt phương tiện giao thông trên đường. - Quốc lộ 23: Là trục giao thông chính của huyện, dài 12 Km, chạy qua 4 xã (Tiền Phong, Mê Linh, Đại Thịnh và Thanh Lâm). Mặt đường nhựa rộng 5,80m, Đoạn qua ủy ban huyện và nghĩa trang Thanh Tước đã được cải htạo mở rộng 10,5m. Trung bình một ngày có khoảng 20500 lượt phương tiện các loại tham gia giao thông. Tình trạng đường hiện nay đang xuống cấp, chật hẹp. Tỉnh lộ: Gồm 5 tuyến đường: đường 35, đường 36, đường 308, đường 301 và đường 312 - Đường 35: Dài 7,1 km (từ cầu Kim Anh đến đê sông Hồng thuộc xã Tráng Việt), mặt đường rộng 3,5m; chạy qua 6 xã, thị trấn gồm: Thị trấn Chi Đông, xã Kim Hoa, xã Thanh Lâm, xã Đại Thịnh, xã Mê Linh, xã Tráng Việt. Trung bình một ngày có khoảng 15230 lượt phương tiện lưu thông trên đường. - Đường 36: Dài 4,5 km, rộng 36.0m, có dải phân cách giữa từ đường Bắc Thăng Long thị trấn Quang Minh rồi qua khu CN ra thị trấn Chi Đông. Mật độ giao thông tham gia tập trung chủ yếu vào các đầu giờ và cuối giờ làm việc của các doanh nghiệp. - Đường 301: Dài 3,7km, mặt bê tông rộng 6÷7m (từ Công ty Hamatra xã Tiền Phong đến đê sông Hồng thuộc xã Tráng Việt), qua địa bàn 2 xã Tiền Phong và Tráng Việt. Trung bình một ngày có khoảng 11500 phương tiện và người đi bộ tham gia giao thông. Huyện lộ, liên xã: tuyến đường huyện lộ chính: - Đường từ thị trấn Quang Minh đi qua thị trấn Chi Đông và xã Kim Hoa:Dài 5km, rộng 3,5 m. Mật độ giao thông tham gia trong ngày có khoảng 7500 lượt phương tiện lưu thông trên đường. 36 - Đường từ đường 312 đến đường 308, qua xã Tam Đồng và xã Kim Hoa:Dài 4,5km, rộng 5 m. Mật độ giao thông tham gia trong ngày có khoảng 3 200 lượt phương tiện lưu thông trên đường. - Đường từ xã Thạch Đà đi xã Vạn Yên: Dài 6,1 km, đi qua địa bàn 3 xã: Thạch Đà, Liên Mạc, Vạn Yên, mặt rải nhựa rộng 4 đến 6 m. Mật độ giao thông trung bình tham gia trong ngày có khoảng 3700 lượt người và phương tiện lưu thông trên đường. - Các tuyến đường liên xã, liên thôn hầu hết đã được bê tông hóa, mặt đường rộng từ 5 - 7m. Bãi đỗ xe: Hệ thống bãi đỗ xe đối ngoại: Trên địa bàn huyện Mê Linh không có bến xe ô tô. Có 02 điểm cuối của xe buýt chạy trên 2 tuyến đường gồm: - Đường 23B, tuyến 35 Mê Linh - Bến xe Nam Thăng Long, có 22 điểm dừng đón trả khách đi qua các xã Tiền Phong, Mê Linh, Đại Thịnh, Thanh Lâm. Một ngày có 72 lượt xe (điểm dừng cuối là xã Thanh Lâm). - Đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, tuyến 58 Thạch Đà - Long Biên, có 4 điểm dừng đón trả khách. Điểm dừng cuối tại bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh tại xã Thạch Đà. Ngoài ra có 1 điểm trông giữ ô tô với diện tích 1500 m2 ở Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza , 7 điểm trông giữ xe máy, 1 điểm đỗ taxi và 5 điểm xe ôm chờ khách. - Giao thông đường sắt: Hiện nay trên địa bàn huyện có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua, dài 7km, từ Km29 đến Km36, có 1 nhà ga (ga Thạch Lỗi nằm ở thị trấn Chi Đông đóng vai trò là ga hàng hóa) Trung bình một ngày có khoảng 30 chuyến tàu đi qua, trong đó có 14 chuyến tầu khách và 16 chuyến tầu hàng. Ga Thạch Lỗi có quy mô 3400m2 gồm bãi chứa hàng có diện tích 2000m2 ngoài ra là khu nhà cấp 4 làm khu làm việc, khu chứa hàng và nhà tập thể. Trong những năm trở lại đây, lưu lượng hàng hóa trung chuyển qua Lỗi ngày càng tăng ga Thạch. Năm 2003 lưu lượng qua ga chỉ là 2000 tấn thì đến năm 2009 37 lưu lượng hàng hóa trung chuyển qua ga đã tăng gần 200% với 3838 tấn, phần lớn trong số này và vậy liệu xây dựng - Giao thông đường sông: Sông Hồng: Dài 15,2 km đi qua địa bàn 7 xã: Vạn Yên, Tiến Thịnh, Chu Phan, Thạch Đà, Hoàng Kim, Văn Khê, Tráng Việt. Dọc theo tuyến giao thông đường thủy của sông Hồng có 3 bến, bãi (1 bến phà, 2 bãi bốc dỡ hàng hóa) b. Hệ thống thuỷ lợi Mê Linh có hệ thống thủy lợi khá phát triển: Diện tích đất dành cho thủy lợi 612,82 ha, với 100 trạm bơm tưới và tiêu, với 576 km kênh (trong đó do công ty thủy nông quản lý 8 trạm bơm và 74,6 km kênh cấp I, II; xã và HTX quản lý 86 trạm bơm và 501 km kênh mương cấp III, IV) được phân bố đều trên các địa bàn, về cơ bản đảm bảo tưới, tiêu cho diện tích canh tác của huyện. Tuy nhiên do nguồn nước phụ thuộc mương Liễn Sơn - Bạch Hạc, ấp Bắc - Nam Hồng, khi gặp khô hạn kéo dài nguồn nước tưới bị hạn chế, nhất là vụ đông đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Về tiêu, những năm mưa nhiều và tập trung toàn huyện vẫn còn gần 1000 ha ngập úng nặng, không tiêu kịp, cần có biện pháp để khai thác hợp lý vùng đất trũng này trong giai đoạn tới. Trong những năm 2008 triển khai tu bổ, kiên cố hóa kênh T2 - Trạm bơm Quyết Tiến, kênh tưới trạm bơm Thọ Lão, kênh tưới xã Kim Hoa, kênh N1 - Trạm bơm Phú Mỹ, Kênh N7, N8, N9, N10, trạm bơm Thanh Điềm với tổng chiều dài 9.587m. Nạo vét cửa khẩu trạm bơm Thanh Điềm với khối lượng 22.000 m3. Nạo vét hệ thống kênh chính của huyện như kênh tiêu Yên Thị - Đầm Tè, Kênh tiêu Tự Lập - Liên Mạc, kênh Thanh Niên, kênh Xa Khúc - Liên Mạc, kênh Thạch Đà - Hoàng Kim - Văn Khê, kênh tiêu Mê Linh - Tiền Phong với chiều dài 18.511m, khối lượng thực hiện là 51.533 m3; tu bổ sửa chữa một số đoạn kênh tưới ...c, tác phong công nghiệp tốt, có cơ cấu ngành nghề phù hợp với nhu cầu lao động. Ngược lại, chất lượng đào tạo nghề không cao, cơ cấu đào tạo không phù hợp với yêu cầu của thị trường sẽ gây khó khăn trong việc giải quyết việc làm. Trong thực tế, hầu hết các lao động nông nghiệp của các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp đều không được đào tạo nghề. Bên cạnh đó, do có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn thấp nên họ gặp rất nhiều khó khăn để chuyển đổi nghề nghiệp sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Cụ thể, do không có trình độ chuyên môn nên các lao động này chủ yếu làm các công việc tự do và có thu nhập bấp bênh, không ổn định như buôn bán nhỏ, phụ hồ, làm thuê... Trong khi đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp hầu hết chỉ tuyển những lao động trẻ, còn các lao động trên 35 tuổi thì rất khó tìm được việc làm nếu không có trình độ tay nghề. Xuất phát từ những vấn đề trên cho thấy, để giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp sau thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa đòi hỏi chính quyền huyện phải đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo nghề cho nông dân theo các quan điểm sau: - Việc đào tạo nghề cho người dân phải phù hợp với lứa tuổi của lao động và sự phát triển ngành nghề của từng địa phương. Chính quyền huyện cần căn cứ vào độ tuổi và trình độ văn hóa hiện tại của các lao động bị thu hồi đất để có kế hoạch 68 và đào tạo những ngành nghề phù hợp. Đối với các lao động dưới 35 tuổi là những lao động có khả năng lao động tốt, có điều kiện và khả năng tiếp cận nhanh về kiến thức chuyên môn ở thị trấn Quang Minh thì nên đào tạo để họ có thể chuyển sang ngành nghề phi nông nghiệp hoàn toàn như làm công nhân cho các nhà máy xí nghiệp tại các khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; ở xã Tiền Phong thì nên đào tạo họ chuyển sang lĩnh vực kinh doanh phục vụ du lịch sinh thái, kinh doanh nông nghiệp sạch. Đối với những lao động trên 35 tuổi nhưng vẫn còn một phần diện tích đất nông nghiệp để canh tác thì có thể đào tạo cho họ các ngành nghề liên quan đến nông nghiệp đô thị như kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cây cảnh... Đối với các lao động nông nghiệp trên 35 tuổi nhưng không còn đất để sản xuất, khó có khả năng học nên tập trung đào tạo các nghề ngắn hạn liên quan đến dịch vụ như kinh doanh, buôn bán nhỏ để đảm bảo họ có khả năng ổn định đời sống sau thu hồi. - Việc đào tạo nghề cho người dân phụ thuộc rất lớn vào hệ thống các cơ sở dạy nghề do vậy thành phố cần thực hiện tốt việc quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, đa dạng hóa các hình thức dạy nghề, đào tạo nhiều loại nghề. Liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo nghề để nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động đồng thời để nắm bắt kịp thời các thông tin về nhu cầu tuyển dụng các loại lao động, từ đó có kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường. - Theo quy định được hướng dẫn tại Điều 49, Bộ luật Lao động năm 2014 nếu doanh nghiệp làm cho người lao động mất việc thì doanh nghiệp phải thanh toán cho người lao động một khoản “trợ cấp mất việc” theo quy định của pháp luật. Việc thu hồi đất nông nghiệp cũng làm cho người nông dân bị mất việc làm. Do vậy, ngoài việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp Nhà nước nên xây dựng quỹ trợ cấp thất nghiệp cho các lao động bị thất nghiệp do ruộng đất bị thu hồi. 69 - Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn các đô thị tổ chức đào tạo nghề cho người lao động và sau đó tuyển dụng họ vào làm việc cho doanh nghiệp. Ngoài ra cũng có thể đào tạo để sau đó người lao động tự đi tìm việc ở doanh nghiệp khác. - Tiếp tục đầu tư, phát triển khu công nghiệp Quang Minh; phát triển các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn xã Tiền Phong nhằm giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nói chung và số lao động bị thu hồi đất nông nghiệp nói riêng. - Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn các đô thị đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh của các đô thị đồng thời tạo điều kiện cho các lao động bị thu hồi đất nông nghiệp có cơ hội tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ. 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong giai đoạn 2008 - 2017, trên địa bàn huyện Mê Linh đã thực hiện 47 dự án có thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn 5/18 xã, thị trấn với tổng diện tích đất nông nghiệp thu hồi theo Quyết định là 1.043,40 ha, diện tích đã thực hiện theo quy hoạch là 543,33 ha chiếm 52,07%. Việc thực hiện các dự án theo quy hoạch tập trung vào trước tháng 6/2008, khi đó huyện Mê Linh vẫn thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, sau tháng 6/2008 Mê Linh sáp nhập về Hà Nội thì các dự án không còn phù hợp quy hoạch ở một số chỉ tiêu nên phải điều chỉnh. Việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị đã làm tăng giá đất và đã tạo ra các tác động đến việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp tại các xã, thị trấn; Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã Tiền Phong và thị trấn Quang Minh ngày càng tăng: xã Tiền Phong tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng từ 11,0% lên 16,45%; thị trấn Quang Minh tăng từ 13,0% lên 17,02%; Tình hình dân số, lao động và việc làm: Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm mạnh tại các hộ điều tra, tại xã Tiền Phong giảm từ 66,52% xuống còn 34,50%, thị trấn Quang Minh là từ 71,51% xuống còn 32,79%; Tăng tỷ lệ lao động làm công nhân, tại xã Tiền Phong tăng từ 20% lên 50,97%, thị trấn Quang Minh là 20,95% lên 57,38%; Thu nhập bình quân/năm của hộ tăng trong giai đoạn 2008 – 2017: tại xã Tiền Phong tăng từ 9816 nghìn đồng/hộ/năm lên 53592 nghìn đồng/hộ/năm, thị trấn Quang Minh tăng từ 10956 nghìn đồng/hộ/năm lên 56688 nghìn đồng/hộ/năm; Đời sống của người dân: tỷ lệ nhà cấp IV giảm mạnh nhất tại thị trấn Quang Minh chỉ còn 7,0%, tỷ lệ nhà 2, đến 3 tầng tăng tới 67%, nhà trên 3 tầng là 12%. Vật dụng phục vụ đời sống như xe máy, ti vi, tủ lạnh, điện thoại của hộ nông dân ngày càng tăng lên rõ rệt. Đề tài đã xác định đựơc các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị gồm: giải pháp về công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục; giải pháp về nâng cao chất lượng và công 71 khai đầy đủ quy hoạch, kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị; giải pháp về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất. 2. Kiến nghị - Quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị - Khi thu hồi đất nông nghiệp, Nhà nước nên tiến hành bồi thường theo nguyên tắc thoả thuận hoặc bồi thường bằng khung giá quy định cho mục đích sử dụng đất được xác định sau chuyển đổi đất nông nghiệp. - Đặc biệt chú trọng đến đầu tư dạy nghề cho người dân, nhất là những đối tượng bị mất hoàn toàn đất nông nghiệp, chuyển sang nghề khác. - Tiếp tục nghiên cứu tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị trên các xã, thị trấn khác trên địa bàn huyện Mê Linh có diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sang đất đô thị nhằm xác định được cơ sở lý luận và thực tiễn để chuyển đổi đất một cách phù hợp với tiến trình xây dựng và phát triển đô thị của huyện Mê Linh. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Nguyễn Dũng Anh (2014), Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở thành phố Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 28/2014-BTNMT về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 3. Chính phủ nước cộng cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về việc thi hành Luật đất đai. 4. Huỳnh Văn Chương và Ngô Hữu Hoạnh (2010), Ảnh hưởng của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế người nông dân bị thu hồi đất tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 62A năm 2008, trang 47-58. 5. Alan Coulthart, Nguyễn Quang và Herry Sharpe (2006), Chiến lược phát triển đô thị; Đối mặt với những thách thức về đô thị hoá nhanh chóng và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Diễn, Vũ Đình Tôn và Philippe Lebailly (2012), Ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp cho công nghiệp hóa đến sinh kế hộ nông dân ở tỉnh Hưng Yên, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. 7. Nguyễn Hương Giang (2008), Những thay đổi về việc làm và thu nhập của các hộ nông dân trong quá trình đô thị hóa ở Quận Long Biên – Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học NN Hà Nội. 8. Ngân hàng thế giới (2015), Báo cáo "Thay đổi Cảnh quan Đô thị Đông Á: Đánh giá một thập kỷ Phát triển Không gian”. 9. Lưu Đức Hải (2009), Phát triển hệ thống đô thị Việt Nam và phương hướng phát triển để Hà Nội là thành phố sống tốt, Cục phát triển đô thị - Bộ Xây dựng. 10. Phan Thị Thanh Huyền (2015), Bài giảng giao đất, thu hồi đất, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 73 11. Hồ Kiệt và Trần Trọng Tấn (2012), Giáo trình quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn, NXB Nông nghiệp, tr 3-45. 12. Nguyễn Thị Nga (2014), Bài giảng Đánh giá đất, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. 13. UBND huyện Mê Linh (2010), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 14. UBND huyện Mê Linh, Niên giám thống kê huyện Mê Linh từ năm 2008-2017. 15. UBND huyện Mê Linh (2017), Báo cáo thuyết minh kết quả thống kê đất đai. 16. Phùng Hữu Phú (2009), Đô Thị hóa ở Việt Nam - Từ góc nhìn nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Tạp chí Tuyên giáo, Số 3, tr.15. 17. Ngô Hữu Phước (2013), Ảnh hưởng của chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp đến thu nhập và việc làm của nông dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ quản lý đất đai, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 18. Đàm Trung Phường (2005), Đô Thị Việt Nam, Nhà xuất bản Xây dựng, tr7. 19. Trần Trọng Phương (2007), Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa và những giải pháp cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở huyện An Dương thành phố Hải Phòng, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. 20. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Luật đất đai 1993. 21. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật Đất đai 2003. 22. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật đất đai 2013. 23. Phương Thảo (2013), Kinh nghiệm thu hồi đất của một số quốc gia trên thế giới, Ban Nội chính Trung ương. 24. Thủ tướng Chính Phủ (2009), Quyết định số 445/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. 25. Nguyễn Tiệp (2008), Việc làm cho người lao động trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất”, Tạp chí Cộng sản số 786 (4-2008), tr.32-41. 26. Tổng cục Thống kê (2015), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, Nhà xuất bản Thống kê, tr.15-17. 74 27. Đào Hoàng Tuấn và Trần Thị Tuyết (2009), Phát triển bền vững hệ thống đô thị ở Việt Nam: Một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn, Viện nghiên cứu môi trường và Phát triển bền vững. Website 28. Hoàng Bá Thịnh và Đoàn Thị Thanh Huyền (2016), Đô thị hoá ở Việt Nam hiện nay, truy cập ngày 14/3/2018, tại trang web 29. Lê Hồng Kế Đô thị hóa và sự phát triển bền vững, truy cập ngày 8/6/2015, tại trang web hoava- su-phat-trien-ben-vung.html 30. Mai Thành (2009), Về chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn sau thu hồi đất,, truy cập ngày 4/10/2015, tại trang web en-doi-co-cau-lao-dong-nong-thon-sau-thu-hoi.aspx. 75 PHỤ LỤC 76 PHỤ LỤC 1 PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN NÔNG HỘ Kính gửi Ông/Bà! Để giúp chúng tôi thực hiện nghiên cứu về tác động của việc đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Chúng tôi kính mong Ông/Bà vui lòng cung cấp cho chúng tôi một số thông tin liên quan. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ông/Bà đã nhiệt tình giúp đỡ! 1. Tên chủ hộ:...................................................................................Tuổi:............ 2. Địa chỉ: ..................................................................................................................... 3. Số nhân khẩu trong gia đình: người Nam: . người Nữ: . người 4. Trình độ học vấn của chủ hộ: - Sau đại học: ............................................... : người. - Đại học, CĐ, Trung cấp: ........................... : người. - Cấp 3 (THPT): .......................................... : người. - Cấp 2 (THCS): .......................................... : người. - Cấp 1 (TH) ................................................ : người. - Không đi học/Chưa đi học: ....................... : người. I. Tác động đến việc làm của người dân 1. Biến động ngành nghề khi bị thu hồi đất (Đánh dấu x vào ) TT Chỉ tiêu Trước THĐ Sau THĐ 1 Thuần nông 2 Kiêm nông nghiệp 3 Phi nông gnhiệp 2. Tình hình việc làm của lao động ở hộ TT Các chỉ tiêu điều tra Trước THĐ Sau THĐ 1 Tổng số lao động 2 Lao động nông nghiệp 3 Công nhân 4 Lao động làm kinh doanh - dịch vụ 5 Lao động làm cơ quan Nhà nước 6 Lao động làm công việc khác Mã phiếu: .......... Xã, thị trấn: .. 77 II. Tác động đến thu nhập của người dân Tình hình thu nhập của hộ gia đình ông/bà như thế nào? - Trước thu hồi: ........................................ triệu đồng/tháng: + Thu nhập từ nông nghiệp: ..................... triệu đồng/tháng. + Thu nhập từ KD-DV: ............................ triệu đồng/tháng. + Thu nhập lương: ..................................... triệu đồng/tháng. + Thu nhập khác: ....................................... triệu đồng/tháng. - Sau thu hồi: ............................................. triệu đồng/tháng: + Thu nhập từ nông nghiệp: ..................... triệu đồng/tháng. + Thu nhập từ KD-DV: ............................ triệu đồng/tháng. + Thu nhập lương: ..................................... triệu đồng/tháng. + Thu nhập khác: ....................................... triệu đồng/tháng. III. Tác động đến sử dụng nhà ở, đất ở 1. Tác động đến tình trạng sử dụng nhà ở (Đánh dấu x vào ) TT Tình trạng nhà Trước THĐ Sau THĐ 1 Cấp IV 2 01 tầng 3 2 - 3 tầng 4 Trên 3 tầng 2. Tác động đến quy mô diện tích nhà ở - Tổng diện tích đất ở năm 2008: .................. m2; - Tổng diện tích đất ở năm 2017: ...................m2. IV.Tác động đến tài sản sở hữu của nông hộ TT Loại tài sản Trước THĐ Sau THĐ 1 Xe đạp 2 Xe máy 3 Ô tô 4 Ti vi 5 Tủ lạnh 6 Máy vi tính 7 Điện thoại di động Mê Linh, ngày tháng năm 2018 Đại diện hộ gia đình (Ký, ghi rõ họ tên) 78 PHỤ LỤC 2 PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN CÁN BỘ CHUYÊN MÔN VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Kính gửi Ông/Bà! Để giúp chúng tôi thực hiện nghiên cứu về tác động của việc đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Tất cả những thông tin do ông/bà cung cấp sẽ được giữ kín và chỉ được sử dụng để phục vụ cho đề tài nghiên cứu.. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ông/Bà đã nhiệt tình giúp đỡ! 1. Họ và tên:...........................................Tuổi:............. Giới tính: Nam/Nữ 2. Chức vụ: ................................................................................................................... 3. Đơn vị công tác: ....................................................................................................... 4. Trình độ học vấn: - Sau đại học: - Đại học: - Cao đẳng: - Trung cấp: - Khác: I. Tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị đến việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất - Phải thực hiện nhiều văn bản liên quan hơn - Thực hiện văn bản liên quan như cũ - Thực hiện ít văn bản liên quan hơn Ông/bà hãy giải thích tại sao: ....................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... II. Tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị đến công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: - Tác động tiêu cực + Khó quản lý quy hoạch + Tiến độ cấp Giấy chứng nhận chậm + Khó xin chuyển mục đích sử dụng đất + Tranh chấp nhiều - Tác động tích cực + Cơ sở hạ tầng tốt hơn + Thu nhập người dân tăng lên - Không có tác động 79 Ông/bà hãy giải thích tại sao: ....................................................................................... ....................................................................................................................................... III. Về tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị đến công tác bồi thường, hỗ trợ - Khó thực hiện hơn - Thực hiện như cũ - Dễ thực hiện hơn Ông/bà hãy giải thích tại sao: ....................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... IV. Về tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị đến giá đất TT Chỉ tiêu Xã, thị trấn Tiền Phong Quang Minh 1 Làm tăng mạnh giá đất 2 Làm tăng ít giá đất 3 Không làm tăng giá đất 4 Làm giảm giá đất V. Để nâng cao hiệu quả việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại địa phương, theo ông/bà cần thực hiện những giải pháp nào sau đây? - Thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ - Thực hiện việc đào tạo, chuyển đổi nghề cho người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi - Thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất - Có các chính sách hỗ trợ vốn cho người dân đầu tư sản xuất trên diện tích đất nông nghiệp còn lại - Giám sát chặt chẽ quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị - Giải pháp khác Xin ông/bà nêu rõ đó là giải pháp gì? ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Mê Linh, ngày tháng năm 2018 Người phỏng vấn (Ký, ghi rõ họ tên) 80 PHỤ LỤC 3 Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai được áp dụng để chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mê Linh trong giai đoạn 2008 – 2017 TT Tên, ký hiệu văn bản Cơ quan ban hành Ngày ban hành Nội dung văn bản I. Văn bản cấp Trung ương 1 Luật đất đai 2003 Quốc hội 26/11/2003 Quy định về việc quản lý và sử dụng đất 2 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP Chính phủ 29/10/2004 Hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 3 Nghị định số 188/2004/NĐ-CP Chính phủ 16/11/2004 Quy định phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất 4 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP Chính phủ 03/12/2004 Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 5 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Chính phủ 25/5/2007 Quy định bổ sung về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai 6 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP Chính phủ 13/8/2009 Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 7 Thông tư số 114/TT-BTC Bộ Tài Chính 26/11/2004 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP 8 Chỉ thị số 11/2006/CT-TTg Thủ tướng Chính phủ 27/3/2006 Quy định về giải pháp hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp 81 9 Thông tư số 06/2007/TT- BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường 15/6/2007 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ- CP 10 Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường 31/01/2008 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ- CP 11 Thông tư số 14/2009/TT- BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường 01/10/2009 Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất. 12 Luật đất đai 2013 Quốc hội 29/11/2003 Quy định về việc quản lý và sử dụng đất 13 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP Chính phủ 15/5/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai 14 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP Chính phủ 15/5/2014 Quy định về giá đất 15 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP Chính phủ 15/5/2014 Quy định về thu tiền sử dụng đất 16 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP Chính phủ 15/5/2014 Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 17 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP Chính phủ 06/01/2017 Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai 18 Thông tư số 33/2017/TT- BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường 29/9/2017 Quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ- CP II. Văn bản cấp tỉnh II.1. Tỉnh Vĩnh Phúc 1 Quyết định số 86/2006/QĐ- UBND UBND tỉnh Vĩnh Phúc 29/12/2006 Quy định về giá đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2007 2 Quyết định số 08/2007/QĐ- UBND UBND tỉnh Vĩnh Phúc 07/02/2007 Bổ sung, sửa đổi Quyết định số 86/2006/QĐ-UBND 82 ngày 29/12/2006 của UBND tỉnh quy định giá đất trên địa bàn tỉnh năm 2007 3 Quyết định số 67/2007/QĐ- UBND UBND tỉnh Vĩnh Phúc 31/12/2007 Quy định về giá đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008 4 Quyết định số 11/2008/QĐ- UBND UBND tỉnh Vĩnh Phúc 04/02/2008 Quy định về hỗ trợ bằng giao đất dịch vụ phi nông nghiệp hoặc bằng tiền khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 5 Quyết định số 15/2008/QĐ- UBND UBND tỉnh Vĩnh Phúc 06/3/2008 Quy định thực hiện bồi thường, đơn giá bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 6 Quyết định số 49/2007/QĐ- UBND UBND tỉnh Vĩnh Phúc 14/8/2007 Quy định về giao đất xây dựng nhà ở, hạn mức giao đất ở và hạn mức công nhận diện tích đất ở của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 7 Quyết định số 12/2008/QĐ- UBND UBND tỉnh Vĩnh Phúc 04/02/2008 Sửa đổi bổ sung một số nội dung của Quyết định số 49/2007/QĐ- UBND ngày 14/8/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về ban hành quy định về giao đất xây dựng nhà ở, hạn mức giao đất ở và hạn mức công nhận diện tích đất ở của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc II.2 Thành phố Hà Nội 1 Quyết định số 150/2007/QĐ- UBND UBND thành phố Hà Nội 28/12/2007 Quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2008 83 2 Quyết định số 18/2008/QĐ- UBND UBND thành phố Hà Nội 29/9/2008 Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội 3 Quyết định số 62/2008/QĐ- UBND UBND thành phố Hà Nội 31/12/2008 Quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2009 4 Quyết định số 108/2009/QĐ- UBND UBND thành phố Hà Nội 29/9/2009 Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội 5 Thông báo số 485/STC-BG 31/01/2008 Sở Tài chính Bồi thường, hỗ trợ mặt nước nuôi trồng thủy sản các dự án trên địa bàn thành phố năm 2008. 6 Thông báo số 14/TB-STC- QLCS Sở Tài chính 02/01/2009 Quy định về đơn giá làm cơ sở tính Bồi thường, hỗ trợ cây trồng, hoa màu, vật nuôi phục vụ công tác GPMB trên địa bàn thành phố Hà Nội 7 Công văn số 1321/STC-QLCS Sở Tài chính 01/4/2009 Đơn giá cây trồng, hoa màu, vật nuôi làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ GPMB thực hiện các dự án trên địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội 8 Quyết định số 124/2009/QĐ- UBND UBND thành phố Hà Nội 29/12/2009 Quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010 9 Thông báo số 6838/STC-BG Sở Tài chính 31/12/2009 Quy định về đơn giá bồi thường, hỗ trợ các loại cây, hoa màu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010 10 Quyết định số 59/2010/QĐ- UBND UBND thành phố Hà Nội 28/12/2010 Quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2011 84 11 Thông báo số 7038/STC-BG Sở Tài chính 31/12/2010 Quy định về đơn giá bồi thường, hỗ trợ các loại cây, hoa màu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2011 12 Quyết định số 23/2014/QĐ- UBND UBND thành phố Hà Nội 20/6/2014 Quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố do Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. 13 Quyết định số 96/2014/QĐ- UBND UBND thành phố Hà Nội 29/12/2014 Quy định về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2019. 85 PHỤ LỤC 4 Sự thay đổi về giá đất trước và sau khi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại một số tuyến đường của xã Tiền Phong và thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh Đơn vị tính: đồng/m2 Tên đường Vị trí Trước khi chuyển mục đích đất NN (đồng/m2) Sau khi chuyển mục đích đất NN (đồng/m2) So sánh Mức chênh lệch Tỷ lệ tăng giá (%) Xã Tiền Phong Quốc lộ 23, Đoạn thuộc địa phận xã Tiền Phong Vị trí 1 3.500.000 4.500.000 1.000.000 28,57 Vị trí 2 2.650.000 3.375.000 725.000 27,36 Vị trí 3 1.800.000 2.925.000 1.125.000 62,50 Vị trí 4 1.650.000 2.700.000 1.050.000 63,64 Đường 24m trong khu đô thị Hà Phong Vị trí 1 3.500.000 4.500.000 1.000.000 28,57 Vị trí 2 2.650.000 3.375.000 725.000 27,36 Vị trí 3 1.800.000 3.024.000 1.224.000 68,00 Vị trí 4 1.650.000 2.147.000 497.000 30,12 Đoạn từ giáp đường 301 đến giáp đường 23 Vị trí 1 3.000.000 3.900.000 900.000 30,00 Vị trí 2 2.300.000 2.964.000 664.000 28,87 Vị trí 3 1.600.000 2.574.000 974.000 60,88 Vị trí 4 1.550.000 2.379.000 829.000 53,48 Thị trấn Quang Minh Đường Võ Văn Kiệt Vị trí 1 4.000.000 6.200.000 2.200.000 55,00 Vị trí 2 3.000.000 4.464.000 1.464.000 48,80 Vị trí 3 2.000.000 3.844.000 1.844.000 92,20 Vị trí 4 1.800.000 3.534.000 1.734.000 96,33 Đoạn từ Đường Võ Văn Kiệt đến giáp đường 35 Vị trí 1 3.750.000 4.600.000 850.000 22,67 Vị trí 2 2.825.000 3.450.000 625.000 22,12 Vị trí 3 1.900.000 2.990.000 1.090.000 57,37 Vị trí 4 1.725.000 2.760.000 1.035.000 60,00 86 Đoạn từ tổ dân phố số 1 đến tổ dân phố số 10 thuộc thị trấn Quang Minh Vị trí 1 1.680.000 2.600.000 920.000 54,76 Vị trí 2 1.302.000 2.054.000 752.000 57,76 Vị trí 3 1.092.000 1.794.000 702.000 64,29 Vị trí 4 1.025.000 1.664.000 639.000 62,34 (Nguồn: Bảng giá đất tại QĐ số 150/2007/QĐ-UBND ngày 28/12/2007; 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND thành phố Hà Nội) 87 LÝ LỊCH TRÍCH NGANG I. Sơ lược lý lịch: Họ và tên: Nguyễn Đức Khánh. Giới tính: Nam Ngày tháng năm sinh: 13/9/1993 Nơi sinh: Hà Nội. Quê quán: Thôn Xuân Trạch, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Dân tộc: Kinh Chức vụ: Đơn vị công tác: Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Thôn Xuân Trạch, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Điện thoại di động: 01687855900 E-mail : nguyenduckhanhqldd@gmail.com II. Quá trình đào tạo: 1. Cao đẳng: - Hệ đào tạo (Chính quy, tại chức, chuyên tu): Chính quy. Thời gian đào tạo: Từ tháng 9/2011 đến tháng 9/2014. - Trường đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam. - Ngành học: Quản lý đất đai. Bằng tốt nghiệp đạt loại: Khá. 2. Đại học: - Hệ đào tạo (Chính quy, tại chức, chuyên tu): Vừa học vừa làm. Thời gian đào tạo: Từ tháng 12/2014 đến tháng 7/2016 - Trường đào tạo: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. - Ngành học: Quản lý đất đai. Bằng tốt nghiệp đạt loại: Giỏi. 3. Thạc sĩ: - Hệ đào tạo: Chính quy. Thời gian đào tạo: Từ tháng 12/2016 đến nay. - Chuyên ngành học: Quản lý đất đai. - Tên luận văn: “Đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội” - Người hướng dẫn Khoa học: TS. Dương Đăng Khôi. 88 4. Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh B1. III. Quá trình công tác chuyên môn kể từ khi tốt nghiệp đại học: Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhận Tháng 8/2016 đến tháng 4/2018 Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội - Chi nhánh huyện Mê Linh Làm công tác cấp GCN sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội. IV. Các công trình khoa học đã công bố: Không. Tôi cam đoan những nội dung viết trên đây là đúng sự thật. Ngày 06 tháng 10 năm 2018 NGƯỜI KHAI KÝ TÊN Nguyễn Đức Khánh 89 XÁC NHẬN QUYỂN LUẬN VĂN ĐỦ ĐIỀU KIỆN NỘP LƯU CHIỂU CHỦ NHIỆM KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH TS. Phạm Anh Tuấn CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. Dương Đăng Khôi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_danh_gia_tac_dong_cua_viec_chuyen_muc_dich_su_dung.pdf
Tài liệu liên quan